Quan Cư Nhất Phẩm
Chương 654: Thành viên tổ chức
Hàn huyên chút chuyện, người vẫn thay quyền Hàn Lâm viện sự vụ là Lữ Điều Dương bắt đầu bàn giao với Thẩm Mặc công việc thuộc chức trách chưởng viện.
- Nếu nói tổng thể thì chức trách của chưởng viện đại nhân như sau.
Chỉ nghe Lữ Điều Dương nói:
- Đầu tiên, là định ngày giảng kinh diên. Kinh diên xuân thu hàng năm đều trước tiên do Hàn Lâm viện liệt kê ra tám giảng quan kinh diên, song song định luôn trình tự trực giảng.
Thoáng dừng lại mới nói:
- Đương nhiên, triều ta đã 30 năm không mở kinh diên rồi, cho nên đại nhân hẳn là không cần quan tâm.
- Thứ hai, Hàn Lâm viện nắm giữ việc tiến sĩ triều khảo.
Lữ Điều Dương nói:
- Sau mỗi khoa cử, Lễ bộ đưa đến viện ta danh sách tân tiến sĩ, do chưởng viện học sĩ tổ chức triều khảo, và ra đề mục lựa chọn Thứ cát sĩ.
Lại thoáng dừng lại mới nói:
- Tuy nhiên việc này ba năm mới tổ chức một lần, hơn nữa thường không thể thay đổi trình tự thi đình, cho nên đại nhân cũng không cần quá quan tâm.
Thẩm Mặc nhịn không được sờ sờ mũi, đây là biểu hiện khi y bất đắc dĩ, Chư Đại Thụ rõ ràng nhất, liền tiếp lời:
- Cũng có việc đại nhân phải để tâm, tỷ như nói 'luận soạn văn sử', toàn bộ chúc văn, sách bảo văn, sách cáo văn, bi văn, dụ tế văn, mấy thứ này đều phải do viện ta hoàn thành. Ngoài ra, soạn tu thực lục, thánh huấn, bản kỷ, ngọc điệp cùng biên tập hiệu tu Thư sử, hoặc do ta viện gánh vác, hoặc do viện ta phái Biên tu, Kiểm thảo tham dự soạn tu, chức trách không thể coi không nặng.
Thẩm Mặc nhịn không được hậm hực nói:
- Vậy khởi thảo chiếu thư sắc dụ cũng thuộc chúng ta quản sao?
Đây mới là việc chân chính quan trọng, có thể thể hiện quyền lực gì đó.
- Những thứ này. . . Lúc lập quốc thì từng thuộc chúng ta quản, nhưng hiện tại thuộc nội các rồi. - Chư Đại Thụ bất đắc dĩ nói: - Đại nhân không có khả năng không biết.
Lữ Điều Dương cũng nghe được, thì ra đại nhân cảm thấy nản lòng a. Hắn an ủi:
- Mặc dù viện ta địa vị không bằng lúc lập quốc, nhưng án lệ cũng nên nhập đại nội thị ban*: hỗ trợ hoàng đế xuất đàn, nhằm chuẩn bị cố vấn. Hơn nữa gặp khoa cử mỗi năm, chúng ta đều có thể đảm nhiệm các cấp khảo quan. . .
(Thị ban: theo hầu vua)
Nghe xong hai người họ kiên trì khuyên bảo, Thẩm Mặc vuốt cằm nói:
- Ta xem như là đã hiểu rồi, trước kia Hàn Lâm viện chúng ta là rất quan trọng, hiện tại chức quyền lại bị nội các cướp đi, địa vị bỗng chốc trở nên không ra gì, đúng không?
- Đại nhân không cần thiết nghĩ như vậy, chúng ta không thể băn khoăn về quá khứ của mình làm gì.
Lữ Điều Dương vẻ mặt thành khẩn nói:
- Đại nhân, ai cũng biết, Hàn Lâm viện chẳng qua là bàn đạp của ngài, chúng ta ai cũng sẽ không đợi ở chỗ này cả đời, đã như vậy thì cần gì phải tính toán quá mức?
- Đa tạ huynh đệ nhắc nhở. - Thẩm Mặc nặng nề gật đầu nói: - Ta biết rồi.
Trong lòng y lại cười lạnh nghĩ: ' Không lợi dụng lúc này mà làm khó, vạn nhất ngày nào đó hoàng đế đi rồi, cũng là lúc ta mất mặt.' Mặc dù biểu hiện ra vẫn tất cung tất kính với Từ Giai, nhưng ý nghĩ của Thẩm Mặc vẫn rất thanh tỉnh, y đã sớm ý thức được mình không phải là nhân tuyển mà Từ Giai xem trọng. Cho nên bất kể mình biểu hiện ngoan ngoãn vô hại thế nào, đều trốn không thoát khỏi số phận bị biên duyên hóa, không dùng đến.
Nhưng mình cũng không phải hoàn toàn không có cơ hội, bởi vì dù sao y cũng là đệ nhất công thần đảo Nghiêm, tuyệt đại đa số người không rõ nội tình còn tưởng rằng quan hệ giữa y và thủ tướng hiện nay là thân mật khăng khít thế nào chứ. Hơn nữa Gia Tĩnh hoàng đế thủy chung luôn coi trọng y, chí ít không cần lo lắng sẽ có họa sát thân, cũng khả năng không lớn bị bãi quan hạ khóa, cái này khiến cho y có đủ điều kiện khách quan để làm mưa làm gió rồi.
Cổ nhân nói, binh vô thường thế, thủy vô thường hình. Hiện tại Nghiêm Thế Phiên đã rơi đài, mình đã an toàn rồi, sách lược thao quang dưỡng hối trước kia cũng nên kết thúc, bởi vì mình cũng không hợp với khẩu vị của Từ Giai, chỉ có thể càng dưỡng càng xúi quẩy, chẳng bằng xé da hổ làm cờ, thừa dịp tuyệt đại đa số người còn chưa tỉnh lại, nhanh chóng phát triển lớn mạnh, làm cho Từ Giai lão hổ giảo thứ vị, vô xử hạ khẩu, thì mình mới có thể an toàn.
(hổ cắn nhím nhưng ko biết cắn chỗ nào, vì toàn thân nhím là gai)
~~
Buổi trưa dùng bữa cơm nhạt tại nha môn, lại nghỉ ngơi một lát. Sau giờ ngọ, Thẩm Mặc đi cùng với Lữ Điều Dương, Chư Đại Thụ đi tới Thứ Thường quán nằm kề bên Hàn Lâm viện, gặp mặt với 36 vị Thứ cát sĩ tân khoa.
Bất đồng với bản viện lười nhác suy sụp, trong Thứ Thường quán rất nghiêm túc có trật tự. Các Hàn Lâm dự bị ngồi nghiêm chỉnh, trên mặt mỗi người hoặc là hưng phấn, hoặc là nghiêm túc, hiển nhiên còn bảo lưu cảm giác tự hào cùng vinh dự trúng tiến sĩ, được lựa chọn Hàn Lâm. Điều này khiến Thẩm Mặc hơi cảm thấy vui mừng.
Thái độ của y đối đãi với những Thứ cát sĩ này nghiêm túc hơn nhiều bên Hàn Lâm, không chỉ dùng gần nửa canh giờ để tập thể nói chuyện, hy vọng những anh tài Đại Minh này phải 'tránh kiêu căng nóng vội, lấy phục hưng Đại Minh là mục tiêu nhân sinh', danh ngôn cảnh cú không ngừng tuôn ra, làm cho họ kích động không thôi, chỉ hận không thể lập tức đăng các bái tướng, kiến công lập nghiệp, danh thùy thanh sử.
Thẩm Mặc muốn chính là hiệu quả này, y rèn sắt khi còn nóng, bắt đầu nói chuyện với từng Thứ cát sĩ. Thường thì chưởng viện học sĩ sẽ không cần để ý tới những Thứ cát sĩ này, . . Tuy nói chỉ có Thứ cát sĩ mới có thể nhập các, mới có thể đảm nhiệm quan viên cao cấp của TW, nhưng đại bộ phận Thứ cát sĩ chẳng qua cũng tầm thường suốt đời, chỉ có tinh anh chân chính mới có thể trổ hết tài năng, tỷ lệ thành tài quá thấp. Cho nên chưởng viện học sĩ cũng sẽ không tốn nhiều tinh lực, tối đa cũng chỉ khi khai quán sẽ gặp mặt một lần cho có lệ, dạy bảo mấy câu, sau đó không quản không hỏi gì đến nữa.
Nhưng Thẩm Mặc không coi như vậy, y cho rằng chỉ cần có thể tuyển làm Thứ cát sĩ thì chính là nhân tài -- không đảm đương nổi tể tướng thì làm thượng thư, không đảm đương nổi thượng thư thì làm lang trung, TW kiếm ăn không nổi thì có thể đi địa phương, nói chung có một tấm giấy thông hành Thứ cát sĩ, sĩ đồ sẽ sáng sủa hơn nhiều người khác, là một kẻ có mưu tính sâu xa, y có thể nào buông tha bất kể một nhân tài nào chứ?
Dù cho họ không có bối cảnh, cũng không đáng để mắt tới, nhưng Thẩm Mặc không hề thiếu thời gian, y chuẩn bị dùng thời gian nửa tháng để hoàn thành, để Từ Thời Hành an bài thứ tự, lần lượt nói chuyện riêng cùng những người này, thông qua hỏi han và nói chuyện để lý giải tiềm lực tính cách phẩm hạnh của họ, để trong lòng cũng có tính toán.
Sau khi buổi đàm thoại dài dòng kết thúc, Thẩm Mặc mừng rỡ phát hiện, mình đã rơi vào một tòa bảo sơn rồi, mặc dù Thứ cát sĩ khoá trước đều là tinh anh, nhưng khóa này tuyệt đối là tinh anh trong tinh anh. Nếu như nói kỳ hoa của khoa Bính Thần là 'thất tử' bọn họ, vậy thất ngọc 'Từ Thời Hành, Vương Tích Tước, Dư Hữu Đinh, Lý Vấn, Tiêu Đại Hanh, Dương Tuấn Dân, Kiển Đạt' của khóa này không hề thua kém chút nào, thậm chí có một số mặt còn vượt trên cả 'thất tử' bọn họ.
Ngoại trừ mấy người Từ Thời Hành bị Thẩm Mặc coi thành thất ngọc, còn có đám người Hứa Phu Viễn, Trần Hữu Niên, Tôn Ứng Nguyên cũng có tiềm lực rất lớn, những người còn lại cũng không kém, tuyệt đối đáng để dốc lòng bồi dưỡng. Thẩm Mặc chuẩn bị dùng thời gian ba năm sẽ bồi dưỡng họ trở thành người ủng hộ kiên định nhất của mình.
Tuy nhiên nói qua cũng phải nói lại, trong mấy năm nữa vẫn chưa thể dựa vào họ được, Thẩm Mặc muốn đạt được cái gì thì vẫn còn phải dựa vào lực lượng nguyên bản của y.
~~
Ở trong thời đại phong vân tế hội thế này, mỗi ngày đều có việc mới phát sinh, gần đây kinh thành đã xảy ra ba đại sự, làm cho Thẩm Mặc đành phải dời ánh mắt từ trong tháp ngà của y để mà quan tâm đến tình thế phát triển.
Ba sự kiện này ít nhiều gì cũng có chút quan hệ với Thẩm Mặc. Trước tiên là nói về sự kiện có quan hệ với y ít nhất, chính là ngày 4/5 năm nay, Hộ khoa hữu Cấp sự trung Thẩm Thuần thượng bản tấu nói rằng 'Năm rồi hộ, công nhị bộ ngẫu nhiên bởi vì tài thì ít việc thì nhiều, nên tạm thi hành lệ nạp viện, vốn là sách lược nhất thời. Nay làm được vài năm mà vẫn còn chưa ngừng. Thần cho rằng cách làm này lợi bất thường hại, và đã tích trữ đủ, vậy nghi lệnh Hộ bộ, Công bộ lập tức thi hành bãi bỏ, nhằm tránh lan tràn.' yêu cầu kinh quan cùng quan lại thân dân đình chỉ nạp viện, vĩnh viễn không mở lại.
Phía trước đã nói qua, nạp viện chính là bắt bách quan quyên một bộ phận lương bổng, ủng hộ quốc gia vượt qua khủng hoảng tài chính, với lại sẽ khấu trừ trực tiếp vào trong lương bổng mỗi tháng, làm cho ngươi ngay cả cơ hội không yêu nước cũng không có. Chúng ta biết là đại bộ phận kinh quan không có con đường kiếm tiền bên ngoài, vốn số lương bổng ít ỏi đó đả đủ ấm no, hiện tại lại cắt xén một bộ phận, cuộc sống lại càng trở nên khó khăn hơn.
Thẩm Mặc đã từng gặp qua, thuộc hạ quan lại của y vì kiếm kế sinh nhai, người nhát gan thì đi làm nhân viên thu chi cho nhà giàu có, người to gán thì thậm chí kinh doanh sinh ý của mình, nha môn nào cũng đều là tiếng oán than dậy đất, nhân tâm hoang mang, sao có thể cam tâm phụng hiến? sao có thể an tâm làm việc? Hệ thống kinh quan đều nằm trong trạng thái hỗn loạn này, thì làm sao phối hợp để chỉ huy lưỡng kinh mười ba tỉnh?
Việc này cũng giống như loại ông chủ keo kiệt, vì tiết kiệm chút tiền công, kết quả làm hỏng cả toàn bộ sinh ý. Hiện tại triều đình vì tiết kiệm chút tiền, làm cho quốc gia rơi vào hỗn loạn, thật sự là cái được không bù đắp đủ cái mất. Cho nên từ khi 'Nạp viện' mở rộng, nó liền bị các quan viên công kích mạnh mẽ, hàng năm tấu chương thỉnh cầu bãi bỏ như tuyết rơi vậy, nhưng triều đình thủy chung cứ thế thu vào, bởi vì đó là do tiểu các lão định ra.
Giai đoạn sau Nghiêm gia phụ tử tại vị, bởi vì hai phụ tử không hiểu kinh doanh, lại đi đầu tham ô, Đại Minh đã quốc khố trống rỗng, nợ nần chồng chất, nếu để phát triển tiếp thì sẽ phải phá sản. Cho nên thân là người cầm quyền thực tế, Nghiêm Thế Phiên phải giải quyết vấn đề này, hắn một mặt nâng cao thuế thu địa phương, nhất là thuế muối sắt, mặt khác tận lực giảm chi tiêu, cắt giảm kinh phí nha môn của TW địa phương, thậm chí lấy danh nghĩa 'Nạp viện' để trực tiếp khấu trừ tiền lương của quan viên. . . Hắn đương nhiên biết làm như vậy sẽ đắc tội với người khác, nhưng thứ nhất hắn nghĩ không ra biện pháp khác, thứ hai, hắn thủy chung cho rằng, làm quan là không dựa vào bổng lộc để sống -- hắn cùng với đồng đảng của hắn ăn đến no kềnh bụng, liền cứ tưởng rằng người khác cũng có thể ăn được, thật không khác gì 'sao không ăn thịt'*?
( *Thời kì Tấn Huệ Đế chấp chính có một năm xảy ra nạn đói, bách tính không có lương thực ăn. Tin tức nhanh chóng truyền vào cung. Sau khi trải qua vắt óc suy nghĩ, Tấn Huệ Đế ngộ ra một 'phương án giải quyết' là: 'Dân không có gạo ăn, sao không ăn thịt?')
Đây mới là nhược điểm lớn nhất của Nghiêm Thế Phiên, thân là nhị thế tổ mạnh nhất, hắn vừa vào quan trường liền cao cao tại thượng, chưa từng trải qua nỗi khó khăn của tầng dưới cùng, khi quyết sách sẽ khó tránh khỏi vô cùng chủ quan phiến diện. Kết quả lệnh này vừa ra, bách quan ồ lên, nhưng lúc đó quốc gia quả thật bị vây trong cơn khủng hoảng tài chính, mặc dù các quan viên một trăm cái không muốn, nhưng cũng đành phải yên lặng chịu đựng.
Nhưng sau đó, quốc gia mở hải cấm, Giang Nam ti Thị bạc ngày đưa vào vạn kim. Các quan viên cả ngày ăn uống kham khổ rốt cuộc nhịn không được rồi, liền bắt đầu thượng thư thỉnh cầu đình chỉ 'Nạp viện', Công bộ và Hộ bộ cũng dưới sự chủ trì của nội các tiến hành bàn bạc, nhưng trước số thiếu hụt đến kinh người, kết quả cuối cùng đều là thu thêm một năm, đợi tài chính có chuyển biến tốt thì sẽ ngừng thu.
Đây cũng thành nguyên nhân sở tại rất nhiều người hận Nghiêm Thế Phiên, bọn họ nói 'Nghiêm Thế Phiên ngươi tham ô nhận hối lộ, đã thành cự phú, chúng tôi còn không tức giận, nhưng ngươi còn muốn tham chút bổng lộc đáng thương đó của chúng tôi, đây không phải là đoạn tuyệt đường sống của người khác sao? Quá thiếu đạo đức rồi đó!' nhưng mặc cho trên dưới triều đình tiếng oán than dậy đất, mãi đến khi Nghiêm Thế Phiên xuống đài, nạp viện vẫn cứ tiếp tục. . .
Hiện tại rốt cuộc kéo dài đến tân tướng thượng đài, tấu chương của Thẩm Thuần vừa đưa tới, mọi người đều mong chờ lắm, hy vọng có thể xuất hiện một cơ hội. Rất nhanh nội các truyền đến tin tức, Từ các lão đưa ra phiếu nghĩ 'Nạp viện không hề có ý nghĩa, đáp ứng lập tức đình chỉ.'
Mọi người nghe xong, thầm nghĩ vẫn là Từ các lão phúc hậu a, nhưng còn chưa thể cao hứng quá sớm, bởi vì còn phải qua một cửa của bệ hạ nữa, nếu như không thể thuyết phục bệ hạ, vậy tất cả đều là phí công. Các quan viên mỗi người đều hiển thần thông, lại nghe ngóng ra buổi nói chuyện của hoàng đế và thủ tướng tại Tử Quang các thành rất sống động. Có người nói lúc đầu là Từ các lão cố gắng nói cho bệ hạ quốc gia thiếu hụt tài chính là đại sự, nhưng chỉ dựa vào chút bổng lộc của quan viên thì cũng chỉ như muối bỏ biển, không dùng được, ngược lại sẽ khiến nhân tâm hoảng sợ, cái được không bù đắp đủ cái mất, nên lập tức đình chỉ nạp viện để cứu lấy nhân tâm. Trải qua một phen khổ tâm khuyên bảo, rốt cuộc thuyết phục được hoàng đế, trên phiếu nghĩ của ông ta phê hồng -- chuẩn tấu!
Tin tức truyền ra, bách quan vui mừng khôn xiết, đều ca tụng Từ các lão nhân từ công chính, tốt hơn Nghiêm gia phụ tử cả trăm lần, thì ngay cả những người vốn thân cận với Nghiêm gia phụ tử cũng không nói xấu Từ Giai nữa, ngược lại bắt đầu tâm hướng về Từ đảng.
Một lời phê duyệt của Từ Giai đã mang đến thu hoạch trên chính trị còn lớn hơn cả tam bả hỏa, tam bản phủ của ông ta, có thể thấy được khẩu hiệu có lớn, mục tiêu có cao, cũng không quan trọng bằng giúp người ta ăn no cái bụng.
Ngay khi bách quan chúc mừng thì Thẩm Mặc ở trong thư phòng lại cười nhạt, thân là người cảm kích, y không chỉ có khen ngợi thủ đoạn của Từ Giai, -- phải biết rằng lúc trước chủ ý ngu xuẩn 'Nạp viện' đó của Nghiêm Thế Phiên là bị Từ Giai giựt giây mà đề xuất, sau đó sở dĩ mấy lần bảo dừng nhưng dừng không được cũng là do Từ Giai làm khó dễ từ bên trong, khiến Nghiêm Thế Phiên tin tưởng tài chính quốc gia thủy chung nằm ở ranh giới tan vỡ, căn bản không để ý đến sự oán hận của bách quan. Nhưng nhìn Từ Giai vừa lên đài đã cho 'Nạp viện' ngừng lại, hiển nhiên đây căn bản không phải quốc gia yêu cầu, mà là cái hố Từ Giai đã móc sẵn cho Nghiêm Thế Phiên -- nạp viện còn lâu một ngày, oán khí của bách quan đối với Nghiêm Thế Phiên sẽ nặng thêm một phần, tương lai khi Từ Giai đứng ra đình chỉ, cảm tình của quan viên đối với ông ta cũng sẽ nhiều hơn một phần.
Thực sự là một cuộc mua bán có lời nhất tiễn song điêu, Từ các lão thật có thể nói là thông minh tuyệt đỉnh, nhưng Thẩm Mặc muốn hỏi vài điều, ông ta có từng suy nghĩ qua bách quan sinh tồn như thế nào không? Hành chính quốc gia sẽ nhận được ảnh hưởng lớn thế nào không? Có lẽ cuối cùng mọi người đều sẽ ca tụng cái công bình định, thanh lọc điện ngọc, nhưng nghĩ tới hay chưa, lão nhân này đã làm phó tướng đến vài chục năm, quốc gia loạn thành như vậy, ông ta sẽ không có một chút trách nhiệm nào sao? !
Đương nhiên, lịch sử là một tiểu cô nương mặc cho ngươi trang hoàng, có lẽ đến cuối cùng, ông ta có thể sẽ rớt lại cái danh tiếng hiền tướng cũng nói không chừng.
~~
Chuyện thứ hai có quan hệ với Thẩm Mặc lớn hơn chút, Lại bộ lang trung Lục Quang Tổ thượng thư Gia Tĩnh: 'Thần nghe nói hoàng thượng có ý định để Đông Xưởng đề đốc Cẩm Y Vệ, đây là bệ hạ thánh tâm độc đoán, thần không dám nhiều lời, chỉ là thần nghe nói, Đông Xưởng đề đốc Trần Hồng, khí lượng hẹp hòi, có thù tất báo, vả lại có mối hẫn cũ với vị thúc thúc đã qua đời của thần. Vào lễ tang năm trước của thúc thúc, hắn suất lĩnh tay sai tới cửa gây rối, cũng trắng trợn bắt bớ bức hại quan viên bình dân. Hắn hung hăng càn quấy chẳng khác nào bè lũ Lưu Cẩn, Cốc Đại Dụng. Hiện tại Đông Xưởng đã thành thượng cấp của Cẩm Y Vệ, tất nhiên là bệ hạ vì nâng cao hiệu suất nên đã suy nghĩ cặn kẽ. Nhưng nếu như bổ nhiệm Trần Hồng, hắn tất sẽ lấy công trả thù tư, hãm hại nòng cốt của Cẩm Y Vệ, do đó làm cho nội bộ xưởng vệ lục đục, rơi vào nội loạn mà không thể vận hành bình thường. Xin bệ hạ suy nghĩ cho xưởng vệ, cũng nể mặt người thúc thúc đã qua đời mà đổi lại một vị đề đốc Đông Xưởng nhân hậu, đó nhất định là cái phúc của xưởng vệ, cũng là cái phúc của bách quan vạn dân." Hắn là cháu trai của Lục Bỉnh, nói lời này lẽ thẳng khí hùng, cho thấy có tình có nghĩa. Hơn nữa hắn ủng hộ quyết định 'Xưởng Vệ xác nhập' của hoàng đế, chỉ là có dị nghị đối với nhân tuyển của xưởng đốc, cũng không sợ khiến cho hoàng đế nghi ngờ.
Bản tấu vừa dâng lên, Trần Hồng liền luống cuống, hắn quỳ gối trước mặt Gia Tĩnh khóc lóc, nói mình cũng không phải cái loại tiểu nhân như Lục Quang Tổ nói, chắc chắn đối xử bình đẳng, gìn giữ Cẩm Y Vệ đầy đủ, tuyệt sẽ không có ý hãm hại.
Gia Tĩnh căn bản không tin trò đó của Trần Hồng, đều là nô tài đã theo ông ta vài chục năm, hoàng đế rõ vach vách chút tâm địa gian giảo trong bụng ấy. Ông ta tin tưởng lời Lục Quang Tổ nói, Trần Hồng một khi lên đài, tất nhiên sẽ trắng trợn tẩy trừ Cẩm Y Vệ. . . Hoàng đế cũng không thèm để ý chết mấy người, bao nhiêu người lọt vào hãm hại hay sao, ông ta đã bị xúc động bởi hai cái tên trong tấu chương, đó chính là 'Lưu Cẩn', 'Cốc Đại Dụng', cái gương thái giám tiền triều vi họa còn rành rành trước mắt, làm cho Võ Tông Chính Đức hoàng đế sinh tiền phải chịu nhục, sau khi chết bị bêu danh thiên cổ. Đây cũng là nguyên nhân sở tại mà Gia Tĩnh nhất quán phòng bị đối với thái giám, ông ta một lòng muốn làm vị vua thánh minh, sao co thể để cho những thái giám này phá hủy danh tiếng chứ?
Cho nên tại trước 40 năm chấp chính, ông ta đã ném thái giám qua một bên, tự mình độc lập chu toàn cùng bách quan. Cho tới bây giờ, khi đã lực bất tòng tâm thì ông ta mới nghĩ đến moi ra thái giám từ trong đống rác, giúp mình trông coi đám quan viên không nghe lời. Xét đến cùng, Gia Tĩnh chỉ là muốn lợi dụng bọn họ một chút mà thôi, tuyệt không hy vọng tai tiếng thái giám chuyên quyền xuất hiện trong triều của mình. Cho nên ông ta đành phải suy nghĩ, nếu như thật để cho Trần Hồng triệt để hàng phục Cẩm Y Vệ, Đông Xưởng sẽ không có chế ước, vậy làm sao để hạn chế nó bành trướng quyền lực?
So với đến lúc đó phí tâm tư diệt trừ hắn, còn không bằng hiện tại đề phòng cẩn thận, không cho hắn kiêu ngạo!
Nghĩ vậy, chế hành chi thuật vẫn luôn cắm rễ trong đầu đế vương liền phát tác. Gia Tĩnh bảo Trần Hồng rằng:
- Ngươi yên tâm, trẫm sẽ không thay đổi người.
Bên người thái giám tuy nhiều, nhưng vẫn không có sân khấu để biểu hiện, kết quả hoàng đế không tin được mấy người, cho rằng có năng lực quản Đông Xưởng thì chỉ có hai người Trần Hồng và Hoàng Cẩm. Mà xem xét quan hệ thân mật giữa Hoàng Cẩm và Lý Phương, hoàng đế tuyệt sẽ không để hắn nhúng chàm vào Đông Xưởng. . .
- Nếu nói tổng thể thì chức trách của chưởng viện đại nhân như sau.
Chỉ nghe Lữ Điều Dương nói:
- Đầu tiên, là định ngày giảng kinh diên. Kinh diên xuân thu hàng năm đều trước tiên do Hàn Lâm viện liệt kê ra tám giảng quan kinh diên, song song định luôn trình tự trực giảng.
Thoáng dừng lại mới nói:
- Đương nhiên, triều ta đã 30 năm không mở kinh diên rồi, cho nên đại nhân hẳn là không cần quan tâm.
- Thứ hai, Hàn Lâm viện nắm giữ việc tiến sĩ triều khảo.
Lữ Điều Dương nói:
- Sau mỗi khoa cử, Lễ bộ đưa đến viện ta danh sách tân tiến sĩ, do chưởng viện học sĩ tổ chức triều khảo, và ra đề mục lựa chọn Thứ cát sĩ.
Lại thoáng dừng lại mới nói:
- Tuy nhiên việc này ba năm mới tổ chức một lần, hơn nữa thường không thể thay đổi trình tự thi đình, cho nên đại nhân cũng không cần quá quan tâm.
Thẩm Mặc nhịn không được sờ sờ mũi, đây là biểu hiện khi y bất đắc dĩ, Chư Đại Thụ rõ ràng nhất, liền tiếp lời:
- Cũng có việc đại nhân phải để tâm, tỷ như nói 'luận soạn văn sử', toàn bộ chúc văn, sách bảo văn, sách cáo văn, bi văn, dụ tế văn, mấy thứ này đều phải do viện ta hoàn thành. Ngoài ra, soạn tu thực lục, thánh huấn, bản kỷ, ngọc điệp cùng biên tập hiệu tu Thư sử, hoặc do ta viện gánh vác, hoặc do viện ta phái Biên tu, Kiểm thảo tham dự soạn tu, chức trách không thể coi không nặng.
Thẩm Mặc nhịn không được hậm hực nói:
- Vậy khởi thảo chiếu thư sắc dụ cũng thuộc chúng ta quản sao?
Đây mới là việc chân chính quan trọng, có thể thể hiện quyền lực gì đó.
- Những thứ này. . . Lúc lập quốc thì từng thuộc chúng ta quản, nhưng hiện tại thuộc nội các rồi. - Chư Đại Thụ bất đắc dĩ nói: - Đại nhân không có khả năng không biết.
Lữ Điều Dương cũng nghe được, thì ra đại nhân cảm thấy nản lòng a. Hắn an ủi:
- Mặc dù viện ta địa vị không bằng lúc lập quốc, nhưng án lệ cũng nên nhập đại nội thị ban*: hỗ trợ hoàng đế xuất đàn, nhằm chuẩn bị cố vấn. Hơn nữa gặp khoa cử mỗi năm, chúng ta đều có thể đảm nhiệm các cấp khảo quan. . .
(Thị ban: theo hầu vua)
Nghe xong hai người họ kiên trì khuyên bảo, Thẩm Mặc vuốt cằm nói:
- Ta xem như là đã hiểu rồi, trước kia Hàn Lâm viện chúng ta là rất quan trọng, hiện tại chức quyền lại bị nội các cướp đi, địa vị bỗng chốc trở nên không ra gì, đúng không?
- Đại nhân không cần thiết nghĩ như vậy, chúng ta không thể băn khoăn về quá khứ của mình làm gì.
Lữ Điều Dương vẻ mặt thành khẩn nói:
- Đại nhân, ai cũng biết, Hàn Lâm viện chẳng qua là bàn đạp của ngài, chúng ta ai cũng sẽ không đợi ở chỗ này cả đời, đã như vậy thì cần gì phải tính toán quá mức?
- Đa tạ huynh đệ nhắc nhở. - Thẩm Mặc nặng nề gật đầu nói: - Ta biết rồi.
Trong lòng y lại cười lạnh nghĩ: ' Không lợi dụng lúc này mà làm khó, vạn nhất ngày nào đó hoàng đế đi rồi, cũng là lúc ta mất mặt.' Mặc dù biểu hiện ra vẫn tất cung tất kính với Từ Giai, nhưng ý nghĩ của Thẩm Mặc vẫn rất thanh tỉnh, y đã sớm ý thức được mình không phải là nhân tuyển mà Từ Giai xem trọng. Cho nên bất kể mình biểu hiện ngoan ngoãn vô hại thế nào, đều trốn không thoát khỏi số phận bị biên duyên hóa, không dùng đến.
Nhưng mình cũng không phải hoàn toàn không có cơ hội, bởi vì dù sao y cũng là đệ nhất công thần đảo Nghiêm, tuyệt đại đa số người không rõ nội tình còn tưởng rằng quan hệ giữa y và thủ tướng hiện nay là thân mật khăng khít thế nào chứ. Hơn nữa Gia Tĩnh hoàng đế thủy chung luôn coi trọng y, chí ít không cần lo lắng sẽ có họa sát thân, cũng khả năng không lớn bị bãi quan hạ khóa, cái này khiến cho y có đủ điều kiện khách quan để làm mưa làm gió rồi.
Cổ nhân nói, binh vô thường thế, thủy vô thường hình. Hiện tại Nghiêm Thế Phiên đã rơi đài, mình đã an toàn rồi, sách lược thao quang dưỡng hối trước kia cũng nên kết thúc, bởi vì mình cũng không hợp với khẩu vị của Từ Giai, chỉ có thể càng dưỡng càng xúi quẩy, chẳng bằng xé da hổ làm cờ, thừa dịp tuyệt đại đa số người còn chưa tỉnh lại, nhanh chóng phát triển lớn mạnh, làm cho Từ Giai lão hổ giảo thứ vị, vô xử hạ khẩu, thì mình mới có thể an toàn.
(hổ cắn nhím nhưng ko biết cắn chỗ nào, vì toàn thân nhím là gai)
~~
Buổi trưa dùng bữa cơm nhạt tại nha môn, lại nghỉ ngơi một lát. Sau giờ ngọ, Thẩm Mặc đi cùng với Lữ Điều Dương, Chư Đại Thụ đi tới Thứ Thường quán nằm kề bên Hàn Lâm viện, gặp mặt với 36 vị Thứ cát sĩ tân khoa.
Bất đồng với bản viện lười nhác suy sụp, trong Thứ Thường quán rất nghiêm túc có trật tự. Các Hàn Lâm dự bị ngồi nghiêm chỉnh, trên mặt mỗi người hoặc là hưng phấn, hoặc là nghiêm túc, hiển nhiên còn bảo lưu cảm giác tự hào cùng vinh dự trúng tiến sĩ, được lựa chọn Hàn Lâm. Điều này khiến Thẩm Mặc hơi cảm thấy vui mừng.
Thái độ của y đối đãi với những Thứ cát sĩ này nghiêm túc hơn nhiều bên Hàn Lâm, không chỉ dùng gần nửa canh giờ để tập thể nói chuyện, hy vọng những anh tài Đại Minh này phải 'tránh kiêu căng nóng vội, lấy phục hưng Đại Minh là mục tiêu nhân sinh', danh ngôn cảnh cú không ngừng tuôn ra, làm cho họ kích động không thôi, chỉ hận không thể lập tức đăng các bái tướng, kiến công lập nghiệp, danh thùy thanh sử.
Thẩm Mặc muốn chính là hiệu quả này, y rèn sắt khi còn nóng, bắt đầu nói chuyện với từng Thứ cát sĩ. Thường thì chưởng viện học sĩ sẽ không cần để ý tới những Thứ cát sĩ này, . . Tuy nói chỉ có Thứ cát sĩ mới có thể nhập các, mới có thể đảm nhiệm quan viên cao cấp của TW, nhưng đại bộ phận Thứ cát sĩ chẳng qua cũng tầm thường suốt đời, chỉ có tinh anh chân chính mới có thể trổ hết tài năng, tỷ lệ thành tài quá thấp. Cho nên chưởng viện học sĩ cũng sẽ không tốn nhiều tinh lực, tối đa cũng chỉ khi khai quán sẽ gặp mặt một lần cho có lệ, dạy bảo mấy câu, sau đó không quản không hỏi gì đến nữa.
Nhưng Thẩm Mặc không coi như vậy, y cho rằng chỉ cần có thể tuyển làm Thứ cát sĩ thì chính là nhân tài -- không đảm đương nổi tể tướng thì làm thượng thư, không đảm đương nổi thượng thư thì làm lang trung, TW kiếm ăn không nổi thì có thể đi địa phương, nói chung có một tấm giấy thông hành Thứ cát sĩ, sĩ đồ sẽ sáng sủa hơn nhiều người khác, là một kẻ có mưu tính sâu xa, y có thể nào buông tha bất kể một nhân tài nào chứ?
Dù cho họ không có bối cảnh, cũng không đáng để mắt tới, nhưng Thẩm Mặc không hề thiếu thời gian, y chuẩn bị dùng thời gian nửa tháng để hoàn thành, để Từ Thời Hành an bài thứ tự, lần lượt nói chuyện riêng cùng những người này, thông qua hỏi han và nói chuyện để lý giải tiềm lực tính cách phẩm hạnh của họ, để trong lòng cũng có tính toán.
Sau khi buổi đàm thoại dài dòng kết thúc, Thẩm Mặc mừng rỡ phát hiện, mình đã rơi vào một tòa bảo sơn rồi, mặc dù Thứ cát sĩ khoá trước đều là tinh anh, nhưng khóa này tuyệt đối là tinh anh trong tinh anh. Nếu như nói kỳ hoa của khoa Bính Thần là 'thất tử' bọn họ, vậy thất ngọc 'Từ Thời Hành, Vương Tích Tước, Dư Hữu Đinh, Lý Vấn, Tiêu Đại Hanh, Dương Tuấn Dân, Kiển Đạt' của khóa này không hề thua kém chút nào, thậm chí có một số mặt còn vượt trên cả 'thất tử' bọn họ.
Ngoại trừ mấy người Từ Thời Hành bị Thẩm Mặc coi thành thất ngọc, còn có đám người Hứa Phu Viễn, Trần Hữu Niên, Tôn Ứng Nguyên cũng có tiềm lực rất lớn, những người còn lại cũng không kém, tuyệt đối đáng để dốc lòng bồi dưỡng. Thẩm Mặc chuẩn bị dùng thời gian ba năm sẽ bồi dưỡng họ trở thành người ủng hộ kiên định nhất của mình.
Tuy nhiên nói qua cũng phải nói lại, trong mấy năm nữa vẫn chưa thể dựa vào họ được, Thẩm Mặc muốn đạt được cái gì thì vẫn còn phải dựa vào lực lượng nguyên bản của y.
~~
Ở trong thời đại phong vân tế hội thế này, mỗi ngày đều có việc mới phát sinh, gần đây kinh thành đã xảy ra ba đại sự, làm cho Thẩm Mặc đành phải dời ánh mắt từ trong tháp ngà của y để mà quan tâm đến tình thế phát triển.
Ba sự kiện này ít nhiều gì cũng có chút quan hệ với Thẩm Mặc. Trước tiên là nói về sự kiện có quan hệ với y ít nhất, chính là ngày 4/5 năm nay, Hộ khoa hữu Cấp sự trung Thẩm Thuần thượng bản tấu nói rằng 'Năm rồi hộ, công nhị bộ ngẫu nhiên bởi vì tài thì ít việc thì nhiều, nên tạm thi hành lệ nạp viện, vốn là sách lược nhất thời. Nay làm được vài năm mà vẫn còn chưa ngừng. Thần cho rằng cách làm này lợi bất thường hại, và đã tích trữ đủ, vậy nghi lệnh Hộ bộ, Công bộ lập tức thi hành bãi bỏ, nhằm tránh lan tràn.' yêu cầu kinh quan cùng quan lại thân dân đình chỉ nạp viện, vĩnh viễn không mở lại.
Phía trước đã nói qua, nạp viện chính là bắt bách quan quyên một bộ phận lương bổng, ủng hộ quốc gia vượt qua khủng hoảng tài chính, với lại sẽ khấu trừ trực tiếp vào trong lương bổng mỗi tháng, làm cho ngươi ngay cả cơ hội không yêu nước cũng không có. Chúng ta biết là đại bộ phận kinh quan không có con đường kiếm tiền bên ngoài, vốn số lương bổng ít ỏi đó đả đủ ấm no, hiện tại lại cắt xén một bộ phận, cuộc sống lại càng trở nên khó khăn hơn.
Thẩm Mặc đã từng gặp qua, thuộc hạ quan lại của y vì kiếm kế sinh nhai, người nhát gan thì đi làm nhân viên thu chi cho nhà giàu có, người to gán thì thậm chí kinh doanh sinh ý của mình, nha môn nào cũng đều là tiếng oán than dậy đất, nhân tâm hoang mang, sao có thể cam tâm phụng hiến? sao có thể an tâm làm việc? Hệ thống kinh quan đều nằm trong trạng thái hỗn loạn này, thì làm sao phối hợp để chỉ huy lưỡng kinh mười ba tỉnh?
Việc này cũng giống như loại ông chủ keo kiệt, vì tiết kiệm chút tiền công, kết quả làm hỏng cả toàn bộ sinh ý. Hiện tại triều đình vì tiết kiệm chút tiền, làm cho quốc gia rơi vào hỗn loạn, thật sự là cái được không bù đắp đủ cái mất. Cho nên từ khi 'Nạp viện' mở rộng, nó liền bị các quan viên công kích mạnh mẽ, hàng năm tấu chương thỉnh cầu bãi bỏ như tuyết rơi vậy, nhưng triều đình thủy chung cứ thế thu vào, bởi vì đó là do tiểu các lão định ra.
Giai đoạn sau Nghiêm gia phụ tử tại vị, bởi vì hai phụ tử không hiểu kinh doanh, lại đi đầu tham ô, Đại Minh đã quốc khố trống rỗng, nợ nần chồng chất, nếu để phát triển tiếp thì sẽ phải phá sản. Cho nên thân là người cầm quyền thực tế, Nghiêm Thế Phiên phải giải quyết vấn đề này, hắn một mặt nâng cao thuế thu địa phương, nhất là thuế muối sắt, mặt khác tận lực giảm chi tiêu, cắt giảm kinh phí nha môn của TW địa phương, thậm chí lấy danh nghĩa 'Nạp viện' để trực tiếp khấu trừ tiền lương của quan viên. . . Hắn đương nhiên biết làm như vậy sẽ đắc tội với người khác, nhưng thứ nhất hắn nghĩ không ra biện pháp khác, thứ hai, hắn thủy chung cho rằng, làm quan là không dựa vào bổng lộc để sống -- hắn cùng với đồng đảng của hắn ăn đến no kềnh bụng, liền cứ tưởng rằng người khác cũng có thể ăn được, thật không khác gì 'sao không ăn thịt'*?
( *Thời kì Tấn Huệ Đế chấp chính có một năm xảy ra nạn đói, bách tính không có lương thực ăn. Tin tức nhanh chóng truyền vào cung. Sau khi trải qua vắt óc suy nghĩ, Tấn Huệ Đế ngộ ra một 'phương án giải quyết' là: 'Dân không có gạo ăn, sao không ăn thịt?')
Đây mới là nhược điểm lớn nhất của Nghiêm Thế Phiên, thân là nhị thế tổ mạnh nhất, hắn vừa vào quan trường liền cao cao tại thượng, chưa từng trải qua nỗi khó khăn của tầng dưới cùng, khi quyết sách sẽ khó tránh khỏi vô cùng chủ quan phiến diện. Kết quả lệnh này vừa ra, bách quan ồ lên, nhưng lúc đó quốc gia quả thật bị vây trong cơn khủng hoảng tài chính, mặc dù các quan viên một trăm cái không muốn, nhưng cũng đành phải yên lặng chịu đựng.
Nhưng sau đó, quốc gia mở hải cấm, Giang Nam ti Thị bạc ngày đưa vào vạn kim. Các quan viên cả ngày ăn uống kham khổ rốt cuộc nhịn không được rồi, liền bắt đầu thượng thư thỉnh cầu đình chỉ 'Nạp viện', Công bộ và Hộ bộ cũng dưới sự chủ trì của nội các tiến hành bàn bạc, nhưng trước số thiếu hụt đến kinh người, kết quả cuối cùng đều là thu thêm một năm, đợi tài chính có chuyển biến tốt thì sẽ ngừng thu.
Đây cũng thành nguyên nhân sở tại rất nhiều người hận Nghiêm Thế Phiên, bọn họ nói 'Nghiêm Thế Phiên ngươi tham ô nhận hối lộ, đã thành cự phú, chúng tôi còn không tức giận, nhưng ngươi còn muốn tham chút bổng lộc đáng thương đó của chúng tôi, đây không phải là đoạn tuyệt đường sống của người khác sao? Quá thiếu đạo đức rồi đó!' nhưng mặc cho trên dưới triều đình tiếng oán than dậy đất, mãi đến khi Nghiêm Thế Phiên xuống đài, nạp viện vẫn cứ tiếp tục. . .
Hiện tại rốt cuộc kéo dài đến tân tướng thượng đài, tấu chương của Thẩm Thuần vừa đưa tới, mọi người đều mong chờ lắm, hy vọng có thể xuất hiện một cơ hội. Rất nhanh nội các truyền đến tin tức, Từ các lão đưa ra phiếu nghĩ 'Nạp viện không hề có ý nghĩa, đáp ứng lập tức đình chỉ.'
Mọi người nghe xong, thầm nghĩ vẫn là Từ các lão phúc hậu a, nhưng còn chưa thể cao hứng quá sớm, bởi vì còn phải qua một cửa của bệ hạ nữa, nếu như không thể thuyết phục bệ hạ, vậy tất cả đều là phí công. Các quan viên mỗi người đều hiển thần thông, lại nghe ngóng ra buổi nói chuyện của hoàng đế và thủ tướng tại Tử Quang các thành rất sống động. Có người nói lúc đầu là Từ các lão cố gắng nói cho bệ hạ quốc gia thiếu hụt tài chính là đại sự, nhưng chỉ dựa vào chút bổng lộc của quan viên thì cũng chỉ như muối bỏ biển, không dùng được, ngược lại sẽ khiến nhân tâm hoảng sợ, cái được không bù đắp đủ cái mất, nên lập tức đình chỉ nạp viện để cứu lấy nhân tâm. Trải qua một phen khổ tâm khuyên bảo, rốt cuộc thuyết phục được hoàng đế, trên phiếu nghĩ của ông ta phê hồng -- chuẩn tấu!
Tin tức truyền ra, bách quan vui mừng khôn xiết, đều ca tụng Từ các lão nhân từ công chính, tốt hơn Nghiêm gia phụ tử cả trăm lần, thì ngay cả những người vốn thân cận với Nghiêm gia phụ tử cũng không nói xấu Từ Giai nữa, ngược lại bắt đầu tâm hướng về Từ đảng.
Một lời phê duyệt của Từ Giai đã mang đến thu hoạch trên chính trị còn lớn hơn cả tam bả hỏa, tam bản phủ của ông ta, có thể thấy được khẩu hiệu có lớn, mục tiêu có cao, cũng không quan trọng bằng giúp người ta ăn no cái bụng.
Ngay khi bách quan chúc mừng thì Thẩm Mặc ở trong thư phòng lại cười nhạt, thân là người cảm kích, y không chỉ có khen ngợi thủ đoạn của Từ Giai, -- phải biết rằng lúc trước chủ ý ngu xuẩn 'Nạp viện' đó của Nghiêm Thế Phiên là bị Từ Giai giựt giây mà đề xuất, sau đó sở dĩ mấy lần bảo dừng nhưng dừng không được cũng là do Từ Giai làm khó dễ từ bên trong, khiến Nghiêm Thế Phiên tin tưởng tài chính quốc gia thủy chung nằm ở ranh giới tan vỡ, căn bản không để ý đến sự oán hận của bách quan. Nhưng nhìn Từ Giai vừa lên đài đã cho 'Nạp viện' ngừng lại, hiển nhiên đây căn bản không phải quốc gia yêu cầu, mà là cái hố Từ Giai đã móc sẵn cho Nghiêm Thế Phiên -- nạp viện còn lâu một ngày, oán khí của bách quan đối với Nghiêm Thế Phiên sẽ nặng thêm một phần, tương lai khi Từ Giai đứng ra đình chỉ, cảm tình của quan viên đối với ông ta cũng sẽ nhiều hơn một phần.
Thực sự là một cuộc mua bán có lời nhất tiễn song điêu, Từ các lão thật có thể nói là thông minh tuyệt đỉnh, nhưng Thẩm Mặc muốn hỏi vài điều, ông ta có từng suy nghĩ qua bách quan sinh tồn như thế nào không? Hành chính quốc gia sẽ nhận được ảnh hưởng lớn thế nào không? Có lẽ cuối cùng mọi người đều sẽ ca tụng cái công bình định, thanh lọc điện ngọc, nhưng nghĩ tới hay chưa, lão nhân này đã làm phó tướng đến vài chục năm, quốc gia loạn thành như vậy, ông ta sẽ không có một chút trách nhiệm nào sao? !
Đương nhiên, lịch sử là một tiểu cô nương mặc cho ngươi trang hoàng, có lẽ đến cuối cùng, ông ta có thể sẽ rớt lại cái danh tiếng hiền tướng cũng nói không chừng.
~~
Chuyện thứ hai có quan hệ với Thẩm Mặc lớn hơn chút, Lại bộ lang trung Lục Quang Tổ thượng thư Gia Tĩnh: 'Thần nghe nói hoàng thượng có ý định để Đông Xưởng đề đốc Cẩm Y Vệ, đây là bệ hạ thánh tâm độc đoán, thần không dám nhiều lời, chỉ là thần nghe nói, Đông Xưởng đề đốc Trần Hồng, khí lượng hẹp hòi, có thù tất báo, vả lại có mối hẫn cũ với vị thúc thúc đã qua đời của thần. Vào lễ tang năm trước của thúc thúc, hắn suất lĩnh tay sai tới cửa gây rối, cũng trắng trợn bắt bớ bức hại quan viên bình dân. Hắn hung hăng càn quấy chẳng khác nào bè lũ Lưu Cẩn, Cốc Đại Dụng. Hiện tại Đông Xưởng đã thành thượng cấp của Cẩm Y Vệ, tất nhiên là bệ hạ vì nâng cao hiệu suất nên đã suy nghĩ cặn kẽ. Nhưng nếu như bổ nhiệm Trần Hồng, hắn tất sẽ lấy công trả thù tư, hãm hại nòng cốt của Cẩm Y Vệ, do đó làm cho nội bộ xưởng vệ lục đục, rơi vào nội loạn mà không thể vận hành bình thường. Xin bệ hạ suy nghĩ cho xưởng vệ, cũng nể mặt người thúc thúc đã qua đời mà đổi lại một vị đề đốc Đông Xưởng nhân hậu, đó nhất định là cái phúc của xưởng vệ, cũng là cái phúc của bách quan vạn dân." Hắn là cháu trai của Lục Bỉnh, nói lời này lẽ thẳng khí hùng, cho thấy có tình có nghĩa. Hơn nữa hắn ủng hộ quyết định 'Xưởng Vệ xác nhập' của hoàng đế, chỉ là có dị nghị đối với nhân tuyển của xưởng đốc, cũng không sợ khiến cho hoàng đế nghi ngờ.
Bản tấu vừa dâng lên, Trần Hồng liền luống cuống, hắn quỳ gối trước mặt Gia Tĩnh khóc lóc, nói mình cũng không phải cái loại tiểu nhân như Lục Quang Tổ nói, chắc chắn đối xử bình đẳng, gìn giữ Cẩm Y Vệ đầy đủ, tuyệt sẽ không có ý hãm hại.
Gia Tĩnh căn bản không tin trò đó của Trần Hồng, đều là nô tài đã theo ông ta vài chục năm, hoàng đế rõ vach vách chút tâm địa gian giảo trong bụng ấy. Ông ta tin tưởng lời Lục Quang Tổ nói, Trần Hồng một khi lên đài, tất nhiên sẽ trắng trợn tẩy trừ Cẩm Y Vệ. . . Hoàng đế cũng không thèm để ý chết mấy người, bao nhiêu người lọt vào hãm hại hay sao, ông ta đã bị xúc động bởi hai cái tên trong tấu chương, đó chính là 'Lưu Cẩn', 'Cốc Đại Dụng', cái gương thái giám tiền triều vi họa còn rành rành trước mắt, làm cho Võ Tông Chính Đức hoàng đế sinh tiền phải chịu nhục, sau khi chết bị bêu danh thiên cổ. Đây cũng là nguyên nhân sở tại mà Gia Tĩnh nhất quán phòng bị đối với thái giám, ông ta một lòng muốn làm vị vua thánh minh, sao co thể để cho những thái giám này phá hủy danh tiếng chứ?
Cho nên tại trước 40 năm chấp chính, ông ta đã ném thái giám qua một bên, tự mình độc lập chu toàn cùng bách quan. Cho tới bây giờ, khi đã lực bất tòng tâm thì ông ta mới nghĩ đến moi ra thái giám từ trong đống rác, giúp mình trông coi đám quan viên không nghe lời. Xét đến cùng, Gia Tĩnh chỉ là muốn lợi dụng bọn họ một chút mà thôi, tuyệt không hy vọng tai tiếng thái giám chuyên quyền xuất hiện trong triều của mình. Cho nên ông ta đành phải suy nghĩ, nếu như thật để cho Trần Hồng triệt để hàng phục Cẩm Y Vệ, Đông Xưởng sẽ không có chế ước, vậy làm sao để hạn chế nó bành trướng quyền lực?
So với đến lúc đó phí tâm tư diệt trừ hắn, còn không bằng hiện tại đề phòng cẩn thận, không cho hắn kiêu ngạo!
Nghĩ vậy, chế hành chi thuật vẫn luôn cắm rễ trong đầu đế vương liền phát tác. Gia Tĩnh bảo Trần Hồng rằng:
- Ngươi yên tâm, trẫm sẽ không thay đổi người.
Bên người thái giám tuy nhiều, nhưng vẫn không có sân khấu để biểu hiện, kết quả hoàng đế không tin được mấy người, cho rằng có năng lực quản Đông Xưởng thì chỉ có hai người Trần Hồng và Hoàng Cẩm. Mà xem xét quan hệ thân mật giữa Hoàng Cẩm và Lý Phương, hoàng đế tuyệt sẽ không để hắn nhúng chàm vào Đông Xưởng. . .
Bình luận truyện