Năm Tháng Vội Vã
Quyển 4 - Chương 7
Giữa tiếng kèn ồn ào và
những điệu múa tập thể rộn ràng, mùa hè năm đó đã dần dần trôi qua.
Sau đó Phương Hồi cũng không còn mặc short giả váy nữa, nhà trường phát cho học sinh đồng phục áo phông, quần đen, áo có hai màu là màu vàng và đỏ, bên trên có in chữ “Vũ” rồng bay phượng múa rất to. Điều này khiến Phương Hồi thở phào nhẹ nhõm, điều cô mong muốn nhất là được hòa mình trong đám đông và không bị người khác chú ý, bộ đồng phục này đã giúp được cho cô việc đó.
Sau khi nghỉ hè, trường F yêu cầu học sinh khối 10, ngoài buổi cuối tuần, sáng nào cũng phải đến trường tập múa 3 tiếng đồng hồ. Phương Hồi nghĩ ngày nào cũng đi đi lại lại như vậy rất nóng nực, phiền hà và thế là cô liền ở lại nhà bà nội.
Nhà bà nội cô ở quận Đông Thành, là khu nhà ở thường thấy trong các khu ngõ nhỏ ở Bắc Kinh, ba nhà chung một khoảnh sân, hàng xóm chào hỏi nhau thường sử dụng cách xưng hô trong gia đình, mở miệng ra là “chú ba”, “cô cả”, gần gũi như người một nhà. Nhà bà Phương Hồi ở ngôi nhà phía Bắc và nửa gian nhà phía Tây được làm thêm sau này. Hai ông bà sống ở phòng phía Bắc, Phương Hồi đến thì ở căn phòng nhỏ chẳng khác gì chuồng chim câu ở phía Tây. Trong sân có vòi nước công cộng, lúc lấy nước gặp mọi người, đều khách khí nói “bác lấy trước đi, bác lấy trước đi!”. Nhưng không có nhà vệ sinh, nếu đi vệ sinh thì phảinhà vệ sinh tập thể của ngõ. Phía Bắc khu vệ sinh có một cửa hàng tạp hóa, hồi nhỏ Phương Hồi đều mua kem, ô mai ở đó, giờ đã phát triển hơn, cũng có bày tủ kem, bán kem ngon. Đi tiếp đến con ngõ nhỏ phía trước có cây hòe rất to, buổi xế chiều các cụ ông thường cởi trần ngồi ở đó, nhóm thì chơi cờ tướng, nhóm thì tán gẫu, mọi người đều nói những người sống ở hoàng thành thường thích nói chuyện chính trị. Trong tiểu thuyết Trà quán của Lão Xá có miêu tả rằng trong quán trà người ta dán tờ giấy ghi rằng “miễn bàn quốc sự” là rất đúng sự thật, đến bây giờ dân tình vẫn không kiểm soát được cái miệng của mình. Thỉnh thoảng có cô mặc bộ quần áo rộng thùng thình đi ra, tụ tập lại chuyện trò tíu tít, nói con ông nọ bà kia thế nào thế nào. Các cụ già gặp nhau, bao giờ cũng hỏi “Ông ăn chưa”, hoặc không thì hỏi “Lát nữa đi dạo chứ?”.
Theo cách nói như hiện giờ thì Phương Hồi đang ôn lại những nét đặc sắc, đậm đà của văn hóa Bắc Kinh, chính vì thế cũng không thấy quá buồn tẻ.
Sau khi tập múa xong, đám Trần Tầm thường đến nhà bà Phương Hồi chơi một lát. Hồi đó cậu đang nghiện chơi guitar, những bài như Nhành cỏ nhỏ, Tôi là chú chim non... cậu đã thuộc từ lâu, bắt đầu tập những bài mới như Lưu luyến phong trần và Những bông hoa đó, lúc hứng lên còn chơi được một đoạn bài Ở nơi khác của Hứa Ngụy. Trong đợt nghỉ hè, Kiều Nhiên cũng học chơi guitar, nhưng vẫn chỉ dừng ở giai đoạn sơ cấp với những bài như Bạn ngồi cùng bàn. Hai đứa thường mang đàn guitar đến, thay nhau hát trong căn phòng nhỏ của Phương Hồi. Lâm Gia Mạt và Triệu Diệp không biết những thứ này, chỉ ngồi bên cạnh nghe. Ông bà Phương Hồi thường chuẩn bị cho họ nhiều đồ ăn, đến là bổ dưa hấu, luộc ngô, đặt một cái chậu to ở dưới để bỏ vỏ, bỏ hạt. Căn phòng chật hẹp, mặt trời chiếu xuống, càng nóng bức hơn. Phương Hồi bật chiếc quạt điện cũ kêu phành phạch ở mức to nhất, rồi mỗi người lại được phát một chiếc quạt nan. Nếu có muỗi thì đốt hương muỗi trước cửa.
Phương Hồi cười nói, qua đó có thể thấy hồi đó bọn họ sống tạm bợ và nhàn hạ biết bao, tiếng đàn guitar, tiếng quạt điện, tiếng nói chuyện hòa vào thành một, mùi hương muỗi, mùi dưa hấu, mùi mồ hôi trộn lẫn vào nhau. Chắc là vì không nhìn thấy ngày chia tay nên thời gian lúc nào cũng trôi qua rất chậm.
Và khi ngồi tong căn phòng nhỏ bật điều hòa ở Australia, nghe cô kể những chuyện này, tự nhiên tôi lại cảm thấy bi ai. Một là vì tôi phát hiện ra rằng, nỗi đau mà sự trưởng thành gây ra cho cô càng ngày càng rõ nét, hai là vì ở chỗ tôi, dường như cô không được an ủi một cách thực sự. Đột nhiên tôi có phần nghi ngờ mình, không biết có thể làm cho cô nở một nụ cười rạng rỡ như vậy trước mặt tôi không. Giữa chúng tôi, nếu không có quá khứ, thì liệu sẽ có tương lai hay không?
Tuy nhiên Phương Hồi không nhận ra suy nghĩ của tôi, đôi môi cô khẽ mấp máy rồi lại bắt đầu chậm rãi đọc tên Trần Tầm.
Chẳng mấy chốc mà sinh nhật của Trần Tầm đã đến, sinh nhật của cậu trùng ngày với tôi, thế nên cũng sẽ gặp một vấn đề như tôi, đó chính là số người nhớ ngày này thì ít và số người quên thì nhiều, nhưng vẫn phải lớn lên qua các kì nghỉ hè như vậy. Chính vì thế, Trần Tầm cũng đã quen với việc tổ chức sinh nhật cùng đám bạn thời để chỏm chứ không phải tổ chức sinh nhật với bạn bè cùng lớp. Bây giờ có Phương Hồi rồi thì dĩ nhiên lại phải khác, không thể bỏ rơi Phương Hồi, như vậy thì buộc phải gặp đám bạn đó một lần nữa. Cuộc gặp gỡ lần trước kết thúc trong tình trạng đó khiến Trần Tầm cảm thấy không thoải mái, cậu quyết định điều hòa mâu thuẫn giữa hai bên. Vì cho dù là Phương Hồi hay đám Đường Hải Băng, đều là những người mà cậu không muốn để mất. Hơn nữa, với tính cách của Trần Tầm, cậu cũng không muốn dính dáng đến những chuyện cũ. Cậu cho rằng, chuyện đã xảy ra rồi, hơn nữa lại không vui vẻ gì thì tốt nhất là quên đi.
Ngày đầu tiên Trần Tầm gọi điện thoại cho từng đứa trong nhóm, nói với giọng rất kiên quyết rằng nhất định sẽ đưa Phương Hồi đi, thế nên bất luận là trước đây, Phương Hồi đã từng gặp chuyện gì, đều không nên để ý nữa. Bản thân cậu không để ý, bọn họ càng không cần thiết phải để ý. Đằng nào thì cậu cũng thích Phương Hồi rồi, không còn cách nào khác.
Tôn Đào và Dương Tình cũng vui vẻ đồng ý. Trước đó Dương Tình đã đọc khá nhiều tiểu thuyết của Tịch Quyên nên rất đa cảm, cô nói, vì một cô gái mà Trần Tầm làm được như vậy là rất đàn ông, tình yêu này nên được ca ngợi, nên viết thành tiểu thuyết, quay thành phim, tóm lại là không nên phá. Cô kiên quyết đứng về phía bọn họ, kiên quyết phản đối mọi thế lực tà ác chia cắt đôi uyên ương, lại còn khẳng định như đinh đóng cột rằng, nếu bọn họ bỏ nhà ra đi, chắc chắn cô sẽ giúp họ mua vé, lại còn hỏi thêm là đến lúc đó có phải sẽ đi tàu đến Thượng Hải, sau đó lên thuyền sang Hồng Kông hay không, như thế sẽ phù hợp với tình tiết câu chuyện, rất tiểu thuyết.
Tôn Đào khá bình tĩnh, không đếm xỉa đến ảo tưởng tình yêu của đám con gái như Dương Tình, cậu nói với Trần Tầm bằng giọng rất ch rằng, nếu Trần Tầm làm thế cậu cũng không có ý kiến gì nhiều, vì Phương Hồi là bạn gái của Trần Tầm chứ không phải là bạn gái của cậu, nếu trước đây Dương Tình nói như vậy, chắc chắn cậu sẽ lườm cô. Nhưng trong chuyện này, với tư cách là bạn, lập trường chỉ có một, đó là Trần Tầm cảm thấy thoải mái. Còn về Phương Hồi, về mặt quan điểm, Tôn Đào vẫn không có thiện cảm.
Trần Tầm và Dương Tình đều không thích nghe những câu nói này của cậu. Ở đầu bên kia điện thoại, Dương Tình chửi rất thoải mái, hệt trong phim: “Ông cứ nói đi! Nói đi! Nói cái đếch gì! Nói thêm lần nữa tôi sẽ không tha cho ông đâu!”. Thấy khó mà giữ yên được thân, Tôn Đào vội cúp điện thoại, Trần Tầm cũng thấy hả hê vì những điều cần trút đã được Dương Tình trút hết ra rồi, cậu hậm hực một lúc lâu ở đầu bên kia điện thoại rồi mới gọi cho Ngô Đình Đình.
Sau khi nghe xong lời trình bày rất hùng hồn của Trần Tầm, Ngô Đình Đình liền trầm ngâm một lát, suy nghĩ của cô gần giống với suy nghĩ của Tôn Đào, vẫn chưa thể chấp nhận một người như Phương Hồi. Cô luôn có cảm giác rằng hai người này không hợp nhau, Phương Hồi rất nhạy cảm, còn Trần Tầm thì quá sôi nổi. Sự kết hợp này sẽ làm đảo lộn cuộc sống của nhau, càng cố gắng tiếp cận lại càng đau khổ. Tuy nhiên, Ngô Đình Đình không nói thẳng ra suy nghĩ của mình mà chỉ nhắc nhở Trần Tầm rằng, Phương Hồi không giống với cô, không thể coi như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Nếu Trần Tầm thật lòng thì phải rộng lượng tong chuyện này. Trần Tầm biết cô lại nhớ đến Bạch Phong, nên không nói thêm gì nữa. Cuối cùng Ngô Đình Đình còn nhận lời đến hôm đó sẽ quan tâm, nói chuyện với Phương Hồi, đồng thời khuyên cậu tốt nhất nên đích thân đi nói với Đường Hải Băng chuyện này, vì rốt cuộc chỉ có Đường Hải Băng là người được chứng kiến chuyện năm xưa, trong lòng vẫn có ác cảm.
Gần tối, Trần Tầm đi tìm Đường Hải Băng. Hồi bé, họ sống trong cùng một con ngõ nhỏ, sau đó, mấy đứa liên tục chuyển nhà cùng với công cuộc xây dựng của Bắc Kinh, hiện giờ đã phân tán ở các nơi. Trần Tầm đạp xe len lỏi quanh các tòa nhà ngói đỏ, cậu nhớ lại những ngày còn nhỏ, cùng Đường Hải Băng đạp xe quanh các con ngõ bằng chiếc xe đạp Vĩnh Cửu của nhà, hồi đó cậu còn bé, thậm chí còn không với được tới yên xe, Đường Hải Băng luôn ở bên cạnh cậu, mỗi khi cậu không kịp phanh và ngã chổng kềnh, Đường Hải Băng đều vội xuống xe và đỡ cậu dậy, còn Trần Tầm cũng luôn cam tâm tình nguyện đi trước dẫn đường, kéo chuông inh ỏi. Hồi đó bọn họ làm những việc này rất tự nhiên, cho đến tận bây giờ, Trần Tầm nghĩ rằng giữa bọn họ vẫn nên như vậy, cậu đã thích Phương Hồi thì Đường Hải Băng cũng nên ủng hộ và chơi với bọn họ, đâu đến phải gay gắt như thế. Nghĩ vậy, Trần Tầm lại đạp xe nhanh hơn.
Trần Tầm đến khu sân nhà Đường Hải Băng thì gặp cậu vừa đi mua thuốc lá về. Đường Hải Băng vui vẻ vẫy Trần Tầm và chỉ tay vào chỗ mát bên cạnh rồi bước đến.
“Hôm nay sao lại có thời gian đến tìm tôi? Không phải các ông đang bận nhảy nhót đó sao?”. Đường Hải Băng hỏi.
“Haizz! Bọn tôi nhảy buổi sáng, giờ này nhảy có mà chết ngộp à! Tôi biết ngay là ông quên rồi! Ngày mai là ngày gì ông có nhớ không?”. Trần Tầm dựng chân chống xe đạp hỏi.
“Còn lâu tôi mới quên! Sinh nhật của ông chứ gì! Ngày mai có kế hoạch gì không?”. Đường Hải Băng rút một điếu thuốc ra hỏi: “Làm điếu nhé?”.
“Tôi không hút! Tôi muốn cả bọn cùng đi ăn với nhau, sau đó đến công viên Địa Đàn trượt băng!”. Trần Tầm gạt tay cậu ta ra nói.
“Quên mất việc ông là học sinh ngoan! OK! Ngày mai tôi và đám Tôn Đào sẽ đến!”. Đường Hải Băng rút bật lửa ra bật lên, châm thuốc, rít một hơi dài.
“Hải Băng…”. Trần Tầm lưỡng lự nói.
“Gì vậy?”.
“Ngày mai tôi sẽ cho cả Phương Hồi đi”. Trần Tầm nhìn thẳng vào cậu ta nói.
Đường Hải Băng sững người ra một lát rồi ném ngay điếu thuốc xuống đất, di chân rồi nói lớn: “Sao ông vẫn không chịu từ bỏ ý định đó nhỉ! Gì mà nhu nhược thế! Con bé Phương Hồi đó…”
“Thì cũng chỉ có mỗi chuyện thằng bạn thích Phương Hồi thời cấp hai chết thôi đúng không!”. Trần Tầm ngắt lời Hải Băng nói: “Thế thì có sao? Có phải là Phương Hồi giết đâu, cậu ấy chẳng có lỗi gì cả”.
“Ông không hiểu! Không nên dy vào con bé đó... M.kiếp! Ông thử nghĩ xem, không được xơ múi gì thì đời nào Lí Hạ phải bán mạng vì nó?”. Đường Hải Băng bực bội nói.
“Nhưng Phương Hồi cũng có bắt Lí Hạ đi đánh nhau với người ta đâu! Hải Băng, ông hãy tin tôi, Phương Hồi không phải là hạng người như vậy”. Trần Tầm nói với giọng rất khẩn thiết.
“Tin ông? Tôi được tận mắt chứng kiến chứ có phải không đâu!”. Đường Hải Băng đẩy cậu ra nói.
“Tận mắt chứng kiến thì có sao? Ông đâu phải là Lí Hạ, ông biết cậu ta nghĩ gì chắc? Hơn nữa vết thương đó là chẳng may! Đâu có phải ai cố tình sắp đặt gì đâu! Phương Hồi cũng không ngờ kết quả lại như vậy! Sống chết có số rồi, Bạch Phong cũng đã từng dính vào vụ này, ông nói cậu ta là kẻ xấu được không?”. Trần Tầm ra sức thanh minh cho Phương Hồi.
“M.kiếp! Vì nó mà ông dám lôi Bạch Phong ra để lấy ví dụ! Tôi nói cho ông biết trước nhé, ông đừng bao giờ nói ra những câu này trước mặt Đình Đình! Nếu không nó sẽ hận ông lắm đấy!”.
“Tôi biết!”. Trần Tầm bực bội nói: “Hải Băng, tôi chỉ thích Phương Hồi thôi, về lâu dài tôi cũng không dám nói, nhưng ít nhất hiện tại chắc chắn tôi vẫn muốn đến với Phương Hồi, nếu là anh em thì ông cũng đừng khuyên tôi nữa, ngày mai mọi người gặp nhau vui vẻ. Được hay không? Ông nói đi!”.
Đường Hải Băng lạnh lùng nhìn cậu nói: “Tôi hiểu rồi! Tôi cũng không tranh cãi với ông nữa, nhóc ạ, tôi nhường ông! Nhưng tôi nói trước nhé, sớm muộn gì cũng có ngày ông không chịu được đâu! Ngày mai mấy giờ? Tôi đi!”.
“Hả?”. Trần Tầm không ngờ Hải Băng lại đồng ý nhanh như vậy.
“Hả cái gì! Mấy giờ?”. Đường Hải Băng bực bội nói.
Trần Tầm báo giờ hẹn, Đường Hải Băng cũng không nói thêm gì nữa mà đi lên nhà. Trần Tầm cứ có cảm giác rằng chuyện này không vui vẻ gì, nhưng cũng không có cách nào để trút bực. May mà cũng tạm gọi là giảng hòa được cho bọn họ, mọi thứ đã sắp đặt ổn thỏa, chỉ còn thiếu mỗi việc t cho Phương Hồi nữa thôi, Trần Tầm định tối về nhà gọi điện thoại cho cô sau.
Nhưng cậu không thể ngờ rằng, tối hôm đó cậu không sao tìm được cô.
Sau đó Phương Hồi cũng không còn mặc short giả váy nữa, nhà trường phát cho học sinh đồng phục áo phông, quần đen, áo có hai màu là màu vàng và đỏ, bên trên có in chữ “Vũ” rồng bay phượng múa rất to. Điều này khiến Phương Hồi thở phào nhẹ nhõm, điều cô mong muốn nhất là được hòa mình trong đám đông và không bị người khác chú ý, bộ đồng phục này đã giúp được cho cô việc đó.
Sau khi nghỉ hè, trường F yêu cầu học sinh khối 10, ngoài buổi cuối tuần, sáng nào cũng phải đến trường tập múa 3 tiếng đồng hồ. Phương Hồi nghĩ ngày nào cũng đi đi lại lại như vậy rất nóng nực, phiền hà và thế là cô liền ở lại nhà bà nội.
Nhà bà nội cô ở quận Đông Thành, là khu nhà ở thường thấy trong các khu ngõ nhỏ ở Bắc Kinh, ba nhà chung một khoảnh sân, hàng xóm chào hỏi nhau thường sử dụng cách xưng hô trong gia đình, mở miệng ra là “chú ba”, “cô cả”, gần gũi như người một nhà. Nhà bà Phương Hồi ở ngôi nhà phía Bắc và nửa gian nhà phía Tây được làm thêm sau này. Hai ông bà sống ở phòng phía Bắc, Phương Hồi đến thì ở căn phòng nhỏ chẳng khác gì chuồng chim câu ở phía Tây. Trong sân có vòi nước công cộng, lúc lấy nước gặp mọi người, đều khách khí nói “bác lấy trước đi, bác lấy trước đi!”. Nhưng không có nhà vệ sinh, nếu đi vệ sinh thì phảinhà vệ sinh tập thể của ngõ. Phía Bắc khu vệ sinh có một cửa hàng tạp hóa, hồi nhỏ Phương Hồi đều mua kem, ô mai ở đó, giờ đã phát triển hơn, cũng có bày tủ kem, bán kem ngon. Đi tiếp đến con ngõ nhỏ phía trước có cây hòe rất to, buổi xế chiều các cụ ông thường cởi trần ngồi ở đó, nhóm thì chơi cờ tướng, nhóm thì tán gẫu, mọi người đều nói những người sống ở hoàng thành thường thích nói chuyện chính trị. Trong tiểu thuyết Trà quán của Lão Xá có miêu tả rằng trong quán trà người ta dán tờ giấy ghi rằng “miễn bàn quốc sự” là rất đúng sự thật, đến bây giờ dân tình vẫn không kiểm soát được cái miệng của mình. Thỉnh thoảng có cô mặc bộ quần áo rộng thùng thình đi ra, tụ tập lại chuyện trò tíu tít, nói con ông nọ bà kia thế nào thế nào. Các cụ già gặp nhau, bao giờ cũng hỏi “Ông ăn chưa”, hoặc không thì hỏi “Lát nữa đi dạo chứ?”.
Theo cách nói như hiện giờ thì Phương Hồi đang ôn lại những nét đặc sắc, đậm đà của văn hóa Bắc Kinh, chính vì thế cũng không thấy quá buồn tẻ.
Sau khi tập múa xong, đám Trần Tầm thường đến nhà bà Phương Hồi chơi một lát. Hồi đó cậu đang nghiện chơi guitar, những bài như Nhành cỏ nhỏ, Tôi là chú chim non... cậu đã thuộc từ lâu, bắt đầu tập những bài mới như Lưu luyến phong trần và Những bông hoa đó, lúc hứng lên còn chơi được một đoạn bài Ở nơi khác của Hứa Ngụy. Trong đợt nghỉ hè, Kiều Nhiên cũng học chơi guitar, nhưng vẫn chỉ dừng ở giai đoạn sơ cấp với những bài như Bạn ngồi cùng bàn. Hai đứa thường mang đàn guitar đến, thay nhau hát trong căn phòng nhỏ của Phương Hồi. Lâm Gia Mạt và Triệu Diệp không biết những thứ này, chỉ ngồi bên cạnh nghe. Ông bà Phương Hồi thường chuẩn bị cho họ nhiều đồ ăn, đến là bổ dưa hấu, luộc ngô, đặt một cái chậu to ở dưới để bỏ vỏ, bỏ hạt. Căn phòng chật hẹp, mặt trời chiếu xuống, càng nóng bức hơn. Phương Hồi bật chiếc quạt điện cũ kêu phành phạch ở mức to nhất, rồi mỗi người lại được phát một chiếc quạt nan. Nếu có muỗi thì đốt hương muỗi trước cửa.
Phương Hồi cười nói, qua đó có thể thấy hồi đó bọn họ sống tạm bợ và nhàn hạ biết bao, tiếng đàn guitar, tiếng quạt điện, tiếng nói chuyện hòa vào thành một, mùi hương muỗi, mùi dưa hấu, mùi mồ hôi trộn lẫn vào nhau. Chắc là vì không nhìn thấy ngày chia tay nên thời gian lúc nào cũng trôi qua rất chậm.
Và khi ngồi tong căn phòng nhỏ bật điều hòa ở Australia, nghe cô kể những chuyện này, tự nhiên tôi lại cảm thấy bi ai. Một là vì tôi phát hiện ra rằng, nỗi đau mà sự trưởng thành gây ra cho cô càng ngày càng rõ nét, hai là vì ở chỗ tôi, dường như cô không được an ủi một cách thực sự. Đột nhiên tôi có phần nghi ngờ mình, không biết có thể làm cho cô nở một nụ cười rạng rỡ như vậy trước mặt tôi không. Giữa chúng tôi, nếu không có quá khứ, thì liệu sẽ có tương lai hay không?
Tuy nhiên Phương Hồi không nhận ra suy nghĩ của tôi, đôi môi cô khẽ mấp máy rồi lại bắt đầu chậm rãi đọc tên Trần Tầm.
Chẳng mấy chốc mà sinh nhật của Trần Tầm đã đến, sinh nhật của cậu trùng ngày với tôi, thế nên cũng sẽ gặp một vấn đề như tôi, đó chính là số người nhớ ngày này thì ít và số người quên thì nhiều, nhưng vẫn phải lớn lên qua các kì nghỉ hè như vậy. Chính vì thế, Trần Tầm cũng đã quen với việc tổ chức sinh nhật cùng đám bạn thời để chỏm chứ không phải tổ chức sinh nhật với bạn bè cùng lớp. Bây giờ có Phương Hồi rồi thì dĩ nhiên lại phải khác, không thể bỏ rơi Phương Hồi, như vậy thì buộc phải gặp đám bạn đó một lần nữa. Cuộc gặp gỡ lần trước kết thúc trong tình trạng đó khiến Trần Tầm cảm thấy không thoải mái, cậu quyết định điều hòa mâu thuẫn giữa hai bên. Vì cho dù là Phương Hồi hay đám Đường Hải Băng, đều là những người mà cậu không muốn để mất. Hơn nữa, với tính cách của Trần Tầm, cậu cũng không muốn dính dáng đến những chuyện cũ. Cậu cho rằng, chuyện đã xảy ra rồi, hơn nữa lại không vui vẻ gì thì tốt nhất là quên đi.
Ngày đầu tiên Trần Tầm gọi điện thoại cho từng đứa trong nhóm, nói với giọng rất kiên quyết rằng nhất định sẽ đưa Phương Hồi đi, thế nên bất luận là trước đây, Phương Hồi đã từng gặp chuyện gì, đều không nên để ý nữa. Bản thân cậu không để ý, bọn họ càng không cần thiết phải để ý. Đằng nào thì cậu cũng thích Phương Hồi rồi, không còn cách nào khác.
Tôn Đào và Dương Tình cũng vui vẻ đồng ý. Trước đó Dương Tình đã đọc khá nhiều tiểu thuyết của Tịch Quyên nên rất đa cảm, cô nói, vì một cô gái mà Trần Tầm làm được như vậy là rất đàn ông, tình yêu này nên được ca ngợi, nên viết thành tiểu thuyết, quay thành phim, tóm lại là không nên phá. Cô kiên quyết đứng về phía bọn họ, kiên quyết phản đối mọi thế lực tà ác chia cắt đôi uyên ương, lại còn khẳng định như đinh đóng cột rằng, nếu bọn họ bỏ nhà ra đi, chắc chắn cô sẽ giúp họ mua vé, lại còn hỏi thêm là đến lúc đó có phải sẽ đi tàu đến Thượng Hải, sau đó lên thuyền sang Hồng Kông hay không, như thế sẽ phù hợp với tình tiết câu chuyện, rất tiểu thuyết.
Tôn Đào khá bình tĩnh, không đếm xỉa đến ảo tưởng tình yêu của đám con gái như Dương Tình, cậu nói với Trần Tầm bằng giọng rất ch rằng, nếu Trần Tầm làm thế cậu cũng không có ý kiến gì nhiều, vì Phương Hồi là bạn gái của Trần Tầm chứ không phải là bạn gái của cậu, nếu trước đây Dương Tình nói như vậy, chắc chắn cậu sẽ lườm cô. Nhưng trong chuyện này, với tư cách là bạn, lập trường chỉ có một, đó là Trần Tầm cảm thấy thoải mái. Còn về Phương Hồi, về mặt quan điểm, Tôn Đào vẫn không có thiện cảm.
Trần Tầm và Dương Tình đều không thích nghe những câu nói này của cậu. Ở đầu bên kia điện thoại, Dương Tình chửi rất thoải mái, hệt trong phim: “Ông cứ nói đi! Nói đi! Nói cái đếch gì! Nói thêm lần nữa tôi sẽ không tha cho ông đâu!”. Thấy khó mà giữ yên được thân, Tôn Đào vội cúp điện thoại, Trần Tầm cũng thấy hả hê vì những điều cần trút đã được Dương Tình trút hết ra rồi, cậu hậm hực một lúc lâu ở đầu bên kia điện thoại rồi mới gọi cho Ngô Đình Đình.
Sau khi nghe xong lời trình bày rất hùng hồn của Trần Tầm, Ngô Đình Đình liền trầm ngâm một lát, suy nghĩ của cô gần giống với suy nghĩ của Tôn Đào, vẫn chưa thể chấp nhận một người như Phương Hồi. Cô luôn có cảm giác rằng hai người này không hợp nhau, Phương Hồi rất nhạy cảm, còn Trần Tầm thì quá sôi nổi. Sự kết hợp này sẽ làm đảo lộn cuộc sống của nhau, càng cố gắng tiếp cận lại càng đau khổ. Tuy nhiên, Ngô Đình Đình không nói thẳng ra suy nghĩ của mình mà chỉ nhắc nhở Trần Tầm rằng, Phương Hồi không giống với cô, không thể coi như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Nếu Trần Tầm thật lòng thì phải rộng lượng tong chuyện này. Trần Tầm biết cô lại nhớ đến Bạch Phong, nên không nói thêm gì nữa. Cuối cùng Ngô Đình Đình còn nhận lời đến hôm đó sẽ quan tâm, nói chuyện với Phương Hồi, đồng thời khuyên cậu tốt nhất nên đích thân đi nói với Đường Hải Băng chuyện này, vì rốt cuộc chỉ có Đường Hải Băng là người được chứng kiến chuyện năm xưa, trong lòng vẫn có ác cảm.
Gần tối, Trần Tầm đi tìm Đường Hải Băng. Hồi bé, họ sống trong cùng một con ngõ nhỏ, sau đó, mấy đứa liên tục chuyển nhà cùng với công cuộc xây dựng của Bắc Kinh, hiện giờ đã phân tán ở các nơi. Trần Tầm đạp xe len lỏi quanh các tòa nhà ngói đỏ, cậu nhớ lại những ngày còn nhỏ, cùng Đường Hải Băng đạp xe quanh các con ngõ bằng chiếc xe đạp Vĩnh Cửu của nhà, hồi đó cậu còn bé, thậm chí còn không với được tới yên xe, Đường Hải Băng luôn ở bên cạnh cậu, mỗi khi cậu không kịp phanh và ngã chổng kềnh, Đường Hải Băng đều vội xuống xe và đỡ cậu dậy, còn Trần Tầm cũng luôn cam tâm tình nguyện đi trước dẫn đường, kéo chuông inh ỏi. Hồi đó bọn họ làm những việc này rất tự nhiên, cho đến tận bây giờ, Trần Tầm nghĩ rằng giữa bọn họ vẫn nên như vậy, cậu đã thích Phương Hồi thì Đường Hải Băng cũng nên ủng hộ và chơi với bọn họ, đâu đến phải gay gắt như thế. Nghĩ vậy, Trần Tầm lại đạp xe nhanh hơn.
Trần Tầm đến khu sân nhà Đường Hải Băng thì gặp cậu vừa đi mua thuốc lá về. Đường Hải Băng vui vẻ vẫy Trần Tầm và chỉ tay vào chỗ mát bên cạnh rồi bước đến.
“Hôm nay sao lại có thời gian đến tìm tôi? Không phải các ông đang bận nhảy nhót đó sao?”. Đường Hải Băng hỏi.
“Haizz! Bọn tôi nhảy buổi sáng, giờ này nhảy có mà chết ngộp à! Tôi biết ngay là ông quên rồi! Ngày mai là ngày gì ông có nhớ không?”. Trần Tầm dựng chân chống xe đạp hỏi.
“Còn lâu tôi mới quên! Sinh nhật của ông chứ gì! Ngày mai có kế hoạch gì không?”. Đường Hải Băng rút một điếu thuốc ra hỏi: “Làm điếu nhé?”.
“Tôi không hút! Tôi muốn cả bọn cùng đi ăn với nhau, sau đó đến công viên Địa Đàn trượt băng!”. Trần Tầm gạt tay cậu ta ra nói.
“Quên mất việc ông là học sinh ngoan! OK! Ngày mai tôi và đám Tôn Đào sẽ đến!”. Đường Hải Băng rút bật lửa ra bật lên, châm thuốc, rít một hơi dài.
“Hải Băng…”. Trần Tầm lưỡng lự nói.
“Gì vậy?”.
“Ngày mai tôi sẽ cho cả Phương Hồi đi”. Trần Tầm nhìn thẳng vào cậu ta nói.
Đường Hải Băng sững người ra một lát rồi ném ngay điếu thuốc xuống đất, di chân rồi nói lớn: “Sao ông vẫn không chịu từ bỏ ý định đó nhỉ! Gì mà nhu nhược thế! Con bé Phương Hồi đó…”
“Thì cũng chỉ có mỗi chuyện thằng bạn thích Phương Hồi thời cấp hai chết thôi đúng không!”. Trần Tầm ngắt lời Hải Băng nói: “Thế thì có sao? Có phải là Phương Hồi giết đâu, cậu ấy chẳng có lỗi gì cả”.
“Ông không hiểu! Không nên dy vào con bé đó... M.kiếp! Ông thử nghĩ xem, không được xơ múi gì thì đời nào Lí Hạ phải bán mạng vì nó?”. Đường Hải Băng bực bội nói.
“Nhưng Phương Hồi cũng có bắt Lí Hạ đi đánh nhau với người ta đâu! Hải Băng, ông hãy tin tôi, Phương Hồi không phải là hạng người như vậy”. Trần Tầm nói với giọng rất khẩn thiết.
“Tin ông? Tôi được tận mắt chứng kiến chứ có phải không đâu!”. Đường Hải Băng đẩy cậu ra nói.
“Tận mắt chứng kiến thì có sao? Ông đâu phải là Lí Hạ, ông biết cậu ta nghĩ gì chắc? Hơn nữa vết thương đó là chẳng may! Đâu có phải ai cố tình sắp đặt gì đâu! Phương Hồi cũng không ngờ kết quả lại như vậy! Sống chết có số rồi, Bạch Phong cũng đã từng dính vào vụ này, ông nói cậu ta là kẻ xấu được không?”. Trần Tầm ra sức thanh minh cho Phương Hồi.
“M.kiếp! Vì nó mà ông dám lôi Bạch Phong ra để lấy ví dụ! Tôi nói cho ông biết trước nhé, ông đừng bao giờ nói ra những câu này trước mặt Đình Đình! Nếu không nó sẽ hận ông lắm đấy!”.
“Tôi biết!”. Trần Tầm bực bội nói: “Hải Băng, tôi chỉ thích Phương Hồi thôi, về lâu dài tôi cũng không dám nói, nhưng ít nhất hiện tại chắc chắn tôi vẫn muốn đến với Phương Hồi, nếu là anh em thì ông cũng đừng khuyên tôi nữa, ngày mai mọi người gặp nhau vui vẻ. Được hay không? Ông nói đi!”.
Đường Hải Băng lạnh lùng nhìn cậu nói: “Tôi hiểu rồi! Tôi cũng không tranh cãi với ông nữa, nhóc ạ, tôi nhường ông! Nhưng tôi nói trước nhé, sớm muộn gì cũng có ngày ông không chịu được đâu! Ngày mai mấy giờ? Tôi đi!”.
“Hả?”. Trần Tầm không ngờ Hải Băng lại đồng ý nhanh như vậy.
“Hả cái gì! Mấy giờ?”. Đường Hải Băng bực bội nói.
Trần Tầm báo giờ hẹn, Đường Hải Băng cũng không nói thêm gì nữa mà đi lên nhà. Trần Tầm cứ có cảm giác rằng chuyện này không vui vẻ gì, nhưng cũng không có cách nào để trút bực. May mà cũng tạm gọi là giảng hòa được cho bọn họ, mọi thứ đã sắp đặt ổn thỏa, chỉ còn thiếu mỗi việc t cho Phương Hồi nữa thôi, Trần Tầm định tối về nhà gọi điện thoại cho cô sau.
Nhưng cậu không thể ngờ rằng, tối hôm đó cậu không sao tìm được cô.
Bình luận truyện