Ngọn Đèn Hoa Đăng Trong Tim Tôi
Chương 2
Cơn nắng trưa soi xuống nửa khuôn mặt bỗng dưng bị dập tắt, mắt tôi tờ mờ nhìn lên mới nhận ra đó là ai. Minh Đăng, lớp trưởng nhìn tôi thở dài rồi xoay ngang kéo tấm rèm cửa lại.
“Cậu không cảm thấy rát da à?”. Cậu nhìn tôi vẻ mặt có chút lo lắng.
Tôi lừ đừ ngồi thẳng lưng, lấy tay sờ nhẹ vào má trái. Đúng là có hơi ấm nóng, nhưng cái nắng của mùa đông không đến nổi làm làn da tôi bị đau rát mà lại khiến nó có sức sống hơn hẳn.
“Tôi không sao!”
Cậu ấy hơi nhíu mày, tỏ ra không hài lòng với câu trả lời này cho lắm. Dù ánh nắng đã phần nào bị khuất nhưng vẫn còn lay lắt một chút ánh sáng ít ỏi bởi tấm rèm xanh lam khá mỏng, hai phần ba khuôn mặt của lớp trưởng đang hiện diện trước mắt tôi. Với dáng vẻ thư sinh, nước da trắng, đồng hồ đeo tay hàng hiệu và cả mùi nước hoa oải hương nhẹ dịu lan toả trên vạt áo, khiến không ít người dễ dàng nhận ra cậu ta có một gia thế không hề tầm thường.
“Đến giờ ăn rồi đấy!”. Minh Đăng thả một tay vào bên trong túi quần rồi lướt mắt sang nhìn tôi. Sau đó xoay người bước đi, chỉ bỏ lại trước mắt tôi một chiếc bóng lưng thâm trầm.
Nhớ lại ngày đầu nhận lớp tôi còn không chú ý đến sự tồn tại của Minh Đăng, trong khi các nữ sinh khác bàn tán vui mừng thì riêng tôi lại gục xuống bàn làm quen với mùi gỗ. Chiều hôm đó tôi mắc mưa, qua hôm sau bị sốt khá nặng, học gần hết tiết tôi cố gượng dậy nhưng đầu óc lại choáng váng liền ngã lăn ra bất tỉnh. Khi tôi vừa mở mắt cảm nhận được ngay mùi cồn y tế nồng nặc tấp thẳng vào khoang mũi, tay xoa đầu vài cái mới định hình được mình đang nằm ở phòng y tế. Lớp trưởng ngồi bên ghế nhựa trắng, tay cậu lật ra từng viên trên cái vỉ thuốc màu đỏ thẫm. Vẻ mặt bình thản nhìn tôi.
“Tỉnh rồi à? Cô bảo tôi đưa thuốc cho cậu uống. Không sao chứ?”
“Không sao!”. Tôi chầm chậm ngồi dậy.
“Vậy mau uống đi, uống xong tôi sẽ đưa cậu về!”. Cậu rót một ly nước đầy rồi đưa thuốc về phía tôi. Uống thuốc vừa xong tôi lại nhìn ra phía đồng hồ treo trên tường, đã cách giờ ra về cả tiếng, trời cũng gần sập tối.
“Muộn vậy rồi, sao cậu còn chưa về?”. Tay tôi vỗ lên trán mình vài cái, rồi nhìn sang cậu ấy với dáng vẻ ngơ ngác.
“Không nỡ bỏ cậu mà về, với lại tôi là lớp trưởng, cậu cũng phải cho tôi làm tròn trách nhiệm đã chứ!”. Cậu lấy ly nước cạn trên tay, vén vài sợi tóc đang phủ xuống mặt tôi rồi cười nhẹ, lộ cả lúm đồng tiền bên má trái. Bất giác tôi giống như kẻ bị lạc giữa dòng sông tối đen tĩnh mịch không thể xác định được phương hướng, lại may mắn bắt gặp một ngọn đèn hoa đăng vàng ánh rực rỡ soi rọi đến tận tâm can. Cả một vùng trời đêm u ám phút chốc lại hoá thành không gian đêm hội, nó cũng dần len lỏi in sâu vào tiềm thức như thể một định luật có sẵn. Nếu nói tôi không chút dao động, thì chuyện đó quả thật rất dối lòng. Nhưng còn đối với Minh Đăng, cậu ấy nghĩ gì thì tôi cũng không rõ lắm. Chắc đó chỉ đơn thuần là một nhiệm vụ tối cao của cậu lớp trưởng trách nhiệm đầy mình. Điều quan trọng hơn là tôi càng không muốn bản thân mình giống như những nữ sinh khác, từng giờ, từng khắc mong mỏi sự quan tâm ít ỏi của vị lớp trưởng hào hoa. Kể cả chính tôi cũng không nên đem trách nhiệm của cậu ấy ra mà ảo tưởng.
Tay bê khay cơm tôi nhìn xung quanh để tìm chỗ ngồi, cũng không ngờ hôm nay lại đông đúc hơn hẳn. Định xoay người trả lại phần cơm đi vào lớp tìm vài cái bánh trong cặp ăn tạm. Bất ngờ nghe tiếng Minh Đăng gọi lại, theo phản xạ tôi nhìn về phía bên trái, tay cậu vỗ vài cái lên mặt bàn trống kế bên rồi mỉm cười nhìn tôi. Nhưng phía sau cậu ấy, dáng đi thướt tha của Thanh Lam cũng vừa tiến tới rồi nhẹ nhàng ngồi vào chỗ như một thói quen. Cậu ấy tít mắt cười với lớp trưởng, vẻ mặt rạng ngời tựa như đoá hoa lan trắng nở rộ giữa trời xanh. Nhìn lại thì cũng đúng, vị trí đó thật sự hợp với Lam hơn là tôi. Có vẻ lớp trưởng cũng rất bất ngờ khi trông thấy sự xuất hiện của Thanh Lam, cậu ấy nhìn tôi với vẻ mặt khó xử. Tôi liền biết điều, kéo mép môi lên cười thoáng rồi liền lắc đầu ra vẻ không sao. Cũng may vừa tìm được bàn trống ở gần đó, tôi ngồi vội vào đấy để tránh đi ánh mắt của cậu.
Thanh Lam là bạn thân, đồng thời là thanh mai trúc mã của lớp trưởng, hai người họ rất nổi tiếng trong trường. Trước đó tôi đã từng chạm mặt cậu ấy vài lần ở cổng trường và bãi đậu xe. Nét đẹp của Lam được ví như hoa lan trắng quả thật không sai, vẻ đẹp thanh khiết pha lẫn một chút dịu dàng làm người đời mê mẩn. Minh Đăng, cậu ấy là người gốc Hà Nội, gia đình vào Nam lập nghiệp sớm. Hôm ở thư viện tìm sách tôi vô tình nghe được mấy nữ sinh bảo với nhau rằng nhà cậu ta rất giàu có, cha lại là chủ một khách sạn sang trọng. Thật sự, họ khiến không ít người phải xuýt xoa ngưỡng mộ.
Minh Đăng và Thanh Lam, họ vẫn đang hiện diện bên khoé mắt tôi. Vẻ đẹp hài hoà trên khuôn mặt, từng đường nét thanh tú của hai người không khác gì một bức tranh uyên ương tráng lệ. Kể cả người máu lạnh như tôi cũng không nỡ nào chia cắt, mà nói đúng hơn là không có tư cách để xen vào. Nhìn lại mình như kẻ ở tận sâu đáy vực, nếu đem bản thân ra so sánh thật sự rất đáng xấu hổ. Người ta thường nói những mối tình thầm lặng cũng được xem là đẹp nhất, tôi dường như đã hiểu được ít nhiều, không cố gắng tranh đoạt càng không có quyền để oán trách.
Thế giới của họ và tôi khác biệt đến thế cơ mà...
Kết thúc tiết học rất may là trời cũng vừa tạnh mưa, cơn mưa của mùa đông làm thời tiết lạnh hơn hẳn. Cũng có thể là tôi đang mặc chiếc áo khoác len khá mỏng nên mới cảm nhận được gần hết độ lạnh của trời đông. Bầu trời vẫn in đậm một màu xám tro buồn tẻ, ảm đạm. Tôi đang ở bãi đậu xe, định tranh thủ dẫn xe ra cổng nhưng lại vô tình nghe được một đám nữ sinh bàn tán, họ chụm lại thành một vòng nhỏ khoảng bốn năm người.
“Đây không phải là cái nón kết của lớp trưởng, lớp cậu thường dùng sao? Mỹ Diệu! Sao cậu lại giữ nó thế?”. Một nữ sinh trong đám dò hỏi. Tay Mỹ Diệu có vẻ linh hoạt hơn, sờ soạng cái nón màu đen huyền, có in rõ hàng chữ tiếng Anh màu trắng. Ngắm nghía tỉ mỉ, cậu ta ra vẻ thích thú vô cùng, khoé miệng lại không ngừng cong lên.
“Phải! Thật ra hôm trước mình có việc đến văn phòng, gặp thầy thể dục, thầy bảo là thấy cái nón này ở khu vực bóng rổ. Vừa nhìn vào tôi đã liền nhận ra ngay là của Minh Đăng. Thực tình, hôm nay tôi định giao lại cho cậu ấy nhưng lại quên mất!”
“Vậy hả...?. Nhưng nhìn trông có vẻ, cậu thích giữ nó lại hơn đấy!”. Một nữ sinh khác tóc dài buông xoã một bên vai, giọng nói cũng khá là chua ngoa. Cậu ta vừa hỏi, vừa lườm mắt lướt sang khuôn mặt tươi rói của Mỹ Diệu, có vẻ không thuận mắt cho lắm.
“Hi hi! Chắc vì hôm nay mình bận học nhiều quá nên quên mất! Có lẽ phải giữ lại nó qua đêm nay nữa rồi”. Mỹ Diệu cười tít mắt.
Cũng không ngờ, chỉ là một cái nón bình thường lại thu hút sự chú ý của nhiều nữ sinh đến vậy. Tôi không quan tâm nữa, lặng lẽ dẫn xe đạp ra khỏi cổng, trong lòng còn thầm chỉ trích bản thân từ lúc nào lại để ý đến những chuyện linh tinh vớ vẩn thế này. Chắc có lẽ là từ cái hôm ở phòng y tế, chỉ cần ai đó nhắc đến tên cậu tôi lại vô tình bị cuốn theo mà không hề hay biết.
Âm thanh trên đường phố khá yên tĩnh, chỉ còn sót lại vài tiếng chổi quét rác xoèn xoẹt ven đường. Không khí mùa đông tuy trong lành hơn mùa hạ và mùa thu rất nhiều, nhưng chỉ tội cho những cô chú lao công làm việc vất vả còn phải chịu cái lạnh giá rét của trời đông. Đột nhiên tôi dừng xe lại, hình như vừa nghe ai đó gọi tên mình. Ngoảnh đầu nhìn tôi mới nhận ra đó là ai, Dì Liễu đang vẫy tay gọi tôi, chắc là có việc gì đó cần.
Dì là bạn thân thuở nhỏ của mẹ tôi. Khi gia đình vừa đổ vỡ, cũng nhờ một tay dì lo liệu chỗ ở giúp đỡ mẹ con tôi rất nhiều. Dì gặp tôi liền mừng rỡ.
“Con chào dì!”. Tôi mỉm cười.
“Con đi học về rồi đấy à? Ở đây chờ dì một lát”. Vừa dứt câu, dì hấp tấp quay vào nhà. Chỉ ít phút sau mang ra một cái túi giấy, hình như bên trong có chứa thức ăn.
“Này! Con đem vài cái bánh mà về nhà ăn, dạo này dì thấy con xanh xao quá rồi đấy!”. Vừa nói tay dì vừa vùi gói bánh vào lòng bàn tay, nên tôi cũng đành phải nhận cho dì vui.
“Dạ, con cảm ơn dì!”
Bỗng dưng nụ cười trên gương mặt của dì tắt hẳn, rồi thở dài ra vẻ lo lắng.
“Linh Đan! Dạo này mẹ con bà ấy thế nào? Có thường vô cớ mắng con nữa không?”
“... ”. Tôi im lìm, lặng lẽ cúi đầu.
“Cái bà già chết tiệt này!”. Dì Liễu chống nạnh, tặc lưỡi, vẻ mặt hiện rõ sự giận dữ.
“Không sao đâu dì! Con cũng đã quen rồi, dì đừng lo!”. Tôi gượng cười. Dì Liễu liền cầm bàn tay tôi, vỗ nhẹ lên nó vài cái.
“Dì nói này, Linh Đan! Thật ra mẹ con vậy thôi, bà ấy cũng thương con lắm. Con cũng đừng để trong lòng mà oán trách bà ấy đấy nhé!”
“Vâng, con biết rồi! Mà thằng Khánh đi đâu rồi dì? Dạo này Huy Khánh học hành thế nào rồi ạ?”. Dì Liễu lại thở dài một tiếng, nét mặt hiện rõ vẻ lo lắng.
“Thằng Khánh nhà dì, trước giờ học hành đều rất tốt. Nhưng mấy hôm trước nó đi thi môn bóng rổ cho trường, năm nay lại không may bị loại sớm. Về nhà thằng bé cứ ủ rũ mấy hôm liền, tự dưng hôm nay lại bảo ra sân bóng cho khoây khoả. Gần tới giờ cơm rồi, mà vẫn chưa thấy nó đâu!”
“Dì cũng đừng quá lo lắng! Dì vào trong đi, để con đi tìm em về!”. Vừa dứt lời, chân tôi gạt cái chân chống.
“Không cần đâu, như vậy phiền con lắm!”
“Không sao đâu ạ! Con chào dì!”. Tôi ngồi lên xe rồi di chuyển bàn đạp chạy đi một mạch.
“Cậu không cảm thấy rát da à?”. Cậu nhìn tôi vẻ mặt có chút lo lắng.
Tôi lừ đừ ngồi thẳng lưng, lấy tay sờ nhẹ vào má trái. Đúng là có hơi ấm nóng, nhưng cái nắng của mùa đông không đến nổi làm làn da tôi bị đau rát mà lại khiến nó có sức sống hơn hẳn.
“Tôi không sao!”
Cậu ấy hơi nhíu mày, tỏ ra không hài lòng với câu trả lời này cho lắm. Dù ánh nắng đã phần nào bị khuất nhưng vẫn còn lay lắt một chút ánh sáng ít ỏi bởi tấm rèm xanh lam khá mỏng, hai phần ba khuôn mặt của lớp trưởng đang hiện diện trước mắt tôi. Với dáng vẻ thư sinh, nước da trắng, đồng hồ đeo tay hàng hiệu và cả mùi nước hoa oải hương nhẹ dịu lan toả trên vạt áo, khiến không ít người dễ dàng nhận ra cậu ta có một gia thế không hề tầm thường.
“Đến giờ ăn rồi đấy!”. Minh Đăng thả một tay vào bên trong túi quần rồi lướt mắt sang nhìn tôi. Sau đó xoay người bước đi, chỉ bỏ lại trước mắt tôi một chiếc bóng lưng thâm trầm.
Nhớ lại ngày đầu nhận lớp tôi còn không chú ý đến sự tồn tại của Minh Đăng, trong khi các nữ sinh khác bàn tán vui mừng thì riêng tôi lại gục xuống bàn làm quen với mùi gỗ. Chiều hôm đó tôi mắc mưa, qua hôm sau bị sốt khá nặng, học gần hết tiết tôi cố gượng dậy nhưng đầu óc lại choáng váng liền ngã lăn ra bất tỉnh. Khi tôi vừa mở mắt cảm nhận được ngay mùi cồn y tế nồng nặc tấp thẳng vào khoang mũi, tay xoa đầu vài cái mới định hình được mình đang nằm ở phòng y tế. Lớp trưởng ngồi bên ghế nhựa trắng, tay cậu lật ra từng viên trên cái vỉ thuốc màu đỏ thẫm. Vẻ mặt bình thản nhìn tôi.
“Tỉnh rồi à? Cô bảo tôi đưa thuốc cho cậu uống. Không sao chứ?”
“Không sao!”. Tôi chầm chậm ngồi dậy.
“Vậy mau uống đi, uống xong tôi sẽ đưa cậu về!”. Cậu rót một ly nước đầy rồi đưa thuốc về phía tôi. Uống thuốc vừa xong tôi lại nhìn ra phía đồng hồ treo trên tường, đã cách giờ ra về cả tiếng, trời cũng gần sập tối.
“Muộn vậy rồi, sao cậu còn chưa về?”. Tay tôi vỗ lên trán mình vài cái, rồi nhìn sang cậu ấy với dáng vẻ ngơ ngác.
“Không nỡ bỏ cậu mà về, với lại tôi là lớp trưởng, cậu cũng phải cho tôi làm tròn trách nhiệm đã chứ!”. Cậu lấy ly nước cạn trên tay, vén vài sợi tóc đang phủ xuống mặt tôi rồi cười nhẹ, lộ cả lúm đồng tiền bên má trái. Bất giác tôi giống như kẻ bị lạc giữa dòng sông tối đen tĩnh mịch không thể xác định được phương hướng, lại may mắn bắt gặp một ngọn đèn hoa đăng vàng ánh rực rỡ soi rọi đến tận tâm can. Cả một vùng trời đêm u ám phút chốc lại hoá thành không gian đêm hội, nó cũng dần len lỏi in sâu vào tiềm thức như thể một định luật có sẵn. Nếu nói tôi không chút dao động, thì chuyện đó quả thật rất dối lòng. Nhưng còn đối với Minh Đăng, cậu ấy nghĩ gì thì tôi cũng không rõ lắm. Chắc đó chỉ đơn thuần là một nhiệm vụ tối cao của cậu lớp trưởng trách nhiệm đầy mình. Điều quan trọng hơn là tôi càng không muốn bản thân mình giống như những nữ sinh khác, từng giờ, từng khắc mong mỏi sự quan tâm ít ỏi của vị lớp trưởng hào hoa. Kể cả chính tôi cũng không nên đem trách nhiệm của cậu ấy ra mà ảo tưởng.
Tay bê khay cơm tôi nhìn xung quanh để tìm chỗ ngồi, cũng không ngờ hôm nay lại đông đúc hơn hẳn. Định xoay người trả lại phần cơm đi vào lớp tìm vài cái bánh trong cặp ăn tạm. Bất ngờ nghe tiếng Minh Đăng gọi lại, theo phản xạ tôi nhìn về phía bên trái, tay cậu vỗ vài cái lên mặt bàn trống kế bên rồi mỉm cười nhìn tôi. Nhưng phía sau cậu ấy, dáng đi thướt tha của Thanh Lam cũng vừa tiến tới rồi nhẹ nhàng ngồi vào chỗ như một thói quen. Cậu ấy tít mắt cười với lớp trưởng, vẻ mặt rạng ngời tựa như đoá hoa lan trắng nở rộ giữa trời xanh. Nhìn lại thì cũng đúng, vị trí đó thật sự hợp với Lam hơn là tôi. Có vẻ lớp trưởng cũng rất bất ngờ khi trông thấy sự xuất hiện của Thanh Lam, cậu ấy nhìn tôi với vẻ mặt khó xử. Tôi liền biết điều, kéo mép môi lên cười thoáng rồi liền lắc đầu ra vẻ không sao. Cũng may vừa tìm được bàn trống ở gần đó, tôi ngồi vội vào đấy để tránh đi ánh mắt của cậu.
Thanh Lam là bạn thân, đồng thời là thanh mai trúc mã của lớp trưởng, hai người họ rất nổi tiếng trong trường. Trước đó tôi đã từng chạm mặt cậu ấy vài lần ở cổng trường và bãi đậu xe. Nét đẹp của Lam được ví như hoa lan trắng quả thật không sai, vẻ đẹp thanh khiết pha lẫn một chút dịu dàng làm người đời mê mẩn. Minh Đăng, cậu ấy là người gốc Hà Nội, gia đình vào Nam lập nghiệp sớm. Hôm ở thư viện tìm sách tôi vô tình nghe được mấy nữ sinh bảo với nhau rằng nhà cậu ta rất giàu có, cha lại là chủ một khách sạn sang trọng. Thật sự, họ khiến không ít người phải xuýt xoa ngưỡng mộ.
Minh Đăng và Thanh Lam, họ vẫn đang hiện diện bên khoé mắt tôi. Vẻ đẹp hài hoà trên khuôn mặt, từng đường nét thanh tú của hai người không khác gì một bức tranh uyên ương tráng lệ. Kể cả người máu lạnh như tôi cũng không nỡ nào chia cắt, mà nói đúng hơn là không có tư cách để xen vào. Nhìn lại mình như kẻ ở tận sâu đáy vực, nếu đem bản thân ra so sánh thật sự rất đáng xấu hổ. Người ta thường nói những mối tình thầm lặng cũng được xem là đẹp nhất, tôi dường như đã hiểu được ít nhiều, không cố gắng tranh đoạt càng không có quyền để oán trách.
Thế giới của họ và tôi khác biệt đến thế cơ mà...
Kết thúc tiết học rất may là trời cũng vừa tạnh mưa, cơn mưa của mùa đông làm thời tiết lạnh hơn hẳn. Cũng có thể là tôi đang mặc chiếc áo khoác len khá mỏng nên mới cảm nhận được gần hết độ lạnh của trời đông. Bầu trời vẫn in đậm một màu xám tro buồn tẻ, ảm đạm. Tôi đang ở bãi đậu xe, định tranh thủ dẫn xe ra cổng nhưng lại vô tình nghe được một đám nữ sinh bàn tán, họ chụm lại thành một vòng nhỏ khoảng bốn năm người.
“Đây không phải là cái nón kết của lớp trưởng, lớp cậu thường dùng sao? Mỹ Diệu! Sao cậu lại giữ nó thế?”. Một nữ sinh trong đám dò hỏi. Tay Mỹ Diệu có vẻ linh hoạt hơn, sờ soạng cái nón màu đen huyền, có in rõ hàng chữ tiếng Anh màu trắng. Ngắm nghía tỉ mỉ, cậu ta ra vẻ thích thú vô cùng, khoé miệng lại không ngừng cong lên.
“Phải! Thật ra hôm trước mình có việc đến văn phòng, gặp thầy thể dục, thầy bảo là thấy cái nón này ở khu vực bóng rổ. Vừa nhìn vào tôi đã liền nhận ra ngay là của Minh Đăng. Thực tình, hôm nay tôi định giao lại cho cậu ấy nhưng lại quên mất!”
“Vậy hả...?. Nhưng nhìn trông có vẻ, cậu thích giữ nó lại hơn đấy!”. Một nữ sinh khác tóc dài buông xoã một bên vai, giọng nói cũng khá là chua ngoa. Cậu ta vừa hỏi, vừa lườm mắt lướt sang khuôn mặt tươi rói của Mỹ Diệu, có vẻ không thuận mắt cho lắm.
“Hi hi! Chắc vì hôm nay mình bận học nhiều quá nên quên mất! Có lẽ phải giữ lại nó qua đêm nay nữa rồi”. Mỹ Diệu cười tít mắt.
Cũng không ngờ, chỉ là một cái nón bình thường lại thu hút sự chú ý của nhiều nữ sinh đến vậy. Tôi không quan tâm nữa, lặng lẽ dẫn xe đạp ra khỏi cổng, trong lòng còn thầm chỉ trích bản thân từ lúc nào lại để ý đến những chuyện linh tinh vớ vẩn thế này. Chắc có lẽ là từ cái hôm ở phòng y tế, chỉ cần ai đó nhắc đến tên cậu tôi lại vô tình bị cuốn theo mà không hề hay biết.
Âm thanh trên đường phố khá yên tĩnh, chỉ còn sót lại vài tiếng chổi quét rác xoèn xoẹt ven đường. Không khí mùa đông tuy trong lành hơn mùa hạ và mùa thu rất nhiều, nhưng chỉ tội cho những cô chú lao công làm việc vất vả còn phải chịu cái lạnh giá rét của trời đông. Đột nhiên tôi dừng xe lại, hình như vừa nghe ai đó gọi tên mình. Ngoảnh đầu nhìn tôi mới nhận ra đó là ai, Dì Liễu đang vẫy tay gọi tôi, chắc là có việc gì đó cần.
Dì là bạn thân thuở nhỏ của mẹ tôi. Khi gia đình vừa đổ vỡ, cũng nhờ một tay dì lo liệu chỗ ở giúp đỡ mẹ con tôi rất nhiều. Dì gặp tôi liền mừng rỡ.
“Con chào dì!”. Tôi mỉm cười.
“Con đi học về rồi đấy à? Ở đây chờ dì một lát”. Vừa dứt câu, dì hấp tấp quay vào nhà. Chỉ ít phút sau mang ra một cái túi giấy, hình như bên trong có chứa thức ăn.
“Này! Con đem vài cái bánh mà về nhà ăn, dạo này dì thấy con xanh xao quá rồi đấy!”. Vừa nói tay dì vừa vùi gói bánh vào lòng bàn tay, nên tôi cũng đành phải nhận cho dì vui.
“Dạ, con cảm ơn dì!”
Bỗng dưng nụ cười trên gương mặt của dì tắt hẳn, rồi thở dài ra vẻ lo lắng.
“Linh Đan! Dạo này mẹ con bà ấy thế nào? Có thường vô cớ mắng con nữa không?”
“... ”. Tôi im lìm, lặng lẽ cúi đầu.
“Cái bà già chết tiệt này!”. Dì Liễu chống nạnh, tặc lưỡi, vẻ mặt hiện rõ sự giận dữ.
“Không sao đâu dì! Con cũng đã quen rồi, dì đừng lo!”. Tôi gượng cười. Dì Liễu liền cầm bàn tay tôi, vỗ nhẹ lên nó vài cái.
“Dì nói này, Linh Đan! Thật ra mẹ con vậy thôi, bà ấy cũng thương con lắm. Con cũng đừng để trong lòng mà oán trách bà ấy đấy nhé!”
“Vâng, con biết rồi! Mà thằng Khánh đi đâu rồi dì? Dạo này Huy Khánh học hành thế nào rồi ạ?”. Dì Liễu lại thở dài một tiếng, nét mặt hiện rõ vẻ lo lắng.
“Thằng Khánh nhà dì, trước giờ học hành đều rất tốt. Nhưng mấy hôm trước nó đi thi môn bóng rổ cho trường, năm nay lại không may bị loại sớm. Về nhà thằng bé cứ ủ rũ mấy hôm liền, tự dưng hôm nay lại bảo ra sân bóng cho khoây khoả. Gần tới giờ cơm rồi, mà vẫn chưa thấy nó đâu!”
“Dì cũng đừng quá lo lắng! Dì vào trong đi, để con đi tìm em về!”. Vừa dứt lời, chân tôi gạt cái chân chống.
“Không cần đâu, như vậy phiền con lắm!”
“Không sao đâu ạ! Con chào dì!”. Tôi ngồi lên xe rồi di chuyển bàn đạp chạy đi một mạch.
Bình luận truyện