Quan Cư Nhất Phẩm
Chương 328: Thi hội
Phú gia bất dụng mãi lương điền, thư trung tự hữu thiên chung túc ;
An cư bất dụng giá cao đường, thư trung tự hữu hoàng kim ốc ;
An cư bất dụng giá cao đường, thư trung tự hữu hoàng kim ốc ;
Nam nhi nhược toại bình sanh chí. Lục kinh cần hướng song tiền độc.
***
Muốn giàu chẳng cần mua ruộng tốt, trong sách tự có ngàn đấu thóc
An cư chẳng cần cái lầu cao, trong sách tự có lầu vàng son
Lấy vợ chớ lo không mối tốt, trong sách tự có mỹ nhân đẹp
Ra ngoài chớ hận không người theo, trong sách xe ngựa có cả đoàn.
Nam nhi muốn toại nguyện chí bình sinh, siêng hướng khung cửa đọc ngũ kinh
Bài thơ này có tên là Khuyến Học, là một bài thơ quảng cáo. Sở dĩ nói như thế là vì tác giả của nó tên Triệu Hằng, nghề nghiệp là Hoàng Đế, vị hoàng đế này thông qua miêu tả sự dụ hoặc trần trụi như giàu xổi trong một đêm, lấy được vợ đẹp, ra sức tuyên truyền người ta tham gia khoa cử của nhà ông ta, làm người thiên hạ vì khoa cử mà điên cuồng.
Nhưng dù sao quảng cáo cũng chỉ là quảng cáo thôi, chỉ có phóng đại hiệu quả, lại không nói tới con đường dài mà đau khổ kia. Trên thực tế, con đường khoa cử là chọn một trong hàng vạn, chưa nói trúng tiến sĩ, riêng nói thành cử nhân coi như sơ bộ thành công phải qua ba cấp thi đồng sinh, tỉ lệ là một trong ba nghìn, rồi qua thi hương cùng khoa thi dự bị, tỉ lệ là một trên một trăm năm mươi. Đương nhiên vì có thể thi nhiều lần, tỉ lệ đào thải thực tế thấp hơn rất nhiều, nhưng tỉ lệ một trên mười vạn thì vẫn có.
Có câu "nhất tướng công thành vạn cốt khô", quyết đấu trường thi há chẳng cũng như thế?
Cho dù là kẻ may mắn chiến thắng có ai là không trả giá nặng nề? Bọn họ từ đứa bé ngây thơ, vất vả sau song cửa, tham gia vô số cuộc khảo thí đào thải kinh người, muốn cuối cùng đỗ được tiến sĩ, bình quân cần tới ba mươi năm.
Ba mươi năm đấy, đủ biến đứa bé kháu khỉnh thánh đại thúc râu ria xồm xoàm, thời thiếu niên, thanh niên đẹp nhất đời người trôi đi mất, cái giá cực kỳ nặng nề.
Nhưng hiện thực tàn khốc vẫn không thể cản trở cái xã hội này sùng bái khoa cử, gần như tất cả những nhà có điều kiện đều cho con cháu đọc sách, tham gia khoa cử hi vọng mong manh, ở Đại Minh muốn làm quan không còn đường nào khác.
Tháng hai năm Gia Tĩnh thứ ba mươi lăm, qua tầng tầng tuyển chọn, lại sinh ra một thế hệ cử nhân mới, cùng những cử nhân thi rớt khóa trước tụ tập ở kinh thành, tham gia thi Hội do lễ bộ tổ chức ba năm chỉ có một lần. Phát động tấn công vào cửa cuối cùng của khoa cử, mặc dù thi trúng cử nhân là bằng với chen chân vào giai cấp thống trị, có thể kiếm lấy một chức quan, cả đời không lo cơm áo, được người ta tôn kính, già có người, coi như nhân sĩ thành công rồi. Nhưng muốn bay cao, sống cuộc sống đỉnh cấp " nhà lầu vàng, gạo ngàn đống, nữ như ngọc" thì không trúng tiến sĩ là không thể.
Vì có thể thích ứng với khí hậu giá rét của kinh thành, chuẩn bị sẵn sàng trước khi thi, cử nhân các tỉnh thường đều tới kinh thành trước năm mới. Thành tích thi Hội tháng ba công bố, cho nên ít nhất bọn họ ở kinh thành ba tháng.
Hai kinh mười ba tỉnh, bốn nghìn năm trăm khảo sinh, mỗi khảo sinh có ba năm thậm chí mười mấy người đi kèm.
Trong thời gian ngắn có mấy vạn người đổ vào kinh thành, ăn ở biến thành vấn đề phải giải quyết đầu tiên, khách sạn tất nhiên là nơi trú chân chủ yếu. Thương nhân khôn khéo tất nhiên cũng không bỏ qua cơ hội bằng vàng này, trừ khách sạn vốn có, bọn họ thuê trước những khu nhà đất ở gần trường thi, lập nên lữ quan tạm thời. Những lữ quán đó nhất định đầy khách trong mấy tháng thi hội, các thương nhân kiếm đủ cho một năm.
Cho dù những khách sạn cách xa trường thi, vì chào mời khách cũng tạm thời đổi thành những cái tên như " Trạng Nguyên điếm " hoặc " Trạng Nguyên cổ ngụ", để các khảo sinh được an ủi về tinh thần, đó cũng là cuộc làm ăn không tệ, thu nhập được từ năm tới mười lần.
Tương ứng với nó là vật giá của kinh thành trong mấy tháng này cũng nước lên theo thuyền, gấp bội phần bình thường. Theo thống kê, phí ăn ở trong ba tháng này ít nhất phải tốn bốn mươi lượng bạc, thêm vào ăn ở qua lại xã giao, cũng phải tiêu tốn tám mươi một trăm lượng, nếu tính cả lộ phí đi lại, chi phí mỗi lần đi thi phải tới một trăm năm mươi lượng trở lên.
Một khoản tiền lớn như thế không phải mỗi khảo sinh đều có thể bỏ ra được, nhất là những cử nhân nhiều lần thi rớt, nhiều năm qua lại hai bên, càng không thể gánh vác được.
May mắn là các tỉnh thậm chí một số phủ giàu có đều lập hội quán ở kinh thành, có thể cung cấp chỗ ăn ở miễn phí cho các cử nhân. Những hội quán này thường do quan viên cùng quê quán quyên góp lại mà xây nên, bình thường cho người cùng quê vào kinh ăn ở, thu phí tương đối thấp. Nhưng gặp phải năm kỳ thi lớn, phàm là người không có liên quan tới khoa cử đều phải tạm thời chuyển ra ngoài, chuyên môn tiếp đãi khảo sinh và người tùy tùng, hơn nữa cơ bản ăn ở miễn phí, giải nỗi lo cho các khảo sinh.
Hội quán như thế ở kinh thành có hơn hai trăm cái, năm nay cái nổi tiếng nhất là hội quán Thiệu Hưng, chẳng phải vì nơi này lớn thế nào, xa hoa thế nào, mà vì các cử nhân ở trong đó thực lực quá mạnh.
Giống như thi Hương, trước khi thi các cử nhân cũng mở các văn hội, mời các vị hàn lâm rảnh rỗi tới vàng ệch mặt tới bình phẩm. Các vị hàn lâm này đều là người học vấn vững vàng, đánh giá cực kỳ có giá trị tham khảo.
Các vị hàn lâm ăn no chẳng có việc gì làm, trừ bình phẩm văn chương ra, bọn họ còn dự đoán khảo sinh đổ hay không đỗ, thứ hạng cao nhất là bao nhiêu. Đương nhiên, vì ai cũng hướng về quê mình, nên loại đề tài này luôn gây ra tranh chấp không nhỏ.
Tranh chấp vẫn không ít, nhưng có một điểm các hàn lâm đều công nhận, cử nhân Thiệu Hưng nhân số cao nhất, trong đó một người tên Chư Đại Thụ một người tên Đào Đại Lâm chính là người có sức cạnh tranh Trạng Nguyên bính thìn nhất.
Thế là hai vị này thanh danh tức thì tăng vọt, rất nhiều người hâm mộ mà tới, có thăm hỏi, có cầu giáo, cũng có mời cơm, khiến người ta phiền muộn. May là hai người này đều có phong độ rất tốt, không kiêu ngạo lên mặt, kiên nhẫn tiếp đãi mỗi một người đến thăm, có được thanh danh cực cao.
Rất nhiều người hỏi vì sao họ giữ được thái độ khiêm tốt như thế, hai người không ngần ngại trả lời đi trả lời lại một câu :" Ta học không bằng Thẩm Chuyết Ngôn, tài không bằng Từ Văn Trường, có gì mà cậy vào?" Phiên dịch thành lời thông tục là chúng ta thi cử kém Thẩm Chuyết Ngôn, tài hoa không bằng Từ Văn Trường, bằng vào cái gì để kiêu ngạo.
Điều này làm các khảo sinh cực kỳ hứng thú, lại hỏi : " hai người này đâu?"
" Đều chưa tới" Hai người buồn bã đáp, lòng rất sốt ruột :" Hai vị đó nếu không tới thì cơm canh nguội hết."
Cho tới tận ngày mùng bảy báo danh, mùng tám lấy thẻ dự thi, hai người đó vẫn không xuất hiện, thành viên của hội Quỳnh Lâm hoàn toàn tuyệt vọng, qua một đêm trong tiếc nuối vô hạn. Sáng hôm sau giờ Sửu thức giấc, rửa mặt, mặc áo, ăn cơm, kiểm tra tỉ mỉ dụng cụ thi cử, đem từng món đặt vào rương thi, đây là việc thuần thục cả rồi.
Rương thi của bọn vẫn là cái do Ân tiểu thư tặng trước khi thi Hương, vuốt lên cái rương được chế tác dày công, Tôn Đĩnh cảm khái nói:
- Hồi đó trước khi thi Hương bảy người chúng ta đều mất ngủ, ai cũng mang cái mắt thâm quầng đi thi, lại còn ra vẻ anh hùng mạnh miệng, nghĩ lại mà nhớ.
Ngô Đoái gật đầu:
- Còn tưởng rằng bảy người chúng ta lại có thể cùng nhau thi hội.
Vẻ buồn rầu trên mặt chỉ thoáng qua với Tôn Lung, hắn trầm giọng nói:
- Cầu mong sao hai người đó bình an vô sự, khảo thi ba năm một lần, chỉ cần không sao, thi muộn vài năm có hề gì?
Bọn họ đã đọc thư từ Chiết Giang gửi tới, nói Thẩm Mặc vì Hồ Tôn Hiến mà vướng vào kiện cáo, bị áp giải lên kinh thành thẩm vấn, Từ Vị cũng biến mất, cho tới nay bặt vô ân tín.
Bọn họ cũng nhờ người nghe ngóng, Thẩm Mặc hiện nay đang ở đâu, nhưng không ai hay biết, dường như y hoàn toàn không tới kinh thành. Điều này có nghĩa là gì, con cháu quan lại như Tôn Lung hiểu rõ nhất, cho nên hắn mới nói câu kia.
- Thời gian không còn sớm nữa, chúng ta xuất phát thôi.
Đào Đại Lâm khẽ nói:
- Sư huynh nhất định mong chúng ta thi được thành tích tốt, làm vẻ vang hội Quỳnh Lâm.
Chư Đại Thụ kiểm tra dụng cụ xong xuôi, nói:
- Chuyết Ngôn luôn hi vọng làm hội Quỳnh Lâm vang danh bốn biển, giờ huynh ấy không có mặt, nhiệm vụ này do chúng ta hoàn thành.
Ba người còn lại gật đầu:
- Lần này khai pháo nhất định phải nổ vang.
Năm người liền rời hội quán, lặn lội đêm hôm tới trường thi Thuận Thiên, có điều thiếu đi chút hăng hái, thêm vào chút cảm giác "gió tiêu tiêu hề, nước sông Dịch lạnh ghê .." Không thể không thừa nhận, Thẩm Mặc là xương sống của những người này, thiếu y tạo thành ảnh hưởng cực lớn.
Không lâu sau tới được phía đông nam của cổng Sùng Văn, nhìn thấy tấm bia lớn "Thiên khai văn vận", nhìn đám đông nhốn nhào phía dưới, năm người biết cuộc thi đã tới. Cuộc thi tôn quý nhất toàn quốc này trừ quy mô lớn hơn thi Hương ở Hàng Châu thì quy chế khác giống y hệt, chỉ thấy trên đại môn ghi " Trường thi Thuận Thiên", hai bên là tấm biển " Minh kinh thủ sĩ" và " Vi quốc cầu hiền", các khảo sinh theo tỉnh tập trung ngoài cửa, chờ đợi điểm danh, không khác gì thi Hương.
Đề học đại nhân Chiết Giang đưa khảo sinh đi thi, vận khí rất tốt, không ngờ rút thăm được vào trường thi đầu tiên.
Cửa vừa mở ra, các cử nhân Chiết Giang trong ánh mắt hâm mộ, xách đồ đạc, chuẩn bị tiếp nhận kiểm tra.
Năm người Chu Đại Thụ vô thức tụt lại sau cùng, nhưng không thể trì hoãn lâu, vẫn phải vào trường thi.
Tới cửa, năm người quay đầu lại, thầm nghĩ thế là hết hi vọng thật rồi.
Trong tiếng thúc giục của binh sĩ, mấy người vừa muốn quay đầu đi, thì xa xa nghe tiếng loáng thoáng:
- Chờ chút đã..
Năm người quay đầu lại, chỉ thấy hai bóng người từ đầu dường chạy như bay tới, đến gần hơn một chút liền nhận ra, đó chẳng phải Thẩm Mặc và Từ Vị sao?
Kỳ tích phát sinh thật rồi..
***
Xưa nay mình luôn thích Từ Vị, quyết định dịch truyện này một phần vì xuất hiện nhân vật này, chả hiểu sao dịch tới đây thì ghét, mình thích Từ Vị bảy lần thi trượt, sống ngạo nghễ khinh đời hơn....
An cư bất dụng giá cao đường, thư trung tự hữu hoàng kim ốc ;
An cư bất dụng giá cao đường, thư trung tự hữu hoàng kim ốc ;
Nam nhi nhược toại bình sanh chí. Lục kinh cần hướng song tiền độc.
***
Muốn giàu chẳng cần mua ruộng tốt, trong sách tự có ngàn đấu thóc
An cư chẳng cần cái lầu cao, trong sách tự có lầu vàng son
Lấy vợ chớ lo không mối tốt, trong sách tự có mỹ nhân đẹp
Ra ngoài chớ hận không người theo, trong sách xe ngựa có cả đoàn.
Nam nhi muốn toại nguyện chí bình sinh, siêng hướng khung cửa đọc ngũ kinh
Bài thơ này có tên là Khuyến Học, là một bài thơ quảng cáo. Sở dĩ nói như thế là vì tác giả của nó tên Triệu Hằng, nghề nghiệp là Hoàng Đế, vị hoàng đế này thông qua miêu tả sự dụ hoặc trần trụi như giàu xổi trong một đêm, lấy được vợ đẹp, ra sức tuyên truyền người ta tham gia khoa cử của nhà ông ta, làm người thiên hạ vì khoa cử mà điên cuồng.
Nhưng dù sao quảng cáo cũng chỉ là quảng cáo thôi, chỉ có phóng đại hiệu quả, lại không nói tới con đường dài mà đau khổ kia. Trên thực tế, con đường khoa cử là chọn một trong hàng vạn, chưa nói trúng tiến sĩ, riêng nói thành cử nhân coi như sơ bộ thành công phải qua ba cấp thi đồng sinh, tỉ lệ là một trong ba nghìn, rồi qua thi hương cùng khoa thi dự bị, tỉ lệ là một trên một trăm năm mươi. Đương nhiên vì có thể thi nhiều lần, tỉ lệ đào thải thực tế thấp hơn rất nhiều, nhưng tỉ lệ một trên mười vạn thì vẫn có.
Có câu "nhất tướng công thành vạn cốt khô", quyết đấu trường thi há chẳng cũng như thế?
Cho dù là kẻ may mắn chiến thắng có ai là không trả giá nặng nề? Bọn họ từ đứa bé ngây thơ, vất vả sau song cửa, tham gia vô số cuộc khảo thí đào thải kinh người, muốn cuối cùng đỗ được tiến sĩ, bình quân cần tới ba mươi năm.
Ba mươi năm đấy, đủ biến đứa bé kháu khỉnh thánh đại thúc râu ria xồm xoàm, thời thiếu niên, thanh niên đẹp nhất đời người trôi đi mất, cái giá cực kỳ nặng nề.
Nhưng hiện thực tàn khốc vẫn không thể cản trở cái xã hội này sùng bái khoa cử, gần như tất cả những nhà có điều kiện đều cho con cháu đọc sách, tham gia khoa cử hi vọng mong manh, ở Đại Minh muốn làm quan không còn đường nào khác.
Tháng hai năm Gia Tĩnh thứ ba mươi lăm, qua tầng tầng tuyển chọn, lại sinh ra một thế hệ cử nhân mới, cùng những cử nhân thi rớt khóa trước tụ tập ở kinh thành, tham gia thi Hội do lễ bộ tổ chức ba năm chỉ có một lần. Phát động tấn công vào cửa cuối cùng của khoa cử, mặc dù thi trúng cử nhân là bằng với chen chân vào giai cấp thống trị, có thể kiếm lấy một chức quan, cả đời không lo cơm áo, được người ta tôn kính, già có người, coi như nhân sĩ thành công rồi. Nhưng muốn bay cao, sống cuộc sống đỉnh cấp " nhà lầu vàng, gạo ngàn đống, nữ như ngọc" thì không trúng tiến sĩ là không thể.
Vì có thể thích ứng với khí hậu giá rét của kinh thành, chuẩn bị sẵn sàng trước khi thi, cử nhân các tỉnh thường đều tới kinh thành trước năm mới. Thành tích thi Hội tháng ba công bố, cho nên ít nhất bọn họ ở kinh thành ba tháng.
Hai kinh mười ba tỉnh, bốn nghìn năm trăm khảo sinh, mỗi khảo sinh có ba năm thậm chí mười mấy người đi kèm.
Trong thời gian ngắn có mấy vạn người đổ vào kinh thành, ăn ở biến thành vấn đề phải giải quyết đầu tiên, khách sạn tất nhiên là nơi trú chân chủ yếu. Thương nhân khôn khéo tất nhiên cũng không bỏ qua cơ hội bằng vàng này, trừ khách sạn vốn có, bọn họ thuê trước những khu nhà đất ở gần trường thi, lập nên lữ quan tạm thời. Những lữ quán đó nhất định đầy khách trong mấy tháng thi hội, các thương nhân kiếm đủ cho một năm.
Cho dù những khách sạn cách xa trường thi, vì chào mời khách cũng tạm thời đổi thành những cái tên như " Trạng Nguyên điếm " hoặc " Trạng Nguyên cổ ngụ", để các khảo sinh được an ủi về tinh thần, đó cũng là cuộc làm ăn không tệ, thu nhập được từ năm tới mười lần.
Tương ứng với nó là vật giá của kinh thành trong mấy tháng này cũng nước lên theo thuyền, gấp bội phần bình thường. Theo thống kê, phí ăn ở trong ba tháng này ít nhất phải tốn bốn mươi lượng bạc, thêm vào ăn ở qua lại xã giao, cũng phải tiêu tốn tám mươi một trăm lượng, nếu tính cả lộ phí đi lại, chi phí mỗi lần đi thi phải tới một trăm năm mươi lượng trở lên.
Một khoản tiền lớn như thế không phải mỗi khảo sinh đều có thể bỏ ra được, nhất là những cử nhân nhiều lần thi rớt, nhiều năm qua lại hai bên, càng không thể gánh vác được.
May mắn là các tỉnh thậm chí một số phủ giàu có đều lập hội quán ở kinh thành, có thể cung cấp chỗ ăn ở miễn phí cho các cử nhân. Những hội quán này thường do quan viên cùng quê quán quyên góp lại mà xây nên, bình thường cho người cùng quê vào kinh ăn ở, thu phí tương đối thấp. Nhưng gặp phải năm kỳ thi lớn, phàm là người không có liên quan tới khoa cử đều phải tạm thời chuyển ra ngoài, chuyên môn tiếp đãi khảo sinh và người tùy tùng, hơn nữa cơ bản ăn ở miễn phí, giải nỗi lo cho các khảo sinh.
Hội quán như thế ở kinh thành có hơn hai trăm cái, năm nay cái nổi tiếng nhất là hội quán Thiệu Hưng, chẳng phải vì nơi này lớn thế nào, xa hoa thế nào, mà vì các cử nhân ở trong đó thực lực quá mạnh.
Giống như thi Hương, trước khi thi các cử nhân cũng mở các văn hội, mời các vị hàn lâm rảnh rỗi tới vàng ệch mặt tới bình phẩm. Các vị hàn lâm này đều là người học vấn vững vàng, đánh giá cực kỳ có giá trị tham khảo.
Các vị hàn lâm ăn no chẳng có việc gì làm, trừ bình phẩm văn chương ra, bọn họ còn dự đoán khảo sinh đổ hay không đỗ, thứ hạng cao nhất là bao nhiêu. Đương nhiên, vì ai cũng hướng về quê mình, nên loại đề tài này luôn gây ra tranh chấp không nhỏ.
Tranh chấp vẫn không ít, nhưng có một điểm các hàn lâm đều công nhận, cử nhân Thiệu Hưng nhân số cao nhất, trong đó một người tên Chư Đại Thụ một người tên Đào Đại Lâm chính là người có sức cạnh tranh Trạng Nguyên bính thìn nhất.
Thế là hai vị này thanh danh tức thì tăng vọt, rất nhiều người hâm mộ mà tới, có thăm hỏi, có cầu giáo, cũng có mời cơm, khiến người ta phiền muộn. May là hai người này đều có phong độ rất tốt, không kiêu ngạo lên mặt, kiên nhẫn tiếp đãi mỗi một người đến thăm, có được thanh danh cực cao.
Rất nhiều người hỏi vì sao họ giữ được thái độ khiêm tốt như thế, hai người không ngần ngại trả lời đi trả lời lại một câu :" Ta học không bằng Thẩm Chuyết Ngôn, tài không bằng Từ Văn Trường, có gì mà cậy vào?" Phiên dịch thành lời thông tục là chúng ta thi cử kém Thẩm Chuyết Ngôn, tài hoa không bằng Từ Văn Trường, bằng vào cái gì để kiêu ngạo.
Điều này làm các khảo sinh cực kỳ hứng thú, lại hỏi : " hai người này đâu?"
" Đều chưa tới" Hai người buồn bã đáp, lòng rất sốt ruột :" Hai vị đó nếu không tới thì cơm canh nguội hết."
Cho tới tận ngày mùng bảy báo danh, mùng tám lấy thẻ dự thi, hai người đó vẫn không xuất hiện, thành viên của hội Quỳnh Lâm hoàn toàn tuyệt vọng, qua một đêm trong tiếc nuối vô hạn. Sáng hôm sau giờ Sửu thức giấc, rửa mặt, mặc áo, ăn cơm, kiểm tra tỉ mỉ dụng cụ thi cử, đem từng món đặt vào rương thi, đây là việc thuần thục cả rồi.
Rương thi của bọn vẫn là cái do Ân tiểu thư tặng trước khi thi Hương, vuốt lên cái rương được chế tác dày công, Tôn Đĩnh cảm khái nói:
- Hồi đó trước khi thi Hương bảy người chúng ta đều mất ngủ, ai cũng mang cái mắt thâm quầng đi thi, lại còn ra vẻ anh hùng mạnh miệng, nghĩ lại mà nhớ.
Ngô Đoái gật đầu:
- Còn tưởng rằng bảy người chúng ta lại có thể cùng nhau thi hội.
Vẻ buồn rầu trên mặt chỉ thoáng qua với Tôn Lung, hắn trầm giọng nói:
- Cầu mong sao hai người đó bình an vô sự, khảo thi ba năm một lần, chỉ cần không sao, thi muộn vài năm có hề gì?
Bọn họ đã đọc thư từ Chiết Giang gửi tới, nói Thẩm Mặc vì Hồ Tôn Hiến mà vướng vào kiện cáo, bị áp giải lên kinh thành thẩm vấn, Từ Vị cũng biến mất, cho tới nay bặt vô ân tín.
Bọn họ cũng nhờ người nghe ngóng, Thẩm Mặc hiện nay đang ở đâu, nhưng không ai hay biết, dường như y hoàn toàn không tới kinh thành. Điều này có nghĩa là gì, con cháu quan lại như Tôn Lung hiểu rõ nhất, cho nên hắn mới nói câu kia.
- Thời gian không còn sớm nữa, chúng ta xuất phát thôi.
Đào Đại Lâm khẽ nói:
- Sư huynh nhất định mong chúng ta thi được thành tích tốt, làm vẻ vang hội Quỳnh Lâm.
Chư Đại Thụ kiểm tra dụng cụ xong xuôi, nói:
- Chuyết Ngôn luôn hi vọng làm hội Quỳnh Lâm vang danh bốn biển, giờ huynh ấy không có mặt, nhiệm vụ này do chúng ta hoàn thành.
Ba người còn lại gật đầu:
- Lần này khai pháo nhất định phải nổ vang.
Năm người liền rời hội quán, lặn lội đêm hôm tới trường thi Thuận Thiên, có điều thiếu đi chút hăng hái, thêm vào chút cảm giác "gió tiêu tiêu hề, nước sông Dịch lạnh ghê .." Không thể không thừa nhận, Thẩm Mặc là xương sống của những người này, thiếu y tạo thành ảnh hưởng cực lớn.
Không lâu sau tới được phía đông nam của cổng Sùng Văn, nhìn thấy tấm bia lớn "Thiên khai văn vận", nhìn đám đông nhốn nhào phía dưới, năm người biết cuộc thi đã tới. Cuộc thi tôn quý nhất toàn quốc này trừ quy mô lớn hơn thi Hương ở Hàng Châu thì quy chế khác giống y hệt, chỉ thấy trên đại môn ghi " Trường thi Thuận Thiên", hai bên là tấm biển " Minh kinh thủ sĩ" và " Vi quốc cầu hiền", các khảo sinh theo tỉnh tập trung ngoài cửa, chờ đợi điểm danh, không khác gì thi Hương.
Đề học đại nhân Chiết Giang đưa khảo sinh đi thi, vận khí rất tốt, không ngờ rút thăm được vào trường thi đầu tiên.
Cửa vừa mở ra, các cử nhân Chiết Giang trong ánh mắt hâm mộ, xách đồ đạc, chuẩn bị tiếp nhận kiểm tra.
Năm người Chu Đại Thụ vô thức tụt lại sau cùng, nhưng không thể trì hoãn lâu, vẫn phải vào trường thi.
Tới cửa, năm người quay đầu lại, thầm nghĩ thế là hết hi vọng thật rồi.
Trong tiếng thúc giục của binh sĩ, mấy người vừa muốn quay đầu đi, thì xa xa nghe tiếng loáng thoáng:
- Chờ chút đã..
Năm người quay đầu lại, chỉ thấy hai bóng người từ đầu dường chạy như bay tới, đến gần hơn một chút liền nhận ra, đó chẳng phải Thẩm Mặc và Từ Vị sao?
Kỳ tích phát sinh thật rồi..
***
Xưa nay mình luôn thích Từ Vị, quyết định dịch truyện này một phần vì xuất hiện nhân vật này, chả hiểu sao dịch tới đây thì ghét, mình thích Từ Vị bảy lần thi trượt, sống ngạo nghễ khinh đời hơn....
Bình luận truyện