Ngoảnh Lại Hóa Tro Tàn
Chương 3: Bùn lầy và hoa
Phương Đăng trèo ra khỏi Phó gia viện, vì không tìm được điểm đặt chân thích hợp nên vất vả hơn lúc vào rất nhiều, tư thế lại vô cùng thảm hại. Phó Kính Thù tranh thủ trời ngừng mưa tỉa cho xong đám hoa lá, dẫu đứng ngay đó, thấy từng mảng tường rêu rụng xuống lả tả vì trò leo trèo của con bé cũng thà giương mắt nhìn chứ không chịu đỡ một cái. Ngược lại, Phương Đăng càng phát khiếp cây kéo nhọn hoắt của cậu, sợ không cẩn thận trượt ngã xuống, bị lưỡi kéo chết toi kia xiên một cái thì đi đời.
Nhảy xuống phía bên kia tường mà tưởng như từ cõi chết trở về, con bé nghe một giọng đàn ông già cỗi vọng ra từ trong vườn.
“Tiểu Thất, về ăn cơm.”
Có lẽ đó chính là “già Thôi” mà Phó Kính Thù nhắc đến.
Về sau Phương Đăng nghe vợ lão Đỗ nói, già Thôi là người trông coi khu biệt thự, tiện chăm sóc luôn Phó Kính Thù. Cả khu nhà rộng như thế giờ chỉ có hai người ở.
Phương Đăng không hiểu, Phó Kính Thù dù không còn mẹ cũng phải có cha chứ. Cho dù phụ mẫu đều mất, nhà họ Phó là một gia tộc lớn, sao lại để cậu ta đơn độc làm bạn với căn nhà hoang trên một hòn đảo bé xíu, chỉ cắt cử người trông nhà chăm lo cuộc sống cho cậu ta như thế. Vợ lão Đỗ không nói rõ lắm việc này, có lẽ bà ta cũng không biết căn nguyên bên trong.
Đến học ở trường mới, với Phương Đăng mà nói không phải chuyện gì quá lạ lẫm. Ngoại trừ chuyện khẩu âm của các thầy cô khiến con bé nhất thời chưa quen thì không có gì làm khó được nó cả… Con bé đã bao giờ hy vọng tìm được bạn tâm giao ở trường đâu. Đảo tuy nhỏ, nhưng việc hiếu hỉ, sinh lão bệnh tử đều có, Phương Học Nông lấy tiền công thấp nên việc đến khá thường xuyên. Từ sau khi về đây, cuộc sống của ông ta chỉ giới hạn trong tấc vuông, ít chạy đông chạy tây, Phương Đăng không phải lặn lội đi tìm, tan học không cần canh cửa cho cô Chu Nhan, thời gian học vì thế được tăng lên, cô bé dần đuổi kịp những bài học bị lỡ trong thời gian nghỉ.
Mặc dù cấp Hai và cấp Ba học chung một chỗ, nhưng Phương Đăng hiếm khi tình cờ gặp Phó Kính Thù ở trường. Nó thường cố ý loanh quanh ngoài cổng, chờ cậu ta đi ra rồi lẽo đẽo theo đuôi về nhà. Trừ khi thầy giáo dạy quá giờ hay bận việc khác, còn thường mánh lới này của Phương Đăng hiếm khi thất bại. Cuộc sống của Phó Kính Thù về cơ bản chỉ có từ nhà tới trường, lại từ trường về nhà, duy nhất sáng Chủ nhật lên thuyền vào thành phố học vẽ.
Tan học, lũ học trò ùa ra khỏi cổng như ong vỡ tổ, chốc lát chúng tản ra khắp các ngõ nhỏ ngoằn nghèo trên đảo. Đường về nhà của Phương Đăng không nhiều đồng bạn, ngoại trừ bọn trẻ ở cô nhi viện Thánh Ân, chỉ còn nó và Phó Kính Thù. Lúc không có ai, con bé thường vừa lắc lư vừa ngân nga hát sau lưng cậu, thi thoảng lại nhái giọng già Thôi gọi “Tiểu Thất”.
Lần đầu tiên nghe thấy hai chữ đó từ miệng Phương Đăng, Phó Kính Thù kinh ngạc quay lại nhìn.
“Ai cho cô gọi như thế?”
Nghe giọng điệu là biết cậu ta không vui. Phương Đăng chẳng thèm đáp, thấy bên đường có con chó hoang đang kiếm cái ăn, bèn gọi “Tiểu Thất” rồi đánh mắt về phía chú chó còm nhom. Phó Kính Thù quay đầu đi thẳng, từ đó mặc kệ Phương Đăng có cười mím chi gọi nào là “Tiểu Thất”, “Thất Thất”, “A Thất”… cậu ta cứ coi như không nghe thấy, càng không bao giờ mở miệng cấm cản.
Chỉ cần trời không mưa và chưa tối, Phó Kính Thù sẽ ra góc vườn nọ chăm sóc hoa cỏ, hoặc dựng bảng vẽ lên tô tô quệt quệt. Thi thoảng Phương Đăng lại giở ngón leo tường nhưng không dám hấp tấp nhảy xuống nữa, chỉ ngồi trên đầu tường tìm lời bắt chuyện với cậu ta.
“Ê, Tiểu Thất, anh vẽ gì thế?”
“Thất Thất, chậu này trồng hoa gì thế? Hình như nó sắp héo rồi.”
“Sao già Thôi lại gọi anh là ‘Tiểu Thất’, anh có bảy anh chị em à? Họ đi đâu cả rồi? Từ bé tôi có mỗi mình. Cô bảo lúc đẻ tôi, đèn ngoài cửa sổ còn sáng hơn trăng, nên đặt luôn là Phương Đăng.”
Phó Kính Thù thường không đáp lời, vì thế mà Phương Đăng chẳng lo cậu ta đuổi mình đi. Nó thích gọi cậu là “Tiểu Thất” hơn “Phó Kính Thù”, dù hai cái tên ấy trong tim nó đều đặc biệt như nhau. Phó Kính Thù là chàng trai bí ẩn, trầm lặng như nước trong mơ; còn Tiểu Thất ở góc vườn hoang là cậu trai kiệm lời, ánh mắt dịu dàng, biết tìm niềm vui riêng trong khung trời của mình. Cậu sẽ tưới nước, bón phân cho cây hoa đến mướt mải mồ hôi, sẽ uể oải ném cây bút trở lại ống đựng mỗi khi vẽ không ưng ý rồi lại lấy từ măng sét áo ra một tuýp màu mới, sẽ “vô ý” ném con sâu vừa nhặt trên lá vào người Phương Đăng mỗi lần nghe cô nói chuyện dễ ghét, sẽ không kiềm được khẽ cười khi nhìn thấy một đóa hoa nở… Giờ này già Thôi thường nấu cơm trong nhà, ít khi ra vườn. Chỉ có một lần, xem chút nữa nó bị ông phát hiện. Lần ấy hai người đamg om sòm như thường lệ, bỗng nghe phía sau Phó Kính Thù đột nhiên truyền tới một trận ho, tiếng chân bước thấp bước cao của già Thôi đã rất gần. Phương Đăng vừa trèo vừa lăn trượt xuống bên kia tường ngay dưới tầm mắt ông lão rồi cuộn tròn ngồi xổm nghr một già một trẻ bên kia đối thoại.
“Cậu nói chuyện với ai thế?”
“Ngoài kia có con chó hoang cắn cảu mãi, cháu muốn đuổi nó đi.”
Phương Đăng dưới chân tường không nhịn được cười ra tiếng. Cậu ta thù dai ra phết.
Phó Kính Thù ít nhất không ghét nó. Phương Đăng có thể cảm nhận được điều ấy. có khi cậu ta đã sớm biết nó là ai, có quan hệ thế nào với cô chu nhan. Chỉ là lúc nào cậu ta cũng rất kiềm lòng, chưa bao giờ nhắc đến.
Phương Đăng không thấy bất ngờ, cái kim trong bọc lâu dần sẽ lòi ra. Chuyện cô chu nhan mấy năm ấy dựa vào nghề gì nuôi thân, thế nào cũng có người biết. Không rõ ngày xưa tại sao cô ở bên cha của Phó Thất, rồi thế nào đó lại chia tay, nhưng kể cả đứa trẻ bình thường còn khó chấp nhận một bà mẹ bỏ rơi mình từ nhỏ, ra ngoài làm nghề kinh doanh vốn tự có, nữa là cậu ta.
Đối với Phương Đăng, cậu chưa cần nhận bà con với nó ngay, chỉ cần trong lòng cậu rõ giữa họ có mối liên hệ, biết rằng nó không phải là người xa lạ, thế là đủ.
Khi bầu trời dần sáng sủa, cũng là lúc mùa hạ trên đảo Qua Âm đến vội vã và khốc liệt. Mỗi tuần một lần vào tiết Kỹ năng lao động, Phương Đăng và các bạn trong lớp phải đến hồ nước ngọt duy nhất trên đảo nhặt rác. Dưới ánh mặt trời chói chang khiến người ta không mở nổi mắt, nước trong hồ gần như cạn khô. Phương Đăng không ưa tụ tập, thường một mình cầm gậy trúc men theo bờ hồ bới các túi nilon bỏ đi lãn trong bùn lên cho vào sọt đựng. Những việc thế này nó làm đã quen bởi hồi nhỏ không ít lần cùng cha đi bới phế liệu bán. Không phải đứa trẻ cùng lứa nào cũng chịu được cái nắng khắc nghiệt cùng mùi xú uế nồng nặc ở đây như con bé.
Dưới bóng cây cách đó không xa, những tiếng rì rầm bàn tán của mấy cô nữ sinh đứng hóng mát chốc chốc lại bay đến tai Phương Đăng.
“Chúng mày xem nó làm chuyên nghiệp chưa?”
“Dĩ nhiên, mày không biết à… lão phương huyết nùng… trời sinh làm mấy cái việc này đấy…”
“Thảo nào tao cứ thấy người nó có mùi gì… Tao thấy bảo bố nó á… chuyên môn chôn xác trẻ con chết yểu… nhặt rác…khiếp cả người.”
“Nghe nói nó toàn theo bố nó đi làm… mặt dày thế không biết!”
“Chúng mày bây giờ mới biết à…”
Phương Đăng không mấy lưu tâm. Những lời giễu cợt bàn tán như thế đã theo nó suốt mười mấy năm trưởng thành. Nếu lần nào cũng đau lòng, sợ rằng nó đã buồn quá mà chết lâu rồi. Điều duy nhất nó làm được là tránh xa họ một chút, xa thêm chút nữa, hoặc giả vờ như điếc rồi.
Nó cố nói với cô nhóc Phương Đăng trong mình rằng, mày chú ý đến cái khác đi, mày chú ý đến cái khác đi…
Rác thải quanh đây cơ bản đã được thu gom sạch sẽ, chỉ còn lại một gò dạ hương bập bềnh trên vũng bùn lầy. Trong đầu Phương Đăng bỗng lóe lên một ý, nghe nói bùn trong hồ dùng để bón cây thì không gì tốt bằng. Nghĩ là làm, vừa may nó nhặt được chiếc túi đựng phân bón hóa học bỏ đi, trông hẵng còn sạch sẽ. Trước khi thầy giáo gọi về, nó đã kịp hốt đầy nửa túi bùn khơi lên từ chỗ sạch nhất trên hồ, độ ẩm lỏng vừa phải, chắc chắn sẽ tiện cho cậu ấy dùng.
Tiết học kết thúc đúng lúc tan học, dụng cụ làm việc của học sinh đều mang từ nhà đến, thầy giáo điểm danh một lượt rồi cho học sinh ra về. Phương Đăng một tay xách giỏ đựng rác nhà mình, một tay nâng chiếc túi đầy hơn một nửa bùn đất như nâng báu vật, cứ thế đi về. Túi bùn trông không nhiều nhưng khá nặng, thời tiết lại quá nóng bức, áng chừng phải tiêu hao sức lực không nhỏ, nửa đường nó dừng lại nghỉ ngơi một lát.
Chỗ nghỉ chân cách cổng chính trường học không xa, một tay Phương Đăng quạt lấy quạt để, quay lại liền thấy một bóng người thân quen đi về phía mình. Ban đầu nó cứ tưởng cậu ta sẽ như mọi lần, đi qua nó như không quen biết, nào ngờ Phó Kính Thù nhìn thấy cái sọt rác và túi phân bón dưới chân nó, cảm thấy tò mò liền chậm bước, nhìn nhìn mấy cái.
Chẳng mấy khi được người ta chú ý, Phương Đăng mừng như mở cờ trong bụng, giơ túi bùn ra trước mặt Phó Kính Thù, “Cho anh đấy, cái này tốt lắm, dùng để…”
Cậu ta không đón lấy ngay.
“Cái gì mà quý thế?”
Người vừa lên tiếng không phải Phó Kính Thù. Phương Đăng bực mình quay nhìn, hóa ra là một cậu nhóc trạc tuổi cô, trắng nõn trắng nà, trên mặt rõ ràng một nụ cười giễu cợt.
“Hôm nay được tặng cái này, ngày sau lại được biếu cái khác. Chẳng trách bố mẹ tao bảo bây giờ người trong Phó gia viện chẳng khác ăn mày bao nhiêu.”
Cậu nhóc nọ không đợi Phó Kính Thù và Phương Đăng đáp, sán lại gần muốn xem trong túi rốt cuộc là của quý gì, vừa ló mặt vào tức khắc lui lại hai bước, bịt mũi ré lên: “Chơi nhau à, thối ghê cả người!”
“Có phải cho mày đâu, thơm hay thối liên quan gì đến mày?” Phương Đăng không biết cậu ta là ai, đơn thuần chỉ thấy ghét cái giọng lưỡi ngạo mạn của cậu ta với Phó Kính Thù.
Cậu nhóc kia giờ mới liếc nhìn Phương Đăng, ngây ra một lúc, hỏi: “Mày học lớp nào?”
Mấy đứa học sinh từ phía sau ùn ùn kéo đến, vài cô bé xúm lại trộm cười, có đứa cướp lời Phương Đăng nói: “Cậu không biết nó là ai à? Thế chắc biết lão phương huyết nùng chứ, lão nát rượu hay khênh áo quan, rắc tiền vàng chính là bố nó đấy.”
“Nghe nói bố nó đầu óc dở dở ương ương, nó cũng chẳng bình thường, khuân một đống đen xì xì thối hoắc về mà dám đem tặng người ta.”
“Người ta chẳng thèm để ý đến mình thì thôi, còn mặt dày mày dạn lẽo đẽo đi theo…”
Phương Đăng liếc Phó Kính Thù, cậu tỏ vẻ lạnh nhạt, chẳng nói chẳng rằng.
Phương Đăng cắn môi, từng thớ thịt trong cơ thể căng ra nhức nhối.
Cậu ấy dĩ nhiên không giống nó. Nhưng nó luôn tin rằng những điều quá khác biệt lại tồn tại được bên nhau, mới thật là điều kì diệu của cuộc sống. Giống như đứng bên vũng bùn lầy, ta vẫn ngửi thấy hương hoa thơm ngát như ở giữa tầng mây. Có ai ngờ trong mắt kẻ khác, ấy lại là chỗ đáng đem ra ngạo báng. Hoa trong mây mà lại mọc từ vũng bùn hôi tanh hay sao? Phương Đăng chẳng cần ai đứng ra thức tỉnh, rằng mình là con gái phương huyết nùng, kẻ bị mọi người dè bỉu, mọi thứ thuộc về nó đều dơ dáy tanh tưởi; còn Phó Kính Thù, cái hay cái đẹp của cậu ta, không chỉ Phương Đăng, ai cũng nhìn ra. Mây bùn khác lối, những nhiệt thành và ước ao của con bé càng trở nên buồn cười thê thảm.
“Mày xem nó vác cả bao bùn thế kia định làm gì…”
“Cút!” Phương Đăng đột nhiên quát lớn khiến tất thảy đám đông giật mình. Nó cắn răng cười nhạt: “Chúng mày đừng quên, đầu óc tao có vấn đề đấy!”
Au cũng ghét kẻ điên, nhưng chẳng ai muốn đụng độ với kẻ điên cả. Quả nhiên những tiếng rì rầm xung quanh lắng xuống, vài ba đứa cau mặt lẳng lặng bỏ đi.
Thằng nhóc hiếu chiến kia vẫn chưa chịu rời, nhếch môi cười nói: “tao lại thấy chúng mày hoàn toàn bình thường. Dù gì cũng là người một nhà. Gái rượu của huyết nùng với quý tử ngoài giá thú của em gái huyết nùng, chuột cùng một tổ cả!”
“Mày có ngon nói lại tao nghe!” Giọng Phương Đăng bình tĩnh hơn nhiều.
“Tao nói sai à, toàn chuột cùng một…”
Phương Đăng vừa cử động, Phó Kính Thù như chớp chộp lấy cổ tay nó.
“Đủ rồi.” cậu vừa như khuyên Phương Đăng, vừa như nói với cậu nhóc kia. Phương Đăng chẳng thể nhìn ra chút cảm xúc tức giận nào từ cậu ta. Cho dù đổi lại người bị trêu chọc , công kích nãy giờ là mình, có lẽ cậu ấy vẫn giữ thái độ xa cách, an nhiên như thế. Phương Đăng giật mạnh tay ra, trước khi thằng kia kịp ngậm miệng lại, nó đã bốc lấy một nắm bùn, lanh lẹ trét đầy cái miệng huênh hoang đáng ghét.
Thằng nhóc đờ đẫn, thời gian như ngưng tụ trong vài giây. Nó lập tức lấy mu bàn tay chùi bùn ở khóe miệng, bất thình lình khom lưng nôn ọe ầm ĩ.
Cảnh tượng phía sau trở nên hỗn loạn, thằng nhóc nôn đến độ không biết trời đất là gì, khóc xém chút tắc thở. Người đến xem càng lúc càng nhiều, có cả người lớn. Phương Đăng mau chóng bị tóm lấy, thầy cô trong trường và bố mẹ thằng nhóc lần lượt có mặt.
Cha mẹ của thằng nhóc này trông không quá danh giá. Đến nơi, thấy thảm hại của con trai mình như thế, họ đau xót khôn nguôi. Ông bố hỏi thăm qua loa đầu đuôi câu chuyện từ người qua đường, bà mẹ to béo vằn mắt xông vào Phương Đăng, giơ tay đánh một bạt tai. Thấy cánh tay bà sắp tới mặt mình, nhưng bị giữ không chạy đi đâu được, Phương Đăng chỉ đành nhắm mắt, chờ cái đau bỏng rát và nỗi nhục nhã ê chề giáng xuống.
Phó Kính Thù giữ tay người đàn bà lại, bình tĩnh gọi một tiếng: “Chị dâu.”
Trên mặt người phụ nữ tuổi cận tứ tuần thoáng chút bối rối, phẫn hận, chán ghét lẫn trù trừ, đấu tranh một hồi, cuối cùng đánh hậm hực thu cánh tay về.
Sau ấy cả bọn Phương Đăng đều bị áp giải về trường. Thầy giáo dắt riêng con bé vòa một văn phòng nhỏ, nghiêm khắc trách mắng một hồi, đồi gặp phụ huynh. Phương Đăng chẳng sợ, lòng hẵng miên man nghĩ đến hai tiếng “Chị dâu” của Phó Kính Thù.
Sau khi về trường, qua lời khiển trách của thầy, nó mới biết thằng nhóc bị nhét bùn vào miệng tên là Phó Chí Thời, hóa ra… họ đều là người nhà họ Phó. Nhưng vì sao gia đình Phó Chí Thời không ở trong dinh thự mà bố mẹ con cái đều nhìn Phó Kính Thù với ánh mắt chẳng chút thân thiết hay thiện cảm như vậy?
Hơn tám giờ tối, thầy chủ nhiệm lớp Phương Đăng nhận thấy chẳng có phụ huynh nào tới đón đứa học sinh rắc rối này của mình, bèn mắng thêm một chập, bắt viết bản kiểm điểm rồi cho con bé ra về. Phương Đăng hơi ngạc nhiên, mùi vị bùn đất ven hồ nó quá rõ, ngang tàng như Phó Chí Thời phải chịu nhục to, vậy mà cả nhà thằng này không tới tìm nó làm rùm beng lên. Nếu cho rằng họ nể mặt Phó Kính Thù mà bỏ qua, nghe cũng khó tin. Nếu họ nể trọng Phó Kính Thù đến thế, Phó Chí Thời là bậc con cháu sap dám tùy tiện nói năng bậy bạ.
Phương Đăng một mình lẻ bóng về nhà, đi qua nơi xảy ra chuyện, thấy sọt rác và túi bùn của mình đã bị mang đi mất. phương học nông cũng vừa về tới, lim dim đôi mắt hỏi con gái đã ăn cơm chưa. Phương Đăng lắc đầu, ông ta giơ cao bình rượu cười hỏi có muốn nhấp mấy ngụm không. Phương Đăng kéo soạt tấm mành vải ra che kín giường mình.
Ngày hôm sau, mặt trời mọc vẫn mọc, nhà họ Phó đối diện yên tĩnh như vốn có. Phương Đăng chẳng biết cơn bực dọc từ đâu, trưa tan học về tìm một tờ báo cũ, bịt kín khung cửa sổ rách nát duy nhất trong phòng. Căn phòng trọ bỗng chốc tối om om.
Ông phương học nông vừa nhai lạc rổn rảng vừa lẩm bẩm: “Hay lắm, tốt nhất nên như thế.”
Những ngày tiếp theo, tan học Phương Đăng lầm lũi về nhà một mình. Lỡ gặp Phó Kính Thù trong ngõ, nó sẽ giả vờ không quen biết nhanh chân bước qua, dĩ nhiên không còn leo lên bờ tường để nói chuyện với cậu ta nữa. Nó hiểu ra, Phó Kính Thù có thể không ghét nó, nhưng cũng chỉ đến thế. Cái kiểu của cậu ta là vậy, sẽ chẳng thân mật với ai, càng không tỏ ra ghét bỏ ai. Cậu ta sẽ không cố gắng đuổi con chó lang thang bên tường, cũng không đưa tay ra vuốt ve nó, vì cậu biết người nó bẩn. Như thế, cậu có khác gì những kẻ ngoài kia. Trái tim tràn trề nhiệt huyết của Phương Đăng giờ đã nguội lạnh.
Nhảy xuống phía bên kia tường mà tưởng như từ cõi chết trở về, con bé nghe một giọng đàn ông già cỗi vọng ra từ trong vườn.
“Tiểu Thất, về ăn cơm.”
Có lẽ đó chính là “già Thôi” mà Phó Kính Thù nhắc đến.
Về sau Phương Đăng nghe vợ lão Đỗ nói, già Thôi là người trông coi khu biệt thự, tiện chăm sóc luôn Phó Kính Thù. Cả khu nhà rộng như thế giờ chỉ có hai người ở.
Phương Đăng không hiểu, Phó Kính Thù dù không còn mẹ cũng phải có cha chứ. Cho dù phụ mẫu đều mất, nhà họ Phó là một gia tộc lớn, sao lại để cậu ta đơn độc làm bạn với căn nhà hoang trên một hòn đảo bé xíu, chỉ cắt cử người trông nhà chăm lo cuộc sống cho cậu ta như thế. Vợ lão Đỗ không nói rõ lắm việc này, có lẽ bà ta cũng không biết căn nguyên bên trong.
Đến học ở trường mới, với Phương Đăng mà nói không phải chuyện gì quá lạ lẫm. Ngoại trừ chuyện khẩu âm của các thầy cô khiến con bé nhất thời chưa quen thì không có gì làm khó được nó cả… Con bé đã bao giờ hy vọng tìm được bạn tâm giao ở trường đâu. Đảo tuy nhỏ, nhưng việc hiếu hỉ, sinh lão bệnh tử đều có, Phương Học Nông lấy tiền công thấp nên việc đến khá thường xuyên. Từ sau khi về đây, cuộc sống của ông ta chỉ giới hạn trong tấc vuông, ít chạy đông chạy tây, Phương Đăng không phải lặn lội đi tìm, tan học không cần canh cửa cho cô Chu Nhan, thời gian học vì thế được tăng lên, cô bé dần đuổi kịp những bài học bị lỡ trong thời gian nghỉ.
Mặc dù cấp Hai và cấp Ba học chung một chỗ, nhưng Phương Đăng hiếm khi tình cờ gặp Phó Kính Thù ở trường. Nó thường cố ý loanh quanh ngoài cổng, chờ cậu ta đi ra rồi lẽo đẽo theo đuôi về nhà. Trừ khi thầy giáo dạy quá giờ hay bận việc khác, còn thường mánh lới này của Phương Đăng hiếm khi thất bại. Cuộc sống của Phó Kính Thù về cơ bản chỉ có từ nhà tới trường, lại từ trường về nhà, duy nhất sáng Chủ nhật lên thuyền vào thành phố học vẽ.
Tan học, lũ học trò ùa ra khỏi cổng như ong vỡ tổ, chốc lát chúng tản ra khắp các ngõ nhỏ ngoằn nghèo trên đảo. Đường về nhà của Phương Đăng không nhiều đồng bạn, ngoại trừ bọn trẻ ở cô nhi viện Thánh Ân, chỉ còn nó và Phó Kính Thù. Lúc không có ai, con bé thường vừa lắc lư vừa ngân nga hát sau lưng cậu, thi thoảng lại nhái giọng già Thôi gọi “Tiểu Thất”.
Lần đầu tiên nghe thấy hai chữ đó từ miệng Phương Đăng, Phó Kính Thù kinh ngạc quay lại nhìn.
“Ai cho cô gọi như thế?”
Nghe giọng điệu là biết cậu ta không vui. Phương Đăng chẳng thèm đáp, thấy bên đường có con chó hoang đang kiếm cái ăn, bèn gọi “Tiểu Thất” rồi đánh mắt về phía chú chó còm nhom. Phó Kính Thù quay đầu đi thẳng, từ đó mặc kệ Phương Đăng có cười mím chi gọi nào là “Tiểu Thất”, “Thất Thất”, “A Thất”… cậu ta cứ coi như không nghe thấy, càng không bao giờ mở miệng cấm cản.
Chỉ cần trời không mưa và chưa tối, Phó Kính Thù sẽ ra góc vườn nọ chăm sóc hoa cỏ, hoặc dựng bảng vẽ lên tô tô quệt quệt. Thi thoảng Phương Đăng lại giở ngón leo tường nhưng không dám hấp tấp nhảy xuống nữa, chỉ ngồi trên đầu tường tìm lời bắt chuyện với cậu ta.
“Ê, Tiểu Thất, anh vẽ gì thế?”
“Thất Thất, chậu này trồng hoa gì thế? Hình như nó sắp héo rồi.”
“Sao già Thôi lại gọi anh là ‘Tiểu Thất’, anh có bảy anh chị em à? Họ đi đâu cả rồi? Từ bé tôi có mỗi mình. Cô bảo lúc đẻ tôi, đèn ngoài cửa sổ còn sáng hơn trăng, nên đặt luôn là Phương Đăng.”
Phó Kính Thù thường không đáp lời, vì thế mà Phương Đăng chẳng lo cậu ta đuổi mình đi. Nó thích gọi cậu là “Tiểu Thất” hơn “Phó Kính Thù”, dù hai cái tên ấy trong tim nó đều đặc biệt như nhau. Phó Kính Thù là chàng trai bí ẩn, trầm lặng như nước trong mơ; còn Tiểu Thất ở góc vườn hoang là cậu trai kiệm lời, ánh mắt dịu dàng, biết tìm niềm vui riêng trong khung trời của mình. Cậu sẽ tưới nước, bón phân cho cây hoa đến mướt mải mồ hôi, sẽ uể oải ném cây bút trở lại ống đựng mỗi khi vẽ không ưng ý rồi lại lấy từ măng sét áo ra một tuýp màu mới, sẽ “vô ý” ném con sâu vừa nhặt trên lá vào người Phương Đăng mỗi lần nghe cô nói chuyện dễ ghét, sẽ không kiềm được khẽ cười khi nhìn thấy một đóa hoa nở… Giờ này già Thôi thường nấu cơm trong nhà, ít khi ra vườn. Chỉ có một lần, xem chút nữa nó bị ông phát hiện. Lần ấy hai người đamg om sòm như thường lệ, bỗng nghe phía sau Phó Kính Thù đột nhiên truyền tới một trận ho, tiếng chân bước thấp bước cao của già Thôi đã rất gần. Phương Đăng vừa trèo vừa lăn trượt xuống bên kia tường ngay dưới tầm mắt ông lão rồi cuộn tròn ngồi xổm nghr một già một trẻ bên kia đối thoại.
“Cậu nói chuyện với ai thế?”
“Ngoài kia có con chó hoang cắn cảu mãi, cháu muốn đuổi nó đi.”
Phương Đăng dưới chân tường không nhịn được cười ra tiếng. Cậu ta thù dai ra phết.
Phó Kính Thù ít nhất không ghét nó. Phương Đăng có thể cảm nhận được điều ấy. có khi cậu ta đã sớm biết nó là ai, có quan hệ thế nào với cô chu nhan. Chỉ là lúc nào cậu ta cũng rất kiềm lòng, chưa bao giờ nhắc đến.
Phương Đăng không thấy bất ngờ, cái kim trong bọc lâu dần sẽ lòi ra. Chuyện cô chu nhan mấy năm ấy dựa vào nghề gì nuôi thân, thế nào cũng có người biết. Không rõ ngày xưa tại sao cô ở bên cha của Phó Thất, rồi thế nào đó lại chia tay, nhưng kể cả đứa trẻ bình thường còn khó chấp nhận một bà mẹ bỏ rơi mình từ nhỏ, ra ngoài làm nghề kinh doanh vốn tự có, nữa là cậu ta.
Đối với Phương Đăng, cậu chưa cần nhận bà con với nó ngay, chỉ cần trong lòng cậu rõ giữa họ có mối liên hệ, biết rằng nó không phải là người xa lạ, thế là đủ.
Khi bầu trời dần sáng sủa, cũng là lúc mùa hạ trên đảo Qua Âm đến vội vã và khốc liệt. Mỗi tuần một lần vào tiết Kỹ năng lao động, Phương Đăng và các bạn trong lớp phải đến hồ nước ngọt duy nhất trên đảo nhặt rác. Dưới ánh mặt trời chói chang khiến người ta không mở nổi mắt, nước trong hồ gần như cạn khô. Phương Đăng không ưa tụ tập, thường một mình cầm gậy trúc men theo bờ hồ bới các túi nilon bỏ đi lãn trong bùn lên cho vào sọt đựng. Những việc thế này nó làm đã quen bởi hồi nhỏ không ít lần cùng cha đi bới phế liệu bán. Không phải đứa trẻ cùng lứa nào cũng chịu được cái nắng khắc nghiệt cùng mùi xú uế nồng nặc ở đây như con bé.
Dưới bóng cây cách đó không xa, những tiếng rì rầm bàn tán của mấy cô nữ sinh đứng hóng mát chốc chốc lại bay đến tai Phương Đăng.
“Chúng mày xem nó làm chuyên nghiệp chưa?”
“Dĩ nhiên, mày không biết à… lão phương huyết nùng… trời sinh làm mấy cái việc này đấy…”
“Thảo nào tao cứ thấy người nó có mùi gì… Tao thấy bảo bố nó á… chuyên môn chôn xác trẻ con chết yểu… nhặt rác…khiếp cả người.”
“Nghe nói nó toàn theo bố nó đi làm… mặt dày thế không biết!”
“Chúng mày bây giờ mới biết à…”
Phương Đăng không mấy lưu tâm. Những lời giễu cợt bàn tán như thế đã theo nó suốt mười mấy năm trưởng thành. Nếu lần nào cũng đau lòng, sợ rằng nó đã buồn quá mà chết lâu rồi. Điều duy nhất nó làm được là tránh xa họ một chút, xa thêm chút nữa, hoặc giả vờ như điếc rồi.
Nó cố nói với cô nhóc Phương Đăng trong mình rằng, mày chú ý đến cái khác đi, mày chú ý đến cái khác đi…
Rác thải quanh đây cơ bản đã được thu gom sạch sẽ, chỉ còn lại một gò dạ hương bập bềnh trên vũng bùn lầy. Trong đầu Phương Đăng bỗng lóe lên một ý, nghe nói bùn trong hồ dùng để bón cây thì không gì tốt bằng. Nghĩ là làm, vừa may nó nhặt được chiếc túi đựng phân bón hóa học bỏ đi, trông hẵng còn sạch sẽ. Trước khi thầy giáo gọi về, nó đã kịp hốt đầy nửa túi bùn khơi lên từ chỗ sạch nhất trên hồ, độ ẩm lỏng vừa phải, chắc chắn sẽ tiện cho cậu ấy dùng.
Tiết học kết thúc đúng lúc tan học, dụng cụ làm việc của học sinh đều mang từ nhà đến, thầy giáo điểm danh một lượt rồi cho học sinh ra về. Phương Đăng một tay xách giỏ đựng rác nhà mình, một tay nâng chiếc túi đầy hơn một nửa bùn đất như nâng báu vật, cứ thế đi về. Túi bùn trông không nhiều nhưng khá nặng, thời tiết lại quá nóng bức, áng chừng phải tiêu hao sức lực không nhỏ, nửa đường nó dừng lại nghỉ ngơi một lát.
Chỗ nghỉ chân cách cổng chính trường học không xa, một tay Phương Đăng quạt lấy quạt để, quay lại liền thấy một bóng người thân quen đi về phía mình. Ban đầu nó cứ tưởng cậu ta sẽ như mọi lần, đi qua nó như không quen biết, nào ngờ Phó Kính Thù nhìn thấy cái sọt rác và túi phân bón dưới chân nó, cảm thấy tò mò liền chậm bước, nhìn nhìn mấy cái.
Chẳng mấy khi được người ta chú ý, Phương Đăng mừng như mở cờ trong bụng, giơ túi bùn ra trước mặt Phó Kính Thù, “Cho anh đấy, cái này tốt lắm, dùng để…”
Cậu ta không đón lấy ngay.
“Cái gì mà quý thế?”
Người vừa lên tiếng không phải Phó Kính Thù. Phương Đăng bực mình quay nhìn, hóa ra là một cậu nhóc trạc tuổi cô, trắng nõn trắng nà, trên mặt rõ ràng một nụ cười giễu cợt.
“Hôm nay được tặng cái này, ngày sau lại được biếu cái khác. Chẳng trách bố mẹ tao bảo bây giờ người trong Phó gia viện chẳng khác ăn mày bao nhiêu.”
Cậu nhóc nọ không đợi Phó Kính Thù và Phương Đăng đáp, sán lại gần muốn xem trong túi rốt cuộc là của quý gì, vừa ló mặt vào tức khắc lui lại hai bước, bịt mũi ré lên: “Chơi nhau à, thối ghê cả người!”
“Có phải cho mày đâu, thơm hay thối liên quan gì đến mày?” Phương Đăng không biết cậu ta là ai, đơn thuần chỉ thấy ghét cái giọng lưỡi ngạo mạn của cậu ta với Phó Kính Thù.
Cậu nhóc kia giờ mới liếc nhìn Phương Đăng, ngây ra một lúc, hỏi: “Mày học lớp nào?”
Mấy đứa học sinh từ phía sau ùn ùn kéo đến, vài cô bé xúm lại trộm cười, có đứa cướp lời Phương Đăng nói: “Cậu không biết nó là ai à? Thế chắc biết lão phương huyết nùng chứ, lão nát rượu hay khênh áo quan, rắc tiền vàng chính là bố nó đấy.”
“Nghe nói bố nó đầu óc dở dở ương ương, nó cũng chẳng bình thường, khuân một đống đen xì xì thối hoắc về mà dám đem tặng người ta.”
“Người ta chẳng thèm để ý đến mình thì thôi, còn mặt dày mày dạn lẽo đẽo đi theo…”
Phương Đăng liếc Phó Kính Thù, cậu tỏ vẻ lạnh nhạt, chẳng nói chẳng rằng.
Phương Đăng cắn môi, từng thớ thịt trong cơ thể căng ra nhức nhối.
Cậu ấy dĩ nhiên không giống nó. Nhưng nó luôn tin rằng những điều quá khác biệt lại tồn tại được bên nhau, mới thật là điều kì diệu của cuộc sống. Giống như đứng bên vũng bùn lầy, ta vẫn ngửi thấy hương hoa thơm ngát như ở giữa tầng mây. Có ai ngờ trong mắt kẻ khác, ấy lại là chỗ đáng đem ra ngạo báng. Hoa trong mây mà lại mọc từ vũng bùn hôi tanh hay sao? Phương Đăng chẳng cần ai đứng ra thức tỉnh, rằng mình là con gái phương huyết nùng, kẻ bị mọi người dè bỉu, mọi thứ thuộc về nó đều dơ dáy tanh tưởi; còn Phó Kính Thù, cái hay cái đẹp của cậu ta, không chỉ Phương Đăng, ai cũng nhìn ra. Mây bùn khác lối, những nhiệt thành và ước ao của con bé càng trở nên buồn cười thê thảm.
“Mày xem nó vác cả bao bùn thế kia định làm gì…”
“Cút!” Phương Đăng đột nhiên quát lớn khiến tất thảy đám đông giật mình. Nó cắn răng cười nhạt: “Chúng mày đừng quên, đầu óc tao có vấn đề đấy!”
Au cũng ghét kẻ điên, nhưng chẳng ai muốn đụng độ với kẻ điên cả. Quả nhiên những tiếng rì rầm xung quanh lắng xuống, vài ba đứa cau mặt lẳng lặng bỏ đi.
Thằng nhóc hiếu chiến kia vẫn chưa chịu rời, nhếch môi cười nói: “tao lại thấy chúng mày hoàn toàn bình thường. Dù gì cũng là người một nhà. Gái rượu của huyết nùng với quý tử ngoài giá thú của em gái huyết nùng, chuột cùng một tổ cả!”
“Mày có ngon nói lại tao nghe!” Giọng Phương Đăng bình tĩnh hơn nhiều.
“Tao nói sai à, toàn chuột cùng một…”
Phương Đăng vừa cử động, Phó Kính Thù như chớp chộp lấy cổ tay nó.
“Đủ rồi.” cậu vừa như khuyên Phương Đăng, vừa như nói với cậu nhóc kia. Phương Đăng chẳng thể nhìn ra chút cảm xúc tức giận nào từ cậu ta. Cho dù đổi lại người bị trêu chọc , công kích nãy giờ là mình, có lẽ cậu ấy vẫn giữ thái độ xa cách, an nhiên như thế. Phương Đăng giật mạnh tay ra, trước khi thằng kia kịp ngậm miệng lại, nó đã bốc lấy một nắm bùn, lanh lẹ trét đầy cái miệng huênh hoang đáng ghét.
Thằng nhóc đờ đẫn, thời gian như ngưng tụ trong vài giây. Nó lập tức lấy mu bàn tay chùi bùn ở khóe miệng, bất thình lình khom lưng nôn ọe ầm ĩ.
Cảnh tượng phía sau trở nên hỗn loạn, thằng nhóc nôn đến độ không biết trời đất là gì, khóc xém chút tắc thở. Người đến xem càng lúc càng nhiều, có cả người lớn. Phương Đăng mau chóng bị tóm lấy, thầy cô trong trường và bố mẹ thằng nhóc lần lượt có mặt.
Cha mẹ của thằng nhóc này trông không quá danh giá. Đến nơi, thấy thảm hại của con trai mình như thế, họ đau xót khôn nguôi. Ông bố hỏi thăm qua loa đầu đuôi câu chuyện từ người qua đường, bà mẹ to béo vằn mắt xông vào Phương Đăng, giơ tay đánh một bạt tai. Thấy cánh tay bà sắp tới mặt mình, nhưng bị giữ không chạy đi đâu được, Phương Đăng chỉ đành nhắm mắt, chờ cái đau bỏng rát và nỗi nhục nhã ê chề giáng xuống.
Phó Kính Thù giữ tay người đàn bà lại, bình tĩnh gọi một tiếng: “Chị dâu.”
Trên mặt người phụ nữ tuổi cận tứ tuần thoáng chút bối rối, phẫn hận, chán ghét lẫn trù trừ, đấu tranh một hồi, cuối cùng đánh hậm hực thu cánh tay về.
Sau ấy cả bọn Phương Đăng đều bị áp giải về trường. Thầy giáo dắt riêng con bé vòa một văn phòng nhỏ, nghiêm khắc trách mắng một hồi, đồi gặp phụ huynh. Phương Đăng chẳng sợ, lòng hẵng miên man nghĩ đến hai tiếng “Chị dâu” của Phó Kính Thù.
Sau khi về trường, qua lời khiển trách của thầy, nó mới biết thằng nhóc bị nhét bùn vào miệng tên là Phó Chí Thời, hóa ra… họ đều là người nhà họ Phó. Nhưng vì sao gia đình Phó Chí Thời không ở trong dinh thự mà bố mẹ con cái đều nhìn Phó Kính Thù với ánh mắt chẳng chút thân thiết hay thiện cảm như vậy?
Hơn tám giờ tối, thầy chủ nhiệm lớp Phương Đăng nhận thấy chẳng có phụ huynh nào tới đón đứa học sinh rắc rối này của mình, bèn mắng thêm một chập, bắt viết bản kiểm điểm rồi cho con bé ra về. Phương Đăng hơi ngạc nhiên, mùi vị bùn đất ven hồ nó quá rõ, ngang tàng như Phó Chí Thời phải chịu nhục to, vậy mà cả nhà thằng này không tới tìm nó làm rùm beng lên. Nếu cho rằng họ nể mặt Phó Kính Thù mà bỏ qua, nghe cũng khó tin. Nếu họ nể trọng Phó Kính Thù đến thế, Phó Chí Thời là bậc con cháu sap dám tùy tiện nói năng bậy bạ.
Phương Đăng một mình lẻ bóng về nhà, đi qua nơi xảy ra chuyện, thấy sọt rác và túi bùn của mình đã bị mang đi mất. phương học nông cũng vừa về tới, lim dim đôi mắt hỏi con gái đã ăn cơm chưa. Phương Đăng lắc đầu, ông ta giơ cao bình rượu cười hỏi có muốn nhấp mấy ngụm không. Phương Đăng kéo soạt tấm mành vải ra che kín giường mình.
Ngày hôm sau, mặt trời mọc vẫn mọc, nhà họ Phó đối diện yên tĩnh như vốn có. Phương Đăng chẳng biết cơn bực dọc từ đâu, trưa tan học về tìm một tờ báo cũ, bịt kín khung cửa sổ rách nát duy nhất trong phòng. Căn phòng trọ bỗng chốc tối om om.
Ông phương học nông vừa nhai lạc rổn rảng vừa lẩm bẩm: “Hay lắm, tốt nhất nên như thế.”
Những ngày tiếp theo, tan học Phương Đăng lầm lũi về nhà một mình. Lỡ gặp Phó Kính Thù trong ngõ, nó sẽ giả vờ không quen biết nhanh chân bước qua, dĩ nhiên không còn leo lên bờ tường để nói chuyện với cậu ta nữa. Nó hiểu ra, Phó Kính Thù có thể không ghét nó, nhưng cũng chỉ đến thế. Cái kiểu của cậu ta là vậy, sẽ chẳng thân mật với ai, càng không tỏ ra ghét bỏ ai. Cậu ta sẽ không cố gắng đuổi con chó lang thang bên tường, cũng không đưa tay ra vuốt ve nó, vì cậu biết người nó bẩn. Như thế, cậu có khác gì những kẻ ngoài kia. Trái tim tràn trề nhiệt huyết của Phương Đăng giờ đã nguội lạnh.
Bình luận truyện