Ngồi Trên Mái Nhà
Chương 3
Cuộc nội chiến bắt đầu lúc nào, tôi không biết. Nhưng khi tôi bắt đầu có ý thức, người ta đã bắn nhau loạn xạ bằng súng máy, đại bác, pháo, xe thiết giáp, máy bay ném bom và tên lửa đủ loại. Đất nước bị chia thành những mảnh vụn, mỗi mảnh là một vùng chiếm đóng của một sắc tộc, hay chỉ là một phần của sắc tộc, có lực lượng quân sự và hàng rào bảo vệ riêng. Có những khu tạm chiếm và những xẻo đất chỉ dành cho việc kéo quân đến đánh nhau và thây chất đầy ở đó. Bên ngoài hàng rào khu tị nạn của chúng tôi có một khoảnh đất từng là chiến trường. Nơi đấy đất tốt và màu mỡ khủng khiếp, vì xác chết đã từng chất đống và phân huỷ ở đó sau nhiều năm. Những lần đi bán cây cỏ cho Mây, tôi vẫn thường lén nhờ người lấy đất ở đó, cho vào bao nhựa đem về với giá không hề rẻ. Vì khu đất hiện tại đang bị tranh chấp giữa hai phe cực tả và cực hữu. Bất cứ ai léng phéng đều có thể bị bắn chết mà không cần hỏi nguyên do.
Ngay từ khi tôi còn nhỏ xíu, tôi đã biết thế nào là đánh nhau và giết nhau. Hẳn Mây và Custas cũng vậy. Ba đứa lớn lên ở những thành phố hỗn tạp, đầy sẹo đạn trên tường, vết máu còn nguyên trên phố, các đề can kêu gọi chống bạo loạn với lời lẽ vô nghĩa, với những hố bom và hàng rào quân sự chặn các tuyến đường. Mỗi ngày có ít nhất một vụ đánh bom liều chết, ba ngày thì có xe hơi nổ hoặc khủng bố bằng mìn trên xe bus. Có rất nhiều tiếng đàn ông chửi rủa, đàn bà giày xéo và con nít khóc réo rứt mỗi khi có một quả tên lửa với cái đuôi chói rực như sao băng lao đến mỗi lúc một gần. Sau những đợt pháo kích, nhà cửa chỉ là một nhúm xương cá khô, hoang tàn. Radio phát toàn những lời lẽ kêu gọi thánh chiến và trẻ con biết cầm súng bắn đì đoàng từ khi lên bốn. Đánh nhau ngoài chiến trường chưa đủ, các phe phái bắt đầu tung người vàokhu dân cư. Trước khi tôi bỏ đi tị nạn, những vụ bắn tỉa cứ liên tiếp xảy ra, nhiều đến mức tôi không thể nào đếm được. Có lần, tôi suýt bị chặt tay khi dám đi vào khu vực cấm để lấy chiếc xe đạp của mình. Chiếc xe đạp ấy về sau đã bị hất tung lên trời, lẫn vào cột khói lửa của một quả bom tự tạo đánh ngay vào nhà tôi sau hàng rào cấm.
Chiếc xe mà tôi đã năn nỉ mãi ba mẹ mới mua cho từ một cửa hàng bán đồ cũ. Chiếc xe mà tôi đã từng thề là sẽ quí nó mãi mãi, cho đến khi tôi chết.
Thậm chí, có lần, theo như Mây loáng thoáng đề cập: người ta đã dùng đến cả chất độc hoá học. Mây nói nó không thể sống quá ba năm nữa, sức đề kháng của nó đang yếu đi từng chút một.
Thời gian đó, một thông cáo được đưa ra: Tất cả dân chúng muốn đi khỏi khu vực xung đột có một tuần để đến các khu tạm cư đã thiết lập sẵn. Thế là tôi đi, tự bảo rằng mình chỉ còn là một cọng cỏ trơ trọi và không còn nhà để về nữa. Thế thì tôi đi. Tôi lẫn vào hàng trăm ngàn người rời bỏ các thành phố trên những chiếc xe tải, xe thồ và máy bay trực thăng, hướng về phía biên giới, nơi có một khu tị nạn và gần với nước láng giềng trung lập. Nhưng khi tôi chỉ mới đi được nửa đường, đến ngay chân cái ống khói đây, thì cái thông cáo kia bị bãi bõ.
Ngay lập tức, các phe tả-hữu lại bắt đầu những trận pháo kích dữ dội.
Khu tạm tư lúc đó đang là chỗ chiếm đóng của phe trung lập, không nghiêng hẳn về bên nào nhưng vẫn muốn tham gia cuộc chiến như một lực lượng mới nổi. Họ bắt đầu rời khỏi khu đất của mình, di chuyển về các vùng có chiến sự. Những túp lều và các mái nhà tạm bị bỏ trống. Ngay lập tức, những người tị nạn chiếm các chỗ trống, các ngôi nhà và chen chúc vào từng ngõ hẻm.
Lúc ấy, tôi gặp Mây và Custas. Hai đứa như từ trên trời rớt xuống, hoặc từ xó xỉnh nào đó mà tôi không hay biết, lù lù chui vào tầm mắt. Câu đầu tiên, gã hỏi thật thà:
-Bạn cũng đến đây, hở?
-Ờ – Tôi nói. Mây cúi mặt, gật đầu. Gã moi từ đáy ba lô ra cái bánh ngọt nhân kem sữa, bẻ làm đôi và cho hai đứa tôi mỗi đứa một nửa. Custas nói:
-Bạn ăn đi, của tớ đem theo được đấy. Bạn ngó đói bụng, hả? – Gã nhìn Mây, nó mặc một cái sơ mi trắng phau, rộng thùng thình. Mây đang cúi đầu, bỗng đưa tay giật phắt miếng bánh nhai ngốn ngấu. Tôi ngập ngừng cầm lấy miếng bánh, cắn từng miếng một, suýt khóc. Nhưng lúc đó tôi cười sặc sụa, vì cái giọng điệu và cặp mắt lồi của hắn đang giương lên, chong chong ngó chúng tôi.
-Thấy chưa? Bạn đói thật, mờ!
Thế, chúng tôi quen nhau giữa cái bụi bặm và đủ thứ mùi hỗn tạp: mùi máu, mùi thuốc súng, mùi hơi kim loại gỉ, mùi người và mùi khô khốc của đất đai. Lúc ấy, nếu như tôi nhớ không lầm, Custas cười toe toét.
Ngay từ khi tôi còn nhỏ xíu, tôi đã biết thế nào là đánh nhau và giết nhau. Hẳn Mây và Custas cũng vậy. Ba đứa lớn lên ở những thành phố hỗn tạp, đầy sẹo đạn trên tường, vết máu còn nguyên trên phố, các đề can kêu gọi chống bạo loạn với lời lẽ vô nghĩa, với những hố bom và hàng rào quân sự chặn các tuyến đường. Mỗi ngày có ít nhất một vụ đánh bom liều chết, ba ngày thì có xe hơi nổ hoặc khủng bố bằng mìn trên xe bus. Có rất nhiều tiếng đàn ông chửi rủa, đàn bà giày xéo và con nít khóc réo rứt mỗi khi có một quả tên lửa với cái đuôi chói rực như sao băng lao đến mỗi lúc một gần. Sau những đợt pháo kích, nhà cửa chỉ là một nhúm xương cá khô, hoang tàn. Radio phát toàn những lời lẽ kêu gọi thánh chiến và trẻ con biết cầm súng bắn đì đoàng từ khi lên bốn. Đánh nhau ngoài chiến trường chưa đủ, các phe phái bắt đầu tung người vàokhu dân cư. Trước khi tôi bỏ đi tị nạn, những vụ bắn tỉa cứ liên tiếp xảy ra, nhiều đến mức tôi không thể nào đếm được. Có lần, tôi suýt bị chặt tay khi dám đi vào khu vực cấm để lấy chiếc xe đạp của mình. Chiếc xe đạp ấy về sau đã bị hất tung lên trời, lẫn vào cột khói lửa của một quả bom tự tạo đánh ngay vào nhà tôi sau hàng rào cấm.
Chiếc xe mà tôi đã năn nỉ mãi ba mẹ mới mua cho từ một cửa hàng bán đồ cũ. Chiếc xe mà tôi đã từng thề là sẽ quí nó mãi mãi, cho đến khi tôi chết.
Thậm chí, có lần, theo như Mây loáng thoáng đề cập: người ta đã dùng đến cả chất độc hoá học. Mây nói nó không thể sống quá ba năm nữa, sức đề kháng của nó đang yếu đi từng chút một.
Thời gian đó, một thông cáo được đưa ra: Tất cả dân chúng muốn đi khỏi khu vực xung đột có một tuần để đến các khu tạm cư đã thiết lập sẵn. Thế là tôi đi, tự bảo rằng mình chỉ còn là một cọng cỏ trơ trọi và không còn nhà để về nữa. Thế thì tôi đi. Tôi lẫn vào hàng trăm ngàn người rời bỏ các thành phố trên những chiếc xe tải, xe thồ và máy bay trực thăng, hướng về phía biên giới, nơi có một khu tị nạn và gần với nước láng giềng trung lập. Nhưng khi tôi chỉ mới đi được nửa đường, đến ngay chân cái ống khói đây, thì cái thông cáo kia bị bãi bõ.
Ngay lập tức, các phe tả-hữu lại bắt đầu những trận pháo kích dữ dội.
Khu tạm tư lúc đó đang là chỗ chiếm đóng của phe trung lập, không nghiêng hẳn về bên nào nhưng vẫn muốn tham gia cuộc chiến như một lực lượng mới nổi. Họ bắt đầu rời khỏi khu đất của mình, di chuyển về các vùng có chiến sự. Những túp lều và các mái nhà tạm bị bỏ trống. Ngay lập tức, những người tị nạn chiếm các chỗ trống, các ngôi nhà và chen chúc vào từng ngõ hẻm.
Lúc ấy, tôi gặp Mây và Custas. Hai đứa như từ trên trời rớt xuống, hoặc từ xó xỉnh nào đó mà tôi không hay biết, lù lù chui vào tầm mắt. Câu đầu tiên, gã hỏi thật thà:
-Bạn cũng đến đây, hở?
-Ờ – Tôi nói. Mây cúi mặt, gật đầu. Gã moi từ đáy ba lô ra cái bánh ngọt nhân kem sữa, bẻ làm đôi và cho hai đứa tôi mỗi đứa một nửa. Custas nói:
-Bạn ăn đi, của tớ đem theo được đấy. Bạn ngó đói bụng, hả? – Gã nhìn Mây, nó mặc một cái sơ mi trắng phau, rộng thùng thình. Mây đang cúi đầu, bỗng đưa tay giật phắt miếng bánh nhai ngốn ngấu. Tôi ngập ngừng cầm lấy miếng bánh, cắn từng miếng một, suýt khóc. Nhưng lúc đó tôi cười sặc sụa, vì cái giọng điệu và cặp mắt lồi của hắn đang giương lên, chong chong ngó chúng tôi.
-Thấy chưa? Bạn đói thật, mờ!
Thế, chúng tôi quen nhau giữa cái bụi bặm và đủ thứ mùi hỗn tạp: mùi máu, mùi thuốc súng, mùi hơi kim loại gỉ, mùi người và mùi khô khốc của đất đai. Lúc ấy, nếu như tôi nhớ không lầm, Custas cười toe toét.
Bình luận truyện