Những Vụ Án Trên Thế Giới
Chương 254: Vụ án thi thể cô gái có hình xăm gây sốc (p3)
Hình xăm của quỷ dữ
Trong tuần cuối cùng cuộc đời của Sylvia, cô gái đáng thương này phải ngủ dưới gầm cầu thang đầy rác rưởi. Không những thế, bà mẹ nuôi Gertrude còn ra lệnh cho các thành viên khác trong nhà thay nhau trông chừng và lấy dây thừng buộc chặt Sylvia để cô không thể trốn đi được vào ban đêm. Toàn thân Sylvia bắt đầu có dấu hiệu lở loét do lâu ngày sinh hoạt trong điều kiện bẩn thỉu mà lại không được tắm.
Tuy nhiên, đó chưa phải là điều đau đớn nhất đối với Sylvia. Sau này, khi sự thật được đưa ra ánh sáng, dư luận đã vô cùng bàng hoàng và một làn sóng căm phẫn diễn ra gay gắt bởi người ta không thể hiểu tại sao Gertrude lại có thể thực hiện những hành vi quỷ dữ của mình dù không có thù oán gì với nạn nhân. Một trong số này chính là sự xuất hiện hình xăm mang dòng chữ: “Tôi là một gái điếm và tôi tự hào về điều đó”.
Ngày hôm đó, mẹ con Gertrude đã cùng gã nhân tình Coy Hubbard dùng tàn thuốc lá nóng châm lên bụng của cô. Những lúc Sylvia giãy giụa kêu gào thì những kẻ nhẫn tâm lại dùng tay tát mạnh vào mặt nạn nhân rồi lại tiếp tục trò nhẫn tâm. Vừa châm tàn thuốc nóng, Gertrude vừa nói: “Ngươi có thể làm gì hả Sylvia? Ta sẽ cho ngươi không thể kết hôn với bất cứ ai… “
Trong những giây phút hiếm hoi được thăm chị, Jenny đã vô cùng kinh hãi trước những gì mình nhìn thấy. Bộ dạng của Sylvia quá thê thảm. Người em tật nguyền run lên bần bật nhưng không biết phải làm sao. Nhìn em gái, Sylvia thều thào: “Chị chết mất thôi. Chị đau quá”.
Cuộc trốn chạy bất thành
Biết được ông bà Likens đang lên kế hoạch về thăm con, Gertrude vội bắt Sylvia viết một lá thư cho bố mẹ nhưng nội dung bức thư phải theo ý của họ. Cô gái bị ép buộc viết rằng mình đang sống rất vui vẻ, được chăm nom tốt và cha mẹ chỉ cần gửi tiền chứ không cần phải về thăm để có thể tập trung cho công việc.
Sau khi bức thư hoàn tất, Gertrude liền mang đi gửi. Cánh cửa không khóa trong khi những đứa trẻ khác đang mải làm việc riêng. Ngồi dưới cầu thang, Sylvia chợt nghĩ đến việc chạy trốn nhân lúc tất cả đang sơ hở. Nếu bị bắt lại, cô chỉ còn đường chết nhưng nếu cứ ở đây, cô không thể chịu đựng thêm những trận tra tấn. Vậy là, cô bé người đầy thương tích và ốm yếu chạy tập tễnh ra cửa trước. Tuy nhiên, vừa mở được cửa ra thì Gertrude vì quên một số thứ nên đã phải quay lại và bắt được cô, tức giận ném Sylvia xuống căn hầm.
Tại nơi giam giữ này, người đàn bà độc ác đưa và bắt cô ăn thức ăn bẩn. Tuy nhiên, cô đã từ chối. Điều này khiến Gertrude càng nổi cơn tam bành. Bà ta hất thức ăn đi và đấm đá vào bụng cô gái tội nghiệp.
Ngày 26/10/1965, ngày định mệnh của Sylvia đã tới. Sáng hôm đó, cả gia đình Baniszewski gồm Gertrude, gã nhân tình và 2 đứa con của bà ta - Paula, John đã cùng nhau dùng cán chổi đánh Sylvia thậm tệ cho tới khi cô bất tỉnh nhân sự.
Thấy vậy, Gertrude liền túm tóc, dìm đầu Sylvia xuống bồn nước. Khi nạn nhân tỉnh lại, người đàn bà này vẫn không buông tha cho cô. Bà ta liên tục lặp lại hành động tàn nhẫn đó và nó chỉ dừng lại khi gã nhân tình phát hiện ra có vẻ như Sylvia đã ngừng thở.
Lúc này, Gertrude hốt hoảng dừng tay lại và nhận thấy đúng là nạn nhân đã chết. Cả gia đình lúc đó mới cuống cuồng nghĩ cách thoát tội.
Quá khứ khắc nghiệt
Gertrude sinh ra trong một gia đình nghèo có 6 anh chị em. Ngay từ nhỏ, Gertrude rất yêu cha nhưng lại thường xuyên mâu thuẫn với mẹ.
Năm Gertrude 11 tuổi, người cha đột ngột qua đời và Gertrude phải sống cùng mẹ. Từ đó, 2 mẹ con thường xuyên xảy ra tranh cãi khiến Gertrude chán chường rồi bỏ học. Không lâu sau, cô gặp chàng thanh niên tên John và kết hôn với anh chàng này. Mặc dù chưa đủ tuổi và gặp sự ngăn cấm của người mẹ nhưng cô đều bỏ ngoài tai.
10 năm sau, cặp đôi chia tay nhau do quá nhiều bất đồng, khi đã có với nhau 4 đứa con và tất cả đều ở với mẹ. Không lâu sau, cô gặp Edward Guthrie và muốn tiến tới. Tuy nhiên, nhìn cảnh 4 đứa con nheo nhóc, người đàn ông này cảm thấy ái ngại và nói lời chia tay sau 3 tháng quen nhau.
Buồn chán, người phụ nữ này lại tìm về với John. Họ tiếp tục sống với nhau thêm 7 năm và có thêm 2 đứa con rồi lại chia tay. Năm 1963, khi Gertrude 37 tuổi, cô gặp một chàng trai trẻ tên Dennis Lee Wright và 2 người nhanh chóng có tình cảm với nhau..
Bất chấp sự khác biệt về tuổi tác, họ đến với nhau và có một đứa con riêng. Tuy nhiên, bỗng một ngày chàng trai trẻ bỏ đi, để lại đứa con cho người tình.
Suốt những năm tháng thanh xuân, Gertrude liên tục bị người tình bỏ trong cay đắng. Mặc dù chưa tới tuổi 40 nhưng trông Gertrude lúc nào cũng tiều tụy, già yếu. Kinh tế gia đình lúc nào cũng eo hẹp. Nhiều người tin rằng đây cũng là một phần nguyên nhân khiến tính khí của người đàn bà này trở nên khắc nghiệt, độc ác. Tuy nhiên, lý do ấy không thể làm dư luận nguôi ngoai cơn thịnh nộ.
Phiên tòa cuối cùng
Tại phiên tòa xét xử, Gertrude kiên quyết không thừa nhận hành vi của mình. Cô bé 11 tuổi Marie Baniszewski - con gái út của bị can được gọi ra trước tòa với tư cách nhân chứng.
Dành cho cô bé giây lát để trấn tĩnh, thẩm phán hỏi: “Tại sao cháu xuất hiện ở đây?”. Marie im lặng một lúc rồi trả lời: “Cháu ở đây để làm chứng, chứng minh mẹ cháu đã giết hại Sylvia Likens”. Marie khai nhận nhiều lần nhìn thấy Gertrude đánh Sylvia thậm tệ khi cô làm sai điều gì đó.
Marie cũng cho biết mình chưa bao giờ thấy mẹ đánh ai dã man như đánh Sylvia. Những hành vi đánh đập, đốt tay chân hay rạch tay là chuyện thường xuyên xảy ra. Không những vậy, Gertrude còn không chăm sóc khi Sylvia ốm yếu.
Trong ngày tiếp theo, Marie lại được các điều tra viên hỏi kĩ hơn về những tình tiết liên quan tới Sylvia. Khi họ đề cập tới hình xăm kinh hoàng trên bụng Sylvia, Marie có vẻ tỏ ra sợ hãi. Phải thuyết phục mãi, Marie mới khai nhận cô bé đã nhìn thấy mẹ mình lôi Sylvia xuống hầm, đốt và đánh cô.
Trước tình thế này, luật sư bào chữa cho Gertrude khăng khăng nói rằng Gertrude có thần kinh không bình thường vì áp lực quá lớn từ việc nuôi dạy những đứa con. Thậm chí, luật sư này còn tuyên bố: “Tôi thực sự lên án những ai giết người nhưng giờ phút này đây tôi có thể nói rằng thân chủ tôi không có trách nhiệm trong vụ này”. Một số luật sư bào chữa khác cũng lập luận: “Bà ấy thực sự rất đáng thương khi một mình phải nuôi chừng ấy đứa con. Trách nhiệm không thể đổ hết lên đầu Gertrude được”.
Tuy nhiên, đại diện bồi thẩm đoàn cho biết: “Chúng ta liệu có thể chấp nhận những hành vi tàn bạo như vậy từ một người phụ nữ? Nếu như Gertrude không bị tuyên án tử hình thì cũng có nghĩa rằng luật pháp đang bị bóp méo”.
Sau nhiều ngày tranh luận, cuối cùng tòa án lại không tuyên Gertrude án tử hình vì tội giết người độ 1, thay vào bản án tù chung thân.
Cô con gái Paula cáo buộc tội danh giết người độ 2 nhưng đã kháng cáo thành công và được chuyển thành tội danh ngộ sát. Paula đi tù vài năm rồi được thả. Những bị can còn lại gồm hai đứa con của Gertrude là Stephanie và John cùng gã nhân tình Coy Hubbard lĩnh hàng chục tháng tù cho tội ngộ sát, khép lại vụ án từng gây chấn động nước Mỹ.
Trong tuần cuối cùng cuộc đời của Sylvia, cô gái đáng thương này phải ngủ dưới gầm cầu thang đầy rác rưởi. Không những thế, bà mẹ nuôi Gertrude còn ra lệnh cho các thành viên khác trong nhà thay nhau trông chừng và lấy dây thừng buộc chặt Sylvia để cô không thể trốn đi được vào ban đêm. Toàn thân Sylvia bắt đầu có dấu hiệu lở loét do lâu ngày sinh hoạt trong điều kiện bẩn thỉu mà lại không được tắm.
Tuy nhiên, đó chưa phải là điều đau đớn nhất đối với Sylvia. Sau này, khi sự thật được đưa ra ánh sáng, dư luận đã vô cùng bàng hoàng và một làn sóng căm phẫn diễn ra gay gắt bởi người ta không thể hiểu tại sao Gertrude lại có thể thực hiện những hành vi quỷ dữ của mình dù không có thù oán gì với nạn nhân. Một trong số này chính là sự xuất hiện hình xăm mang dòng chữ: “Tôi là một gái điếm và tôi tự hào về điều đó”.
Ngày hôm đó, mẹ con Gertrude đã cùng gã nhân tình Coy Hubbard dùng tàn thuốc lá nóng châm lên bụng của cô. Những lúc Sylvia giãy giụa kêu gào thì những kẻ nhẫn tâm lại dùng tay tát mạnh vào mặt nạn nhân rồi lại tiếp tục trò nhẫn tâm. Vừa châm tàn thuốc nóng, Gertrude vừa nói: “Ngươi có thể làm gì hả Sylvia? Ta sẽ cho ngươi không thể kết hôn với bất cứ ai… “
Trong những giây phút hiếm hoi được thăm chị, Jenny đã vô cùng kinh hãi trước những gì mình nhìn thấy. Bộ dạng của Sylvia quá thê thảm. Người em tật nguyền run lên bần bật nhưng không biết phải làm sao. Nhìn em gái, Sylvia thều thào: “Chị chết mất thôi. Chị đau quá”.
Cuộc trốn chạy bất thành
Biết được ông bà Likens đang lên kế hoạch về thăm con, Gertrude vội bắt Sylvia viết một lá thư cho bố mẹ nhưng nội dung bức thư phải theo ý của họ. Cô gái bị ép buộc viết rằng mình đang sống rất vui vẻ, được chăm nom tốt và cha mẹ chỉ cần gửi tiền chứ không cần phải về thăm để có thể tập trung cho công việc.
Sau khi bức thư hoàn tất, Gertrude liền mang đi gửi. Cánh cửa không khóa trong khi những đứa trẻ khác đang mải làm việc riêng. Ngồi dưới cầu thang, Sylvia chợt nghĩ đến việc chạy trốn nhân lúc tất cả đang sơ hở. Nếu bị bắt lại, cô chỉ còn đường chết nhưng nếu cứ ở đây, cô không thể chịu đựng thêm những trận tra tấn. Vậy là, cô bé người đầy thương tích và ốm yếu chạy tập tễnh ra cửa trước. Tuy nhiên, vừa mở được cửa ra thì Gertrude vì quên một số thứ nên đã phải quay lại và bắt được cô, tức giận ném Sylvia xuống căn hầm.
Tại nơi giam giữ này, người đàn bà độc ác đưa và bắt cô ăn thức ăn bẩn. Tuy nhiên, cô đã từ chối. Điều này khiến Gertrude càng nổi cơn tam bành. Bà ta hất thức ăn đi và đấm đá vào bụng cô gái tội nghiệp.
Ngày 26/10/1965, ngày định mệnh của Sylvia đã tới. Sáng hôm đó, cả gia đình Baniszewski gồm Gertrude, gã nhân tình và 2 đứa con của bà ta - Paula, John đã cùng nhau dùng cán chổi đánh Sylvia thậm tệ cho tới khi cô bất tỉnh nhân sự.
Thấy vậy, Gertrude liền túm tóc, dìm đầu Sylvia xuống bồn nước. Khi nạn nhân tỉnh lại, người đàn bà này vẫn không buông tha cho cô. Bà ta liên tục lặp lại hành động tàn nhẫn đó và nó chỉ dừng lại khi gã nhân tình phát hiện ra có vẻ như Sylvia đã ngừng thở.
Lúc này, Gertrude hốt hoảng dừng tay lại và nhận thấy đúng là nạn nhân đã chết. Cả gia đình lúc đó mới cuống cuồng nghĩ cách thoát tội.
Quá khứ khắc nghiệt
Gertrude sinh ra trong một gia đình nghèo có 6 anh chị em. Ngay từ nhỏ, Gertrude rất yêu cha nhưng lại thường xuyên mâu thuẫn với mẹ.
Năm Gertrude 11 tuổi, người cha đột ngột qua đời và Gertrude phải sống cùng mẹ. Từ đó, 2 mẹ con thường xuyên xảy ra tranh cãi khiến Gertrude chán chường rồi bỏ học. Không lâu sau, cô gặp chàng thanh niên tên John và kết hôn với anh chàng này. Mặc dù chưa đủ tuổi và gặp sự ngăn cấm của người mẹ nhưng cô đều bỏ ngoài tai.
10 năm sau, cặp đôi chia tay nhau do quá nhiều bất đồng, khi đã có với nhau 4 đứa con và tất cả đều ở với mẹ. Không lâu sau, cô gặp Edward Guthrie và muốn tiến tới. Tuy nhiên, nhìn cảnh 4 đứa con nheo nhóc, người đàn ông này cảm thấy ái ngại và nói lời chia tay sau 3 tháng quen nhau.
Buồn chán, người phụ nữ này lại tìm về với John. Họ tiếp tục sống với nhau thêm 7 năm và có thêm 2 đứa con rồi lại chia tay. Năm 1963, khi Gertrude 37 tuổi, cô gặp một chàng trai trẻ tên Dennis Lee Wright và 2 người nhanh chóng có tình cảm với nhau..
Bất chấp sự khác biệt về tuổi tác, họ đến với nhau và có một đứa con riêng. Tuy nhiên, bỗng một ngày chàng trai trẻ bỏ đi, để lại đứa con cho người tình.
Suốt những năm tháng thanh xuân, Gertrude liên tục bị người tình bỏ trong cay đắng. Mặc dù chưa tới tuổi 40 nhưng trông Gertrude lúc nào cũng tiều tụy, già yếu. Kinh tế gia đình lúc nào cũng eo hẹp. Nhiều người tin rằng đây cũng là một phần nguyên nhân khiến tính khí của người đàn bà này trở nên khắc nghiệt, độc ác. Tuy nhiên, lý do ấy không thể làm dư luận nguôi ngoai cơn thịnh nộ.
Phiên tòa cuối cùng
Tại phiên tòa xét xử, Gertrude kiên quyết không thừa nhận hành vi của mình. Cô bé 11 tuổi Marie Baniszewski - con gái út của bị can được gọi ra trước tòa với tư cách nhân chứng.
Dành cho cô bé giây lát để trấn tĩnh, thẩm phán hỏi: “Tại sao cháu xuất hiện ở đây?”. Marie im lặng một lúc rồi trả lời: “Cháu ở đây để làm chứng, chứng minh mẹ cháu đã giết hại Sylvia Likens”. Marie khai nhận nhiều lần nhìn thấy Gertrude đánh Sylvia thậm tệ khi cô làm sai điều gì đó.
Marie cũng cho biết mình chưa bao giờ thấy mẹ đánh ai dã man như đánh Sylvia. Những hành vi đánh đập, đốt tay chân hay rạch tay là chuyện thường xuyên xảy ra. Không những vậy, Gertrude còn không chăm sóc khi Sylvia ốm yếu.
Trong ngày tiếp theo, Marie lại được các điều tra viên hỏi kĩ hơn về những tình tiết liên quan tới Sylvia. Khi họ đề cập tới hình xăm kinh hoàng trên bụng Sylvia, Marie có vẻ tỏ ra sợ hãi. Phải thuyết phục mãi, Marie mới khai nhận cô bé đã nhìn thấy mẹ mình lôi Sylvia xuống hầm, đốt và đánh cô.
Trước tình thế này, luật sư bào chữa cho Gertrude khăng khăng nói rằng Gertrude có thần kinh không bình thường vì áp lực quá lớn từ việc nuôi dạy những đứa con. Thậm chí, luật sư này còn tuyên bố: “Tôi thực sự lên án những ai giết người nhưng giờ phút này đây tôi có thể nói rằng thân chủ tôi không có trách nhiệm trong vụ này”. Một số luật sư bào chữa khác cũng lập luận: “Bà ấy thực sự rất đáng thương khi một mình phải nuôi chừng ấy đứa con. Trách nhiệm không thể đổ hết lên đầu Gertrude được”.
Tuy nhiên, đại diện bồi thẩm đoàn cho biết: “Chúng ta liệu có thể chấp nhận những hành vi tàn bạo như vậy từ một người phụ nữ? Nếu như Gertrude không bị tuyên án tử hình thì cũng có nghĩa rằng luật pháp đang bị bóp méo”.
Sau nhiều ngày tranh luận, cuối cùng tòa án lại không tuyên Gertrude án tử hình vì tội giết người độ 1, thay vào bản án tù chung thân.
Cô con gái Paula cáo buộc tội danh giết người độ 2 nhưng đã kháng cáo thành công và được chuyển thành tội danh ngộ sát. Paula đi tù vài năm rồi được thả. Những bị can còn lại gồm hai đứa con của Gertrude là Stephanie và John cùng gã nhân tình Coy Hubbard lĩnh hàng chục tháng tù cho tội ngộ sát, khép lại vụ án từng gây chấn động nước Mỹ.
Bình luận truyện