Nhất Phẩm Giang Sơn
Quyển 1 - Chương 19: Quan phác
Mấy ngày sau đó, Trần Hi Lượng đều đi sớm về muộn, khi về nhà thì toàn thân mệt mỏi, nhưng không hề lơ là chuyện học hành của các con, cho dù mệt như thế nào cũng đích thân kiểm tra, và giải thích những chỗ khó hiểu.
Ngày nào Trần Khác cũng lẩn ra ngoài, Nhị Lang can ngăn cũng không can ngăn được. Thấy ngày mình phải về thư viện đã đến, cậu nghĩ cần phải nói chuyện với tiểu đệ.
Hôm nay Trần Hi Lượng vừa bước chân ra khỏi cửa, Trần Khác cũng định đi luôn nhưng bị Trần Thầm kéo lại:
- Đệ khoan hãy đi.
- Lại muốn ra ngoài làm gì?
Trần Thầm sa sầm mặt nói.
- Không phải đã nói với huynh rồi sao, có việc.
Trần Khác hất tay cậu ra nhưng cũng đứng lại.
- Rút cục là việc gì?
Trần Thầm nghi ngờ nói:
- Cả ngày tỏ ra thần bí, hỏi đệ cũng không chịu nói.
- Vẫn chưa phải lúc.
Trần Khác nói:
- Đến lúc đó đệ sẽ nói với huynh đầu tiên.
- Không được, hôm nay cần phải nói rõ với ta.
Trần Thầm kiên quyết nói:
- Ta phải về thư viện bây giờ, đệ cả ngày không ở nhà như vậy, Ngũ Lang và Lục Lang phải làm thế nào?
- Ôi, được rồi...
Trần Khác không có cách nào đành nói thật:
- Mấy ngày hôm nay đệ ra ngoài là để điều tra mấy nhà đang nợ tiền nhà chúng ta.
- Điều tra bọn họ...
Trần thầm không thể tin nổi nói:
- Đệ muốn làm gì?
- Phí lời, đòi tiền!
Trần Khác bĩu môi nói:
- Nợ tiền trả tiền, là điều đương nhiên!
- Càn quấy!
Trần thầm tức giận nói:
- Cha còn không đòi được, đệ là phận con dựa vào đâu mà đòi tiền người ta?!
Nói bằng điệu bộ của một người lớn:
- Tam Lang, mấy ngày hôm nay vẫn không nhận ra sao? Trong bốn anh em chúng ta, cha kỳ vọng nhất vào đệ, đệ tuy rằng có tư chất thông minh nhưng nếu không dùng tâm để đọc sách thì cũng không có tiền đồ.
- Đệ nhất định phải đòi lại tiền!
Trần Khác không chịu khuất phục kiên quyết nói:
- Tất cả là do đệ mà ra, đệ không thể giả vờ như không có chuyện gì được!
- Tam Lang, không ai trách đệ.
Trần Thầm tận tình khuyên bảo:
- Mọi việc đều do cha làm chủ, đệ yên tâm đọc sách là được rồi!
- Đệ có thể yên tâm được sao?
Trần Khác mặt trầm như nước nói:
- Huynh đi cùng đệ tới một nơi.
- Chuyện ở nhà thì làm thế nào?
- Đã có Ngũ Lang rồi.
Trần Thầm bèn nhốt hai em ở trong nhà, cùng Trần Khác đi theo đường ven sông ra bến thuyền.
Nước trong suốt lặng lẽ chảy, vì thế bãi cát ở hai bên bờ rất rộng lớn, khiến thuyền bè chỉ có thể dừng ở cầu gỗ ngoài thành xếp dỡ hàng hóa, khoảng cách từ cầu gỗ đến kho hàng khoảng hai dặm thuận tiện cho công nhân xếp dỡ hàng, dùng xe cút – kít để chở hàng.
Tam Lang dẫn Nhị Lang đi, họ nấp ở bãi cỏ phía sau cầu gỗ, ánh mắt hướng về phía đám công nhân đang xếp dỡ hàng hóa trên thuyền như con thoi, cuối cùng nhìn chằm chằm vào một người và chỉ cho Nhị Lang thấy.
Cứ nhìn theo, Nhị Lang không ngờ lại nhìn thấy cha mình. Cậu ngây người, không thể nào tin được dụi dụi mắt, cảnh tượng trước mắt vẫn rất rõ ràng, hai tay siết chặt ghi đông xe, dây kéo xe vắt qua cổ, đẩy xe cút-kít kêu cọt kẹt cọt kẹt, run rẩy đi qua cầu gỗ, không phải Trần Hi Lượng thì còn ai nữa?
Sau một hồi cân nhắc, cuối cùng Trần Hi Lượng vẫn quyết định tới bến thuyền làm công.
Muốn làm việc ở bến thuyền, không phải là chuyện đơn giản, cần phải tìm người đáng tin cậy đứng ra bảo lãnh, sau đó phải nộp một khoản tiền là “hạ hà tiền” để nhập môn và tiền bảo đảm, một khoản tiền thuê xe cút-kít để dùng, còn phải tự mình mua một số dụng cụ thô sơ như: cái sọt, đòn gánh...
Mất cả một ngày trời mới làm xong hết những việc này, ông chỉ có quyền bỏ ra chăm chỉ, cũng chính là để đảm bảo thu nhập. Về cơ bản thì mỗi ngày ở bờ sông đều có việc làm chỉ cần chịu khó thì thu nhập sẽ rất khả quan, thu hồi vốn rất nhanh.
Nhưng làm gì thì cũng là vạn sự khởi đầu nan, người khác một xe có thể chở được 3.5 đến 4 tạ, nhìn có vẻ không hề nặng nhọc gì, nhưng vào tay ông thì xe cút-kít lại là việc khó khăn, khiến ông mất nhiều sức vẫn không giữ được thăng bằng, vừa mới đi hai bước đã suýt nữa bị lật xe. Nếu không phải là đốc công sớm đã có dự đoán trước và đỡ lấy ông thì số hàng chất đầy trên xe đã bị đổ hết xuống nước.
Nhưng ông là người rất kiên trì, không đẩy 2.5 đến 3 tạ được thì đẩy 1 đến 1,5 tạ, chẳng qua là phải chở thêm chuyến mà thôi.
Mấy hôm nay ông cũng đã mắm được cách điều kiển loại xe cút-kít này rồi, vì vậy số hàng mà ông ta chở cũng đã tăng lên hai tạ, khiến những người thợ phu lúc đầu cười chê ông giờ cũng phải thầm bái phục.
Nhưng Nhị Lang lại muốn gào khóc, cậu nhảy lên, định đi gọi cha về nhà, liền bị Tam Lang kéo lại.
Trần Khác bịt mồn cậu lại, kéo cậu tới bụi cỏ lau ở phía xa, hai người cùng thở dài.
- Tại sao lại cản ta?
Nhị Lang hai mắt đỏ hoe nói.
- Huynh còn nhỏ không hiểu được lòng tự trọng của người đàn ông.
Trần Khác lau mồ hôi trên trán, trong lời nói có mang theo sự cảm kích sâu đậm đối với Trần Hi Lượng:
- Người đàn ông đích thực cần phải biết chịu trách nhiệm, trừ phi huynh có cách làm giảm bớt gánh nặng cho cha nếu không bất cứ lời khuyên nào cũng là làm nhục cha.
- Ta lớn hơn đệ ba tuổi đấy... Trần Thầm buồn bực nói.
- Nếu không ta cũng không đưa huynh đến.
Trần Khác quay đầu lại, nhìn Trần Thầm nói:
- Thế nào, có cảm nghĩ gì?
- ...
Trần Thầm sau một hồi im lặng, cuối cùng mới nói với vẻ mặt kiên quyết:
- Nói đi, đệ định làm thế nào?
- Tổng cộng nhà chúng ta là chủ nợ của mười một nhà, trong đó có sáu nhà ở huyện Thanh Thần. Mấy hôm nay đệ ở bên ngoài chính là để điều tra sáu nhà này.
Cuối cùng Trần Khác cũng đã nói ra chủ ý.
- Thế nào, có khả năng đòi lại được tiền không?
Thái độ của Trần Thầm đã thay đổi, bắt đầu kỳ vọng nói.
- Rất tiếc không có.
Trần Khác có chút bùi ngùi, lắc đầu. Hắn vốn cho rằng bọn họ ỷ lại như vậy là vì thấy Trần Hi Lượng có vẻ dễ bị bắt nạt, có tiền nhưng cố tình không trả. Nhưng quan sát mấy ngày hôm nay phát hiện quả thật là nhà nào cũng có chuyện khó nói... hoặc là không có gì để ăn, hoặc là tất cả chủ nợ đều đến đòi chỉ đành không thể trả cho ai.
Tuy rằng đối với chủ nợ mà nói, con nợ nghèo túng quẫn bách như vậy vẫn là một tin xấu nhất. Nhưng nghĩ theo chiều hướng tích cực thì ít nhất người Tống cũng coi trọng chữ tín.
Không sợ không có tiền, chỉ sợ có tiền không trả.
- Sở dĩ cha không đòi được tiền là vì ông không muốn làm chuyện họa vô đơn chí, chúng ta không được làm trái ý cha.
Trần Khác cười nói:
- Vì thế chúng ta giúp người gặp khó khăn hoạn nạn.
Sáng sớm hôm sau, Trần Hi Lượng vừa đi, Nhị Lang và Tam Lang bèn dặn hai em ở nhà, buổi trưa sẽ mang đồ ăn ngon về.
Nhưng Ngũ Lang và Lục Lang kiên quyết không chịu bị nhốt ở nhà, hai người kéo tay hai anh trai nhất định đòi đi theo.
Trần Thầm nhìn Trần Khác, tuy hôm nay y là người làm chủ nhưng Tam Lang mới là đạo diễn.
- Dẫn bọn chúng cùng đi vậy.
Trần Khác cười cười nói:
- Tất cả đánh một bữa ăn ngon.
Lục Lang liền hoan hô.
Mỗi người dẫn một tiểu đệ đi ra ngoài, trước tiên Trần Khác dẫn bọn họ tới con phố phía trước cửa hàng thợ mộc của nhà họ Phan, nói mình đã đặt một món đồ ở trong đó. Vừa định bước chân vào, Trần Thầm hết hồn giữ chặt hắn nói:
- Tam Lang, chúng ta chỉ có một trăm năm mươi tiền thôi đấy.
- Yên tâm không cần tiền, bọn họ còn phải thối lại tiền ấy chứ.
Trần Khác nói xong bèn dắt Lục Lang vào cửa hàng. Mặt tiền của cửa hàng không rộng lắm, Nên Nhị Lang và Ngũ Lang không vào theo.
Xuyên qua hàng loạt bàn ghế đóng sẵn bày ở trước của hàng, liền nhìn thấy ông Phan chủ tiệm mộc đang dạy hai đồ đệ làm mộc ở trong vườn.
Thấy có người đến thợ mộc Phan không phiền não, ngược lại vẻ mặt vui mừng nói:
- Tam Lang đến rồi à, mời qua phía trước ngồi.
- Phan đại thúc, đây là em trai cháu Lục Lang.
Trần Khác bảo Lục Lang chào thợ mộc Phan.
Tiều Lục Lang làm theo.
- Được, được.
Thợ mộc Phan vừa cười vừa xoa đầu Lục Lang, tiện tay cầm cái kiếm mộc nhỏ đưa cho nó nói:
- Cầm lấy mà chơi.
Tiểu Lục Lang không có món đồ chơi nào cả nên mong chờ nhìn Tam Lang.
- Bao nhiêu tiền?
- Tiền nong gì chứ làm từ vật liệu vụn ấy mà.
Thợ mộc Phan cười sang sảng nói.
- Đa tạ đại thúc.
Tam Lang nói cảm ơn, và cũng bảo Lục Lang cảm ơn.
- Đừng khách sáo, đừng khách sáo.
Thợ mộc Phan lấy từ trong túi ra bộ chìa khóa, bước đến quầy bán hàng nói:
- Nói đến tiền, ghế mũ quan (một loại ghế có hình giống mũ quan) đó của cậu đã đặt vượt qua mười chiếc rồi, trận này ta thua.
Nói rồi ông mở ngăn kéo lấy ra năm xâu tiền sắt Đương Thập nói:
- Đây là năm xâu tiền của cậu, còn thứ mà cậu muốn làm cũng đã làm xong cho cậu rồi. Lát nữa ra ngoài đừng quên nhờ láng giềng làm chứng nhé.
Tuy rằng miệng thì nói là thua rồi, nhưng trên mặt lại phảng phất nụ cười phát ra từ nội tâm nói:
- Tam Lang lần sau còn bản vẽ nào như vậy nhớ tới tìm ta so tài.
- Ai biết là liệu có còn nghĩ ra hay không? Cháu sẽ cố gắng hết sức.
Tam Lang nhét tiền vào trong ngực, nhấc cái hòm gỗ đặt ở góc nói
- Chính là cái này à?
- Đúng vậy, tinh sảo và tỉ mỉ, mất hai ngày công phu của ta đó.
Thợ mộc phan hiếu kỳ nói:
- Ngươi cần cái lò rèn này làm gì?
- Rèn sắt.
Chỉ một câu nói khiến thợ mộc Phan nghẹn chết.
Trần Khác vừa tới cửa, các vị thương gia gần đó đều kéo nhau đến cười nói:
- Trần gia Tam Lang, thắng hay thua?
Đạo lý có tài không lộ, Trần Khác đương nhiên là biết, nhưng ngành có quy tắc của ngành, người thắng cuộc tiền thì phải công bố cho công chúng được biết, để chứng minh người thua không nuốt lời. Hắn đành lấy tiền từ trong túi ngực ra giơ lên cao, mọi người bèn tung hô, y như là chính mình là người thắng cuộc vậy.
Nhị Lang vốn không biết chuyện này, thấy vậy lập tức hiểu ra vấn đề nói:
- Tam Lang đệ vẫn cá cược với người ta à?!
- Đừng ngạc nhiên như vậy.
Trần Khác ném tiền cho cậu nói:
- Qua phía trước nói chuyện.
Cái gọi là “quan phác” chính là đấu tranh tư tưởng, nói trắng ra là giống như lực sĩ đấu võ cược tiền vậy. Người Tống đánh cuộc đã trở thành một thói quen, từ vương công đại thần cho tới dân thường, dường như không ai là không đánh không ai là không cược.
Nếu như dùng luật của hậu thế để bắt kẻ đánh bạc thì dự đoán tất cả đều bị bắt. Cảm tưởng này được nảy sinh do đây là lần đầu tiên Trần Khác thấy cảnh toàn dân đánh bạc hỗn loạn như vậy. Đi dạo một vòng quanh phố họ mới biết, tất cả các sản phẩm của các cửa hàng trên phố vừa bày bán nhưng cũng có thể cá cược... Chỉ cần hai bên mua bán căn cứ vào chất lượng sản phẩm để định giá.
Ví dụ như một cái thùng đựng nước phải mua mất mười đồng, nhưng nếu đánh cược thì chỉ mất năm đồng. Người thắng thì được đồ còn người thua thì mất tiền, đơn giản dễ thực hiện, chỉ cần có tiền có đồ là được
Ngày nào Trần Khác cũng lẩn ra ngoài, Nhị Lang can ngăn cũng không can ngăn được. Thấy ngày mình phải về thư viện đã đến, cậu nghĩ cần phải nói chuyện với tiểu đệ.
Hôm nay Trần Hi Lượng vừa bước chân ra khỏi cửa, Trần Khác cũng định đi luôn nhưng bị Trần Thầm kéo lại:
- Đệ khoan hãy đi.
- Lại muốn ra ngoài làm gì?
Trần Thầm sa sầm mặt nói.
- Không phải đã nói với huynh rồi sao, có việc.
Trần Khác hất tay cậu ra nhưng cũng đứng lại.
- Rút cục là việc gì?
Trần Thầm nghi ngờ nói:
- Cả ngày tỏ ra thần bí, hỏi đệ cũng không chịu nói.
- Vẫn chưa phải lúc.
Trần Khác nói:
- Đến lúc đó đệ sẽ nói với huynh đầu tiên.
- Không được, hôm nay cần phải nói rõ với ta.
Trần Thầm kiên quyết nói:
- Ta phải về thư viện bây giờ, đệ cả ngày không ở nhà như vậy, Ngũ Lang và Lục Lang phải làm thế nào?
- Ôi, được rồi...
Trần Khác không có cách nào đành nói thật:
- Mấy ngày hôm nay đệ ra ngoài là để điều tra mấy nhà đang nợ tiền nhà chúng ta.
- Điều tra bọn họ...
Trần thầm không thể tin nổi nói:
- Đệ muốn làm gì?
- Phí lời, đòi tiền!
Trần Khác bĩu môi nói:
- Nợ tiền trả tiền, là điều đương nhiên!
- Càn quấy!
Trần thầm tức giận nói:
- Cha còn không đòi được, đệ là phận con dựa vào đâu mà đòi tiền người ta?!
Nói bằng điệu bộ của một người lớn:
- Tam Lang, mấy ngày hôm nay vẫn không nhận ra sao? Trong bốn anh em chúng ta, cha kỳ vọng nhất vào đệ, đệ tuy rằng có tư chất thông minh nhưng nếu không dùng tâm để đọc sách thì cũng không có tiền đồ.
- Đệ nhất định phải đòi lại tiền!
Trần Khác không chịu khuất phục kiên quyết nói:
- Tất cả là do đệ mà ra, đệ không thể giả vờ như không có chuyện gì được!
- Tam Lang, không ai trách đệ.
Trần Thầm tận tình khuyên bảo:
- Mọi việc đều do cha làm chủ, đệ yên tâm đọc sách là được rồi!
- Đệ có thể yên tâm được sao?
Trần Khác mặt trầm như nước nói:
- Huynh đi cùng đệ tới một nơi.
- Chuyện ở nhà thì làm thế nào?
- Đã có Ngũ Lang rồi.
Trần Thầm bèn nhốt hai em ở trong nhà, cùng Trần Khác đi theo đường ven sông ra bến thuyền.
Nước trong suốt lặng lẽ chảy, vì thế bãi cát ở hai bên bờ rất rộng lớn, khiến thuyền bè chỉ có thể dừng ở cầu gỗ ngoài thành xếp dỡ hàng hóa, khoảng cách từ cầu gỗ đến kho hàng khoảng hai dặm thuận tiện cho công nhân xếp dỡ hàng, dùng xe cút – kít để chở hàng.
Tam Lang dẫn Nhị Lang đi, họ nấp ở bãi cỏ phía sau cầu gỗ, ánh mắt hướng về phía đám công nhân đang xếp dỡ hàng hóa trên thuyền như con thoi, cuối cùng nhìn chằm chằm vào một người và chỉ cho Nhị Lang thấy.
Cứ nhìn theo, Nhị Lang không ngờ lại nhìn thấy cha mình. Cậu ngây người, không thể nào tin được dụi dụi mắt, cảnh tượng trước mắt vẫn rất rõ ràng, hai tay siết chặt ghi đông xe, dây kéo xe vắt qua cổ, đẩy xe cút-kít kêu cọt kẹt cọt kẹt, run rẩy đi qua cầu gỗ, không phải Trần Hi Lượng thì còn ai nữa?
Sau một hồi cân nhắc, cuối cùng Trần Hi Lượng vẫn quyết định tới bến thuyền làm công.
Muốn làm việc ở bến thuyền, không phải là chuyện đơn giản, cần phải tìm người đáng tin cậy đứng ra bảo lãnh, sau đó phải nộp một khoản tiền là “hạ hà tiền” để nhập môn và tiền bảo đảm, một khoản tiền thuê xe cút-kít để dùng, còn phải tự mình mua một số dụng cụ thô sơ như: cái sọt, đòn gánh...
Mất cả một ngày trời mới làm xong hết những việc này, ông chỉ có quyền bỏ ra chăm chỉ, cũng chính là để đảm bảo thu nhập. Về cơ bản thì mỗi ngày ở bờ sông đều có việc làm chỉ cần chịu khó thì thu nhập sẽ rất khả quan, thu hồi vốn rất nhanh.
Nhưng làm gì thì cũng là vạn sự khởi đầu nan, người khác một xe có thể chở được 3.5 đến 4 tạ, nhìn có vẻ không hề nặng nhọc gì, nhưng vào tay ông thì xe cút-kít lại là việc khó khăn, khiến ông mất nhiều sức vẫn không giữ được thăng bằng, vừa mới đi hai bước đã suýt nữa bị lật xe. Nếu không phải là đốc công sớm đã có dự đoán trước và đỡ lấy ông thì số hàng chất đầy trên xe đã bị đổ hết xuống nước.
Nhưng ông là người rất kiên trì, không đẩy 2.5 đến 3 tạ được thì đẩy 1 đến 1,5 tạ, chẳng qua là phải chở thêm chuyến mà thôi.
Mấy hôm nay ông cũng đã mắm được cách điều kiển loại xe cút-kít này rồi, vì vậy số hàng mà ông ta chở cũng đã tăng lên hai tạ, khiến những người thợ phu lúc đầu cười chê ông giờ cũng phải thầm bái phục.
Nhưng Nhị Lang lại muốn gào khóc, cậu nhảy lên, định đi gọi cha về nhà, liền bị Tam Lang kéo lại.
Trần Khác bịt mồn cậu lại, kéo cậu tới bụi cỏ lau ở phía xa, hai người cùng thở dài.
- Tại sao lại cản ta?
Nhị Lang hai mắt đỏ hoe nói.
- Huynh còn nhỏ không hiểu được lòng tự trọng của người đàn ông.
Trần Khác lau mồ hôi trên trán, trong lời nói có mang theo sự cảm kích sâu đậm đối với Trần Hi Lượng:
- Người đàn ông đích thực cần phải biết chịu trách nhiệm, trừ phi huynh có cách làm giảm bớt gánh nặng cho cha nếu không bất cứ lời khuyên nào cũng là làm nhục cha.
- Ta lớn hơn đệ ba tuổi đấy... Trần Thầm buồn bực nói.
- Nếu không ta cũng không đưa huynh đến.
Trần Khác quay đầu lại, nhìn Trần Thầm nói:
- Thế nào, có cảm nghĩ gì?
- ...
Trần Thầm sau một hồi im lặng, cuối cùng mới nói với vẻ mặt kiên quyết:
- Nói đi, đệ định làm thế nào?
- Tổng cộng nhà chúng ta là chủ nợ của mười một nhà, trong đó có sáu nhà ở huyện Thanh Thần. Mấy hôm nay đệ ở bên ngoài chính là để điều tra sáu nhà này.
Cuối cùng Trần Khác cũng đã nói ra chủ ý.
- Thế nào, có khả năng đòi lại được tiền không?
Thái độ của Trần Thầm đã thay đổi, bắt đầu kỳ vọng nói.
- Rất tiếc không có.
Trần Khác có chút bùi ngùi, lắc đầu. Hắn vốn cho rằng bọn họ ỷ lại như vậy là vì thấy Trần Hi Lượng có vẻ dễ bị bắt nạt, có tiền nhưng cố tình không trả. Nhưng quan sát mấy ngày hôm nay phát hiện quả thật là nhà nào cũng có chuyện khó nói... hoặc là không có gì để ăn, hoặc là tất cả chủ nợ đều đến đòi chỉ đành không thể trả cho ai.
Tuy rằng đối với chủ nợ mà nói, con nợ nghèo túng quẫn bách như vậy vẫn là một tin xấu nhất. Nhưng nghĩ theo chiều hướng tích cực thì ít nhất người Tống cũng coi trọng chữ tín.
Không sợ không có tiền, chỉ sợ có tiền không trả.
- Sở dĩ cha không đòi được tiền là vì ông không muốn làm chuyện họa vô đơn chí, chúng ta không được làm trái ý cha.
Trần Khác cười nói:
- Vì thế chúng ta giúp người gặp khó khăn hoạn nạn.
Sáng sớm hôm sau, Trần Hi Lượng vừa đi, Nhị Lang và Tam Lang bèn dặn hai em ở nhà, buổi trưa sẽ mang đồ ăn ngon về.
Nhưng Ngũ Lang và Lục Lang kiên quyết không chịu bị nhốt ở nhà, hai người kéo tay hai anh trai nhất định đòi đi theo.
Trần Thầm nhìn Trần Khác, tuy hôm nay y là người làm chủ nhưng Tam Lang mới là đạo diễn.
- Dẫn bọn chúng cùng đi vậy.
Trần Khác cười cười nói:
- Tất cả đánh một bữa ăn ngon.
Lục Lang liền hoan hô.
Mỗi người dẫn một tiểu đệ đi ra ngoài, trước tiên Trần Khác dẫn bọn họ tới con phố phía trước cửa hàng thợ mộc của nhà họ Phan, nói mình đã đặt một món đồ ở trong đó. Vừa định bước chân vào, Trần Thầm hết hồn giữ chặt hắn nói:
- Tam Lang, chúng ta chỉ có một trăm năm mươi tiền thôi đấy.
- Yên tâm không cần tiền, bọn họ còn phải thối lại tiền ấy chứ.
Trần Khác nói xong bèn dắt Lục Lang vào cửa hàng. Mặt tiền của cửa hàng không rộng lắm, Nên Nhị Lang và Ngũ Lang không vào theo.
Xuyên qua hàng loạt bàn ghế đóng sẵn bày ở trước của hàng, liền nhìn thấy ông Phan chủ tiệm mộc đang dạy hai đồ đệ làm mộc ở trong vườn.
Thấy có người đến thợ mộc Phan không phiền não, ngược lại vẻ mặt vui mừng nói:
- Tam Lang đến rồi à, mời qua phía trước ngồi.
- Phan đại thúc, đây là em trai cháu Lục Lang.
Trần Khác bảo Lục Lang chào thợ mộc Phan.
Tiều Lục Lang làm theo.
- Được, được.
Thợ mộc Phan vừa cười vừa xoa đầu Lục Lang, tiện tay cầm cái kiếm mộc nhỏ đưa cho nó nói:
- Cầm lấy mà chơi.
Tiểu Lục Lang không có món đồ chơi nào cả nên mong chờ nhìn Tam Lang.
- Bao nhiêu tiền?
- Tiền nong gì chứ làm từ vật liệu vụn ấy mà.
Thợ mộc Phan cười sang sảng nói.
- Đa tạ đại thúc.
Tam Lang nói cảm ơn, và cũng bảo Lục Lang cảm ơn.
- Đừng khách sáo, đừng khách sáo.
Thợ mộc Phan lấy từ trong túi ra bộ chìa khóa, bước đến quầy bán hàng nói:
- Nói đến tiền, ghế mũ quan (một loại ghế có hình giống mũ quan) đó của cậu đã đặt vượt qua mười chiếc rồi, trận này ta thua.
Nói rồi ông mở ngăn kéo lấy ra năm xâu tiền sắt Đương Thập nói:
- Đây là năm xâu tiền của cậu, còn thứ mà cậu muốn làm cũng đã làm xong cho cậu rồi. Lát nữa ra ngoài đừng quên nhờ láng giềng làm chứng nhé.
Tuy rằng miệng thì nói là thua rồi, nhưng trên mặt lại phảng phất nụ cười phát ra từ nội tâm nói:
- Tam Lang lần sau còn bản vẽ nào như vậy nhớ tới tìm ta so tài.
- Ai biết là liệu có còn nghĩ ra hay không? Cháu sẽ cố gắng hết sức.
Tam Lang nhét tiền vào trong ngực, nhấc cái hòm gỗ đặt ở góc nói
- Chính là cái này à?
- Đúng vậy, tinh sảo và tỉ mỉ, mất hai ngày công phu của ta đó.
Thợ mộc phan hiếu kỳ nói:
- Ngươi cần cái lò rèn này làm gì?
- Rèn sắt.
Chỉ một câu nói khiến thợ mộc Phan nghẹn chết.
Trần Khác vừa tới cửa, các vị thương gia gần đó đều kéo nhau đến cười nói:
- Trần gia Tam Lang, thắng hay thua?
Đạo lý có tài không lộ, Trần Khác đương nhiên là biết, nhưng ngành có quy tắc của ngành, người thắng cuộc tiền thì phải công bố cho công chúng được biết, để chứng minh người thua không nuốt lời. Hắn đành lấy tiền từ trong túi ngực ra giơ lên cao, mọi người bèn tung hô, y như là chính mình là người thắng cuộc vậy.
Nhị Lang vốn không biết chuyện này, thấy vậy lập tức hiểu ra vấn đề nói:
- Tam Lang đệ vẫn cá cược với người ta à?!
- Đừng ngạc nhiên như vậy.
Trần Khác ném tiền cho cậu nói:
- Qua phía trước nói chuyện.
Cái gọi là “quan phác” chính là đấu tranh tư tưởng, nói trắng ra là giống như lực sĩ đấu võ cược tiền vậy. Người Tống đánh cuộc đã trở thành một thói quen, từ vương công đại thần cho tới dân thường, dường như không ai là không đánh không ai là không cược.
Nếu như dùng luật của hậu thế để bắt kẻ đánh bạc thì dự đoán tất cả đều bị bắt. Cảm tưởng này được nảy sinh do đây là lần đầu tiên Trần Khác thấy cảnh toàn dân đánh bạc hỗn loạn như vậy. Đi dạo một vòng quanh phố họ mới biết, tất cả các sản phẩm của các cửa hàng trên phố vừa bày bán nhưng cũng có thể cá cược... Chỉ cần hai bên mua bán căn cứ vào chất lượng sản phẩm để định giá.
Ví dụ như một cái thùng đựng nước phải mua mất mười đồng, nhưng nếu đánh cược thì chỉ mất năm đồng. Người thắng thì được đồ còn người thua thì mất tiền, đơn giản dễ thực hiện, chỉ cần có tiền có đồ là được
Bình luận truyện