Nhu Phong
Chương 32
Đêm hôm nay, Bão Kê nương nương và Lý Nhu Phong lại đến chợ quỷ.
Lý Nhu Phong hỏi nàng: “Nương nương, ngài xem một quẻ thì kiếm được bao nhiêu?”
Bão Kê nương nương im lặng nhẩm tính. Nắn xương tất nhiên là kiếm được nhiều nhất, nếu vớ phải tai to mặt lớn, như bọn Tiêu Yên chẳng hạn, nàng có thể thu bộn tiền xài cả đời không hết. Có điều là, nàng liếc qua Lý Nhu Phong, đời này nàng chẳng muốn nắn xương cho bất cứ ai nữa rồi.
Kế tiếp là bói mai rùa, cơ mà mai rùa đã đưa cho thợ rèn đạo sĩ, cách này cũng không xong.
Giờ chỉ còn mỗi món Thái Ất Lục Nhâm, Tử Vi đẩu số [*].
[*] Thái Ất: Quan sát chuyển động của tinh tú để tính ra ảnh hưởng của chúng đến con người, thời tiết, hưng vong của thiên hạ…
Lục Nhâm: Xem chu kỳ phối hợp giữa Thiên can và Địa chi để tính cát hung.
Tử Vi đẩu số: Dựa vào giờ, ngày, tháng, năm sinh và giới tính để tính vận mệnh.
Nàng nói: “Bày quán ở chợ quỷ thì một quẻ nhiều nhất năm đồng.” Một quan là một ngàn đồng, muốn gom đủ trả cho thanh rựa kia thì chắc phải ngồi hết mấy tháng.
Lý Nhu Phong ngẫm nghĩ: “Nương nương, ít nhất chúng ta phải có khoảng chục đồng vốn. Giờ ngài xem luôn vài quẻ được không?”
Bão Kê nương nương gật đầu: “Ta phải ôm theo gà đã.”
Cũng giống như thầy bói phải trưng cờ phan, gà trống phượng hoàng ngũ sắc chính là biển hiệu vàng của Bão Kê nương nương. Đối với phần lớn người trong chợ quỷ thì tướng mạo của Bão Kê nương nương không gây ấn tượng khắc sâu lắm. Nương nương ôm gà mới là Bão Kê nương nương, nương nương không ôm gà thì chẳng mấy ai nhận ra được.
Đã lâu lắm rồi Bão Kê nương nương không vào chợ quỷ xem quẻ, hôm nay vừa bày quán đã có cả đám người xúm xít lại. Bão Kê nương nương làm theo lời Lý Nhu Phong: “Các vị nghe kỹ đây, năm đồng một quẻ, chỉ nhận tính ba quẻ!”
Bão Kê nương nương hơi tiếc xíu. Xem hôm nay đông khách vậy, nàng nhắm có.thể cho ra mười mấy hai chục quẻ, chưa biết chừng còn nâng giá được nữa.
Nhưng Lý Nhu Phong đã dặn ba quẻ, ừ thì ba quẻ vậy.
Lấy được mười lăm đồng, Lý Nhu Phong bảo nàng dẫn mình đến chỗ bán văn vật cổ trong chợ quỷ, khu Cây Liễu To.
Thế sự rối ren, vật đổi sao dời, vương kỳ lớn trên đầu thành Kiến Khang thay hết lượt này đến lượt khác. Ngày nay đắc thế, mai kia rơi đầu, bạc triệu gia tài theo sóng cuồn cuộn chảy về đông. Những thứ của hiếm vật quý kia rồi sẽ trôi về đâu? Phường đào mộ, hạng trộm cắp, quân cướp bóc, chúng sẽ nhân thể tráo đổi, trục lợi, thừa nước đục thả câu.
Lúc trước Bão Kê nương nương cũng thường xuyên đến khu Cây Liễu To, chủ yếu là vì mấy thứ gạch Tần ngói Hán, bia đá Ngụy Tấn đồ. Mà những thứ này toàn loại đắt đỏ cả nên nàng chẳng dành dụm được xu nào.
Bởi vậy, chỉ có mười lăm đồng thì mua gì nổi chứ?
Lý Nhu Phong nhờ Bão Kê nương nương dắt chàng đến chỗ bán mấy thứ như giấy mực bút nghiên cổ. Toàn đồ lặt vặt nho nhỏ. Chàng hỏi: “Có ấn triện không?”
Bão Kê nương nương cầm ngón tay chàng, chỉ dẫn chàng sờ từng ấn ngọc, đồng, đá, ngà voi, sừng tê giác…
Lý Nhu Phong chau mày, nín thở, tất cả tinh thần đều tập trung vào những ngón tay thon gọn xinh đẹp, vào đầu vân tay vuốt khớp với nét chữ điêu khắc trên ấn. Bão Kê nương nương nhìn chàng không chớp mắt, nhìn hàng mày nhíu chặt, lại nhìn ngón tay chàng tỉ mỉ dịch chuyển.
Ông chủ tiệm này hỏi Bão Kê nương nương: “Bữa nay nương nương còn mua gạch ngói chứ?Tôi vừa tìm được viên ngói câu đầu ‘Trường Lạc Vị Ương’ từ thời Hán Vũ đế, hàng thật đấy nhé.”
Chủ tiệm cạnh bên to tiếng chen ngang: “Nương nương chỉ thích gạch có chữ trong «Thiếp Lan Đình» thôi. Ông khỏi cần chèo kéo, há há”
Chủ tiệm bên này giận: “Biết đâu đấy! Nương nương, ai kia còn trộn đồ giả vào lừa ngài, chứ của tôi là bảo đảm hàng thật!”
Bão Kê nương nương nghĩ bụng: Mấy ông đừng nói nữa!Ngay trước mặt Lý Nhu Phong, bao nhiêu phong độ của nàng đều bị hai lão này dập sạch!
Nàng xấu hổ chẳng biết giấu mặt vào đâu, lặng lẽ lui ra sau. Thế nhưng ngay giữa đêm khuya, quầng lửa rừng rực xinh đẹp trong tầng ánh kim rạng rỡ như nàng làm sao thoát khỏi tầm mắt của Lý Nhu Phong. Chàng bèn lật tay nắm chặt tay Bão Kê nương nương, nhặt một ấn ngọc phủ màu thời gian lên hỏi chủ tiệm: “Cái này bao nhiêu thế ông chủ?”
“Đây là ngọc cổ từ thời Tiên Tần. Nể mặt Bão Kê nương nương, tôi để giá hữu nghị thôi, bốn quan nhé.”
Lý Nhu Phong thở dài não nề, hỏi Bão Kê nương nương: “Nương nương, chúng ta còn bao nhiêu?”
Bão Kê nương nương vẫn chưa bắt kịp, không rõ tình huống lắm nên chỉ “A” lên, rồi đều giọng đáp: “Có mỗi mười lăm đồng, sao mua cái này được!”
Nàng vốn tưởng chàng muốn đến xem cho biết, chứ đâu ngờ còn định mua thật, nên vội ngăn lại: “Chàng mua ấn triện làm gì? Phung phí vừa thôi!”
Lý Nhu Phong bất đắc dĩ: “Nương nương, tôi tốt xấu gì cũng là người đọc sách, thuộc dòng dõi thư hương, ít nhất phải có ấn riêng chứ?”
Bão Kê nương nương lập tức tìm ngay giải pháp: “Chàng thích ấn thì để ta khắc cho! Ở nhà còn nhiều đá lắm, cực nhiều luôn ấy!”
Lý Nhu Phong tuôn một tràng: “Ấn ngọc cứng cỏi, bền chắc, sáng trong, mài mấy cũng không mòn, nhuộm mấy cũng không đen, là khí tiết quân tử…”
Bão Kê nương nương ngắt lời: “Rồi rồi rồi, chờ ta kiếm được nhiều tiền sẽ mua ngọc cho chàng. Hôm nay thì xin miễn!” Nàng kéo kéo lôi lôi chàng đi.
Chủ tiệm cứ buồn cười, hứng chí dòm hai người họ nhì nhèo. Lại nghĩ bụng mười lăm đồng cũng là tiền, thế là cầm ngay một ấn ngà đã lốm đốm đen thảy cho Lý Nhu Phong: “Đây, cái này vừa túi cậu đấy, mười lăm đồng.”
Lý Nhu Phong sờ thử, chợt nổi giận đùng đùng: “Chưa kể chữ khắc quá thô, cái ấn này còn dính nước tiểu chuột nổi đốm đen, vậy mà ông còn lấy ra lừa tôi! Ông xấu lắm, bắt nạt tôi mù lòa!”
Chàng nói rất tủi thân, Bão Kê nương nương thấy đôi mắt ti hí của chủ tiệm lấp lóe hung tợn. Mặt chủ tiệm cứ thoắt xanh thoắt tím. Ngà voi tối kỵ nước tiểu chuột, chỉ dây vào tí teo cũng bị đen ngay, còn loang ra xung quanh, không cách nào xóa sạch. Ông ta đâu ngờ Lý Nhu Phong còn sờ ra được điều này, mới biết mình đụng phải dân sành sỏi rồi. Ông ta chẳng kịp nghĩ kỹ, vội xua tay bảo: “Năm đồng đấy, được thì lấy không thì thôi.”
Bão Kê nương nương lầm bầm: “Thế này mà cũng năm đồng à?” Nhưng thấy Lý Nhu Phong cứ cầm khư khư chẳng chịu buông, nàng đành phải dâng ra năm đồng.
Lý Nhu Phong nghĩ bụng, đống gạch giả hồi trước cô tha về nhà còn không biết tốn kém bao nhiêu kìa. Nghĩ đến đây lại thầm thở dài, chàng với tay tìm quầng lửa kia, nắm lấy cổ tay gầy gò của nàng.
Sau đó lại vung năm đồng mua một hộp gấm đẹp lung linh. Lý Nhu Phong bảo: “Cứ lấy hộp thật đẹp vào, phải làm sao tôn lên vẻ cao quý cho ấn ngà này.”
Bão Kê nương nương cạn lời, một cục ấn ngà dính nước tiểu chuột thì cao quý nỗi gì! Nhưng Lý Nhu Phong đã thích thế, vậy cứ tùy ý chàng đi.
Còn dư lại năm đồng. Lấy hai đồng chia cho gia đình bị Bão Kê nương nương lén mượn tạm gà trống, lúc trả về thì đặt trên nóc chuồng. Ba đồng khác, Lý Nhu Phong mua hai ống trúc nước lê, bọn họ dừng chân ở đầu chợ quỷ để cùng uống.
Bão Kê nương nương nói: “Lý Nhu Phong, ta lạnh quá.”
Nhưng dương bạt từ đầu đến chân đều là lửa đỏ, làm sao mà lạnh được. Người cõi âm buốt cóng toàn thân mới là thật sự lạnh đấy.
Lý Nhu Phong vòng tay ôm nàng vào lòng, thủ thỉ: “Sau này ngài cứ bảo nóng thôi. Than lạnh thế thì lộ liễu lắm.”
***
Ngày kế tiếp, Bão Kê nương nương muốn ra ngoài, kẻ hầu trong phủ tới báo với Dương Đăng, rằng Bão Kê nương nương tính về nhà cầm cố tài sản để đổi tiền. Dương Đăng không cho phép. Chẳng mấy chốc kẻ hầu kia lại chạy qua báo, Bão Kê nương nương tuyệt thực thắt cổ. Dương Đăng phì cười, quá là tài, không khóc không quấy, trực tiếp thắt cổ. Thế là phải sắp xếp hai gã hầu kè kè theo nàng xuống phố, xem thử nàng có thể giở trò gì được.
Bão Kê nương nương và Lý Nhu Phong đâu có ý định trốn chạy, thành thử cũng chẳng thèm tránh mặt hai gã kia, cứ thoải mái làm việc của mình. Lý Nhu Phong chỉ Bão Kê nương nương đến dinh thự của một gia tộc thư hương, bảo nàng bán ấn ngà kia cho cụ ông trong nhà.
“Đừng nhìn ấn ngà này khắc chữ thô thiển mà xem thường. Đây là ấn của một viên quan từ thời Tần Nhị Thế đấy. Chữ khắc còn vụng là vì viên quan đấy nóng lòng nhận sắc phong, không kịp chờ đúc mà chỉ vội vàng khắc nhanh rồi dùng luôn. Cho nên ấn này còn được gọi là ‘Cấp tốc hoàn thành‘ [*]. Ấn quan từ thời hoàng đế Nhị Thế truyền lưu trong dân gian vốn cũng không nhiều, loại cấp tốc hoàn thành này lại càng hiếm có.”
[*] Ấn chương được dùng phổ biến là ấn đúc, tức là khắc chữ lên ấn rồi đem đúc, xong mới đưa vào sử dụng. Một số ít là dùng luôn ấn phôi, tức là chưa được đúc, chỉ khắc chữ trực tiếp lên ấn.
“Vậy ta phải rao giá bao nhiêu?”
“Cái này có vết nước tiểu chuột, ngài nói năm quan thôi. Thấp hơn thì đừng bán.”
Bão Kê nương nương hết hồn: “Còn đắt hơn cả ấn ngọc kia nữa?”
“Ngọc cổ mới quý. Chứ ấn ngọc kia là ngọc mới, vừa chiên dầu thôi [*], còn chưa đáng một đồng.”
[*] Một cách làm ngọc giả cổ là ngâm ngọc trong nước màu rồi chiên hay nướng cho nhiễm màu vào. Loại giả cổ này thường bị khô, không sáng bóng, trông kém tự nhiên, kém nghệ thuật, chưa đủ giá trị để sưu tầm. Ngoài ra có một số cách làm giả cổ khác là đốt, luộc, chôn xuống đất…
Bão Kê nương nương líu lưỡi. Vậy chàng còn cố ý kèo nhèo vì cái ấn ngọc kia, rõ ràng là để tung hỏa mù với chủ tiệm! Còn trách chủ tiệm lừa người mù như mình nữa chứ. Thật đúng là vừa ăn cướp vừa la làng!
Bão Kê nương nương nói: “Lý Nhu Phong, ta nhìn lầm chàng rồi. Chàng chẳng đàng hoàng, thành thực chút nào.”
Lý Nhu Phong phản bác: “Hàng thật bán giá thật, không lừa già gạt trẻ, tôi là người đàng hoàng, thành thực nhất đấy.”
Bão Kê nương nương nhón chân rướn cao, ghé sát tai chàng: “Chàng là không đàng hoàng nhất.” Dứt lời thì đứng thẳng lại, mang tai chợt nóng rần, thầm nghĩ sao đột nhiên mình lại thốt ra,những lời chẳng biết xấu hổ như này. Bởi vậy.hết dám ngẩng lên nhìn Lý Nhu Phong, cứ cắm đầu chạy vội qua dinh thự kia.
Khi trở lại, trong tay nàng nâng một thỏi bạc lớn, mặt mày rạng rỡ: “Lý Nhu Phong, chàng sờ thử xem, chúng ta có cả thỏi bạc này.”
Nàng kéo ngón tay Lý Nhu Phong đặt lên thỏi bạc to chừng bàn tay.
Lý Nhu Phong cảm nhận được niềm hân hoan thấm đượm ở cả ngón tay nàng, thế là tâm tình ấy cũng nhiễm vào chàng. Số tiền này khi trước chàng chưa từng xem là gì, nhưng hôm nay cũng cảm thấy, thỏi bạc này thật lớn, thật căng đầy, nặng trĩu.
Bão Kê nương nương ước lượng thỏi bạc: “Đủ trả tiền rựa rồi.”
Lý Nhu Phong nói: “Vẫn chưa đâu.”
***
Mấy hôm sau, hai gã hầu lại lẽo đẽo theo Bão Kê nương nương và Lý Nhu Phong. Bão Kê nương nương tới một dinh thự bề thế khác bán con dao gọt chữ thếp vàng kim mã ① thời Hậu Hán, thu được một thỏi vàng.
Lại qua mấy ngày, hai gã hầu theo gót Bão Kê nương nương và Lý Nhu Phong, đến phủ của lão thái úy bán khối ngọc trư long [1] thời Thương, thu mười lạng vàng.
Một đêm ở nửa tháng sau, dương bạt dùng máu tươi hòa với tro giấy bùa, nhỏ vào nước lạnh đang ngâm thanh rựa vừa tôi. Ánh lam sáng bóng lóe lên từ lưỡi rựa sắc bén, thanh rựa chuyên chém người cõi âm đã thuận lợi hoàn thành. Đồng thời, một thẻ tre có khắc lời sấm bằng chữ giáp cốt được âm thầm đưa cho đạo sĩ thợ rèn, kèm theo thỏi vàng trị giá một trăm quan. Thợ rèn đạo sĩ nhấc tay áo phòng hộ, thu thẻ tre và thỏi vàng vào trong.
Cùng lúc đó, giới sĩ tộc môn phiệt ở Kiến Khang bắt đầu âm thầm rỉ tai nhau, mới đây vừa xuất hiện một thanh niên trẻ tinh thông lục thư ② và chữ giáp cốt, có thể đọc được tất cả mọi loại văn tự cổ từ Tam đại ③ đổ lại.
Người này tên là Lý Nhu Phong.
- -------------
Lời tác giả:
① Dao gọt chữ: Loại dao dùng để gọt các chữ viết sai trên thẻ tre ở thời cổ đại, có thể đeo luôn bên mình. Trong đó nổi danh nhất là loại thếp vàng hình ngựa trên thân dao của đất Thục, thường được gọi là dao “kim mã“.
② Lục thư: Phương pháp cấu thành chữ viết từ thời cổ, bao gồm Tượng hình, Chỉ sự, Hội ý, Hình thanh, Giả tá, Chuyển chú.
③ Tam đại: Cách gọi chung ba triều đại Hạ, Thương, Chu.
[1] Ngọc trư long (long ngọc, ngọc chữ C, ngọc rồng đầu heo): Dạng ngọc có hình thù đặc biệt thuộc nền văn hóa Hồng Sơn ở thời Đồ Đá Mới, chưa rõ có tác dụng gì, nhiều giả thuyết cho rằng là vật dùng trong nghi lễ tôn giáo. Về hình dạng thì vẫn đang tranh luận chưa xác định là heo hay rồng hay gấu, nhưng đa số đều nhận định là heo trong dạng phôi thai (họ đoán là thời này có thờ heo rừng).
Lý Nhu Phong hỏi nàng: “Nương nương, ngài xem một quẻ thì kiếm được bao nhiêu?”
Bão Kê nương nương im lặng nhẩm tính. Nắn xương tất nhiên là kiếm được nhiều nhất, nếu vớ phải tai to mặt lớn, như bọn Tiêu Yên chẳng hạn, nàng có thể thu bộn tiền xài cả đời không hết. Có điều là, nàng liếc qua Lý Nhu Phong, đời này nàng chẳng muốn nắn xương cho bất cứ ai nữa rồi.
Kế tiếp là bói mai rùa, cơ mà mai rùa đã đưa cho thợ rèn đạo sĩ, cách này cũng không xong.
Giờ chỉ còn mỗi món Thái Ất Lục Nhâm, Tử Vi đẩu số [*].
[*] Thái Ất: Quan sát chuyển động của tinh tú để tính ra ảnh hưởng của chúng đến con người, thời tiết, hưng vong của thiên hạ…
Lục Nhâm: Xem chu kỳ phối hợp giữa Thiên can và Địa chi để tính cát hung.
Tử Vi đẩu số: Dựa vào giờ, ngày, tháng, năm sinh và giới tính để tính vận mệnh.
Nàng nói: “Bày quán ở chợ quỷ thì một quẻ nhiều nhất năm đồng.” Một quan là một ngàn đồng, muốn gom đủ trả cho thanh rựa kia thì chắc phải ngồi hết mấy tháng.
Lý Nhu Phong ngẫm nghĩ: “Nương nương, ít nhất chúng ta phải có khoảng chục đồng vốn. Giờ ngài xem luôn vài quẻ được không?”
Bão Kê nương nương gật đầu: “Ta phải ôm theo gà đã.”
Cũng giống như thầy bói phải trưng cờ phan, gà trống phượng hoàng ngũ sắc chính là biển hiệu vàng của Bão Kê nương nương. Đối với phần lớn người trong chợ quỷ thì tướng mạo của Bão Kê nương nương không gây ấn tượng khắc sâu lắm. Nương nương ôm gà mới là Bão Kê nương nương, nương nương không ôm gà thì chẳng mấy ai nhận ra được.
Đã lâu lắm rồi Bão Kê nương nương không vào chợ quỷ xem quẻ, hôm nay vừa bày quán đã có cả đám người xúm xít lại. Bão Kê nương nương làm theo lời Lý Nhu Phong: “Các vị nghe kỹ đây, năm đồng một quẻ, chỉ nhận tính ba quẻ!”
Bão Kê nương nương hơi tiếc xíu. Xem hôm nay đông khách vậy, nàng nhắm có.thể cho ra mười mấy hai chục quẻ, chưa biết chừng còn nâng giá được nữa.
Nhưng Lý Nhu Phong đã dặn ba quẻ, ừ thì ba quẻ vậy.
Lấy được mười lăm đồng, Lý Nhu Phong bảo nàng dẫn mình đến chỗ bán văn vật cổ trong chợ quỷ, khu Cây Liễu To.
Thế sự rối ren, vật đổi sao dời, vương kỳ lớn trên đầu thành Kiến Khang thay hết lượt này đến lượt khác. Ngày nay đắc thế, mai kia rơi đầu, bạc triệu gia tài theo sóng cuồn cuộn chảy về đông. Những thứ của hiếm vật quý kia rồi sẽ trôi về đâu? Phường đào mộ, hạng trộm cắp, quân cướp bóc, chúng sẽ nhân thể tráo đổi, trục lợi, thừa nước đục thả câu.
Lúc trước Bão Kê nương nương cũng thường xuyên đến khu Cây Liễu To, chủ yếu là vì mấy thứ gạch Tần ngói Hán, bia đá Ngụy Tấn đồ. Mà những thứ này toàn loại đắt đỏ cả nên nàng chẳng dành dụm được xu nào.
Bởi vậy, chỉ có mười lăm đồng thì mua gì nổi chứ?
Lý Nhu Phong nhờ Bão Kê nương nương dắt chàng đến chỗ bán mấy thứ như giấy mực bút nghiên cổ. Toàn đồ lặt vặt nho nhỏ. Chàng hỏi: “Có ấn triện không?”
Bão Kê nương nương cầm ngón tay chàng, chỉ dẫn chàng sờ từng ấn ngọc, đồng, đá, ngà voi, sừng tê giác…
Lý Nhu Phong chau mày, nín thở, tất cả tinh thần đều tập trung vào những ngón tay thon gọn xinh đẹp, vào đầu vân tay vuốt khớp với nét chữ điêu khắc trên ấn. Bão Kê nương nương nhìn chàng không chớp mắt, nhìn hàng mày nhíu chặt, lại nhìn ngón tay chàng tỉ mỉ dịch chuyển.
Ông chủ tiệm này hỏi Bão Kê nương nương: “Bữa nay nương nương còn mua gạch ngói chứ?Tôi vừa tìm được viên ngói câu đầu ‘Trường Lạc Vị Ương’ từ thời Hán Vũ đế, hàng thật đấy nhé.”
Chủ tiệm cạnh bên to tiếng chen ngang: “Nương nương chỉ thích gạch có chữ trong «Thiếp Lan Đình» thôi. Ông khỏi cần chèo kéo, há há”
Chủ tiệm bên này giận: “Biết đâu đấy! Nương nương, ai kia còn trộn đồ giả vào lừa ngài, chứ của tôi là bảo đảm hàng thật!”
Bão Kê nương nương nghĩ bụng: Mấy ông đừng nói nữa!Ngay trước mặt Lý Nhu Phong, bao nhiêu phong độ của nàng đều bị hai lão này dập sạch!
Nàng xấu hổ chẳng biết giấu mặt vào đâu, lặng lẽ lui ra sau. Thế nhưng ngay giữa đêm khuya, quầng lửa rừng rực xinh đẹp trong tầng ánh kim rạng rỡ như nàng làm sao thoát khỏi tầm mắt của Lý Nhu Phong. Chàng bèn lật tay nắm chặt tay Bão Kê nương nương, nhặt một ấn ngọc phủ màu thời gian lên hỏi chủ tiệm: “Cái này bao nhiêu thế ông chủ?”
“Đây là ngọc cổ từ thời Tiên Tần. Nể mặt Bão Kê nương nương, tôi để giá hữu nghị thôi, bốn quan nhé.”
Lý Nhu Phong thở dài não nề, hỏi Bão Kê nương nương: “Nương nương, chúng ta còn bao nhiêu?”
Bão Kê nương nương vẫn chưa bắt kịp, không rõ tình huống lắm nên chỉ “A” lên, rồi đều giọng đáp: “Có mỗi mười lăm đồng, sao mua cái này được!”
Nàng vốn tưởng chàng muốn đến xem cho biết, chứ đâu ngờ còn định mua thật, nên vội ngăn lại: “Chàng mua ấn triện làm gì? Phung phí vừa thôi!”
Lý Nhu Phong bất đắc dĩ: “Nương nương, tôi tốt xấu gì cũng là người đọc sách, thuộc dòng dõi thư hương, ít nhất phải có ấn riêng chứ?”
Bão Kê nương nương lập tức tìm ngay giải pháp: “Chàng thích ấn thì để ta khắc cho! Ở nhà còn nhiều đá lắm, cực nhiều luôn ấy!”
Lý Nhu Phong tuôn một tràng: “Ấn ngọc cứng cỏi, bền chắc, sáng trong, mài mấy cũng không mòn, nhuộm mấy cũng không đen, là khí tiết quân tử…”
Bão Kê nương nương ngắt lời: “Rồi rồi rồi, chờ ta kiếm được nhiều tiền sẽ mua ngọc cho chàng. Hôm nay thì xin miễn!” Nàng kéo kéo lôi lôi chàng đi.
Chủ tiệm cứ buồn cười, hứng chí dòm hai người họ nhì nhèo. Lại nghĩ bụng mười lăm đồng cũng là tiền, thế là cầm ngay một ấn ngà đã lốm đốm đen thảy cho Lý Nhu Phong: “Đây, cái này vừa túi cậu đấy, mười lăm đồng.”
Lý Nhu Phong sờ thử, chợt nổi giận đùng đùng: “Chưa kể chữ khắc quá thô, cái ấn này còn dính nước tiểu chuột nổi đốm đen, vậy mà ông còn lấy ra lừa tôi! Ông xấu lắm, bắt nạt tôi mù lòa!”
Chàng nói rất tủi thân, Bão Kê nương nương thấy đôi mắt ti hí của chủ tiệm lấp lóe hung tợn. Mặt chủ tiệm cứ thoắt xanh thoắt tím. Ngà voi tối kỵ nước tiểu chuột, chỉ dây vào tí teo cũng bị đen ngay, còn loang ra xung quanh, không cách nào xóa sạch. Ông ta đâu ngờ Lý Nhu Phong còn sờ ra được điều này, mới biết mình đụng phải dân sành sỏi rồi. Ông ta chẳng kịp nghĩ kỹ, vội xua tay bảo: “Năm đồng đấy, được thì lấy không thì thôi.”
Bão Kê nương nương lầm bầm: “Thế này mà cũng năm đồng à?” Nhưng thấy Lý Nhu Phong cứ cầm khư khư chẳng chịu buông, nàng đành phải dâng ra năm đồng.
Lý Nhu Phong nghĩ bụng, đống gạch giả hồi trước cô tha về nhà còn không biết tốn kém bao nhiêu kìa. Nghĩ đến đây lại thầm thở dài, chàng với tay tìm quầng lửa kia, nắm lấy cổ tay gầy gò của nàng.
Sau đó lại vung năm đồng mua một hộp gấm đẹp lung linh. Lý Nhu Phong bảo: “Cứ lấy hộp thật đẹp vào, phải làm sao tôn lên vẻ cao quý cho ấn ngà này.”
Bão Kê nương nương cạn lời, một cục ấn ngà dính nước tiểu chuột thì cao quý nỗi gì! Nhưng Lý Nhu Phong đã thích thế, vậy cứ tùy ý chàng đi.
Còn dư lại năm đồng. Lấy hai đồng chia cho gia đình bị Bão Kê nương nương lén mượn tạm gà trống, lúc trả về thì đặt trên nóc chuồng. Ba đồng khác, Lý Nhu Phong mua hai ống trúc nước lê, bọn họ dừng chân ở đầu chợ quỷ để cùng uống.
Bão Kê nương nương nói: “Lý Nhu Phong, ta lạnh quá.”
Nhưng dương bạt từ đầu đến chân đều là lửa đỏ, làm sao mà lạnh được. Người cõi âm buốt cóng toàn thân mới là thật sự lạnh đấy.
Lý Nhu Phong vòng tay ôm nàng vào lòng, thủ thỉ: “Sau này ngài cứ bảo nóng thôi. Than lạnh thế thì lộ liễu lắm.”
***
Ngày kế tiếp, Bão Kê nương nương muốn ra ngoài, kẻ hầu trong phủ tới báo với Dương Đăng, rằng Bão Kê nương nương tính về nhà cầm cố tài sản để đổi tiền. Dương Đăng không cho phép. Chẳng mấy chốc kẻ hầu kia lại chạy qua báo, Bão Kê nương nương tuyệt thực thắt cổ. Dương Đăng phì cười, quá là tài, không khóc không quấy, trực tiếp thắt cổ. Thế là phải sắp xếp hai gã hầu kè kè theo nàng xuống phố, xem thử nàng có thể giở trò gì được.
Bão Kê nương nương và Lý Nhu Phong đâu có ý định trốn chạy, thành thử cũng chẳng thèm tránh mặt hai gã kia, cứ thoải mái làm việc của mình. Lý Nhu Phong chỉ Bão Kê nương nương đến dinh thự của một gia tộc thư hương, bảo nàng bán ấn ngà kia cho cụ ông trong nhà.
“Đừng nhìn ấn ngà này khắc chữ thô thiển mà xem thường. Đây là ấn của một viên quan từ thời Tần Nhị Thế đấy. Chữ khắc còn vụng là vì viên quan đấy nóng lòng nhận sắc phong, không kịp chờ đúc mà chỉ vội vàng khắc nhanh rồi dùng luôn. Cho nên ấn này còn được gọi là ‘Cấp tốc hoàn thành‘ [*]. Ấn quan từ thời hoàng đế Nhị Thế truyền lưu trong dân gian vốn cũng không nhiều, loại cấp tốc hoàn thành này lại càng hiếm có.”
[*] Ấn chương được dùng phổ biến là ấn đúc, tức là khắc chữ lên ấn rồi đem đúc, xong mới đưa vào sử dụng. Một số ít là dùng luôn ấn phôi, tức là chưa được đúc, chỉ khắc chữ trực tiếp lên ấn.
“Vậy ta phải rao giá bao nhiêu?”
“Cái này có vết nước tiểu chuột, ngài nói năm quan thôi. Thấp hơn thì đừng bán.”
Bão Kê nương nương hết hồn: “Còn đắt hơn cả ấn ngọc kia nữa?”
“Ngọc cổ mới quý. Chứ ấn ngọc kia là ngọc mới, vừa chiên dầu thôi [*], còn chưa đáng một đồng.”
[*] Một cách làm ngọc giả cổ là ngâm ngọc trong nước màu rồi chiên hay nướng cho nhiễm màu vào. Loại giả cổ này thường bị khô, không sáng bóng, trông kém tự nhiên, kém nghệ thuật, chưa đủ giá trị để sưu tầm. Ngoài ra có một số cách làm giả cổ khác là đốt, luộc, chôn xuống đất…
Bão Kê nương nương líu lưỡi. Vậy chàng còn cố ý kèo nhèo vì cái ấn ngọc kia, rõ ràng là để tung hỏa mù với chủ tiệm! Còn trách chủ tiệm lừa người mù như mình nữa chứ. Thật đúng là vừa ăn cướp vừa la làng!
Bão Kê nương nương nói: “Lý Nhu Phong, ta nhìn lầm chàng rồi. Chàng chẳng đàng hoàng, thành thực chút nào.”
Lý Nhu Phong phản bác: “Hàng thật bán giá thật, không lừa già gạt trẻ, tôi là người đàng hoàng, thành thực nhất đấy.”
Bão Kê nương nương nhón chân rướn cao, ghé sát tai chàng: “Chàng là không đàng hoàng nhất.” Dứt lời thì đứng thẳng lại, mang tai chợt nóng rần, thầm nghĩ sao đột nhiên mình lại thốt ra,những lời chẳng biết xấu hổ như này. Bởi vậy.hết dám ngẩng lên nhìn Lý Nhu Phong, cứ cắm đầu chạy vội qua dinh thự kia.
Khi trở lại, trong tay nàng nâng một thỏi bạc lớn, mặt mày rạng rỡ: “Lý Nhu Phong, chàng sờ thử xem, chúng ta có cả thỏi bạc này.”
Nàng kéo ngón tay Lý Nhu Phong đặt lên thỏi bạc to chừng bàn tay.
Lý Nhu Phong cảm nhận được niềm hân hoan thấm đượm ở cả ngón tay nàng, thế là tâm tình ấy cũng nhiễm vào chàng. Số tiền này khi trước chàng chưa từng xem là gì, nhưng hôm nay cũng cảm thấy, thỏi bạc này thật lớn, thật căng đầy, nặng trĩu.
Bão Kê nương nương ước lượng thỏi bạc: “Đủ trả tiền rựa rồi.”
Lý Nhu Phong nói: “Vẫn chưa đâu.”
***
Mấy hôm sau, hai gã hầu lại lẽo đẽo theo Bão Kê nương nương và Lý Nhu Phong. Bão Kê nương nương tới một dinh thự bề thế khác bán con dao gọt chữ thếp vàng kim mã ① thời Hậu Hán, thu được một thỏi vàng.
Lại qua mấy ngày, hai gã hầu theo gót Bão Kê nương nương và Lý Nhu Phong, đến phủ của lão thái úy bán khối ngọc trư long [1] thời Thương, thu mười lạng vàng.
Một đêm ở nửa tháng sau, dương bạt dùng máu tươi hòa với tro giấy bùa, nhỏ vào nước lạnh đang ngâm thanh rựa vừa tôi. Ánh lam sáng bóng lóe lên từ lưỡi rựa sắc bén, thanh rựa chuyên chém người cõi âm đã thuận lợi hoàn thành. Đồng thời, một thẻ tre có khắc lời sấm bằng chữ giáp cốt được âm thầm đưa cho đạo sĩ thợ rèn, kèm theo thỏi vàng trị giá một trăm quan. Thợ rèn đạo sĩ nhấc tay áo phòng hộ, thu thẻ tre và thỏi vàng vào trong.
Cùng lúc đó, giới sĩ tộc môn phiệt ở Kiến Khang bắt đầu âm thầm rỉ tai nhau, mới đây vừa xuất hiện một thanh niên trẻ tinh thông lục thư ② và chữ giáp cốt, có thể đọc được tất cả mọi loại văn tự cổ từ Tam đại ③ đổ lại.
Người này tên là Lý Nhu Phong.
- -------------
Lời tác giả:
① Dao gọt chữ: Loại dao dùng để gọt các chữ viết sai trên thẻ tre ở thời cổ đại, có thể đeo luôn bên mình. Trong đó nổi danh nhất là loại thếp vàng hình ngựa trên thân dao của đất Thục, thường được gọi là dao “kim mã“.
② Lục thư: Phương pháp cấu thành chữ viết từ thời cổ, bao gồm Tượng hình, Chỉ sự, Hội ý, Hình thanh, Giả tá, Chuyển chú.
③ Tam đại: Cách gọi chung ba triều đại Hạ, Thương, Chu.
[1] Ngọc trư long (long ngọc, ngọc chữ C, ngọc rồng đầu heo): Dạng ngọc có hình thù đặc biệt thuộc nền văn hóa Hồng Sơn ở thời Đồ Đá Mới, chưa rõ có tác dụng gì, nhiều giả thuyết cho rằng là vật dùng trong nghi lễ tôn giáo. Về hình dạng thì vẫn đang tranh luận chưa xác định là heo hay rồng hay gấu, nhưng đa số đều nhận định là heo trong dạng phôi thai (họ đoán là thời này có thờ heo rừng).
Bình luận truyện