Quan Cư Nhất Phẩm
Chương 311: Sóng cuộn ầm ầm
Được Lục Bỉnh dùng các loại dược liệu quý giá bồi dưỡng, sức khỏe của Thẩm Mặc khôi phục rất nhanh, tới chừng 20 tháng 1, cơ bản không sao nữa rồi.
Mấy ngày qua y đọc tin tức tình báo do Lục Bỉnh phái người đưa tới, xem như cũng có nhận thức trực quan về các nhân vật ở kinh thành rồi. Nhưng y không được xem tư liệu về người mà y muốn xem nhất, là Lý Mặc. Đương nhiên không phải là Lục Bỉnh sơ xuất, mà đang khéo léo cảnh cáo y, đừng dây dưa ở chuyện này nữa.
Đúng thế, câu không đầu không cuối "rất muốn cứu sư phụ ngươi" không phải là thuận miệng mà nói ra, ẩn ý của nó là "có người nói với ta, quyển sổ đó có thể cứu được sư phụ ngươi." Ai có thể nói câu đó, trừ Lý Mặc ra không còn ai khác.
Vậy vì sao Lý Mặc vội vã đối phó với mình như thế? Thẩm Mặc biết, bất kỳ một hiện tượng nào cũng phải đặt vào trong hoàn hoàn cảnh khi ấy để suy nghĩ mới có thể có kết luận gần chân tướng nhất.
May mắn là không khí chính trị hiện nay rất dễ nắm bắt.
Vì năm nay là năm Bính Thìn, năm ngoại sát.
Cách sát hạch quan văn của triều Minh chia ra làm kinh sát và ngoại sát. Kinh sát còn gọi là nội kế, đối tượng khảo sát là quan trong triều. Ngoại sát gọi là ngoại kế, đối tượng là quan viên địa phương.
Kinh sát sáu năm tổ chức một lần, ngoại sát ba năm một lần. Nguyên tắc của cả hai là nguyên tắc quan viên từ tứ phẩm trở lên dâng tự thuật, xin hoàng đế định đoạt việc đi ở. Nhưng thực tế hoàng đế Đại Minh đa phần chỉ ngồi chỉ tay năm ngón, đem việc khảo sát ủy thác cho nội các đại học sĩ.
Trong thời đại chinh trị sáng tỏ, triều cương nghiêm minh thì đây là cách khảo sát hữu hiệu. Nhưng một khi triều đình chia bè kết phái, phe cánh đấu đá thì khảo sát thành công cụ để các tập đoàn đấu đá với nhau, trừ bỏ những người khác phái.
Mà hiện giờ ở trong triều có ba đảng, nói chính xác hơn là con hổ lớn sau khi đánh bại con hổ nhỏ, lại bị một con hổ khác trong rừng khiêu chiến. Vào thời điểm này, ngoại sát chắc chắn sẽ là đổ dầu vào lửa, khiến cho tranh đấu càng thêm quyết liệt.
Thẩm Mặc đang xem văn kiện dầy, đó là ghi chép đại sự kinh thành hai tháng qua. Y dùng bút đánh dấu vào trong đó hơn mười điều, liền thấy được hình dàng lờ mở của cuộc quyết đấu sống chết này.
Có thể nói khảo sát còn chưa bắt đầu, bầu không khí đã hết sức căng thẳng rồi.
Cuối năm ngoái binh khoa đô cấp sự trung Lương Mộng Long dâng tấu đàn hặc Lý Mặc "vi pháp, hành tư, thất chức." Khiến Lý Mặc phải dâng tấu tự biện hộ. Đương nhiên vị Lương khoa trưởng này không thể lay động vị thế đang lên của Lý thiên quan. Chẳng qua là con cờ Nghiêm Tung dùng để cảnh cáo mà thôi. Nhắc nhở Gia Tĩnh, đừng để đại kế khảo sát quan viên biến thành công cụ cho Lý Mặc bài trừ kẻ khác phái.
Kết quả hoàng đế an ủi Lý Mặc "an tâm làm chức phận", nhưng với Lương Mộng Long "khinh suất tiến ngôn" thì chẳng xử trí. Hành vi dung túng đó của hoàng đế càng khiến hai bên không kiêng dè là gì, quấn lấy nhau đấu đá không ngừng.
Hành động của Gia Tĩnh nhìn qua có vẻ như rất khó hiểu, nhưng Thẩm Mặc xưa nay luôn không hề ngần ngại dùng ác ý lớn nhất suy đoán vị đạo quân hoàng đế này. Kỳ thực kiếp trước y đã thấy quá quen loại lãnh đạo này rồi, vì duy trì quyền uy của mình, dung túng cho cấp dưới đấu đá với nhau, càng đấu nhau thảm bao nhiêu, sức uy hiếp với ông ta càng nhỏ, địa vị của ông ta càng được củng cố.
Nhưng trên thực tế, cái biện pháp này mọi người đã chẳng lạ lùng gì nữa, vì trong tháng hai Lý Mặc khảo sát từ tứ phẩm trở xuống, sang tháng ba Nghiêm Tung khảo sát từ tứ phẩm trở nên. Nếu nếu cả hai đều phóng tay đấu đá, thoát được mùng một sẽ chịu tội hôm rằm, khó tránh khỏi hai bên đều lưỡng bại câu thương. Điều này mọi người đều biết, cho nên mục đích của hai bên là chiếm được lợi ích lớn nhất ra sao chứ không phải là đuổi cùng giết tận.
Nhưng đúng vào lúc này động đất xảy ra, hoàng đế ban quyền cho Lý Mặc, tiến hành thẩm tra kinh quan, điều này với Nghiêm đảng mà nói thì thành vấn đề lớn. Trước đó hai bên sợ ném chuột vỡ đồ vì kinh sát và ngoại sát tách nhau, không tiến hành cùng một năm. Mà đối vỡi một phe cánh kinh quan ngoại quan cơ bản là năm mươi năm mươi, cho nên không ai có thể đập một gậy chết ngay kẻ kia.
Nhưng hiện giờ Lý Mặc có một cơ hội kinh sát ngoài hạn ngạch, hơn nữa lại trước khi ngoại sát một tháng! Như vậy ông ta có đủ điều kiện đánh một trận làm trọng thương Nghiêm đảng từ trung ương tới địa phương.
Ngược lại Nghiêm các lão không có kinh sát đối phó với Lý Mặc, mất đi cơ hội hạ thủ trước. Nếu như trong nội sát hạn chế được Nghiêm các lão, thì có thể dành phần thắng toàn trận rồi.
Thẩm Mặc đếm qua, từ 18 tháng 12 năm Gia Tĩnh ba mươi tư, tới 14 tháng 1 năm Gia Tĩnh thứ 35, chưa đầy một tháng, Lý Mặc đã lấy danh nghĩa tuổi cao cho mười người thuộc đám tả tông chính Mạc Triêu Tông về vườn; có bệnh cho hộ bộ chủ sự Mưu Niên đi an dưỡng; bất cẩn, cho hai tám người đi uống trà... Tổng cộng là hơn hai trăm người, một phần ba trong đó đúng là phạm một trong tám tội bãi chức, số ít là môn hạ của Từ Giai, còn lại đều là Nghiêm đảng.
Mặc dù chưa gặp qua Lý Mặc, nhưng y rõ ràng nhìn thấy bộ dạng hả hê đắc chí, mài đao xoèn xoẹt của Lý đại nhân.
Mà bên Nghiêm đảng, vì "vừa khéo" vào lúc hoàng đế đi tu luyện, nhất thời không có cách nào phản kích, chỉ đành ngồi gập ngón tay đếm ngày, đợi tới ngoại sát bắt đầu mới có thể mới có thể hành động.
" Lý Mặc khẳng định sẽ phải áp chế Nghiêm đảng phản kích" Thẩm Mặc thầm nghĩ :" Cho nên ông ta mới tính giờ trò trên người Triệu Văn Hioa..." Lúc này Triệu Văn Hoa đã về kinh, dưới ánh hào quang thắng trận cả trên thủy lẫn trên bộ, nghiễm nhiên đã thành đệ nhất đại tướng của Nghiêm đảng, nghe nói Nghiêm các lão cũng có ý nhân cơn gió đông này mà đẩy hắn vào nội các.
Có câu súng bắn chim đầu đàn, nhất là loại chim xấu ngang ngược khiến người ta ngứa mặt, lại tham ô không biết xấu hổ như Triệu Văn Hoa thì Lý Mặc càng muốn bắn. Cho nên ông ta nghĩ tới vụ án còn chưa kết ở Chiết Giang, ông ta cần quyển sổ có khả năng lớn chưa bị đốt. Ông ta cho rằng chỉ cần có quyển số kia, Triệu Văn Hoa chết chắc, Nghiêm Tung không thể không nhận thua.
Cho nên Thẩm Chuyết Ngôn đáng thương mới lọt vào mắt ông ta, nhưng y lại là người hoàng đế muốn, nằm trong tay Cẩm Y Vệ. Đối với người khác mà nói thì không thể chạm vào, nhưng với Lý Mặc thì không gì là không thể, vì môn sinh của ông ta tên là Lục Bỉnh.
Thẩm Mặc thậm chí có thể mường tượng ra Lý Mặc thuyết phục Lục Bỉnh đứng về phe mình như thế nào, ngoại trừ những điều y phân tích ở trên, thì còn có một tiền cảnh hết sức cám dỗ vẽ ra trước mắt Lục Bỉnh. Đó là lấy được quyển sổ kia, kéo đổ Triệu Văn Hoa , sau khi dành toàn thắng, thừa cơ cứu Thẩm Luyện là không có vấn đề gì.
Thẩm Mặc không biết quan hệ của Lục Bỉnh và cha con họ Nghiêm ra sao, nhưng hiển nhiên cuối cùng ông ta đồng ý đứng về bên Lý Mặc. Đương nhiên với thân phận của ông ta không thể đứng ra reo hò trợ trận cho Lý Mặc, nhưng ngoài ủng hộ tinh thần ra, còn đồng ý lấy sổ sách cho Lý Mặc.
Cho nên y mới gặp họa, mặc dù y là đồ đệ của Thẩm Luyện, nhưng người ta đã nói rồi, ta làm thế là để cứu Thẩm Luyện, còn về đồ đệ của ông ta sao, dù thế nào cũng có cả đám, hi vinh một kẻ vì sư phụ có là gì.
Thế là Thẩm Mặc có sáu ngày trong địa ngục, vì sao không có ngày thứ bảy? Vì dùng lương tâm thức tỉnh hay nói đối phương không thể làm gì được y mà từ bỏ là không thể, hiển nhiên cần đối phương cam tâm tình nguyện.
Thẩm Mặc cũng từ động tĩnh trong triều suy đoán ra được cách giải thích hợp lý. Chân tướng sự việc hẳn là, Lý Mặc tìm ra được điểm đả kích trí mạng hơn. Bản tấu sớ thổi phồng chiến thắng kia của Triệu Văn Hoa được đưa lên là xui xẻo của hắn. Vì khi hắn rời khỏi Chiết Giang thì hoạt động của giặc Oa đúng là chỉ còn lác đác rồi, nếu không dù hắn có ngu hơn nữa cũng không làm thế.
Nhưng ai mà ngờ hắn vừa bước chân đi thì đám giặc Oa ùa vào, không chỉ chiếm lấy các cứ điểm cũ như Bạc Phổ, Đông Xuyên, còn thâm nhập vào nội địa càn quét mấy lần.
Vì trước đó chiến sự quá thuận lợi, quân dân đều có chút sơ xuất, nên khiến giặc Oa tung hoành khắp dọc từ đông sang tây Chiết giang, khiến cho đối phương có cớ cực lớn.
Căn cứ vào điều tra của Cẩm Y Vệ, binh hoa cấp sự trung Hạ Dữ Lại và Tôn Hạo, hai vị này đều là tử địch cũ của Triệu Văn Hoa. Trước kia hắn không hạ được Tào Bang Phụ là do hai vị này ra sức đấu tranh mới bảo vệ được.
Nội dung tấu sớ Cẩm Y Vệ thăm dò được là : Từ khi Triệu Văn Hoa về kinh, đông nam liên tục bại trận, có thể thấy tấu báo của kẻ này không thật, phạm thượng bất trung, hoang báo quân tình. Hiển nhiên là hai tội danh kia càng kích thích hoàng đế hơn là tội tham ô hối lộ, chiếm đoạt quân lương.
Hai bản tấu này đang nằm dưới gối của hai vị Hạ Tôn, chỉ còn đợi bệ hạ xuất quan là khai pháo.
Đặt tình báo trong tay xuống, Thẩm Mặc nặng nề nhắm mắt lại, y muốn nghiêm túc suy nghĩ xem, trong cơn sóng cả cuộn trào này ở triều đình, bản thân phải xử trí ra sao.
Mấy ngày qua y đọc tin tức tình báo do Lục Bỉnh phái người đưa tới, xem như cũng có nhận thức trực quan về các nhân vật ở kinh thành rồi. Nhưng y không được xem tư liệu về người mà y muốn xem nhất, là Lý Mặc. Đương nhiên không phải là Lục Bỉnh sơ xuất, mà đang khéo léo cảnh cáo y, đừng dây dưa ở chuyện này nữa.
Đúng thế, câu không đầu không cuối "rất muốn cứu sư phụ ngươi" không phải là thuận miệng mà nói ra, ẩn ý của nó là "có người nói với ta, quyển sổ đó có thể cứu được sư phụ ngươi." Ai có thể nói câu đó, trừ Lý Mặc ra không còn ai khác.
Vậy vì sao Lý Mặc vội vã đối phó với mình như thế? Thẩm Mặc biết, bất kỳ một hiện tượng nào cũng phải đặt vào trong hoàn hoàn cảnh khi ấy để suy nghĩ mới có thể có kết luận gần chân tướng nhất.
May mắn là không khí chính trị hiện nay rất dễ nắm bắt.
Vì năm nay là năm Bính Thìn, năm ngoại sát.
Cách sát hạch quan văn của triều Minh chia ra làm kinh sát và ngoại sát. Kinh sát còn gọi là nội kế, đối tượng khảo sát là quan trong triều. Ngoại sát gọi là ngoại kế, đối tượng là quan viên địa phương.
Kinh sát sáu năm tổ chức một lần, ngoại sát ba năm một lần. Nguyên tắc của cả hai là nguyên tắc quan viên từ tứ phẩm trở lên dâng tự thuật, xin hoàng đế định đoạt việc đi ở. Nhưng thực tế hoàng đế Đại Minh đa phần chỉ ngồi chỉ tay năm ngón, đem việc khảo sát ủy thác cho nội các đại học sĩ.
Trong thời đại chinh trị sáng tỏ, triều cương nghiêm minh thì đây là cách khảo sát hữu hiệu. Nhưng một khi triều đình chia bè kết phái, phe cánh đấu đá thì khảo sát thành công cụ để các tập đoàn đấu đá với nhau, trừ bỏ những người khác phái.
Mà hiện giờ ở trong triều có ba đảng, nói chính xác hơn là con hổ lớn sau khi đánh bại con hổ nhỏ, lại bị một con hổ khác trong rừng khiêu chiến. Vào thời điểm này, ngoại sát chắc chắn sẽ là đổ dầu vào lửa, khiến cho tranh đấu càng thêm quyết liệt.
Thẩm Mặc đang xem văn kiện dầy, đó là ghi chép đại sự kinh thành hai tháng qua. Y dùng bút đánh dấu vào trong đó hơn mười điều, liền thấy được hình dàng lờ mở của cuộc quyết đấu sống chết này.
Có thể nói khảo sát còn chưa bắt đầu, bầu không khí đã hết sức căng thẳng rồi.
Cuối năm ngoái binh khoa đô cấp sự trung Lương Mộng Long dâng tấu đàn hặc Lý Mặc "vi pháp, hành tư, thất chức." Khiến Lý Mặc phải dâng tấu tự biện hộ. Đương nhiên vị Lương khoa trưởng này không thể lay động vị thế đang lên của Lý thiên quan. Chẳng qua là con cờ Nghiêm Tung dùng để cảnh cáo mà thôi. Nhắc nhở Gia Tĩnh, đừng để đại kế khảo sát quan viên biến thành công cụ cho Lý Mặc bài trừ kẻ khác phái.
Kết quả hoàng đế an ủi Lý Mặc "an tâm làm chức phận", nhưng với Lương Mộng Long "khinh suất tiến ngôn" thì chẳng xử trí. Hành vi dung túng đó của hoàng đế càng khiến hai bên không kiêng dè là gì, quấn lấy nhau đấu đá không ngừng.
Hành động của Gia Tĩnh nhìn qua có vẻ như rất khó hiểu, nhưng Thẩm Mặc xưa nay luôn không hề ngần ngại dùng ác ý lớn nhất suy đoán vị đạo quân hoàng đế này. Kỳ thực kiếp trước y đã thấy quá quen loại lãnh đạo này rồi, vì duy trì quyền uy của mình, dung túng cho cấp dưới đấu đá với nhau, càng đấu nhau thảm bao nhiêu, sức uy hiếp với ông ta càng nhỏ, địa vị của ông ta càng được củng cố.
Nhưng trên thực tế, cái biện pháp này mọi người đã chẳng lạ lùng gì nữa, vì trong tháng hai Lý Mặc khảo sát từ tứ phẩm trở xuống, sang tháng ba Nghiêm Tung khảo sát từ tứ phẩm trở nên. Nếu nếu cả hai đều phóng tay đấu đá, thoát được mùng một sẽ chịu tội hôm rằm, khó tránh khỏi hai bên đều lưỡng bại câu thương. Điều này mọi người đều biết, cho nên mục đích của hai bên là chiếm được lợi ích lớn nhất ra sao chứ không phải là đuổi cùng giết tận.
Nhưng đúng vào lúc này động đất xảy ra, hoàng đế ban quyền cho Lý Mặc, tiến hành thẩm tra kinh quan, điều này với Nghiêm đảng mà nói thì thành vấn đề lớn. Trước đó hai bên sợ ném chuột vỡ đồ vì kinh sát và ngoại sát tách nhau, không tiến hành cùng một năm. Mà đối vỡi một phe cánh kinh quan ngoại quan cơ bản là năm mươi năm mươi, cho nên không ai có thể đập một gậy chết ngay kẻ kia.
Nhưng hiện giờ Lý Mặc có một cơ hội kinh sát ngoài hạn ngạch, hơn nữa lại trước khi ngoại sát một tháng! Như vậy ông ta có đủ điều kiện đánh một trận làm trọng thương Nghiêm đảng từ trung ương tới địa phương.
Ngược lại Nghiêm các lão không có kinh sát đối phó với Lý Mặc, mất đi cơ hội hạ thủ trước. Nếu như trong nội sát hạn chế được Nghiêm các lão, thì có thể dành phần thắng toàn trận rồi.
Thẩm Mặc đếm qua, từ 18 tháng 12 năm Gia Tĩnh ba mươi tư, tới 14 tháng 1 năm Gia Tĩnh thứ 35, chưa đầy một tháng, Lý Mặc đã lấy danh nghĩa tuổi cao cho mười người thuộc đám tả tông chính Mạc Triêu Tông về vườn; có bệnh cho hộ bộ chủ sự Mưu Niên đi an dưỡng; bất cẩn, cho hai tám người đi uống trà... Tổng cộng là hơn hai trăm người, một phần ba trong đó đúng là phạm một trong tám tội bãi chức, số ít là môn hạ của Từ Giai, còn lại đều là Nghiêm đảng.
Mặc dù chưa gặp qua Lý Mặc, nhưng y rõ ràng nhìn thấy bộ dạng hả hê đắc chí, mài đao xoèn xoẹt của Lý đại nhân.
Mà bên Nghiêm đảng, vì "vừa khéo" vào lúc hoàng đế đi tu luyện, nhất thời không có cách nào phản kích, chỉ đành ngồi gập ngón tay đếm ngày, đợi tới ngoại sát bắt đầu mới có thể mới có thể hành động.
" Lý Mặc khẳng định sẽ phải áp chế Nghiêm đảng phản kích" Thẩm Mặc thầm nghĩ :" Cho nên ông ta mới tính giờ trò trên người Triệu Văn Hioa..." Lúc này Triệu Văn Hoa đã về kinh, dưới ánh hào quang thắng trận cả trên thủy lẫn trên bộ, nghiễm nhiên đã thành đệ nhất đại tướng của Nghiêm đảng, nghe nói Nghiêm các lão cũng có ý nhân cơn gió đông này mà đẩy hắn vào nội các.
Có câu súng bắn chim đầu đàn, nhất là loại chim xấu ngang ngược khiến người ta ngứa mặt, lại tham ô không biết xấu hổ như Triệu Văn Hoa thì Lý Mặc càng muốn bắn. Cho nên ông ta nghĩ tới vụ án còn chưa kết ở Chiết Giang, ông ta cần quyển sổ có khả năng lớn chưa bị đốt. Ông ta cho rằng chỉ cần có quyển số kia, Triệu Văn Hoa chết chắc, Nghiêm Tung không thể không nhận thua.
Cho nên Thẩm Chuyết Ngôn đáng thương mới lọt vào mắt ông ta, nhưng y lại là người hoàng đế muốn, nằm trong tay Cẩm Y Vệ. Đối với người khác mà nói thì không thể chạm vào, nhưng với Lý Mặc thì không gì là không thể, vì môn sinh của ông ta tên là Lục Bỉnh.
Thẩm Mặc thậm chí có thể mường tượng ra Lý Mặc thuyết phục Lục Bỉnh đứng về phe mình như thế nào, ngoại trừ những điều y phân tích ở trên, thì còn có một tiền cảnh hết sức cám dỗ vẽ ra trước mắt Lục Bỉnh. Đó là lấy được quyển sổ kia, kéo đổ Triệu Văn Hoa , sau khi dành toàn thắng, thừa cơ cứu Thẩm Luyện là không có vấn đề gì.
Thẩm Mặc không biết quan hệ của Lục Bỉnh và cha con họ Nghiêm ra sao, nhưng hiển nhiên cuối cùng ông ta đồng ý đứng về bên Lý Mặc. Đương nhiên với thân phận của ông ta không thể đứng ra reo hò trợ trận cho Lý Mặc, nhưng ngoài ủng hộ tinh thần ra, còn đồng ý lấy sổ sách cho Lý Mặc.
Cho nên y mới gặp họa, mặc dù y là đồ đệ của Thẩm Luyện, nhưng người ta đã nói rồi, ta làm thế là để cứu Thẩm Luyện, còn về đồ đệ của ông ta sao, dù thế nào cũng có cả đám, hi vinh một kẻ vì sư phụ có là gì.
Thế là Thẩm Mặc có sáu ngày trong địa ngục, vì sao không có ngày thứ bảy? Vì dùng lương tâm thức tỉnh hay nói đối phương không thể làm gì được y mà từ bỏ là không thể, hiển nhiên cần đối phương cam tâm tình nguyện.
Thẩm Mặc cũng từ động tĩnh trong triều suy đoán ra được cách giải thích hợp lý. Chân tướng sự việc hẳn là, Lý Mặc tìm ra được điểm đả kích trí mạng hơn. Bản tấu sớ thổi phồng chiến thắng kia của Triệu Văn Hoa được đưa lên là xui xẻo của hắn. Vì khi hắn rời khỏi Chiết Giang thì hoạt động của giặc Oa đúng là chỉ còn lác đác rồi, nếu không dù hắn có ngu hơn nữa cũng không làm thế.
Nhưng ai mà ngờ hắn vừa bước chân đi thì đám giặc Oa ùa vào, không chỉ chiếm lấy các cứ điểm cũ như Bạc Phổ, Đông Xuyên, còn thâm nhập vào nội địa càn quét mấy lần.
Vì trước đó chiến sự quá thuận lợi, quân dân đều có chút sơ xuất, nên khiến giặc Oa tung hoành khắp dọc từ đông sang tây Chiết giang, khiến cho đối phương có cớ cực lớn.
Căn cứ vào điều tra của Cẩm Y Vệ, binh hoa cấp sự trung Hạ Dữ Lại và Tôn Hạo, hai vị này đều là tử địch cũ của Triệu Văn Hoa. Trước kia hắn không hạ được Tào Bang Phụ là do hai vị này ra sức đấu tranh mới bảo vệ được.
Nội dung tấu sớ Cẩm Y Vệ thăm dò được là : Từ khi Triệu Văn Hoa về kinh, đông nam liên tục bại trận, có thể thấy tấu báo của kẻ này không thật, phạm thượng bất trung, hoang báo quân tình. Hiển nhiên là hai tội danh kia càng kích thích hoàng đế hơn là tội tham ô hối lộ, chiếm đoạt quân lương.
Hai bản tấu này đang nằm dưới gối của hai vị Hạ Tôn, chỉ còn đợi bệ hạ xuất quan là khai pháo.
Đặt tình báo trong tay xuống, Thẩm Mặc nặng nề nhắm mắt lại, y muốn nghiêm túc suy nghĩ xem, trong cơn sóng cả cuộn trào này ở triều đình, bản thân phải xử trí ra sao.
Bình luận truyện