Người Tình Trí Mạng
Chương 630: Không thiếu một chút, không kém một phân
Nói chính xác hơn, chúng đã bắn chết con lạc đà.
Một phát trí mạng.
Tưởng Ly nhìn vết thương, máu chảy ròng ròng, không hề giống vết thương gây ra từ một khẩu súng đạn chì thông thường. Vệ sỹ lục soát được vũ khí của chúng, giống kiểu súng săn thời cổ, nhưng đạn đều được làm đặc biệt.
Ông già thương tiếc vô cùng: “Đây là một con lạc đà cái đấy…”
Họ đưa cả người và lạc đà về nơi ở của ông già. Trong khoảng thời gian này, ba tên săn bắn trộm liên tục xin tha, có lẽ cảm thấy Nhiêu Tôn và những người khác đều không dễ thương lượng, bèn xin ông già mở lòng từ bi, ra sức nói: “Ông bác, chúng tôi không dám nữa…” Nghe mà Nhiêu Tôn thấy bực, bèn giơ chân đá từng người một, quát mắng: “Ông bác mãi mãi là ông bác, nhưng vi phạm pháp luật là vi phạm pháp luật, kêu cha gọi mẹ cũng vô ích.”
Nhiêu Tôn báo cảnh sát. Sau khi cảnh sát tơi nơi, ông già tường thuật lại đầu đuôi sự việc, rồi cho cảnh sát xem con lạc đà bị bắn chết. Chứng cứ rành rành, hành vi không thể tha thứ, cảnh sát lập tức chính thức bắt ba kẻ đó, đưa lên xe.
Họ quay qua cảm ơn hành động bảo vệ động vật hoang dã của ông già, ông liên tục xua tay, thở dài: “Sống ở đây lâu rồi, những động vật này cũng giống như người thân vậy.”
Vị cảnh sát đi đầu hôm nay khá quen với ông già, nói vài câu quan tâm rồi cảm thấy kỳ lạ với sự xuất hiện của đám Nhiêu Tôn.
Nhiêu Tôn chỉ nói: Họ là những người có sở thích du lịch, muốn tới sa mạc thám hiểm một lần, ngang qua nhà của ông già bèn dừng chân nghỉ ngơi.
Người đó hiểu ra, nhắc nhở họ: “Sa mạc rất nguy hiểm, có thể không đi thì đừng đi, quanh quanh đây ngắm cảnh cũng rất đẹp.”
Sau khi tiễn ông chú cảnh sát lo lắng cho người khác ấy đi, ông già lại lẩm nhẩm: “Mấy năm nay nhà nước quản lý nghiêm ngặt, những loài hoang dã như linh dương, lạc đà… đều được bảo vệ. Số người săn bắn không nhiều nhưng vẫn còn đó. Đám người tối nay có lẽ đã để ý phía này từ đầu năm, lúc đó tôi có gặp chúng một lần, nhưng lần đó chúng chưa thành công… Haizz, loại ăn cắp này, khi nào mới hết được đây?”
Câu hỏi này không ai trả lời được.
Ngày nào mua bán còn tồn tại thì giết chóc vẫn còn tồn tại.
Tưởng Ly toàn quyền phụ trách con lạc đà.
Cô tránh khỏi khu lều trại, tìm một khoảnh đất trống, lấy gỗ hồ dương làm thành một chiếc đài đơn giản, đặt xác con lạc đà lên chính giữa. Sa mạc cây cối thưa thớt, chỉ có thể nhặt cây si mật. Cô bèn nhặt một ít, xếp xung quanh con lạc đà, rồi lại dùng một ít vải vụn tết thành một chiếc kết may mắn bảy màu, treo một chiếc lên gỗ hồ dương, treo một chiếc lên đầu con lạc đà.
Ông già thấy vậy không hiểu, bèn hỏi cô định làm gì.
Tưởng Ly không giấu giếm, nói: “Ở nơi tôi sống, vạn vật là bình đẳng, động vật cũng giống như con người, sinh mạng của chúng cũng đáng quý. Thế nên, dù là động vật chúng tôi cũng làm lễ tế khi chúng ra đi, cầu phúc cho chúng, hy vọng chúng lên đường bình an.”
Ông già im lặng, nhưng cũng không đi đâu mà đứng ngay bên cạnh âm thầm quan sát Tưởng Ly.
Việc làm lễ tế này ba phần giả, bảy phần thật.
Người Thương Lăng có tín ngưỡng, nhất là tục chôn cất rất được coi trọng, chuyện chết cũng giống như chuyện sống, thế nên đều phải làm một số hoạt động thờ cúng, để đời đời được bình an. Đối với chuyện này, Tưởng Ly không tin, người chết rồi như ngọn đèn đã tắt, cho dù có làm một lễ tế lớn đến mấy họ cũng không biết, chẳng qua là làm cho người sống xem, khiến người sống được an ủi phần nào.
Nhưng cô tôn trọng tập tục này, bởi vì “nhập gia tùy tục”, cô không muốn làm người thay thế. Sự lương thiện của người Thương Lăng nằm ở chỗ ấy, tôn trọng sinh mệnh.
Nhưng, chuyện làm lễ tế cho động vật thì Tưởng Ly bịa ra, nói những lời này, làm những việc này chỉ vì nhắm tới ông già.
Câu nói “Sống ở đây lâu rồi, những động vật này cũng giống như người thân vậy” của ông không phải là giả tạo. Quanh năm ông sống nơi hoang vu hẻo lánh, số người ông gặp có lẽ không nhiều bằng số động vật, dĩ nhiên sẽ càng tôn trọng sinh mạng của chúng.
Thế nên, việc Tưởng Ly làm lễ tế xuất phát từ sự tôn trọng sinh mệnh là thật, lấy cớ tập tục quê hương là giả, mục đích là có được tiếng nói chung với ông già.
Quả nhiên, suốt cả quá trình, ông già đứng nhìn rất chăm chú, sắc mặt cũng nghiêm túc, có thể nhận ra, ông thật tâm tin vào cách thức tế lễ này.
Nghi thức không dài, khoảng hơn mười phút, Tưởng Ly chắt lọc nhưng phần tinh túy nhất. Nghi thức vừa mới kết thúc, ông già đã gọi Tưởng Ly lại, tỏ ý có lời muốn nói.
Khoảnh khắc này, chẳng hiểu sao trái tim Tưởng Ly lại đập rất dữ dội. Cô có linh cảm, chuyện xảy ra tiếp theo đây sẽ hoàn toàn thay đổi tình hình bế tắc hiện tại.
Ông già gọi cô vào trong nhà.
Ngoài cửa sổ trời đã tờ mờ sáng, theo kế hoạch đã định, đây là lúc họ xuất phát đi vào sa mạc.
Ngọn nến trên mặt bàn đã cháy quá nửa, sáp nến chảy ra chất cao bằng nửa ngọn nến. Không gian không sáng sủa cho lắm, ánh nến cứ rung rinh bất định. Căn phòng ông già ở không lớn, một số đồ dùng hằng ngày đã chiếm quá nửa diện tích, đều là của cải tích lũy hơn nửa đời người, có những thứ đã có tuổi, nhưng ông vẫn không đành lòng vứt bỏ.
Lúc trước Tưởng Ly và Nguyễn Kỳ giúp ông dọn dẹp phòng ốc cũng đã sắp xếp lại chúng gọn gàng, thế nên bây giờ trông căn phòng ngăn nắp hơn nhiều.
Trên chiếc giường đất có một con mèo đang nằm, lông xám mềm mại, một dúm lông trên lưng dính chặt lại. Thấy Tưởng Ly đi vào, nó cũng không phát hiện ra, chỉ uể oải ngước mắt lên chớp chớp, sau đó lại ngủ gục.
Là một con mèo lang thang mấy hôm trước chẳng biết từ đâu tới, sau khi đi vào nhà, nó sống như đây là nhà của nó vậy, tính tình không quá hiền lành, chí ít không thể tùy tiện sờ mó như mèo cảnh, chỉ có tôn chỉ “người không sờ tôi, tôi không cào người”.
Ông già nói, chỗ ông giống như trạm thu giữ động vật vậy, không ít động vật nhỏ đi mệt hoặc đói ăn, khát nước đều tới ở nhờ, nhưng chúng không ở lâu. Những con vật lang thang đã thành thói quen đều không thích ở cố định một chỗ trong một thời gian dài.
Trên giường đất trải một chiếc chiếu cỏ, rất sạch sẽ, chỉ là thi thoảng sẽ có sạn cát. Tưởng Ly đã quen rồi, ở đây chỉ thoảng có gió thổi cát bay qua, có lúc uống nước cũng có cát vào miệng.
Cô chọn một chỗ ngồi xuống, vừa hay chếch góc đối diện với con mèo.
Ông già ngồi trước mặt cô, cầm tẩu thuốc trong tay mà chưa châm lên, chỉ nghịch qua nghịch lại. Ông già nói thẳng: “Cô gái, vì sao cô nhất định phải tìm Huyền thạch?”
Nghe được câu này, trái tim Tưởng Ly càng nhảy vọt lên dữ dội. Cô hắng giọng, không giấu giếm: “Vì người tôi yêu, vì chồng của tôi.”
Ông già ngập ngừng nhìn cô: “Cậu thanh niên đi cùng cô ngoài kia ư? Hình như không giống chồng cô.”
Ông già này tinh mắt thật, quả thật những chuyện lặt vặt nhiều ngày qua không thoát khỏi cặp mắt của ông. “Đương nhiên không phải, chồng tôi không tới đây.”
“Nam tử hán đại trượng phu mà lại để cô thân gái đi vào trong sa mạc mạo hiểm? Loại đàn ông này không đáng để cô liều mạng thì phải?” Ông già nói.
Tưởng Ly khẽ thở dài: “Anh ấy không thể đi được, đang đợi tôi mang Huyền thạch về cứu mạng. Hơn nữa, sa mạc nguy hiểm như thế, dù anh ấy đòi đi, tôi cũng sẽ nghĩ cách ngăn cản.”
Ông già nhìn cô, bất thình lình hỏi một câu: “Nếu cô thật sự gặp nguy hiểm, cô cho rằng anh ta có liều mạng tìm cô không?”
“Có chứ.” Tưởng Ly đáp rất quả quyết: “Tôi tin rằng, anh ấy yêu tôi cũng như tôi yêu anh ấy vậy, không thiếu một chút, không kém một phân.”
Một phát trí mạng.
Tưởng Ly nhìn vết thương, máu chảy ròng ròng, không hề giống vết thương gây ra từ một khẩu súng đạn chì thông thường. Vệ sỹ lục soát được vũ khí của chúng, giống kiểu súng săn thời cổ, nhưng đạn đều được làm đặc biệt.
Ông già thương tiếc vô cùng: “Đây là một con lạc đà cái đấy…”
Họ đưa cả người và lạc đà về nơi ở của ông già. Trong khoảng thời gian này, ba tên săn bắn trộm liên tục xin tha, có lẽ cảm thấy Nhiêu Tôn và những người khác đều không dễ thương lượng, bèn xin ông già mở lòng từ bi, ra sức nói: “Ông bác, chúng tôi không dám nữa…” Nghe mà Nhiêu Tôn thấy bực, bèn giơ chân đá từng người một, quát mắng: “Ông bác mãi mãi là ông bác, nhưng vi phạm pháp luật là vi phạm pháp luật, kêu cha gọi mẹ cũng vô ích.”
Nhiêu Tôn báo cảnh sát. Sau khi cảnh sát tơi nơi, ông già tường thuật lại đầu đuôi sự việc, rồi cho cảnh sát xem con lạc đà bị bắn chết. Chứng cứ rành rành, hành vi không thể tha thứ, cảnh sát lập tức chính thức bắt ba kẻ đó, đưa lên xe.
Họ quay qua cảm ơn hành động bảo vệ động vật hoang dã của ông già, ông liên tục xua tay, thở dài: “Sống ở đây lâu rồi, những động vật này cũng giống như người thân vậy.”
Vị cảnh sát đi đầu hôm nay khá quen với ông già, nói vài câu quan tâm rồi cảm thấy kỳ lạ với sự xuất hiện của đám Nhiêu Tôn.
Nhiêu Tôn chỉ nói: Họ là những người có sở thích du lịch, muốn tới sa mạc thám hiểm một lần, ngang qua nhà của ông già bèn dừng chân nghỉ ngơi.
Người đó hiểu ra, nhắc nhở họ: “Sa mạc rất nguy hiểm, có thể không đi thì đừng đi, quanh quanh đây ngắm cảnh cũng rất đẹp.”
Sau khi tiễn ông chú cảnh sát lo lắng cho người khác ấy đi, ông già lại lẩm nhẩm: “Mấy năm nay nhà nước quản lý nghiêm ngặt, những loài hoang dã như linh dương, lạc đà… đều được bảo vệ. Số người săn bắn không nhiều nhưng vẫn còn đó. Đám người tối nay có lẽ đã để ý phía này từ đầu năm, lúc đó tôi có gặp chúng một lần, nhưng lần đó chúng chưa thành công… Haizz, loại ăn cắp này, khi nào mới hết được đây?”
Câu hỏi này không ai trả lời được.
Ngày nào mua bán còn tồn tại thì giết chóc vẫn còn tồn tại.
Tưởng Ly toàn quyền phụ trách con lạc đà.
Cô tránh khỏi khu lều trại, tìm một khoảnh đất trống, lấy gỗ hồ dương làm thành một chiếc đài đơn giản, đặt xác con lạc đà lên chính giữa. Sa mạc cây cối thưa thớt, chỉ có thể nhặt cây si mật. Cô bèn nhặt một ít, xếp xung quanh con lạc đà, rồi lại dùng một ít vải vụn tết thành một chiếc kết may mắn bảy màu, treo một chiếc lên gỗ hồ dương, treo một chiếc lên đầu con lạc đà.
Ông già thấy vậy không hiểu, bèn hỏi cô định làm gì.
Tưởng Ly không giấu giếm, nói: “Ở nơi tôi sống, vạn vật là bình đẳng, động vật cũng giống như con người, sinh mạng của chúng cũng đáng quý. Thế nên, dù là động vật chúng tôi cũng làm lễ tế khi chúng ra đi, cầu phúc cho chúng, hy vọng chúng lên đường bình an.”
Ông già im lặng, nhưng cũng không đi đâu mà đứng ngay bên cạnh âm thầm quan sát Tưởng Ly.
Việc làm lễ tế này ba phần giả, bảy phần thật.
Người Thương Lăng có tín ngưỡng, nhất là tục chôn cất rất được coi trọng, chuyện chết cũng giống như chuyện sống, thế nên đều phải làm một số hoạt động thờ cúng, để đời đời được bình an. Đối với chuyện này, Tưởng Ly không tin, người chết rồi như ngọn đèn đã tắt, cho dù có làm một lễ tế lớn đến mấy họ cũng không biết, chẳng qua là làm cho người sống xem, khiến người sống được an ủi phần nào.
Nhưng cô tôn trọng tập tục này, bởi vì “nhập gia tùy tục”, cô không muốn làm người thay thế. Sự lương thiện của người Thương Lăng nằm ở chỗ ấy, tôn trọng sinh mệnh.
Nhưng, chuyện làm lễ tế cho động vật thì Tưởng Ly bịa ra, nói những lời này, làm những việc này chỉ vì nhắm tới ông già.
Câu nói “Sống ở đây lâu rồi, những động vật này cũng giống như người thân vậy” của ông không phải là giả tạo. Quanh năm ông sống nơi hoang vu hẻo lánh, số người ông gặp có lẽ không nhiều bằng số động vật, dĩ nhiên sẽ càng tôn trọng sinh mạng của chúng.
Thế nên, việc Tưởng Ly làm lễ tế xuất phát từ sự tôn trọng sinh mệnh là thật, lấy cớ tập tục quê hương là giả, mục đích là có được tiếng nói chung với ông già.
Quả nhiên, suốt cả quá trình, ông già đứng nhìn rất chăm chú, sắc mặt cũng nghiêm túc, có thể nhận ra, ông thật tâm tin vào cách thức tế lễ này.
Nghi thức không dài, khoảng hơn mười phút, Tưởng Ly chắt lọc nhưng phần tinh túy nhất. Nghi thức vừa mới kết thúc, ông già đã gọi Tưởng Ly lại, tỏ ý có lời muốn nói.
Khoảnh khắc này, chẳng hiểu sao trái tim Tưởng Ly lại đập rất dữ dội. Cô có linh cảm, chuyện xảy ra tiếp theo đây sẽ hoàn toàn thay đổi tình hình bế tắc hiện tại.
Ông già gọi cô vào trong nhà.
Ngoài cửa sổ trời đã tờ mờ sáng, theo kế hoạch đã định, đây là lúc họ xuất phát đi vào sa mạc.
Ngọn nến trên mặt bàn đã cháy quá nửa, sáp nến chảy ra chất cao bằng nửa ngọn nến. Không gian không sáng sủa cho lắm, ánh nến cứ rung rinh bất định. Căn phòng ông già ở không lớn, một số đồ dùng hằng ngày đã chiếm quá nửa diện tích, đều là của cải tích lũy hơn nửa đời người, có những thứ đã có tuổi, nhưng ông vẫn không đành lòng vứt bỏ.
Lúc trước Tưởng Ly và Nguyễn Kỳ giúp ông dọn dẹp phòng ốc cũng đã sắp xếp lại chúng gọn gàng, thế nên bây giờ trông căn phòng ngăn nắp hơn nhiều.
Trên chiếc giường đất có một con mèo đang nằm, lông xám mềm mại, một dúm lông trên lưng dính chặt lại. Thấy Tưởng Ly đi vào, nó cũng không phát hiện ra, chỉ uể oải ngước mắt lên chớp chớp, sau đó lại ngủ gục.
Là một con mèo lang thang mấy hôm trước chẳng biết từ đâu tới, sau khi đi vào nhà, nó sống như đây là nhà của nó vậy, tính tình không quá hiền lành, chí ít không thể tùy tiện sờ mó như mèo cảnh, chỉ có tôn chỉ “người không sờ tôi, tôi không cào người”.
Ông già nói, chỗ ông giống như trạm thu giữ động vật vậy, không ít động vật nhỏ đi mệt hoặc đói ăn, khát nước đều tới ở nhờ, nhưng chúng không ở lâu. Những con vật lang thang đã thành thói quen đều không thích ở cố định một chỗ trong một thời gian dài.
Trên giường đất trải một chiếc chiếu cỏ, rất sạch sẽ, chỉ là thi thoảng sẽ có sạn cát. Tưởng Ly đã quen rồi, ở đây chỉ thoảng có gió thổi cát bay qua, có lúc uống nước cũng có cát vào miệng.
Cô chọn một chỗ ngồi xuống, vừa hay chếch góc đối diện với con mèo.
Ông già ngồi trước mặt cô, cầm tẩu thuốc trong tay mà chưa châm lên, chỉ nghịch qua nghịch lại. Ông già nói thẳng: “Cô gái, vì sao cô nhất định phải tìm Huyền thạch?”
Nghe được câu này, trái tim Tưởng Ly càng nhảy vọt lên dữ dội. Cô hắng giọng, không giấu giếm: “Vì người tôi yêu, vì chồng của tôi.”
Ông già ngập ngừng nhìn cô: “Cậu thanh niên đi cùng cô ngoài kia ư? Hình như không giống chồng cô.”
Ông già này tinh mắt thật, quả thật những chuyện lặt vặt nhiều ngày qua không thoát khỏi cặp mắt của ông. “Đương nhiên không phải, chồng tôi không tới đây.”
“Nam tử hán đại trượng phu mà lại để cô thân gái đi vào trong sa mạc mạo hiểm? Loại đàn ông này không đáng để cô liều mạng thì phải?” Ông già nói.
Tưởng Ly khẽ thở dài: “Anh ấy không thể đi được, đang đợi tôi mang Huyền thạch về cứu mạng. Hơn nữa, sa mạc nguy hiểm như thế, dù anh ấy đòi đi, tôi cũng sẽ nghĩ cách ngăn cản.”
Ông già nhìn cô, bất thình lình hỏi một câu: “Nếu cô thật sự gặp nguy hiểm, cô cho rằng anh ta có liều mạng tìm cô không?”
“Có chứ.” Tưởng Ly đáp rất quả quyết: “Tôi tin rằng, anh ấy yêu tôi cũng như tôi yêu anh ấy vậy, không thiếu một chút, không kém một phân.”
Bình luận truyện