Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 615: Nguyên đán



Bởi vì hôm sau còn phải vào triều chúc mừng năm mới, cho nên ăn cơm ở Từ phủ xong, Trương Cư Chính và Thẩm Mặc liền cáo từ về nhà nghỉ ngơi.

Dựa theo quy chế, mùng 1 đầu năm, hoàng đế sẽ tiếp thụ bách quan chúc mừng ở chính điện Tử Cấm Thành, trước đó, nửa đêm hoàng đế còn phải dẫn hoàng tử tới điện phụng tiên, dâng lễ bái tế tổ tiên, gần như cả ngày đều phải hành lễ, toàn bộ nghi thức vất vả vô cùng, nhưng cho dù với tính cách nhàn tản như Gia Tĩnh đế, cũng không dám có chút sơ xuất nào...

Mà ngày hôm đó với nhiều người mà nói đều là rất đặc biệt, hôm đó Gia Tĩnh đế trở về Tử Cấm Thành xa cách lâu ngày, con cái của ông ta cũng được nhìn thấy người cha hoàng đế đã lâu không gặp.

Đối với bách quan mà nói, đó là cơ hội duy nhất nhìn thấy hoàng đế mặc long bào.

Đối với các thái giám nội thị mà nói, đây lại là thời gian bận rộn nhất trong ngày, bởi vì Gia Tĩnh hoàng đế quanh năm ở trong Tây Uyển, thái giám cung nữ đại đa số đi theo, trong Từ Cấm Thành khó tránh khỏi bị bỏ hoang.

Nhưng nghi thức ngày hôm đó liên quan tới thể diện thiên tử, sao có thể làm xuề xòa cho qua?

Bởi thế mấy ngày trước tiết, tổng quản trực điện giám phải từ Tây Uyển trở về, tổ chức nhân thủ, quét dọn từ Thừa Thiên môn cho tới tận Kiến Cực điện. Đợi quét dọn sạch sẽ xong, tổng quản ti lễ giám tới, đem toàn bộ những thứ nghi trượng của hoàng gia bày biện đầy đủ ...

Còn dùng rất nhiều màn trướng che đi những nơi thiếu sửa sang tu bổ, tóm lại là phải làm cho bề ngoài thật huy hoàng, làm người ta không nhìn ra có chút rách nát sập xệ nào.

Tới ngày 30 tết, thượng bảo giám mới đem bảo tọa của hoàng đế vận chuyển từ trong kho ra, đồng thời bày biện hương án ở phía nam, ngự tọa ở phía đông. Giáo phường ti phải bày biện những đồ nhạc lễ trong Hoàng Cực điện, tất cả những thứ đó đều đặt ở phía nam, hướng về phía bắc, đại biểu cho ý tứ hoàng đế tiếp nhận vạn dân triều bái.

Đợi tất cả được làm xong xuôi hết cả rồi, cũng tức là tới ngày Nguyên Đán, khi các cung nhân đã sắp mệt tới không bỏ dậy nói. Hoàng Cẩm tổng lĩnh toàn bộ nghi thức lau mồ hôi, than thở:
- Sao lại bề bộn thành ra như thế này? Thiếu chút nữa thì làm lỡ đại sự.

Tiểu thái giám bên cạnh lấy lòng:
- Trước lạ sau quen mà, dù sao lần này chúng ta cũng không làm lỡ việc.

Hoàng Cẩm lắc đầu, cảm thán nói:
- Trước kia lão tổ tông còn thì chuyện gì cũng trật tự đâu vào đấy, chiều ngày 30 là mọi việc xong xuôi, còn không làm lỡ bữa cơm giao thừa ...
Nói tới đó vành mắt đỏ hoe:
- Ta thật là bất hiếu, bận rộn tới quên cả lão nhân gia người, không biết cha nuôi hiện giờ ra sao, ở bên phía Xương Bình kia có điểm tâm mà ăn không, có ngân than mà đốt không, có chăn lùa mà đắp không?
Cái má béo núc giật giật, nước mắt rơi xuống.

Người bên cạnh vội khóc theo, đều nói Hoàng cha nuôi nhân nghĩa có tình v..v..v.. Thế là tức thì mây đen phủ khắp nơi, tới khi có tiếng quát lớn:
- Năm mới khóc lóc cái gì?

Mọi người nhìn qua, thì ra là Trần công công đang tập tễnh đi tới, vội cúi đầu xuống, sợ hãi không dám nói gì .

Sau khi thời gian cấm túc kết thúc, Trần Hồng trở về vị trí cũ, thủ tỉnh bình bút ti lễ giám kiêm đề đốc Đông Xưởng, lại còn tạm thời chưởng quản Ngọc tỷ của hoàng đế, so với thứ tịch bình bút ti lễ giám kiêm đề đốc Ngự mã giám của Hoàng Cẩm thì địa vị chỉ cao hơn chứ không kém, chỉ là Hoàng Cẩm không sợ hắn mà thôi.

Hiện giờ hai người ngang ngửa nhau trong nội đình, quan hệ càng như nước với lửa. Trần Hồng hận Lý Phương hại mình thành ra như thế này, tất nhiên là là giận lây Hoàng Cẩm.

Hoàng Cẩm thì hận Trần Hồng hại Lý Phương phải đi xây mộ, càng hận không thể lột da họ Trần. Cả hai căm hận thù oán đấu đá tưng bừng, cuốn hết cả hai tư nha môn trong nội đình vào đó, tính chất phức tạp của nó không hề thua kém ngoại đình.

Lúc này Hoàng Cẩm trừng đôi mặt tí hi, giận dữ nói với Trần Hồng:
- Trần Què, nơi này liên quan chó gì tới ngươi, ngươi lảm nhảm cái gì?

- Hừ.
Trần Hồng ghét nhất người khác gọi mình là què, nhưng mà hắn đúng là què thật rồi, mặt co giật mấy cái, trầm giọng nói:
- Ta tới truyền khẩu dụ của chủ nhân cũng là lảm nhảm à?

Hoàng Cẩm đành quỳ xuống trước mặt hắn:
- Nô tài nghe thượng dụ.

Trần Hồng cười đắc ý:
- Thế mới đúng chứ ... Ngươi nghe đây, hoàng thượng có chỉ, truyền hai vị điện hạ Dụ vương Cảnh vương tới Kiến Cực điện đợi thánh giá.

Kiến Cực điện là một trong ba đại điện của hoàng cung, vốn ban đầu tên là Cần Thân điện, về sau bị Gia Tĩnh đế đổi tên, nhưng tác dụng không thay đổi, đó là nơi hoàng đế nghỉ ngơi chỉnh đốn đại nghi biểu y phục, chuẩn bị lên triều.

Hoàng Cẩm nghe thế thì nổi giận, nhảy dựng dậy:
- Giỏi lắm, ngươi dám lừa ta à, rõ ràng không phải truyền ý chỉ cho ta, lại bắt ta quỳ xuống tiếp.

- Ta có nói là truyền chỉ cho ngươi không?
Trần Hồng cười khẩy:
- Bản thân mình ngu xuẩn còn đi oán trách người khác.

- Ngươi ...
Luận về đấu mồm mép, Hoàng Cẩm không phải là đối thủ của Trần Hồng, hắn tức tới mặt đỏ bừng bừng, nói:
- Hai vị điện hạ đang nghỉ ngơi trong Dương Tâm điện, vì sao ngươi không vào nội cung mà chạy ra đây làm cái gì?

- Thế à?
Trần Hồng vỡ lẽ:
- Ta chỉ ra hỏi ngươi hai vị điện hạ đang nghỉ ở đâu thôi.
Rồi chắp tay:
- Cám ơn nhé, ta đi đây.

Không ngờ Hoàng Cẩm chuyển giận thành vui:
- Đi đi, mau đi đi.

Trần Hồng ban đầu còn chưa hiểu ra , quay người tập tễnh đi được vài bước mới nhận ra có điều không ổn, quay đầu lại nhìn, quả nhiên thấy Hoàng Cẩm đang nhìn mình chân mình cười toét miệng, luôn mồm nói:
- Đi đứng cho cẩn thận nhẽ, đừng để bị ngã đấy.

"Thì ra tên gia hỏa này rắp tâm muốn mình bị làm khó." Trần Hồng tức tới xì khói, nhưng bên trong hoàng cung chỉ có thể đi bộ, nên đành vất vả kéo chân rừi đi.

- Nhìn cái gì mà nhìn?
Thấy Trần Hồng đi xa rồi, Hoàng Cẩm sầm mặt xuống, quát đám tiểu thái giám vây anh xem náo nhiệt:
- Không làm việc cho tử tế, đánh gãy chân các ngươi đấy.
Đám tiểu thái giám cười đùa giải tán ngay lập tức.

~~~~~~~~~~~

Hoàng Cẩm vì sao lại nói Trần Hồng cố ý? Bởi vì Tử Cấm Thành chia ra ngoại đình và nội cung, trong ba đại điện của ngoại đình, Hoàng Cực Điện cách đại môn Càn nội cung xa nhất, Kiến Cực Điện gần nhất.

Qua Càn Thanh môn, mới là ba đại điện của nội đình, Càn Thanh cung, Giao Thái điện và Khôn Ninh Cung đó là tẩm cung của hoàng đế, tẩm cung của hoàng đế và hoàng hậu, tẩm cung của hoàng hậu.

Ở phía tây bắc Càn Thanh cung, là nơ năm xưa Gia Tĩnh đế xây lên để mình đả tọa, tên gọi là "Dưỡng Tâm điện", hai đứa con trai của ông ta đêm qua nghỉ ngơi ở đó, Cảnh vương ở đông noãn các, Dụ vương ở tây noãn các.

Hai vị vương gia cả năm chỉ có một đêm này có thể ngủ ở trong cung, tâm tình khỏi nghĩ cũng biết, cả đêm không chợp mắt được, khoác áo đứng dậy, đều nhìn sang phía đông, có thể thấy được đỉnh cung Càn Thanh.

Hai người bọn họ theo đuổi cả đời chẳng phải là có thể ngủ ở bên trong đó hay sao?

Đáng lẽ ra Gia Tĩnh đế phải nghỉ ngơi bên trong đó, nhưng " biến cố hoàng cung Nhâm Dần", để lại ám ảnh tâm lý không xóa nhòa trong lòng ông ta, chỉ cần ở trong Càn Thanh Cung nhắm mắt lại, đám người Dương Kim Anh, Tào Đoan Phi nhào bổ vào ông ta đòi mạng, làm vị hoàng đế trẻ tuổi khi đó sợ tới tè ra quân, cho nên mới hoảng hốt chuyển sang Tây Uyển.

Bởi vậy mặc dù Gia Tĩnh đế thi thoảng cũng về Từ Cấm Thành, nhưng chỉ giới hạn ở ngoại đình, cho dù phải ở lại, cũng chỉ nghỉ ngơi tại Kiến Cực điện, tuyệt đối không bước vào hậu cung nửa bước.

"Ài" Dụ vương lòng u uất :" Tương lai nếu như quay lại Tử Cấm Thành thì phải tốn bao tiền tụ sửa đây?

"Mẹ nó" Cảnh vương chửi thầm :" Lão già không ở thì để ta ở, mau mau quy thiên đi."

Mặc dù suy nghĩ không giống nhau, kỳ thực đều đang mơ tưởng về một thứ giống nhau.

Đợi tới khi trống canh năm vang lên, hai người biết phải tới ngoài cung đợi bách quan, sau đó cùng tới Hoàng Cực điện chúc thọ rồi. Liền ai ấy về chỗ của mình, rửa mặt, thay y phục, lấy một vẻ mặt ung dung chưa từng có bên ngoài xuất hiện ở trước Dương Tâm điện.

Dưới ba mươi sáu chiếc đèn lồng, hai huynh đệ chạm chán nhau, Dụ vương mấy mánh môi định nói gì đó, song Cảnh vương hừ một tiếng, cao ngạo đi ra khỏi điện. Dụ vương thở dài, cũng nghiêm mặt lại, theo sau hắn xuất cung.

Hai người đang chuẩn bị lên kiệu thì phía bên kia Trần Hồng đi tới, truyền đạt khẩu dụ của Gia Tĩnh hoàng đế.

Hai người nghe vậy tức thì kích động, phụ hoàng không ngờ bảo hai bọn họ tới Kiến Cực điện đợi thánh giá, cũng tức là cùng ông ta lên triều, đây là chuyện chưa từng có.

Hai người bọn họ còn loáng thoáng nhớ được, năm xưa khi thái tử còn, hoàng thượng đưa thái tử lên triều. Sau đó hai hơn hai mươi năm qua, tất cả hoàng tử ...

Đương nhiên đa số thời gian chỉ có hai người bọn họ, đều cùng quần thần đợi ở đại điện, chiêm ngưỡng hoàng đế thần bí khó lường, nhìn ngắm long ỷ cao không với tới, nếm trải chua xót làm nhi tử của Gia Tĩnh đế.

Nghe nói liệt tổ liệt tông của Đại Minh triều đều hết sức yêu thương nhi tử của mình, so với hoàng đế thời Hán Đường Tống thì càng giống phụ thân hơn, nhưng sao tới đời cha bọn họ thì lại biến dạng.

Chẳng lẽ là bởi vì lời sấm đáng ghét "nhị long bất tương kiến" kia hay sao? Nếu đúng là như thế sau này nhất định phải đào mộ lão mũi trâu đang ghét Đào Trọng Văn lên dùng roi mà quất, để tiết mối hận trong lòng.

Có điều lần này hiển nhiên là tín hiệu tích cực, xem ra thái độ của phụ hoàng sắp có thay đổi đáng mừng rồi.

Hai vị hoàng tử vội vàng ngồi lên kiệu, sai bảo thái giám đi nhanh tới Kiến Cực điện.



Trong Kiến Cực điện, Gia Tĩnh đế cũng cả đêm không ngủ, ngày hôm qua ông ta ở điện Phụng Tiên bái tế Hiến hoàng đế, bái tế Chương hoàng thái hậu, kết quả là tới đêm nằm xuống giường, thấy cha mẹ hỏi ông ta, đã an bài thái tử chưa? Nhà chúng ta đã có người kế thừa chưa? Đừng để cho người khác cướp mất.

Kỳ thực quy cho cùng vẫn là do ông ta xử trí nhà bá phụ mình thực là quá đáng.

Lẽ ra sau khi ông ta tiếp vị trí của đường huynh Vũ Tông, thì phải cảm kích cả nhà đường huynh mới đúng. Nhưng có thể là do ích kỷ tự ti, cũng có thể là vì danh phận kế thừa chính thống của mình mà triển khai tránh đấu kéo dài với đại thần, làm ông ta không thể đối đãi tốt với cả nhà đường huynh.

Vì thế ông ta ra sức bôi nhọ phỉ báng đường huynh Vũ Tông hoàng đế, đối với bá phụ Hiếu Tông hoàng đế cũng ra sức làm phai mờ ảnh hưởng, chưa bao giờ biết nhớ ơn, thậm chí việc cúng tế cũng cố gắng bỏ qua.

Quá đáng hơn nữa, đối với Trương thái hậu, thê tử duy nhất của Hiếu Tông hoàng đế, mẹ đẻ của Vũ Tông đế, người đưa ông ta lên hoàng vị cũng cực kỳ lãnh đạm.

Khi mới đăng cơ, do áp lực nhiều phía, ông ta tôn Trương thái hậu lên làm thánh mẫu, không dám đối đãi có khác biệt gì với mẹ đẻ.

Nhưng lâu dần, khác biệt lớn dần, phụng dưỡng Trương thái hậu luôn chậm trễ, cung nhân phân phối cho bà cũng đa số là già cả bệnh tật, cái gì cũng kém hơn mẫu thân mình một bậc, về sau đổi sang gọi thánh mẫu là bá mẫu, có đại thần khuyên nhưng ông ta bỏ ngoài tai, dâng tấu khuyên gián thì bị ông ta giáng tội.

Quá đáng nhất là, Thọ Ninh hầu đệ đệ của Trương thái hậu phạm tội, trong suốt cả quá trình đại lễ nghị, Gia Tĩnh hoàng đế luôn kiên trì "nhân luân lớn hơn pháp lý" , lần ấy lại thiết diện vô tư, nhất định muốn giết Thọ Ninh hầu.

Trương thái hậu khổ sở quỳ gối trước mặt Gia Tĩnh đế tới đổ bệnh liệt giường, cuối cùng Trương thái hậu xế chiều thê lương mau chóng hoăng thệ.
Nhưng cái chết của bà cũng không đổi lại được tính mạng của đệ đệ, ngay tháng sau, Gia Tĩnh đế liền xử tử Ninh Thọ hầu.

Loại hành vi của Gia Tĩnh đế, mặc không nói là lấy oán báo ân, nhưng tuyệt đối là vong ân phụ nghĩa, hoàn toàn đi ngược lại quan niệm của giới sĩ đại phu, cho nên quan hệ của ông ta với quần thần vốn không hài hòa vì thế càng trở nên căng thẳng.

Thế nhưng Gia Tĩnh đế cứng đầu cố chấp, căn bản không thừa nhận là mình sai, người lại cho rằng những đại thần can gián là vì phản kích lại đại lễ nghị, nên trừng trị nghiêm khắc bọn họ.
Từ đó lòng vua sắt đá, lòng thần tử nguội lạnh, quân thần ngày càng xa cách, cho nên mới khiến cho đám người nịnh bợ như Nghiêm Tung được lợi.

Những chuyện này, trước kia Gia Tĩnh không sợ, nhưng cùng với mấy lần bệnh nguy ngập, ông ta càng ngày càng lo lắng tương lai mình sẽ bị báo ứng.
Ông ta lo lắng tương lai hoàng vị bị con cháu nhà khác đoạt mất, cũng đối đãi với mình như thế, lo lắng những việc làm của mình sau này sẽ bị người ta lật lại, sẽ bị đám sĩ đại phu chửi cho thối mồ.
Điều này làm Gia Tĩnh tự nhận là Thần Vũ, vạn vạn vạn lần không thể tiếp thụ, cho nên ông ta đã suy nghĩ rất rất rất lâu làm sao tránh được cục diện này.

Thực ra thì ông ta cũng biết quan trọng là nằm ở người kế thừa, nếu như người kế thừa luôn thuộc mạch của ông ta, lại tôn sùng ông ta ...

Giống như Thái Tông hoàng đế Chu Lệ, mặc dù soán ngôi tàn bạo, nhưng vì người kế thừa toàn là con cháu của ông ta, hơn nửa toàn nhận ân huệ của ông ta, cho nên không ai bới móc khiếm khuyết của ông ta, ngược lại còn đưa ông ta lên địa vị cao như thái tổ, đó chính là ví dụ rất tốt.

Từ đó mà xét, xem ra bản thân cần phải thay đổi thái độ với nhi tử rồi, nếu không làm sao hi vong một trong số bọn chúng tương lai sẽ bảo vệ mình.

Cho nên ông ta lệnh cho Trần Hồng hầu hạ bên ngoài gọi hai nhi tử của ông ta tới.

Chẳng bao lâu, Dụ vương và Cảnh vương đã đến, cung kính hành lễ với phụ hoàng, đồng thời chúc mừng năm mới vui vẻ, chúc phụ hoàng vạn thọ vô cương. Gia Tĩnh hoàng đế muốn đáp lại bằng một nụ cường, nhưng ông ta chưa bao giờ có hành động này với nhi tử, cho nên vẻ mặt cứng đờ thiếu tự nhiên, cuối cùng đành thôi.

Hai vị hoàng tử cực kỳ sợ hãi ông ta, trừ vấn an xong là không dám nói một câu. Ba cha con hiếm khi ở cùng một chỗ không ngờ lại ngượng ngập như thế.

Rốt cuộc vẫn là Gia Tĩnh đế phá vỡ im lặng:
- Tối qua ngủ có ngon không?

Dụ vương và Cảnh vương hoảng sợ đáp:
- Ngủ ngon, ngủ ngon...

- Nói dối.
Gia Tĩnh đế cười đùa:
- Mắt đỏ như mắt thỏ thế kia, ngủ ngon mới lạ đấy.

Hai người vội vàng quỳ xuống thỉnh tội:
- Phụ hoàng minh xét, nhi thần đúng là nói dối, thực ra nhi thần ngủ không ngon.

Thái độ của hai người bọn họ làm Gia Tĩnh hoàng đế vốn chỉ có ý nói đùa cảm thấy hết sức cụt hứng, phẩy tay nói:
- Đứng lên đi, trẫm không trách các ngươi.

Hai người ngoan ngoãn đứng dậy, đều cúi gằm mặt không dám nhìn ông ta.

Gia Tĩnh đế tham thầm :" Sao ta lại sinh ra hai đứa ăn hại như thế này?" Nhưng cũng tự biết do ai tạo thành, liền nhẫn nại nói:
- Thiếp mừng và lễ vật của hai ngươi trẫm đều đã xem rồi, đều rất có hiếu, lòng trẫm rất được an ủi.

Hai người biết rằng hoàng đế không phải nói lần này mà là lễ vật hai bọn họ dâng lên sau khi bệnh nặng thuyên giảm.

Gia Tĩnh đế bình phẩm :
- Biểu mừng của Quyến Nhi viết rất hay, ngôn từ rất đẹp, tình cảm chân thiết, trẫm rất thích, là Viên sư phụ dạy ngươi phải không?

Cảnh vương Chu Tái Quyến mừng rỡ khôn cùng, gật đầu như gà mổ thóc:
- Phụ hoàng thánh minh, đúng là Viên sư phụ dạy nhi thần viết, ông ấy nói viết văn chương phải chân tình, trong lòng nghĩ như thế nào thì bút viết ra như thế.

- Không tệ.
Gia Tĩnh đệ gật gù nhìn sang Chu Tái Hậu:
- Đạo bào của Hậu Nhi cũng rất tốn công sức, đáng khen cho ngươi còn nghĩ ra đem đạo đức kinh thêu lên đạo bạo, trẫm có thể nhìn ra mỗi một múi kim dùng vô số tâm huyết, mặc dù không phải do ngươi làm ra, nhưng tâm ý đã đủ rồi.
Nghe phụ hoàng tán thưởng, Chu Tái Hậu kích động rơi nước mắt.

Cảnh vương thấy Dụ vương nổi trội hơn mình, trong lòng cực kỳ khó chịu, sắc mặt liền trở nên khó coi.

Gia Tĩnh đế là ai cơ chứ, thông qua phản ứng của hai người là có nhận thức về tính cách hiện tại của bọn họ. Nhưng hôm nay là ngày mùng 1 tết, chỉ nói chuyện vui lời lành, cho nên ông ta không phát tác với ai, mà bình tĩnh nói:
- Dùng ngự thiện với trẫm nào.

Cho dù là hoàng đế, bữa sáng ngày mùng một cũng ăn sủi cảo, chẳng qua là vỏ và nhân dùng vật liệu tinh tế hơn mà thôi, Ngoài ra còn phải ăn cả thịt đầu lừa, vì tục xưng lừa là quỷ, cho nên trong cung gọi ăn thịt đầu lừa là giết quỷ, nghe nói làm thể cả năm không bị quỷ hại.

Gắp một cái sủi cảo cho vào miệng, Gia Tĩnh đế đột nhiên cười nói:
- Trẫm sai người của ngự thiện phòng cho một mẩu bạc vào trong bánh, chúng ta cũng học theo nhà dân thường, xem xem ai có thể ăn được ... Ai ăn được, trẫm sẽ thỏa mãn cho người đó mọt tâm nguyện nhỏ.

Hai người lập tức trừng mắt lên, như muốn nói :" Xung phong..."

Gia Tĩnh đế ăn ít, chỉ vài miếng sủi cảo thôi bỏ đũa ngà xuống, nhìn hai đứa con một gầy một béo ra sức nhét bánh bao vào trong miệng, thầm thở dài :" Chẳng mấy hi vọng ..."

Cuối cùng Chu Tái Quyến may mắn hơn, khi ăn tới cái sủi cào cuối cùng, đột nhiên mắt sáng lên, nhổ tử trong miệng ra một mẩu bạc, mừng rỡ nói:
- Phụ hoàng, nhi thần ăn trúng rồi, ăn trúng rồi.

Chu Tái Hậu bên cạnh thất vọng thờ dốc, ôm bụng nói với cung nữ bên cạnh:
- Cho ta một bát canh...
Hắn thề ít nhất trong 3 năm không ăn sủi cảo nữa.

Gia Tĩnh đế nhìn Chu Tái Quyến hỏi:
- Ngươi muốn thưởng cái gì?

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.

Bình luận truyện