Ngày Gió
Chương 25: Ngoại mất
Đêm hôm qua cố xong bản kế hoạch thức đến 2 giờ sáng, Lam ngủ dậy nhìn đồng hồ đã là 11 giờ trưa. Cô hốt hoảng bật dậy đánh răng rửa mặt, thôi đằng nào cũng muộn rồi ăn trưa xong rồi đi làm.
Lam vào nhà bếp, hâm lại thức ăn, làm rau nấu bữa trưa. Lam ngủ một đêm và một buổi sáng khá đói bụng nhưng cô ăn cũng không ngon lắm. Cô có cảm giác sốt ruột, mắt phải máy liên tục.
Vừa buông đũa thì điện thoại reo inh ỏi. Là điện thoại của bác Hạnh gần nhà ở quê.
“Alo, cháu về gấp bác gọi từ đêm qua không liên lạc được. Bà mất rồi”
Lam giật mình cái bát cầm trên tay rơi vỡ toang. Cô lao ra khỏi nhà nước mắt nhoè đi không thấy đường.
Vừa lúc đó xe của Phong đến dưới khu tập thể thắng gấp. Anh lao ra khỏi xe ôm lấy Lam.
“Cho tôi đi, cho tôi về với ngoại. Ngoại của tôi, ngoại không thể chết được, không thể chết đột ngột như vậy được”
“Em bình tĩnh, bình tĩnh”
“Anh thả ra tôi về với ngoại” Lam gào lên.
“Được được, tôi đưa em về”
Phong bế cô vào xe, thắt dây an toàn và nổ máy. Xe nhanh chóng vọt lên đường cao tốc chạy về hướng Kiên Giang. Cũng may, Hân gọi cho Lam không được gọi cho anh. Nếu chậm một phút không biết cô ấy đã xảy ra chuyện gì.
Cô gái ngồi bên ghế phụ không nói một lời, nước mắt vẫn lăn dài. Phong buồn bực khó chịu tâm can nhưng không biết làm sao an ủi được cô, bây giờ có nói thì cô cũng không thể nghe được anh nói gì.
Đến cổng nhà Lam đã rất đông người, rạp đã được dựng lên, tiếng kèn hiếu thê lương vang lên khiến tâm trạng của người ta chùng xuống. Lam lao vào nhà ôm quan tài ngoại. Cô không gào khóc, hai hàng nước mắt vẫn chảy nhưng không phát ra một tiếng nào, cô thì thầm tay sờ tấm kính trên quan tài.
“Ngoại của con sao không chờ con về. Lần trước chẳng phải ngoại hứa con về ngoại sẽ nấu cơm hến cho con sao, ngoại còn nói sẽ nấu bánh canh cá nữa. Giờ ngoại đi rồi con ở với ai? Con chưa báo đáp ngoại được một ngày nào, ngoại chưa đỡ lo cho con được ngày nào mà ngoại đã bỏ con rồi”.
Phong đứng bên cạnh cố nén cảm xúc. Anh sợ cô gái nhỏ này sẽ không thể nào vượt qua được cú sốc này.
Ba ngày sau tang lễ của ngoại, Lam gầy rộc người. Cô không ăn uống, ép ăn vào lại nôn ra. Phong không an tâm để cô lại một mình, xử lý rất cả mọi việc lo hậu sự cho bà ngoại Lam.
Lam ngồi bó gối trên bờ biển, ánh mắt trống rỗng vô hồn nhìn những con sóng lăn tăn dạt vào bờ.
“Cảm ơn anh, không có anh không biết tôi sẽ phải lo đám tang cho bà thế nào”
“Em đừng lo lắng chuyện đó. Đây là điều tôi nên làm với nhân viên. Bà cũng đã mất rồi, em cố gắng lên. Em cứ nghỉ ngơi, tôi sẽ cho em nghỉ đến lúc nào cảm thấy cân bằng được cuộc sống thì đi làm”
“Cảm ơn tổng giám đốc. Tôi xin nghỉ hết tuần này rồi sẽ đi làm lại thôi”
Hai người mỗi người theo đuổi một suy nghĩ riêng, yên lặng nhìn biển đêm. Phong chưa bao giờ có thời gian ngồi trên bờ biển thế này. Biển đêm thật dễ chịu nhưng cũng rất cô quạnh. Anh cảm nhận được những cơn gió mang theo vị mặn của biển ráp vào mặt hơi rát nhưng cũng như gột sạch được những xô bồ của cuộc sống. Phong cởi áo khoác phủ lên người Lam.
“Gió đêm lạnh, em mặc vào cho ấm”
“Không cần đâu, tôi quen gió biển rồi, anh không ở vùng này mắc gió lạnh sẽ ốm đấy”
“Nhìn tôi yếu ớt vậy sao”
Lam cười buồn “Anh...có biết nhà tôi thuộc dự án Avent không?”
“Tôi biết tất cả những gì thuộc về em”
Lam cúi đầu, cầm con ốc vạch những hình vẽ vô định trên cát.
“Vì vậy nên... tôi mới làm loạt bài đó. Tôi...xin lỗi anh”
“Tôi chỉ nghĩ giữ lại một mái nhà đơn giản cho ngoại, những ký ức tuổi thơ tại nơi này. Vào Avenue tôi mới biết những dự án đó còn có thể mang lại sinh kế cho người dân”.
“Tôi đã sớm không có cha mẹ, chỉ có một mình ngoại là người thân. Chắc anh sẽ ngạc nhiên khi tôi nói ngoại không phải là họ hàng ruột thịt của tôi. Ngoại là người xa lạ, đã đưa tôi ra khỏi nhà vợ cả của ba khi mẹ mất. Ngoại không có con cái, cho nên nhận tôi là cháu, từ đó hai bà cháu sống dựa vào nhau như ruột thịt”
“Bây giờ ngoại đã không còn nữa, tôi cũng không còn ai là người thân. Về tới nhà cũng không có ngoại đón, từ giờ cũng không biết gọi điện thoại cho ai mỗi tuần. Tôi chưa báo đáp ngoại một ngày nào, chưa cho ngoại một ngày nhàn hạ nào cả...mà ngoại...ngoại đã bỏ tôi...đi rồi”
Nói đến đó cổ Lam nghẹn lại như có tảng đá chèn, nước mắt thi nhau rơi xuống.
Thanh âm rất nhẹ của Lam hoà lẫn tiếng gào thét của những con sóng lớn, nhưng lại đâm xuyên vào tim Phong đau nhói. Phong không giỏi an ủi người khác cũng không biết nói những lời hoa mỹ. Anh nhẹ kéo sát cô vào lòng mình, vỗ nhẹ vai Lam.
“Nếu muốn khóc thì em cứ khóc, em muốn làm gì để đỡ đau lòng thì hãy làm, được không?”
Lam bật khóc thành tiếng. Bao nhiêu cố gắng, gắng gượng mạnh mẽ mấy ngày qua không thể kìm nén được nữa. Nước mắt của cô thấm vào áo anh, không thấy lạnh nhưng như có ngàn vạn tảng đá đè nặng cõi lòng.
Từ xa, dưới bóng dừa Minh đứng lặng nhìn hai người ngồi kia. Trái tim anh quặn lại, anh đã chậm một bước rồi sao? Mấy ngày không liên lạc được với cô, nhắn trên Facebook không thấy trả lời. Gọi cho Hân mới biết bà xảy ra chuyện anh vội vàng bỏ cả công việc về đây. Ai ngờ lại thấy cảnh này.
Minh quay đi, bóng anh đổ dài trên bờ cát, bước chân kéo lê thành những vệt dài cô đơn.
Sáng hôm sau, Phong về thành phố, dặn dò Lam chịu khó ăn uống và nghỉ ngơi. Anh đi xa khỏi cổng, nhìn qua gương chiếu hậu thấy bóng dáng cô gái nhỏ đứng lẻ loi trước giàn hoa giấy, gió biển thổi mái tóc và quần áo khiến cô như sắp ngã.
Phong đeo tai nghe Bluetooth bấm số điện thoại.
“Tú Hân sao. Tôi là Phong đây. Lam bây giờ đang rất tuyệt vọng. Cô xuống đây đi”
Lam dọn dẹp lại nhà cửa, cũng may có bác Hạnh qua cô đỡ buồn. Bác Hạnh đang cầm chổi quét sân, chợt nhớ ra cái gì chạy vào hớt hải gọi Lam.
“Ra đây, bác bảo cái này, cậu vừa về tên gì đó ha?”
“Sao vậy bác, anh ấy là Phong, cấp trên công ty cháu trên Sài Gòn”
“Thằng nhỏ đẹp trai dữ ha, bác nghe cái tên quen lắm, không biết nghe ở đâu rồi”
“Dạ. Anh ấy làm khu nghỉ dưỡng trên đất khu mình ở nè bác, cũng là công ty cháu làm luôn đó”
Bác Hạnh tròn mắt “Vậy hả. Mà sao con không nói nó đền bù thêm tiền đi con ơi”
“Người ta cũng có cái khó bác à. Với lại giá đền bù đất đã tăng gấp đôi so với lúc bạn đầu rồi. Người ta cũng đã hứa sẽ tạo việc làm cho người dân sau khi dự án hoàn thành đó bác”
“Được vậy thì tốt” bác Hạnh thở dài.
Rối như nhớ ra cái gì, bác Hạnh vội vàng kể.
“Mà hôm trước có mấy người đàn ông đến gặp ngoại con đó. Dáng dấp đô con dữ lắm”
“Đàn ông?” Lam ngạc nhiên, tại sao cô gọi điện thoại không thấy ngoại nhắc tới.
“Bác ơi bác có biết họ là ai không? Ngoại có nói với bác là họ đến có việc gì không?”
“Không có, bác đi cào ngao qua ngõ thấy mấy người đó đi ra thôi. Bác nghĩ là bạn bè con nên không có hỏi”
Lam nhíu mày, ai vậy? Ai gặp ngoại mà cô không biết. Tự dưng trong lòng cô có cảm giác bất an.
Ngay hôm sau, Hân cũng xuống cùng với Lam. Có Hân xuống cô cũng đỡ buồn, cảm giác ở một mình thật cô quạnh và trống vắng. Vậy là từ nay cô chỉ còn một mình nữa thôi.
“Tính ra, mình có bố nhưng còn không bằng cậu. Ông trời lấy đi bố mẹ của cậu nhưng lại trao cho cậu một người bà. Còn mình thì, lấy đi mẹ nhưng lại không trao cho mình một người bố yêu thương. Cho nên Lam à, cậu phải vui lên, để bà còn có thể nhắm mắt an lòng để cậu lại cuộc đời này đúng không”
Lam nhìn theo con còng gió đang oằn mình đi trên cát. Hân nói đúng, ít ra là cô còn có một người bà tuyệt vời, dẫu bà không còn trên đời này nữa, nhưng bà là mảnh ký ức tốt đẹp duy nhất trong cuộc đời cô cho đến thời điểm này.
Hân và Lam dọn dẹp khu vườn, trồng thêm mấy luống hoa để cảnh vật đỡ điêu tàn. Rau cũng không trồng được nữa rồi chỉ có thể trồng thêm hoa để lúc nào về nhà còn có thể ngắm khoảng sân đầy nắng và khu vườn đầy hoa.
Có thêm những luống hoa nhỏ, tiếng sóng biển gào thét trước nhà cũng đỡ dữ dội hơn. Có thể khi vui bạn sẽ thấy biển gợn sóng vui tươi nhưng khi buồn những con sóng như vào xé tâm can lòng người vậy.
Lam và Hân ở thêm hai ngày làm lễ cúng bảy ngày cho bà rồi sắp xếp lên Sài Gòn. Còn công việc hai người phải làm nữa, không thể bỏ dở chừng. Cuộc sống dù sao vẫn phải tiếp diễn.
Lam vào nhà bếp, hâm lại thức ăn, làm rau nấu bữa trưa. Lam ngủ một đêm và một buổi sáng khá đói bụng nhưng cô ăn cũng không ngon lắm. Cô có cảm giác sốt ruột, mắt phải máy liên tục.
Vừa buông đũa thì điện thoại reo inh ỏi. Là điện thoại của bác Hạnh gần nhà ở quê.
“Alo, cháu về gấp bác gọi từ đêm qua không liên lạc được. Bà mất rồi”
Lam giật mình cái bát cầm trên tay rơi vỡ toang. Cô lao ra khỏi nhà nước mắt nhoè đi không thấy đường.
Vừa lúc đó xe của Phong đến dưới khu tập thể thắng gấp. Anh lao ra khỏi xe ôm lấy Lam.
“Cho tôi đi, cho tôi về với ngoại. Ngoại của tôi, ngoại không thể chết được, không thể chết đột ngột như vậy được”
“Em bình tĩnh, bình tĩnh”
“Anh thả ra tôi về với ngoại” Lam gào lên.
“Được được, tôi đưa em về”
Phong bế cô vào xe, thắt dây an toàn và nổ máy. Xe nhanh chóng vọt lên đường cao tốc chạy về hướng Kiên Giang. Cũng may, Hân gọi cho Lam không được gọi cho anh. Nếu chậm một phút không biết cô ấy đã xảy ra chuyện gì.
Cô gái ngồi bên ghế phụ không nói một lời, nước mắt vẫn lăn dài. Phong buồn bực khó chịu tâm can nhưng không biết làm sao an ủi được cô, bây giờ có nói thì cô cũng không thể nghe được anh nói gì.
Đến cổng nhà Lam đã rất đông người, rạp đã được dựng lên, tiếng kèn hiếu thê lương vang lên khiến tâm trạng của người ta chùng xuống. Lam lao vào nhà ôm quan tài ngoại. Cô không gào khóc, hai hàng nước mắt vẫn chảy nhưng không phát ra một tiếng nào, cô thì thầm tay sờ tấm kính trên quan tài.
“Ngoại của con sao không chờ con về. Lần trước chẳng phải ngoại hứa con về ngoại sẽ nấu cơm hến cho con sao, ngoại còn nói sẽ nấu bánh canh cá nữa. Giờ ngoại đi rồi con ở với ai? Con chưa báo đáp ngoại được một ngày nào, ngoại chưa đỡ lo cho con được ngày nào mà ngoại đã bỏ con rồi”.
Phong đứng bên cạnh cố nén cảm xúc. Anh sợ cô gái nhỏ này sẽ không thể nào vượt qua được cú sốc này.
Ba ngày sau tang lễ của ngoại, Lam gầy rộc người. Cô không ăn uống, ép ăn vào lại nôn ra. Phong không an tâm để cô lại một mình, xử lý rất cả mọi việc lo hậu sự cho bà ngoại Lam.
Lam ngồi bó gối trên bờ biển, ánh mắt trống rỗng vô hồn nhìn những con sóng lăn tăn dạt vào bờ.
“Cảm ơn anh, không có anh không biết tôi sẽ phải lo đám tang cho bà thế nào”
“Em đừng lo lắng chuyện đó. Đây là điều tôi nên làm với nhân viên. Bà cũng đã mất rồi, em cố gắng lên. Em cứ nghỉ ngơi, tôi sẽ cho em nghỉ đến lúc nào cảm thấy cân bằng được cuộc sống thì đi làm”
“Cảm ơn tổng giám đốc. Tôi xin nghỉ hết tuần này rồi sẽ đi làm lại thôi”
Hai người mỗi người theo đuổi một suy nghĩ riêng, yên lặng nhìn biển đêm. Phong chưa bao giờ có thời gian ngồi trên bờ biển thế này. Biển đêm thật dễ chịu nhưng cũng rất cô quạnh. Anh cảm nhận được những cơn gió mang theo vị mặn của biển ráp vào mặt hơi rát nhưng cũng như gột sạch được những xô bồ của cuộc sống. Phong cởi áo khoác phủ lên người Lam.
“Gió đêm lạnh, em mặc vào cho ấm”
“Không cần đâu, tôi quen gió biển rồi, anh không ở vùng này mắc gió lạnh sẽ ốm đấy”
“Nhìn tôi yếu ớt vậy sao”
Lam cười buồn “Anh...có biết nhà tôi thuộc dự án Avent không?”
“Tôi biết tất cả những gì thuộc về em”
Lam cúi đầu, cầm con ốc vạch những hình vẽ vô định trên cát.
“Vì vậy nên... tôi mới làm loạt bài đó. Tôi...xin lỗi anh”
“Tôi chỉ nghĩ giữ lại một mái nhà đơn giản cho ngoại, những ký ức tuổi thơ tại nơi này. Vào Avenue tôi mới biết những dự án đó còn có thể mang lại sinh kế cho người dân”.
“Tôi đã sớm không có cha mẹ, chỉ có một mình ngoại là người thân. Chắc anh sẽ ngạc nhiên khi tôi nói ngoại không phải là họ hàng ruột thịt của tôi. Ngoại là người xa lạ, đã đưa tôi ra khỏi nhà vợ cả của ba khi mẹ mất. Ngoại không có con cái, cho nên nhận tôi là cháu, từ đó hai bà cháu sống dựa vào nhau như ruột thịt”
“Bây giờ ngoại đã không còn nữa, tôi cũng không còn ai là người thân. Về tới nhà cũng không có ngoại đón, từ giờ cũng không biết gọi điện thoại cho ai mỗi tuần. Tôi chưa báo đáp ngoại một ngày nào, chưa cho ngoại một ngày nhàn hạ nào cả...mà ngoại...ngoại đã bỏ tôi...đi rồi”
Nói đến đó cổ Lam nghẹn lại như có tảng đá chèn, nước mắt thi nhau rơi xuống.
Thanh âm rất nhẹ của Lam hoà lẫn tiếng gào thét của những con sóng lớn, nhưng lại đâm xuyên vào tim Phong đau nhói. Phong không giỏi an ủi người khác cũng không biết nói những lời hoa mỹ. Anh nhẹ kéo sát cô vào lòng mình, vỗ nhẹ vai Lam.
“Nếu muốn khóc thì em cứ khóc, em muốn làm gì để đỡ đau lòng thì hãy làm, được không?”
Lam bật khóc thành tiếng. Bao nhiêu cố gắng, gắng gượng mạnh mẽ mấy ngày qua không thể kìm nén được nữa. Nước mắt của cô thấm vào áo anh, không thấy lạnh nhưng như có ngàn vạn tảng đá đè nặng cõi lòng.
Từ xa, dưới bóng dừa Minh đứng lặng nhìn hai người ngồi kia. Trái tim anh quặn lại, anh đã chậm một bước rồi sao? Mấy ngày không liên lạc được với cô, nhắn trên Facebook không thấy trả lời. Gọi cho Hân mới biết bà xảy ra chuyện anh vội vàng bỏ cả công việc về đây. Ai ngờ lại thấy cảnh này.
Minh quay đi, bóng anh đổ dài trên bờ cát, bước chân kéo lê thành những vệt dài cô đơn.
Sáng hôm sau, Phong về thành phố, dặn dò Lam chịu khó ăn uống và nghỉ ngơi. Anh đi xa khỏi cổng, nhìn qua gương chiếu hậu thấy bóng dáng cô gái nhỏ đứng lẻ loi trước giàn hoa giấy, gió biển thổi mái tóc và quần áo khiến cô như sắp ngã.
Phong đeo tai nghe Bluetooth bấm số điện thoại.
“Tú Hân sao. Tôi là Phong đây. Lam bây giờ đang rất tuyệt vọng. Cô xuống đây đi”
Lam dọn dẹp lại nhà cửa, cũng may có bác Hạnh qua cô đỡ buồn. Bác Hạnh đang cầm chổi quét sân, chợt nhớ ra cái gì chạy vào hớt hải gọi Lam.
“Ra đây, bác bảo cái này, cậu vừa về tên gì đó ha?”
“Sao vậy bác, anh ấy là Phong, cấp trên công ty cháu trên Sài Gòn”
“Thằng nhỏ đẹp trai dữ ha, bác nghe cái tên quen lắm, không biết nghe ở đâu rồi”
“Dạ. Anh ấy làm khu nghỉ dưỡng trên đất khu mình ở nè bác, cũng là công ty cháu làm luôn đó”
Bác Hạnh tròn mắt “Vậy hả. Mà sao con không nói nó đền bù thêm tiền đi con ơi”
“Người ta cũng có cái khó bác à. Với lại giá đền bù đất đã tăng gấp đôi so với lúc bạn đầu rồi. Người ta cũng đã hứa sẽ tạo việc làm cho người dân sau khi dự án hoàn thành đó bác”
“Được vậy thì tốt” bác Hạnh thở dài.
Rối như nhớ ra cái gì, bác Hạnh vội vàng kể.
“Mà hôm trước có mấy người đàn ông đến gặp ngoại con đó. Dáng dấp đô con dữ lắm”
“Đàn ông?” Lam ngạc nhiên, tại sao cô gọi điện thoại không thấy ngoại nhắc tới.
“Bác ơi bác có biết họ là ai không? Ngoại có nói với bác là họ đến có việc gì không?”
“Không có, bác đi cào ngao qua ngõ thấy mấy người đó đi ra thôi. Bác nghĩ là bạn bè con nên không có hỏi”
Lam nhíu mày, ai vậy? Ai gặp ngoại mà cô không biết. Tự dưng trong lòng cô có cảm giác bất an.
Ngay hôm sau, Hân cũng xuống cùng với Lam. Có Hân xuống cô cũng đỡ buồn, cảm giác ở một mình thật cô quạnh và trống vắng. Vậy là từ nay cô chỉ còn một mình nữa thôi.
“Tính ra, mình có bố nhưng còn không bằng cậu. Ông trời lấy đi bố mẹ của cậu nhưng lại trao cho cậu một người bà. Còn mình thì, lấy đi mẹ nhưng lại không trao cho mình một người bố yêu thương. Cho nên Lam à, cậu phải vui lên, để bà còn có thể nhắm mắt an lòng để cậu lại cuộc đời này đúng không”
Lam nhìn theo con còng gió đang oằn mình đi trên cát. Hân nói đúng, ít ra là cô còn có một người bà tuyệt vời, dẫu bà không còn trên đời này nữa, nhưng bà là mảnh ký ức tốt đẹp duy nhất trong cuộc đời cô cho đến thời điểm này.
Hân và Lam dọn dẹp khu vườn, trồng thêm mấy luống hoa để cảnh vật đỡ điêu tàn. Rau cũng không trồng được nữa rồi chỉ có thể trồng thêm hoa để lúc nào về nhà còn có thể ngắm khoảng sân đầy nắng và khu vườn đầy hoa.
Có thêm những luống hoa nhỏ, tiếng sóng biển gào thét trước nhà cũng đỡ dữ dội hơn. Có thể khi vui bạn sẽ thấy biển gợn sóng vui tươi nhưng khi buồn những con sóng như vào xé tâm can lòng người vậy.
Lam và Hân ở thêm hai ngày làm lễ cúng bảy ngày cho bà rồi sắp xếp lên Sài Gòn. Còn công việc hai người phải làm nữa, không thể bỏ dở chừng. Cuộc sống dù sao vẫn phải tiếp diễn.
Bình luận truyện