Ngự Tiền Mỹ Nhân
Chương 31: Tới Phương Nam
Dưới đề nghị của Hoàng hậu, Thẩm Huyền Ninh vẫn làm theo tính toán ban đầu, mời Tô Ngâm đi dạo phố.
Hai người ngồi thuyền nhỏ đi đường thủy, xuôi theo hồ Vân Kính có thể tiện thể ngắm hơn nửa cảnh vật ở Viên Tử Lý.
Chiếc thuyền không lớn, nhưng trên thuyền có bàn trà, còn có một chiếc tủ nhỏ, bên trong chuẩn bị đầy đủ bánh trái. Viên thái giám chèo thuyền ở phía đuôi, lúc đầu Tô Ngâm ngồi ở mũi thuyền nhưng không bao lâu đã bị Thẩm Huyền Ninh gọi vào trong.
Y nói: “Bên ngoài nóng không? Ngoài ấy không có gì che chắn cả, vào đây ngồi đi.”
Nàng vào ngồi cùng y. Y tiện tay rót cho nàng chén trà, cười nói: “Phùng Thâm nói nàng luôn phàn nàn công việc bận bịu quá không rảnh ra ngoài chơi, nên ta xây cái khu phố này cho nàng giải sầu, nhưng chỗ này chắc chắn vẫn thua bên ngoài, khi nào rảnh thì nàng cứ xuất cung đi chơi cho vui.”
Tô Ngâm nao nao, y làm như tùy ý mà nhìn cảnh hồ, nói tiếp: “Sau đợt này trẫm muốn tới phương Nam một chuyến, nếu mọi chuyện thuận lợi thì tiện đường ghé Giang Nam luôn.”
“Tới phương Nam một chuyến?” Tô Ngâm bất ngờ, “Có chuyện gì ạ?”
Thẩm Huyền Ninh gật đầu: “Ngày hôm qua mới có người dâng tấu, nói Sơn Tây, Hà Nam nhiều nơi gặp lũ lụt, đê vỡ nhiều chỗ, không ít bá tánh gặp nạn.”
Tô Ngâm thấy lòng nặng nề hẳn, nghĩ ngợi, rồi thành thật thưa: “Những chuyện này Hoàng thượng có đi cũng không được gì, bảo bọn quan viên cố gắng trị tai là được. Hơn nữa nếu thiên tử ra ngoài thì mỗi ngày đều tiêu tiền như nước, tiền này chẳng bằng phát cho dân bị nạn.”
Viên thái giám chèo thuyền ở phía đuôi nghe nàng nói thế thì sợ đến mức muốn té xuống hồ, lén ngước lên nhìn, thấy vẻ mặt Đại cô cô rất bình thường còn Hoàng thượng vẫn cười như trước.
“Nàng nói không sai.” Thẩm Huyền Ninh nói tiếp, “Nhưng trẫm muốn thấy tận mắt tiền đưa xuống dưới rốt cuộc có thể tới tay dân bị nạn được bao nhiêu.”
Tô Ngâm nghe vậy thì nhíu mày: “Ngài cảm thấy….”
Thẩm Huyền Ninh gật đầu: “Trẫm và thầy đã tính toán lại khoản tiền mấy lần phụ hoàng cứu tế dân chúng, đó mới đúng là “tiêu tiền như nước”. Lẽ hiển nhiên, tiêu tiền để cứu tế không có gì sai, phàm là cứu được người thì nên tiêu tiền, nhưng trẫm cảm thấy số tiền bọn họ tiêu và chuyện bọn họ làm được không khớp với nhau.”
Như chuyện lũ lụt chẳng hạn, tiền phân xuống về cơ bản có những tác dụng chính là: An trí dân bị nạn, phòng dịch bệnh, trùng tu đê điều và nhà cửa ruộng vườn bị hư hại.
Những hạng mục này tốn bao nhiêu tiền đều có thể tính ra.
Đương nhiên, những thời điểm như vậy thì tiền không thể tính chính xác được. Tỷ như an trí dân bị nạn, dự chi là ba mươi vạn lượng, nhưng thực tế phải tiêu đến năm mươi vạn lượng, nếu phát sinh chuyện ngoài ý muốn ở bất cứ khâu nào thì còn tốn kém nhiều hơn. Nhưng nếu dự chi là ba mươi vạn mà lại tiêu đến một trăm vạn lượng thì quá vô lý.
Chuyện như thế rất nhiều. Mỗi khi gặp thiên tai, nếu số tiền bộ Lại tính toán không đủ dùng thì dưới địa phương sẽ ầm ĩ tìm danh mục khác để nã tiền triều đình.
Thẩm Huyền Ninh còn phát hiện, sau khi phụ hoàng lên ngôi mười mấy năm thì chuyện này ngày càng nghiêm trọng. Nếu tính chính xác, chuyện này bắt đầu từ khi phụ hoàng sa đà chốn hậu cung.
Chính là lúc Uyển phi được sủng ái. Sau khi y kế vị, trong lúc vô tình xem qua sổ sách trong cung mới biết quan viên khắp nơi thường xuyên dâng những đồ vật quý hiếm cho Uyển phi. Uyển phi rất vui, vì vậy mà bọn quan viên kia cũng gà chó lên trời.
Y không thấy bọn quan viên lấy lòng Hoàng đế, nịnh bợ Hoàng phi có gì sai, nhưng dù thế thì phụ hoàng không nên tuyển chọn quan lại vì lý do đó chứ? Bây giờ rất tốt, đám người này đã rơi vào tay y. Song y mới vừa tự chấp chính, ở trong cung muốn trị bọn chúng không phải chuyện dễ dàng, nếu không tự mình đi một chuyến thì bá tánh phải chịu khổ đến bao giờ.
Ngay cả ý định đi Giang Nam của y cũng không phải để chơi bời.
Giang Nam là nơi đất lành chim đậu, gần như bốn phần thuế triều đình thu được đều đến từ Giang Nam. Nhưng một nơi màu mỡ như thế, e rằng không chỉ bổ béo cho triều đình, quan lại địa phương có ăn trên ngồi chốc trên mồ hôi nước mắt người dân hay không, y phải nhanh chân đến xem mới được.
Vậy nên Thẩm Huyền Ninh mới dự tính tới phương Nam, đầu tiên tới Sơn Tây và Hà Nam, sau đó tới An Huy rồi cuối cùng đến Giang Nam. Danh sách đại thần đi theo, suốt đêm qua y đã định xong, đế sư Thang Thuật Nhân chắc chắn phải đi, Thừa tướng Lê Quang cũng đi cùng. Trừ hai người trên thì y cũng chọn mỗi bộ vài người, đỡ mất công trên đường có việc cần lại kiếm không ra người.
Ngay cả Hồ Kiêu cũng phải đi. Nếu y rời kinh mà lại để lão tướng tay nắm quyền to ở lại kinh thì y đúng là ngốc đến hết cứu nổi.
Nhưng binh mã hộ giá trên đường đi, y sẽ không giao cho Hồ Kiêu. Việc này y định giao cho Sở Tễ, coi như cho Sở Tễ một cơ hội chính thức lộ diện.
“Lộ diện” vì lập chiến công và “lộ diện” đi cùng ngự giá không giống nhau.
Còn hậu cung…
Nghi phi Hồ thị khỏi bàn, mang thị đi e là có mấy cái mặt cũng không đủ bẽ bàng trước quan lại.
Còn Hoàng hậu, Thẩm Huyền Ninh cố ý duy trì quan hệ ôn hòa khách sáo với nàng nên y hỏi thẳng nàng luôn, để nàng tự quyết định.
Ý y là, đến Sơn Tây và Hà Nam không tránh khỏi gian nan, không so được với ở trong cung có thể ăn ngon mặc đẹp, nhưng nếu nàng thấy ở trong cung buồn tẻ vô vị, muốn đi thăm thú thì có thể đi cùng.
Ai ngờ Thang Doanh Sương ngẩng đầu hỏi ngay: “Tô Ngâm có đi không?”
“…….” Thẩm Huyền Ninh cứng họng, vẻ mặt bất giác phức tạp hẳn, “Nàng mới gặp nàng ấy chẳng được mấy bận mà đã thích nàng ấy đến thế?”
Một cô gái xinh đẹp thông minh như thế, ai mà không thích?
Tuy trong lòng Thang Doanh Sương nghĩ thế nhưng ngoài mặt vẫn khiêm tốn, lễ độ nói: “Tô cô nương đẹp người đẹp nết, thần thiếp và nàng rất tâm đầu ý hợp.”
Thẩm Huyền Ninh phì cười, “Nàng ấy sẽ đi. Nhưng không giống trong cung đâu, nàng ấy phải đi theo trẫm, chắc không rảnh chơi với nàng đâu.”
“….. Vậy thần thiếp không đi.” Thang Doanh Sương mất hứng bĩu môi, nói tiếp, “Thôi được rồi, để thần thiếp ở lại cung trị Nghi phi, mất công thần thiếp ra ngoài thị lại chọc giận Thái hậu.”
Với cái tính không biết điều của Nghi phi thì thị chẳng biết nể nang ai hết, dù người đó là Thái Hậu.
Chuyện này kể cũng lạ. Hai người đều được tuyển vào cung một đợt, trong khoảng thời gian tuyển chọn hai ba năm, nàng hoàn toàn không thấy Nghi phi ngang ngược như thế bao giờ.
Có lẽ khi đó thị sợ không trúng tuyển. Nhưng chẳng lẽ bây giờ thị không sợ Hoàng đế phế thị sao? Chẳng hiểu thị nghĩ gì nữa.
—
Cứ thế, một tháng rưỡi sau, thánh giá từ Viên Tử Lý hồi cung rồi non nửa tháng sau lại xuất kinh tới Hà Nam.
Đường đi không gần, Tô Ngâm chưa chịu xóc nảy như thế bao giờ, mấy ngày đầu cảm thấy rất gian nan. Thẩm Huyền Ninh cũng không khác gì, mới bảy tám ngày đã hốc hác hẳn, khiến Tô Ngâm nhìn mà sốt hết cả ruột.
Vì thế khi y thức đêm ở trạm dừng chân xem tấu chương thì nàng bèn dẫn theo thị vệ tới tiệm ăn gần đó mua cháo gà cho y.
Cháo gà phải thử độc theo quy củ của ngự tiền, sau khi mọi chuyện ổn thỏa, nàng bê cháo vào, khuyên nhủ: “Đã canh ba rồi, Hoàng thượng ăn miếng cháo rồi đi ngủ sớm đi, mai còn phải lên đường.”
Thẩm Huyền Ninh không đáp, nhíu mày múa bút thành văn, Tô Ngâm vừa nhìn đã thấy nét bút chất chứa sự giận dữ.
Nàng lại gọi một tiếng: “Hoàng thượng!”
Thẩm Huyền Ninh nén giận, tạm thời bỏ bút xuống, với tay sang bê chén cháo uống một hớp rồi lại viết tiếp.
Miệng nói: “Cháo không tồi, nàng đi ngủ trước đi, đừng lo cho trẫm.”
“Hoàng thượng có chuyện gì thì để mai làm tiếp, trời không còn sớm nữa.” Tô Ngâm dịu dàng khuyên.
Y gác bút lần thứ hai, chán nản dựa lưng vào ghế, day huyệt Thái Dương, im lặng ngồi tĩnh tâm một lúc.
Tô Ngâm thừa dịp này mà lại gần thu dọn giấy bút, y trợn mắt nói: “Đừng dọn, để trẫm viết cho xong.”
Nói xong, y thở dài thườn thượt: “Tức chết đi được, tuần phủ Sơn Đông Sơn Tây cứ nhất quyết đòi tới Hà Nam nghênh giá, trẫm cần bọn họ đến nghênh chắc? Đặc biệt là Sơn Tây, nơi đó đang gặp nạn mà.”
Bọn quan lại cũng vì có lòng.
Tô Ngâm thoáng nghĩ vậy, nhưng dù sao thì nàng cũng không sống trong vũng bùn này, nhíu mày nói: “Thật là hồ đồ, quan lớn biên giới lại vứt bá tánh ở đó để đi tiếp giá. Nếu bá tánh biết được, chẳng phải sẽ mắng Hoàng thượng sao?”
Thẩm Huyền Ninh giận quá hóa cười: “Chẳng phải thế sao, bọn họ còn chẳng nghĩ thông bằng một cô nhóc như nàng.”
Nếu là lúc bá tánh an cư lạc nghiệp thì không nói, nhưng bây giờ tai họa ập đến, dọc đường đi y làm gì cũng cẩn thận, sợ phiền hà người khác, vậy mà đám quan cấp dưới lại như thế?
Đạo lý này khó hiểu lắm à?
Tuy Tô Ngâm thông minh, nhưng dù sao nàng cũng là cô gái không quan tâm chính sự, vậy mà nàng còn hiểu ra, chứng tỏ chuyện này không khó hiểu, song đám quan lại kia lại cố tình không hiểu.
Nói bọn họ ngu? Thẩm Huyền Ninh cảm thấy, bọn họ chưa chắc ngu. Nhưng nhiều năm quan liêu tắc trách khiến đám người ấy mắt mù tai u nên mới không nghĩ thông.
Vì vậy, y lại thức thêm hai khắc để hồi âm hai bản tấu kia, mắng mỏ không hề khách sáo chút nào. Sau đó, y sai người gấp rút chạy bốn trăm dặm đưa đến Sơn Đông và Sơn Tây ngay, yêu cầu phải đưa tới nơi trước bình minh, mất công hai tên hôn quan này lại khiến y bị ăn mắng.
Vậy mà sau khi tới Hà Nam, Thẩm Huyền Ninh vẫn tức giận khôn nguôi.
Vì khi y ở trong chỗ nghỉ mà quan lại Hà Nam chuẩn bị cho y đã thấy thịt bò Bình Dao và nho Thanh Từ, ngoài ra còn có một bình rượu nổi danh.
Tuần phủ Hà Nam tươi cười đon đả chuẩn bị yết kiến, vừa bước vào phòng đã bị ăn mắng, mấy cung nhân ngự tiền đứng ngoài co rúm nghe tiếng Hoàng đế ném ly xuống đất.
“Bình Dao không gặp tai ương? Thanh Từ không gặp thảm hoạ?” Thẩm Huyền Ninh chỉ vào ông ta trách mắng, “Tuần phủ Sơn Tây hồ đồ, ngươi cũng hồ đồ theo? Giúp hắn hiến thứ này lên?!”
Một tiếng “choang” lại vang lên, nhưng lần này nghe có vẻ không phải là ly, không biết là gì.
“Sự quan tâm của các ngươi có thể dành cho nạn dân được không!”
Lúc này, Sở Tễ đang chờ bên ngoài rụt cổ lại, thầm thì với Phùng Thâm: “Lịch trình vốn mệt nhọc, mong Hoàng thượng không giận tới mức phát bệnh…”
“Mong là thế…” Phùng Thâm nhíu mày thở dài, “Nhưng bây giờ không vào khuyên được đâu!”
Bây giờ ai muốn đi vào để rơi đầu?
Hắn vừa dứt lời thì thấy Tô Ngâm đi tới.
Tô Ngâm mới dọn dẹp xong thư phòng rồi trang điểm và chỉnh chang áo sống lại một lần. Sở Tễ lâu rồi không gặp nàng, ngắm nàng mà hoảng hốt: “…….Tô Ngâm.”
“Tướng quân.” Tô Ngâm bình tĩnh gật đầu với chàng rồi nhìn về phía Phùng Thâm. Phùng Thâm vội kéo nàng tránh sang hai bước, thuật lại tình huống bên trong phòng, cầu xin nàng vào khuyên Hoàng thượng.
Ai ngờ Tô Ngâm lại nói: “Ta không đi.”
“Ôi ngươi…” Phùng Thâm nhíu mày, Tô Ngâm nói: “Những tên quan ngu ngốc đó không nên bị mắng sao? Ta có thấy Hoàng thượng chém đầu chúng cũng sẽ không cản! Giữa lúc thiên tai mà còn nghĩ đến chuyện ăn chơi hưởng lạc, đám người đó không xứng đáng với bổng lộc triều đình!”
“Ôi bà cô của ta ơi!” Phùng Thâm bất đắc dĩ nói, “Ý ngươi rất đúng, ta cũng không tính thanh minh thay bọn họ, nhưng ta Hoàng thượng tức giận hại thân! Ngươi nghe động tĩnh trong phòng xem…”
“Hoàng thượng có phải búp bê sứ đâu.” Tô Ngâm bình thản nhìn hắn với ánh mắt xem thường, “Với lại, Hoàng thượng vừa tự mình chấp chính, chuyện lập uy rất quan trọng. Nếu Hoàng thượng muốn nổi giận với quan viên thì cứ việc xả ra, chúng ta mà đứng ra khuyên bảo thì sao ngài ấy lập uy được.”
Hơn nữa, khi Hoàng đế phát hỏa vì chính sự, một cung nữ lại vào khuyên “Hoàng thượng bớt giận” thích hợp sao?
Nàng biết y vì giữ thể diện cho nàng mà sẽ kiềm chế ba phần, nhưng tốt hơn hết là lúc này y đừng nể mặt ai hết.
Vì thế Tô Ngâm không vào khuyên, chỉ bê trà vào theo quy củ.
Lúc nàng đặt chén trà lên bàn thì Thẩm Huyền Ninh cũng mắng xong câu cuối: “Cút! Đem mấy thứ chết tiệt này ra ngoài hết đi rồi tới báo cáo tình trạng thiên tai mọi nơi ở Hà Nam! Nếu không thì đừng yết kiến nữa!”
Y dứt lời thì phất áo ra đi, tuần phủ Hà Nam nằm dưới đất không dám hé răng nói một lời. Tô Ngâm cũng không đếm xỉa tới ông ta, bưng khay đi ra ngoài.
Nhưng tuần phủ Hà Nam lại túm lấy nàng: “Đại cô cô, đại cô cô… Ngài cứu thần với!”
Hai người ngồi thuyền nhỏ đi đường thủy, xuôi theo hồ Vân Kính có thể tiện thể ngắm hơn nửa cảnh vật ở Viên Tử Lý.
Chiếc thuyền không lớn, nhưng trên thuyền có bàn trà, còn có một chiếc tủ nhỏ, bên trong chuẩn bị đầy đủ bánh trái. Viên thái giám chèo thuyền ở phía đuôi, lúc đầu Tô Ngâm ngồi ở mũi thuyền nhưng không bao lâu đã bị Thẩm Huyền Ninh gọi vào trong.
Y nói: “Bên ngoài nóng không? Ngoài ấy không có gì che chắn cả, vào đây ngồi đi.”
Nàng vào ngồi cùng y. Y tiện tay rót cho nàng chén trà, cười nói: “Phùng Thâm nói nàng luôn phàn nàn công việc bận bịu quá không rảnh ra ngoài chơi, nên ta xây cái khu phố này cho nàng giải sầu, nhưng chỗ này chắc chắn vẫn thua bên ngoài, khi nào rảnh thì nàng cứ xuất cung đi chơi cho vui.”
Tô Ngâm nao nao, y làm như tùy ý mà nhìn cảnh hồ, nói tiếp: “Sau đợt này trẫm muốn tới phương Nam một chuyến, nếu mọi chuyện thuận lợi thì tiện đường ghé Giang Nam luôn.”
“Tới phương Nam một chuyến?” Tô Ngâm bất ngờ, “Có chuyện gì ạ?”
Thẩm Huyền Ninh gật đầu: “Ngày hôm qua mới có người dâng tấu, nói Sơn Tây, Hà Nam nhiều nơi gặp lũ lụt, đê vỡ nhiều chỗ, không ít bá tánh gặp nạn.”
Tô Ngâm thấy lòng nặng nề hẳn, nghĩ ngợi, rồi thành thật thưa: “Những chuyện này Hoàng thượng có đi cũng không được gì, bảo bọn quan viên cố gắng trị tai là được. Hơn nữa nếu thiên tử ra ngoài thì mỗi ngày đều tiêu tiền như nước, tiền này chẳng bằng phát cho dân bị nạn.”
Viên thái giám chèo thuyền ở phía đuôi nghe nàng nói thế thì sợ đến mức muốn té xuống hồ, lén ngước lên nhìn, thấy vẻ mặt Đại cô cô rất bình thường còn Hoàng thượng vẫn cười như trước.
“Nàng nói không sai.” Thẩm Huyền Ninh nói tiếp, “Nhưng trẫm muốn thấy tận mắt tiền đưa xuống dưới rốt cuộc có thể tới tay dân bị nạn được bao nhiêu.”
Tô Ngâm nghe vậy thì nhíu mày: “Ngài cảm thấy….”
Thẩm Huyền Ninh gật đầu: “Trẫm và thầy đã tính toán lại khoản tiền mấy lần phụ hoàng cứu tế dân chúng, đó mới đúng là “tiêu tiền như nước”. Lẽ hiển nhiên, tiêu tiền để cứu tế không có gì sai, phàm là cứu được người thì nên tiêu tiền, nhưng trẫm cảm thấy số tiền bọn họ tiêu và chuyện bọn họ làm được không khớp với nhau.”
Như chuyện lũ lụt chẳng hạn, tiền phân xuống về cơ bản có những tác dụng chính là: An trí dân bị nạn, phòng dịch bệnh, trùng tu đê điều và nhà cửa ruộng vườn bị hư hại.
Những hạng mục này tốn bao nhiêu tiền đều có thể tính ra.
Đương nhiên, những thời điểm như vậy thì tiền không thể tính chính xác được. Tỷ như an trí dân bị nạn, dự chi là ba mươi vạn lượng, nhưng thực tế phải tiêu đến năm mươi vạn lượng, nếu phát sinh chuyện ngoài ý muốn ở bất cứ khâu nào thì còn tốn kém nhiều hơn. Nhưng nếu dự chi là ba mươi vạn mà lại tiêu đến một trăm vạn lượng thì quá vô lý.
Chuyện như thế rất nhiều. Mỗi khi gặp thiên tai, nếu số tiền bộ Lại tính toán không đủ dùng thì dưới địa phương sẽ ầm ĩ tìm danh mục khác để nã tiền triều đình.
Thẩm Huyền Ninh còn phát hiện, sau khi phụ hoàng lên ngôi mười mấy năm thì chuyện này ngày càng nghiêm trọng. Nếu tính chính xác, chuyện này bắt đầu từ khi phụ hoàng sa đà chốn hậu cung.
Chính là lúc Uyển phi được sủng ái. Sau khi y kế vị, trong lúc vô tình xem qua sổ sách trong cung mới biết quan viên khắp nơi thường xuyên dâng những đồ vật quý hiếm cho Uyển phi. Uyển phi rất vui, vì vậy mà bọn quan viên kia cũng gà chó lên trời.
Y không thấy bọn quan viên lấy lòng Hoàng đế, nịnh bợ Hoàng phi có gì sai, nhưng dù thế thì phụ hoàng không nên tuyển chọn quan lại vì lý do đó chứ? Bây giờ rất tốt, đám người này đã rơi vào tay y. Song y mới vừa tự chấp chính, ở trong cung muốn trị bọn chúng không phải chuyện dễ dàng, nếu không tự mình đi một chuyến thì bá tánh phải chịu khổ đến bao giờ.
Ngay cả ý định đi Giang Nam của y cũng không phải để chơi bời.
Giang Nam là nơi đất lành chim đậu, gần như bốn phần thuế triều đình thu được đều đến từ Giang Nam. Nhưng một nơi màu mỡ như thế, e rằng không chỉ bổ béo cho triều đình, quan lại địa phương có ăn trên ngồi chốc trên mồ hôi nước mắt người dân hay không, y phải nhanh chân đến xem mới được.
Vậy nên Thẩm Huyền Ninh mới dự tính tới phương Nam, đầu tiên tới Sơn Tây và Hà Nam, sau đó tới An Huy rồi cuối cùng đến Giang Nam. Danh sách đại thần đi theo, suốt đêm qua y đã định xong, đế sư Thang Thuật Nhân chắc chắn phải đi, Thừa tướng Lê Quang cũng đi cùng. Trừ hai người trên thì y cũng chọn mỗi bộ vài người, đỡ mất công trên đường có việc cần lại kiếm không ra người.
Ngay cả Hồ Kiêu cũng phải đi. Nếu y rời kinh mà lại để lão tướng tay nắm quyền to ở lại kinh thì y đúng là ngốc đến hết cứu nổi.
Nhưng binh mã hộ giá trên đường đi, y sẽ không giao cho Hồ Kiêu. Việc này y định giao cho Sở Tễ, coi như cho Sở Tễ một cơ hội chính thức lộ diện.
“Lộ diện” vì lập chiến công và “lộ diện” đi cùng ngự giá không giống nhau.
Còn hậu cung…
Nghi phi Hồ thị khỏi bàn, mang thị đi e là có mấy cái mặt cũng không đủ bẽ bàng trước quan lại.
Còn Hoàng hậu, Thẩm Huyền Ninh cố ý duy trì quan hệ ôn hòa khách sáo với nàng nên y hỏi thẳng nàng luôn, để nàng tự quyết định.
Ý y là, đến Sơn Tây và Hà Nam không tránh khỏi gian nan, không so được với ở trong cung có thể ăn ngon mặc đẹp, nhưng nếu nàng thấy ở trong cung buồn tẻ vô vị, muốn đi thăm thú thì có thể đi cùng.
Ai ngờ Thang Doanh Sương ngẩng đầu hỏi ngay: “Tô Ngâm có đi không?”
“…….” Thẩm Huyền Ninh cứng họng, vẻ mặt bất giác phức tạp hẳn, “Nàng mới gặp nàng ấy chẳng được mấy bận mà đã thích nàng ấy đến thế?”
Một cô gái xinh đẹp thông minh như thế, ai mà không thích?
Tuy trong lòng Thang Doanh Sương nghĩ thế nhưng ngoài mặt vẫn khiêm tốn, lễ độ nói: “Tô cô nương đẹp người đẹp nết, thần thiếp và nàng rất tâm đầu ý hợp.”
Thẩm Huyền Ninh phì cười, “Nàng ấy sẽ đi. Nhưng không giống trong cung đâu, nàng ấy phải đi theo trẫm, chắc không rảnh chơi với nàng đâu.”
“….. Vậy thần thiếp không đi.” Thang Doanh Sương mất hứng bĩu môi, nói tiếp, “Thôi được rồi, để thần thiếp ở lại cung trị Nghi phi, mất công thần thiếp ra ngoài thị lại chọc giận Thái hậu.”
Với cái tính không biết điều của Nghi phi thì thị chẳng biết nể nang ai hết, dù người đó là Thái Hậu.
Chuyện này kể cũng lạ. Hai người đều được tuyển vào cung một đợt, trong khoảng thời gian tuyển chọn hai ba năm, nàng hoàn toàn không thấy Nghi phi ngang ngược như thế bao giờ.
Có lẽ khi đó thị sợ không trúng tuyển. Nhưng chẳng lẽ bây giờ thị không sợ Hoàng đế phế thị sao? Chẳng hiểu thị nghĩ gì nữa.
—
Cứ thế, một tháng rưỡi sau, thánh giá từ Viên Tử Lý hồi cung rồi non nửa tháng sau lại xuất kinh tới Hà Nam.
Đường đi không gần, Tô Ngâm chưa chịu xóc nảy như thế bao giờ, mấy ngày đầu cảm thấy rất gian nan. Thẩm Huyền Ninh cũng không khác gì, mới bảy tám ngày đã hốc hác hẳn, khiến Tô Ngâm nhìn mà sốt hết cả ruột.
Vì thế khi y thức đêm ở trạm dừng chân xem tấu chương thì nàng bèn dẫn theo thị vệ tới tiệm ăn gần đó mua cháo gà cho y.
Cháo gà phải thử độc theo quy củ của ngự tiền, sau khi mọi chuyện ổn thỏa, nàng bê cháo vào, khuyên nhủ: “Đã canh ba rồi, Hoàng thượng ăn miếng cháo rồi đi ngủ sớm đi, mai còn phải lên đường.”
Thẩm Huyền Ninh không đáp, nhíu mày múa bút thành văn, Tô Ngâm vừa nhìn đã thấy nét bút chất chứa sự giận dữ.
Nàng lại gọi một tiếng: “Hoàng thượng!”
Thẩm Huyền Ninh nén giận, tạm thời bỏ bút xuống, với tay sang bê chén cháo uống một hớp rồi lại viết tiếp.
Miệng nói: “Cháo không tồi, nàng đi ngủ trước đi, đừng lo cho trẫm.”
“Hoàng thượng có chuyện gì thì để mai làm tiếp, trời không còn sớm nữa.” Tô Ngâm dịu dàng khuyên.
Y gác bút lần thứ hai, chán nản dựa lưng vào ghế, day huyệt Thái Dương, im lặng ngồi tĩnh tâm một lúc.
Tô Ngâm thừa dịp này mà lại gần thu dọn giấy bút, y trợn mắt nói: “Đừng dọn, để trẫm viết cho xong.”
Nói xong, y thở dài thườn thượt: “Tức chết đi được, tuần phủ Sơn Đông Sơn Tây cứ nhất quyết đòi tới Hà Nam nghênh giá, trẫm cần bọn họ đến nghênh chắc? Đặc biệt là Sơn Tây, nơi đó đang gặp nạn mà.”
Bọn quan lại cũng vì có lòng.
Tô Ngâm thoáng nghĩ vậy, nhưng dù sao thì nàng cũng không sống trong vũng bùn này, nhíu mày nói: “Thật là hồ đồ, quan lớn biên giới lại vứt bá tánh ở đó để đi tiếp giá. Nếu bá tánh biết được, chẳng phải sẽ mắng Hoàng thượng sao?”
Thẩm Huyền Ninh giận quá hóa cười: “Chẳng phải thế sao, bọn họ còn chẳng nghĩ thông bằng một cô nhóc như nàng.”
Nếu là lúc bá tánh an cư lạc nghiệp thì không nói, nhưng bây giờ tai họa ập đến, dọc đường đi y làm gì cũng cẩn thận, sợ phiền hà người khác, vậy mà đám quan cấp dưới lại như thế?
Đạo lý này khó hiểu lắm à?
Tuy Tô Ngâm thông minh, nhưng dù sao nàng cũng là cô gái không quan tâm chính sự, vậy mà nàng còn hiểu ra, chứng tỏ chuyện này không khó hiểu, song đám quan lại kia lại cố tình không hiểu.
Nói bọn họ ngu? Thẩm Huyền Ninh cảm thấy, bọn họ chưa chắc ngu. Nhưng nhiều năm quan liêu tắc trách khiến đám người ấy mắt mù tai u nên mới không nghĩ thông.
Vì vậy, y lại thức thêm hai khắc để hồi âm hai bản tấu kia, mắng mỏ không hề khách sáo chút nào. Sau đó, y sai người gấp rút chạy bốn trăm dặm đưa đến Sơn Đông và Sơn Tây ngay, yêu cầu phải đưa tới nơi trước bình minh, mất công hai tên hôn quan này lại khiến y bị ăn mắng.
Vậy mà sau khi tới Hà Nam, Thẩm Huyền Ninh vẫn tức giận khôn nguôi.
Vì khi y ở trong chỗ nghỉ mà quan lại Hà Nam chuẩn bị cho y đã thấy thịt bò Bình Dao và nho Thanh Từ, ngoài ra còn có một bình rượu nổi danh.
Tuần phủ Hà Nam tươi cười đon đả chuẩn bị yết kiến, vừa bước vào phòng đã bị ăn mắng, mấy cung nhân ngự tiền đứng ngoài co rúm nghe tiếng Hoàng đế ném ly xuống đất.
“Bình Dao không gặp tai ương? Thanh Từ không gặp thảm hoạ?” Thẩm Huyền Ninh chỉ vào ông ta trách mắng, “Tuần phủ Sơn Tây hồ đồ, ngươi cũng hồ đồ theo? Giúp hắn hiến thứ này lên?!”
Một tiếng “choang” lại vang lên, nhưng lần này nghe có vẻ không phải là ly, không biết là gì.
“Sự quan tâm của các ngươi có thể dành cho nạn dân được không!”
Lúc này, Sở Tễ đang chờ bên ngoài rụt cổ lại, thầm thì với Phùng Thâm: “Lịch trình vốn mệt nhọc, mong Hoàng thượng không giận tới mức phát bệnh…”
“Mong là thế…” Phùng Thâm nhíu mày thở dài, “Nhưng bây giờ không vào khuyên được đâu!”
Bây giờ ai muốn đi vào để rơi đầu?
Hắn vừa dứt lời thì thấy Tô Ngâm đi tới.
Tô Ngâm mới dọn dẹp xong thư phòng rồi trang điểm và chỉnh chang áo sống lại một lần. Sở Tễ lâu rồi không gặp nàng, ngắm nàng mà hoảng hốt: “…….Tô Ngâm.”
“Tướng quân.” Tô Ngâm bình tĩnh gật đầu với chàng rồi nhìn về phía Phùng Thâm. Phùng Thâm vội kéo nàng tránh sang hai bước, thuật lại tình huống bên trong phòng, cầu xin nàng vào khuyên Hoàng thượng.
Ai ngờ Tô Ngâm lại nói: “Ta không đi.”
“Ôi ngươi…” Phùng Thâm nhíu mày, Tô Ngâm nói: “Những tên quan ngu ngốc đó không nên bị mắng sao? Ta có thấy Hoàng thượng chém đầu chúng cũng sẽ không cản! Giữa lúc thiên tai mà còn nghĩ đến chuyện ăn chơi hưởng lạc, đám người đó không xứng đáng với bổng lộc triều đình!”
“Ôi bà cô của ta ơi!” Phùng Thâm bất đắc dĩ nói, “Ý ngươi rất đúng, ta cũng không tính thanh minh thay bọn họ, nhưng ta Hoàng thượng tức giận hại thân! Ngươi nghe động tĩnh trong phòng xem…”
“Hoàng thượng có phải búp bê sứ đâu.” Tô Ngâm bình thản nhìn hắn với ánh mắt xem thường, “Với lại, Hoàng thượng vừa tự mình chấp chính, chuyện lập uy rất quan trọng. Nếu Hoàng thượng muốn nổi giận với quan viên thì cứ việc xả ra, chúng ta mà đứng ra khuyên bảo thì sao ngài ấy lập uy được.”
Hơn nữa, khi Hoàng đế phát hỏa vì chính sự, một cung nữ lại vào khuyên “Hoàng thượng bớt giận” thích hợp sao?
Nàng biết y vì giữ thể diện cho nàng mà sẽ kiềm chế ba phần, nhưng tốt hơn hết là lúc này y đừng nể mặt ai hết.
Vì thế Tô Ngâm không vào khuyên, chỉ bê trà vào theo quy củ.
Lúc nàng đặt chén trà lên bàn thì Thẩm Huyền Ninh cũng mắng xong câu cuối: “Cút! Đem mấy thứ chết tiệt này ra ngoài hết đi rồi tới báo cáo tình trạng thiên tai mọi nơi ở Hà Nam! Nếu không thì đừng yết kiến nữa!”
Y dứt lời thì phất áo ra đi, tuần phủ Hà Nam nằm dưới đất không dám hé răng nói một lời. Tô Ngâm cũng không đếm xỉa tới ông ta, bưng khay đi ra ngoài.
Nhưng tuần phủ Hà Nam lại túm lấy nàng: “Đại cô cô, đại cô cô… Ngài cứu thần với!”
Bình luận truyện