Nhạc Phi Diễn Nghĩa
Chương 9: Hồi thứ chín
Năm anh em nối gót đến tiệm Giang Chấn Tử chọn một căn phòng rộng rãi nghỉ ngơi.
Nhạc Phi hỏi Chấn Tử:
- Ngươi ở đây có biết dinh ông Tông Trạch Lưu Thú không?
Chấn Tử đáp:
- Ở đây ai mà không biết nha môn ông Tông Lưu Thú!
Rồi giơ tay trở ra bên ngoài, tiếp:
- Cứ việc đi thẳng đường này chừng bốn năm dặm thì tới.
Chàng lại hỏi:
- Chẳng biết giờ này ông ta đã thăng đường chưa?
Chấn Tử ra chiều suy nghĩ rồi đáp:
- Ông ấy phần quán xuyến việc quân, phần thì lo lắng việc dân, không biết chừng giờ này ông vẫn còn tại triều đình lo bàn việc nước chưa về nhà đâu.
Nhạc Phi mở gói hành lý ra lấy phong thư gói lại tử tế, Thang Hoài thấy thế hỏi:
- Đại huynh sắp sửa đi đâu đấy?
- Hiền đệ không biết sao? Lúc ra đi, ông Lưu Đô Viện có gửi một phong thư bảo mang đến trao cho ông Tông Lưu Thú, vừa rồi hỏi thăm người chủ tiệm cho biết rằng ông ta quyền thế lắm, chắc chắn phen này anh em ta có chỗ nương nhờ rồi. Để tôi đi trao thư cho ông ta ngay mới được.
Ngưu Cao nói:
- Vậy thì mấy anh em mình cùng đi với nhai cho vui chớ.
Nhạc Phi lắc đầu:
- Không tiện đâu hiền đệ ạ. Ta nói thiệt, tính hiền đệ lỗ mãng, đến đó rủi hiền đệ sinh sự thì có thể họa lây đến ta.
Ngưu Cao giơ tay cả quyết:
- Không sao đâu, đệ hứa không nói năng gì cả, chỉ đứng trước cửa nha môn đợi đại huynh mà thôi.
Nhưng Nhạc Phi vẫn còn e ngại cứ lắc đầu mãi, không bằng lòng cho Ngưu Cao đi.
Vương Quới nói:
- Nếu Ngưu đệ muốn đi thì đại huynh hãy cho bọn đệ cùng đi cả, sẽ ngăn cản không cho Ngưu đệ sinh chuyện. Hơn nữa đệ có nghe nói dinh ông Tông Lưu Thú chạm trổ khéo lắm, cũng muốn đến đó xem cho biết.
Nhạc Phi gật đầu và căn dặn:
- Cũng được, nhưng có đi thì phải thận trọng lắm mới được. Nếu xảy ra ra chuyện gì lôi thôi thì nguy hiểm lắm đấy.
Năm anh em sửa soạn khăn áo chỉnh tề, gọi Chấn Tử vào bảo:
- Chúng ta đếm nha môn ông Tông Lưu Thú, một lúc rồi về ngay nhé.
Sau khi khóa cửa phòng, năm anh em đi bộ thẳng đến dinh ông Tông Lưu Thú. Quả thật là một dinh thự nguy nga và cổ kính , công trình kiến trúc hết sức to lớn và đẹp mắt.
Bọn Nhạc Phi còn đang tha thẩn trước cửa cổng thì đã thấy một người lính từ trong dinh bước ra. Nhạc Phi nhanh miệng hỏi:
- Thưa, không biết đại lão gia đã thăng đường chưa?
Người lính đáp:
- Quan lớn đã vào triều từ hồi sớm mai đến giờ vẫn chưa thấy về.
Nhạc Phi quay lại nói với anh em:
- Nếu vậy, anh em mình về nghỉ rồi mai sẽ đến.
Bọn Nhạc Phi trở về độ nửa dặm đường bỗng thấy phía trước người ta chạy qua lại xôn xao, hỏi ra mới biết ông Tông Lưu Thú đi chầu về.
Anh em đứng nép bên lề đường thì thấy quân lính khiêng một chiếc kiệu đẹp đẽ, phía trên ngồi chễm chệ một ông quan đại thần, một chiếc lọng che đầu phủ bóng mát, trước sau có quân lính theo hầu trông rất uy nghi.
Bọn Nhạc Phi bèn quay trở lại đi theo sau kiệu.
Về đến dinh, chẳng bao lâu đã nghe vang lên ban hồi trống báo hiệu cho mọi người biết rằng, quan lớn ra thăng đường. Ngoài nha môn quan kỳ bài chạy tới, chạy lui rộn ràng, nào là đem đơn từ giấy tờ cho ngài phê, nào là phát tờ phê cho đương sự.
Quan lớn hí hoáy phê chuẩn hồi lâu, bổng ngước mặt lên bảo quan kỳ bài:
- Hễ thấy có tên võ cử nào ở huyện Thang Âm tên là Nhạc Phi đến xin ra mắt thì phải cho vào lập tức nhé.
Viên kỳ bài chấp tay dạ ran rồi chạy ra ngoài ngong ngóng. Ấy cũng nhờ có thư tiến cử của Lưu Đô Viện nên ông ta mới biết đến cái tên Nhạc Phi, hằng trông con người ấy đến xem thử có phải là nhân tài xuất chúng y như lời trong thư không, đặng ông tiến cử cùng triều đình dùng trong lúc quốc gia hữu sự này, hay là Lưu Đô Viện ăn của hối lội của kẻ giàu tiến cử bừa bãi chăng?
Nhạc Phi đứng ngoài nhìn vào thấy tôn đường nghiêm chỉnh, ông Tông Lưu Thú ngồi trên bàn cao có kẻ tả hữu đứng hầu trông oai phong lẫm liệt, trong lòng chàng hồi hộp vô cùng.
Thang Hoài khẽ nói với Nhạc Phi:
- Vị đại thần đi chầu mới về mà không kịp nghỉ, lại thăng đường ngay, thế thì quả là một vị quan mẫn cán!
Nhạc Phi cũng lấy làm lạ, phụ họa:
- Ừ nhỉ, đi triều kiến thiên tử từ canh năm đến giờ, đáng lẽ phải nghỉ ngơi đôi chút chớ sao lại ra thăng đường vội vậy? Chắc có việc gì gấp lắm thì phải.
Anh em đang bàn luận phiếm, bỗng thấy viên kỳ bài quan cầm giấy tờ từ trong bước ra. Nhạc Phi bàn với mấy người:
- Sẵn dịp ta gặp viên kỳ bày này xin vào dâng thư cho tiện, nhưng ta mặc đồ tang lễ e có thất lễ với người chăng? Thôi để ta đổi áo của Trương hiền đệ nhé.
Nói rồi, Nhạc Phi lập tức cởi áo đổi cho Trương Hiển và căn dặn mấy người:
- Nếu ta vào hầu công việc êm xuôi thì chẳng nói chi, bằng có điều chi bất trắc, các đệ đứng ngoài này chớ nóng nảy, cứ việc làm thinh để một mình ta tùy cơ ứng biến, lo liệu cho xong thì thôi.
Thang Hoài thấy chuyện khó khăn quá, tỏ vẻ chán nản nói với Nhạc Phi:
- Thôi đại huynh ạ, chúng ta cứ lấy tài mà thi cử, đừng trao thư nhờ vả ai tiến cử làm chi. Làm như vậy mai sau dù có công thành danh toại sao khỏi mang tiếng rằng nhờ người ta đỡ đầu mới nên danh phận.
Nhạc Phi đáp:
- Hiền đệ chớ nên chán nản, để ta lo liệu chớ nên cản trở mà hỏng cả đại sự.
Dứt lời, Nhạc Phi đứng im chờ cho viên kỳ bài bước ra, chàng vái một vái và dõng dạc nói:
- Tôi là võ sinh ở Thang Âm huyện tên Nhạc Phi đến xin yết kiến đại lão gia.
Viên kỳ bài niềm nở đáp:
- Vâng, đạo lão gia có lòng trông đợi công tử, xin công tử đứng dậy, tôi vào bẩm báo rồi ra ngay lập tức.
Hắn vội vàng chạy vào phi báo:
- Bẩm lão gia, đã có tên võ sinh ở huyện Thang Âm đến xin yết kiến rồi, hiện còn đứng ngoài cổng chờ lệnh.
- Hãy cho hắn vào ngay.
- Vâng, xin tuân lệnh.
Thấy Nhạc Phi vào, quan Lưu Thú Tông Trạch nhìn chàng từ đầu đến chân rồi tươi cười hỏi:
- Ngươi đến đây hồi nào?
- Bẩm đại quan, tiểu sinh mới đến hôm qua.
Rồi chàng dâng hai tay bức thư của Lưu Đô Viện, ông Tông Lưu Thú vội tiếp lấy bóc ra xem. Rồi chẳng biết nghĩ sao, ông biến đổi sắc mặt, đập bàn quát lớn:
- Kìa Nhạc Phi, ngươi tốn bao nhiêu tiền mới có được bức thư này? Hãy thú thật thì ta tha cho, bằng ngoan cố ta gia hình lập tức.
Mấy anh em Nhạc Phi đứng ngoài trông ngóng, nghe thấy bên trong có tiếng nạt nộ la lối om sòm, ai nấy đều phập phồng lo sợ chẳng biết lành dữ thế nào.
Ngưu Cao nghiến răng kèn kẹt rồi nói lớn:
- Tôi đoán chắc dữ nhiều lành ít, sợi nguy tai đấy. Để tôi xông vào cướp huynh trưởng ra, nếu chúng có rượt theo, mấy anh em ra sức ngăn cản lại nghe không?
Thang Hoài thấy Ngưu Cao nóng nảy, vội nắm tay can:
- Không nên, để xem cớ sự thế nào đã. Làm càn như vậy xảy ra to chuyện đấy chứ chẳng chơi.
Trước thái độ giận dữ của ông Lưu Tông Thú, Nhạc Phi vẫn thản nhiên không có chút gì sợ hãi. Chàng bình tĩnh đáp:
- Bẩm đại quan, cha tôi người gốc ở Thang Âm huyện, xóm Hiễu Đễ. Mẹ tôi sinh tôi ra mới được ba ngày thì bị nước sống Hoàng Hà dâng cao tràn ngập như biển cả. Nạn thủy tai này đã làm nhà cửa của cải trôi hết, cha tôi cũng bị chôn vùi dưới lớp trùng dương. Nhờ mẹ tôi bế ngồi vào trong cái chum nên khỏi chết, nhưng lại bị trôi thẳng đến Hoàng huyện. Nhờ viên ngoại Viên Minh cứu vớt nuôi nấng mẹ con tôi. Khi tôi lên bảy tuổi lại may mắn gặp ông Châu Đồng người ở Hiệp Tây nhận làm con nuôi và truyền dạy nghề văn, nghiệp võ.
Khi tôi đến tỉnh ứng thí, ông Lưu Đô Viện thấy tôi là kẻ hàn sĩ nên đem lòng thương mến hỏi rõ tông tích và giúp tôi xây cất nhà cửa trở về cố hương. Vì thế đến hôm tôi sắp đến kinh kỳ thi hộ có đến biệt ngài để lên đường, ngài lấy năm mươi lượng bạc cho tôi làm lộ phí, lại trao một phong thư dặn mang đến dâng cho đại lão gia, nhờ lão gia giúp đỡ cho điều kiện xuất thân; chứ nghèo khổ như tôi, cơm không đủ ăn, tiền của đâu mà mua thư tiến cử?
Ông Tông Trạch thấy Nhạc Phi nói một hơi không vấp, lời lẽ lại thật thà, chân chất nên ngồi bấm trán nghĩ thầm:
- Đúng rồi, trước đây ta đã từng nghe danh Châu Đồng văn hay xuất chúng, võ nghệ siêu quần, đã mấy phen nhà nước cho người đi triệu thỉnh mà ông không chịu ra làm quan, chỉ vui theo thú giang hồi ẩn dật. Nay tên Nhạc Phi này bảo là con nuôi ông ấy chắc võ nghệ cao cường đấy chớ chẳng phải không đâu.
Tuy nghĩ vậy nhưng ông ta muốn thấy rõ hơn nên bảo Nhạc Phi:
- Thế thì bây giờ ngươi hãy theo ta ra ngoài giáo trường, biểu diễn cung mã xem trình độ võ thuật của ngươi đã đến bực nào cho biết.
Dứt lời quan Lưu Thú đứng dậy bước đi, Nhạc Phi cũng nối gót đi theo đến giáo trường.
Nơi đây có dựng bia sẵn sàng, hai bên quân lính đứng giàn hàng trông nghiêm chỉnh lắm. Ông Tông Trạch ngồi trên khán đài cao, lớn tiếng gọi Nhạc Phi bảo:
- Ngươi hãy đến chỗ treo cung, lựa một cái cho vừa tay bắn thử ta xem nào.
Nhạc Phi cúi đầu vâng dạ rồi bước đến giàn treo cung, lựa đi lựa mãi hết bó cung mà chàng chẳng thấy cây cung nào vừa tay chàng cả nên bước ra thưa:
- Những cây cung này yếu lắm, tiểu sinh sợ bắn chẳng được xa mà có thể gãy cung là khác.
- Thế thì sức ngươi dùng cây cung nặng độ mấy trăm cân?
- Bẩm thượng quan, tiểu sinh thường dùng cây cung nặng trên hai trăm cân và bắn xa lối chừng hai trăm bước.
Ông Lưu Tông Thú nghe Nhạc Phi nói, nửa tin nửa ngờ nên ông bảo:
- Được rồi, nếu vậy để ta cho quân lính về khiêng cây thần cung của ta nặng những ba trăm cân đến đây, thử xem ngươi có gương nổi không?
Nhạc Phi đáp:
- Nếu đại quan nhân cho phép, tiểu sinh cũng xin vô lễ giương thử.
Một lát sau người ta thấy tám tên lính ì ạch khiêng cây thần cung vào giáo trường để trước mặt Nhạc Phi. Rồi tiếp theo là hai tên lính khác khiêng ống tên bước vào.
Nhạc Phi ung dung bước tới cầm cây cung trông rất nhẹ nhàng, chàng lắp tên bắn luôn chín mũi trúng ngay vào hồng tâm, ai nấy đều vỗ tay tán thưởng.
Ông Tông Trạch lấy làm vui lòng, hỏi:
- Ngươi thường dùng món binh khí gì?
Nhạc Phi mạnh dạn đáp:
- Món binh khí nào tiểu sinh cũng sử dụng được cả, song tiểu sinh thường dùng chuyên cây thương.
Tông Trạch nghe nói vội sai quan kỳ bài về khiêng cây Điểm cang thương của ông ra cho Nhạc Phi biểu diễn.
Nhạc Phi vâng lệnh lãnh thương bước xuống thềm múa tung chẳng khác rồng bay phượng lượn. Chàng đánh tiếp ba mươi sáu thế phiên thân và trổ bảy mươi ngón biến hóa khiến người xem lóa mắt kinh hồn.
Quân sĩ trông thấy thương pháp của chàng khen không ngớt. Ông Tông Trạch cũng chăm chú nhìn không chớp mắt, ông không ngờ một thiếu niên trẻ tuổi như chàng mã võ nghệ siêu quần đến thế.
Nhạc Phi biểu diễn đường thương xong, chàng bước ra trông người vẫn khỏe khoắn như thường, không thấy mệt. Chàng đặt nhẹ cây thương vào chỗ cũ rồi bước lên thềm quy đợi lệnh.
Tông Trạch cất tiếng khen võ nghệ của Nhạc Phi thật là đúng bậc anh hùng xuất chúng, nhưng ông còn muốn biết qua mưu lược của chàng nên cất tiếng hỏi:
- Nếu như triều đình trọng dụng ngươi, phong ngươi làm tướng thì cách dụng binh của người thế nào?
Nhạc Phi đáp:
- Việc dùng binh là một vấn đề mưu lược nói sao cho cùng, vậy để tiểu sinh dâng lên đại nhân một bài thi để đại nhân xem có thể suy ra mà nhận xét được trình độ dụng binh của tiểu sinh.
Dứt lời, Nhạc Phi lấy bút viết nhanh tám câu dâng lên. Nguyên văn bài thi như sau:
Lệnh truyền, quân sĩ thi hành
Công minh thưởng phạt, đội hình nghiêm trang
Tướng tài trọng dụng mưu hơn,
Lên cao phòng khốn, xuống thường phòng sâu
Quân đi tề chỉnh trước sau
Sinh linh coi trọng, lọ cầu hư danh
Nguyên nhung, quốc biến, khi cần
Qyuết tâm đem lại thanh bình, du ca.
Xem xong, Tông Trạch bước xuống thềm đỡ Nhạc Phi dậy và nói:
- Ta đã nghĩ lầm hiền khiết nhờ đút lót để có lá thư tiến cử, nay mới rõ hiền khiết văn võ tài toàn.
Rồi sai quan đem ghế đến mời Nhạc Phi ngồi. Nhạc Phi khiêm tốn từ chối:
- Tiểu sinh đâu dám ngồi với đại lão gia.
Tông Trạch nắm tay chàng nói:
- Hiền khiết chớ nên khiêm nhường quá, hãy ngồi lại đây bàn về binh pháp nghe chơi.
Nhạc Phi xin thất lễ rồi khép nép ngồi xuống ghế. Lính hầu đem trà nước đến, Tông Trạch niềm nở mời chàng rồi hỏi:
- Võ nghệ của hiền khiết tưởng ít ai bì kịp, song chẳng biết phép điều binh khiển tướng cùng binh thư đồ trận, hiền khiết có được thông tuệ không?
Nhạc Phi cả quyết:
- Bẩm đại nhân, điều ấy tiểu sinh đã thuộc nằm lòng, song thiết tưởng binh thư đồ trận trong sách vở chẳng qua là phần lý thuyết, chỉ lấy đó làm căn bản mà thôi. Chứ đến lúc thực hành thì không nhất thiết y sách mà phải thiên biến vạn hóa cho phù hợp với thực tế.
Thấy Nhạc Phi không cho binh thư đồ trận là bảo bối nên Tông Trạch có ý không bằng lòng, nên hỏi vặn lại:
- Nói như vậy những binh thư đồ trận của thánh hiền đời xưa để lại chẳng lẽ vô dụng sao?
Nhạc Phi đáp:
- Bẩm đại nhân, theo sự hiểu biết của tiểu sinh thì phép hành binh xưa nay nhất định phải theo qui củ, nghĩa là bày binh bố trận trước rồi mới đánh. Nhưng khi ra trận tiền, nếu nhất nhất như vậy thì không khỏi có điều bất tiện, vì trong chiến trận, đối phương đâu có để cho mình tùy ý lựa chọn chỗ lập trận thế, mà hễ gặp đâu phải giao phong ở đó. Bởi vậy địa hình lúc đó có khi khác xa với lý thuyết. Có chỗ rộng rãi, có chỗ eo hẹp, có chỗ hiểm yếu núi non che chở, có chỗ lại trống trải binh sĩ không thể ẩn thân. Có khi gặp khe sông, có khi vào bụi rậm, nếu giáo điều áp dụng những trần đồ nhất định như trong sách vở chẳng là bất tiện lắm sao? Phương chi chiến thuật ngày nay khác với xưa nhiều, nên phép hành binh phải tùy cơ ứng biến. Mưu sâu, chước lạ phải sẵn sàng, “dĩ hư vị thiệt, dĩ thiệt vị hư”, làm cho tướng giặc đoán không nổi hành động của ta mới mong thắng địch. Gặp khi gấp rút như bị địch công kích bất ngờ hay tràn đến bủa vây tứ bề thì lúc ấy thời gian đâu mà lập trận thế? Vậy phép dùng binh cốt phải cần mẫn, lanh trí, lanh mắt, tùy lúc tùy thời mà biến hóa vô lường.
Lúc đầu Tông Trạch nghe không bằng lòng lập luận của Nhạc Phi, nhưng khi nghe chàng trình bày một hồi, quan Lưu Thú gật đầu khen phải và nói:
- Quả là tài thế an bang, đáng mặt rường cột nước nhà. Lưu Tiết Đạt thật có mắt tinh đời, xét người chẳng sai. Nhưng có một điều đáng tiếc là hiền khiết ra ứng thí khoa này rủi ro quá. Phải chi hiền khiết để ba năm nữa sẽ ra, hay ra trước đây ba năm thì phúc cho nhà nước và tốt cho hiền khiết biết bao nhiêu.
Nhạc Phi nghe nói lấy làm ngạc nhiên, chàng chẳng hiểu nguyên do thế nào vội hỏi:
- Đại nhân nói thế nghĩa là gì? Tiểu sinh ngu muội không hiểu gì cả, xin đại nhân vui lòng giải thích cho tiểu sinh rõ.
Tông Trạch nói:
- Điều ấy làm sao hiền khiết hiểu thấu. Nguyên trước đây mấy ngày, có Tiểu Vương Lương Sài Quế đến đây triều kiến thiên tử và tuyên bố với mọi người rằng khoa này người quyết ra tranh chức Võ trạng. Y vốn dòng dỗi Sài Thế Tông nhà Châu là Sài Vinh, bạn thân thiết với đức Thái Tổ thánh triều ta, lâu nay y nhậm chức Phan Vương ở tỉnh Điền Nam thuộc châu Nam Ninh nên triều đình kiêng nể Tiểu vương lắm.
Khoa này, thánh thượng đã xuống chỉ sai bốn vị giáo khảo, một là Thừa tướng Trương Bàng Xương, hai là Binh bộ Đại Đường Vương Đạt, ba là Hữu Quân Đô đốc Trương Tuấn và bốn là lão đây. Sài Quế hay được tuy nhiên ấy vội sắm bốn phần lễ vật rất hậu và viết bốn bức thư mang đến cho các vị giám khảo để chấm cho ông ta đậu chức Võ trạng lần này. Ba vị kia đều thâu nhận lễ vật cả rồi và quyết khoa này để cho Sài Vương giật giải. Riêng một mình ta không chịu nhận lễ vật, nhưng một mình ta thiểu số làm sao thăng nổi ba vị kia.
Nhạc Phi chắp tay thưa:
- Cúi xin đại lão gia đứng ra chủ trương việc này cho tiểu sinh nhờ.
Tông Trạch nói:
- Trong lúc quốc gia hữu sự, muốn chọn người tài để ta tế thế an bang thì lẽ tất nhiên phải lấy lẽ công bằng mà lựa chọn thì mới tìm ra anh tài. Nhưng hiền khiết cũng biết, thần thế của Phan Vương to lớn biết chừng nào, và nhất là ông ta lại chính là dòng dõi Sài Thế Tông nên việc này xem ra khó bề xoay chuyển. Nhưng dù sao ta cũng phải ráng hết sức xem sao.
Ngừng một lát, Tông Trạch tiếp:
- Hôm nay ta muốn lưu hiền khiết ở lại trong dinh để đàm đạo sâu hơn về văn chương, võ nghệ, song còn sợ miệng lưỡi thế gian dễ gieo rắc lời thị phi, vậy thì hiền khiết hãy lui về nghỉ rồi sau sẽ liệu.
Nhạc Phi lạy tạ ơn Tông Lưu Thú rồi lui ra. Anh em đứng ngoài đang ngóng trông, bỗng thấy chàng bước ra, ai nấy mừng rỡ xúm lại hỏi:
- Sao đại huynh ở trong ấy lâu thế? Ồ, sao xem thần sắc có vẻ kém vui, hay là bị ông Tông Lưu Thú quở trách điều chi rồi?
Nhạc Phi lắc đầu:
- Không phải thế đâu các hiền đệ ạ. Ông ta đã khảo hạch cung tiễn và binh pháp tôi, rồi người đem lòng quý mến. Để về nhà trọ tôi sẽ kể lại đầu đuôi cho mà nghe, chỗ này không phải là chỗ nói chuyện.
Anh em cùng nhau về đến nhà trọ thì trời vừa tối sẩm. Người chủ tiệm đã dọn rượu thịt lên mời năm vị võ sinh dùng bữa.
Ai nấy ngồi lại ăn uống vui vẻ lắng nghe Nhạc Phi kể lại đầu đuôi câu chuyện ra mắt ông Tông Lưu Thú. Chàng kể rõ từng ly từng tý, duy chỉ có việc Vương Sài Quế ra tranh chức Võ trạng thì chàng không đề cập đến vì sợ trong mấy anh em có người nóng nảy sinh ra chuyện lôi thôi. Tuy vậy trong lòng chàng không yên, sắc mặt lộ vẻ buồn bã khiến bốn người bạn lấy làm ngạc nhiên, nhưng không rõ nguyên cớ.
Sáng hôm sau, điểm tâm xong, bỗng thấy người chủ tiệm bước lại thưa:
- Lúc nãy quan lớn Tông Lưu Thú có sai người mang rượu thịt qua đây cho chư vị ăn uống và gửi lời rằng, ngài muốn mời chư vị vào dinh để đãi tiệc, song sợ thiên hạ gièm pha, xúc xiểm nên phải gửi gắm như vậy, xin chư vị chớ chấp.
Nhạc Phi nói:
- Vậy thì ngươi làm ơn dọn ra cho anh em ta vui say một bữa cho thỏa thích.
Chủ tiệm Chấn Tử gọi mấy tên tửu bảo vào sắp đặt cỗ bàn rồi đem thức ăn của ông Tông Lưu Thú dọn lên. Ngưu Cao trông thấy bàn tiệc đầy ắp những đồ cao lương mỹ vị, rượu ngon đầy mấy ché, chàng thèm nhỏ nước dãi, chẳng đợi ai mời và cũng chẳng cần mời ai hết, cứ việc bước tới lấy cái bát lớn rót ra uống lấy uống để chẳng biết mấy chục bát mà kể.
Vương Quới thấy vậy vừa cười vừa nói:
- Ồ, Ngưu đệ này uống rượu khan như vậy rủi say mèm thì mất vui rồi! Chi bằng chúng ta phải ra một hiệu lệnh rồi mọi người cùng uống mới vui chớ.
Thang Hoài gật đầu:
- Ý kiến ấy hay lắm, cứ việc ra lệnh đi, chúng tôi sẽ tuân theo mà thi hành.
Vương Quới lại nói:
- Tiệc này là là của Tông Đại Nhân vì mến đại huynh ta mà ban cho chúng ta hưởng chung, vậy nên cử huynh trưởng làm chủ tọa, và Trương ca thì ra lệnh.
Thang Hoài nói:
- Được lắm. Trương ca cứ việc xướng lệnh đi.
Trương Hiển nói:
- Thật tình tôi chẳng biết ra lệnh gì trong tiệc rượu này cho xứng đáng. Tôi chỉ muốn đến phiên người nào thì phải nhắc lại tên một vị anh hùng xưa, mà vị anh hùng ấy phải có tửu lượng cao mới được đấy nhé. Nếu người ấy mà đáng mặt anh hùng thì anh em ta mỗi người uống một chén để chào mừng, bằng không đáng mặt anh hùng thì người xướng danh sẽ bị phạt ba chén.
Anh em đều vỗ tay tán thành. Vương Quới vội rót một chén trao cho Trương Hiển. Trương Hiển tiếp lấy uống cạn chén rượu và nói:
- Chén này là chén của Quan Vân Trường đơn đao phó hội, ấy có phải là anh hùng uống rượu không?
Thang Hoài khen:
- Phải, quả thật là anh hùng. Anh em mình nên kính ngài mỗi người một chén đi.
Ai nấy đều nâng cốc uống cạn một hơi, rồi Trương Hiển lại rót ra một chén trao cho Thang Hoài, nói:
- Bây giờ đến lượt Thang đệ đây. Hãy nhận lấy và cho biết tên vị anh hùng xưa.
Thang Hoài tiếp lấy uống cạn và nói:
- Chén này là chén của Lưu Qui say chém rắn, có phải là vị anh hùng uống rượu không?
Anh em đều cho là phải, mỗi người kính một chén. Bây giờ đến lượt Vương Quới, chàng tự rót một chén bưng giơ cao lên và nói:
- Chén này là chén Hồng Môn hội yến của Sở Bá Vương. Vậy có thể gọi là anh hùng uống rượu được không?
Trương Hiển bắt bẻ:
- Sở Bá Vương anh hùng thật, song trong cuộc hội yến ấy sao chẳng bắt Lưu Cái chém đi, để chỉ về sau vì y mà binh cơ bại hoại, nước nhà ta nát, đến nỗi không còn chỗ dung thân? Ấy là thấp trí, phải phạt ba chén mới được.
Bây giờ đến lượt Ngưu Cao. Chàng chỉ cười xòa nói:
- Tích xưa chuyện cũ đệ đều mù tịt. Song nếu đệ uống một hơi cạn hết hai loại bát lớn mà chẳng nhăn mày nhíu mặt gì cả thì các huynh có gọi là anh hùng uống rượu không?
Anh em cùng cười rộ lên vui vẻ. Ngưu Cao y lời uống một hơi hết sạch hai bát rượu lớn.
Đến phiên Nhạc Phi, chàng vui vẻ nói:
- Chư hiền đệ đã rút chuyện anh hùng uống rượu đời nhà Hán, Ngụy cùng Tam quốc, bây giờ để ta rút chuyện thánh đời nhà Tống nói cho mấy hiền đệ nghe.
Dừng một lát, hớp một ngụm rượu, chàng tiếp:
- Năm Thiệu Hi đời Chân Tông Hoàng Đế có Trương Lạc thết đại yến cho mời hết thảy bá quan cùng anh hùng đến uống rượu. Có con ông Tể tướng Tào Bô là Tào Vĩ cũng đến dự phó yến. Trong lúc mọi người đang ăn uống vui vẻ bỗng thấy Tào vĩ bỏ đi đâu mất, mọi người lấy làm lạ. Chưa kịp hỏi nguyên do thì đã thấy Tào vĩ từ ngoài bước vào, tay xách thủ cấp tướng giặc ném giữa phòng tiệc rồi ngồi lại ăn uống như thường. Như vậy có đang cho là bậc anh hùng không?
Anh em đều khen:
- Đại huynh thuật tích ấy nghe sướng tai lắm.
Ngưu Cao là kẻ dốt nát nên ngồi giữa đám người bàn kinh luận sử chàng chẳng biết chi cả, nên đề nghị:
- Mấy hiền huynh biết tích xưa chuyện lạ, còn tôi thì không biết gì cả. Thôi bây giờ để tôi làm trò “xại mại” giúp cuộc rượu cho tăng phần vui nhộn nhé.
Vương Quới nói:
- Hay lắm. Ngưu đệ cứ việc khởi sự đi.
Rồi anh em cùng đánh tửu, kết cuộc Ngưu Cao cũng thua, bị phạt liên miên, nhưng anh ta đâu có sợ. Bị phạt uống nhiều chừng nào thì anh chàng càng khoái chừng ấy, cười to như sấm nổ.
Anh em ai nấy đều ăn uống vui vẻ, chỉ một mình Nhạc Phi mãi lo lắng chuyện tiểu Lương Vương ra tranh Võ trạng, không biết rồi đây giáo khảo có tư vị làm cho chàng lỡ bước công danh không? Nếu kết quả phũ phàng như vậy thì biết đến ngày nào mới nên danh phận với đời?
Vì nghĩ vậy nên chàng buồn, uống rượu hơi nhiều, đầu óc choáng váng phải bỏ ra trước ghế nằm cho cho mát rồi ngủ thiếp đi lúc nào không hay biết.
Mấy anh em ở trong này tiếp tục ăn uống và nói:
- Lạ thật! Mọi khi Nhạc đại huynh uống rượu với anh em mình thì hay đàm văn, luận võ với mọi người, cớ sao hôm nay lại ít nói quá vậy? Hay là có việc gì buồn riêng mà không cho anh em ta biết chăng?
Vì vậy, anh em chẳng còn vui, phần thì đã uống nhiều rượu nên dần dần đi nghỉ hết chỉ còn một mình Ngưu Cao ngồi lại tha hồ uống mãi.
Một lát sau Ngưu Cao giật mình ngước mặt lên thấy trong phòng vắng hoe mới biết mọi người đã đi ngủ hết nên nghĩ thầm:
- “Mấy anh em đã đi ngủ hết thì Ngưu Cao này sẽ được tự do phóng túng khỏi bị ai kềm giữ nữa. Ta sẽ đi ra ngoài dạo chơi thong thả cho sướng”.
Hàng ngày Ngưu Cao bị anh em kềm chế nên chẳng dám buông tuồng theo tính thô lỗ của mình được, nay chàng đi tự do một mình rất đỗi mừng rỡ. Chàng chạy xuống lầu bảo chủ tiệm Chấn Tử:
- Mấy anh tôi đã quá chén nên ngủ hết, phiền ông đừng làm mọi người kinh động. Tôi đi ra ngoài một lát rồi về ngay đấy nhé.
Chấn Tử tưởng thật nên bước theo chỉ đường:
- Tướng công hãy đi về phía Đông này sẽ gặp đồng không mát mẻ lắm.
Ngưu Cao nghe lời, đi thẳng qua hướng Đông, vừa đến ngã ba, chàng dừng chân ngẫm nghĩ:
- ‘”Bây giờ ta nên đi đường nào để tìm chỗ vui đây”.
Đang suy tính, bỗng thấy hai người từ xa đi lại. Một người mình cao chín thước mặc y phục màu trắng, còn người kia hơi thấp hơn một tý, mặc áo màu đỏ, vừa đi vừa chuyện trò.
Khi đến gần, Ngưu Cao nghe thấy người mặc áo đỏ nói:
- Tôi nghe đồn tại chùa Tướng Quốc bên Biện Kinh này vui vẻ lắm.
Người áo trắng đáp:
- Thế thì chúng mình cùng đến đó chơi đi.
Ngưu Cao nghe nói vậy, chàng nghĩ:
- “Đúng rồi, lâu nay ta cũng có nghe tiếng chùa Tướng Quốc ở Đông Kinh này là chốn phồn hoa, nhưng chưa biết đường đi. Sẵn dịp này ta theo họ cho tiện”.
Nghĩ đoạn, chàng đi theo hai người ấy, hồi lâu mới đến chùa Tướng Quốc. Nơi đây cửa hàng bày biện san sát, buôn bán chằng thiếu món chi, kẻ qua người lại tấp nập. Cũng có hạng giàu sang vương tôn quần áo lòe loẹt, cũng có hạng nghèo khổ cơ hàn, cũng có người quê mùa cục mịch. Xe cộ qua lại như mắc cửi, thật là một cảnh phồn hoa vui vẻ chưa từng thấy.
Ngưu Cao cứ lần bước theo hai người kia đi hết chỗ này đến chỗ khác, vừa xem vừa thích thú lẩm bẩm: “Vui thế này mà mấy anh em ta cứ giam mình trong nhà trọ, thật là phí quá!”. Bỗng trông thấy phía trước người ta đứng chật ních, hai người kia đưa tay gạt thiên hạ mà vào. Mọi người chẳng ai nói gì, nhưng cũng nhường đường cho họ.
Nhạc Phi hỏi Chấn Tử:
- Ngươi ở đây có biết dinh ông Tông Trạch Lưu Thú không?
Chấn Tử đáp:
- Ở đây ai mà không biết nha môn ông Tông Lưu Thú!
Rồi giơ tay trở ra bên ngoài, tiếp:
- Cứ việc đi thẳng đường này chừng bốn năm dặm thì tới.
Chàng lại hỏi:
- Chẳng biết giờ này ông ta đã thăng đường chưa?
Chấn Tử ra chiều suy nghĩ rồi đáp:
- Ông ấy phần quán xuyến việc quân, phần thì lo lắng việc dân, không biết chừng giờ này ông vẫn còn tại triều đình lo bàn việc nước chưa về nhà đâu.
Nhạc Phi mở gói hành lý ra lấy phong thư gói lại tử tế, Thang Hoài thấy thế hỏi:
- Đại huynh sắp sửa đi đâu đấy?
- Hiền đệ không biết sao? Lúc ra đi, ông Lưu Đô Viện có gửi một phong thư bảo mang đến trao cho ông Tông Lưu Thú, vừa rồi hỏi thăm người chủ tiệm cho biết rằng ông ta quyền thế lắm, chắc chắn phen này anh em ta có chỗ nương nhờ rồi. Để tôi đi trao thư cho ông ta ngay mới được.
Ngưu Cao nói:
- Vậy thì mấy anh em mình cùng đi với nhai cho vui chớ.
Nhạc Phi lắc đầu:
- Không tiện đâu hiền đệ ạ. Ta nói thiệt, tính hiền đệ lỗ mãng, đến đó rủi hiền đệ sinh sự thì có thể họa lây đến ta.
Ngưu Cao giơ tay cả quyết:
- Không sao đâu, đệ hứa không nói năng gì cả, chỉ đứng trước cửa nha môn đợi đại huynh mà thôi.
Nhưng Nhạc Phi vẫn còn e ngại cứ lắc đầu mãi, không bằng lòng cho Ngưu Cao đi.
Vương Quới nói:
- Nếu Ngưu đệ muốn đi thì đại huynh hãy cho bọn đệ cùng đi cả, sẽ ngăn cản không cho Ngưu đệ sinh chuyện. Hơn nữa đệ có nghe nói dinh ông Tông Lưu Thú chạm trổ khéo lắm, cũng muốn đến đó xem cho biết.
Nhạc Phi gật đầu và căn dặn:
- Cũng được, nhưng có đi thì phải thận trọng lắm mới được. Nếu xảy ra ra chuyện gì lôi thôi thì nguy hiểm lắm đấy.
Năm anh em sửa soạn khăn áo chỉnh tề, gọi Chấn Tử vào bảo:
- Chúng ta đếm nha môn ông Tông Lưu Thú, một lúc rồi về ngay nhé.
Sau khi khóa cửa phòng, năm anh em đi bộ thẳng đến dinh ông Tông Lưu Thú. Quả thật là một dinh thự nguy nga và cổ kính , công trình kiến trúc hết sức to lớn và đẹp mắt.
Bọn Nhạc Phi còn đang tha thẩn trước cửa cổng thì đã thấy một người lính từ trong dinh bước ra. Nhạc Phi nhanh miệng hỏi:
- Thưa, không biết đại lão gia đã thăng đường chưa?
Người lính đáp:
- Quan lớn đã vào triều từ hồi sớm mai đến giờ vẫn chưa thấy về.
Nhạc Phi quay lại nói với anh em:
- Nếu vậy, anh em mình về nghỉ rồi mai sẽ đến.
Bọn Nhạc Phi trở về độ nửa dặm đường bỗng thấy phía trước người ta chạy qua lại xôn xao, hỏi ra mới biết ông Tông Lưu Thú đi chầu về.
Anh em đứng nép bên lề đường thì thấy quân lính khiêng một chiếc kiệu đẹp đẽ, phía trên ngồi chễm chệ một ông quan đại thần, một chiếc lọng che đầu phủ bóng mát, trước sau có quân lính theo hầu trông rất uy nghi.
Bọn Nhạc Phi bèn quay trở lại đi theo sau kiệu.
Về đến dinh, chẳng bao lâu đã nghe vang lên ban hồi trống báo hiệu cho mọi người biết rằng, quan lớn ra thăng đường. Ngoài nha môn quan kỳ bài chạy tới, chạy lui rộn ràng, nào là đem đơn từ giấy tờ cho ngài phê, nào là phát tờ phê cho đương sự.
Quan lớn hí hoáy phê chuẩn hồi lâu, bổng ngước mặt lên bảo quan kỳ bài:
- Hễ thấy có tên võ cử nào ở huyện Thang Âm tên là Nhạc Phi đến xin ra mắt thì phải cho vào lập tức nhé.
Viên kỳ bài chấp tay dạ ran rồi chạy ra ngoài ngong ngóng. Ấy cũng nhờ có thư tiến cử của Lưu Đô Viện nên ông ta mới biết đến cái tên Nhạc Phi, hằng trông con người ấy đến xem thử có phải là nhân tài xuất chúng y như lời trong thư không, đặng ông tiến cử cùng triều đình dùng trong lúc quốc gia hữu sự này, hay là Lưu Đô Viện ăn của hối lội của kẻ giàu tiến cử bừa bãi chăng?
Nhạc Phi đứng ngoài nhìn vào thấy tôn đường nghiêm chỉnh, ông Tông Lưu Thú ngồi trên bàn cao có kẻ tả hữu đứng hầu trông oai phong lẫm liệt, trong lòng chàng hồi hộp vô cùng.
Thang Hoài khẽ nói với Nhạc Phi:
- Vị đại thần đi chầu mới về mà không kịp nghỉ, lại thăng đường ngay, thế thì quả là một vị quan mẫn cán!
Nhạc Phi cũng lấy làm lạ, phụ họa:
- Ừ nhỉ, đi triều kiến thiên tử từ canh năm đến giờ, đáng lẽ phải nghỉ ngơi đôi chút chớ sao lại ra thăng đường vội vậy? Chắc có việc gì gấp lắm thì phải.
Anh em đang bàn luận phiếm, bỗng thấy viên kỳ bài quan cầm giấy tờ từ trong bước ra. Nhạc Phi bàn với mấy người:
- Sẵn dịp ta gặp viên kỳ bày này xin vào dâng thư cho tiện, nhưng ta mặc đồ tang lễ e có thất lễ với người chăng? Thôi để ta đổi áo của Trương hiền đệ nhé.
Nói rồi, Nhạc Phi lập tức cởi áo đổi cho Trương Hiển và căn dặn mấy người:
- Nếu ta vào hầu công việc êm xuôi thì chẳng nói chi, bằng có điều chi bất trắc, các đệ đứng ngoài này chớ nóng nảy, cứ việc làm thinh để một mình ta tùy cơ ứng biến, lo liệu cho xong thì thôi.
Thang Hoài thấy chuyện khó khăn quá, tỏ vẻ chán nản nói với Nhạc Phi:
- Thôi đại huynh ạ, chúng ta cứ lấy tài mà thi cử, đừng trao thư nhờ vả ai tiến cử làm chi. Làm như vậy mai sau dù có công thành danh toại sao khỏi mang tiếng rằng nhờ người ta đỡ đầu mới nên danh phận.
Nhạc Phi đáp:
- Hiền đệ chớ nên chán nản, để ta lo liệu chớ nên cản trở mà hỏng cả đại sự.
Dứt lời, Nhạc Phi đứng im chờ cho viên kỳ bài bước ra, chàng vái một vái và dõng dạc nói:
- Tôi là võ sinh ở Thang Âm huyện tên Nhạc Phi đến xin yết kiến đại lão gia.
Viên kỳ bài niềm nở đáp:
- Vâng, đạo lão gia có lòng trông đợi công tử, xin công tử đứng dậy, tôi vào bẩm báo rồi ra ngay lập tức.
Hắn vội vàng chạy vào phi báo:
- Bẩm lão gia, đã có tên võ sinh ở huyện Thang Âm đến xin yết kiến rồi, hiện còn đứng ngoài cổng chờ lệnh.
- Hãy cho hắn vào ngay.
- Vâng, xin tuân lệnh.
Thấy Nhạc Phi vào, quan Lưu Thú Tông Trạch nhìn chàng từ đầu đến chân rồi tươi cười hỏi:
- Ngươi đến đây hồi nào?
- Bẩm đại quan, tiểu sinh mới đến hôm qua.
Rồi chàng dâng hai tay bức thư của Lưu Đô Viện, ông Tông Lưu Thú vội tiếp lấy bóc ra xem. Rồi chẳng biết nghĩ sao, ông biến đổi sắc mặt, đập bàn quát lớn:
- Kìa Nhạc Phi, ngươi tốn bao nhiêu tiền mới có được bức thư này? Hãy thú thật thì ta tha cho, bằng ngoan cố ta gia hình lập tức.
Mấy anh em Nhạc Phi đứng ngoài trông ngóng, nghe thấy bên trong có tiếng nạt nộ la lối om sòm, ai nấy đều phập phồng lo sợ chẳng biết lành dữ thế nào.
Ngưu Cao nghiến răng kèn kẹt rồi nói lớn:
- Tôi đoán chắc dữ nhiều lành ít, sợi nguy tai đấy. Để tôi xông vào cướp huynh trưởng ra, nếu chúng có rượt theo, mấy anh em ra sức ngăn cản lại nghe không?
Thang Hoài thấy Ngưu Cao nóng nảy, vội nắm tay can:
- Không nên, để xem cớ sự thế nào đã. Làm càn như vậy xảy ra to chuyện đấy chứ chẳng chơi.
Trước thái độ giận dữ của ông Lưu Tông Thú, Nhạc Phi vẫn thản nhiên không có chút gì sợ hãi. Chàng bình tĩnh đáp:
- Bẩm đại quan, cha tôi người gốc ở Thang Âm huyện, xóm Hiễu Đễ. Mẹ tôi sinh tôi ra mới được ba ngày thì bị nước sống Hoàng Hà dâng cao tràn ngập như biển cả. Nạn thủy tai này đã làm nhà cửa của cải trôi hết, cha tôi cũng bị chôn vùi dưới lớp trùng dương. Nhờ mẹ tôi bế ngồi vào trong cái chum nên khỏi chết, nhưng lại bị trôi thẳng đến Hoàng huyện. Nhờ viên ngoại Viên Minh cứu vớt nuôi nấng mẹ con tôi. Khi tôi lên bảy tuổi lại may mắn gặp ông Châu Đồng người ở Hiệp Tây nhận làm con nuôi và truyền dạy nghề văn, nghiệp võ.
Khi tôi đến tỉnh ứng thí, ông Lưu Đô Viện thấy tôi là kẻ hàn sĩ nên đem lòng thương mến hỏi rõ tông tích và giúp tôi xây cất nhà cửa trở về cố hương. Vì thế đến hôm tôi sắp đến kinh kỳ thi hộ có đến biệt ngài để lên đường, ngài lấy năm mươi lượng bạc cho tôi làm lộ phí, lại trao một phong thư dặn mang đến dâng cho đại lão gia, nhờ lão gia giúp đỡ cho điều kiện xuất thân; chứ nghèo khổ như tôi, cơm không đủ ăn, tiền của đâu mà mua thư tiến cử?
Ông Tông Trạch thấy Nhạc Phi nói một hơi không vấp, lời lẽ lại thật thà, chân chất nên ngồi bấm trán nghĩ thầm:
- Đúng rồi, trước đây ta đã từng nghe danh Châu Đồng văn hay xuất chúng, võ nghệ siêu quần, đã mấy phen nhà nước cho người đi triệu thỉnh mà ông không chịu ra làm quan, chỉ vui theo thú giang hồi ẩn dật. Nay tên Nhạc Phi này bảo là con nuôi ông ấy chắc võ nghệ cao cường đấy chớ chẳng phải không đâu.
Tuy nghĩ vậy nhưng ông ta muốn thấy rõ hơn nên bảo Nhạc Phi:
- Thế thì bây giờ ngươi hãy theo ta ra ngoài giáo trường, biểu diễn cung mã xem trình độ võ thuật của ngươi đã đến bực nào cho biết.
Dứt lời quan Lưu Thú đứng dậy bước đi, Nhạc Phi cũng nối gót đi theo đến giáo trường.
Nơi đây có dựng bia sẵn sàng, hai bên quân lính đứng giàn hàng trông nghiêm chỉnh lắm. Ông Tông Trạch ngồi trên khán đài cao, lớn tiếng gọi Nhạc Phi bảo:
- Ngươi hãy đến chỗ treo cung, lựa một cái cho vừa tay bắn thử ta xem nào.
Nhạc Phi cúi đầu vâng dạ rồi bước đến giàn treo cung, lựa đi lựa mãi hết bó cung mà chàng chẳng thấy cây cung nào vừa tay chàng cả nên bước ra thưa:
- Những cây cung này yếu lắm, tiểu sinh sợ bắn chẳng được xa mà có thể gãy cung là khác.
- Thế thì sức ngươi dùng cây cung nặng độ mấy trăm cân?
- Bẩm thượng quan, tiểu sinh thường dùng cây cung nặng trên hai trăm cân và bắn xa lối chừng hai trăm bước.
Ông Lưu Tông Thú nghe Nhạc Phi nói, nửa tin nửa ngờ nên ông bảo:
- Được rồi, nếu vậy để ta cho quân lính về khiêng cây thần cung của ta nặng những ba trăm cân đến đây, thử xem ngươi có gương nổi không?
Nhạc Phi đáp:
- Nếu đại quan nhân cho phép, tiểu sinh cũng xin vô lễ giương thử.
Một lát sau người ta thấy tám tên lính ì ạch khiêng cây thần cung vào giáo trường để trước mặt Nhạc Phi. Rồi tiếp theo là hai tên lính khác khiêng ống tên bước vào.
Nhạc Phi ung dung bước tới cầm cây cung trông rất nhẹ nhàng, chàng lắp tên bắn luôn chín mũi trúng ngay vào hồng tâm, ai nấy đều vỗ tay tán thưởng.
Ông Tông Trạch lấy làm vui lòng, hỏi:
- Ngươi thường dùng món binh khí gì?
Nhạc Phi mạnh dạn đáp:
- Món binh khí nào tiểu sinh cũng sử dụng được cả, song tiểu sinh thường dùng chuyên cây thương.
Tông Trạch nghe nói vội sai quan kỳ bài về khiêng cây Điểm cang thương của ông ra cho Nhạc Phi biểu diễn.
Nhạc Phi vâng lệnh lãnh thương bước xuống thềm múa tung chẳng khác rồng bay phượng lượn. Chàng đánh tiếp ba mươi sáu thế phiên thân và trổ bảy mươi ngón biến hóa khiến người xem lóa mắt kinh hồn.
Quân sĩ trông thấy thương pháp của chàng khen không ngớt. Ông Tông Trạch cũng chăm chú nhìn không chớp mắt, ông không ngờ một thiếu niên trẻ tuổi như chàng mã võ nghệ siêu quần đến thế.
Nhạc Phi biểu diễn đường thương xong, chàng bước ra trông người vẫn khỏe khoắn như thường, không thấy mệt. Chàng đặt nhẹ cây thương vào chỗ cũ rồi bước lên thềm quy đợi lệnh.
Tông Trạch cất tiếng khen võ nghệ của Nhạc Phi thật là đúng bậc anh hùng xuất chúng, nhưng ông còn muốn biết qua mưu lược của chàng nên cất tiếng hỏi:
- Nếu như triều đình trọng dụng ngươi, phong ngươi làm tướng thì cách dụng binh của người thế nào?
Nhạc Phi đáp:
- Việc dùng binh là một vấn đề mưu lược nói sao cho cùng, vậy để tiểu sinh dâng lên đại nhân một bài thi để đại nhân xem có thể suy ra mà nhận xét được trình độ dụng binh của tiểu sinh.
Dứt lời, Nhạc Phi lấy bút viết nhanh tám câu dâng lên. Nguyên văn bài thi như sau:
Lệnh truyền, quân sĩ thi hành
Công minh thưởng phạt, đội hình nghiêm trang
Tướng tài trọng dụng mưu hơn,
Lên cao phòng khốn, xuống thường phòng sâu
Quân đi tề chỉnh trước sau
Sinh linh coi trọng, lọ cầu hư danh
Nguyên nhung, quốc biến, khi cần
Qyuết tâm đem lại thanh bình, du ca.
Xem xong, Tông Trạch bước xuống thềm đỡ Nhạc Phi dậy và nói:
- Ta đã nghĩ lầm hiền khiết nhờ đút lót để có lá thư tiến cử, nay mới rõ hiền khiết văn võ tài toàn.
Rồi sai quan đem ghế đến mời Nhạc Phi ngồi. Nhạc Phi khiêm tốn từ chối:
- Tiểu sinh đâu dám ngồi với đại lão gia.
Tông Trạch nắm tay chàng nói:
- Hiền khiết chớ nên khiêm nhường quá, hãy ngồi lại đây bàn về binh pháp nghe chơi.
Nhạc Phi xin thất lễ rồi khép nép ngồi xuống ghế. Lính hầu đem trà nước đến, Tông Trạch niềm nở mời chàng rồi hỏi:
- Võ nghệ của hiền khiết tưởng ít ai bì kịp, song chẳng biết phép điều binh khiển tướng cùng binh thư đồ trận, hiền khiết có được thông tuệ không?
Nhạc Phi cả quyết:
- Bẩm đại nhân, điều ấy tiểu sinh đã thuộc nằm lòng, song thiết tưởng binh thư đồ trận trong sách vở chẳng qua là phần lý thuyết, chỉ lấy đó làm căn bản mà thôi. Chứ đến lúc thực hành thì không nhất thiết y sách mà phải thiên biến vạn hóa cho phù hợp với thực tế.
Thấy Nhạc Phi không cho binh thư đồ trận là bảo bối nên Tông Trạch có ý không bằng lòng, nên hỏi vặn lại:
- Nói như vậy những binh thư đồ trận của thánh hiền đời xưa để lại chẳng lẽ vô dụng sao?
Nhạc Phi đáp:
- Bẩm đại nhân, theo sự hiểu biết của tiểu sinh thì phép hành binh xưa nay nhất định phải theo qui củ, nghĩa là bày binh bố trận trước rồi mới đánh. Nhưng khi ra trận tiền, nếu nhất nhất như vậy thì không khỏi có điều bất tiện, vì trong chiến trận, đối phương đâu có để cho mình tùy ý lựa chọn chỗ lập trận thế, mà hễ gặp đâu phải giao phong ở đó. Bởi vậy địa hình lúc đó có khi khác xa với lý thuyết. Có chỗ rộng rãi, có chỗ eo hẹp, có chỗ hiểm yếu núi non che chở, có chỗ lại trống trải binh sĩ không thể ẩn thân. Có khi gặp khe sông, có khi vào bụi rậm, nếu giáo điều áp dụng những trần đồ nhất định như trong sách vở chẳng là bất tiện lắm sao? Phương chi chiến thuật ngày nay khác với xưa nhiều, nên phép hành binh phải tùy cơ ứng biến. Mưu sâu, chước lạ phải sẵn sàng, “dĩ hư vị thiệt, dĩ thiệt vị hư”, làm cho tướng giặc đoán không nổi hành động của ta mới mong thắng địch. Gặp khi gấp rút như bị địch công kích bất ngờ hay tràn đến bủa vây tứ bề thì lúc ấy thời gian đâu mà lập trận thế? Vậy phép dùng binh cốt phải cần mẫn, lanh trí, lanh mắt, tùy lúc tùy thời mà biến hóa vô lường.
Lúc đầu Tông Trạch nghe không bằng lòng lập luận của Nhạc Phi, nhưng khi nghe chàng trình bày một hồi, quan Lưu Thú gật đầu khen phải và nói:
- Quả là tài thế an bang, đáng mặt rường cột nước nhà. Lưu Tiết Đạt thật có mắt tinh đời, xét người chẳng sai. Nhưng có một điều đáng tiếc là hiền khiết ra ứng thí khoa này rủi ro quá. Phải chi hiền khiết để ba năm nữa sẽ ra, hay ra trước đây ba năm thì phúc cho nhà nước và tốt cho hiền khiết biết bao nhiêu.
Nhạc Phi nghe nói lấy làm ngạc nhiên, chàng chẳng hiểu nguyên do thế nào vội hỏi:
- Đại nhân nói thế nghĩa là gì? Tiểu sinh ngu muội không hiểu gì cả, xin đại nhân vui lòng giải thích cho tiểu sinh rõ.
Tông Trạch nói:
- Điều ấy làm sao hiền khiết hiểu thấu. Nguyên trước đây mấy ngày, có Tiểu Vương Lương Sài Quế đến đây triều kiến thiên tử và tuyên bố với mọi người rằng khoa này người quyết ra tranh chức Võ trạng. Y vốn dòng dỗi Sài Thế Tông nhà Châu là Sài Vinh, bạn thân thiết với đức Thái Tổ thánh triều ta, lâu nay y nhậm chức Phan Vương ở tỉnh Điền Nam thuộc châu Nam Ninh nên triều đình kiêng nể Tiểu vương lắm.
Khoa này, thánh thượng đã xuống chỉ sai bốn vị giáo khảo, một là Thừa tướng Trương Bàng Xương, hai là Binh bộ Đại Đường Vương Đạt, ba là Hữu Quân Đô đốc Trương Tuấn và bốn là lão đây. Sài Quế hay được tuy nhiên ấy vội sắm bốn phần lễ vật rất hậu và viết bốn bức thư mang đến cho các vị giám khảo để chấm cho ông ta đậu chức Võ trạng lần này. Ba vị kia đều thâu nhận lễ vật cả rồi và quyết khoa này để cho Sài Vương giật giải. Riêng một mình ta không chịu nhận lễ vật, nhưng một mình ta thiểu số làm sao thăng nổi ba vị kia.
Nhạc Phi chắp tay thưa:
- Cúi xin đại lão gia đứng ra chủ trương việc này cho tiểu sinh nhờ.
Tông Trạch nói:
- Trong lúc quốc gia hữu sự, muốn chọn người tài để ta tế thế an bang thì lẽ tất nhiên phải lấy lẽ công bằng mà lựa chọn thì mới tìm ra anh tài. Nhưng hiền khiết cũng biết, thần thế của Phan Vương to lớn biết chừng nào, và nhất là ông ta lại chính là dòng dõi Sài Thế Tông nên việc này xem ra khó bề xoay chuyển. Nhưng dù sao ta cũng phải ráng hết sức xem sao.
Ngừng một lát, Tông Trạch tiếp:
- Hôm nay ta muốn lưu hiền khiết ở lại trong dinh để đàm đạo sâu hơn về văn chương, võ nghệ, song còn sợ miệng lưỡi thế gian dễ gieo rắc lời thị phi, vậy thì hiền khiết hãy lui về nghỉ rồi sau sẽ liệu.
Nhạc Phi lạy tạ ơn Tông Lưu Thú rồi lui ra. Anh em đứng ngoài đang ngóng trông, bỗng thấy chàng bước ra, ai nấy mừng rỡ xúm lại hỏi:
- Sao đại huynh ở trong ấy lâu thế? Ồ, sao xem thần sắc có vẻ kém vui, hay là bị ông Tông Lưu Thú quở trách điều chi rồi?
Nhạc Phi lắc đầu:
- Không phải thế đâu các hiền đệ ạ. Ông ta đã khảo hạch cung tiễn và binh pháp tôi, rồi người đem lòng quý mến. Để về nhà trọ tôi sẽ kể lại đầu đuôi cho mà nghe, chỗ này không phải là chỗ nói chuyện.
Anh em cùng nhau về đến nhà trọ thì trời vừa tối sẩm. Người chủ tiệm đã dọn rượu thịt lên mời năm vị võ sinh dùng bữa.
Ai nấy ngồi lại ăn uống vui vẻ lắng nghe Nhạc Phi kể lại đầu đuôi câu chuyện ra mắt ông Tông Lưu Thú. Chàng kể rõ từng ly từng tý, duy chỉ có việc Vương Sài Quế ra tranh chức Võ trạng thì chàng không đề cập đến vì sợ trong mấy anh em có người nóng nảy sinh ra chuyện lôi thôi. Tuy vậy trong lòng chàng không yên, sắc mặt lộ vẻ buồn bã khiến bốn người bạn lấy làm ngạc nhiên, nhưng không rõ nguyên cớ.
Sáng hôm sau, điểm tâm xong, bỗng thấy người chủ tiệm bước lại thưa:
- Lúc nãy quan lớn Tông Lưu Thú có sai người mang rượu thịt qua đây cho chư vị ăn uống và gửi lời rằng, ngài muốn mời chư vị vào dinh để đãi tiệc, song sợ thiên hạ gièm pha, xúc xiểm nên phải gửi gắm như vậy, xin chư vị chớ chấp.
Nhạc Phi nói:
- Vậy thì ngươi làm ơn dọn ra cho anh em ta vui say một bữa cho thỏa thích.
Chủ tiệm Chấn Tử gọi mấy tên tửu bảo vào sắp đặt cỗ bàn rồi đem thức ăn của ông Tông Lưu Thú dọn lên. Ngưu Cao trông thấy bàn tiệc đầy ắp những đồ cao lương mỹ vị, rượu ngon đầy mấy ché, chàng thèm nhỏ nước dãi, chẳng đợi ai mời và cũng chẳng cần mời ai hết, cứ việc bước tới lấy cái bát lớn rót ra uống lấy uống để chẳng biết mấy chục bát mà kể.
Vương Quới thấy vậy vừa cười vừa nói:
- Ồ, Ngưu đệ này uống rượu khan như vậy rủi say mèm thì mất vui rồi! Chi bằng chúng ta phải ra một hiệu lệnh rồi mọi người cùng uống mới vui chớ.
Thang Hoài gật đầu:
- Ý kiến ấy hay lắm, cứ việc ra lệnh đi, chúng tôi sẽ tuân theo mà thi hành.
Vương Quới lại nói:
- Tiệc này là là của Tông Đại Nhân vì mến đại huynh ta mà ban cho chúng ta hưởng chung, vậy nên cử huynh trưởng làm chủ tọa, và Trương ca thì ra lệnh.
Thang Hoài nói:
- Được lắm. Trương ca cứ việc xướng lệnh đi.
Trương Hiển nói:
- Thật tình tôi chẳng biết ra lệnh gì trong tiệc rượu này cho xứng đáng. Tôi chỉ muốn đến phiên người nào thì phải nhắc lại tên một vị anh hùng xưa, mà vị anh hùng ấy phải có tửu lượng cao mới được đấy nhé. Nếu người ấy mà đáng mặt anh hùng thì anh em ta mỗi người uống một chén để chào mừng, bằng không đáng mặt anh hùng thì người xướng danh sẽ bị phạt ba chén.
Anh em đều vỗ tay tán thành. Vương Quới vội rót một chén trao cho Trương Hiển. Trương Hiển tiếp lấy uống cạn chén rượu và nói:
- Chén này là chén của Quan Vân Trường đơn đao phó hội, ấy có phải là anh hùng uống rượu không?
Thang Hoài khen:
- Phải, quả thật là anh hùng. Anh em mình nên kính ngài mỗi người một chén đi.
Ai nấy đều nâng cốc uống cạn một hơi, rồi Trương Hiển lại rót ra một chén trao cho Thang Hoài, nói:
- Bây giờ đến lượt Thang đệ đây. Hãy nhận lấy và cho biết tên vị anh hùng xưa.
Thang Hoài tiếp lấy uống cạn và nói:
- Chén này là chén của Lưu Qui say chém rắn, có phải là vị anh hùng uống rượu không?
Anh em đều cho là phải, mỗi người kính một chén. Bây giờ đến lượt Vương Quới, chàng tự rót một chén bưng giơ cao lên và nói:
- Chén này là chén Hồng Môn hội yến của Sở Bá Vương. Vậy có thể gọi là anh hùng uống rượu được không?
Trương Hiển bắt bẻ:
- Sở Bá Vương anh hùng thật, song trong cuộc hội yến ấy sao chẳng bắt Lưu Cái chém đi, để chỉ về sau vì y mà binh cơ bại hoại, nước nhà ta nát, đến nỗi không còn chỗ dung thân? Ấy là thấp trí, phải phạt ba chén mới được.
Bây giờ đến lượt Ngưu Cao. Chàng chỉ cười xòa nói:
- Tích xưa chuyện cũ đệ đều mù tịt. Song nếu đệ uống một hơi cạn hết hai loại bát lớn mà chẳng nhăn mày nhíu mặt gì cả thì các huynh có gọi là anh hùng uống rượu không?
Anh em cùng cười rộ lên vui vẻ. Ngưu Cao y lời uống một hơi hết sạch hai bát rượu lớn.
Đến phiên Nhạc Phi, chàng vui vẻ nói:
- Chư hiền đệ đã rút chuyện anh hùng uống rượu đời nhà Hán, Ngụy cùng Tam quốc, bây giờ để ta rút chuyện thánh đời nhà Tống nói cho mấy hiền đệ nghe.
Dừng một lát, hớp một ngụm rượu, chàng tiếp:
- Năm Thiệu Hi đời Chân Tông Hoàng Đế có Trương Lạc thết đại yến cho mời hết thảy bá quan cùng anh hùng đến uống rượu. Có con ông Tể tướng Tào Bô là Tào Vĩ cũng đến dự phó yến. Trong lúc mọi người đang ăn uống vui vẻ bỗng thấy Tào vĩ bỏ đi đâu mất, mọi người lấy làm lạ. Chưa kịp hỏi nguyên do thì đã thấy Tào vĩ từ ngoài bước vào, tay xách thủ cấp tướng giặc ném giữa phòng tiệc rồi ngồi lại ăn uống như thường. Như vậy có đang cho là bậc anh hùng không?
Anh em đều khen:
- Đại huynh thuật tích ấy nghe sướng tai lắm.
Ngưu Cao là kẻ dốt nát nên ngồi giữa đám người bàn kinh luận sử chàng chẳng biết chi cả, nên đề nghị:
- Mấy hiền huynh biết tích xưa chuyện lạ, còn tôi thì không biết gì cả. Thôi bây giờ để tôi làm trò “xại mại” giúp cuộc rượu cho tăng phần vui nhộn nhé.
Vương Quới nói:
- Hay lắm. Ngưu đệ cứ việc khởi sự đi.
Rồi anh em cùng đánh tửu, kết cuộc Ngưu Cao cũng thua, bị phạt liên miên, nhưng anh ta đâu có sợ. Bị phạt uống nhiều chừng nào thì anh chàng càng khoái chừng ấy, cười to như sấm nổ.
Anh em ai nấy đều ăn uống vui vẻ, chỉ một mình Nhạc Phi mãi lo lắng chuyện tiểu Lương Vương ra tranh Võ trạng, không biết rồi đây giáo khảo có tư vị làm cho chàng lỡ bước công danh không? Nếu kết quả phũ phàng như vậy thì biết đến ngày nào mới nên danh phận với đời?
Vì nghĩ vậy nên chàng buồn, uống rượu hơi nhiều, đầu óc choáng váng phải bỏ ra trước ghế nằm cho cho mát rồi ngủ thiếp đi lúc nào không hay biết.
Mấy anh em ở trong này tiếp tục ăn uống và nói:
- Lạ thật! Mọi khi Nhạc đại huynh uống rượu với anh em mình thì hay đàm văn, luận võ với mọi người, cớ sao hôm nay lại ít nói quá vậy? Hay là có việc gì buồn riêng mà không cho anh em ta biết chăng?
Vì vậy, anh em chẳng còn vui, phần thì đã uống nhiều rượu nên dần dần đi nghỉ hết chỉ còn một mình Ngưu Cao ngồi lại tha hồ uống mãi.
Một lát sau Ngưu Cao giật mình ngước mặt lên thấy trong phòng vắng hoe mới biết mọi người đã đi ngủ hết nên nghĩ thầm:
- “Mấy anh em đã đi ngủ hết thì Ngưu Cao này sẽ được tự do phóng túng khỏi bị ai kềm giữ nữa. Ta sẽ đi ra ngoài dạo chơi thong thả cho sướng”.
Hàng ngày Ngưu Cao bị anh em kềm chế nên chẳng dám buông tuồng theo tính thô lỗ của mình được, nay chàng đi tự do một mình rất đỗi mừng rỡ. Chàng chạy xuống lầu bảo chủ tiệm Chấn Tử:
- Mấy anh tôi đã quá chén nên ngủ hết, phiền ông đừng làm mọi người kinh động. Tôi đi ra ngoài một lát rồi về ngay đấy nhé.
Chấn Tử tưởng thật nên bước theo chỉ đường:
- Tướng công hãy đi về phía Đông này sẽ gặp đồng không mát mẻ lắm.
Ngưu Cao nghe lời, đi thẳng qua hướng Đông, vừa đến ngã ba, chàng dừng chân ngẫm nghĩ:
- ‘”Bây giờ ta nên đi đường nào để tìm chỗ vui đây”.
Đang suy tính, bỗng thấy hai người từ xa đi lại. Một người mình cao chín thước mặc y phục màu trắng, còn người kia hơi thấp hơn một tý, mặc áo màu đỏ, vừa đi vừa chuyện trò.
Khi đến gần, Ngưu Cao nghe thấy người mặc áo đỏ nói:
- Tôi nghe đồn tại chùa Tướng Quốc bên Biện Kinh này vui vẻ lắm.
Người áo trắng đáp:
- Thế thì chúng mình cùng đến đó chơi đi.
Ngưu Cao nghe nói vậy, chàng nghĩ:
- “Đúng rồi, lâu nay ta cũng có nghe tiếng chùa Tướng Quốc ở Đông Kinh này là chốn phồn hoa, nhưng chưa biết đường đi. Sẵn dịp này ta theo họ cho tiện”.
Nghĩ đoạn, chàng đi theo hai người ấy, hồi lâu mới đến chùa Tướng Quốc. Nơi đây cửa hàng bày biện san sát, buôn bán chằng thiếu món chi, kẻ qua người lại tấp nập. Cũng có hạng giàu sang vương tôn quần áo lòe loẹt, cũng có hạng nghèo khổ cơ hàn, cũng có người quê mùa cục mịch. Xe cộ qua lại như mắc cửi, thật là một cảnh phồn hoa vui vẻ chưa từng thấy.
Ngưu Cao cứ lần bước theo hai người kia đi hết chỗ này đến chỗ khác, vừa xem vừa thích thú lẩm bẩm: “Vui thế này mà mấy anh em ta cứ giam mình trong nhà trọ, thật là phí quá!”. Bỗng trông thấy phía trước người ta đứng chật ních, hai người kia đưa tay gạt thiên hạ mà vào. Mọi người chẳng ai nói gì, nhưng cũng nhường đường cho họ.
Bình luận truyện