Nếu Em Không Phải Một Giấc Mơ (Và Nếu Như Chuyện Này Là Có Thật)
Chương 10
Arthur học kiến trúc ở trường đại học tổng hợp San Fransisco. Năm hai mươi lăm tuổi, anh bán căn hộ nhỏ mà mẹ anh để lại cho anh rồi lên đường sang Châu Âu, đến Paris, để học tiếp hai năm ở trường Camando. Anh ở trong một căn phòng nhỏ phố Marazine và đã trải qua hai năm đầy say mê. Sau đó anh đi học tiếp một năm ở Florence trước khi trở về California quê hương.
Bằng cấp đầy mình, anh vào hãng Miller, kiến trúc sư tạo mẫu nổi tiếng của thành phố, thực tập hai năm ở đó, làm việc bán thời gian ở Bảo tàng nghệ thuật hiện đại Moma. Chính ở đây anh đã gặp Paul, người hợp doanh tương lai của anh, người mà hai năm sau đã cùng anh lập một xưởng kiến trúc. Theo đà phát triển kinh tế của vùng, công ty cũng dần dần gây được thanh danh, thuê gần hai mươi người làm việc. Paul phụ trách các "phi vụ", Arthur vẽ đồ gỗ, nhà cửa, đồ vật. Mỗi người một lĩnh vực và chưa bao giờ có một chút gợn giữa hai người bạn mà không ai và không điều gì có thể đẩy rời xa nhau nhiều hơn vài tiếng đồng hồ.
Nhiều điểm chung làm họ gắn bó với nhau. Quan niệm chung về tình bạn, về cách sống và một tuổi thơ đầy những cảm xúc có thể so sánh với nhau. Những thiếu thốn giống hệt nhau. Cũng như Paul, Arthur được mẹ nuôi dạy. Nếu như cha Paul đã bỏ rơi gia đình khi anh 5 tuổi và không bao giờ xuất hiện lại, thì Arthur được ba tuổi khi cha anh lên đường sang Châu Âu. "Máy bay của bố bay lên trời cao đến nỗi nó đã ở lại trên đó, gắn vào những vì sao" Cả hai đều lớn lên ở nông thôn. Cả hai đều đã nếm mùi trường nội trú. Họ đã tự mình nên người. Lilian đã chờ đợi lâu, sau đó đã để tang, ít ra bề ngoài là như vậy. Mười năm đầu tiên của đời mình, Arthur sống ở ngoại thành, bên bờ biển gần làng Carmel xinh đẹp, nơi mà Lili, Arthur gọi mẹ như thế, có một ngôi nhà to. Làm toàn bằng gỗ trắng, ngôi nhà chìa ra biển, trên phần đất cao của khu vườn kéo dài ra đến tận bãi tắm. Antoine, một người bạn cũ của Lili, sống ở căn nhà phụ trong địa phận này. Người nghệ sĩ không thành đạt đó đã được Lili đón tiếp, những người hàng xóm thì nói là "nhặt" về. Ông thực hiện cùngvới bà công việc căhm sóc bảo dưỡng khu vườn, hàng rào, và những mặt ngoài bằng gỗ của ngôi nhà mà hầu như năm nào cũng được sơn lại, và cả những cuộc nói chuyện dài tối tối. Là bạn, là người hùa theo, đối với Arthur ông là sự hiện diện nam tính mà vài năm trước đã biến mất khọi cuộc đời cậu bé. Arthur đi học những năm đầu tiên ở Monterey. Buổi sáng Antoine đưa anh đến trường, buổi chiều khoảng 4 giờ mẹ anh đến đón về. Đó là những năm quý giá trong cuộc đời anh. Mẹ anh cũng là bạn thân nhất của anh. Lili đã dạy anh tất cả những điều mà một trái tim có thể yêu. Đôi khi bà đánh thức anh dậy vào lúc sáng sớm chỉ để dạy anh ngắm nhìn mặt trời mọc, lắng nghe những âm thanh lúc một ngày mới bắt đầu. Bà chỉ cho anh biết các loại tinh dầu hoa. Từ hình vẽ một chiếc lá, bà dạy anh biết cách nhận ra cả cái cây mang chiếc lá này. Trong khu vườn rộng bao quanh ngôi nhà ở Carmel và kéo dài ra đến tận biển, bà bắt anh đi khám phá từng chi tiết của một thiên nhiên mà có những chỗ thì bà đã "khai hoá", có những chỗ bà lại cố ý để hoang. Vào hai mùa được đánh dấu bằng màu xanh lá cây và màu hổ phách, bà bảo anh đọc thuộc tên những con chim bay đến nghỉ trên đỉnh những cây cù tùng trong cuộc hành trình dài của chúng.
Trong vườn rau mà Antoine chăm chút một cách thành kính, bà bảo Arthur hái những cây rau mọc lên như do có phép màu "chỉ hái những cây đã kịp lớn thôi". Bên bờ biển, bà bảo anh đếm những con sóng thỉnh thoảng lại đến vuốt ve những mỏm đá, như để cố xin tha thứ cho sự dữ dội của chúng vào những mùa khác, "để nắm bắt được hơi thở của biển, áp lực của nó, tâm trạng của nó". "Biển đưa mắt ta, đất đưa chân ta", bà nói. Dựa vào mức độ của sự phối hợp giữa mây và gió, bà chỉ cho anh cách đoán thời tiết sắp đến, và hiếm khi bà nhầm. Arthur biết rõ từng khoảnh đất vườn nhà, anh có thể nhắm mắt lại mà đi trong đó, thậm chí đi giật lùi cũng được. Không có một góc nào đối với anh là xa lạ. Mỗi một cái hốc đều có một tên, và con vật nào muốn chọn đây làm nơi yên nghỉ mãi mãi thì cũng đều có mộ phần. Nhưng hơn tất cả, bà đã dạy anh biết yêu và biết tỉa hoa hồng. Vườn hoa hồng là một nơi giống như dấu ấn của phép màu. Hàng trăm mùi hương quyện lẫn vào nhau ở đó. Lili dẫn anh đến đây để kể cho anh nghe những câu chuyện trong đó lũ trẻ con thì mơ thành người lớn còn người lớn thì ước được trở lại tuổi thơ. Trong tất cả các loại hoa, đây là loài hoa mà anh yêu nhất.
Một buổi sáng đầu hè, mẹ bước vào phòng Arthur lúc trời mới rạng, ngồi xuống giường cạnh đầu cậu bé và vuốt ve những búp tóc xoăn của cậu.
- Dậy đi, Arthur của mẹ, dậy đi con, mẹ dẫn con đi.
Cậu bé túm lấy những ngón tay của mẹ, xiết chặt trong bàn tay nhỏ của cậu và quay người lại, áp má vào lòng bàn tay mẹ. Gương mặt cậu sáng lên một nụ cười biểu lộ rõ tình cảm trìu mến.
Bàn tay Lili có một mùi hương không bao giờ phai nhạt trong ký ức khứu giác của Arthur. Đó là sự kết hợp của nhiều loại tinh dầu hoa mà bà tự pha trộn khi ngồi bên bàn trang điểm của mình, và sáng nào bà cũng xoa lên cổ.
Đây là một trong những kỷ niệm gắn với ký ức về hương thơm.
- Nào đi thôi, con yêu của mẹ, chúng ta sẽ phải cahỵ đau với mặt trời. Xuống bếp tìm mẹ trong vòng năm phút nữa nhé.
Đứa trẻ mặc vào người một chiếc quần vải bông cũ, khoác một chiếc áo chui cổ rộng lên vai, vừa vươn vai vừa ngáp. Cậu mặc quần áo trong yên lặng, mẹ cậu đã dạy cậu biết kính trọng sự tĩnh mịch lúc bình minh, cậu đi đôi ủng cao su vì biết rõ hai mẹ con sẽ đi đâu sau khi ăn sáng. Khi đã sẵn sàng, cậu vào gian bếp rộng.
- Đừng làm ồn, Antoine hãy còn ngủ.
Mẹ đã dạy cậu biết thích cà phê, vị của nó và đặc biệt là mùi thơm của nó.
- Con dễ chịu chứ, Arthur của mẹ ?
- Vâng.
- Vậy thì con hãy mở to mắt và nhìn xung quanh con. Không nên để những kỷ niệm đẹp tàn phai đi. Con hãy thấu suốt những sắc màu và chất liệu. Đó sẽ là ngọn nguồn của thị hiếu của con và của những nỗi nhớ nhung khi nào con đã nên người.
- Nhưng con vẫn là người đấy chứ !
- Mẹ muốn nói là khi con thành người lớn.
- Trẻ con chúng con thì khác lắm hay sao ?
- Ừ ! Người lớn cũng có những nỗi lo âu mà trẻ con không biết đến, con muốn gọi đó là nỗi sợ cũng được.
- Mẹ sợ cái gì ?
Mẹ giải thích cho cậu là người lớn sợ đủ thứ, sợ già, sợ chết, sợ cai 1mà họ khôgn trải qua, sợ bệnh tật, đôi khi sợ cả cái nhìn của trẻ con, sợ bị phán xét.
- Con có biết tại sao mẹ con mình lại tâm đầu ý hợp đến thế không ? tại vì mẹ không nói dối con, tại vì mẹ nói với con như với một người lớn, tại vì mẹ không sợ. mẹ tin tưởng con. Những người lớn sợ là vì họ không biết tính đến những tình huống. Đó chính là điều mà mẹ đang dạy con. Chúng ta đang tận hưởng một khoảnh khắc dễ chịu được tạo nên bằng một loạt các chi tiết đa dạng : hai mẹ con ta, cái bàn này, cuộc trò chuyện của chúng ta, đôi tay mẹ mà con đang nhìn từ nãy đến giờ, mùi thơm trong căn phòng này, cái khung cảnh thân thuộc đối với con này, sự tĩnh lặng của ngày đang thức dậy.
Mẹ đứng lên, cầm bát đem đặt vào chiếc bồn rửa tráng men. Sau đó bà lấy một miếng bọt biển lau bàn, vun những vụn bánh mì vào lòng bàn tay mà bà đang giơ ra hứng. Gần cửa ra vào có một chiếc giỏ bằng rơm bện, bên trong đầy dây câu. Trong một mảnh vải cuộn tròn đặt phía trên có bánh mì, phó mát và xúc xích. Lili đeo giỏ vào cánh tay và đưa tay dắt Arthur.
- Đi thôi, con yêu của mẹ, khéo chúng mình muộn mất.
Cả hai đi xuống theo con đường dẫn đến bến cảng nhỏ.
- Con nhìn những chiếc thuyền nhỏ đủ các màu sắc kia xem, trông như một bó hoa trên biển ấy.
Như thường lệ, Arthur bước xuống nước, tháo cái thuyền con ra khỏi móc và kéo thuyền vào bờ. Lili đặt cái giỏ vào đó và bước lên thuyền.
- Nào chèo đi, con yêu của mẹ.
Chiếc thuyền nhỏ dần dần rời xa bờ theo nhịp chèo của cậu bé. Khi bờ biển vẫn còn hiện rõ, cậu cất những mái chèo vào trong thuyền. Lili lấy những dây câu ra khỏi giỏ và đã móc mồi vào lưỡi câu. Như thường lệ, mẹ chỉ chuẩn bị cho cậu những dây câu đầu tiên, những dây câu tiếp theo cậu phải tự móc lấy con giun bé đỏ hỏn cứ vặn vẹo trong những ngón tay cậu làm cho cậu rất kinh tởm. Cuộn dây câu được đặt kẹp giữa hai chân cậu ngay trên sàn thuyền, cậu cuốn sợi dây ni lông vào ngón tay trỏ và ném dây xuống nước, hòn chì nặng nhấn chìm sợi dây và kéo mạnh con mồi xuống đáy. nếu chọn được chỗ tốt, chẳng mấy chốc cậu sẽ kéo lên được một con cá.
Hai mẹ con ngồi đối diện, yên lặng đã vài phút, mẹ nhìn cậu một cách căng thẳng và hỏi cậu bằng một giọng khác thường : "Arthur, con biết là mẹ không biết bơi, nếu mẹ ngã xuống nước thì con sẽ làm gì ?" "Con sẽ nhảy xuống tìm mẹ", đứa trẻ trả lời. Lili lập tức tỏ ra bực bội : "Sao con nói ngu ngốc thế !" Arthur sững người vì câu trả lời gay gắt.
- Phải cố chèo thuyền về đến đất liền, đó là điều mà con phải làm !
Lili kêu lên.
- Cuộc sống của con mới là cái quan trọng, đừng bao giờ quên điều đó, đừng bao giờ phạm sai lầm liều với món quà tặng duy nhất này cả, con hãy thề đi!
- Con thề với mẹ - cậu bé trả lời sợ sệt.
- Con thấy đấy,- bà nói, vẻ dịu lại – con sẽ phải để cho mẹ chìm thôi.
Khi ấy, cậu bé Arthur bật khóc. Lili lấy ngón tay trỏ gạt những giọt nước mắt của con trai.
- Đôi khi chúng ta bất lực trước những mong muốn, những ước vọng hay những khao khát bất chợt của mình, và điều đó gây ra sự day dứt nhiều lúc không chịu nổi. Tình cảm này sẽ đi theo suốt đời con, đôi khi con quên nó đi, đôi khi nó lại hiện ra như một sự ám ảnh. Một phần nghệ thuật sống phụ thuộc vào khả năng của chúng ta khắc phục sự bất lực của bản thân. Đó là một việc khó, bởi vì sự bất lực sinh ra nỗi sợ. Nó làm tiêu tan phản ứng của chúng ta, trí tuệ của chúng ta, lương tri của chúng ta, nó mở đường cho sự nhu nhược. Rồi con sẽ biết đến những nỗi sợ. Hãy đấu tranh chống lại chúng, nhưng đừng thay thế chúng bằng sự do dự quá lâu. Hãy suy nghĩ, quyết định và hành động ! Đừng có hoài nghi, khi người ta không có khả năng đảm nhận sự lựa chọn của chính mình, người ta thường sinh ra ít nhiều chán đời. Mỗi câu hỏi có thể trở thành một trò chơi, mỗi quyết định đưa ra có thể dạy con tự biết mình, tự hiểu mình.
Hãy khấy động thế giới, thế giới của con ! Hãy nhìn cái khung cảnh đang bày ra trước mắt con đây, con xem bờ biển được chạm trổ tinh vi biết bao, tưởng như đó là một mảnh đăng ten, con thấy mặt trời đang rọi xuống đó hàng nghìn tia sáng khác nhau. Mỗi cây rung rinh một kiểu khi được gió vuốt ve. Nhưng điều đẹp nhất mà trái đất cho chúng ta, điều làm chúng ta trở thành con người, đó là hạnh phúc được chia sẻ. Người không biết chia sẻ là người tàn phế trong những cảm xúc của mình. Con thấy đấy, Arthur, cái buổi sáng mà chúng ta ở bên nhau thế này rồi sẽ khắc sâu vào ký ức của con. Sau này, khi mẹ không còn nữa, con sẽ nhớ lại, và kỷ niệm này sẽ có đôi chút dư vị ngọt ngào, bởi vì mẹ con mình đã cùng nhau chia sẻ khoảnh khắc ấy. Nếu mẹ ngã xuống nước, con sẽ không nhảy xuống để cứu mẹ, làm như vậy là dại dột. Điều mà con sẽ làm, đó là đưa tay ra để giúp mẹ trèo lại lên thuyền, và nếu như con thất bại và mẹ bị chết đuối, con vẫn có lương tâm thanh thản. Con đã quyết định đúng là không liều mạng chết vô ích, nhưng con đã tìm đủ cách để cứu mẹ.
Trong khi cậu bé chèo thuyền vào bờ, người mẹ lấy tay ôm đầu cậu và dịu dàng hôn lên trán cậu.
- Mẹ làm con buồn phải không ?
- Vâng, mẹ sẽ không bao giờ chết đuối nếu có con ở đó. Và dù sao con vẫn sẽ lặn xuống nước, con đủ khoẻ để đưa mẹ lên.
Lili tắt nghỉ cũng thanh nhã như khi bà sống. Buổi sáng hôm bà mất, cậu bé lại bên giường mẹ :
- Tại sao?
Người đàn ông đứng bên giường không nói gì, ông ngước mắt lên nhìn đứa trẻ.
- Mẹ con cháu thân nhau đến thế, tại sao mẹ lại không từ biệt cháu ? Cháu thì cháu sẽ chẳng bao giờ làm như vậy đâu. Bác là người lớn, bác có biết tại sao không ? Bác nói cho cháu đi, cháu cần phải biết, tất cả mọi người đều luôn luôn nói dối trẻ con, người lớn cứ tưởng rằng trẻ con ngờ nghệch lắm! Còn bác, nếu bác là người dũng cảm, hãy nói cho cháu sự thật, tại sao mẹ lại ra đi như vậy trong khi cháu ngủ ?
Đôi khi cái nhìn của trẻ thơ kéo ta đi sâu vào những kỉ niệm của ta đến nỗi không thể không trả lời cho một câu hỏi đặt ra.
Antoine đặt tay lên vai cậu bé.
- Mẹ cháu không thể làm khác được, người ta không mời cái chết, nó tự đến. mẹ cháu thức dậy lúc nửa đêm, cơn đau rất dữ dội, mẹ cháu đã đợi mặt trời mọc, nhưng mặc dù rất muốn tỉnh táo, mẹ cháu vẫn từ từ thiếp đi.
- Vậy thì đó là lỗi của cháu, tại cháu ngủ.
- Không, tất nhiên là không phải vậy, cháu không nên nhìn sự việc như thế, cháu muốn biết lý do thực sự của việc mẹ cháu ra đi mà không từ biệt à ?
- Vâng
- Mẹ cháu là một phụ nữ quý phái, tất cả những người phụ nữ quý phái đều biết ra đi có phẩm cách, để lại những người mình yêu cho chính họ.
Nhìn thấu vào cặp mắt xúc động của người đàn ông, cậu bé ngờ vực một mối đồng cảm mà cho đến lúc bấy giờ cậu mới chỉ phỏng đoán. Cậu theo dõi dòng nước mắt chảy dài trên má ông, luồn vào bộ râu lởm chởm. Người đàn ông lấy mu bàn tay quệt ngang mi mắt.
- Cháu thấy bác khóc đấy- ông nói- cháu cũng nên làm như vậy, nước mắt làm cho nỗi buồn vợi bớt.
- Cháu sẽ khóc sau, nỗi buồn này còn gắn cháu với mẹ cháu, cháu còn muốn giữ nó lại. Mẹ là cả cuộc đời cháu.
- Không, cháu ơi, đời cháu là ở phía trước, không phải trong những kỉ niệm của cháu, đó chính là những điều mẹ cháu đã dạy cháu, hãy tôn trọng điều đó, Arthur, đừng bao giờ quên điều mà mới hôm qua mẹ còn nói với cháu : "Tất cả những ước mơ đều có giá của nó". Với cái chết của mẹ cháu, cháu trả giá cho những ước mơ mà mẹ cháu đã cho cháu.
- Những ước mơ đó giá đắt quá, bác Antoine ơi, bác hãy để cháu một mình.
- Nhưng cháu đang một mình với mẹ cháu đó thôi. Cháu hãy nhắm mắt lại và quên đi sự có mặt của bác, sức mạnh của cảm xúc là ở đó. Cháu đang một mình với chính cháu, và từ nay sẽ bắt đầu một con đường dài.
- Mẹ cháu đẹp, có đúng không ? Trước cháu tưởng cái chết sẽ làm cháu sợ, nhưng bây giờ cháu thấy mẹ đẹp lắm.
Cậu cầm tay mẹ, những đường gân xanh nổi trên làn da thật mềm mại và trắng trẻo của bà dường như mô tả đường đời bà, dài, náo động, lắm sắc màu. Cậu kéo bàn tay mẹ lại gần khuôn mặt cậu và chậm rãi giụi má mình vào đó trước khi đặt một cái hôn vào lòng bàn tay mẹ.
Có cái hôn đàn ông nào có thể đọ được với ngần ấy tình yêu ?
- Con yêu mẹ,- cậu nói - con đã yêu mẹ với tình yêu của một đứa trẻ, giờ đây mẹ sẽ ở trong trái tim người lớn của con, cho đến tận ngày cuối cùng
- Arthur! – Antoine nói.
- Dạ.
- Có bức thư này mẹ cháu đã gửi lại cho cháu, bây giờ bác để cháu ở đây.
Còn lại một mình, Arthur ngửi phong bì và hít mùi hương thấm đượm trong đó, rồi cậu bóc thư.
Arthur của mẹ,
Khi con đọc bức thư này, mẹ biết rằng phần nào đó trong thâm tâm con, con sẽ rất giận mẹ vì đã chơi khăm con một vố. Arthur của mẹ, đây là bức thư cuối cùng của mẹ và cũng là di chúc tình yêu của mẹ.
Linh hồn mẹ bay đi, nó được nâng đỡ bằng tất cả những hạnh phúc mà con đã cho mẹ. Cuộc đời thật tuyệt diệu, Arthur, chỉ khi nó lặng lẽ bỏ đi người ta mới nhận ra điều đó, nhưng ngày nào cuộc đời cũng đều được hưởng thụ tuỳ theo lòng vui sống của ta.
Có những thời điểm, nó làm ta nghi ngờ tất cả, đừng bao giờ chịu khất phục, con yêu của mẹ. Từ ngày con ra đời, mẹ đã thấy trong mắt con một nguồn ánh sáng làm con thành một chú bé khác xa những đứa trẻ khác. Mẹ đã thấy con ngã và mím môi đứng dậy khi mà những đứa bé khác đều có thể khóc. Lòng dũng cảm này là sức mạnh của con nhưng cũng là chỗ yếu của con. Hãy coi chừng điều đó, những cảm xúc cần phải được chia sẻ, sức mạnh và lòng dũng cảm giống như hai cây gậy có thể quay ra chống lại người nào sử dụng chúng tồi. Người lớn cũng cần được khóc, Arthur ạ, người lớn cũng có những nỗi buồn.
Kể từ nay, mẹ không còn ở đây nữa, để trả lời những câu hỏi trẻ thơ của con, đó là vì đã đến lúc để con trở thành người lớn.
Trong cuộc du hành đang chờ đợi con này, đừng bao giờ để mất tâm hồn trẻ thơ của con, đừng bao giờ quên những ước mơ của con, đó sẽ là động cơ của đời con, đó là những hương vị sẽ làm nên ban mai của con. Rồi con sẽ biết đến một thứ tình yêu khác so với tình yêu mà con dành cho mẹ, khi ngày ấy đến, hãy chia sẻ nó với người con gái sẽ yêu con ; những ước mơ chung của cả hai người sẽ làm nên những kỷ niệm đẹp nhất. Sự cô đơn là một khu vườn ở đó tâm hồn khô héo đi, những bông hoa mọc lên nơi ấy sẽ không có hương thơm.
Tình yêu có một hương vị tuyệt vời, con hãy nhớ là cần phải biết cho để được nhận ; con hãy nhớ rằng cần phải là chính mình để có thể yêu. Con của mẹ, hãy nghe theo bản năng con, hãy trung thành với lương tâm và tình cảm của con, hãy sống cuộc đời mình, con chỉ có một cuộc đời mà thôi. Kể từ nay con sẽ phải chịu trách nhiệm về chính con và về những người mà con sẽ yêu. hãy sống có phẩm cách, hãy yêu, đừng để mất đi cái nhìn đã từng làm mẹ con mình gần gũi nhau đến thế khi chúng ta cùng nhau tận hưởng buổi bình minh. Con hãy nhớ đến những buổi mẹ con mình cùng nhau tỉa hoa hồng , ngắm trăng, tìm hiểu hương thơm các loại hoa, lắng nghe những tiếng động quanh nhà để hiểu nó. Đó là những điều thật giản đơn, đôi khi không hợp mốt, nhưng đừng để cho những kẻ cau có chán chường làm hỏng mất đi những khoảnh khắc màu nhiệm này đối với những người biết thưởng thức. Những khoảnh khắc ấy có một cái tên, Arthur ạ, đó là "đam mê cái đẹp", và hoàn toàn chỉ phụ thuộc vào con thôi mà đời con có được đam mê cái đẹp hay không. Đó là điều thú vị nhất của cuộc hành trình dài đang đợi con.
Chú bé của mẹ, mẹ tạm biệt con nhé, con hãy bám chắc vào mảnh đất đẹp đến nhường này. Mẹ yêu con, con đã là lẽ sống của mẹ, mẹ cũng biết con yêu mẹ đến thế nào, mẹ ra đi trong lòng thanh thản, mẹ tự hào về con.
Mẹ của con.
Cậu bé gập bức thư lại và đặt vào trong túi. Cậu hôn lên vầng trán giá lạnh của mẹ mình. Cậu đi dọc theo giá sách, lấy ngón tay vuốt lên những bìa sách. " Một nguời mẹ chết là một tủ sách bị cháy", mẹ cậu đã từng nói. Cậu đi ra khỏi căn phòng, bước đi dứt khoát, như mẹ đã dạy cậu : " Khi đã ra đi không bao giờ nên quay trở lại"
Arthur ra vườn, sương sớm rớt xuống mát dịu, cậu bé đi đến bên những cây hoa hồng và quỳ xuống.
- Mẹ đã đi hẳn rồi, mẹ sẽ chẳng còn đến tỉa cành cho các bạn nữa, giá mà các bạn biết,- cậu nói – giá mà các bạn hiểu được, tôi có cảm giác là hai cánh tay tôi trở nên nặng quá chừng.
Làn gió làm cho những bông hoa rung rinh cánh như trả lời; khi ấy và chỉ đến khi ấy, cậu bé mới để cho nước mắt mình tuôn trào ra trong vườn hoa hồng. Từ phía nhà, đứng dưới cổng, Antoine nhìn cảnh đó.
- Ôi, Lili, em ra đi quá sớm đối với nó,- ông thì thầm- vô cùng quá sớm. Từ nay Arthur thành đơn độc, có ai ngoài em biết cách đi vào thế giới của nó đâu ? Nếu em có một chút quyền lực nào từ nơi mà hiện em đang ở, hãy mở cho nó cánh cửa vào thế giới của chúng ta.
Ở cuối vườn, một con quạ ra sức kêu quang quác.
- Ồ không, lili, không nên thế,- Antoine nói – anh không phải là bố của Arthur.
Đó là ngày dài nhất mà Arthur từng biết; đến khuya, ngồi dưới cổng nhà, cậu vẫn còn tôn trọng sự yên lặng của khoảnh khắc nặng nề này.
Antoine ngồi bên cậu bé, nhưng không người nào nói cả. Mỗi người đều lắng nghe những âm thanh của đêm, chìm đắm vào ký ức của những bức tường này. Dần dần trong đầu cậu bé, những nốt nhạc của một giai điệu cho đến giờ không được biết đến bắt đầu nhảy múa, nốt móc làm tan đi các từ, nốt trắng – các trạng từ, nốt đen – các động từ, và dấu lặng - tất cả các câu đã trở nên vô nghĩa.
- Bác Antoine !
- Ừ, Arthur.
- Mẹ cháu đã cho cháu điệu nhạc của mẹ.
Rồi cậu bé ngủ thiếp đi trong vòng tay của Antoine.
Antoine cứ ngồi như vậy, bất động, ôm Arthur trong tay, trong nhiều phút dài, vì sợ làm cậu thức giấc. Khi ông tin chắc là cậu bé đã ngủ say, ông bế cậu lên và trở vào nhà. Lili mới ra đi mới có mấy tiếng đồng hồ, mà không khí đã đổi khác. Một âm vang khó tả, một vài mùi hương, một vài màu sắc dường như đang nhoà dần để rồi biến hẳn.
"Phải khắc sâu vào trí nhớ, lưu giữ những khoảnh khắc này", Antoine lẩm bẩm khi đi lên cầu thang. Vào đến phòng của Arthur, ông đặt cậu bé xuống giường cậu và lấy một cái chăn đắp lên cậu, cứ để cậu mặc nguyên quần áo. Antoine xoa đầu cậu bé, và rón rén đi ra...
Trước khi ra đi, Lili đã dự phòng tất cả. Vài tuần sau khi bà mất, Antoine đóng cửa ngôi nhà to và chỉ để mở hai phòng tầng dưới nơi ông dọn đến sống quãng đời còn lại của mình. Ông chở Arthur ra ga, đến cánh cửa của con tàu sẽ đưa cậu đến trường nội trú của cậu. Arthur lớn lên một mình ở đó. Trường nội trú là một nơi dễ chịu, những giáo viên đáng kính, đôi khi đáng yêu. Lili chắc chắn đã chọn nơi tốt nhất cho cậu. Bề ngoài không một cái gì trong khung cảnh này là buồn tẻ cả. Nhưng Arthur bước vào đó mang theo những kỷ niệm mà mẹ cậu để lại và nó choán đầy đầu óc cậu cho đến từng ngóc ngách nhỏ nhất. Cậu đã học được cách bình thản trước mọi điều. Từ những giáo lý của Lili, cậu tạo ra những thái độ, những cử chỉ, những lý lẽ theo một logic luôn luôn chặt chẽ. Arthur là một đứa trẻ thanh thản, cậu thiếu niên tiếp theo vừa giữ nguyên tính cách ấy vừa phát triển một óc quan sát đặc biêt. Chàng thanh niên mà cậu trở thành dường như không bao giờ biểu lộ tâm trạng của mình. Cậu là một học trò bình thường, chẳng phải xuất chúng cũng không kém cỏi, điểm số của cậu bao giờ cũng ở quãng trên trung bình một chút trừ môn lịch sử là cậu học xuất sắc, và cậu lặng lẽ vượt qua từng năm học một cho đến tận kỳ thi tú tài mà cậu đạt được mảnh bằng nhưng không được xếp hạng cao. Khi những năm học này kết thúc, cậu được bà hiệu trưởng của trường mời lên gặp, một buổi tối tháng sáu. Bà giải thích cho cậu rằng mẹ cậu, khi biết là mình mắc phải căn bệnh mà sẽ chỉ có được một ít thời gian tạm nghỉ trước khi ra đi vĩnh viễn, đã đến gặp bà hiệu trưởng hai năm trước lúc qua đời. Mẹ cậu đã dành hàng giờ để giải quyết những chi tiết liên quan đến việc học tập của cậu. Tiền học cho Arthur được trả trước cho đến tận khi cậu đã quá tuổi thành niên. Trước khi ra đi , mẹ cậu đã gửi gắm cho bà Senard, bà hiệu trưởng, nhiều thứ. Những chiếc chìa khoá, của ngôi nhà ở Carmel, nơi cậu đã lớn lên, và của một căn hộ nhỏ trong thành phố. Căn hộ đã được cho thuê cho đến tận tháng vừa rồi, nhưng đã được trả vào ngày cậu đến tuổi thành niên, đúng như chỉ dẫn. Tiền cho thuê nhà được gửi vào một tài khoản mang tên cậu, cùng với số tiền tiết kiệm mà mẹ cậu đã để lại cho cậu. Một khoản kha khá cho phép cậu học tiếp đại học và thậm chí hơn thế nữa.
Arthur cầm lấy chùm chìa khoá mà bà Senard đặt trên bàn. Cái móc chìa khoá là một quả cầu bằng bạc có một đường khe ở giữa, và được gắn một cái móc bấm tí xíu. Arthur bẩy cái van nhỏ, và quả cầu tách ra, để lộ hai bức ảnh nhỏ ở hai bên. Một bức ảnh là cậu khi bảy tuổi, bức kia là ảnh của Lili. Arthur khép cái móc chìa khoá lại một cách thận trọng.
- Em định học ngành gì ở đại học ? – bà giáo hỏi.
- Kiến trúc, em muốn trở thành kiến trúc sư.
- Em không đi Carmel, về lại ngôi nhà ấy à ?
- Không ạ, em chưa đi, cũng còn phải lâu nữa.
- Tại sao ?
- Mẹ em biết tại sao, đó là một bí mật.
Bà hiệu trưởng đứng dậy và mời cậu đứng lên theo. Khi họ đến gần cánh cửa phòng làm việc của bà, bà vòng tay ôm Arthur và xiết chặt. Bà nhét một chiếc phong bì vào bàn tay Arthur rồi gập những ngón tay cậu lại.
- Của mẹ em đấy,- bà nói nhỏ vào tai cậu – đó là cho em, mẹ em yêu cầu cô trao thư này cho em vào đúng thời điểm này.
Bà giáo vừa mở hai cánh cửa phòng thì Arthur bước ra luôn, mất hút trong hành lang, không quay đầu lại, một tay nắm chặt những chiếc chìa khoá dài và nặng, tay kia cầm bức thư. Cậu rẽ sang chiếc cầu thang to, bà giáo bèn khép lại hai cánh cửa phòng làm việc của bà.
Bằng cấp đầy mình, anh vào hãng Miller, kiến trúc sư tạo mẫu nổi tiếng của thành phố, thực tập hai năm ở đó, làm việc bán thời gian ở Bảo tàng nghệ thuật hiện đại Moma. Chính ở đây anh đã gặp Paul, người hợp doanh tương lai của anh, người mà hai năm sau đã cùng anh lập một xưởng kiến trúc. Theo đà phát triển kinh tế của vùng, công ty cũng dần dần gây được thanh danh, thuê gần hai mươi người làm việc. Paul phụ trách các "phi vụ", Arthur vẽ đồ gỗ, nhà cửa, đồ vật. Mỗi người một lĩnh vực và chưa bao giờ có một chút gợn giữa hai người bạn mà không ai và không điều gì có thể đẩy rời xa nhau nhiều hơn vài tiếng đồng hồ.
Nhiều điểm chung làm họ gắn bó với nhau. Quan niệm chung về tình bạn, về cách sống và một tuổi thơ đầy những cảm xúc có thể so sánh với nhau. Những thiếu thốn giống hệt nhau. Cũng như Paul, Arthur được mẹ nuôi dạy. Nếu như cha Paul đã bỏ rơi gia đình khi anh 5 tuổi và không bao giờ xuất hiện lại, thì Arthur được ba tuổi khi cha anh lên đường sang Châu Âu. "Máy bay của bố bay lên trời cao đến nỗi nó đã ở lại trên đó, gắn vào những vì sao" Cả hai đều lớn lên ở nông thôn. Cả hai đều đã nếm mùi trường nội trú. Họ đã tự mình nên người. Lilian đã chờ đợi lâu, sau đó đã để tang, ít ra bề ngoài là như vậy. Mười năm đầu tiên của đời mình, Arthur sống ở ngoại thành, bên bờ biển gần làng Carmel xinh đẹp, nơi mà Lili, Arthur gọi mẹ như thế, có một ngôi nhà to. Làm toàn bằng gỗ trắng, ngôi nhà chìa ra biển, trên phần đất cao của khu vườn kéo dài ra đến tận bãi tắm. Antoine, một người bạn cũ của Lili, sống ở căn nhà phụ trong địa phận này. Người nghệ sĩ không thành đạt đó đã được Lili đón tiếp, những người hàng xóm thì nói là "nhặt" về. Ông thực hiện cùngvới bà công việc căhm sóc bảo dưỡng khu vườn, hàng rào, và những mặt ngoài bằng gỗ của ngôi nhà mà hầu như năm nào cũng được sơn lại, và cả những cuộc nói chuyện dài tối tối. Là bạn, là người hùa theo, đối với Arthur ông là sự hiện diện nam tính mà vài năm trước đã biến mất khọi cuộc đời cậu bé. Arthur đi học những năm đầu tiên ở Monterey. Buổi sáng Antoine đưa anh đến trường, buổi chiều khoảng 4 giờ mẹ anh đến đón về. Đó là những năm quý giá trong cuộc đời anh. Mẹ anh cũng là bạn thân nhất của anh. Lili đã dạy anh tất cả những điều mà một trái tim có thể yêu. Đôi khi bà đánh thức anh dậy vào lúc sáng sớm chỉ để dạy anh ngắm nhìn mặt trời mọc, lắng nghe những âm thanh lúc một ngày mới bắt đầu. Bà chỉ cho anh biết các loại tinh dầu hoa. Từ hình vẽ một chiếc lá, bà dạy anh biết cách nhận ra cả cái cây mang chiếc lá này. Trong khu vườn rộng bao quanh ngôi nhà ở Carmel và kéo dài ra đến tận biển, bà bắt anh đi khám phá từng chi tiết của một thiên nhiên mà có những chỗ thì bà đã "khai hoá", có những chỗ bà lại cố ý để hoang. Vào hai mùa được đánh dấu bằng màu xanh lá cây và màu hổ phách, bà bảo anh đọc thuộc tên những con chim bay đến nghỉ trên đỉnh những cây cù tùng trong cuộc hành trình dài của chúng.
Trong vườn rau mà Antoine chăm chút một cách thành kính, bà bảo Arthur hái những cây rau mọc lên như do có phép màu "chỉ hái những cây đã kịp lớn thôi". Bên bờ biển, bà bảo anh đếm những con sóng thỉnh thoảng lại đến vuốt ve những mỏm đá, như để cố xin tha thứ cho sự dữ dội của chúng vào những mùa khác, "để nắm bắt được hơi thở của biển, áp lực của nó, tâm trạng của nó". "Biển đưa mắt ta, đất đưa chân ta", bà nói. Dựa vào mức độ của sự phối hợp giữa mây và gió, bà chỉ cho anh cách đoán thời tiết sắp đến, và hiếm khi bà nhầm. Arthur biết rõ từng khoảnh đất vườn nhà, anh có thể nhắm mắt lại mà đi trong đó, thậm chí đi giật lùi cũng được. Không có một góc nào đối với anh là xa lạ. Mỗi một cái hốc đều có một tên, và con vật nào muốn chọn đây làm nơi yên nghỉ mãi mãi thì cũng đều có mộ phần. Nhưng hơn tất cả, bà đã dạy anh biết yêu và biết tỉa hoa hồng. Vườn hoa hồng là một nơi giống như dấu ấn của phép màu. Hàng trăm mùi hương quyện lẫn vào nhau ở đó. Lili dẫn anh đến đây để kể cho anh nghe những câu chuyện trong đó lũ trẻ con thì mơ thành người lớn còn người lớn thì ước được trở lại tuổi thơ. Trong tất cả các loại hoa, đây là loài hoa mà anh yêu nhất.
Một buổi sáng đầu hè, mẹ bước vào phòng Arthur lúc trời mới rạng, ngồi xuống giường cạnh đầu cậu bé và vuốt ve những búp tóc xoăn của cậu.
- Dậy đi, Arthur của mẹ, dậy đi con, mẹ dẫn con đi.
Cậu bé túm lấy những ngón tay của mẹ, xiết chặt trong bàn tay nhỏ của cậu và quay người lại, áp má vào lòng bàn tay mẹ. Gương mặt cậu sáng lên một nụ cười biểu lộ rõ tình cảm trìu mến.
Bàn tay Lili có một mùi hương không bao giờ phai nhạt trong ký ức khứu giác của Arthur. Đó là sự kết hợp của nhiều loại tinh dầu hoa mà bà tự pha trộn khi ngồi bên bàn trang điểm của mình, và sáng nào bà cũng xoa lên cổ.
Đây là một trong những kỷ niệm gắn với ký ức về hương thơm.
- Nào đi thôi, con yêu của mẹ, chúng ta sẽ phải cahỵ đau với mặt trời. Xuống bếp tìm mẹ trong vòng năm phút nữa nhé.
Đứa trẻ mặc vào người một chiếc quần vải bông cũ, khoác một chiếc áo chui cổ rộng lên vai, vừa vươn vai vừa ngáp. Cậu mặc quần áo trong yên lặng, mẹ cậu đã dạy cậu biết kính trọng sự tĩnh mịch lúc bình minh, cậu đi đôi ủng cao su vì biết rõ hai mẹ con sẽ đi đâu sau khi ăn sáng. Khi đã sẵn sàng, cậu vào gian bếp rộng.
- Đừng làm ồn, Antoine hãy còn ngủ.
Mẹ đã dạy cậu biết thích cà phê, vị của nó và đặc biệt là mùi thơm của nó.
- Con dễ chịu chứ, Arthur của mẹ ?
- Vâng.
- Vậy thì con hãy mở to mắt và nhìn xung quanh con. Không nên để những kỷ niệm đẹp tàn phai đi. Con hãy thấu suốt những sắc màu và chất liệu. Đó sẽ là ngọn nguồn của thị hiếu của con và của những nỗi nhớ nhung khi nào con đã nên người.
- Nhưng con vẫn là người đấy chứ !
- Mẹ muốn nói là khi con thành người lớn.
- Trẻ con chúng con thì khác lắm hay sao ?
- Ừ ! Người lớn cũng có những nỗi lo âu mà trẻ con không biết đến, con muốn gọi đó là nỗi sợ cũng được.
- Mẹ sợ cái gì ?
Mẹ giải thích cho cậu là người lớn sợ đủ thứ, sợ già, sợ chết, sợ cai 1mà họ khôgn trải qua, sợ bệnh tật, đôi khi sợ cả cái nhìn của trẻ con, sợ bị phán xét.
- Con có biết tại sao mẹ con mình lại tâm đầu ý hợp đến thế không ? tại vì mẹ không nói dối con, tại vì mẹ nói với con như với một người lớn, tại vì mẹ không sợ. mẹ tin tưởng con. Những người lớn sợ là vì họ không biết tính đến những tình huống. Đó chính là điều mà mẹ đang dạy con. Chúng ta đang tận hưởng một khoảnh khắc dễ chịu được tạo nên bằng một loạt các chi tiết đa dạng : hai mẹ con ta, cái bàn này, cuộc trò chuyện của chúng ta, đôi tay mẹ mà con đang nhìn từ nãy đến giờ, mùi thơm trong căn phòng này, cái khung cảnh thân thuộc đối với con này, sự tĩnh lặng của ngày đang thức dậy.
Mẹ đứng lên, cầm bát đem đặt vào chiếc bồn rửa tráng men. Sau đó bà lấy một miếng bọt biển lau bàn, vun những vụn bánh mì vào lòng bàn tay mà bà đang giơ ra hứng. Gần cửa ra vào có một chiếc giỏ bằng rơm bện, bên trong đầy dây câu. Trong một mảnh vải cuộn tròn đặt phía trên có bánh mì, phó mát và xúc xích. Lili đeo giỏ vào cánh tay và đưa tay dắt Arthur.
- Đi thôi, con yêu của mẹ, khéo chúng mình muộn mất.
Cả hai đi xuống theo con đường dẫn đến bến cảng nhỏ.
- Con nhìn những chiếc thuyền nhỏ đủ các màu sắc kia xem, trông như một bó hoa trên biển ấy.
Như thường lệ, Arthur bước xuống nước, tháo cái thuyền con ra khỏi móc và kéo thuyền vào bờ. Lili đặt cái giỏ vào đó và bước lên thuyền.
- Nào chèo đi, con yêu của mẹ.
Chiếc thuyền nhỏ dần dần rời xa bờ theo nhịp chèo của cậu bé. Khi bờ biển vẫn còn hiện rõ, cậu cất những mái chèo vào trong thuyền. Lili lấy những dây câu ra khỏi giỏ và đã móc mồi vào lưỡi câu. Như thường lệ, mẹ chỉ chuẩn bị cho cậu những dây câu đầu tiên, những dây câu tiếp theo cậu phải tự móc lấy con giun bé đỏ hỏn cứ vặn vẹo trong những ngón tay cậu làm cho cậu rất kinh tởm. Cuộn dây câu được đặt kẹp giữa hai chân cậu ngay trên sàn thuyền, cậu cuốn sợi dây ni lông vào ngón tay trỏ và ném dây xuống nước, hòn chì nặng nhấn chìm sợi dây và kéo mạnh con mồi xuống đáy. nếu chọn được chỗ tốt, chẳng mấy chốc cậu sẽ kéo lên được một con cá.
Hai mẹ con ngồi đối diện, yên lặng đã vài phút, mẹ nhìn cậu một cách căng thẳng và hỏi cậu bằng một giọng khác thường : "Arthur, con biết là mẹ không biết bơi, nếu mẹ ngã xuống nước thì con sẽ làm gì ?" "Con sẽ nhảy xuống tìm mẹ", đứa trẻ trả lời. Lili lập tức tỏ ra bực bội : "Sao con nói ngu ngốc thế !" Arthur sững người vì câu trả lời gay gắt.
- Phải cố chèo thuyền về đến đất liền, đó là điều mà con phải làm !
Lili kêu lên.
- Cuộc sống của con mới là cái quan trọng, đừng bao giờ quên điều đó, đừng bao giờ phạm sai lầm liều với món quà tặng duy nhất này cả, con hãy thề đi!
- Con thề với mẹ - cậu bé trả lời sợ sệt.
- Con thấy đấy,- bà nói, vẻ dịu lại – con sẽ phải để cho mẹ chìm thôi.
Khi ấy, cậu bé Arthur bật khóc. Lili lấy ngón tay trỏ gạt những giọt nước mắt của con trai.
- Đôi khi chúng ta bất lực trước những mong muốn, những ước vọng hay những khao khát bất chợt của mình, và điều đó gây ra sự day dứt nhiều lúc không chịu nổi. Tình cảm này sẽ đi theo suốt đời con, đôi khi con quên nó đi, đôi khi nó lại hiện ra như một sự ám ảnh. Một phần nghệ thuật sống phụ thuộc vào khả năng của chúng ta khắc phục sự bất lực của bản thân. Đó là một việc khó, bởi vì sự bất lực sinh ra nỗi sợ. Nó làm tiêu tan phản ứng của chúng ta, trí tuệ của chúng ta, lương tri của chúng ta, nó mở đường cho sự nhu nhược. Rồi con sẽ biết đến những nỗi sợ. Hãy đấu tranh chống lại chúng, nhưng đừng thay thế chúng bằng sự do dự quá lâu. Hãy suy nghĩ, quyết định và hành động ! Đừng có hoài nghi, khi người ta không có khả năng đảm nhận sự lựa chọn của chính mình, người ta thường sinh ra ít nhiều chán đời. Mỗi câu hỏi có thể trở thành một trò chơi, mỗi quyết định đưa ra có thể dạy con tự biết mình, tự hiểu mình.
Hãy khấy động thế giới, thế giới của con ! Hãy nhìn cái khung cảnh đang bày ra trước mắt con đây, con xem bờ biển được chạm trổ tinh vi biết bao, tưởng như đó là một mảnh đăng ten, con thấy mặt trời đang rọi xuống đó hàng nghìn tia sáng khác nhau. Mỗi cây rung rinh một kiểu khi được gió vuốt ve. Nhưng điều đẹp nhất mà trái đất cho chúng ta, điều làm chúng ta trở thành con người, đó là hạnh phúc được chia sẻ. Người không biết chia sẻ là người tàn phế trong những cảm xúc của mình. Con thấy đấy, Arthur, cái buổi sáng mà chúng ta ở bên nhau thế này rồi sẽ khắc sâu vào ký ức của con. Sau này, khi mẹ không còn nữa, con sẽ nhớ lại, và kỷ niệm này sẽ có đôi chút dư vị ngọt ngào, bởi vì mẹ con mình đã cùng nhau chia sẻ khoảnh khắc ấy. Nếu mẹ ngã xuống nước, con sẽ không nhảy xuống để cứu mẹ, làm như vậy là dại dột. Điều mà con sẽ làm, đó là đưa tay ra để giúp mẹ trèo lại lên thuyền, và nếu như con thất bại và mẹ bị chết đuối, con vẫn có lương tâm thanh thản. Con đã quyết định đúng là không liều mạng chết vô ích, nhưng con đã tìm đủ cách để cứu mẹ.
Trong khi cậu bé chèo thuyền vào bờ, người mẹ lấy tay ôm đầu cậu và dịu dàng hôn lên trán cậu.
- Mẹ làm con buồn phải không ?
- Vâng, mẹ sẽ không bao giờ chết đuối nếu có con ở đó. Và dù sao con vẫn sẽ lặn xuống nước, con đủ khoẻ để đưa mẹ lên.
Lili tắt nghỉ cũng thanh nhã như khi bà sống. Buổi sáng hôm bà mất, cậu bé lại bên giường mẹ :
- Tại sao?
Người đàn ông đứng bên giường không nói gì, ông ngước mắt lên nhìn đứa trẻ.
- Mẹ con cháu thân nhau đến thế, tại sao mẹ lại không từ biệt cháu ? Cháu thì cháu sẽ chẳng bao giờ làm như vậy đâu. Bác là người lớn, bác có biết tại sao không ? Bác nói cho cháu đi, cháu cần phải biết, tất cả mọi người đều luôn luôn nói dối trẻ con, người lớn cứ tưởng rằng trẻ con ngờ nghệch lắm! Còn bác, nếu bác là người dũng cảm, hãy nói cho cháu sự thật, tại sao mẹ lại ra đi như vậy trong khi cháu ngủ ?
Đôi khi cái nhìn của trẻ thơ kéo ta đi sâu vào những kỉ niệm của ta đến nỗi không thể không trả lời cho một câu hỏi đặt ra.
Antoine đặt tay lên vai cậu bé.
- Mẹ cháu không thể làm khác được, người ta không mời cái chết, nó tự đến. mẹ cháu thức dậy lúc nửa đêm, cơn đau rất dữ dội, mẹ cháu đã đợi mặt trời mọc, nhưng mặc dù rất muốn tỉnh táo, mẹ cháu vẫn từ từ thiếp đi.
- Vậy thì đó là lỗi của cháu, tại cháu ngủ.
- Không, tất nhiên là không phải vậy, cháu không nên nhìn sự việc như thế, cháu muốn biết lý do thực sự của việc mẹ cháu ra đi mà không từ biệt à ?
- Vâng
- Mẹ cháu là một phụ nữ quý phái, tất cả những người phụ nữ quý phái đều biết ra đi có phẩm cách, để lại những người mình yêu cho chính họ.
Nhìn thấu vào cặp mắt xúc động của người đàn ông, cậu bé ngờ vực một mối đồng cảm mà cho đến lúc bấy giờ cậu mới chỉ phỏng đoán. Cậu theo dõi dòng nước mắt chảy dài trên má ông, luồn vào bộ râu lởm chởm. Người đàn ông lấy mu bàn tay quệt ngang mi mắt.
- Cháu thấy bác khóc đấy- ông nói- cháu cũng nên làm như vậy, nước mắt làm cho nỗi buồn vợi bớt.
- Cháu sẽ khóc sau, nỗi buồn này còn gắn cháu với mẹ cháu, cháu còn muốn giữ nó lại. Mẹ là cả cuộc đời cháu.
- Không, cháu ơi, đời cháu là ở phía trước, không phải trong những kỉ niệm của cháu, đó chính là những điều mẹ cháu đã dạy cháu, hãy tôn trọng điều đó, Arthur, đừng bao giờ quên điều mà mới hôm qua mẹ còn nói với cháu : "Tất cả những ước mơ đều có giá của nó". Với cái chết của mẹ cháu, cháu trả giá cho những ước mơ mà mẹ cháu đã cho cháu.
- Những ước mơ đó giá đắt quá, bác Antoine ơi, bác hãy để cháu một mình.
- Nhưng cháu đang một mình với mẹ cháu đó thôi. Cháu hãy nhắm mắt lại và quên đi sự có mặt của bác, sức mạnh của cảm xúc là ở đó. Cháu đang một mình với chính cháu, và từ nay sẽ bắt đầu một con đường dài.
- Mẹ cháu đẹp, có đúng không ? Trước cháu tưởng cái chết sẽ làm cháu sợ, nhưng bây giờ cháu thấy mẹ đẹp lắm.
Cậu cầm tay mẹ, những đường gân xanh nổi trên làn da thật mềm mại và trắng trẻo của bà dường như mô tả đường đời bà, dài, náo động, lắm sắc màu. Cậu kéo bàn tay mẹ lại gần khuôn mặt cậu và chậm rãi giụi má mình vào đó trước khi đặt một cái hôn vào lòng bàn tay mẹ.
Có cái hôn đàn ông nào có thể đọ được với ngần ấy tình yêu ?
- Con yêu mẹ,- cậu nói - con đã yêu mẹ với tình yêu của một đứa trẻ, giờ đây mẹ sẽ ở trong trái tim người lớn của con, cho đến tận ngày cuối cùng
- Arthur! – Antoine nói.
- Dạ.
- Có bức thư này mẹ cháu đã gửi lại cho cháu, bây giờ bác để cháu ở đây.
Còn lại một mình, Arthur ngửi phong bì và hít mùi hương thấm đượm trong đó, rồi cậu bóc thư.
Arthur của mẹ,
Khi con đọc bức thư này, mẹ biết rằng phần nào đó trong thâm tâm con, con sẽ rất giận mẹ vì đã chơi khăm con một vố. Arthur của mẹ, đây là bức thư cuối cùng của mẹ và cũng là di chúc tình yêu của mẹ.
Linh hồn mẹ bay đi, nó được nâng đỡ bằng tất cả những hạnh phúc mà con đã cho mẹ. Cuộc đời thật tuyệt diệu, Arthur, chỉ khi nó lặng lẽ bỏ đi người ta mới nhận ra điều đó, nhưng ngày nào cuộc đời cũng đều được hưởng thụ tuỳ theo lòng vui sống của ta.
Có những thời điểm, nó làm ta nghi ngờ tất cả, đừng bao giờ chịu khất phục, con yêu của mẹ. Từ ngày con ra đời, mẹ đã thấy trong mắt con một nguồn ánh sáng làm con thành một chú bé khác xa những đứa trẻ khác. Mẹ đã thấy con ngã và mím môi đứng dậy khi mà những đứa bé khác đều có thể khóc. Lòng dũng cảm này là sức mạnh của con nhưng cũng là chỗ yếu của con. Hãy coi chừng điều đó, những cảm xúc cần phải được chia sẻ, sức mạnh và lòng dũng cảm giống như hai cây gậy có thể quay ra chống lại người nào sử dụng chúng tồi. Người lớn cũng cần được khóc, Arthur ạ, người lớn cũng có những nỗi buồn.
Kể từ nay, mẹ không còn ở đây nữa, để trả lời những câu hỏi trẻ thơ của con, đó là vì đã đến lúc để con trở thành người lớn.
Trong cuộc du hành đang chờ đợi con này, đừng bao giờ để mất tâm hồn trẻ thơ của con, đừng bao giờ quên những ước mơ của con, đó sẽ là động cơ của đời con, đó là những hương vị sẽ làm nên ban mai của con. Rồi con sẽ biết đến một thứ tình yêu khác so với tình yêu mà con dành cho mẹ, khi ngày ấy đến, hãy chia sẻ nó với người con gái sẽ yêu con ; những ước mơ chung của cả hai người sẽ làm nên những kỷ niệm đẹp nhất. Sự cô đơn là một khu vườn ở đó tâm hồn khô héo đi, những bông hoa mọc lên nơi ấy sẽ không có hương thơm.
Tình yêu có một hương vị tuyệt vời, con hãy nhớ là cần phải biết cho để được nhận ; con hãy nhớ rằng cần phải là chính mình để có thể yêu. Con của mẹ, hãy nghe theo bản năng con, hãy trung thành với lương tâm và tình cảm của con, hãy sống cuộc đời mình, con chỉ có một cuộc đời mà thôi. Kể từ nay con sẽ phải chịu trách nhiệm về chính con và về những người mà con sẽ yêu. hãy sống có phẩm cách, hãy yêu, đừng để mất đi cái nhìn đã từng làm mẹ con mình gần gũi nhau đến thế khi chúng ta cùng nhau tận hưởng buổi bình minh. Con hãy nhớ đến những buổi mẹ con mình cùng nhau tỉa hoa hồng , ngắm trăng, tìm hiểu hương thơm các loại hoa, lắng nghe những tiếng động quanh nhà để hiểu nó. Đó là những điều thật giản đơn, đôi khi không hợp mốt, nhưng đừng để cho những kẻ cau có chán chường làm hỏng mất đi những khoảnh khắc màu nhiệm này đối với những người biết thưởng thức. Những khoảnh khắc ấy có một cái tên, Arthur ạ, đó là "đam mê cái đẹp", và hoàn toàn chỉ phụ thuộc vào con thôi mà đời con có được đam mê cái đẹp hay không. Đó là điều thú vị nhất của cuộc hành trình dài đang đợi con.
Chú bé của mẹ, mẹ tạm biệt con nhé, con hãy bám chắc vào mảnh đất đẹp đến nhường này. Mẹ yêu con, con đã là lẽ sống của mẹ, mẹ cũng biết con yêu mẹ đến thế nào, mẹ ra đi trong lòng thanh thản, mẹ tự hào về con.
Mẹ của con.
Cậu bé gập bức thư lại và đặt vào trong túi. Cậu hôn lên vầng trán giá lạnh của mẹ mình. Cậu đi dọc theo giá sách, lấy ngón tay vuốt lên những bìa sách. " Một nguời mẹ chết là một tủ sách bị cháy", mẹ cậu đã từng nói. Cậu đi ra khỏi căn phòng, bước đi dứt khoát, như mẹ đã dạy cậu : " Khi đã ra đi không bao giờ nên quay trở lại"
Arthur ra vườn, sương sớm rớt xuống mát dịu, cậu bé đi đến bên những cây hoa hồng và quỳ xuống.
- Mẹ đã đi hẳn rồi, mẹ sẽ chẳng còn đến tỉa cành cho các bạn nữa, giá mà các bạn biết,- cậu nói – giá mà các bạn hiểu được, tôi có cảm giác là hai cánh tay tôi trở nên nặng quá chừng.
Làn gió làm cho những bông hoa rung rinh cánh như trả lời; khi ấy và chỉ đến khi ấy, cậu bé mới để cho nước mắt mình tuôn trào ra trong vườn hoa hồng. Từ phía nhà, đứng dưới cổng, Antoine nhìn cảnh đó.
- Ôi, Lili, em ra đi quá sớm đối với nó,- ông thì thầm- vô cùng quá sớm. Từ nay Arthur thành đơn độc, có ai ngoài em biết cách đi vào thế giới của nó đâu ? Nếu em có một chút quyền lực nào từ nơi mà hiện em đang ở, hãy mở cho nó cánh cửa vào thế giới của chúng ta.
Ở cuối vườn, một con quạ ra sức kêu quang quác.
- Ồ không, lili, không nên thế,- Antoine nói – anh không phải là bố của Arthur.
Đó là ngày dài nhất mà Arthur từng biết; đến khuya, ngồi dưới cổng nhà, cậu vẫn còn tôn trọng sự yên lặng của khoảnh khắc nặng nề này.
Antoine ngồi bên cậu bé, nhưng không người nào nói cả. Mỗi người đều lắng nghe những âm thanh của đêm, chìm đắm vào ký ức của những bức tường này. Dần dần trong đầu cậu bé, những nốt nhạc của một giai điệu cho đến giờ không được biết đến bắt đầu nhảy múa, nốt móc làm tan đi các từ, nốt trắng – các trạng từ, nốt đen – các động từ, và dấu lặng - tất cả các câu đã trở nên vô nghĩa.
- Bác Antoine !
- Ừ, Arthur.
- Mẹ cháu đã cho cháu điệu nhạc của mẹ.
Rồi cậu bé ngủ thiếp đi trong vòng tay của Antoine.
Antoine cứ ngồi như vậy, bất động, ôm Arthur trong tay, trong nhiều phút dài, vì sợ làm cậu thức giấc. Khi ông tin chắc là cậu bé đã ngủ say, ông bế cậu lên và trở vào nhà. Lili mới ra đi mới có mấy tiếng đồng hồ, mà không khí đã đổi khác. Một âm vang khó tả, một vài mùi hương, một vài màu sắc dường như đang nhoà dần để rồi biến hẳn.
"Phải khắc sâu vào trí nhớ, lưu giữ những khoảnh khắc này", Antoine lẩm bẩm khi đi lên cầu thang. Vào đến phòng của Arthur, ông đặt cậu bé xuống giường cậu và lấy một cái chăn đắp lên cậu, cứ để cậu mặc nguyên quần áo. Antoine xoa đầu cậu bé, và rón rén đi ra...
Trước khi ra đi, Lili đã dự phòng tất cả. Vài tuần sau khi bà mất, Antoine đóng cửa ngôi nhà to và chỉ để mở hai phòng tầng dưới nơi ông dọn đến sống quãng đời còn lại của mình. Ông chở Arthur ra ga, đến cánh cửa của con tàu sẽ đưa cậu đến trường nội trú của cậu. Arthur lớn lên một mình ở đó. Trường nội trú là một nơi dễ chịu, những giáo viên đáng kính, đôi khi đáng yêu. Lili chắc chắn đã chọn nơi tốt nhất cho cậu. Bề ngoài không một cái gì trong khung cảnh này là buồn tẻ cả. Nhưng Arthur bước vào đó mang theo những kỷ niệm mà mẹ cậu để lại và nó choán đầy đầu óc cậu cho đến từng ngóc ngách nhỏ nhất. Cậu đã học được cách bình thản trước mọi điều. Từ những giáo lý của Lili, cậu tạo ra những thái độ, những cử chỉ, những lý lẽ theo một logic luôn luôn chặt chẽ. Arthur là một đứa trẻ thanh thản, cậu thiếu niên tiếp theo vừa giữ nguyên tính cách ấy vừa phát triển một óc quan sát đặc biêt. Chàng thanh niên mà cậu trở thành dường như không bao giờ biểu lộ tâm trạng của mình. Cậu là một học trò bình thường, chẳng phải xuất chúng cũng không kém cỏi, điểm số của cậu bao giờ cũng ở quãng trên trung bình một chút trừ môn lịch sử là cậu học xuất sắc, và cậu lặng lẽ vượt qua từng năm học một cho đến tận kỳ thi tú tài mà cậu đạt được mảnh bằng nhưng không được xếp hạng cao. Khi những năm học này kết thúc, cậu được bà hiệu trưởng của trường mời lên gặp, một buổi tối tháng sáu. Bà giải thích cho cậu rằng mẹ cậu, khi biết là mình mắc phải căn bệnh mà sẽ chỉ có được một ít thời gian tạm nghỉ trước khi ra đi vĩnh viễn, đã đến gặp bà hiệu trưởng hai năm trước lúc qua đời. Mẹ cậu đã dành hàng giờ để giải quyết những chi tiết liên quan đến việc học tập của cậu. Tiền học cho Arthur được trả trước cho đến tận khi cậu đã quá tuổi thành niên. Trước khi ra đi , mẹ cậu đã gửi gắm cho bà Senard, bà hiệu trưởng, nhiều thứ. Những chiếc chìa khoá, của ngôi nhà ở Carmel, nơi cậu đã lớn lên, và của một căn hộ nhỏ trong thành phố. Căn hộ đã được cho thuê cho đến tận tháng vừa rồi, nhưng đã được trả vào ngày cậu đến tuổi thành niên, đúng như chỉ dẫn. Tiền cho thuê nhà được gửi vào một tài khoản mang tên cậu, cùng với số tiền tiết kiệm mà mẹ cậu đã để lại cho cậu. Một khoản kha khá cho phép cậu học tiếp đại học và thậm chí hơn thế nữa.
Arthur cầm lấy chùm chìa khoá mà bà Senard đặt trên bàn. Cái móc chìa khoá là một quả cầu bằng bạc có một đường khe ở giữa, và được gắn một cái móc bấm tí xíu. Arthur bẩy cái van nhỏ, và quả cầu tách ra, để lộ hai bức ảnh nhỏ ở hai bên. Một bức ảnh là cậu khi bảy tuổi, bức kia là ảnh của Lili. Arthur khép cái móc chìa khoá lại một cách thận trọng.
- Em định học ngành gì ở đại học ? – bà giáo hỏi.
- Kiến trúc, em muốn trở thành kiến trúc sư.
- Em không đi Carmel, về lại ngôi nhà ấy à ?
- Không ạ, em chưa đi, cũng còn phải lâu nữa.
- Tại sao ?
- Mẹ em biết tại sao, đó là một bí mật.
Bà hiệu trưởng đứng dậy và mời cậu đứng lên theo. Khi họ đến gần cánh cửa phòng làm việc của bà, bà vòng tay ôm Arthur và xiết chặt. Bà nhét một chiếc phong bì vào bàn tay Arthur rồi gập những ngón tay cậu lại.
- Của mẹ em đấy,- bà nói nhỏ vào tai cậu – đó là cho em, mẹ em yêu cầu cô trao thư này cho em vào đúng thời điểm này.
Bà giáo vừa mở hai cánh cửa phòng thì Arthur bước ra luôn, mất hút trong hành lang, không quay đầu lại, một tay nắm chặt những chiếc chìa khoá dài và nặng, tay kia cầm bức thư. Cậu rẽ sang chiếc cầu thang to, bà giáo bèn khép lại hai cánh cửa phòng làm việc của bà.
Bình luận truyện