Quan Cư Nhất Phẩm
Chương 788-3: Năm mới (3)
Ba chủ quán tức thì lên tinh thần, tranh nhau mới y tới xem, Thẩm Mặc nhìn từng gánh Bích Đào, Tịch Mai, Hải Đường, Thạch Lựu ... Lá xanh hoa thắm, hương thơm thấm tận tim gan, làm lòng người khoan khoái. Thẩm Mặc cũng là người thích hoa nên gật gù:
- Không tệ, không tệ, bọn ta mua hết.
Chỗ hoa này có đắt có rẻ nhưng công lại phải tới hơn một trăm lượng.
Thẩm Mặc nói xong thấy mắt ba người khác lạ, cười khan:
- Sao thế đắt lắm à?
Ba người thương lượng một hồi, do người họ Triệu đi ra nói nhỏ:
- Bớt cho ngài một chút, 90 lượng là được.
- Hả, ta tưởng tám mười lượng thôi.
Thẩm Mặc giật mình.
Cao Củng phì cười, hiếm khi thấy được vẻ mất bình tĩnh của y, nhưng ông ta biết Thẩm Mặc là đại tài chủ, cho nên không nói gì.
Thẩm Mặc cười khổ, đúng là tính kế không khéo rơi vào cảnh khốn cùng, nhưng y là người thích thể diện, đã nói sao có thể nuốt lời được, liền vung tay lên bảo:
- Không vấn đề gì, nói mua là mua.
Ba người kia vừa định reo hò thì y nói tiếp:
- Nhưng ta có điều kiện.
- Ngài cứ nói.
Ba người đã biết không dễ dàng như thế rồi.
- Các ngươi tiếp chuyện vị viên ngoại này.
Thẩm Mặc quay sang Cao Củng:
- Vị này có cái sở thích đặc biệt, là thích nghe ngóng, một ngày mà không nghe ngóng được chuyện gì, chậc chậc, ăn không ngon ngủ không yên, chẳng sống nổi tới hôm nay.
"Ồ" Ba người đồng loạt nhìn sang Cao Củng, thầm nghĩ :" Trên đời này đứng là bệnh gì cũng có."
Cao Củng biết Thẩm Mặc báo thù mình vừa xong cười y, chỉ biết thở dài, coi như ngầm thừa nhận.
Thẩm Mặc sai hộ vệ về nhà lấy tiền rồi chỉ trà quán bên cạnh:
- Chúng ta dọn hàng vào kia nói chuyện đi.
Không cần chịu lạnh bên ngoài, còn được uống trà, chuyện tốt như thế chẳng cần khuyên bảo, ba người thu dọn theo y vào quán trà.
Thẩm Mặc thuê một gian nhã phòng, gọi trà lên, nghe nói ba người còn chưa ăn cơm, lại gọi chút bánh cho họ lót dạ.
Ba người nói hôm nay gặp được người tốt rồi, vừa ăn như rồng cuốn hổ vồ vừa hỏi Cao Củng:
- Ngài muốn nghe ngóng cái gì? Chúng tôi tuy người nha quê, nhưng cả ngày bày hàng ở chợ, nhà nào có nữ nhi tư bôn, nhà nào có nhi tử thua bạc, gà ba chân, cóc bốn mắt đều biết, đảm bảo cho ngài nghe khoan khoái.
Cao Củng trừng mắt nhìn Thẩm Mặc một cái mới hỏi:
- Hoa bán đắt thế sao không kiếm được tiền?
- Ài Ngài hỏi thì tôi nói vậy, đứng thấy bán đắt giá, nhưng không có lãi, giống như tôi, một năm tối đa sản xuất được ba nghìn cân.
Lão Phan trồng Ngọc Lan nói:
- Vậy phải được gần vạn lượng rồi.
Cao Củng tặc lưỡi:
- Thế phải giàu lắm.
- Riêng than sưởi ấm đã tốn hơn ba vạn cân, còn phân bón, chăm sóc, tính ít ra cũng mất ba ngàn lượng.
Lão Phan lắc đầu.
- Vậy vẫn còn bảy ngàn lượng nữa.
- Một năm có hạn ngạch 500 cân, lại có 500 cân tăng ngạch, hoàng điếm còn dùng giá thấp ép mua 1000 cân. Thêm vào hiếu kính quan lão gia, cả năm may ra thì hòa vốn, không may còn phải bù tiền vào đó.
Cao Củng và Thẩm Mặc nhìn nhau, không ngờ thái giám trong cung ngông cuồng đến thế, cái gọi là hoàng điếm lập năm Chính Đức, thu nhập phải thuộc về nội khố, nhưng do nội quan quản, quá nửa bị ăn bớt.
Hoạn quan dựa vào đặc quyền chính trị còn thiết lập tư điếm (cửa hàng riêng), quấy nhiễu người dân còn quá hơn hoàng điếm. Vì dù sao hoàng điếm mang danh nghĩa hoàng đế, ít nhiều còn giữ thể diện. Còn tư điếm thì không cố kỵ gì, bọn chúng không còn phải là tranh lợi với dân nữa mà là ăn cướp trắng trợn.
Cái họa hoàng điếm, tư điếm thời Vũ Tông làm tiếng oán thán ngợp trời, làm tổn hại quốc thuế, lũng đoạn kinh doanh, thậm chí đoạn tuyệt chuyện làm ăn của thương nhân, bóp nghẹt phát triển thương nghiệp gần kinh kỳ.
Giờ tới thời Long Khánh, xem ra bọn chúng chẳng kiềm hãm lại mà càng thêm ngông cuồng.
Đụng tới chuyện trong cung, ba người không dám nói nhiều, chỉ than vắn thở dài.
- Cho nên mới trồng thêm chút hoa cỏ không đáng tiền, hoặc là bỏ luôn đi cầy ruộng, khỏi phải cả ngày bận rộn uổng công.
- Nông dân khổ, quá khổ, nào là tô thuế nào đề biên, biến tướng đù đường đổ lên đầu chúng tôi, kết quả cả năm vất vả mà chẳng đủ ăn.
Lão Phan than vãn:
- Lại còn đi sửa tường thành, đi nạo vét kênh, đi một chuyến mất luôn nửa năm, kẻ chết kẻ tàn là chuyện quá bình thường. Ngài rời Bắc Kinh mà coi, Phong Đài trừ Hoa Hương thập bát thôn chúng tôi, thôn nào mười hộ còn lại hai đã là khá lắm rồi.
- Suốt ngày lại còn có quan sai tới giục thuế, ăn không uống không, có chút thất lễ thôi là đập phá, sống không yên thân. Cho nên mới phải trồng ít thứ hoa giá thấp mà các vị công công không cần, mang ra chợ kiếm thêm.
Lão Phiền tiếp lời:
- Tôi có một biểu cửu, nghèo tới đói hoa cả mắt, có ba nhi tử chẳng tìm được vợ. Biểu cửu nói may mà không tìm được vợ, chứ nhà thêm đôi đũa là có người phải chết đói.
Rồi tỏ ra hạnh phúc:
- Ít nhất bốn tiểu tử nhà tôi còn cưới được vợ, chẳng đứa nào phải chết đói.
- Vì sao thế?
Cao Củng hỏi.
- Vì nhà tôi tiến cống trong cung, quan phủ không thu thuế không đòi người. Các công công mỗi năm nếu thu của chúng tôi, sẽ không để quan sai tới quấy nhiễu.
Lão Triệu có chút tự hào:
- Tôi trồng mai chẳng kiếm được tiền, nhưng trồng thêm chút thứ tầm thường như hải đường, thạch lựu ... Mọi người đều thích, chẳng lo không bán được. Một năm cũng kiếm được hai chục lượng bạc, có ăn có mặc, còn có thể cho nhi tử cưới vợ, thế là đủ rồi.
Thấy vẻ mặt bọn họ đầy thỏa mãn, lòng Cao Củng rất chua xót, Thẩm Mặc cũng chẳng dễ chịu gì, bị người ta bóc lột như thế mà còn hạnh phúc, có thể thấy cái cuộc đời này, không để đường cho người dân sống nữa.
- Vậy chỗ này là lợi thuần rồi à?
Thấy Cao Củng thở phì phì tức giận, Thẩm Mặc tiếp lấy câu chuyện.
- Đương nhiên là không.
Lão Triệu nói:
- Vào thành có thuế vào thành, bày hàng có thuế bày hàng, còn có các vị đại gia rảnh rỗi tới làm tiền ... Nhưng nói chung còn kiếm được.
Nói chuyện một hồi, biết bọn họ còn phải về nhà, Thẩm Mặc trả tiền cho bọn họ đi.
Ba người đó đi rồi, Cao Củng không ức chế nổi lửa giận, đập chén trà xuống bàn, hai mắt đỏ kè, rống lên:
- Đám bị thiến này thật đáng tởm, nếu không trừng trị, Đại Minh sẽ mất trong tay chúng.
Thẩm Mặc gật đầu:
- Thái giám là nhọt độc.
Thị vị của y đã cách ly nơi này không lo lời bị truyền ra ngoài.
- Mai ta sẽ dâng thư, phải bỏ hết chỗ hoàng điếm này.
Cao Củng thở dốc:
- Còn cả đám thái giám giám thuế nữa.
Thẩm Mặc không tiếp lời, rót trà ngồi uống.
Cao Củng nổi giận một hồi, quát:
- Sao không khuyên ta?
- Chính ngài biết không hiện thực, còn cần hạ quan khuyên sao?
Thẩm Mặc cười khẽ.
Cao Củng thở dài, u ất nói:
- Đúng thế, đương kim cái gì cũng tốt, chỉ quá tin hoạn quan, dù lão phu nói cũng chẳng nghe, còn đắc tội vô ích với đám bị thiến đó.
Ông ta tuy lỗ mãng, nhưng cũng biết tiểu nhân khó phòng, đám thái giám hiện giờ không đắc tội nổi.
- Thời cơ chưa tới, ngồi vững chỗ rồi hãy làm việc này cũng không muộn.
- Phải.
Cao Củng nghĩ một lúc rồi lắc đầu:
- Mà không được, cho dù không diệt trừ được chúng cũng phải cảnh cáo một chút, không thể để đám thái giám này càn quấy như thế.
- Ở chuyện này, hoặc không làm, hoặc làm cho rốt ráo.
Thẩm Mặc nói nhỏ:
- Đánh rắn không chết sẽ bị nó cắn trả.
- Chúng ta đợi được, người dân không đợi được.
Cao Củng nghiêm mặt nói:
- Đợi thêm một năm là không biết bao nhiêu người nhà tan cửa nát, biết mà không làm là sỉ nhục.
Lời của Cao Củng tuy làm người ta khâm phục, nhưng Thẩm Mặc không tán đồng, y hiểu rõ rất nhiều tệ nạn xã hội, chỗ nào cần cải cách, chỗ nào cần diệt càng nắm rõ trong lòng.
Nhưng trước khi nắm chắc mười phần, y sẽ không đi khiêu chiến những tập đoàn lợi ích đó, ít nhất trước khi có thể chống đỡ được bọn chúng cắn trả, y tuyệt đối không làm càn.
- Không tệ, không tệ, bọn ta mua hết.
Chỗ hoa này có đắt có rẻ nhưng công lại phải tới hơn một trăm lượng.
Thẩm Mặc nói xong thấy mắt ba người khác lạ, cười khan:
- Sao thế đắt lắm à?
Ba người thương lượng một hồi, do người họ Triệu đi ra nói nhỏ:
- Bớt cho ngài một chút, 90 lượng là được.
- Hả, ta tưởng tám mười lượng thôi.
Thẩm Mặc giật mình.
Cao Củng phì cười, hiếm khi thấy được vẻ mất bình tĩnh của y, nhưng ông ta biết Thẩm Mặc là đại tài chủ, cho nên không nói gì.
Thẩm Mặc cười khổ, đúng là tính kế không khéo rơi vào cảnh khốn cùng, nhưng y là người thích thể diện, đã nói sao có thể nuốt lời được, liền vung tay lên bảo:
- Không vấn đề gì, nói mua là mua.
Ba người kia vừa định reo hò thì y nói tiếp:
- Nhưng ta có điều kiện.
- Ngài cứ nói.
Ba người đã biết không dễ dàng như thế rồi.
- Các ngươi tiếp chuyện vị viên ngoại này.
Thẩm Mặc quay sang Cao Củng:
- Vị này có cái sở thích đặc biệt, là thích nghe ngóng, một ngày mà không nghe ngóng được chuyện gì, chậc chậc, ăn không ngon ngủ không yên, chẳng sống nổi tới hôm nay.
"Ồ" Ba người đồng loạt nhìn sang Cao Củng, thầm nghĩ :" Trên đời này đứng là bệnh gì cũng có."
Cao Củng biết Thẩm Mặc báo thù mình vừa xong cười y, chỉ biết thở dài, coi như ngầm thừa nhận.
Thẩm Mặc sai hộ vệ về nhà lấy tiền rồi chỉ trà quán bên cạnh:
- Chúng ta dọn hàng vào kia nói chuyện đi.
Không cần chịu lạnh bên ngoài, còn được uống trà, chuyện tốt như thế chẳng cần khuyên bảo, ba người thu dọn theo y vào quán trà.
Thẩm Mặc thuê một gian nhã phòng, gọi trà lên, nghe nói ba người còn chưa ăn cơm, lại gọi chút bánh cho họ lót dạ.
Ba người nói hôm nay gặp được người tốt rồi, vừa ăn như rồng cuốn hổ vồ vừa hỏi Cao Củng:
- Ngài muốn nghe ngóng cái gì? Chúng tôi tuy người nha quê, nhưng cả ngày bày hàng ở chợ, nhà nào có nữ nhi tư bôn, nhà nào có nhi tử thua bạc, gà ba chân, cóc bốn mắt đều biết, đảm bảo cho ngài nghe khoan khoái.
Cao Củng trừng mắt nhìn Thẩm Mặc một cái mới hỏi:
- Hoa bán đắt thế sao không kiếm được tiền?
- Ài Ngài hỏi thì tôi nói vậy, đứng thấy bán đắt giá, nhưng không có lãi, giống như tôi, một năm tối đa sản xuất được ba nghìn cân.
Lão Phan trồng Ngọc Lan nói:
- Vậy phải được gần vạn lượng rồi.
Cao Củng tặc lưỡi:
- Thế phải giàu lắm.
- Riêng than sưởi ấm đã tốn hơn ba vạn cân, còn phân bón, chăm sóc, tính ít ra cũng mất ba ngàn lượng.
Lão Phan lắc đầu.
- Vậy vẫn còn bảy ngàn lượng nữa.
- Một năm có hạn ngạch 500 cân, lại có 500 cân tăng ngạch, hoàng điếm còn dùng giá thấp ép mua 1000 cân. Thêm vào hiếu kính quan lão gia, cả năm may ra thì hòa vốn, không may còn phải bù tiền vào đó.
Cao Củng và Thẩm Mặc nhìn nhau, không ngờ thái giám trong cung ngông cuồng đến thế, cái gọi là hoàng điếm lập năm Chính Đức, thu nhập phải thuộc về nội khố, nhưng do nội quan quản, quá nửa bị ăn bớt.
Hoạn quan dựa vào đặc quyền chính trị còn thiết lập tư điếm (cửa hàng riêng), quấy nhiễu người dân còn quá hơn hoàng điếm. Vì dù sao hoàng điếm mang danh nghĩa hoàng đế, ít nhiều còn giữ thể diện. Còn tư điếm thì không cố kỵ gì, bọn chúng không còn phải là tranh lợi với dân nữa mà là ăn cướp trắng trợn.
Cái họa hoàng điếm, tư điếm thời Vũ Tông làm tiếng oán thán ngợp trời, làm tổn hại quốc thuế, lũng đoạn kinh doanh, thậm chí đoạn tuyệt chuyện làm ăn của thương nhân, bóp nghẹt phát triển thương nghiệp gần kinh kỳ.
Giờ tới thời Long Khánh, xem ra bọn chúng chẳng kiềm hãm lại mà càng thêm ngông cuồng.
Đụng tới chuyện trong cung, ba người không dám nói nhiều, chỉ than vắn thở dài.
- Cho nên mới trồng thêm chút hoa cỏ không đáng tiền, hoặc là bỏ luôn đi cầy ruộng, khỏi phải cả ngày bận rộn uổng công.
- Nông dân khổ, quá khổ, nào là tô thuế nào đề biên, biến tướng đù đường đổ lên đầu chúng tôi, kết quả cả năm vất vả mà chẳng đủ ăn.
Lão Phan than vãn:
- Lại còn đi sửa tường thành, đi nạo vét kênh, đi một chuyến mất luôn nửa năm, kẻ chết kẻ tàn là chuyện quá bình thường. Ngài rời Bắc Kinh mà coi, Phong Đài trừ Hoa Hương thập bát thôn chúng tôi, thôn nào mười hộ còn lại hai đã là khá lắm rồi.
- Suốt ngày lại còn có quan sai tới giục thuế, ăn không uống không, có chút thất lễ thôi là đập phá, sống không yên thân. Cho nên mới phải trồng ít thứ hoa giá thấp mà các vị công công không cần, mang ra chợ kiếm thêm.
Lão Phiền tiếp lời:
- Tôi có một biểu cửu, nghèo tới đói hoa cả mắt, có ba nhi tử chẳng tìm được vợ. Biểu cửu nói may mà không tìm được vợ, chứ nhà thêm đôi đũa là có người phải chết đói.
Rồi tỏ ra hạnh phúc:
- Ít nhất bốn tiểu tử nhà tôi còn cưới được vợ, chẳng đứa nào phải chết đói.
- Vì sao thế?
Cao Củng hỏi.
- Vì nhà tôi tiến cống trong cung, quan phủ không thu thuế không đòi người. Các công công mỗi năm nếu thu của chúng tôi, sẽ không để quan sai tới quấy nhiễu.
Lão Triệu có chút tự hào:
- Tôi trồng mai chẳng kiếm được tiền, nhưng trồng thêm chút thứ tầm thường như hải đường, thạch lựu ... Mọi người đều thích, chẳng lo không bán được. Một năm cũng kiếm được hai chục lượng bạc, có ăn có mặc, còn có thể cho nhi tử cưới vợ, thế là đủ rồi.
Thấy vẻ mặt bọn họ đầy thỏa mãn, lòng Cao Củng rất chua xót, Thẩm Mặc cũng chẳng dễ chịu gì, bị người ta bóc lột như thế mà còn hạnh phúc, có thể thấy cái cuộc đời này, không để đường cho người dân sống nữa.
- Vậy chỗ này là lợi thuần rồi à?
Thấy Cao Củng thở phì phì tức giận, Thẩm Mặc tiếp lấy câu chuyện.
- Đương nhiên là không.
Lão Triệu nói:
- Vào thành có thuế vào thành, bày hàng có thuế bày hàng, còn có các vị đại gia rảnh rỗi tới làm tiền ... Nhưng nói chung còn kiếm được.
Nói chuyện một hồi, biết bọn họ còn phải về nhà, Thẩm Mặc trả tiền cho bọn họ đi.
Ba người đó đi rồi, Cao Củng không ức chế nổi lửa giận, đập chén trà xuống bàn, hai mắt đỏ kè, rống lên:
- Đám bị thiến này thật đáng tởm, nếu không trừng trị, Đại Minh sẽ mất trong tay chúng.
Thẩm Mặc gật đầu:
- Thái giám là nhọt độc.
Thị vị của y đã cách ly nơi này không lo lời bị truyền ra ngoài.
- Mai ta sẽ dâng thư, phải bỏ hết chỗ hoàng điếm này.
Cao Củng thở dốc:
- Còn cả đám thái giám giám thuế nữa.
Thẩm Mặc không tiếp lời, rót trà ngồi uống.
Cao Củng nổi giận một hồi, quát:
- Sao không khuyên ta?
- Chính ngài biết không hiện thực, còn cần hạ quan khuyên sao?
Thẩm Mặc cười khẽ.
Cao Củng thở dài, u ất nói:
- Đúng thế, đương kim cái gì cũng tốt, chỉ quá tin hoạn quan, dù lão phu nói cũng chẳng nghe, còn đắc tội vô ích với đám bị thiến đó.
Ông ta tuy lỗ mãng, nhưng cũng biết tiểu nhân khó phòng, đám thái giám hiện giờ không đắc tội nổi.
- Thời cơ chưa tới, ngồi vững chỗ rồi hãy làm việc này cũng không muộn.
- Phải.
Cao Củng nghĩ một lúc rồi lắc đầu:
- Mà không được, cho dù không diệt trừ được chúng cũng phải cảnh cáo một chút, không thể để đám thái giám này càn quấy như thế.
- Ở chuyện này, hoặc không làm, hoặc làm cho rốt ráo.
Thẩm Mặc nói nhỏ:
- Đánh rắn không chết sẽ bị nó cắn trả.
- Chúng ta đợi được, người dân không đợi được.
Cao Củng nghiêm mặt nói:
- Đợi thêm một năm là không biết bao nhiêu người nhà tan cửa nát, biết mà không làm là sỉ nhục.
Lời của Cao Củng tuy làm người ta khâm phục, nhưng Thẩm Mặc không tán đồng, y hiểu rõ rất nhiều tệ nạn xã hội, chỗ nào cần cải cách, chỗ nào cần diệt càng nắm rõ trong lòng.
Nhưng trước khi nắm chắc mười phần, y sẽ không đi khiêu chiến những tập đoàn lợi ích đó, ít nhất trước khi có thể chống đỡ được bọn chúng cắn trả, y tuyệt đối không làm càn.
Bình luận truyện