Nhất Phẩm Ngỗ Tác
Chương 8: Lời đồn trong thiên hạ
Đại Hưng bắt nguồn từ lưu vực sông Biện, một con sông Biện bao la hùng vĩ uốn lượn chia tám vạn giang sơn Đại Hưng thành hai bờ Nam Bắc. Biện Châu là cửa ngõ Giang Nam của Đại Hưng, thị trấn đứng đầu - thành Biện Hà tọa lạc ở chỗ giao giới giữa Biện Giang và kênh đào Nam Bắc, là thuỷ vận của Đại Hưng, trung tâm vận chuyển muối, vốn có tiếng giàu mạnh đứng đầu thiên hạ.
Chạng vạng, mặt trời lặn xuống cửa núi, cửa thành đóng lại, ngoài thành vẫn có không ít dân chúng xếp hàng chờ vào thành. Một thiếu niên xấu xí nhanh chóng nhảy xuống khỏi xe ngựa, gia nhập đội ngũ vào thành.
Bên cửa thành, một bảng cáo thị dán ở trên tường thành, một đám thanh niên trai tráng tụ tập ở dưới bảng cáo thị chỉ trỏ.
Thiếu niên từ trong đội ngũ ngẩng đầu nhìn về nơi xa, không nhìn thấy trên bảng cáo thị viết gì, tiếng bàn tán của đám người lại lọt vào trong tai.
“Ngày xưa triều đình trưng binh, phần lớn đều ở phương Bắc. Sao bây giờ lại ra lệnh khẩn trưng binh ở Giang Nam nhỉ?”
“Có lẽ là trưng binh ở phương Bắc mấy năm liền, nhiều dân chúng oán than. Giang Nam không có chiến sự, thuỷ quân lại không giỏi đánh trên lưng ngựa, chỉ đành chiêu mộ tân binh đưa đến Tây Bắc.”
“Ôi! Lại là chiến sự... Đầu năm Hồ Lỗ Mạc Bắc xâm phạm biên quan Tây Bắc ta, Nguyên Đại Tướng quân dẫn quân Tây Bắc Lang phòng thủ đất nước. Hiện giờ đã có mấy chục ngàn tướng sĩ tắm máu sa trường! Quốc nạn rơi xuống, triều đình yết bảng trưng binh, bệ hạ lại ở thuyền rồng Biện Hà Đại Hưng, tuyển nam phi rộng rãi, đêm đêm ở trong hành cung...”
“Suỵt! Mau câm miệng! Ngươi không muốn sống nữa à?”
Bấy giờ người nọ mới chợt nhận ra mình lỡ lời, cuống quýt quét mắt nhìn xung quanh một vòng, thấy quân canh giữ cửa thành đang vội vàng xem xét lộ dẫn và giấy chứng nhận thân phận vào thành của dân chúng, không chú ý đến bên này, lúc này mới thở phào nhẹ nhõm, ngậm miệng không dám nói nữa.
Hiện giờ Đế giá ở ngay trong thành Biện Hà. Đây chẳng phải chuyện hiếm lạ gì với dân chúng Đại Hưng.
Đại Hưng từ khi lập quốc đến nay đã 600 năm, đánh được thiên hạ này nhờ vào lấy Biện Châu làm căn cơ. Sau khi Cao Tổ Hoàng đế định đô ở Thịnh Kinh, hạ chỉ xây hành cung ở thành Biện Hà. Các đời đế vương sau đó đều đến hành cung Biện Hà ở một thời gian ngắn theo lệ cũ.
Chẳng qua đương kim Thánh Thượng đến hơi nhiều lần, ở cũng hơi lâu thôi.
Các đời đế vương Đại Hưng đều thích đến hành cung vào tháng Ba. Cảnh sắc mùa xuân tháng Ba ở Giang Nam rất đẹp, một là để ngắm cảnh, hai là tránh được giá lạnh Thịnh Kinh. Đương kim Thánh Thượng lại khá thích tháng Sáu. Mà Đế giá ở hành cung một lần là tận nửa năm, tháng Chạp mới về Thịnh Kinh. Năm nào cũng như thế.
Tháng Sáu Giang Nam nắng nóng, tháng Chạp Thịnh Kinh giá lạnh, nghe nói mỗi năm cung nhân đi theo Đế giá đều chết một đám trên đường xuôi Nam lên Bắc vì nóng bức và giá lạnh.
Hành vi như vậy rất có tướng hôn quân, mà sự thật cũng đúng là thế.
Đương kim Thánh Thượng là hàng cháu của tiên đế, ngôi đế vốn không tới phiên hắn ngồi.
Ngày Tết Nguyên Tiêu của mười tám năm trước, trong triều sinh biến.
Tiên đế băng hà trong cung, Tả Tướng Nguyên gia và nước phụ thuộc Nam Đồ liên thủ phát động cung biến, lấy danh Tam Vương, Thất Vương hành thích Vua chém chết hai người trong cung yến, tắm máu trong cung.
Thực hư tội danh hành thích Vua còn chưa biết, chỉ biết tiên đế vốn có chín con trai, tranh giành ngôi vị Hoàng đế rất dữ dội. Sau đêm cung biến này đã chết bảy, chỉ còn Ngũ Vương, Lục Vương. Ngũ Vương sức khoẻ yếu ớt, nằm giường bệnh triền miên, dưới gối chỉ có một Công chúa. Lục Vương bình thường hèn nhát, ham mê tửu sắc thành tính, không thể làm Vua. Nguyên Quý phi bèn triệu con vợ cả của Lục Vương vào trong cung, nuôi nấng dưới gối, ra sức bảo vệ hắn đăng cơ thành Đế. Đó là Đế quân Đại Hưng hiện giờ, Bộ Tích Hoan.
Bộ Tích Hoan đăng cơ năm sáu tuổi, Nguyên gia phụ chính. Từ nhỏ hắn đã lộ ra vài phần hoang đường không kiềm chế được, tuổi càng lớn, càng thêm phóng túng không ra thể thống gì.
Nghe nói mười ba tuổi hắn đã nạp cung phi, mặc sức đắm chìm trong sắc đẹp ở hậu cung. Chỉ một mùa hè, tám vị cung phi đã chết năm; mười lăm tuổi lại thích nam tử, vậy mà rộng rãi tuyển nam tử tuấn mỹ trong thiên hạ, bổ sung cho đủ hành cung Biện Hà; mười bảy tuổi tạo thuyền rồng Đại Hưng, từ đây hàng năm chở hơn một ngàn nam phi dạo chơi trên sông Biện. Nước sông bao la hùng vĩ, thuyền rồng xa hoa, ven đường đàn sáo không dứt, chi phí đi lại - châu phủ tiếp giá, ngày tốn vạn kim.
Dân gian sớm có đồng dao: “Ngọc thông mã, xe cửu hoa, nhi lang đáng yêu nhà ai dung nhan như ngọc. Thuyền rồng hưng, thúy hoa (*) tinh, sông nước một ngày mười vạn kim.” Để chỉ đế vương tận tình xa hoa lãng phí, hoang đường vô đạo.
(*) Thúy hoa: lấy lông xanh gắn làm trang sức cờ xí hoặc xe có lọng che trong nghi trượng của đế vương.
Nhưng dân gian còn có đồng dao: “Kỵ binh hí, ngân thương múa, ngang qua Đại Mạc - Hồ Lỗ sợ. Viên môn hưng, kim giáp trừ, anh hùng lang mười năm trấn thủ.” Để nói chủ soái quân Tây Bắc, Nguyên Tu.
Nguyên Tu là con vợ cả Nguyên gia - nhà mẹ đẻ Thái Hoàng Thái Hậu đương triều, khát vọng lại không ở triều đình.
Mười lăm tuổi, hắn tòng quân, một người một ngựa băng băng lao vào mười ngàn quân lấy đầu Nhung Vương, một trận chiến chấn động thiên hạ! Mười bảy tuổi, dẫn tám ngàn kỵ binh tinh nhuệ đánh lén nha trướng Lặc Đan, diệt sạch ba mươi ngàn kỵ binh Lặc Đan, giết Vương tử Lặc Đan - Đột Đáp; Mười tám tuổi, mạnh mẽ chấn chỉnh biên phòng Tây Bắc, thành lập quân Tây Bắc; Hai mươi tuổi, nhận chức Đại Tướng quân của quân Tây Bắc, luyện binh khắc nghiệt, quân kỷ nghiêm minh, rất được dân chúng Tây Bắc kính yêu.
Mười năm qua, Nguyên Tu làm chủ tướng quân Tây Bắc phòng thủ Tây Bắc, chưa từng về kinh.
Mười năm qua, thiết kỵ Ngũ Hồ cao nguyên Mạc Bắc chưa từng sờ vào được cánh cửa biên quan.
Hai trăm ngàn tinh quân biên quan Tây Bắc được xưng Tây Bắc Lang, là một tuyến phòng thủ sắt thép của biên quan Đại Hưng. Ba năm trước, người Nhung xâm phạm biên quan, quân Tây Bắc đánh mười ba trận thắng cả mười ba, chém năm mươi ngàn đầu Hồ Lỗ, treo đầy tường thành biên quan. Đại mạc bão cát mạnh, đến nay vẫn không che hết được máu trên tường thành năm đó.
Ba năm qua, biên quan ít có chiến sự, Mạc Bắc rất an phận. Không biết vì sao, lúc đầu năm, người Nhung vốn không hòa thuận với nhau, vậy mà người Địch, Ô Na, Lặc Đan, Nguyệt Thị Ngũ Hồ lại bắt tay, cùng dẫn ba trăm ngàn đại quân bất ngờ đánh biên quan Tây Bắc. Chiến sự biên quan căng thẳng, triều đình vội vàng ra lệnh trưng binh.
Hiện giờ, Hồ Lỗ xâm phạm biên giới, tướng sĩ Tây Bắc đang tắm máu sa trường, Đế giá lại tầm hoan mua vui ở hành cung, khó trách dân chúng xôn xao oán thán.
Nhưng mà dân có oán nhiều hơn nữa thì đến dưới thành Biện Hà này cũng phải câm miệng, nuốt oán khí vào trong bụng.
Mộ Thanh không có bao nhiêu oán khí với quốc sự đương thời. Nàng là một sợi hồn đến từ thế giới khác. Cho dù nàng đã sống mười sáu năm dưới vương triều phong kiến này thì nàng vẫn không có lòng trung thành với thời đại này. Nàng lạc vào tiện tịch, nếu không phải tinh thông một món nghề, cuộc sống thật sự sẽ không bằng cả dân chúng bình thường. Giai cấp thống trị cách nàng quá xa xôi. Lời đồn trong thiên hạ bực này, nàng còn chẳng quá có hứng nghe.
Chuyện quốc gia, chuyện thiên hạ đều có những kẻ ở trên nhọc lòng, không đến lượt dân đen như nàng. Nàng nhọc lòng chuyện nhà là đủ rồi.
Năm đó, trong thành không có bà vú nào bằng lòng nuôi nấng nàng. Nếu không phải cha không nỡ bỏ nàng thì nàng hoàn toàn không có cơ hội trưởng thành ở thời đại này. Cha nuôi nấng nàng, nàng sẽ dùng cả đời, phụng dưỡng ông ấy sống hết quãng đời còn lại.
Về phần mười tám năm trước, trong triều đã xảy ra chuyện gì, nhà mẹ của nàng có thân phận gì, nàng không có hứng thú biết.
Mộ Thanh giương mắt nhìn về phía cửa thành, đội ngũ vốn rất dài ở phía trước giờ chỉ còn mấy người, không lâu sau là đến lượt nàng. Nàng cúi đầu, một lần nữa thay bằng dáng vẻ khờ ngốc nhút nhát kia. Khi quân coi giữ xem xét lộ dẫn và giấy chứng nhận thân phận nhìn thấy tên nàng, quả nhiên nhìn thêm mấy cái, thấy nàng không có khác thường thì cho nàng vào thành.
Hoàng hôn rơi xuống, ánh chiều tà nhuộm mặt sông, một đường ráng đỏ kéo đại thành nguy nga. Trời chưa tối hẳn, trong thành đã điểm đèn dầu, trên đường đá xanh đèn đuốc rực rỡ, như ngân hà rơi xuống nhân gian. Chưa đến đêm, trên đường đã nghe tiếng hát uyển chuyển mềm mại trên các lâu thuyền ca thuyền. Trà lâu, quán rượu, sòng bạc, cửa hàng ồn ào ầm ĩ, hương trà hương rượu hương phấn son rải khắp phố dài. Nam tử qua lại tay áo rộng như gió, nữ tử váy lụa uốn lượn lung linh, dần dần trải ra một bức họa xán lạn của thành cổ sáu trăm năm phồn hoa.
Mộ Thanh mới tới thành Biện Hà, nhưng không bị lạc phương hướng. Nàng đứng ở cửa thành một lúc lâu, nhìn rõ bố cục đại khái trong thành rồi đi thẳng về phía Tây thành.
Phía Tây thành cửa hàng san sát, hàng rèn, hàng trang sức, hàng tơ lụa, tiền trang trải đều mấy con phố. Trên những con đường này, đám người rộn ràng qua lại vô cùng náo nhiệt, khiến cho một đầu con phố khác có vẻ hơi quạnh quẽ. Mộ Thanh đi về con đường quạnh quẽ kia. Đầu phố treo mấy cái đèn lồng trắng, mặt tiền cửa hiệu dưới đèn lồng đều là quan tài. Mộ Thanh bước qua mấy hàng bán quan tài kia, bước chân không ngừng, thẳng đến cuối phố.
Cuối phố, tới đoạn đường gần tường thành, một tòa quan nha đóng chặt cửa lớn. Trước cửa không thắp đèn lồng, ban đêm có vẻ âm khí dày đặc, dựa vào ánh sáng lờ mờ từ mấy tiệm quan tài nơi xa mới nhìn rõ chữ to trên tấm biển trước cửa - Nghĩa trang.
Nghĩa trang này không phải thôn trang tiếp tế cho dân nghèo, mà chuyên dùng để đặt người chết. Thi thể đặt ở nghĩa trang, phần lớn là nghèo đến không thể nhập liệm hoặc chết tha hương chờ người nhà đưa về an táng. Trong đó, quan phủ chê đặt xác chết ở nha môn sẽ có mùi thối, nên những xác người cần khám nghiệm cũng sẽ đưa đến nghĩa trang rồi bảo Ngỗ Tác đến khám nghiệm.
Nói trắng ra nghĩa trang chính là nhà xác.
Hơn nửa tháng trước, cha nhận công văn của phủ Thứ Sử đến thành Biện Hà khám nghiệm thi thể, đến nghĩa trang tìm ông ấy chắc chắn là đúng đắn.
Mộ Thanh nghĩ vậy bèn tiến lên gõ cửa.
Một lát sau cửa mở, người ra mở cửa là một ông cụ lưng còng, dáng vẻ còn buồn ngủ, thấy Mộ Thanh thì kinh ngạc.
“Lão tiên sinh, ta đến tìm người. Xin hỏi Mộ lão - Mộ Hoài Sơn - Ngỗ Tác huyện Cổ Thủy có ở bên trong không?” Mộ Thanh biết vì sao người trông cửa này kinh ngạc, từ trước đến nay nơi đặt xác chết ít có người tới, không có việc tang lễ thì đến việc đi ngang qua người ta cũng ngại đen đủi. Người đến cửa nghĩa trang càng ít. Dù có người đến thì cũng là ban ngày, buổi tối ngoài Ngỗ Tác ra, rất ít có người dám tới.
Nhưng nàng chính là Ngỗ Tác. Hai đời làm Ngỗ Tác, người khác sợ tử thi, nàng lại thấy đủ loại rồi, không có lý nào mà sợ cả.
Mộ Thanh chưa bỏ dịch dung, cũng không nói toạc việc này, chỉ đi thẳng vào vấn đề, nói thẳng ý đồ đến.
Ông lão còng lưng kia nghe vậy, sắc mặt lại bỗng nhiên hơi đổi, ánh mắt có vẻ đen tối khó hiểu trong bóng tối. Lão không đợi Mộ Thanh nhìn kỹ, đã gật đầu nói: “Hóa ra là đến tìm Mộ lão. Vào đi, người ở ngay trong này.”
Dứt lời lão xoay người đi vào. Mộ Thanh đi theo phía sau ông lão, thấy lão cong eo cầm theo đèn lồng trắng, bóng dáng sinh ra vài phần tử khí âm trầm ở trong bóng tối.
“Là người Mộ gia thuê cậu đến à?” Giọng ông lão xuyên qua bóng tối truyền đến, vừa đi vừa nói: “Tiểu tử cậu to gan thật đấy. Còn chưa từng có ai tối muộn mà dám đến nghĩa trang đưa thi thể đâu.”
Mộ Thanh sửng sốt, ngơ ngác hiếm có.
Lại thấy ông lão tiếp tục đi về phía trước: “Sao chỉ có một mình cậu? Mộ gia không thuê thêm người nữa à? Ta nói cho cậu biết, một người không có cách nào đưa thi thể đi đâu, chỉ có thể dùng lưng. Cậu có thể chịu nổi mùi kia à?”
Mộ Thanh đã dừng bước chân lại.
“Mộ gia thuê cậu từ khi nào, sao bây giờ mới đến? Tháng sáu mưa nhiều, xác chết thối rữa nhanh lắm. Muộn thêm mấy ngày nữa là phải đưa người ra khỏi thành chôn ở bãi tha ma. Để lại trong thành sợ gây ôn dịch.”
Ông lão vừa lải nhải vừa bước lên bậc thang, đèn lồng trong tay chiếu xuống mặt đất ở đại sảnh: “Này, người ở đằng kia, qua đây nhìn xem.”
Mộ Thanh đứng ở trong viện, theo ánh đèn nhạt kia nhìn lại, chỉ thấy một người được cuộn trong chiếu trên mặt đất, lộ ra một đôi chân đi giày quan...
Chạng vạng, mặt trời lặn xuống cửa núi, cửa thành đóng lại, ngoài thành vẫn có không ít dân chúng xếp hàng chờ vào thành. Một thiếu niên xấu xí nhanh chóng nhảy xuống khỏi xe ngựa, gia nhập đội ngũ vào thành.
Bên cửa thành, một bảng cáo thị dán ở trên tường thành, một đám thanh niên trai tráng tụ tập ở dưới bảng cáo thị chỉ trỏ.
Thiếu niên từ trong đội ngũ ngẩng đầu nhìn về nơi xa, không nhìn thấy trên bảng cáo thị viết gì, tiếng bàn tán của đám người lại lọt vào trong tai.
“Ngày xưa triều đình trưng binh, phần lớn đều ở phương Bắc. Sao bây giờ lại ra lệnh khẩn trưng binh ở Giang Nam nhỉ?”
“Có lẽ là trưng binh ở phương Bắc mấy năm liền, nhiều dân chúng oán than. Giang Nam không có chiến sự, thuỷ quân lại không giỏi đánh trên lưng ngựa, chỉ đành chiêu mộ tân binh đưa đến Tây Bắc.”
“Ôi! Lại là chiến sự... Đầu năm Hồ Lỗ Mạc Bắc xâm phạm biên quan Tây Bắc ta, Nguyên Đại Tướng quân dẫn quân Tây Bắc Lang phòng thủ đất nước. Hiện giờ đã có mấy chục ngàn tướng sĩ tắm máu sa trường! Quốc nạn rơi xuống, triều đình yết bảng trưng binh, bệ hạ lại ở thuyền rồng Biện Hà Đại Hưng, tuyển nam phi rộng rãi, đêm đêm ở trong hành cung...”
“Suỵt! Mau câm miệng! Ngươi không muốn sống nữa à?”
Bấy giờ người nọ mới chợt nhận ra mình lỡ lời, cuống quýt quét mắt nhìn xung quanh một vòng, thấy quân canh giữ cửa thành đang vội vàng xem xét lộ dẫn và giấy chứng nhận thân phận vào thành của dân chúng, không chú ý đến bên này, lúc này mới thở phào nhẹ nhõm, ngậm miệng không dám nói nữa.
Hiện giờ Đế giá ở ngay trong thành Biện Hà. Đây chẳng phải chuyện hiếm lạ gì với dân chúng Đại Hưng.
Đại Hưng từ khi lập quốc đến nay đã 600 năm, đánh được thiên hạ này nhờ vào lấy Biện Châu làm căn cơ. Sau khi Cao Tổ Hoàng đế định đô ở Thịnh Kinh, hạ chỉ xây hành cung ở thành Biện Hà. Các đời đế vương sau đó đều đến hành cung Biện Hà ở một thời gian ngắn theo lệ cũ.
Chẳng qua đương kim Thánh Thượng đến hơi nhiều lần, ở cũng hơi lâu thôi.
Các đời đế vương Đại Hưng đều thích đến hành cung vào tháng Ba. Cảnh sắc mùa xuân tháng Ba ở Giang Nam rất đẹp, một là để ngắm cảnh, hai là tránh được giá lạnh Thịnh Kinh. Đương kim Thánh Thượng lại khá thích tháng Sáu. Mà Đế giá ở hành cung một lần là tận nửa năm, tháng Chạp mới về Thịnh Kinh. Năm nào cũng như thế.
Tháng Sáu Giang Nam nắng nóng, tháng Chạp Thịnh Kinh giá lạnh, nghe nói mỗi năm cung nhân đi theo Đế giá đều chết một đám trên đường xuôi Nam lên Bắc vì nóng bức và giá lạnh.
Hành vi như vậy rất có tướng hôn quân, mà sự thật cũng đúng là thế.
Đương kim Thánh Thượng là hàng cháu của tiên đế, ngôi đế vốn không tới phiên hắn ngồi.
Ngày Tết Nguyên Tiêu của mười tám năm trước, trong triều sinh biến.
Tiên đế băng hà trong cung, Tả Tướng Nguyên gia và nước phụ thuộc Nam Đồ liên thủ phát động cung biến, lấy danh Tam Vương, Thất Vương hành thích Vua chém chết hai người trong cung yến, tắm máu trong cung.
Thực hư tội danh hành thích Vua còn chưa biết, chỉ biết tiên đế vốn có chín con trai, tranh giành ngôi vị Hoàng đế rất dữ dội. Sau đêm cung biến này đã chết bảy, chỉ còn Ngũ Vương, Lục Vương. Ngũ Vương sức khoẻ yếu ớt, nằm giường bệnh triền miên, dưới gối chỉ có một Công chúa. Lục Vương bình thường hèn nhát, ham mê tửu sắc thành tính, không thể làm Vua. Nguyên Quý phi bèn triệu con vợ cả của Lục Vương vào trong cung, nuôi nấng dưới gối, ra sức bảo vệ hắn đăng cơ thành Đế. Đó là Đế quân Đại Hưng hiện giờ, Bộ Tích Hoan.
Bộ Tích Hoan đăng cơ năm sáu tuổi, Nguyên gia phụ chính. Từ nhỏ hắn đã lộ ra vài phần hoang đường không kiềm chế được, tuổi càng lớn, càng thêm phóng túng không ra thể thống gì.
Nghe nói mười ba tuổi hắn đã nạp cung phi, mặc sức đắm chìm trong sắc đẹp ở hậu cung. Chỉ một mùa hè, tám vị cung phi đã chết năm; mười lăm tuổi lại thích nam tử, vậy mà rộng rãi tuyển nam tử tuấn mỹ trong thiên hạ, bổ sung cho đủ hành cung Biện Hà; mười bảy tuổi tạo thuyền rồng Đại Hưng, từ đây hàng năm chở hơn một ngàn nam phi dạo chơi trên sông Biện. Nước sông bao la hùng vĩ, thuyền rồng xa hoa, ven đường đàn sáo không dứt, chi phí đi lại - châu phủ tiếp giá, ngày tốn vạn kim.
Dân gian sớm có đồng dao: “Ngọc thông mã, xe cửu hoa, nhi lang đáng yêu nhà ai dung nhan như ngọc. Thuyền rồng hưng, thúy hoa (*) tinh, sông nước một ngày mười vạn kim.” Để chỉ đế vương tận tình xa hoa lãng phí, hoang đường vô đạo.
(*) Thúy hoa: lấy lông xanh gắn làm trang sức cờ xí hoặc xe có lọng che trong nghi trượng của đế vương.
Nhưng dân gian còn có đồng dao: “Kỵ binh hí, ngân thương múa, ngang qua Đại Mạc - Hồ Lỗ sợ. Viên môn hưng, kim giáp trừ, anh hùng lang mười năm trấn thủ.” Để nói chủ soái quân Tây Bắc, Nguyên Tu.
Nguyên Tu là con vợ cả Nguyên gia - nhà mẹ đẻ Thái Hoàng Thái Hậu đương triều, khát vọng lại không ở triều đình.
Mười lăm tuổi, hắn tòng quân, một người một ngựa băng băng lao vào mười ngàn quân lấy đầu Nhung Vương, một trận chiến chấn động thiên hạ! Mười bảy tuổi, dẫn tám ngàn kỵ binh tinh nhuệ đánh lén nha trướng Lặc Đan, diệt sạch ba mươi ngàn kỵ binh Lặc Đan, giết Vương tử Lặc Đan - Đột Đáp; Mười tám tuổi, mạnh mẽ chấn chỉnh biên phòng Tây Bắc, thành lập quân Tây Bắc; Hai mươi tuổi, nhận chức Đại Tướng quân của quân Tây Bắc, luyện binh khắc nghiệt, quân kỷ nghiêm minh, rất được dân chúng Tây Bắc kính yêu.
Mười năm qua, Nguyên Tu làm chủ tướng quân Tây Bắc phòng thủ Tây Bắc, chưa từng về kinh.
Mười năm qua, thiết kỵ Ngũ Hồ cao nguyên Mạc Bắc chưa từng sờ vào được cánh cửa biên quan.
Hai trăm ngàn tinh quân biên quan Tây Bắc được xưng Tây Bắc Lang, là một tuyến phòng thủ sắt thép của biên quan Đại Hưng. Ba năm trước, người Nhung xâm phạm biên quan, quân Tây Bắc đánh mười ba trận thắng cả mười ba, chém năm mươi ngàn đầu Hồ Lỗ, treo đầy tường thành biên quan. Đại mạc bão cát mạnh, đến nay vẫn không che hết được máu trên tường thành năm đó.
Ba năm qua, biên quan ít có chiến sự, Mạc Bắc rất an phận. Không biết vì sao, lúc đầu năm, người Nhung vốn không hòa thuận với nhau, vậy mà người Địch, Ô Na, Lặc Đan, Nguyệt Thị Ngũ Hồ lại bắt tay, cùng dẫn ba trăm ngàn đại quân bất ngờ đánh biên quan Tây Bắc. Chiến sự biên quan căng thẳng, triều đình vội vàng ra lệnh trưng binh.
Hiện giờ, Hồ Lỗ xâm phạm biên giới, tướng sĩ Tây Bắc đang tắm máu sa trường, Đế giá lại tầm hoan mua vui ở hành cung, khó trách dân chúng xôn xao oán thán.
Nhưng mà dân có oán nhiều hơn nữa thì đến dưới thành Biện Hà này cũng phải câm miệng, nuốt oán khí vào trong bụng.
Mộ Thanh không có bao nhiêu oán khí với quốc sự đương thời. Nàng là một sợi hồn đến từ thế giới khác. Cho dù nàng đã sống mười sáu năm dưới vương triều phong kiến này thì nàng vẫn không có lòng trung thành với thời đại này. Nàng lạc vào tiện tịch, nếu không phải tinh thông một món nghề, cuộc sống thật sự sẽ không bằng cả dân chúng bình thường. Giai cấp thống trị cách nàng quá xa xôi. Lời đồn trong thiên hạ bực này, nàng còn chẳng quá có hứng nghe.
Chuyện quốc gia, chuyện thiên hạ đều có những kẻ ở trên nhọc lòng, không đến lượt dân đen như nàng. Nàng nhọc lòng chuyện nhà là đủ rồi.
Năm đó, trong thành không có bà vú nào bằng lòng nuôi nấng nàng. Nếu không phải cha không nỡ bỏ nàng thì nàng hoàn toàn không có cơ hội trưởng thành ở thời đại này. Cha nuôi nấng nàng, nàng sẽ dùng cả đời, phụng dưỡng ông ấy sống hết quãng đời còn lại.
Về phần mười tám năm trước, trong triều đã xảy ra chuyện gì, nhà mẹ của nàng có thân phận gì, nàng không có hứng thú biết.
Mộ Thanh giương mắt nhìn về phía cửa thành, đội ngũ vốn rất dài ở phía trước giờ chỉ còn mấy người, không lâu sau là đến lượt nàng. Nàng cúi đầu, một lần nữa thay bằng dáng vẻ khờ ngốc nhút nhát kia. Khi quân coi giữ xem xét lộ dẫn và giấy chứng nhận thân phận nhìn thấy tên nàng, quả nhiên nhìn thêm mấy cái, thấy nàng không có khác thường thì cho nàng vào thành.
Hoàng hôn rơi xuống, ánh chiều tà nhuộm mặt sông, một đường ráng đỏ kéo đại thành nguy nga. Trời chưa tối hẳn, trong thành đã điểm đèn dầu, trên đường đá xanh đèn đuốc rực rỡ, như ngân hà rơi xuống nhân gian. Chưa đến đêm, trên đường đã nghe tiếng hát uyển chuyển mềm mại trên các lâu thuyền ca thuyền. Trà lâu, quán rượu, sòng bạc, cửa hàng ồn ào ầm ĩ, hương trà hương rượu hương phấn son rải khắp phố dài. Nam tử qua lại tay áo rộng như gió, nữ tử váy lụa uốn lượn lung linh, dần dần trải ra một bức họa xán lạn của thành cổ sáu trăm năm phồn hoa.
Mộ Thanh mới tới thành Biện Hà, nhưng không bị lạc phương hướng. Nàng đứng ở cửa thành một lúc lâu, nhìn rõ bố cục đại khái trong thành rồi đi thẳng về phía Tây thành.
Phía Tây thành cửa hàng san sát, hàng rèn, hàng trang sức, hàng tơ lụa, tiền trang trải đều mấy con phố. Trên những con đường này, đám người rộn ràng qua lại vô cùng náo nhiệt, khiến cho một đầu con phố khác có vẻ hơi quạnh quẽ. Mộ Thanh đi về con đường quạnh quẽ kia. Đầu phố treo mấy cái đèn lồng trắng, mặt tiền cửa hiệu dưới đèn lồng đều là quan tài. Mộ Thanh bước qua mấy hàng bán quan tài kia, bước chân không ngừng, thẳng đến cuối phố.
Cuối phố, tới đoạn đường gần tường thành, một tòa quan nha đóng chặt cửa lớn. Trước cửa không thắp đèn lồng, ban đêm có vẻ âm khí dày đặc, dựa vào ánh sáng lờ mờ từ mấy tiệm quan tài nơi xa mới nhìn rõ chữ to trên tấm biển trước cửa - Nghĩa trang.
Nghĩa trang này không phải thôn trang tiếp tế cho dân nghèo, mà chuyên dùng để đặt người chết. Thi thể đặt ở nghĩa trang, phần lớn là nghèo đến không thể nhập liệm hoặc chết tha hương chờ người nhà đưa về an táng. Trong đó, quan phủ chê đặt xác chết ở nha môn sẽ có mùi thối, nên những xác người cần khám nghiệm cũng sẽ đưa đến nghĩa trang rồi bảo Ngỗ Tác đến khám nghiệm.
Nói trắng ra nghĩa trang chính là nhà xác.
Hơn nửa tháng trước, cha nhận công văn của phủ Thứ Sử đến thành Biện Hà khám nghiệm thi thể, đến nghĩa trang tìm ông ấy chắc chắn là đúng đắn.
Mộ Thanh nghĩ vậy bèn tiến lên gõ cửa.
Một lát sau cửa mở, người ra mở cửa là một ông cụ lưng còng, dáng vẻ còn buồn ngủ, thấy Mộ Thanh thì kinh ngạc.
“Lão tiên sinh, ta đến tìm người. Xin hỏi Mộ lão - Mộ Hoài Sơn - Ngỗ Tác huyện Cổ Thủy có ở bên trong không?” Mộ Thanh biết vì sao người trông cửa này kinh ngạc, từ trước đến nay nơi đặt xác chết ít có người tới, không có việc tang lễ thì đến việc đi ngang qua người ta cũng ngại đen đủi. Người đến cửa nghĩa trang càng ít. Dù có người đến thì cũng là ban ngày, buổi tối ngoài Ngỗ Tác ra, rất ít có người dám tới.
Nhưng nàng chính là Ngỗ Tác. Hai đời làm Ngỗ Tác, người khác sợ tử thi, nàng lại thấy đủ loại rồi, không có lý nào mà sợ cả.
Mộ Thanh chưa bỏ dịch dung, cũng không nói toạc việc này, chỉ đi thẳng vào vấn đề, nói thẳng ý đồ đến.
Ông lão còng lưng kia nghe vậy, sắc mặt lại bỗng nhiên hơi đổi, ánh mắt có vẻ đen tối khó hiểu trong bóng tối. Lão không đợi Mộ Thanh nhìn kỹ, đã gật đầu nói: “Hóa ra là đến tìm Mộ lão. Vào đi, người ở ngay trong này.”
Dứt lời lão xoay người đi vào. Mộ Thanh đi theo phía sau ông lão, thấy lão cong eo cầm theo đèn lồng trắng, bóng dáng sinh ra vài phần tử khí âm trầm ở trong bóng tối.
“Là người Mộ gia thuê cậu đến à?” Giọng ông lão xuyên qua bóng tối truyền đến, vừa đi vừa nói: “Tiểu tử cậu to gan thật đấy. Còn chưa từng có ai tối muộn mà dám đến nghĩa trang đưa thi thể đâu.”
Mộ Thanh sửng sốt, ngơ ngác hiếm có.
Lại thấy ông lão tiếp tục đi về phía trước: “Sao chỉ có một mình cậu? Mộ gia không thuê thêm người nữa à? Ta nói cho cậu biết, một người không có cách nào đưa thi thể đi đâu, chỉ có thể dùng lưng. Cậu có thể chịu nổi mùi kia à?”
Mộ Thanh đã dừng bước chân lại.
“Mộ gia thuê cậu từ khi nào, sao bây giờ mới đến? Tháng sáu mưa nhiều, xác chết thối rữa nhanh lắm. Muộn thêm mấy ngày nữa là phải đưa người ra khỏi thành chôn ở bãi tha ma. Để lại trong thành sợ gây ôn dịch.”
Ông lão vừa lải nhải vừa bước lên bậc thang, đèn lồng trong tay chiếu xuống mặt đất ở đại sảnh: “Này, người ở đằng kia, qua đây nhìn xem.”
Mộ Thanh đứng ở trong viện, theo ánh đèn nhạt kia nhìn lại, chỉ thấy một người được cuộn trong chiếu trên mặt đất, lộ ra một đôi chân đi giày quan...
Bình luận truyện