Nhất Phẩm Giang Sơn
Quyển 6 - Chương 286: Nơi trời ban
- Ta đã làm việc thì cô cứ yên tâm.
Trần Khác cười nói:
- Chờ đến ngày mai cô sẽ biết.
Liễu Nguyệt Nga gật gật đầu, không hỏi nữa.
- Sắc trời không còn sớm, chúng ta đi ngủ thôi.
Trần Khác vén rèm cửa lên, quay đầu lại chỉ thấy Liễu Nguyệt Nga vẻ mặt xám xịt.
- Ngươi còn nói lung tung muốn vớ bở hả.
Liễu Nguyệt Nga cũng không dễ bị bắt nạt như Minh Nguyệt công chúa, lạnh lùng bỏ lại một câu:
- Ta sẽ ném ngươi xuống Nhị Hải.
Nói xong liền ngồi xếp bằng ở ngoài cửa khoang.
Nhìn bóng lưng của nàng, Trần Khác cười khổ nói:
- Cô đừng quên là mình đang mặc nam trang.
- Thân phận của ta hiện giờ là hộ vệ.
Liễu Nguyệt Nga cũng không thèm nhìn hắn, dừng một cái buồn bã nói:
- Khi không ngủ được tại sao ngươi không suy nghĩ một chút, tất cả những việc ngươi đã làm, xứng đáng với Tô Tiểu Muội sao?
- …
Trần Khác bỗng chốc hết chỗ nói rồi.
Sáng sớm hôm sau, thuyền đi đến Hạ Quan – cửa ngõ phía nam kinh đô Đại Lý. Năm xưa Nam Chiếu Vương Bì La Các thống nhất lục chiếu, xây dựng nên Nam Chiếu quốc. Định đô ở thành Đại Lý, ở giữa Thương Sơn và Nhị Hải là thông đạo dài hẹp nối liền hai đầu quan ải. Phía Bắc gọi là Thượng Quan, phía nam gọi là Hạ Quan, hai nơi cách xa nhau trăm dặm, hỗ trợ nhau bảo vệ xung quanh đô thành. Đoàn thị sở dĩ có thể ở trong tình cảnh hiểm nghèo mà vẫn có thể nắm vững được đô thành, là nhờ ở Thượng Quan và Hạ Quan đều do nhiều thế hệ con cháu Đoàn thị thủ vệ. Nếu không có nội chiến, chỉ vẻn vẹn hai quan ải này cũng “vạn người không thể khai thông quan khẩu”, điều đó đủ làm cho người ta khiếp sợ.
Nơi này mưa gió bốn mùa ít thay đổi, vào đông xuân thì nổi gió tây, hạ thu thì nổi gió tây nam, bốn mùa gào thét, đêm không thể ngủ, người đang đi trên đường thường bị thổi cho không mở mắt ra được. Người ta gọi đó là “gió Hạ Quan”, trong “Đại Lý tứ cảnh” thì nó cũng là một loại làm cho người khác không thể ưa thích.
Trên bến tàu Hạ Quan, nhìn thấy thân ảnh cao lớn của Trần Khác, Trương Du và Hầu Nghĩa đã đứng chờ ở chỗ này từ hôm qua, lộ ra vẻ mặt như trút được gánh nặng, tươi cười, rất nhanh đưa đoàn người Trần Khác từ bến tàu đi vào trong xe ngựa.
Sau khi vào chỗ ngồi của mình, Trần Khác dùng sức chà xát mặt nói:
- Vùng đất quỷ quái này, như là đem da mặt của ta cạo đi rồi.
- Đây là phong khẩu của thành Đại Lý. May mà giờ là mùa hè, nếu gặp lúc xuân sang gió tây nổi lên thì nó còn giống như dùng dao nhỏ cào lên mặt.
Trương Du cười nói:
- Nhắc tới đó cũng thật kỳ lạ, chỉ cần rời khỏi nơi này không đến mười dặm, thì đã không còn có gió nữa rồi.
- Nơi này của Đại Lý thật là kỳ lạ.
Trần Khác cười nói:
- Thiện Xiển phủ mà chúng ta đi, nghe nói nơi đó bốn mùa đều như mùa xuân, không có đông hạ thu.
- Không hề khoa trương chút nào.
Trương Du gật đầu nói:
- Một năm bốn mùa đầy hoa nở, thật làm cho người ta chỉ muốn ở lại.
Dừng một cái lại nói:
- Nơi đó cũng thuộc phạm vi của thành Đại Lý. Nhưng mấy năm nay bị Cao thị từng bước xâm chiếm, đã thu nhỏ một nửa so với ban đầu rồi, làm cho người ta thật thổn thức.
Hầu Nghĩa đi theo Trần Khác một đường xuôi nam, đi tới thành Đại Lý lại bị đẩy tới bên người Trương Du, đi theo y vài chỗ nên cũng hiểu cơ bản về Vân Nam, giờ phút này khó hiểu nói:
- Muốn rời khỏi Đại Lý thì phải theo hướng bắc, hoặc là hướng đông nam, chúng ta lại đi hướng đông vào Thiện Xiển phủ để làm gì?
- Thiện Xiển phủ thật ra không đơn giản chút nào.
Trần Khác cười nói:
- Ta thích đặt tên cho nơi đó là Côn Minh, chỗ đó là quê hương của Đoàn gia, đối với chúng ta nó rất có ý nghĩa.
Hầu Nghĩa cười khổ nói:
- Đại nhân đưa ta tới Đại Lý, bảo ta đi quan sát tỉ mỉ địa hình, hóa ra đều là lừa gạt.
- Ta không lừa ngươi.
Trần Khác lắc đầu cười nói:
- Việc quan sát tỉ mỉ địa hình, phải trèo đèo lội suối, đi đường nhỏ, làm cho Hầu lão bản vất vả khổ cực một phen rồi. Nhưng Hầu lão bản chính là đang làm đại sự đó!
Kỳ thật dọc đường đi, hắn đều âm thầm quan sát Hầu Nghĩa, bởi vì tương lai có việc cần người kiên cường nghị lực mới có thể thành công. Hiện tại có thể thấy Hầu Nghĩa không hổ đã từng xông qua tây bắc, là người kiên nghị nhẫn nại, không phải đơn giản như mấy tên Thục thương xuất thân ở nơi sang giàu có thể sánh bằng.
- Có thể làm đại sự gì?
Hầu Nghĩa lúc này không chịu bị hắn lừa dối nữa rồi, bình tĩnh hỏi.
- Ta tùy tiện nói cho ngươi ba điểm. Thứ nhất, mỏ đồng siêp cấp mà chúng ta cần, nó nằm cách thành Thiện Xiển không đến hai trăm dặm. Thứ hai, bên cạnh thành Thiện Xiển có Điền Trì, là nhánh của sông Kim Sa – Ngọn nguồn của sự phát triển. Là nơi nối thông giữa sông Kim Sa và Trường Giang. Thứ ba, cách thành Thiện Xiển chưa đầy sáu mươi dặm về phía nam có Bàn Giang, là nơi khởi đầu của Châu Giang, có thể đi thẳng tới Quảng Châu.
Trần Khác thản nhiên nói.
- Thật sao?
Hầu Nghĩa vẻ mặt khó tin nói:
- Chẳng lẽ ông trời thực sự an bài như vậy?
- Nói lời vô ích.
Trần Khác lườm anh ta một cái nói.
- Ông trời đúng là an bài như vậy.
- Ta cuối cùng cũng hiểu được, vì sao đại nhân vẫn nói, ông trời cho lộc mà không lấy thì phải chịu tội là có ý gì rồi.
Hầu Nghĩa dùng sức nuốt nước bọt nói:
- Đây đúng là chuẩn bị cho Đại Tống một bữa tiệc ngon!
Nói xong liền không thể tự kiềm chế mà lâm vào ảo tưởng:
- Đại Tống đầu tiên xuất binh tới Thiện Xiển, sau đó điều động dân phu đào mỏ, rồi theo sông Kim Sa vận chuyển tới Trường Giang, từ nay về sau không cần phải vất vả nữa rồi…
Việc này mà thành công thì anh ta sẽ trở thành đệ nhất thương nhân ở Đại Tống.
- Lau khô nước miếng của ngươi đi.
Trương Du mỉm cười nói:
- Thứ nhất, khu vực khai thác mỏ kia đã không còn nằm trong tay Đoàn gia nữa rồi, hiện tại nó thuộc về địa bàn của Cao gia. Thứ hai, sông Kim Sa thế nước hung mãnh, chỗ nguy hiểm nhiều vô số. Nếu không có mười năm đại tu thì không thể dùng để vận chuyển đồng được. Khách quan mà nói, đi theo đường thủy Châu Giang thì còn có tin cậy một chút, sau khi thuyền tới Quảng Châu, đổi sang thuyền biển đi lên phía bắc, tuy rằng đường đi phức tạp hơn nhưng còn có khả năng thực hiện được, phí tổn cũng tiết kiệm được không ít.
- Vậy cũng đáng để đi mạo hiểm.
Hầu Nghĩa nghiến răng nghiến lợi nói:
- Chẳng lẽ lại có thể không có khó khăn sao, khắc phục là được!
- Nói rất hay!
Trần Khác vỗ tay cười nói:
- Đúng là Hầu lão bản mới có tâm trí này. Lần này chúng ta trở về kinh, chính là đi theo đường thủy Châu Giang về phía đông, khảo sát thực địa một chút, xem đường thủy này có thể dùng được hay không.
Xe ngựa rời khỏi Hạ Quan dưới sự hộ tống của hơn một trăm hộ vệ, ngày đêm không nghỉ, mục tiêu năm trăm dặm đường xuất phát tới thành Thiện Xiển.
Dọc đường đi không ai nói chuyện, ba ngày sau đã tới Thiện Xiển, đội ngũ cũng không vào thành mà lập tức đi tới bến sông trên Nam Bàn Giang. Ở đó, một chiếc khoái thuyền chắc chắn đã chờ sẵn nhiều ngày rồi.
Đi lên khoái thuyền, đám người Trần Khác tiếp tục đi xuôi dòng hơn hai ngàn hải lý, hướng tới Quảng Châu.
Khởi điểm hành trình vững vàng mà thoải mái, đối với con thuyền chở bọn người Trần Khác thật sự là một lữ trình tuyệt vời, tuy nhiên nếu như đổi tải trọng thành mười vạn cân đồng thì mực nước nông sâu vẫn còn có chỗ thiếu sót.
- Có thể làm theo cách Tần Thủy Hoàng xây dựng kênh đào, tại nhánh sông này xây dựng nhiều đập nước để nâng cao mực nước lên, làm cho thượng du Châu Giang có thể thông hành được thuyền lớn.
Trần Khác cũng không bị việc này làm khó dễ, nói:
- Hơn nữa Tần Hoàng đắp bờ đập đơn thuần chỉ hao phí tiền, nhưng chúng ta đắp bờ đập có thể lợi dụng sức nước để phá vỡ khoáng thạch, thông gió, tinh luyện kim loại, thậm chí là xe sợi dệt vải. Từng cái đê đập đều sẽ thành một công trường, đến lúc đó sản xuất có thêm lợi nhuận, tự nhiên không cần triều đình tiếp tục bỏ thêm kinh phí duy trì.
Nhưng thuyền tới chỗ hợp dòng Nam Bàn Giang và Bắc Bàn Giang, lượng nước lại gia tăng gấp đôi, dòng nước trở nên chảy xiết, nước sông cũng biến thành màu đỏ.
- Lưỡng Giang hợp dòng trở thành sông Hồng Thủy dài một nghìn dặm, đây là con đường thủy quý giá, cũng là thách thức lớn nhất của chúng ta, nếu có thể làm cho thuyền chở đồng thuận lợi đi qua được, sẽ tới được Quảng Châu, tiếp theo có thể đi ra đường biển lên phương Bắc.
Mỏ đồng siêu cấp mà Trần Khác nói tới, chính là khu Đông Xuyên thành phố Côn Minh mà người đời sau gọi là Thiên Nam Đồng Đô,. Khu Đông Xuyên, được xưng là nơi “Mã đạp lộ đồng”, từ lúc Tây Hán khởi nghiệp, dân chúng ở nơi này dùng “Hỏa thiêu thủy tạt pháp” để khai thác mỏ đồng, sử dụng than củi để tinh luyện kim loại thỏi đồng và đúc tiền. Chỉ có điều sau này mỏ đồng bị khai thác hầu như không còn nên khu khai thác Đông Xuyên từ đó cũng biến mất theo.
Nhưng Trần Khác biết, trong giai đoạn lịch sử ban đầu của Trung Quốc, bắt đầu từ Nam Tống, lác đác có lượng lớn mỏ đồng dễ khai thác bị phát hiện. Đến thời Nguyên triều, Đông Xuyên đổi lại là nơi duy nhất khai thác được lượng lớn đồng. Sau khi kéo dài mấy trăm năm, cho tới Thanh triều, trong lượng tiền tệ của cả nước thì có tới bảy phần là do Đông Xuyên đúc.
Không phải nói khoa trương, lần này nếu lấy được mỏ đồng thì thừa đủ cho Đại Tống sử dụng trong vòng trăm năm không phải lo lắng.
Hơn nữa mỏ đồng Đông Xuyên còn có ưu thế vận tải được bằng đường thủy, tình hình đường thủy Châu Giang rất ưu việt, nối liền giữa Lưỡng Quảng, có thể giảm được lượng lớn chi phí vận chuyển đến kinh thành và những nơi khác.
Mà nếu muốn lợi dụng được đường thủy Châu Giang thì khó khăn lớn nhất là sông Hồng Thủy. Trần Khác cũng không phải là chuyên gia thủy lợi, nhưng hắn có nhiều hơn ngàn năm kiến thức so với người đương đại. Hắn biết sông Hồng Thủy và nam, bắc Bàn Giang hợp tại cao nguyên Vân Quý, chính là nơi vận tải đường thủy rời bến ra khơi. Hắn biết trong giai đoạn lịch sử này, khi Nam Tống phát triển, đường thủy vận chuyển chủ yếu là nông sản, kiềm, quế. Khu vực ven sông trở thành mạch máu giao thông quan trọng của quốc gia, nối liền giữa Vân Quý và Lưỡng Quảng. Nhưng nếu muốn chạy thuyền đồng to lớn, nặng nề như vậy thì nhất định phải điều động một lượng lớn dân phu tiến hành tu sửa lại dòng sông, như loại bỏ đá ngầm, mở rộng đường sông, phân lưu giảm thủy, xây dựng tàu thuyền và các loại biện pháp khác…
- Đây là một hệ thống công trình lớn, hiện tại sơ bộ đã có phương án ban đầu, nhưng ta vẫn muốn mời chuyên gia bàn bạc thêm một chút.
Mỗi khi sóng to gió lớn nổi lên, chiếc khoái thuyền như chiếc lá nhỏ, lay động trôi nổi giữa dòng sông đỏ như máu, lúc này Hầu Nghĩa đến mật đắng cũng đã nôn ra rồi. Ngược lại, Trần Khác dường như không có việc gì, vẫn cùng Trương Du nói chuyện:
- Con đường thủy này đối với Đại Tống có ý nghĩa vô cùng to lớn. Bất kể phải sử dụng bao nhiêu tiền, chúng ta cũng phải thông suốt nó.
- Đây đúng là một công trình vĩ đại.
Trương Du tốt hơn nhiều so với Hầu Nghĩa, chỉ có điều sắc mặt cũng hơi tái nhợt nói.
- Đúng vậy, tuy nhiên nếu mang so sánh với dòng Sa Giang thì đơn giản hơn rất nhiều.
Trần Khác gật đầu nói:
- Tuy dài ngàn dặm nhưng đại đa số đường thủy đều thích hợp cho tàu thuyền qua lại, những nơi thực sự cần phải tu sửa lại chỉ có hơn hai mươi chỗ, nếu quyết tâm đầu tư tiền vốn thì thời gian thực hiện công trình sẽ không quá dài.
- Làm sao đại nhân biết được con sông này sẽ thông được tới Quảng Châu?
Trương Du rốt cục kiềm nén không được, hỏi:
- Tiểu nhân vẫn thường xuyên qua lại Đại Lý mà cũng không biết có con đường thủy như vậy.
- Vì thế nên mới cần đọc sách nhiều.
Trần Khác đương nhiên sẽ không nói, kiếp trước của ta đã thấy rất nhiều tàu hàng ở Châu Giang. Hắn thản nhiên nói:
- Những năm đầu Tây Hán, Nam Việt Vương dùng tài thu hút được Dạ Lang. Thục quận sở dĩ có rau mùi tàu là do được vận chuyển bằng đường thủy qua sông Tường Kha. Sông Tường Kha chính là bắc Bàn Giang, sông Hồng Thủy bây giờ.
- Quả nhiên là tú tài không cần ra khỏi cửa cũng vẫn biết được chuyện thiên hạ.
Trương Du cất tiếng khen từ trong thâm tâm.
- Vậy mà cũng nói, Trần đại nhân là Trạng Nguyên, làm sao những tú tài kia có thể so sánh bằng?
Hầu Nghĩa tuy rằng đã mệt gần chết nhưng vẫn không quên nịnh bợ.
Từ Thiện Xiển tới Quảng Châu, toàn bộ hành trình dài hai nghìn sáu trăm dặm, nếu đi bằng đường bộ thì nhanh nhất cũng phải mất một tháng. Bọn người Trần Khác xuôi dòng theo đường thủy, chỉ mất có bốn ngày đã tới được thành Quảng Châu.
Đến thành Quảng Châu, Trần Khác lộ ra ngay ấn tín sứ tiết. Một mặt đưa tình huống Đại Lý, chạy tám trăm dặm gấp gáp gửi tấu chương lên triều đình. Một mặt lấy được ngựa ở dịch trạm, ngày đêm không nghỉ chạy về kinh thành, chỉ dùng mất năm ngày đã đến đình Xuân Nhai cách Nam Huân môn ba dặm. Đây là nơi đưa tiễn quan viên rời kinh, cũng là nơi nghênh đón quan viên hồi kinh.
Lúc này trong đình Xuân Nhai đã có một đội cấm quân Hoàng thành ti, cầm đầu là một gã quan viên và một gã hoạn quan. Tất cả đều nghển cổ nhìn quanh chờ đợi, bên cạnh bọn họ còn để sẵn một cỗ kiệu.
Đợi tới đợi lui, cuối cùng cũng nhìn thấy một đoàn ngựa đang tung vó, khói bụi mù mịt cách đó không xa.
Đoàn ngựa kia dần dần tới gần, Trương Thành dẫn đầu cưỡi ngựa đi trước, sau đó là Trần Khác, theo sát phía sau là Liễu Nguyệt Nga, sau cùng còn có hai người Trương, Hầu mặt vẫn còn tái và tám gã hộ vệ, bốn tùy tùng.
- Đã đến rồi.
Gã hoạn quan ánh mắt sắc bén, liếc nhìn lập tức nhận ra Trần Khác, tên quan viên bên cạnh khẩn trương kêu lên:
- Ngăn bọn họ lại.
Cấm quân khẩn trương chặn đoàn ngựa lại ở trên đường, hai tay gắng sức cản trở.
- Suy…
Trần Khác giữ chặt cương ngựa, ánh mắt lướt qua cấm quân, nhìn về phía tên quan viên và hoạn quan. Tên quan viên khoảng ba bốn mươi tuổi, chòm râu đẹp hoàn hảo, tướng mạo tuấn lãng. Còn gã hoạn quan kia chính là Lý Hiến, cũng đã có giao tiếp với Trần Khác vài lần rồi.
Gặp người quen, Trần Khác cũng không nói nhiều, xoay người xuống ngựa, đem dây cương quăng ra, đi về phía Lý Hiến và gã quan viên.
Liễu Nguyệt Nga cũng xuống ngựa, nhưng Hầu Nghĩa và Trương Du thì không tự mình xuống ngựa nổi, lúc này vẫn còn đang thở hồng hộc. Mấy tên tùy tùng phải mất rất nhiều công phu mới đỡ được bọn họ xuống dưới, nhưng hai người cũng không còn sức mà bước chân đi tiếp… Bọn họ tuy rằng đều đã từng trải qua rèn luyện, nhưng lần này ngồi trên lưng ngựa chạy liên tục năm ngày không ngừng nghỉ, làm cho thân thể hai người đều mệt mỏi rã rời.
Lý Hiến hàm chứa nụ cười, hướng tới Trần Khác biểu hiện vẻ xu nịnh, nói:
- Trạng Nguyên công, vị này chính là Sùng Văn quán Tu Soạn, đồng Tu Khởi Cư Chú, Lã Tu soạn.
- Tại hạ là Lã Công Trứ.
Lã Tu soạn không đợi Trần Khác thi lễ, liền ôm quyền cười nói:
- Tuy rằng Trọng Phương không biết tại hạ nhưng tại hạ đã ngưỡng mộ Trọng Phương từ lâu rồi.
Lã Công Trứ là công tử của quyền tướng Lã Di Giản tiếng tăm lừng lẫ cũng là một người xuất chúng nhất trong số những người con trai của Lã Di Giản.
- Sao tiểu đệ lại có thể không biết đến Lã Thọ Châu?
Trần Khác khẩn trương đáp lễ nói:
- Lã huynh là hậu nhân của danh môn, tài đức nhiều mặt, quả thực là tấm gương sáng cho tiểu đệ noi theo.
- Nhị vị đừng giả bộ với nhau nữa.
Lý Hiến xốc màn kiệu lên, cười nói:
- Mời Trạng Nguyên công lên kiệu.
Trần Khác đang muốn nhún nhường, lại nghe Lý Hiến nói:
- Đây là ý tứ của hoàng thượng.
Hắn đành phải gật đầu, quay lại nhìn Hầu Nghĩa và Trương Du nói:
- Thời gian làm nhiệm vụ gấp gáp, các ngươi phân công nhau đi làm mau lên.
- Vâng.
Hai người ôm quyền tuân lệnh, đang định rời đi thì nghe Lý Hiến nhỏ giọng nói:
- Trạng Nguyên công, mời bọn họ cùng đi luôn.
Nói xong lại hạ giọng nói:
- Không được phép để lộ ra tin tức.
Trần Khác đành phải im lặng, nhìn lại tùy tùng đi theo trên đường và Liễu Nguyệt Nga nói:
- Xem ra ngươi cũng không thể đi về nhà được.
- Ngươi quan tâm đến mình đi.
Liễu Nguyệt Nga lườm hắn một cái, không biểu hiện ý tứ gì. Kỳ thật nếu nàng muốn chạy đi thì ở nơi này cũng không ai ngăn cản được nàng.
- Đúng vậy, nên quan tâm đến bản thân ta.
Trần khác khóe miệng nở một nụ cười khổ nói:
- Lên kiệu.
Nói xong liền cúi đầu tiến vào trong kiệu. Kiệu lớn lập tức được nâng lên, dưới sự hộ vệ của cấm quân nhanh chóng hướng về Nam Huân môn.
Giờ Thân tháng năm âm lịch, mặt trời vẫn còn đứng bóng, chiếu nắng vào cổng thành nguy nga của Nam Huân môn, phản chiếu ánh sáng làm người ta chói mắt. Khi rời kinh vào tháng ba vẫn còn đang mùa xuân, giờ trở về đã là giữa hè. Vén lên màn kiệu, nhìn dòng người hối hả, Biện Kinh vẫn phồn hoa như trước, Trần Khác có cảm giác như vừa trải qua một đời người.
Tai nghe phía ngoài âm thanh ồn ào, sôi sục nhưng trong lòng Trần Khác lại là một mảnh lạnh lẽo… Vừa hồi kinh đã bị cách ly, bất kỳ tin tức gì cũng không được lộ ra, điều này cũng không phải là dấu hiệu tốt!
Bởi vì đây chính là mặt mũi quốc gia của Đại Tống, nếu có ngoại bang hiến đất xưng thần, tất nhiên sẽ phải được tuyên dương bất chấp mọi chuyện khác, có khi còn lo rằng thiên hạ không biết đến. Nhưng bây giờ lại như làm trộm cất giấu, hiển nhiên hoàng thượng và triều đình có tiếp nhận hay không tiếp nhận miếng thịt béo dâng lên đến miệng vẫn còn chưa biết được.
Tuy nhiên đây cũng chỉ là chuyện bình thường, sau khi Khánh Lịch tân chính thất bại, triều đình và tầng lớp quý tộc của quốc gia này dần bị trượt dốc, không còn muốn phát triển nữa. Bọn họ lúc nào cũng cẩn thận suy nghĩ làm sao để duy trì được con thuyền đang bị rỉ nước, còn việc theo gió vượt sông hay kiến công lập nghiệp thì có nghĩ cũng không dám nghĩ đến.
- Mình liệu có thể thuyết phục được tên gia hỏa mộ khí trầm trầm kia sao?
Khoảng cách càng gần hoàng cung, Trần Khác lại càng thiếu tự tin trong lòng.
Mang theo đầy bụng tâm sự, hắn và những người khác ngay lập tức bị đưa vào trong cung, nghỉ tạm trong đình viện bị thủ vệ nghiêm khắc.
Đợi Trần Khác rửa mặt xong, thay quần áo đi ra, Lã Công Trứ mới đem cục diện hiện giờ nói cho hắn nghe.
Kỳ thật ba ngày trước, hoàng thượng và triều đình cũng đã nhận được bản tấu của Trần Khác. Nhưng có thể nói sự tình lại không may mắn, trong những ngày Trần Khác rời kinh, tình thế Tây Bắc càng ngày càng trở nên căng thẳng.
Sau cuộc chiến Khuất Dã Hà, Tống triều đóng cửa biên giới, cấm giao thương mậu dịch. Đây là đả kích vô cùng nghiêm trọng với Tây Hạ. Tướng quốc Tây Hạ xé rách da mặt, đưa binh tấn công Phu Diên Lộ, ý đồ bức bách Tống triều phải mở lại biên cảnh. Đại Tống liền vận chuyển lương thảo, điều binh lên Tây Bắc, đại chiến hết sức căng thẳng.
Đối với trên dưới cao thấp Tống triều, thì sự uy hiếp của phương Bắc và Tây Bắc mới là đại sự liên quan đến sự tồn vong của quốc gia, trừ việc đó ra thì tất cả các việc khác của ngoại bang đều bị hoãn lại, cho dù là Đại Lý đã sắp lửa cháy đến nơi rồi.
Nhưng sự hấp dẫn của việc hiến đất bốn nghìn dặm thực sự quá lớn, khiến cho hoàng thượng và các vị đại thần không thể nói không một cách dễ dàng. Chẳng những thế nó còn giúp giải quyết khủng hoảng tài chính về mỏ đồng của Đại Tống, đây là lý do khiến bọn họ không thể cự tuyệt. Vì để tránh cho bị động, hoàng thượng và nhóm đại thần quyết định đợi Trần Khác hồi kinh mật nghị về vấn đề này, sau đó rồi mới đưa ra quyết định.
- Tình hình cụ thể là như vậy.
Lã Công Trứ thân là quan Tu Khởi Cư Chú, là thần tử tâm phúc của hoàng thượng, lời của y tự nhiên cũng đại biểu cho ý tứ của hoàng thượng.
- Cuối cùng phải đáp lại thỉnh cầu của Đại Lý như thế nào, quyết định bởi khả năng thuyết phục của ngươi. Hoàng thượng và triều đình chỉ cho ngươi một lần cơ hội thuyết phục bọn họ, nếu cảm thấy không nắm chắc thì đừng vội nhắc tới việc Đại Lý.
- Tiểu đệ lắm miệng xin được hỏi một câu.
Trần Khác nghe xong, suy nghĩ một chút nói:
- Tây Bắc thật sự sẽ xảy ra chiến sự hay sao?
- Việc này hơn phân nửa là sẽ xảy ra.
Lã Công Trứ suy nghĩ một lát, thật thà nói:
- Do thám của chúng ta mang tin tức từ Tây Hạ về nói, muội muội của Một Tàng Ngoa Sủng, Một Tàng thái hậu lại gặp chuyện bỏ mình. Địa vị của Một Tàng Ngoa Sủng đã không còn vững chắc như ban đầu, mấy đại tộc cũng không phục gã. Hơn nữa vấn đề trọng yếu là việc cấm địa trồng trọt Khuất Dã Hà không phải là quyết sách của triều đình Tây Hạ, mà là hành vi cá nhân của Một Tàng Ngoa Sủng, chiếm được lợi đương nhiên toàn bộ thuộc về Một Tàng gia, Tây Hạ và các gia tộc khác không chiếm được chút ưu đãi nào. Bọn họ lại bị đoạn tuyệt giao thương mậu dịch lẫn nhau, tự nhiên đầy bụng oán hận đối với Một Tàng Ngoa Sủng, càng đừng hy vọng bọn họ giúp gã khai chiến.
Dừng một chút lại nói:
- Ta suy nghĩ, song phương đã giằng co thời gian nửa năm một năm, đến cuối vẫn phải ngồi xuống đàm phán.
Trong tịnh thất, Trần Khác nhìn vị cận thần của thiên tử - Lã Công Trứ, chậm rãi nói:
- Hối thúc huynh nói như vậy, tiểu đệ vẫn không rõ… Nếu dự đoán sẽ đàm phán mà không đánh nhau, vậy hoàng thượng và các đại thần còn khẩn trương, lo lắng cái gì?
- Nếu nhỡ xảy ra chiến sự thì phải làm sao? Triều đình lấy đâu ra thể diện?
Lã Công Trứ cười khổ nói:
- Trong lúc nhạy cảm này, ta nói thật cho ngươi biết, thực ra vấn đề Tây Hạ chỉ ngụy trang, điểm mấu chốt vẫn nằm ở bản thân chuyện “Xuất binh Đại Lý”. Quân đội Đại Tống đã vài chục năm không bước chân ra khỏi biên cảnh rồi, hoàng thượng và các đại thần một chút lòng tin cũng không có.
Nói đến mức như vậy, Trần Khác làm sao vẫn không hiểu? Hóa ra Hoàng đế và nhóm Tể tướng tất nhiên không thể cự tuyệt việc mở mang bờ cõi, giải quyết vấn đề tài chính, nhưng họ lo quân đội Đại Tống lộ ra yếu kém, chẳng may bị Đại Lý phát hiện ra họ chỉ là con hổ giấy, đó chẳng phải là mất hết thể diện?
- Thật sự làm cho người ta không thể nói được lời nào…
Trần Khác mặt xám xịt nói:
- Có câu “Nuôi binh ngàn ngày, dùng ở nhất thời”. Quốc gia hàng năm dùng tới bảy thành thu nhập để nuôi quân, đến lúc quốc khốn dân cùng, thu không đủ bù chi, có việc thì lại lo lắng quân đội không thể ra tay. Quân đội như vậy thì nuôi dưỡng để dùng làm gì?
- Ôi…
Lã Công Trứ cười khổ nói:
- Mấy vấn đề này không phải loại tiểu nhân như chúng ta có thể đàm luận.
Dừng một cái, an ủi Trần Khác nói:
- Ngươi cũng không phải chán nản, thực ra việc này thành công vẫn còn rất lớn.
Nói xong y hạ giọng nói:
- Không dối gạt ngươi, hàng năm triều đình thu không đủ chi, dù sao cũng đạt được hai ngàn vạn lượng. Năm ngoái sau khi thiên tai, công quỹ lại bị khô kiệt. Nếu không bán đất ở Thập Tam Hành Phố chỉ sợ còn không phát được bổng lộc năm nay… Cho nên nếu thực sự lấy được mỏ đồng lớn của Đại Lý, vận chuyển về Đại Tống lại thuận tiện, ta nghĩ hoàng thượng và triều đình vẫn sẽ cắn răng thử một lần.
- Tiểu đệ hiểu được.
Trần Khác gật gật đầu, hắn đã hiểu ý tứ của Lã Công Trứ… Đơn giản là Hoàng thượng và triều đình muốn kiếm được lợi nhưng lại muốn trốn tránh thiệt hại. Nếu mình muốn thuyết phục bọn họ thì chỉ có thể sử dụng phương pháp này.
- Ngươi một đường bôn ba, cũng đã mệt mỏi rồi.
Nói xong chuyện chính, Lã Công Trứ đứng lên nói:
- An tâm nghỉ ngơi, chờ hoàng thượng triệu kiến.
- Ừ.
Trần Khác gật đầu, đứng dậy đưa tiễn.
Ngày hôm sau, hoàng thượng trên điện Ngự Đường triệu kiến Trần Khác.
Khi Trần Khác nghe triệu vào điện, phát hiện ra văn võ đại thần không thiếu một ai, đang chia thành dãy ngồi phía dưới ngự tọa rồi… Đáng lẽ vào lúc thượng triều thì văn võ đại thần phải đứng, nhưng những lúc thượng triều không chính thức, hoàng thượng thương cảm đến các đại thần, từ trước đến nay đều ban thưởng cho ngồi.
Hướng lên hoàng thượng và các vị đại thần thi lễ, Trần Khác đứng im ở đó. Hắn phát hiện ra chỉ có chính mình là phải đứng.
Hoàng đế Triệu Trinh quan sát Trạng Nguyên lang mà bản thân phá lệ khâm điểm, trong lòng suy nghĩ miên man… Bao nhiêu năm rồi, ông ta chứng kiến quan viên Đại Tống lúc nào cũng chỉ tìm cách bo bo giữ mình, lấy việc nói chuyện giật gân để được dương danh, lấy việc nịnh hót hoàng thượng để được tiến thân.
Nhưng Trần Khác lại không giống với bọn họ. Hắn thi đậu Trạng Nguyên, chỉ cần làm từng bước, nhiều nhất là mười năm sẽ được thăng quan phong tướng, hoàn toàn không cần phải tự mình đi tìm phiền toái, thậm chí đưa cả tiền đồ của mình vào để đặt cược.
Tuy nhiên Triệu Trinh đã sớm chú ý tới, trăm năm kể từ khi Đại Tống khai quốc, đã xuất hiện hơn hai mươi trạng nguyên nhưng không ngờ không có một ai trở thành đại nhân vật. Chẳng lẽ nhóm Trạng Nguyên đều bất tài? Hiển nhiên không phải. Chẳng lẽ họ không có cơ hội? Hiển nhiên cũng không phải, hoàng đế nào cũng dốc lòng bồi dưỡng Trạng Nguyên, tìm mọi cách để đề bạt. Nhưng vì sao không ai có thể đạt được thành tựu?
Chứng kiến Trần Khác chỉ dùng hơn mười ngày đã từ Đại Lý xa ngàn dặm chạy về, còn trẻ tuổi mà có can đảm gánh vác trách nhiệm dính líu tới rất nhiều người, Triệu Trinh có chút minh bạch… Nuông chiều con chính là làm hại con, điều kiện quá tốt khiến cho nhóm Trạng Nguyên không ai dám mạo hiểm, không muốn phát triển. Như vậy thì làm sao có thể gánh vác được trọng trách của quốc gia?
Thật lâu sau, hoàng thượng mới phục hồi lại tinh thần, nhìn về phía Trần Khác nói:
- Trần ái khanh.
- Có thần.
Trần Khác cung thanh đáp.
- Trước khi đi sứ, quả nhân đã dặn bảo ngươi thế nào?
Triệu Trinh không nói việc chính, mà lại vòng vo nói.
- Hoàng thượng căn dặn vi thần tùy cơ ứng biến, ưu tiên giải quyết ổn thỏa, không được hành động thiếu suy nghĩ.
Trần Khác đáp.
- Ngươi lại dám tự biên tự diễn một trận ám sát, đem quân thần Đại Lý đùa bỡn trong tay.
Triệu Trinh lạnh lùng nói:
- Thật sự là to gan lớn mật.
- Hoàng thượng thứ tội, vi thần cũng chỉ là bất đắc dĩ.
Trần Khác biết chuyện này không thể dấu diếm được, cho nên trong tấu chương đã nói ra tất cả những gì mình làm, không dấu diếm chút nào:
- Quốc chủ Đại Lý Đoàn Tư Liêm là con người không quyết đoán, nhát gan cẩu thả. Nếu vi thần không tạo áp lực cho y, quốc nội Đại Lý vẫn lâm vào giằng co, Đại Tống ta căn bản sẽ không có sự tiến triển gì.
- Ngươi nói cái gọi là tiến triển, chính là làm cho Đại Lý lâm vào nội loạn sao?
Xu Mật Sứ Hàn Kỳ trầm giọng nói:
- Sứ thần Đại Tống sao có thể làm ra những hành vi gian tà như thế?
- Xu Mật Sứ nói lời đó sai rồi.
Trần Khác lắc đầu nói:
- Hành động của hạ quan lần này chính là để giúp cho Đại Lý tránh khỏi nội loạn, chứ không phải khiến cho dân chúng Đại Lý chịu cảnh lầm than.
- Lời này là sao?
- Loạn ở Đại Lý, không phải biểu hiện như bên ngoài, căn nguyên của nó ở chỗ chủ nhược thần cường, quyền thần có âm mưu chiếm lấy vị trí trung tâm.
Trần Khác trầm giọng nói:
- Nếu Đại Tống ta trở thành chủ nhân của Đại Lý, phái binh vào quốc nội Đại Lý, tạo cho Đoàn thị chỗ dựa. Đoàn thị được Đại Tống ủng hộ và bảo vệ, quyền thần Đại Lý nếu có ý định gây rối thì cũng không dám hành động thiếu suy nghĩ nữa.
- Nói thật là nhẹ nhàng và khéo léo, bất kể việc Đoàn thị hiến đất, hay việc Đại Tống xuất binh, đều dẫn đến kịch biến.
Hàn Kỳ khan giọng nói:
- Làm như vậy sẽ liên quan đến đủ mọi bề, ngươi chẳng lẽ không biết phải tấu lên triều đình rồi mới được vâng mệnh mà làm việc hay sao?
- Dĩ nhiên cần phải thế.
Trần Khác gật đầu nói:
- Hạ quan không phải đang trở lại thượng tấu lên triều đình hay sao?
- Đây là ngươi đang tiền trảm hậu tấu!
Hàn Kỳ mặt xám xịt nói:
- Sứ giả Đại Lý đã đến Nhã Châu, ngươi làm cho triều đình có cách nào cự tuyệt được?
- Trên danh nghĩa thì bọn họ đang đi xin lỗi việc hạ quan gặp chuyện.
Trần Khác thản nhiên nói:
- Hiện tại hạ quan đang bình an đứng đây, nếu triều đình không muốn nhận thì cứ bảo bọn họ quay trở về là được rồi.
- Hừ …
Hàn Kỳ hừ lạnh một tiếng nói: truyện được lấy từ website tung hoanh
- Ngươi cho đó là trò đùa sao?
Trần Khác cười cười không nói lời nào.
- Được rồi, được rồi.
Triệu Trinh đứng ra hòa giải, nói:
- Bất kể thế nào thì Đại Lý hiến đất chính là việc trọng đại của Thiên triều, triều đình phải xử lý việc này sao cho thích đáng, đúng không Phú tướng quốc?
Nói xong lời đó, ông ta lại chuyển hướng về phía Phú Bật.
- Hoàng thượng nói rất chính xác, Đại Tống trước đây cũng có việc trọng đại này. Năm xưa Thái tông hoàng đế Chương, Tuyền cũng được Ngô Việt hiến đất. Lúc đó Đại Tống uy phục tứ hải, triều đình long trọng tiếp nhận, bố cáo thiên hạ. Hiện nay hoàng thượng nhân đức, lại có đại quốc nguyện ý dựa vào Đại Tống, nhưng tình huống bây giờ lại không giống với Thái Tông hoàng đế, triều đình phải xử lý thích đáng việc này, không thể làm hạ thấp uy danh triều đình, làm nguội lạnh tấm lòng của chư phiên, cũng không thể bị người kéo vào trong hố lửa không rút chân ra được.
Phú Bật chậm rãi đáp:
- Dù sao Đại Lý Đoàn thị cũng đã cùng đường mới nghĩ đến một tay chúng ta giúp đỡ, không thể chỉ nhìn vào chỗ tốt, mà lại không suy xét, bản thân có viên đá kim cương đó không.
- Tể tướng nói lời đó rất đúng.
Triệu Trinh gật gật đầu, ra hiệu cho Phú Bật nói tiếp.
- Đại Lý hiến đất cũng không phải vô điều kiện, Đoàn thị yêu cầu triều đình lập tức xuất binh, giúp đỡ bọn họ ổn định cục diện chính trị. Cứ như vậy thì triều đình nhất định phải xuất binh thì Đại Lý mới tuân theo ước định. Nếu tất cả thuận lợi thì tự nhiên rất tốt, nhưng xuất binh tác chiến, Đại Lý vẫn là nơi núi cao sông xa. Năm đó quân tiên phong của Thái Tổ Hoàng đế chinh phục cả thiên hạ, mà còn không lấy Đại Lý, nguyên nhân chính là mất nhiều hơn được. Hiện tại khó khăn mà chúng ta gặp phải, khẳng định còn nhiều hơn so với tưởng tượng. Nếu xuất binh bại trận, hao binh tổn tướng, triều đình còn mặt mũi nào mà tồn tại? Nếu bị vây khốn tại Đại Lý với thời gian dài, phải vận chuyển lương thực, phải tuyển binh, triều đình có chịu được liên lụy không?
Phú Bật nhìn Trần Khác nói:
- Mong Trạng Nguyên lang có thể trả lời, làm cho triều đình chấp nhận.
- Trước khi hồi đáp lại mấy vấn đề, hạ quan cả gan muốn hỏi lại tướng công một chút, ý nghĩa của việc thu phục Đại Lý là gì?
Trần Khác không khách khí hỏi lại.
- Cái này…
Phú Bật dù sao cũng có đạo quân tử, tuy rằng bị hỏi ngược lại nhưng vẫn chậm rãi đáp:
- Thứ nhất, mở mang bờ cõi, nâng cao uy danh Đại Tống. Thứ hai, Đại Lý có mỏ đồng, đúng là loại Đại Tống ta đang thiếu thốn. Thứ ba, có được Đại Lý sẽ khiến cho Thổ Phiên không dám sinh ra dị tâm một lần nữa, một lòng cùng Đại Tống đối kháng Tây Hạ.
- Tướng quốc nói lời đó chính xác cực kỳ. Hạ quan xin hỏi, triều đình muốn đạt được ba điều trên, nguyện ý trả giá như thế nào?
Trần Khác thản nhiên nói.
- Không trả giá thật nhiều thì không thể đạt được…
Phú Bật từ từ nói:
- Nhưng đương nhiên phải trả giá càng nhỏ thì càng tốt.
- Không phải triều đình không muốn trả giá thật nhiều.
Hàn Kỳ sảng khoái, tiếp nhận câu chuyện, nói:
- Mà do hiện tại ngân khố quốc gia không có tiền, triều đình không có chi phí xuất binh, hiểu không?
- Ngân khố quốc gia không có tiền, nhưng vẫn có khả năng đánh giặc, mấu chốt là xem cuộc chiến này có giá trị hay không. Nếu có giá trị, sẽ cắt giảm kinh phí ở chỗ khác bù vào.
Trần Khác bất động thanh sắc nói:
- Về phần quân đội, theo hạ quan biết, những năm gần đây, quân đội Tây Lộ Quảng Nam luôn luôn tiêu diệt phỉ tặc ở nơi núi cao rừng sâu, văn võ Quảng Châu cũng mấy lần xin được xuất binh, tiến vào Đại Lý tiêu diệt Mã Chí Thư. Có thể nói kể cả quân lực lẫn sĩ khí đều có thể dùng được, chỉ cần dùng số quân đội binh mã này là đủ.
- Không được.
Hàn Kỳ lắc đầu nói:
- Tây lộ Quảng Nam mới được bình định lại, nếu đưa quân đội đi nơi khác sẽ khó bảo toàn được việc tái sinh biến loạn.
- Chiến sự nơi đó đã ổn định, có thể điều động ra một ít quân đội từ đó.
Trần Khác cố gắng nói:
- Sau đó ngay tại chỗ chiêu mộ lại một ít phiên binh, cứ như vậy có thể giảm bớt tai họa ngầm ở Quảng Tây. Thứ hai, một bên huấn luyện, một bên rút binh…
- Vớ vẩn!
Hàn Kỳ quát lớn:
- Ngươi nghĩ đến huấn luyện dân thành binh, có thể một sớm một chiều là được hay sao?
- Chỉ cần chúng ta hành động nhanh một chút, trong vài năm Đại Lý sẽ không phát sinh chiến tranh, đầy đủ thời gian huấn luyện được bọn họ.
Trần Khác nói:
- Quân đội xuất phát từ Quảng Tây, dọc theo sông Hồng Thủy, nam Bàn Giang, đến Thiện Xiển phủ. Nơi đó là địa bàn của Đoàn gia, chúng ta sẽ trú đóng trong đó, uy hiếp Cao gia và Dương gia, giúp cho Đoàn thị có cơ hội đàm phán. Bề ngoài thì chúng ta cho Đoàn thị chỗ dựa, bên trong thì bảo vệ khai thác mỏ đồng, đây mới là động cơ để chúng ta xuất binh, chứ không phải đi giúp Đoàn gia tiêu diệt Cao gia hoặc Dương gia.
Nghe Trần Khác nói việc xuất binh không phải để đi đánh giặc mà chỉ để uy hiếp, vẻ mặt Triệu Trinh rõ ràng thoải mái hơn rất nhiều, nhưng vẫn không yên tâm hỏi:
- Trần ái khanh, ngươi có thể bảo chứng được quân đội Đại Tống sẽ không bị cuốn vào chiến tranh?
- Hoàng thượng minh giám, vi thần có mười phần tin tưởng.
Trần Khác trịnh trọng gật đầu nói:
- Bởi vì Cao gia ở Điền Đông, chắc hẳn sẽ không làm phản Đoàn gia đâu ạ.
Nghe thấy câu này của Triệu Trinh, Trần Khác thật muốn nhổ vào mặt ông ta. Đường đường là hoàng đế Đại Tống, con dân hơn trăm triệu, quân đội lên đến hàng triệu, quân phí mỗi năm đổ vào lên đến tám chín triệu quan, lại sợ chiến tranh như sợ cọp, thật làm người ta khinh thường.
Đương nhiên hắn không thể biểu lộ thái độ, chỉ đành phải thở ra một hơi thật sâu, gật đầu nói:
- Cuộc xung đột võ trang với qui mô nhỏ là không thể tránh khỏi. Nhưng vi thần đảm bảo, tuyệt không để cho quân đội Đại Tống rơi vào trạng thái chiến tranh toàn diện.
- Cái này tính là quân lệnh trạng à?
Hàn Kỳ trầm giọng hỏi.
- Tính.
Trần Khác cũng trầm giọng trả lời:
- Nhưng ta cần sự ủng hộ toàn lực của triều đình.
Kỳ thật, sự hiểu biết về nước Đại Lý của các bô lão ở thành Biện Kinh rất ít. Trên cơ bản là Trần Khác nói thế nào thì họ nghe thế ấy. Đương nhiên, đây cũng là nguyên nhân mà làm cho họ cảm thấy không chắc chắn.
- Theo như ngươi dự đoán, mỏ đồng của nước Đại Lý có thể sản xuất bao nhiêu?
Trước khi hoàng thượng trả lời, thứ tướng Tăng Công Lượng nãy giờ vẫn chưa nói tiếng nào, cuối cùng cũng mở miệng.
Đây là một vấn đề rất quan trọng, mọi người đều nhìn về phía Trần Khác.
- Mỏ đồng Đông Xuyên có thể nói là vô tận, nhưng trình độ khai thác và tinh luyện kim loại thì lại có hạn.
Trần Khác nói:
- Theo như ta ước chừng, sản lượng đồng ở Vân Nam có thể chỉ có hai mươi, ba mươi triệu cân. Tùy theo việc gia tăng sức người, sức của và sự tiến bộ kĩ thuật, sản lượng sẽ tăng thêm. Đây cũng là lí do vì sao ta để thương nhân đến khai thác, rồi chính phủ thu mua. Bởi vì những thương nhân sẽ vì muốn đạt được lợi ích lớn nhất, nhất định sẽ nghĩ cách để gia tăng sản lượng.
- Tính kĩ, thì có lẽ là ba mươi triệu cân.
Tăng Công Lượng là tác giả của “võ kinh tổng yếu”, có những tiềm thức dày dạn về kĩ thuật, nghe ông ta nói như nắm rõ trong lòng bàn tay:
- Theo như quy chế của bản triều, thường đúc tiền dùng ba cân mười lượng đồng, một cân tám lượng chì, tám lượng thiếc thì được ngàn tiền, nặng năm cân, mạt vụn hao phí mười lượng.
Ngừng một lát, nói:
- Cho nên ba mươi triệu cân đồng chỉ có thể làm được tám triệu hai trăm ngàn quan tiền. Mà để nuôi một người lính, một năm phải cần sáu mươi quan. Giả sử đóng năm mươi ngàn quân, mỗi năm phải tốn ba triệu quan, lại khấu trừ đi khoản chi phí vận chuyển, còn lợi nhuận của thương nhân, sợ là sẽ đạt từ ba đến năm triệu quan. Tính như thế, dường như triều đình ngoài việc giải quyết sự thiếu hụt tiền, thì chính là ra sức lãng phí.
Tăng Công Lượng vừa nói thế, mọi người đổ mồ hôi lạnh, trừng to mắt nhìn về phía Trần Khác. Nếu như tiểu tử này không đưa ra được câu trả lời vừa lòng, phải mắng hắn đến chết.
Trần Khác lại mỉm cười nhìn về phía Hàn Kỳ từng đảm nhiệm Tam Ti sứ, nói:
- Xin hỏi tướng công, trước mắt, tiền đúc hằng năm của Đại Tống là bao nhiêu?
- Có năm đạt bốn triệu quan, có năm đạt năm triệu quan, đại khái là dao động giữa hai con số này.
Hàn Kỳ nói.
- Bây giờ, lượng tiền tệ cung ứng của triều đình lập tức tăng vọt lên hai lần, có thể giải quyết vấn đề thiếu tiền. Điều này đối với Đại Tống mà nói, có dùng bao nhiêu tiền đi nữa cũng không đổi được.
Trần Khác bình thản nói:
- Muốn nói rõ vấn đề này, trước tiên phải hiểu rõ, cái gì gọi là thiếu tiền?
Các bô lão đang có mặt đương nhiên sẽ không biết trả lời vấn đề này của hắn, Trần Khác đành tự hỏi tự trả lời:
- Cái khổ của việc thiếu tiền của nhà nước lẫn tư nhân mấy năm gần đây, chính là hàng hóa không lưu thông, thương nhân bó tay, không làm được gì, dân tình quẫn bách. Đó gọi là thiếu tiền. Không biết các vị tướng công có từng nghĩ đến, tại sao triều đình nhiều năm đúc tiền, nhưng vấn đề thiếu tiền lại càng ngày càng trầm trọng không?
- Cái này quả thật có nghĩ đến…
Hàn Kỳ gật đầu nói:
- Theo như lão phu thấy, chủ yếu là có ba nguyên nhân. Một là tình trạng tự ý lấy tiền đồng đúc thành vũ khí, đồ dùng trong dân gian. Một là một lượng tiền lớn bị chảy ra nước ngoài. Còn có một nguyên nhân, chính là những nhà giàu có thích tích trữ tiền.
- Xu tướng quả nhiên cao kiến.
Trần Khác nịnh bợ một chút, nói:
- Mấy nguyên nhân này, quả thật làm tình trạng tiền nặng vật nhẹ (giá cả của tiền ngày càng cao, trong khi đó giá của vật chất lại ngày càng thấp), cục diện không đủ để lưu thông hàng hóa ngày càng nghiêm trọng. Nhưng đây chỉ là lí do ngoài mặt của việc thiếu hụt tiền, chứ không phải là lí do bên trong.
- Khẩu khí thật là lớn….
Hàn Kỳ không khỏi hừ nhẹ nói:
- Thật muốn nghe cao kiến của Trạng nguyên.
- Kì thật, muốn thảo luận đến vấn đề thiếu hụt tiền, trước tiên phải làm rõ, rốt cục Đại Tống cần bao nhiêu tiền đồng,mới có thể duy trì dòng lưu chuyển kinh tế một cách bình thường.
Trần Khác cố nói một cách dễ hiểu nhất:
- Tiền làm ra có tác dụng gì? Trừ số bị đám nhà giàu tích trữ ra, còn lại đều là dùng để trao đổi mua bán hàng hóa. Cho nên nói, hàng hóa và hóa tệ là hai cực đối lập. Đại Tống có bao nhiêu hàng hóa đang lưu thông thì cần bấy nhiêu hóa tệ lưu thông.
V
Trần Khác cười nói:
- Chờ đến ngày mai cô sẽ biết.
Liễu Nguyệt Nga gật gật đầu, không hỏi nữa.
- Sắc trời không còn sớm, chúng ta đi ngủ thôi.
Trần Khác vén rèm cửa lên, quay đầu lại chỉ thấy Liễu Nguyệt Nga vẻ mặt xám xịt.
- Ngươi còn nói lung tung muốn vớ bở hả.
Liễu Nguyệt Nga cũng không dễ bị bắt nạt như Minh Nguyệt công chúa, lạnh lùng bỏ lại một câu:
- Ta sẽ ném ngươi xuống Nhị Hải.
Nói xong liền ngồi xếp bằng ở ngoài cửa khoang.
Nhìn bóng lưng của nàng, Trần Khác cười khổ nói:
- Cô đừng quên là mình đang mặc nam trang.
- Thân phận của ta hiện giờ là hộ vệ.
Liễu Nguyệt Nga cũng không thèm nhìn hắn, dừng một cái buồn bã nói:
- Khi không ngủ được tại sao ngươi không suy nghĩ một chút, tất cả những việc ngươi đã làm, xứng đáng với Tô Tiểu Muội sao?
- …
Trần Khác bỗng chốc hết chỗ nói rồi.
Sáng sớm hôm sau, thuyền đi đến Hạ Quan – cửa ngõ phía nam kinh đô Đại Lý. Năm xưa Nam Chiếu Vương Bì La Các thống nhất lục chiếu, xây dựng nên Nam Chiếu quốc. Định đô ở thành Đại Lý, ở giữa Thương Sơn và Nhị Hải là thông đạo dài hẹp nối liền hai đầu quan ải. Phía Bắc gọi là Thượng Quan, phía nam gọi là Hạ Quan, hai nơi cách xa nhau trăm dặm, hỗ trợ nhau bảo vệ xung quanh đô thành. Đoàn thị sở dĩ có thể ở trong tình cảnh hiểm nghèo mà vẫn có thể nắm vững được đô thành, là nhờ ở Thượng Quan và Hạ Quan đều do nhiều thế hệ con cháu Đoàn thị thủ vệ. Nếu không có nội chiến, chỉ vẻn vẹn hai quan ải này cũng “vạn người không thể khai thông quan khẩu”, điều đó đủ làm cho người ta khiếp sợ.
Nơi này mưa gió bốn mùa ít thay đổi, vào đông xuân thì nổi gió tây, hạ thu thì nổi gió tây nam, bốn mùa gào thét, đêm không thể ngủ, người đang đi trên đường thường bị thổi cho không mở mắt ra được. Người ta gọi đó là “gió Hạ Quan”, trong “Đại Lý tứ cảnh” thì nó cũng là một loại làm cho người khác không thể ưa thích.
Trên bến tàu Hạ Quan, nhìn thấy thân ảnh cao lớn của Trần Khác, Trương Du và Hầu Nghĩa đã đứng chờ ở chỗ này từ hôm qua, lộ ra vẻ mặt như trút được gánh nặng, tươi cười, rất nhanh đưa đoàn người Trần Khác từ bến tàu đi vào trong xe ngựa.
Sau khi vào chỗ ngồi của mình, Trần Khác dùng sức chà xát mặt nói:
- Vùng đất quỷ quái này, như là đem da mặt của ta cạo đi rồi.
- Đây là phong khẩu của thành Đại Lý. May mà giờ là mùa hè, nếu gặp lúc xuân sang gió tây nổi lên thì nó còn giống như dùng dao nhỏ cào lên mặt.
Trương Du cười nói:
- Nhắc tới đó cũng thật kỳ lạ, chỉ cần rời khỏi nơi này không đến mười dặm, thì đã không còn có gió nữa rồi.
- Nơi này của Đại Lý thật là kỳ lạ.
Trần Khác cười nói:
- Thiện Xiển phủ mà chúng ta đi, nghe nói nơi đó bốn mùa đều như mùa xuân, không có đông hạ thu.
- Không hề khoa trương chút nào.
Trương Du gật đầu nói:
- Một năm bốn mùa đầy hoa nở, thật làm cho người ta chỉ muốn ở lại.
Dừng một cái lại nói:
- Nơi đó cũng thuộc phạm vi của thành Đại Lý. Nhưng mấy năm nay bị Cao thị từng bước xâm chiếm, đã thu nhỏ một nửa so với ban đầu rồi, làm cho người ta thật thổn thức.
Hầu Nghĩa đi theo Trần Khác một đường xuôi nam, đi tới thành Đại Lý lại bị đẩy tới bên người Trương Du, đi theo y vài chỗ nên cũng hiểu cơ bản về Vân Nam, giờ phút này khó hiểu nói:
- Muốn rời khỏi Đại Lý thì phải theo hướng bắc, hoặc là hướng đông nam, chúng ta lại đi hướng đông vào Thiện Xiển phủ để làm gì?
- Thiện Xiển phủ thật ra không đơn giản chút nào.
Trần Khác cười nói:
- Ta thích đặt tên cho nơi đó là Côn Minh, chỗ đó là quê hương của Đoàn gia, đối với chúng ta nó rất có ý nghĩa.
Hầu Nghĩa cười khổ nói:
- Đại nhân đưa ta tới Đại Lý, bảo ta đi quan sát tỉ mỉ địa hình, hóa ra đều là lừa gạt.
- Ta không lừa ngươi.
Trần Khác lắc đầu cười nói:
- Việc quan sát tỉ mỉ địa hình, phải trèo đèo lội suối, đi đường nhỏ, làm cho Hầu lão bản vất vả khổ cực một phen rồi. Nhưng Hầu lão bản chính là đang làm đại sự đó!
Kỳ thật dọc đường đi, hắn đều âm thầm quan sát Hầu Nghĩa, bởi vì tương lai có việc cần người kiên cường nghị lực mới có thể thành công. Hiện tại có thể thấy Hầu Nghĩa không hổ đã từng xông qua tây bắc, là người kiên nghị nhẫn nại, không phải đơn giản như mấy tên Thục thương xuất thân ở nơi sang giàu có thể sánh bằng.
- Có thể làm đại sự gì?
Hầu Nghĩa lúc này không chịu bị hắn lừa dối nữa rồi, bình tĩnh hỏi.
- Ta tùy tiện nói cho ngươi ba điểm. Thứ nhất, mỏ đồng siêp cấp mà chúng ta cần, nó nằm cách thành Thiện Xiển không đến hai trăm dặm. Thứ hai, bên cạnh thành Thiện Xiển có Điền Trì, là nhánh của sông Kim Sa – Ngọn nguồn của sự phát triển. Là nơi nối thông giữa sông Kim Sa và Trường Giang. Thứ ba, cách thành Thiện Xiển chưa đầy sáu mươi dặm về phía nam có Bàn Giang, là nơi khởi đầu của Châu Giang, có thể đi thẳng tới Quảng Châu.
Trần Khác thản nhiên nói.
- Thật sao?
Hầu Nghĩa vẻ mặt khó tin nói:
- Chẳng lẽ ông trời thực sự an bài như vậy?
- Nói lời vô ích.
Trần Khác lườm anh ta một cái nói.
- Ông trời đúng là an bài như vậy.
- Ta cuối cùng cũng hiểu được, vì sao đại nhân vẫn nói, ông trời cho lộc mà không lấy thì phải chịu tội là có ý gì rồi.
Hầu Nghĩa dùng sức nuốt nước bọt nói:
- Đây đúng là chuẩn bị cho Đại Tống một bữa tiệc ngon!
Nói xong liền không thể tự kiềm chế mà lâm vào ảo tưởng:
- Đại Tống đầu tiên xuất binh tới Thiện Xiển, sau đó điều động dân phu đào mỏ, rồi theo sông Kim Sa vận chuyển tới Trường Giang, từ nay về sau không cần phải vất vả nữa rồi…
Việc này mà thành công thì anh ta sẽ trở thành đệ nhất thương nhân ở Đại Tống.
- Lau khô nước miếng của ngươi đi.
Trương Du mỉm cười nói:
- Thứ nhất, khu vực khai thác mỏ kia đã không còn nằm trong tay Đoàn gia nữa rồi, hiện tại nó thuộc về địa bàn của Cao gia. Thứ hai, sông Kim Sa thế nước hung mãnh, chỗ nguy hiểm nhiều vô số. Nếu không có mười năm đại tu thì không thể dùng để vận chuyển đồng được. Khách quan mà nói, đi theo đường thủy Châu Giang thì còn có tin cậy một chút, sau khi thuyền tới Quảng Châu, đổi sang thuyền biển đi lên phía bắc, tuy rằng đường đi phức tạp hơn nhưng còn có khả năng thực hiện được, phí tổn cũng tiết kiệm được không ít.
- Vậy cũng đáng để đi mạo hiểm.
Hầu Nghĩa nghiến răng nghiến lợi nói:
- Chẳng lẽ lại có thể không có khó khăn sao, khắc phục là được!
- Nói rất hay!
Trần Khác vỗ tay cười nói:
- Đúng là Hầu lão bản mới có tâm trí này. Lần này chúng ta trở về kinh, chính là đi theo đường thủy Châu Giang về phía đông, khảo sát thực địa một chút, xem đường thủy này có thể dùng được hay không.
Xe ngựa rời khỏi Hạ Quan dưới sự hộ tống của hơn một trăm hộ vệ, ngày đêm không nghỉ, mục tiêu năm trăm dặm đường xuất phát tới thành Thiện Xiển.
Dọc đường đi không ai nói chuyện, ba ngày sau đã tới Thiện Xiển, đội ngũ cũng không vào thành mà lập tức đi tới bến sông trên Nam Bàn Giang. Ở đó, một chiếc khoái thuyền chắc chắn đã chờ sẵn nhiều ngày rồi.
Đi lên khoái thuyền, đám người Trần Khác tiếp tục đi xuôi dòng hơn hai ngàn hải lý, hướng tới Quảng Châu.
Khởi điểm hành trình vững vàng mà thoải mái, đối với con thuyền chở bọn người Trần Khác thật sự là một lữ trình tuyệt vời, tuy nhiên nếu như đổi tải trọng thành mười vạn cân đồng thì mực nước nông sâu vẫn còn có chỗ thiếu sót.
- Có thể làm theo cách Tần Thủy Hoàng xây dựng kênh đào, tại nhánh sông này xây dựng nhiều đập nước để nâng cao mực nước lên, làm cho thượng du Châu Giang có thể thông hành được thuyền lớn.
Trần Khác cũng không bị việc này làm khó dễ, nói:
- Hơn nữa Tần Hoàng đắp bờ đập đơn thuần chỉ hao phí tiền, nhưng chúng ta đắp bờ đập có thể lợi dụng sức nước để phá vỡ khoáng thạch, thông gió, tinh luyện kim loại, thậm chí là xe sợi dệt vải. Từng cái đê đập đều sẽ thành một công trường, đến lúc đó sản xuất có thêm lợi nhuận, tự nhiên không cần triều đình tiếp tục bỏ thêm kinh phí duy trì.
Nhưng thuyền tới chỗ hợp dòng Nam Bàn Giang và Bắc Bàn Giang, lượng nước lại gia tăng gấp đôi, dòng nước trở nên chảy xiết, nước sông cũng biến thành màu đỏ.
- Lưỡng Giang hợp dòng trở thành sông Hồng Thủy dài một nghìn dặm, đây là con đường thủy quý giá, cũng là thách thức lớn nhất của chúng ta, nếu có thể làm cho thuyền chở đồng thuận lợi đi qua được, sẽ tới được Quảng Châu, tiếp theo có thể đi ra đường biển lên phương Bắc.
Mỏ đồng siêu cấp mà Trần Khác nói tới, chính là khu Đông Xuyên thành phố Côn Minh mà người đời sau gọi là Thiên Nam Đồng Đô,. Khu Đông Xuyên, được xưng là nơi “Mã đạp lộ đồng”, từ lúc Tây Hán khởi nghiệp, dân chúng ở nơi này dùng “Hỏa thiêu thủy tạt pháp” để khai thác mỏ đồng, sử dụng than củi để tinh luyện kim loại thỏi đồng và đúc tiền. Chỉ có điều sau này mỏ đồng bị khai thác hầu như không còn nên khu khai thác Đông Xuyên từ đó cũng biến mất theo.
Nhưng Trần Khác biết, trong giai đoạn lịch sử ban đầu của Trung Quốc, bắt đầu từ Nam Tống, lác đác có lượng lớn mỏ đồng dễ khai thác bị phát hiện. Đến thời Nguyên triều, Đông Xuyên đổi lại là nơi duy nhất khai thác được lượng lớn đồng. Sau khi kéo dài mấy trăm năm, cho tới Thanh triều, trong lượng tiền tệ của cả nước thì có tới bảy phần là do Đông Xuyên đúc.
Không phải nói khoa trương, lần này nếu lấy được mỏ đồng thì thừa đủ cho Đại Tống sử dụng trong vòng trăm năm không phải lo lắng.
Hơn nữa mỏ đồng Đông Xuyên còn có ưu thế vận tải được bằng đường thủy, tình hình đường thủy Châu Giang rất ưu việt, nối liền giữa Lưỡng Quảng, có thể giảm được lượng lớn chi phí vận chuyển đến kinh thành và những nơi khác.
Mà nếu muốn lợi dụng được đường thủy Châu Giang thì khó khăn lớn nhất là sông Hồng Thủy. Trần Khác cũng không phải là chuyên gia thủy lợi, nhưng hắn có nhiều hơn ngàn năm kiến thức so với người đương đại. Hắn biết sông Hồng Thủy và nam, bắc Bàn Giang hợp tại cao nguyên Vân Quý, chính là nơi vận tải đường thủy rời bến ra khơi. Hắn biết trong giai đoạn lịch sử này, khi Nam Tống phát triển, đường thủy vận chuyển chủ yếu là nông sản, kiềm, quế. Khu vực ven sông trở thành mạch máu giao thông quan trọng của quốc gia, nối liền giữa Vân Quý và Lưỡng Quảng. Nhưng nếu muốn chạy thuyền đồng to lớn, nặng nề như vậy thì nhất định phải điều động một lượng lớn dân phu tiến hành tu sửa lại dòng sông, như loại bỏ đá ngầm, mở rộng đường sông, phân lưu giảm thủy, xây dựng tàu thuyền và các loại biện pháp khác…
- Đây là một hệ thống công trình lớn, hiện tại sơ bộ đã có phương án ban đầu, nhưng ta vẫn muốn mời chuyên gia bàn bạc thêm một chút.
Mỗi khi sóng to gió lớn nổi lên, chiếc khoái thuyền như chiếc lá nhỏ, lay động trôi nổi giữa dòng sông đỏ như máu, lúc này Hầu Nghĩa đến mật đắng cũng đã nôn ra rồi. Ngược lại, Trần Khác dường như không có việc gì, vẫn cùng Trương Du nói chuyện:
- Con đường thủy này đối với Đại Tống có ý nghĩa vô cùng to lớn. Bất kể phải sử dụng bao nhiêu tiền, chúng ta cũng phải thông suốt nó.
- Đây đúng là một công trình vĩ đại.
Trương Du tốt hơn nhiều so với Hầu Nghĩa, chỉ có điều sắc mặt cũng hơi tái nhợt nói.
- Đúng vậy, tuy nhiên nếu mang so sánh với dòng Sa Giang thì đơn giản hơn rất nhiều.
Trần Khác gật đầu nói:
- Tuy dài ngàn dặm nhưng đại đa số đường thủy đều thích hợp cho tàu thuyền qua lại, những nơi thực sự cần phải tu sửa lại chỉ có hơn hai mươi chỗ, nếu quyết tâm đầu tư tiền vốn thì thời gian thực hiện công trình sẽ không quá dài.
- Làm sao đại nhân biết được con sông này sẽ thông được tới Quảng Châu?
Trương Du rốt cục kiềm nén không được, hỏi:
- Tiểu nhân vẫn thường xuyên qua lại Đại Lý mà cũng không biết có con đường thủy như vậy.
- Vì thế nên mới cần đọc sách nhiều.
Trần Khác đương nhiên sẽ không nói, kiếp trước của ta đã thấy rất nhiều tàu hàng ở Châu Giang. Hắn thản nhiên nói:
- Những năm đầu Tây Hán, Nam Việt Vương dùng tài thu hút được Dạ Lang. Thục quận sở dĩ có rau mùi tàu là do được vận chuyển bằng đường thủy qua sông Tường Kha. Sông Tường Kha chính là bắc Bàn Giang, sông Hồng Thủy bây giờ.
- Quả nhiên là tú tài không cần ra khỏi cửa cũng vẫn biết được chuyện thiên hạ.
Trương Du cất tiếng khen từ trong thâm tâm.
- Vậy mà cũng nói, Trần đại nhân là Trạng Nguyên, làm sao những tú tài kia có thể so sánh bằng?
Hầu Nghĩa tuy rằng đã mệt gần chết nhưng vẫn không quên nịnh bợ.
Từ Thiện Xiển tới Quảng Châu, toàn bộ hành trình dài hai nghìn sáu trăm dặm, nếu đi bằng đường bộ thì nhanh nhất cũng phải mất một tháng. Bọn người Trần Khác xuôi dòng theo đường thủy, chỉ mất có bốn ngày đã tới được thành Quảng Châu.
Đến thành Quảng Châu, Trần Khác lộ ra ngay ấn tín sứ tiết. Một mặt đưa tình huống Đại Lý, chạy tám trăm dặm gấp gáp gửi tấu chương lên triều đình. Một mặt lấy được ngựa ở dịch trạm, ngày đêm không nghỉ chạy về kinh thành, chỉ dùng mất năm ngày đã đến đình Xuân Nhai cách Nam Huân môn ba dặm. Đây là nơi đưa tiễn quan viên rời kinh, cũng là nơi nghênh đón quan viên hồi kinh.
Lúc này trong đình Xuân Nhai đã có một đội cấm quân Hoàng thành ti, cầm đầu là một gã quan viên và một gã hoạn quan. Tất cả đều nghển cổ nhìn quanh chờ đợi, bên cạnh bọn họ còn để sẵn một cỗ kiệu.
Đợi tới đợi lui, cuối cùng cũng nhìn thấy một đoàn ngựa đang tung vó, khói bụi mù mịt cách đó không xa.
Đoàn ngựa kia dần dần tới gần, Trương Thành dẫn đầu cưỡi ngựa đi trước, sau đó là Trần Khác, theo sát phía sau là Liễu Nguyệt Nga, sau cùng còn có hai người Trương, Hầu mặt vẫn còn tái và tám gã hộ vệ, bốn tùy tùng.
- Đã đến rồi.
Gã hoạn quan ánh mắt sắc bén, liếc nhìn lập tức nhận ra Trần Khác, tên quan viên bên cạnh khẩn trương kêu lên:
- Ngăn bọn họ lại.
Cấm quân khẩn trương chặn đoàn ngựa lại ở trên đường, hai tay gắng sức cản trở.
- Suy…
Trần Khác giữ chặt cương ngựa, ánh mắt lướt qua cấm quân, nhìn về phía tên quan viên và hoạn quan. Tên quan viên khoảng ba bốn mươi tuổi, chòm râu đẹp hoàn hảo, tướng mạo tuấn lãng. Còn gã hoạn quan kia chính là Lý Hiến, cũng đã có giao tiếp với Trần Khác vài lần rồi.
Gặp người quen, Trần Khác cũng không nói nhiều, xoay người xuống ngựa, đem dây cương quăng ra, đi về phía Lý Hiến và gã quan viên.
Liễu Nguyệt Nga cũng xuống ngựa, nhưng Hầu Nghĩa và Trương Du thì không tự mình xuống ngựa nổi, lúc này vẫn còn đang thở hồng hộc. Mấy tên tùy tùng phải mất rất nhiều công phu mới đỡ được bọn họ xuống dưới, nhưng hai người cũng không còn sức mà bước chân đi tiếp… Bọn họ tuy rằng đều đã từng trải qua rèn luyện, nhưng lần này ngồi trên lưng ngựa chạy liên tục năm ngày không ngừng nghỉ, làm cho thân thể hai người đều mệt mỏi rã rời.
Lý Hiến hàm chứa nụ cười, hướng tới Trần Khác biểu hiện vẻ xu nịnh, nói:
- Trạng Nguyên công, vị này chính là Sùng Văn quán Tu Soạn, đồng Tu Khởi Cư Chú, Lã Tu soạn.
- Tại hạ là Lã Công Trứ.
Lã Tu soạn không đợi Trần Khác thi lễ, liền ôm quyền cười nói:
- Tuy rằng Trọng Phương không biết tại hạ nhưng tại hạ đã ngưỡng mộ Trọng Phương từ lâu rồi.
Lã Công Trứ là công tử của quyền tướng Lã Di Giản tiếng tăm lừng lẫ cũng là một người xuất chúng nhất trong số những người con trai của Lã Di Giản.
- Sao tiểu đệ lại có thể không biết đến Lã Thọ Châu?
Trần Khác khẩn trương đáp lễ nói:
- Lã huynh là hậu nhân của danh môn, tài đức nhiều mặt, quả thực là tấm gương sáng cho tiểu đệ noi theo.
- Nhị vị đừng giả bộ với nhau nữa.
Lý Hiến xốc màn kiệu lên, cười nói:
- Mời Trạng Nguyên công lên kiệu.
Trần Khác đang muốn nhún nhường, lại nghe Lý Hiến nói:
- Đây là ý tứ của hoàng thượng.
Hắn đành phải gật đầu, quay lại nhìn Hầu Nghĩa và Trương Du nói:
- Thời gian làm nhiệm vụ gấp gáp, các ngươi phân công nhau đi làm mau lên.
- Vâng.
Hai người ôm quyền tuân lệnh, đang định rời đi thì nghe Lý Hiến nhỏ giọng nói:
- Trạng Nguyên công, mời bọn họ cùng đi luôn.
Nói xong lại hạ giọng nói:
- Không được phép để lộ ra tin tức.
Trần Khác đành phải im lặng, nhìn lại tùy tùng đi theo trên đường và Liễu Nguyệt Nga nói:
- Xem ra ngươi cũng không thể đi về nhà được.
- Ngươi quan tâm đến mình đi.
Liễu Nguyệt Nga lườm hắn một cái, không biểu hiện ý tứ gì. Kỳ thật nếu nàng muốn chạy đi thì ở nơi này cũng không ai ngăn cản được nàng.
- Đúng vậy, nên quan tâm đến bản thân ta.
Trần khác khóe miệng nở một nụ cười khổ nói:
- Lên kiệu.
Nói xong liền cúi đầu tiến vào trong kiệu. Kiệu lớn lập tức được nâng lên, dưới sự hộ vệ của cấm quân nhanh chóng hướng về Nam Huân môn.
Giờ Thân tháng năm âm lịch, mặt trời vẫn còn đứng bóng, chiếu nắng vào cổng thành nguy nga của Nam Huân môn, phản chiếu ánh sáng làm người ta chói mắt. Khi rời kinh vào tháng ba vẫn còn đang mùa xuân, giờ trở về đã là giữa hè. Vén lên màn kiệu, nhìn dòng người hối hả, Biện Kinh vẫn phồn hoa như trước, Trần Khác có cảm giác như vừa trải qua một đời người.
Tai nghe phía ngoài âm thanh ồn ào, sôi sục nhưng trong lòng Trần Khác lại là một mảnh lạnh lẽo… Vừa hồi kinh đã bị cách ly, bất kỳ tin tức gì cũng không được lộ ra, điều này cũng không phải là dấu hiệu tốt!
Bởi vì đây chính là mặt mũi quốc gia của Đại Tống, nếu có ngoại bang hiến đất xưng thần, tất nhiên sẽ phải được tuyên dương bất chấp mọi chuyện khác, có khi còn lo rằng thiên hạ không biết đến. Nhưng bây giờ lại như làm trộm cất giấu, hiển nhiên hoàng thượng và triều đình có tiếp nhận hay không tiếp nhận miếng thịt béo dâng lên đến miệng vẫn còn chưa biết được.
Tuy nhiên đây cũng chỉ là chuyện bình thường, sau khi Khánh Lịch tân chính thất bại, triều đình và tầng lớp quý tộc của quốc gia này dần bị trượt dốc, không còn muốn phát triển nữa. Bọn họ lúc nào cũng cẩn thận suy nghĩ làm sao để duy trì được con thuyền đang bị rỉ nước, còn việc theo gió vượt sông hay kiến công lập nghiệp thì có nghĩ cũng không dám nghĩ đến.
- Mình liệu có thể thuyết phục được tên gia hỏa mộ khí trầm trầm kia sao?
Khoảng cách càng gần hoàng cung, Trần Khác lại càng thiếu tự tin trong lòng.
Mang theo đầy bụng tâm sự, hắn và những người khác ngay lập tức bị đưa vào trong cung, nghỉ tạm trong đình viện bị thủ vệ nghiêm khắc.
Đợi Trần Khác rửa mặt xong, thay quần áo đi ra, Lã Công Trứ mới đem cục diện hiện giờ nói cho hắn nghe.
Kỳ thật ba ngày trước, hoàng thượng và triều đình cũng đã nhận được bản tấu của Trần Khác. Nhưng có thể nói sự tình lại không may mắn, trong những ngày Trần Khác rời kinh, tình thế Tây Bắc càng ngày càng trở nên căng thẳng.
Sau cuộc chiến Khuất Dã Hà, Tống triều đóng cửa biên giới, cấm giao thương mậu dịch. Đây là đả kích vô cùng nghiêm trọng với Tây Hạ. Tướng quốc Tây Hạ xé rách da mặt, đưa binh tấn công Phu Diên Lộ, ý đồ bức bách Tống triều phải mở lại biên cảnh. Đại Tống liền vận chuyển lương thảo, điều binh lên Tây Bắc, đại chiến hết sức căng thẳng.
Đối với trên dưới cao thấp Tống triều, thì sự uy hiếp của phương Bắc và Tây Bắc mới là đại sự liên quan đến sự tồn vong của quốc gia, trừ việc đó ra thì tất cả các việc khác của ngoại bang đều bị hoãn lại, cho dù là Đại Lý đã sắp lửa cháy đến nơi rồi.
Nhưng sự hấp dẫn của việc hiến đất bốn nghìn dặm thực sự quá lớn, khiến cho hoàng thượng và các vị đại thần không thể nói không một cách dễ dàng. Chẳng những thế nó còn giúp giải quyết khủng hoảng tài chính về mỏ đồng của Đại Tống, đây là lý do khiến bọn họ không thể cự tuyệt. Vì để tránh cho bị động, hoàng thượng và nhóm đại thần quyết định đợi Trần Khác hồi kinh mật nghị về vấn đề này, sau đó rồi mới đưa ra quyết định.
- Tình hình cụ thể là như vậy.
Lã Công Trứ thân là quan Tu Khởi Cư Chú, là thần tử tâm phúc của hoàng thượng, lời của y tự nhiên cũng đại biểu cho ý tứ của hoàng thượng.
- Cuối cùng phải đáp lại thỉnh cầu của Đại Lý như thế nào, quyết định bởi khả năng thuyết phục của ngươi. Hoàng thượng và triều đình chỉ cho ngươi một lần cơ hội thuyết phục bọn họ, nếu cảm thấy không nắm chắc thì đừng vội nhắc tới việc Đại Lý.
- Tiểu đệ lắm miệng xin được hỏi một câu.
Trần Khác nghe xong, suy nghĩ một chút nói:
- Tây Bắc thật sự sẽ xảy ra chiến sự hay sao?
- Việc này hơn phân nửa là sẽ xảy ra.
Lã Công Trứ suy nghĩ một lát, thật thà nói:
- Do thám của chúng ta mang tin tức từ Tây Hạ về nói, muội muội của Một Tàng Ngoa Sủng, Một Tàng thái hậu lại gặp chuyện bỏ mình. Địa vị của Một Tàng Ngoa Sủng đã không còn vững chắc như ban đầu, mấy đại tộc cũng không phục gã. Hơn nữa vấn đề trọng yếu là việc cấm địa trồng trọt Khuất Dã Hà không phải là quyết sách của triều đình Tây Hạ, mà là hành vi cá nhân của Một Tàng Ngoa Sủng, chiếm được lợi đương nhiên toàn bộ thuộc về Một Tàng gia, Tây Hạ và các gia tộc khác không chiếm được chút ưu đãi nào. Bọn họ lại bị đoạn tuyệt giao thương mậu dịch lẫn nhau, tự nhiên đầy bụng oán hận đối với Một Tàng Ngoa Sủng, càng đừng hy vọng bọn họ giúp gã khai chiến.
Dừng một chút lại nói:
- Ta suy nghĩ, song phương đã giằng co thời gian nửa năm một năm, đến cuối vẫn phải ngồi xuống đàm phán.
Trong tịnh thất, Trần Khác nhìn vị cận thần của thiên tử - Lã Công Trứ, chậm rãi nói:
- Hối thúc huynh nói như vậy, tiểu đệ vẫn không rõ… Nếu dự đoán sẽ đàm phán mà không đánh nhau, vậy hoàng thượng và các đại thần còn khẩn trương, lo lắng cái gì?
- Nếu nhỡ xảy ra chiến sự thì phải làm sao? Triều đình lấy đâu ra thể diện?
Lã Công Trứ cười khổ nói:
- Trong lúc nhạy cảm này, ta nói thật cho ngươi biết, thực ra vấn đề Tây Hạ chỉ ngụy trang, điểm mấu chốt vẫn nằm ở bản thân chuyện “Xuất binh Đại Lý”. Quân đội Đại Tống đã vài chục năm không bước chân ra khỏi biên cảnh rồi, hoàng thượng và các đại thần một chút lòng tin cũng không có.
Nói đến mức như vậy, Trần Khác làm sao vẫn không hiểu? Hóa ra Hoàng đế và nhóm Tể tướng tất nhiên không thể cự tuyệt việc mở mang bờ cõi, giải quyết vấn đề tài chính, nhưng họ lo quân đội Đại Tống lộ ra yếu kém, chẳng may bị Đại Lý phát hiện ra họ chỉ là con hổ giấy, đó chẳng phải là mất hết thể diện?
- Thật sự làm cho người ta không thể nói được lời nào…
Trần Khác mặt xám xịt nói:
- Có câu “Nuôi binh ngàn ngày, dùng ở nhất thời”. Quốc gia hàng năm dùng tới bảy thành thu nhập để nuôi quân, đến lúc quốc khốn dân cùng, thu không đủ bù chi, có việc thì lại lo lắng quân đội không thể ra tay. Quân đội như vậy thì nuôi dưỡng để dùng làm gì?
- Ôi…
Lã Công Trứ cười khổ nói:
- Mấy vấn đề này không phải loại tiểu nhân như chúng ta có thể đàm luận.
Dừng một cái, an ủi Trần Khác nói:
- Ngươi cũng không phải chán nản, thực ra việc này thành công vẫn còn rất lớn.
Nói xong y hạ giọng nói:
- Không dối gạt ngươi, hàng năm triều đình thu không đủ chi, dù sao cũng đạt được hai ngàn vạn lượng. Năm ngoái sau khi thiên tai, công quỹ lại bị khô kiệt. Nếu không bán đất ở Thập Tam Hành Phố chỉ sợ còn không phát được bổng lộc năm nay… Cho nên nếu thực sự lấy được mỏ đồng lớn của Đại Lý, vận chuyển về Đại Tống lại thuận tiện, ta nghĩ hoàng thượng và triều đình vẫn sẽ cắn răng thử một lần.
- Tiểu đệ hiểu được.
Trần Khác gật gật đầu, hắn đã hiểu ý tứ của Lã Công Trứ… Đơn giản là Hoàng thượng và triều đình muốn kiếm được lợi nhưng lại muốn trốn tránh thiệt hại. Nếu mình muốn thuyết phục bọn họ thì chỉ có thể sử dụng phương pháp này.
- Ngươi một đường bôn ba, cũng đã mệt mỏi rồi.
Nói xong chuyện chính, Lã Công Trứ đứng lên nói:
- An tâm nghỉ ngơi, chờ hoàng thượng triệu kiến.
- Ừ.
Trần Khác gật đầu, đứng dậy đưa tiễn.
Ngày hôm sau, hoàng thượng trên điện Ngự Đường triệu kiến Trần Khác.
Khi Trần Khác nghe triệu vào điện, phát hiện ra văn võ đại thần không thiếu một ai, đang chia thành dãy ngồi phía dưới ngự tọa rồi… Đáng lẽ vào lúc thượng triều thì văn võ đại thần phải đứng, nhưng những lúc thượng triều không chính thức, hoàng thượng thương cảm đến các đại thần, từ trước đến nay đều ban thưởng cho ngồi.
Hướng lên hoàng thượng và các vị đại thần thi lễ, Trần Khác đứng im ở đó. Hắn phát hiện ra chỉ có chính mình là phải đứng.
Hoàng đế Triệu Trinh quan sát Trạng Nguyên lang mà bản thân phá lệ khâm điểm, trong lòng suy nghĩ miên man… Bao nhiêu năm rồi, ông ta chứng kiến quan viên Đại Tống lúc nào cũng chỉ tìm cách bo bo giữ mình, lấy việc nói chuyện giật gân để được dương danh, lấy việc nịnh hót hoàng thượng để được tiến thân.
Nhưng Trần Khác lại không giống với bọn họ. Hắn thi đậu Trạng Nguyên, chỉ cần làm từng bước, nhiều nhất là mười năm sẽ được thăng quan phong tướng, hoàn toàn không cần phải tự mình đi tìm phiền toái, thậm chí đưa cả tiền đồ của mình vào để đặt cược.
Tuy nhiên Triệu Trinh đã sớm chú ý tới, trăm năm kể từ khi Đại Tống khai quốc, đã xuất hiện hơn hai mươi trạng nguyên nhưng không ngờ không có một ai trở thành đại nhân vật. Chẳng lẽ nhóm Trạng Nguyên đều bất tài? Hiển nhiên không phải. Chẳng lẽ họ không có cơ hội? Hiển nhiên cũng không phải, hoàng đế nào cũng dốc lòng bồi dưỡng Trạng Nguyên, tìm mọi cách để đề bạt. Nhưng vì sao không ai có thể đạt được thành tựu?
Chứng kiến Trần Khác chỉ dùng hơn mười ngày đã từ Đại Lý xa ngàn dặm chạy về, còn trẻ tuổi mà có can đảm gánh vác trách nhiệm dính líu tới rất nhiều người, Triệu Trinh có chút minh bạch… Nuông chiều con chính là làm hại con, điều kiện quá tốt khiến cho nhóm Trạng Nguyên không ai dám mạo hiểm, không muốn phát triển. Như vậy thì làm sao có thể gánh vác được trọng trách của quốc gia?
Thật lâu sau, hoàng thượng mới phục hồi lại tinh thần, nhìn về phía Trần Khác nói:
- Trần ái khanh.
- Có thần.
Trần Khác cung thanh đáp.
- Trước khi đi sứ, quả nhân đã dặn bảo ngươi thế nào?
Triệu Trinh không nói việc chính, mà lại vòng vo nói.
- Hoàng thượng căn dặn vi thần tùy cơ ứng biến, ưu tiên giải quyết ổn thỏa, không được hành động thiếu suy nghĩ.
Trần Khác đáp.
- Ngươi lại dám tự biên tự diễn một trận ám sát, đem quân thần Đại Lý đùa bỡn trong tay.
Triệu Trinh lạnh lùng nói:
- Thật sự là to gan lớn mật.
- Hoàng thượng thứ tội, vi thần cũng chỉ là bất đắc dĩ.
Trần Khác biết chuyện này không thể dấu diếm được, cho nên trong tấu chương đã nói ra tất cả những gì mình làm, không dấu diếm chút nào:
- Quốc chủ Đại Lý Đoàn Tư Liêm là con người không quyết đoán, nhát gan cẩu thả. Nếu vi thần không tạo áp lực cho y, quốc nội Đại Lý vẫn lâm vào giằng co, Đại Tống ta căn bản sẽ không có sự tiến triển gì.
- Ngươi nói cái gọi là tiến triển, chính là làm cho Đại Lý lâm vào nội loạn sao?
Xu Mật Sứ Hàn Kỳ trầm giọng nói:
- Sứ thần Đại Tống sao có thể làm ra những hành vi gian tà như thế?
- Xu Mật Sứ nói lời đó sai rồi.
Trần Khác lắc đầu nói:
- Hành động của hạ quan lần này chính là để giúp cho Đại Lý tránh khỏi nội loạn, chứ không phải khiến cho dân chúng Đại Lý chịu cảnh lầm than.
- Lời này là sao?
- Loạn ở Đại Lý, không phải biểu hiện như bên ngoài, căn nguyên của nó ở chỗ chủ nhược thần cường, quyền thần có âm mưu chiếm lấy vị trí trung tâm.
Trần Khác trầm giọng nói:
- Nếu Đại Tống ta trở thành chủ nhân của Đại Lý, phái binh vào quốc nội Đại Lý, tạo cho Đoàn thị chỗ dựa. Đoàn thị được Đại Tống ủng hộ và bảo vệ, quyền thần Đại Lý nếu có ý định gây rối thì cũng không dám hành động thiếu suy nghĩ nữa.
- Nói thật là nhẹ nhàng và khéo léo, bất kể việc Đoàn thị hiến đất, hay việc Đại Tống xuất binh, đều dẫn đến kịch biến.
Hàn Kỳ khan giọng nói:
- Làm như vậy sẽ liên quan đến đủ mọi bề, ngươi chẳng lẽ không biết phải tấu lên triều đình rồi mới được vâng mệnh mà làm việc hay sao?
- Dĩ nhiên cần phải thế.
Trần Khác gật đầu nói:
- Hạ quan không phải đang trở lại thượng tấu lên triều đình hay sao?
- Đây là ngươi đang tiền trảm hậu tấu!
Hàn Kỳ mặt xám xịt nói:
- Sứ giả Đại Lý đã đến Nhã Châu, ngươi làm cho triều đình có cách nào cự tuyệt được?
- Trên danh nghĩa thì bọn họ đang đi xin lỗi việc hạ quan gặp chuyện.
Trần Khác thản nhiên nói:
- Hiện tại hạ quan đang bình an đứng đây, nếu triều đình không muốn nhận thì cứ bảo bọn họ quay trở về là được rồi.
- Hừ …
Hàn Kỳ hừ lạnh một tiếng nói: truyện được lấy từ website tung hoanh
- Ngươi cho đó là trò đùa sao?
Trần Khác cười cười không nói lời nào.
- Được rồi, được rồi.
Triệu Trinh đứng ra hòa giải, nói:
- Bất kể thế nào thì Đại Lý hiến đất chính là việc trọng đại của Thiên triều, triều đình phải xử lý việc này sao cho thích đáng, đúng không Phú tướng quốc?
Nói xong lời đó, ông ta lại chuyển hướng về phía Phú Bật.
- Hoàng thượng nói rất chính xác, Đại Tống trước đây cũng có việc trọng đại này. Năm xưa Thái tông hoàng đế Chương, Tuyền cũng được Ngô Việt hiến đất. Lúc đó Đại Tống uy phục tứ hải, triều đình long trọng tiếp nhận, bố cáo thiên hạ. Hiện nay hoàng thượng nhân đức, lại có đại quốc nguyện ý dựa vào Đại Tống, nhưng tình huống bây giờ lại không giống với Thái Tông hoàng đế, triều đình phải xử lý thích đáng việc này, không thể làm hạ thấp uy danh triều đình, làm nguội lạnh tấm lòng của chư phiên, cũng không thể bị người kéo vào trong hố lửa không rút chân ra được.
Phú Bật chậm rãi đáp:
- Dù sao Đại Lý Đoàn thị cũng đã cùng đường mới nghĩ đến một tay chúng ta giúp đỡ, không thể chỉ nhìn vào chỗ tốt, mà lại không suy xét, bản thân có viên đá kim cương đó không.
- Tể tướng nói lời đó rất đúng.
Triệu Trinh gật gật đầu, ra hiệu cho Phú Bật nói tiếp.
- Đại Lý hiến đất cũng không phải vô điều kiện, Đoàn thị yêu cầu triều đình lập tức xuất binh, giúp đỡ bọn họ ổn định cục diện chính trị. Cứ như vậy thì triều đình nhất định phải xuất binh thì Đại Lý mới tuân theo ước định. Nếu tất cả thuận lợi thì tự nhiên rất tốt, nhưng xuất binh tác chiến, Đại Lý vẫn là nơi núi cao sông xa. Năm đó quân tiên phong của Thái Tổ Hoàng đế chinh phục cả thiên hạ, mà còn không lấy Đại Lý, nguyên nhân chính là mất nhiều hơn được. Hiện tại khó khăn mà chúng ta gặp phải, khẳng định còn nhiều hơn so với tưởng tượng. Nếu xuất binh bại trận, hao binh tổn tướng, triều đình còn mặt mũi nào mà tồn tại? Nếu bị vây khốn tại Đại Lý với thời gian dài, phải vận chuyển lương thực, phải tuyển binh, triều đình có chịu được liên lụy không?
Phú Bật nhìn Trần Khác nói:
- Mong Trạng Nguyên lang có thể trả lời, làm cho triều đình chấp nhận.
- Trước khi hồi đáp lại mấy vấn đề, hạ quan cả gan muốn hỏi lại tướng công một chút, ý nghĩa của việc thu phục Đại Lý là gì?
Trần Khác không khách khí hỏi lại.
- Cái này…
Phú Bật dù sao cũng có đạo quân tử, tuy rằng bị hỏi ngược lại nhưng vẫn chậm rãi đáp:
- Thứ nhất, mở mang bờ cõi, nâng cao uy danh Đại Tống. Thứ hai, Đại Lý có mỏ đồng, đúng là loại Đại Tống ta đang thiếu thốn. Thứ ba, có được Đại Lý sẽ khiến cho Thổ Phiên không dám sinh ra dị tâm một lần nữa, một lòng cùng Đại Tống đối kháng Tây Hạ.
- Tướng quốc nói lời đó chính xác cực kỳ. Hạ quan xin hỏi, triều đình muốn đạt được ba điều trên, nguyện ý trả giá như thế nào?
Trần Khác thản nhiên nói.
- Không trả giá thật nhiều thì không thể đạt được…
Phú Bật từ từ nói:
- Nhưng đương nhiên phải trả giá càng nhỏ thì càng tốt.
- Không phải triều đình không muốn trả giá thật nhiều.
Hàn Kỳ sảng khoái, tiếp nhận câu chuyện, nói:
- Mà do hiện tại ngân khố quốc gia không có tiền, triều đình không có chi phí xuất binh, hiểu không?
- Ngân khố quốc gia không có tiền, nhưng vẫn có khả năng đánh giặc, mấu chốt là xem cuộc chiến này có giá trị hay không. Nếu có giá trị, sẽ cắt giảm kinh phí ở chỗ khác bù vào.
Trần Khác bất động thanh sắc nói:
- Về phần quân đội, theo hạ quan biết, những năm gần đây, quân đội Tây Lộ Quảng Nam luôn luôn tiêu diệt phỉ tặc ở nơi núi cao rừng sâu, văn võ Quảng Châu cũng mấy lần xin được xuất binh, tiến vào Đại Lý tiêu diệt Mã Chí Thư. Có thể nói kể cả quân lực lẫn sĩ khí đều có thể dùng được, chỉ cần dùng số quân đội binh mã này là đủ.
- Không được.
Hàn Kỳ lắc đầu nói:
- Tây lộ Quảng Nam mới được bình định lại, nếu đưa quân đội đi nơi khác sẽ khó bảo toàn được việc tái sinh biến loạn.
- Chiến sự nơi đó đã ổn định, có thể điều động ra một ít quân đội từ đó.
Trần Khác cố gắng nói:
- Sau đó ngay tại chỗ chiêu mộ lại một ít phiên binh, cứ như vậy có thể giảm bớt tai họa ngầm ở Quảng Tây. Thứ hai, một bên huấn luyện, một bên rút binh…
- Vớ vẩn!
Hàn Kỳ quát lớn:
- Ngươi nghĩ đến huấn luyện dân thành binh, có thể một sớm một chiều là được hay sao?
- Chỉ cần chúng ta hành động nhanh một chút, trong vài năm Đại Lý sẽ không phát sinh chiến tranh, đầy đủ thời gian huấn luyện được bọn họ.
Trần Khác nói:
- Quân đội xuất phát từ Quảng Tây, dọc theo sông Hồng Thủy, nam Bàn Giang, đến Thiện Xiển phủ. Nơi đó là địa bàn của Đoàn gia, chúng ta sẽ trú đóng trong đó, uy hiếp Cao gia và Dương gia, giúp cho Đoàn thị có cơ hội đàm phán. Bề ngoài thì chúng ta cho Đoàn thị chỗ dựa, bên trong thì bảo vệ khai thác mỏ đồng, đây mới là động cơ để chúng ta xuất binh, chứ không phải đi giúp Đoàn gia tiêu diệt Cao gia hoặc Dương gia.
Nghe Trần Khác nói việc xuất binh không phải để đi đánh giặc mà chỉ để uy hiếp, vẻ mặt Triệu Trinh rõ ràng thoải mái hơn rất nhiều, nhưng vẫn không yên tâm hỏi:
- Trần ái khanh, ngươi có thể bảo chứng được quân đội Đại Tống sẽ không bị cuốn vào chiến tranh?
- Hoàng thượng minh giám, vi thần có mười phần tin tưởng.
Trần Khác trịnh trọng gật đầu nói:
- Bởi vì Cao gia ở Điền Đông, chắc hẳn sẽ không làm phản Đoàn gia đâu ạ.
Nghe thấy câu này của Triệu Trinh, Trần Khác thật muốn nhổ vào mặt ông ta. Đường đường là hoàng đế Đại Tống, con dân hơn trăm triệu, quân đội lên đến hàng triệu, quân phí mỗi năm đổ vào lên đến tám chín triệu quan, lại sợ chiến tranh như sợ cọp, thật làm người ta khinh thường.
Đương nhiên hắn không thể biểu lộ thái độ, chỉ đành phải thở ra một hơi thật sâu, gật đầu nói:
- Cuộc xung đột võ trang với qui mô nhỏ là không thể tránh khỏi. Nhưng vi thần đảm bảo, tuyệt không để cho quân đội Đại Tống rơi vào trạng thái chiến tranh toàn diện.
- Cái này tính là quân lệnh trạng à?
Hàn Kỳ trầm giọng hỏi.
- Tính.
Trần Khác cũng trầm giọng trả lời:
- Nhưng ta cần sự ủng hộ toàn lực của triều đình.
Kỳ thật, sự hiểu biết về nước Đại Lý của các bô lão ở thành Biện Kinh rất ít. Trên cơ bản là Trần Khác nói thế nào thì họ nghe thế ấy. Đương nhiên, đây cũng là nguyên nhân mà làm cho họ cảm thấy không chắc chắn.
- Theo như ngươi dự đoán, mỏ đồng của nước Đại Lý có thể sản xuất bao nhiêu?
Trước khi hoàng thượng trả lời, thứ tướng Tăng Công Lượng nãy giờ vẫn chưa nói tiếng nào, cuối cùng cũng mở miệng.
Đây là một vấn đề rất quan trọng, mọi người đều nhìn về phía Trần Khác.
- Mỏ đồng Đông Xuyên có thể nói là vô tận, nhưng trình độ khai thác và tinh luyện kim loại thì lại có hạn.
Trần Khác nói:
- Theo như ta ước chừng, sản lượng đồng ở Vân Nam có thể chỉ có hai mươi, ba mươi triệu cân. Tùy theo việc gia tăng sức người, sức của và sự tiến bộ kĩ thuật, sản lượng sẽ tăng thêm. Đây cũng là lí do vì sao ta để thương nhân đến khai thác, rồi chính phủ thu mua. Bởi vì những thương nhân sẽ vì muốn đạt được lợi ích lớn nhất, nhất định sẽ nghĩ cách để gia tăng sản lượng.
- Tính kĩ, thì có lẽ là ba mươi triệu cân.
Tăng Công Lượng là tác giả của “võ kinh tổng yếu”, có những tiềm thức dày dạn về kĩ thuật, nghe ông ta nói như nắm rõ trong lòng bàn tay:
- Theo như quy chế của bản triều, thường đúc tiền dùng ba cân mười lượng đồng, một cân tám lượng chì, tám lượng thiếc thì được ngàn tiền, nặng năm cân, mạt vụn hao phí mười lượng.
Ngừng một lát, nói:
- Cho nên ba mươi triệu cân đồng chỉ có thể làm được tám triệu hai trăm ngàn quan tiền. Mà để nuôi một người lính, một năm phải cần sáu mươi quan. Giả sử đóng năm mươi ngàn quân, mỗi năm phải tốn ba triệu quan, lại khấu trừ đi khoản chi phí vận chuyển, còn lợi nhuận của thương nhân, sợ là sẽ đạt từ ba đến năm triệu quan. Tính như thế, dường như triều đình ngoài việc giải quyết sự thiếu hụt tiền, thì chính là ra sức lãng phí.
Tăng Công Lượng vừa nói thế, mọi người đổ mồ hôi lạnh, trừng to mắt nhìn về phía Trần Khác. Nếu như tiểu tử này không đưa ra được câu trả lời vừa lòng, phải mắng hắn đến chết.
Trần Khác lại mỉm cười nhìn về phía Hàn Kỳ từng đảm nhiệm Tam Ti sứ, nói:
- Xin hỏi tướng công, trước mắt, tiền đúc hằng năm của Đại Tống là bao nhiêu?
- Có năm đạt bốn triệu quan, có năm đạt năm triệu quan, đại khái là dao động giữa hai con số này.
Hàn Kỳ nói.
- Bây giờ, lượng tiền tệ cung ứng của triều đình lập tức tăng vọt lên hai lần, có thể giải quyết vấn đề thiếu tiền. Điều này đối với Đại Tống mà nói, có dùng bao nhiêu tiền đi nữa cũng không đổi được.
Trần Khác bình thản nói:
- Muốn nói rõ vấn đề này, trước tiên phải hiểu rõ, cái gì gọi là thiếu tiền?
Các bô lão đang có mặt đương nhiên sẽ không biết trả lời vấn đề này của hắn, Trần Khác đành tự hỏi tự trả lời:
- Cái khổ của việc thiếu tiền của nhà nước lẫn tư nhân mấy năm gần đây, chính là hàng hóa không lưu thông, thương nhân bó tay, không làm được gì, dân tình quẫn bách. Đó gọi là thiếu tiền. Không biết các vị tướng công có từng nghĩ đến, tại sao triều đình nhiều năm đúc tiền, nhưng vấn đề thiếu tiền lại càng ngày càng trầm trọng không?
- Cái này quả thật có nghĩ đến…
Hàn Kỳ gật đầu nói:
- Theo như lão phu thấy, chủ yếu là có ba nguyên nhân. Một là tình trạng tự ý lấy tiền đồng đúc thành vũ khí, đồ dùng trong dân gian. Một là một lượng tiền lớn bị chảy ra nước ngoài. Còn có một nguyên nhân, chính là những nhà giàu có thích tích trữ tiền.
- Xu tướng quả nhiên cao kiến.
Trần Khác nịnh bợ một chút, nói:
- Mấy nguyên nhân này, quả thật làm tình trạng tiền nặng vật nhẹ (giá cả của tiền ngày càng cao, trong khi đó giá của vật chất lại ngày càng thấp), cục diện không đủ để lưu thông hàng hóa ngày càng nghiêm trọng. Nhưng đây chỉ là lí do ngoài mặt của việc thiếu hụt tiền, chứ không phải là lí do bên trong.
- Khẩu khí thật là lớn….
Hàn Kỳ không khỏi hừ nhẹ nói:
- Thật muốn nghe cao kiến của Trạng nguyên.
- Kì thật, muốn thảo luận đến vấn đề thiếu hụt tiền, trước tiên phải làm rõ, rốt cục Đại Tống cần bao nhiêu tiền đồng,mới có thể duy trì dòng lưu chuyển kinh tế một cách bình thường.
Trần Khác cố nói một cách dễ hiểu nhất:
- Tiền làm ra có tác dụng gì? Trừ số bị đám nhà giàu tích trữ ra, còn lại đều là dùng để trao đổi mua bán hàng hóa. Cho nên nói, hàng hóa và hóa tệ là hai cực đối lập. Đại Tống có bao nhiêu hàng hóa đang lưu thông thì cần bấy nhiêu hóa tệ lưu thông.
V
Bình luận truyện