Nhất Phẩm Giang Sơn
Quyển 7 - Chương 354: Xuân phong đắc ý
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
- Ha…
Nỗi lo âu canh cánh trong lòng Triệu Trinh cuối cùng cũng được trút bỏ, sung sướng nhìn về phía các tướng công rồi nói:
- Tên Trần Trọng Phương này đúng là liệu tính như thần, không ngờ hắn có thể đoán được!
Các tướng công nghe thấy vậy cũng không giấu nổi niềm vui sướng. Bọn họ thực sự rất sợ hai nước xảy ra đánh nhau, như vậy đất nước không những không chống đỡ được mà cuộc sống sau này của người dân cũng không mấy dễ chịu.
- Còn tin vui gì nữa?
Triệu Trinh hỏi.
- Chuyện vui thứ hai đến từ Quảng Tây,
Tăng Công Lượng nói:
- Ngũ điện hạ và Tôn Miện Thượng dâng tấu nói rằng chính sách “dùng Man chế Di” đã có hiệu quả. Ngũ điện hạ liên hợp với bốn mươi lăm thủ lĩnh bộ lạc Man cư trú ở khu vực Hữu Giang, đúc con dấu giao phó cho bọn họ giữ ở các vị trí tướng tá, miễn trừ thuế khóa cho bọn họ, tập hợp lớp con cháu tinh nhuệ thành lập lên đội quân Tây Bình, có trách nhiệm phòng chống sự xâm lược của dân tộc Ấp La.
- Vậy sao?
Triệu Trinh nghe thấy vậy, cũng vui mừng hớn hở nói:
- Khá lắm Tông Tích, quả thật không phụ lòng mong chờ của trẫm!
Nói xong ông đứng dậy, khoanh tay dạo bước mà trong lòng xúc động vô cùng nói:
- Trần Khác đang ở tây bắc, Tông Tích ở tây nam, làm việc rất có hiệu quả, rất hợp ý trẫm!
Quan trọng là không phải tốn tiền, không phải đánh nhau mà giải quyết được vấn đề xâm phạm biên giới, thực sự khiến ông rất hài lòng:
- Nhất định biểu dương lớn, biểu dương lớn!
- Bệ hạ minh giám.
Hàn Kỳ nói một câu khiến mọi người cụt hứng:
- Kế sách của hai người họ quả nhiên rất khéo léo tài tình, thực sự đã đẩy lui được quân địch, nhưng người Đảng Hạng cũng vậy, người Giao Chỉ cũng thế, đều không bị mất binh nào tốt nào, thì bất cứ lúc nào bọn họ cũng có thể kéo nhau trở lại xâm lược, cho nên tuyệt đối không được lơ là.
- Ha ha, chí ít cũng tranh thủ được chút thời gian quý báu.
Triệu Trinh cười nói:
- Qua được thời gian này, triều đình sẽ có tiền, như thế địch tới đâu ta chặn tới đó!
Vừa nói ông vừa quay sang Phú Bật:
- Phú tướng công nói gì đi chứ, nên ban thưởng như thế nào cho thỏa đáng, để cho người trong thiên hạ không cho rằng quả nhân là người nhỏ mọn.
- Vâng.
Phú Bật đáp…
Đợi cho các chư vị tướng công cáo lui về hết, Triệu Trinh ra lệnh cho đám thị vệ lui ra, sau đó nhìn về phía Tư Mã Quang ngồi ở góc điện.
Tư Mã Quang trong lòng than thầm một tiếng, hạ bút xuống, đem ghi chép khởi cư còn chưa khô mực trình lên trước mặt hoàng thượng.
Triệu Trinh nhìn qua một lượt, chỉ vào nói:
- Phải xóa hai hàng này đi.
Tư Mã Quang liếc mắt nhìn, thì thấy đoạn mật tấu của Lý Hiến trước khi hội họp cùng với các tướng công. Trong đó nói trong thành gần đây có tin đồn rằng, Vương Tuấn Dân sắp trở thành trạng nguyên. Phải biết được rằng cuộc thi đình vẫn chưa diễn ra, làm sao có thể nói rằng Trạng nguyên là Vương Tuấn Dân được?
Triệu Trinh đương nhiên rất muốn biết, Vương Tuấn Dân là người thế nào.
Lý Hiến tấu, theo như điều tra thì y là nhân sĩ thuộc Hà Bắc lộ Lai Châu, sau khi làm quan có chút tài năng. Ở trong Quốc Tử Giám đọc sách mấy năm, cũng từng qua lại rất thân thiết với công tử của Hàn tướng công.
Triệu Trinh không nói lời nào, một lát sau, chư vị tướng công cầu kiến…
Vi phạm nội quy việc này, lần đầu làm khó tránh khỏi rối rắm, nhưng lâu rồi thành quen, làm nhiều sẽ thấy quen thuộc. Tư Mã Quang cũng dựa vào chỉ thị của hoàng thượng, xóa bỏ đoạn mật tấu này đi, sau đó khom người cáo lui.
- Tư Mã ái khanh,
Khiến một người chính trực như gã làm điều trái ngược với lương tâm như thế, Triệu Trinh hình như cũng cảm thấy áy náy, liền nhẹ nhàng nói:
- Đại khoa tháng tư này, ngươi có thể là một trong số các quan tường định không.
- Thần sợ.
Tư Mã Quang ngay lập tức quỳ xuống.
Đại khoa là cuộc thi chế khoa, cũng được coi là một cuộc thi cuối cùng trên khoa tiến sĩ. Nó là cuộc thi được mở ra để hoàng đế đích thân lựa chọn ra những nhân tài xuất sắc nhất, người tham gia cuộc thi này nhất định phải do các trọng thần đề cử, sau đó trải qua các cấp thi có mức độ khó cao dần lên, được dựa theo nguyên tắc chậm mà chắc, cố gắng chọn ra các nhân tài xuất sắc ưu tú nhất.
Nói như thế có thể vẫn chưa khách quan, có thể trực tiếp hợp Bắc Tống và Nam Tống thành một, trong khoảng thời gian ba trăm năm, tổng số Chế khoa được tổ chức là bao nhiêu? Hai mươi hai lần. Bình quân mười mấy năm mới tổi chức một lần, như vậy chọn ra được bao nhiêu nhân tài? Trong ba trăm năm chỉ mới chọn được bốn mươi mốt người!
Mà trong vòng ba trăm năm, hai Tống công lục tuyển chọn được hơn bốn mươi nghìn tiến sĩ, cho nên mọi người nói, trong một nghìn người đi học chỉ chọn ra một tiến sĩ, mà Chế khoa lại là chọn một trong trong số một nghìn các tiến sĩ, tất nhiên sẽ vang danh khắp thiên hạ, được triều đình quan tâm bồi dưỡng, không có gì bất ngờ xảy ra thì chỉ sau mấy năm có thể được phong làm tể tướng.
Cho nên đảm nhiệm vị trí tường định trong cuộc thi Chế khoa không chỉ là một vinh dự lớn lao, mà còn có thể xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với tể tướng tương lai, chuyện này vừa có được thể diện, vừa có được một công việc tốt, Tư Mã Quang không có cách nào từ chối.
Chờ cho Tư Mã Quang lui ra, Hồ Ngôn Đoái mới trở về, cung kính nói:
- Quận vương Khánh Lăng đã tới.
- Được.
Triệu Trinh gật đầu, cho người kêu Triệu Tông Thực vào.
Triệu Tông Thực bước vào điện, thấy bộ dạng của y mặc dù cố gắng không tỏ vui mừng, nhưng đôi lông mày của y khó giấu nổi niềm vui sướng trong lòng. Hoàng thượng không ngờ lại để mình thay ông làm chủ khảo cuộc thi đình, đến thằng ngốc cũng biết điều này có nghĩa như thế nào! Y hít sâu một hơi, cố gắng khống chế mạch cảm xúc trong lòng.
Sau khi thi lễ, Triệu Trinh cho phép ngồi, sau đó nhẹ nhàng nói:
- Quả nhân năm nay tuổi đã cao, mắt không còn sáng như trước nữa, có một số chuyện cần phải nhờ huynh đệ các con thay ta xử lý.
- Nhi thần đương nhiên sẽ vì phụ hoàng mà cố gắng hết mình.
Triệu Tông Thực cung kính đáp:
- Chỉ lo có chỗ không thu xếp được chu toàn, nên vô cùng lo sợ.
- Có lo lắng như thế cũng tốt.
Triệu Trinh vuốt cằm khen ngợi:
- Nhưng con cũng đừng quá lo lắng. còn có các quan sơ định, quan tường định đều là những người có trí tuệ uyên bác chính trực. Cứ để họ chấm bài thi là được, sau đó tổng hợp lại là ổn.
Sau đó nhấn mạnh hơn:
- Con chỉ cần nắm vững điều này là tốt rồi.
- Nhi thần xin nghe theo lời dạy bảo của phụ hoàng.
- Quan trọng là tính công chính trong khi chấm bài.
Triệu Trinh trầm giọng nói:
- Quân vương cần phải dựa vào đại thần để cai trị đất nước, mà việc tuyển chọn các đại thần hoàn toàn đều từ kỳ thi tuyển cử nhân tài cấp quốc gia mà ra. Vì vậy khoa cử có liên quan mật thiết tới xã tắc, con nhất định phải công tâm, không được thiên vị. Chỉ cần không thiên vị thì có thể làm tốt vị trí quan chủ khảo lần này rồi, đã rõ chưa?
- Nhi thần… hiểu rồi ạ.
Triệu Tông Thực vội vàng đáp lại:
- Nhất định phải công tâm để chọn ra nhân tài!
- Ừ.
Triệu Trinh gật đầu, chậm rãi nói:
- Nói lại lần nữa, quả nhân gửi trọn niềm tin của mình vào kỳ thi lần này, vì vậy con nhất định phải làm cho tốt, vì Đại Tống mà chọn ra nhân tài thật xứng đáng.
Vừa nói ông vừa nhìn Triệu Tông Thực với ánh mắt sâu hun hút:
- Hãy quý trọng lấy cơ hội lần này, đừng phụ lòng quả nhân! Nhớ kỹ rằng, những gì mình làm trời đều biết.
- Nhi thần xin khắc cốt ghi tâm!
Triệu Tông Thực tự nhiên rùng mình, hạ giọng nói.
- Quân thần không nói đùa.
Khuôn mặt Triệu Trinh trở lên lạnh lùng nói:
- Lui xuống đi.
- Vâng…
Chỉ trong nháy mắt ba ngày đã trôi qua, có tới ba trăm ba mươi mốt tân khoa cống sĩ đã hoàn thành bài thi đình, tạ ơn xuất cung. Mười mấy vị giám khảo có trách nhiệm chấm thi lần này cũng đã bắt đầu công việc căng thẳng của mình.
Mặc dù bắt đầu từ năm Gia Hựu thứ hai, thi đình không còn đánh rớt khảo sinh, nó vẫn là kỳ thi cuối cùng quyết định các cấp bậc tiến sĩ, triển vọng của tiến sĩ đồng tam giáp hiển nhiên khác một trời một vực với tiến sĩ giáp khoa, vì vậy để các quan giám khảo làm qua loa như cũ là không được.
Sau khi được các quan thủ thư sao chép rồi niêm phong lại, bài thi phải trải qua ba cửa mới được sắp xếp thứ tự. Cửa thứ nhất được gọi là quan sơ khảo, quan sơ khảo này sắp xếp bài thi theo một nhóm thứ tự, sau đó giao cho quan phúc khảo. Kỳ thực là quan phúc thẩm. Quan phúc khảo kiểm tra thêm một lần nữa, có quyền đưa ra ý kiến của mình. Ví dụ quan sơ khảo chọn ra năm vị trí trong tốp năm là Giáp Ất Bính Đinh Mậu, quan phúc khảo được phép xếp năm vị trí đó là Giáp Đinh Bính Ất Mậu.
Cuối cùng là do quan tường định dựa theo thứ tự sắp xếp của quan sơ khảo và quan phúc khảo để quyết định vị trí cuối cùng thí sinh… đương nhiên ngoại trừ vị trí trong tốp mười.
Bởi vì vị trí trong tốp mười là do hoàng thượng quyết định, điều này thể hiện những môn sinh thiên tử này đều do hoàng thượng tuyển chọn.
Tuy nhiên năm nay lại có thêm một quan chủ khảo. Nghe nói sức khỏe của hoàng thượng không được tốt lắm, vì vậy chức này sẽ do quận vương Khánh Lăng đảm nhiệm thay, điều này khiến nhiều người cảm thấy phấn khởi, hoặc thất vọng, hoặc là thở dài than vãn, hình như chức vị thái tử đã được xác định rõ rồi.
Có lẽ từ nay sẽ không còn cảnh tranh giành vị trí thái tử gì nữa sao? Phía trước Triệu Tông Thực còn có bốn vị hoàng tử, thực ra bọn họ chỉ là vật làm nền mà thôi…
Triệu Tông Thực cũng có ý nghĩ như vậy đó, nhưng chiếu thư lập y làm hoàng thái tử vẫn chưa ban xuống, vì vậy y vẫn không dám lơ là, ngược lại càng thêm dè dặt cẩn thận hơn. Đại cục trước mắt, y sợ xảy ra sai sót nên đặt ra quy tắc, từ chối mọi sự nhờ vả của bất cứ người nào, nhất định phải làm tốt nhiệm vụ, để người khác không nắm được điểm xấu của mình.
Chỉ là nói dễ làm khó, nhưng tin tức y được làm quan chủ khảo nhanh chóng được truyền ra ngoài, tất cả các “đường đút lót” đều được ngăn lại, nhưng vẫn không ngăn được. Những người nhờ vả đó thấy rằng, vào được thi đình thì đồng nghĩa con cháu của bọn họ rất ưu tú. Về phần xếp hạng cuối cùng, có thể ở vào vị trí giữa cao hay thấp đều tùy thuộc vào cảm giác của các vị giám khảo. Bởi vậy vì thứ tự của con cháu, bọn họ cố hết sức để an bài, chỉ là mất chút công sức mà thôi, không ảnh hưởng gì tới toàn cục.
Cho nên điện hạ cảm thấy là chuyện nên làm, nhưng nếu ngay cả việc này cũng không giúp thì không phải rồi.
Trong số những người cậy nhờ không thiếu những nhân vật cấp cao, lần lượt từng tờ từng tờ một thông qua mọi thủ đoạn bí mật được đưa đến tận tay Triệu Tông Thực, khiến y đành chịu không biết làm sao. Nghĩ đi nghĩ lại chỉ có thể nuốt lời, lặng lẽ ghi lại những điều cần thiết trên mẩu giấy nhắn, sau đó đốt chúng đi.
Chỉ là kéo dài như vậy, Triệu Tông Thực cũng cực khổ lắm rồi, y không thể không chấm từng bài một, lần mò đối chiếu với các tín hiệu đã quy ước… Ví dụ như một quy ước trên mẩu giấy nào đó có ghi: quy ước của tôi sẽ nằm ở phần cuối của đoạn thứ ba trong bài sách luận thứ nhất, dùng “Vu hưu tai” để kết bài. Y phải dò tìm hơn ba trăm bài thi mới tìm được đúng dấu hiệu kia, sau đó cố gắng hết sức đặt vị trí này lên trước.
Như vậy đương nhiên là vất vả vô cùng, cũng may các quan viên đều không biết chân tướng việc này, mà còn khâm phục sát đất… Điện hạ làm việc thật sự có tinh thần trách nhiệm cao.
Nào ngờ y đang vất vả chịu khổ vì quyền lực của chính mình, có điều Triệu Tông Thực trong lòng vẫn có chút đắn đo, đó chính là tuyệt đối không can thiệp vào vị trí tốp mười, bởi vì điều này quá lộ liễu, rất dễ rước lấy vạ vào thân…
Cứ như thế y vất vả khổ sở trong hơn mười ngày, công tác chấm bài thi cũng đã tới hồi kết thúc. Ba trăm hai mươi mốt tiến sĩ tân khoa trừ mười vị trí đầu ra đã được xắp xếp thứ bậc, mười vị trí đầu còn lại vẫn chưa được sắp xếp.
Hai vị quan tường định là Vương An Thạch và Dương Nhạc Đạo đem mười bài thi còn lại trình lên trước mặt Triệu Tông Thực.
- Nhị vị học sĩ có ý gì vậy?
Triệu Tông Thực trong lòng đã có suy tính, nhưng cố làm ra vẻ mặt chân thành hỏi.
- Xin điện hạ định đoạt.
Dương Nhạc Đạo khẽ nói.
- Tiểu vương tài hèn học ít, chủ yếu vẫn là nghe ý kiến của hai vị.
Triệu Tông Thực cười nói.
- Điện hạ khiêm tốn rồi,
Dương Nhạc Đạo nói:
- Hai chúng thần đâu dám bạo gan, khẩn cầu điện hạ đứng ra làm chủ.
- Được rồi.
Triệu Tông Thực gật đầu.
- Đầu tiên phải chọn ra người xếp thứ nhất.
Dương Nhạc Đạo nói:
- Về phương diện này, triều đình có một quy định, đó chính là bất kể sắp xếp như thế nào, Trạng nguyên nhất định phải là người đã được quan sơ khảo và quan phúc khảo chọn, không thể lựa chọn người khác.
Ông cười gượng nói:
- Nhưng ý của Vương ngoại chế lại muốn phá bỏ quy tắc để chọn một Trạng nguyên khác.
- Hả?
Triệu Tông Thực nhìn Vương An Thạch nói:
- Ý này của Vương ngoại chế là sao?
Y từ trước đến giờ đều tỏ ra tôn kính lễ độ với các đại thần, huống chi là Vương An Thạch là trụ cột có tiếng trong triều.
- Hạ quan đã xem bài thi đứng đầu do quan sơ khảo và quan phúc khảo chấm, có chút không hài lòng đối với bài thi này,
Vương An Thạch đáp:
- Nên đề nghị chọn lại vị trí đầu.
- Nhưng như thế không đúng với quy tắc.
Dương Nhạc Đạo lắc đầu nói.
- Quy tắc đương nhiên vẫn phải tuân thủ, nhưng đều do triều đình đặt ra, hoàng thượng ban bố pháp lệnh.
Vương An Thạch thản nhiên nói:
- Quy tắc này chẳng qua là do các quan tường định trước kia trốn tránh trách nhiệm, ngồi mát ăn bát vàng mà đặt ra. Trạng nguyên là người đứng đầu trong các chư sinh, biết rõ có bài thi ưu tú hơn mà không chọn, thì đó là quy tắc gì vậy?
- Này, này…
Dương Nhạc Đạo không phải là đối thủ của Vương An Đạo, nên nhẫn nhịn suốt buổi mới nói:
- Hay là để điện hạ quyết định.
- Vậy thì xin điện hạ xem xét rồi quyết định.
Vương An Thạch đành phải bằng lòng.
- Hả…
Công bằng mà nói thì Triệu Tông Thực thích sự quả quyết của Vương An Thạch hơn, nhưng trong lúc quan trọng như thế này, nhiều chuyện không bằng ít đi một chuyện. Huống hồ có tật giật mình, y giả vờ suy nghĩ một lúc cười nói:
- Vương học sĩ nói rất có lý, tuy nhiên chúng ta vẫn cứ làm theo quy tắc đi.
Vương An Thạch lập tức có chút nóng nảy, giọng trầm xuống nói:
- Tất cả các nguyên tắc nên dựa trên việc chọn lựa nhân tài làm chính, không nên lấy quy tắc áp đặt nguyên tắc, như thế chẳng khác nào tự mua dây buộc mình.
Nước bọt của Vương An Thạch bắn tung tóe trên mặt của Triệu Tông Thực, trong lòng y vô cùng không hài lòng, thản nhiên nói:
- Thực ra quy tắc này không phải hoàn toàn sai lầm, ít nhất chúng cũng làm hạn chế quyền lực của quan tường định, khiến bọn họ không được phép vì tình cảm riêng tư mà làm trái pháp luật.
Cảm thấy câu nói hơi nặng nề, y vội vàng nhỏ nhẹ hơn:
- Đương nhiên tài năng nhân phẩm của Vương công cả thiên hạ đều biết, còn có ai dám hoài nghi phán quyết của ngài. Nhưng nếu phá vỡ quy tắc, sau này nếu có quan chủ khảo bảo thủ cố chấp hay không chính trực, thì dễ biến đại lễ tuyển chọn nhân tài của triều đình thành đại lễ yến tiệc của nhà mình.
Triệu Tông Thực thực sự là người thông minh, những lời nói này làm cho Vương An Thạch đỏ mặt tía tai. Nếu ông kiên trì nói thêm thì đã tự biến mình là “kẻ bảo thủ cố chấp” hoặc là “kẻ có tâm bất chính”, đành phải cúi đầu nuốt giận.
Triệu Tông Thực nói mấy câu trấn an Vương An Thạch, rồi dựa vào ý kiến của Dương Nhạc Đạo để chọn ra trạng nguyên. Mấy vị trí phía sau thì Vương An Thạch và Dương Nhạc Đạo không có gì ý kiến gì, Triệu Tông Thực cũng chiếu theo đó mà sắp xếp.
Thứ bậc trong cuộc thi đình năm Gia Hựu thứ sáu cuối cùng cũng đã an bài xong. Triệu Tông Thực thở phào nhẹ nhõm, chắp hai tay nói với hai vị quan tường định:
- Vất vả cho hai vị rồi, chúng ta mau đi báo tin vui này cho hoàng thượng biết thôi.
- Vâng.
Hai người cùng đứng dậy đáp, sau đó lệnh cho người đem hòm đựng bài thi đã sao chép mang đến điện Phúc Ninh bẩm báo lên hoàng thượng.
- Các ngươi vất vả rồi.
Nghe xong bẩm báo của bọn họ, Triệu Trinh mỉm cười nói:
- Phải ở lại trong cung nhiều ngày như thế quả thực không nhân đạo chút nào, khẩn trương về nhà đoàn tụ với gia đình đi.
Trong lòng ba người cảm thấy kì lạ, điều này không đúng với quy tắc. Triệu Tông Thực đành phải lên tiếng hỏi:
- Phụ hoàng, vẫn còn chưa mở niêm phong đối chiếu tên.
- Chút việc vặt này cứ giao cho phía dưới làm là được rồi.
Triệu Trinh cười nói:
- Sao phải làm phiền tới chư khanh?
- Vâng…
Hoàng thượng châm chước, mọi người không có gì phải nói thêm, vội cáo lui ra về.
Rời khỏi điện Phúc Ninh, Triệu Tông Thực càng nghĩ càng không thấy đúng, xem ra ý này của hoàng thượng hình như muốn kiểm tra qua các bài thi. Thế thì cần gì phải để mình làm quan chủ khảo nữa?
Suy nghĩ một chút, dường như có hai khả năng, một là hoàng thượng muốn thử mình, xem xem mình có xứng đáng với chức vụ không. Thứ hai là chỉ là mang tính tượng trưng, để làm nền sau này truyền ngôi cho mình.
Nghĩ đi nghĩ lại, dẫu là bất cứ lý do nào thì chuyện cũng không có gì to tát… Dù sao chỉ là sắp xếp thứ tự mà thôi, hoặc cao hoặc thấp, không ai nói gì được.
Về phần những mẩu giấy nhờ vả kia đều là vương phi của y gửi tới, bọn họ nhất định không thể để lộ tin tức.
Vì thế trong lòng y bớt lo lắng hơn, lên ngựa phóng ra khỏi cung… Trong điện Phúc Ninh, Triệu Trinh đang cầm phần bài thi của Trạng nguyên, dường như đã xem qua rồi, nhưng không chút để ý tới.
Dưới điện, Hồ Ngôn Đoái và Lý Hiến đang làm như một cái máy, từ trong rương bài thi tìm bản nguyên gốc tương ứng.
- Tìm được rồi!
Qua một tuần trà, Lý Hiến cuối cùng cũng đã tìm thấy “Củng tự thất hào quyển” (chữ Củng, quyển số bảy) trong mấy trăm bài thi, đưa cho Hồ Ngôn Đoái.
Hồ Ngôn Đoái vội vàng đưa cho hoàng thượng.
Triệu Trinh mở bài thi ra, nội dung trong bài thi không sai một chữ. Gật đầu nói:
- Rọc tên.
- Vâng.
Hồ Ngôn Đoái cầm thanh đao hủy thư trên ngự án, cẩn thận rọc bỏ phần dán tên ra, sau đó đem bài thi đưa cho hoàng thượng.
Triệu Trinh liền thấy bên trên hiện lên dòng chữ rõ mồn một: “Vương Tuấn Dân nhân sĩ huyện Đông Lai Lai Châu.”
Hàng chữ đen trên trang giấy trắng khiến cho Triệu Trinh ngây người một lúc lâu, mãi sau mới định thần lại, chậm chạp nói:
- Vương Tuấn Dân sẽ là Trạng nguyên…
Hồ Ngôn Đoái và Lý Hiến đều kinh hãi không nói lên lời.
Triệu Trinh nhìn những khung trang trí trên đỉnh điện, kìm nén cơn giận nói:
- Ta đã nói với nó cái gì, các ngươi đều nghe thấy rồi đó? Ân cần dạy bảo, còn cảnh cáo nhiều lần, không ngờ chỉ như gió thổi bên tai!
Hai người đó đương nhiên vẫn không dám lên tiếng.
- Ầy, thằng nhãi…
Triệu Trinh thở dài ngao ngán, cả đại điện chìm sâu trong tĩnh lặng… Đoàn người của Trần Khác đã trở về từ Thiểm Tây, cuối cùng cũng đã về tới thành Lạc Dương Tây Kinh của Đại Tống.
Trong suốt hành trình các võ sĩ vô cùng tức giận. Lúc đi trong lòng bọn họ lo lắng cho tiền đồ, đi đường không quản ngày đêm, không hề gặp được quan huyện châu ven đường. Lúc trở về, bọn họ trong lòng tràn đầy niềm tự hào đánh đuổi được quân địch, nên nghĩ rằng khi trở về sẽ được chứng kiến cảnh tượng chào đón náo nhiệt.
Thế mà tưởng tượng phong phú bao nhiêu thì hiện thực lại phũ phàng bấy nhiêu, trên đường không thấy một bóng người nào ra chào đón, cũng không có quan viên nào mở tiệc khoản đãi. Bọn họ cảm thấy thật nhạt nhẽo… Một số viên quan địa phương các châu huyện dọc đường, ngoại trừ vài người là đồng niên của Trần Khác, thì người tốt nhất cũng chỉ phái người tới khao thưởng, nhưng lại không muốn xuất đầu lộ diện nói một tiếng “vất vả rồi”.
Theo cách nói “chớ có hỏi” thì chẳng khác nào “tránh thần ôn dịch” vậy.
Trần Khác đương nhiên biết chuyện tiếp đón trong quan trường dù sao cũng chỉ là nắng mưa thất thường, hay lúc đắc thế và thất thế mà thôi. Nghe nói hoàng thượng bổ nhiệm Triệu Tông Thực làm quan chủ khảo trong cuộc thi đình năm nay, điều này đã tấu lên khúc dạo đầu trên con đường chọn ai làm thái tử, cho nên mọi người tránh xa tên xui xẻo là hắn.
- Đại cục đã định?
Trần Khác miệng khẽ nhếch lên, đây không phải gượng cười, mà là điệu cười khẩy đầy ý tứ.
Đương nhiên trong mắt các võ sinh, điều này chính xác là sự căm tức và khinh thường trong lòng sư phụ.
Từ xa vừa nhìn thấy thành Lạc Dương, các võ sinh liền đề nghị chúng ta cứ xuyên thẳng qua thành, không thèm để ý đến lũ quan lại ở Tây Kinh này nữa.
- Lạc Dương Tây Kinh từ xưa đều là nơi ở của bậc đế vương.
Trần Khác lòng lại tĩnh lặng như cũ, điềm nhiên chỉ bảo cho các đệ tử:
- Đất đai màu mỡ, mưa thuận gió hòa, núi sông hùng vĩ, Thái Tổ năm đó đã từng có ý chuyển kinh đô đến đây, song lại bị Thái Tông ngăn cảnr. Nhưng gần một trăm năm trở lại đây, Lạc Dương Khai Phong liên tục xảy ra nhiều tranh cãi về mặt tốt và mặt xấu, các trò nói Tây Kinh Đông Kinh rốt cục nơi nào thích hợp để đóng đô?
Các môn sinh đã quen với phương pháp dạy của hắn, huống chi bản thân vấn đề này có nhiều điều để mà nói, vì thế bọn họ thi nhau nói, bày tỏ ý kiến của mình.
- Trong bài giảng về chiến lược, sư phụ từng nói đóng đô phải có ba điều kiện, đó là bảo đảm cho việc điều hành quốc gia, tiếp tế tiếp viện vật tư phương tiện, thuận lợi cho phòng ngự quân sự.
- Theo điều kiện thứ nhất, Đông kinh là trái tim của Đại Tống, giao thông thông suốt, dễ nhận thấy có lợi cho sự kiểm soát bốn phương tám hướng xung quanh.
- Điểm thứ hai Đông Kinh cũng chiếm ưu thế, đường thủy và đường bộ tiện lợi, đây là điều mà Lạc Dương không thể sánh kịp. Lạc Dương trong lịch sử xa xưa đã từng một thời huy hoàng, nhưng sau khi loạn chiến An Sử, Lạc Dương liên tiếp hứng chịu cảnh binh đao lửa đạn, từ từ trượt dốc. Từ đó đến nay, vật tư của triều đình, bổng lộc của quan viên, lương thực của quốc gia đều phải vận chuyển thông qua đường thủy từ Giang Nam tới. Điều kiện giao thông của Lạc Dương không tiện lợi bằng Khai Phong, cho dù vận tải thuận lợi thì lộ trình cũng xa hơn so với Khai Phong, vì vậy một khi nó trở thành thủ đô của quốc gia thì trách nhiệm cung ứng vật tư sẽ trở nên nặng nề hơn.
- Từ góc độ quân sự nhìn vào thì Khai Phong kém hơn rất nhiều. Lạc Dương, Mang Sơn gần phía bắc, Lạc Thủy phía nam đều có núi vờn quanh, phía đông có Hổ Lao quan, phía tây có Hàm Cốc quan, vẫn là nơi có “sông núi bao quanh”, hình thế thuận lợi như thế tất nhiên có lợi cho phòng thủ nhưng khó tấn công, so với Khai Phong mạnh hơn gấp vạn lần.
- Nói tóm lại, điều kiện để Lạc Dương làm thành đô chỉ đạt một trên ba điều kiện, còn Khai Phong được hai trên ba điều kiện, rõ ràng Khai Phong có ưu thế hơn Lạc Dương.
- Không đúng không đúng, ngươi nói xạo, Lạc Dương là trung tâm kênh đào của Tùy Đường, cách Khai Phong không đến ba trăm dặm. Cho dù thời Ngũ Đại cuối Đường bị ứ tắc, nhưng trải qua mấy năm nay đã không ngừng được lưu thông, có thể tiếp tục đảm nhiệm vận tải. Nếu triều đình phải dời đô, chắc chắn phải tập trung mười mấy vạn dân phu để sức vận chuyển tăng gấp mấy lần. Cho nên nói vận chuyển không thuận tiện chỉ là một cái cớ mà thôi, mọi yếu kém đều có thể khắc phục được!
- Vả lại nếu Lạc Dương là thủ đô của cả nước, số lượng cấm quân cần thiết có thể giảm đi một nửa, số lính này có thể trở về gia đình phải tới bảy tám mươi vạn người. Vật tư cần thiết cho Lạc Dương đương nhiên sẽ giảm một nửa, tính gộp lại thì có thể bù đắp được vài cái gọi là ba trăm dặm đó rồi?
- Đúng đấy, trở thành thủ đô của đất nước, an toàn phải chiếm vị trí thứ nhất, vị trí địa lý của Khai Phong chắc chắn không phù hợp để trở thành thủ đô của quốc gia. Khai Phong bốn bề đều là đồng cỏ bao la, địa hình bằng phẳng, không có được sự che chắn bao bọc của thiên nhiên, chỉ cần kẻ thù vượt qua được sông Hoàng Hà thì nó sẽ lộ mồn một trước mặt quân địch. Thời chiến quốc Tôn Tẫn vây Ngụy cứu Triệu, sở dĩ có thể thành công là bởi vì Khai Phong vô nguy có thể phòng thủ, nếu công ắt sẽ thành công. Còn Lạc Dương phía tây có các Hàm Cốc, phía đông lại có Hổ Lao, đều là những cửa ải hiểm hóc của thiên hạ, năm đó nước Tần nhờ một số quan ải này mà chống đỡ được sự tấn công của sáu nước, nên đất nước được bình yên vô sự.
Cứ thế bọn họ chẳng khác nào đang tranh luận về quá khứ, người thì ủng hộ Lạc Dương, kẻ thì ủng hộ Khai Phong, mỗi bên chiếm một nửa, nước bọt văng tứ tung, thắng bại khó phân. Cuối cùng các môn sinh đều nhìn về phía Trần Khác nói:
- Sư phụ, người nói Lạc Dương hay Khai Phong tốt?
- Về vấn đề này…
Trần Khác thản nhiên trả lời:
- Phạm Văn Chính đã sớm đưa ra câu trả lời rồi.
- Nói như thế nào vậy ạ?
- Vô sự thì là Biện Lương, có chuyện ắt phải đóng ở Lạc Dương.
Nói xong hắn cười ha ha, phóng ngựa đi vào thành.
- Sư phụ thật là xảo quyệt.
Bọn học sinh nhìn nhau ngơ ngác, rồi chẳng ai bảo ai cười rộ lên, nhanh chóng theo sau… Lạc Dương thật sự là một nơi tốt, bên trong vững vàng, không khí tươi vui, nếu so với Khai Phong cũng có tư thái của một đô thành… Đương nhiên, Khai Phong vốn dĩ là một đô thành phát triển hiếm thấy từ một châu thành bình thường, bất cứ địa thế thuận lợi nào khác cũng có thể vượt qua Khai Phong, cho nên cũng không có gì hay ho để phô trương.
Xuất phát từ những ưu tư lo lắng về sự nguy hiểm to lớn trong chính trị, người thống trị Đại Tống cuối cùng vẫn không muốn dời đô, bỏ qua tình cảm ưu ái của các sĩ phu đối với Lạc Dương. Một số đại thần đã quen với cuộc sống ở các đô thành lớn, sau khi chấm dứt con đường làm quan cũng không muốn trở lại quê hương, lại không muốn ở lại Biện Kinh chứng kiến thói đời thay đổi. Không ai bảo ai, ai cũng có thú vui vườn tược, xây dựng nhà cửa, trồng cây ở Lạc Dương. Họ đều nghĩ đã đến lúc nghỉ ngơi an dưỡng tuổi già, bởi vậy đã sớm có câu nói “Biện Lương thượng triều, Lạc Dương hạ dã”. (thượng triều ở Biện Lương, làm vườn ở Lạc Dương)
Tại các lâm viên trong thành Lạc Dương của các sĩ phu đều nhìn thấy cây cối hoa lá thi nhau đâm chồi nảy lộc, đâu đâu cũng thấy cảnh phồn vinh. Nhưng đối với những người hiểu biết mà nói, đây rõ ràng là một lực lượng nằm ngoài chính phủ, âm thầm kiểm soát triều đình của Đông Kinh. Các vị lão quan đang ở ẩn ở đây có các môn sinh cố sử khắp thiên hạ, đều có sức ảnh hưởng phi thường. Hơn nữa ai cũng không dám nói, một vị nào đó trong triều sau khi rớt đài liệu có thể tái sinh, chớp mắt thao túng được triều chính.
Bọn họ chính là mục đích mà Trần Khác đến Lạc Dương.
Nếu là người bình thường, sau khi ăn no canh từ chối thì sẽ không còn dũng khí để tiếp tục xông vào long đàm hổ huyệt ở Lạc Dương này nữa. Tuy nhiên Trần Khác vẫn tin sẽ có chuyển biến lớn. Vì những quan viên cấp bậc thấp ở các châu huyện ven đường này lên voi xuống chó đều là ý kiến của các nhân vật lớn trong triều đình, cho nên họ chỉ có thể cậy nhờ vào người khác.
Mà những bậc tiền bối về vườn này cũng không xem sắc mặt của người trong triều, câu nói “ Phái ngoài chính phủ là phe đối lập bẩm sinh” có thể áp dụng trong Đại Tống. Hễ là những người được phe trong triều ủng hộ thì các lão gia này nhất định sẽ phản đối, chỉ cần họ thật sự có dã tâm.
Trần Khác tin, chỉ cần bọn họ có dã tâm thì nhất định sẽ chủ động ra tiếp hắn. Hơn nữa hắn đại diện cho Triệu Tông Tích, mà ngoài Triệu Tông Thực ra thì Triệu Tông Tích là người có hi vọng nhất. Bọn họ ủng hộ cho Triệu Tông Thực cũng chẳng thu được lợi ích gì, chỉ có Triệu Tông Tích lên triều thì bọn họ mới có có hội vươn lên.
Đến dịch quán đã thu xếp ổn thỏa, Trần Khác bảo mọi người nghỉ ngơi thu xếp rồi sẽ hai ngày nữa sẽ lên đường trở về Biện Kinh. Mùa này là mùa hoa mẫu đơn, các võ sinh nhân cơ hội này có thể đi thăm thú cảnh quan nơi đây một chút, dĩ nhiên không có ai phản đối cả.
Các môn sinh đều ra ngoài du ngoạn, chỉ có Trần Khác ngồi đọc sách trong dịch quán, dường như muốn có một chút yên tĩnh để tĩnh tâm, nhưng thực chất mong đợi “con cá” mà Khương thái công mong mắc câu.
Nhưng hắn ngồi chờ lâu lắm rồi mà không thấy tăm hơi gì. Điều này khiến hắn cảm thấy mệt mỏi chán chường, lẽ nào ngay cả những phe đối lập vững chắc này đều cho rằng Triệu Tông Thực thắng chắc rồi, lo lắng không đánh nổi con cáo già mà còn rước họa vào thân?
- Ha…
Nỗi lo âu canh cánh trong lòng Triệu Trinh cuối cùng cũng được trút bỏ, sung sướng nhìn về phía các tướng công rồi nói:
- Tên Trần Trọng Phương này đúng là liệu tính như thần, không ngờ hắn có thể đoán được!
Các tướng công nghe thấy vậy cũng không giấu nổi niềm vui sướng. Bọn họ thực sự rất sợ hai nước xảy ra đánh nhau, như vậy đất nước không những không chống đỡ được mà cuộc sống sau này của người dân cũng không mấy dễ chịu.
- Còn tin vui gì nữa?
Triệu Trinh hỏi.
- Chuyện vui thứ hai đến từ Quảng Tây,
Tăng Công Lượng nói:
- Ngũ điện hạ và Tôn Miện Thượng dâng tấu nói rằng chính sách “dùng Man chế Di” đã có hiệu quả. Ngũ điện hạ liên hợp với bốn mươi lăm thủ lĩnh bộ lạc Man cư trú ở khu vực Hữu Giang, đúc con dấu giao phó cho bọn họ giữ ở các vị trí tướng tá, miễn trừ thuế khóa cho bọn họ, tập hợp lớp con cháu tinh nhuệ thành lập lên đội quân Tây Bình, có trách nhiệm phòng chống sự xâm lược của dân tộc Ấp La.
- Vậy sao?
Triệu Trinh nghe thấy vậy, cũng vui mừng hớn hở nói:
- Khá lắm Tông Tích, quả thật không phụ lòng mong chờ của trẫm!
Nói xong ông đứng dậy, khoanh tay dạo bước mà trong lòng xúc động vô cùng nói:
- Trần Khác đang ở tây bắc, Tông Tích ở tây nam, làm việc rất có hiệu quả, rất hợp ý trẫm!
Quan trọng là không phải tốn tiền, không phải đánh nhau mà giải quyết được vấn đề xâm phạm biên giới, thực sự khiến ông rất hài lòng:
- Nhất định biểu dương lớn, biểu dương lớn!
- Bệ hạ minh giám.
Hàn Kỳ nói một câu khiến mọi người cụt hứng:
- Kế sách của hai người họ quả nhiên rất khéo léo tài tình, thực sự đã đẩy lui được quân địch, nhưng người Đảng Hạng cũng vậy, người Giao Chỉ cũng thế, đều không bị mất binh nào tốt nào, thì bất cứ lúc nào bọn họ cũng có thể kéo nhau trở lại xâm lược, cho nên tuyệt đối không được lơ là.
- Ha ha, chí ít cũng tranh thủ được chút thời gian quý báu.
Triệu Trinh cười nói:
- Qua được thời gian này, triều đình sẽ có tiền, như thế địch tới đâu ta chặn tới đó!
Vừa nói ông vừa quay sang Phú Bật:
- Phú tướng công nói gì đi chứ, nên ban thưởng như thế nào cho thỏa đáng, để cho người trong thiên hạ không cho rằng quả nhân là người nhỏ mọn.
- Vâng.
Phú Bật đáp…
Đợi cho các chư vị tướng công cáo lui về hết, Triệu Trinh ra lệnh cho đám thị vệ lui ra, sau đó nhìn về phía Tư Mã Quang ngồi ở góc điện.
Tư Mã Quang trong lòng than thầm một tiếng, hạ bút xuống, đem ghi chép khởi cư còn chưa khô mực trình lên trước mặt hoàng thượng.
Triệu Trinh nhìn qua một lượt, chỉ vào nói:
- Phải xóa hai hàng này đi.
Tư Mã Quang liếc mắt nhìn, thì thấy đoạn mật tấu của Lý Hiến trước khi hội họp cùng với các tướng công. Trong đó nói trong thành gần đây có tin đồn rằng, Vương Tuấn Dân sắp trở thành trạng nguyên. Phải biết được rằng cuộc thi đình vẫn chưa diễn ra, làm sao có thể nói rằng Trạng nguyên là Vương Tuấn Dân được?
Triệu Trinh đương nhiên rất muốn biết, Vương Tuấn Dân là người thế nào.
Lý Hiến tấu, theo như điều tra thì y là nhân sĩ thuộc Hà Bắc lộ Lai Châu, sau khi làm quan có chút tài năng. Ở trong Quốc Tử Giám đọc sách mấy năm, cũng từng qua lại rất thân thiết với công tử của Hàn tướng công.
Triệu Trinh không nói lời nào, một lát sau, chư vị tướng công cầu kiến…
Vi phạm nội quy việc này, lần đầu làm khó tránh khỏi rối rắm, nhưng lâu rồi thành quen, làm nhiều sẽ thấy quen thuộc. Tư Mã Quang cũng dựa vào chỉ thị của hoàng thượng, xóa bỏ đoạn mật tấu này đi, sau đó khom người cáo lui.
- Tư Mã ái khanh,
Khiến một người chính trực như gã làm điều trái ngược với lương tâm như thế, Triệu Trinh hình như cũng cảm thấy áy náy, liền nhẹ nhàng nói:
- Đại khoa tháng tư này, ngươi có thể là một trong số các quan tường định không.
- Thần sợ.
Tư Mã Quang ngay lập tức quỳ xuống.
Đại khoa là cuộc thi chế khoa, cũng được coi là một cuộc thi cuối cùng trên khoa tiến sĩ. Nó là cuộc thi được mở ra để hoàng đế đích thân lựa chọn ra những nhân tài xuất sắc nhất, người tham gia cuộc thi này nhất định phải do các trọng thần đề cử, sau đó trải qua các cấp thi có mức độ khó cao dần lên, được dựa theo nguyên tắc chậm mà chắc, cố gắng chọn ra các nhân tài xuất sắc ưu tú nhất.
Nói như thế có thể vẫn chưa khách quan, có thể trực tiếp hợp Bắc Tống và Nam Tống thành một, trong khoảng thời gian ba trăm năm, tổng số Chế khoa được tổ chức là bao nhiêu? Hai mươi hai lần. Bình quân mười mấy năm mới tổi chức một lần, như vậy chọn ra được bao nhiêu nhân tài? Trong ba trăm năm chỉ mới chọn được bốn mươi mốt người!
Mà trong vòng ba trăm năm, hai Tống công lục tuyển chọn được hơn bốn mươi nghìn tiến sĩ, cho nên mọi người nói, trong một nghìn người đi học chỉ chọn ra một tiến sĩ, mà Chế khoa lại là chọn một trong trong số một nghìn các tiến sĩ, tất nhiên sẽ vang danh khắp thiên hạ, được triều đình quan tâm bồi dưỡng, không có gì bất ngờ xảy ra thì chỉ sau mấy năm có thể được phong làm tể tướng.
Cho nên đảm nhiệm vị trí tường định trong cuộc thi Chế khoa không chỉ là một vinh dự lớn lao, mà còn có thể xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với tể tướng tương lai, chuyện này vừa có được thể diện, vừa có được một công việc tốt, Tư Mã Quang không có cách nào từ chối.
Chờ cho Tư Mã Quang lui ra, Hồ Ngôn Đoái mới trở về, cung kính nói:
- Quận vương Khánh Lăng đã tới.
- Được.
Triệu Trinh gật đầu, cho người kêu Triệu Tông Thực vào.
Triệu Tông Thực bước vào điện, thấy bộ dạng của y mặc dù cố gắng không tỏ vui mừng, nhưng đôi lông mày của y khó giấu nổi niềm vui sướng trong lòng. Hoàng thượng không ngờ lại để mình thay ông làm chủ khảo cuộc thi đình, đến thằng ngốc cũng biết điều này có nghĩa như thế nào! Y hít sâu một hơi, cố gắng khống chế mạch cảm xúc trong lòng.
Sau khi thi lễ, Triệu Trinh cho phép ngồi, sau đó nhẹ nhàng nói:
- Quả nhân năm nay tuổi đã cao, mắt không còn sáng như trước nữa, có một số chuyện cần phải nhờ huynh đệ các con thay ta xử lý.
- Nhi thần đương nhiên sẽ vì phụ hoàng mà cố gắng hết mình.
Triệu Tông Thực cung kính đáp:
- Chỉ lo có chỗ không thu xếp được chu toàn, nên vô cùng lo sợ.
- Có lo lắng như thế cũng tốt.
Triệu Trinh vuốt cằm khen ngợi:
- Nhưng con cũng đừng quá lo lắng. còn có các quan sơ định, quan tường định đều là những người có trí tuệ uyên bác chính trực. Cứ để họ chấm bài thi là được, sau đó tổng hợp lại là ổn.
Sau đó nhấn mạnh hơn:
- Con chỉ cần nắm vững điều này là tốt rồi.
- Nhi thần xin nghe theo lời dạy bảo của phụ hoàng.
- Quan trọng là tính công chính trong khi chấm bài.
Triệu Trinh trầm giọng nói:
- Quân vương cần phải dựa vào đại thần để cai trị đất nước, mà việc tuyển chọn các đại thần hoàn toàn đều từ kỳ thi tuyển cử nhân tài cấp quốc gia mà ra. Vì vậy khoa cử có liên quan mật thiết tới xã tắc, con nhất định phải công tâm, không được thiên vị. Chỉ cần không thiên vị thì có thể làm tốt vị trí quan chủ khảo lần này rồi, đã rõ chưa?
- Nhi thần… hiểu rồi ạ.
Triệu Tông Thực vội vàng đáp lại:
- Nhất định phải công tâm để chọn ra nhân tài!
- Ừ.
Triệu Trinh gật đầu, chậm rãi nói:
- Nói lại lần nữa, quả nhân gửi trọn niềm tin của mình vào kỳ thi lần này, vì vậy con nhất định phải làm cho tốt, vì Đại Tống mà chọn ra nhân tài thật xứng đáng.
Vừa nói ông vừa nhìn Triệu Tông Thực với ánh mắt sâu hun hút:
- Hãy quý trọng lấy cơ hội lần này, đừng phụ lòng quả nhân! Nhớ kỹ rằng, những gì mình làm trời đều biết.
- Nhi thần xin khắc cốt ghi tâm!
Triệu Tông Thực tự nhiên rùng mình, hạ giọng nói.
- Quân thần không nói đùa.
Khuôn mặt Triệu Trinh trở lên lạnh lùng nói:
- Lui xuống đi.
- Vâng…
Chỉ trong nháy mắt ba ngày đã trôi qua, có tới ba trăm ba mươi mốt tân khoa cống sĩ đã hoàn thành bài thi đình, tạ ơn xuất cung. Mười mấy vị giám khảo có trách nhiệm chấm thi lần này cũng đã bắt đầu công việc căng thẳng của mình.
Mặc dù bắt đầu từ năm Gia Hựu thứ hai, thi đình không còn đánh rớt khảo sinh, nó vẫn là kỳ thi cuối cùng quyết định các cấp bậc tiến sĩ, triển vọng của tiến sĩ đồng tam giáp hiển nhiên khác một trời một vực với tiến sĩ giáp khoa, vì vậy để các quan giám khảo làm qua loa như cũ là không được.
Sau khi được các quan thủ thư sao chép rồi niêm phong lại, bài thi phải trải qua ba cửa mới được sắp xếp thứ tự. Cửa thứ nhất được gọi là quan sơ khảo, quan sơ khảo này sắp xếp bài thi theo một nhóm thứ tự, sau đó giao cho quan phúc khảo. Kỳ thực là quan phúc thẩm. Quan phúc khảo kiểm tra thêm một lần nữa, có quyền đưa ra ý kiến của mình. Ví dụ quan sơ khảo chọn ra năm vị trí trong tốp năm là Giáp Ất Bính Đinh Mậu, quan phúc khảo được phép xếp năm vị trí đó là Giáp Đinh Bính Ất Mậu.
Cuối cùng là do quan tường định dựa theo thứ tự sắp xếp của quan sơ khảo và quan phúc khảo để quyết định vị trí cuối cùng thí sinh… đương nhiên ngoại trừ vị trí trong tốp mười.
Bởi vì vị trí trong tốp mười là do hoàng thượng quyết định, điều này thể hiện những môn sinh thiên tử này đều do hoàng thượng tuyển chọn.
Tuy nhiên năm nay lại có thêm một quan chủ khảo. Nghe nói sức khỏe của hoàng thượng không được tốt lắm, vì vậy chức này sẽ do quận vương Khánh Lăng đảm nhiệm thay, điều này khiến nhiều người cảm thấy phấn khởi, hoặc thất vọng, hoặc là thở dài than vãn, hình như chức vị thái tử đã được xác định rõ rồi.
Có lẽ từ nay sẽ không còn cảnh tranh giành vị trí thái tử gì nữa sao? Phía trước Triệu Tông Thực còn có bốn vị hoàng tử, thực ra bọn họ chỉ là vật làm nền mà thôi…
Triệu Tông Thực cũng có ý nghĩ như vậy đó, nhưng chiếu thư lập y làm hoàng thái tử vẫn chưa ban xuống, vì vậy y vẫn không dám lơ là, ngược lại càng thêm dè dặt cẩn thận hơn. Đại cục trước mắt, y sợ xảy ra sai sót nên đặt ra quy tắc, từ chối mọi sự nhờ vả của bất cứ người nào, nhất định phải làm tốt nhiệm vụ, để người khác không nắm được điểm xấu của mình.
Chỉ là nói dễ làm khó, nhưng tin tức y được làm quan chủ khảo nhanh chóng được truyền ra ngoài, tất cả các “đường đút lót” đều được ngăn lại, nhưng vẫn không ngăn được. Những người nhờ vả đó thấy rằng, vào được thi đình thì đồng nghĩa con cháu của bọn họ rất ưu tú. Về phần xếp hạng cuối cùng, có thể ở vào vị trí giữa cao hay thấp đều tùy thuộc vào cảm giác của các vị giám khảo. Bởi vậy vì thứ tự của con cháu, bọn họ cố hết sức để an bài, chỉ là mất chút công sức mà thôi, không ảnh hưởng gì tới toàn cục.
Cho nên điện hạ cảm thấy là chuyện nên làm, nhưng nếu ngay cả việc này cũng không giúp thì không phải rồi.
Trong số những người cậy nhờ không thiếu những nhân vật cấp cao, lần lượt từng tờ từng tờ một thông qua mọi thủ đoạn bí mật được đưa đến tận tay Triệu Tông Thực, khiến y đành chịu không biết làm sao. Nghĩ đi nghĩ lại chỉ có thể nuốt lời, lặng lẽ ghi lại những điều cần thiết trên mẩu giấy nhắn, sau đó đốt chúng đi.
Chỉ là kéo dài như vậy, Triệu Tông Thực cũng cực khổ lắm rồi, y không thể không chấm từng bài một, lần mò đối chiếu với các tín hiệu đã quy ước… Ví dụ như một quy ước trên mẩu giấy nào đó có ghi: quy ước của tôi sẽ nằm ở phần cuối của đoạn thứ ba trong bài sách luận thứ nhất, dùng “Vu hưu tai” để kết bài. Y phải dò tìm hơn ba trăm bài thi mới tìm được đúng dấu hiệu kia, sau đó cố gắng hết sức đặt vị trí này lên trước.
Như vậy đương nhiên là vất vả vô cùng, cũng may các quan viên đều không biết chân tướng việc này, mà còn khâm phục sát đất… Điện hạ làm việc thật sự có tinh thần trách nhiệm cao.
Nào ngờ y đang vất vả chịu khổ vì quyền lực của chính mình, có điều Triệu Tông Thực trong lòng vẫn có chút đắn đo, đó chính là tuyệt đối không can thiệp vào vị trí tốp mười, bởi vì điều này quá lộ liễu, rất dễ rước lấy vạ vào thân…
Cứ như thế y vất vả khổ sở trong hơn mười ngày, công tác chấm bài thi cũng đã tới hồi kết thúc. Ba trăm hai mươi mốt tiến sĩ tân khoa trừ mười vị trí đầu ra đã được xắp xếp thứ bậc, mười vị trí đầu còn lại vẫn chưa được sắp xếp.
Hai vị quan tường định là Vương An Thạch và Dương Nhạc Đạo đem mười bài thi còn lại trình lên trước mặt Triệu Tông Thực.
- Nhị vị học sĩ có ý gì vậy?
Triệu Tông Thực trong lòng đã có suy tính, nhưng cố làm ra vẻ mặt chân thành hỏi.
- Xin điện hạ định đoạt.
Dương Nhạc Đạo khẽ nói.
- Tiểu vương tài hèn học ít, chủ yếu vẫn là nghe ý kiến của hai vị.
Triệu Tông Thực cười nói.
- Điện hạ khiêm tốn rồi,
Dương Nhạc Đạo nói:
- Hai chúng thần đâu dám bạo gan, khẩn cầu điện hạ đứng ra làm chủ.
- Được rồi.
Triệu Tông Thực gật đầu.
- Đầu tiên phải chọn ra người xếp thứ nhất.
Dương Nhạc Đạo nói:
- Về phương diện này, triều đình có một quy định, đó chính là bất kể sắp xếp như thế nào, Trạng nguyên nhất định phải là người đã được quan sơ khảo và quan phúc khảo chọn, không thể lựa chọn người khác.
Ông cười gượng nói:
- Nhưng ý của Vương ngoại chế lại muốn phá bỏ quy tắc để chọn một Trạng nguyên khác.
- Hả?
Triệu Tông Thực nhìn Vương An Thạch nói:
- Ý này của Vương ngoại chế là sao?
Y từ trước đến giờ đều tỏ ra tôn kính lễ độ với các đại thần, huống chi là Vương An Thạch là trụ cột có tiếng trong triều.
- Hạ quan đã xem bài thi đứng đầu do quan sơ khảo và quan phúc khảo chấm, có chút không hài lòng đối với bài thi này,
Vương An Thạch đáp:
- Nên đề nghị chọn lại vị trí đầu.
- Nhưng như thế không đúng với quy tắc.
Dương Nhạc Đạo lắc đầu nói.
- Quy tắc đương nhiên vẫn phải tuân thủ, nhưng đều do triều đình đặt ra, hoàng thượng ban bố pháp lệnh.
Vương An Thạch thản nhiên nói:
- Quy tắc này chẳng qua là do các quan tường định trước kia trốn tránh trách nhiệm, ngồi mát ăn bát vàng mà đặt ra. Trạng nguyên là người đứng đầu trong các chư sinh, biết rõ có bài thi ưu tú hơn mà không chọn, thì đó là quy tắc gì vậy?
- Này, này…
Dương Nhạc Đạo không phải là đối thủ của Vương An Đạo, nên nhẫn nhịn suốt buổi mới nói:
- Hay là để điện hạ quyết định.
- Vậy thì xin điện hạ xem xét rồi quyết định.
Vương An Thạch đành phải bằng lòng.
- Hả…
Công bằng mà nói thì Triệu Tông Thực thích sự quả quyết của Vương An Thạch hơn, nhưng trong lúc quan trọng như thế này, nhiều chuyện không bằng ít đi một chuyện. Huống hồ có tật giật mình, y giả vờ suy nghĩ một lúc cười nói:
- Vương học sĩ nói rất có lý, tuy nhiên chúng ta vẫn cứ làm theo quy tắc đi.
Vương An Thạch lập tức có chút nóng nảy, giọng trầm xuống nói:
- Tất cả các nguyên tắc nên dựa trên việc chọn lựa nhân tài làm chính, không nên lấy quy tắc áp đặt nguyên tắc, như thế chẳng khác nào tự mua dây buộc mình.
Nước bọt của Vương An Thạch bắn tung tóe trên mặt của Triệu Tông Thực, trong lòng y vô cùng không hài lòng, thản nhiên nói:
- Thực ra quy tắc này không phải hoàn toàn sai lầm, ít nhất chúng cũng làm hạn chế quyền lực của quan tường định, khiến bọn họ không được phép vì tình cảm riêng tư mà làm trái pháp luật.
Cảm thấy câu nói hơi nặng nề, y vội vàng nhỏ nhẹ hơn:
- Đương nhiên tài năng nhân phẩm của Vương công cả thiên hạ đều biết, còn có ai dám hoài nghi phán quyết của ngài. Nhưng nếu phá vỡ quy tắc, sau này nếu có quan chủ khảo bảo thủ cố chấp hay không chính trực, thì dễ biến đại lễ tuyển chọn nhân tài của triều đình thành đại lễ yến tiệc của nhà mình.
Triệu Tông Thực thực sự là người thông minh, những lời nói này làm cho Vương An Thạch đỏ mặt tía tai. Nếu ông kiên trì nói thêm thì đã tự biến mình là “kẻ bảo thủ cố chấp” hoặc là “kẻ có tâm bất chính”, đành phải cúi đầu nuốt giận.
Triệu Tông Thực nói mấy câu trấn an Vương An Thạch, rồi dựa vào ý kiến của Dương Nhạc Đạo để chọn ra trạng nguyên. Mấy vị trí phía sau thì Vương An Thạch và Dương Nhạc Đạo không có gì ý kiến gì, Triệu Tông Thực cũng chiếu theo đó mà sắp xếp.
Thứ bậc trong cuộc thi đình năm Gia Hựu thứ sáu cuối cùng cũng đã an bài xong. Triệu Tông Thực thở phào nhẹ nhõm, chắp hai tay nói với hai vị quan tường định:
- Vất vả cho hai vị rồi, chúng ta mau đi báo tin vui này cho hoàng thượng biết thôi.
- Vâng.
Hai người cùng đứng dậy đáp, sau đó lệnh cho người đem hòm đựng bài thi đã sao chép mang đến điện Phúc Ninh bẩm báo lên hoàng thượng.
- Các ngươi vất vả rồi.
Nghe xong bẩm báo của bọn họ, Triệu Trinh mỉm cười nói:
- Phải ở lại trong cung nhiều ngày như thế quả thực không nhân đạo chút nào, khẩn trương về nhà đoàn tụ với gia đình đi.
Trong lòng ba người cảm thấy kì lạ, điều này không đúng với quy tắc. Triệu Tông Thực đành phải lên tiếng hỏi:
- Phụ hoàng, vẫn còn chưa mở niêm phong đối chiếu tên.
- Chút việc vặt này cứ giao cho phía dưới làm là được rồi.
Triệu Trinh cười nói:
- Sao phải làm phiền tới chư khanh?
- Vâng…
Hoàng thượng châm chước, mọi người không có gì phải nói thêm, vội cáo lui ra về.
Rời khỏi điện Phúc Ninh, Triệu Tông Thực càng nghĩ càng không thấy đúng, xem ra ý này của hoàng thượng hình như muốn kiểm tra qua các bài thi. Thế thì cần gì phải để mình làm quan chủ khảo nữa?
Suy nghĩ một chút, dường như có hai khả năng, một là hoàng thượng muốn thử mình, xem xem mình có xứng đáng với chức vụ không. Thứ hai là chỉ là mang tính tượng trưng, để làm nền sau này truyền ngôi cho mình.
Nghĩ đi nghĩ lại, dẫu là bất cứ lý do nào thì chuyện cũng không có gì to tát… Dù sao chỉ là sắp xếp thứ tự mà thôi, hoặc cao hoặc thấp, không ai nói gì được.
Về phần những mẩu giấy nhờ vả kia đều là vương phi của y gửi tới, bọn họ nhất định không thể để lộ tin tức.
Vì thế trong lòng y bớt lo lắng hơn, lên ngựa phóng ra khỏi cung… Trong điện Phúc Ninh, Triệu Trinh đang cầm phần bài thi của Trạng nguyên, dường như đã xem qua rồi, nhưng không chút để ý tới.
Dưới điện, Hồ Ngôn Đoái và Lý Hiến đang làm như một cái máy, từ trong rương bài thi tìm bản nguyên gốc tương ứng.
- Tìm được rồi!
Qua một tuần trà, Lý Hiến cuối cùng cũng đã tìm thấy “Củng tự thất hào quyển” (chữ Củng, quyển số bảy) trong mấy trăm bài thi, đưa cho Hồ Ngôn Đoái.
Hồ Ngôn Đoái vội vàng đưa cho hoàng thượng.
Triệu Trinh mở bài thi ra, nội dung trong bài thi không sai một chữ. Gật đầu nói:
- Rọc tên.
- Vâng.
Hồ Ngôn Đoái cầm thanh đao hủy thư trên ngự án, cẩn thận rọc bỏ phần dán tên ra, sau đó đem bài thi đưa cho hoàng thượng.
Triệu Trinh liền thấy bên trên hiện lên dòng chữ rõ mồn một: “Vương Tuấn Dân nhân sĩ huyện Đông Lai Lai Châu.”
Hàng chữ đen trên trang giấy trắng khiến cho Triệu Trinh ngây người một lúc lâu, mãi sau mới định thần lại, chậm chạp nói:
- Vương Tuấn Dân sẽ là Trạng nguyên…
Hồ Ngôn Đoái và Lý Hiến đều kinh hãi không nói lên lời.
Triệu Trinh nhìn những khung trang trí trên đỉnh điện, kìm nén cơn giận nói:
- Ta đã nói với nó cái gì, các ngươi đều nghe thấy rồi đó? Ân cần dạy bảo, còn cảnh cáo nhiều lần, không ngờ chỉ như gió thổi bên tai!
Hai người đó đương nhiên vẫn không dám lên tiếng.
- Ầy, thằng nhãi…
Triệu Trinh thở dài ngao ngán, cả đại điện chìm sâu trong tĩnh lặng… Đoàn người của Trần Khác đã trở về từ Thiểm Tây, cuối cùng cũng đã về tới thành Lạc Dương Tây Kinh của Đại Tống.
Trong suốt hành trình các võ sĩ vô cùng tức giận. Lúc đi trong lòng bọn họ lo lắng cho tiền đồ, đi đường không quản ngày đêm, không hề gặp được quan huyện châu ven đường. Lúc trở về, bọn họ trong lòng tràn đầy niềm tự hào đánh đuổi được quân địch, nên nghĩ rằng khi trở về sẽ được chứng kiến cảnh tượng chào đón náo nhiệt.
Thế mà tưởng tượng phong phú bao nhiêu thì hiện thực lại phũ phàng bấy nhiêu, trên đường không thấy một bóng người nào ra chào đón, cũng không có quan viên nào mở tiệc khoản đãi. Bọn họ cảm thấy thật nhạt nhẽo… Một số viên quan địa phương các châu huyện dọc đường, ngoại trừ vài người là đồng niên của Trần Khác, thì người tốt nhất cũng chỉ phái người tới khao thưởng, nhưng lại không muốn xuất đầu lộ diện nói một tiếng “vất vả rồi”.
Theo cách nói “chớ có hỏi” thì chẳng khác nào “tránh thần ôn dịch” vậy.
Trần Khác đương nhiên biết chuyện tiếp đón trong quan trường dù sao cũng chỉ là nắng mưa thất thường, hay lúc đắc thế và thất thế mà thôi. Nghe nói hoàng thượng bổ nhiệm Triệu Tông Thực làm quan chủ khảo trong cuộc thi đình năm nay, điều này đã tấu lên khúc dạo đầu trên con đường chọn ai làm thái tử, cho nên mọi người tránh xa tên xui xẻo là hắn.
- Đại cục đã định?
Trần Khác miệng khẽ nhếch lên, đây không phải gượng cười, mà là điệu cười khẩy đầy ý tứ.
Đương nhiên trong mắt các võ sinh, điều này chính xác là sự căm tức và khinh thường trong lòng sư phụ.
Từ xa vừa nhìn thấy thành Lạc Dương, các võ sinh liền đề nghị chúng ta cứ xuyên thẳng qua thành, không thèm để ý đến lũ quan lại ở Tây Kinh này nữa.
- Lạc Dương Tây Kinh từ xưa đều là nơi ở của bậc đế vương.
Trần Khác lòng lại tĩnh lặng như cũ, điềm nhiên chỉ bảo cho các đệ tử:
- Đất đai màu mỡ, mưa thuận gió hòa, núi sông hùng vĩ, Thái Tổ năm đó đã từng có ý chuyển kinh đô đến đây, song lại bị Thái Tông ngăn cảnr. Nhưng gần một trăm năm trở lại đây, Lạc Dương Khai Phong liên tục xảy ra nhiều tranh cãi về mặt tốt và mặt xấu, các trò nói Tây Kinh Đông Kinh rốt cục nơi nào thích hợp để đóng đô?
Các môn sinh đã quen với phương pháp dạy của hắn, huống chi bản thân vấn đề này có nhiều điều để mà nói, vì thế bọn họ thi nhau nói, bày tỏ ý kiến của mình.
- Trong bài giảng về chiến lược, sư phụ từng nói đóng đô phải có ba điều kiện, đó là bảo đảm cho việc điều hành quốc gia, tiếp tế tiếp viện vật tư phương tiện, thuận lợi cho phòng ngự quân sự.
- Theo điều kiện thứ nhất, Đông kinh là trái tim của Đại Tống, giao thông thông suốt, dễ nhận thấy có lợi cho sự kiểm soát bốn phương tám hướng xung quanh.
- Điểm thứ hai Đông Kinh cũng chiếm ưu thế, đường thủy và đường bộ tiện lợi, đây là điều mà Lạc Dương không thể sánh kịp. Lạc Dương trong lịch sử xa xưa đã từng một thời huy hoàng, nhưng sau khi loạn chiến An Sử, Lạc Dương liên tiếp hứng chịu cảnh binh đao lửa đạn, từ từ trượt dốc. Từ đó đến nay, vật tư của triều đình, bổng lộc của quan viên, lương thực của quốc gia đều phải vận chuyển thông qua đường thủy từ Giang Nam tới. Điều kiện giao thông của Lạc Dương không tiện lợi bằng Khai Phong, cho dù vận tải thuận lợi thì lộ trình cũng xa hơn so với Khai Phong, vì vậy một khi nó trở thành thủ đô của quốc gia thì trách nhiệm cung ứng vật tư sẽ trở nên nặng nề hơn.
- Từ góc độ quân sự nhìn vào thì Khai Phong kém hơn rất nhiều. Lạc Dương, Mang Sơn gần phía bắc, Lạc Thủy phía nam đều có núi vờn quanh, phía đông có Hổ Lao quan, phía tây có Hàm Cốc quan, vẫn là nơi có “sông núi bao quanh”, hình thế thuận lợi như thế tất nhiên có lợi cho phòng thủ nhưng khó tấn công, so với Khai Phong mạnh hơn gấp vạn lần.
- Nói tóm lại, điều kiện để Lạc Dương làm thành đô chỉ đạt một trên ba điều kiện, còn Khai Phong được hai trên ba điều kiện, rõ ràng Khai Phong có ưu thế hơn Lạc Dương.
- Không đúng không đúng, ngươi nói xạo, Lạc Dương là trung tâm kênh đào của Tùy Đường, cách Khai Phong không đến ba trăm dặm. Cho dù thời Ngũ Đại cuối Đường bị ứ tắc, nhưng trải qua mấy năm nay đã không ngừng được lưu thông, có thể tiếp tục đảm nhiệm vận tải. Nếu triều đình phải dời đô, chắc chắn phải tập trung mười mấy vạn dân phu để sức vận chuyển tăng gấp mấy lần. Cho nên nói vận chuyển không thuận tiện chỉ là một cái cớ mà thôi, mọi yếu kém đều có thể khắc phục được!
- Vả lại nếu Lạc Dương là thủ đô của cả nước, số lượng cấm quân cần thiết có thể giảm đi một nửa, số lính này có thể trở về gia đình phải tới bảy tám mươi vạn người. Vật tư cần thiết cho Lạc Dương đương nhiên sẽ giảm một nửa, tính gộp lại thì có thể bù đắp được vài cái gọi là ba trăm dặm đó rồi?
- Đúng đấy, trở thành thủ đô của đất nước, an toàn phải chiếm vị trí thứ nhất, vị trí địa lý của Khai Phong chắc chắn không phù hợp để trở thành thủ đô của quốc gia. Khai Phong bốn bề đều là đồng cỏ bao la, địa hình bằng phẳng, không có được sự che chắn bao bọc của thiên nhiên, chỉ cần kẻ thù vượt qua được sông Hoàng Hà thì nó sẽ lộ mồn một trước mặt quân địch. Thời chiến quốc Tôn Tẫn vây Ngụy cứu Triệu, sở dĩ có thể thành công là bởi vì Khai Phong vô nguy có thể phòng thủ, nếu công ắt sẽ thành công. Còn Lạc Dương phía tây có các Hàm Cốc, phía đông lại có Hổ Lao, đều là những cửa ải hiểm hóc của thiên hạ, năm đó nước Tần nhờ một số quan ải này mà chống đỡ được sự tấn công của sáu nước, nên đất nước được bình yên vô sự.
Cứ thế bọn họ chẳng khác nào đang tranh luận về quá khứ, người thì ủng hộ Lạc Dương, kẻ thì ủng hộ Khai Phong, mỗi bên chiếm một nửa, nước bọt văng tứ tung, thắng bại khó phân. Cuối cùng các môn sinh đều nhìn về phía Trần Khác nói:
- Sư phụ, người nói Lạc Dương hay Khai Phong tốt?
- Về vấn đề này…
Trần Khác thản nhiên trả lời:
- Phạm Văn Chính đã sớm đưa ra câu trả lời rồi.
- Nói như thế nào vậy ạ?
- Vô sự thì là Biện Lương, có chuyện ắt phải đóng ở Lạc Dương.
Nói xong hắn cười ha ha, phóng ngựa đi vào thành.
- Sư phụ thật là xảo quyệt.
Bọn học sinh nhìn nhau ngơ ngác, rồi chẳng ai bảo ai cười rộ lên, nhanh chóng theo sau… Lạc Dương thật sự là một nơi tốt, bên trong vững vàng, không khí tươi vui, nếu so với Khai Phong cũng có tư thái của một đô thành… Đương nhiên, Khai Phong vốn dĩ là một đô thành phát triển hiếm thấy từ một châu thành bình thường, bất cứ địa thế thuận lợi nào khác cũng có thể vượt qua Khai Phong, cho nên cũng không có gì hay ho để phô trương.
Xuất phát từ những ưu tư lo lắng về sự nguy hiểm to lớn trong chính trị, người thống trị Đại Tống cuối cùng vẫn không muốn dời đô, bỏ qua tình cảm ưu ái của các sĩ phu đối với Lạc Dương. Một số đại thần đã quen với cuộc sống ở các đô thành lớn, sau khi chấm dứt con đường làm quan cũng không muốn trở lại quê hương, lại không muốn ở lại Biện Kinh chứng kiến thói đời thay đổi. Không ai bảo ai, ai cũng có thú vui vườn tược, xây dựng nhà cửa, trồng cây ở Lạc Dương. Họ đều nghĩ đã đến lúc nghỉ ngơi an dưỡng tuổi già, bởi vậy đã sớm có câu nói “Biện Lương thượng triều, Lạc Dương hạ dã”. (thượng triều ở Biện Lương, làm vườn ở Lạc Dương)
Tại các lâm viên trong thành Lạc Dương của các sĩ phu đều nhìn thấy cây cối hoa lá thi nhau đâm chồi nảy lộc, đâu đâu cũng thấy cảnh phồn vinh. Nhưng đối với những người hiểu biết mà nói, đây rõ ràng là một lực lượng nằm ngoài chính phủ, âm thầm kiểm soát triều đình của Đông Kinh. Các vị lão quan đang ở ẩn ở đây có các môn sinh cố sử khắp thiên hạ, đều có sức ảnh hưởng phi thường. Hơn nữa ai cũng không dám nói, một vị nào đó trong triều sau khi rớt đài liệu có thể tái sinh, chớp mắt thao túng được triều chính.
Bọn họ chính là mục đích mà Trần Khác đến Lạc Dương.
Nếu là người bình thường, sau khi ăn no canh từ chối thì sẽ không còn dũng khí để tiếp tục xông vào long đàm hổ huyệt ở Lạc Dương này nữa. Tuy nhiên Trần Khác vẫn tin sẽ có chuyển biến lớn. Vì những quan viên cấp bậc thấp ở các châu huyện ven đường này lên voi xuống chó đều là ý kiến của các nhân vật lớn trong triều đình, cho nên họ chỉ có thể cậy nhờ vào người khác.
Mà những bậc tiền bối về vườn này cũng không xem sắc mặt của người trong triều, câu nói “ Phái ngoài chính phủ là phe đối lập bẩm sinh” có thể áp dụng trong Đại Tống. Hễ là những người được phe trong triều ủng hộ thì các lão gia này nhất định sẽ phản đối, chỉ cần họ thật sự có dã tâm.
Trần Khác tin, chỉ cần bọn họ có dã tâm thì nhất định sẽ chủ động ra tiếp hắn. Hơn nữa hắn đại diện cho Triệu Tông Tích, mà ngoài Triệu Tông Thực ra thì Triệu Tông Tích là người có hi vọng nhất. Bọn họ ủng hộ cho Triệu Tông Thực cũng chẳng thu được lợi ích gì, chỉ có Triệu Tông Tích lên triều thì bọn họ mới có có hội vươn lên.
Đến dịch quán đã thu xếp ổn thỏa, Trần Khác bảo mọi người nghỉ ngơi thu xếp rồi sẽ hai ngày nữa sẽ lên đường trở về Biện Kinh. Mùa này là mùa hoa mẫu đơn, các võ sinh nhân cơ hội này có thể đi thăm thú cảnh quan nơi đây một chút, dĩ nhiên không có ai phản đối cả.
Các môn sinh đều ra ngoài du ngoạn, chỉ có Trần Khác ngồi đọc sách trong dịch quán, dường như muốn có một chút yên tĩnh để tĩnh tâm, nhưng thực chất mong đợi “con cá” mà Khương thái công mong mắc câu.
Nhưng hắn ngồi chờ lâu lắm rồi mà không thấy tăm hơi gì. Điều này khiến hắn cảm thấy mệt mỏi chán chường, lẽ nào ngay cả những phe đối lập vững chắc này đều cho rằng Triệu Tông Thực thắng chắc rồi, lo lắng không đánh nổi con cáo già mà còn rước họa vào thân?
Bình luận truyện