Ngày Đầu Tiên
Chương 12
St. Mawes, Cornouailles
Đoàn tàu lại khởi hành trên chuyến đường sắt duy nhất. Số hành khách ít ỏi vừa xuống tàu đã rời khỏi ga Falmouth. Keira băng qua bãi phân loại nơi hai toa chở hàng cũ kỹ đang han gỉ cách biển vài sải cáp. Cô đi tiếp, tiến vào địa phận cảng rồi bước tiếp cho đến bến tàu nơi phà đang khởi hành. Cô đã rời khỏi Luân Đôn được năm tiếng đồng hồ và thủ đô dường như đối với cô đã quá xa xôi. Một hồi tù và khiến cô rảo bước, một thủy thủ quay tay quay, trên bến phà, chiếc cầu tàu bắt đầu được nâng lên; Keira khua tay thật lực, kêu to để người ta đợi cô; chiếc tay quay quay ngược lại và Keira bám lấy cánh tay của cậu bé thủy thủ đang kéo cô lên mạn phà. Đuổi kịp mũi tàu rồi, con phà vượt qua cần trục lớn rồi kéo một mạn để ngược dòng nước. Cửa sông St. Mawes còn đẹp hơn là trong ký ức của cô. Đã thoáng hiện ra pháo đài, với hình dạng cỏ ba lá vô cùng đặc biệt; xa hơn, những ngôi nhà nhỏ màu xanh trắng đan xen, chen chúc trên sườn đồi.
Keira lướt nhẹ tay trên hàng lan can đã trong bóc bởi sóng hắt lên, cô hít một hơi đầy buồng phổi. Mùi muối lẫn với mùi thơm của cỏ non gió mang theo từ đất liền. Thuyền trưởng thổi tù và rồi người gác hải đăng vẫy tay. Ở đây, mọi người đều là chỗ quen biết và thường chào nhau mỗi khi gặp. Tàu chạy chậm lại, neo được thả xuống và mạn phải tàu sượt qua mặt lát đá của bến cảng.
Keira men theo con đường ven bờ biển cho đến tận lối dẫn vào làng; cô ngược lên đầu con phố nhỏ dốc đứng về phía nhà thờ, ngước lên chiêm ngưỡng những bậu cửa sổ trước mỗi căn nhà nơi vô số loài hoa đang khoe sắc. Cô đẩy cửa bước vào quán Victory, bên trong vắng tanh, cô ngồi tại quầy và gọi một suất bánh xèo.
- Mùa này khách du lịch vắng lắm, cô không phải người vùng này đúng không? Chủ quán hỏi trong lúc rót bia cho Keira.
- Tôi không phải là người vùng này nhưng cũng không hoàn toàn xa lạ, vì bố tôi được an táng ngay đằng sau nhà thờ.
- Bố cô là ai?
- Một người tuyệt vời. Tên ông là William Perkins.
- Tôi không nhớ ông ấy, chủ quán đáp vẻ tiếc nuối. Sinh thời ông ấy làm nghề gì?
- Bố tôi nghiên cứu các loài thực vật.
- Cô còn họ hàng thân thích nào trong làng không?
- Không đâu, chỉ có mộ bố tôi thôi.
- Cô đến với chúng tôi từ vùng nào mà lại có giọng này?
- Từ Luân Đôn và từ Pháp.
- Cô đi một quãng đường dài để đến thăm ông ấy ư?
- Nói theo cách nào đó thì quả đúng vậy.
- Vậy thì để tôi thanh toán chỗ đồ ăn này, để tưởng nhớ William Perkins, nhà thực vật học kiêm người tử tế, chủ quán nói rồi đặt đĩa bánh trước mặt Keira.
- Để tưởng nhớ bố tôi, cô vừa nhắc lại vừa nhấc vại bia lên.
Dùng xong bữa trưa, Keira cảm ơn chủ quán rồi đi tiếp về phía đỉnh đồi. Cuối cùng cô cũng tới trước nhà thờ, vòng ra đằng sau và mở cánh cổng sắt rèn.
Trong nghĩa trang của St. Mawes có không quá một trăm linh hồn yên nghỉ. Phần mộ của Williams Perkins nằm ở cuối dãy, nằm tựa lưng vào bức tường bao. Một cây đậu tía leo dọc những phiến đá cũ kỹ, đem lại chút bóng râm dưới tán lá. Keira ngồi trên phiến đá lát và lướt nhẹ ngón tay trên dòng chữ khắc trên bia. Lớp sơn màu lá vàng đã tróc gần hết, lớp rêu màu lục lam trên tấm bia.
- Con biết, lâu rồi con không ghé, quá lâu rồi thì đúng hơn, nhưng con không cần đến tận đây mới nhớ tới bố. Bố từng nói với con rằng đến lúc thích hợp, nỗi buồn nhớ sẽ xóa nhòa trước những ký ức hạnh phúc. Biết đến bao giờ con mới thôi nhớ bố đến nhường này?
Con muốn bố con ta lại được trò chuyện cùng nhau, muốn được tiếp tục đặt ra cho bố hàng nghìn câu hỏi, muốn được nghe thấy hàng nghìn câu trả lời của bố, dù cho chúng đều do bố bịa ra. Con vẫn muốn cảm nhận bàn tay mình trong tay bố, đi bên cạnh bố như khi chúng ta ngắm thủy triều lùi dần về phía biển.
Sáng nay con và chị Jeanne vừa tranh cãi. Lần nào cũng vậy, đều là lỗi của con. Jeanne bực vì tối qua con đã không gọi cho chị ấy để thông báo tin mừng; tối qua, bố lẽ ra đã được hãnh diện vì con, bố ạ, hãnh diện về con gái của bố. Con đã thuyết trình đề tài trước một ban giám khảo và con đã giành giải nhất, đồng giải nhất, nhưng dẫu sao bố vẫn có thể tự hào, vì bố luôn là người thích chia sẻ cơ mà. Con mong sao bố quay trở về, mong bố ôm con vào lòng và chúng ta sẽ lại cùng nhau dạo bước tới tận bến cảng nhỏ kia, con muốn được nghe giọng nói của bố, yên dạ trong ánh mắt của bố, như thuở trước.
Keira im lặng một lúc, bởi cô đang khóc.
- Giá mà bố biết được con giận mình thế nào vì đã không năng tới thăm bố lúc bố còn sống, giá mà bố biết được con hối tiếc vì chuyện đó thế nào. Nhưng con đã không làm thế, và con nghe thấy bố nói rằng con cứ lo cuộc sống riêng đi, nhưng bố chính là một phần cuộc sống của con, bố ạ.
Con không muốn bố phật lòng, thế nên con đã làm lành với Jeanne. Con đã áp dụng triệt để lời khuyên của bố, con đã gọi lại cho chị ấy hai lần để tạ lỗi. Thế rồi bọn con lại tranh cãi lần nữa khi con kể với chị ấy là con đang trên đường đến thăm bố, ngay cả khi con có được gặp bố đâu. Chị ấy cũng muốn tới đây. Cả hai đứa tụi con đều nhớ bố.
Bố biết không, với giải thưởng vừa giành được, con có thể trở lại Êtiôpia. Con tới đây để kể với bố chuyện này, vì nếu bố muốn đến thăm con, thì con sẽ ở trong thung lũng Omo. Không cần chỉ đường cho bố, vì từ nơi bố đang ở, con chắc là bố sẽ tìm ra. Bố hãy đến theo làn gió, đừng thổi quá mạnh bố nhé, nhưng hãy đến, con xin bố.
Con đang làm công việc mình yêu thích, cái nghề mà vì nó bố đã thúc giục con học tập và thành công, nhưng lúc này con chỉ có một mình và con nhớ bố. Trên đó mẹ và bố đã giảng hòa với nhau chưa?
Keira cúi xuống hôn lên phiến đá; rồi cô đứng dậy và rời nghĩa trang, hai vai nặng trĩu. Trên đường xuống cảng nhỏ St. Mawes, cô gọi cho Jeanne và trong khi mắt cô ngân ngấn nước, chị cô đã an ủi cô hồi lâu.
Về đến Paris, hai chị em tổ chức ăn mừng thành công của Keira. Hai buổi tiệc dành riêng cho phái nữ diễn ra liên tiếp; buổi thứ hai kết thúc vào hồi năm giờ sáng, đúng vào một nhóm bảo trợ xã hội đến thuyết phục Jeanne. Đã ngà ngà say, cô nhất định muốn đính hôn với một anh chàng Jules nào đó, kẻ vô gia cư đã may mắn có được nơi ở trong một trung tâm thương mại nằm trên đại lộ Champs-Élysées; kỷ niệm dài nhất mà Keira vẫn còn giữ về hai đêm tiệc tùng này là bốn mươi tám giờ tiếp theo cô vẫn bị chứng đau nửa đầu hành hạ.
Có những ngày được thắp sáng bởi những điều nhỏ nhặt, những chuyện vu vơ khiến bạn hạnh phúc lạ thường; một buổi chiều ngồi khâu vá, một món đồ chơi thời thơ ấu trên mặt quầy một tiệm đồ cũ, một bàn tay nắm chặt tay bạn không rời, một cuộc gọi ta không hề chờ đợi, một lời dịu dàng, con bạn ôm lấy bạn không đòi hỏi thứ gì khác ngoài một khoảnh khắc yêu thương. Có những ngày được thắp sáng bằng những khoảnh khắc vui tươi ngắn ngủi, một thứ mùi vị khiến bạn hân hoan, một tia nắng lọt qua ô cửa sổ, tiếng mưa rào khi ta vẫn còn nằm trên giường, những vỉa hè phủ đầy tuyết hay mùa xuân đang tới cùng những chồi nụ đầu tiên.
Sáng thứ Bảy đó, bà gác cổng khu nhà nơi Jeanne ở mang đến cho Keira ba lá thư. Khảo cổ học là cái nghề mang tính kinh viện mà mỗi người đều đóng góp vào khám phá được xiết bao trông đợi thông qua kiến thức của riêng mình. Thành công trên một di chỉ phụ thuộc vào năng lực của tất cả các thành viên trong nhóm, nó là kết quả của công sức lao động tập thể. Khi Keira biết tin cả ba đồng nghiệp cô mời đều vui vẻ nhận lời lên đường tới Êtiôpia, cô đã nhảy chân sáo khắp căn hộ vì vui sướng.
Sáng hôm đó, trong khi đang lững thững dạo trên những lối đi trong một ngôi chợ, người bán hàng rong nói với Jeanne rằng trông cô tươi tắn rạng rỡ quá chừng, và sáng hôm đó Jeanne trở về nhà với một giỏ đầy trái cây cùng vẻ mặt rạng rỡ.
Giờ trưa, Jan Vackeers và Ivory đang dùng bữa trong một nhà hàng nhỏ tại Amsterdam. Món cá bơn lá mít Ivory gọi chín vừa tầm, Jan hài lòng khi nhìn thấy tính háu ăn của bạn ông được thỏa mãn đến mức ấy. Những chiếc sà lan xuôi ngược cắt nhau dọc theo kênh đào và khoảng sân hiên nơi hai kẻ đồng mưu cũ đang ngồi dùng bữa tắm trong ánh mặt trời. Họ hồi tưởng lại những kỷ niệm đẹp và thả mình theo vài trận cười nghiêng ngả.
Mười ba giờ, Walter đi dạo trong Công viên Hyde. Một chú chó chăn cừu giống Berne đang ngồi dưới gốc sồi lớn chăm chú nhìn một con sóc mải miết chuyền cành. Walter lại gần chú chó và vuốt ve đầu chú. Khi nữ chủ nhân của con vật gọi nó quay về, Walter mới sững lại kinh ngạc. Cô Jenkins cũng bất ngờ không kém gì anh về cuộc gặp tình cờ này và cô chính là người bắt chuyện trước. Cô không hề biết là anh yêu thích loài khuyển, Walter bảo rằng cũng nuôi một chú chó, ngay cả khi chú chó này sống phần lớn thời gian tại nhà mẹ anh. Họ cùng đi dạo trước khi lịch sự chào từ biệt trước cổng công viên; suốt quãng thời gian còn lại của buổi chiều, Walter ngồi trên băng ghế ngắm cây tầm xuân đang ra hoa.
Mười bốn giờ, tôi đi dạo về. Tôi tìm thấy ở chợ trời Camden một chiếc máy ảnh cổ và tôi sung sướng với ý nghĩ sẽ dành cả buổi tối để tháo lắp và lau chùi nó. Bước vào nhà, tôi nhìn thấy một tấm bưu thiếp người đưa thư đã nhét qua khe cửa. Bức ảnh trên bưu thiếp chụp một cảng cá nhỏ của Hydra, hòn đảo nơi mẹ tôi đang sống. Bà đã gửi tấm bưu thiếp này đi cách đây sáu ngày. Mẹ tôi ghê sợ điện thoại, bà không viết thư thường xuyên và dẫu đến bút thì thư bà viết cũng không dài. Dòng chữ đơn giản khiến người ta phải bối rối: “Khi nào thì con tới thăm mẹ?” Hai tiếng sau, tôi rời khỏi hãng lữ hành nằm cách nhà hai con phố, trong túi là chiếc vé máy bay khởi hành cuối tháng.
Tối thứ Bảy đó, vì quá bận rộn với việc chuẩn bị cho chuyến đi, Keira hủy hẹn ăn tối với Max.
Sau khi soi gương hồi lâu trong tấm gương phòng tắm, Jeanne quyết định vứt những lá thư cuối cùng của Jérôme mà cô vẫn giữ trong ngăn kéo bàn làm việc vào sọt rác.
Walter ghé qua hiệu sách đọc một quyển bách khoa toàn thư về loài chó và đang học thuộc lòng trang nói về chó chăn cừu giống Berne.
Jan Vackeers đồng ý cho Ivory chơi gỡ một ván cờ.
Về phần mình, sau khi đã lau chùi cẩn thận chiếc máy ảnh tậu được hồi sáng, tôi đến ngồi bên bàn làm việc, với một cốc bia ướp lạnh và một chiếc sandwich đã chuẩn bị theo một cách rất đặc biệt. Tôi bắt đầu viết một lá thư để báo cho mẹ biết khi nào sẽ tới thăm và ngay khi đặt bút xuống liền lấy làm vui sướng vì đã tạo cho mẹ một bất ngờ.
Đó là những ngày được làm nên từ những điều vụn vặt, những ngày khiến người ta nhớ đến rất lâu, mà không thể biết đích xác nguyên do.
Tôi đã báo cho Walter biết về chuyến đi. Đến kỳ khai giảng tôi mới phải đứng lớp và sẽ không ai ở Học viện này nhận ra sự vắng mặt của tôi. Tôi đã mua bánh quy, trà và mù tạt Anh, những thứ mà mẹ tôi thích mê, sửa soạn hành lý, khóa cửa nhà, một chiếc taxi đưa tôi tới sân bay. Tôi sẽ đến Athene vào giữa giờ chiều, kịp đến cảng Pirée và bắt một chuyến tàu thủy sẽ đưa tôi đến đảo Hydra sau chừng một tiếng đồng hồ.
Như thường lệ, không khí tại Heathrow hỗn độn đúng như dự kiến. Nhưng khi ta đã từng bay tới tận Nam Mỹ, không có gì trong chuyến đi lại khiến bạn bất ngờ được nữa. May mắn là chuyến bay của tôi khởi hành đúng giờ. Sau khi cất cánh, viên phi công thông báo chúng tôi sẽ bay qua không phận Pháp, trước khi qua Thụy Sĩ, miền Bắc Ý, biển Adriatic rồi cuối cùng là Hy Lạp. Đã lâu rồi tôi không trở lại đó và tôi thấy vui vì quyết định về thăm mẹ. Hiện giờ chúng tôi đang bay qua Paris, bầu trời trong vắt và những hành khách ngồi bên thuận của khoang đều đang tận hưởng quang cảnh tráng lệ của thủ đô nước Pháp, thậm chí chúng tôi còn nhìn thấy cả tháp Eiffel.
Paris
Keira năn nỉ Jeanne giúp cô đóng va li lại.
- Chị không muốn em đi nữa.
- Em sẽ lỡ máy bay mất, nhanh lên nào, em xin chị đấy, Jeanne, giờ phải lúc đâu!
Chuyến khởi hành diễn ra vội vã. Trên chiếc taxi chạy theo hướng Orly, Jeanne không nói câu nào.
- Chị sẽ giữ vẻ mặt này cho đến khi chúng ta chia tay nhau sao?
- Chị không giữ vẻ mặt này. Chị đang buồn, thế thôi, Jeanne làu bàu.
- Em hứa sẽ gọi điện, thường xuyên.
- Lời hứa của dân Gascogne[13]! Khi em đến đó rồi thì sẽ chẳng gì khác tồn tại ngoài công việc của em. Vả lại em đã lặp đi lặp lại với chị khá nhiều lần rồi, nào là không có buồng điện thoại công cộng, nào là không có mạng lưới...
[13] Tục ngữ Pháp: hứa hão.
- Chưa ai chứng minh được rằng dân Gascogne không giữ lời hứa cả.
- Jérôme là dân Gascogne chứ đâu!
- Jeanne, hai tháng gần đây thật tuyệt và em chẳng thể có được cơ hội này nếu không có chị. Em nợ chị chuyến đi này, chị là...
- Chị biết, là con ngốc mà em sẽ không bao giờ đổi lấy bất cứ con ngốc nào khác trên đời này, nhưng dẫu sao em vẫn muốn sống cùng với mấy bộ xương trong thung lũng Omo hơn là với người chị vẫn được coi là không thể thay thế này. Ôi, vả lại chị ngốc nhất trong số những kẻ ngốc, chị đã tự hứa với lòng mình sẽ không bao giờ đem chuyện này ra than vãn với em nữa, hôm qua chị đã ngồi trong phòng mình và lặp đi lặp lại cả trăm lần tất cả những lời thích đáng lẽ ra chị nên nói với em.
Jeanne chăm chú nhìn Keira hồi lâu.
- Có chuyện gì thế ạ?
- Không có gì, chị đang thu nhận bộ mặt non choẹt của em trước khi không được nhin thấy nó nữa.
- Thôi đi, Jeanne, chị sẽ làm em buồn đấy. Hãy sang đó thăm em!
- Khó khăn lắm chị mới cân đối được chi tiêu mỗi tháng, chị phải trình bày ngay với chủ nhà băng của chị về một chuyến đi ngắn ngày đến Êtiôpia mới được, ông ấy sẽ vui lắm đây. Em làm gì với chiếc dây đeo cổ rồi?
Keira đưa tay sờ cổ.
- Chuyện dài lắm ạ.
- Chị đang lắng nghe em đây.
- Em tình cờ gặp lại một người quen cũ tại Luân Đôn.
- Và em đưa cho người ấy chiếc mặt dây chuyền gắn bó với em đến thế?
- Em đã nói với chị rồi mà, Jeanne, đó là cả một câu chuyện dài.
- Cậu ta tên là gì?
- Adrian.
- Em dẫn cậu ta tới gặp bố chưa?
- Không, dĩ nhiên là không.
- Nên nhớ, nếu cái cậu Adrian bí ẩn này có thể loại Max ra khỏi tâm trí em, thì cậu ta được ban phép lành đấy.
- Chị không thích Max ở điểm nào?
- Không có gì!
Keira nhìn chị gái mình chăm chú.
- “Không có gì”, hay “Không có gì, ngược lại thì có”? cô hỏi.
Jeanne không trả lời.
- Nhưng em đúng là đại ngốc..., Keira thở dài. “Chị không có tin tức gì của Max từ khi em chia tay anh ấy”, “Max đã mất nhiều thời gian để hồi phục, đừng khơi lại những vết thương dể rồi sau đó lại ra đi”, “Lẽ ra chị không nên nói với em chuyện này nhưng Max cũng có mặt ở buổi tiệc”, chị phải lòng anh ấy rồi!
- Vớ vẩn!
- Nhìn thẳng vào mắt em này Jeanne!
- Em muốn chị nói gì nào? Rằng chị cảm thấy cô đơn đến mức phải lòng một gã bạn trai cũ của em ư? Thậm chí chị còn không biết liệu mình say mê chính anh ấy hay là say mê cặp đôi mà hai người tạo nên, hoặc chỉ đơn giản là ý nghĩ về một cặp đôi.
- Max hoàn toàn là của chị, Jeanne ạ, nhưng dẫu sao cũng đừng thất vọng, như thế thật bất lịch sự!
Jeanne đi cùng em gái đên tận quầy làm thủ tục hải quan. Đợi hành lý của Keira trôi hết băng chuyền, hai chị em đi uống tách cà phê cuối cùng trước khi chia tay. Cổ họng Jeanne nghẹn ứ không cất nên lời, Keira cũng chẳng hơn gì. Họ nắm chặt tay nhau, mỗi người chìm đắm trong suy nghĩ và yên lặng của riêng mình. Họ chia tay trước cửa hải quan. Jeanne ôm Keira rồi bật khóc nức nở.
- Em hứa sẽ gọi cho chị mỗi tuần, Keira nói trong nước mắt.
- Em sẽ không giữ lời hứa đâu, nhưng chị sẽ viết thư cho em và em nhớ hồi âm cho chị nhé. Kể chị nghe về cuộc sống của em, chị sẽ kể với em cuộc sống của chị; thư của em chắc sẽ dài hàng trang trong khi thư chị gửi cho em chỉ có vài dòng, vì chị chẳng có chuyện gì to tát để kể. Nhớ gửi cho chị ảnh chụp con sông tuyệt đẹp của em, chị sẽ gửi cho em loại bưu thiếp bán ở bến tàu điện ngầm. Chị yêu em, em gái nhỏ của chị, hãy bảo trọng và nhất là mau chóng trở về với chị nhé.
Keira bước giật lùi dần; cô trình hộ chiếu và thẻ lên máy bay cho người cảnh sát đứng đằng sau quầy. Qua cửa kiểm soát, cô ngoái lại để vẫy chị gái lần cuối nhưng Jeanne đã đi khuất rồi.
Có những ngày tạo nên từ vài điều vụn vặt và để lại đợt sóng ngầm trong tâm trí bạn, từ những khoảnh khắc cô đơn mà lâu, rất lâu sau ta vẫn còn hoài nhớ.
Đoàn tàu lại khởi hành trên chuyến đường sắt duy nhất. Số hành khách ít ỏi vừa xuống tàu đã rời khỏi ga Falmouth. Keira băng qua bãi phân loại nơi hai toa chở hàng cũ kỹ đang han gỉ cách biển vài sải cáp. Cô đi tiếp, tiến vào địa phận cảng rồi bước tiếp cho đến bến tàu nơi phà đang khởi hành. Cô đã rời khỏi Luân Đôn được năm tiếng đồng hồ và thủ đô dường như đối với cô đã quá xa xôi. Một hồi tù và khiến cô rảo bước, một thủy thủ quay tay quay, trên bến phà, chiếc cầu tàu bắt đầu được nâng lên; Keira khua tay thật lực, kêu to để người ta đợi cô; chiếc tay quay quay ngược lại và Keira bám lấy cánh tay của cậu bé thủy thủ đang kéo cô lên mạn phà. Đuổi kịp mũi tàu rồi, con phà vượt qua cần trục lớn rồi kéo một mạn để ngược dòng nước. Cửa sông St. Mawes còn đẹp hơn là trong ký ức của cô. Đã thoáng hiện ra pháo đài, với hình dạng cỏ ba lá vô cùng đặc biệt; xa hơn, những ngôi nhà nhỏ màu xanh trắng đan xen, chen chúc trên sườn đồi.
Keira lướt nhẹ tay trên hàng lan can đã trong bóc bởi sóng hắt lên, cô hít một hơi đầy buồng phổi. Mùi muối lẫn với mùi thơm của cỏ non gió mang theo từ đất liền. Thuyền trưởng thổi tù và rồi người gác hải đăng vẫy tay. Ở đây, mọi người đều là chỗ quen biết và thường chào nhau mỗi khi gặp. Tàu chạy chậm lại, neo được thả xuống và mạn phải tàu sượt qua mặt lát đá của bến cảng.
Keira men theo con đường ven bờ biển cho đến tận lối dẫn vào làng; cô ngược lên đầu con phố nhỏ dốc đứng về phía nhà thờ, ngước lên chiêm ngưỡng những bậu cửa sổ trước mỗi căn nhà nơi vô số loài hoa đang khoe sắc. Cô đẩy cửa bước vào quán Victory, bên trong vắng tanh, cô ngồi tại quầy và gọi một suất bánh xèo.
- Mùa này khách du lịch vắng lắm, cô không phải người vùng này đúng không? Chủ quán hỏi trong lúc rót bia cho Keira.
- Tôi không phải là người vùng này nhưng cũng không hoàn toàn xa lạ, vì bố tôi được an táng ngay đằng sau nhà thờ.
- Bố cô là ai?
- Một người tuyệt vời. Tên ông là William Perkins.
- Tôi không nhớ ông ấy, chủ quán đáp vẻ tiếc nuối. Sinh thời ông ấy làm nghề gì?
- Bố tôi nghiên cứu các loài thực vật.
- Cô còn họ hàng thân thích nào trong làng không?
- Không đâu, chỉ có mộ bố tôi thôi.
- Cô đến với chúng tôi từ vùng nào mà lại có giọng này?
- Từ Luân Đôn và từ Pháp.
- Cô đi một quãng đường dài để đến thăm ông ấy ư?
- Nói theo cách nào đó thì quả đúng vậy.
- Vậy thì để tôi thanh toán chỗ đồ ăn này, để tưởng nhớ William Perkins, nhà thực vật học kiêm người tử tế, chủ quán nói rồi đặt đĩa bánh trước mặt Keira.
- Để tưởng nhớ bố tôi, cô vừa nhắc lại vừa nhấc vại bia lên.
Dùng xong bữa trưa, Keira cảm ơn chủ quán rồi đi tiếp về phía đỉnh đồi. Cuối cùng cô cũng tới trước nhà thờ, vòng ra đằng sau và mở cánh cổng sắt rèn.
Trong nghĩa trang của St. Mawes có không quá một trăm linh hồn yên nghỉ. Phần mộ của Williams Perkins nằm ở cuối dãy, nằm tựa lưng vào bức tường bao. Một cây đậu tía leo dọc những phiến đá cũ kỹ, đem lại chút bóng râm dưới tán lá. Keira ngồi trên phiến đá lát và lướt nhẹ ngón tay trên dòng chữ khắc trên bia. Lớp sơn màu lá vàng đã tróc gần hết, lớp rêu màu lục lam trên tấm bia.
- Con biết, lâu rồi con không ghé, quá lâu rồi thì đúng hơn, nhưng con không cần đến tận đây mới nhớ tới bố. Bố từng nói với con rằng đến lúc thích hợp, nỗi buồn nhớ sẽ xóa nhòa trước những ký ức hạnh phúc. Biết đến bao giờ con mới thôi nhớ bố đến nhường này?
Con muốn bố con ta lại được trò chuyện cùng nhau, muốn được tiếp tục đặt ra cho bố hàng nghìn câu hỏi, muốn được nghe thấy hàng nghìn câu trả lời của bố, dù cho chúng đều do bố bịa ra. Con vẫn muốn cảm nhận bàn tay mình trong tay bố, đi bên cạnh bố như khi chúng ta ngắm thủy triều lùi dần về phía biển.
Sáng nay con và chị Jeanne vừa tranh cãi. Lần nào cũng vậy, đều là lỗi của con. Jeanne bực vì tối qua con đã không gọi cho chị ấy để thông báo tin mừng; tối qua, bố lẽ ra đã được hãnh diện vì con, bố ạ, hãnh diện về con gái của bố. Con đã thuyết trình đề tài trước một ban giám khảo và con đã giành giải nhất, đồng giải nhất, nhưng dẫu sao bố vẫn có thể tự hào, vì bố luôn là người thích chia sẻ cơ mà. Con mong sao bố quay trở về, mong bố ôm con vào lòng và chúng ta sẽ lại cùng nhau dạo bước tới tận bến cảng nhỏ kia, con muốn được nghe giọng nói của bố, yên dạ trong ánh mắt của bố, như thuở trước.
Keira im lặng một lúc, bởi cô đang khóc.
- Giá mà bố biết được con giận mình thế nào vì đã không năng tới thăm bố lúc bố còn sống, giá mà bố biết được con hối tiếc vì chuyện đó thế nào. Nhưng con đã không làm thế, và con nghe thấy bố nói rằng con cứ lo cuộc sống riêng đi, nhưng bố chính là một phần cuộc sống của con, bố ạ.
Con không muốn bố phật lòng, thế nên con đã làm lành với Jeanne. Con đã áp dụng triệt để lời khuyên của bố, con đã gọi lại cho chị ấy hai lần để tạ lỗi. Thế rồi bọn con lại tranh cãi lần nữa khi con kể với chị ấy là con đang trên đường đến thăm bố, ngay cả khi con có được gặp bố đâu. Chị ấy cũng muốn tới đây. Cả hai đứa tụi con đều nhớ bố.
Bố biết không, với giải thưởng vừa giành được, con có thể trở lại Êtiôpia. Con tới đây để kể với bố chuyện này, vì nếu bố muốn đến thăm con, thì con sẽ ở trong thung lũng Omo. Không cần chỉ đường cho bố, vì từ nơi bố đang ở, con chắc là bố sẽ tìm ra. Bố hãy đến theo làn gió, đừng thổi quá mạnh bố nhé, nhưng hãy đến, con xin bố.
Con đang làm công việc mình yêu thích, cái nghề mà vì nó bố đã thúc giục con học tập và thành công, nhưng lúc này con chỉ có một mình và con nhớ bố. Trên đó mẹ và bố đã giảng hòa với nhau chưa?
Keira cúi xuống hôn lên phiến đá; rồi cô đứng dậy và rời nghĩa trang, hai vai nặng trĩu. Trên đường xuống cảng nhỏ St. Mawes, cô gọi cho Jeanne và trong khi mắt cô ngân ngấn nước, chị cô đã an ủi cô hồi lâu.
Về đến Paris, hai chị em tổ chức ăn mừng thành công của Keira. Hai buổi tiệc dành riêng cho phái nữ diễn ra liên tiếp; buổi thứ hai kết thúc vào hồi năm giờ sáng, đúng vào một nhóm bảo trợ xã hội đến thuyết phục Jeanne. Đã ngà ngà say, cô nhất định muốn đính hôn với một anh chàng Jules nào đó, kẻ vô gia cư đã may mắn có được nơi ở trong một trung tâm thương mại nằm trên đại lộ Champs-Élysées; kỷ niệm dài nhất mà Keira vẫn còn giữ về hai đêm tiệc tùng này là bốn mươi tám giờ tiếp theo cô vẫn bị chứng đau nửa đầu hành hạ.
Có những ngày được thắp sáng bởi những điều nhỏ nhặt, những chuyện vu vơ khiến bạn hạnh phúc lạ thường; một buổi chiều ngồi khâu vá, một món đồ chơi thời thơ ấu trên mặt quầy một tiệm đồ cũ, một bàn tay nắm chặt tay bạn không rời, một cuộc gọi ta không hề chờ đợi, một lời dịu dàng, con bạn ôm lấy bạn không đòi hỏi thứ gì khác ngoài một khoảnh khắc yêu thương. Có những ngày được thắp sáng bằng những khoảnh khắc vui tươi ngắn ngủi, một thứ mùi vị khiến bạn hân hoan, một tia nắng lọt qua ô cửa sổ, tiếng mưa rào khi ta vẫn còn nằm trên giường, những vỉa hè phủ đầy tuyết hay mùa xuân đang tới cùng những chồi nụ đầu tiên.
Sáng thứ Bảy đó, bà gác cổng khu nhà nơi Jeanne ở mang đến cho Keira ba lá thư. Khảo cổ học là cái nghề mang tính kinh viện mà mỗi người đều đóng góp vào khám phá được xiết bao trông đợi thông qua kiến thức của riêng mình. Thành công trên một di chỉ phụ thuộc vào năng lực của tất cả các thành viên trong nhóm, nó là kết quả của công sức lao động tập thể. Khi Keira biết tin cả ba đồng nghiệp cô mời đều vui vẻ nhận lời lên đường tới Êtiôpia, cô đã nhảy chân sáo khắp căn hộ vì vui sướng.
Sáng hôm đó, trong khi đang lững thững dạo trên những lối đi trong một ngôi chợ, người bán hàng rong nói với Jeanne rằng trông cô tươi tắn rạng rỡ quá chừng, và sáng hôm đó Jeanne trở về nhà với một giỏ đầy trái cây cùng vẻ mặt rạng rỡ.
Giờ trưa, Jan Vackeers và Ivory đang dùng bữa trong một nhà hàng nhỏ tại Amsterdam. Món cá bơn lá mít Ivory gọi chín vừa tầm, Jan hài lòng khi nhìn thấy tính háu ăn của bạn ông được thỏa mãn đến mức ấy. Những chiếc sà lan xuôi ngược cắt nhau dọc theo kênh đào và khoảng sân hiên nơi hai kẻ đồng mưu cũ đang ngồi dùng bữa tắm trong ánh mặt trời. Họ hồi tưởng lại những kỷ niệm đẹp và thả mình theo vài trận cười nghiêng ngả.
Mười ba giờ, Walter đi dạo trong Công viên Hyde. Một chú chó chăn cừu giống Berne đang ngồi dưới gốc sồi lớn chăm chú nhìn một con sóc mải miết chuyền cành. Walter lại gần chú chó và vuốt ve đầu chú. Khi nữ chủ nhân của con vật gọi nó quay về, Walter mới sững lại kinh ngạc. Cô Jenkins cũng bất ngờ không kém gì anh về cuộc gặp tình cờ này và cô chính là người bắt chuyện trước. Cô không hề biết là anh yêu thích loài khuyển, Walter bảo rằng cũng nuôi một chú chó, ngay cả khi chú chó này sống phần lớn thời gian tại nhà mẹ anh. Họ cùng đi dạo trước khi lịch sự chào từ biệt trước cổng công viên; suốt quãng thời gian còn lại của buổi chiều, Walter ngồi trên băng ghế ngắm cây tầm xuân đang ra hoa.
Mười bốn giờ, tôi đi dạo về. Tôi tìm thấy ở chợ trời Camden một chiếc máy ảnh cổ và tôi sung sướng với ý nghĩ sẽ dành cả buổi tối để tháo lắp và lau chùi nó. Bước vào nhà, tôi nhìn thấy một tấm bưu thiếp người đưa thư đã nhét qua khe cửa. Bức ảnh trên bưu thiếp chụp một cảng cá nhỏ của Hydra, hòn đảo nơi mẹ tôi đang sống. Bà đã gửi tấm bưu thiếp này đi cách đây sáu ngày. Mẹ tôi ghê sợ điện thoại, bà không viết thư thường xuyên và dẫu đến bút thì thư bà viết cũng không dài. Dòng chữ đơn giản khiến người ta phải bối rối: “Khi nào thì con tới thăm mẹ?” Hai tiếng sau, tôi rời khỏi hãng lữ hành nằm cách nhà hai con phố, trong túi là chiếc vé máy bay khởi hành cuối tháng.
Tối thứ Bảy đó, vì quá bận rộn với việc chuẩn bị cho chuyến đi, Keira hủy hẹn ăn tối với Max.
Sau khi soi gương hồi lâu trong tấm gương phòng tắm, Jeanne quyết định vứt những lá thư cuối cùng của Jérôme mà cô vẫn giữ trong ngăn kéo bàn làm việc vào sọt rác.
Walter ghé qua hiệu sách đọc một quyển bách khoa toàn thư về loài chó và đang học thuộc lòng trang nói về chó chăn cừu giống Berne.
Jan Vackeers đồng ý cho Ivory chơi gỡ một ván cờ.
Về phần mình, sau khi đã lau chùi cẩn thận chiếc máy ảnh tậu được hồi sáng, tôi đến ngồi bên bàn làm việc, với một cốc bia ướp lạnh và một chiếc sandwich đã chuẩn bị theo một cách rất đặc biệt. Tôi bắt đầu viết một lá thư để báo cho mẹ biết khi nào sẽ tới thăm và ngay khi đặt bút xuống liền lấy làm vui sướng vì đã tạo cho mẹ một bất ngờ.
Đó là những ngày được làm nên từ những điều vụn vặt, những ngày khiến người ta nhớ đến rất lâu, mà không thể biết đích xác nguyên do.
Tôi đã báo cho Walter biết về chuyến đi. Đến kỳ khai giảng tôi mới phải đứng lớp và sẽ không ai ở Học viện này nhận ra sự vắng mặt của tôi. Tôi đã mua bánh quy, trà và mù tạt Anh, những thứ mà mẹ tôi thích mê, sửa soạn hành lý, khóa cửa nhà, một chiếc taxi đưa tôi tới sân bay. Tôi sẽ đến Athene vào giữa giờ chiều, kịp đến cảng Pirée và bắt một chuyến tàu thủy sẽ đưa tôi đến đảo Hydra sau chừng một tiếng đồng hồ.
Như thường lệ, không khí tại Heathrow hỗn độn đúng như dự kiến. Nhưng khi ta đã từng bay tới tận Nam Mỹ, không có gì trong chuyến đi lại khiến bạn bất ngờ được nữa. May mắn là chuyến bay của tôi khởi hành đúng giờ. Sau khi cất cánh, viên phi công thông báo chúng tôi sẽ bay qua không phận Pháp, trước khi qua Thụy Sĩ, miền Bắc Ý, biển Adriatic rồi cuối cùng là Hy Lạp. Đã lâu rồi tôi không trở lại đó và tôi thấy vui vì quyết định về thăm mẹ. Hiện giờ chúng tôi đang bay qua Paris, bầu trời trong vắt và những hành khách ngồi bên thuận của khoang đều đang tận hưởng quang cảnh tráng lệ của thủ đô nước Pháp, thậm chí chúng tôi còn nhìn thấy cả tháp Eiffel.
Paris
Keira năn nỉ Jeanne giúp cô đóng va li lại.
- Chị không muốn em đi nữa.
- Em sẽ lỡ máy bay mất, nhanh lên nào, em xin chị đấy, Jeanne, giờ phải lúc đâu!
Chuyến khởi hành diễn ra vội vã. Trên chiếc taxi chạy theo hướng Orly, Jeanne không nói câu nào.
- Chị sẽ giữ vẻ mặt này cho đến khi chúng ta chia tay nhau sao?
- Chị không giữ vẻ mặt này. Chị đang buồn, thế thôi, Jeanne làu bàu.
- Em hứa sẽ gọi điện, thường xuyên.
- Lời hứa của dân Gascogne[13]! Khi em đến đó rồi thì sẽ chẳng gì khác tồn tại ngoài công việc của em. Vả lại em đã lặp đi lặp lại với chị khá nhiều lần rồi, nào là không có buồng điện thoại công cộng, nào là không có mạng lưới...
[13] Tục ngữ Pháp: hứa hão.
- Chưa ai chứng minh được rằng dân Gascogne không giữ lời hứa cả.
- Jérôme là dân Gascogne chứ đâu!
- Jeanne, hai tháng gần đây thật tuyệt và em chẳng thể có được cơ hội này nếu không có chị. Em nợ chị chuyến đi này, chị là...
- Chị biết, là con ngốc mà em sẽ không bao giờ đổi lấy bất cứ con ngốc nào khác trên đời này, nhưng dẫu sao em vẫn muốn sống cùng với mấy bộ xương trong thung lũng Omo hơn là với người chị vẫn được coi là không thể thay thế này. Ôi, vả lại chị ngốc nhất trong số những kẻ ngốc, chị đã tự hứa với lòng mình sẽ không bao giờ đem chuyện này ra than vãn với em nữa, hôm qua chị đã ngồi trong phòng mình và lặp đi lặp lại cả trăm lần tất cả những lời thích đáng lẽ ra chị nên nói với em.
Jeanne chăm chú nhìn Keira hồi lâu.
- Có chuyện gì thế ạ?
- Không có gì, chị đang thu nhận bộ mặt non choẹt của em trước khi không được nhin thấy nó nữa.
- Thôi đi, Jeanne, chị sẽ làm em buồn đấy. Hãy sang đó thăm em!
- Khó khăn lắm chị mới cân đối được chi tiêu mỗi tháng, chị phải trình bày ngay với chủ nhà băng của chị về một chuyến đi ngắn ngày đến Êtiôpia mới được, ông ấy sẽ vui lắm đây. Em làm gì với chiếc dây đeo cổ rồi?
Keira đưa tay sờ cổ.
- Chuyện dài lắm ạ.
- Chị đang lắng nghe em đây.
- Em tình cờ gặp lại một người quen cũ tại Luân Đôn.
- Và em đưa cho người ấy chiếc mặt dây chuyền gắn bó với em đến thế?
- Em đã nói với chị rồi mà, Jeanne, đó là cả một câu chuyện dài.
- Cậu ta tên là gì?
- Adrian.
- Em dẫn cậu ta tới gặp bố chưa?
- Không, dĩ nhiên là không.
- Nên nhớ, nếu cái cậu Adrian bí ẩn này có thể loại Max ra khỏi tâm trí em, thì cậu ta được ban phép lành đấy.
- Chị không thích Max ở điểm nào?
- Không có gì!
Keira nhìn chị gái mình chăm chú.
- “Không có gì”, hay “Không có gì, ngược lại thì có”? cô hỏi.
Jeanne không trả lời.
- Nhưng em đúng là đại ngốc..., Keira thở dài. “Chị không có tin tức gì của Max từ khi em chia tay anh ấy”, “Max đã mất nhiều thời gian để hồi phục, đừng khơi lại những vết thương dể rồi sau đó lại ra đi”, “Lẽ ra chị không nên nói với em chuyện này nhưng Max cũng có mặt ở buổi tiệc”, chị phải lòng anh ấy rồi!
- Vớ vẩn!
- Nhìn thẳng vào mắt em này Jeanne!
- Em muốn chị nói gì nào? Rằng chị cảm thấy cô đơn đến mức phải lòng một gã bạn trai cũ của em ư? Thậm chí chị còn không biết liệu mình say mê chính anh ấy hay là say mê cặp đôi mà hai người tạo nên, hoặc chỉ đơn giản là ý nghĩ về một cặp đôi.
- Max hoàn toàn là của chị, Jeanne ạ, nhưng dẫu sao cũng đừng thất vọng, như thế thật bất lịch sự!
Jeanne đi cùng em gái đên tận quầy làm thủ tục hải quan. Đợi hành lý của Keira trôi hết băng chuyền, hai chị em đi uống tách cà phê cuối cùng trước khi chia tay. Cổ họng Jeanne nghẹn ứ không cất nên lời, Keira cũng chẳng hơn gì. Họ nắm chặt tay nhau, mỗi người chìm đắm trong suy nghĩ và yên lặng của riêng mình. Họ chia tay trước cửa hải quan. Jeanne ôm Keira rồi bật khóc nức nở.
- Em hứa sẽ gọi cho chị mỗi tuần, Keira nói trong nước mắt.
- Em sẽ không giữ lời hứa đâu, nhưng chị sẽ viết thư cho em và em nhớ hồi âm cho chị nhé. Kể chị nghe về cuộc sống của em, chị sẽ kể với em cuộc sống của chị; thư của em chắc sẽ dài hàng trang trong khi thư chị gửi cho em chỉ có vài dòng, vì chị chẳng có chuyện gì to tát để kể. Nhớ gửi cho chị ảnh chụp con sông tuyệt đẹp của em, chị sẽ gửi cho em loại bưu thiếp bán ở bến tàu điện ngầm. Chị yêu em, em gái nhỏ của chị, hãy bảo trọng và nhất là mau chóng trở về với chị nhé.
Keira bước giật lùi dần; cô trình hộ chiếu và thẻ lên máy bay cho người cảnh sát đứng đằng sau quầy. Qua cửa kiểm soát, cô ngoái lại để vẫy chị gái lần cuối nhưng Jeanne đã đi khuất rồi.
Có những ngày tạo nên từ vài điều vụn vặt và để lại đợt sóng ngầm trong tâm trí bạn, từ những khoảnh khắc cô đơn mà lâu, rất lâu sau ta vẫn còn hoài nhớ.
Bình luận truyện