Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 679: Chết cũng giữ sĩ diện nên chịu tội sống



Thẩm lão gia không đưa Sa Vật Lược về nhà, mà đưa ông ta tới nhà Thẩm Hạ, vì ngày mai Thẩm Mặc lên đường, hôm nay bày tiệc cáo biệt thân bằng hảo hữu.

Tới nơi thì khách khứa đã ngồi đầy sân, nhưng chưa khai tiệc, đều đợi vị Thẩm lão gia này, nhìn thấy ông ta tới, mọi người liền mời ngồi, đồng thời ồn ào:
- Phạt ba chén rượu, phạt ba chén rượu.

Thẩm lão gia cũng thống khoái, uống liền ba chén rượu mạnh, ngồi xuống bên Thẩm Hạ và Ân lão gia, cười:
- Có lỗi, lão phu tới muộn, không ngờ hôm nay miếu Thành Hoàng đông thế, nửa ngày trời xe không đi được chút nào.

Ân lão gia cười:
- Lão ca mỗi tháng đều đi dâng hương, đúng là thành kính.

- Vậy mà có tác dụng gì đâu ...
Thẩm lão gia thở dài, thấp giọng nói:
- Tên tiểu tử đó sống chết không chịu về nhà ..
Rồi đề cao giọng nói với mọi người:
- Ta uống rượu phạt rồi, chúng ta khai tiệc thôi.

Nhưng Thẩm Mặc lại nói:
- Đại bá đợi một chút, còn thiếu một vị, à .. Hai vị.

Mọi người nhìn quanh, thấy tất cả ghế ngồi đã có người, thiếu ai nữa? Không biết y bày trò gì, trước mặt nhiều người như vậy Thẩm Hạ cố ý bày ra tông nghiêm người cha:
- Chuyết Ngôn, còn có vị khách nào nữa, con nói luôn ra đi.

- Mọi người chờ cho một chút.
Thẩm Mặc đứng dậy:
- Vị khách này ta phải đích thân đi mời.
Nói xong đi vào hậu đường.

Mọi người nhìn theo hướng đó, xôn xao bàn tán, không biết y mời ai.

Một lúc sau tiếng bước chân vang lên sau bình phong, mọi người nìn thở nhìn tới, thấy một Thẩm Mặc cung kính mời một thiếu phụ bẽn lẽn bế đứa bé xuất hiện.
Mặc dù tuổi tác hai người tương đương, nhưng thẩm mặc tụt lại đằng sau, giữ lễ vãn bối, nên mọi người không hiểu lầm gì.

Vừa thấy hai người đó, Thẩm Hạ vừa rồi còn lên mặt người cha nghiêm khắc, lúc này luống cuống chân tay, ấp úng nói:
- Sao, con.. nàng sao lại ra đây?
Thì ra nữ tử kia là di thái thái mà ông nạp, còn đứa bé kia là tiểu đệ đệ của Thẩm Mặc.

Vì chuyện tục huyền năm xưa khiến Thẩm Mặc phản ứng quyết liệt, thậm chí bỏ nhà đi thời gian dài, cho nên Thẩm Hạ luôn e sợ, còn quy y cửa Phật để bản thân không động lòng phàm nữa.
Nhưng thân phận ông nay đã khác rồi, có biết bao người tới muốn tặng khuê nữ cho ông, thêm vào nhiều năm sống sung sướng an nhàn, khí huyết sung mãn, khó tránh khỏi ham muốn, nhưng sợ chọc giận nhi tử, nên rất rối rắm.

Thẩm lão gia biết tâm tư của ông, vì lần đó làm mai không thành mà áy náy, liền hiến kế:
- Chuyết Ngôn ở ngoài làm quan, coi như là bán cho nhà đế vương rồi, một hai chục năm chẳng về nhà được, đệ cứ nạp trước đi, sinh con ra, làm phát tiền trảm hậu tấu, tới khi đó dù nó không nhận di nương cũng phải nhận đệ đệ.

Thẩm Hạ nghĩ cũng phải, dù sao Thẩm Mặc phải tám mười năm mới về nhà được, cứ hưởng thụ đã tính sau. Có điều ông ta hiền lành quen rồi, vẫn băn khoăn:
- Làm thế có ổn không?

- Có gì không ổn, nhi tử dám không xin phép đã định hôn nhân, đệ làm cha có gì không dám.

- Chuyết Ngôn không phải không xin phép, nó quy củ lắm.

- Ta nói con ta mà ...
Thẩm lão gia buồn bực nói.

Vì thế Thẩm Hạ không nói với Thẩm Mặc, cưới một tiểu di nương cho y, đợi Nhược Hạm về nhà, gặp đúng lúc tiểu thúc ra đời, nàng dở khóc dở cười, nói với Thẩm Hạ:
- Cha, không phải con nói cha, nhưng cha sao lại làm thế? Giấu được cả đời sao?

- Đã sinh ra rồi, sao có thể nhét vào được?
Thẩm Hạ cầu xin con dâu:
- Nhược Hạm, ta biết con có nhiều mưu kế nhất, con nghĩ cách giúp ta giải thích với Chuyết Ngôn nhé.

Nhược Hạm còn biết làm sao:
- Chuyện tới nước này không thể che giấu nữa, khi con về sẽ nói với chàng.

- Đừng, đừng, con đâu phải không biết tính khí của nó, nếu nó biết ta sinh cả đệ đệ cho nó rồi, không biết nó tức giận tới mức độ nào.

- Vậy ý cha là không nói cho chàng biết à? Dù sao chàng ở tận Bắc Kinh, có giận cũng chỉ nhắm vào con, cha không cần lo.

- Ta biết, ta biết ... Ý ta là...
Thẩm Hạ lí nhí:
- Con đừng nói hết cho nó một lúc, nếu không ta mất mặt.

Nhược Hạm cười khổ:
- Vậy theo cha nói, con nên hôm nay nói một ít, mai nói một ít à?

- Thế này.
Thẩm Hạ xấu hổ nói:
- Con về nói với nó, ta muốn nạp thiếp, xem nó phản ứng ra sao, như thế làm nó cảm thấy được tôn trọng, phải không? Nếu nó không đồng ý, con giúp ta khuyên nó, đợi một năm sau hẵng nói chuyện đệ đệ nó.

- Thế thành tham ô của tiểu thúc một tuổi rồi, trẻ một tuổi và hai tuổi sao giống nhau được.

- Lớn lên là giống nhau hết.
Thẩm Hạ cười:
- Con phân biệt được đứa mười ba tuổi với đứa mười bốn tuổi không? Cho nên tương lai Chuyết Ngôn gặp được đệ đệ của nó, chuyện này kín như bưng.

Nhược Hạm thầm nghĩ :" Công công đúng là chết cũng muốn thể diện." Nhưng lệnh cha khó cãi, nên nàng vẫn đồng ý.

Ai ngờ Thẩm Mặc qua năm mới lại về, theo lời nói dối của bọn họ, đứa bé phải ở trong bụng mẹ, giờ đã biết gọi "cha" rồi, chẳng phải vạch trần tại chỗ sao?
Thẩm Hạ đành bảo thông gia đỡ hộ, sau đó đưa hai mẹ con về nhà mẹ đẻ né tránh, hi vọng qua ải này.

Không ngờ Thẩm Mặc thần thông quảng đị, mới hai ngày tìm hiểu rõ ràng, đem cả hai tới ... Hồng Môn yến.

"Chết rồi, chết rồi, nó tới hỏi tội đây." Thẩm Hạ thầm toát mồ hôi :" Ta đúng là chết muốn thể diện nên phải chịu tội sống mà."

Bất ngờ là Thẩm Mặc sai người lấy hai cái ghế, mời thiếu phụ trẻ kia ngồi xuống, sau đó chắp tay với Thẩm Hạ:
- Nhi tử bất hiếu, phụ thân đại hỉ, đệ đệ ra đời cũng không về chúc mừng được, thực áy náy vô cùng, hôm nay thân bằng hảo hữu đông đủ, hài nhi lớn gan mời phụ thân và di nương cùng ngồi cho hai nhi làm tròn lễ ...

Thẩm Hạ không biết làm sao:
- Cái, cái này không cần đâu, có lòng là được rồi..

Thiếu phụ kia cũng đứng dậy nói:
- Thiếu gia đừng làm nô gia phải tội.

Thẩm Mặc nhìn Thẩm lão gia và Ân lão gia, ý bảo tới hai vị rồi. Thẩm lão gia cười nói:
- Huynh đệ dù sao cũng là con trẻ có hiếu, đệ nhận đi.
Ân lão gia cũng nói:
- Đúng thế, nếu không lòng Chuyết Ngôn sẽ tiếc nuối, ông thông gia nồi xuống đi.
Hai vị lão nhân gia khuyên nhủ, Thẩm Hạ mới ngồi xuống cạnh thiếu phụ kia.

Thẩm Mặc mời thiếu phụ kia ngồi, nhưng nàng nhất định không nhận, nàng biết nếu hôm nay nhận một lạy của Thẩm Mặc, ngày mai sẽ bị nước bọt người dân Thiệu Hưng dìm chết, chỉ e cả nhà mẹ đẻ cũng nói nàng không biết trời cao đất dày.

Cho nên dù Thẩm Mặc khuyên thế nào nàng cũng không chịu, Thẩm Hạ phải nói:
- Chuyết Ngôn, nếu .. Di nương con không muốn ngồi, thì con đừng miễn cưỡng nữa ... Nàng sang đây đứng cạnh ta.
Thiếu phụ kia gật đầu không dám nói.

Thẩm Mặc không dám ép nữa, nghiêm túc quỳ xuống, cung kính dùng đại lễ quỳ lạy.

Thấy nhi tử quỳ xuống, mắt Thẩm Hạ ươn ướt, nhi tử yêu thương ông không cần phải nghi ngờ, nhưng hình tượng cha chó con hổ đã in sâu vào trong lòng. Ít nhất ông quen với sự chi phối sắp đặt của nhi tử rồi.

Nhưng trong xã hội ấy, quan hệ cha con như vậy mang tới áp lực không nhỏ cho ông, có điều Thẩm Mặc nghĩ tới những điều nhi tử vì mình, vì cái nhà này nên lời kháng nghị không sao nói ra khỏi miệng.
Kỳ thực ông cũng chấp nhận hiện trạng này, nhưng đôi khi, đôi chỗ vẫn muốn phản kháng, như để chứng minh ông mới là người đứng đầu trong nhà.

Thực ra Thẩm Mặc cũng hiểu tâm lý này của phụ thân, nhưng trong thời gian dài y chẳng bận tâm, vì y cho rằng cái nhà năm xưa nương nhờ người ta, về sau mau chóng xoay chuyển thành đại hộ của thành Thiệu Hưng, đều do mình khổ công mưu tính, vất vả gây dựng, còn Thẩm Hạ làm gì? Có thế làm gì? Ngay cả muốn thăng tiến còn dựa vào mình mời khách tặng quà.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.

Bình luận truyện