Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 640: Bão nhất



Dưới thao tác của Từ đảng, tấu chương được dày công biên soạn kia quả nhiên mau chóng được đặt lên bàn của Gia Tĩnh đế.

Dù Trâu Ứng Long, Trương Cư Chính hay Thẩm Chuyết Ngôn ở nhà trông con, Từ Giai làm việc trong nội các, đều khẩn trương chờ đợi kết quả cuối cùng.

Thời gian trôi đi thật là chậm, nửa ngày mà dài tựa nửa năm, cho tới tận trưa, có hoạn quan tới Vô Dật điện truyền lời, nói bệ hạ mới Từ các lão tới.

Từ Giai biết hoàng đế ra quyết định rồi, liền không nói nhhiều, chỉnh đốn y phục, tới Tử Quang các, nơi tạm cư của hoàng đế. Thông báo xong, cửa mở ra, Từ Giai vào thỉnh an, hoàng đế bảo ông ta bình thân, Hoàng Cẩm lấy đôn mời ngồi ...

Từ sau trận hỏa hoạn kia, Gia Tĩnh ân điển cho Từ Giai khi diện thánh có thể được ngồi, làm ở phương diện này, ông ta đã ngang hàng với Nghiêm Tung.

Quân thần đối diện, nhưng Gia Tĩnh lại không nói chuyện bản tấu của Trâu Ứng Long:
- Trẫm hôm nay ngứa tay, viết mấy chữ, Tồn Trai tới xem xem có được không?
Tồn Trai là tên thư phòng của Từ Giai, xưng hô như thế so với tên hiệu còn khách khí hơn.

Từ Giai vội đứng dậy, cung kính đi nhanh tới, thấy trên tờ giấy tuyên chỉ, viết hai chữ "Bão Nhất" gầy guộc mà mạnh mẽ. Nhìn hai chữ này, ông ta một mặt liên tục gật đầu, mặt tỏ vẻ tán thưởng, vừa mau chóng vận chuyển tâm tư, muốn phá giải ý tứ thật sự đằng sau.

Từ Giai hầu hạ hoàng đế cũng gần mười năm rồi, tất nhiên biết Gia Tĩnh đế thích che giấu ý nghĩ chân thực đằng sau những ám hiệu đơn giản, để người dưới suy đoán.
Đó không phải hoàn toàn là vì cố làm ra vẻ thần bí, mà cũng là một phương pháp để Gia Tĩnh đế khảo nghiệm cấp dưới, xem có tâm ý có tương thông với mình không, có lĩnh hội chính xác được thánh ý không.

Cho nên Từ Giai phải từ trong hai chữ này, đoán chính xác thái độ hôm nay của Gia Tĩnh đế.

May mà lầ này không khó, hai chữ này xuất phát từ Đạo Đức Kinh :" khúc tắc toàn, uổng tắc trực, oa tắc doanh. Tệ tắc tân, thiếu tắc đắc, đa tắc hoặc. Thị dĩ thánh nhân bão nhất vi thiên hạ thức, bất tự kiến cố minh, bất tự thị cố chương, bất tự phạt cố hữu công, bất tự căng cố trường. Phu duy bất tranh, cố thiên hạ mạc năng dữ chi tranh"

Toàn bộ ý tứ của nó thâu tóm lại là : "khúc tắc toàn, thiếu tắc đắc, bất tranh tắc thiên hạ mạc năng dữ chi tranh"

****
Cong [chịu khuất] thì sẽ được bảo toàn, queo thì sẽ thẳng ra, trũng thì sẽ đầy, cũ nát thì sẽ mới, ít thì sẽ được thêm, nhiều thì sẽ hóa mê.

Vì vậy mà thánh nhân ôm giữ lấy đạo [ bão (ôm) còn nhất đây là đạo] làm phép tắc cho thiên hạ. Không tự biểu hiện cho nên mới sáng tỏ, không tự cho là phải cho nên mới chói lọi, không tự kể công cho nên mới có công, không tự phụ cho nên mới trường cửu [hoặc hơn người].

Chỉ vì không tranh với ai cho nên không ai tranh giành với mình được.

Tóm lại : “Cong thì sẽ được bảo toàn”, đâu phải hư ngôn! Nên chân thành giữ vẹn cái đạo mà về với nó.

Trong lòng ngầm nghiền ngẫm lời nói của thánh nhân, tim Từ Giai thắt lại, nghĩ :" Chẳng lẽ hoàng thượng muốn ta lui bước trong chuyện này, không nên o ép thái quá? Không nên đấu với Nghiêm các lão nữa?"

- Sao không nói gì thế?
Lúc này Gia Tĩnh đế lên tiếng hỏi:
- Chẳng lẽ chữ của trẫm quá kém?

- Ồ, hoàng thượng nói đùa rồi..
Từ Giai lúc này mới tỉnh ra, vội đáp:
- Nhìn ngự bút của hoàng thượng, vận bút như tằm nhà tơ, bút lực mạnh mẽ như sắt bọc bông, rực rỡ như xuân về, phiêu dật như tiên, là hưởng thụ lớn trong đời, cho dù Triệu Mạnh Phủ , Hạ Tri Chương tái thế cũng đến thế mà thôi.

Triệu Mạnh Phủ: Danh họa đời Nguyên.
Hạ Tri Chương: Thư pháp gia đời Đường?

- Ha ha, Tồn Trai quá khen rồi.
Gia Tĩnh đế cười vui vẻ:
- Nếu thích, chữ này tặng khanh đấy.

Từ Giai vội tạ ơn không thôi, Hoàng Cẩm liền cần thân đem nó tới ti lễ giám đề hồ, rồi mang tới trị phòng của ông ta.

~~~~~~~~~~~~

Thưởng thức xong chữ của hoàng đế, Từ Giai quay về chỗ ngồi, Gia Tĩnh đế đưa bản tấu của Trâu Ứng Long cho ông ta xem, hỏi:
- Hiện có ngự sử đàn hặc, công bộ Nghiêm Thế Phiên, không biết ý ái khanh thế nào?

Từ Giai lòng thầm nghĩ :" Trước kia bao nhiêu tấu chương đàn hặc như thế, cũng chẳng thấy ngài hỏi ai." Song không dám chậm trễ, vội mở ra đọc, kỳ thực là giả vờ thôi, nội dung của nó, ông ta xem trước hoàng đế mấy ngày rồi.

Một lúc sau, Từ Giai gập bản tấu lại đưa cho thái giám bên cạnh, ý nói mình đã xem xong.

Gia Tĩnh hỏi:
- Ái khanh quản lý nội các, đứng đầu trăm quan, thấy việc này phải xử trí ra sao?

- Khởi bẩm hoàng thượng.
Từ Giai vội đáp:
- Ngự sử đàn hặc thủ phụ là đại sự quốc gia, phải tức tốc lệnh hữu ti điều tra, trả lại thanh bạch cho Nghiêm các lão.

- Ý ái khanh là, Nghiêm các lão thanh bạch, nhưng Nghiêm bộ đường thì không chứ gì?
Gia Tĩnh đế nhìn ông ta tựa cười tựa không nói:

- Chuyện này ...
Từ Giai toát mồ hôi, giáo huấn của hoàng đế còn ở trước mặt, ông ta nào dám nói bừa:
- Trước khi điều tra rõ ràng, bất kỳ ai cũng là thanh bạch.

- Kha kha kha, không thẹn là Cam thảo quốc lão.
Gia Tĩnh đế nghe thế bật cười.

Từ Giai đỏ mặt nói:
- Tạ ơn lời khen của hoàng thượng, Cam Thảo tính ấm bình hòa, chính hợp với đạo bão nhất của thánh nhân.

- Khá lắm khá lắm.
Gia Tĩnh đế tựa hồ hài lòng vì Từ Giai hiểu được thánh ý, nhưng thoáng cái lại chuyển giọng:
- Điều Trâu Ứng Long tấu lên tựa hồ không phải nghe đồn nói bậy, trẫm sớm nghe nói tới một số hành vi của Nghiêm Thế Phiên rồi.

Từ Giai vội gật đầu:
- Hoàng thượng thánh minh, thần cũng nghe nói Nghiêm bộ đường trong thời gian chịu tang tựa hồ còn tiệc tùng thâu đêm, mà tôn nữ tế Nghiêm Hộc của thần mang linh cữu hồi hương cũng gây chuyện không chấp nhận được.
Từ Giai tuy nhát thật, nhưng tuyệt đối không bỏ qua cơ hội ly gián, lấy cả thân thích của mình ra để nói, hiển nhiên có sức thuyết phục hơn nhiều.

Gia Tĩnh đế mặt chuyển lạnh:
- Chỉ bằng vào điều ấy trẫm giết cha con Nghiêm Thế Phiên cũng không phải là quá.

Gia Tĩnh đế nói rất dứt khoát, song Từ Giai không dám phụ họa. Bình tâm mà luận, ông ta đương nhiên hi vọng chém đầu toàn bộ Nghiêm gia, nhưng lo lắng hoàng đế chỉ thăm dò, nếu như biểu hiện quá kịch liệt, chỉ sợ bị hoàng đế nghi ngờ, vì thế uyển chuyển nói:
- Nghiêm Hộc là cháu rể của thần, thần cũng mong sao lời đồn không phải là thật, nhưng nếu như tra ra chứng cứ là thật, thần không nể tình riêng, xử trí nghiêm khắc tên nghiệt súc này.

Câu này bề ngoài thì thể hiện quan hệ thân nhân của ông ta và Nghiêm gia, từ đó loại bỏ hiểm nghi mình vu cáo cha con Nghiêm Thế Phiên. Còn dựng lên hình tượng công chính mà không thiếu tình cảm của bản thân, như thế Gia Tĩnh đế mới không nghĩ tới "tranh đấu đảng phái", mà chú ý vào bản thân sự kiện.

Cuối cùng Gia Tĩnh đế quyết định:
- Đêm bản tấu chương của Trâu Ứng Long công cáo thiên hạ, đồng thời lệnh tam pháp ti điều tra việc này, mau chóng bẩm báo chân tướng lên.

- Thần tuân chỉ.
Từ Giai nhận lệnh.

~~~~~~~~~~~~~~~

Từ Giai trở về trị phòng, thấy chữ hoàng thượng ban cho đã được đặc ngay ngắn trên bàn. Ông ta đứng trước hai chữ "Bão Nhất" đó rất lâu, cuối cùng lĩnh hội thấu triệt được ý tứ của hoàng đế :" Câu này dạy mình làm tể tướng một nước thế nào đây mà! Nói cách khác, hoàng đế đã quyết tâm thay thế Nghiêm các lão rồi."

Nhưng đồng thời Gia Tĩnh đế cũng cảnh cáo ông ta "phu duy bất tranh, cố thiên hạ mạc năng dữ chi tranh", tiền đề ông ta tiếp nhận quyền bính là "bất tranh", không được phép làm khó Nghiêm các lão, không được thể tiến tới.

Từ Giai đang ngây ra đó thì người dưới thông báo Trương Cư Chính tới.

Trương Cư Chính cả sáng suốt ruột như kiến bò chảo nóng, chẳng làm được việc gì, vừa nghe ngóng được Từ các lão đã về, lập tức tới hỏi thăm tin tức.

Từ Giai nhìn đồng hồ Tây Dương, đã quá trưa, không trả lời câu hỏi của Trương Cư Chính mà nói:
- Ăn cơm với ta.
Trương Cư Chính đành im lặng đi theo, rời Tây Uyển, tới chỗ quán cơm lần trước, vào gian phòng lần trước, gọi món xong, đuổi người hầu đi, hai người mới bắt đầu nói chuyện.

- Sư phụ, giờ có thể nói rồi chứ ạ?
Trương Cư Chính hỏi.

- Ừ, ý của hoàng thượng là trước tiên để tam pháp ti tra rõ chuyện này đã.

- Cái gì?
Trương Cư Chính biến sắc:
- Hình bộ thượng thư Hà Tân, Vạn Thái Đại Lý tự khanh, tả đô ngự sử Hồ Thực, đều là cốt cán của Nghiêm đảng! Để toàn Nghiêm đảng tra chuyện này, ra được vấn đề mới là lạ.
Rồi oán trách:
- Sư phụ, sao người không tranh lý.

- Ta không không tranh được.
Từ Giai thở dài:
- Vừa diện thánh, hoàng thượng đã bày ra hai chữ trước mặt ta.

- Hai chữ gì?

- Bão nhất.
Từ Giai lại thở dài:
- Thánh nhân Bão Nhất, sao ta dám tính toán khác.

Trương Cư Chính suy nghĩ một lúc, tức giận dần tan đi:
- Xem ra hoàng thượng để hai bên mỗi người lùi một bước, thuận lợi chuyển giao quyền lực.

Từ Giai gật đầu không nói.

- Không thể như thế được, Nghiêm đảng không phải chỉ có cha con họ Nghiêm, mà là cả một thể lực, là một gian đảng chưa từng có. Nếu như để cha con họ Nghiêm lui về một cách có thể diện, bọn chúng vẫn có thể chỉ huy thủ hạ tiếp tục làm càn làm bậy, như thế sao xứng với sự hi sinh của Dương Kế Thịnh.

Mấy trăm năm qua khao cử tuyển quan, làm số lượng người đọc sách tăng vọt, thành một giai tầng độc lập mà rõ ràng, ngoài diệt trừ tư tưởng khác biệt, nắm giữ thiên hạ, cũng giáo hóa bách tính. Ý thức cá nhân và quan điểm chính trị dần hoàn thiện, bất kể ở triều đình hay dân gian đều là thế lực cực lớn.
Cho nên khiến đối thủ bãi quan chẳng là cái gì, người ta vẫn còn sức ảnh hưởng cực lớn, thậm chí có thể Đông Sơn tái khởi bất kỳ lúc nào, chỉ khi nào tuyệt đường chính trị, thân bại danh liệt mới là giành được thắng lợi cuối cùng.

Vì thế Trương Cư Chính nghe nói Từ Giai thỏa hiệp với Nghiêm đảng là cuống lên:
- Cha con Nghiêm Tung xưa nay được ân sủng của hoàng thượng, tính cách của hoàng thượng thì sư phụ rõ nhất, sớm nắng chiều mưa, thay đổi thất thường, hôm nay nổi giận muốn xử trí bọn họ, có lẽ ngay mai nhớ tới vất vả của Nghiêm Tung trước kia, khả năng thánh ý xoay chuyển, không có đối phó với bọn chúng nữa.
Càng nói ngữ khí càng nặng hơn:
- Lúc đó không lật đổ được bọn chúng, còn làm bọn chúng tăng thêm thù hận, sẽ bị báo thù khốc liệt.

Nghe lời Trương Cư Chính, Từ Giai rơi vào trầm tư, rất lâu mới gật đầu:
- Ngươi nói có chút lý, chẳng biết được ngày mai hoàng thượng nghĩ gì.

- Đúng thế.
Trương Cư Chính cao hứng nói:
- Sư phụ tùy cơ định đoạt đi.

- Được, buổi chiều hết giờ, ta đi một chuyến.

- Vậy sư phụ định nói gì với hoàng thượng?
Trương Cư Chính phấn chấn.

- Nói gì với hoàng thượng?
Từ Giai nhìn hắn:
- Ta tới Nghiêm phủ.

- Nghiêm phủ?
Trương Cư Chính thất thố há hốc mồm:
- Sư phụ người không ... lẫn chữ?

- Ta không lẫn. Thái Nhạc, ngươi luốn nói mọi thứ còn lâu mới kết thúc, đương nhiên phải phải tính kế lâu dài, tự mình suy nghĩ đi, nếu không nghĩ ra, ngươi vĩnh viễn không theo kịp Thẩm Chuyết Ngôn...
Nói rồi cầm đũa thong thả gắp thức ăn, ý tứ là không muốn nói nữa.

Trương Cư Chính đang ngẩn ra tại chỗ, không lâu sau, liền tĩnh tâm lại, nghiền ngẫm ý tứ của sư phụ.

- Cho ngươi một buổi chiều để nghĩ.
Từ Giai ăn xong, cầm bát canh lên uống, nói:
- Nghĩ ra thì tới nói với ta, không nghĩ ra thì về nhà nghĩ tiếp.

Sau bữa trưa, Từ Giai bảo Trương Cư Chính mua mấy món lễ vật, sau đó tới Vô Dật điện đợi ông ta tan ca.

Vừa qua giờ Thân (sau 5h pm), Từ Giai kết thúc công việc, từ trị phòng đi ra, Trương Cư Chính ở phòng bên đợi suốt buổi chiều, vội sách lễ vật tới, nói:
- Học sinh mua dưa muối tương ở Lục Tâm Cư, nhân sâm Hạc Niên đường, cùng với bút lông Hồ Châu, mực Huy Châu.

- Ừm, xem ra ngươi nghĩ thông rồi.
Những thứ này mua theo ý thích của Nghiêm Tung, nếu như nghĩ chưa thông, Trương Cư Chính nhất định không tốn công như thế.

- Hì hì, không gì che giấu được sư phụ.
Trương Cư Chính cười xấu hổ:
- Học sinh nghĩ thông rồi.

- Vậy được, chúng ta đi thôi ...
Nơi này không tiện nói nhiều, sư đồ hai người bọn họ lên kiệu rời Tây Uyển, tới Nghiêm phủ.

Lúc này Nghiêm các lão cũng đã biết toàn văn bản tấu của Trâu Ứng Long, lệnh người tìm Nghiêm Thế Phiên tới, nói với hắn:
- Lần này đối phương có cao nhân chỉ điểm, xem ra ngươi lành ít dữ nhiều rồi.

Nghiêm Thế Phiên hầm hừ:
- Chưa tới cuối cùng, chưa nói chắc được gì đâu.
Nhưng hắn cũng biết lần này bị đánh trúng chỗ hiểm, xem ra kết cục tốt nhất cũng là lưỡng bại câu thương, muốn hoàn toàn lành lặn là khả năng rất thấp.

- Giao tấu chương của ta lên đi.
Nghiêm Tung chậm rãi nói.

- Tấu chương gì?
Nghiêm Thế Phiên giả hồ đồ.

- Tấu chương nghỉ hưu của ta trình lên nửa tháng rồi, sao không có động tĩnh gì?
Nghiêm Tung lãnh đạm liếc hắn:
- Không phải ngươi giữ lại thì là cái gì?

Bị lão ta vạch trần tại chỗ, Nghiêm Thế Phiên đỏ mặt nói:
- Có lẽ là Thông chính ti, hoặc Ti lễ giám sơ xuất để lúc khác con hỏi xem.

Nghiêm Tung chẳng buồn chấp hắn:
- Hiện giờ dâng lên cũng chỉ là méo mó có hơn không, tin rằng hoàng thượng đã có quyết định.
Lão ta đầu óc tuy chậm chạp, đôi khi phản ứng không kịp, nhưng không hề lẫn cẫn chút nào:
- Sai người chuẩn bị đồ đạc đi, ngày chúng ta về quê sắp tới rồi.

Mặt béo ị của Nghiêm Thế Phiên co giật:
- Còn lâu mới tới lúc từ bỏ, con còn phải đấu lần cuối cùng.

- Đấu cái gì mà đấu ?!
Giọng Nghiêm Tung cao vút lên, tức giận nói:
- Sáng ngày hôm nay hoàng thượng tìm Từ Giai, ban cho ông ta hai chữ "Bão Nhất", bảo ông ta phải giữ bổn phận, ngươi tưởng rằng đó chỉ là lời nói riêng với ông ta sao? Không, còn là nói với ta đấy.
Rồi chỉ thẳng mặt Nghiêm Thế Phiên:
- Từ hôm nay trở đi ngươi thành thật ở nhà cho ta, cha ngươi còn có thể bình an cả đời, nếu còn làm loạn, Đại La Kim Tiên cũng không cứu được ngươi nữa.

Nghiêm Thế Phiên đầy một bụng tức, vừa định phản bác thì Nghiêm Niên bên ngoài báo:
- Lão gia, Từ các lão tới thăm.

Hai cha con tức thì ngẩn ra, Nghiêm Thế Phiên không hiểu ra sao:
- Lão ta tới làm gì?

Nghiêm Tung thì lộ vẻ mừng rỡ, tinh thần phấn chấn hẳn lên:
- Điều đó ta nói với ngươi rồi, mau mau hầu hạ ta thay y phục, mở trung môn, toàn gia ra nghênh tiếp.
Lập tức có thị nữ tới thay y phục đi giày cho lão ta, từ khi bị hoàng đế đuổi về nhà, lão chưa bao giờ chỉnh trang như thế.

- Có cần phải thế không? Cha nể mặt lão ta quá đấy.
Nghiêm Thế Phiên ở bên cạnh làu bàu.

- Tỉnh lại đi Nghiêm Thế Phiên.
Nghiêm Tung nận lấy gậy, được Nghiêm Thế Phiên đỡ, chậm rãi đi ra ngoài:
- Từ Giai đã là thủ phụ trên thực tế rồi, hôm nay ông ta tới nhà chúng ta, một là nghe lời giáo huấn của hoàng thượng, thể hiện rộng rãi với người. Thứ đến là những năm qua ta đối xử với ông ta không thể, chúng ta là thông gia, nên mới tới nơi.
Nhìn Từ Giai từ xa đi nhanh tới, nói thêm:
- Hai điều đó thiếu một thôi, người ta chẳng thèm tới nhà bại tướng.

Nghiêm Thế Phiên hừ một tiếng, nhưng không phản bác.

Nhìn thấy Nghiêm Tung đích thân ra nghênh đón, Từ các lão xưa nay chạy vội tới, chớp mắt tới mặt Nghiêm Tung, vái thật sâu:
- Từ Giai tài đức gì mà dám kinh động đại giá của các lão, sợ hãi, sợ hãi...

Thấy ông ta đắc thế rồi vẫn khiêm tốn như thế, Nghiêm Tung càng thêm vui mừng, đưa tay ra đỡ Từ Giai:
- Lời này các lão nói ngược rồi, các lão tới phủ kẻ hèn này, mới là sự vinh dự của lão hủ.

Hai bên hàn huyên một hồi, con cháu ra hành lễ rồi mới vào tiền sảnh uống trà.

Nghiêm Tung cáo lỗi, rồi ngồi xuống ghế dài , hỏi:
- Các lão ngày trăm công ngàn việc, sao có thời gian nhàn hạ tới nhà lão già rảnh rỗi này.

Từ Giai chắp tay nghiêm túc nói:
- Tri ân bất báo, không bằng cầm thú. Từ Giai nhập các bái tướng, chẳng phải nhờ các lão nâng đỡ? Hôm nay hoàng thượng vời hạ quan vào mật nghị, có chút cơ mật liên quan tới các lão Từ Giai không thể không báo.

Nghiêm Thế Phiên thấy thế cũng động lòng , nghĩ :" Tên Từ Giai này đúng là đồ hèn nhát , cha ta đã là hổ lạc đồng bằng mà còn hạ mình như thế."

Nhưng Nghiêm Tung thì kích động, nghĩ :" Mấy năm qua hi sinh không uổng phí, có hoàng thượng chống lưng, quả nhiên không ai dám làm gì ta." Càng thêm tin tưởng phán đoán Từ Giai không dám làm càn.

Bất kể thế nào hai cha con đều bỏ ý nghĩ chó cùng giứt dậu.

Còn bên kia Trương Cư Chính và Từ Giai cũng thầm thở phào :" Hai cha con này quả nhiên làm đại gia quen rồi, không nắm rõ tình thế nữa."

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.

Bình luận truyện