Nhất Phẩm Giang Sơn
Quyển 6 - Chương 289: Tiểu Trần vô sỉ
Sự thật có đôi lúc còn thái quá hơn. Quân Tống quả thật đã tiến vào cảnh nội của Đại Lý, mà còn được các bộ lạc dọc đường rối rít mang giỏ cơm, canh ấm đến nghênh tiếp đoàn quân, thanh niên trai táng của họ còn hăng hái tòng quân… Những tin tức không thể giải thích nổi này bày trên bàn của những nhân vật lớn, đương nhiên sẽ làm cho nhiều người vui mừng, cũng lắm kẻ sầu lo.
Vui mừng chính là hoàng tộc Đoàn thị.
Việc hiến đất xưng thần đối với huynh muội Đoàn gia mà nói, bọn họ cược cả vào Đại Tống, được ăn cả ngã về không. Nếu như ngươi van nài mà người ta lại làm mặt lạnh, Đại Tống mà không để ý, không phái binh thì lúc đó thật sự là tiêu rồi. Nhưng cái làm bọn họ cảm thấy vui mừng vô cùng là người Đại Tống thể hiện phẩm chất cao quý, không chỉ để lại quan viên ở Đại Lý đích thân ra trận, bảo vệ Long Thủ quan. Mà Trần phó sứ rời đi càng không phụ sự thác gửi, mang viện binh của thiên triều đến với một tốc độ mà người ta khó tưởng tượng được.
- Trần phó sứ thật là người đáng tin.
Từ sau khi Dương Doãn Hiền rời Đại Lý, Đoàn Tư Liêm vẫn luôn lo lắng không yên, cuối cùng cũng thở phào nhẹ nhõm, cười nói với muội muội:
- Minh Nguyệt, lần này toàn nhờ muội.
Bởi vì đám người Vương Thiều mà y rất có lòng tin với quân Tống.
- Hại ca ca phải dâng tặng giang sơn, muội muội là tội nhân.
Trên khuôn mặt tuyệt sắc của Đoàn Minh Nguyệt thoáng qua vẻ ưu thương nhàn nhạt.
- Ài, đừng nói như vậy.
Đoàn Tư Liêm lại nghĩ thoáng hơn:
- Cái ngôi hoàng đế này của ta, vốn là Cao Trí Thăng vì muốn chặn miệng mồm thế gian nên mới ngụy trang dựng lên mà thôi. Bây giờ Đại Tống phong ta làm Điền vương, đời đời trấn thủ Đại Lý, tuy không có hư danh hoàng đế, nhưng thật sự trở thành vua của Đại Lý. Đối với Đoàn gia ta, có trăm lợi chứ không có hại.
Y có chút khoái chí, cười nói:
- Càng quan trọng hơn là, Cao tướng quốc trộm gà không được lại mất luôn cả nắm gạo, tâm tình nhất định rất thú vị.
…..
Trong phủ tướng quốc, Cao Trí Thăng cả người vận tử y, eo thắt đai ngọc, trên mặt đầy vẻ u ám.
Cao Thăng Thái đứng một bên, thấp giọng bẩm báo:
- Dương gia lại thúc giục, muốn chúng ta lập tức khởi binh hưởng ứng.
- Trong đầu của Dương Doãn Hiền chất đầy củi khô sao?
Cao Trí Thăng tức giận hừ một tiếng:
- Ta dựa vào gì giúp y tạo phản?
- Có lẽ là phụ thân nhất mực khuyên hòa, làm cho y cứ ôm lấy ảo tưởng.
Cao Thăng Thái nói:
- Bây giờ nghe nói quân Tống vào kinh, Dương gia đương nhiên tuyệt vọng đến nỗi cái gì cũng có thể thử….
- Sớm biết như vậy, hà tất lúc đầu lại làm thế?
Cao Trí Thăng lại hừ một tiếng:
- Lúc đầu nghe lời ta, Dương gia y có thể không tổn thương đến một sợi tóc. Bây giờ thì hay rồi, hao binh tổn tướng không nói, Đoàn Tư Liêm người ta cũng không còn hứng thú đàm phán với y nữa!
- Có tin báo, người Thổ Phiên không quen khí trời nóng ẩm vào mùa hạ của Đại Lý, ôn dịch hoành hành trong quân đã rút đi hết một nửa. Còn có người nói, người Thổ Phiên chê công thành tổn thất quá lớn, mất nhiều hơn được, không đồng ý giúp Dương gia nữa.
Cao Thăng Thái nhẹ giọng nói:
- Bất luận thế nào, việc người Thổ Phiên đang rút quân là sự thật.
Dừng một lát lại nói:
- Vả lại, bọn họ ven đường cướp bóc, tạo nghiệp quá nặng.
- Đó là tất nhiên. Kẻ cướp không đi không, huống hồ người Thổ Phiên vốn cướp bóc thành tính.
Cao Trí Thăng bình thản đáp :
- Khoản nợ này, người trong nước chắc chắn sẽ tính trên đầu Dương gia.
- Phụ thân, chúng ta nên làm thế nào? Còn chết sống bảo vệ Dương gia sao?
Cao Thăng Thái nhẹ giọng hỏi.
- Ài…
Cao Trí Thăng thở dài khó nhọc, nói:
- Không bảo vệ thì làm thế nào? Có Dương gia, chúng ta mới an toàn. Nếu như không còn, Đoàn Tư Liêm dựa vào Đại Tống, chắc chắn sẽ không bỏ qua cho chúng ta.
Nói dứt, y nhìn con trai nói:
- Nhưng việc bên này con đừng lo lắng, phụ thân sẽ xử lí ổn thỏa. Con nhanh chóng trở về Điền Đông đi nghênh đón quân Tống, muộn chút nữa thì chút vốn còn lại của chúng ta cũng bị bọn họ dọn sạch mất.
- Vâng.
Cao Thăng Thái đáp một tiếng.
- Bất luận dùng cách gì cũng phải giữ chân bọn họ, đừng để bọn họ đến thành Đại Lý.
Cao Trí Thăng lại phân phó:
- Phụ thân sẽ cố sức nhanh chóng đốc thúc Dương gia đình chiến.
- Vâng.
Cao Thăng Thái lại đáp một tiếng.
…
Trong doanh trại của quân tiên phong Đại Tống, Phạm Trấn đợi cả một đêm, cuối cùng thấy Trần Khác dẫn theo bảy tám trăm thanh niên phiên tộc trở về.
- Để đại soái đợi lâu, đắc tội, đắc tội.
Giao tiếp với man phiên lâu, Trần Khác dường như cũng bị lây nhiễm chút hoang dã, xoay người xuống lưng ngựa, cười lớn đi về phía ông ta.
- Không sao cả.
Phạm Trấn nhìn đám thanh niên chân trần, đầu quấn vải đen, nối đuôi nhau đi về phía doanh trại, vốn muốn cười một cái, nhưng thật sự không cười nổi:
- Trần phán quan lại đi chiêu binh à?
- Đúng vậy.
Trần Khác gật đầu nói:
- Nhiệm vụ chiêu mộ ba mươi ngàn binh quá nặng nề, không còn cách nào, chỉ có thể vừa đi vừa làm.
- Vậy cũng không thể làm bừa để đủ số như thế.
Phạm Trấn không kìm nổi, oán trách:
- Ngươi chẳng lẽ không biết bài học Ung Châu chiêu động binh sao?
Cái ông ta nói là việc Ung Châu dâng tấu xin triều đình chiêu mộ vạn động binh, lấy man tộc khống chế man tộc vào bốn năm trước. Triều đình cho rằng đây là ý hay, liền phê chuẩn. Ai ngờ tiến hành được vài năm, hao tốn một lượng lớn tiền của, lương thực, động binh được chiêu mộ đến lại là một đám ô hợp, tác phong uể oải, thậm chí khi có việc quân xảy ra liền báo tin cho kẻ địch trước tiên. Không chỉ không có tác dụng gì, ngược lại còn dẫn đến hậu quả là nạn loạn phỉ nghiêm trọng.
Sau đó, Tri châu Ung Châu - Tiêu Cố quả thật không nhịn nổi nữa, muốn giải tán động binh, ai ngờ lại dẫn đến biến loạn, nha môn Tri châu đều bị loạn binh công chiếm. Cũng may Vương Hãn gặp nguy không loạn, tập hợp đại quân bao vây loạn quân. Lúc này sự việc mới không bị làm lớn, nhưng cuối cùng, vì để trấn an người nơi đây nên vẫn phải giữ lại một nửa chế độ.
Chuyện này trở thành trò cười trong quan trường. Sau trận đó, không ai dám chiêu man tộc làm lính nữa. Cho nên Phạm Trấn vừa nhìn thấy trong doanh trại đầy người man thì da đầu tê rần, trong lòng không ngừng oán trách Trần Khác trẻ người non dạ, do đó vừa gặp mặt thì liền giáo huấn.
Trần Khác lại phớt lờ nói:
- Đại soái cứ yên tâm, di binh mà ta chiêu mộ sẽ không đi vào con đường cũ của động binh đâu.
- Ngươi lấy đâu ra lòng tin thế?
Phạm Trấn cười lạnh nói:
- Người trẻ tuổi chính là như vậy, trước khi xảy ra việc đều cảm thấy mình là thiên hạ vô địch.
- Lòng tin của hạ quan, trước tiên là đến từ việc đã tuyển chọn tỉ mỉ.
Trần Khác cũng không giận, cười tủm tỉm như cũ, nói:
- Những người này đều là do ta nghiêm ngặt chọn ra, nhất định không để đại soái thất vọng.
- Ta thấy trừ bề ngoài kì quái, vẻ mặt ngu khờ ra thì không có gì đặc biệt.
Phạm Trấn xem thường, nói:
- Ngay cả tiếng Hán cũng không biết nói, sao có thể làm lính cho người Hán ta.
- Bề ngoài kì quái, không cần lo lắng, đổi y phục, cạo đầu, thì đều giống nhau cả thôi.
Trần Khác cười nói:
- Còn về mặt mày ngu khờ, không biết nói tiếng Hán, chính là hai điều kiện mà ta chọn binh.
- Lời này là thế nào?
Phạm Trấn cảm thấy kì quái, hỏi.
- Lúc chiêu binh, ta ngoài muốn thể lực cường tráng, tay dài chân dài, không quá bốn mươi tuổi, còn có mười điều không chọn. Không chọn ai là con một trong nhà, không chọn ai đã sống ở Đại Lý hoặc Đại Tống hơn nửa năm, không chọn ai biết nói tiếng Hán, không chọn ai làm quan ở Trại Tử, không chọn ai thích ba hoa khoác lác, không chọn ai có vẻ ngoài thư sinh, không chọn ai quá thông minh, cũng không cần kẻ quá cố chấp, không chọn ai nhát gan, nhưng kẻ bình thường không chịu quản thúc cũng không chọn.
Phạm Trấn nghe đến ngây người sửng sốt, một lúc lâu mới không ngậm được miệng mà hỏi:
- Ngươi đang chọn con rể hay chọn binh vậy?
- Đều có mối liên quan hệ trọng, thà thiếu chứ không làm ẩu!
Trần Khác bình thản cười nói:
- Cũng may tuy yêu cầu cao một chút, nhưng vẫn chọn được sáu bảy ngàn người.
- Chẳng trách tân binh trong doanh trại của ngươi, trừ phục trang, nhìn qua đều gần giống nhau.
Phạm Trấn vỡ lẽ. Trên cơ bản, những người Trần Khác chiêu mộ đến đều là những người tay chân dài, cơ thể rắn chắc, ánh mắt có thần, nhìn qua đều là những tên khá thành thực.
- Nói tóm lại, chính là những người tứ chi phát triển, đầu óc đơn giản, con người thật thà, trọng kỉ luật. Là những tên thô lỗ phục tùng mệnh lệnh, không sợ chết.
Trần Khác đưa hai tay ra nói.
- Phì…
Phạm Trấn cố nhịn cười, Liễu Nguyệt Nga ở phía sau Trần Khác lại không nhịn được, phì một tiếng cười lớn.
Nụ cười này đã làm bại lộ thân phận nữ nhi của cô ấy.
Trước tiên là Phạm Trấn kinh ngạc, sau lại chuyển sang cười thoải mái. Với đạo đức của một sĩ đại phu, ông ta giả bộ cái gì cũng không biết, liền hỏi tiếp:
- Lính như vậy có lợi ích gì?
- Quân tây bắc sao còn có thể bảo trì sức chiến đấu. Với tính thuần phác của dân tây bắc, lấy sự gian xảo, sợ chết làm hổ thẹn. Bọn họ có thể cha chết, con tiếp tục, anh chết em tiếp nối, cả thôn đều trở thành thôn quả phụ, nhưng vẫn không ngừng tranh nhau đi tòng quân giết địch.
Trần Khác trầm giọng nói:
- Mà ở nội địa, ai nấy đều siêng ăn nhác làm, tham sống sợ chết. Loại người này tập hợp thành quân đội, vốn không đáng để tín nhiệm. Ta chính mắt nhìn thấy sự hủ bại của đội quân của Quảng Đông, Quảng Tây và Hồ Nam, vô cùng căm ghét cái loại giảo trá có ở khắp nơi đó. Cho nên quy tắc chiêu binh thứ nhất của ta chính là chỉ thu nhận những người thành thực, không đầu cơ trục lợi, không sợ chết làm lính. Bởi vì sự thực đã chứng minh vô số lần, trên chiến trường tuyệt đối không thể đầu cơ trục lợi, những kẻ sợ chết sẽ chết trước, mà người thành thực thì cuối cùng sẽ không chịu thiệt.
- Nơi này phần lớn là các bộ lạc cách biệt với thế giới bên ngoài, dân ở các bộ lạc này dũng mãnh nhanh nhẹn, là chiến sĩ vùng núi trời sanh. Cái càng khó đạt được hơn là, bọn họ đại đa số vẫn còn giữ được tính thuần phác, như những tờ giấy trắng, chỉ là xem chúng ta dạy thế nào thôi.
Trần Khác cười nói:
- Nhưng chính cái yêu cầu bắt đầu từ con số không này khiến hạ quan quả thật đang tự chuốc khổ.
Cũng may hắn là người hâm mộ của Thích đại soái (một nhà quân sự nổi tiếng thời Minh, tên là Thích Kế Quang), còn có chút ấn tượng đối với “kỷ hiệu tân thư” và “luyện binh kỷ thực”, cộng thêm với những gì thỉnh giáo từ Địch Thanh, còn có sự chỉ đạo gần đây của Dương Văn Quảng, nếu không thật không dám nhúng tay giải quyết việc này.
Mặc kệ thế nào, hắn cũng làm cho Phạm phu tử im miệng rồi. Phạm Trấn không còn mở miệng ra là ‘không được’ nữa, mà chỉ bỏ lại một câu ‘luyện tập trước xem đã’ rồi trở về trung quân.
Trần Khác tiễn ông ta đến cửa doanh, Liễu Nguyệt Nga đã bại lộ thân phận, đương nhiên không tiện ra gặp, sớm đã tránh vào doanh trướng.
- Việc đó xin đại soái bảo mật.
Trần Khác có chút lúng túng, nói.
Theo đúng quy định, trong quân không thể dắt theo nữ quyến. Nhưng đối với những quan văn đã bị chiều hư mà nói, đây chỉ là điều lệ trống rỗng. Phạm Trấn cười ám muội nói:
- Người không phong lưu uổng kiếp thiếu niên, nhưng phải kiềm chế một chút, cẩn thận ngày đêm lao lực, chưa già đã yếu.
- Đại soái hiểu lầm rồi.
Trần Khác dở khóc dở cười.
- Ban đầu là hiểu lầm rồi.
Phạm Trấn cười ha ha nói:
- Chúng ta còn cho rằng Trạng nguyên thích nam phong, đều không dám vào trướng của ngươi, ta về nói với bọn họ cứ việc yên tâm được rồi… Sở thích của Trạng nguyên kì thật là nữ, ha ha ha ha!
Cả mặt Trần Khác xám xịt.
Kì thật, ngay cả chính bản thân Trần Khác trên phương diện quân sự cũng không ôm bất cứ hy vọng nào đối với cánh tạp quân hình thành từ những người thành thực, đến cả tiếng Hán cũng nghe không hiểu này. Hắn chiêu mộ những người này chủ yếu là vì đại cục… Hắn hiểu rõ ổn định là tiền đề để phát triển, đặc biệt là đối với loại thế lực triều đình trống rỗng. Tại khu vực tràn ngập các bộ tộc man phiên, nếu có thể có được tình hình yên ổn thì bao nhiêu tiền cũng không đổi được.
Vậy thế nào mới làm được đây? Không phải dựa vào cái gọi là ‘đạo đức giáo hóa’ của các sĩ đại phu, cái trò đó đối với người Hán không có chút hiệu quả, đối với các anh em dân tộc thiểu số không biết chữ càng không có tác dụng. Thứ duy nhất có thể đánh động bọn họ chỉ có lợi ích, phải để cho bọn họ được lợi từ kế hoạch của ngươi thì người ta mới hợp tác với ngươi, không gây rối cho ngươi.
Vả lại, ngoài cái lợi xa vời ‘sau xây đường, cùng hưởng quyền lợi’, còn phải có lợi ích thiết thực trước mắt mới được. Nhưng không thể trực tiếp cho bọn họ, nếu để bọn họ tập thành cái thói không làm mà hưởng thì sau này sự đòi hỏi sẽ không có điểm dừng. Trong tương lai một khi không thể thỏa mãn bọn họ thì sẽ nảy sinh lục đục, hậu hoạn vô cùng.
Cho nên phải làm cho họ hiểu có trả giá mới có thu lại. Mà việc thu nhận thanh niên các bộ lạc tòng quân, để người thân của bọn họ trở thành gia quyến của quân nhân, xây dựng lòng trung thành đối với Đại Tống chính là phương pháp hiệu quả nhất.
Trần Khác chưa từng lĩnh binh, càng chưa từng luyện binh, cũng không hy vọng luyện bọn họ thành thiết huyết hùng sư gì đó. Yêu cầu duy nhất của hắn đối với bọn họ chính là phục tùng mệnh lệnh, nghe chỉ huy, chí ít nhìn qua bề ngoài cũng phải giống như vậy. Điều kiện chiêu mộ những tân binh này, đầu tiên là yêu cầu nghe lời, tất cả những tên gian xảo lõi đời đều bị hắn gạt ra hết.
Vì để những tân binh nghe lời, Trần Khác lại quy định một loạt các hình thức thưởng phạt thi thố. Kẻ thi hành mệnh lệnh một cách nghiêm chỉnh sẽ được ăn ngon, uống tốt, có tiền thưởng; không chấp hành tốt chỉ có thể ăn những thứ không tốt, không chỉ không có tiền thưởng mà còn bị trừ lương bổng; nếu có kẻ cố ý mánh lới, gian dối để lười biếng thì trực tiếp đá ra khỏi quân doanh.
Còn có quân kỉ nghiêm ngặt trùng trùng, kẻ vi phạm nhẹ thì bị ăn quân côn, nặng thì bị bêu đầu thị chúng. Trần Khác còn bỏ cả qui định khắc nghiệt thích chữ vào mặt cho binh sĩ, nhưng thay thế bằng việc bắt các quân sĩ phải cạo đầu. Do đó, đội quân của hắn gọi là ‘quân đầu trọc’.
Lúc này, chỗ có ích của đám trẻ thật thà hiện ra. Bọn họ dù là luyện hành quân theo đoàn hay luyện chạy việt dã đều luôn tuân thủ quy tắc vô cùng, không có kẻ nào gian xảo lười biếng, Trần Khác thao luyện thế nào cũng không có vấn đề gì.
Cứ vừa thao luyện vừa hành quân như vậy, sau một tháng, quân Tống đột nhiên rời khỏi đường sông, nhanh chóng đi về phía bắc đến Đặc Ma Đạo (một khu vực hành chánh thời Tống) cách đó trăm dặm.
Vào đêm khuya hai ngày sau, quân Tống đã đến Bảo Nguyệt quan bên bờ sông Tây Dương – môn hộ của Đặc Ma Đạo.
Lúc này, chỉ huy tam quân là Dương Văn Quảng. Trần Khác sợ Phạm Trấn lâm trận chỉ huy bậy bạ nên bảo người bỏ thuốc xổ vào thức ăn của ông ta, làm cho Phạm phu tử không thể không lui về hậu phương tĩnh dưỡng. Hắn thì dẫn quân cùng với Dương Văn Quảng bất ngờ đột kích Đặc Ma Đạo. Phạm Trấn vừa rời khỏi, Trần Khác liền trao quyền chỉ huy quân đội cho Dương lão tướng quân, cũng cam đoan sẽ toàn lực phối hợp, tuyệt không can dự.
Quan văn của triều Tống đều tự cho rằng không gì mình không làm được. Người không làm bộ là kẻ trong nghề, to gan ủy thác như Trần Khác có thể nói là có một không hai. Dương Văn Quảng ngoài miệng không nói nhưng trong lòng vô cùng cảm động, thầm hạ quyết tâm phải đánh trận này cho thật hay để không phụ với sự tín nhiệm của Trần phán quan.
Nhưng ông ta không lập tức phát động đột kích mà ra lệnh bộ hạ ăn cơm, nghỉ ngơi, đợi cho đến khi tảng sáng, có thể nhìn rõ bốn phía thì mới ra lệnh cho đội quân tiến binh.
Sợ Trần Khác hiểu lầm, ông ta nói với Trần Khác, đại quân vào Đại Lý nửa tháng mới đến được Đặc Ma Đạo, đã không có gì đáng gọi là đột nhiên nữa rồi. Mã bộ chắc chắn sớm đã ngầm giám thị chúng ta, hơn nữa núi cao đường dốc, tầm quan sát không tốt. Một khi đối phương toàn lực ngăn chặn thì quân đội rất dễ rối loạn, có khả năng thất bại thảm hại.
Cho nên trước mặt Đại Tống chỉ có một con đường, sau khi trời sáng liền tấn công mạnh vào ải, vì thế Dương Văn Quảng hạ lệnh ‘Quân vào tử địa, ai dám bảo lui, trảm!’
Kì thật, đối với tướng sĩ thuộc đội quân cũ ở Quảng Tây mà nói, đánh Đặc Ma Trại không cần động viên, bọn họ hận thấu xương cả tộc Mã Chí Thư hại bọn họ năm năm không thể quay về nhà. Bây giờ họ lặn lội đường xa, cuối cùng cũng đến được sào huyệt cuối cùng của Mã thị, còn có gì do dự chứ? Phải xông lên núi, giết sạch bọn chúng rồi về nhà!
Vào tảng sáng, Bảo Nguyệt quan ở giữa sườn núi đã có thể mơ hồ nhìn thấy. Thấy bức tường đá, thành lũy bằng đá xanh, trạm gác, chiến hào, lô cốt… tạo thành một tuyến phòng thủ đã chuẩn bị sẵn sàng đợi quân Tống đến.
Lúc này, sương sớm lượn lờ khắp nơi trên núi, cả trời đất là một mảng yên tĩnh, Dương Văn Quảng cuối cùng cũng hạ lệnh cho đại quân đoạt quan.
Sau khi quân Tống xuất phát, Bảo Nguyệt quan vẫn vô cùng yên tĩnh, chỉ có tiếng chân bước lên núi và tiếng thở nặng nề của bọn họ.
Dần dần, sườn núi dưới chân càng lúc càng dốc, cũng càng lúc càng hẹp. Lúc này bỗng nghe thấy một tiếng pháo vang lên, trên quan đột nhiên có vô số quân Mã tràn ra chi chít đứng đầy cả tường thành. Trong nháy mắt, đá tảng lăn, cọc gỗ, mưa tên đổ xuống xối xả, tấn công tới tấp vào quân Tống.
Cũng may Dương Văn Quảng đã dự liệu từ trước, an bài quân sĩ mặc hai lớp áo giáp trên người, hai tay cầm cái khiêng khổng lồ chắn ở phía trước. Vừa gặp phải đột kích, họ vội vàng đứng cố định lại, cắm tấm khiêng xuống đất, dùng vai giữ thẳng đứng, ngăn cản sự công kích cho các đồng đội phía sau.
Quân Tống phía sau bọn họ khẩn trương lấy cung nỏ ra, triển khai bắn về phía quân Mã trên ải. Quân Mã từ trên cao giương cung bắn xuống, uy lực tăng gấp bội. Cũng may là kĩ thuật cung nỏ của quân Tống giỏi, bắn được xa và độ chính xác cao, tuy là từ dưới bắn lên nhưng cũng không tính là chịu thiệt. Nhất thời tên như châu chấu bay đầy trời, tổn thất của hai bên đều không nhỏ.
Quân Tống dưới sự chỉ huy tác chiến của đích thân Dương Văn Quảng liền liều mạng tiến công, mỗi một bước tiến đều trả cái giá không nhỏ. Nhưng tướng sĩ thuộc đội quân cũ ở Quảng Tây hung hãn không sợ chết, đội đá tảng, cọc gỗ mà gào thét xông vào dưới chân ải. Nếu đến được chân ải, ngược lại có thể an toàn hơn đôi chút, bởi vì tường quan mà Mã Chí Thư xây chỉ cao có một trượng, cung nỏ quân Tống có thể bắn bách phát bách trúng. Vả lại, chỗ nào cũng có thể mượn sức mà trèo lên, đối với quân Tống tinh nhuệ mà nói thì dường như không là trở ngại gì.
Nhưng người Mã tộc cũng không ngốc. Trước khi quân Tống xông đến gần, bọn chúng lại ngang nhiên từ trên tường thành nhảy xuống. Người Mã tộc sinh trưởng trên núi hiểu rõ nhất, lấy trên đánh dưới gần như là bách chiến bách thắng.
Quân Tống không ngờ quân Mã không làm theo nguyên tắc thủ thành, họ không kịp phòng bị nên cung nỏ hoàn toàn mất đi tác dụng. Càng bi kịch hơn là binh sĩ phái lên phía trước chỉ vác cái khiêng lớn, vốn không mang binh khí, chốc lát đã bị tấn công làm phá vỡ chiến tuyến đầu, họ lập tức không duy trì nổi nữa bèn bắt đầu thoái lui.
Dương Văn Quảng tức đến mặt xanh mét. Ông ta đích thân cầm quân đánh trận, bất cứ quân Tống nào dám lui về thì giết không tha.
Quân Tống thấy không có đường lui về sau, chỉ đành xoay người chém giết cùng kẻ địch. Quân Mã có địa lợi, tử chiến không lùi. Quân Tống chiếm ưu thế về quân số, binh giáp tinh nhuệ… Quân phí của quân Tống mỗi năm trên trăm triệu quan, đương nhiên không phí phạm vô ích. Cứ cho là một sĩ tốt bình thường cũng phải có khôi giáp đầy đủ, mà khôi giáp lại được làm vô cùng khéo léo, cung tiễn của quân Mã bắn ở phía trên hầu như đều bị cản lại.
Lúc này, tia nắng sớm đã xua đi màn sương mỏng, chiếu lên khôi giáp của quân Tống sáng lấp lánh cả một vùng, như thiên binh hạ phàm vậy, uy vũ một cách lạ thường.
Lại nhìn đến quân Mã, đại đa số đều phờ phạc, tàn tạ, chỉ có tên thủ lĩnh là trên người mặc giáp da, áo của những binh tốt bình thường thậm chí không thể che hết người, thật giống với một đám ăn mày.
Nhưng tới thời khắc lấy mạng đổi mạng, tác dụng của trang bị quả thật không lớn. Cái quyết định đến thắng thua là sĩ khí cao thấp của hai bên, dũng khí quyết chết, cùng với hiệu quả của việc huấn luyện thường ngày. Những thứ này quân Mã lại không thiếu…. Bọn họ là chiến sĩ trời sinh ở vùng núi, sau mình là người già, phụ nữ, trẻ em cả tộc. Bọn họ vì bảo vệ gia đình mà liều chết chiến đấu, quân sĩ Đại Tống thật không thể ngăn cản nổi.
Trước Bảo Nguyệt quan, hai bên kêu giết như sấm, từng bóng dáng trẻ tuổi ngã xuống, chân tay tứ phía, máu chảy thành sông khắp cả sườn núi, chỉ là bởi vì đất ở đây vốn có màu đỏ cho nên mới không thấy quá ghê rợn.
Lúc này, sự chỉ huy của quan quân đã mất đi tác dụng, bởi vì chiến sĩ hai bên đều đã trở nên điên cuồng. Cái phần người trong bọn họ tạm thời biến mất, thay vào đó làthú tính đã làm chủ. Bọn họ quên mất sợ hãi và chết chóc, giống như tình trạng con hổ phát cuồng mà liều mạng chém giết, cắn xé, đánh đấm… sớm đã không quan tâm đến sống chết của mình.
Tiếng kêu thảm, hô giết trên chiến trường rung chuyển trời đất, đã biến thành địa ngục trần gian, biến thành sát trường của Tu La…
Dương Văn Quảng tức giận, mắt long sòng sọc, nhìn quân Mã xung phong xông xuống khắp cả núi đồi tựa như những con sóng lớn hung hãn vô cùng tận, từng đợt tấn công vào trận tuyến của quân Tống. Mặc dù đội quân cũ ở Quảng Tây được huấn luyện kĩ càng, hung hãn không sợ chết, mặc cho kẻ địch tấn công thế nào cũng không dao động, nhưng thương vong quả thật quá lớn làm cho lòng người như bị đao cắt.
Lúc này, Trần Khác cả người vận nhung trang, đi đến bên ông ấy, lớn tiếng nói:
- Lão tướng quân, để bộ binh cơ giới (binh chủng về hỏa lực, nhưng vẫn thuộc bộ binh) của ta đi chi viện!
- Ít gây loạn….
Dương Văn Quảng nhìn Trần Khác mới nghĩ đến thân phận của đối phương, vội sửa miệng nói:
- Các huynh đệ còn chống đỡ nổi, đợi đến khi chống đỡ không nổi mới xin ngươi giúp đỡ.
- ….
Trần Khác nói một cách bất đắc dĩ:
- Đợi chống đỡ không nổi, bọn họ cũng chống đỡ không nổi luôn.
Dương Văn Quảng trầm mặc không nói, xoay đầu nhìn chằm chằm vào chiến trường. Bởi vì hạn chế địa hình, quân Tống không cách nào phát huy ưu thế về quân số, chỉ có thể khổ chiến cùng với mấy ngàn quân Mã, giao chiến một hồi lâu không hề có chút khởi sắc, xem ra sĩ khí đã bắt đầu tuột giảm.
Dương Văn Quảng là lão tướng, biết rằng cứ tiếp tục như vậy thì thảm bại là không thể tránh khỏi. Nghĩ đến cuộc huấn luyện của đội quân gọi là bộ binh cơ giới đã thấy trước quân doanh, dường như đó là cách để phá vỡ thế cục bế tắc. Mặc dù không có chút lòng tin đối với cánh quân này, nhưng giờ phút này cũng chỉ có thể còn nước còn tát.
Trần Khác nhẫn nại đợi đến bây giờ, cuối cùng cũng được Dương Văn Quảng đồng ý, hắn vung tay lên, lớn tiếng nói:
- Các con, cùng ta xông lên!
Hắn không có nói ‘xông lên cho ta!’ mà nói ‘cùng ta xông lên!’, đối với những tân đinh lần đầu ra chiến trường mà nói thì đó là sự cổ vũ lớn vô cùng.
Chỉ là làm cho Liễu Nguyệt Nga nhất thời trở nên căng thẳng, hận không thể một cước đá văng hắn xuống núi… Người ta Dương Văn Quảng - một vị võ tướng cũng không xung phong, Trần Khác huynh là Trạng nguyên, xung phong anh hùng hảo hán cái gì chứ? Đao kiếm vô tình, mũi tên không có mắt, lỡ như bị đâm trúng thì Tiểu Muội không phải trở thành quả phụ sao?
Cái gọi là “bộ binh cơ giới” là cách xưng hô do Trần Khác tạo ra, nhưng cái ‘đạn’* để ném lại là vật phẩm chính cống của triều Tống. (* từ gốc của từ bộ binh cơ giới trong tiếng hán là đội quân chuyên dùng đến để ném lựu đạn)
Đời sau luôn có người nói người Trung Quốc phát minh ra hỏa dược, nhưng dùng để bắn pháo hoa. Sau khi người tây phương học được, lại dùng để chế tạo thương pháo, việc này nói rõ sự thất bại tất yếu của Hoa Hạ ở thời cận đại, nhưng trên thực tế lại làm cho tổ tiên của chúng ta thành kẻ ngốc, cũng làm cho người nghe thành kẻ ngốc.
Lật lại lịch sử Trung Quốc, chính là một bộ sử sách chiến tranh. Vì để giành lấy thắng lợi trong chiến tranh mà người ta vắt óc suy nghĩ, dùng mọi phương thức tồi tệ nhất…. Từ khi phát hiện lực sát thương của hỏa dược, người Trung Quốc nghĩ mọi cách để ứng dụng vào chiến tranh. Trong loạn chiến cuối thời Đường, người ta đã bắt đầu dùng hỏa dược, làm thành đủ loại hỏa khí để sát thương nhân mã quân địch. Cách dùng phổ biến nhất chính là lựu đạn.
Tới thời Tống ở niên đại này, công nghệ chế lựu đạn đã đạt đến trình độ cao. Ở trong quân của Địch Thanh, Trần Khác hiểu rõ quân Tống tổng cộng được trang bị tám loại lựu đạn, như lựu đạn sét, lựu đạn gai, lựu đạn độc, lựu đạn khói …vv… Hắn chính mắt nhìn thấy uy lực của những thứ lựu đạn đó, lúc đó cảm thấy chấn kinh. Thì ra, triều Tống đã có lựu đạn!
Trước khi thành lập đội quân đầu trọc, hắn đã nghĩ đến các loại vũ khí này, hắn chuẩn bị thành lập đội bộ binh cơ giới đầu tiên trên thế giới… Đối với những thanh niên vừa mới đến chiến trường mà nói, không cần phải trực tiếp chiến đấu, chắc chắn sẽ làm cho bọn họ trấn định hơn. Cho nên trong lúc hắn mộ binh cố ý lựa chọn những người chân dài, tay dài, thân thể cường tráng, chỉ có những người như vậy mới ném được cao và xa hơn để bay xuyên qua trận tuyến mà rơi vào trận địa của địch, nếu không thì có chuyện vui to đây.
Trong kho binh khí của Quế Châu và Tễ Châu, tổng cộng có năm ngàn hòm lựu đạn sét, đều bị hắn mang đi sạch. Cái gọi là lựu đạn sét chính là dùng nhiều lớp giấy bọc thành cái vỏ, bên trong bỏ đầy hỏa dược, mảnh sắt, đá, bên ngoài vỏ bôi hỗn hợp gồm sáp ong, nhựa đường, mạt than, dễ gây cháy nổ, một sợi dây được nối vào lựu đạn.
Khi ném, dùng cái đánh lửa đốt vỏ ngoài, lại dùng máy ném đá hay dùng tay để ném về phía trận địa của địch. Vỏ ngoài bị nhiệt độ cao đốt cháy, làm cho hỏa dược ở bên trong vỏ phát nổ, đá vụn, mảnh sắt bay tứ phía làm sát thương hoặc gây bỏng cho nhân mã quân địch.
Cách này không có tác dụng đối với kị binh, nhưng đối với bộ binh và lúc công thành thì rất có uy lực.
Trên đường, Trần Khác ngoài huấn luyện đội ngũ thì là thao luyện ném xa cho các sĩ tốt, hắn còn không ngừng nghiên cứu các thế trận để đạt được lực sát thương lớn nhất. Nhưng tất cả đều còn đang ở giai đoạn đầu, không ngờ nhanh như thế đã phải thực chiến rồi….
Trần Khác không phải muốn ra vẻ anh hùng. Nhưng trong chiến cục này, hắn là người tỉnh táo nhất. Đại quân chỉ mang theo lương khô trong sáu ngày, cô quân tiến sâu vào lòng địch đã phạm phải đại kị của nhà binh. Nếu không gióng trống cổ động tinh thần để giành lấy chiến thắng thì sĩ khí sẽ bị tụt giảm, mà thất bại thì bị quân Mã kéo xuống vũng bùn. Cho dù có thể toàn thân rút lui, quân Tống cũng sẽ trở thành trò cười cho các bộ tộc ở Đại Lý.
Đến lúc đó, mọi cuộc kinh doanh khổ tâm trước đó đều sẽ biến thành hư ảo, Đại Tống muốn nhúng tay khống chế vùng đất Vân Nam trù phú mĩ lệ này, đúng thật là vô vàn khó khăn.
Lúc này không thể do dự, phải đánh cược một lần. Vì để khích lệ các tân binh lần đầu lên chiến trường, một tên quan văn như hắn cũng đổi áo giáp, xông lên phía trên cùng.
Mắt thấy sự chém giết thảm khốc trên chiến trường, các tân binh của đội quân đầu trọc sớm đã bị hù đến tay chân bủn nhũn. Nhưng thấy Trần Khác đích thân giương cờ đỏ xông lên phía trước, những ngày này không ngừng luyện tập đã hình thành phản xạ có điều kiện, làm cho bọn họ không tự chủ mà bước lên, xếp thành từng dãy cùng tiến về phía trước. xem tại truyenbathu.vn
Rất nhanh, khoảng cách của tuyến đầu trong cuộc cận chiến càng lúc càng gần, đã có những mũi tên bắn chệch rơi vào trận địa, không ngừng có binh sĩ ngã xuống. Nhưng Trần Khác vẫn không sợ hãi, tiến nhanh về phía trước. Bóng lưng kiên cường của hắn hơn cả thiên ngôn vạn ngữ, khích lệ các quân sĩ theo sát sít sao.
Liễu Nguyệt Nga cũng không lo mắng hắn nữa, tay nắm chặt cán kiếm dài, theo sát bên cạnh Trần Khác, gạt mũi tên bay đến trước hắn sang một bên mà không để ý đến sự an nguy của bản thân mình.
Thấy khoảng cách với tuyến quân trong cuộc cận chiến không đến năm trượng. Trần Khác phất lá cờ đỏ trong tay, làm toàn thể binh sĩ đều chú mục vào lá cờ, vội đưa tay trái vào trong chiếc túi chứa đạn dược trước ngực, lấy một quả lựu đạn, tay phải rút một cái đánh lửa trong ống trúc ở thắt lưng.
Trần Khác giơ cao lá cờ đỏ, các binh sĩ đội quân cơ giới châm lửa vào kíp nổ.
Hai tay Trần Khác vung mạnh lá cờ đỏ lên phía trước, các binh sĩ đội quân cơ giới liền sải cánh tay, vận hết sức, ném quả lựu đạn đi…..
Sĩ tốt của quân Mã đang chiến đấu kịch liệt, thì cả một màn trời lựu đạn lớn nhỏ như những quả dưa kim, đổ ập xuống người như cơn mưa đá. Còn chưa kịp phản ứng, thì những mảnh đạn như mưa bay tứ tán trong tiếng nổ vang đinh tai nhức óc của màn lựu đạn trước mặt. Hễ bị dính một chút, lập tức máu thịt lẫn lộn, đau đến ôm đầu kêu thảm, lăn lộn ra đất.
Cái loại tấn công không có sự chênh lệch trên toàn diện này có uy lực lớn hơn nhiều so với cung tên. Sau một đợt ném, một toán lớn quân Mã liền bị đốn ngã xuống đất, trước trận địa của quân Tống xuất hiện một mảng trống.
Sĩ khí quân Tống lập tức phấn chấn, chớp lấy thời cơ mãnh liệt xông lên, đưa đám quân Mã đang lăn lộn dưới đất xuống thẳng địa ngục.
Quân Mã ở trận địa phía sau đang muốn lên để chi viện, nhưng lại trông thấy một trận mưa dưa kim ở trên trời, bọn họ bị dọa đến quay đầu bỏ chạy…. Người Mã tộc tuy hung hãn không sợ chết, nhưng đối với ‘yêu thuật kinh khủng’ trước mặt mà họ không cách nào lí giải được, thì quả thật không còn cách nào có thể tiếp tục giữ vững dũng khí.
Kì thật hai bên đều bị tổn thất, quân Tống cũng bị ngộ thương không ít, chỉ là nhìn thấy tình hình chiếm ưu thế, đều quá vui mừng nên không có ai để ý mà thôi.
Quân Tống thừa thế tấn công đến trước ải, đám quân Mã nối đuôi nhau chạy trốn, leo lên tường thành.
Tình thế vô cùng gấp gáp.
Thủ lĩnh quân Mã trên tường thành không để ý đến những đồng tộc chạy về, hạ lệnh dùng dầu sôi và lôi mộc ứng chiến, cung thủ cũng bắt đầu điên cuồng bắn. Binh sĩ trên tường thành, bất luận là người Mã hay người Tống đều rối rít kêu thảm, rơi xuống chân ải.
Nỏ thủ của quân Tống bắt đầu phản kích, đội binh cơ giới cũng bắt đầu dồn sức ném về phía trên thành, ý đồ khống chế thủ quân, làm cho những binh sĩ công thành ghìm chân lại.
Dương Văn Quảng cũng xông lên tuyến đầu, chỉ huy thuộc hạ lập tức bắt thang lên thành, lớn tiếng gào thét:
- Người đầu tiên đánh lên được tường thành, thưởng ngàn quan tiền!
- Công hạ Bảo Nguyệt quan, mỗi người thưởng trăm quan!
Lúc này, những quả lựu đạn trong tay đội quân đầu trọc có hạn, đều đã ném hết, Trần Khác hét lớn một tiếng với bọn họ:
- Nghỉ phép bảy ngày!
Những đứa trẻ thật thà của quân đầu trọc không còn cảm giác gì với phần thưởng trăm quan, nhưng vừa nghe nghỉ phép bảy ngày, lập tức mắt lóe sáng…. Có thể thấy chiêu này của Trần Khác thao túng bọn họ ghê gớm biết chừng nào. Đám con cháu ở các bộ lạc được tập hợp từ rừng núi thân thủ vô cùng nhanh nhẹn, do không có điều kiện, thêm vào không có khôi giáp, cho nên nhanh nhẹn gấp mấy lần quân Tống bình thường. Chỉ thấy bọn họ không cần thang mà leo lên tường thành như khỉ, hai ba sải tay sải chân đã nhảy lên tường thành….
Mặc dù đội quân đầu trọc đã trèo lên thành, bị rất nhanh tiêu diệt, nhưng các đồng đội phía sau chộp lấy thời gian quý báu…, vô số quân Tống huơ đao múa kiếm, từ phía sau bọn họ đánh lên tường thành!
Lúc này, sĩ khí quân Tống đạt đến đỉnh điểm, sĩ khí quân Mã lại giảm thấp, loại biểu hiện biến hóa rõ ràng thế này trên chiến trường…. Các nơi phòng thủ thành liên tục bị chọc thủng, quân Tống rất nhanh đã vững bước, đánh quân Mã bỏ chạy khỏi tường thành.
Sự yếu thế về quân số của quân Mã càng biểu hiện rõ. Bọn họ không có quân dự bị để đắp vào những chỗ bị đánh hổng, chỉ có thể để mặc cho quân Tống chiếm tường thành.
Sau khi tường thành thất thủ, quân Mã hoàn toàn không còn ham chiến, ùn ùn vứt bỏ binh khí bỏ chạy.
Quân Tống sao có thể để bọn họ chạy chứ? Dương Văn Quảng là tướng lĩnh của kị binh, lần này xuất chinh đường núi khó hành quân, nhưng ông ta vẫn mang theo năm trăm kị binh. Mặc dù trên đường trắc trở tổn hao hết gần trăm quân, nhưng vẫn còn lại bốn trăm quân, đủ để giải quyết gọn gàng, dứt điểm.
Lúc nãy nghênh chiến để công cổng thành, kị binh vô dụng, bây giờ truy kích xuống sườn núi chính là lúc kị binh có uy lực lớn nhất. Dưới sự thống lĩnh của Dương Văn Quảng, bốn trăm kị binh truy kích suốt dọc đường, đã ép hơn bốn ngàn quân Mã đầu hàng quá nửa. Phụ tử bốn người Mã Thái Hòa – thủ lĩnh của Đại Lý Mã tộc, đều bị bắt làm tù binh.
Trần Khác không có tham gia truy kích, bởi vì ở dưới cổng thành hắn bị tên lạc bắn bị thương cánh tay. Liễu Nguyệt Nga lúc này đang băng bó cho hắn, nhưng tình hình chiến trận khẩn cấp nên hắn không để ý, ngược lại còn đẩy cô ấy ra. Đợi đến khi chiến cục thắng lợi đã định, hắn mới phát hiện đã bị máu nhuộm đỏ cả nửa người.
Lúc này hắn mới tìm một nơi sạch sẽ, yên tịnh trên thành ngồi xuống cho cô ấy băng bó.
Liễu Nguyệt Nga cắn chặt môi, cắt vạt áo bị máu nhuốm ướt của hắn liền nhìn thấy miệng vết thương sâu một tấc, nhìn thấy mà ghê người. Viền mắt cô ấy đỏ lên, rơi nước mắt, tức giận nói trong miệng:
- Thật cho rằng huynh là tinh tú hạ phàm, tên đao đều tránh huynh sao?
- Đao kiếm không có mắt, đao kiếm không có mắt sao….
Sắc mặt Trần Khác có chút tái nhợt, cười ha hả nói:
- Muội nhẹ chút, ta sợ đau.
- Cho huynh biết đau là thế nào….
Liễu Nguyệt Nga tức giận nói, nhưng động tác dưới tay lại nhẹ nhàng hơn. Nhưng dù dùng “tiên lộ” để lau rửa vết thương, Trần Khác vẫn cảm thấy đau đến nghiến răng nghiến lợi, chảy cả nước mắt.
Liễu Nguyệt Nga vừa đau lòng vừa tức giận:
- Xem huynh sau này còn dám làm ra vẻ anh hùng không.
- Ta không phải anh hùng, ta là cẩu hùng (gấu chó).
Trần Khác hít nhẹ mấy ngụm khí lạnh nói:
- Coi bói nói ta năm nay gặp vận may, tuy có cát tinh chiếu mạng nhưng khó tránh khỏi họa đổ máu. Quả nhiên, đầu năm bị ăn một trận gậy gộc, lúc này lại bị trúng tên.
- Còn không phải do huynh tự chuốc sao?
Sau khi lau rửa sạch sẽ, Liễu Nguyệt Nga đắp thuốc lên vết thương cho hắn:
- Huynh sao không nghĩ đến hậu quả chứ? Nếu như có gì xảy ra, bảo….
Cô ấy dừng lại một chút, âm thanh nhỏ dần:
- Bảo Tiểu Muội sống thế nào đây?
- Nguyệt Nga.
Trần Khác không đau như vậy nữa, nhìn khuôn mặt hoa nhỏ nhắn đầy nước mắt và khói bụi của Liễu Nguyệt Nga, dịu dàng nói:
- Yên tâm, sau này ta sẽ cẩn thận, sẽ không để muội lo lắng nữa….
- Muội không thèm lo lắng cho huynh….
Liễu Nguyệt Nga nũng nịu nói:
- Huynh là cái gì chứ.
- Ha ha, vậy muội còn khóc làm gì.
Trần Khác nhất định phải lật tẩy người ta.
- Muội lúc đó bị khói thuốc làm chảy nước mắt.
Liễu Nguyệt Nga đỏ mặt nói:
- Lại ăn nói hàm hồ nữa, mặc kệ huynh luôn!
- Ta im miệng, ta im miệng.
Trần Khác vội đầu hàng.
Đợi băng bó xong, Liễu Nguyệt Nga liền lùi sang một bên. Trần Khác mặc quan phục, nhìn về phía Trương Thành đang đợi một bên, nói:
- Có chuyện gì?
- Mã Ái Bằng đến rồi.
Trương Thành bẩm báo.
- Để y vào.
Trần Khác đã nhìn thấy phụ tử Mã thị từ xa.
V
Vui mừng chính là hoàng tộc Đoàn thị.
Việc hiến đất xưng thần đối với huynh muội Đoàn gia mà nói, bọn họ cược cả vào Đại Tống, được ăn cả ngã về không. Nếu như ngươi van nài mà người ta lại làm mặt lạnh, Đại Tống mà không để ý, không phái binh thì lúc đó thật sự là tiêu rồi. Nhưng cái làm bọn họ cảm thấy vui mừng vô cùng là người Đại Tống thể hiện phẩm chất cao quý, không chỉ để lại quan viên ở Đại Lý đích thân ra trận, bảo vệ Long Thủ quan. Mà Trần phó sứ rời đi càng không phụ sự thác gửi, mang viện binh của thiên triều đến với một tốc độ mà người ta khó tưởng tượng được.
- Trần phó sứ thật là người đáng tin.
Từ sau khi Dương Doãn Hiền rời Đại Lý, Đoàn Tư Liêm vẫn luôn lo lắng không yên, cuối cùng cũng thở phào nhẹ nhõm, cười nói với muội muội:
- Minh Nguyệt, lần này toàn nhờ muội.
Bởi vì đám người Vương Thiều mà y rất có lòng tin với quân Tống.
- Hại ca ca phải dâng tặng giang sơn, muội muội là tội nhân.
Trên khuôn mặt tuyệt sắc của Đoàn Minh Nguyệt thoáng qua vẻ ưu thương nhàn nhạt.
- Ài, đừng nói như vậy.
Đoàn Tư Liêm lại nghĩ thoáng hơn:
- Cái ngôi hoàng đế này của ta, vốn là Cao Trí Thăng vì muốn chặn miệng mồm thế gian nên mới ngụy trang dựng lên mà thôi. Bây giờ Đại Tống phong ta làm Điền vương, đời đời trấn thủ Đại Lý, tuy không có hư danh hoàng đế, nhưng thật sự trở thành vua của Đại Lý. Đối với Đoàn gia ta, có trăm lợi chứ không có hại.
Y có chút khoái chí, cười nói:
- Càng quan trọng hơn là, Cao tướng quốc trộm gà không được lại mất luôn cả nắm gạo, tâm tình nhất định rất thú vị.
…..
Trong phủ tướng quốc, Cao Trí Thăng cả người vận tử y, eo thắt đai ngọc, trên mặt đầy vẻ u ám.
Cao Thăng Thái đứng một bên, thấp giọng bẩm báo:
- Dương gia lại thúc giục, muốn chúng ta lập tức khởi binh hưởng ứng.
- Trong đầu của Dương Doãn Hiền chất đầy củi khô sao?
Cao Trí Thăng tức giận hừ một tiếng:
- Ta dựa vào gì giúp y tạo phản?
- Có lẽ là phụ thân nhất mực khuyên hòa, làm cho y cứ ôm lấy ảo tưởng.
Cao Thăng Thái nói:
- Bây giờ nghe nói quân Tống vào kinh, Dương gia đương nhiên tuyệt vọng đến nỗi cái gì cũng có thể thử….
- Sớm biết như vậy, hà tất lúc đầu lại làm thế?
Cao Trí Thăng lại hừ một tiếng:
- Lúc đầu nghe lời ta, Dương gia y có thể không tổn thương đến một sợi tóc. Bây giờ thì hay rồi, hao binh tổn tướng không nói, Đoàn Tư Liêm người ta cũng không còn hứng thú đàm phán với y nữa!
- Có tin báo, người Thổ Phiên không quen khí trời nóng ẩm vào mùa hạ của Đại Lý, ôn dịch hoành hành trong quân đã rút đi hết một nửa. Còn có người nói, người Thổ Phiên chê công thành tổn thất quá lớn, mất nhiều hơn được, không đồng ý giúp Dương gia nữa.
Cao Thăng Thái nhẹ giọng nói:
- Bất luận thế nào, việc người Thổ Phiên đang rút quân là sự thật.
Dừng một lát lại nói:
- Vả lại, bọn họ ven đường cướp bóc, tạo nghiệp quá nặng.
- Đó là tất nhiên. Kẻ cướp không đi không, huống hồ người Thổ Phiên vốn cướp bóc thành tính.
Cao Trí Thăng bình thản đáp :
- Khoản nợ này, người trong nước chắc chắn sẽ tính trên đầu Dương gia.
- Phụ thân, chúng ta nên làm thế nào? Còn chết sống bảo vệ Dương gia sao?
Cao Thăng Thái nhẹ giọng hỏi.
- Ài…
Cao Trí Thăng thở dài khó nhọc, nói:
- Không bảo vệ thì làm thế nào? Có Dương gia, chúng ta mới an toàn. Nếu như không còn, Đoàn Tư Liêm dựa vào Đại Tống, chắc chắn sẽ không bỏ qua cho chúng ta.
Nói dứt, y nhìn con trai nói:
- Nhưng việc bên này con đừng lo lắng, phụ thân sẽ xử lí ổn thỏa. Con nhanh chóng trở về Điền Đông đi nghênh đón quân Tống, muộn chút nữa thì chút vốn còn lại của chúng ta cũng bị bọn họ dọn sạch mất.
- Vâng.
Cao Thăng Thái đáp một tiếng.
- Bất luận dùng cách gì cũng phải giữ chân bọn họ, đừng để bọn họ đến thành Đại Lý.
Cao Trí Thăng lại phân phó:
- Phụ thân sẽ cố sức nhanh chóng đốc thúc Dương gia đình chiến.
- Vâng.
Cao Thăng Thái lại đáp một tiếng.
…
Trong doanh trại của quân tiên phong Đại Tống, Phạm Trấn đợi cả một đêm, cuối cùng thấy Trần Khác dẫn theo bảy tám trăm thanh niên phiên tộc trở về.
- Để đại soái đợi lâu, đắc tội, đắc tội.
Giao tiếp với man phiên lâu, Trần Khác dường như cũng bị lây nhiễm chút hoang dã, xoay người xuống lưng ngựa, cười lớn đi về phía ông ta.
- Không sao cả.
Phạm Trấn nhìn đám thanh niên chân trần, đầu quấn vải đen, nối đuôi nhau đi về phía doanh trại, vốn muốn cười một cái, nhưng thật sự không cười nổi:
- Trần phán quan lại đi chiêu binh à?
- Đúng vậy.
Trần Khác gật đầu nói:
- Nhiệm vụ chiêu mộ ba mươi ngàn binh quá nặng nề, không còn cách nào, chỉ có thể vừa đi vừa làm.
- Vậy cũng không thể làm bừa để đủ số như thế.
Phạm Trấn không kìm nổi, oán trách:
- Ngươi chẳng lẽ không biết bài học Ung Châu chiêu động binh sao?
Cái ông ta nói là việc Ung Châu dâng tấu xin triều đình chiêu mộ vạn động binh, lấy man tộc khống chế man tộc vào bốn năm trước. Triều đình cho rằng đây là ý hay, liền phê chuẩn. Ai ngờ tiến hành được vài năm, hao tốn một lượng lớn tiền của, lương thực, động binh được chiêu mộ đến lại là một đám ô hợp, tác phong uể oải, thậm chí khi có việc quân xảy ra liền báo tin cho kẻ địch trước tiên. Không chỉ không có tác dụng gì, ngược lại còn dẫn đến hậu quả là nạn loạn phỉ nghiêm trọng.
Sau đó, Tri châu Ung Châu - Tiêu Cố quả thật không nhịn nổi nữa, muốn giải tán động binh, ai ngờ lại dẫn đến biến loạn, nha môn Tri châu đều bị loạn binh công chiếm. Cũng may Vương Hãn gặp nguy không loạn, tập hợp đại quân bao vây loạn quân. Lúc này sự việc mới không bị làm lớn, nhưng cuối cùng, vì để trấn an người nơi đây nên vẫn phải giữ lại một nửa chế độ.
Chuyện này trở thành trò cười trong quan trường. Sau trận đó, không ai dám chiêu man tộc làm lính nữa. Cho nên Phạm Trấn vừa nhìn thấy trong doanh trại đầy người man thì da đầu tê rần, trong lòng không ngừng oán trách Trần Khác trẻ người non dạ, do đó vừa gặp mặt thì liền giáo huấn.
Trần Khác lại phớt lờ nói:
- Đại soái cứ yên tâm, di binh mà ta chiêu mộ sẽ không đi vào con đường cũ của động binh đâu.
- Ngươi lấy đâu ra lòng tin thế?
Phạm Trấn cười lạnh nói:
- Người trẻ tuổi chính là như vậy, trước khi xảy ra việc đều cảm thấy mình là thiên hạ vô địch.
- Lòng tin của hạ quan, trước tiên là đến từ việc đã tuyển chọn tỉ mỉ.
Trần Khác cũng không giận, cười tủm tỉm như cũ, nói:
- Những người này đều là do ta nghiêm ngặt chọn ra, nhất định không để đại soái thất vọng.
- Ta thấy trừ bề ngoài kì quái, vẻ mặt ngu khờ ra thì không có gì đặc biệt.
Phạm Trấn xem thường, nói:
- Ngay cả tiếng Hán cũng không biết nói, sao có thể làm lính cho người Hán ta.
- Bề ngoài kì quái, không cần lo lắng, đổi y phục, cạo đầu, thì đều giống nhau cả thôi.
Trần Khác cười nói:
- Còn về mặt mày ngu khờ, không biết nói tiếng Hán, chính là hai điều kiện mà ta chọn binh.
- Lời này là thế nào?
Phạm Trấn cảm thấy kì quái, hỏi.
- Lúc chiêu binh, ta ngoài muốn thể lực cường tráng, tay dài chân dài, không quá bốn mươi tuổi, còn có mười điều không chọn. Không chọn ai là con một trong nhà, không chọn ai đã sống ở Đại Lý hoặc Đại Tống hơn nửa năm, không chọn ai biết nói tiếng Hán, không chọn ai làm quan ở Trại Tử, không chọn ai thích ba hoa khoác lác, không chọn ai có vẻ ngoài thư sinh, không chọn ai quá thông minh, cũng không cần kẻ quá cố chấp, không chọn ai nhát gan, nhưng kẻ bình thường không chịu quản thúc cũng không chọn.
Phạm Trấn nghe đến ngây người sửng sốt, một lúc lâu mới không ngậm được miệng mà hỏi:
- Ngươi đang chọn con rể hay chọn binh vậy?
- Đều có mối liên quan hệ trọng, thà thiếu chứ không làm ẩu!
Trần Khác bình thản cười nói:
- Cũng may tuy yêu cầu cao một chút, nhưng vẫn chọn được sáu bảy ngàn người.
- Chẳng trách tân binh trong doanh trại của ngươi, trừ phục trang, nhìn qua đều gần giống nhau.
Phạm Trấn vỡ lẽ. Trên cơ bản, những người Trần Khác chiêu mộ đến đều là những người tay chân dài, cơ thể rắn chắc, ánh mắt có thần, nhìn qua đều là những tên khá thành thực.
- Nói tóm lại, chính là những người tứ chi phát triển, đầu óc đơn giản, con người thật thà, trọng kỉ luật. Là những tên thô lỗ phục tùng mệnh lệnh, không sợ chết.
Trần Khác đưa hai tay ra nói.
- Phì…
Phạm Trấn cố nhịn cười, Liễu Nguyệt Nga ở phía sau Trần Khác lại không nhịn được, phì một tiếng cười lớn.
Nụ cười này đã làm bại lộ thân phận nữ nhi của cô ấy.
Trước tiên là Phạm Trấn kinh ngạc, sau lại chuyển sang cười thoải mái. Với đạo đức của một sĩ đại phu, ông ta giả bộ cái gì cũng không biết, liền hỏi tiếp:
- Lính như vậy có lợi ích gì?
- Quân tây bắc sao còn có thể bảo trì sức chiến đấu. Với tính thuần phác của dân tây bắc, lấy sự gian xảo, sợ chết làm hổ thẹn. Bọn họ có thể cha chết, con tiếp tục, anh chết em tiếp nối, cả thôn đều trở thành thôn quả phụ, nhưng vẫn không ngừng tranh nhau đi tòng quân giết địch.
Trần Khác trầm giọng nói:
- Mà ở nội địa, ai nấy đều siêng ăn nhác làm, tham sống sợ chết. Loại người này tập hợp thành quân đội, vốn không đáng để tín nhiệm. Ta chính mắt nhìn thấy sự hủ bại của đội quân của Quảng Đông, Quảng Tây và Hồ Nam, vô cùng căm ghét cái loại giảo trá có ở khắp nơi đó. Cho nên quy tắc chiêu binh thứ nhất của ta chính là chỉ thu nhận những người thành thực, không đầu cơ trục lợi, không sợ chết làm lính. Bởi vì sự thực đã chứng minh vô số lần, trên chiến trường tuyệt đối không thể đầu cơ trục lợi, những kẻ sợ chết sẽ chết trước, mà người thành thực thì cuối cùng sẽ không chịu thiệt.
- Nơi này phần lớn là các bộ lạc cách biệt với thế giới bên ngoài, dân ở các bộ lạc này dũng mãnh nhanh nhẹn, là chiến sĩ vùng núi trời sanh. Cái càng khó đạt được hơn là, bọn họ đại đa số vẫn còn giữ được tính thuần phác, như những tờ giấy trắng, chỉ là xem chúng ta dạy thế nào thôi.
Trần Khác cười nói:
- Nhưng chính cái yêu cầu bắt đầu từ con số không này khiến hạ quan quả thật đang tự chuốc khổ.
Cũng may hắn là người hâm mộ của Thích đại soái (một nhà quân sự nổi tiếng thời Minh, tên là Thích Kế Quang), còn có chút ấn tượng đối với “kỷ hiệu tân thư” và “luyện binh kỷ thực”, cộng thêm với những gì thỉnh giáo từ Địch Thanh, còn có sự chỉ đạo gần đây của Dương Văn Quảng, nếu không thật không dám nhúng tay giải quyết việc này.
Mặc kệ thế nào, hắn cũng làm cho Phạm phu tử im miệng rồi. Phạm Trấn không còn mở miệng ra là ‘không được’ nữa, mà chỉ bỏ lại một câu ‘luyện tập trước xem đã’ rồi trở về trung quân.
Trần Khác tiễn ông ta đến cửa doanh, Liễu Nguyệt Nga đã bại lộ thân phận, đương nhiên không tiện ra gặp, sớm đã tránh vào doanh trướng.
- Việc đó xin đại soái bảo mật.
Trần Khác có chút lúng túng, nói.
Theo đúng quy định, trong quân không thể dắt theo nữ quyến. Nhưng đối với những quan văn đã bị chiều hư mà nói, đây chỉ là điều lệ trống rỗng. Phạm Trấn cười ám muội nói:
- Người không phong lưu uổng kiếp thiếu niên, nhưng phải kiềm chế một chút, cẩn thận ngày đêm lao lực, chưa già đã yếu.
- Đại soái hiểu lầm rồi.
Trần Khác dở khóc dở cười.
- Ban đầu là hiểu lầm rồi.
Phạm Trấn cười ha ha nói:
- Chúng ta còn cho rằng Trạng nguyên thích nam phong, đều không dám vào trướng của ngươi, ta về nói với bọn họ cứ việc yên tâm được rồi… Sở thích của Trạng nguyên kì thật là nữ, ha ha ha ha!
Cả mặt Trần Khác xám xịt.
Kì thật, ngay cả chính bản thân Trần Khác trên phương diện quân sự cũng không ôm bất cứ hy vọng nào đối với cánh tạp quân hình thành từ những người thành thực, đến cả tiếng Hán cũng nghe không hiểu này. Hắn chiêu mộ những người này chủ yếu là vì đại cục… Hắn hiểu rõ ổn định là tiền đề để phát triển, đặc biệt là đối với loại thế lực triều đình trống rỗng. Tại khu vực tràn ngập các bộ tộc man phiên, nếu có thể có được tình hình yên ổn thì bao nhiêu tiền cũng không đổi được.
Vậy thế nào mới làm được đây? Không phải dựa vào cái gọi là ‘đạo đức giáo hóa’ của các sĩ đại phu, cái trò đó đối với người Hán không có chút hiệu quả, đối với các anh em dân tộc thiểu số không biết chữ càng không có tác dụng. Thứ duy nhất có thể đánh động bọn họ chỉ có lợi ích, phải để cho bọn họ được lợi từ kế hoạch của ngươi thì người ta mới hợp tác với ngươi, không gây rối cho ngươi.
Vả lại, ngoài cái lợi xa vời ‘sau xây đường, cùng hưởng quyền lợi’, còn phải có lợi ích thiết thực trước mắt mới được. Nhưng không thể trực tiếp cho bọn họ, nếu để bọn họ tập thành cái thói không làm mà hưởng thì sau này sự đòi hỏi sẽ không có điểm dừng. Trong tương lai một khi không thể thỏa mãn bọn họ thì sẽ nảy sinh lục đục, hậu hoạn vô cùng.
Cho nên phải làm cho họ hiểu có trả giá mới có thu lại. Mà việc thu nhận thanh niên các bộ lạc tòng quân, để người thân của bọn họ trở thành gia quyến của quân nhân, xây dựng lòng trung thành đối với Đại Tống chính là phương pháp hiệu quả nhất.
Trần Khác chưa từng lĩnh binh, càng chưa từng luyện binh, cũng không hy vọng luyện bọn họ thành thiết huyết hùng sư gì đó. Yêu cầu duy nhất của hắn đối với bọn họ chính là phục tùng mệnh lệnh, nghe chỉ huy, chí ít nhìn qua bề ngoài cũng phải giống như vậy. Điều kiện chiêu mộ những tân binh này, đầu tiên là yêu cầu nghe lời, tất cả những tên gian xảo lõi đời đều bị hắn gạt ra hết.
Vì để những tân binh nghe lời, Trần Khác lại quy định một loạt các hình thức thưởng phạt thi thố. Kẻ thi hành mệnh lệnh một cách nghiêm chỉnh sẽ được ăn ngon, uống tốt, có tiền thưởng; không chấp hành tốt chỉ có thể ăn những thứ không tốt, không chỉ không có tiền thưởng mà còn bị trừ lương bổng; nếu có kẻ cố ý mánh lới, gian dối để lười biếng thì trực tiếp đá ra khỏi quân doanh.
Còn có quân kỉ nghiêm ngặt trùng trùng, kẻ vi phạm nhẹ thì bị ăn quân côn, nặng thì bị bêu đầu thị chúng. Trần Khác còn bỏ cả qui định khắc nghiệt thích chữ vào mặt cho binh sĩ, nhưng thay thế bằng việc bắt các quân sĩ phải cạo đầu. Do đó, đội quân của hắn gọi là ‘quân đầu trọc’.
Lúc này, chỗ có ích của đám trẻ thật thà hiện ra. Bọn họ dù là luyện hành quân theo đoàn hay luyện chạy việt dã đều luôn tuân thủ quy tắc vô cùng, không có kẻ nào gian xảo lười biếng, Trần Khác thao luyện thế nào cũng không có vấn đề gì.
Cứ vừa thao luyện vừa hành quân như vậy, sau một tháng, quân Tống đột nhiên rời khỏi đường sông, nhanh chóng đi về phía bắc đến Đặc Ma Đạo (một khu vực hành chánh thời Tống) cách đó trăm dặm.
Vào đêm khuya hai ngày sau, quân Tống đã đến Bảo Nguyệt quan bên bờ sông Tây Dương – môn hộ của Đặc Ma Đạo.
Lúc này, chỉ huy tam quân là Dương Văn Quảng. Trần Khác sợ Phạm Trấn lâm trận chỉ huy bậy bạ nên bảo người bỏ thuốc xổ vào thức ăn của ông ta, làm cho Phạm phu tử không thể không lui về hậu phương tĩnh dưỡng. Hắn thì dẫn quân cùng với Dương Văn Quảng bất ngờ đột kích Đặc Ma Đạo. Phạm Trấn vừa rời khỏi, Trần Khác liền trao quyền chỉ huy quân đội cho Dương lão tướng quân, cũng cam đoan sẽ toàn lực phối hợp, tuyệt không can dự.
Quan văn của triều Tống đều tự cho rằng không gì mình không làm được. Người không làm bộ là kẻ trong nghề, to gan ủy thác như Trần Khác có thể nói là có một không hai. Dương Văn Quảng ngoài miệng không nói nhưng trong lòng vô cùng cảm động, thầm hạ quyết tâm phải đánh trận này cho thật hay để không phụ với sự tín nhiệm của Trần phán quan.
Nhưng ông ta không lập tức phát động đột kích mà ra lệnh bộ hạ ăn cơm, nghỉ ngơi, đợi cho đến khi tảng sáng, có thể nhìn rõ bốn phía thì mới ra lệnh cho đội quân tiến binh.
Sợ Trần Khác hiểu lầm, ông ta nói với Trần Khác, đại quân vào Đại Lý nửa tháng mới đến được Đặc Ma Đạo, đã không có gì đáng gọi là đột nhiên nữa rồi. Mã bộ chắc chắn sớm đã ngầm giám thị chúng ta, hơn nữa núi cao đường dốc, tầm quan sát không tốt. Một khi đối phương toàn lực ngăn chặn thì quân đội rất dễ rối loạn, có khả năng thất bại thảm hại.
Cho nên trước mặt Đại Tống chỉ có một con đường, sau khi trời sáng liền tấn công mạnh vào ải, vì thế Dương Văn Quảng hạ lệnh ‘Quân vào tử địa, ai dám bảo lui, trảm!’
Kì thật, đối với tướng sĩ thuộc đội quân cũ ở Quảng Tây mà nói, đánh Đặc Ma Trại không cần động viên, bọn họ hận thấu xương cả tộc Mã Chí Thư hại bọn họ năm năm không thể quay về nhà. Bây giờ họ lặn lội đường xa, cuối cùng cũng đến được sào huyệt cuối cùng của Mã thị, còn có gì do dự chứ? Phải xông lên núi, giết sạch bọn chúng rồi về nhà!
Vào tảng sáng, Bảo Nguyệt quan ở giữa sườn núi đã có thể mơ hồ nhìn thấy. Thấy bức tường đá, thành lũy bằng đá xanh, trạm gác, chiến hào, lô cốt… tạo thành một tuyến phòng thủ đã chuẩn bị sẵn sàng đợi quân Tống đến.
Lúc này, sương sớm lượn lờ khắp nơi trên núi, cả trời đất là một mảng yên tĩnh, Dương Văn Quảng cuối cùng cũng hạ lệnh cho đại quân đoạt quan.
Sau khi quân Tống xuất phát, Bảo Nguyệt quan vẫn vô cùng yên tĩnh, chỉ có tiếng chân bước lên núi và tiếng thở nặng nề của bọn họ.
Dần dần, sườn núi dưới chân càng lúc càng dốc, cũng càng lúc càng hẹp. Lúc này bỗng nghe thấy một tiếng pháo vang lên, trên quan đột nhiên có vô số quân Mã tràn ra chi chít đứng đầy cả tường thành. Trong nháy mắt, đá tảng lăn, cọc gỗ, mưa tên đổ xuống xối xả, tấn công tới tấp vào quân Tống.
Cũng may Dương Văn Quảng đã dự liệu từ trước, an bài quân sĩ mặc hai lớp áo giáp trên người, hai tay cầm cái khiêng khổng lồ chắn ở phía trước. Vừa gặp phải đột kích, họ vội vàng đứng cố định lại, cắm tấm khiêng xuống đất, dùng vai giữ thẳng đứng, ngăn cản sự công kích cho các đồng đội phía sau.
Quân Tống phía sau bọn họ khẩn trương lấy cung nỏ ra, triển khai bắn về phía quân Mã trên ải. Quân Mã từ trên cao giương cung bắn xuống, uy lực tăng gấp bội. Cũng may là kĩ thuật cung nỏ của quân Tống giỏi, bắn được xa và độ chính xác cao, tuy là từ dưới bắn lên nhưng cũng không tính là chịu thiệt. Nhất thời tên như châu chấu bay đầy trời, tổn thất của hai bên đều không nhỏ.
Quân Tống dưới sự chỉ huy tác chiến của đích thân Dương Văn Quảng liền liều mạng tiến công, mỗi một bước tiến đều trả cái giá không nhỏ. Nhưng tướng sĩ thuộc đội quân cũ ở Quảng Tây hung hãn không sợ chết, đội đá tảng, cọc gỗ mà gào thét xông vào dưới chân ải. Nếu đến được chân ải, ngược lại có thể an toàn hơn đôi chút, bởi vì tường quan mà Mã Chí Thư xây chỉ cao có một trượng, cung nỏ quân Tống có thể bắn bách phát bách trúng. Vả lại, chỗ nào cũng có thể mượn sức mà trèo lên, đối với quân Tống tinh nhuệ mà nói thì dường như không là trở ngại gì.
Nhưng người Mã tộc cũng không ngốc. Trước khi quân Tống xông đến gần, bọn chúng lại ngang nhiên từ trên tường thành nhảy xuống. Người Mã tộc sinh trưởng trên núi hiểu rõ nhất, lấy trên đánh dưới gần như là bách chiến bách thắng.
Quân Tống không ngờ quân Mã không làm theo nguyên tắc thủ thành, họ không kịp phòng bị nên cung nỏ hoàn toàn mất đi tác dụng. Càng bi kịch hơn là binh sĩ phái lên phía trước chỉ vác cái khiêng lớn, vốn không mang binh khí, chốc lát đã bị tấn công làm phá vỡ chiến tuyến đầu, họ lập tức không duy trì nổi nữa bèn bắt đầu thoái lui.
Dương Văn Quảng tức đến mặt xanh mét. Ông ta đích thân cầm quân đánh trận, bất cứ quân Tống nào dám lui về thì giết không tha.
Quân Tống thấy không có đường lui về sau, chỉ đành xoay người chém giết cùng kẻ địch. Quân Mã có địa lợi, tử chiến không lùi. Quân Tống chiếm ưu thế về quân số, binh giáp tinh nhuệ… Quân phí của quân Tống mỗi năm trên trăm triệu quan, đương nhiên không phí phạm vô ích. Cứ cho là một sĩ tốt bình thường cũng phải có khôi giáp đầy đủ, mà khôi giáp lại được làm vô cùng khéo léo, cung tiễn của quân Mã bắn ở phía trên hầu như đều bị cản lại.
Lúc này, tia nắng sớm đã xua đi màn sương mỏng, chiếu lên khôi giáp của quân Tống sáng lấp lánh cả một vùng, như thiên binh hạ phàm vậy, uy vũ một cách lạ thường.
Lại nhìn đến quân Mã, đại đa số đều phờ phạc, tàn tạ, chỉ có tên thủ lĩnh là trên người mặc giáp da, áo của những binh tốt bình thường thậm chí không thể che hết người, thật giống với một đám ăn mày.
Nhưng tới thời khắc lấy mạng đổi mạng, tác dụng của trang bị quả thật không lớn. Cái quyết định đến thắng thua là sĩ khí cao thấp của hai bên, dũng khí quyết chết, cùng với hiệu quả của việc huấn luyện thường ngày. Những thứ này quân Mã lại không thiếu…. Bọn họ là chiến sĩ trời sinh ở vùng núi, sau mình là người già, phụ nữ, trẻ em cả tộc. Bọn họ vì bảo vệ gia đình mà liều chết chiến đấu, quân sĩ Đại Tống thật không thể ngăn cản nổi.
Trước Bảo Nguyệt quan, hai bên kêu giết như sấm, từng bóng dáng trẻ tuổi ngã xuống, chân tay tứ phía, máu chảy thành sông khắp cả sườn núi, chỉ là bởi vì đất ở đây vốn có màu đỏ cho nên mới không thấy quá ghê rợn.
Lúc này, sự chỉ huy của quan quân đã mất đi tác dụng, bởi vì chiến sĩ hai bên đều đã trở nên điên cuồng. Cái phần người trong bọn họ tạm thời biến mất, thay vào đó làthú tính đã làm chủ. Bọn họ quên mất sợ hãi và chết chóc, giống như tình trạng con hổ phát cuồng mà liều mạng chém giết, cắn xé, đánh đấm… sớm đã không quan tâm đến sống chết của mình.
Tiếng kêu thảm, hô giết trên chiến trường rung chuyển trời đất, đã biến thành địa ngục trần gian, biến thành sát trường của Tu La…
Dương Văn Quảng tức giận, mắt long sòng sọc, nhìn quân Mã xung phong xông xuống khắp cả núi đồi tựa như những con sóng lớn hung hãn vô cùng tận, từng đợt tấn công vào trận tuyến của quân Tống. Mặc dù đội quân cũ ở Quảng Tây được huấn luyện kĩ càng, hung hãn không sợ chết, mặc cho kẻ địch tấn công thế nào cũng không dao động, nhưng thương vong quả thật quá lớn làm cho lòng người như bị đao cắt.
Lúc này, Trần Khác cả người vận nhung trang, đi đến bên ông ấy, lớn tiếng nói:
- Lão tướng quân, để bộ binh cơ giới (binh chủng về hỏa lực, nhưng vẫn thuộc bộ binh) của ta đi chi viện!
- Ít gây loạn….
Dương Văn Quảng nhìn Trần Khác mới nghĩ đến thân phận của đối phương, vội sửa miệng nói:
- Các huynh đệ còn chống đỡ nổi, đợi đến khi chống đỡ không nổi mới xin ngươi giúp đỡ.
- ….
Trần Khác nói một cách bất đắc dĩ:
- Đợi chống đỡ không nổi, bọn họ cũng chống đỡ không nổi luôn.
Dương Văn Quảng trầm mặc không nói, xoay đầu nhìn chằm chằm vào chiến trường. Bởi vì hạn chế địa hình, quân Tống không cách nào phát huy ưu thế về quân số, chỉ có thể khổ chiến cùng với mấy ngàn quân Mã, giao chiến một hồi lâu không hề có chút khởi sắc, xem ra sĩ khí đã bắt đầu tuột giảm.
Dương Văn Quảng là lão tướng, biết rằng cứ tiếp tục như vậy thì thảm bại là không thể tránh khỏi. Nghĩ đến cuộc huấn luyện của đội quân gọi là bộ binh cơ giới đã thấy trước quân doanh, dường như đó là cách để phá vỡ thế cục bế tắc. Mặc dù không có chút lòng tin đối với cánh quân này, nhưng giờ phút này cũng chỉ có thể còn nước còn tát.
Trần Khác nhẫn nại đợi đến bây giờ, cuối cùng cũng được Dương Văn Quảng đồng ý, hắn vung tay lên, lớn tiếng nói:
- Các con, cùng ta xông lên!
Hắn không có nói ‘xông lên cho ta!’ mà nói ‘cùng ta xông lên!’, đối với những tân đinh lần đầu ra chiến trường mà nói thì đó là sự cổ vũ lớn vô cùng.
Chỉ là làm cho Liễu Nguyệt Nga nhất thời trở nên căng thẳng, hận không thể một cước đá văng hắn xuống núi… Người ta Dương Văn Quảng - một vị võ tướng cũng không xung phong, Trần Khác huynh là Trạng nguyên, xung phong anh hùng hảo hán cái gì chứ? Đao kiếm vô tình, mũi tên không có mắt, lỡ như bị đâm trúng thì Tiểu Muội không phải trở thành quả phụ sao?
Cái gọi là “bộ binh cơ giới” là cách xưng hô do Trần Khác tạo ra, nhưng cái ‘đạn’* để ném lại là vật phẩm chính cống của triều Tống. (* từ gốc của từ bộ binh cơ giới trong tiếng hán là đội quân chuyên dùng đến để ném lựu đạn)
Đời sau luôn có người nói người Trung Quốc phát minh ra hỏa dược, nhưng dùng để bắn pháo hoa. Sau khi người tây phương học được, lại dùng để chế tạo thương pháo, việc này nói rõ sự thất bại tất yếu của Hoa Hạ ở thời cận đại, nhưng trên thực tế lại làm cho tổ tiên của chúng ta thành kẻ ngốc, cũng làm cho người nghe thành kẻ ngốc.
Lật lại lịch sử Trung Quốc, chính là một bộ sử sách chiến tranh. Vì để giành lấy thắng lợi trong chiến tranh mà người ta vắt óc suy nghĩ, dùng mọi phương thức tồi tệ nhất…. Từ khi phát hiện lực sát thương của hỏa dược, người Trung Quốc nghĩ mọi cách để ứng dụng vào chiến tranh. Trong loạn chiến cuối thời Đường, người ta đã bắt đầu dùng hỏa dược, làm thành đủ loại hỏa khí để sát thương nhân mã quân địch. Cách dùng phổ biến nhất chính là lựu đạn.
Tới thời Tống ở niên đại này, công nghệ chế lựu đạn đã đạt đến trình độ cao. Ở trong quân của Địch Thanh, Trần Khác hiểu rõ quân Tống tổng cộng được trang bị tám loại lựu đạn, như lựu đạn sét, lựu đạn gai, lựu đạn độc, lựu đạn khói …vv… Hắn chính mắt nhìn thấy uy lực của những thứ lựu đạn đó, lúc đó cảm thấy chấn kinh. Thì ra, triều Tống đã có lựu đạn!
Trước khi thành lập đội quân đầu trọc, hắn đã nghĩ đến các loại vũ khí này, hắn chuẩn bị thành lập đội bộ binh cơ giới đầu tiên trên thế giới… Đối với những thanh niên vừa mới đến chiến trường mà nói, không cần phải trực tiếp chiến đấu, chắc chắn sẽ làm cho bọn họ trấn định hơn. Cho nên trong lúc hắn mộ binh cố ý lựa chọn những người chân dài, tay dài, thân thể cường tráng, chỉ có những người như vậy mới ném được cao và xa hơn để bay xuyên qua trận tuyến mà rơi vào trận địa của địch, nếu không thì có chuyện vui to đây.
Trong kho binh khí của Quế Châu và Tễ Châu, tổng cộng có năm ngàn hòm lựu đạn sét, đều bị hắn mang đi sạch. Cái gọi là lựu đạn sét chính là dùng nhiều lớp giấy bọc thành cái vỏ, bên trong bỏ đầy hỏa dược, mảnh sắt, đá, bên ngoài vỏ bôi hỗn hợp gồm sáp ong, nhựa đường, mạt than, dễ gây cháy nổ, một sợi dây được nối vào lựu đạn.
Khi ném, dùng cái đánh lửa đốt vỏ ngoài, lại dùng máy ném đá hay dùng tay để ném về phía trận địa của địch. Vỏ ngoài bị nhiệt độ cao đốt cháy, làm cho hỏa dược ở bên trong vỏ phát nổ, đá vụn, mảnh sắt bay tứ phía làm sát thương hoặc gây bỏng cho nhân mã quân địch.
Cách này không có tác dụng đối với kị binh, nhưng đối với bộ binh và lúc công thành thì rất có uy lực.
Trên đường, Trần Khác ngoài huấn luyện đội ngũ thì là thao luyện ném xa cho các sĩ tốt, hắn còn không ngừng nghiên cứu các thế trận để đạt được lực sát thương lớn nhất. Nhưng tất cả đều còn đang ở giai đoạn đầu, không ngờ nhanh như thế đã phải thực chiến rồi….
Trần Khác không phải muốn ra vẻ anh hùng. Nhưng trong chiến cục này, hắn là người tỉnh táo nhất. Đại quân chỉ mang theo lương khô trong sáu ngày, cô quân tiến sâu vào lòng địch đã phạm phải đại kị của nhà binh. Nếu không gióng trống cổ động tinh thần để giành lấy chiến thắng thì sĩ khí sẽ bị tụt giảm, mà thất bại thì bị quân Mã kéo xuống vũng bùn. Cho dù có thể toàn thân rút lui, quân Tống cũng sẽ trở thành trò cười cho các bộ tộc ở Đại Lý.
Đến lúc đó, mọi cuộc kinh doanh khổ tâm trước đó đều sẽ biến thành hư ảo, Đại Tống muốn nhúng tay khống chế vùng đất Vân Nam trù phú mĩ lệ này, đúng thật là vô vàn khó khăn.
Lúc này không thể do dự, phải đánh cược một lần. Vì để khích lệ các tân binh lần đầu lên chiến trường, một tên quan văn như hắn cũng đổi áo giáp, xông lên phía trên cùng.
Mắt thấy sự chém giết thảm khốc trên chiến trường, các tân binh của đội quân đầu trọc sớm đã bị hù đến tay chân bủn nhũn. Nhưng thấy Trần Khác đích thân giương cờ đỏ xông lên phía trước, những ngày này không ngừng luyện tập đã hình thành phản xạ có điều kiện, làm cho bọn họ không tự chủ mà bước lên, xếp thành từng dãy cùng tiến về phía trước. xem tại truyenbathu.vn
Rất nhanh, khoảng cách của tuyến đầu trong cuộc cận chiến càng lúc càng gần, đã có những mũi tên bắn chệch rơi vào trận địa, không ngừng có binh sĩ ngã xuống. Nhưng Trần Khác vẫn không sợ hãi, tiến nhanh về phía trước. Bóng lưng kiên cường của hắn hơn cả thiên ngôn vạn ngữ, khích lệ các quân sĩ theo sát sít sao.
Liễu Nguyệt Nga cũng không lo mắng hắn nữa, tay nắm chặt cán kiếm dài, theo sát bên cạnh Trần Khác, gạt mũi tên bay đến trước hắn sang một bên mà không để ý đến sự an nguy của bản thân mình.
Thấy khoảng cách với tuyến quân trong cuộc cận chiến không đến năm trượng. Trần Khác phất lá cờ đỏ trong tay, làm toàn thể binh sĩ đều chú mục vào lá cờ, vội đưa tay trái vào trong chiếc túi chứa đạn dược trước ngực, lấy một quả lựu đạn, tay phải rút một cái đánh lửa trong ống trúc ở thắt lưng.
Trần Khác giơ cao lá cờ đỏ, các binh sĩ đội quân cơ giới châm lửa vào kíp nổ.
Hai tay Trần Khác vung mạnh lá cờ đỏ lên phía trước, các binh sĩ đội quân cơ giới liền sải cánh tay, vận hết sức, ném quả lựu đạn đi…..
Sĩ tốt của quân Mã đang chiến đấu kịch liệt, thì cả một màn trời lựu đạn lớn nhỏ như những quả dưa kim, đổ ập xuống người như cơn mưa đá. Còn chưa kịp phản ứng, thì những mảnh đạn như mưa bay tứ tán trong tiếng nổ vang đinh tai nhức óc của màn lựu đạn trước mặt. Hễ bị dính một chút, lập tức máu thịt lẫn lộn, đau đến ôm đầu kêu thảm, lăn lộn ra đất.
Cái loại tấn công không có sự chênh lệch trên toàn diện này có uy lực lớn hơn nhiều so với cung tên. Sau một đợt ném, một toán lớn quân Mã liền bị đốn ngã xuống đất, trước trận địa của quân Tống xuất hiện một mảng trống.
Sĩ khí quân Tống lập tức phấn chấn, chớp lấy thời cơ mãnh liệt xông lên, đưa đám quân Mã đang lăn lộn dưới đất xuống thẳng địa ngục.
Quân Mã ở trận địa phía sau đang muốn lên để chi viện, nhưng lại trông thấy một trận mưa dưa kim ở trên trời, bọn họ bị dọa đến quay đầu bỏ chạy…. Người Mã tộc tuy hung hãn không sợ chết, nhưng đối với ‘yêu thuật kinh khủng’ trước mặt mà họ không cách nào lí giải được, thì quả thật không còn cách nào có thể tiếp tục giữ vững dũng khí.
Kì thật hai bên đều bị tổn thất, quân Tống cũng bị ngộ thương không ít, chỉ là nhìn thấy tình hình chiếm ưu thế, đều quá vui mừng nên không có ai để ý mà thôi.
Quân Tống thừa thế tấn công đến trước ải, đám quân Mã nối đuôi nhau chạy trốn, leo lên tường thành.
Tình thế vô cùng gấp gáp.
Thủ lĩnh quân Mã trên tường thành không để ý đến những đồng tộc chạy về, hạ lệnh dùng dầu sôi và lôi mộc ứng chiến, cung thủ cũng bắt đầu điên cuồng bắn. Binh sĩ trên tường thành, bất luận là người Mã hay người Tống đều rối rít kêu thảm, rơi xuống chân ải.
Nỏ thủ của quân Tống bắt đầu phản kích, đội binh cơ giới cũng bắt đầu dồn sức ném về phía trên thành, ý đồ khống chế thủ quân, làm cho những binh sĩ công thành ghìm chân lại.
Dương Văn Quảng cũng xông lên tuyến đầu, chỉ huy thuộc hạ lập tức bắt thang lên thành, lớn tiếng gào thét:
- Người đầu tiên đánh lên được tường thành, thưởng ngàn quan tiền!
- Công hạ Bảo Nguyệt quan, mỗi người thưởng trăm quan!
Lúc này, những quả lựu đạn trong tay đội quân đầu trọc có hạn, đều đã ném hết, Trần Khác hét lớn một tiếng với bọn họ:
- Nghỉ phép bảy ngày!
Những đứa trẻ thật thà của quân đầu trọc không còn cảm giác gì với phần thưởng trăm quan, nhưng vừa nghe nghỉ phép bảy ngày, lập tức mắt lóe sáng…. Có thể thấy chiêu này của Trần Khác thao túng bọn họ ghê gớm biết chừng nào. Đám con cháu ở các bộ lạc được tập hợp từ rừng núi thân thủ vô cùng nhanh nhẹn, do không có điều kiện, thêm vào không có khôi giáp, cho nên nhanh nhẹn gấp mấy lần quân Tống bình thường. Chỉ thấy bọn họ không cần thang mà leo lên tường thành như khỉ, hai ba sải tay sải chân đã nhảy lên tường thành….
Mặc dù đội quân đầu trọc đã trèo lên thành, bị rất nhanh tiêu diệt, nhưng các đồng đội phía sau chộp lấy thời gian quý báu…, vô số quân Tống huơ đao múa kiếm, từ phía sau bọn họ đánh lên tường thành!
Lúc này, sĩ khí quân Tống đạt đến đỉnh điểm, sĩ khí quân Mã lại giảm thấp, loại biểu hiện biến hóa rõ ràng thế này trên chiến trường…. Các nơi phòng thủ thành liên tục bị chọc thủng, quân Tống rất nhanh đã vững bước, đánh quân Mã bỏ chạy khỏi tường thành.
Sự yếu thế về quân số của quân Mã càng biểu hiện rõ. Bọn họ không có quân dự bị để đắp vào những chỗ bị đánh hổng, chỉ có thể để mặc cho quân Tống chiếm tường thành.
Sau khi tường thành thất thủ, quân Mã hoàn toàn không còn ham chiến, ùn ùn vứt bỏ binh khí bỏ chạy.
Quân Tống sao có thể để bọn họ chạy chứ? Dương Văn Quảng là tướng lĩnh của kị binh, lần này xuất chinh đường núi khó hành quân, nhưng ông ta vẫn mang theo năm trăm kị binh. Mặc dù trên đường trắc trở tổn hao hết gần trăm quân, nhưng vẫn còn lại bốn trăm quân, đủ để giải quyết gọn gàng, dứt điểm.
Lúc nãy nghênh chiến để công cổng thành, kị binh vô dụng, bây giờ truy kích xuống sườn núi chính là lúc kị binh có uy lực lớn nhất. Dưới sự thống lĩnh của Dương Văn Quảng, bốn trăm kị binh truy kích suốt dọc đường, đã ép hơn bốn ngàn quân Mã đầu hàng quá nửa. Phụ tử bốn người Mã Thái Hòa – thủ lĩnh của Đại Lý Mã tộc, đều bị bắt làm tù binh.
Trần Khác không có tham gia truy kích, bởi vì ở dưới cổng thành hắn bị tên lạc bắn bị thương cánh tay. Liễu Nguyệt Nga lúc này đang băng bó cho hắn, nhưng tình hình chiến trận khẩn cấp nên hắn không để ý, ngược lại còn đẩy cô ấy ra. Đợi đến khi chiến cục thắng lợi đã định, hắn mới phát hiện đã bị máu nhuộm đỏ cả nửa người.
Lúc này hắn mới tìm một nơi sạch sẽ, yên tịnh trên thành ngồi xuống cho cô ấy băng bó.
Liễu Nguyệt Nga cắn chặt môi, cắt vạt áo bị máu nhuốm ướt của hắn liền nhìn thấy miệng vết thương sâu một tấc, nhìn thấy mà ghê người. Viền mắt cô ấy đỏ lên, rơi nước mắt, tức giận nói trong miệng:
- Thật cho rằng huynh là tinh tú hạ phàm, tên đao đều tránh huynh sao?
- Đao kiếm không có mắt, đao kiếm không có mắt sao….
Sắc mặt Trần Khác có chút tái nhợt, cười ha hả nói:
- Muội nhẹ chút, ta sợ đau.
- Cho huynh biết đau là thế nào….
Liễu Nguyệt Nga tức giận nói, nhưng động tác dưới tay lại nhẹ nhàng hơn. Nhưng dù dùng “tiên lộ” để lau rửa vết thương, Trần Khác vẫn cảm thấy đau đến nghiến răng nghiến lợi, chảy cả nước mắt.
Liễu Nguyệt Nga vừa đau lòng vừa tức giận:
- Xem huynh sau này còn dám làm ra vẻ anh hùng không.
- Ta không phải anh hùng, ta là cẩu hùng (gấu chó).
Trần Khác hít nhẹ mấy ngụm khí lạnh nói:
- Coi bói nói ta năm nay gặp vận may, tuy có cát tinh chiếu mạng nhưng khó tránh khỏi họa đổ máu. Quả nhiên, đầu năm bị ăn một trận gậy gộc, lúc này lại bị trúng tên.
- Còn không phải do huynh tự chuốc sao?
Sau khi lau rửa sạch sẽ, Liễu Nguyệt Nga đắp thuốc lên vết thương cho hắn:
- Huynh sao không nghĩ đến hậu quả chứ? Nếu như có gì xảy ra, bảo….
Cô ấy dừng lại một chút, âm thanh nhỏ dần:
- Bảo Tiểu Muội sống thế nào đây?
- Nguyệt Nga.
Trần Khác không đau như vậy nữa, nhìn khuôn mặt hoa nhỏ nhắn đầy nước mắt và khói bụi của Liễu Nguyệt Nga, dịu dàng nói:
- Yên tâm, sau này ta sẽ cẩn thận, sẽ không để muội lo lắng nữa….
- Muội không thèm lo lắng cho huynh….
Liễu Nguyệt Nga nũng nịu nói:
- Huynh là cái gì chứ.
- Ha ha, vậy muội còn khóc làm gì.
Trần Khác nhất định phải lật tẩy người ta.
- Muội lúc đó bị khói thuốc làm chảy nước mắt.
Liễu Nguyệt Nga đỏ mặt nói:
- Lại ăn nói hàm hồ nữa, mặc kệ huynh luôn!
- Ta im miệng, ta im miệng.
Trần Khác vội đầu hàng.
Đợi băng bó xong, Liễu Nguyệt Nga liền lùi sang một bên. Trần Khác mặc quan phục, nhìn về phía Trương Thành đang đợi một bên, nói:
- Có chuyện gì?
- Mã Ái Bằng đến rồi.
Trương Thành bẩm báo.
- Để y vào.
Trần Khác đã nhìn thấy phụ tử Mã thị từ xa.
V
Bình luận truyện