Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 340: Thi điện



Thẩm Mặc không ngờ mình nổi tiếng như thế, ngượng ngùng không biết đáp ra sao.

Thi Điện còn gọi là thi Đình, ban đầu tổ chức vào ngày mùng một tháng ba, sau năm Thành Hóa thứ tám đổi thành ngày rằm. Đây là tầng cuối cùng trong tầng tầng lớp lớp khoa cử, là khảo thí cấp bậc cao nhất của quốc gia. Làm giới sĩ lâm đặc biệt để ý là, quá trình khảo thí diễn ra trang nghiêm này đáng lẽ phải tổ chức ở Tử Cấm Thành.

Nhưng từ khi Gia Tĩnh đế di cư sang Tây Uyển, vị hoàng đế không một ai quản nổi này thay đổi quy củ. "Trẫm dứt khoát không quay về Tử Cấm Thành, các ngươi hoặc bỏ qua trẫm, hoặc ngoan ngoãn tới đây tổ chức."

Được Nghiêm các lão ra sức ủng hộ, trường thi Điện liền chuyện từ Tử Cấm Thành sang Tây Uyển, thi điện Bính Thìn năm Gia Tĩnh thứ ba lăm cũng không phải là ngoại lệ.

Trước ngày thi, các quan viên Hồng Lư tự liền bắt đầu bố trí ngự tọa, ngự án, quan viên Quang Lộc tự bố trí chỗ ngồi khảo sinh, còn về in ấn đề thi do lễ bộ đảm nhận, không cần phải nói. Tất cả đều do quan viên đích thân làm, không cho phép các thái giám cung nữ nhúng tay vào.

*** Hồng Lư Tự: Các quan viên trông coi lễ điển.
*** Quang Lộc Tự: Quan viên quản lý người hầu thị vệ trong cung.

Ngày hôm sau trời còn tối, chưa tới cả giờ Dần, các khảo sinh ứng thí, hay gọi là các "tiến sĩ thi đỗ" đã chờ đợi ở trước của Tây Uyển. Ai nấy đều mắt sáng như đèn lòng, hưng phấn tới mức không kiềm chế được. Đọc sách khảo thí là vì cái gì? Không phải là vì "Sáng làm con nhà nông, chiều lên chầu thiên tử " sao? Hiện giờ đã qua tầng tầng khảo thí vô nhân đạo, bốn trăm tinh anh của Đại Minh cuối cùng cũng đứng trước cửa nhà thiên tử rồi, bọn họ cần hoàn thành cú nhảy cá chép vượt long môn cuối cùng, chỉ nghĩ thôi đã kích động muốn nổ tung.

Hơn nữa khác với sự căng thẳng bất an các kỳ thi khác, kỳ thi này không khí đa phần là hưng phấn và kích động, bởi vì chỉ cần không phạm lỗi, thi Điện sẽ không đánh trượt khảo sinh, chỉ là một quá trình phân chia thứ hạng. Có làm bài thối đến đâu cũng kiếm được cái tiến sĩ đồng bảng, đi ra ngoài vênh vang làm huyện thái gia thất phẩm. Đối với nhiều người mà nói, điều đó thoải mái hơn ở ngồi uống trà trong kinh nhiều.

Ví nnhư Trương Cư Chính, khi thi Điện đỗ thứ sáu, cao quý vô cùng, sau đó ngồi uống trà ở viện hàn lâm mươi năm tới nay chẳng làm nổi việc gì ... Kinh quan giống như hắn kể không sao hết, có rất nhiều người cứ thế ngồi ăn chờ chết nửa đời, cuối cùng nghỉ hưu vinh quang, hoặc trong lần các đại lão nào đó đấu đá, bị tai bay vạ gió.

Tái ông thất mã chưa chắc không phải phúc, tái ông được mã chắc gì không phải họa, chính là ý tứ này.

Hơn nữa trong sĩ đồ chìm nổi hung ác, tương lai chỗ dựa đáng tin nhất, chính là những đồng khoa đồng niên này. Mọi người đều là chim non, cần phải liên kết với nhau, nâng đỡ lẫn nhau, mới có thể đứng vững chân trong quan trường cá lớn nuốt cá bé, quỷ quái rắc rối này. Nói cách khác cứ đánh nhau là cùng xung trận, bất kể có lý không có lý; có lợi thì phải nhớ tới đồng niên, bất kể có hợp hay không. Mặc dù rất khốn nạn, nhưng đó là quy tắc sống còn trong quan trường.

Kỳ thực sau thi Hội các đồng niên đã liên kết với nhau rồi, hiện giờ đã thân thuộc cả. Trừ Thẩm Mặc là ngoại lệ, y vừa mới quay về đã say ngất, vừa mới tỉnh lại, trừ đồng hương Chiết Giang thì không quen một ai cả.

Nhưng cũng chẳng cần phải vội, vì hiện giờ thanh danh của y quá vang dội rồi, các đồng niên tranh giành nhau tới bái phỏng. Thẩm Mặc tất nhiên không dám làm cao, nhiệt tình chu đáo tiếp đãi mỗi vị đồng niên mới quen biết. Làm ai nấy như tắm trong gió xuân, thiện cảm tăng vọt. Vốn bọn họ còn có chút lo lắng, vị nhân huynh ngay trúng Hội Nguyên cũng không thèm lộ diện này có quá kiêu ngạo khó tiếp xúc không? Hiện giờ tất cả lo lắng hết sạch, chỉ còn tâm phục khẩu phục.

Khi tâm tình mọi người đang dâng cao thì giờ Mão đã tới, chuông vang cửa mở. Trước cửa cung tức thì lặng ngắt như tờ, không khí khẩn trương như mọi ngóc ngách tuôn ra, chiếm cứ trái tim mỗi người. Tuy nói là không bận tâm, nhưng ai chẳng muốn có được thứ hạng tốt, tương lai nhập các làm tướng chứ? Cho nên tới lúc này, tất cả đều lấy quyết tâm xông pha trận cuối.

Lúc này trời đã sáng hẳn, quan viên bắt đầu vào cung, các khảo sinh đứng qua một bên, dùng ánh mắt sùng kính nhìn những đại học sĩ mặc mãng bào đai lưng ngọc; dùng ánh mắt hâm mộ nhìn thượng thư thị lang mặc quan bào đỏ chót, đai lưng vàng bạc; dùng ánh mắt thản nhiênnhìn chủ sự, viên ngoại lang mặc áo xanh. Lòng thầm nghĩ :" Đó là nấc thang tiến bộ của ta."

Đợi các quan viên vào hết rồi, liền có quan viên của lễ bộ cao giọng hô:
- Tuyên các khảo sinh của năm Gia Tĩnh thứ ba mươi lăm vào.

Các khảo sinh vội vàng xếp đội trước cửa cung, nối đuôi nhau đi vào trong Tây Uyển. Sau khi vào cửa, không ngờ có người cung kính dâng lên một cái bánh, một bình nước lê ép. Không khỏi làm người ta cảm thán, đãi ngộ nhà quan đúng là tốt, vừa mới thi đỗ lập tức được bao ăn bao uống rồi.

Đám khảo sinh cảm xúc mênh mông đi theo quan viên lễ bộ , xuyên qua cánh cổng sâu hun hút, con đường thông tới Tử Quang các vừa dài vừa hẹp, lại qua hai cửa cung nữa, đột nhiên thấy một cái sân trống mênh mông, lan can bạch thạch, cột đá trạm rộng, còn có từng hàng bàn ghế sắp xếp chỉnh tề, càng làm nổi bật khi thế hùng vĩ cao vời vợi của Tử Quang các.

Không khí uy nghiêm của hoàng cung khiến các khảo sinh không khỏi trào dâng sự kính sợ trong lòng, trong mắt họ, nơi hoàng đế ở là hoàng cung.

Các quan viên tới trước cũng chia nhau ra đứng hai bên thảm đỏ trải giữa sân. Các khảo sinh cũng được chỉ dẫn chia trái phải đứng sau quan viên.

Đợi tất cả đứng vào hàng, tiếng nhạc vang lên, nhạc khánh tiêu cùng tiếng chuông Đại Lữ đồng loạt diễn tấu, đúng là âm thanh trong trảo, gột rửa lòng người, khiến các quan viên và khảo sinh không ai không trở nên trang nghiêm.

*** Cửu Đỉnh. Chuông Đại Lữ, báu vật nhà Chu, tượng trưng uy quyền của hoàng đế.

Trong tiếng tấu nhạt đó, Gia Tĩnh hoàng đế, chủ nhân mười phương chín châu, của hàng trăm triệu con dân Định Minh xuất hiện trước Tử Quang các.

- Chúng thần khấu kiến hoàng thượng, vạn tuế vạn tuế vạn vạn tuế ...
"Tiếng hô vạn tuế vang dội luôn luôn hết sức mê người." Gia Tĩnh đế bao năm không lên triều rất hưởng thụ nghĩ. Liền bắt đầu phát biểu, đương nhiên toàn là những lời nói của lãnh đạo, rỗng tuếch chẳng có chút hữu dụng nào.

Nhưng rất nhiều đại thần vô cùng kích động, thầm nghĩ :" Bệ hạ ơi, chúng ta chia tay nhau thực sự quá lâu, thật mong trở lại như ngày xưa, mặc dù ngày ngày phải lên triều buổi sớm cũng chịu được." ; còn về những khảo sinh lần đầu tiên được tận mắt thấy thiên nhan, được nghe tháy huấn, càng kích động trào nước mắt, tuy không có tiếng thét chói tai, nhưng có mấy người lăn ra ngất xỉu.

Nhìn thấy cảnh nảy, Gia Tĩnh đế thấy rất sảng khoái, càng nói to hơn. Nhưng Thẩm Mặc biết, các cống sinh không phải kích động vì thấy hoàng đế nên ngất xỉu, mang tưởng nhớ và tiễn đưa quãng đời sĩ tử dài dằng dặc và khủng khiếp kia.

Có điều y thì chẳng có cảm giác gì đặc biệt, dù sao y khảo thí rất thuận lợi, chẳng cảm nhận được nhiều khổ sở, cũng chẳng có nhiều điều không được như ý phải tiễn đưa. Thậm chí còn rảnh rối nhìn trộm long bào của Gia Tĩnh, thầm nghĩ :" Thế này mới giống quân chủ của một nước chứ, suốt ngày mặc đạo bào thì còn ra thể thống gì?"

Lúc y đang nghĩ bậy nghĩ bạ thì hoàng đế đã nói xong, ông ta cầm kéo , đích thân cắt phong ấn đề thi đặt trên ngự án, sau đó đưa cho Nghiêm Tung, Nghiêm các lão cầm lấy đề thi cao giọng đọc:
- Thi Điện khoa Bính Thìn, năm Gia Tĩnh thứ ba mươi lăm bắt đầu.
Sau đó chuyển đề thi cho lễ bộ thượng thư Triệu Trinh Cát.

Trong tiếng tung hô vạn tuế, Gia Tĩnh lui xuống, những quan viên bị lôi tới làm cảnh cũng lui đi, chỉ còn lại đại học sĩ Trương Trì, hai vị thượng thư lại bộ lễ bộ, cùng với các quan viên lễ bộ. Mười mấy vị này là quan giám khảo của thi Điện.

Dưới mệnh lệnh của các giám quan, các khảo sinh theo thứ tự ngồi xuống bàn, đợi tất cả mọi người ngồi ổn định rồi, Triệu Trinh Cát mặt đầy chính khí cất cao giọng nói:
- Chư vị, lần thi điện này chia làm hai vòng. Buổi sáng ba canh giờ, bắt đầu giờ Thìn (7-9) , chỉ có một đề, giới hạn một nghìn chữ, cuối giờ Ngọ (11-13) phải nộp bài. Sau buổi trưa được bệ hạ ban ngự thiện, bắt đầu thi vòng hai vào giờ Mùi (13- 15)...

Lời còn chưa dứt đám đông đã xôn xao, nhiều khảo sinh đồng loạt hỏi:
- Dám hỏi đại nhân, bao năm qua thi Điện đều chính chính khảo, sách vấn. Vì sao lại đổi quy củ.

Triệu Trinh Cát quay về kinh thành, chính đang vào thời hả hê đắc chí. Sao chịu nổi người chen ngang chất vấn, lạnh lùng quát:
- Làm ồn trường thi còn ra thể thống gì? Không muốn thi nữa à?

Lời này có sức sát thương quá lớn, vượt ngoài phạm trù chịu đựng của các khảo sinh, lập tức trấn áp khiến trường thi im phăng phắc.

Lúc này Lý Mặc lại nói:
- Hiện giờ các ngươi không phải là sĩ tử bình dân nữa, mà là tiến sĩ thi đỗ, là quan viên tương lai của Đại Minh! Ắt phải có năng lực ứng biến, nếu không sau này làm sao đối diện với chính vụ thiên biến vạn hóa được?

Các khảo sinh mặc dù không phục, nhưng không ai dám cãi lại, nếu không cho vào danh sách đen của lại bộ thượng thư thì sau này còn làm ăn quái gì nữa?

Lý Mặc lại là nhân vật không chịu nổi có cát lọt vào mắt, tức thì sầm mặt xuống:
- Ai không phục có thể ra ngoài, Đại Minh ta không cần loại quan viên như thế.

Câu này làm mọi người hoàn toàn ngoan ngoãn rồi, ngay cả oán trách trong mắt cũng phải giấu xuống tận đáy lòng.

Đại học sĩ Trương Trì lúc này làm người tốt, cười tủm tỉm nói:
- Thi Điện vốn là tuyển trọn ưu tú trong ưu tú, lại không đánh trượt ai, không nghiêm khắc như thi Hương thi Hội, cách thi linh hoạt một chút có lợi vô hại.
Nói rồi phất tay:
- Làm bài đi, sắp tới giờ Thìn rồi.

Quan viên lễ bộ lúc này mới phát để, đề thi làm bằng giấy Tuyên Thành, cực kỳ chú trọng kiểu cách, mỗi trang dài mười hai tấc, rộng bốn tấc. Bên trên có hàng kẻ đó, mỗi hàng chỉ cho viết hai bốn chữ, yêu cầu dùng thể chữ nhà quan, viết phải gọn gàng ngay ngắn.

Cuối cùng là đề thi, đề mục là :" Pháp độ tổ tiên là cơ sở lập quốc, nhưng Thái tổ cấm biển, Thái tông mở biển, tổ tiên vì sao khác nhau? Hậu bối phải theo ai?"

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.

Bình luận truyện