Chương 6: C6: Xin được chỉ giáo
Mùa thu, kỳ thi Hương.
Ở thời cổ đại, tham gia kỳ thi Hương là con đường duy nhất để một người bình thường lên làm quan.
Kỳ thi Hương kéo dài liên tục ba ngày, trước khi hoàn thành tất cả các câu hỏi, không một ai được phép bước ra khỏi trường thi.
Khảo sinh đều phải tự chuẩn bị trước lương thực và chăn chiếu. Buồng thi của mỗi sĩ tử không có cửa, Đại Nguỵ lại mưa nhiều nên sĩ tử phải tự mang vải dầu của mình đi để che nắng che mưa.
Tiêu Lâm phải mượn đầy tớ cho ngựa ăn nửa lạng bạc. Nói đi nói lại cả nửa ngày mới mượn được.
Nửa lạng bạc này Tiêu Lâm dùng để phòng thân lúc đi thi.
Nhà họ Tần biết anh sắp đi thi nhưng vờ như không nghe không thấy, chỉ chuẩn bị chu tất mọi thứ cho Tần Nam và Tần Bắc. Bọn họ không chỉ có giấy và nghiên mực thượng hạng, còn có cả đồ ăn ngon và vải dầu dày, trang bị chỉ có hơn người chứ không kém cạnh ai.
Tần Nam Tần Bắc được người nhà họ Tần lũ lượt tiễn ra khỏi Tần phủ, Tần lão thái thái còn dúi cho họ hơn trăm lượng làm lộ phí, sau đó họ được xe ngựa sang trọng đưa đi.
Còn Tiêu Lâm mới sáng sớm đã đi ra từ lối đi của người hầu ở phía sau bếp, đến một người tiễn cũng không có. Hắn một mình một đường nhưng không thấy cô đơn, trái lại tinh thần còn khá phấn chấn.
Đến bên ngoài trường thi ở kinh thành, nhiều chức sắc và học giả đã xếp hàng. Mặc dù kiểu dáng quần áo đều giống nhau nhưng loại vải họ khoác lên người có chất lượng cao và thêu hoa ẩn, hộp sách họ mang theo đều được làm bằng gỗ lê mịn.
Ngược lại với họ, đồ dùng và quần áo của Tiêu Lâm tồi tàn hơn rất nhiều. Tuy nhiên cũng có rất nhiều sĩ tử xuất thân từ gia đình nghèo khó như hắn, tuy họ mặc đồ vải thô nhưng tinh thần rất tốt.
Chỉ là những sĩ tử nhà nghèo khác dù có nghèo đến mấy cũng có túi lớn túi nhỏ, không giống như Tiêu Lâm chỉ mang đồ dùng khi đi thi và hai cái bánh bao.
Quan coi thi được chia thành nội liêm quan và ngoại liêm quan. Ngoại liêm quan là người giám sát và chịu trách nhiệm về các vấn đề xảy ra trong quá trình thi, trong khi nội liêm quan không quan tâm đ ến bất cứ điều gì ngoại trừ việc chấm bài, ngoại liêm quan và nội liêm quan không được qua lại với nhau.
Hiện giờ các sĩ tử đang bị giám thị kiểm tra để ngăn chặn những kẻ mang phao vào phòng thi hoặc thuê người thi hộ.
Sau khi kiểm tra xong, giám thị sẽ yêu cầu thí sinh lấy số rồi vào phòng thi tìm buồng thi của riêng mình.
Khi giám thị kiểm tra Tiêu Lâm thì thấy hắn vô cùng tiều tụy, ngay cả vải dầu cũng không có, định nhắc nhở một câu. Nhưng vị quan này nhận ra tất cả những người khác đều đứng cách Tiêu Lâm vài mét, hình như hắn không được người ở đây hoan nghênh. Dù sao dầm mưa có ba ngày vẫn chưa chết được nên vị quan nọ vẫy tay, ra hiệu cho hắn đi vào.
Tiêu Lâm vào buồng thi, bày bút, mực, giấy và nghiên mài mực rồi chờ thi.
Do mắc bệnh nghề nghiệp nên hắn cẩn thận quan sát căn buồng đơn, tuy đơn giản nhưng không hề tồi tàn, gạch đá bên trong thực chất được kết dính lại với nhau bằng vữa gạo nếp.
Người thợ thủ công làm vữa gạo nếp bằng cách đun sôi gạo nếp, sau đó trộn gạo nếp với đất Tam Hợp, cho hỗn hợp nhão vào thùng rồi trộn với nước cốt khế. Gạch đá xây theo cách này có thể chịu được mưa gió hàng trăm năm. Có thể nói không thua gì xi măng hiện đại.
Thời xưa chỉ có lăng mộ và cung điện của hoàng gia mới có thể sử dụng những đồ dùng cao cấp như vậy, bây giờ buồng thi lại sử dụng những vật liệu cao cấp này, điều này đủ cho thấy hoàng đế hiện tại coi trọng nhân tài đến mức nào.
Trong lúc Tiêu Lâm đang nghĩ về bức tường thì có một người đàn ông đi ngang qua và chào hắn.
"Hả?" Người vừa tới là một thanh niên, nhìn căn buồng đơn trống rỗng của Tiêu Lâm, người thanh niên hỏi: "Vị huynh đài, huynh gặp vấn đề khó khăn gì sao?"
Tiêu Lâm cau mày, bối rối: “Ta không sao”.
"Liên tục thi ba ngày, huynh đài định không ăn không ngủ sao? Ta nghĩ hôm nay là một ngày âm u, sợ sẽ có mưa to, vải dầu của huynh đâu?"
Trong lời nói của chàng trai trẻ này không hề có chút khinh thường hay chế nhạo nào, cặp lông mày nhíu lại đầy nghi ngờ và lo lắng thực sự.
Vậy là Tiêu Lâm đáp: “Không sao đâu, ta không đói, cũng không sợ mưa. Không phải huynh cũng không có sao?”
“Tất cả đồ đạc của ta đều để ở chỗ người hầu”, chàng trai trẻ nhìn Tiêu Lâm, không ngờ ở chốn kinh thành này lại có một sĩ tử nghèo đến như vậy. Người thanh niên hỏi tiếp: “Không biết vị huynh đài là quý tử của gia tộc quyền quý nào?”
"Quý tử?" Tiêu Lâm cười nói: "Huynh đã từng gặp qua vị quý tử nào nghèo khổ như vậy chưa?"
"Cái này…" người thanh niên lắc đầu: "Nhưng thi phải mất ba ngày, trong ba ngày này huynh phải làm sao đây?"
"Nửa ngày nữa ta sẽ rời trường thi, không cần tới ba ngày cho nên không cần mang theo nhiều đồ như vậy". Tay áo Tiêu Lâm vẫn còn có miếng vá, bộ quần áo này đã mặc ba năm rồi, năm nào Tiêu Hình cũng mặc bộ đồ này đi thi. Tay áo vẫn còn vết mực của năm trước.
Vẻ mặt bình tĩnh thản nhiên của Tiêu Lâm khiến người thanh niên bối rối, chẳng lẽ người đàn ông này chỉ đến đây thi cho có lệ sao?
Nhưng bút mực của Tiểu Lâm được sắp xếp ngay ngắn, chứng tỏ người này vẫn thận trọng và chú ý đến kỳ thi.
Chàng thanh niên đè nén sự nghi hoặc trong mắt, hỏi thẳng: "Huynh tự tin như vậy, nhất định là người có tài. Không biết huynh họ gì?"
"Ta họ Tiêu, tên Tiêu Hình, tự Tuyền Lâm. Nếu không chê, huynh cũng có thể gọi ta là Tiêu Lâm, bạn bè đều gọi ta là Tiêu Lâm".
"Ta là Ngụy Thanh, tự Sơ Liêm. Hôm nay rất vinh dự được gặp Tiêu huynh, xin được chỉ giáo".
Họ Ngụy? Lẽ nào đây là người của hoàng thất? Tiêu Lâm đáp lại lời chào: "Khách sáo rồi. Rất vui được gặp huynh".
Tình cờ là buồng thi của Ngụy Thanh lại ở ngay bên cạnh.
Hai người họ tuổi tác tương đương, Ngụy Thanh tính cách lại dễ gần nên hai người nhanh chóng bắt đầu trò chuyện với nhau.
Thông qua Ngụy Thanh, Tiêu Lâm hiểu rõ hơn về triều đại nhà Ngụy. Tuy Ngụy Thanh còn trẻ nhưng hắn có tầm nhìn rộng và hiểu biết sâu sắc hơn những người cùng trang lứa.
Tiêu Lâm – người đến từ thế kỷ 21 thì kể cho Ngụy Thanh nghe về những phong tục, câu chuyện trong và ngoài nước khiến Ngụy Thanh choáng váng. Thế giới mà Tiêu Lâm nói đến là thứ mà hắn chưa từng được nghe hay thấy trước đây, cho nên Ngụy Thanh vô cùng tò mò và phấn khích khi nghe Tiêu Lâm nói.
Nếu không phải buổi thi sắp bắt đầu thì có lẽ hai người họ đã bưng ra một cái bàn, bày mấy bình rượu, một đ ĩa đậu phộng rồi trò chuyện suốt ngày suốt đêm.
Bình luận truyện