Nhất Phẩm Giang Sơn
Quyển 7 - Chương 365-3: Tề Vương Điện hạ (3)
- Hừ, chọc giận lão tử, gây rối đại lễ cho rồi.
Thập ngũ đệ Triệu Tông Cầu của Triệu Tông Thực buồn bực nói:
- Cho mọi người cùng ăn súp trứng!
- Thập ngũ đệ im đi!
Triệu Tông Thực trừng mắt nhìn y, nghiêm túc nói:
- Hôm nay là đại lễ của Triệu Tông Tích, đệ đàng hoàng cho ta một chút!
- Được rồi, được rồi, trở về giáo huấn lại.
Triệu Tòng Cổ ánh mắt lạnh băng nhìn Triệu Tông Thực đang làm ra vẻ, trong lòng chán ngấy, cũng may mặt hắn đen nên không lộ rõ ra mặt:
- Mau xuất phát đi.
- Cùng đi, cùng đi.
Khi mọi người đến địa điểm nghênh đón cách kinh thành năm dặm, thì nghe thấy ba tiếng pháo vang lên, tiếng trống cổ vũ truyền tới trong khung cảnh xa mờ của thành Biện Kinh, trên mỗi lầu đều treo một bức tranh, quân nhạc tấu lên bài khải hoàn ca chào đón thắng lợi!
Nhưng điều làm chấn động lòng người nhất chính là đội quân đi từ xa đến, mấy vạn quân bước đều bước, con đường cát bụi cũng bị rung lên, khiến tim mỗi người cũng bị chấn động.
Văn Ngạn Bác, Trần Khác, Triệu Tông Thực, Triệu Tòng Cổ và bá quan văn võ, hoàng thân quốc thích ra nghênh đón, tất cả đều nén thở, có người còn kiễng chân lên nhìn về phía cuối con đường lớn.
Chỉ thấy hàng nghìn lá cờ dẫn đường, đội quân mặc giáp sáng lóa, đội ngũ chỉnh tề từ từ diễu binh đi tới…
Đi đầu tiên là một quan quân cưỡi một con tuấn mã màu đỏ, tay cầm lá cờ dẫn đầu đội quân. Chỉ thấy y mặc kim giáp, khuôn mặt lạnh lùng, rõ ràng là học viên Trương Chấn của viện võ học!
Theo sau là đội đại quân nghi trượng, tám mươi long kỳ, năm mươi tư người cầm dù cửu long uốn mình, phía sau còn có rừng rừng lớp lớp khóa vàng, ngọa qua, lập qua, khóa búa, đại đao, hồng đăng, hoàng đăng, tổng cộng một trăm hai mươi cán. Hai trăm năm mươi tư quan nghi trượng này đều là những học sinh ưu tú của viện võ học, Trần Khác đã chọn lựa bọn họ để cầm cờ cho Triệu Tông Tích, kỳ thực ý nghĩa đã quá rõ ràng…
Sau đội nghi trượng là đạo xe do Văn Ngạn Bác lệnh cho Công Bộ chế tạo gấp cho Triệu Tông Tích, đạo xe này được chế tạo vô cùng rộng rãi, có tới mười sáu bánh xe, dùng năm con tuấn mã cùng màu kéo xe, cái gọi là “Thiên tử giá lục, chư hầu giá ngũ”, đây là quy định chỉ đứng thứ hai sau hoàng đế.
Trên xe có hai trượng rất cao, tua cờ đỏ thẫm, lá cờ màu vàng sáng chói, có mười một chữ màu đen lớn:
“ Tề Vương Trung Thư lệnh tây nam chiêu phủ sử Triệu”!
Lúc này mặt trời đã lên tới đỉnh đầu, ánh nắng chiếu vào lá cờ sáng rực rỡ. Phía sau đạo xe mới nhìn thấy Triệu Tông Tích trong đoàn quân nghi trượng, một nghìn kị binh cưỡi ngựa đen, mặc áo giáp đen, đầu đội mũ trên đỉnh có chùm tua màu đỏ, tay cầm bảo đao vây xung quanh đại kỳ, dưới đại kỳ là Tề Vương Điện hạ, khí thế bừng bừng tiến về phía bá quan văn võ.
Sau đó là ba mươi ngàn binh sĩ áo giáp sáng lóa, dáng người cao to hành quân đều bước, mỗi bước đều làm chấn động lòng người, đúng là bọn họ bước ra rồi!
Đúng là Trần Khác dẫn đầu quân Đông Xuyên đi ra.
Triệu Tông Tích thân mặc áo nhung, tay vịn lan can, vẻ mặt nghiêm túc đứng trên đạo xe.
Bên cạnh y là Tôn Miện, Tăng Củng, Tăng Bố, Trần Du và những bá quan văn võ theo y bình định Tây Nam. Đoàn người đi giữa biển người rợp bóng cờ hoa, mắt hướng về phía trước, cờ lọng che khuất mặt trời; hai bên giáo mác chói lòa, trong lòng mỗi người như đang dậy sóng, còn chưa nói đến Triệu Tông Tích là nhân vật chính.
Nhưng Triệu Tông Tích biết xét về công lao của y, thì thật sự y không xứng với lần nghênh đón này. Vì để tránh có vẻ đột ngột như thế này, thậm chí còn liên lụy đến thể diện của Điền Vương… Nhưng Điền Vương Điện hạ là người rất biết điều, buổi sáng hôm nay đột nhiên lại mắc bệnh nặng, cho nên đành tiếc nuối vắng mặt… Vì vậy Triệu Tông Tích chẳng những không được phiêu diêu tự tại, ngược lại hai tai cứ giật liên hồi.
Nhưng y không thể bỏ qua buổi diễn hôm nay, bởi vì y biết để có được ngày hôm nay, những người ủng hộ y đã phải bỏ ra rất nhiều công sức, cũng phải đợi chờ rất lâu rất lâu rồi. Y thực sự không thể tưởng tượng nổi, hai năm nay, dưới cục diện tàn ác kia, Trần Khác đã làm thế nào để có thể chống đỡ. Đó gần như là đối đầu với toàn thiên hạ!
Nhưng cũng chính trong cái cục diện không còn có một tia hi vọng này, Trần Khác chưa bao giờ ngừng cố gắng, vì y mà cố gắng từng chút từng chút sức lực, vì y mà bỏ quên tuổi thanh xuân… Lần này y ở Giang Tây Quảng Đông được thuận lợi như vậy, không thể thiếu công lao của Trần Du – đại ca của Trần Khác và cả anh em Tăng Củng, Tăng Bố.
Về phía kinh thành, Trần Khác lại càng vì y mà lôi kéo Tư Mã Quang, lôi kéo Vương An Thạch và đảng Tân Học của hắn, và điều khiến người trong thiên hạ khó có thể tin là Văn Ngạn Bác cũng bị lôi kéo về phía y, rồi từng chút đảo ngược cục diện!
Thực sự đâu chỉ có Biện Kinh, mà Điền Vương cùng với mình tiến kinh cũng là do Trần Khác thu phục; đội quân Đông Xuyên theo y xây dựng sự nghiệp cũng là do Trần Khác vì y mà thành lập. Trần Khác có thể nói đã vì y mà lo lắng hết lòng, dốc hết tâm huyết, gần như là bỏ hết công sức của mình, cuối cùng mới có thể xua mây đen để thấy trăng vàng, để y có được một đại lễ nghênh đón long trọng như hôm nay!
Như thế buổi lễ long trọng đặc biệt vinh hạnh này không chỉ thuộc về một mình y, mà còn thuộc về người huynh đệ Trần Khác của y!
Y có lý do gì để không biểu hiện tới nơi tới chốn? Triệu Tông Tích ưỡn ngực, cùng đoàn xe tiến về phía bá quan phía trước.
Quân nhạc dừng, những khúc nhạc vui tươi vang lên. Sau khúc nhạc chào mừng chiến thắng trở về, Văn Ngạn Bác cao giọng nói:
- Thần cùng bá quan văn võ trong triều thay mặt thiên tử hoan nghênh Tề Vương Điện hạ trở về! Điện hạ trên đường đã chịu nhiều cực khổ! Xin nhận của bọn thần một lạy!
Vừa nghe vậy, Triệu Tông Thực đầu óc quay cuồng, tên Văn Ngạn Bác này đúng là đáng chết!
Trước kia Văn Ngạn Bác cố ý đem đại lễ nghênh đón Điền Vương và Triệu Tông Tích hợp làm một, y lo lắng bách tính sẽ lẫn lộn, cho rằng cục diện hôm nay là dành riêng cho Triệu Tông Tích.
Sau nhiều lần xác nhận Lễ Bộ ghi “Thay mặt thiên tử nghênh đón Điền Vương và Tề Vương Điện hạ”, y mới bớt buồn một chút. Ai ngờ Văn Ngạn Bác đã không đọc theo lời thoại, trực tiếp lược bỏ vị trí đầu của Điền Vương… Nhưng đối với Đoạn Tư Liêm mà nói, thì bi kịch hơn lại chính là hiện tại, có ai biết rằng y thực chất không tới đây, cũng không quan tâm tới chuyện này.
Mấy huynh đệ Triệu Tông Thực cũng may không nói năng gì. Nhưng Văn Ngạn Bác còn chưa dứt lời thì mọi người đã cúi chào cung kính, bách quan mặc dù cảm thấy có chút không đúng, nhưng giữa đại lễ long trọng như thế này một người chỉ là một bộ phận góp phần hoàn thiện nghi thức, chỉ có thể máy móc nói theo, hoặc làm theo mà thôi.
Vì thế hơn bảy trăm văn võ bá quan đồng loạt bái lễ, cao giọng xướng lên:
- Điện hạ trên đường đã chịu nhiều vất vả, xin nhận của chúng thần một lạy!
Mặc dù trong đầu nghĩ ra hàng ngàn những lời lẽ không hay, anh em Triệu Tông Thực không thể không cúi thấp đầu xuống, miễn cưỡng bái chào theo đám quân thần. Đương nhiên miệng nhất định không mở, bảo bọn họ xưng thần với Triệu Tông Tích thì thà giết bọn họ đi còn hơn!
Hoặc là có mở miệng như Triệu Tông Cầu, Triệu Tông Hán, nhưng âm thanh phát ra đều là “ngàn đao đâm thẳng nương tặc”… Những quan viên đứng gần nghe thấy đều trợn mắt há hốc miệng.
Đợi cho bách quan đứng dậy, huynh đệ Triệu Tông Thực lòng tràn đầy bi thương, giống như bị ức hiếp vậy…
Ai ngờ tổn thương kia vẫn chưa kết thúc thì Văn Ngạn Bác lại nói:
- Bái thêm lần nữa…
Văn tướng công thật sự quá đáng lắm rồi, hoàn toàn không làm theo chương trình đã đặt gì cả!
……
Trong thế giới ban đầu của Trần Khác, sau khi Văn Thiên Tường bị bắt đến Nguyên Đại đô (nơi ở của Đại hãn, tiếng Đột Quyết), Hốt Tất Liệt ra lệnh cho y quỳ xuống, Văn Thiên Tường lấy lý do là “nam vái bắc quỳ” cự tuyệt. Điều này cho thấy rằng đối với người Hồ mà nói quỳ là lễ tiết cao nhất, nhưng đối với người Hán mà nói, vái lạy mới là lễ tiết cao nhất của bọn họ.
Một bái mà lại bái nữa là kính lễ tôn cao nhất, chỉ có quân thần đối với quân chủ thì mới có thể tái bái…
Bây giờ dưới sự dẫn dắt của Văn Ngạn Bác, đám quân thần phải bái một lần nữa đối với Triệu Tông Tích, hàm nghĩa trong đó không nói cũng biết.
Không ít người trong lòng cảm thấy khó chịu, nhưng cũng có rất nhiều người tỏ ra nghiêm nghị… Họ biết Văn tướng công gian hoạt như quỷ, như việc “làm sai không màng dư luận” này, lấy lễ quân thần để bái Triệu Tông Tích. Nếu nói đây là nhiệm vụ, thì quỷ cũng không tin!
Đừng quên, hoàng thượng và Hàn tướng công đang ở trong thành Biện Kinh, Văn Ngạn Bác nếu không nắm chắc thì làm sao có thể hành động như một lão già ăn phải thạch tín vậy?
Lời giải thích duy nhất chính là đó là ý của Hoàng thượng…
Mặc dù mùa đông vẫn có ánh nắng mặt trời ấm áp chiếu lên người, nhưng không ít người toàn thân nổi da gà, đây rõ ràng là bước đệm cho việc chuẩn bị lập thái tử!
Thấy Triệu Tông Thực cũng khom người thi lễ với mình, Triệu Tông Tích cảm thấy ngọt ngào giống như giữa mùa hạ được ăn kem mật, ba mươi sáu ngàn lỗ chân lông trên người như được thông thoáng. Nhưng y cũng không dám lên mặt, vội vàng xuống xe đáp lễ lại nói:
- Xin nhận một lạy của tại hạ!
Thập ngũ đệ Triệu Tông Cầu của Triệu Tông Thực buồn bực nói:
- Cho mọi người cùng ăn súp trứng!
- Thập ngũ đệ im đi!
Triệu Tông Thực trừng mắt nhìn y, nghiêm túc nói:
- Hôm nay là đại lễ của Triệu Tông Tích, đệ đàng hoàng cho ta một chút!
- Được rồi, được rồi, trở về giáo huấn lại.
Triệu Tòng Cổ ánh mắt lạnh băng nhìn Triệu Tông Thực đang làm ra vẻ, trong lòng chán ngấy, cũng may mặt hắn đen nên không lộ rõ ra mặt:
- Mau xuất phát đi.
- Cùng đi, cùng đi.
Khi mọi người đến địa điểm nghênh đón cách kinh thành năm dặm, thì nghe thấy ba tiếng pháo vang lên, tiếng trống cổ vũ truyền tới trong khung cảnh xa mờ của thành Biện Kinh, trên mỗi lầu đều treo một bức tranh, quân nhạc tấu lên bài khải hoàn ca chào đón thắng lợi!
Nhưng điều làm chấn động lòng người nhất chính là đội quân đi từ xa đến, mấy vạn quân bước đều bước, con đường cát bụi cũng bị rung lên, khiến tim mỗi người cũng bị chấn động.
Văn Ngạn Bác, Trần Khác, Triệu Tông Thực, Triệu Tòng Cổ và bá quan văn võ, hoàng thân quốc thích ra nghênh đón, tất cả đều nén thở, có người còn kiễng chân lên nhìn về phía cuối con đường lớn.
Chỉ thấy hàng nghìn lá cờ dẫn đường, đội quân mặc giáp sáng lóa, đội ngũ chỉnh tề từ từ diễu binh đi tới…
Đi đầu tiên là một quan quân cưỡi một con tuấn mã màu đỏ, tay cầm lá cờ dẫn đầu đội quân. Chỉ thấy y mặc kim giáp, khuôn mặt lạnh lùng, rõ ràng là học viên Trương Chấn của viện võ học!
Theo sau là đội đại quân nghi trượng, tám mươi long kỳ, năm mươi tư người cầm dù cửu long uốn mình, phía sau còn có rừng rừng lớp lớp khóa vàng, ngọa qua, lập qua, khóa búa, đại đao, hồng đăng, hoàng đăng, tổng cộng một trăm hai mươi cán. Hai trăm năm mươi tư quan nghi trượng này đều là những học sinh ưu tú của viện võ học, Trần Khác đã chọn lựa bọn họ để cầm cờ cho Triệu Tông Tích, kỳ thực ý nghĩa đã quá rõ ràng…
Sau đội nghi trượng là đạo xe do Văn Ngạn Bác lệnh cho Công Bộ chế tạo gấp cho Triệu Tông Tích, đạo xe này được chế tạo vô cùng rộng rãi, có tới mười sáu bánh xe, dùng năm con tuấn mã cùng màu kéo xe, cái gọi là “Thiên tử giá lục, chư hầu giá ngũ”, đây là quy định chỉ đứng thứ hai sau hoàng đế.
Trên xe có hai trượng rất cao, tua cờ đỏ thẫm, lá cờ màu vàng sáng chói, có mười một chữ màu đen lớn:
“ Tề Vương Trung Thư lệnh tây nam chiêu phủ sử Triệu”!
Lúc này mặt trời đã lên tới đỉnh đầu, ánh nắng chiếu vào lá cờ sáng rực rỡ. Phía sau đạo xe mới nhìn thấy Triệu Tông Tích trong đoàn quân nghi trượng, một nghìn kị binh cưỡi ngựa đen, mặc áo giáp đen, đầu đội mũ trên đỉnh có chùm tua màu đỏ, tay cầm bảo đao vây xung quanh đại kỳ, dưới đại kỳ là Tề Vương Điện hạ, khí thế bừng bừng tiến về phía bá quan văn võ.
Sau đó là ba mươi ngàn binh sĩ áo giáp sáng lóa, dáng người cao to hành quân đều bước, mỗi bước đều làm chấn động lòng người, đúng là bọn họ bước ra rồi!
Đúng là Trần Khác dẫn đầu quân Đông Xuyên đi ra.
Triệu Tông Tích thân mặc áo nhung, tay vịn lan can, vẻ mặt nghiêm túc đứng trên đạo xe.
Bên cạnh y là Tôn Miện, Tăng Củng, Tăng Bố, Trần Du và những bá quan văn võ theo y bình định Tây Nam. Đoàn người đi giữa biển người rợp bóng cờ hoa, mắt hướng về phía trước, cờ lọng che khuất mặt trời; hai bên giáo mác chói lòa, trong lòng mỗi người như đang dậy sóng, còn chưa nói đến Triệu Tông Tích là nhân vật chính.
Nhưng Triệu Tông Tích biết xét về công lao của y, thì thật sự y không xứng với lần nghênh đón này. Vì để tránh có vẻ đột ngột như thế này, thậm chí còn liên lụy đến thể diện của Điền Vương… Nhưng Điền Vương Điện hạ là người rất biết điều, buổi sáng hôm nay đột nhiên lại mắc bệnh nặng, cho nên đành tiếc nuối vắng mặt… Vì vậy Triệu Tông Tích chẳng những không được phiêu diêu tự tại, ngược lại hai tai cứ giật liên hồi.
Nhưng y không thể bỏ qua buổi diễn hôm nay, bởi vì y biết để có được ngày hôm nay, những người ủng hộ y đã phải bỏ ra rất nhiều công sức, cũng phải đợi chờ rất lâu rất lâu rồi. Y thực sự không thể tưởng tượng nổi, hai năm nay, dưới cục diện tàn ác kia, Trần Khác đã làm thế nào để có thể chống đỡ. Đó gần như là đối đầu với toàn thiên hạ!
Nhưng cũng chính trong cái cục diện không còn có một tia hi vọng này, Trần Khác chưa bao giờ ngừng cố gắng, vì y mà cố gắng từng chút từng chút sức lực, vì y mà bỏ quên tuổi thanh xuân… Lần này y ở Giang Tây Quảng Đông được thuận lợi như vậy, không thể thiếu công lao của Trần Du – đại ca của Trần Khác và cả anh em Tăng Củng, Tăng Bố.
Về phía kinh thành, Trần Khác lại càng vì y mà lôi kéo Tư Mã Quang, lôi kéo Vương An Thạch và đảng Tân Học của hắn, và điều khiến người trong thiên hạ khó có thể tin là Văn Ngạn Bác cũng bị lôi kéo về phía y, rồi từng chút đảo ngược cục diện!
Thực sự đâu chỉ có Biện Kinh, mà Điền Vương cùng với mình tiến kinh cũng là do Trần Khác thu phục; đội quân Đông Xuyên theo y xây dựng sự nghiệp cũng là do Trần Khác vì y mà thành lập. Trần Khác có thể nói đã vì y mà lo lắng hết lòng, dốc hết tâm huyết, gần như là bỏ hết công sức của mình, cuối cùng mới có thể xua mây đen để thấy trăng vàng, để y có được một đại lễ nghênh đón long trọng như hôm nay!
Như thế buổi lễ long trọng đặc biệt vinh hạnh này không chỉ thuộc về một mình y, mà còn thuộc về người huynh đệ Trần Khác của y!
Y có lý do gì để không biểu hiện tới nơi tới chốn? Triệu Tông Tích ưỡn ngực, cùng đoàn xe tiến về phía bá quan phía trước.
Quân nhạc dừng, những khúc nhạc vui tươi vang lên. Sau khúc nhạc chào mừng chiến thắng trở về, Văn Ngạn Bác cao giọng nói:
- Thần cùng bá quan văn võ trong triều thay mặt thiên tử hoan nghênh Tề Vương Điện hạ trở về! Điện hạ trên đường đã chịu nhiều cực khổ! Xin nhận của bọn thần một lạy!
Vừa nghe vậy, Triệu Tông Thực đầu óc quay cuồng, tên Văn Ngạn Bác này đúng là đáng chết!
Trước kia Văn Ngạn Bác cố ý đem đại lễ nghênh đón Điền Vương và Triệu Tông Tích hợp làm một, y lo lắng bách tính sẽ lẫn lộn, cho rằng cục diện hôm nay là dành riêng cho Triệu Tông Tích.
Sau nhiều lần xác nhận Lễ Bộ ghi “Thay mặt thiên tử nghênh đón Điền Vương và Tề Vương Điện hạ”, y mới bớt buồn một chút. Ai ngờ Văn Ngạn Bác đã không đọc theo lời thoại, trực tiếp lược bỏ vị trí đầu của Điền Vương… Nhưng đối với Đoạn Tư Liêm mà nói, thì bi kịch hơn lại chính là hiện tại, có ai biết rằng y thực chất không tới đây, cũng không quan tâm tới chuyện này.
Mấy huynh đệ Triệu Tông Thực cũng may không nói năng gì. Nhưng Văn Ngạn Bác còn chưa dứt lời thì mọi người đã cúi chào cung kính, bách quan mặc dù cảm thấy có chút không đúng, nhưng giữa đại lễ long trọng như thế này một người chỉ là một bộ phận góp phần hoàn thiện nghi thức, chỉ có thể máy móc nói theo, hoặc làm theo mà thôi.
Vì thế hơn bảy trăm văn võ bá quan đồng loạt bái lễ, cao giọng xướng lên:
- Điện hạ trên đường đã chịu nhiều vất vả, xin nhận của chúng thần một lạy!
Mặc dù trong đầu nghĩ ra hàng ngàn những lời lẽ không hay, anh em Triệu Tông Thực không thể không cúi thấp đầu xuống, miễn cưỡng bái chào theo đám quân thần. Đương nhiên miệng nhất định không mở, bảo bọn họ xưng thần với Triệu Tông Tích thì thà giết bọn họ đi còn hơn!
Hoặc là có mở miệng như Triệu Tông Cầu, Triệu Tông Hán, nhưng âm thanh phát ra đều là “ngàn đao đâm thẳng nương tặc”… Những quan viên đứng gần nghe thấy đều trợn mắt há hốc miệng.
Đợi cho bách quan đứng dậy, huynh đệ Triệu Tông Thực lòng tràn đầy bi thương, giống như bị ức hiếp vậy…
Ai ngờ tổn thương kia vẫn chưa kết thúc thì Văn Ngạn Bác lại nói:
- Bái thêm lần nữa…
Văn tướng công thật sự quá đáng lắm rồi, hoàn toàn không làm theo chương trình đã đặt gì cả!
……
Trong thế giới ban đầu của Trần Khác, sau khi Văn Thiên Tường bị bắt đến Nguyên Đại đô (nơi ở của Đại hãn, tiếng Đột Quyết), Hốt Tất Liệt ra lệnh cho y quỳ xuống, Văn Thiên Tường lấy lý do là “nam vái bắc quỳ” cự tuyệt. Điều này cho thấy rằng đối với người Hồ mà nói quỳ là lễ tiết cao nhất, nhưng đối với người Hán mà nói, vái lạy mới là lễ tiết cao nhất của bọn họ.
Một bái mà lại bái nữa là kính lễ tôn cao nhất, chỉ có quân thần đối với quân chủ thì mới có thể tái bái…
Bây giờ dưới sự dẫn dắt của Văn Ngạn Bác, đám quân thần phải bái một lần nữa đối với Triệu Tông Tích, hàm nghĩa trong đó không nói cũng biết.
Không ít người trong lòng cảm thấy khó chịu, nhưng cũng có rất nhiều người tỏ ra nghiêm nghị… Họ biết Văn tướng công gian hoạt như quỷ, như việc “làm sai không màng dư luận” này, lấy lễ quân thần để bái Triệu Tông Tích. Nếu nói đây là nhiệm vụ, thì quỷ cũng không tin!
Đừng quên, hoàng thượng và Hàn tướng công đang ở trong thành Biện Kinh, Văn Ngạn Bác nếu không nắm chắc thì làm sao có thể hành động như một lão già ăn phải thạch tín vậy?
Lời giải thích duy nhất chính là đó là ý của Hoàng thượng…
Mặc dù mùa đông vẫn có ánh nắng mặt trời ấm áp chiếu lên người, nhưng không ít người toàn thân nổi da gà, đây rõ ràng là bước đệm cho việc chuẩn bị lập thái tử!
Thấy Triệu Tông Thực cũng khom người thi lễ với mình, Triệu Tông Tích cảm thấy ngọt ngào giống như giữa mùa hạ được ăn kem mật, ba mươi sáu ngàn lỗ chân lông trên người như được thông thoáng. Nhưng y cũng không dám lên mặt, vội vàng xuống xe đáp lễ lại nói:
- Xin nhận một lạy của tại hạ!
Bình luận truyện