Ngày Đầu Tiên
Chương 17
Êtiôpia
Thủ tục quá cảnh tại sân bay Addis-Abeba diễn ra chỉ trong vòng một tiếng. Thời gian đủ để đóng dấu vào hộ chiếu của tôi, lấy lại hành lý rồi lên một chiếc máy bay nhỏ cất cánh thẳng hướng sân bay Jinka.
Cánh của chiếc máy bay cúc cu cũ kỹ này đã han gỉ đến mức tôi tự hỏi làm sao nó vẫn có thể vận hành được. Cửa kính trong buồng lái hoen dầu. Chưa kể chiếc la bàn kim co giật như sắp ngoẻo, toàn bộ các mặt đồng hồ trên bảng điều khiển đều trơ ì ra đó. Viên phi công có vẻ như không quan tâm đến những chi tiết này lắm. Khi động cơ kêu lọc xọc, anh ta bằng lòng với việc kéo nhẹ tay ga hoặc đẩy trở lại, tìm kiếm một chế độ có vẻ htích hợp với nó hơn. Anh ta có vẻ đang bay bằng mắt cũng như bằng tai vậy.
Nhưng phía dưới hai chiếc cánh loang lổ sơn của chiếc máy bay cũ rích này diễu qua trong một tiếng động ồn ĩ ghê gớm là những khung cảnh đẹp nhất của châu Phi.
Những bánh xe nảy trên đường băng bằng đất, trước khi chúng tôi dừng lại bất động giữa một luồng bụi dày đặc. Đám trẻ chạy vội về phía chúng tôi và tôi rất sợ một trong số chúng bị cuốn vào cánh quạt máy bay. Viên phi công nghiêng người để mở cửa cho tôi, quẳng túi xách của tôi ra ngoài và tôi hiểu rằng chúng tôi chia tay nhau tại đây.
Tôi vừa đặt chân xuống mặt đất là máy bay đã vòng trở lại, tôi chỉ kịp quay người để nhìn nó bay xa dần trên những ngọn bạch đàn.
Tôi thấy mình trơ trọi giữa một nơi đồng không mông quạnh, và tôi vô cùng tiếc nuối vì đã không biết cách thuyết phục Walter đi cùng với mình. Ngồi trên một thùng phuy trước kia vốn là thùng đựng dầu, túi xách để dưới chân, tôi ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên hoang dã xung quanh, mặt trời đang lặn dần và tôi nhận ra là mình không hề hay biết sẽ ngủ qua đêm nay ở đâu.
Một người đàn ông mặc áo may ô vạt rách đến gặp tôi và đề nghị giúp đỡ, dù thế nào đi nữa đó cũng là điều tôi thu nhận được. Chỉ riêng việc giải thích cho ông ta hiểu là tôi đang tìm một nhà nữ khảo cổ đang làm việc cách đây không xa cũng đòi hỏi ở tôi một kỳ tích ở óc sáng tạo. Tôi nhớ đến trò chơi chúng tôi thường chơi trong gia đình, nhại điệu bộ của một tình huống hoặc đơn giản là một từ để buộc những người khác đoán ra. Tôi chưa bao giờ thắng trò này! Và chính tôi lúc này lại đang giả bộ đào đất, phấn khích trước một mẩu gỗ tầm thường như thể vừa khám phá ra cả một kho báu; người đối thoại vỡi tôi nhăn nhó đau khổ đến mức tôi đành bỏ cuộc. Người đàn ông nhún vai rồi bỏ đi.
Mười phút sau ông ta xuất hiện trở lại, đi cùng một cậu nhóc thoạt tiên nói với tôi bằng tiếng Pháp, rồi tiếng Anh và cuối cùng là pha trộn cả hai thứ ngôn ngữ với nhau. Cậu bé cho tôi biết trong vùng này hiện có ba nhóm khảo cổ đang bám sát hiện trường. Một nhóm đang làm việc cách chỗ tôi đứng bảy mươi kilômét về phía Bắc, nhóm thứ hai hiện trong thung lũng Rift tại Kenya, và nhóm thứ ba, vừa mới đến, đã thuê lại một khu trại cách hồ Turkana gần một trăm kilômét về hướng Đông Bắc. Cuối cùng tôi cũng định vị được nơi Keira đang sống, tôi chỉ còn việc tìm ra phương tiện để đến chỗ cô ấy.
Cậu bé đề nghị tôi đi theo cậu ta. Người đàn ông đã tới bắt chuyện với tôi rất muốn mời tôi ngủ lại qua đêm. Tôi không còn biết phải cảm ơn ông như thế nào và tôi vừa đi theo cậu bé vừa tự thú nhận rằng nếu một người Êtiôpia bị lạc giữa phố phường Luân Đôn giống như tình cảnh của tôi tại đây tối nay, mà có nhờ tôi chỉ đường giúp, tôi hẳn sẽ không đủ hào hiệp để mời họ về nhà mình nghỉ lại qua đêm. Dù có là do sự khác biệt về văn hóa hoặc thành kiến thì trong cả hai trường hợp đó tôi đều cảm thấy mình vô cùng ngớ ngẩn.
Ông chủ nhà mời tôi cùng ăn tối, cậu bé vẫn ngồi cùng chúng tôi. Cậu ta không ngừng nhìn tôi chòng chọc. Tôi cởi áo vest rồi vắt lên một chiếc ghế đẩu, cậu ta liền thích thú với việc lục lọi các túi áo, không hề ngần ngại. Cậu ta thấy trong đó chiếc mặt dây chuyền của Keira và ngay lập tức trả nó về chỗ cũ. Tôi bỗng có cảm giác là sự hiện diện của tôi không còn khiến cậu ta hoan hỉ nữa, rồi không nói một lời, cậu ta rời khỏi căn lều.
Tôi ngủ trên một manh chiếu và tỉnh dậy vào lúc bình minh. Sau khi đã uống một trong những thứ cà phê ngon nhất trong đời mình, tôi đi dạo gần một sân bay nhỏ, tìm cách tiếp tục cuộc hành trình. Nơi này không thiếu vẻ duyên dáng, nhưng tôi sẽ không vì thế mà chôn chân tại đây.
Tôi nghe thấy tiếng động cơ từ xa vọng lại. Một đám bụi bao quanh chiếc xe hai cầu khá to đang chạy thẳng về phía tôi. Chiếc xe địa hình dừng khựng lại trước đường băng, hai người đàn ông từ trên xe bước xuống. Cả hai đều là người Ý, vận may đã mỉm cười với tôi rồi, họ nói tiếng Anh rất ổn và đúng ra là có vẻ dễ mến. Không hề ngạc nhiên khi nhìn thấy tôi đứng dậy, họ hỏi tôi muốn đi đâu. Tôi chỉ cho họ thấy một điểm trên tấm bản đồ họ vừa trải ra trên nắp máy xe rồi ngay lập tức họ đề nghị đưa tôi đến gần chỗ đó.
Sự hiện diện của họ dường như còn khiến cậu bé khó chịu hơn là sự hiện diện của tôi. Phải chăng đó là dư âm của thời kỳ Êtiôpia bị Ý chiếm làm thuộc địa? Tôi không rõ, nhưng rõ ràng là hai người dẫn đường kỳ diệu của tôi không hề khiến cậu hài lòng.
Sau khi đã nồng nhiệt cảm ơn ông chủ nhà, tôi ngồi lên chiếc xe hai cầu. Suốt dọc đường đi, hai người Ý đặt ra với tôi hàng nghìn câu hỏi, về nghề nghiệp của tôi, về cuộc sống tại Atacama cũng như tại Luân Đôn và cả về những lý do dẫn tôi đến với Êtiôpia. Tôi không thực sự muốn đề cập đến điểm sau cùng này và đành nói với họ là tôi đến đây gặp một người phụ nữ; hai người dân thành Rome liền cho rằng chỉ riêng lý do ấy thôi cũng đủ để đi tới nơi chân trời góc bể. Đến lượt mình, tôi cũng hỏi họ tại sao lại tới đây. Họ xuất khẩu vải vóc, đang điều hành một công ty tại Addis-Abeba, và vì yêu mến Êtiôpia, họ sẽ thám hiểm đất nước này mỗi khi có dịp.
Thật khó để định vị chính xác nơi tôi muốn đến và không gì đảm bảo được rằng người ta có thể đi xe vào tận trong đó. Người lái xe đề nghị để tôi xuống xe tại một làng chài bên bờ sông Omo, sẽ dễ hơn cho tôi nếu thuê một chiếc thuyền con chở tôi xuôi theo dòng nước. Như thế tôi sẽ có nhiều cơ may tìm ra khu trại khảo cổ mà tôi đang tìm kiếm. Họ có vẻ quá thông thạo vùng này, tôi phó thác cả vào họ và làm theo lời họ khuyên. Người không lái xe thì sẵn sàng làm phiên dịch giúp. Anh ta đã sống ở đây nhiều năm và có được vài kiến thức sơ đẳng trong việc giao tiếp với thổ dân Êtiôpia, anh ta tự cho là mình có thể tìm ra một ngư dân sẵn lòng cho tôi quá giang trên chiếc thuyền độc mộc.
Đến tầm xế chiều, tôi tạm biệt hai người bạn đường, chiếc thuyền con mỏng manh tôi vừa bước lên đã rời khỏi bờ sông và trôi xuôi theo dòng nước.
Tìm được Keira không đơn giản như những người bạn Ý của tôi đã nói. Sông Omo chia làm nhiều bánh, mỗi lần chiếc thuyền độc mộc tiến vào một lối tàu bè qua lại chứ không phải một lối khác, tôi tự hỏi liệu chúng tôi có đi quá khu trại mà không nhìn thấy nó không.
Tôi những muốn thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ xung quanh, ở mỗi khúc quanh tôi sẽ phát hiện ra những khung cảnh khác, nhưng tâm trí tôi bận rộn với việc tìm kiếm những lời có thể nói với Keira nếu tìm ra cô ấy, những lời sẽ giải thích mục đích của chuyến thăm này, điều mà bản thân tôi cũng không rõ.
Dòng sông đổ về phía các vách đất màu nâu nhạt ngăn không cho thuyền bè qua lại quá gần. Người điều khiển thuyền độc mộc trông chừng để giữ cho chúng tôi ở chính giữa dòng nước. Một thung lũng mới mở ra trước mát chúng tôi, và rốt cuộc tôi cũng nhận ra khu trại mình hằng ngóng đợi nằm trên đỉnh một quả đồi nhỏ.
Chúng tôi ghé thuyền vào một bờ sông đầy cát và bùn. Tôi lấy túi xách, chào người đánh cá đã đưa tôi đến đây rồi tiến bước trên một con đường nhỏ nằm giữa hai hàng cỏ cao ngút. Tôi gặp một người Pháp đang ngạc nhiên khi nhìn thấy tôi. Tôi hỏi anh ta ở đây có ai tên là Keira đang làm việc không, anh ta chỉ tay về phía Bắc rồi trở lại với công việc dang dở.
Ngược lên chút nữa, tôi đi qua một ngôi làng với những túp lều và đến rìa của hiện trường khai quật khảo cổ.
Đất được đào thành nhiều ô vuông, những cây mọc và những sợi thừng định ranh giới cho mỗi hố. Hai hố đầu tiên không có người, nhưng đến hố thứ ba thì có hai thanh niên đang làm việc. Xa hơn một quãng, vài người khác đang chải nhẹ mặt đất với những cây chổi chuyên dụng. Từ nơi tôi đang đứng, người ta có lẽ sẽ tưởng họ đang vẽ. Không ai để ý đến tôi và tôi tiếp tục tiến lên trên lối đi hình tròn tạo nên từ những sườn đất dốc giữa mỗi hố, ít ra là cho tới lúc một tràng chửi rủa vang lên đằng sau lưng khiến tôi dừng bước. Một đồng hương của tôi, tôi đoán vậy vì tiếng Anh của hắn rất chuẩn, đang gào lên hỏi thằng ngốc đang đi dạo giữa những hố khai quật kia là ai. Tôi chỉ việc nhanh chóng nhìn lướt đường chân trời là đoán được thằng ngốc được nhắc đến kia không thể là ai khác ngoài mình.
Khó có thể hình dung ra lời mào đầu khá khẩm hơn cho cuộc hạnh ngộ chưa chi đã khiến tôi bồn chồn này. Bị gọi là tên ngốc giữa một chốn rộng thênh thang là việc không vừa ầm của bất cứ ai. Khoảng một chục cái đầu ngẩng lên từ hố, như một đàn cầy dũi nhô lên từ hang của chúng khi có báo động nguy hiểm. Một người đàn ông thân hình vạm vỡ ra lệnh cho tôi, lần này là bằng tiếng Đức, phải biến khỏi đây ngay lập tức.
Tôi thực sự không thạo tiếng Đức, nhưng vốn từ vựng hết sức ít ỏi cũng đủ giúp tôi hiểu rằng anh ta không hề đùa cợt. Thế rồi bỗng nhiên, chính giữa tất cả những ánh mắt lên án đó, xuất hiện ánh mắt của Keira, người đến lượt mình vừa đứng dậy...
... Và chẳng chuyện gì diễn ra giống như Walter dự đoán!
- Adrian phải kô? Cô ấy hốt hoảng kêu lên.
Khoảnh khắc thứ hai của nỗi cô đơn mãnh liệt. Khi Keira hỏi tôi đang làm gì ở đây – nỗi ngạc nhiên của cô ấy lớn hơn nhiều so với niềm vui được gặp lại tôi – viễn cảnh trả lời cô ấy giữa cái thế giới nhỏ thù địch này vì thế đã nhấn chìm tôi trong một trạng thái câm lặng kéo dài. Tôi đứng đó, sững sờ như hóa đá, với cảm giác đã bước vào một bãi mìn và các chuyên viên gỡ mìn đang chờ đến lúc tôi tan thành khói bụi mới lôi ra.
- Nhất là không được cử động! Keira ra lệnh trong lúc tới gặp tôi.
Cô ấy lại gần tôi và dẫn tôi đến tận lối ra của khu vực khai quật.
- Anh không biết mình vừa làm gì đâu! Anh đến từ nơi nào chẳng rõ, với đôi ủng to đùng, anh sẽ giẫm lên những bộ xương mang tầm quan trọng vô giá.
- Hãy nói là anh chưa hề làm như vậy đi, tôi ấp úng khẩn nài.
- Chưa, nhưng lẽ ra anh đã làm thế, cũng như nhau cả thôi. Hay là anh thấy em đang nấp trong các đài quan sát của anh và xoáy vặn lung tung tất cả các nút điều khiển kính thiên văn?
- Anh nghĩ mình đã biết rõ là em đang giận.
- Em không giận, anh là người vô trách nhiệm, hai chuyện đó hoàn toàn khác nhau.
- Chào Keira.
Lẽ ra tôi đã có thể tìm ra một câu gì đó độc đáo hơn, thích đáng hơn là “chào Keira”, nhưng đó là câu đầu tiên xuất hiện trong đầu tôi.
Cô ấy nhìn tôi từ đầu đến chân. Tôi đợi đến lúc cô ấy rốt cuộc sẽ thoải mái hơn, ít ra là trong giây lát.
- Anh làm gì ở đây vậy, Adrian?
- Đó là cả một câu chuyện dài, và anh vừa vượt qua một quãng đường còn hơn là dài; nếu em có chút xíu thời gian dành cho anh, anh sẽ giải thích để em hiểu.
- Vâng, nhưng không phải bây giờ, như anh thấy đấy, em đang giữa ngày làm việc.
- Anh không có số điện thoại của em tại Êtiôpia, cũng không có số điện thoại của thư ký của em để hẹn gặp. Anh sẽ xuống bờ sông và đi nghỉ giữa một cây dừa và một cây chuối. Nếu em rảnh ra lúc nào, ghé qua đó gặp anh nhé.
Không để cô ấy kịp trả lời, tôi quay bước và đi ngược trở lại theo lối ban nãy. Dẫu sao tôi cũng có lòng tự tôn chứ!
- Ở đây không có dừa, cũng làm gì có chuối, đúng là đại ngốc! tôi nghe thấy giọng nói của cô ấy vang lên sau lưng mình.
Tôi quay lại nhìn, Keira đang tiến về phía tôi.
- Em thừa nhận là màn chào đón như thế không được tuyệt vời cho lắm, em xin lỗi, thứ lỗi cho em nhé.
- Em có rảnh để ăn trưa không? Tôi hỏi cô ấy.
Ngày hôm đó, tôi hẳn phải đột xuất có một năng khiếu đặc biệt trong việc đặt ra những câu hỏi ngu ngốc. Chí ít thì điều này cũng khiến Keira phì cười. Cô ấy cầm tay tôi kéo về phía khu trại. Cô ấy mời tôi bước vào trong lều, mở một tủ ướp lạnh, lấy ra hai chai bia và đưa cho tôi một chai.
- Anh uống đi, nó chưa được lạnh lắm đâu, năm phút nữa là nó sẽ nóng ran lên cho mà xem. Anh đến đây lâu chưa?
Ở đây, chỉ có hai người trong căn lều của cô ấy, cảm giác quá lạ lẫm đến mức chúng tôi thấy dường như điều đó hơi bất lịch sự. Vậy là chúng tôi rời khỏi lều để đi dạo dọc bờ sông. Trong lúc đi dạo tôi mới hiểu rõ hơn chuyện Keira đã khó khăn thế nào khi phải rời khỏi một nơi như thế này.
- Adrian ạ, em rất cảm động khi anh tìm đến tận đây. Dịp cuối tuần đó tại Luân Đôn là quãng thời gian tuyệt vời, tuyệt vời nhưng...
Tôi cần phải ngắt lòi cô ấy, nhất là khi tôi không muốn nghe điều cô ấy sắp nói ra, tôi đã hình dung rất rõ điều ấy trước khi đến Luân Đôn. Rốt cuộc, có lẽ là không với ngần ấy sự minh mẫn tỉnh táo, nhưng vấn đề không phải ở chỗ đó.
Tại sao tôi lại trả lời cô ấy quá nhanh chóng rằng cô ấy đang nhầm lẫn về ý định của tôi, trong khi sự thật hoàn toàn ngược lại? Tôi đã tới tận đây, bị thôi thúc bởi niềm vui khi gặp lại cô ấy, được nghe giọng nói của cô ấy, được nhận ra ánh mắt của cô ấy, thậm chí là ánh mắt thù địch, được chạm vào cô ấy, với khát khao mãnh liệt là được ôm cô ấy vào lòng, lại được nếm trải làn da của cô ấy, nhưng tôi không thú nhận điều gì trong số đó. Hành động ngu ngốc mới của tôi hay lòng tự tôn đàn ông đặt không đúng chỗ, sự thực là tôi không muốn bị từ chối, một lần thứ hai, nếu không muốn nói là lần thứ ba.
- Sự hiện diện của anh tại đây chẳng có gì lãng mạn cả, Keira ạ, tôi nói thêm để đóng sâu chiếc đinh. Anh cần bàn với em chuyện này.
- Chuyện này hẳn là rất quan trọng vì anh đã vượt cả một quãng đường dài thế kia mà.
Đây là dạng bí mật mà nếu đặt cạnh nó, việc ước lượng chiều sâu của Vũ trụ đối với tôi chỉ còn là một phương trình toán đơn giản. Vừa vài phút trước đó, Keira dường như đặc biệt phản đối ý nghĩ tôi đã thực hiện chuyến hành trình này để tới gặp cô ấy thì giờ đây, khi tôi khẳng định với cô ấy điều ngược lại, hình như cô ấy đang nổi giận.
- Em nghe anh nói đây! cô ấy nói với hai bàn tay chống nạnh. Anh nói ngắn gọn xem nào, em phải trở lại với ê kíp
- Nếu em muốn, chuyện này có thể để đến tối nay nói cũng được. Anh thấy không nhất thiết phải nói bây giờ; dù sao anh cũng không thể lại lên đường ngay hôm nay, mỗi tuần chỉ có hai chuyến bay nối liền Luân Đôn và Addis-Abeba và phải ba ngày nữa mới có chuyến tiếp theo.
- Anh cứ ở lai bao lâu tùy thích, ai cũng được chào đón ở đây mà, ngoại trừ khu vực khai quật của em, em mong anh không đi dạo trong đó trừ khi được ai đó dẫn đường.
Tôi hứa sẽ thực hiện đúng nguyện vọng đó. Tôi để cô ấy làm nốt công việc trong ngày. Vài tiếng sau chúng tôi sẽ gặp lại nhau và chúng tôi sẽ có cả buổi tối để trò chuyện.
- Anh trở lại lều của em đi, cô ấy vừa nói vừa đi ngược lên dốc. Anh đừng nhìn em như thế, chúng ta đâu có ở tuổi mười lăm nữa. Nếu qua đêm ngoài trời, anh sẽ bị lũ nhện khổng lồ xé xác. Có lẽ em nên xếp anh ngủ với các đồng nghiệp nam, nhưng tiếng ngáy của họ còn đáng sợ hơn vết nhện cắn đấy.
Chúng tôi dùng bữa tối cùng cả nhóm khảo cổ. Thái độ thù nghịch các nhà khảo cổ nhằm vào tôi đã chấm dứt, ngay khi tôi không còn là chú voi tồ tệch dạo chơi giữa những hố khai quật của họ; đúng ra là họ hết sức thân thiện từ đầu đến cuối bữa ăn, tôi tin là họ vui khi nhìn thấy một gương mặt mới, thêm vào đó, lại cung cấp cho họ những tin tức mới mẻ từ châu Âu. Tôi đã cất tờ báo tìm thấy trên máy bay vào túi xách, quả là nó đã gây được ấn tượng mạnh mẽ. Ai nấy tranh nhau đọc và người giành được tờ báo phải đọc lên cho những người khác cùng nghe. Khó mà biết được những tin tức hàng ngày tầm thường này lại bỗng trở nên quan trọng nhường ấy đối với những ai đang xa nhà.
Keira tranh thủ lúc nhóm cộng sự ngồi vây quanh đống lửa để kéo tôi ra một góc.
- Chỉ tại anh mà ngày mai họ sẽ mệt lử, cô ấy lại gần tôi và nhìn họ, tất cả đều đang chăm chú đọc chung tờ báo. Ngày nào trôi qua cũng đủ mệt nhọc rồi, mỗi phút làm việc đều được coi trọng. Bốn em sống theo nhịp mặt trời, mọi khi giờ này cả nhóm đã đi ngủ rồi.
- Vậy thì anh hình dung rằng tối nay không phải là một buổi tối bình thường.
Tiếp đó là một khoảnh khắc yên lặng, cả hai chúng tôi đều nhìn đi chỗ khác.
- Anh phải thú nhận với em là đã từ vài tuần nay, không chuyện gì đối với anh là thực sự bình thường cả, tôi nói tiếp. Và những chuỗi bất thường liên tiếp này không phải là không liên quan tới sự có mặt của anh tại đây.
Tôi lấy từ trong túi áo ra chiếc mặt dây chuyền rồi đưa cho cô ấy.
- Em đã bỏ quên thứ này trên bàn đầu giường nhà anh, anh đến để trả lại em.
Keira cầm lấy chiếc dây đeo cổ trong lòng bàn tay và nhìn nó hồi lâu, cô ấy mỉm cười thật xinh.
- Cậu ấy không trở lại, cô ấy nói.
- Ai kia?
- Người đã tặng vật này cho em.
- Em nhớ người ấy đến thế sao?
- Không ngày nào trôi qua mà em không nghĩ đến cậu ấy và cảm thấy tội lỗi vì đã bỏ cậu ấy lại.
Tôi không lường trước được chuyện này, và tôi phải hết sức cố gắng mới tìm ra một câu đối đáp không để lộ tâm trạng mình đang rối bời.
- Nếu yêu cậu ấy đến mức đó, thế nào em cũng sẽ tìm ra cách để bày tỏ điều này với cậu ấy; cậu ấy sẽ tha thứ cho em, dù em đã làm gì đi nữa.
Tôi không muốn biết thêm điều gì về cái người đã chinh phục được trái tim Keira, và càng không muốn là người giảng hòa cho họ, nhưng tôi đọc thấy trong mắt cô ấy thấp thoáng một nỗi buồn.
- Có lẽ em nên viết thư cho người ấy chăng?
- Trong ba năm trời, em đã dạy cho cậu ấy nói thông thạo tiếng Pháp, vài kiến thức sơ đẳng về tiếng Anh, nhưng vẫn chưa dạy được cậu ấy đọc. Vả lại em cũng không biết cậu ấy hiện ở đâu nữa, Keira nhún vai đáp.
- Người ấy không biết đọc ư?
- Anh thực sự tìm đến tận đây chỉ để trả lại cho em sợi dây chuyền này ư?
- Thế còn em, em thực sự bỏ quên nó tại nhà anh ư?
- Chuyện đó thì có để làm gì đâu hả Adrian?
- Keira, đây không phải là chiếc mặt dây bất kỳ nào đó. Ít ra em cũng biết điều này rồi chứ? Nó có một đặc tính hết sức khác thường. Điều gì đó anh nên chia sẻ cùng em, điều gì đó quan trọng hơn rất nhiều so với những gì em có thể hình dung.
- Đến mức đó ư?
- Bạn em kiếm đâu ra thứ này? Ai đó đã bán cho cậu ta chăng?
- Nhưng anh đang sống trong thế giới nào vậy, Adrian? Cậu ấy không kiếm được nó, cậu ấy thấy nó trong một miệng núi lửa đã tắt, cách đây hơn một trăm cây số. Tại sao anh lại hỏi dồn dập như thế, có chuyện gì quan trọng đến vậy?
- Em có biết hiện tượng gì xảy ra khi đưa chiếc mặt dây chuyền của em lại gần một nguồn sáng mạnh không?
- Có, em nghĩ mình biết hiện tượng đó rồi. Được rồi, Adrian, nghe em nói đây. Khi quay trở lại Paris, em muốn biết thêm đôi chút về chiếc vòng cổ này, đơn giản vì tò mò. Được một người bạn giúp đỡ, bọn em đã thử xác định niên đại cuả nó nhưng không thành công. Thế rồi một buổi tối, trong một cơn giông khá dữ dội, ánh chớp đã chiếu xuyên qua nó và em đã nhìn thấy hàng loạt những chấm sáng nhỏ trên tường phòng khách nơi em đang đứng. Một lúc sau, khi nhìn qua cửa sổ, em nhận ra nét nhang nhác cái vừa xuất hiện trên tường với cái em đang nhìn thấy trên trời. Ít lâu sự tình cờ đã xui khiến chúng ta gặp lại. Sáng hôm đó, tại Luân Đôn, khi rời khỏi nhà anh, em đã muốn để lại cho anh một bức thư, nhưng em không biết phải viết như thế nào. Vậy nên em để lại sợi dây chuyền cho anh, tự nhủ rằng nếu có điều gì đó đáng khám phá về vật này, thì nhất định sẽ liên quan tới lĩnh vực của anh chứ không phải của em. Nếu hiện tượng anh đã chứng kiến khiến anh tò mò hay say mê, em cũng thấy vui. Em để lại cho anh chiếc mặt dây này, anh muốn làm gì với nó tùy ý. Ở đây em đang có nhiều việc phải làm. Giành được giải thưởng này, chỉ huy nhóm nghiên cứu này và xứng đáng với sự tin tưởng mọi người đã dành cho là một trách nhiệm nặng nề, em sẽ không thể có đến cơ hội thứ ba, anh hiểu không? Anh thật độ lượng khi đến tận đây để chia sẻ câu chuyện của anh, nhưng theo đuổi cuộc điều tra là việc của anh. Em sẽ vẫn cứ đào đất và em không có thời gian để nghĩ tới những ngôi sao.
Phía trước chúng tôi là một cây minh quyết lớn, tôi đến ngồi dưới gốc cây rồi bảo Keira đến ngồi bên cạnh.
- Tại sao em lại ở đây? tôi hỏi.
- Anh đang đùa hay sao?
Vì tôi lặng thinh không đáp, cô ấy nhìn tôi vẻ thích thú.
- Em mê mẩn trò lội bì bõm trong bùn, cô ấy nói, và vì bùn ở đây nhiều vô kể, em tha hồ lội!
- Đừng có đùa, anh không hỏi em đang làm gì, anh muốn em giải thích cho anh nghe tại sao lại là ở đây, tại Êtiôpia chứ không phải nơi nào khác.
- Chuyện này cũng vậy, là cả một câu chuyện dài.
- Anh còn cả đêm để nghe cơ mà.
Keira ngập ngừng một lát. Cô đứng dậy để đi tìm một mẩu gỗ rồi trở lại ngồi bên cạnh tôi.
- Cách đây rất lâu rồi, cô ấy vừa nói vừa vẽ một vòng tròn lớn trên cát, các lục địa gắn liền với nhau thành một khối.
Cô ấy vẽ một vòng tròn khác bên trong vòng tròn đầu tiên.
- Toàn bộ tạo thành một dạng lục địa duy nhất vô cùng rộng lớn, bao quanh là các đại dương, siêu lục địa Pangée. Cả hành tinh rung chuyển bởi những trận động đất kinh khủng, những mảng kiến tạo địa chất bắt đầu chuyển động. Siêu lục địa chia tách làm hai phần, Luaraise ở phía Bắc và Gondwana ở phía Nam. Rồi châu Phi tách ra, trở thành một hòn đảo hầu như riêng rẽ. Không xa nơi chúng ta đang ngồi, dưới tác dụng của một áp lực không thể cưỡng lại, mọc lên một hàng rào núi. Những ngọn núi mới hình thành này không phải là không ảnh hưởng tới khí hậu trong vùng. Các đỉnh núi cản mây lại. Không có mưa, đất đai phía Đông bắt đầu hoang mạc hóa.
Lũ khỉ đang sống trên cây để tránh những loài săn mồi thấy khu vực cư trú của chúng thu hẹp lại như tấm da lừa. Ít cây cối hơn, ít trái cây hơn, nguồn thức ăn bắt đầu cạn kiệt và loài khỉ bị đe dọa tuyệt chủng. Anh nghe cho kỹ đây, đúng lúc này câu chuyện mới bắt đầu trở nên có nghĩa.
Càng về phía Tây, ngược về bên kia thung lũng nơi từ đó trở đi loại cỏ cao không mọc nữa, cánh rừng vẫn trường tồn. Từ ngọn một vài cây cao vẫn còn sinh trưởng, loài khi có thể đã thấy những vùng đất nơi nguồn thức ăn vẫn còn dồi dào. Anh thấy đấy, quy luật tiến hóa là thích nghi với môi sinh để sống sót, và bản năng sinh tồn mạnh hơn tất thảy. Thế nên, bất chấp nỗi sợ của chúng, lũ khỉ vẫn rời khỏi đám cây. Từ bên kia thảo nguyên là chốn bồng lai tiên cảnh nơi chúng sẽ không phải chịu thiếu thốn thứ gì.
Vậy là bầy khỉ của chúng ta lên đường. Nhưng khi đã di chuyển bằng bốn chân xuyên qua đồng cỏ cao, chúng không thấy gì nhiều. Không biết sẽ phải đi tiếp theo hướng nào, cũng không thấy những nguy hiểm đang rình rập. Anh sẽ làm gì nếu ở vào vị trí của chúng?
- Anh không rõ, tôi đáp, bị giọng kể của cô ấy mê hoặc.
- Giống như chúng, anh hẳn sẽ đứng trên hai chân sau để nhỉn anh xa rồi anh sẽ lại hạ hai chi trước xuống để tiếp tục cuộc hành trình; và, lại thêm lần nữa, anh sẽ lại đứng lên để xác định điểm đến trước khi tiếp tục lên đường, và cứ như thế, cho đến khi anh thấy chán ngắt với bài tập thực hành này, ngán ngẩm với việc hết đứng thẳng trên hai chân rồi lại cúi xuống di chuyển bằng bốn chân. Và cũng trong lúc dọ dẫm tiến về phía trước như thế, anh không ngừng đi chệch hướng đã định. Cần phải vạch ra một đường thẳng, đi từ vùng thảo nguyên thù địch đó, nơi đêm này qua đêm khác, những loài săn mồi tấn công đồng loại của anh, nhanh chóng chiếm lấy khu rừng và các loại trái cây ngon lành nhất. Thế rồi, một ngày đẹp trời, để đi nhanh hơn, một khi đã đứng thẳng trên hai chi sau, có lẽ anh đã thử duy trì tư thế đứng ấy.
Dĩ nhiên, bước đi của anh vụng về hơn, đau đớn, bởi khung xương cũng như cơ bắp của anh đều chưa thích nghi với tư thế này, nhưng anh cố cầm cự, khi hiểu rằng sự sống còn của anh phụ thuộc cả vào khả năng đến đích. Số lượng khỉ chết vì kiệt sức dọc đường hoặc bị tàn sát bởi các loài dã thú sẽ thuyết phục anh tin vào sự khẩn thiết của việc thẳng tiến về phía trước, mỗi lúc một nhanh hơn. Chỉ có một đôi khỉ đến được đích và loài khỉ được bảo toàn. Mà không biết một điều, rằng giữa thảo nguyên này, anh không còn là chú khỉ mới ngày hôm qua vẫn còn chuyền từ cành này sang cành khác, chạy bằng bốn chân trong những cuộc lẩn trốn ngắn ngủi trên mặt đất; mà không biết anh đã trở thành một con người nhỏ bé, Adrian ạ, bởi vì anh đang đi bằng hai chân. Anh đã từ bỏ những thuộc tính của giống loài để tạo ra một loài khác, loài người. Bầy khỉ đã thành công trong một vụ cá cược tưởng như không thể thắng nổi là chiếm được những vùng đất màu mỡ phía bên kia thảo nguyên cũng chính là tổ tiến của chúng ta. Và nếu chuyện em sắp kể với anh vẫn còn khiến một vài nhà khoa học nhảy dựng lên thì cũng không quan trọng, trong lĩnh vực này chân lý hiếm khi đạt được sự nhất trí ngay khi nó xuất hiện.
Cách đây hai mươi năm, các bạn đồng nghiệp lỗi lạc của em đã phát hiện ra hài cốt của Lucy. Bộ xương đó đã trở thành một ngôi sao. Lucy đã có ba triệu năm tuổi, và cả thế giới nhất trí coi Lucy như bà tổ của loài người, nhưng cả thế giới đã nhầm. Một vài thập niên sau đó, những nhà khoa học khác đã tìm ra hài cốt của Ardipithecus Kadabba. Nó đã tồn tại cách đây năm triệu năm và hệ thống dây chằng bên dưới da cũng như cấu trúc khung chậu và cấu trúc cột sống của nó chứng minh cho chúng ta thấy rằng đó cũng là một loài có hai chân. Lucy liền bị hạ bệ.
Rồi gần đây, một nhóm khác đã phát hiện ra những bộ xương hóa thạch của một họ hai chân thứ ba. Còn cổ hơn nữa. Những người Orrorin đã sống cách đây sáu triệu năm. Khám phá này đảo lộn tất cả những gì cho đến giờ người ta vẫn hằng tin. Bởi người Orrorin không chỉ đi lại mà họ còn gần gũi với chúng ta hơn. Đây chính là thứ đã quẳng trả tất cả những gì từng được coi như tổ tiên của loài người xuống mức họ hàng xa và đẩy lùi trở lại thời điểm được cho là đã diễn ra sự chia tách giữa dòng dõi khỉ với dòng dõi người. Nhưng ai còn có thể khẳng định chắc chắn rằng trước người Orrorin không còn ai khác? Các đồng nghiệp của em đang tìm kiếm câu trả lời ở phía Tây còn em lại đến phía Đông, trong thung lũng này, dưới chân dãy núi này, bởi vì em tin chắc như đinh đóng cột rằng tổ tiên của loài người phải có đến bảy hoặc tám triệu năm tuổi và hài cốt của họ đang nằm đâu đó dưới chân chúng ta. Giờ thì anh biết tại sao em lại có mặt ở Êtiôpia rồi đấy.
- Keira này, em ước tính tuổi vị tổ tiên cao nhất của chúng ta là khoảng bao nhiêu?
- Em đâu có quả cầu pha lên, ngay cả trong những giấc mơ điên rồ nhất cũng vậy. Để trả lời câu hỏi của em, em chỉ có cách là khám phá. Cái mà em biết, đó là toàn bộ loài người trên trái đất này đều mang một bộ gen đồng nhất. Bất kể màu da, chúng ta vẫn là hậu duệ của cùng một sinh vật.
Không khí lạnh rốt cuộc cũng buộc chúng tôi rời khỏi quả đồi. Keira xếp cho tôi nằm trên một chiếc giường dã chiến trong lều của cô, cô đưa cho tôi một tấm chăn và thổi tắt cây nến đang chiếu sáng trong lều. Tôi cố hết sức gạt ý nghĩ này đi mà không được, ý nghĩ được ở gần cô ấy khiến cho tôi hạnh phúc, ngay cả khi chúng tôi không nằm chung giường. Chúng tôi chìm trong bóng tối đen đặc, tôi nghe thấy cô ấy trở mình.
- Có thực là nơi này có nhện khổng lồ không? Tôi hỏi.
- Em chưa bao giờ trông thấy chúng, cô ấy đáp. Chúc anh ngủ ngon, Adrian, em vui vì anh đã đến đây.
Thủ tục quá cảnh tại sân bay Addis-Abeba diễn ra chỉ trong vòng một tiếng. Thời gian đủ để đóng dấu vào hộ chiếu của tôi, lấy lại hành lý rồi lên một chiếc máy bay nhỏ cất cánh thẳng hướng sân bay Jinka.
Cánh của chiếc máy bay cúc cu cũ kỹ này đã han gỉ đến mức tôi tự hỏi làm sao nó vẫn có thể vận hành được. Cửa kính trong buồng lái hoen dầu. Chưa kể chiếc la bàn kim co giật như sắp ngoẻo, toàn bộ các mặt đồng hồ trên bảng điều khiển đều trơ ì ra đó. Viên phi công có vẻ như không quan tâm đến những chi tiết này lắm. Khi động cơ kêu lọc xọc, anh ta bằng lòng với việc kéo nhẹ tay ga hoặc đẩy trở lại, tìm kiếm một chế độ có vẻ htích hợp với nó hơn. Anh ta có vẻ đang bay bằng mắt cũng như bằng tai vậy.
Nhưng phía dưới hai chiếc cánh loang lổ sơn của chiếc máy bay cũ rích này diễu qua trong một tiếng động ồn ĩ ghê gớm là những khung cảnh đẹp nhất của châu Phi.
Những bánh xe nảy trên đường băng bằng đất, trước khi chúng tôi dừng lại bất động giữa một luồng bụi dày đặc. Đám trẻ chạy vội về phía chúng tôi và tôi rất sợ một trong số chúng bị cuốn vào cánh quạt máy bay. Viên phi công nghiêng người để mở cửa cho tôi, quẳng túi xách của tôi ra ngoài và tôi hiểu rằng chúng tôi chia tay nhau tại đây.
Tôi vừa đặt chân xuống mặt đất là máy bay đã vòng trở lại, tôi chỉ kịp quay người để nhìn nó bay xa dần trên những ngọn bạch đàn.
Tôi thấy mình trơ trọi giữa một nơi đồng không mông quạnh, và tôi vô cùng tiếc nuối vì đã không biết cách thuyết phục Walter đi cùng với mình. Ngồi trên một thùng phuy trước kia vốn là thùng đựng dầu, túi xách để dưới chân, tôi ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên hoang dã xung quanh, mặt trời đang lặn dần và tôi nhận ra là mình không hề hay biết sẽ ngủ qua đêm nay ở đâu.
Một người đàn ông mặc áo may ô vạt rách đến gặp tôi và đề nghị giúp đỡ, dù thế nào đi nữa đó cũng là điều tôi thu nhận được. Chỉ riêng việc giải thích cho ông ta hiểu là tôi đang tìm một nhà nữ khảo cổ đang làm việc cách đây không xa cũng đòi hỏi ở tôi một kỳ tích ở óc sáng tạo. Tôi nhớ đến trò chơi chúng tôi thường chơi trong gia đình, nhại điệu bộ của một tình huống hoặc đơn giản là một từ để buộc những người khác đoán ra. Tôi chưa bao giờ thắng trò này! Và chính tôi lúc này lại đang giả bộ đào đất, phấn khích trước một mẩu gỗ tầm thường như thể vừa khám phá ra cả một kho báu; người đối thoại vỡi tôi nhăn nhó đau khổ đến mức tôi đành bỏ cuộc. Người đàn ông nhún vai rồi bỏ đi.
Mười phút sau ông ta xuất hiện trở lại, đi cùng một cậu nhóc thoạt tiên nói với tôi bằng tiếng Pháp, rồi tiếng Anh và cuối cùng là pha trộn cả hai thứ ngôn ngữ với nhau. Cậu bé cho tôi biết trong vùng này hiện có ba nhóm khảo cổ đang bám sát hiện trường. Một nhóm đang làm việc cách chỗ tôi đứng bảy mươi kilômét về phía Bắc, nhóm thứ hai hiện trong thung lũng Rift tại Kenya, và nhóm thứ ba, vừa mới đến, đã thuê lại một khu trại cách hồ Turkana gần một trăm kilômét về hướng Đông Bắc. Cuối cùng tôi cũng định vị được nơi Keira đang sống, tôi chỉ còn việc tìm ra phương tiện để đến chỗ cô ấy.
Cậu bé đề nghị tôi đi theo cậu ta. Người đàn ông đã tới bắt chuyện với tôi rất muốn mời tôi ngủ lại qua đêm. Tôi không còn biết phải cảm ơn ông như thế nào và tôi vừa đi theo cậu bé vừa tự thú nhận rằng nếu một người Êtiôpia bị lạc giữa phố phường Luân Đôn giống như tình cảnh của tôi tại đây tối nay, mà có nhờ tôi chỉ đường giúp, tôi hẳn sẽ không đủ hào hiệp để mời họ về nhà mình nghỉ lại qua đêm. Dù có là do sự khác biệt về văn hóa hoặc thành kiến thì trong cả hai trường hợp đó tôi đều cảm thấy mình vô cùng ngớ ngẩn.
Ông chủ nhà mời tôi cùng ăn tối, cậu bé vẫn ngồi cùng chúng tôi. Cậu ta không ngừng nhìn tôi chòng chọc. Tôi cởi áo vest rồi vắt lên một chiếc ghế đẩu, cậu ta liền thích thú với việc lục lọi các túi áo, không hề ngần ngại. Cậu ta thấy trong đó chiếc mặt dây chuyền của Keira và ngay lập tức trả nó về chỗ cũ. Tôi bỗng có cảm giác là sự hiện diện của tôi không còn khiến cậu ta hoan hỉ nữa, rồi không nói một lời, cậu ta rời khỏi căn lều.
Tôi ngủ trên một manh chiếu và tỉnh dậy vào lúc bình minh. Sau khi đã uống một trong những thứ cà phê ngon nhất trong đời mình, tôi đi dạo gần một sân bay nhỏ, tìm cách tiếp tục cuộc hành trình. Nơi này không thiếu vẻ duyên dáng, nhưng tôi sẽ không vì thế mà chôn chân tại đây.
Tôi nghe thấy tiếng động cơ từ xa vọng lại. Một đám bụi bao quanh chiếc xe hai cầu khá to đang chạy thẳng về phía tôi. Chiếc xe địa hình dừng khựng lại trước đường băng, hai người đàn ông từ trên xe bước xuống. Cả hai đều là người Ý, vận may đã mỉm cười với tôi rồi, họ nói tiếng Anh rất ổn và đúng ra là có vẻ dễ mến. Không hề ngạc nhiên khi nhìn thấy tôi đứng dậy, họ hỏi tôi muốn đi đâu. Tôi chỉ cho họ thấy một điểm trên tấm bản đồ họ vừa trải ra trên nắp máy xe rồi ngay lập tức họ đề nghị đưa tôi đến gần chỗ đó.
Sự hiện diện của họ dường như còn khiến cậu bé khó chịu hơn là sự hiện diện của tôi. Phải chăng đó là dư âm của thời kỳ Êtiôpia bị Ý chiếm làm thuộc địa? Tôi không rõ, nhưng rõ ràng là hai người dẫn đường kỳ diệu của tôi không hề khiến cậu hài lòng.
Sau khi đã nồng nhiệt cảm ơn ông chủ nhà, tôi ngồi lên chiếc xe hai cầu. Suốt dọc đường đi, hai người Ý đặt ra với tôi hàng nghìn câu hỏi, về nghề nghiệp của tôi, về cuộc sống tại Atacama cũng như tại Luân Đôn và cả về những lý do dẫn tôi đến với Êtiôpia. Tôi không thực sự muốn đề cập đến điểm sau cùng này và đành nói với họ là tôi đến đây gặp một người phụ nữ; hai người dân thành Rome liền cho rằng chỉ riêng lý do ấy thôi cũng đủ để đi tới nơi chân trời góc bể. Đến lượt mình, tôi cũng hỏi họ tại sao lại tới đây. Họ xuất khẩu vải vóc, đang điều hành một công ty tại Addis-Abeba, và vì yêu mến Êtiôpia, họ sẽ thám hiểm đất nước này mỗi khi có dịp.
Thật khó để định vị chính xác nơi tôi muốn đến và không gì đảm bảo được rằng người ta có thể đi xe vào tận trong đó. Người lái xe đề nghị để tôi xuống xe tại một làng chài bên bờ sông Omo, sẽ dễ hơn cho tôi nếu thuê một chiếc thuyền con chở tôi xuôi theo dòng nước. Như thế tôi sẽ có nhiều cơ may tìm ra khu trại khảo cổ mà tôi đang tìm kiếm. Họ có vẻ quá thông thạo vùng này, tôi phó thác cả vào họ và làm theo lời họ khuyên. Người không lái xe thì sẵn sàng làm phiên dịch giúp. Anh ta đã sống ở đây nhiều năm và có được vài kiến thức sơ đẳng trong việc giao tiếp với thổ dân Êtiôpia, anh ta tự cho là mình có thể tìm ra một ngư dân sẵn lòng cho tôi quá giang trên chiếc thuyền độc mộc.
Đến tầm xế chiều, tôi tạm biệt hai người bạn đường, chiếc thuyền con mỏng manh tôi vừa bước lên đã rời khỏi bờ sông và trôi xuôi theo dòng nước.
Tìm được Keira không đơn giản như những người bạn Ý của tôi đã nói. Sông Omo chia làm nhiều bánh, mỗi lần chiếc thuyền độc mộc tiến vào một lối tàu bè qua lại chứ không phải một lối khác, tôi tự hỏi liệu chúng tôi có đi quá khu trại mà không nhìn thấy nó không.
Tôi những muốn thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ xung quanh, ở mỗi khúc quanh tôi sẽ phát hiện ra những khung cảnh khác, nhưng tâm trí tôi bận rộn với việc tìm kiếm những lời có thể nói với Keira nếu tìm ra cô ấy, những lời sẽ giải thích mục đích của chuyến thăm này, điều mà bản thân tôi cũng không rõ.
Dòng sông đổ về phía các vách đất màu nâu nhạt ngăn không cho thuyền bè qua lại quá gần. Người điều khiển thuyền độc mộc trông chừng để giữ cho chúng tôi ở chính giữa dòng nước. Một thung lũng mới mở ra trước mát chúng tôi, và rốt cuộc tôi cũng nhận ra khu trại mình hằng ngóng đợi nằm trên đỉnh một quả đồi nhỏ.
Chúng tôi ghé thuyền vào một bờ sông đầy cát và bùn. Tôi lấy túi xách, chào người đánh cá đã đưa tôi đến đây rồi tiến bước trên một con đường nhỏ nằm giữa hai hàng cỏ cao ngút. Tôi gặp một người Pháp đang ngạc nhiên khi nhìn thấy tôi. Tôi hỏi anh ta ở đây có ai tên là Keira đang làm việc không, anh ta chỉ tay về phía Bắc rồi trở lại với công việc dang dở.
Ngược lên chút nữa, tôi đi qua một ngôi làng với những túp lều và đến rìa của hiện trường khai quật khảo cổ.
Đất được đào thành nhiều ô vuông, những cây mọc và những sợi thừng định ranh giới cho mỗi hố. Hai hố đầu tiên không có người, nhưng đến hố thứ ba thì có hai thanh niên đang làm việc. Xa hơn một quãng, vài người khác đang chải nhẹ mặt đất với những cây chổi chuyên dụng. Từ nơi tôi đang đứng, người ta có lẽ sẽ tưởng họ đang vẽ. Không ai để ý đến tôi và tôi tiếp tục tiến lên trên lối đi hình tròn tạo nên từ những sườn đất dốc giữa mỗi hố, ít ra là cho tới lúc một tràng chửi rủa vang lên đằng sau lưng khiến tôi dừng bước. Một đồng hương của tôi, tôi đoán vậy vì tiếng Anh của hắn rất chuẩn, đang gào lên hỏi thằng ngốc đang đi dạo giữa những hố khai quật kia là ai. Tôi chỉ việc nhanh chóng nhìn lướt đường chân trời là đoán được thằng ngốc được nhắc đến kia không thể là ai khác ngoài mình.
Khó có thể hình dung ra lời mào đầu khá khẩm hơn cho cuộc hạnh ngộ chưa chi đã khiến tôi bồn chồn này. Bị gọi là tên ngốc giữa một chốn rộng thênh thang là việc không vừa ầm của bất cứ ai. Khoảng một chục cái đầu ngẩng lên từ hố, như một đàn cầy dũi nhô lên từ hang của chúng khi có báo động nguy hiểm. Một người đàn ông thân hình vạm vỡ ra lệnh cho tôi, lần này là bằng tiếng Đức, phải biến khỏi đây ngay lập tức.
Tôi thực sự không thạo tiếng Đức, nhưng vốn từ vựng hết sức ít ỏi cũng đủ giúp tôi hiểu rằng anh ta không hề đùa cợt. Thế rồi bỗng nhiên, chính giữa tất cả những ánh mắt lên án đó, xuất hiện ánh mắt của Keira, người đến lượt mình vừa đứng dậy...
... Và chẳng chuyện gì diễn ra giống như Walter dự đoán!
- Adrian phải kô? Cô ấy hốt hoảng kêu lên.
Khoảnh khắc thứ hai của nỗi cô đơn mãnh liệt. Khi Keira hỏi tôi đang làm gì ở đây – nỗi ngạc nhiên của cô ấy lớn hơn nhiều so với niềm vui được gặp lại tôi – viễn cảnh trả lời cô ấy giữa cái thế giới nhỏ thù địch này vì thế đã nhấn chìm tôi trong một trạng thái câm lặng kéo dài. Tôi đứng đó, sững sờ như hóa đá, với cảm giác đã bước vào một bãi mìn và các chuyên viên gỡ mìn đang chờ đến lúc tôi tan thành khói bụi mới lôi ra.
- Nhất là không được cử động! Keira ra lệnh trong lúc tới gặp tôi.
Cô ấy lại gần tôi và dẫn tôi đến tận lối ra của khu vực khai quật.
- Anh không biết mình vừa làm gì đâu! Anh đến từ nơi nào chẳng rõ, với đôi ủng to đùng, anh sẽ giẫm lên những bộ xương mang tầm quan trọng vô giá.
- Hãy nói là anh chưa hề làm như vậy đi, tôi ấp úng khẩn nài.
- Chưa, nhưng lẽ ra anh đã làm thế, cũng như nhau cả thôi. Hay là anh thấy em đang nấp trong các đài quan sát của anh và xoáy vặn lung tung tất cả các nút điều khiển kính thiên văn?
- Anh nghĩ mình đã biết rõ là em đang giận.
- Em không giận, anh là người vô trách nhiệm, hai chuyện đó hoàn toàn khác nhau.
- Chào Keira.
Lẽ ra tôi đã có thể tìm ra một câu gì đó độc đáo hơn, thích đáng hơn là “chào Keira”, nhưng đó là câu đầu tiên xuất hiện trong đầu tôi.
Cô ấy nhìn tôi từ đầu đến chân. Tôi đợi đến lúc cô ấy rốt cuộc sẽ thoải mái hơn, ít ra là trong giây lát.
- Anh làm gì ở đây vậy, Adrian?
- Đó là cả một câu chuyện dài, và anh vừa vượt qua một quãng đường còn hơn là dài; nếu em có chút xíu thời gian dành cho anh, anh sẽ giải thích để em hiểu.
- Vâng, nhưng không phải bây giờ, như anh thấy đấy, em đang giữa ngày làm việc.
- Anh không có số điện thoại của em tại Êtiôpia, cũng không có số điện thoại của thư ký của em để hẹn gặp. Anh sẽ xuống bờ sông và đi nghỉ giữa một cây dừa và một cây chuối. Nếu em rảnh ra lúc nào, ghé qua đó gặp anh nhé.
Không để cô ấy kịp trả lời, tôi quay bước và đi ngược trở lại theo lối ban nãy. Dẫu sao tôi cũng có lòng tự tôn chứ!
- Ở đây không có dừa, cũng làm gì có chuối, đúng là đại ngốc! tôi nghe thấy giọng nói của cô ấy vang lên sau lưng mình.
Tôi quay lại nhìn, Keira đang tiến về phía tôi.
- Em thừa nhận là màn chào đón như thế không được tuyệt vời cho lắm, em xin lỗi, thứ lỗi cho em nhé.
- Em có rảnh để ăn trưa không? Tôi hỏi cô ấy.
Ngày hôm đó, tôi hẳn phải đột xuất có một năng khiếu đặc biệt trong việc đặt ra những câu hỏi ngu ngốc. Chí ít thì điều này cũng khiến Keira phì cười. Cô ấy cầm tay tôi kéo về phía khu trại. Cô ấy mời tôi bước vào trong lều, mở một tủ ướp lạnh, lấy ra hai chai bia và đưa cho tôi một chai.
- Anh uống đi, nó chưa được lạnh lắm đâu, năm phút nữa là nó sẽ nóng ran lên cho mà xem. Anh đến đây lâu chưa?
Ở đây, chỉ có hai người trong căn lều của cô ấy, cảm giác quá lạ lẫm đến mức chúng tôi thấy dường như điều đó hơi bất lịch sự. Vậy là chúng tôi rời khỏi lều để đi dạo dọc bờ sông. Trong lúc đi dạo tôi mới hiểu rõ hơn chuyện Keira đã khó khăn thế nào khi phải rời khỏi một nơi như thế này.
- Adrian ạ, em rất cảm động khi anh tìm đến tận đây. Dịp cuối tuần đó tại Luân Đôn là quãng thời gian tuyệt vời, tuyệt vời nhưng...
Tôi cần phải ngắt lòi cô ấy, nhất là khi tôi không muốn nghe điều cô ấy sắp nói ra, tôi đã hình dung rất rõ điều ấy trước khi đến Luân Đôn. Rốt cuộc, có lẽ là không với ngần ấy sự minh mẫn tỉnh táo, nhưng vấn đề không phải ở chỗ đó.
Tại sao tôi lại trả lời cô ấy quá nhanh chóng rằng cô ấy đang nhầm lẫn về ý định của tôi, trong khi sự thật hoàn toàn ngược lại? Tôi đã tới tận đây, bị thôi thúc bởi niềm vui khi gặp lại cô ấy, được nghe giọng nói của cô ấy, được nhận ra ánh mắt của cô ấy, thậm chí là ánh mắt thù địch, được chạm vào cô ấy, với khát khao mãnh liệt là được ôm cô ấy vào lòng, lại được nếm trải làn da của cô ấy, nhưng tôi không thú nhận điều gì trong số đó. Hành động ngu ngốc mới của tôi hay lòng tự tôn đàn ông đặt không đúng chỗ, sự thực là tôi không muốn bị từ chối, một lần thứ hai, nếu không muốn nói là lần thứ ba.
- Sự hiện diện của anh tại đây chẳng có gì lãng mạn cả, Keira ạ, tôi nói thêm để đóng sâu chiếc đinh. Anh cần bàn với em chuyện này.
- Chuyện này hẳn là rất quan trọng vì anh đã vượt cả một quãng đường dài thế kia mà.
Đây là dạng bí mật mà nếu đặt cạnh nó, việc ước lượng chiều sâu của Vũ trụ đối với tôi chỉ còn là một phương trình toán đơn giản. Vừa vài phút trước đó, Keira dường như đặc biệt phản đối ý nghĩ tôi đã thực hiện chuyến hành trình này để tới gặp cô ấy thì giờ đây, khi tôi khẳng định với cô ấy điều ngược lại, hình như cô ấy đang nổi giận.
- Em nghe anh nói đây! cô ấy nói với hai bàn tay chống nạnh. Anh nói ngắn gọn xem nào, em phải trở lại với ê kíp
- Nếu em muốn, chuyện này có thể để đến tối nay nói cũng được. Anh thấy không nhất thiết phải nói bây giờ; dù sao anh cũng không thể lại lên đường ngay hôm nay, mỗi tuần chỉ có hai chuyến bay nối liền Luân Đôn và Addis-Abeba và phải ba ngày nữa mới có chuyến tiếp theo.
- Anh cứ ở lai bao lâu tùy thích, ai cũng được chào đón ở đây mà, ngoại trừ khu vực khai quật của em, em mong anh không đi dạo trong đó trừ khi được ai đó dẫn đường.
Tôi hứa sẽ thực hiện đúng nguyện vọng đó. Tôi để cô ấy làm nốt công việc trong ngày. Vài tiếng sau chúng tôi sẽ gặp lại nhau và chúng tôi sẽ có cả buổi tối để trò chuyện.
- Anh trở lại lều của em đi, cô ấy vừa nói vừa đi ngược lên dốc. Anh đừng nhìn em như thế, chúng ta đâu có ở tuổi mười lăm nữa. Nếu qua đêm ngoài trời, anh sẽ bị lũ nhện khổng lồ xé xác. Có lẽ em nên xếp anh ngủ với các đồng nghiệp nam, nhưng tiếng ngáy của họ còn đáng sợ hơn vết nhện cắn đấy.
Chúng tôi dùng bữa tối cùng cả nhóm khảo cổ. Thái độ thù nghịch các nhà khảo cổ nhằm vào tôi đã chấm dứt, ngay khi tôi không còn là chú voi tồ tệch dạo chơi giữa những hố khai quật của họ; đúng ra là họ hết sức thân thiện từ đầu đến cuối bữa ăn, tôi tin là họ vui khi nhìn thấy một gương mặt mới, thêm vào đó, lại cung cấp cho họ những tin tức mới mẻ từ châu Âu. Tôi đã cất tờ báo tìm thấy trên máy bay vào túi xách, quả là nó đã gây được ấn tượng mạnh mẽ. Ai nấy tranh nhau đọc và người giành được tờ báo phải đọc lên cho những người khác cùng nghe. Khó mà biết được những tin tức hàng ngày tầm thường này lại bỗng trở nên quan trọng nhường ấy đối với những ai đang xa nhà.
Keira tranh thủ lúc nhóm cộng sự ngồi vây quanh đống lửa để kéo tôi ra một góc.
- Chỉ tại anh mà ngày mai họ sẽ mệt lử, cô ấy lại gần tôi và nhìn họ, tất cả đều đang chăm chú đọc chung tờ báo. Ngày nào trôi qua cũng đủ mệt nhọc rồi, mỗi phút làm việc đều được coi trọng. Bốn em sống theo nhịp mặt trời, mọi khi giờ này cả nhóm đã đi ngủ rồi.
- Vậy thì anh hình dung rằng tối nay không phải là một buổi tối bình thường.
Tiếp đó là một khoảnh khắc yên lặng, cả hai chúng tôi đều nhìn đi chỗ khác.
- Anh phải thú nhận với em là đã từ vài tuần nay, không chuyện gì đối với anh là thực sự bình thường cả, tôi nói tiếp. Và những chuỗi bất thường liên tiếp này không phải là không liên quan tới sự có mặt của anh tại đây.
Tôi lấy từ trong túi áo ra chiếc mặt dây chuyền rồi đưa cho cô ấy.
- Em đã bỏ quên thứ này trên bàn đầu giường nhà anh, anh đến để trả lại em.
Keira cầm lấy chiếc dây đeo cổ trong lòng bàn tay và nhìn nó hồi lâu, cô ấy mỉm cười thật xinh.
- Cậu ấy không trở lại, cô ấy nói.
- Ai kia?
- Người đã tặng vật này cho em.
- Em nhớ người ấy đến thế sao?
- Không ngày nào trôi qua mà em không nghĩ đến cậu ấy và cảm thấy tội lỗi vì đã bỏ cậu ấy lại.
Tôi không lường trước được chuyện này, và tôi phải hết sức cố gắng mới tìm ra một câu đối đáp không để lộ tâm trạng mình đang rối bời.
- Nếu yêu cậu ấy đến mức đó, thế nào em cũng sẽ tìm ra cách để bày tỏ điều này với cậu ấy; cậu ấy sẽ tha thứ cho em, dù em đã làm gì đi nữa.
Tôi không muốn biết thêm điều gì về cái người đã chinh phục được trái tim Keira, và càng không muốn là người giảng hòa cho họ, nhưng tôi đọc thấy trong mắt cô ấy thấp thoáng một nỗi buồn.
- Có lẽ em nên viết thư cho người ấy chăng?
- Trong ba năm trời, em đã dạy cho cậu ấy nói thông thạo tiếng Pháp, vài kiến thức sơ đẳng về tiếng Anh, nhưng vẫn chưa dạy được cậu ấy đọc. Vả lại em cũng không biết cậu ấy hiện ở đâu nữa, Keira nhún vai đáp.
- Người ấy không biết đọc ư?
- Anh thực sự tìm đến tận đây chỉ để trả lại cho em sợi dây chuyền này ư?
- Thế còn em, em thực sự bỏ quên nó tại nhà anh ư?
- Chuyện đó thì có để làm gì đâu hả Adrian?
- Keira, đây không phải là chiếc mặt dây bất kỳ nào đó. Ít ra em cũng biết điều này rồi chứ? Nó có một đặc tính hết sức khác thường. Điều gì đó anh nên chia sẻ cùng em, điều gì đó quan trọng hơn rất nhiều so với những gì em có thể hình dung.
- Đến mức đó ư?
- Bạn em kiếm đâu ra thứ này? Ai đó đã bán cho cậu ta chăng?
- Nhưng anh đang sống trong thế giới nào vậy, Adrian? Cậu ấy không kiếm được nó, cậu ấy thấy nó trong một miệng núi lửa đã tắt, cách đây hơn một trăm cây số. Tại sao anh lại hỏi dồn dập như thế, có chuyện gì quan trọng đến vậy?
- Em có biết hiện tượng gì xảy ra khi đưa chiếc mặt dây chuyền của em lại gần một nguồn sáng mạnh không?
- Có, em nghĩ mình biết hiện tượng đó rồi. Được rồi, Adrian, nghe em nói đây. Khi quay trở lại Paris, em muốn biết thêm đôi chút về chiếc vòng cổ này, đơn giản vì tò mò. Được một người bạn giúp đỡ, bọn em đã thử xác định niên đại cuả nó nhưng không thành công. Thế rồi một buổi tối, trong một cơn giông khá dữ dội, ánh chớp đã chiếu xuyên qua nó và em đã nhìn thấy hàng loạt những chấm sáng nhỏ trên tường phòng khách nơi em đang đứng. Một lúc sau, khi nhìn qua cửa sổ, em nhận ra nét nhang nhác cái vừa xuất hiện trên tường với cái em đang nhìn thấy trên trời. Ít lâu sự tình cờ đã xui khiến chúng ta gặp lại. Sáng hôm đó, tại Luân Đôn, khi rời khỏi nhà anh, em đã muốn để lại cho anh một bức thư, nhưng em không biết phải viết như thế nào. Vậy nên em để lại sợi dây chuyền cho anh, tự nhủ rằng nếu có điều gì đó đáng khám phá về vật này, thì nhất định sẽ liên quan tới lĩnh vực của anh chứ không phải của em. Nếu hiện tượng anh đã chứng kiến khiến anh tò mò hay say mê, em cũng thấy vui. Em để lại cho anh chiếc mặt dây này, anh muốn làm gì với nó tùy ý. Ở đây em đang có nhiều việc phải làm. Giành được giải thưởng này, chỉ huy nhóm nghiên cứu này và xứng đáng với sự tin tưởng mọi người đã dành cho là một trách nhiệm nặng nề, em sẽ không thể có đến cơ hội thứ ba, anh hiểu không? Anh thật độ lượng khi đến tận đây để chia sẻ câu chuyện của anh, nhưng theo đuổi cuộc điều tra là việc của anh. Em sẽ vẫn cứ đào đất và em không có thời gian để nghĩ tới những ngôi sao.
Phía trước chúng tôi là một cây minh quyết lớn, tôi đến ngồi dưới gốc cây rồi bảo Keira đến ngồi bên cạnh.
- Tại sao em lại ở đây? tôi hỏi.
- Anh đang đùa hay sao?
Vì tôi lặng thinh không đáp, cô ấy nhìn tôi vẻ thích thú.
- Em mê mẩn trò lội bì bõm trong bùn, cô ấy nói, và vì bùn ở đây nhiều vô kể, em tha hồ lội!
- Đừng có đùa, anh không hỏi em đang làm gì, anh muốn em giải thích cho anh nghe tại sao lại là ở đây, tại Êtiôpia chứ không phải nơi nào khác.
- Chuyện này cũng vậy, là cả một câu chuyện dài.
- Anh còn cả đêm để nghe cơ mà.
Keira ngập ngừng một lát. Cô đứng dậy để đi tìm một mẩu gỗ rồi trở lại ngồi bên cạnh tôi.
- Cách đây rất lâu rồi, cô ấy vừa nói vừa vẽ một vòng tròn lớn trên cát, các lục địa gắn liền với nhau thành một khối.
Cô ấy vẽ một vòng tròn khác bên trong vòng tròn đầu tiên.
- Toàn bộ tạo thành một dạng lục địa duy nhất vô cùng rộng lớn, bao quanh là các đại dương, siêu lục địa Pangée. Cả hành tinh rung chuyển bởi những trận động đất kinh khủng, những mảng kiến tạo địa chất bắt đầu chuyển động. Siêu lục địa chia tách làm hai phần, Luaraise ở phía Bắc và Gondwana ở phía Nam. Rồi châu Phi tách ra, trở thành một hòn đảo hầu như riêng rẽ. Không xa nơi chúng ta đang ngồi, dưới tác dụng của một áp lực không thể cưỡng lại, mọc lên một hàng rào núi. Những ngọn núi mới hình thành này không phải là không ảnh hưởng tới khí hậu trong vùng. Các đỉnh núi cản mây lại. Không có mưa, đất đai phía Đông bắt đầu hoang mạc hóa.
Lũ khỉ đang sống trên cây để tránh những loài săn mồi thấy khu vực cư trú của chúng thu hẹp lại như tấm da lừa. Ít cây cối hơn, ít trái cây hơn, nguồn thức ăn bắt đầu cạn kiệt và loài khỉ bị đe dọa tuyệt chủng. Anh nghe cho kỹ đây, đúng lúc này câu chuyện mới bắt đầu trở nên có nghĩa.
Càng về phía Tây, ngược về bên kia thung lũng nơi từ đó trở đi loại cỏ cao không mọc nữa, cánh rừng vẫn trường tồn. Từ ngọn một vài cây cao vẫn còn sinh trưởng, loài khi có thể đã thấy những vùng đất nơi nguồn thức ăn vẫn còn dồi dào. Anh thấy đấy, quy luật tiến hóa là thích nghi với môi sinh để sống sót, và bản năng sinh tồn mạnh hơn tất thảy. Thế nên, bất chấp nỗi sợ của chúng, lũ khỉ vẫn rời khỏi đám cây. Từ bên kia thảo nguyên là chốn bồng lai tiên cảnh nơi chúng sẽ không phải chịu thiếu thốn thứ gì.
Vậy là bầy khỉ của chúng ta lên đường. Nhưng khi đã di chuyển bằng bốn chân xuyên qua đồng cỏ cao, chúng không thấy gì nhiều. Không biết sẽ phải đi tiếp theo hướng nào, cũng không thấy những nguy hiểm đang rình rập. Anh sẽ làm gì nếu ở vào vị trí của chúng?
- Anh không rõ, tôi đáp, bị giọng kể của cô ấy mê hoặc.
- Giống như chúng, anh hẳn sẽ đứng trên hai chân sau để nhỉn anh xa rồi anh sẽ lại hạ hai chi trước xuống để tiếp tục cuộc hành trình; và, lại thêm lần nữa, anh sẽ lại đứng lên để xác định điểm đến trước khi tiếp tục lên đường, và cứ như thế, cho đến khi anh thấy chán ngắt với bài tập thực hành này, ngán ngẩm với việc hết đứng thẳng trên hai chân rồi lại cúi xuống di chuyển bằng bốn chân. Và cũng trong lúc dọ dẫm tiến về phía trước như thế, anh không ngừng đi chệch hướng đã định. Cần phải vạch ra một đường thẳng, đi từ vùng thảo nguyên thù địch đó, nơi đêm này qua đêm khác, những loài săn mồi tấn công đồng loại của anh, nhanh chóng chiếm lấy khu rừng và các loại trái cây ngon lành nhất. Thế rồi, một ngày đẹp trời, để đi nhanh hơn, một khi đã đứng thẳng trên hai chi sau, có lẽ anh đã thử duy trì tư thế đứng ấy.
Dĩ nhiên, bước đi của anh vụng về hơn, đau đớn, bởi khung xương cũng như cơ bắp của anh đều chưa thích nghi với tư thế này, nhưng anh cố cầm cự, khi hiểu rằng sự sống còn của anh phụ thuộc cả vào khả năng đến đích. Số lượng khỉ chết vì kiệt sức dọc đường hoặc bị tàn sát bởi các loài dã thú sẽ thuyết phục anh tin vào sự khẩn thiết của việc thẳng tiến về phía trước, mỗi lúc một nhanh hơn. Chỉ có một đôi khỉ đến được đích và loài khỉ được bảo toàn. Mà không biết một điều, rằng giữa thảo nguyên này, anh không còn là chú khỉ mới ngày hôm qua vẫn còn chuyền từ cành này sang cành khác, chạy bằng bốn chân trong những cuộc lẩn trốn ngắn ngủi trên mặt đất; mà không biết anh đã trở thành một con người nhỏ bé, Adrian ạ, bởi vì anh đang đi bằng hai chân. Anh đã từ bỏ những thuộc tính của giống loài để tạo ra một loài khác, loài người. Bầy khỉ đã thành công trong một vụ cá cược tưởng như không thể thắng nổi là chiếm được những vùng đất màu mỡ phía bên kia thảo nguyên cũng chính là tổ tiến của chúng ta. Và nếu chuyện em sắp kể với anh vẫn còn khiến một vài nhà khoa học nhảy dựng lên thì cũng không quan trọng, trong lĩnh vực này chân lý hiếm khi đạt được sự nhất trí ngay khi nó xuất hiện.
Cách đây hai mươi năm, các bạn đồng nghiệp lỗi lạc của em đã phát hiện ra hài cốt của Lucy. Bộ xương đó đã trở thành một ngôi sao. Lucy đã có ba triệu năm tuổi, và cả thế giới nhất trí coi Lucy như bà tổ của loài người, nhưng cả thế giới đã nhầm. Một vài thập niên sau đó, những nhà khoa học khác đã tìm ra hài cốt của Ardipithecus Kadabba. Nó đã tồn tại cách đây năm triệu năm và hệ thống dây chằng bên dưới da cũng như cấu trúc khung chậu và cấu trúc cột sống của nó chứng minh cho chúng ta thấy rằng đó cũng là một loài có hai chân. Lucy liền bị hạ bệ.
Rồi gần đây, một nhóm khác đã phát hiện ra những bộ xương hóa thạch của một họ hai chân thứ ba. Còn cổ hơn nữa. Những người Orrorin đã sống cách đây sáu triệu năm. Khám phá này đảo lộn tất cả những gì cho đến giờ người ta vẫn hằng tin. Bởi người Orrorin không chỉ đi lại mà họ còn gần gũi với chúng ta hơn. Đây chính là thứ đã quẳng trả tất cả những gì từng được coi như tổ tiên của loài người xuống mức họ hàng xa và đẩy lùi trở lại thời điểm được cho là đã diễn ra sự chia tách giữa dòng dõi khỉ với dòng dõi người. Nhưng ai còn có thể khẳng định chắc chắn rằng trước người Orrorin không còn ai khác? Các đồng nghiệp của em đang tìm kiếm câu trả lời ở phía Tây còn em lại đến phía Đông, trong thung lũng này, dưới chân dãy núi này, bởi vì em tin chắc như đinh đóng cột rằng tổ tiên của loài người phải có đến bảy hoặc tám triệu năm tuổi và hài cốt của họ đang nằm đâu đó dưới chân chúng ta. Giờ thì anh biết tại sao em lại có mặt ở Êtiôpia rồi đấy.
- Keira này, em ước tính tuổi vị tổ tiên cao nhất của chúng ta là khoảng bao nhiêu?
- Em đâu có quả cầu pha lên, ngay cả trong những giấc mơ điên rồ nhất cũng vậy. Để trả lời câu hỏi của em, em chỉ có cách là khám phá. Cái mà em biết, đó là toàn bộ loài người trên trái đất này đều mang một bộ gen đồng nhất. Bất kể màu da, chúng ta vẫn là hậu duệ của cùng một sinh vật.
Không khí lạnh rốt cuộc cũng buộc chúng tôi rời khỏi quả đồi. Keira xếp cho tôi nằm trên một chiếc giường dã chiến trong lều của cô, cô đưa cho tôi một tấm chăn và thổi tắt cây nến đang chiếu sáng trong lều. Tôi cố hết sức gạt ý nghĩ này đi mà không được, ý nghĩ được ở gần cô ấy khiến cho tôi hạnh phúc, ngay cả khi chúng tôi không nằm chung giường. Chúng tôi chìm trong bóng tối đen đặc, tôi nghe thấy cô ấy trở mình.
- Có thực là nơi này có nhện khổng lồ không? Tôi hỏi.
- Em chưa bao giờ trông thấy chúng, cô ấy đáp. Chúc anh ngủ ngon, Adrian, em vui vì anh đã đến đây.
Bình luận truyện