Quan Cư Nhất Phẩm
Chương 764-2: Quân thần phụ tử (3 & 4)
Người bên ngoài nghe thếy tiếng la hét hoảng loạn, đang tò mò không biết chuyện gì xảy ra thì một đám thái giám và ngự tiền thị vệ xúm quanh một cái kiệu từ phòng trực đi ra.
- Quỳ xuống, không được nhìn.
Ngô thái giám dẫn người Đông Xưởng chạy tới quát tháo.
Lúc này dùng đầu gối mà nghĩ cũng biết chính chủ trên kiệu là ai rồi.
Mọi người hoảng sợ trao đổi ánh mắt với nhau, không ngờ hoàng đế ngự giá thân lâm nghe cuộc biện luận này...
Đợi người trong cung đi hết, hội trường lặng ngắt như tờ, chuyện hôm nay gây chấn động quá lớn, bọn họ cần thời gian tiêu hóa và cảm nhận.
Từ Vị đứng dậy phủi bụi trên áo, thở dài:
- Chư vị, vốn có chiêu đãi, nhưng..
Mọi người hiểu cả, lúc này ai dám công khai ăn uống là chán sống rồi.
~~~~~~~~~~~~
Hậu viện Bắc trấn phủ ti.
Thẩm Mặc sắp tức phát điên rồi.
Nội dung cuộc biện luận đúng nguyên bản chuyển tới tay y chỉ sau hai khắc, Thẩm Mặc xem xong như muốn giết người. Lý luận phê phán quân chủ quân quyền mà y tốn mấy năm trời viết ra chẳng được thể hiện. Những người y an bài trước bị lời Lý Chí sửa lời, kết quả cuộc đại hội lớn kết thúc trong lặng lẽ.
Nghĩ tới tâm huyết uổng phí, cơ hội ngàn vàng bỏ lỡ, Thẩm không khống chế được tâm tình, nóng nảy đi vòng quanh phòng. Nếu chẳng phải đang bị giam lỏng, y đã xông tới bóp chết đám người kia.
Thấy đại nhân mặt lúc xanh lúc đỏ, hung dữ khác thường, Chu Thập Tam thận trọng hỏi:
- Đại nhân làm sao thế?
Thẩm Mặc dù nổi trận lôi đình, nhưng còn chút tỉnh táo, sao nói thực với hắn được, nhưng cũng chẳng muốn trả lời qua loa, đi sầm sầm ra phía cửa.
- Đại nhân muốn đi đâu?
Chu Thập Tam vội đi theo.
- Ăn đồ hư đau bụng, đi ngoài.
Thẩm Mặc tức tối nói.
Thẩm Mặc vừa nói vừa ra ngoài, thiếu chút nữa xô phải một người, nhìn kỹ lại thì ra là người đưa tin mới nhất tới.
Hầm hừ cầm lấy, Thẩm Mặc như bị nước lạnh dội từ trên đầu xuống, chỉ thấy bên trên đó viết " nội thị, ngự tiền bao vây quanh một chiếc kiệu từ phòng trực đi ra, Ngô Thân quát không cho mọi người nhìn..."
Không ngờ Gia Tĩnh ở bên nghe, cuối cùng còn xảy ra chuyện giữa chừng, nếu đám Lý Chí đem những lời kinh hãi thế tục mà y chuẩn bị nói ra, hậu quả không dám tưởng tượng.
Thẩm Mặc vã mồ hôi lạnh đứng ngây ra tại chỗ, Gia Tĩnh nếu xảy ra bề gì vào lúc này, mạng y coi như cũng hết.
~~~~~~~~~~~~~~~~
Tây Uyển.
Từ Giai suất lĩnh lục bộ cửu khanh quỳ ngoài đạo quán, chúc phúc cho đương kim thánh thượng.
Ai nấy mặt đều vô cùng thành kính, kỳ thực mỗi người mang tâm sự khác nhau.
Có điều Từ Giai thì thực lòng cầu nguyện, mặc dù không tham gia cuộc biện luận, nhưng chuyện xảy ra nơi đó ông ta biết hết.
Ban đầu Từ Giai chấn kinh bởi lời lẽ của Lý Chí, nhưng may mà hồi sau hắn kéo léo hạ mình khuyên gián hoàng đế, Từ Giai ước chứng hoàng đế nguôi giận kha khá, mạng của Hải Thụy giữ được rồi.
Ai ngờ hoàng đế đột nhiên bệnh nguy, nếu như băng vào lúc này thì đại la kim tiên cũng chẳng thể cứu được Hải Thụy nữa, Dụ vương đăng cơ chuyện đầu tiên là phải giết Hải Thụy bái tế Gia Tĩnh...
Hải Thụy chết, Lý Chí chẳng sống nổi, thậm chí Thẩm Mặc dù có được Dụ vương coi trọng nhưng khó tránh khỏi kết cục lưu đày ba ngàn dặm, vĩnh viễn không được sử dụng.
Từ Giai không muốn thấy cảnh này, cho nên ông ta mời Lý Thời Trân tới, bất kể ra sao cũng phải cứu hoàng đế qua được ải này. Nhưng Lý Thời Trân nói, y thuật cao tới đâu cũng không thể cải tử hồi sinh, dương thọ hoàng đế nếu đã hết, chẳng ai cứu được.
Từ Giai cầu hết thần phật trên trời, mong ông trời có mắt đừng đón con mình về.
Quỳ đằng sau Từ Giai là một lão giả vóc người khôi ngô, tướng mạo đường đường, là binh bộ thượng thư Dương Bác. Luận công tích, luận năng lực, luận thế lực, ông ta đều đứng đầu triều, tới ngay Từ Giai cũng phải kính ông ta ba phần.
Dương Bác lần này về kinh có thể nói là thỏa lòng thỏa dạ, mười mấy trước ông ta làm binh bộ thượng thư rồi, nếu lần này vẫn chức cũ, đúng là đập đầu chết cho xong. Chỉ có vào nội các mới xứng đáng với công lao và năng lực của ông ta ...
Tháng này vốn đình thôi rồi, nhưng hoàng thượng bệnh nguy với ông ta mà nói đúng là chuyện hỏng to. Nếu không nhập các trước khi tân vương đăng cơ, thì đám người thân tín của Dụ vương sẽ chen vào, lúc đó hi vọng nhỏ hơn nhiều.
Đầu không nhúc nhích, chỉ dùng khóe mắt liếc nhìn Quách Phác và Cao Củng hai bên, thầm thở dài :" Xem ra phải thương lượng với hai vị này." Ông ta chuẩn bị sẵn sàng hoàng đế giá băng.
Quách Phác và Cao Củng lúc này trấn tĩnh hơn nhiều. Quách Phác kết đồng minh với Cao Củng, từ đó leo lên thuyền của Dụ vương, giờ thuyền cũ sắp chìm, thuyền mới sắp ra biển lớn, sao ông ta lại chẳng vui.
Cao Củng tâm tư phức tạp hơn nhiều, vài ngày trước Từ Giai nói muốn tiến cử ông ta nhập các, đương nhiên đây là chuyện tốt, nhưng quy củ quan trường là nợ nhân tình phải trả.
Năm ngoái ông ta làm chủ khảo, từng vì đề thi phạm húy thiếu chút nữa bị Gia Tĩnh đuổi về quê, Từ Giai khéo léo hóa giải cho ông ta tai kiếp này. Có điều ông ta không cảm kích, vì đó chẳng phải là chuyện to tát gì, cùng lắm về nhà nghỉ ngơi một thời gian, Dụ vương đăng cơ, ông ta chẳng quay lại hay sao?
Nhưng người khác thì đều nghĩ Cao Tân Trịnh nợ ân tình của Từ Hoa Đình.
Mời nghĩ tới đó Cao Củng đã phát ngán, nợ ân tình người ta cũng đành, nhưng sao đó lại là Từ Giai? Ông ta chẳng có thù riêng gì với Từ Giai, nhưng chính kiến hai người khác nhau như trời với đất, không hòa hợp được.
Giờ Từ Giai tiến cử ông ta nhập các, với người khác thì đúng là cầu mà chẳng được, nhưng Cao Củng không muốn, ông ta là sư phụ thái tử, chức thủ phụ chạy không thoát được, cần gì phải gấp?
Hơn nữa trong mắt Gia Tĩnh thì ông ta chẳng là gì, vào nội các thành nha hoàn cho Từ Giai sai phái là cái chắc, làm gì cũng phải nín nhịn, tính thế nào cũng thấy lỗ.
Nhưng trong mắt người đời thì không thể chỉ biến lấy mà không biết trả. Từ Giai đã nói, nếu ông ta không đồng ý thì với người khác sẽ thành hạng chỉ biết ăn không biết bỏ, sau này còn làm gì được nưa? Nhưng đồng ỳ thì nợ ân tình lớn, thật khổ não vô cùng.
Hiện giờ Gia Tĩnh tựa hồ sắp chết rồi, ông ta chờ mong thời khắc đó tới, lúc đó Dụ vương lên ngôi, ông ta nhập các là đương nhiên, Từ Giai chẳng thể mặt dày cho rằng mình ban ân tình cho người khác.
Vì thế Cao Củng vái thần phật khắp trời, cầu ông trời mau đón con ông ta về.
Các công khanh đại thần khác nếu không có cơ hội thắng tiến thì chỉ thuần túy là đóng kịch phụ họa, mỗi Lý Xuân Phương là không hi vọng Gia Tĩnh đế chết, đơn giản là không muốn nhân sinh hoàn mỹ của mình bị vấy bẩn, nếu không người ta sau này nói vì Lý Xuân Phương hắn cãi không lại khiến hoàng đế tức chế, thế thì quá mất mặt.
Nếu Gia Tĩnh đế biết mà biết suy của đám đại thần, chắc chắn sẽ tức tới bật thẳng dậy, sau đó bóp chết từng tên một...
Từ Tam Thanh điện đi ra, đám Từ Giai đợi trong trị phòng ngoài tẩm cung, đợi từ trưa tới nửa đêm, đợi tới lưng mỏi nhừ, bụng lép kẹp, mắt hoa lên nhưng vẫn chưa biết hoàng thượng sinh tử ra sao.
Có lẽ là đói tới mất trí rồi, Cao Củng đột nhiên đề xuất mời Dụ vương tiên cung, lập tức bị một loạt ánh mắt quái dị chiếu vào? Thầm nghĩ :" Có ai tranh với ông ta đâu, cần gì phạm vào thứ tối kỵ này?"
Cao Củng biết lỡ lời, nhưng không muốn mất mặt, liền nói:
- Ta nghĩ lúc bệnh tật có con cái bên cạnh, tâm tình ắt sẽ tốt hơn.
Từ Giai khẽ gật đầu:
- Nói đúng lắm ... Nhưng cần xin ý chỉ.
Cao Củng thầm nghĩ :" Thế khác gì không nói?" Nhưng ông ta biết vào lúc mẫn cảm này nói nhiều sai nhiều liền ngậm miệng lại.
Tới canh ba, Lý Thời Trân mệt mỏi xuất hiện, các vị đại thần đồng loạt đứng dậy, đi với bước mới nhớ tới tôn ti, chậm bước lại để Từ Giai đi đầu.
- Sao rồi?
Từ Giai hỏi gấp.
- Tại hạ tận lực rồi.
Lý Thời Trân thở dài:
- Nhưng bệ hạ không tỉnh lại.
"Kết thúc như thế sao?" Từ Giai đột nhiên ý thức được có gì không ổn, nếu hoàng đế giá băng phải do thái giám báo, chứ sao để đại phu tuyên bố?
Nhưng không phải ai cũng bình tĩnh được như ông ta, nhất là những kẻ cầu mong Gia Tĩnh chết bắt đầu bày ra vẻ bi thương tột độ rống lên:
- Hoàng thượng ơi ...
- Kêu gào cái gì?
Từ Giai quát một tiếng, làm đám người kia nín khe.
Lúc này nhiều người cũng nhận ra, lần lượt hỏi Lý Thời Trân:
- Hoàng thượng ... Thăng thiên thật sao?
- Ai nói thế?
Lý Thời Trân bình thản nói:
- Tại hạ hành y bao năm chưa từng trị bệnh chết một ai.
- Sao vừa rồi tiên sinh nói hoàng thượng không tỉnh lại?
Cao Củng sắp bị ông ta làm tức điên rồi.
- Hoàng thượng đang hôn mê.
Lý Thời Trân như nhìn đám ngốc:
- Tại hạ nói sai cái gì à?
Mọi người bực bội lắc đầu, không cách nào nói ông ta sai.
Hoàng đế nhất thời chưa chết được, hôn mê hiển nhiên mang rất nhiều ý nghĩa, đám đại thân bắt đầu mưu tính. Ỷ địa vị thủ phụ, Từ Giải nói:
- Lý thần y, mời qua đây nói chuyện.
Rồi cùng Lý Thời Trân đi về trị phòng trong ánh mắt hâm mộ đố kỵ của đám Cao Cùng, Dương Bác.
Đóng cửa lại, Từ Giai nhỏi nhỏ:
- Long thể hiện nay ra sao, điều này liên quan tới an nguy xã tắc, tiên sinh phải trả lời đúng sự t hực.
- Lý mỗ là thảo phu sơn dã nhưng cũng biết nặng nhẹ.
Lý Thời Trân khó chịu nói:
- Long thể đã tới đại hạn, có thể vĩnh viễn không tỉnh lại.
- Hả.
Dù có chuẩn bị sẵn nhưng Từ Giai vẫn chấn động.
- Cũng có khả năng tỉnh lại, dù có tỉnh cũng chẳng thể động đậy được.
- Vậy ... Còn được bao lâu?
- Không biết.
Lý Thời Trân lắc đầu thở dài:
- Nói thực hoàng thượng như cây đèn cạn dầu, nếu là người thường, tại hạ có thể nói tối đa chỉ năm ngày. Nhưng trong cung có nhiều trân dược, hoàng thượng lại dùng quá nhiều ... Long thể khác thường, khó nói lắm.
Dừng một lúc, ông ta hạ giọng đến mức thấp nhất:
- Có thể một tháng, cũng có thể mấy tháng ... Nhưng cũng có kỳ hạn, tới mùa thu "gió tây nổi lá cây rụng", hoàng thượng không qua nổi.
- Tiên sinh chắc chắn chứ?
Từ Giai nhìn thẳng vào ông ta.
Lý Thời Trân trịnh trọng gật đầu:
- Chắc chắn.
- Chuyện này không được nói với bất kỳ ai.
Lý Thời Trân lạnh nhạt nói:
- Các lão hoài nghi nhân phẩm của tại hạ à?
Từ Giai chẳng cãi nhau với ông ta:
- Thời kỳ phi thường, tiên sinh đừng rời khỏi cung, lão hủ sai người an bài phòng cho tiên sinh, để tiện chiếu cố hoàng thượng.
Lý Thời Trân tuy chỉ là đại phu nhưng cũng hiểu chuyện quốc gia hưng suy, liền chấp nhận.
Sai người đưa Lý Thời Trân đi nghỉ ngơi, Từ Giai ngồi xuống hồi phục chút thể lực, dù sao tuổi đã ông ta đã cao rồi.
"Không thể làm tội nhân thiên cổ." Từ Giai cổ vũ bản thân rồi đứng dậy, lúc này phải ổn định đại cục, ngàn vạn lần không thể để xảy ra loạn.
Ông ta vừa đi ra, liền bị quan viên vay quanh, nhao nhao hỏi:
- Các lão, hoàng thượng không sao chứ?
- Thánh cung có chút bệnh, không đáng ngại lắm, điều dưỡng một thời gian là ổn.
Từ Giai chắp tay với mọi người:
- Thời gian này xin mọi người tận tâm, quốc sự như bình thường.
- Nhất định tận tâm kiệt lực.
Mọi người đồng thanh đáp.
- Sắp canh bốn rồi.
Từ Giai làm ra vẻ thoải mái:
- Mọi người tới Vô Dật điện nghỉ đi, ở đây có lão phu là được.
Lúc này mọi người không rõ tình hình không dám làm bừa, nên thi lễ lui hết.
Trước khi đi cao Củng không quên nói:
- Lát nữa hoàng thưởng tỉnh, thủ phụ đừng quên xin cho vương gia hầu bệnh.
Từ Giai gật đầu.
Rời khỏi cung Thánh Thọ, Quách Phác hỏi nhỏ:
- Huynh thấy ông ta nói có đáng tin không?
Cao Củng cười lạnh:
- Có vẻ hoàng thượng lần này gặp đại nạn rồi ... Nhưng chỉ e đình thôi vẫn diễn ra.
- Không thể, hoàng thượng đã thế rồi còn đình thôi?
- Huynh quên Từ Giai nói "quốc sự như bình thường" à?
Cao Cung nói nhỏ:
- Hiện giờ từng lời ông ta đều mang thâm ý đấy.
- Hoàng thượng phê chuẩn đình thôi rồi, cứ cử hành đúng như thời hạn cũng được.
Quách Phác trầm ngâm:
- Nhưng không có dấu đỏ của hoàng thượng thì tiến cử ra có tác dụng gì?
- Đó là chỗ hiểm độc của ông ta.
Cao Củng nghiến răng nghiến lợi:
- Đình thôi xong trong mắt người khác là nhập các rồi, nhưng không được hoàng thượng phê duyệt, thì khác gì vào các pha trà rót nước như đám ti trị lang?
- Túc Khanh, huynh cả nghĩ rồi, chả lẽ hoàng thượng mãi không tỉnh?
- Ai mà biết được có biết thành xác không hồn hay không, tới lúc đó hai ta tìm ai mà khóc?
Cao Củng thở dài:
- Cho nên nhất định phải để vương gia vào cung hầu bệnh, lời chúng ta mới có tác dụng.
- Nói thế tức là huynh định chấp nhận lời mời của Từ Giai.
Cao Củng gật đầu:
- Ta nợ ân tình ông ta, không nhận thì biết làm sao?
- Nhận rồi càng nợ lớn, lão Hoa Đình này sao lắm mưu mô như vậy chứ?
- Ài, nói thế cũng vô dụng.
Cao Củng nhìn bóng người cao lớn đi phía trước:
- Chủ yếu ta không thể để cho Dương Bác nhập các, đám Sơn Tây giàu có vô địch, mối quan hệ sâu rộng, một khi ông ta nhập các đứng vững chân, thậm chí có khả năng tiếp nhiệm Từ Giai.
Cao Củng tự tin chứ không hề tự đại, ông ta biết Dương Bác nhập các như giao long vào biển, mình có Dụ vương làm chỗ dụ cũng chưa chắc đấu lại.
Huống hồ Dụ vương từ nhỏ nhút nhát, thiếu dũng khí gánh vác trách nhiệm, lấy ra dọa người khác một chút còn được, chứ không thể dựa dẫm vào.
Quách Phác tán đồng:
- Đúng thế, người Nghiêm Thế Phiên phải kiêng kỵ không thể coi thường được.
- Bất kể thế nào cũng không được để ông ta nắm quyền.
Cao Cũng chậm rãi nói:
- Đám người Sơn Tây đem hết thông minh đặt lên quan thương câu kết, hút máu quốc gia và bách tính, nếu bị đám người này nắm quốc sự, thì sao cải cách được.
Quách Phác cảm khái:
- Túc Khanh, huynh luôn suy nghĩ thật xa, ta không bằng được.
- Vì trong lòng ta, cách tân Đại Minh là quan trọng nhất, được mất cá nhân không đáng nói.
Cao Củng chẳng khiêm nhường:
- Cho nên ta chuẩn bị nhận lời Từ Giai, đương nhiên cần hai ta cùng vào. Chúng ta chịu chút ủy khuất không sao, quan trọng là phải chặn Dương Bác bên ngoài.
Quách Phác gật đầu:
- Được, huynh nói sao chúng ta làm như thế.
Mấy ngày tiếp theo đó kinh thành không giới nghiêm, cũng không xảy ra nhiễu loạn.
Dù sao quan viên đã quen với cuộc sống có vua như không rồi, nha môn các bộ ai làm việc nấy. Chính vụ thì Từ Giai xử lý, quân vụ thì dựa vào Dương Bác.
Dụ vương phủ vẫn đóng chặt cửa, dù Dụ vương biết hiện trạng của phụ hoàng, nhưng chẳng ai dám chắc ông ta có có cải tử hoàn sinh không, nên không có chỉ dụ, tuyệt không dám ra khỏi cửa.
Còn Thẩm Mặc tựa hồ hoàn toàn bị bỏ quên rồi, y cũng không còn bình thản được như ban đầu, chẳng phải vì buồn chán, chỉ cần có sách đọc, y chẳng bao giờ buồn.
Chỉ vì y nhớ nhà, nhớ vợ nhớ con...
Nhưng biết làm sao, Cẩm Y vệ bị Đông Xưởng theo dõi, nếu dám thả y ra hoặc đưa người nhà y tới, Thập Tam thái báo cứ đợi gặp họa đi.
Cho nên Thẩm Mặc từ chối bọn họ muốn mạo hiểm giúp mình đoàn tự, chuyển sang dùng cách khác giải tỏa nhớ nhung.
Đó là viết thư.
Từ mỗi tuần viết cho thê tử một phong thư, mỗi ngày y còn viết cho đám con một câu truyện, cách vài ba ngày sai người mang thư về.
Đám nhỏ cũng nói đều rất nhớ y, đương nhiên không tính Bảo Nhi còn đang bú mẹ.
Bình Thường biết viết chữ rồi, A Cát và Thập Phần khỏi phải nói, ba đưa bé luôn kiên trì viết thư cho cha.
Với Bình Thường mà nói thì rất bình thường, vì tính cách nó trầm ổn lão thành, hơn nữa dù sao tuổi còn nhỏ, chỉ vài lời thôi đủ làm Thẩm Mặc vui vẻ cười toe toét suốt.
Nhưng làm Thẩm Mặc ngạc nhiên là hai tên thổ phỉ sống A Cát và Thập Phần cũng kiên trì viết thư cho y.
- Quỳ xuống, không được nhìn.
Ngô thái giám dẫn người Đông Xưởng chạy tới quát tháo.
Lúc này dùng đầu gối mà nghĩ cũng biết chính chủ trên kiệu là ai rồi.
Mọi người hoảng sợ trao đổi ánh mắt với nhau, không ngờ hoàng đế ngự giá thân lâm nghe cuộc biện luận này...
Đợi người trong cung đi hết, hội trường lặng ngắt như tờ, chuyện hôm nay gây chấn động quá lớn, bọn họ cần thời gian tiêu hóa và cảm nhận.
Từ Vị đứng dậy phủi bụi trên áo, thở dài:
- Chư vị, vốn có chiêu đãi, nhưng..
Mọi người hiểu cả, lúc này ai dám công khai ăn uống là chán sống rồi.
~~~~~~~~~~~~
Hậu viện Bắc trấn phủ ti.
Thẩm Mặc sắp tức phát điên rồi.
Nội dung cuộc biện luận đúng nguyên bản chuyển tới tay y chỉ sau hai khắc, Thẩm Mặc xem xong như muốn giết người. Lý luận phê phán quân chủ quân quyền mà y tốn mấy năm trời viết ra chẳng được thể hiện. Những người y an bài trước bị lời Lý Chí sửa lời, kết quả cuộc đại hội lớn kết thúc trong lặng lẽ.
Nghĩ tới tâm huyết uổng phí, cơ hội ngàn vàng bỏ lỡ, Thẩm không khống chế được tâm tình, nóng nảy đi vòng quanh phòng. Nếu chẳng phải đang bị giam lỏng, y đã xông tới bóp chết đám người kia.
Thấy đại nhân mặt lúc xanh lúc đỏ, hung dữ khác thường, Chu Thập Tam thận trọng hỏi:
- Đại nhân làm sao thế?
Thẩm Mặc dù nổi trận lôi đình, nhưng còn chút tỉnh táo, sao nói thực với hắn được, nhưng cũng chẳng muốn trả lời qua loa, đi sầm sầm ra phía cửa.
- Đại nhân muốn đi đâu?
Chu Thập Tam vội đi theo.
- Ăn đồ hư đau bụng, đi ngoài.
Thẩm Mặc tức tối nói.
Thẩm Mặc vừa nói vừa ra ngoài, thiếu chút nữa xô phải một người, nhìn kỹ lại thì ra là người đưa tin mới nhất tới.
Hầm hừ cầm lấy, Thẩm Mặc như bị nước lạnh dội từ trên đầu xuống, chỉ thấy bên trên đó viết " nội thị, ngự tiền bao vây quanh một chiếc kiệu từ phòng trực đi ra, Ngô Thân quát không cho mọi người nhìn..."
Không ngờ Gia Tĩnh ở bên nghe, cuối cùng còn xảy ra chuyện giữa chừng, nếu đám Lý Chí đem những lời kinh hãi thế tục mà y chuẩn bị nói ra, hậu quả không dám tưởng tượng.
Thẩm Mặc vã mồ hôi lạnh đứng ngây ra tại chỗ, Gia Tĩnh nếu xảy ra bề gì vào lúc này, mạng y coi như cũng hết.
~~~~~~~~~~~~~~~~
Tây Uyển.
Từ Giai suất lĩnh lục bộ cửu khanh quỳ ngoài đạo quán, chúc phúc cho đương kim thánh thượng.
Ai nấy mặt đều vô cùng thành kính, kỳ thực mỗi người mang tâm sự khác nhau.
Có điều Từ Giai thì thực lòng cầu nguyện, mặc dù không tham gia cuộc biện luận, nhưng chuyện xảy ra nơi đó ông ta biết hết.
Ban đầu Từ Giai chấn kinh bởi lời lẽ của Lý Chí, nhưng may mà hồi sau hắn kéo léo hạ mình khuyên gián hoàng đế, Từ Giai ước chứng hoàng đế nguôi giận kha khá, mạng của Hải Thụy giữ được rồi.
Ai ngờ hoàng đế đột nhiên bệnh nguy, nếu như băng vào lúc này thì đại la kim tiên cũng chẳng thể cứu được Hải Thụy nữa, Dụ vương đăng cơ chuyện đầu tiên là phải giết Hải Thụy bái tế Gia Tĩnh...
Hải Thụy chết, Lý Chí chẳng sống nổi, thậm chí Thẩm Mặc dù có được Dụ vương coi trọng nhưng khó tránh khỏi kết cục lưu đày ba ngàn dặm, vĩnh viễn không được sử dụng.
Từ Giai không muốn thấy cảnh này, cho nên ông ta mời Lý Thời Trân tới, bất kể ra sao cũng phải cứu hoàng đế qua được ải này. Nhưng Lý Thời Trân nói, y thuật cao tới đâu cũng không thể cải tử hồi sinh, dương thọ hoàng đế nếu đã hết, chẳng ai cứu được.
Từ Giai cầu hết thần phật trên trời, mong ông trời có mắt đừng đón con mình về.
Quỳ đằng sau Từ Giai là một lão giả vóc người khôi ngô, tướng mạo đường đường, là binh bộ thượng thư Dương Bác. Luận công tích, luận năng lực, luận thế lực, ông ta đều đứng đầu triều, tới ngay Từ Giai cũng phải kính ông ta ba phần.
Dương Bác lần này về kinh có thể nói là thỏa lòng thỏa dạ, mười mấy trước ông ta làm binh bộ thượng thư rồi, nếu lần này vẫn chức cũ, đúng là đập đầu chết cho xong. Chỉ có vào nội các mới xứng đáng với công lao và năng lực của ông ta ...
Tháng này vốn đình thôi rồi, nhưng hoàng thượng bệnh nguy với ông ta mà nói đúng là chuyện hỏng to. Nếu không nhập các trước khi tân vương đăng cơ, thì đám người thân tín của Dụ vương sẽ chen vào, lúc đó hi vọng nhỏ hơn nhiều.
Đầu không nhúc nhích, chỉ dùng khóe mắt liếc nhìn Quách Phác và Cao Củng hai bên, thầm thở dài :" Xem ra phải thương lượng với hai vị này." Ông ta chuẩn bị sẵn sàng hoàng đế giá băng.
Quách Phác và Cao Củng lúc này trấn tĩnh hơn nhiều. Quách Phác kết đồng minh với Cao Củng, từ đó leo lên thuyền của Dụ vương, giờ thuyền cũ sắp chìm, thuyền mới sắp ra biển lớn, sao ông ta lại chẳng vui.
Cao Củng tâm tư phức tạp hơn nhiều, vài ngày trước Từ Giai nói muốn tiến cử ông ta nhập các, đương nhiên đây là chuyện tốt, nhưng quy củ quan trường là nợ nhân tình phải trả.
Năm ngoái ông ta làm chủ khảo, từng vì đề thi phạm húy thiếu chút nữa bị Gia Tĩnh đuổi về quê, Từ Giai khéo léo hóa giải cho ông ta tai kiếp này. Có điều ông ta không cảm kích, vì đó chẳng phải là chuyện to tát gì, cùng lắm về nhà nghỉ ngơi một thời gian, Dụ vương đăng cơ, ông ta chẳng quay lại hay sao?
Nhưng người khác thì đều nghĩ Cao Tân Trịnh nợ ân tình của Từ Hoa Đình.
Mời nghĩ tới đó Cao Củng đã phát ngán, nợ ân tình người ta cũng đành, nhưng sao đó lại là Từ Giai? Ông ta chẳng có thù riêng gì với Từ Giai, nhưng chính kiến hai người khác nhau như trời với đất, không hòa hợp được.
Giờ Từ Giai tiến cử ông ta nhập các, với người khác thì đúng là cầu mà chẳng được, nhưng Cao Củng không muốn, ông ta là sư phụ thái tử, chức thủ phụ chạy không thoát được, cần gì phải gấp?
Hơn nữa trong mắt Gia Tĩnh thì ông ta chẳng là gì, vào nội các thành nha hoàn cho Từ Giai sai phái là cái chắc, làm gì cũng phải nín nhịn, tính thế nào cũng thấy lỗ.
Nhưng trong mắt người đời thì không thể chỉ biến lấy mà không biết trả. Từ Giai đã nói, nếu ông ta không đồng ý thì với người khác sẽ thành hạng chỉ biết ăn không biết bỏ, sau này còn làm gì được nưa? Nhưng đồng ỳ thì nợ ân tình lớn, thật khổ não vô cùng.
Hiện giờ Gia Tĩnh tựa hồ sắp chết rồi, ông ta chờ mong thời khắc đó tới, lúc đó Dụ vương lên ngôi, ông ta nhập các là đương nhiên, Từ Giai chẳng thể mặt dày cho rằng mình ban ân tình cho người khác.
Vì thế Cao Củng vái thần phật khắp trời, cầu ông trời mau đón con ông ta về.
Các công khanh đại thần khác nếu không có cơ hội thắng tiến thì chỉ thuần túy là đóng kịch phụ họa, mỗi Lý Xuân Phương là không hi vọng Gia Tĩnh đế chết, đơn giản là không muốn nhân sinh hoàn mỹ của mình bị vấy bẩn, nếu không người ta sau này nói vì Lý Xuân Phương hắn cãi không lại khiến hoàng đế tức chế, thế thì quá mất mặt.
Nếu Gia Tĩnh đế biết mà biết suy của đám đại thần, chắc chắn sẽ tức tới bật thẳng dậy, sau đó bóp chết từng tên một...
Từ Tam Thanh điện đi ra, đám Từ Giai đợi trong trị phòng ngoài tẩm cung, đợi từ trưa tới nửa đêm, đợi tới lưng mỏi nhừ, bụng lép kẹp, mắt hoa lên nhưng vẫn chưa biết hoàng thượng sinh tử ra sao.
Có lẽ là đói tới mất trí rồi, Cao Củng đột nhiên đề xuất mời Dụ vương tiên cung, lập tức bị một loạt ánh mắt quái dị chiếu vào? Thầm nghĩ :" Có ai tranh với ông ta đâu, cần gì phạm vào thứ tối kỵ này?"
Cao Củng biết lỡ lời, nhưng không muốn mất mặt, liền nói:
- Ta nghĩ lúc bệnh tật có con cái bên cạnh, tâm tình ắt sẽ tốt hơn.
Từ Giai khẽ gật đầu:
- Nói đúng lắm ... Nhưng cần xin ý chỉ.
Cao Củng thầm nghĩ :" Thế khác gì không nói?" Nhưng ông ta biết vào lúc mẫn cảm này nói nhiều sai nhiều liền ngậm miệng lại.
Tới canh ba, Lý Thời Trân mệt mỏi xuất hiện, các vị đại thần đồng loạt đứng dậy, đi với bước mới nhớ tới tôn ti, chậm bước lại để Từ Giai đi đầu.
- Sao rồi?
Từ Giai hỏi gấp.
- Tại hạ tận lực rồi.
Lý Thời Trân thở dài:
- Nhưng bệ hạ không tỉnh lại.
"Kết thúc như thế sao?" Từ Giai đột nhiên ý thức được có gì không ổn, nếu hoàng đế giá băng phải do thái giám báo, chứ sao để đại phu tuyên bố?
Nhưng không phải ai cũng bình tĩnh được như ông ta, nhất là những kẻ cầu mong Gia Tĩnh chết bắt đầu bày ra vẻ bi thương tột độ rống lên:
- Hoàng thượng ơi ...
- Kêu gào cái gì?
Từ Giai quát một tiếng, làm đám người kia nín khe.
Lúc này nhiều người cũng nhận ra, lần lượt hỏi Lý Thời Trân:
- Hoàng thượng ... Thăng thiên thật sao?
- Ai nói thế?
Lý Thời Trân bình thản nói:
- Tại hạ hành y bao năm chưa từng trị bệnh chết một ai.
- Sao vừa rồi tiên sinh nói hoàng thượng không tỉnh lại?
Cao Củng sắp bị ông ta làm tức điên rồi.
- Hoàng thượng đang hôn mê.
Lý Thời Trân như nhìn đám ngốc:
- Tại hạ nói sai cái gì à?
Mọi người bực bội lắc đầu, không cách nào nói ông ta sai.
Hoàng đế nhất thời chưa chết được, hôn mê hiển nhiên mang rất nhiều ý nghĩa, đám đại thân bắt đầu mưu tính. Ỷ địa vị thủ phụ, Từ Giải nói:
- Lý thần y, mời qua đây nói chuyện.
Rồi cùng Lý Thời Trân đi về trị phòng trong ánh mắt hâm mộ đố kỵ của đám Cao Cùng, Dương Bác.
Đóng cửa lại, Từ Giai nhỏi nhỏ:
- Long thể hiện nay ra sao, điều này liên quan tới an nguy xã tắc, tiên sinh phải trả lời đúng sự t hực.
- Lý mỗ là thảo phu sơn dã nhưng cũng biết nặng nhẹ.
Lý Thời Trân khó chịu nói:
- Long thể đã tới đại hạn, có thể vĩnh viễn không tỉnh lại.
- Hả.
Dù có chuẩn bị sẵn nhưng Từ Giai vẫn chấn động.
- Cũng có khả năng tỉnh lại, dù có tỉnh cũng chẳng thể động đậy được.
- Vậy ... Còn được bao lâu?
- Không biết.
Lý Thời Trân lắc đầu thở dài:
- Nói thực hoàng thượng như cây đèn cạn dầu, nếu là người thường, tại hạ có thể nói tối đa chỉ năm ngày. Nhưng trong cung có nhiều trân dược, hoàng thượng lại dùng quá nhiều ... Long thể khác thường, khó nói lắm.
Dừng một lúc, ông ta hạ giọng đến mức thấp nhất:
- Có thể một tháng, cũng có thể mấy tháng ... Nhưng cũng có kỳ hạn, tới mùa thu "gió tây nổi lá cây rụng", hoàng thượng không qua nổi.
- Tiên sinh chắc chắn chứ?
Từ Giai nhìn thẳng vào ông ta.
Lý Thời Trân trịnh trọng gật đầu:
- Chắc chắn.
- Chuyện này không được nói với bất kỳ ai.
Lý Thời Trân lạnh nhạt nói:
- Các lão hoài nghi nhân phẩm của tại hạ à?
Từ Giai chẳng cãi nhau với ông ta:
- Thời kỳ phi thường, tiên sinh đừng rời khỏi cung, lão hủ sai người an bài phòng cho tiên sinh, để tiện chiếu cố hoàng thượng.
Lý Thời Trân tuy chỉ là đại phu nhưng cũng hiểu chuyện quốc gia hưng suy, liền chấp nhận.
Sai người đưa Lý Thời Trân đi nghỉ ngơi, Từ Giai ngồi xuống hồi phục chút thể lực, dù sao tuổi đã ông ta đã cao rồi.
"Không thể làm tội nhân thiên cổ." Từ Giai cổ vũ bản thân rồi đứng dậy, lúc này phải ổn định đại cục, ngàn vạn lần không thể để xảy ra loạn.
Ông ta vừa đi ra, liền bị quan viên vay quanh, nhao nhao hỏi:
- Các lão, hoàng thượng không sao chứ?
- Thánh cung có chút bệnh, không đáng ngại lắm, điều dưỡng một thời gian là ổn.
Từ Giai chắp tay với mọi người:
- Thời gian này xin mọi người tận tâm, quốc sự như bình thường.
- Nhất định tận tâm kiệt lực.
Mọi người đồng thanh đáp.
- Sắp canh bốn rồi.
Từ Giai làm ra vẻ thoải mái:
- Mọi người tới Vô Dật điện nghỉ đi, ở đây có lão phu là được.
Lúc này mọi người không rõ tình hình không dám làm bừa, nên thi lễ lui hết.
Trước khi đi cao Củng không quên nói:
- Lát nữa hoàng thưởng tỉnh, thủ phụ đừng quên xin cho vương gia hầu bệnh.
Từ Giai gật đầu.
Rời khỏi cung Thánh Thọ, Quách Phác hỏi nhỏ:
- Huynh thấy ông ta nói có đáng tin không?
Cao Củng cười lạnh:
- Có vẻ hoàng thượng lần này gặp đại nạn rồi ... Nhưng chỉ e đình thôi vẫn diễn ra.
- Không thể, hoàng thượng đã thế rồi còn đình thôi?
- Huynh quên Từ Giai nói "quốc sự như bình thường" à?
Cao Cung nói nhỏ:
- Hiện giờ từng lời ông ta đều mang thâm ý đấy.
- Hoàng thượng phê chuẩn đình thôi rồi, cứ cử hành đúng như thời hạn cũng được.
Quách Phác trầm ngâm:
- Nhưng không có dấu đỏ của hoàng thượng thì tiến cử ra có tác dụng gì?
- Đó là chỗ hiểm độc của ông ta.
Cao Củng nghiến răng nghiến lợi:
- Đình thôi xong trong mắt người khác là nhập các rồi, nhưng không được hoàng thượng phê duyệt, thì khác gì vào các pha trà rót nước như đám ti trị lang?
- Túc Khanh, huynh cả nghĩ rồi, chả lẽ hoàng thượng mãi không tỉnh?
- Ai mà biết được có biết thành xác không hồn hay không, tới lúc đó hai ta tìm ai mà khóc?
Cao Củng thở dài:
- Cho nên nhất định phải để vương gia vào cung hầu bệnh, lời chúng ta mới có tác dụng.
- Nói thế tức là huynh định chấp nhận lời mời của Từ Giai.
Cao Củng gật đầu:
- Ta nợ ân tình ông ta, không nhận thì biết làm sao?
- Nhận rồi càng nợ lớn, lão Hoa Đình này sao lắm mưu mô như vậy chứ?
- Ài, nói thế cũng vô dụng.
Cao Củng nhìn bóng người cao lớn đi phía trước:
- Chủ yếu ta không thể để cho Dương Bác nhập các, đám Sơn Tây giàu có vô địch, mối quan hệ sâu rộng, một khi ông ta nhập các đứng vững chân, thậm chí có khả năng tiếp nhiệm Từ Giai.
Cao Củng tự tin chứ không hề tự đại, ông ta biết Dương Bác nhập các như giao long vào biển, mình có Dụ vương làm chỗ dụ cũng chưa chắc đấu lại.
Huống hồ Dụ vương từ nhỏ nhút nhát, thiếu dũng khí gánh vác trách nhiệm, lấy ra dọa người khác một chút còn được, chứ không thể dựa dẫm vào.
Quách Phác tán đồng:
- Đúng thế, người Nghiêm Thế Phiên phải kiêng kỵ không thể coi thường được.
- Bất kể thế nào cũng không được để ông ta nắm quyền.
Cao Cũng chậm rãi nói:
- Đám người Sơn Tây đem hết thông minh đặt lên quan thương câu kết, hút máu quốc gia và bách tính, nếu bị đám người này nắm quốc sự, thì sao cải cách được.
Quách Phác cảm khái:
- Túc Khanh, huynh luôn suy nghĩ thật xa, ta không bằng được.
- Vì trong lòng ta, cách tân Đại Minh là quan trọng nhất, được mất cá nhân không đáng nói.
Cao Củng chẳng khiêm nhường:
- Cho nên ta chuẩn bị nhận lời Từ Giai, đương nhiên cần hai ta cùng vào. Chúng ta chịu chút ủy khuất không sao, quan trọng là phải chặn Dương Bác bên ngoài.
Quách Phác gật đầu:
- Được, huynh nói sao chúng ta làm như thế.
Mấy ngày tiếp theo đó kinh thành không giới nghiêm, cũng không xảy ra nhiễu loạn.
Dù sao quan viên đã quen với cuộc sống có vua như không rồi, nha môn các bộ ai làm việc nấy. Chính vụ thì Từ Giai xử lý, quân vụ thì dựa vào Dương Bác.
Dụ vương phủ vẫn đóng chặt cửa, dù Dụ vương biết hiện trạng của phụ hoàng, nhưng chẳng ai dám chắc ông ta có có cải tử hoàn sinh không, nên không có chỉ dụ, tuyệt không dám ra khỏi cửa.
Còn Thẩm Mặc tựa hồ hoàn toàn bị bỏ quên rồi, y cũng không còn bình thản được như ban đầu, chẳng phải vì buồn chán, chỉ cần có sách đọc, y chẳng bao giờ buồn.
Chỉ vì y nhớ nhà, nhớ vợ nhớ con...
Nhưng biết làm sao, Cẩm Y vệ bị Đông Xưởng theo dõi, nếu dám thả y ra hoặc đưa người nhà y tới, Thập Tam thái báo cứ đợi gặp họa đi.
Cho nên Thẩm Mặc từ chối bọn họ muốn mạo hiểm giúp mình đoàn tự, chuyển sang dùng cách khác giải tỏa nhớ nhung.
Đó là viết thư.
Từ mỗi tuần viết cho thê tử một phong thư, mỗi ngày y còn viết cho đám con một câu truyện, cách vài ba ngày sai người mang thư về.
Đám nhỏ cũng nói đều rất nhớ y, đương nhiên không tính Bảo Nhi còn đang bú mẹ.
Bình Thường biết viết chữ rồi, A Cát và Thập Phần khỏi phải nói, ba đưa bé luôn kiên trì viết thư cho cha.
Với Bình Thường mà nói thì rất bình thường, vì tính cách nó trầm ổn lão thành, hơn nữa dù sao tuổi còn nhỏ, chỉ vài lời thôi đủ làm Thẩm Mặc vui vẻ cười toe toét suốt.
Nhưng làm Thẩm Mặc ngạc nhiên là hai tên thổ phỉ sống A Cát và Thập Phần cũng kiên trì viết thư cho y.
Bình luận truyện