[Phần 1] Tỏa Sáng Cho Chàng
Chương 62
Hồi trước Tiết Thần có nghe nói qua chuyện "Hồng nhạn truyền thư", chỉ là không thể ngờ được đời này kiếp này sẽ có một nam nhân truyền thư cho nàng bằng cách dùng bồ câu triều đình chuyên môn huấn luyện để thông truyền quân tình. Cũng chỉ có Lâu Khánh Vân mới có thể làm ra loại sự tình "phí phạm của trời" này.
Sau khi con đường dùng bồ câu đưa tin đã được đả thông, mỗi ngày cố định vào lúc chạng vạng, khi bọn nha hoàn hoặc là chuẩn bị bữa tối hoặc là quét dọn sân viện, tóm lại là lúc trong phòng nàng không có người, Lâu Khánh Vân sẽ dùng bồ câu đưa tới một phong thơ lải nhải về chuyện diễn ra trong ngày. Lâu Khánh Vân dường như luôn có chuyện để kể cho nàng nghe, mà dưới sự lằng nhằng ép hỏi của chàng ta, Tiết Thần có khi cũng sẽ viết một chút chuyện bên người để hồi âm.
Bởi vì mỗi ngày có Lâu Khánh Vân tâm sự chọc cười, Tiết Thần trải qua một đoạn thời gian tương đối vui vẻ. Ngày nào nàng cũng ngóng trông đến lúc nằm trên giường để đọc thư Lâu Khánh Vân viết cho nàng từng câu từng chữ, thuật lại tất cả những chuyện linh tinh xảy ra trong ngày. Tuy chỉ là việc vặt vãnh nhưng Lâu Khánh Vân viết rất hấp dẫn, Tiết Thần cũng đọc rất cao hứng, đôi khi còn sẽ lật tới lật lui tờ thư đọc lại vài lần. Sau đó nửa đêm nghĩ đến chuyện gì có thể viết hồi âm, Tiết Thần cũng sẽ từ trên giường bò dậy, ngồi vào phía sau án thư chăm chú viết, ngày hôm sau sẽ chờ bồ câu đến để gởi đi, rồi lại chờ hồi âm, đơn giản lại thuần túy.
Đây là lần thành thân thứ hai của Tiết Vân Đào nên nghi thức hôn lễ dĩ nhiên không làm ầm ĩ như lần đầu. Trên thực tế, Tiết Vân Đào cũng hoàn toàn không tính toán làm rùm beng, chỉ nghĩ hoàn tất mọi nghi lễ cần thiết cho xong, sau đó đem kế phu nhân cưới vào cửa.
Mùng bảy tháng tư là ngày trong phủ mở tiệc rượu, tiệc này gọi là ấm rượu, chuyên để chiêu đãi họ hàng thân thích trước ngày hôn lễ. Một nhà Hàn Ngọc đều tới, mang theo một nhà Lâu Triệu Vân. Tiết Tú dĩ nhiên cũng đến chung với mọi người trong Tây phủ. Các nàng tới đều không gì đáng nói, chỉ là buổi ấm rượu tối nay lại hơi lạnh lẽo một chút.
Đột nhiên có thêm một "tai to mặt lớn" -- Thế tử Vệ Quốc Công phủ giữ chức Thiếu Khanh Đại Lý Tự kiêm Phó Thống lĩnh Kinh Kỳ Vệ -- cho dù bữa tiệc ấm rượu khí thế ngất trời đến đâu cũng làm sao có thể "ấm" lên nổi??
Tân lang Tiết Vân Đào thật bất đắc dĩ đưa vị "tai to mặt lớn" này ngồi ở chủ vị, nhưng vị này vẫn luôn chối từ, nói thẳng chỉ cần ngồi cùng với Lâu Triệu Vân chung với đám tiểu bối là được. Nhưng ngay cả Tiết Kha đại gia trưởng cũng mở miệng thỉnh Lâu Khánh Vân lên ghế trên, nếu lại chối từ thì thật sự không cho lão nhân gia mặt mũi, vì thế đành phải căng da đầu ngồi ở ghế chủ vị. Tiết Kha và Tiết Vân Đào tới ngồi một bên, còn tỏ ra rất vinh dự được Thế tử đại giá quan lâm nên tiếp đãi rất nhiệt tình. Lâu Khánh Vân đầu đầy hắc tuyến, cũng chỉ có thể miễn cưỡng cười vui cùng bọn họ nói chuyện với nhau, ngẫu nhiên mới có thể hướng ánh mắt liếc nhìn chỗ khác, còn phải cực kỳ khắc chế không thể để những người khác phát hiện.
Cả một buổi tối Tiết Thần cũng cảm thấy có chút hoảng hốt, trong lòng đối với sự lớn mật của gia hỏa này quả thực hết chỗ nói. Chàng ta thật không biết cái gì gọi là ‘giữ kẽ’, cho dù muốn tới thì cũng phải đợi ngày mai lễ thành hôn hẵng tới chứ, một hai nhất định phải tới vào buổi ấm rượu hôm nay, cũng không sợ làm người ta hiểu lầm.
Đột nhiên trên bàn chủ vị, Lão phu nhân Ninh thị lên tiếng: “Đúng rồi, vốn dĩ Đồ đại nhân được mời đến làm tiếp tân cho ngày mai lại bận rồi, hiện giờ Thế tử đã tới đây, chẳng phải có sẵn người để chọn rồi sao? Chỉ không biết Thế tử có vui lòng nhận lấy hay không?”
Lâu Khánh Vân đang uống rượu, trong nháy mắt có chút hoảng hốt, sợ mình không nghe rõ Lão phu nhân nói cái gì, buông chén rượu hỏi lại: “Lão phu nhân vừa nói sao thế ạ?”
Lời đề nghị của Ninh thị tựa hồ được toàn thể Tiết gia đồng ý. Đích tử của Tiết gia tục huyền, nếu là có thể mời Vệ Quốc Công Thế tử làm người tiếp tân, vậy sự phô trương chẳng phải có thể bay lên một cấp bậc? Tiết Kha cũng cảm thấy không tồi, vuốt chòm râu dài nói với Lâu Khánh Vân: “Chuyện này chỉ cần Thế tử vui lòng nhận cho thì dĩ nhiên không thể tốt hơn. Hơn nữa, Thế tử cùng khuyển tử xem như cách khoa cùng bảng, khuyển tử là Cống sĩ năm Bính Dần, thế tử là Cống sĩ năm Nhâm Tuất, tuy cách mấy năm nhưng cũng coi như cùng bảng. Nếu thế tử có thể làm người tiếp tân cho khuyển tử, đây thật sự xem như rất mỹ mãn."
Bàn tiểu bối cách vách truyền đến tiếng ho khan của hiếm khi thất thố Tiết Thần. Tiết Tú vỗ lưng thuận khí cho nàng, thắc mắc không hiểu sao từ trước đến nay Thần tỷ nhi vẫn luôn ổn trọng lại đột nhiên uống nước cũng sặc? Chỉ có Tiết Thần mũi mắt xem tâm, không dám dừng ánh mắt lại ở bàn chủ vị cách vách.
Không khí trên bàn chủ vị có chút xấu hổ. Lâu Khánh Vân quả thực hối hận, hôm nay thật sự không nên tới. Cho dù là chờ bọn họ tan tiệc hắn có lẻn đến khuê phòng một hồi cũng không đáng phải chịu xấu hổ ở ngay bàn tiệc như vậy -- thật nhiều năm chưa trải qua cảm giác bị người bức đến nỗi nói không ra lời. Lâu Khánh Vân trầm ngâm thật lâu mới châm chước phun ra: “Chuyện này... bất cứ chuyện gì khác vãn bối đều có thể đáp ứng, cho dù là làm chân chạy cũng được, chỉ là làm người tiếp tân... thật sự có chút... không thích hợp.” Hắn đang để ý Tiết Thần, nếu tác hợp thành công thì chính là tế tử của Tiết Vân Đào. Tế tử mà lại làm người tiếp tân cho nhạc phụ thì làm sao thích hợp cho được? Đây chẳng phải muốn để mọi người biết hắn cùng nhạc phụ là đồng lứa sao?
Thấy không khí trên bàn trở nên ngượng ngùng, Lâu Khánh Vân vội vàng bổ sung: “Bất quá, vãn bối có thể đề cử một người... Vĩnh Định Hầu Thế tử Phạm Văn Siêu. Huynn ấy lớn hơn vãn bối hai năm, lại là "chí giao hảo hữu" của vãn bối. Đúng rồi, huynh ấy và Tiết đại nhân cùng vẫn bối đều xem như cùng bảng.” Chỉ là khi bọn hắn dự khảo thì Phạm Văn Siêu thi rớt mà thôi! Nhưng lúc này Lâu Khánh Vân chỉ cảm thấy phải tìm cách nào thỏa đáng nhất để mình có thể thoát thân.
Tiết Kha và Tiết Vân Đào làm sao có thể không hiểu ý tứ trong lời nói của Lâu Khánh Vân -- người ta đây là uyển chuyển cự tuyệt. Bất quá, nếu Lâu Khánh Vân đề cử Vĩnh Định Hầu Thế tử thì cũng không đến nỗi không cho Tiết gia mặt mũi. Vĩnh Định Hầu phủ tuy tước vị kém hơn Định Quốc Công phủ, nhưng Vĩnh Định Hầu cũng được Đế tâm, cũng coi như cánh tay mặt của quốc gia. Nhi tử của Vĩnh Định Hầu cũng là ngoại tôn tử của Nam Bình Thái phi, cũng vừa sinh ra liền được phong Thế tử. Tuy thua kém cấp bậc với vị Lâu Thế tử này, nhưng mời được Phạm Thế tử đến làm người tiếp tân cho Tiết Vân Đào thì thân phận tuyệt đối đã đủ cao rồi.
Lâu Khánh Vân âm thầm lau mồ hôi lạnh một phen, trong lòng nói câu xin lỗi với Phạm Văn Siêu, nhưng ở lúc mấu chốt này mà hắn không đẩy bằng hữu ra chịu trận thì cũng thật sự quá xấu hổ. Lâu Khánh Vân hạ quyết tâm, về sau loại náo nhiệt này nhất định không dám đến tham dự. Nếu hắn không tới mà cứ trực tiếp xâm nhập phòng của nha đầu, thời khắc này cho dù nằm chờ trên gối thơm ngát của nàng rồi đánh một giấc cũng thoải mái hơn nhiều so với phải ngồi chống đỡ ở đây.
Lâu Khánh Vân ăn một bữa cơm nửa vời, còn Tiết Thần thì ăn một bữa cơm "kinh hồn táng đảm". Tiết Tú và Hàn Ngọc thấy nàng thất thần, cho rằng vì nàng thấy phụ thân ngày mai tục huyền nên trong lòng khó chịu, cũng không dám hỏi nhiều, chỉ ở bên cạnh chăm sóc nàng. Thật vất vả chờ đến khi tiệc tan, Tiết Thần đích thân đưa các nàng ra cửa, mà đầu kia cũng thấy Tiết Vân Đào và Tiết Kha đang vây quanh Lâu Khánh Vân tiễn ra cửa.
Không thể không nói, lúc Lâu Khánh Vân ở ngoài thì nhìn trầm ổn đứng đắn vô cùng, nhưng một khi vào trong phòng vắng, đặc biệt là trước mặt Tiết Thần thì thật sự vô lại không chừng, có thể so với đệ nhất phỉ tặc của kinh thành. Tiết Thần nhìn Tiết Vân Đào và Tiết Kha chắp tay thi lễ, tiễn Lâu Khánh Vân lên lưng ngựa. Hai người đứng ở cửa nhìn chàng ta cưỡi ngựa rời đi, lúc này mới xoay người quay vào phủ.
Tiết Thần nhìn về hướng Lâu Khánh Vân biến mất, trong lòng không hiểu sao lại thấy mất mát, theo thói quen tính ngẩng đầu nhìn thoáng qua bầu trời đầy sao, sau đó liền phát hiện trang trí trước cửa Tiết phủ được đổi mới hoàn toàn -- lụa đỏ giăng khắp nơi, đèn lồng đỏ treo lên cao cao. Tân lang tối nay chắc không cần ngủ, từ giờ Tý trong phủ đã bắt đầu phải chuẩn bị cho ngày mai làm lễ Nghênh thân.
Tiết Vân Đào bước qua ngạch cửa đi được vài bước, thấy Tiết Thần còn đứng ngây ngốc ở cửa nhìn trời, không khỏi kêu to: “Thần tỷ nhi, quay vào đi, đêm khuya nguy hiểm.”
“Vâng, con quay vào đây." Đáp lời xong, Tiết Thần liền xoay người theo Tiết Vân Đào và Tiết Kha vào phủ. Thấy không còn chuyện gì cần nàng làm, Tiết Thần bèn hành lễ cáo lui với trưởng bối trở về phòng, trong đầu nghĩ phải tìm cách nói một câu với Lâu Khánh Vân về chuyện hôm nay, xem có thể ngăn chặn một chút hành vi cao điệu của chàng ta hay không.
Ban đêm Tiết Thần đi ngủ đều không cần nha hoàn hầu hạ. Tống cổ Khâm Phượng và Chẩm Uyên đi nghỉ ngơi xong, Tiết Thần một mình trở về phòng. Vừa mới đóng cửa phòng lại liền cảm thấy có một bóng người lóe lên trước mắt, sau đó thân thể rơi vào cái ôm ấm áp mang theo hương rượu.
Cả người Tiết Thần đều cứng lại, đang muốn kêu to thì bị người phía sau bưng kín miệng, hơi nóng phả vào bên tai cũng mang theo mùi rượu, giọng nói nỉ non: “Đừng kêu, là ta."
Thanh âm khàn hơn so với ngày thường làm Tiết Thần ngưng giãy giụa, cảm thấy cả người Lâu Khánh Vân nóng như cái bếp lò, hồi tưởng lúc nãy ở bàn tiệc chàng xác thật uống không ít rượu với Tiết Kha và Tiết Vân Đào. Nhớ tới khi đó cho dù chàng cố chống đỡ cũng ráng giữ thể diện cho hai phụ tử Tiết gia, trong lòng Tiết Thần liền mềm nhũn. Đang muốn mở miệng nói chuyện thì cảm thấy lòng bàn tay của chàng vừa động, ngón trỏ hơi có chút vết chai vu.ốt ve cánh môi Tiết Thần. Tiết Thần bị bất ngờ nên há miệng khiến đầu lưỡi liế.m đầu ngón tay chàng ta một cái, Tiết Thần bèn sợ tới mức vội vàng cắn xuống rồi giãy giụa thoát ra khỏi lòng ngực chàng, che miệng, khó có thể tin nhìn người nam nhân này.
“Có gì đâu mà nàng khẩn trương?” Lâu Khánh Vân tựa hồ có chút say, ánh nến chiếu vào hai má đã phiếm hồng, mắt lờ đờ mê ly -- bộ dáng của nha đầu này so với ban ngày diễm lệ hơn rất nhiều. Ánh mắt Lâu Khánh Vân tựa hồ chứa đầy tính xâm lược, chằm chằm nhìn thẳng Tiết Thần, rồi như là đứng không vững, không quay đầu lại mà cứ thế lùi từng bước một về phía sau, rốt cuộc thối lui đến giường La Hán bùm một cái ngồi xuống. Sau đó một tay vịn vào lan can khắc hoa của giường La Hán, một tay với lấy gối dựa hồng nhạt thêu hoa mẫu đơn để lót dưới thân. Đây là gối dựa màu sắc tươi sáng cố ý chuẩn bị để nghênh đón hỉ sự vào ngày mai, Tiết Thần sợ chàng ta làm nhăn nhúm khiến người hoài nghi, liền đi qua muốn lấy gối dựa lại. Ai ngờ chân bỗng nhiên bị vấp phải cái gì đó, cả người của nàng đều nhào về hướng Lâu Khánh Vân, tiếng kinh hô còn chưa ra khỏi miệng liền cảm giác trời đất quay cuồng một trận, cả người đã bị lật lại đè dưới thân Lâu Khánh Vân, miệng theo lẽ thường lại bị bưng kín không thể phát ra tiếng.
Cảm giác áp bức nồng đậm đột kích trên người Tiết Thần. Lâu Khánh Vân một tay chống ở bên hông nàng một tay che miệng nàng lại, từ trên cao nhìn xuống, dáng người to lớn tựa hồ có thể bao phủ cả người Tiết Thần. Tiết Thần không dám lộn xộn, cứ nằm yên như vậy trừng mắt nhìn Lâu Khánh Vân, tim đập thình thịch, vừa sợ hãi lại vừa chờ mong. Trải qua hai đời, nàng chưa từng trải nghiệm cảm giác hồi hộp tới mức tim muốn nhảy ra khỏi cổ họng như thế này.
Mùi rượu trên người Lâu Khánh Vân thoáng kéo lý trí Tiết Thần trở lại, nàng thở phì phò thầm hạ quyết tâm, nếu chàng ta dám làm gì xằng bậy, nàng sẽ nhất định đá một cú vào mệ.nh căn của chàng ta, phải cho chàng ta biết mình cũng không phải dễ bắt nạt.
Nhưng đợi nửa ngày Lâu Khánh Vân cũng không làm ra hành động gì khác, chỉ bịt miệng nàng lại, từ trên cao nhìn xuống ngắm nàng kỹ càng một hồi lâu, sau đó chậm rãi ghé mặt tới gần. Tiết Thần cảm giác hô hấp của mình dường như sắp ngưng lại, muốn giơ chân chuẩn bị đá lại phát hiện tứ chi mềm nhũn không còn chịu đầu óc khống chế, mắt thấy Lâu Khánh Vân càng ngày càng ghé lại gần, Tiết Thần sợ tới mức nhắm hai mắt lại.
Nhưng ai ngờ Lâu Khánh Vân cũng không có làm gì kế tiếp, chỉ ở bên tai Tiết Thần nỉ non một câu vô cùng chua xót: “Rốt cuộc khi nào nàng mới lớn lên đây?!”
Nói xong bèn lật người lại nằm bên cạnh Tiết Thần, nhắm mắt lại, thở ra một hơi thật sâu.
*** Chú thích một chút về khoa bảng của Trung quốc cổ đại
Thi Hương: tổ chức vào mùa thu cứ ba năm một lần. Người được chọn thi Hương gọi là Tú tài, sau khi đỗ gọi là Cử nhân, đỗ đầu gọi là Giải nguyên.
Thi Hội: tổ chức vào mùa xuân năm sau của thi Hương. Người được dự thi gọi là Cử nhân, sau khi đỗ gọi là Cống sĩ, đỗ đầu gọi là Hội nguyên.
Thi Đình: là khảo thí do Hoàng thượng chủ trì. Người được dự thi gọi là Cống sĩ, sau khi đỗ gọi là Tiến sĩ rồi tùy theo thứ hạng mà chia làm ba cấp bậc gọi là tam giáp:
Đệ nhất giáp gọi là Tiến sĩ cập đệ. Ba người đỗ đầu đệ nhất giáp theo thứ tự là Trạng Nguyên, Bảng Nhãn và Thám Hoa gọi là Tam khôi.
Đệ nhị giáp gọi là Tiến sĩ xuất thân. Người đỗ đầu đệ nhị giáp gọi là Hoàng Giáp.
Đệ tam giáp gọi là Đồng tiến sĩ xuất thân.
***Ghi chú của Bà Còm:
Truyện này mình edit theo bản convert, mình không biết tiếng Trung. Tuy nhiên, trong chương này của bản convert có chỗ không đúng khi Tiết Kha nói về khoa cử. Thể theo chương 4, Tiết Kha đậu Tiến sĩ năm Tân Dậu, Tiết Vân Đào đậu Tiến sĩ năm Bính Dần. Nhưng bản convert của chương này thì Tiết Kha lại nói Tiết Vân Đào là "Tân Dậu năm tiến sĩ", và Lâu Khánh Vân là "Nhâm Tuất năm tiến sĩ". Theo mình hiểu thì hai người đều tham gia thi Hội đã đậu Cống sĩ (cùng bảng) nhưng khác năm (khác khoa), Tiết Vân Đào tiếp tục thi Đình được đậu Tiến sĩ năm Bính Dần chứ không phải năm Tân Dậu, Lâu Khánh Vân thì không tham gia thi Đình mà vào Đại Lý Tự nên chỉ là Cống sĩ. Vì thế mình đã sửa lại đoạn trên.
Sau khi con đường dùng bồ câu đưa tin đã được đả thông, mỗi ngày cố định vào lúc chạng vạng, khi bọn nha hoàn hoặc là chuẩn bị bữa tối hoặc là quét dọn sân viện, tóm lại là lúc trong phòng nàng không có người, Lâu Khánh Vân sẽ dùng bồ câu đưa tới một phong thơ lải nhải về chuyện diễn ra trong ngày. Lâu Khánh Vân dường như luôn có chuyện để kể cho nàng nghe, mà dưới sự lằng nhằng ép hỏi của chàng ta, Tiết Thần có khi cũng sẽ viết một chút chuyện bên người để hồi âm.
Bởi vì mỗi ngày có Lâu Khánh Vân tâm sự chọc cười, Tiết Thần trải qua một đoạn thời gian tương đối vui vẻ. Ngày nào nàng cũng ngóng trông đến lúc nằm trên giường để đọc thư Lâu Khánh Vân viết cho nàng từng câu từng chữ, thuật lại tất cả những chuyện linh tinh xảy ra trong ngày. Tuy chỉ là việc vặt vãnh nhưng Lâu Khánh Vân viết rất hấp dẫn, Tiết Thần cũng đọc rất cao hứng, đôi khi còn sẽ lật tới lật lui tờ thư đọc lại vài lần. Sau đó nửa đêm nghĩ đến chuyện gì có thể viết hồi âm, Tiết Thần cũng sẽ từ trên giường bò dậy, ngồi vào phía sau án thư chăm chú viết, ngày hôm sau sẽ chờ bồ câu đến để gởi đi, rồi lại chờ hồi âm, đơn giản lại thuần túy.
Đây là lần thành thân thứ hai của Tiết Vân Đào nên nghi thức hôn lễ dĩ nhiên không làm ầm ĩ như lần đầu. Trên thực tế, Tiết Vân Đào cũng hoàn toàn không tính toán làm rùm beng, chỉ nghĩ hoàn tất mọi nghi lễ cần thiết cho xong, sau đó đem kế phu nhân cưới vào cửa.
Mùng bảy tháng tư là ngày trong phủ mở tiệc rượu, tiệc này gọi là ấm rượu, chuyên để chiêu đãi họ hàng thân thích trước ngày hôn lễ. Một nhà Hàn Ngọc đều tới, mang theo một nhà Lâu Triệu Vân. Tiết Tú dĩ nhiên cũng đến chung với mọi người trong Tây phủ. Các nàng tới đều không gì đáng nói, chỉ là buổi ấm rượu tối nay lại hơi lạnh lẽo một chút.
Đột nhiên có thêm một "tai to mặt lớn" -- Thế tử Vệ Quốc Công phủ giữ chức Thiếu Khanh Đại Lý Tự kiêm Phó Thống lĩnh Kinh Kỳ Vệ -- cho dù bữa tiệc ấm rượu khí thế ngất trời đến đâu cũng làm sao có thể "ấm" lên nổi??
Tân lang Tiết Vân Đào thật bất đắc dĩ đưa vị "tai to mặt lớn" này ngồi ở chủ vị, nhưng vị này vẫn luôn chối từ, nói thẳng chỉ cần ngồi cùng với Lâu Triệu Vân chung với đám tiểu bối là được. Nhưng ngay cả Tiết Kha đại gia trưởng cũng mở miệng thỉnh Lâu Khánh Vân lên ghế trên, nếu lại chối từ thì thật sự không cho lão nhân gia mặt mũi, vì thế đành phải căng da đầu ngồi ở ghế chủ vị. Tiết Kha và Tiết Vân Đào tới ngồi một bên, còn tỏ ra rất vinh dự được Thế tử đại giá quan lâm nên tiếp đãi rất nhiệt tình. Lâu Khánh Vân đầu đầy hắc tuyến, cũng chỉ có thể miễn cưỡng cười vui cùng bọn họ nói chuyện với nhau, ngẫu nhiên mới có thể hướng ánh mắt liếc nhìn chỗ khác, còn phải cực kỳ khắc chế không thể để những người khác phát hiện.
Cả một buổi tối Tiết Thần cũng cảm thấy có chút hoảng hốt, trong lòng đối với sự lớn mật của gia hỏa này quả thực hết chỗ nói. Chàng ta thật không biết cái gì gọi là ‘giữ kẽ’, cho dù muốn tới thì cũng phải đợi ngày mai lễ thành hôn hẵng tới chứ, một hai nhất định phải tới vào buổi ấm rượu hôm nay, cũng không sợ làm người ta hiểu lầm.
Đột nhiên trên bàn chủ vị, Lão phu nhân Ninh thị lên tiếng: “Đúng rồi, vốn dĩ Đồ đại nhân được mời đến làm tiếp tân cho ngày mai lại bận rồi, hiện giờ Thế tử đã tới đây, chẳng phải có sẵn người để chọn rồi sao? Chỉ không biết Thế tử có vui lòng nhận lấy hay không?”
Lâu Khánh Vân đang uống rượu, trong nháy mắt có chút hoảng hốt, sợ mình không nghe rõ Lão phu nhân nói cái gì, buông chén rượu hỏi lại: “Lão phu nhân vừa nói sao thế ạ?”
Lời đề nghị của Ninh thị tựa hồ được toàn thể Tiết gia đồng ý. Đích tử của Tiết gia tục huyền, nếu là có thể mời Vệ Quốc Công Thế tử làm người tiếp tân, vậy sự phô trương chẳng phải có thể bay lên một cấp bậc? Tiết Kha cũng cảm thấy không tồi, vuốt chòm râu dài nói với Lâu Khánh Vân: “Chuyện này chỉ cần Thế tử vui lòng nhận cho thì dĩ nhiên không thể tốt hơn. Hơn nữa, Thế tử cùng khuyển tử xem như cách khoa cùng bảng, khuyển tử là Cống sĩ năm Bính Dần, thế tử là Cống sĩ năm Nhâm Tuất, tuy cách mấy năm nhưng cũng coi như cùng bảng. Nếu thế tử có thể làm người tiếp tân cho khuyển tử, đây thật sự xem như rất mỹ mãn."
Bàn tiểu bối cách vách truyền đến tiếng ho khan của hiếm khi thất thố Tiết Thần. Tiết Tú vỗ lưng thuận khí cho nàng, thắc mắc không hiểu sao từ trước đến nay Thần tỷ nhi vẫn luôn ổn trọng lại đột nhiên uống nước cũng sặc? Chỉ có Tiết Thần mũi mắt xem tâm, không dám dừng ánh mắt lại ở bàn chủ vị cách vách.
Không khí trên bàn chủ vị có chút xấu hổ. Lâu Khánh Vân quả thực hối hận, hôm nay thật sự không nên tới. Cho dù là chờ bọn họ tan tiệc hắn có lẻn đến khuê phòng một hồi cũng không đáng phải chịu xấu hổ ở ngay bàn tiệc như vậy -- thật nhiều năm chưa trải qua cảm giác bị người bức đến nỗi nói không ra lời. Lâu Khánh Vân trầm ngâm thật lâu mới châm chước phun ra: “Chuyện này... bất cứ chuyện gì khác vãn bối đều có thể đáp ứng, cho dù là làm chân chạy cũng được, chỉ là làm người tiếp tân... thật sự có chút... không thích hợp.” Hắn đang để ý Tiết Thần, nếu tác hợp thành công thì chính là tế tử của Tiết Vân Đào. Tế tử mà lại làm người tiếp tân cho nhạc phụ thì làm sao thích hợp cho được? Đây chẳng phải muốn để mọi người biết hắn cùng nhạc phụ là đồng lứa sao?
Thấy không khí trên bàn trở nên ngượng ngùng, Lâu Khánh Vân vội vàng bổ sung: “Bất quá, vãn bối có thể đề cử một người... Vĩnh Định Hầu Thế tử Phạm Văn Siêu. Huynn ấy lớn hơn vãn bối hai năm, lại là "chí giao hảo hữu" của vãn bối. Đúng rồi, huynh ấy và Tiết đại nhân cùng vẫn bối đều xem như cùng bảng.” Chỉ là khi bọn hắn dự khảo thì Phạm Văn Siêu thi rớt mà thôi! Nhưng lúc này Lâu Khánh Vân chỉ cảm thấy phải tìm cách nào thỏa đáng nhất để mình có thể thoát thân.
Tiết Kha và Tiết Vân Đào làm sao có thể không hiểu ý tứ trong lời nói của Lâu Khánh Vân -- người ta đây là uyển chuyển cự tuyệt. Bất quá, nếu Lâu Khánh Vân đề cử Vĩnh Định Hầu Thế tử thì cũng không đến nỗi không cho Tiết gia mặt mũi. Vĩnh Định Hầu phủ tuy tước vị kém hơn Định Quốc Công phủ, nhưng Vĩnh Định Hầu cũng được Đế tâm, cũng coi như cánh tay mặt của quốc gia. Nhi tử của Vĩnh Định Hầu cũng là ngoại tôn tử của Nam Bình Thái phi, cũng vừa sinh ra liền được phong Thế tử. Tuy thua kém cấp bậc với vị Lâu Thế tử này, nhưng mời được Phạm Thế tử đến làm người tiếp tân cho Tiết Vân Đào thì thân phận tuyệt đối đã đủ cao rồi.
Lâu Khánh Vân âm thầm lau mồ hôi lạnh một phen, trong lòng nói câu xin lỗi với Phạm Văn Siêu, nhưng ở lúc mấu chốt này mà hắn không đẩy bằng hữu ra chịu trận thì cũng thật sự quá xấu hổ. Lâu Khánh Vân hạ quyết tâm, về sau loại náo nhiệt này nhất định không dám đến tham dự. Nếu hắn không tới mà cứ trực tiếp xâm nhập phòng của nha đầu, thời khắc này cho dù nằm chờ trên gối thơm ngát của nàng rồi đánh một giấc cũng thoải mái hơn nhiều so với phải ngồi chống đỡ ở đây.
Lâu Khánh Vân ăn một bữa cơm nửa vời, còn Tiết Thần thì ăn một bữa cơm "kinh hồn táng đảm". Tiết Tú và Hàn Ngọc thấy nàng thất thần, cho rằng vì nàng thấy phụ thân ngày mai tục huyền nên trong lòng khó chịu, cũng không dám hỏi nhiều, chỉ ở bên cạnh chăm sóc nàng. Thật vất vả chờ đến khi tiệc tan, Tiết Thần đích thân đưa các nàng ra cửa, mà đầu kia cũng thấy Tiết Vân Đào và Tiết Kha đang vây quanh Lâu Khánh Vân tiễn ra cửa.
Không thể không nói, lúc Lâu Khánh Vân ở ngoài thì nhìn trầm ổn đứng đắn vô cùng, nhưng một khi vào trong phòng vắng, đặc biệt là trước mặt Tiết Thần thì thật sự vô lại không chừng, có thể so với đệ nhất phỉ tặc của kinh thành. Tiết Thần nhìn Tiết Vân Đào và Tiết Kha chắp tay thi lễ, tiễn Lâu Khánh Vân lên lưng ngựa. Hai người đứng ở cửa nhìn chàng ta cưỡi ngựa rời đi, lúc này mới xoay người quay vào phủ.
Tiết Thần nhìn về hướng Lâu Khánh Vân biến mất, trong lòng không hiểu sao lại thấy mất mát, theo thói quen tính ngẩng đầu nhìn thoáng qua bầu trời đầy sao, sau đó liền phát hiện trang trí trước cửa Tiết phủ được đổi mới hoàn toàn -- lụa đỏ giăng khắp nơi, đèn lồng đỏ treo lên cao cao. Tân lang tối nay chắc không cần ngủ, từ giờ Tý trong phủ đã bắt đầu phải chuẩn bị cho ngày mai làm lễ Nghênh thân.
Tiết Vân Đào bước qua ngạch cửa đi được vài bước, thấy Tiết Thần còn đứng ngây ngốc ở cửa nhìn trời, không khỏi kêu to: “Thần tỷ nhi, quay vào đi, đêm khuya nguy hiểm.”
“Vâng, con quay vào đây." Đáp lời xong, Tiết Thần liền xoay người theo Tiết Vân Đào và Tiết Kha vào phủ. Thấy không còn chuyện gì cần nàng làm, Tiết Thần bèn hành lễ cáo lui với trưởng bối trở về phòng, trong đầu nghĩ phải tìm cách nói một câu với Lâu Khánh Vân về chuyện hôm nay, xem có thể ngăn chặn một chút hành vi cao điệu của chàng ta hay không.
Ban đêm Tiết Thần đi ngủ đều không cần nha hoàn hầu hạ. Tống cổ Khâm Phượng và Chẩm Uyên đi nghỉ ngơi xong, Tiết Thần một mình trở về phòng. Vừa mới đóng cửa phòng lại liền cảm thấy có một bóng người lóe lên trước mắt, sau đó thân thể rơi vào cái ôm ấm áp mang theo hương rượu.
Cả người Tiết Thần đều cứng lại, đang muốn kêu to thì bị người phía sau bưng kín miệng, hơi nóng phả vào bên tai cũng mang theo mùi rượu, giọng nói nỉ non: “Đừng kêu, là ta."
Thanh âm khàn hơn so với ngày thường làm Tiết Thần ngưng giãy giụa, cảm thấy cả người Lâu Khánh Vân nóng như cái bếp lò, hồi tưởng lúc nãy ở bàn tiệc chàng xác thật uống không ít rượu với Tiết Kha và Tiết Vân Đào. Nhớ tới khi đó cho dù chàng cố chống đỡ cũng ráng giữ thể diện cho hai phụ tử Tiết gia, trong lòng Tiết Thần liền mềm nhũn. Đang muốn mở miệng nói chuyện thì cảm thấy lòng bàn tay của chàng vừa động, ngón trỏ hơi có chút vết chai vu.ốt ve cánh môi Tiết Thần. Tiết Thần bị bất ngờ nên há miệng khiến đầu lưỡi liế.m đầu ngón tay chàng ta một cái, Tiết Thần bèn sợ tới mức vội vàng cắn xuống rồi giãy giụa thoát ra khỏi lòng ngực chàng, che miệng, khó có thể tin nhìn người nam nhân này.
“Có gì đâu mà nàng khẩn trương?” Lâu Khánh Vân tựa hồ có chút say, ánh nến chiếu vào hai má đã phiếm hồng, mắt lờ đờ mê ly -- bộ dáng của nha đầu này so với ban ngày diễm lệ hơn rất nhiều. Ánh mắt Lâu Khánh Vân tựa hồ chứa đầy tính xâm lược, chằm chằm nhìn thẳng Tiết Thần, rồi như là đứng không vững, không quay đầu lại mà cứ thế lùi từng bước một về phía sau, rốt cuộc thối lui đến giường La Hán bùm một cái ngồi xuống. Sau đó một tay vịn vào lan can khắc hoa của giường La Hán, một tay với lấy gối dựa hồng nhạt thêu hoa mẫu đơn để lót dưới thân. Đây là gối dựa màu sắc tươi sáng cố ý chuẩn bị để nghênh đón hỉ sự vào ngày mai, Tiết Thần sợ chàng ta làm nhăn nhúm khiến người hoài nghi, liền đi qua muốn lấy gối dựa lại. Ai ngờ chân bỗng nhiên bị vấp phải cái gì đó, cả người của nàng đều nhào về hướng Lâu Khánh Vân, tiếng kinh hô còn chưa ra khỏi miệng liền cảm giác trời đất quay cuồng một trận, cả người đã bị lật lại đè dưới thân Lâu Khánh Vân, miệng theo lẽ thường lại bị bưng kín không thể phát ra tiếng.
Cảm giác áp bức nồng đậm đột kích trên người Tiết Thần. Lâu Khánh Vân một tay chống ở bên hông nàng một tay che miệng nàng lại, từ trên cao nhìn xuống, dáng người to lớn tựa hồ có thể bao phủ cả người Tiết Thần. Tiết Thần không dám lộn xộn, cứ nằm yên như vậy trừng mắt nhìn Lâu Khánh Vân, tim đập thình thịch, vừa sợ hãi lại vừa chờ mong. Trải qua hai đời, nàng chưa từng trải nghiệm cảm giác hồi hộp tới mức tim muốn nhảy ra khỏi cổ họng như thế này.
Mùi rượu trên người Lâu Khánh Vân thoáng kéo lý trí Tiết Thần trở lại, nàng thở phì phò thầm hạ quyết tâm, nếu chàng ta dám làm gì xằng bậy, nàng sẽ nhất định đá một cú vào mệ.nh căn của chàng ta, phải cho chàng ta biết mình cũng không phải dễ bắt nạt.
Nhưng đợi nửa ngày Lâu Khánh Vân cũng không làm ra hành động gì khác, chỉ bịt miệng nàng lại, từ trên cao nhìn xuống ngắm nàng kỹ càng một hồi lâu, sau đó chậm rãi ghé mặt tới gần. Tiết Thần cảm giác hô hấp của mình dường như sắp ngưng lại, muốn giơ chân chuẩn bị đá lại phát hiện tứ chi mềm nhũn không còn chịu đầu óc khống chế, mắt thấy Lâu Khánh Vân càng ngày càng ghé lại gần, Tiết Thần sợ tới mức nhắm hai mắt lại.
Nhưng ai ngờ Lâu Khánh Vân cũng không có làm gì kế tiếp, chỉ ở bên tai Tiết Thần nỉ non một câu vô cùng chua xót: “Rốt cuộc khi nào nàng mới lớn lên đây?!”
Nói xong bèn lật người lại nằm bên cạnh Tiết Thần, nhắm mắt lại, thở ra một hơi thật sâu.
*** Chú thích một chút về khoa bảng của Trung quốc cổ đại
Thi Hương: tổ chức vào mùa thu cứ ba năm một lần. Người được chọn thi Hương gọi là Tú tài, sau khi đỗ gọi là Cử nhân, đỗ đầu gọi là Giải nguyên.
Thi Hội: tổ chức vào mùa xuân năm sau của thi Hương. Người được dự thi gọi là Cử nhân, sau khi đỗ gọi là Cống sĩ, đỗ đầu gọi là Hội nguyên.
Thi Đình: là khảo thí do Hoàng thượng chủ trì. Người được dự thi gọi là Cống sĩ, sau khi đỗ gọi là Tiến sĩ rồi tùy theo thứ hạng mà chia làm ba cấp bậc gọi là tam giáp:
Đệ nhất giáp gọi là Tiến sĩ cập đệ. Ba người đỗ đầu đệ nhất giáp theo thứ tự là Trạng Nguyên, Bảng Nhãn và Thám Hoa gọi là Tam khôi.
Đệ nhị giáp gọi là Tiến sĩ xuất thân. Người đỗ đầu đệ nhị giáp gọi là Hoàng Giáp.
Đệ tam giáp gọi là Đồng tiến sĩ xuất thân.
***Ghi chú của Bà Còm:
Truyện này mình edit theo bản convert, mình không biết tiếng Trung. Tuy nhiên, trong chương này của bản convert có chỗ không đúng khi Tiết Kha nói về khoa cử. Thể theo chương 4, Tiết Kha đậu Tiến sĩ năm Tân Dậu, Tiết Vân Đào đậu Tiến sĩ năm Bính Dần. Nhưng bản convert của chương này thì Tiết Kha lại nói Tiết Vân Đào là "Tân Dậu năm tiến sĩ", và Lâu Khánh Vân là "Nhâm Tuất năm tiến sĩ". Theo mình hiểu thì hai người đều tham gia thi Hội đã đậu Cống sĩ (cùng bảng) nhưng khác năm (khác khoa), Tiết Vân Đào tiếp tục thi Đình được đậu Tiến sĩ năm Bính Dần chứ không phải năm Tân Dậu, Lâu Khánh Vân thì không tham gia thi Đình mà vào Đại Lý Tự nên chỉ là Cống sĩ. Vì thế mình đã sửa lại đoạn trên.
Bình luận truyện