Nhất Phẩm Giang Sơn
Quyển 6 - Chương 280: Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng
Dù đã chậm lên đường mấy ngày, nhưng sứ đoàn vẫn được hưởng đãi ngộ cao nhất của dịch trạm. Dọc theo đường đi đều có đoàn ngựa phía trước dẫn đường, đến trạm dịch ăn cơm, mỗi ngày đổi ngựa. Trên đường lớn rộng rãi bằng phẳng của triều Đại Tống, một ngày nhiều nhất đi được 200 dặm.
Bảy ngày sau, bọn họ đuổi kịp cha con họ Tô phong trần mệt mỏi. Tô Tuân trong tay cũng có giấy phép qua trạm của Bộ Binh cấp. Song từ khi nhận được ba con la tại trạm dịch khi rời kinh thành, bọn họ không hề được đổi la nữa. Đi mãi, họ cũng phải bỏ lại những con la đã kiệt sức, và Trần Khác đã bắt kịp họ.
Trần khác cho người mang qua ba con ngựa cho bọn họ cưỡi. Dọc đường đi, tâm trạng Tam Tô nặng nề, không nói lời nào, cứ lặng lẽ cưỡi ngựa.
Vượt qua Tần Lĩnh, xuyên Kiếm Các, trèo đèo lội suối mấy ngàn dặm, đến cuối tháng ba mới đến dưới chân Thành Đô. Nếu không làm sao nói đi sứ là một việc khổ sai, thực tại đã quá khảo nghiệm sức lực và ý chí của con người rồi.
Đến Thành Đô.
Cuối cùng cũng đến quê nhà của Vương Khuê. Thứ nhất là ông ta muốn nghỉ ngơi. Thứ hai, ông ta muốn về thăm quê. Thứ ba cũng là để chiếu cố Trần Khác một chút. Vì vậy mà ông ta đề xuất xin nghỉ ba ngày.
Trần Khác cùng với nhạc phụ và anh vợ đi trước. Còn đám người Lã Huệ Khanh và Tăng Bố thì ở lại nghỉ ngơi, sắp xếp. Hai người ở lại Cẩm Quan Thành của Thành Đô du ngoạn ba ngày mới xuất phát đuổi theo Trần Khác.
Sáng ngày hôm sau, sương mù bao phủ thành Mi Sơn. Thuyền quan mà Trần Khác và cha con nhà họ Tô ngồi đã lẳng lặng tiến tới bên tàu, bởi vì bọn họ đến quả thực quá nhanh nên về phía quan phủ và dân chúng nơi này vẫn không hay biết gì. Vì vậy không hề có cảnh vạn người ra đón.
Nhưng tiểu thương nhập hàng ở bến tàu vẫn nhận ra là Tô Lão Tuyền sinh và lớn lên ở nơi này.
- Này. Kia không phải là lão Tô sao?
Đám lái buôn bất ngờ vô cùng, vui vẻ tiến lên hỏi thăm. Cùng lúc với nghi thức xướng danh bảng vàng, Lễ Bộ cũng đã cho người báo tin đỗ đạt về quê của Tiến sĩ tân khoa. Toàn bộ dân chúng Mi Châu đều biết cha con Tô Lão Tuyền đều trúng tên bảng vàng. Thậm chí, con rể của lão cũng là Trạng Nguyên khoa năm nay.
Bởi đây chính là Trạng Nguyên đầu tiên của toàn bộ vùng Tứ Xuyên.
Việc trọng đại như vậy đương nhiên toàn bộ vùng Tứ Xuyên đều vui mừng. Những ngày này, nha môn, nhà giàu có từ khắp nơi đều đến chúc mừng. Dân chúng Mi Sơn cảm thấy tự hào vô cùng. Nhưng khắp nơi không phải là treo đèn đỏ lúc có việc mừng mà lại treo cờ trắng, kéo chướng…
Tô Tuân vừa xuống thuyền liền nhìn thấy mấy chữ: “đào mận thơm ngát, đức ân thiên hạ” trên chướng, hai chân liền run rẩy, bắt lấy một người hỏi.
- Vợ ta…
- Lão Tô đừng quá đau lòng…
- Trời ơi…
Hi vọng cuối cùng trên cả đoạn đường tiêu tan. Tô Tuân giống như bị đánh phải một gậy, hai chân khụy xuống, hai mắt tối sầm lăn ra bất tỉnh.
Trần Khác sớm nhìn thấy cha vợ hắn chao đảo sắp ngã, vội vươn tay ôm lấy lão.
- Mẹ, chúng con đã về rồi đây…
Tô Thức và Tô Triệt nói xong liền vứt tay nải, gào khóc chạy về nhà.
Trong ngõ Sa Cấu đã biến thành một biển trời màu trắng. Dựa theo tập tục, những người làm quan, phú hộ đến viếng đều mang đến một tấm trướng viếng. Trong linh đường đã không đủ chỗ để, phải bày ở trong sân. Trong sân không đủ, liền dựng đến tận ngoài cổng. Về sau cả một con ngõ nhỏ đã để đầy trướng viếng.
Lúc Trần Khác đỡ Tô Tuân xuống xe ngựa đã cảm thấy cha vợ run rẩy cả người, hai mắt đăm đăm, không ngờ bi thương đến mức muốn ngất đi, vội vàng đến bấm vào nhân trung (tên huyệt vị) của ông ta, Tô Tuân mới thở ra một hơi dài, nước mắt đổ xuống. Gạt tay Trần Khác ra, lão bước thấp bước cao đi vào nhà. Miệng lẩm bẩm:
- Đều tại ta… đều do ta hại nương tử…
Trong sân, hai anh em Tô Thức đã ngã nhào trên đất, khóc lóc bò đến bên linh cữu của mẹ.
- Mẹ. Mẹ ơi. Mẹ tỉnh lại đi. Đứa con trai bất hiếu của mẹ đã về rồi này. Trước khi mẹ đi, không phải mẹ đã nói muốn nhìn chúng con đỗ cao, ngẩng cao đầu trở về hay sao? Nhưng giờ chúng con đã đỗ cao trở về, mẹ lại nằm ở đây, không thèm nhìn chúng con, chúng con còn chưa báo hiếu cho mẹ được ngày nào…
Tiếng khóc đau thương từ trong truyền tới như chim quyên nghẹn ngào khóc không thành tiếng, làm những nữ quyến trong phòng khóc lóc thương cảm.
Trần Khác cũng bị làm cho hai mắt chứa chan lệ. Nhưng ánh mắt hắn không ở trên linh cữu, mà là ở trên thân ảnh người con gái mặc áo xanh gầy yếu tiều tụy.
Người con gái đó cũng nước mắt thành dòng nhìn hắn. Trần Khác rất muốn ôm cô, muốn an ủi cô. Nhưng bây giờ, hắn chỉ có thể kìm nén cảm xúc đến bên cô, nắm chặt lấy bàn tay lạnh lẽo của cô, truyền cho cô hơi ấm.
Cảm nhận được sự ấm áp của người yêu, khiến nước mắt đã ngưng lại chảy xuống lần nữa. Nàng dựa trên vai Trần Khác, nước mắt rơi trong im lặng.
Bọn hắn rất nhanh đổi áo tang trắng, băng đầu, để chân trần. Ngay cả Trần Khác cũng không ngoại lệ. Sau khi tế bái trước linh đường, vợ của Tô Thức là Vương Phất nói cho bọn hắn mọi chuyện, từ lúc mẹ chồng mắc bệnh đến lúc qua đời.
Hoá ra, từ khi đàn ông trong nhà rời đi vào kinh thành thi cử, trong nhà chỉ còn vợ Tô Tuân, hai đứa con gái, hai đứa con dâu sống. Bà Trình, vợ Tô Tuân sau khi tiễn chồng con, thân thể liên tục đổ bệnh, cho đến lúc mắc bệnh nặng không trị được mà qua đời.
Tiếc nuối lớn nhất của bà là lúc chết đi không đợi được tin vui các con đỗ đạt. Bà ngậm đắng nuốt cay chịu bao khổ cực chăm sóc chồng con, dạy bảo con cái, lại không thể có được một ngày báo đáp đã đi trước một bước. Đời là thế đấy!
Mà thực tế, từ trước lúc chồng con rời nhà đi thi, bà cũng đã đau ốm triền miên. Truy cứu gốc bệnh, lại phải lội ngược dòng đến lần khánh thành tấm “Tô thị gia phả đình bia” kia, sự đả kích lần đó đối với Trình gia rất tàn khốc!
Về sau, Trình thánh nhân đặt ra “tam tòng tứ đức” bây giờ mới vừa đậu đồng tiến sĩ. Con gái triều Tống sau khi lấy chồng, mặc dù lấy nhà chồng và con cái làm trọng, song vẫn giữ quan hệ thân thiết với nhà mẹ đẻ. Điều này trong pháp luật cũng có quy định. Không chỉ là gái chưa chồng, nếu ly hôn, hoặc chưa có con, ở góa về nhà mẹ đẻ đều có quyền kế thừa tài sản.
Hơn nữa, dù cho là con gái đã lấy chồng cũng có thể kế thừa gia sản. Chỉ có điều là giới hạn ở phần thuộc về mình, đó chính là của hồi môn, những thứ mà trước đó đã được cho. Cho nên đồ cưới của con gái thời Tống có khi còn nhiều hơn cả gia sản nhà chồng. Nhưng quyền sử dụng, chi phối đồ cưới tất cả đều thuộc về nhà gái. Nếu bên gái không may mất trước, nhà trai phải trả lại đồ cưới cho nhà mẹ đẻ.
Vì vậy, con gái đời Tống không giống những triều đại sau, con gái đã cưới chồng giống như bát nước đã đổ đi. Về quan hệ với nhà mẹ đẻ, ngược lại có chút giống thời đại trước kia của Trần Khác. Cho dù đồ cưới của bà Trình sớm đã dùng cho cả nhà chồng, nhưng tình cảm bà dành cho nhà mẹ đẻ không vì thế mà mất đi.
Nhưng Tô Tuân tính tình cao ngạo đến cực đoan lại sử dụng phương thức kịch liệt nhất báo thù nhà họ Trình. Lão công khai tuyên bố đoạn tuyệt mọi quan hệ với bên nhà vợ, và làm thơ nguyền rủa Trình gia. Nhưng như vậy vẫn không làm cho Tô Tuân nguôi đi nỗi hận trong lòng, lão lại dùng bia đình, đưa Trình gia vĩnh viễn đóng lên cột sỉ nhục muôn đời.
Bản thân lão thoải mái, nhưng lại bỏ qua suy nghĩ của vợ lão. Như vậy cũng là sỉ nhục cả con gái nhà họ Trình. Trình phu nhân kẹp ở giữa vừa thương cảnh ngộ của con gái lại đau lòng chuyện hai nhà thành thù, đoạn tuyệt quan hệ với nhà mẹ đẻ. Tâm thần bị dày vò khiến bà ngày đêm bị tra tấn, cứ thế tích thành bệnh, nhiều năm không dời khỏi thuốc. Nhưng vẫn phải chăm sóc chồng, lo liệu cưới hỏi cho hai đứa con trai, bà chỉ có thể dùng ý chí mà chống đỡ. Bọn họ rời đi, nhàn rỗi hơn bà lại ngã bệnh. Một năm nay liên tục mời danh y đến khám nhưng cũng không cứu chữa được.
Nhưng lúc lâm trung không có chồng, không có một đứa con trai nào bên người, bà làm sao có thể an tâm nhắm mắt.
Hai ngày tiếp theo, cha con nhà họ đều sống trong đau buồn. Đối với Tô Thức và Tô Triệt mà nói, hơn hai mươi năm này họ đều là được mẹ nuôi nấng dạy bảo, nhớ khi mẹ ngồi dưới ánh đèn may quần áo, nghĩ đến khi họ còn nhỏ, tình thương của mẹ đối với họ tựa như biển lớn, vô cùng vô tận. Nhưng bây giờ chỉ trong gang tấc, sinh tử cách biệt, nhìn thấy quan tài lại nhớ tới người, như vậy sao lại không làm cho con người ta lòng đau như cắt, nước mắt như mưa?
Nhất là đối với Tô Tử Chiêm (Tô Thức) trọng tình trọng nghĩa mà nói, anh ta đi học là vì thỏa mãn sự kì vọng của cha mẹ, nay đã đậu tiến sĩ, hoàn thành tâm nguyện của cha mẹ, lại không thể sớm báo hiếu cho mẹ. Như vậy làm sao anh ta có thể chịu được. Từ lúc về nhà anh ta không ăn không uống, không chịu rời khỏi linh đường nửa bước, cũng đã khóc bất tỉnh mấy lần.
Việc chôn cất đã được định vào hai ngày sau. Hai ngày này, có không ít láng giềng và quan viên địa phương đến cúng viếng. Gia đình bọn họ đều vô cùng đau lòng, việc tiếp đón người đến viếng đều là Trần Khác làm. Đương nhiên bọn quan viên sẽ không cảm thấy thất lễ. Trên thực tế, hơn nửa lý do bọn họ đều đến vì Trần Khác.
Vất vả chịu đừng qua hai ngày là mùng 3 tháng 4, linh cữu đã được rời khỏi phủ. Là con cả, Tô Thức dẫn đường đưa tang. Tô Tuân và Trần Khác cũng mặc đồ tang theo sát phía sau. Địa vị của nhà họ Tô nay đã khác, ngày này toàn tộc họ Tô đều đến đưa tang. Đoàn đưa tang dài đến hai dặm, thậm chí còn rầm rộ hơn cả đám tang Tô lão gia năm đó.
Nhạc buồn bi thương, tiền giấy bay đầy trời, đoàn đưa tang chậm rãi ra khỏi thành, đến phần mộ tổ tiên của Tô gia ngoài thành. Lúc trước lập bia, lão Tô đã chọn vị trí mộ cho mình, nhưng không nghĩ đến, vợ lão lại đi trước nằm ở đó.
Trong núi non xanh nước biếc, hoa cỏ um tùm, gia phả đình kia vẫn như mới, bên trong là tấm bia đá đó. Tô Tuân cũng không dám quay sang nhìn tấm bia đó một cái, quay đầu đi qua “kiệt tác” khiến lão phải trả giá đắt.
Mộ đã được đào xong, chỉ cần đến giờ, sẽ đưa quan tài xuống mộ, đổ đất, đắp lại là xong… còn về phần xây mộ lập bia, đều phảo đợi tương lai lão Tuyền nằm xuống đó rồi mới tính đến.
Không có bia mộ, nhưng có văn tế. Tô Tuân vịn quan tài, đốt cháy tờ văn tế được viết bằng máu. Vừa đốt vừa đau buồn đọc.
- Hỡi ôi! Cùng tử chung sống, hẹn ước trăm năm. Không biết giữa đường, bỏ ta đi trước. Ta lên kinh sư, ngàn dặm xa xôi tới ngày trở về, than khóc tử ra đi. Không lời trăn trối, tử đi không về, lòng ta quặn đau…
- … Trở về nhà không, khóc không thấy người. Đau lòng nhìn di vật, nước mắt cảm thương. Than thở thân ta, bốn biển một mình. Tự ngày tử ra đi, lòng mất đi người bạn đời tốt. Cô độc suốt ngày, ai thấu cho ta?
- Xưa khi còn trẻ, lêu lổng không học. Tử tuy không nói, nhưng trong lòng không vui. Ta hiểu lòng tử, lo ta mai một. Hỡi ôi tử đã ra đi, làm sao có thể tìm lại!
Đêm lạnh như băng, mặt trăng bị che khuất bởi những đám mây. Khung cảnh xung quanh cực kỳ yên tĩnh, chỉ có tiếng côn trùng kêu bên trong đám cây cỏ.
Trần Khác ngồi trên giường, Tiểu Muội như chú mèo nhỏ dựa vào khuỷu tay ấm áp của hắn. Nàng mặc một bộ quần áo màu xanh, tóc xõa hai vai, càng tôn thêm vẻ mềm yếu của người thiếu nữ.
Sau khi trở về, liền bị đám tang chiếm hết thời gian, không còn thời gian để mà ngồi bên nhau chuyện trò. Cho đền lúc hạ táng quay trở về, khi mọi người đều mệt mỏi trở về phòng của mình ngủ, hai người mới có thể hưởng thụ thời gian bên nhau quý báu này.
Trần Khác đau lòng vuốt vòng eo nhỏ nhắn của Tiểu Muội, thấp giọng nói:
- Trận này chắc mệt lắm phải không?
- Muội không mệt lắm.
Tiểu Muội lắc đầu nói:
- Có tỷ tỷ và các chị dâu giúp đỡ, muội không phải động chân động tay nhiều.
- Vậy sao vẫn gầy như vậy?
Trần Khác thở dài nói:
- Thực khiến huynh đau lòng.
- Sao có thể nuốt trôi cơm…
Tiểu Muội chán nản nói:
- Nương bệnh nặng, lại suốt ngày lo lắng cho huynh, thực sự không có hứng ăn uống.
- Bất kể như thế nào, chuyện đã qua thì cũng đã qua rồi, chúng ta còn phải sống cho chính mình. Như vậy mẫu thân trên trời có linh thiêng nhất định cũng cảm thấy an ủi.
Trần Khác dịu dàng nói:
- Hứa với huynh, phải ăn nhiều cơm vào, thì tâm tình mới khá lên được.
- Ừ.
Tiểu Muội nhẹ nhàng gật đầu, rồi ngẩng đầu lên, dùng đôi mắt đen nháy nhìn hắn nói:
- Huynh cũng không cần phải làm như vậy.
Bao nhiêu năm ăn ý, Trần Khác tự nhiên minh bạch ý tứ của Tiểu Muội… Hai người còn chưa thành thân, hắn cũng không cần phải trông linh bài giữ đạo hiếu. Cho dù là đã thành thân, dựa vào thân phận của hắn, cũng không cần phải làm vậy. Nhưng hắn lại cố ý như thế. Ở trước mặt thân tộc của Tô gia, trước mặt phụ lão Mi Sơn, hắn đã coi mình là con rể rồi.
Vì sao hắn phải làm như vậy. Kỳ thực đây là một lời hứa hẹn tới Tiểu Muội. Tiểu Muội đương nhiên là hiểu rõ. Nàng rất là cảm động, nhưng vẫn chán nản nói:
- Kỳ thực, muội thường xuyên suy nghĩ, lúc trước đổ thừa cho đại ca, có phải là làm sai hay không?
- Sao lại nghĩ như vậy?
Trần Khác trầm giọng hỏi.
- Bởi vì muội mang tới rất nhiều phiền toái cho đại ca.
Tiểu Muội buồn bã nói:
- Những việc mà huynh làm ở Đông Kinh, Nhị ca của muội đều kể hết ở trong thư. Muội biết huynh vì từ hôn, suýt nữa đã táng gia bại sản.
Nàng phải hết sức cố gắng, mới rời khỏi người Trần Khác:
- Vậy mà huynh không oán trách muội một câu. Muội, muội cảm thấy mình thực sự không xứng đáng…
Nàng còn chưa dứt lời, đã bị Trần Khác ôm trở về nói:
- Có xứng đáng hay không, là do huynh quyết định, cũng không cần muội phải quan tâm. Thực sự là…
Hắn định nói, cha muội và cha huynh thực sự phiền toái. Nhưng những lời này không thích hợp lắm trong những ngày như thế này, liền sửa lời:
- Tạo hóa trêu người mà thôi.
- Nhưng lại chậm trễ mất ba năm của huynh…
Tiểu Muội rốt cuộc không kìm nổi nước mắt, vừa ủy khuất lại vừa chua xót nói:
- Thực sự là xui xẻo…
Trần Khác nhẹ nhàng vén mái tóc của nàng lên, dịu dàng nói:
- Vẫn là câu kia, cái này có liên quan gì tới muội đâu? Đều là do kẻ an bài tất cả những thứ này quá ác độc.
Tiểu Muội khẩn trương giơ tay che miệng của hắn, sau đó nhỏ giọng cầu nguyện:
- Ông trời đừng để bụng những lời huynh ấy nói. Huynh ấy hay thích nói bậy bạ, nhưng lại là người tốt, ngàn vạn lần đừng trách tội huynh ấy.
- Tiểu Muội nhà ta từ bao giờ đã tin những thứ này rồi?
Trần Khác bắt được bàn tay nhỏ bé của nàng, cười hỏi.
- Đại ca, đừng nói bậy bạ nữa, muội đang cầu ông trời phù hộ đây.
Tiểu Muội liếc hắn một cái, oán trách nói:
- Huynh phải tin tưởng vào thần linh. Thần linh là rất linh nghiệm đấy. Vừa qua năm mới, muội cùng hai chị dâu đi tới khắp miếu lớn miếu nhỏ của Mi Châu, khẩn cầu ba người huynh đệ huynh thi đậu. Kết quả huynh xem, tất cả đều thi đậu đấy thôi.
Nói xong thở dài nói:
- Cũng không biết là vị thần linh nào hiển linh phù hộ, ba người thi thì cả ba đều đậu, thực sự là rất thiêng.
- Ha hả…
Trần Khác mỉm cười hỏi:
- Lúc muội bái lạy thần linh, muội muốn ai trong ba huynh đệ bọn huynh làm Trạng Nguyên?
- Còn phải hỏi…
Tiểu Muội liếc yêu hắn một cái, ôm mặt nói:
- Muội cầu cái người mà trọng sắc khinh anh em…
- Ha ha…
Trần Khác vừa muốn cười to, lại kịp thời che miệng lại, giận dữ nói:
- Lễ giáo thực sự hại chết người. Huynh nghĩ nếu nhạc mẫu trên trời có linh thiêng, cũng không muốn con gái của mình, chậm trễ cưới xin hai ba năm.
Cho dù đời Tống chưa có ai chết bởi lễ giáo, nhưng những cấm kị mà lúc con cái cư tang không ít. Nói đơn giản đã có năm điều. Điều thứ nhất là, lúc mới tổ chức tang lễ, con cái phải nhịn đói ba ngày, trăm ngày sau chỉ có uống nước ăn cơm, mười ba tháng sau mới có thể ăn trái cây, rau quả, hai mươi lăm tháng sau mới có thể ăn thịt uống rượu.
Hai là không được hát hò, không cưới xin, không được sinh đẻ. Trong “Tống hình thống” có quy định, nếu lúc cư tang cha mẹ mà tổ chức ăn uống linh đình, vui chơi phè phỡn, thì sẽ bị xếp vào một trong mười điều ác là bất hiếu.
Điều thứ ba là không được tham gia thi cử, không được nhập sĩ. Điều bốn là, nếu là quan viên, thì có trang phục đại tang riêng. Điều thứ năm là không được giấu vàng bạc trong mộ…
Điều cấm kỵ thứ năm này được xếp vào pháp lệnh. Chủ yếu là phòng ngừa có trộm mộ, nhằm bảo vệ người chết.
Những lệnh cấm này, kỳ thực dân chúng cũng không coi trọng lắm. Quan phủ cũng không có khả năng điều tra những việc nhỏ nhặt như vậy. Nhưng đối với quan viên mà nói, đây là vấn đề rất lớn. Nếu Trần Khác và Tiểu Muội dám kết hôn trong thời gian này, vậy thì coi như tiền đồ sau này của Tô Gia đã xong. Hơn nữa, Tiểu Muội và lão Tô còn phải chịu hình phạt, Trần Khác bản thân biết rõ sự tình mà vẫn vi phạm lệnh cấm, thì cũng không thoát được.
Tập tục quốc gia đã như vậy, Trần Khác phải thuận theo, có khóc cũng vô ích.
- Ai nói không phải.
Tiểu Muội cũng rất buồn bực. Nàng dựa vào đầu vai của Trần Khác, lắc lắc đầu tỏ vẻ ủy khuất nói:
- Hai năm ba tháng a, lâu như vậy chịu sao được.
- Nếu không, chờ huynh được cử về địa phương, huynh sẽ vụng trộm lấy muội.
Vân Nam có khí độc, mà thân thể của Tiểu Muội lại yếu đuối, Trần Khác đâu dám mang nàng tới đây? Huống chi làm vậy cũng quá vi phạm lễ giáo rồi.
- Muội chỉ nói cho hết giận mà thôi.
Tiểu Muội lắc đầu, hạ giọng nói:
- Muội đâu phải là người không hiểu lí lẽ như vậy?
Xảy ra việc này mà bị người khác điều tra ra, vậy thì Trần Khác coi như xong đời.
- Ôi…
Trần Khác thở dài nói:
- Thôi, không nói tới việc này nữa. Chúng ta đã chờ nhiều năm như vậy, chờ thêm hai năm nữa cũng không sao.
- Huynh có ủy khuất không?
Tiểu Muội nhìn hắn hỏi. Còn chưa đợi Trần Khác trả lời, lại khẽ cười nói:
- Đoán chừng là không. Bên trong thành Biện Kinh, mỹ nhân đầy rẫy, làm gì lưu luyến một người như muội.
- Hắc…
Trần Khác cực kỳ lúng túng nói:
- Cái tên Tô Tử Chiêm, không ngờ lại dám cáo mật huynh. Chẳng lẽ ông anh của muội lại tốt hơn huynh chắc? Muội biết không, sau khi tay đấy đậu Tiến sĩ, đêm nào cũng nghe nhạc, ngắm mỹ nhân…
- Không phải là Nhị ca của muội kể…
Tiểu Muội chậm rãi nói:
- Là người bên ngoài nói cho muội biết.
- Là ai?
- Nguyệt Nga muội tử…
- Sặc…
Trần Khác suýt nữa phun nước miếng vào mặt nàng, trừng to mắt hỏi:
- Muội đừng nói đùa. Sao có thể là cô ấy?
- Tháng trước, vào buổi tối lúc muội đang ngủ, đột nhiên cảm giác trong phòng có người. Vừa mở mắt ra thì thấy quả nhiên có người. Lúc đó muội rất sợ hãi, đang muốn hô lên, thì đã bị che miệng lại…
Trần Khác nghe đến đây sởn cả tóc gáy. Trong lòng tự nhủ, chẳng lẽ sư tử Hà Đông muốn giết người cho hả giận?
- Lúc này nhìn kỹ mới thấy đó là một cô gái cao gầy xinh đẹp.
Tiểu Muội nói:
- Thấy là con gái muội không giãy dụa nữa, mà ra hiệu cho cô ấy buông tay ra.
- Muội hỏi cô ấy muốn làm gì? Cô ấy trầm mặc một lúc, nói là muốn lặng lẽ tới nhìn muội một cái rồi lập tức rời đi. Không nghĩ tới muội lại cảnh giác như vậy. Còn nói muội quên chuyện này đi, coi như là chưa có ai tới đây.
Tiểu Muội nhẹ giọng kể lại:
- Lúc này muội đã đoán ra cô ấy là ai, liền gọi một tiếng Nguyệt Nga muội tử…
Tiểu Muội nhớ lại, cuộc trò chuyện từ một tháng trước…
…
Nguyệt Nga không nghĩ tới Tiểu Muội có thể nhận ra mình. Huống chi nàng là người không giỏi việc giả vờ, liền bật thốt lên:
- Sao cô biết…
Đúng là chưa đánh đã khai. Nói xong biết mình nói lỡ, khuôn mặt lại trở nên lạnh lùng nói:
- Đúng vậy, ta chính là Liễu Nguyệt Nga. Tuy nhiên cô không cần phải lo lắng. Ta chỉ đến xem, là ai mà có sức hấp dẫn như vậy, khiến tên gia hỏa kia không cưới không được.
- Ta có gì mà hấp dẫn, chỉ là một dân nữ yếu ớt gầy còm mà thôi.
Tiểu Muội mặc thêm áo, đứng dậy thắp nến rồi nói:
- Về phần hấp dẫn, ta còn kém Nguyệt Nga muội tử rất nhiều.
- Ta tính là cái gì?
Liễu Nguyệt Nga nghe vậy buồn bã cười nói:
- Trong mắt hắn, ta không là cái gì cả.
- Đó là do huynh ấy không có mắt nhìn thôi.
Tiểu Muội rót một chén trà cho Liễu Nguyệt Nga rồi nói:
- Đi ra ngoài lâu như vậy, chắc cũng mệt mỏi. Đêm còn dài, chúng ta cứ ngồi xuống, từ từ nói chuyện.
Dựa vào võ công của Liễu Nguyệt Nga, mười Tô Tiểu Muội cũng không phải là đối thủ. Nhưng so về trí tuệ, mười Liễu Nguyệt Nga cũng không bằng. Tiểu Muội rất nhanh đã hóa mưa bão thành mưa xuân, giải trừ sự đề phòng của Liễu Nguyệt Nga. Dùng thời gian cả đêm, đã khiến Liễu Nguyệt Nga giãi bày hết tâm sự.
- Muội lưu cô ấy vài ngày. Trong nhà đều nghĩ cô ấy là bạn học ở thư viện lúc trước. Còn có chị dâu Vương Phất thay muội giấu diếm, nên không có lộ ra sơ hở.
Tiểu Muội mỉm cười nói:
- Bọn muội nói chuyện rất ăn ý, càng về sau càng là tri kỷ không gì dấu nhau…
Nói xong, vừa oán trách, vừa bất đắc dĩ nhìn Trần Khác nói:
- Cô ấy là cô gái tốt, huynh không nên đối xử với cô ấy như vậy.
- Lời này kỳ thật đấy!
Trần Khác có chút khó hiểu hỏi:
- Huynh đây là vì ai?
- Huynh là người có bản lĩnh…
Tiểu Muội ghé vào lỗ tai của Trần Khác nói:
- Thì hãy tìm cách cưới cả muội và cô ấy đi.
- Lời này nên đánh!
Trần Khác kéo nàng lên đùi, dùng tay phải đánh vào mông của Tiểu Muội. Đau đến nỗi nàng kêu lên một tiếng, liên tục xin lỗi nói:
- Đại ca tha mạng, Tiểu Muội nghĩ như vậy cũng chỉ là muốn bồi thường huynh mà thôi…
- Trời vừa sáng là huynh phải lên đường, đừng nói tới Liễu Nguyệt Nga nữa.
Trần Khác ôm Tiểu Muội trong lòng nói:
- Hiện tại huynh chỉ muốn ôm muội một lúc.
…
Tiểu Muội lập tức yên lặng, ôm chặt cánh tay của Trần Khác, lẩm bẩm nói:
- Muội thực sự rất nhớ huynh…
- Vậy thì huynh không đi nữa.
Trần Khác nhẹ nhàng lay cánh tay nói:
- Không đi nữa, không đi nữa….
- Ừ.
Tiểu Muội mơ hồ đáp lời, hạnh phúc nhắm hai mắt lại. Chỉ chốc lát sau, hơi thở đã đều đều, chìm vào giấc ngủ say.
Trần Khác cứ như vậy không nhúc nhích ôm nàng, một đêm không ngủ. Trong một đêm này, hắn nghe Tiểu Muội mười lần nói mơ câu ‘Nương, đừng đi’, còn có mấy lần câu ‘Đại ca, chớ đi’…
Trời chưa sáng, thừa dịp Tiểu Muội còn chưa tỉnh, Trần Khác nhè nhẹ đặt nàng lên giường, chậm rãi kéo chăn, hôn vào trán nàng, rồi rón rén đi ra ngoài. Hắn rất không thích cảnh ly biệt cầm tay nhìn nhau hai mắt đẫm lệ, như thế sẽ khiến người ta nhụt đi chí khí anh hùng.
Hắn không biết rằng, Tiểu Muội phía sau đã mở mắt, đôi mắt đẫm lệ tiễn hắn đi…
.....
Trên bến tàu Mi Sơn, Trần Khác từ biệt với người tới tiễn là Tô Thức, dặn dò y phải chăm sóc Tiểu Muội cho tốt, sau đó đi lên chiếc thuyền quan hai tầng đã chờ sẵn ở đó từ sớm.
Lên thuyền, hắn cởi bỏ đồ tang, thay một bộ áo tơ trắng. Trần Khác đi vào tiền sảnh để gặp Vương Khuê.
Vương Khuê vội hỏi han an ủi, rồi tỏ vẻ áy náy vì không thể đích thân tới viếng.
Trần Khác sau khi thay mặt nhạc gia bày tỏ lòng cảm kích, liền đi thẳng vào chủ đề chính:
- Vương Công có nhìn thấy Trương tướng công chưa vậy?
Trương tướng công chính là Trương Phương Bình, lão huynh này năm ngoái đã được thăng làm Tam tư sử. Ai ngờ trước khi khởi hành, Xuyên Nam xảy ra phiến loạn, lão buộc phải ở lại dẹp loạn. Trong hai tháng vừa mới dọn dẹp xong xuôi, chuẩn bị khởi hành thì lại xảy ra sự cố Mã Chí Thư…
Vương Khuê lắc đầu nói:
- Không thấy, lão đi Nhã Châu rồi. Tuy nhiên có công văn của Xu Mật viện gửi cho ta nói rằng, mấy vạn kỵ sĩ của bộ lạc ở các đường Thiểm Tây cũng đang di chuyển về Thành Đô, còn có binh lính ở Hồ Quảng cũng xuất phát bằng đường thủy, Xu Mật viện còn phát một ngàn xe binh khí, ít ngày nữa sẽ chuyển đến. Có bọn họ làm hậu thuẫn thì chúng ta có thể chắc chắn hơn một chút.
Trần Khác thở dài nói:
- Nhưng bá tánh đất Thục lại gặp tai ương rồi. Bản địa là binh, khách hương là phỉ, binh lính tràn vào đất Thục nhiều như vậy, e rằng không chỉ có phòng bị Mã Chí Thư đâu…
- Nói gì thì nói, binh lính vẫn là thứ chẳng lành, không thể làm bừa…
Vương Khuê khoan dung đại lượng, là bậc quan bụng hiểu rõ nhưng giả bộ hồ đồ điển hình, y đương nhiên biết, triều đình một mặt phòng bị Mã Chí Thư, đồng thời cũng phòng bị đất Thục có người nhân cơ hội làm loạn, lại gây ra đợt sóng gió vương triều mới.
- Gần đây thế cuộc ra sao?
Đã đi ra rồi thì quản không nổi phía sau nữa. Bằng không nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ, để những khách binh kia không có lý do gì ở đất Thục lâu dài. Đây mới là điều hữu dụng nhất đối với quê hương phụ lão. Trần Khác đổi chủ đề nói:
- Ta ở Mi Sơn, gặp không ít quan địa phương, họ đều nói hiện giờ lòng dân đang hoang mang.
- Đúng vậy, bây giờ Thành Đô đều lan truyền tin Mã Chí Thư sẽ dẫn quân vào Xuyên, hơn nữa ở đất Thục nạn trộm cướp liên miên, khu vực Khương dân liên tục bạo động bất an, quan viên châu phủ tin chắc việc này không nghi ngờ gì, vội vàng điều binh xây dựng tường thành, ngày đêm không được nghỉ ngơi. Dân chúng cũng bị quấy nhiễu.
Vương Tĩnh nét mặt lộ vẻ ưu tư nói:
- Người Thục chúng ta bị binh loạn dọa đến vỡ mật rồi, nhiều hộ giàu có thậm chí còn chuyển nhà ra bên ngoài, cũng nhân cơ hội này đục nước béo cò. Ta xem không cần phải Mã Chí Thư qua đây thì trong đất Thục đã tự loạn rồi.
Trần Khác an ủi y một câu, chau mày nói:
- Tin rằng với năng lực của Trương tướng công, tình hình sẽ ổn định được. Tuy nhiên, sự tình của Mã Chí Thư thì quan viên Lưỡng Xuyên cũng vừa mới biết, sao mà tin truyền đi ồn ào huyên náo thế được?
Vương Khuê cười khổ nói:
- Kể cũng trùng hợp, ngay tháng trước, tin Mã Chí Thư vẫn còn sống được các thương nhân đến Đại Lý lan truyền. Quan địa phương bị y hung tợn dọa đến vỡ mật, trình tấu liên tục, thổi phồng tình thế. Triều đình trong vòng tám trăm dặm khẩn cấp lệnh cho Trương tướng công phong tỏa các con đường chính đến Đại Lý, bởi vậy lão mới đi Nhã Châu.
Trần Khác thở dài nói:
- Thật là gây thêm phiền phức. Vấn đề là bên chúng ta ầm ĩ, bên Đại Lý há lại không khẩn trương theo?
Vương Khuê nói:
- Đó là lẽ tự nhiên. Đợi chúng ta tới Nhã Châu, gặp Trương tướng công sẽ biết.
Sáng ngày thứ hai, ba thuyền quan đã tới thành Nhã An ở Nhã Châu. Đây là nơi buôn bán trà ngựa của Đại Tống với các nước khác, vì thế mà phồn hoa hơn hẳn Mi Châu.
Ngoài khu thành thị buôn bán thương mại quan trọng ra, nơi đây còn là thị trấn biên phòng quan trọng của Đại Tống… Cho dù Nhã Châu không phải là biên thùy của vương triều Đại Tống, nhưng lại là đầu mối của thế lực triều đình. Đi tiếp về phía nam thì sẽ tiến vào Thập Vạn Đại Sơn mà các bộ lạc dân tộc thiểu số khống chế… Nước Đại Lý ở bên Đại Sơn cũng như vậy, hai nước tuy giáp giới về mặt lý thuyết, nhưng trên thực tế có hơn ngàn dặm núi non trùng điệp vắt ngang. Ở giữa bị chiếm cứ bởi vô số các bộ tộc phiên dân, đây cũng là nguyên nhân hai nước đoạn gần như tuyệt quan hệ, đặc biệt đối với triều Tống mà nói thì hầu như không có cảm giác Đại Lý tồn tại.
Bởi vậy Nhã Châu chính là cơ sở biên phòng của Đại Tống. Nơi này thường bố trí hai vạn cấm quân, đồng thời có quyền điều động gần năm vạn thổ binh tới bất cứ lúc nào. Theo suy nghĩ của Vương Khuê và Trần Khác, vào thời khắc thần hồn nát thần tính như thế này, thành Nhã An chắc chắn là nhìn cỏ cây cũng thành binh lính rồi.
Ai ngờ rằng trên bên tàu trước mặt, các lái thương vẫn đang tụ tập, chưa hề thấy dấu hiệu quân đội tập kết quy mô lớn.
Trên bến tàu có quan sở của trà mã tư, nhìn thấy ba thuyền đại quan tới, liền vội ra hỏi han xem có phải là sứ đoàn Biện Kinh hay không. Sau khi có được khẳng là đúng, gã vội đi cầu kiến thượng quan.
Sau khi xin chỉ thị, các vệ binh thả cho gã đi lên, vừa thấy Vương Khuê mặc áo bào tía đai ngọc, viên quan kia liền thi đại lễ tham bái, miệng nói:
- Tướng công chúng tôi sớm đã biết khâm sai sẽ tới, nhưng để tránh tạo ra không khí căng thẳng nên không phái quan lính ra nghênh đón, phái tôi thay mặt người xin tạ lỗi.
Vương Khuê lắc đầu nói:
- Quốc gia có việc, sao có thể nói những câu nghi thức xã giao ấy được? Tướng công của các ngươi đâu?
- Ở phủ nha.
- Mau dẫn đường!
…..
- Ha ha ha ….
Tại Nhã Châu phủ nha, Trương Phương Bình được bẩm báo từ sớm nên ra ngoài cửa nghênh đón đoàn Vương Khuê. Lão có vóc người cao to, da mặt ngăm đen, giọng nói sang sảng, nhìn qua liền thấy đây là một viên quan bộc trực ngay thẳng. Nhưng đôi mắt sâu hoắm như hồ thu khiến người ta biết rằng lão già này tuyệt đối không đơn giản. Lão tuy lớn hơn Vương Khuê hơn chục tuổi nhưng cũng là chỗ quen biết cũ trong kinh thành, nay có thể gặp nhau ở biên thùy Tây Nam này, tất nhiên vô cùng vui vẻ. Lão chắp tay thi lễ, cười vang nói:
- Vũ Ngọc lão đệ, đã lâu không gặp.
- An Đạo Công xem ra phong độ hơn xưa!
Vương Khuê vội vàng đáp lễ. Trần Khác đứng bên cạnh y nhưng hơi lùi về phía sau một chút, cũng thi lễ theo.
Trương Phương Bình tiến về phía trước một bước, đỡ lấy hai người, nói:
- Vị này chính là tân khoa Trạng nguyên đó à?
- Đúng là bổn khoa Trạng nguyên Trần Trọng Phương đó ạ!
Vương Khuê vinh dự giới thiệu:
- Trọng Phương, vị này chính là Trương An Đạo Công danh tiếng lẫy lừng!
- Hạ quan bái kiến Trương tướng công!
Trần Khác đành phải thi lễ một lần nữa, đối phương bây giờ điều hành Ích Châu phủ với tư cách là Tam Ti sứ, điều khiển quân vụ Lưỡng Xuyên, tất nhiên xứng đáng được gọi là ‘tướng công’.
Trương Phương Bình thân mật đỡ hắn dậy, nói:
- Tốt tốt tốt, Trạng nguyên không cần đa lễ. Lão phu nghe đại danh đã lâu, như sét đánh bên tai rồi. Chúng ta đều nghe danh nhau đã lâu, hay là cứ xưng hô huynh đệ đi.
- Trần công chiếu cố cho hạ quan rồi!
Lời này của Trần Khác có ý tứ là, thế thì sẽ không gọi lão là tướng công, nhưng tùy tiện hơn nữa thì quá đáng quá. Thân trong quan trường thì phải nói những lời quan thoại giả tạo, điều này khiến hắn trong lòng thấy khó chịu vô cùng.
- Chúng ta vào trong nói chuyện.
Trương Phương Bình một tay kéo Trần Khác, một tay kéo Vương Khuê, thân thiết đưa bọn họ vào trong phủ.
Người hầu mang trà và điểm tâm lên, Trương Phương Bình cười nói với Trần Khác:
- Năm ngoái Tô Lão Tuyền dẫn hai tiểu tử đến gặp ta, nghe nói đệ cũng đã tới Thành Đô, nhưng lại tránh không gặp mặt ta, đệ nói thế có nên hay không?
Trần Khác áy náy cười nói:
- Quả thật không nên, tuy nhiên Trương công công vụ bề bộn, hạ quan chỉ sợ người đông quá sẽ làm phiền tới ngài.
Trương Phương Bình có tính cách thẳng thắn cởi mở của đàn ông Trung Nguyên, lão cười nói:
- Đây không phải lời nói thật lòng. Đệ là vì chuyện ta và thầy của đệ bất hòa, lo bị tỏ thái độ nên mới tránh mặt ta, có đúng không?
- Tuyệt đối không có việc này.
Cho dù bị nói trúng, nhưng Trần Khác cũng không thể thừa nhận, vẫn lắc đầu nói:
- Trương công độ lượng cao thượng, làm sao có thể làm khó cho hậu bối được.
Trương Phương Bình cười nói:
- Ha ha ha, thật là biết cách ăn nói. Nghe nói đệ phải viết trước mười vạn chữ mới được tham gia thi hội, có việc này sao?
Trần Khác cười khổ nói:
- Nghĩ lại mà sợ, nhưng quả thật là như thế.
- Tên tiểu tử Vương Giới Phủ luôn không coi ai ra gì, đệ có thể gắng gượng qua được, cũng là để cho hắn biết như thế nào gọi là ‘nhân ngoại hữu nhân’ (tức là người giỏi còn có người khác giỏi hơn).
Trương Phương Bình cười vô cùng vui vẻ, giơ cao ngón tay cái lên khen:
- Lợi hại, lợi hại!
Trần Khác cười khổ nói:
- Vẫn không thể bằng Trương Công được. Hạ quan mười năm ròng mới thuộc mười vạn chữ, Vương Công chỉ dùng có mười ngày mà đã có thể thuộc được ‘tam sử’, ánh sáng của hạt gạo làm sao dám so sánh với ánh sáng của mặt trăng?
Câu tâng bốc này khiến Trương Phương Bình thấy vô cùng dễ chịu, lão cười tươi như hoa. Vì nếu luận thông minh trí nhớ tốt thì lão tuyệt đối là người số một Triều Tống, biết bao thần đồng, thiên tài không là gì so với lão cả.
Nghe nói lão có khả năng đọc nhanh như gió, đã đọc là không quên. Khi còn trẻ đã từng mượn người ta ‘tam sử’, mười ngày sau lập tức trả lại, từng câu trong đó đều có thể nhớ rất kỹ. ‘Tam sử’ là bao gồm “Sử ký”, “Hán thư” và “Hậu Hán thư”, chỉ riêng cuốn “Sử ký’ đã hơn năm mươi vạn chữ, lão có thể đọc được tất cả trong mười ngày thì ngươi đi đâu để nói lý đây?
Trần Phương Bình cười nói:
- Ta là do nhà quá nghèo, muốn đọc sách chỉ có thể đi mượn nên mới bắt buộc phải đọc hết. Nói ra thì buồn cười, về sau khi làm quan những sách mua về đọc rồi đều không thể nhớ hết được, chỉ có mỗi sách đi mượn năm đó là nhớ rõ ràng toàn bộ, đệ thấy có buồn cười không.
.....
Bên này lão cứ hăng hái không ngừng kể chuyện cũ, bên kia Trần Khác và Vương Khuê đều lộ vẻ bất đắc dĩ. Thật đúng là cấp cứu lại gặp thầy thuốc chậm. Họ đang vô cùng sốt ruột, lửa thiêu tới thành Nhã An đến nơi rồi, ai ngờ rằng vị trưởng quan quân chính tối cao của nước Thục lại không hề có vẻ lo lắng gì.
Mà không chỉ là ngoài miệng không vội, nhìn cảnh tượng các thương nhân thành Nhã An vẫn đang buôn bán tấp nập, không hề có chút phòng bị nào thì biết ngay lão thực sự không cấp bách.
Vương Khuê rốt cục không kìm được lên tiếng hỏi:
- An Đạo công, theo tiểu đệ được biết, triều đình đã ra lệnh cho Kiềm hạt tư phong tỏa các con đường buôn bán với Đại Lý. Vậy tại sao xem ra hoạt động buôn bán vùng biên vẫn chưa chịu ảnh hưởng?
Trương Phương Bình lại lơ đễnh cười nói:
- Ha ha, đóng cửa thương lộ thì chỉ mang lại tổn thất cực lớn cho thương nhân, lại còn gây ra khủng hoảng không cần thiết, khiến người ta thừa cơ giậu đổ bìm leo, không hề có điểm tốt nào cả. Bởi vậy, tướng ở bên ngoài, quân mệnh có cái không nghe.
Đại thần của triều Tống thường ngạo mạn như vậy mà gặp được Trương Phương Bình có tài sai khiến như vậy thì tất nhiên là phúc của xã tắc, nhưng chỉ e có những kẻ “thành sự không có bại sự có dư” làm loạn.
- Nhưng, làm sao lại có tin đồn rằng quân của Mã Chí Thư đã vượt sông tiến vào địa phận Đại Tống ta rồi.
Vương Khuê mặt hiện vẻ ưu tư nói.
- Tin tức này ta cũng đã nghe rồi.
Trương Phương Bình gật đầu nói.
- Bởi vậy hôm nay ta mời đến, đầu tiên thăm dò các thủ lĩnh của Cung bộ phận xuyên đã báo cáo tin tức này, chờ lát nữa ta muốn mời ông ta đi ăn cơm, nhị vị khâm sai nếu không chê thì cùng dự tiệc.
- Vậy thì tốt.
- Tuy nhiên đến lúc đó, tất cả đều nhìn ánh mắt của lão phu.
Trương Phương Bình giảo hoạt cười nói.
- Mong mỏi chờ đợi.
Vương Khuê cười nói.
Đợi tới khi ba người chuyển tới chính đường liền gặp ngay một người trung niên trên đầu quấn vải đen, mặc chiếc áo đuôi ngắn màu đen, đi chân đất, da ngăm đen, đang ngồi trên ghế làm bộ làm tịch uống trà.
Vừa nhìn thấy Trương Phương Bình tới, cả năm người vội vã đứng dậy hành lễ, dùng thứ Hán ngữ cứng nhắc hỏi thăm ông ta.
Trương Phương Bình giới thiệu với bọn họ, nói cho Vương Khuê và Trần Khác, năm vị này là thổ quan (quan chủ quản đất và nước) của Cung Bộ Xuyên ở Lê Châu và Nhã Châu, nhưng đối với những người cầm đầu này, chỉ nói tới bọn họ là những khâm sai được được triều đình phái tới, chứ không nhắc tới bọn họ phải đi sứ Đại Lý này nữa.
Bảy ngày sau, bọn họ đuổi kịp cha con họ Tô phong trần mệt mỏi. Tô Tuân trong tay cũng có giấy phép qua trạm của Bộ Binh cấp. Song từ khi nhận được ba con la tại trạm dịch khi rời kinh thành, bọn họ không hề được đổi la nữa. Đi mãi, họ cũng phải bỏ lại những con la đã kiệt sức, và Trần Khác đã bắt kịp họ.
Trần khác cho người mang qua ba con ngựa cho bọn họ cưỡi. Dọc đường đi, tâm trạng Tam Tô nặng nề, không nói lời nào, cứ lặng lẽ cưỡi ngựa.
Vượt qua Tần Lĩnh, xuyên Kiếm Các, trèo đèo lội suối mấy ngàn dặm, đến cuối tháng ba mới đến dưới chân Thành Đô. Nếu không làm sao nói đi sứ là một việc khổ sai, thực tại đã quá khảo nghiệm sức lực và ý chí của con người rồi.
Đến Thành Đô.
Cuối cùng cũng đến quê nhà của Vương Khuê. Thứ nhất là ông ta muốn nghỉ ngơi. Thứ hai, ông ta muốn về thăm quê. Thứ ba cũng là để chiếu cố Trần Khác một chút. Vì vậy mà ông ta đề xuất xin nghỉ ba ngày.
Trần Khác cùng với nhạc phụ và anh vợ đi trước. Còn đám người Lã Huệ Khanh và Tăng Bố thì ở lại nghỉ ngơi, sắp xếp. Hai người ở lại Cẩm Quan Thành của Thành Đô du ngoạn ba ngày mới xuất phát đuổi theo Trần Khác.
Sáng ngày hôm sau, sương mù bao phủ thành Mi Sơn. Thuyền quan mà Trần Khác và cha con nhà họ Tô ngồi đã lẳng lặng tiến tới bên tàu, bởi vì bọn họ đến quả thực quá nhanh nên về phía quan phủ và dân chúng nơi này vẫn không hay biết gì. Vì vậy không hề có cảnh vạn người ra đón.
Nhưng tiểu thương nhập hàng ở bến tàu vẫn nhận ra là Tô Lão Tuyền sinh và lớn lên ở nơi này.
- Này. Kia không phải là lão Tô sao?
Đám lái buôn bất ngờ vô cùng, vui vẻ tiến lên hỏi thăm. Cùng lúc với nghi thức xướng danh bảng vàng, Lễ Bộ cũng đã cho người báo tin đỗ đạt về quê của Tiến sĩ tân khoa. Toàn bộ dân chúng Mi Châu đều biết cha con Tô Lão Tuyền đều trúng tên bảng vàng. Thậm chí, con rể của lão cũng là Trạng Nguyên khoa năm nay.
Bởi đây chính là Trạng Nguyên đầu tiên của toàn bộ vùng Tứ Xuyên.
Việc trọng đại như vậy đương nhiên toàn bộ vùng Tứ Xuyên đều vui mừng. Những ngày này, nha môn, nhà giàu có từ khắp nơi đều đến chúc mừng. Dân chúng Mi Sơn cảm thấy tự hào vô cùng. Nhưng khắp nơi không phải là treo đèn đỏ lúc có việc mừng mà lại treo cờ trắng, kéo chướng…
Tô Tuân vừa xuống thuyền liền nhìn thấy mấy chữ: “đào mận thơm ngát, đức ân thiên hạ” trên chướng, hai chân liền run rẩy, bắt lấy một người hỏi.
- Vợ ta…
- Lão Tô đừng quá đau lòng…
- Trời ơi…
Hi vọng cuối cùng trên cả đoạn đường tiêu tan. Tô Tuân giống như bị đánh phải một gậy, hai chân khụy xuống, hai mắt tối sầm lăn ra bất tỉnh.
Trần Khác sớm nhìn thấy cha vợ hắn chao đảo sắp ngã, vội vươn tay ôm lấy lão.
- Mẹ, chúng con đã về rồi đây…
Tô Thức và Tô Triệt nói xong liền vứt tay nải, gào khóc chạy về nhà.
Trong ngõ Sa Cấu đã biến thành một biển trời màu trắng. Dựa theo tập tục, những người làm quan, phú hộ đến viếng đều mang đến một tấm trướng viếng. Trong linh đường đã không đủ chỗ để, phải bày ở trong sân. Trong sân không đủ, liền dựng đến tận ngoài cổng. Về sau cả một con ngõ nhỏ đã để đầy trướng viếng.
Lúc Trần Khác đỡ Tô Tuân xuống xe ngựa đã cảm thấy cha vợ run rẩy cả người, hai mắt đăm đăm, không ngờ bi thương đến mức muốn ngất đi, vội vàng đến bấm vào nhân trung (tên huyệt vị) của ông ta, Tô Tuân mới thở ra một hơi dài, nước mắt đổ xuống. Gạt tay Trần Khác ra, lão bước thấp bước cao đi vào nhà. Miệng lẩm bẩm:
- Đều tại ta… đều do ta hại nương tử…
Trong sân, hai anh em Tô Thức đã ngã nhào trên đất, khóc lóc bò đến bên linh cữu của mẹ.
- Mẹ. Mẹ ơi. Mẹ tỉnh lại đi. Đứa con trai bất hiếu của mẹ đã về rồi này. Trước khi mẹ đi, không phải mẹ đã nói muốn nhìn chúng con đỗ cao, ngẩng cao đầu trở về hay sao? Nhưng giờ chúng con đã đỗ cao trở về, mẹ lại nằm ở đây, không thèm nhìn chúng con, chúng con còn chưa báo hiếu cho mẹ được ngày nào…
Tiếng khóc đau thương từ trong truyền tới như chim quyên nghẹn ngào khóc không thành tiếng, làm những nữ quyến trong phòng khóc lóc thương cảm.
Trần Khác cũng bị làm cho hai mắt chứa chan lệ. Nhưng ánh mắt hắn không ở trên linh cữu, mà là ở trên thân ảnh người con gái mặc áo xanh gầy yếu tiều tụy.
Người con gái đó cũng nước mắt thành dòng nhìn hắn. Trần Khác rất muốn ôm cô, muốn an ủi cô. Nhưng bây giờ, hắn chỉ có thể kìm nén cảm xúc đến bên cô, nắm chặt lấy bàn tay lạnh lẽo của cô, truyền cho cô hơi ấm.
Cảm nhận được sự ấm áp của người yêu, khiến nước mắt đã ngưng lại chảy xuống lần nữa. Nàng dựa trên vai Trần Khác, nước mắt rơi trong im lặng.
Bọn hắn rất nhanh đổi áo tang trắng, băng đầu, để chân trần. Ngay cả Trần Khác cũng không ngoại lệ. Sau khi tế bái trước linh đường, vợ của Tô Thức là Vương Phất nói cho bọn hắn mọi chuyện, từ lúc mẹ chồng mắc bệnh đến lúc qua đời.
Hoá ra, từ khi đàn ông trong nhà rời đi vào kinh thành thi cử, trong nhà chỉ còn vợ Tô Tuân, hai đứa con gái, hai đứa con dâu sống. Bà Trình, vợ Tô Tuân sau khi tiễn chồng con, thân thể liên tục đổ bệnh, cho đến lúc mắc bệnh nặng không trị được mà qua đời.
Tiếc nuối lớn nhất của bà là lúc chết đi không đợi được tin vui các con đỗ đạt. Bà ngậm đắng nuốt cay chịu bao khổ cực chăm sóc chồng con, dạy bảo con cái, lại không thể có được một ngày báo đáp đã đi trước một bước. Đời là thế đấy!
Mà thực tế, từ trước lúc chồng con rời nhà đi thi, bà cũng đã đau ốm triền miên. Truy cứu gốc bệnh, lại phải lội ngược dòng đến lần khánh thành tấm “Tô thị gia phả đình bia” kia, sự đả kích lần đó đối với Trình gia rất tàn khốc!
Về sau, Trình thánh nhân đặt ra “tam tòng tứ đức” bây giờ mới vừa đậu đồng tiến sĩ. Con gái triều Tống sau khi lấy chồng, mặc dù lấy nhà chồng và con cái làm trọng, song vẫn giữ quan hệ thân thiết với nhà mẹ đẻ. Điều này trong pháp luật cũng có quy định. Không chỉ là gái chưa chồng, nếu ly hôn, hoặc chưa có con, ở góa về nhà mẹ đẻ đều có quyền kế thừa tài sản.
Hơn nữa, dù cho là con gái đã lấy chồng cũng có thể kế thừa gia sản. Chỉ có điều là giới hạn ở phần thuộc về mình, đó chính là của hồi môn, những thứ mà trước đó đã được cho. Cho nên đồ cưới của con gái thời Tống có khi còn nhiều hơn cả gia sản nhà chồng. Nhưng quyền sử dụng, chi phối đồ cưới tất cả đều thuộc về nhà gái. Nếu bên gái không may mất trước, nhà trai phải trả lại đồ cưới cho nhà mẹ đẻ.
Vì vậy, con gái đời Tống không giống những triều đại sau, con gái đã cưới chồng giống như bát nước đã đổ đi. Về quan hệ với nhà mẹ đẻ, ngược lại có chút giống thời đại trước kia của Trần Khác. Cho dù đồ cưới của bà Trình sớm đã dùng cho cả nhà chồng, nhưng tình cảm bà dành cho nhà mẹ đẻ không vì thế mà mất đi.
Nhưng Tô Tuân tính tình cao ngạo đến cực đoan lại sử dụng phương thức kịch liệt nhất báo thù nhà họ Trình. Lão công khai tuyên bố đoạn tuyệt mọi quan hệ với bên nhà vợ, và làm thơ nguyền rủa Trình gia. Nhưng như vậy vẫn không làm cho Tô Tuân nguôi đi nỗi hận trong lòng, lão lại dùng bia đình, đưa Trình gia vĩnh viễn đóng lên cột sỉ nhục muôn đời.
Bản thân lão thoải mái, nhưng lại bỏ qua suy nghĩ của vợ lão. Như vậy cũng là sỉ nhục cả con gái nhà họ Trình. Trình phu nhân kẹp ở giữa vừa thương cảnh ngộ của con gái lại đau lòng chuyện hai nhà thành thù, đoạn tuyệt quan hệ với nhà mẹ đẻ. Tâm thần bị dày vò khiến bà ngày đêm bị tra tấn, cứ thế tích thành bệnh, nhiều năm không dời khỏi thuốc. Nhưng vẫn phải chăm sóc chồng, lo liệu cưới hỏi cho hai đứa con trai, bà chỉ có thể dùng ý chí mà chống đỡ. Bọn họ rời đi, nhàn rỗi hơn bà lại ngã bệnh. Một năm nay liên tục mời danh y đến khám nhưng cũng không cứu chữa được.
Nhưng lúc lâm trung không có chồng, không có một đứa con trai nào bên người, bà làm sao có thể an tâm nhắm mắt.
Hai ngày tiếp theo, cha con nhà họ đều sống trong đau buồn. Đối với Tô Thức và Tô Triệt mà nói, hơn hai mươi năm này họ đều là được mẹ nuôi nấng dạy bảo, nhớ khi mẹ ngồi dưới ánh đèn may quần áo, nghĩ đến khi họ còn nhỏ, tình thương của mẹ đối với họ tựa như biển lớn, vô cùng vô tận. Nhưng bây giờ chỉ trong gang tấc, sinh tử cách biệt, nhìn thấy quan tài lại nhớ tới người, như vậy sao lại không làm cho con người ta lòng đau như cắt, nước mắt như mưa?
Nhất là đối với Tô Tử Chiêm (Tô Thức) trọng tình trọng nghĩa mà nói, anh ta đi học là vì thỏa mãn sự kì vọng của cha mẹ, nay đã đậu tiến sĩ, hoàn thành tâm nguyện của cha mẹ, lại không thể sớm báo hiếu cho mẹ. Như vậy làm sao anh ta có thể chịu được. Từ lúc về nhà anh ta không ăn không uống, không chịu rời khỏi linh đường nửa bước, cũng đã khóc bất tỉnh mấy lần.
Việc chôn cất đã được định vào hai ngày sau. Hai ngày này, có không ít láng giềng và quan viên địa phương đến cúng viếng. Gia đình bọn họ đều vô cùng đau lòng, việc tiếp đón người đến viếng đều là Trần Khác làm. Đương nhiên bọn quan viên sẽ không cảm thấy thất lễ. Trên thực tế, hơn nửa lý do bọn họ đều đến vì Trần Khác.
Vất vả chịu đừng qua hai ngày là mùng 3 tháng 4, linh cữu đã được rời khỏi phủ. Là con cả, Tô Thức dẫn đường đưa tang. Tô Tuân và Trần Khác cũng mặc đồ tang theo sát phía sau. Địa vị của nhà họ Tô nay đã khác, ngày này toàn tộc họ Tô đều đến đưa tang. Đoàn đưa tang dài đến hai dặm, thậm chí còn rầm rộ hơn cả đám tang Tô lão gia năm đó.
Nhạc buồn bi thương, tiền giấy bay đầy trời, đoàn đưa tang chậm rãi ra khỏi thành, đến phần mộ tổ tiên của Tô gia ngoài thành. Lúc trước lập bia, lão Tô đã chọn vị trí mộ cho mình, nhưng không nghĩ đến, vợ lão lại đi trước nằm ở đó.
Trong núi non xanh nước biếc, hoa cỏ um tùm, gia phả đình kia vẫn như mới, bên trong là tấm bia đá đó. Tô Tuân cũng không dám quay sang nhìn tấm bia đó một cái, quay đầu đi qua “kiệt tác” khiến lão phải trả giá đắt.
Mộ đã được đào xong, chỉ cần đến giờ, sẽ đưa quan tài xuống mộ, đổ đất, đắp lại là xong… còn về phần xây mộ lập bia, đều phảo đợi tương lai lão Tuyền nằm xuống đó rồi mới tính đến.
Không có bia mộ, nhưng có văn tế. Tô Tuân vịn quan tài, đốt cháy tờ văn tế được viết bằng máu. Vừa đốt vừa đau buồn đọc.
- Hỡi ôi! Cùng tử chung sống, hẹn ước trăm năm. Không biết giữa đường, bỏ ta đi trước. Ta lên kinh sư, ngàn dặm xa xôi tới ngày trở về, than khóc tử ra đi. Không lời trăn trối, tử đi không về, lòng ta quặn đau…
- … Trở về nhà không, khóc không thấy người. Đau lòng nhìn di vật, nước mắt cảm thương. Than thở thân ta, bốn biển một mình. Tự ngày tử ra đi, lòng mất đi người bạn đời tốt. Cô độc suốt ngày, ai thấu cho ta?
- Xưa khi còn trẻ, lêu lổng không học. Tử tuy không nói, nhưng trong lòng không vui. Ta hiểu lòng tử, lo ta mai một. Hỡi ôi tử đã ra đi, làm sao có thể tìm lại!
Đêm lạnh như băng, mặt trăng bị che khuất bởi những đám mây. Khung cảnh xung quanh cực kỳ yên tĩnh, chỉ có tiếng côn trùng kêu bên trong đám cây cỏ.
Trần Khác ngồi trên giường, Tiểu Muội như chú mèo nhỏ dựa vào khuỷu tay ấm áp của hắn. Nàng mặc một bộ quần áo màu xanh, tóc xõa hai vai, càng tôn thêm vẻ mềm yếu của người thiếu nữ.
Sau khi trở về, liền bị đám tang chiếm hết thời gian, không còn thời gian để mà ngồi bên nhau chuyện trò. Cho đền lúc hạ táng quay trở về, khi mọi người đều mệt mỏi trở về phòng của mình ngủ, hai người mới có thể hưởng thụ thời gian bên nhau quý báu này.
Trần Khác đau lòng vuốt vòng eo nhỏ nhắn của Tiểu Muội, thấp giọng nói:
- Trận này chắc mệt lắm phải không?
- Muội không mệt lắm.
Tiểu Muội lắc đầu nói:
- Có tỷ tỷ và các chị dâu giúp đỡ, muội không phải động chân động tay nhiều.
- Vậy sao vẫn gầy như vậy?
Trần Khác thở dài nói:
- Thực khiến huynh đau lòng.
- Sao có thể nuốt trôi cơm…
Tiểu Muội chán nản nói:
- Nương bệnh nặng, lại suốt ngày lo lắng cho huynh, thực sự không có hứng ăn uống.
- Bất kể như thế nào, chuyện đã qua thì cũng đã qua rồi, chúng ta còn phải sống cho chính mình. Như vậy mẫu thân trên trời có linh thiêng nhất định cũng cảm thấy an ủi.
Trần Khác dịu dàng nói:
- Hứa với huynh, phải ăn nhiều cơm vào, thì tâm tình mới khá lên được.
- Ừ.
Tiểu Muội nhẹ nhàng gật đầu, rồi ngẩng đầu lên, dùng đôi mắt đen nháy nhìn hắn nói:
- Huynh cũng không cần phải làm như vậy.
Bao nhiêu năm ăn ý, Trần Khác tự nhiên minh bạch ý tứ của Tiểu Muội… Hai người còn chưa thành thân, hắn cũng không cần phải trông linh bài giữ đạo hiếu. Cho dù là đã thành thân, dựa vào thân phận của hắn, cũng không cần phải làm vậy. Nhưng hắn lại cố ý như thế. Ở trước mặt thân tộc của Tô gia, trước mặt phụ lão Mi Sơn, hắn đã coi mình là con rể rồi.
Vì sao hắn phải làm như vậy. Kỳ thực đây là một lời hứa hẹn tới Tiểu Muội. Tiểu Muội đương nhiên là hiểu rõ. Nàng rất là cảm động, nhưng vẫn chán nản nói:
- Kỳ thực, muội thường xuyên suy nghĩ, lúc trước đổ thừa cho đại ca, có phải là làm sai hay không?
- Sao lại nghĩ như vậy?
Trần Khác trầm giọng hỏi.
- Bởi vì muội mang tới rất nhiều phiền toái cho đại ca.
Tiểu Muội buồn bã nói:
- Những việc mà huynh làm ở Đông Kinh, Nhị ca của muội đều kể hết ở trong thư. Muội biết huynh vì từ hôn, suýt nữa đã táng gia bại sản.
Nàng phải hết sức cố gắng, mới rời khỏi người Trần Khác:
- Vậy mà huynh không oán trách muội một câu. Muội, muội cảm thấy mình thực sự không xứng đáng…
Nàng còn chưa dứt lời, đã bị Trần Khác ôm trở về nói:
- Có xứng đáng hay không, là do huynh quyết định, cũng không cần muội phải quan tâm. Thực sự là…
Hắn định nói, cha muội và cha huynh thực sự phiền toái. Nhưng những lời này không thích hợp lắm trong những ngày như thế này, liền sửa lời:
- Tạo hóa trêu người mà thôi.
- Nhưng lại chậm trễ mất ba năm của huynh…
Tiểu Muội rốt cuộc không kìm nổi nước mắt, vừa ủy khuất lại vừa chua xót nói:
- Thực sự là xui xẻo…
Trần Khác nhẹ nhàng vén mái tóc của nàng lên, dịu dàng nói:
- Vẫn là câu kia, cái này có liên quan gì tới muội đâu? Đều là do kẻ an bài tất cả những thứ này quá ác độc.
Tiểu Muội khẩn trương giơ tay che miệng của hắn, sau đó nhỏ giọng cầu nguyện:
- Ông trời đừng để bụng những lời huynh ấy nói. Huynh ấy hay thích nói bậy bạ, nhưng lại là người tốt, ngàn vạn lần đừng trách tội huynh ấy.
- Tiểu Muội nhà ta từ bao giờ đã tin những thứ này rồi?
Trần Khác bắt được bàn tay nhỏ bé của nàng, cười hỏi.
- Đại ca, đừng nói bậy bạ nữa, muội đang cầu ông trời phù hộ đây.
Tiểu Muội liếc hắn một cái, oán trách nói:
- Huynh phải tin tưởng vào thần linh. Thần linh là rất linh nghiệm đấy. Vừa qua năm mới, muội cùng hai chị dâu đi tới khắp miếu lớn miếu nhỏ của Mi Châu, khẩn cầu ba người huynh đệ huynh thi đậu. Kết quả huynh xem, tất cả đều thi đậu đấy thôi.
Nói xong thở dài nói:
- Cũng không biết là vị thần linh nào hiển linh phù hộ, ba người thi thì cả ba đều đậu, thực sự là rất thiêng.
- Ha hả…
Trần Khác mỉm cười hỏi:
- Lúc muội bái lạy thần linh, muội muốn ai trong ba huynh đệ bọn huynh làm Trạng Nguyên?
- Còn phải hỏi…
Tiểu Muội liếc yêu hắn một cái, ôm mặt nói:
- Muội cầu cái người mà trọng sắc khinh anh em…
- Ha ha…
Trần Khác vừa muốn cười to, lại kịp thời che miệng lại, giận dữ nói:
- Lễ giáo thực sự hại chết người. Huynh nghĩ nếu nhạc mẫu trên trời có linh thiêng, cũng không muốn con gái của mình, chậm trễ cưới xin hai ba năm.
Cho dù đời Tống chưa có ai chết bởi lễ giáo, nhưng những cấm kị mà lúc con cái cư tang không ít. Nói đơn giản đã có năm điều. Điều thứ nhất là, lúc mới tổ chức tang lễ, con cái phải nhịn đói ba ngày, trăm ngày sau chỉ có uống nước ăn cơm, mười ba tháng sau mới có thể ăn trái cây, rau quả, hai mươi lăm tháng sau mới có thể ăn thịt uống rượu.
Hai là không được hát hò, không cưới xin, không được sinh đẻ. Trong “Tống hình thống” có quy định, nếu lúc cư tang cha mẹ mà tổ chức ăn uống linh đình, vui chơi phè phỡn, thì sẽ bị xếp vào một trong mười điều ác là bất hiếu.
Điều thứ ba là không được tham gia thi cử, không được nhập sĩ. Điều bốn là, nếu là quan viên, thì có trang phục đại tang riêng. Điều thứ năm là không được giấu vàng bạc trong mộ…
Điều cấm kỵ thứ năm này được xếp vào pháp lệnh. Chủ yếu là phòng ngừa có trộm mộ, nhằm bảo vệ người chết.
Những lệnh cấm này, kỳ thực dân chúng cũng không coi trọng lắm. Quan phủ cũng không có khả năng điều tra những việc nhỏ nhặt như vậy. Nhưng đối với quan viên mà nói, đây là vấn đề rất lớn. Nếu Trần Khác và Tiểu Muội dám kết hôn trong thời gian này, vậy thì coi như tiền đồ sau này của Tô Gia đã xong. Hơn nữa, Tiểu Muội và lão Tô còn phải chịu hình phạt, Trần Khác bản thân biết rõ sự tình mà vẫn vi phạm lệnh cấm, thì cũng không thoát được.
Tập tục quốc gia đã như vậy, Trần Khác phải thuận theo, có khóc cũng vô ích.
- Ai nói không phải.
Tiểu Muội cũng rất buồn bực. Nàng dựa vào đầu vai của Trần Khác, lắc lắc đầu tỏ vẻ ủy khuất nói:
- Hai năm ba tháng a, lâu như vậy chịu sao được.
- Nếu không, chờ huynh được cử về địa phương, huynh sẽ vụng trộm lấy muội.
Vân Nam có khí độc, mà thân thể của Tiểu Muội lại yếu đuối, Trần Khác đâu dám mang nàng tới đây? Huống chi làm vậy cũng quá vi phạm lễ giáo rồi.
- Muội chỉ nói cho hết giận mà thôi.
Tiểu Muội lắc đầu, hạ giọng nói:
- Muội đâu phải là người không hiểu lí lẽ như vậy?
Xảy ra việc này mà bị người khác điều tra ra, vậy thì Trần Khác coi như xong đời.
- Ôi…
Trần Khác thở dài nói:
- Thôi, không nói tới việc này nữa. Chúng ta đã chờ nhiều năm như vậy, chờ thêm hai năm nữa cũng không sao.
- Huynh có ủy khuất không?
Tiểu Muội nhìn hắn hỏi. Còn chưa đợi Trần Khác trả lời, lại khẽ cười nói:
- Đoán chừng là không. Bên trong thành Biện Kinh, mỹ nhân đầy rẫy, làm gì lưu luyến một người như muội.
- Hắc…
Trần Khác cực kỳ lúng túng nói:
- Cái tên Tô Tử Chiêm, không ngờ lại dám cáo mật huynh. Chẳng lẽ ông anh của muội lại tốt hơn huynh chắc? Muội biết không, sau khi tay đấy đậu Tiến sĩ, đêm nào cũng nghe nhạc, ngắm mỹ nhân…
- Không phải là Nhị ca của muội kể…
Tiểu Muội chậm rãi nói:
- Là người bên ngoài nói cho muội biết.
- Là ai?
- Nguyệt Nga muội tử…
- Sặc…
Trần Khác suýt nữa phun nước miếng vào mặt nàng, trừng to mắt hỏi:
- Muội đừng nói đùa. Sao có thể là cô ấy?
- Tháng trước, vào buổi tối lúc muội đang ngủ, đột nhiên cảm giác trong phòng có người. Vừa mở mắt ra thì thấy quả nhiên có người. Lúc đó muội rất sợ hãi, đang muốn hô lên, thì đã bị che miệng lại…
Trần Khác nghe đến đây sởn cả tóc gáy. Trong lòng tự nhủ, chẳng lẽ sư tử Hà Đông muốn giết người cho hả giận?
- Lúc này nhìn kỹ mới thấy đó là một cô gái cao gầy xinh đẹp.
Tiểu Muội nói:
- Thấy là con gái muội không giãy dụa nữa, mà ra hiệu cho cô ấy buông tay ra.
- Muội hỏi cô ấy muốn làm gì? Cô ấy trầm mặc một lúc, nói là muốn lặng lẽ tới nhìn muội một cái rồi lập tức rời đi. Không nghĩ tới muội lại cảnh giác như vậy. Còn nói muội quên chuyện này đi, coi như là chưa có ai tới đây.
Tiểu Muội nhẹ giọng kể lại:
- Lúc này muội đã đoán ra cô ấy là ai, liền gọi một tiếng Nguyệt Nga muội tử…
Tiểu Muội nhớ lại, cuộc trò chuyện từ một tháng trước…
…
Nguyệt Nga không nghĩ tới Tiểu Muội có thể nhận ra mình. Huống chi nàng là người không giỏi việc giả vờ, liền bật thốt lên:
- Sao cô biết…
Đúng là chưa đánh đã khai. Nói xong biết mình nói lỡ, khuôn mặt lại trở nên lạnh lùng nói:
- Đúng vậy, ta chính là Liễu Nguyệt Nga. Tuy nhiên cô không cần phải lo lắng. Ta chỉ đến xem, là ai mà có sức hấp dẫn như vậy, khiến tên gia hỏa kia không cưới không được.
- Ta có gì mà hấp dẫn, chỉ là một dân nữ yếu ớt gầy còm mà thôi.
Tiểu Muội mặc thêm áo, đứng dậy thắp nến rồi nói:
- Về phần hấp dẫn, ta còn kém Nguyệt Nga muội tử rất nhiều.
- Ta tính là cái gì?
Liễu Nguyệt Nga nghe vậy buồn bã cười nói:
- Trong mắt hắn, ta không là cái gì cả.
- Đó là do huynh ấy không có mắt nhìn thôi.
Tiểu Muội rót một chén trà cho Liễu Nguyệt Nga rồi nói:
- Đi ra ngoài lâu như vậy, chắc cũng mệt mỏi. Đêm còn dài, chúng ta cứ ngồi xuống, từ từ nói chuyện.
Dựa vào võ công của Liễu Nguyệt Nga, mười Tô Tiểu Muội cũng không phải là đối thủ. Nhưng so về trí tuệ, mười Liễu Nguyệt Nga cũng không bằng. Tiểu Muội rất nhanh đã hóa mưa bão thành mưa xuân, giải trừ sự đề phòng của Liễu Nguyệt Nga. Dùng thời gian cả đêm, đã khiến Liễu Nguyệt Nga giãi bày hết tâm sự.
- Muội lưu cô ấy vài ngày. Trong nhà đều nghĩ cô ấy là bạn học ở thư viện lúc trước. Còn có chị dâu Vương Phất thay muội giấu diếm, nên không có lộ ra sơ hở.
Tiểu Muội mỉm cười nói:
- Bọn muội nói chuyện rất ăn ý, càng về sau càng là tri kỷ không gì dấu nhau…
Nói xong, vừa oán trách, vừa bất đắc dĩ nhìn Trần Khác nói:
- Cô ấy là cô gái tốt, huynh không nên đối xử với cô ấy như vậy.
- Lời này kỳ thật đấy!
Trần Khác có chút khó hiểu hỏi:
- Huynh đây là vì ai?
- Huynh là người có bản lĩnh…
Tiểu Muội ghé vào lỗ tai của Trần Khác nói:
- Thì hãy tìm cách cưới cả muội và cô ấy đi.
- Lời này nên đánh!
Trần Khác kéo nàng lên đùi, dùng tay phải đánh vào mông của Tiểu Muội. Đau đến nỗi nàng kêu lên một tiếng, liên tục xin lỗi nói:
- Đại ca tha mạng, Tiểu Muội nghĩ như vậy cũng chỉ là muốn bồi thường huynh mà thôi…
- Trời vừa sáng là huynh phải lên đường, đừng nói tới Liễu Nguyệt Nga nữa.
Trần Khác ôm Tiểu Muội trong lòng nói:
- Hiện tại huynh chỉ muốn ôm muội một lúc.
…
Tiểu Muội lập tức yên lặng, ôm chặt cánh tay của Trần Khác, lẩm bẩm nói:
- Muội thực sự rất nhớ huynh…
- Vậy thì huynh không đi nữa.
Trần Khác nhẹ nhàng lay cánh tay nói:
- Không đi nữa, không đi nữa….
- Ừ.
Tiểu Muội mơ hồ đáp lời, hạnh phúc nhắm hai mắt lại. Chỉ chốc lát sau, hơi thở đã đều đều, chìm vào giấc ngủ say.
Trần Khác cứ như vậy không nhúc nhích ôm nàng, một đêm không ngủ. Trong một đêm này, hắn nghe Tiểu Muội mười lần nói mơ câu ‘Nương, đừng đi’, còn có mấy lần câu ‘Đại ca, chớ đi’…
Trời chưa sáng, thừa dịp Tiểu Muội còn chưa tỉnh, Trần Khác nhè nhẹ đặt nàng lên giường, chậm rãi kéo chăn, hôn vào trán nàng, rồi rón rén đi ra ngoài. Hắn rất không thích cảnh ly biệt cầm tay nhìn nhau hai mắt đẫm lệ, như thế sẽ khiến người ta nhụt đi chí khí anh hùng.
Hắn không biết rằng, Tiểu Muội phía sau đã mở mắt, đôi mắt đẫm lệ tiễn hắn đi…
.....
Trên bến tàu Mi Sơn, Trần Khác từ biệt với người tới tiễn là Tô Thức, dặn dò y phải chăm sóc Tiểu Muội cho tốt, sau đó đi lên chiếc thuyền quan hai tầng đã chờ sẵn ở đó từ sớm.
Lên thuyền, hắn cởi bỏ đồ tang, thay một bộ áo tơ trắng. Trần Khác đi vào tiền sảnh để gặp Vương Khuê.
Vương Khuê vội hỏi han an ủi, rồi tỏ vẻ áy náy vì không thể đích thân tới viếng.
Trần Khác sau khi thay mặt nhạc gia bày tỏ lòng cảm kích, liền đi thẳng vào chủ đề chính:
- Vương Công có nhìn thấy Trương tướng công chưa vậy?
Trương tướng công chính là Trương Phương Bình, lão huynh này năm ngoái đã được thăng làm Tam tư sử. Ai ngờ trước khi khởi hành, Xuyên Nam xảy ra phiến loạn, lão buộc phải ở lại dẹp loạn. Trong hai tháng vừa mới dọn dẹp xong xuôi, chuẩn bị khởi hành thì lại xảy ra sự cố Mã Chí Thư…
Vương Khuê lắc đầu nói:
- Không thấy, lão đi Nhã Châu rồi. Tuy nhiên có công văn của Xu Mật viện gửi cho ta nói rằng, mấy vạn kỵ sĩ của bộ lạc ở các đường Thiểm Tây cũng đang di chuyển về Thành Đô, còn có binh lính ở Hồ Quảng cũng xuất phát bằng đường thủy, Xu Mật viện còn phát một ngàn xe binh khí, ít ngày nữa sẽ chuyển đến. Có bọn họ làm hậu thuẫn thì chúng ta có thể chắc chắn hơn một chút.
Trần Khác thở dài nói:
- Nhưng bá tánh đất Thục lại gặp tai ương rồi. Bản địa là binh, khách hương là phỉ, binh lính tràn vào đất Thục nhiều như vậy, e rằng không chỉ có phòng bị Mã Chí Thư đâu…
- Nói gì thì nói, binh lính vẫn là thứ chẳng lành, không thể làm bừa…
Vương Khuê khoan dung đại lượng, là bậc quan bụng hiểu rõ nhưng giả bộ hồ đồ điển hình, y đương nhiên biết, triều đình một mặt phòng bị Mã Chí Thư, đồng thời cũng phòng bị đất Thục có người nhân cơ hội làm loạn, lại gây ra đợt sóng gió vương triều mới.
- Gần đây thế cuộc ra sao?
Đã đi ra rồi thì quản không nổi phía sau nữa. Bằng không nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ, để những khách binh kia không có lý do gì ở đất Thục lâu dài. Đây mới là điều hữu dụng nhất đối với quê hương phụ lão. Trần Khác đổi chủ đề nói:
- Ta ở Mi Sơn, gặp không ít quan địa phương, họ đều nói hiện giờ lòng dân đang hoang mang.
- Đúng vậy, bây giờ Thành Đô đều lan truyền tin Mã Chí Thư sẽ dẫn quân vào Xuyên, hơn nữa ở đất Thục nạn trộm cướp liên miên, khu vực Khương dân liên tục bạo động bất an, quan viên châu phủ tin chắc việc này không nghi ngờ gì, vội vàng điều binh xây dựng tường thành, ngày đêm không được nghỉ ngơi. Dân chúng cũng bị quấy nhiễu.
Vương Tĩnh nét mặt lộ vẻ ưu tư nói:
- Người Thục chúng ta bị binh loạn dọa đến vỡ mật rồi, nhiều hộ giàu có thậm chí còn chuyển nhà ra bên ngoài, cũng nhân cơ hội này đục nước béo cò. Ta xem không cần phải Mã Chí Thư qua đây thì trong đất Thục đã tự loạn rồi.
Trần Khác an ủi y một câu, chau mày nói:
- Tin rằng với năng lực của Trương tướng công, tình hình sẽ ổn định được. Tuy nhiên, sự tình của Mã Chí Thư thì quan viên Lưỡng Xuyên cũng vừa mới biết, sao mà tin truyền đi ồn ào huyên náo thế được?
Vương Khuê cười khổ nói:
- Kể cũng trùng hợp, ngay tháng trước, tin Mã Chí Thư vẫn còn sống được các thương nhân đến Đại Lý lan truyền. Quan địa phương bị y hung tợn dọa đến vỡ mật, trình tấu liên tục, thổi phồng tình thế. Triều đình trong vòng tám trăm dặm khẩn cấp lệnh cho Trương tướng công phong tỏa các con đường chính đến Đại Lý, bởi vậy lão mới đi Nhã Châu.
Trần Khác thở dài nói:
- Thật là gây thêm phiền phức. Vấn đề là bên chúng ta ầm ĩ, bên Đại Lý há lại không khẩn trương theo?
Vương Khuê nói:
- Đó là lẽ tự nhiên. Đợi chúng ta tới Nhã Châu, gặp Trương tướng công sẽ biết.
Sáng ngày thứ hai, ba thuyền quan đã tới thành Nhã An ở Nhã Châu. Đây là nơi buôn bán trà ngựa của Đại Tống với các nước khác, vì thế mà phồn hoa hơn hẳn Mi Châu.
Ngoài khu thành thị buôn bán thương mại quan trọng ra, nơi đây còn là thị trấn biên phòng quan trọng của Đại Tống… Cho dù Nhã Châu không phải là biên thùy của vương triều Đại Tống, nhưng lại là đầu mối của thế lực triều đình. Đi tiếp về phía nam thì sẽ tiến vào Thập Vạn Đại Sơn mà các bộ lạc dân tộc thiểu số khống chế… Nước Đại Lý ở bên Đại Sơn cũng như vậy, hai nước tuy giáp giới về mặt lý thuyết, nhưng trên thực tế có hơn ngàn dặm núi non trùng điệp vắt ngang. Ở giữa bị chiếm cứ bởi vô số các bộ tộc phiên dân, đây cũng là nguyên nhân hai nước đoạn gần như tuyệt quan hệ, đặc biệt đối với triều Tống mà nói thì hầu như không có cảm giác Đại Lý tồn tại.
Bởi vậy Nhã Châu chính là cơ sở biên phòng của Đại Tống. Nơi này thường bố trí hai vạn cấm quân, đồng thời có quyền điều động gần năm vạn thổ binh tới bất cứ lúc nào. Theo suy nghĩ của Vương Khuê và Trần Khác, vào thời khắc thần hồn nát thần tính như thế này, thành Nhã An chắc chắn là nhìn cỏ cây cũng thành binh lính rồi.
Ai ngờ rằng trên bên tàu trước mặt, các lái thương vẫn đang tụ tập, chưa hề thấy dấu hiệu quân đội tập kết quy mô lớn.
Trên bến tàu có quan sở của trà mã tư, nhìn thấy ba thuyền đại quan tới, liền vội ra hỏi han xem có phải là sứ đoàn Biện Kinh hay không. Sau khi có được khẳng là đúng, gã vội đi cầu kiến thượng quan.
Sau khi xin chỉ thị, các vệ binh thả cho gã đi lên, vừa thấy Vương Khuê mặc áo bào tía đai ngọc, viên quan kia liền thi đại lễ tham bái, miệng nói:
- Tướng công chúng tôi sớm đã biết khâm sai sẽ tới, nhưng để tránh tạo ra không khí căng thẳng nên không phái quan lính ra nghênh đón, phái tôi thay mặt người xin tạ lỗi.
Vương Khuê lắc đầu nói:
- Quốc gia có việc, sao có thể nói những câu nghi thức xã giao ấy được? Tướng công của các ngươi đâu?
- Ở phủ nha.
- Mau dẫn đường!
…..
- Ha ha ha ….
Tại Nhã Châu phủ nha, Trương Phương Bình được bẩm báo từ sớm nên ra ngoài cửa nghênh đón đoàn Vương Khuê. Lão có vóc người cao to, da mặt ngăm đen, giọng nói sang sảng, nhìn qua liền thấy đây là một viên quan bộc trực ngay thẳng. Nhưng đôi mắt sâu hoắm như hồ thu khiến người ta biết rằng lão già này tuyệt đối không đơn giản. Lão tuy lớn hơn Vương Khuê hơn chục tuổi nhưng cũng là chỗ quen biết cũ trong kinh thành, nay có thể gặp nhau ở biên thùy Tây Nam này, tất nhiên vô cùng vui vẻ. Lão chắp tay thi lễ, cười vang nói:
- Vũ Ngọc lão đệ, đã lâu không gặp.
- An Đạo Công xem ra phong độ hơn xưa!
Vương Khuê vội vàng đáp lễ. Trần Khác đứng bên cạnh y nhưng hơi lùi về phía sau một chút, cũng thi lễ theo.
Trương Phương Bình tiến về phía trước một bước, đỡ lấy hai người, nói:
- Vị này chính là tân khoa Trạng nguyên đó à?
- Đúng là bổn khoa Trạng nguyên Trần Trọng Phương đó ạ!
Vương Khuê vinh dự giới thiệu:
- Trọng Phương, vị này chính là Trương An Đạo Công danh tiếng lẫy lừng!
- Hạ quan bái kiến Trương tướng công!
Trần Khác đành phải thi lễ một lần nữa, đối phương bây giờ điều hành Ích Châu phủ với tư cách là Tam Ti sứ, điều khiển quân vụ Lưỡng Xuyên, tất nhiên xứng đáng được gọi là ‘tướng công’.
Trương Phương Bình thân mật đỡ hắn dậy, nói:
- Tốt tốt tốt, Trạng nguyên không cần đa lễ. Lão phu nghe đại danh đã lâu, như sét đánh bên tai rồi. Chúng ta đều nghe danh nhau đã lâu, hay là cứ xưng hô huynh đệ đi.
- Trần công chiếu cố cho hạ quan rồi!
Lời này của Trần Khác có ý tứ là, thế thì sẽ không gọi lão là tướng công, nhưng tùy tiện hơn nữa thì quá đáng quá. Thân trong quan trường thì phải nói những lời quan thoại giả tạo, điều này khiến hắn trong lòng thấy khó chịu vô cùng.
- Chúng ta vào trong nói chuyện.
Trương Phương Bình một tay kéo Trần Khác, một tay kéo Vương Khuê, thân thiết đưa bọn họ vào trong phủ.
Người hầu mang trà và điểm tâm lên, Trương Phương Bình cười nói với Trần Khác:
- Năm ngoái Tô Lão Tuyền dẫn hai tiểu tử đến gặp ta, nghe nói đệ cũng đã tới Thành Đô, nhưng lại tránh không gặp mặt ta, đệ nói thế có nên hay không?
Trần Khác áy náy cười nói:
- Quả thật không nên, tuy nhiên Trương công công vụ bề bộn, hạ quan chỉ sợ người đông quá sẽ làm phiền tới ngài.
Trương Phương Bình có tính cách thẳng thắn cởi mở của đàn ông Trung Nguyên, lão cười nói:
- Đây không phải lời nói thật lòng. Đệ là vì chuyện ta và thầy của đệ bất hòa, lo bị tỏ thái độ nên mới tránh mặt ta, có đúng không?
- Tuyệt đối không có việc này.
Cho dù bị nói trúng, nhưng Trần Khác cũng không thể thừa nhận, vẫn lắc đầu nói:
- Trương công độ lượng cao thượng, làm sao có thể làm khó cho hậu bối được.
Trương Phương Bình cười nói:
- Ha ha ha, thật là biết cách ăn nói. Nghe nói đệ phải viết trước mười vạn chữ mới được tham gia thi hội, có việc này sao?
Trần Khác cười khổ nói:
- Nghĩ lại mà sợ, nhưng quả thật là như thế.
- Tên tiểu tử Vương Giới Phủ luôn không coi ai ra gì, đệ có thể gắng gượng qua được, cũng là để cho hắn biết như thế nào gọi là ‘nhân ngoại hữu nhân’ (tức là người giỏi còn có người khác giỏi hơn).
Trương Phương Bình cười vô cùng vui vẻ, giơ cao ngón tay cái lên khen:
- Lợi hại, lợi hại!
Trần Khác cười khổ nói:
- Vẫn không thể bằng Trương Công được. Hạ quan mười năm ròng mới thuộc mười vạn chữ, Vương Công chỉ dùng có mười ngày mà đã có thể thuộc được ‘tam sử’, ánh sáng của hạt gạo làm sao dám so sánh với ánh sáng của mặt trăng?
Câu tâng bốc này khiến Trương Phương Bình thấy vô cùng dễ chịu, lão cười tươi như hoa. Vì nếu luận thông minh trí nhớ tốt thì lão tuyệt đối là người số một Triều Tống, biết bao thần đồng, thiên tài không là gì so với lão cả.
Nghe nói lão có khả năng đọc nhanh như gió, đã đọc là không quên. Khi còn trẻ đã từng mượn người ta ‘tam sử’, mười ngày sau lập tức trả lại, từng câu trong đó đều có thể nhớ rất kỹ. ‘Tam sử’ là bao gồm “Sử ký”, “Hán thư” và “Hậu Hán thư”, chỉ riêng cuốn “Sử ký’ đã hơn năm mươi vạn chữ, lão có thể đọc được tất cả trong mười ngày thì ngươi đi đâu để nói lý đây?
Trần Phương Bình cười nói:
- Ta là do nhà quá nghèo, muốn đọc sách chỉ có thể đi mượn nên mới bắt buộc phải đọc hết. Nói ra thì buồn cười, về sau khi làm quan những sách mua về đọc rồi đều không thể nhớ hết được, chỉ có mỗi sách đi mượn năm đó là nhớ rõ ràng toàn bộ, đệ thấy có buồn cười không.
.....
Bên này lão cứ hăng hái không ngừng kể chuyện cũ, bên kia Trần Khác và Vương Khuê đều lộ vẻ bất đắc dĩ. Thật đúng là cấp cứu lại gặp thầy thuốc chậm. Họ đang vô cùng sốt ruột, lửa thiêu tới thành Nhã An đến nơi rồi, ai ngờ rằng vị trưởng quan quân chính tối cao của nước Thục lại không hề có vẻ lo lắng gì.
Mà không chỉ là ngoài miệng không vội, nhìn cảnh tượng các thương nhân thành Nhã An vẫn đang buôn bán tấp nập, không hề có chút phòng bị nào thì biết ngay lão thực sự không cấp bách.
Vương Khuê rốt cục không kìm được lên tiếng hỏi:
- An Đạo công, theo tiểu đệ được biết, triều đình đã ra lệnh cho Kiềm hạt tư phong tỏa các con đường buôn bán với Đại Lý. Vậy tại sao xem ra hoạt động buôn bán vùng biên vẫn chưa chịu ảnh hưởng?
Trương Phương Bình lại lơ đễnh cười nói:
- Ha ha, đóng cửa thương lộ thì chỉ mang lại tổn thất cực lớn cho thương nhân, lại còn gây ra khủng hoảng không cần thiết, khiến người ta thừa cơ giậu đổ bìm leo, không hề có điểm tốt nào cả. Bởi vậy, tướng ở bên ngoài, quân mệnh có cái không nghe.
Đại thần của triều Tống thường ngạo mạn như vậy mà gặp được Trương Phương Bình có tài sai khiến như vậy thì tất nhiên là phúc của xã tắc, nhưng chỉ e có những kẻ “thành sự không có bại sự có dư” làm loạn.
- Nhưng, làm sao lại có tin đồn rằng quân của Mã Chí Thư đã vượt sông tiến vào địa phận Đại Tống ta rồi.
Vương Khuê mặt hiện vẻ ưu tư nói.
- Tin tức này ta cũng đã nghe rồi.
Trương Phương Bình gật đầu nói.
- Bởi vậy hôm nay ta mời đến, đầu tiên thăm dò các thủ lĩnh của Cung bộ phận xuyên đã báo cáo tin tức này, chờ lát nữa ta muốn mời ông ta đi ăn cơm, nhị vị khâm sai nếu không chê thì cùng dự tiệc.
- Vậy thì tốt.
- Tuy nhiên đến lúc đó, tất cả đều nhìn ánh mắt của lão phu.
Trương Phương Bình giảo hoạt cười nói.
- Mong mỏi chờ đợi.
Vương Khuê cười nói.
Đợi tới khi ba người chuyển tới chính đường liền gặp ngay một người trung niên trên đầu quấn vải đen, mặc chiếc áo đuôi ngắn màu đen, đi chân đất, da ngăm đen, đang ngồi trên ghế làm bộ làm tịch uống trà.
Vừa nhìn thấy Trương Phương Bình tới, cả năm người vội vã đứng dậy hành lễ, dùng thứ Hán ngữ cứng nhắc hỏi thăm ông ta.
Trương Phương Bình giới thiệu với bọn họ, nói cho Vương Khuê và Trần Khác, năm vị này là thổ quan (quan chủ quản đất và nước) của Cung Bộ Xuyên ở Lê Châu và Nhã Châu, nhưng đối với những người cầm đầu này, chỉ nói tới bọn họ là những khâm sai được được triều đình phái tới, chứ không nhắc tới bọn họ phải đi sứ Đại Lý này nữa.
Bình luận truyện