Những Quận Chúa Nổi Loạn
Chương 32
- Ông Lenet thân mến - Ngài công tước nói - bởi vì các bà đã giành lấy chiến tranh về họ, tôi nghĩ bọn đàn ông chúng ta nên âm mưu những chuyện khác. Tôi có nghe nói đến một tên Cauvignac nào đó được ông giao nhiệm vụ tuyển một đạo quân và tôi được biết y là một tên rất khéo léo. Tôi sẽ cho mời y đến, có cách nào gặp y được không?
- Thưa đức ông, người đó đang chờ. - Lenet nói.
- Cho y vào.
Lenet kéo dây chuông, một người hầu bước vào.
- Cho mời đại úy Cauvignac vào đây.
Một lát sau, chỗ quen biết cũ của chúng ta hiện ra nơi ngưỡng cửa. Nhưng vốn tánh cẩn thận, y dừng lại đó.
- Xin đại úy hãy đến gần đây, tôi là công tước De La Rochefoucauld.
- Thưa đức ông - Cauvignac trả lời - tôi biết đức ông rất rõ.
- A, nếu vậy thì càng tốt. Có phải anh đã được lệnh tuyển mộ một đội quân không?
- Việc đó đã làm xong.
- Dưới tay anh có tất cả bao nhiêu người?
- Một trăm năm mươi người.
- Quân trang chỉnh tề, vũ khí đầy đủ chứ?
- Vũ khí đầy đủ nhưng quân trang không được chỉnh tề cho lắm. Tôi lo trước hết là vũ khí, vì đó là vấn đề quan trọng hơn cả. Còn về chuyện quân trang, vì tôi vốn là một thằng vô vụ lợi và vì tôi hành động chỉ là cảm tình của tôi đối với các hoàng thân hơn cả, bởi mới nhận được từ ông Lenet có mười ngàn livres, tôi rất thiếu tiền.
- Như vậy, mười ngàn livres mà anh đã tuyển mộ được một trăm năm mươi quân?
- Vâng thưa đức ông.
- Khá lắm.
- Thưa đức ông, tôi có những phương cách mà chỉ có mình tôi biết, nhờ đó mà tôi tiến hành.
- Vậy họ đâu rồi?
- Ở dưới kia. Ngài sẽ thấy một đội quân rất xứng đáng. Thưa đức ông, nhất là về mặt tinh thần, toàn là những người có danh giá, không có lấy một tên vô lại.
Công tước De La Rochefoucauld đến bên cửa sổ, và quả thật thấy ngoài đường một nhóm một trăm năm mươi người thuộc đủ mọi lứa tuổi, mọi kích thước, mọi giai cấp, được xếp thành hai hàng bởi Ferguzon, Barrabas và Carrotel và hai người bạn kia của họ ăn mặc rất sang trọng. Cái đám đó hoàn toàn có vẻ giống như một băng cướp hơn là một đội lính. Như Cauvignac vừa nói, họ ăn mặc khá rách rưới nhưng vũ trang đầy đủ.
- Anh đã nhận được lệnh gì cho đội quân của anh chưa? - Vị công tước hỏi - Còn anh, anh có thể ở lại Vayres với họ không?
- Tôi, thưa đức ông, tôi có một nguyên tắc là không bao giờ ngu ngốc mà đi giam mình giữa bốn bức tường trong khi có thể muốn đi đâu tùy ý. Tôi vốn sinh ra là để sống một cuộc sống điều độ, đức hạnh.
- Nếu vậy, cứ ở đâu tùy ý anh, nhưng trước hết hãy đưa người của anh đến Vayres.
- Vậy họ sẽ thuộc đội quân canh phòng ở đây sao?
- Phải.
- Dưới quyền của ông Richon?
- Phải.
- Nhưng, thưa đức ông, người của tôi đến đây làm gì khi trong thành đã có gần ba trăm người rồi? Ồ, không phải vì tò mò, thưa đức ông, mà là vì sợ.
- Anh sợ gì?
- Tôi sợ là họ sẽ bị cho ở không, đó là điều rất đáng tiếc, thật sai lầm khi để một cây súng tôi phải gỉ sét.
- Cứ an tâm đi, anh đại úy, họ sẽ không bị gỉ sét đâu, tám ngày nữa họ sẽ chiến đấu.
- Nếu vậy thì người của tôi sẽ bị giết mất?
- Có thể lắm, nếu như ngoài khả năng chiêu mộ họ, anh có một tài đặc biệt giúp họ không bao giờ bị trúng đạn.
- Ồ, không phải như vậy, chỉ có điều trước khi họ bị giết mất, tôi muốn rằng họ được trả công.
- Anh đã không vừa nói với ta rằng anh đã được trả công mười ngàn livres đó hay sao?
- Vâng, mới từng đó thôi. Xin ngài hãy hỏi ông Lenet đây vốn là một người rất cẩn thận, ông ấy chắc chắn là vẫn nhớ đến những thỏa ước giữa chúng ta.
Vị công tước quay về phía Lenet.
- Đó là sự thật, thưa công tước, chúng ta đã giao cho ông Cauvignac mười ngàn livres để tính vào những chi phí đầu tiên, nhưng chúng ta đã hứa với ông ấy một trăm écus cho mỗi người, ngoài số tiền mười ngàn livres kia.
- Như vậy là chúng ta thiếu anh đại úy đây ba mươi lăm ngàn quan?
- Đúng vậy, thưa đức ông.
- Rồi anh sẽ có món tiền đó.
- Có thể nào chúng ta nói đến ngay bây giờ thưa đức ông?
- Không thể được.
- Tại sao vậy?
- Bởi vì anh là bạn với chúng ta, mà những người xa lạ thì cần được biệt đãi trước tiên. Anh cũng hiểu là chỉ khi nào người ta sợ ai đó người ta mới cần vỗ về, mơn trớn người đó.
- Câu châm ngôn mới tuyệt chứ! - Cauvignac nói - Thế nhưng trong tất cả mọi cuộc thương lượng đều có định kỳ hạn.
- Cứ cho là tám ngày vậy. - Công tước nói.
- Tám ngày. - Cauvignac lặp lại.
- Nhưng nếu sau tám ngày chúng ta không thanh toán được thì sao? - Lenet nói.
- Khi đó, Cauvignac tôi sẽ lại là chủ nhân của đội quân.
- Đúng quá rồi! - Vị công tước nói.
- Và tôi tùy ý sử dụng họ?
- Họ thuộc về anh ki amà.
- Thế nhưng... - Lenet xen vào.
- Không sao - Vị công tước nói - họ đã bị nhốt vào thành rồi còn gì.
- Tôi không thích những kiểu mua bán như vậy. - Lenet lắc đầu trả lời.
- Những chuyện đó rất thường ở vùng Normandie - Cauvignac nói - thường gọi là cho chuộc lại.
- Như vậy là đồng ý rồi hả? - Vị công tước hỏi.
- Hoàn toàn đồng ý. - Cauvignac trả lời.
- Khi nào người của anh lên đường?
- Ngay bây giờ nếu ngài ra lệnh.
- Vậy thì ta ra lệnh.
- Họ sẽ đi ngay, thưa đức ông.
Viên đại úy trở xuống, nói hai câu vào tai Ferguzon và cả đội quân. Cauvignac được hộ tống bởi đám người tò mò tụ tập lại do hình thù kỳ lạ của họ, tiến về phía bến cảng nơi có ba chiếc thuyền đang đợi và sẽ chở họ ngược dòng Dordogne cho đến Vayres, trong khi viên chỉ huy, trung thành với nguyên tắc tự do mà chàng ta vừa mới phát biểu trước mặt ngài De La Rochefoucauld, âu yếm nhìn họ xa dần.
Trong thời gian đó, bà tử tước trở về nhà mình, khóc lóc và cầu nguyện.
"Than ôi! Ta không thể nào cứu vãn được hoàn toàn danh dự của chàng nhưng ít ra ta cũng vớt vát được sĩ diện. Không thể để chàng bại trận bởi vũ lực được, bởi vì ta biết tánh chàng, trước sự tấn công, chàng sẽ chống trả cho đến chết, phải làm sao cho chàng có vẻ như bị thua vì có sự phản trắc. Đến chừng đó, một khi chàng biết được những gì ta đã làm cho chàng, dù có bị thua, chàng cũng sẽ biết ơn ta".
Và, an tâm bởi niềm hy vọng đó, nàng đứng dậy, viết vài chữ mà nàng giấu vào ngực áo rồi đến gặp phu nhân quận chúa vì bà vừa cho mời nàng đến để cùng theo bà đi giúp đỡ những kẻ bị thương rồi mang sự an ủi và tiền bạc đến cho những bà vợ góa và những đứa con côi.
Bà quận chúa cho mời tất cả những người đã dự phần vào cuộc chinh phạt đến, bà nhân danh mình và cậu quận công D Enghien để khen ngợi những kẻ có chiến công, nói chuyện rất lâu với Ravailly, chàng này, dù tay đang quấn băng, cũng thề hứa sẽ sẵn sàng làm một cuộc chinh phạt khác ngay ngày mai. Bà đặt tay lên vai D Espagnet bảo với ông rằng bà xem ông cùng với những người dân Bordeaux dũng cảm như những cột trụ vững chắc nhất của gia đình bà, và bà kích động mạnh đầu óc họ, đến nỗi những kẻ thất vọng nhất cũng thề rằng sẽ trả thù và muốn trở lại Saint-Georges ngay lập tức.
- Không, ngay bây giờ thì không được. - Bà quận chúa nói - Hãy nghỉ ngơi ngày và đêm nay, và vào ngày kia, các bạn sẽ vào đó ở luôn.
Câu nói quả quyết, thốt lên với một giọng cương quyết được đón tiếp bởi những tiếng hò reo hiếu chiến. Mỗi một tiếng kêu đào sâu vào tim của nữ tử tước, vì chúng chẳng khác gì những nhát dao đang đe dọa cuộc sống của người tình.
- Em đã thấy ta hứa với họ như thế nào rồi đó, Claire. - Bà nói - Việc của em là sẽ giúp ta giữ trọn lời hứa đó.
- Xin phu nhân cứ an tâm. - Nữ tử tước trả lời - Em sẽ làm những gì em đã hứa.
Ngay đêm hôm đó, một người liên lạc vội vã lên đường thẳng đến Saint-Georges.
- Thưa đức ông, người đó đang chờ. - Lenet nói.
- Cho y vào.
Lenet kéo dây chuông, một người hầu bước vào.
- Cho mời đại úy Cauvignac vào đây.
Một lát sau, chỗ quen biết cũ của chúng ta hiện ra nơi ngưỡng cửa. Nhưng vốn tánh cẩn thận, y dừng lại đó.
- Xin đại úy hãy đến gần đây, tôi là công tước De La Rochefoucauld.
- Thưa đức ông - Cauvignac trả lời - tôi biết đức ông rất rõ.
- A, nếu vậy thì càng tốt. Có phải anh đã được lệnh tuyển mộ một đội quân không?
- Việc đó đã làm xong.
- Dưới tay anh có tất cả bao nhiêu người?
- Một trăm năm mươi người.
- Quân trang chỉnh tề, vũ khí đầy đủ chứ?
- Vũ khí đầy đủ nhưng quân trang không được chỉnh tề cho lắm. Tôi lo trước hết là vũ khí, vì đó là vấn đề quan trọng hơn cả. Còn về chuyện quân trang, vì tôi vốn là một thằng vô vụ lợi và vì tôi hành động chỉ là cảm tình của tôi đối với các hoàng thân hơn cả, bởi mới nhận được từ ông Lenet có mười ngàn livres, tôi rất thiếu tiền.
- Như vậy, mười ngàn livres mà anh đã tuyển mộ được một trăm năm mươi quân?
- Vâng thưa đức ông.
- Khá lắm.
- Thưa đức ông, tôi có những phương cách mà chỉ có mình tôi biết, nhờ đó mà tôi tiến hành.
- Vậy họ đâu rồi?
- Ở dưới kia. Ngài sẽ thấy một đội quân rất xứng đáng. Thưa đức ông, nhất là về mặt tinh thần, toàn là những người có danh giá, không có lấy một tên vô lại.
Công tước De La Rochefoucauld đến bên cửa sổ, và quả thật thấy ngoài đường một nhóm một trăm năm mươi người thuộc đủ mọi lứa tuổi, mọi kích thước, mọi giai cấp, được xếp thành hai hàng bởi Ferguzon, Barrabas và Carrotel và hai người bạn kia của họ ăn mặc rất sang trọng. Cái đám đó hoàn toàn có vẻ giống như một băng cướp hơn là một đội lính. Như Cauvignac vừa nói, họ ăn mặc khá rách rưới nhưng vũ trang đầy đủ.
- Anh đã nhận được lệnh gì cho đội quân của anh chưa? - Vị công tước hỏi - Còn anh, anh có thể ở lại Vayres với họ không?
- Tôi, thưa đức ông, tôi có một nguyên tắc là không bao giờ ngu ngốc mà đi giam mình giữa bốn bức tường trong khi có thể muốn đi đâu tùy ý. Tôi vốn sinh ra là để sống một cuộc sống điều độ, đức hạnh.
- Nếu vậy, cứ ở đâu tùy ý anh, nhưng trước hết hãy đưa người của anh đến Vayres.
- Vậy họ sẽ thuộc đội quân canh phòng ở đây sao?
- Phải.
- Dưới quyền của ông Richon?
- Phải.
- Nhưng, thưa đức ông, người của tôi đến đây làm gì khi trong thành đã có gần ba trăm người rồi? Ồ, không phải vì tò mò, thưa đức ông, mà là vì sợ.
- Anh sợ gì?
- Tôi sợ là họ sẽ bị cho ở không, đó là điều rất đáng tiếc, thật sai lầm khi để một cây súng tôi phải gỉ sét.
- Cứ an tâm đi, anh đại úy, họ sẽ không bị gỉ sét đâu, tám ngày nữa họ sẽ chiến đấu.
- Nếu vậy thì người của tôi sẽ bị giết mất?
- Có thể lắm, nếu như ngoài khả năng chiêu mộ họ, anh có một tài đặc biệt giúp họ không bao giờ bị trúng đạn.
- Ồ, không phải như vậy, chỉ có điều trước khi họ bị giết mất, tôi muốn rằng họ được trả công.
- Anh đã không vừa nói với ta rằng anh đã được trả công mười ngàn livres đó hay sao?
- Vâng, mới từng đó thôi. Xin ngài hãy hỏi ông Lenet đây vốn là một người rất cẩn thận, ông ấy chắc chắn là vẫn nhớ đến những thỏa ước giữa chúng ta.
Vị công tước quay về phía Lenet.
- Đó là sự thật, thưa công tước, chúng ta đã giao cho ông Cauvignac mười ngàn livres để tính vào những chi phí đầu tiên, nhưng chúng ta đã hứa với ông ấy một trăm écus cho mỗi người, ngoài số tiền mười ngàn livres kia.
- Như vậy là chúng ta thiếu anh đại úy đây ba mươi lăm ngàn quan?
- Đúng vậy, thưa đức ông.
- Rồi anh sẽ có món tiền đó.
- Có thể nào chúng ta nói đến ngay bây giờ thưa đức ông?
- Không thể được.
- Tại sao vậy?
- Bởi vì anh là bạn với chúng ta, mà những người xa lạ thì cần được biệt đãi trước tiên. Anh cũng hiểu là chỉ khi nào người ta sợ ai đó người ta mới cần vỗ về, mơn trớn người đó.
- Câu châm ngôn mới tuyệt chứ! - Cauvignac nói - Thế nhưng trong tất cả mọi cuộc thương lượng đều có định kỳ hạn.
- Cứ cho là tám ngày vậy. - Công tước nói.
- Tám ngày. - Cauvignac lặp lại.
- Nhưng nếu sau tám ngày chúng ta không thanh toán được thì sao? - Lenet nói.
- Khi đó, Cauvignac tôi sẽ lại là chủ nhân của đội quân.
- Đúng quá rồi! - Vị công tước nói.
- Và tôi tùy ý sử dụng họ?
- Họ thuộc về anh ki amà.
- Thế nhưng... - Lenet xen vào.
- Không sao - Vị công tước nói - họ đã bị nhốt vào thành rồi còn gì.
- Tôi không thích những kiểu mua bán như vậy. - Lenet lắc đầu trả lời.
- Những chuyện đó rất thường ở vùng Normandie - Cauvignac nói - thường gọi là cho chuộc lại.
- Như vậy là đồng ý rồi hả? - Vị công tước hỏi.
- Hoàn toàn đồng ý. - Cauvignac trả lời.
- Khi nào người của anh lên đường?
- Ngay bây giờ nếu ngài ra lệnh.
- Vậy thì ta ra lệnh.
- Họ sẽ đi ngay, thưa đức ông.
Viên đại úy trở xuống, nói hai câu vào tai Ferguzon và cả đội quân. Cauvignac được hộ tống bởi đám người tò mò tụ tập lại do hình thù kỳ lạ của họ, tiến về phía bến cảng nơi có ba chiếc thuyền đang đợi và sẽ chở họ ngược dòng Dordogne cho đến Vayres, trong khi viên chỉ huy, trung thành với nguyên tắc tự do mà chàng ta vừa mới phát biểu trước mặt ngài De La Rochefoucauld, âu yếm nhìn họ xa dần.
Trong thời gian đó, bà tử tước trở về nhà mình, khóc lóc và cầu nguyện.
"Than ôi! Ta không thể nào cứu vãn được hoàn toàn danh dự của chàng nhưng ít ra ta cũng vớt vát được sĩ diện. Không thể để chàng bại trận bởi vũ lực được, bởi vì ta biết tánh chàng, trước sự tấn công, chàng sẽ chống trả cho đến chết, phải làm sao cho chàng có vẻ như bị thua vì có sự phản trắc. Đến chừng đó, một khi chàng biết được những gì ta đã làm cho chàng, dù có bị thua, chàng cũng sẽ biết ơn ta".
Và, an tâm bởi niềm hy vọng đó, nàng đứng dậy, viết vài chữ mà nàng giấu vào ngực áo rồi đến gặp phu nhân quận chúa vì bà vừa cho mời nàng đến để cùng theo bà đi giúp đỡ những kẻ bị thương rồi mang sự an ủi và tiền bạc đến cho những bà vợ góa và những đứa con côi.
Bà quận chúa cho mời tất cả những người đã dự phần vào cuộc chinh phạt đến, bà nhân danh mình và cậu quận công D Enghien để khen ngợi những kẻ có chiến công, nói chuyện rất lâu với Ravailly, chàng này, dù tay đang quấn băng, cũng thề hứa sẽ sẵn sàng làm một cuộc chinh phạt khác ngay ngày mai. Bà đặt tay lên vai D Espagnet bảo với ông rằng bà xem ông cùng với những người dân Bordeaux dũng cảm như những cột trụ vững chắc nhất của gia đình bà, và bà kích động mạnh đầu óc họ, đến nỗi những kẻ thất vọng nhất cũng thề rằng sẽ trả thù và muốn trở lại Saint-Georges ngay lập tức.
- Không, ngay bây giờ thì không được. - Bà quận chúa nói - Hãy nghỉ ngơi ngày và đêm nay, và vào ngày kia, các bạn sẽ vào đó ở luôn.
Câu nói quả quyết, thốt lên với một giọng cương quyết được đón tiếp bởi những tiếng hò reo hiếu chiến. Mỗi một tiếng kêu đào sâu vào tim của nữ tử tước, vì chúng chẳng khác gì những nhát dao đang đe dọa cuộc sống của người tình.
- Em đã thấy ta hứa với họ như thế nào rồi đó, Claire. - Bà nói - Việc của em là sẽ giúp ta giữ trọn lời hứa đó.
- Xin phu nhân cứ an tâm. - Nữ tử tước trả lời - Em sẽ làm những gì em đã hứa.
Ngay đêm hôm đó, một người liên lạc vội vã lên đường thẳng đến Saint-Georges.
Bình luận truyện