Papillon - Người Tù Khổ Sai
Chương 32: Một cuộc vượt ngục của người điên
Vì đang có chiến tranh, các hình phạt lại được tăng lên nếu vượt ngục thất bại, lúc này không phải là lúc để lỡ chuyện, phải không, Salvidia? Cậu người Ý có hai plan bằng vàng trong đoàn tàu đang bàn với tôi ở chỗ giặt áo quần sau khi đọc tờ yết thị thông báo về những biện pháp mới đối với các trường hợp vượt ngục. Tôi nói với y:
- Cái án tử hình ấy không làm cho tôi từ bỏ ý định vượt ngục được đâu. Còn cậu thì sao?
- Papillon ơi, tôi chịu hết nổi rồi và tôi cũng muốn tếch thẳng luôn. Muốn ra sao thì ra. Tôi đã xin vào làm y tá ở nhà thương điên. Tôi biết là tại phòng cung tiêu của nhà thương ấy có hai cái thùng tôn-nô chứa được 225 lít tức là thừa sức ghép thành bè. Một thùng chứa đầy dầu ô-liu, một thùng đầy dấm. Hai cái thùng ấy mà chằng kỹ vào nhau, sao cho nó không thể tách ra được tôi thấy có cơ may về được Đất liền đấy. Phía bên ngoài tường bao quanh nhà thương điên không bị kiểm soát. Phía trong thường ngày chỉ có một tên lính y tá gác, có tù phụ giúp, luôn luôn kiểm soát xem bệnh nhân làm gì. Sao cậu không đến đấy với tôi?
- Làm y tá à?
- Không được đâu. Cậu biết thừa là không bao giờ cậu được làm việc ở nhà thương điên. Vừa xa trại giam vừa ít bị kiểm soát, tất cả những điều đó làm cho người ta không đưa cậu đến làm việc ở đây. Nhưng cậu có thể vào đây với tính cách người mất trí.
- Khó đấy, Salvidia ạ.
- Khi một bác sĩ đã coi cậu là "điên", ông ta cho cậu được quyền tha hồ muốn làm gì thì làm, không hơn không kém. Cậu được công nhận là không phải chịu trách nhiệm về những hành động của mình. Cậu thử nghĩ đến trách nhiệm của một bác sĩ khi chấp nhận ký vào bản chẩn đoán ấy? Cậu có thể giết tù, giết cả lính hay vợ lính, hay một đứa con nít cũng không sao. Cậu có thể vượt ngục, phạm bất cứ tội gì luật pháp cũng vô phương đối với cậu. Qúa lắm người ta cũng chỉ có thể lột truồng cậu ra rồi tống cậu vào một phòng giam có lót nệm, và cậu phải mặt áo trần lực của người điên. Chế độ ấy chỉ kéo dài một thời gian, rồi có ngày họ lại phải nới nhẹ cách chữa trị bằng vũ lực đó. Kết quả là: với bất cứ hành động nghiêm trọng đến đâu, kể cả vượt ngục, cậu cũng chẳng mất mát gì. Papillon ơi, tôi tin cậu, tôi muốn vượt ngục với cậu. Cậu hãy cố làm đủ mọi cách để vào được nhà thương điên với tôi đi. Với tư cách là y tá, tôi sẽ giúp cậu chịu đựng được tốt nhất và đỡ đần cậu những lúc gay go nhất. Tôi công nhận rằng không bị điên mà phải sống chung với những người nguy hiểm như vậy, cũng khủng khiếp thật.
- Cậu cứ về nhà thương điên đi, Roméo, tôi sẽ nghiên cứu thật kỹ vấn đề này và nhất là tìm hiểu những hiện tượng đầu tiên của bệnh điên để bác sĩ tin được. Làm sao cho bác sĩ xếp mình vào loại không phải chịu trách nhiệm gì cũng là ý kiến hay đấy.
Tôi bắt đầu nghiên cứu vấn đề một cách nghiêm chỉnh. Thư viện của trại không có cuốn sách nào về vấn đề này. Cứ có dịp là tôi bàn luận với những người đã từng mắc bệnh điên trong một thời gian nào đấy. Dần dần, tôi đã có ý niệm khá rõ ràng:
1. Tất cả những người điên đều đau đầu dữ dội.
2. Họ thường bị những tiếng ù ù trong tai.
3. Vì thần kinh họ bị kích thích nên họ không thể nằm lâu ở một tư thế mà không bị một cơn co giật thần kinh thực sự khiến cho cả cái thân thể bị căng thẳng đến tột độ của họ nấy bật lên như cái lò xo.
Vậy thì phải làm sao để đừng phô bày ra một cách lộ liễu mà người ngoài vẫn phát hiện ra những triệu chứng đó. Bệnh điên của tôi phải vừa đủ nặng để buộc bác sĩ quyết định gửi tôi đi bệnh viện nhưng không dữ dằn để phải đòi hỏi những biện pháp đối xử tồi tệ của các giám thị như: phải mặc áo trấn lực của người điên, bị đánh đập, phải nhịn ăn, phải chích bromure, phải tắm bằng nước lạnh nay nước nóng già v.v... Nếu tôi đóng kịch khéo, tôi có thể làm cho bác sĩ cũng bị lừa.
Có một điều có lợi cho tôi: tại sao, vì lý do gì mà tôi phải giả bệnh? Bác sĩ không thể giải thích một cách hợp lý vấn đề này, chắc chắn tôi có thể thắng cuộc trong trò này. Đối với tôi không có giải pháp nào khác. Họ đã từ chối không chịu đưa tôi đi đảo Quỷ. Tôi không còn chịu đựng nổi cảnh ở lại trại sau cái chết của Matthieu, bạn tôi. Do dự làm quái gì! Tôi phải quyết định thôi, thứ hai tôi sẽ báo các bệnh. Thế cũng không xong, tôi không thể tự mình khai bệnh được. Tốt hơn là để một người khác làm việc này, nhưng người ấy lại phải là người tin rằng tôi điên thật mới được. Tôi phải làm hai hay ba việc kỳ cục ở phòng giam. Rồi trưởng khối sẽ báo cáo với cai tù và cai tù sẽ ghi tên cho tôi đi khám bệnh. Đã ba ngày nay, tôi không ngủ, không rửa ráy, cũng không cạo râu. Mỗi đêm tôi thủ dâm nhiều lần và ăn rất ít. Hôm qua tôi hỏi người nằm kề bên tôi sao anh ta lại lấy mất tấm hình tôi vẫn bày ở đầu võng (tấm hình này không hề có bao giờ ở chỗ tôi). Anh ta thề sống thề chết là không đụng đến đồ đạc của tôi. Anh ta sợ, và xin chuyển đi chỗ khác.
Thông thường xúp vẫn được để ở chậu vài phút trước khi đem chia. Tôi đến gần chậu xúp và trước mặt đông đủ mọi người tôi đái vào đấy. Ai nấy đều tỏ ý bực mình, nhưng cái vẻ mặt lầm lầm của tôi chắc đã làm cho mọi người thấy ngán nên không ai nói gì, chỉ có anh bạn Grandet nói với tôi
- Papillon, sao cậu làm thế?
- Vì họ quên chưa cho muối.
Rồi chẳng thiết để ý đến những người khác, tôi lấy ga-men của tôi đưa ra để trưởng khối sớt xuất của tôi vào đấy. Trong một không khí im lặng hoàn toàn, mọi người đã đứng nhìn tôi ăn xúp. Hai sự việc đó đã đưa đến kết quả là hôm nay, tôi được đưa đến bác sĩ mà không phải xin xỏ gì.
- Bác sĩ có khỏe không?
Tôi nhắc lại câu hỏi một lần nữa. Bác sĩ kinh ngạc nhìn tôi. Tôi nhìn lại ông với cặp mắt cố tình làm ra vẻ tự nhiên như không.
- Tôi vẫn khỏe, bác sĩ nói. Còn anh. Anh bị ốm phải không?
- Đâu có?
- Thế tại sao anh lại đi khám bệnh?
- Chẳng tại sao cả. Họ nói với tôi là bác sĩ bị ốm. - Hóa ra không phải, cho nên tôi cũng mừng. Chào bác sĩ tôi về
- Khoan đã, Papillon. Anh ngồi xuống đây, trước mặt tôi. Anh nhìn vào tôi đi.
Rồi bác sĩ dùng một cái đèn gì chiếu ra một tia sáng nhỏ xíu soi vào mắt tôi.
- Bác sĩ không thấy cái mà bác sĩ muốn tìm à? Đèn của ông không đủ sáng nhưng dù sao ông cũng đã hiểu chứ, phải không? Ông có thấy chúng nó không, ông cho tôi biết đi.
- Thấy gì? Bác sĩ hỏi.
- Ông đừng giở trò ngớ ngẩn, ông là bác sĩ hay là thú y? Ông đừng nói với tôi là ông không có thì giờ trông thấy chúng trước khi chúng trốn mất, hoặc ông không muốn nói với tôi, hoặc ông cho tôi là một thằng ngu.
Mắt tôi ánh lên vì mệt mỏi. Bề ngoài của tôi, râu chưa cạo, mặt chưa rửa, đều góp phần vào màn kịch nhỏ của tôi. Bọn cảnh sát đứng nghe, sững sờ cả ra, nhưng tôi không hề có một cử chỉ dữ dằn nào khiến họ phải can thiệp. Bác sĩ có thái độ hòa giải và về hùa theo tôi để tôi khỏi bị kích động, ông ta đứng dậy và đặt tay lên vai tôi. Tôi vẫn ngồi yên.
- Phải, tôi không muốn nói cho anh biết, Papillon, nhưng tôi đã có đủ thì giờ để thấy chúng.
- Bác sĩ chỉ nói láo, mà mặt vẫn trơ trơ ra như thổ địa. Bởi vì tôi biết thừa là ông chẳng thấy quái gì cả; ông đang tìm ba cái đốm đen ở trong mắt trái của tôi chứ gì? Ba cái đốm đen ấy, tôi chỉ trông thấy chúng khi tôi nhìn vào khoảng không hay lúc tôi đọc sách. Nếu lấy gương soi, tôi nhìn thấy mắt tôi rõ ràng, nhưng ba cái đốm thì đi đâu biệt tăm biệt tích. Hễ tôi cầm gương lên một cái là chúng biến đi đàng nào mất tang ngay tức khắc.
- Nhập viện ngay, - Bác sĩ nói - Không phải quay về trại nữa, Papillon, anh nói với tôi là anh không có bệnh phải không? Có thể đúng như vậy, nhưng tôi lại thấy anh mệt mỏi lắm, cho nên tôi để anh nghỉ vài ngày ở bệnh viện, anh bằng lòng chứ?
- Chẳng sao cả, được thôi. Bệnh viện hay trại thì cũng vẫn là ở đảo.
Bước đầu đã trót lọt. Nửa giờ sau, tôi đã ở bệnh viện, tại một phòng sáng sủa, giường sạch sẽ, nệm trắng tinh. Ngoài cửa treo tấm bảng "Đang theo dõi".
Dần dà, do sức ám thị lên đến cao độ, tôi đã thành người điên. Trò chơi này cũng nguy hiểm: cái tật làm cho mồm méo xệch đi và dùng hai hàm răng cửa cắn chặt môi dưới, tôi vẫn nghiên cứu với một cái gương soi nhỏ lén giấu được, tôi quen làm như vậy, nhiều lúc tôi bắt gặp thấy mồm mình méo đi như thế tuy tôi không hề cố ý. Papi ơi, không nên sớm chơi với cái mẹo vặt này. Nếu cứ ép mình phải tự cảm thấy mình mất trí mãi có thể nguy hiểm và để lại cho mình những chứng tật vĩnh viễn. Nhưng tôi vẫn phải chơi trò này đến cùng nếu muốn đạt kết quả. Để vào nhà thương điên, được xếp vào loại không chịu trách nhiệm rồi vượt ngục với anh bạn.
Vượt ngục! Hai tiếng kỳ diệu ấy đưa tôi bay bổng, tôi đã hình dung thấy mình ngồi trên hai chiếc thùng ton-nô, được sóng nước đẩy về đất liền, cùng với anh bạn thân y tá người Ý của tôi. Bác sĩ thăm bệnh hàng ngày. Ông khám tôi rất kỹ, và lần nào chúng tôi cũng nói chuyện với nhau, lễ độ và hòa nhã. Ông ta có vẻ lo nhưng chưa tin hẳn. Vậy thì tôi phải cho ông ta biết là tôi có những cơn đau nhói ở vùng gáy, và đấy là những triệu chứng đầu tiên.
- Thế nào Papillon? Anh ngủ được chứ?
- Vâng thưa bác sĩ, nói chung tôi cũng khỏe. Cám ơn bác sĩ đã cho tôi mượn tờ báo Match, nhưng ngủ thì lại là việc khác. Ở sau phòng tôi, có một cái máy bơm, chắc để tưới cái gì đó: máy chạy suốt đêm, tiếng phòng phòng của nó cứ dội vào gáy tôi, cứ như là ở trong đầu tôi cũng có tiếng vang phòng phòng vậy. Cả đêm cứ thế, chịu không nổi. Cho nên tôi rất biết ơn nếu bác sĩ cho tôi được sang phòng khác.
Bác sĩ quay sang phía người lính y tá và hỏi nhỏ, rất nhanh.
- Có cái máy bơm à? Y tá lắc đầu ra hiệu không có.
- Giám thị, cho anh ta sang phòng khác. Anh muốn ở phòng nào?
- Càng xa cái máy bơm chết tiệt này càng tốt, phía cuối hành lang. Cảm ơn bác sĩ.
Cửa đã được khép chặt, chỉ còn một mình tôi ở trong phòng. Một tiếng động rất nhỏ, báo cho tôi biết có người đang theo dõi tôi qua khe nhòm, chắc chắn đấy là ông bác sĩ, vì tôi không nghe tiếng chân ông đi xa dần khi ông ra khỏi phòng. Thế là tôi giơ nắm tay hướng về phía tường che khuất cái máy bơm tường tượng của tôi và tôi kêu lên, không to lắm "Tắt máy đi. Tắt máy đi! Đồ khốn kiếp. Đồ thợ vườn hạng bét, tưới gì tưới lắm thế?" Rồi tôi lăn ra giường, vùi đầu dưới gối.
Tôi không nghe được tiếng chiếc nắp đồng của khe nhòm đóng lại nhưng tôi nhận ra tiếng chân đi xa dần. Kết luận: người nhòm qua khe cứa đúng là bác sĩ. Buổi chiều, tôi được đổi phòng. Chắc tôi đã gây được ấn tượng tốt vào lúc sáng, vì đưa tôi đi dọc hành lang chỉ vài bước mà phải có đến hai người lính và một người tù y tá đi kèm. Họ chẳng nói gì nên tôi cũng không nói. Tôi chỉ lặng thinh đi theo họ. Hai ngày sau, tôi cho ra cái triệu chứng thứ hai: những tiếng ù trong tai.
- Khá chứ, Papillon? Anh đã xem tờ tạp chí tôi gửi cho anh chưa?
- Chưa, tôi chưa đọc được. Suốt ngày hôm qua và một phần đêm nữa, tôi đã cố tìm cách làm cho con ruồi hay con muỗi gì đấy vào làm tổ trong tai tôi phải chết ngạt. Tôi đã lấy bông nhét vào tai mà vẫn không ăn thua gì. Cánh của nó cứ rung lên liên hồi không giây nào dứt, hết o- O- O lại đến diđiđi... Hơn thế nữa, lại còn thêm cái cảm giác nhột nhột buồn buồn khó chịu lắm. Đến loạn óc mất thôi, bác sĩ ạ! Bác sĩ thấy thế nào? Nếu tôi không làm cho nó chết ngạt được, ta có thể kiếm cách làm cho nó chết đuối vậy nhỉ, bác sĩ bảo sao?
Mồm tôi cứ máy máy liên hồi và tôi nhận thấy bác sĩ đã để ý đến điều đó, ông ta nắm tay tôi và nhìn thẳng vào mắt tôi. Tôi cảm thấy ông bối rối và phiền lòng.
- Được rồi, Papillon ơi, chúng ta sẽ dìm cho nó chết. Chatal, anh rửa tai cho anh ấy đi.
Mỗi sáng, những cảnh như vậy cứ lặp đi lặp lại có cải biên ít nhiều, nhưng bác sĩ vẫn chưa quyết định gửi tôi đi nhà thương điên.
Có lần, trong khi thích bromure cho tôi, Chatal báo trước cho tôi biết: "Bây giờ thì ổn rồi. Bác sĩ nghĩ nhiều lắm nhưng chắc cũng còn lâu, ông ấy mới gửi cậu đi bệnh viện. Nếu cậu muốn ông ta quyết định sớm, cậu phải làm cho ông ta thấy là cậu có thể trở nên nguy hiểm mới được.
- Anh thấy thế nào Papillon? - Bác sĩ, có hai y tá và Chatal đi theo, mở cửa vào phòng tôi, và thân mật hỏi tôi.
- Ông bỏ ngay lối chơi ấy đi, bác sĩ. - Tôi giở thái độ gây gổ ra. - Ông biết thừa là không ổn rồi. Tôi muốn hỏi trong bọn ông, ai đã thông đồng với cái thằng vẫn hành hạ tôi?
- Ai hành hạ anh? Bao giờ? Hành hạ thế nào?
- Trước hết, bác sĩ có biết các công trình của bác sĩ Arsonval không đã?
- Biết, tôi hy vọng là có biết.
- Ông biết là ông ta sáng chế ra một cái máy dao động có nhiều làn sóng để ion-hóa không khí xung quanh một bệnh nhân bị loét hành tá tràng. Với cái máy dao động ấy, người ta có thể phóng ra những giòng điện. Thế mà, một kẻ thù của tôi đã đánh cắp một cái máy như thế ở bệnh viện Cayenne. Cứ mỗi lần tôi ngủ yên, là nó ấn nút, làm điện giật vào đúng bụng và hai đùi tôi. Tôi giật mình, nẩy đến mười phân lên khỏi giường. Cứ thế ông bảo tôi chống đỡ và ngủ nghê sao được? Cả đêm, chẳng lúc nào ngừng. Tôi cứ vừa chợp mắt là pằng một cái, điện lại giật, cả người tôi cứ nẩy lên như lò xo. Bác sĩ ạ, tôi không chịu được nữa đâu, ông báo cho mọi người biết là hễ tôi mà tóm được thằng nào tòng phạm với nó là tôi giết đấy. Tôi không có vũ khí thật nhưng tôi đủ sức bóp cổ nó cho đến chết, dù cho nó là ai. Biết được rồi thì liệu mà giữ lấy thân nhé. Ông cũng cút đi với cái lối: "khỏe không, Papillon?" cái lối chào hỏi giả dối của ông. Tôi nhắc lại cho ông biết đấy, bác sĩ ạ, ông bỏ ngay lối chơi ấy đi!
Sự việc này đã đem lại kết quả. Chatal cho tôi biết là bác sĩ đã dặn dò bọn gác phải hết sức cẩn thận. Không bao giờ được mở cửa phòng của tôi mà không có hai hay ba người. Phải nói năng ôn tồn với tôi. Tôi mắc chứng bách hại cuồng, bác sĩ nói thế, phải đưa tôi đi nhà thương điên càng sớm càng tốt.
- Tôi có thể đưa anh ấy đi nhà thương, chỉ cần một người phụ là đủ - Chatal đề nghị để tránh cho tôi khỏi phải mặc áo trấn lực của người điên.
- Papi, anh ăn được chứ?
- Ăn được, Chatal ơi, ăn ngon nữa.
- Anh có thể đi với tôi và ông Jeannus chứ?
- Đi đâu?
- Mang thuốc đến cho bệnh viện, như đi dạo một quãng thôi mà.
- Nào thì đi.
Thế là cả ba chúng tôi rời bệnh viện để đến nhà thương điên.
Vừa đi Chatal vừa nói chuyện, và khi gần đến nơi, Chatal bỗng hỏi: "Cậu ở trại mãi có chán không, Papillon?"
- Ồ, chán đến tận cổ, nhất là từ khi Carbonieri bạn tôi không còn ở đấy nữa.
- Thế tại sao cậu không ở lại vài ngày ở nhà thương điên? Thằng cha có cái máy sẽ không tìm ra cậu để phóng điện vào người cậu nữa.
- Ý hay đấy. Nhưng tớ không bị loạn óc, không biết họ có chịu nhận không?
- Cậu cứ để tôi lo việc này, tôi sẽ nói hộ cậu. Tên cảnh sát nói, mừng vì thấy tôi rơi vào cái bẫy mà nó tưởng Chatal giăng ra để đánh lừa tôi.
Tóm lại, tôi đã vào nhà thương điên ở với cả trăm người điên khác. Sống với người điên, thật chẳng dễ dàng chút nào. Chúng tôi ngồi từng tốp hai, ba chục người ở ngoài sân để thay đổi không khí, trong khi các y tá cọ rửa các phòng. Mọi người đều trần truồng suốt ngày đêm. May mà trời nóng. Riêng tôi họ để lại cho đôi bít tất ngắn. Tôi vừa được y tá cho một điếu thuốc lá đã châm sẵn. Ngồi giữa nắng, tôi suy nghĩ và tính ra là ở đây đã năm ngày mà chưa liên hệ được với Salvidia. Một người điên lại gần tôi. Tên anh ta là Fouchet. Tôi biết câu chuyện của anh. Mẹ anh bán nhà và gửi cho anh mười lăm ngàn francs nhờ một giám thị chuyển, để anh lấy tiền vượt ngục. Tên đó được năm ngàn và phải đưa cho anh mười ngàn. Nhưng y đã lấy tất rồi đi Cayenne. Khi Fouchet qua một đường dây khác biết được là mẹ anh đã gửi tiền cho anh và bà mẹ đã hy sinh tất cả một cách vô ích, anh ta nổi cơn điên và ngay hôm đó, anh đã tấn công các giám thị. Nhưng anh chưa kịp làm gì họ thì đã bị chế ngự ngay.
Từ ngày ấy, cách đây đã ba, bốn năm, anh ở nhà thương điên.
- Cậu là ai? Tôi nhìn con người đáng thương vừa hỏi tôi. Hắn còn trẻ, chỉ chừng ba mươi tuổi.
- Tớ là ai à? Một người đàn ông bình thường, như cậu thôi, không hơn không kém.
- Cậu trả lời ngớ ngẩn lắm. Tớ đã thấy rõ, cậu là đàn ông rồi. Tớ muốn hỏi cậu là ai? Nghĩa là cậu tên gì?
- Papillon.
- Papillon à? Cậu là con bướm à? Khổ cho cậu rồi. Bướm phải bay và có cánh, thế cánh của cậu đâu?
- Tớ đánh mất rồi.
- Phải tìm cho ra, có cánh mới vượt ngục được. Bọn lính không có cánh. Cậu sẽ ăn đứt chúng. Đưa thuốc lá của cậu cho tớ.
Tôi chưa kịp đưa, hắn đã giật lấy. Rồi hắn ngồi.. trước mặt tôi hút, vẻ say sưa.
- Còn cậu, cậu là ai?
- Tớ là thứ thịt để cho ôi. Cứ mỗi lần người ta đưa cho tớ cái gì của tớ, là người ta lại lừa tớ.
- Tại sao vậy?
- Nó là như vậy. Cho nên tớ giết bọn cai tù, càng nhiều càng tốt. Đêm nay, tớ đã treo cổ hai đứa. Nhưng đừng nói với ai nhé!
- Tại sao cậu lại treo cổ chúng?
- Chúng nó đã ăn cướp nhà của mẹ tớ. Mẹ tớ gửi nhà của bà cho tớ, chúng nó thấy nhà đẹp, chúng giữ lại và ở ngay tại đấy. Tớ treo cổ chúng lên, không hay sao?
- Cậu có lý. Như vậy chúng không thể lợi dụng nhà của mẹ cậu được.
- Thằng cai bự ở đằng kia, sau hàng rào sát ấy, cậu thấy không? Nó cũng ở nhà ấy đấy. Thằng đó, tớ cũng sẽ giết nó thôi, cậu cứ tin ở tớ. Rồi anh ta đứng lên và bỏ đi.
Trời đất ơi! Sống giữa những người điên, chẳng có gì là vui thú, mà còn nguy hiểm nữa. Ban đêm, có tiếng kêu la ở khắp bốn phía và vào những đêm trăng rằm, những người điên lại càng bị kích thích hơn. Vì sao tuần trăng lại ảnh hưởng đến hành động của người điên? Tôi nhận xét thấy thế nhiều lần nhưng không giải thích nổi. Bọn cai có nhiệm vụ báo cáo về những người điên phải theo dõi. Với tôi, chúng còn đối chiếu thêm với những việc khác. Chẳng hạn chúng cố tình quên không cho tôi ăn một bữa. Tôi có một cái gậy và một sợi dây, và tôi làm điệu bộ câu cá. Tên xếp gác hỏi tôi:
- Cá có cắn câu không, Papillon?
- Chúng không cắn mồi được. Có một con cá nhỏ cứ lẽo đẽo theo tôi hoài, mỗi khi cá lớn sắp đớp mồi, nó lại báo trước: "Chú ý, đừng đớp, Papilìon đang câu đấy". Vì thế tôi chẳng được con nào bao giờ. Nhưng tôi vẫn cứ câu. Chắc có ngày sẽ có một con cá không tin con cá nhỏ kia. Tôi nghe thấy tên lính đó nói với y tá: "Thằng cha này điên thật rồi".
Khi tôi phải ngồi ăn ở bàn công cộng tại nhà ăn, tôi không sao ăn được đĩa đậu đũa của tôi. Có một thằng rất to con, cao ít ra đến một mét chín mươi, tay chân và ngực đầy lông lá trông như con khỉ, nó chọn tôi làm nạn nhân để nó hành. Thoạt tiên nó luôn luôn ngồi cạnh tôi. Đậu được dọn ra, đang rất nóng cho nên muốn ăn phải đợi cho nguội đã. Với chiếc muỗng gỗ, tôi xúc từng ít một và cứ thế ăn được vài thìa. Ivanhoe - thằng cha tưởng mình là trang kỵ sĩ thời Trung thế kỷ - cầm đĩa của nó lên, đổ vào lòng bàn tay và ăn hết trong năm phút. Rồi nó tự tiện lấy đĩa của tôi và cũng làm như vậy Khi đĩa đã nhẵn như chùi, nó đặt mạnh trước mặt tôi và nhìn tôi với cặp mắt to, vằn tia máu như muốn nói: "Mày đã thấy tao ăn đậu chưa?".
Tôi bắt đầu chán ngấy Ivanhoe, và vì tôi chưa được xếp hẳn vào loại điên nên tôi quyết định cho nó một đòn để gây tiếng vang. Hôm nay lại là ngày ăn đậu đũa, Ivanhoe không bỏ qua cho tôi. Nó đến ngồi cạnh tôi. Bộ mặt rồ dại của nó trông rạng rỡ hẳn lên. Nó tấm tắc hưởng trước nỗi khoái trá được chén phần đậu của nó và cả của tôi. Tôi đem theo một cái hũ sành to và nặng, đựng đầy nước. Thằng cha khổng lồ vừa cầm đĩa của tôi lên và bắt đầu đồ đậu vào mồm thì tôi đứng lên, lấy hết sức bình sinh đập hũ nước vào đầu nó. Thằng cha rống một tiếng như bò rồi gục xuống. Ngay lập tức, những người điên, tay vẫn cầm đĩa thức ăn của mình. xông vào đánh nhau loạn xạ. Cảnh ồn ào như vỡ chợ bắt đầu. Cuộc loạn đả tập thể này lại có thêm những tiếng la hét của tất cả lũ người điên trong bệnh viện hòa theo. Bốn viên y tá lực lưỡng đã bế thốc tôi lên không nương nhẹ chút nào và đưa ngày tôi về phòng, tôi kêu váng lên là: "Ivanhoe đã ăn cắp cái bóp trong đó có giấy căn cước của tôi". Lần này thì đạt yêu cầu! Bác sĩ quyết định xếp tôi vào loại không phải chịu trách nhiệm về bất kỳ hành động nào của mình. Tất cả các cai tù đều nhất trí nhận định chứng bệnh của tôi là điên thuộc loại hiền, nhưng cũng có những lúc rất nguy hiểm.
Đầu Ivanhoe được băng bó tuyệt đẹp. Hình như tôi đã làm da đầu nó rách dài đến tám phân. Cũng may mà nó không ra đi dạo cùng giờ với tôi. Tôi đã nói chuyện được với Salvidia. Anh đã làm được chìa khóa giả mở gian phòng để thùng ton-nô. Anh đang kiếm cho đủ dây thép để chằng các thùng ấy lại với nhau. Tôi nói với anh ta là tôi sợ dây thép dễ bị đứt do các thùng ton-nô ra đến biển sẽ co kéo nhau, có lẽ nên dùng thừng chão, dẻo hơn. Anh sẽ cố kiếm thứ đó, cả dây thừng và dây thép. Anh còn phải đánh ba cái chìa khóa nữa: một cái mở phòng tôi, một cái mở cửa hành lang dẫn đến phòng tôi và một cái mở cửa chính nhà thương điên. Các phiên gác không nhiều lắm. Mỗi phiên gác dài bốn giờ, chỉ có một lính canh. Từ chín giờ tối đến một giờ sáng rồi từ một giờ đến năm giờ. Hai cai tù đến phiên trực của mình chỉ ngủ và không đi tuần lần nào. Họ ỷ vào người tù y tá cùng gác với họ. Vậy là ổn, chỉ cần bình tĩnh chờ. Nhiều nhất là một tháng. Viên sếp gác đã cho tôi một điếu xì gà loại tồi y đang hút dở khi tôi ra sân. Tuy thuốc tồi, tôi cũng thấy ngon tuyệt.
Tôi nhìn lũ người trần truồng, hát hỏng, khóc lóc vung chân vung tay loạn xạ, nói một mình. Họ còn ướt sũng nước vì vừa tắm trước khi ra sân, thân thể họ còn mang những vết bầm do bị đánh đập hoặc tự họ gây ra, cùng vết dây chẳng của áo trấn lực thắt quá chặt. Đúng là thảm cảnh cuối cùng trên con đường đến nơi ruỗng nát. Có bao nhiêu người điên này được các bác sĩ tâm thần ở Pháp buộc phải chịu trách nhiệm về mọi hành động của mình? Titin - đấy là tên người ta thường gọi anh ta - cùng đi một chuyến với tôi năm 1933. Anh đã giết một người ở Marseille, rồi gọi xe ngựa, cho nạn nhân lên xe, bảo xe chở tới bệnh viện, và đến nơi anh đã nói: "Hình như anh ta bị bệnh, các ông săn sóc giùm cho" Anh bị bắt ngay. Các bồi thẩm nhất định không chịu coi anh ta là thuộc loại không phải chịu trách nhiệm, dù chút ít, về hành động của mình. Mà đúng là anh có điên mới làm như vậy. Người bình thường dù ngớ ngẩn đến đâu cũng chẳng ai làm như vậy. Giờ đây, Titin đang ngồi cạnh tôi. Anh ta bị kiết lỵ kinh niên. Anh ta giống như một cái xác chết biết đi. Anh nhìn tôi với đôi mắt xám chì, không hồn. Anh nói với tôi: "Anh bạn đồng hương ơi, có những con khỉ con ở trong bụng tôi. Có những con ác lắm, chúng cắn ruột của tôi và khi tôi đi ra máu là lúc chúng đang cáu giận đấy. Những con khác thuộc giống khỉ xù toàn lông cả là lông, có những bàn tay êm dịu như tơ. Chúng nhẹ nhàng xoa vuốt tôi và ngăn không cho lũ ác kia cắn tôi: khi lũ khỉ con hiền lành này chịu khó bảo vệ tôi, tôi không đi ra máu".
- Cậu có nhớ Marseille không, Titin?
- Tất nhiên là nhớ chứ. Nhớ kỹ nữa là khác. Quảng Trường Chứng khoán với những thằng cha chuyên chơi chứng khoán và những băng trấn lột...
- Cậu có nhớ được tên vài thằng không? Thằng Thần hám lợi? Le Gravat? Clément chẳng hạn?
- Không, tôi không nhớ tên thằng nào hết, chỉ nhớ thằng cha đánh xe ngựa chở thằng bạn bị bệnh của tôi và tôi đến nhà thương. Tôi còn nhớ nó đã nói tôi là nguyên nhân làm bạn tôi bị bệnh. Có thế thôi.
Tội nghiệp cho Titin, tôi cho anh ta mẩu xì gà và tôi đứng lên, lòng xót thương vô hạn. Con người khốn khổ này rồi sẽ chết như một con chó. Đúng là sống chung với những người điên rất nguy hiểm, nhưng biết làm sao được? Tôi cho đấy là cách độc nhất để tổ chức vượt ngục mà không lo bị trừng phạt.
Salvidia đã gần hoàn thành các công việc chuẩn bị. Anh ta đã có được hai cái chìa khóa, chỉ thiếu chìa khóa phòng tôi. Anh đã xoay được một cuộn dây thừng rất tốt, thêm vào đó, anh còn tháo võng để bện một cuộn dây có năm sợi. Về mặt này, mọi việc đều tốt. Tôi muốn mau mau chuyển sang hành động vì vừa đóng kịch vừa chịu đựng cảnh này thật gay go. Để được tại phòng này trong khu nhà thương. thính thoảng tôi phải lên một cơn điên. Tôi đã lên một cơn giống như thật đến mức các y tá tống tôi vào bồn tắm nước nóng già và chích cho tôi hai mũi bromure. Cái bồn tắm này phủ một tấm vải bạt rất dày để giữ cho tôi không ra được. Chỉ có một lỗ hổng để tôi thò đầu ra. Tôi ở trong bồn tắm loại làm cho người điên này được hai giờ thì Ivanhoe bước vào phòng. Tôi hết hồn khi thấy cách hắn nhìn tôi. Tôi sợ nó bóp cổ tôi, đến chết khiếp.
Tôi bị bó tay dưới tấm vải, tôi không thể nào tự vệ được. Nó tiến lại gần tôi, đôi mắt thao láo của nó chăm chú dòm tôi, có vẻ như cố nghĩ xem nó đã từng trông thấy ở đâu cái đầu từ dưới lớp vải này nhô lên. Hơi thở của nó và một mùi thối khẳn phả vào mặt tôi. Tôi muốn kêu cứu nhưng tôi sợ tiếng kêu của tôi làm cho nó càng thêm hung dữ. Tôi nhắm mắt lại chờ đợi, tôi tin chắc là hai bàn tay hộ pháp của nó sắp chít lấy cổ tôi. Tôi không dễ quên được những giây phút hãi hùng ấy. Sau, nó quay đi, đảo một vòng quanh gian phòng, rồi tới chỗ những vòng vô lăng vặn với nước. Nó đóng với nước lạnh và mở hết mức với nước nóng. Tôi kêu thét lên, vì tôi đang bị luộc chín thật sự. Hơi nước tỏa kín phòng, tôi bị ngợp thở vì hơi nước, tôi cố vùng vẫy cuống cuồng để thoát ra khỏi tấm vải chết tiệt này nhưng vô ích. Sau rồi cũng có người đến cứu tôi.
Bác cai tù thấy hơi nước lọt từ các cửa sổ ra. Khi tôi ra khỏi được cái nồi hầm này, tôi bị bỏng nặng và đau như một linh hồn dưới hỏa ngục, nhất là ở đùi và bộ phận sinh dục, ở đấy da đã bị lột ra. Tôi được bôi acid pieric và được vào nằm trong phòng nhỏ của bệnh xá. Vết bỏng của tôi nặng đến mức họ phải gọi bác sĩ đến khám. Tôi được chích vài mũi thuốc morphin để chịu đựng được trong hai mươi bốn giờ đầu. Khi bác sĩ hỏi tôi việc gì đã xảy ra tôi nói là trong bồn nước có một ngọn núi lửa bắt đầu phun. Chẳng ai hiểu đầu đuôi ra sao. Và viên y tá gác đổ lỗi cho người chuẩn bị nước tắm đã điều chỉnh lộn hai cái với nước. Salvidia, sau khi bôi acid picric cho tôi đã đi ra. Anh đã sẵn sàng và nói với tôi, may mà tôi được ở bệnh xá vì nếu cuộc vượt ngục thất bại, tôi có thể trở về khu vực này mà không sợ có ai trông thấy. Anh phải cấp tốc làm một chiếc chìa khóa giả của phòng này. Anh đã lấy dấu chìa khóa bằng một mẩu xà phòng. Ngày mai sẽ có chìa. Chỉ cần tôi cho biết ngày nào tôi đỡ đau, đủ sức để lợi dụng phiên gác đầu tiên của người coi tù không đi tuần.
Chúng tôi quyết định là đêm nay sẽ trốn đi trong phiên gác từ một giờ đến năm giờ sáng. Salvidia không phải trực. Để tranh thủ thời gian, anh sẽ dốc hết thùng ton-nô dấm vào hồi mười một giờ đêm. Thùng dầu sẽ được để nguyên vì biển động, có thể dầu phủ lên nước biển sẽ làm dịu bớt sóng khi chúng tôi xuống nước. Tôi mặc một cái quần làm bằng bao bột mì, dài tới đầu gối và một cái áo va-rơi bằng len, một con dao tốt dắt vào thắt lưng. Tôi còn đeo một cái túi nhỏ không thấm nước ở cổ, trong đựng ít thuốc lá và một cái máy lửa. Salvidia thì chuẩn bị sẵn một túi dết không thấm nước đựng bột sắn trộn với dầu ăn và đường, chừng ba ki-lô, theo lời anh nói.
Đã khuya rồi. Tôi ngồi trên giường, đợi anh đến. Tim tôi đập thình thình. Chỉ trong chốc lát, cuộc vượt ngục sẽ bắt đầu. Cầu Trời và vận may đến với tôi để cuối cùng tôi thành công, vĩnh viễn thoát được ra khỏi con đường thối rữa này. Điều lạ lùng là tôi chỉ có một ý nghĩ thoáng qua về quá khứ. Tôi nghĩ về bố tôi và về gia đình tôi. Không có một hình ảnh nào về phiên tòa đại hình, về các bồi thẩm hay về viên biện lý.Khi cửa được mở ra, tôi bất chợt thấy cảnh Matthieu bị lũ cá mập rước đi thẳng đứng. "Lên đường nào, Papi." Tôi đi theo anh. Anh vội khóa cửa và giấu chìa khóa ở góc hành lang: "Mau lên, làm thật mau đi". Chúng tôi đến nhà kho, cửa đã mở. Vần cái thùng tôn-nô rỗng ra dễ như chơi. Anh lấy dây thừng cuốn quanh người, tôi thì cuốn dây thép. Tôi vớ cái túi dết bột, và trong đêm tối đen như mực, tôi bắt đầu lăn cái thùng tôn- nô của tôi ra phía biển. Anh lăn thùng dầu theo sau. May là anh rất khỏe nên đã dễ dàng kìm được cái thùng khi nó lăn xuống đường dốc thẳng đứng này.
- Từ từ thôi, cứ từ từ, cẩn thận đừng để nó lăn quá nhanh.
Tôi chờ anh, để phòng trường hợp anh thả thùng ton-nô của anh ra sẽ bị thùng của tôi chặn lại. Tôi đi giật lùi, tôi đi trước, thùng ton-nô của tôi lăn theo sau. Chúng tôi xuống đến cuối con đường nhỏ không khó khăn lắm. Có một lối hẹp để ra biển, nhưng sau đó là khu có đá khó vượt qua được. "Dốc hết dầu ra, để thùng đầy, không sao đưa qua được quãng có đá đâu." Gió thổi mạnh và sóng đập ào ào vào bờ đá.Thùng đã được trút hết dầu, xong xuôi "Nút cho chặt. Chờ đây, đậy miếng sắt tây này lên đấy". Các lỗ đã được bịt kín. "Đóng cho chặt các đầu đinh". Tiếng sóng gió ầm ầm, không thể nào nghe thấy tiếng đóng đinh. Khó mà khiêng nổi hai cái thùng ton-nô đã được cột chặt vào nhau này. Mỗi thùng chứa được hai trăm hai mươi lăm lít. Thật cồng kềnh, khuân vác rất vướng. Địa điểm anh bạn tôi chọn cũng không dễ dàng xoay trở. "Đẩy đi nào, trời đất ơi! Nâng lên một chút. Cẩn thận đợt sóng này đấy". Cả hai đứa chúng tôi và cả đôi thùng ton-nô bị nhấc bổng lên và bị ném mạnh vào đá. "Cẩn thận, không chừng bị bể tan mất, chưa kể là ta còn bị gãy chân gãy tay nữa!".
- Cứ bình tĩnh, Salvidia! Cậu đi trước ra phía biển hay lại đằng sau đây thì hơn. Đó, ở chỗ ấy được rồi. Khi tôi kêu, cậu kéo mạnh nhé. Tôi cũng đẩy và chắc chắn ta sẽ ra khỏi được quãng đá này thôi. Muốn thế, phải giữ cho vững và đứng cho chắc tại chỗ, dù có bị sóng ập đến...
Tôi cứ gào lên ra lệnh cho anh, giữa tiếng sóng gió ào ào này, tôi chắc anh nghe được: một con sóng lớn đổ ập xuống cái khối cứng nhắc gồm đôi thùng ton-nô, anh và tôi. Lúc ấy tôi điên tiết, lấy hết sức đẩy mạnh chiếc bè. Anh ta chắc cũng kéo tới vì bỗng nhiên tôi thấy nhẹ nhõm và bập bềnh trên sóng. Anh ta leo lên thùng ton-nô trước tôi và đúng lúc tôi định trèo lên thì một đợt sóng thật mạnh đẩy từ dưới lên, quăng chúng tôi như một cọng lá lên một tảng đá nhô ra xa hơn cả. Con sóng xô mạnh đến nỗi hai cái thùng bị bửa toang ra mỗi nơi một mảnh. Khi sóng rút, tôi thấy mình bị kéo ra xa, cách tảng đá đến hai mươi mét. Tôi bơi và bị một con sóng khác đẩy thẳng vào bờ đặt ngồi giữa hai tảng đá. Tôi đã kịp bám giữ để khỏi bị cuốn ra khơi.
Khắp người bị bầm giập, tôi đã vùng thoát được nhưng khi đến chỗ cạn, tôi mới nhận ra là tôi bị trôi xa cách chỗ chúng tôi xuống nước đến một trăm mét. Không gìn giữ gì cả, tôi la to: "Salvidia Roméo! Anh ở đâu đấy?". Không có tiếng đáp lại. Mệt rã rời, tôi nằm trên đường đi, cởi quần dài, áo va-rơi và lại trần truồng chẳng mang gì ngoài đôi bít tất ngắn ở chân. Trời đất thiên địa, anh bạn tôi ở đâu rồi? Tôi lại kêu váng lên: "Cậu ở đâu đấy?". Chỉ có tiếng gió, biển và sóng đáp lại. Tôi ngồi đấy, không biết bao nhiêu lâu, thẫn thờ, bị suy sụp hoàn toàn cả về thể chất lẫn tinh thần. Rồi tôi khóc vì bực tức và quẳng đi cái túi nhỏ đeo ở cổ đựng thuốc lá và máy lửa - biểu hiện mối quan tâm ruột thịt của anh bạn đối với tôi, vì anh không hút thuốc. Đứng trước gió, trước những đợt sóng quái đản đang quét tất cả mọi thứ, tôi giơ nắm tay lên và nguyền rủa Trời: "Đồ xỏ lá, đồ chó đẻ, đồ pê- đê, mi không thấy hổ thẹn vì cứ bám riết lấy ta mà hành hạ như thế này ư? Chúa lòng lành gì mi. Mi chỉ là đồ đáng ghê tởm, đúng thế đấy, mi là kẻ xa- đích, kẻ đáng nguyền rủa! Mi là đồ thoái hóa! Ta sẽ không bao giờ gọi tên mi nữa! Mi không xứng đáng chút nào!".
Gió đã dịu dần và cảnh êm ả đã làm tôi tỉnh táo trở về với thực tại. Tôi sẽ trở lên nhà thương điên và nếu có thể, lại lê về bệnh xá. Chỉ cần chút ít may mắn, tôi có thể làm được việc ấy Tôi leo dốc và chỉ nghĩ một điều: trở về nằm vào giường mình. Không để ai trông thấy, không để ai biết. Tôi đã tới hành lang bệnh xá mà không gặp trở ngại. Tôi phải nhảy qua tường bệnh viện vì tôi không biết Savidia giấu chìa khóa cổng chính ở đâu. Tôi chẳng phải tìm lâu cũng thấy chìa khóa cửa bệnh xá. Tôi vào phòng và khóa trái hai lần cửa phòng tôi lại Tôi ra cửa sổ, ném chìa khóa đi thật xa. Nó rơi phía bên ngoài tường. Và tôi đã vào giường nằm. Vật duy nhất có thể tố cáo việc tôi làm, là đôi bít tất còn ướt Tôi dậy đi vào nhà cầu để vắt cho kiệt nước. Tôi kéo chăn lên tận mặt và dần dần ấm người được đôi chút. Gió và nước biển đã làm tôi tê cóng. Không biết bạn tôi có bị chết đuối thật không? Có thể anh ấy bị sóng cuốn đì xa hơn tôi, đến tận cuối đảo và đến đấy mới bíu được lên bờ. Tôi có trở lên sớm quá không? Đáng lẽ tôi phải chờ thêm chút nữa. Tôi tự trách mình quá vội khi cho là bạn tôi đã bị thiệt mạng.
Trong ngăn kéo bàn ngủ đầu giường tôi, có hai viên thuốc ngủ. Tôi nuốt cả hai viên mà không uống nước. Nước miếng của tôi cũng đủ làm nó trôi vào họng. Tôi đang ngủ thì bị lay dậy và thấy anh y tá đứng trước mặt. Gian phòng đầy ánh nắng và cứa sổ đã được mở. Ba người bệnh đang đứng ngoài nhìn vào.
- Thế nào Papillon? Cậu ngủ như chết vậy? Mười giờ sáng rồi. Cậu không uống cà phê à? Nguội lạnh cả. Uống đi.
Tuy còn ngái ngủ, tôi cũng nhận thấy là đối với tôi mọi việc vẫn bình thường.
- Sao anh lại đánh thức tôi dậy?
- Vì những vết bỏng của cậu đã lành rồi mà đang cần giường. Cậu sẽ trở về phòng của cậu.
- Thôi được. Tôi đi theo y.
Đi ngang qua sân, y để tôi ở lại đấy. Tôi tranh thủ hong đôi bít tất ra nắng cho mau khô. Cuộc vượt ngục đã tan vỡ được ba ngày rồi. Tôi không nghe thấy xì xào bàn tán về chuyện này. Tôi đi từ phòng ra sân rồi lại từ ngoài sân về phòng. Không thấy Salvidia xuất hiện, vậy là anh ta đã chết, tội nghiệp cho anh, chắc anh ta bị đập vào đá mà chết. Tôi cũng gặp may mới sống được, và tôi thoát hẳn là vì tôi ở phía sau thay vì ở đằng trước. Làm sao biết được? Tôi phải rời khỏi nhà thương điên này thôi. Làm cho họ tin là tôi đã khỏi hay ít ra cũng đáng trở về trại giam, có lẽ còn khó hơn là vào đây: Bây giờ tôi phải thuyết phục để bác sĩ thấy là tôi đã khỏi bệnh.
- Thưa ông Rouviot (ông ta là y tá trưởng), đêm qua tôi bị lạnh. Tôi xin hứa sẽ không làm bẩn quần áo của tôi, sao ông không cấp quần dài và áo sơ mi cho tôi?
Viên cai sửng sốt. Ông ta ngạc nhiên nhìn tôi rồi nói:
- Papillon, anh ngồi xuống đây. Nói cho tôi nghe, có chuyện gì vậy?
- Tôi lấy làm lạ là tại sao tôi lại ở đây, hả sếp. Đây là nhà thương điên, như vậy là tôi sống với người điên à? Có phải, chẳng may tôi bị mất trí không? Tại sao tôi lại ở đây? Sếp vui lòng nói cho tôi nghe đi.
- Anh bạn Papillon, vừa qua anh bị bệnh, tôi thấy anh đã khá hơn. Anh muốn làm việc không?
- Có ạ.
- Anh muốn làm gì?
- Làm bất cứ việc gì.
Thế là tôi được mặc quần áo, tôi được giao việc quét dọn các phòng. Buổi chiều, cửa phòng tôi được để mở cho đến chín giờ tối và chỉ khi người gác đêm nhận phiên gác, tôi mới bị nhốt ở trong.
Một người tù - y tá, người Auvergne, chiều qua lần đầu nói chuyện với tôi. Chỉ có hai chúng tôi trong phòng gác. Cai tù chưa tới. Tôi không biết anh này nhưng anh ta nói là anh biết tôi.
- Bây giờ thì chẳng cần phải vờ vịt làm gì cho mệt, bạn ạ.
- Cậu nói gì vậy?
- Cậu tưởng tôi không biết cậu giả vờ sao? Tôi làm y tá ở nhà thương điên đã bảy năm nay, và ngay từ tuần đầu tôi đã biết thừa là cậu chỉ giả vờ điên..
- Thế rồi sao nữa?
- Sau đó tôi rất tiếc vì cậu đã thất bại trong chuyến vượt ngục với Salvidia. Cậu ấy đã bỏ mạng rồi. Tôi đau khổ thật sự vì đây là một người bạn tốt, tuy cậu ấy không nói cho tôi biết, nhưng tôi cũng không để bụng giận cậu ấy. Còn cậu có cần gì, cứ cho tôi biết, tôi sẽ lấy làm sung sướng nếu được giúp cậu.
Anh có cặp mắt thẳng thắn làm tôi không nghi ngờ lòng thành thật của anh. Vì nếu tôi không nghe ai nói tốt về anh, tôi cũng không thấy ai nói xấu về anh: như vậy hẳn anh phải là người khá. Tội nghiệp cho Salvidia! Khi biết chuyện anh ta trốn đi, mọi người đều sửng sốt. Họ tìm thấy những mảnh thùng ton-nô bị sóng đưa vào bờ. Ai cũng cho là anh đã bị cá mập ăn rồi. Bác sĩ làm toáng lên vì chỗ dầu ô-liu bị đổ đi. Ông nói trong hoàn cảnh chiến tranh không dễ gì có được.
- Anh khuyên tôi nên làm gì?
- Tôi sẽ xin cho cậu việc đi lãnh thực phẩm hàng ngày ở bệnh viện cho nhà thương này. Cậu sẽ được đi dạo một vòng. Cậu phải bắt đầu giữ gìn hạnh kiểm cho tốt. Nói mười câu thì tám câu cho có lý. Vì cũng không nên khỏi bệnh quá mau.
- Cảm ơn, tên cậu là gì?
- Dupont.
- Cảm ơn cậu. Tôi sẽ không quên những lời khuyên của cậu.
Tôi vượt ngục hụt đã được một tháng. Sáu ngày sau, người ta tìm thấy xác anh bạn tôi nổi lên mặt nước. Do một sự tình cờ không sao hiểu được, cá mập không ăn anh. Nhưng Dupont kể với tôi rằng các loại cá khác đã ăn bộ lòng của anh, và cả một khúc chân nữa. Sọ của anh cũng bị thủng. Vì thịt đã rữa nên tử thi không bị mổ để xét nghiệm. Tôi hỏi Dupont xem anh ta có thể gửi giùm tôi một bức thư bằng đường bưu điện được không. Muốn vậy phải trao thư cho Galgani để lúc niêm phong túi đựng thư, cậu ta có thể dúi vào trong.
Tôi đã viết cho mẹ của Romeo Salvidia ở Ý bức thư sau đây: "Thưa bà, con trai bà đã chết, chân không bị xiềng. Anh ấy đã chết ở biển, một cách can đảm, xa bọn cai ngục và xa nơi giam cầm. Anh ấy đã chết tự do trong khi đấu tranh dũng cảm để dành lại tự do cho mình. Chúng tôi đã hứa với nhau sẽ viết thư cho gia đình của bạn mình nếu có người nào gặp nạn. Nay tôi làm tròn cái nhiệm vụ đau đớn ấy và xin kính cẩn hôn tay bà với lòng yêu kính của một người con. Bạn của con bà, Papillon" Làm xong nhiệm vụ đó, tôi quyết định không nghĩ tới cơn ác mộng ấy nữa. Đời là thế, còn phải ra khỏi nhà thương điên, tìm mọi cách để về bằng được đảo Quỷ và thử vượt ngục một chuyến nữa.
Viên cai tù đã giao cho tôi việc làm vườn nhà y. Tôi trở lại bình thường đã hai tháng nay, và tôi được mến thích đến nỗi thằng cha đó không muốn buông tôi ra nữa. Cậu người Auvergne kể cho tôi nghe, lần khám bệnh vừa qua bác sĩ muốn cho tôi xuất viện về trại để "thử nghiệm". Viên cai tù đã phản đối, nói rằng chưa bao giờ vườn của hắn lại được chăm sóc cẩn thận đến như vậy. Cho nên sáng nay, tôi đã nhổ tất cả các cây dâu tây và vất vào sọt rác. Rồi tôi trồng một cây thập tự nhỏ vào chỗ ấy.Cứ mỗi gốc dâu lại có một cây thập tự. Không cần phải kể, cũng biết là sự việc này đã rùm beng lên như thế nào. Thằng cha cai tù béo phệ này tức điên lên tưởng chết được. Hắn sùi cả bọt mép và nghẹn ngào nói không ra tiếng nữa. Sau cùng ngồi trên chiếc xe cút kít, hắn đã khóc nức nở, hai hàng nước mắt thật tuôn lã chã. Tôi đã chơi hơi quá nhưng biết làm sao được?
Bác sĩ không coi việc này là quá nghiêm trọng. Ông nhấn mạnh, bệnh nhân này phải được đưa trả về trại giam, cho thích nghi lại với môi trường sống bình thường để "thử nghiệm". Khi còn lại một mình ở trong vườn, ông mới nảy ra cái ý nghĩ kỳ quặc này.
- Papillon ơi, anh nói cho tôi biết tại sao anh lại nhổ dâu tây để trồng các cây thập tự vào đấy?
- Tôi cũng không giải thích nổi tại sao tôi làm như vậy bác sĩ ạ, và tôi đã xin lỗi ông giám thị. Ông ấy cưng mấy cây dâu quá làm tôi cũng khổ tâm lắm. Tôi sẽ cầu nguyện để xin Trời cho ông ấy những cây dâu khác.
Tôi đã trở về trại giam, và gặp lại các bạn. Chỗ của Carbonieri vẫn để trống. Tôi mắc võng ở bên cạnh, làm như thể Matthieu vẫn còn nằm ở đấy.
Bác sĩ bắt đính vào áo ngoài của tôi giòng chữ: "Đang điều trị đặc biệt. Không một ai, trừ bác sĩ, được ra lệnh cho tôi". Ông bảo tôi nhặt lá rụng trước bệnh viện từ tám giờ đến mười giờ sáng. Tôi ngồi ghế bành uống cà phê và hút thuốc với bác sĩ ngay trước nhà ông. Vợ ông cũng ngồi với chúng tôi, ông cùng vợ ông cố gợi chuyện tôi về quá khứ của tôi.
- Sau rồi làm sao, Papillon? Sau khi rời những người Anh- điêng mò ngọc trai, việc gì đã đến với anh?
Trưa nào tôi cũng ngồi với hai con người đáng khâm phục ấy. Vợ bác sĩ nói: "Anh lại đây hàng ngày với tôi nhé, Papillon. Trước hết vì tôi muốn gặp anh, thứ đến là tôi rất thích nghe kể những chuyện đã xảy ra với anh". Ngày nào tôi cũng đến vài giờ với bác sĩ và vợ ông, thỉnh thoảng chỉ có một mình bà vợ. Bắt tôi kể lại quãng đời đã qua của tôi, cả hai tin chắc rằng việc ấy sẽ làm tôi vĩnh viễn lấy lại được thăng bằng.
Tôi quyết định xin bác sĩ chuyển tôi đi đảo Quỷ. Rồi việc ấy cũng xong, ngày mai, tôi sẽ đi. Ông bác sĩ và vợ ông biết vì sao tôi đòi đến đảo Quỷ. Cả hai quá tốt với tôi nên tôi không muốn lừa dối họ: "Bác sĩ ơi, ở nhà tù khổ sai này, tôi không sao chịu nổi, bác sĩ cho tôi chuyến đi đảo Quỷ để tôi vượt ngục hay là chết, sao cũng được, miễn là chấm dứt tình trạng này đi cho rồi".
- Tôi hiểu anh, Papillon ạ, cái chế độ đàn áp này cũng làm tôi chán ngấy, cái Ban Quản trị ở đây quá thối nát. Thôi vĩnh biệt và chúc anh gặp may.
- Cái án tử hình ấy không làm cho tôi từ bỏ ý định vượt ngục được đâu. Còn cậu thì sao?
- Papillon ơi, tôi chịu hết nổi rồi và tôi cũng muốn tếch thẳng luôn. Muốn ra sao thì ra. Tôi đã xin vào làm y tá ở nhà thương điên. Tôi biết là tại phòng cung tiêu của nhà thương ấy có hai cái thùng tôn-nô chứa được 225 lít tức là thừa sức ghép thành bè. Một thùng chứa đầy dầu ô-liu, một thùng đầy dấm. Hai cái thùng ấy mà chằng kỹ vào nhau, sao cho nó không thể tách ra được tôi thấy có cơ may về được Đất liền đấy. Phía bên ngoài tường bao quanh nhà thương điên không bị kiểm soát. Phía trong thường ngày chỉ có một tên lính y tá gác, có tù phụ giúp, luôn luôn kiểm soát xem bệnh nhân làm gì. Sao cậu không đến đấy với tôi?
- Làm y tá à?
- Không được đâu. Cậu biết thừa là không bao giờ cậu được làm việc ở nhà thương điên. Vừa xa trại giam vừa ít bị kiểm soát, tất cả những điều đó làm cho người ta không đưa cậu đến làm việc ở đây. Nhưng cậu có thể vào đây với tính cách người mất trí.
- Khó đấy, Salvidia ạ.
- Khi một bác sĩ đã coi cậu là "điên", ông ta cho cậu được quyền tha hồ muốn làm gì thì làm, không hơn không kém. Cậu được công nhận là không phải chịu trách nhiệm về những hành động của mình. Cậu thử nghĩ đến trách nhiệm của một bác sĩ khi chấp nhận ký vào bản chẩn đoán ấy? Cậu có thể giết tù, giết cả lính hay vợ lính, hay một đứa con nít cũng không sao. Cậu có thể vượt ngục, phạm bất cứ tội gì luật pháp cũng vô phương đối với cậu. Qúa lắm người ta cũng chỉ có thể lột truồng cậu ra rồi tống cậu vào một phòng giam có lót nệm, và cậu phải mặt áo trần lực của người điên. Chế độ ấy chỉ kéo dài một thời gian, rồi có ngày họ lại phải nới nhẹ cách chữa trị bằng vũ lực đó. Kết quả là: với bất cứ hành động nghiêm trọng đến đâu, kể cả vượt ngục, cậu cũng chẳng mất mát gì. Papillon ơi, tôi tin cậu, tôi muốn vượt ngục với cậu. Cậu hãy cố làm đủ mọi cách để vào được nhà thương điên với tôi đi. Với tư cách là y tá, tôi sẽ giúp cậu chịu đựng được tốt nhất và đỡ đần cậu những lúc gay go nhất. Tôi công nhận rằng không bị điên mà phải sống chung với những người nguy hiểm như vậy, cũng khủng khiếp thật.
- Cậu cứ về nhà thương điên đi, Roméo, tôi sẽ nghiên cứu thật kỹ vấn đề này và nhất là tìm hiểu những hiện tượng đầu tiên của bệnh điên để bác sĩ tin được. Làm sao cho bác sĩ xếp mình vào loại không phải chịu trách nhiệm gì cũng là ý kiến hay đấy.
Tôi bắt đầu nghiên cứu vấn đề một cách nghiêm chỉnh. Thư viện của trại không có cuốn sách nào về vấn đề này. Cứ có dịp là tôi bàn luận với những người đã từng mắc bệnh điên trong một thời gian nào đấy. Dần dần, tôi đã có ý niệm khá rõ ràng:
1. Tất cả những người điên đều đau đầu dữ dội.
2. Họ thường bị những tiếng ù ù trong tai.
3. Vì thần kinh họ bị kích thích nên họ không thể nằm lâu ở một tư thế mà không bị một cơn co giật thần kinh thực sự khiến cho cả cái thân thể bị căng thẳng đến tột độ của họ nấy bật lên như cái lò xo.
Vậy thì phải làm sao để đừng phô bày ra một cách lộ liễu mà người ngoài vẫn phát hiện ra những triệu chứng đó. Bệnh điên của tôi phải vừa đủ nặng để buộc bác sĩ quyết định gửi tôi đi bệnh viện nhưng không dữ dằn để phải đòi hỏi những biện pháp đối xử tồi tệ của các giám thị như: phải mặc áo trấn lực của người điên, bị đánh đập, phải nhịn ăn, phải chích bromure, phải tắm bằng nước lạnh nay nước nóng già v.v... Nếu tôi đóng kịch khéo, tôi có thể làm cho bác sĩ cũng bị lừa.
Có một điều có lợi cho tôi: tại sao, vì lý do gì mà tôi phải giả bệnh? Bác sĩ không thể giải thích một cách hợp lý vấn đề này, chắc chắn tôi có thể thắng cuộc trong trò này. Đối với tôi không có giải pháp nào khác. Họ đã từ chối không chịu đưa tôi đi đảo Quỷ. Tôi không còn chịu đựng nổi cảnh ở lại trại sau cái chết của Matthieu, bạn tôi. Do dự làm quái gì! Tôi phải quyết định thôi, thứ hai tôi sẽ báo các bệnh. Thế cũng không xong, tôi không thể tự mình khai bệnh được. Tốt hơn là để một người khác làm việc này, nhưng người ấy lại phải là người tin rằng tôi điên thật mới được. Tôi phải làm hai hay ba việc kỳ cục ở phòng giam. Rồi trưởng khối sẽ báo cáo với cai tù và cai tù sẽ ghi tên cho tôi đi khám bệnh. Đã ba ngày nay, tôi không ngủ, không rửa ráy, cũng không cạo râu. Mỗi đêm tôi thủ dâm nhiều lần và ăn rất ít. Hôm qua tôi hỏi người nằm kề bên tôi sao anh ta lại lấy mất tấm hình tôi vẫn bày ở đầu võng (tấm hình này không hề có bao giờ ở chỗ tôi). Anh ta thề sống thề chết là không đụng đến đồ đạc của tôi. Anh ta sợ, và xin chuyển đi chỗ khác.
Thông thường xúp vẫn được để ở chậu vài phút trước khi đem chia. Tôi đến gần chậu xúp và trước mặt đông đủ mọi người tôi đái vào đấy. Ai nấy đều tỏ ý bực mình, nhưng cái vẻ mặt lầm lầm của tôi chắc đã làm cho mọi người thấy ngán nên không ai nói gì, chỉ có anh bạn Grandet nói với tôi
- Papillon, sao cậu làm thế?
- Vì họ quên chưa cho muối.
Rồi chẳng thiết để ý đến những người khác, tôi lấy ga-men của tôi đưa ra để trưởng khối sớt xuất của tôi vào đấy. Trong một không khí im lặng hoàn toàn, mọi người đã đứng nhìn tôi ăn xúp. Hai sự việc đó đã đưa đến kết quả là hôm nay, tôi được đưa đến bác sĩ mà không phải xin xỏ gì.
- Bác sĩ có khỏe không?
Tôi nhắc lại câu hỏi một lần nữa. Bác sĩ kinh ngạc nhìn tôi. Tôi nhìn lại ông với cặp mắt cố tình làm ra vẻ tự nhiên như không.
- Tôi vẫn khỏe, bác sĩ nói. Còn anh. Anh bị ốm phải không?
- Đâu có?
- Thế tại sao anh lại đi khám bệnh?
- Chẳng tại sao cả. Họ nói với tôi là bác sĩ bị ốm. - Hóa ra không phải, cho nên tôi cũng mừng. Chào bác sĩ tôi về
- Khoan đã, Papillon. Anh ngồi xuống đây, trước mặt tôi. Anh nhìn vào tôi đi.
Rồi bác sĩ dùng một cái đèn gì chiếu ra một tia sáng nhỏ xíu soi vào mắt tôi.
- Bác sĩ không thấy cái mà bác sĩ muốn tìm à? Đèn của ông không đủ sáng nhưng dù sao ông cũng đã hiểu chứ, phải không? Ông có thấy chúng nó không, ông cho tôi biết đi.
- Thấy gì? Bác sĩ hỏi.
- Ông đừng giở trò ngớ ngẩn, ông là bác sĩ hay là thú y? Ông đừng nói với tôi là ông không có thì giờ trông thấy chúng trước khi chúng trốn mất, hoặc ông không muốn nói với tôi, hoặc ông cho tôi là một thằng ngu.
Mắt tôi ánh lên vì mệt mỏi. Bề ngoài của tôi, râu chưa cạo, mặt chưa rửa, đều góp phần vào màn kịch nhỏ của tôi. Bọn cảnh sát đứng nghe, sững sờ cả ra, nhưng tôi không hề có một cử chỉ dữ dằn nào khiến họ phải can thiệp. Bác sĩ có thái độ hòa giải và về hùa theo tôi để tôi khỏi bị kích động, ông ta đứng dậy và đặt tay lên vai tôi. Tôi vẫn ngồi yên.
- Phải, tôi không muốn nói cho anh biết, Papillon, nhưng tôi đã có đủ thì giờ để thấy chúng.
- Bác sĩ chỉ nói láo, mà mặt vẫn trơ trơ ra như thổ địa. Bởi vì tôi biết thừa là ông chẳng thấy quái gì cả; ông đang tìm ba cái đốm đen ở trong mắt trái của tôi chứ gì? Ba cái đốm đen ấy, tôi chỉ trông thấy chúng khi tôi nhìn vào khoảng không hay lúc tôi đọc sách. Nếu lấy gương soi, tôi nhìn thấy mắt tôi rõ ràng, nhưng ba cái đốm thì đi đâu biệt tăm biệt tích. Hễ tôi cầm gương lên một cái là chúng biến đi đàng nào mất tang ngay tức khắc.
- Nhập viện ngay, - Bác sĩ nói - Không phải quay về trại nữa, Papillon, anh nói với tôi là anh không có bệnh phải không? Có thể đúng như vậy, nhưng tôi lại thấy anh mệt mỏi lắm, cho nên tôi để anh nghỉ vài ngày ở bệnh viện, anh bằng lòng chứ?
- Chẳng sao cả, được thôi. Bệnh viện hay trại thì cũng vẫn là ở đảo.
Bước đầu đã trót lọt. Nửa giờ sau, tôi đã ở bệnh viện, tại một phòng sáng sủa, giường sạch sẽ, nệm trắng tinh. Ngoài cửa treo tấm bảng "Đang theo dõi".
Dần dà, do sức ám thị lên đến cao độ, tôi đã thành người điên. Trò chơi này cũng nguy hiểm: cái tật làm cho mồm méo xệch đi và dùng hai hàm răng cửa cắn chặt môi dưới, tôi vẫn nghiên cứu với một cái gương soi nhỏ lén giấu được, tôi quen làm như vậy, nhiều lúc tôi bắt gặp thấy mồm mình méo đi như thế tuy tôi không hề cố ý. Papi ơi, không nên sớm chơi với cái mẹo vặt này. Nếu cứ ép mình phải tự cảm thấy mình mất trí mãi có thể nguy hiểm và để lại cho mình những chứng tật vĩnh viễn. Nhưng tôi vẫn phải chơi trò này đến cùng nếu muốn đạt kết quả. Để vào nhà thương điên, được xếp vào loại không chịu trách nhiệm rồi vượt ngục với anh bạn.
Vượt ngục! Hai tiếng kỳ diệu ấy đưa tôi bay bổng, tôi đã hình dung thấy mình ngồi trên hai chiếc thùng ton-nô, được sóng nước đẩy về đất liền, cùng với anh bạn thân y tá người Ý của tôi. Bác sĩ thăm bệnh hàng ngày. Ông khám tôi rất kỹ, và lần nào chúng tôi cũng nói chuyện với nhau, lễ độ và hòa nhã. Ông ta có vẻ lo nhưng chưa tin hẳn. Vậy thì tôi phải cho ông ta biết là tôi có những cơn đau nhói ở vùng gáy, và đấy là những triệu chứng đầu tiên.
- Thế nào Papillon? Anh ngủ được chứ?
- Vâng thưa bác sĩ, nói chung tôi cũng khỏe. Cám ơn bác sĩ đã cho tôi mượn tờ báo Match, nhưng ngủ thì lại là việc khác. Ở sau phòng tôi, có một cái máy bơm, chắc để tưới cái gì đó: máy chạy suốt đêm, tiếng phòng phòng của nó cứ dội vào gáy tôi, cứ như là ở trong đầu tôi cũng có tiếng vang phòng phòng vậy. Cả đêm cứ thế, chịu không nổi. Cho nên tôi rất biết ơn nếu bác sĩ cho tôi được sang phòng khác.
Bác sĩ quay sang phía người lính y tá và hỏi nhỏ, rất nhanh.
- Có cái máy bơm à? Y tá lắc đầu ra hiệu không có.
- Giám thị, cho anh ta sang phòng khác. Anh muốn ở phòng nào?
- Càng xa cái máy bơm chết tiệt này càng tốt, phía cuối hành lang. Cảm ơn bác sĩ.
Cửa đã được khép chặt, chỉ còn một mình tôi ở trong phòng. Một tiếng động rất nhỏ, báo cho tôi biết có người đang theo dõi tôi qua khe nhòm, chắc chắn đấy là ông bác sĩ, vì tôi không nghe tiếng chân ông đi xa dần khi ông ra khỏi phòng. Thế là tôi giơ nắm tay hướng về phía tường che khuất cái máy bơm tường tượng của tôi và tôi kêu lên, không to lắm "Tắt máy đi. Tắt máy đi! Đồ khốn kiếp. Đồ thợ vườn hạng bét, tưới gì tưới lắm thế?" Rồi tôi lăn ra giường, vùi đầu dưới gối.
Tôi không nghe được tiếng chiếc nắp đồng của khe nhòm đóng lại nhưng tôi nhận ra tiếng chân đi xa dần. Kết luận: người nhòm qua khe cứa đúng là bác sĩ. Buổi chiều, tôi được đổi phòng. Chắc tôi đã gây được ấn tượng tốt vào lúc sáng, vì đưa tôi đi dọc hành lang chỉ vài bước mà phải có đến hai người lính và một người tù y tá đi kèm. Họ chẳng nói gì nên tôi cũng không nói. Tôi chỉ lặng thinh đi theo họ. Hai ngày sau, tôi cho ra cái triệu chứng thứ hai: những tiếng ù trong tai.
- Khá chứ, Papillon? Anh đã xem tờ tạp chí tôi gửi cho anh chưa?
- Chưa, tôi chưa đọc được. Suốt ngày hôm qua và một phần đêm nữa, tôi đã cố tìm cách làm cho con ruồi hay con muỗi gì đấy vào làm tổ trong tai tôi phải chết ngạt. Tôi đã lấy bông nhét vào tai mà vẫn không ăn thua gì. Cánh của nó cứ rung lên liên hồi không giây nào dứt, hết o- O- O lại đến diđiđi... Hơn thế nữa, lại còn thêm cái cảm giác nhột nhột buồn buồn khó chịu lắm. Đến loạn óc mất thôi, bác sĩ ạ! Bác sĩ thấy thế nào? Nếu tôi không làm cho nó chết ngạt được, ta có thể kiếm cách làm cho nó chết đuối vậy nhỉ, bác sĩ bảo sao?
Mồm tôi cứ máy máy liên hồi và tôi nhận thấy bác sĩ đã để ý đến điều đó, ông ta nắm tay tôi và nhìn thẳng vào mắt tôi. Tôi cảm thấy ông bối rối và phiền lòng.
- Được rồi, Papillon ơi, chúng ta sẽ dìm cho nó chết. Chatal, anh rửa tai cho anh ấy đi.
Mỗi sáng, những cảnh như vậy cứ lặp đi lặp lại có cải biên ít nhiều, nhưng bác sĩ vẫn chưa quyết định gửi tôi đi nhà thương điên.
Có lần, trong khi thích bromure cho tôi, Chatal báo trước cho tôi biết: "Bây giờ thì ổn rồi. Bác sĩ nghĩ nhiều lắm nhưng chắc cũng còn lâu, ông ấy mới gửi cậu đi bệnh viện. Nếu cậu muốn ông ta quyết định sớm, cậu phải làm cho ông ta thấy là cậu có thể trở nên nguy hiểm mới được.
- Anh thấy thế nào Papillon? - Bác sĩ, có hai y tá và Chatal đi theo, mở cửa vào phòng tôi, và thân mật hỏi tôi.
- Ông bỏ ngay lối chơi ấy đi, bác sĩ. - Tôi giở thái độ gây gổ ra. - Ông biết thừa là không ổn rồi. Tôi muốn hỏi trong bọn ông, ai đã thông đồng với cái thằng vẫn hành hạ tôi?
- Ai hành hạ anh? Bao giờ? Hành hạ thế nào?
- Trước hết, bác sĩ có biết các công trình của bác sĩ Arsonval không đã?
- Biết, tôi hy vọng là có biết.
- Ông biết là ông ta sáng chế ra một cái máy dao động có nhiều làn sóng để ion-hóa không khí xung quanh một bệnh nhân bị loét hành tá tràng. Với cái máy dao động ấy, người ta có thể phóng ra những giòng điện. Thế mà, một kẻ thù của tôi đã đánh cắp một cái máy như thế ở bệnh viện Cayenne. Cứ mỗi lần tôi ngủ yên, là nó ấn nút, làm điện giật vào đúng bụng và hai đùi tôi. Tôi giật mình, nẩy đến mười phân lên khỏi giường. Cứ thế ông bảo tôi chống đỡ và ngủ nghê sao được? Cả đêm, chẳng lúc nào ngừng. Tôi cứ vừa chợp mắt là pằng một cái, điện lại giật, cả người tôi cứ nẩy lên như lò xo. Bác sĩ ạ, tôi không chịu được nữa đâu, ông báo cho mọi người biết là hễ tôi mà tóm được thằng nào tòng phạm với nó là tôi giết đấy. Tôi không có vũ khí thật nhưng tôi đủ sức bóp cổ nó cho đến chết, dù cho nó là ai. Biết được rồi thì liệu mà giữ lấy thân nhé. Ông cũng cút đi với cái lối: "khỏe không, Papillon?" cái lối chào hỏi giả dối của ông. Tôi nhắc lại cho ông biết đấy, bác sĩ ạ, ông bỏ ngay lối chơi ấy đi!
Sự việc này đã đem lại kết quả. Chatal cho tôi biết là bác sĩ đã dặn dò bọn gác phải hết sức cẩn thận. Không bao giờ được mở cửa phòng của tôi mà không có hai hay ba người. Phải nói năng ôn tồn với tôi. Tôi mắc chứng bách hại cuồng, bác sĩ nói thế, phải đưa tôi đi nhà thương điên càng sớm càng tốt.
- Tôi có thể đưa anh ấy đi nhà thương, chỉ cần một người phụ là đủ - Chatal đề nghị để tránh cho tôi khỏi phải mặc áo trấn lực của người điên.
- Papi, anh ăn được chứ?
- Ăn được, Chatal ơi, ăn ngon nữa.
- Anh có thể đi với tôi và ông Jeannus chứ?
- Đi đâu?
- Mang thuốc đến cho bệnh viện, như đi dạo một quãng thôi mà.
- Nào thì đi.
Thế là cả ba chúng tôi rời bệnh viện để đến nhà thương điên.
Vừa đi Chatal vừa nói chuyện, và khi gần đến nơi, Chatal bỗng hỏi: "Cậu ở trại mãi có chán không, Papillon?"
- Ồ, chán đến tận cổ, nhất là từ khi Carbonieri bạn tôi không còn ở đấy nữa.
- Thế tại sao cậu không ở lại vài ngày ở nhà thương điên? Thằng cha có cái máy sẽ không tìm ra cậu để phóng điện vào người cậu nữa.
- Ý hay đấy. Nhưng tớ không bị loạn óc, không biết họ có chịu nhận không?
- Cậu cứ để tôi lo việc này, tôi sẽ nói hộ cậu. Tên cảnh sát nói, mừng vì thấy tôi rơi vào cái bẫy mà nó tưởng Chatal giăng ra để đánh lừa tôi.
Tóm lại, tôi đã vào nhà thương điên ở với cả trăm người điên khác. Sống với người điên, thật chẳng dễ dàng chút nào. Chúng tôi ngồi từng tốp hai, ba chục người ở ngoài sân để thay đổi không khí, trong khi các y tá cọ rửa các phòng. Mọi người đều trần truồng suốt ngày đêm. May mà trời nóng. Riêng tôi họ để lại cho đôi bít tất ngắn. Tôi vừa được y tá cho một điếu thuốc lá đã châm sẵn. Ngồi giữa nắng, tôi suy nghĩ và tính ra là ở đây đã năm ngày mà chưa liên hệ được với Salvidia. Một người điên lại gần tôi. Tên anh ta là Fouchet. Tôi biết câu chuyện của anh. Mẹ anh bán nhà và gửi cho anh mười lăm ngàn francs nhờ một giám thị chuyển, để anh lấy tiền vượt ngục. Tên đó được năm ngàn và phải đưa cho anh mười ngàn. Nhưng y đã lấy tất rồi đi Cayenne. Khi Fouchet qua một đường dây khác biết được là mẹ anh đã gửi tiền cho anh và bà mẹ đã hy sinh tất cả một cách vô ích, anh ta nổi cơn điên và ngay hôm đó, anh đã tấn công các giám thị. Nhưng anh chưa kịp làm gì họ thì đã bị chế ngự ngay.
Từ ngày ấy, cách đây đã ba, bốn năm, anh ở nhà thương điên.
- Cậu là ai? Tôi nhìn con người đáng thương vừa hỏi tôi. Hắn còn trẻ, chỉ chừng ba mươi tuổi.
- Tớ là ai à? Một người đàn ông bình thường, như cậu thôi, không hơn không kém.
- Cậu trả lời ngớ ngẩn lắm. Tớ đã thấy rõ, cậu là đàn ông rồi. Tớ muốn hỏi cậu là ai? Nghĩa là cậu tên gì?
- Papillon.
- Papillon à? Cậu là con bướm à? Khổ cho cậu rồi. Bướm phải bay và có cánh, thế cánh của cậu đâu?
- Tớ đánh mất rồi.
- Phải tìm cho ra, có cánh mới vượt ngục được. Bọn lính không có cánh. Cậu sẽ ăn đứt chúng. Đưa thuốc lá của cậu cho tớ.
Tôi chưa kịp đưa, hắn đã giật lấy. Rồi hắn ngồi.. trước mặt tôi hút, vẻ say sưa.
- Còn cậu, cậu là ai?
- Tớ là thứ thịt để cho ôi. Cứ mỗi lần người ta đưa cho tớ cái gì của tớ, là người ta lại lừa tớ.
- Tại sao vậy?
- Nó là như vậy. Cho nên tớ giết bọn cai tù, càng nhiều càng tốt. Đêm nay, tớ đã treo cổ hai đứa. Nhưng đừng nói với ai nhé!
- Tại sao cậu lại treo cổ chúng?
- Chúng nó đã ăn cướp nhà của mẹ tớ. Mẹ tớ gửi nhà của bà cho tớ, chúng nó thấy nhà đẹp, chúng giữ lại và ở ngay tại đấy. Tớ treo cổ chúng lên, không hay sao?
- Cậu có lý. Như vậy chúng không thể lợi dụng nhà của mẹ cậu được.
- Thằng cai bự ở đằng kia, sau hàng rào sát ấy, cậu thấy không? Nó cũng ở nhà ấy đấy. Thằng đó, tớ cũng sẽ giết nó thôi, cậu cứ tin ở tớ. Rồi anh ta đứng lên và bỏ đi.
Trời đất ơi! Sống giữa những người điên, chẳng có gì là vui thú, mà còn nguy hiểm nữa. Ban đêm, có tiếng kêu la ở khắp bốn phía và vào những đêm trăng rằm, những người điên lại càng bị kích thích hơn. Vì sao tuần trăng lại ảnh hưởng đến hành động của người điên? Tôi nhận xét thấy thế nhiều lần nhưng không giải thích nổi. Bọn cai có nhiệm vụ báo cáo về những người điên phải theo dõi. Với tôi, chúng còn đối chiếu thêm với những việc khác. Chẳng hạn chúng cố tình quên không cho tôi ăn một bữa. Tôi có một cái gậy và một sợi dây, và tôi làm điệu bộ câu cá. Tên xếp gác hỏi tôi:
- Cá có cắn câu không, Papillon?
- Chúng không cắn mồi được. Có một con cá nhỏ cứ lẽo đẽo theo tôi hoài, mỗi khi cá lớn sắp đớp mồi, nó lại báo trước: "Chú ý, đừng đớp, Papilìon đang câu đấy". Vì thế tôi chẳng được con nào bao giờ. Nhưng tôi vẫn cứ câu. Chắc có ngày sẽ có một con cá không tin con cá nhỏ kia. Tôi nghe thấy tên lính đó nói với y tá: "Thằng cha này điên thật rồi".
Khi tôi phải ngồi ăn ở bàn công cộng tại nhà ăn, tôi không sao ăn được đĩa đậu đũa của tôi. Có một thằng rất to con, cao ít ra đến một mét chín mươi, tay chân và ngực đầy lông lá trông như con khỉ, nó chọn tôi làm nạn nhân để nó hành. Thoạt tiên nó luôn luôn ngồi cạnh tôi. Đậu được dọn ra, đang rất nóng cho nên muốn ăn phải đợi cho nguội đã. Với chiếc muỗng gỗ, tôi xúc từng ít một và cứ thế ăn được vài thìa. Ivanhoe - thằng cha tưởng mình là trang kỵ sĩ thời Trung thế kỷ - cầm đĩa của nó lên, đổ vào lòng bàn tay và ăn hết trong năm phút. Rồi nó tự tiện lấy đĩa của tôi và cũng làm như vậy Khi đĩa đã nhẵn như chùi, nó đặt mạnh trước mặt tôi và nhìn tôi với cặp mắt to, vằn tia máu như muốn nói: "Mày đã thấy tao ăn đậu chưa?".
Tôi bắt đầu chán ngấy Ivanhoe, và vì tôi chưa được xếp hẳn vào loại điên nên tôi quyết định cho nó một đòn để gây tiếng vang. Hôm nay lại là ngày ăn đậu đũa, Ivanhoe không bỏ qua cho tôi. Nó đến ngồi cạnh tôi. Bộ mặt rồ dại của nó trông rạng rỡ hẳn lên. Nó tấm tắc hưởng trước nỗi khoái trá được chén phần đậu của nó và cả của tôi. Tôi đem theo một cái hũ sành to và nặng, đựng đầy nước. Thằng cha khổng lồ vừa cầm đĩa của tôi lên và bắt đầu đồ đậu vào mồm thì tôi đứng lên, lấy hết sức bình sinh đập hũ nước vào đầu nó. Thằng cha rống một tiếng như bò rồi gục xuống. Ngay lập tức, những người điên, tay vẫn cầm đĩa thức ăn của mình. xông vào đánh nhau loạn xạ. Cảnh ồn ào như vỡ chợ bắt đầu. Cuộc loạn đả tập thể này lại có thêm những tiếng la hét của tất cả lũ người điên trong bệnh viện hòa theo. Bốn viên y tá lực lưỡng đã bế thốc tôi lên không nương nhẹ chút nào và đưa ngày tôi về phòng, tôi kêu váng lên là: "Ivanhoe đã ăn cắp cái bóp trong đó có giấy căn cước của tôi". Lần này thì đạt yêu cầu! Bác sĩ quyết định xếp tôi vào loại không phải chịu trách nhiệm về bất kỳ hành động nào của mình. Tất cả các cai tù đều nhất trí nhận định chứng bệnh của tôi là điên thuộc loại hiền, nhưng cũng có những lúc rất nguy hiểm.
Đầu Ivanhoe được băng bó tuyệt đẹp. Hình như tôi đã làm da đầu nó rách dài đến tám phân. Cũng may mà nó không ra đi dạo cùng giờ với tôi. Tôi đã nói chuyện được với Salvidia. Anh đã làm được chìa khóa giả mở gian phòng để thùng ton-nô. Anh đang kiếm cho đủ dây thép để chằng các thùng ấy lại với nhau. Tôi nói với anh ta là tôi sợ dây thép dễ bị đứt do các thùng ton-nô ra đến biển sẽ co kéo nhau, có lẽ nên dùng thừng chão, dẻo hơn. Anh sẽ cố kiếm thứ đó, cả dây thừng và dây thép. Anh còn phải đánh ba cái chìa khóa nữa: một cái mở phòng tôi, một cái mở cửa hành lang dẫn đến phòng tôi và một cái mở cửa chính nhà thương điên. Các phiên gác không nhiều lắm. Mỗi phiên gác dài bốn giờ, chỉ có một lính canh. Từ chín giờ tối đến một giờ sáng rồi từ một giờ đến năm giờ. Hai cai tù đến phiên trực của mình chỉ ngủ và không đi tuần lần nào. Họ ỷ vào người tù y tá cùng gác với họ. Vậy là ổn, chỉ cần bình tĩnh chờ. Nhiều nhất là một tháng. Viên sếp gác đã cho tôi một điếu xì gà loại tồi y đang hút dở khi tôi ra sân. Tuy thuốc tồi, tôi cũng thấy ngon tuyệt.
Tôi nhìn lũ người trần truồng, hát hỏng, khóc lóc vung chân vung tay loạn xạ, nói một mình. Họ còn ướt sũng nước vì vừa tắm trước khi ra sân, thân thể họ còn mang những vết bầm do bị đánh đập hoặc tự họ gây ra, cùng vết dây chẳng của áo trấn lực thắt quá chặt. Đúng là thảm cảnh cuối cùng trên con đường đến nơi ruỗng nát. Có bao nhiêu người điên này được các bác sĩ tâm thần ở Pháp buộc phải chịu trách nhiệm về mọi hành động của mình? Titin - đấy là tên người ta thường gọi anh ta - cùng đi một chuyến với tôi năm 1933. Anh đã giết một người ở Marseille, rồi gọi xe ngựa, cho nạn nhân lên xe, bảo xe chở tới bệnh viện, và đến nơi anh đã nói: "Hình như anh ta bị bệnh, các ông săn sóc giùm cho" Anh bị bắt ngay. Các bồi thẩm nhất định không chịu coi anh ta là thuộc loại không phải chịu trách nhiệm, dù chút ít, về hành động của mình. Mà đúng là anh có điên mới làm như vậy. Người bình thường dù ngớ ngẩn đến đâu cũng chẳng ai làm như vậy. Giờ đây, Titin đang ngồi cạnh tôi. Anh ta bị kiết lỵ kinh niên. Anh ta giống như một cái xác chết biết đi. Anh nhìn tôi với đôi mắt xám chì, không hồn. Anh nói với tôi: "Anh bạn đồng hương ơi, có những con khỉ con ở trong bụng tôi. Có những con ác lắm, chúng cắn ruột của tôi và khi tôi đi ra máu là lúc chúng đang cáu giận đấy. Những con khác thuộc giống khỉ xù toàn lông cả là lông, có những bàn tay êm dịu như tơ. Chúng nhẹ nhàng xoa vuốt tôi và ngăn không cho lũ ác kia cắn tôi: khi lũ khỉ con hiền lành này chịu khó bảo vệ tôi, tôi không đi ra máu".
- Cậu có nhớ Marseille không, Titin?
- Tất nhiên là nhớ chứ. Nhớ kỹ nữa là khác. Quảng Trường Chứng khoán với những thằng cha chuyên chơi chứng khoán và những băng trấn lột...
- Cậu có nhớ được tên vài thằng không? Thằng Thần hám lợi? Le Gravat? Clément chẳng hạn?
- Không, tôi không nhớ tên thằng nào hết, chỉ nhớ thằng cha đánh xe ngựa chở thằng bạn bị bệnh của tôi và tôi đến nhà thương. Tôi còn nhớ nó đã nói tôi là nguyên nhân làm bạn tôi bị bệnh. Có thế thôi.
Tội nghiệp cho Titin, tôi cho anh ta mẩu xì gà và tôi đứng lên, lòng xót thương vô hạn. Con người khốn khổ này rồi sẽ chết như một con chó. Đúng là sống chung với những người điên rất nguy hiểm, nhưng biết làm sao được? Tôi cho đấy là cách độc nhất để tổ chức vượt ngục mà không lo bị trừng phạt.
Salvidia đã gần hoàn thành các công việc chuẩn bị. Anh ta đã có được hai cái chìa khóa, chỉ thiếu chìa khóa phòng tôi. Anh đã xoay được một cuộn dây thừng rất tốt, thêm vào đó, anh còn tháo võng để bện một cuộn dây có năm sợi. Về mặt này, mọi việc đều tốt. Tôi muốn mau mau chuyển sang hành động vì vừa đóng kịch vừa chịu đựng cảnh này thật gay go. Để được tại phòng này trong khu nhà thương. thính thoảng tôi phải lên một cơn điên. Tôi đã lên một cơn giống như thật đến mức các y tá tống tôi vào bồn tắm nước nóng già và chích cho tôi hai mũi bromure. Cái bồn tắm này phủ một tấm vải bạt rất dày để giữ cho tôi không ra được. Chỉ có một lỗ hổng để tôi thò đầu ra. Tôi ở trong bồn tắm loại làm cho người điên này được hai giờ thì Ivanhoe bước vào phòng. Tôi hết hồn khi thấy cách hắn nhìn tôi. Tôi sợ nó bóp cổ tôi, đến chết khiếp.
Tôi bị bó tay dưới tấm vải, tôi không thể nào tự vệ được. Nó tiến lại gần tôi, đôi mắt thao láo của nó chăm chú dòm tôi, có vẻ như cố nghĩ xem nó đã từng trông thấy ở đâu cái đầu từ dưới lớp vải này nhô lên. Hơi thở của nó và một mùi thối khẳn phả vào mặt tôi. Tôi muốn kêu cứu nhưng tôi sợ tiếng kêu của tôi làm cho nó càng thêm hung dữ. Tôi nhắm mắt lại chờ đợi, tôi tin chắc là hai bàn tay hộ pháp của nó sắp chít lấy cổ tôi. Tôi không dễ quên được những giây phút hãi hùng ấy. Sau, nó quay đi, đảo một vòng quanh gian phòng, rồi tới chỗ những vòng vô lăng vặn với nước. Nó đóng với nước lạnh và mở hết mức với nước nóng. Tôi kêu thét lên, vì tôi đang bị luộc chín thật sự. Hơi nước tỏa kín phòng, tôi bị ngợp thở vì hơi nước, tôi cố vùng vẫy cuống cuồng để thoát ra khỏi tấm vải chết tiệt này nhưng vô ích. Sau rồi cũng có người đến cứu tôi.
Bác cai tù thấy hơi nước lọt từ các cửa sổ ra. Khi tôi ra khỏi được cái nồi hầm này, tôi bị bỏng nặng và đau như một linh hồn dưới hỏa ngục, nhất là ở đùi và bộ phận sinh dục, ở đấy da đã bị lột ra. Tôi được bôi acid pieric và được vào nằm trong phòng nhỏ của bệnh xá. Vết bỏng của tôi nặng đến mức họ phải gọi bác sĩ đến khám. Tôi được chích vài mũi thuốc morphin để chịu đựng được trong hai mươi bốn giờ đầu. Khi bác sĩ hỏi tôi việc gì đã xảy ra tôi nói là trong bồn nước có một ngọn núi lửa bắt đầu phun. Chẳng ai hiểu đầu đuôi ra sao. Và viên y tá gác đổ lỗi cho người chuẩn bị nước tắm đã điều chỉnh lộn hai cái với nước. Salvidia, sau khi bôi acid picric cho tôi đã đi ra. Anh đã sẵn sàng và nói với tôi, may mà tôi được ở bệnh xá vì nếu cuộc vượt ngục thất bại, tôi có thể trở về khu vực này mà không sợ có ai trông thấy. Anh phải cấp tốc làm một chiếc chìa khóa giả của phòng này. Anh đã lấy dấu chìa khóa bằng một mẩu xà phòng. Ngày mai sẽ có chìa. Chỉ cần tôi cho biết ngày nào tôi đỡ đau, đủ sức để lợi dụng phiên gác đầu tiên của người coi tù không đi tuần.
Chúng tôi quyết định là đêm nay sẽ trốn đi trong phiên gác từ một giờ đến năm giờ sáng. Salvidia không phải trực. Để tranh thủ thời gian, anh sẽ dốc hết thùng ton-nô dấm vào hồi mười một giờ đêm. Thùng dầu sẽ được để nguyên vì biển động, có thể dầu phủ lên nước biển sẽ làm dịu bớt sóng khi chúng tôi xuống nước. Tôi mặc một cái quần làm bằng bao bột mì, dài tới đầu gối và một cái áo va-rơi bằng len, một con dao tốt dắt vào thắt lưng. Tôi còn đeo một cái túi nhỏ không thấm nước ở cổ, trong đựng ít thuốc lá và một cái máy lửa. Salvidia thì chuẩn bị sẵn một túi dết không thấm nước đựng bột sắn trộn với dầu ăn và đường, chừng ba ki-lô, theo lời anh nói.
Đã khuya rồi. Tôi ngồi trên giường, đợi anh đến. Tim tôi đập thình thình. Chỉ trong chốc lát, cuộc vượt ngục sẽ bắt đầu. Cầu Trời và vận may đến với tôi để cuối cùng tôi thành công, vĩnh viễn thoát được ra khỏi con đường thối rữa này. Điều lạ lùng là tôi chỉ có một ý nghĩ thoáng qua về quá khứ. Tôi nghĩ về bố tôi và về gia đình tôi. Không có một hình ảnh nào về phiên tòa đại hình, về các bồi thẩm hay về viên biện lý.Khi cửa được mở ra, tôi bất chợt thấy cảnh Matthieu bị lũ cá mập rước đi thẳng đứng. "Lên đường nào, Papi." Tôi đi theo anh. Anh vội khóa cửa và giấu chìa khóa ở góc hành lang: "Mau lên, làm thật mau đi". Chúng tôi đến nhà kho, cửa đã mở. Vần cái thùng tôn-nô rỗng ra dễ như chơi. Anh lấy dây thừng cuốn quanh người, tôi thì cuốn dây thép. Tôi vớ cái túi dết bột, và trong đêm tối đen như mực, tôi bắt đầu lăn cái thùng tôn- nô của tôi ra phía biển. Anh lăn thùng dầu theo sau. May là anh rất khỏe nên đã dễ dàng kìm được cái thùng khi nó lăn xuống đường dốc thẳng đứng này.
- Từ từ thôi, cứ từ từ, cẩn thận đừng để nó lăn quá nhanh.
Tôi chờ anh, để phòng trường hợp anh thả thùng ton-nô của anh ra sẽ bị thùng của tôi chặn lại. Tôi đi giật lùi, tôi đi trước, thùng ton-nô của tôi lăn theo sau. Chúng tôi xuống đến cuối con đường nhỏ không khó khăn lắm. Có một lối hẹp để ra biển, nhưng sau đó là khu có đá khó vượt qua được. "Dốc hết dầu ra, để thùng đầy, không sao đưa qua được quãng có đá đâu." Gió thổi mạnh và sóng đập ào ào vào bờ đá.Thùng đã được trút hết dầu, xong xuôi "Nút cho chặt. Chờ đây, đậy miếng sắt tây này lên đấy". Các lỗ đã được bịt kín. "Đóng cho chặt các đầu đinh". Tiếng sóng gió ầm ầm, không thể nào nghe thấy tiếng đóng đinh. Khó mà khiêng nổi hai cái thùng ton-nô đã được cột chặt vào nhau này. Mỗi thùng chứa được hai trăm hai mươi lăm lít. Thật cồng kềnh, khuân vác rất vướng. Địa điểm anh bạn tôi chọn cũng không dễ dàng xoay trở. "Đẩy đi nào, trời đất ơi! Nâng lên một chút. Cẩn thận đợt sóng này đấy". Cả hai đứa chúng tôi và cả đôi thùng ton-nô bị nhấc bổng lên và bị ném mạnh vào đá. "Cẩn thận, không chừng bị bể tan mất, chưa kể là ta còn bị gãy chân gãy tay nữa!".
- Cứ bình tĩnh, Salvidia! Cậu đi trước ra phía biển hay lại đằng sau đây thì hơn. Đó, ở chỗ ấy được rồi. Khi tôi kêu, cậu kéo mạnh nhé. Tôi cũng đẩy và chắc chắn ta sẽ ra khỏi được quãng đá này thôi. Muốn thế, phải giữ cho vững và đứng cho chắc tại chỗ, dù có bị sóng ập đến...
Tôi cứ gào lên ra lệnh cho anh, giữa tiếng sóng gió ào ào này, tôi chắc anh nghe được: một con sóng lớn đổ ập xuống cái khối cứng nhắc gồm đôi thùng ton-nô, anh và tôi. Lúc ấy tôi điên tiết, lấy hết sức đẩy mạnh chiếc bè. Anh ta chắc cũng kéo tới vì bỗng nhiên tôi thấy nhẹ nhõm và bập bềnh trên sóng. Anh ta leo lên thùng ton-nô trước tôi và đúng lúc tôi định trèo lên thì một đợt sóng thật mạnh đẩy từ dưới lên, quăng chúng tôi như một cọng lá lên một tảng đá nhô ra xa hơn cả. Con sóng xô mạnh đến nỗi hai cái thùng bị bửa toang ra mỗi nơi một mảnh. Khi sóng rút, tôi thấy mình bị kéo ra xa, cách tảng đá đến hai mươi mét. Tôi bơi và bị một con sóng khác đẩy thẳng vào bờ đặt ngồi giữa hai tảng đá. Tôi đã kịp bám giữ để khỏi bị cuốn ra khơi.
Khắp người bị bầm giập, tôi đã vùng thoát được nhưng khi đến chỗ cạn, tôi mới nhận ra là tôi bị trôi xa cách chỗ chúng tôi xuống nước đến một trăm mét. Không gìn giữ gì cả, tôi la to: "Salvidia Roméo! Anh ở đâu đấy?". Không có tiếng đáp lại. Mệt rã rời, tôi nằm trên đường đi, cởi quần dài, áo va-rơi và lại trần truồng chẳng mang gì ngoài đôi bít tất ngắn ở chân. Trời đất thiên địa, anh bạn tôi ở đâu rồi? Tôi lại kêu váng lên: "Cậu ở đâu đấy?". Chỉ có tiếng gió, biển và sóng đáp lại. Tôi ngồi đấy, không biết bao nhiêu lâu, thẫn thờ, bị suy sụp hoàn toàn cả về thể chất lẫn tinh thần. Rồi tôi khóc vì bực tức và quẳng đi cái túi nhỏ đeo ở cổ đựng thuốc lá và máy lửa - biểu hiện mối quan tâm ruột thịt của anh bạn đối với tôi, vì anh không hút thuốc. Đứng trước gió, trước những đợt sóng quái đản đang quét tất cả mọi thứ, tôi giơ nắm tay lên và nguyền rủa Trời: "Đồ xỏ lá, đồ chó đẻ, đồ pê- đê, mi không thấy hổ thẹn vì cứ bám riết lấy ta mà hành hạ như thế này ư? Chúa lòng lành gì mi. Mi chỉ là đồ đáng ghê tởm, đúng thế đấy, mi là kẻ xa- đích, kẻ đáng nguyền rủa! Mi là đồ thoái hóa! Ta sẽ không bao giờ gọi tên mi nữa! Mi không xứng đáng chút nào!".
Gió đã dịu dần và cảnh êm ả đã làm tôi tỉnh táo trở về với thực tại. Tôi sẽ trở lên nhà thương điên và nếu có thể, lại lê về bệnh xá. Chỉ cần chút ít may mắn, tôi có thể làm được việc ấy Tôi leo dốc và chỉ nghĩ một điều: trở về nằm vào giường mình. Không để ai trông thấy, không để ai biết. Tôi đã tới hành lang bệnh xá mà không gặp trở ngại. Tôi phải nhảy qua tường bệnh viện vì tôi không biết Savidia giấu chìa khóa cổng chính ở đâu. Tôi chẳng phải tìm lâu cũng thấy chìa khóa cửa bệnh xá. Tôi vào phòng và khóa trái hai lần cửa phòng tôi lại Tôi ra cửa sổ, ném chìa khóa đi thật xa. Nó rơi phía bên ngoài tường. Và tôi đã vào giường nằm. Vật duy nhất có thể tố cáo việc tôi làm, là đôi bít tất còn ướt Tôi dậy đi vào nhà cầu để vắt cho kiệt nước. Tôi kéo chăn lên tận mặt và dần dần ấm người được đôi chút. Gió và nước biển đã làm tôi tê cóng. Không biết bạn tôi có bị chết đuối thật không? Có thể anh ấy bị sóng cuốn đì xa hơn tôi, đến tận cuối đảo và đến đấy mới bíu được lên bờ. Tôi có trở lên sớm quá không? Đáng lẽ tôi phải chờ thêm chút nữa. Tôi tự trách mình quá vội khi cho là bạn tôi đã bị thiệt mạng.
Trong ngăn kéo bàn ngủ đầu giường tôi, có hai viên thuốc ngủ. Tôi nuốt cả hai viên mà không uống nước. Nước miếng của tôi cũng đủ làm nó trôi vào họng. Tôi đang ngủ thì bị lay dậy và thấy anh y tá đứng trước mặt. Gian phòng đầy ánh nắng và cứa sổ đã được mở. Ba người bệnh đang đứng ngoài nhìn vào.
- Thế nào Papillon? Cậu ngủ như chết vậy? Mười giờ sáng rồi. Cậu không uống cà phê à? Nguội lạnh cả. Uống đi.
Tuy còn ngái ngủ, tôi cũng nhận thấy là đối với tôi mọi việc vẫn bình thường.
- Sao anh lại đánh thức tôi dậy?
- Vì những vết bỏng của cậu đã lành rồi mà đang cần giường. Cậu sẽ trở về phòng của cậu.
- Thôi được. Tôi đi theo y.
Đi ngang qua sân, y để tôi ở lại đấy. Tôi tranh thủ hong đôi bít tất ra nắng cho mau khô. Cuộc vượt ngục đã tan vỡ được ba ngày rồi. Tôi không nghe thấy xì xào bàn tán về chuyện này. Tôi đi từ phòng ra sân rồi lại từ ngoài sân về phòng. Không thấy Salvidia xuất hiện, vậy là anh ta đã chết, tội nghiệp cho anh, chắc anh ta bị đập vào đá mà chết. Tôi cũng gặp may mới sống được, và tôi thoát hẳn là vì tôi ở phía sau thay vì ở đằng trước. Làm sao biết được? Tôi phải rời khỏi nhà thương điên này thôi. Làm cho họ tin là tôi đã khỏi hay ít ra cũng đáng trở về trại giam, có lẽ còn khó hơn là vào đây: Bây giờ tôi phải thuyết phục để bác sĩ thấy là tôi đã khỏi bệnh.
- Thưa ông Rouviot (ông ta là y tá trưởng), đêm qua tôi bị lạnh. Tôi xin hứa sẽ không làm bẩn quần áo của tôi, sao ông không cấp quần dài và áo sơ mi cho tôi?
Viên cai sửng sốt. Ông ta ngạc nhiên nhìn tôi rồi nói:
- Papillon, anh ngồi xuống đây. Nói cho tôi nghe, có chuyện gì vậy?
- Tôi lấy làm lạ là tại sao tôi lại ở đây, hả sếp. Đây là nhà thương điên, như vậy là tôi sống với người điên à? Có phải, chẳng may tôi bị mất trí không? Tại sao tôi lại ở đây? Sếp vui lòng nói cho tôi nghe đi.
- Anh bạn Papillon, vừa qua anh bị bệnh, tôi thấy anh đã khá hơn. Anh muốn làm việc không?
- Có ạ.
- Anh muốn làm gì?
- Làm bất cứ việc gì.
Thế là tôi được mặc quần áo, tôi được giao việc quét dọn các phòng. Buổi chiều, cửa phòng tôi được để mở cho đến chín giờ tối và chỉ khi người gác đêm nhận phiên gác, tôi mới bị nhốt ở trong.
Một người tù - y tá, người Auvergne, chiều qua lần đầu nói chuyện với tôi. Chỉ có hai chúng tôi trong phòng gác. Cai tù chưa tới. Tôi không biết anh này nhưng anh ta nói là anh biết tôi.
- Bây giờ thì chẳng cần phải vờ vịt làm gì cho mệt, bạn ạ.
- Cậu nói gì vậy?
- Cậu tưởng tôi không biết cậu giả vờ sao? Tôi làm y tá ở nhà thương điên đã bảy năm nay, và ngay từ tuần đầu tôi đã biết thừa là cậu chỉ giả vờ điên..
- Thế rồi sao nữa?
- Sau đó tôi rất tiếc vì cậu đã thất bại trong chuyến vượt ngục với Salvidia. Cậu ấy đã bỏ mạng rồi. Tôi đau khổ thật sự vì đây là một người bạn tốt, tuy cậu ấy không nói cho tôi biết, nhưng tôi cũng không để bụng giận cậu ấy. Còn cậu có cần gì, cứ cho tôi biết, tôi sẽ lấy làm sung sướng nếu được giúp cậu.
Anh có cặp mắt thẳng thắn làm tôi không nghi ngờ lòng thành thật của anh. Vì nếu tôi không nghe ai nói tốt về anh, tôi cũng không thấy ai nói xấu về anh: như vậy hẳn anh phải là người khá. Tội nghiệp cho Salvidia! Khi biết chuyện anh ta trốn đi, mọi người đều sửng sốt. Họ tìm thấy những mảnh thùng ton-nô bị sóng đưa vào bờ. Ai cũng cho là anh đã bị cá mập ăn rồi. Bác sĩ làm toáng lên vì chỗ dầu ô-liu bị đổ đi. Ông nói trong hoàn cảnh chiến tranh không dễ gì có được.
- Anh khuyên tôi nên làm gì?
- Tôi sẽ xin cho cậu việc đi lãnh thực phẩm hàng ngày ở bệnh viện cho nhà thương này. Cậu sẽ được đi dạo một vòng. Cậu phải bắt đầu giữ gìn hạnh kiểm cho tốt. Nói mười câu thì tám câu cho có lý. Vì cũng không nên khỏi bệnh quá mau.
- Cảm ơn, tên cậu là gì?
- Dupont.
- Cảm ơn cậu. Tôi sẽ không quên những lời khuyên của cậu.
Tôi vượt ngục hụt đã được một tháng. Sáu ngày sau, người ta tìm thấy xác anh bạn tôi nổi lên mặt nước. Do một sự tình cờ không sao hiểu được, cá mập không ăn anh. Nhưng Dupont kể với tôi rằng các loại cá khác đã ăn bộ lòng của anh, và cả một khúc chân nữa. Sọ của anh cũng bị thủng. Vì thịt đã rữa nên tử thi không bị mổ để xét nghiệm. Tôi hỏi Dupont xem anh ta có thể gửi giùm tôi một bức thư bằng đường bưu điện được không. Muốn vậy phải trao thư cho Galgani để lúc niêm phong túi đựng thư, cậu ta có thể dúi vào trong.
Tôi đã viết cho mẹ của Romeo Salvidia ở Ý bức thư sau đây: "Thưa bà, con trai bà đã chết, chân không bị xiềng. Anh ấy đã chết ở biển, một cách can đảm, xa bọn cai ngục và xa nơi giam cầm. Anh ấy đã chết tự do trong khi đấu tranh dũng cảm để dành lại tự do cho mình. Chúng tôi đã hứa với nhau sẽ viết thư cho gia đình của bạn mình nếu có người nào gặp nạn. Nay tôi làm tròn cái nhiệm vụ đau đớn ấy và xin kính cẩn hôn tay bà với lòng yêu kính của một người con. Bạn của con bà, Papillon" Làm xong nhiệm vụ đó, tôi quyết định không nghĩ tới cơn ác mộng ấy nữa. Đời là thế, còn phải ra khỏi nhà thương điên, tìm mọi cách để về bằng được đảo Quỷ và thử vượt ngục một chuyến nữa.
Viên cai tù đã giao cho tôi việc làm vườn nhà y. Tôi trở lại bình thường đã hai tháng nay, và tôi được mến thích đến nỗi thằng cha đó không muốn buông tôi ra nữa. Cậu người Auvergne kể cho tôi nghe, lần khám bệnh vừa qua bác sĩ muốn cho tôi xuất viện về trại để "thử nghiệm". Viên cai tù đã phản đối, nói rằng chưa bao giờ vườn của hắn lại được chăm sóc cẩn thận đến như vậy. Cho nên sáng nay, tôi đã nhổ tất cả các cây dâu tây và vất vào sọt rác. Rồi tôi trồng một cây thập tự nhỏ vào chỗ ấy.Cứ mỗi gốc dâu lại có một cây thập tự. Không cần phải kể, cũng biết là sự việc này đã rùm beng lên như thế nào. Thằng cha cai tù béo phệ này tức điên lên tưởng chết được. Hắn sùi cả bọt mép và nghẹn ngào nói không ra tiếng nữa. Sau cùng ngồi trên chiếc xe cút kít, hắn đã khóc nức nở, hai hàng nước mắt thật tuôn lã chã. Tôi đã chơi hơi quá nhưng biết làm sao được?
Bác sĩ không coi việc này là quá nghiêm trọng. Ông nhấn mạnh, bệnh nhân này phải được đưa trả về trại giam, cho thích nghi lại với môi trường sống bình thường để "thử nghiệm". Khi còn lại một mình ở trong vườn, ông mới nảy ra cái ý nghĩ kỳ quặc này.
- Papillon ơi, anh nói cho tôi biết tại sao anh lại nhổ dâu tây để trồng các cây thập tự vào đấy?
- Tôi cũng không giải thích nổi tại sao tôi làm như vậy bác sĩ ạ, và tôi đã xin lỗi ông giám thị. Ông ấy cưng mấy cây dâu quá làm tôi cũng khổ tâm lắm. Tôi sẽ cầu nguyện để xin Trời cho ông ấy những cây dâu khác.
Tôi đã trở về trại giam, và gặp lại các bạn. Chỗ của Carbonieri vẫn để trống. Tôi mắc võng ở bên cạnh, làm như thể Matthieu vẫn còn nằm ở đấy.
Bác sĩ bắt đính vào áo ngoài của tôi giòng chữ: "Đang điều trị đặc biệt. Không một ai, trừ bác sĩ, được ra lệnh cho tôi". Ông bảo tôi nhặt lá rụng trước bệnh viện từ tám giờ đến mười giờ sáng. Tôi ngồi ghế bành uống cà phê và hút thuốc với bác sĩ ngay trước nhà ông. Vợ ông cũng ngồi với chúng tôi, ông cùng vợ ông cố gợi chuyện tôi về quá khứ của tôi.
- Sau rồi làm sao, Papillon? Sau khi rời những người Anh- điêng mò ngọc trai, việc gì đã đến với anh?
Trưa nào tôi cũng ngồi với hai con người đáng khâm phục ấy. Vợ bác sĩ nói: "Anh lại đây hàng ngày với tôi nhé, Papillon. Trước hết vì tôi muốn gặp anh, thứ đến là tôi rất thích nghe kể những chuyện đã xảy ra với anh". Ngày nào tôi cũng đến vài giờ với bác sĩ và vợ ông, thỉnh thoảng chỉ có một mình bà vợ. Bắt tôi kể lại quãng đời đã qua của tôi, cả hai tin chắc rằng việc ấy sẽ làm tôi vĩnh viễn lấy lại được thăng bằng.
Tôi quyết định xin bác sĩ chuyển tôi đi đảo Quỷ. Rồi việc ấy cũng xong, ngày mai, tôi sẽ đi. Ông bác sĩ và vợ ông biết vì sao tôi đòi đến đảo Quỷ. Cả hai quá tốt với tôi nên tôi không muốn lừa dối họ: "Bác sĩ ơi, ở nhà tù khổ sai này, tôi không sao chịu nổi, bác sĩ cho tôi chuyến đi đảo Quỷ để tôi vượt ngục hay là chết, sao cũng được, miễn là chấm dứt tình trạng này đi cho rồi".
- Tôi hiểu anh, Papillon ạ, cái chế độ đàn áp này cũng làm tôi chán ngấy, cái Ban Quản trị ở đây quá thối nát. Thôi vĩnh biệt và chúc anh gặp may.
Bình luận truyện