Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 792-4: Hổ đấu sói (4)



Thế nhưng bị đả kích nặng nề, Hồ Ứng Gia vẫn cực kỳ trấn tĩnh, khi tiếp chỉ dụy đầu ngẩng cao, dáng vẻ hiên ngang kháng khái.

Khâm sai truyền chỉ vừa đi, đám người lục khoa vội tới an ủi, lần này bọn chúng cảm kích tận đáy lòng, Hồ khoa trưởng vì đồng liêu ra mặt khiêu chiến với quyền quý, tuy bị bãi chức , nhưng đáng mặt nam nhi.

Đồng thời bọn chúng hổ thẹn vì sự đớn hèn của mình, rất nhiều tên thậm chí rơi nước mắt.

- Các vị, đừng mang lòng dạ đàn bà.
Hồ Ứng Gia ra sức trợn mắt lên:
- Chúng ta là ngôn quan máu chảy lệ không tuôn, giờ ta đã là chân trắng, không thể ở lại đây nữa.
Rồi cố nặn ra vài giọt nước mắt, nghẹn ngào nói:
- Tấm quan phục thất phẩm này không đáng tiếc, chỉ là không thể cùng các vị bảo vệ đạo nghĩa triều đình nữa.
Hắn không cho người khác khóc, nhưng bản thân lại khóc, cảnh này thật cảm động lòng người, đám ngôn quan tức thì có kẻ khóc tới chảy cả nước mũi.

Không biết kẻ nào hét lên:
- Hồ khoa trưởng vì chúng ta mà bị bãi quan, chúng ta không thể trơ mắt ngồi nhìn, chúng ta phải phản kháng.

- Đúng thế.
Cả đám kích động nói:
- Chúng ta không thể khuất phục, Dương Bác phạm sai lầm, Hồ khoa trưởng đàn hặc đúng pháp luật, giờ bị cáo bình an vô sự, người đàn hặc bị bãi quan, ngôn quan chúng ta có còn cần tồn tại không?

- Chúng ta không dễ bắt nạt, không dùng quyền phong bác thái tổ cấp cho còn đợi bao giờ.

- Đúng, thời khắc bảo vệ tôn nghiêm đã tới, chúng ta phải để đám quyền quý biết, bọn chúng không phải muốn làm gì là làm.

Thấy khiến mọi người nổi giận thành công, trong mắt Hồ Ứng Gia thoáng hiện vẻ đắc ý, miệng vẫn rối rít nói:
- Không được, ngàn vạn lần không được, không thể vì một mình Ứng Gia mà liên lụy tới các vị.

- Khoa trưởng, đây không phải chuyện mình ngài, mà chuyện của toàn bộ ngôn quan.
- Chúng ta vì công lý thiên hạ quyết chiến quyền thần.
- Đúng, quyết một trận tử chiến.

Đám ngôn quan hành động cực nhanh, bọn chúng dùng quyền "khoa tham", là quyền phong bác của lục khoa, bất kể là mệnh lệnh hành chính của lục bộ hay chiếu chỉ của hoàng đế, chỉ cần lục khoa thấy không thích hợp có thể bác bỏ, không cho ban bố, quyền lực kinh người.

Cũng chính vì thế lục khoa chưa bao giờ dùng nó với lục bộ, còn về bác chiếu lệnh hoàng đế thì đây là lần đầu sau "đại lễ nghị".

Cùng lúc bác chỉ dụ, đám ngôn quan triển khai công kích mãnh liệt "gian thần", dâng thư chửi mắng gian thần coi thường kỷ cương, mục tiêu công kích là đầu sỏ Dương Bác, đồng phạm tà ác Ngô Nhạc, thừa cơ báo thù Quách Phác ... Cùng độc thủ sau màn Cao Củng.

Cao Củng cú lắm, vì kiêng kỵ khi thảo luận xử phạt Hồ Ứng Gia ông ta nhịn không nói, không ngờ không thoát nạn.

Đàn hặc ông ta chủ yếu tội lạm dụng chức quyền, áp chế ngôn luận, xem ra đám ngôn quan đều nhận định, mỗi lời nói hành động của Quách Phách đều thể hiện ý đồ của ông ta.

Tuy thế Cao Củng vẫn phải bỏ công tác đó, dâng thư biện giải, ngoài ra còn theo lệ nói mình khiến thánh quân phiền lòng, hỏng sợ vô cùng, xin bãi miễn tất cả chức vụ.

Bên kia Dương Bác, Ngô Nhạc, Quách Phác cũng đồng thời dâng sớ biện hộ, đồng thời xin tử chức..

Tứ đại công khanh cùng xin từ chức, thế này nội các không thể xử rồi, cuối cùng kinh động tới tiểu mật phong.

Long Khánh thấy ngay cả sư phụ mình cũng xin từ chức, cuống lên :
- Nguy rồi, sư phụ sắp đi rồi, trẫm phải làm sao?

Phùng Bảo vội đuổi lui đám oanh yến, an ủi hoàng đế:
- Hoàng thượng đừng lo, đây là thông lệ của ngoại đình, quan càng lớn, càng bị đàn hặc nhiều.

- Vậy cũng không tới mức từ chức chứ.
Long Khánh lo lắng lắm.

- Làm ra vẻ vậy thôi.
Phùng Bảo bĩu môi nói, thầm nghĩ :" Nếu cuốn xéo thật thì tốt biết bao."

- Ra là thế.
Long Khánh trấn tĩnh lại liền biết Phùng Bảo nói đúng, hắn quá quan tâm đâm loạn mà thôi. Lật xem tấu chương, thốt lên:
- Sao ngay Dương thiếu bảo cũng bị tham tấu rồi? Ông ấy là trụ quốc phụ hoàng để lại cho trẫm, còn Ngô đại nhân, Quách các lão, toàn là danh thần thanh quan mà.

Dù không nhạy cảm với chính sự, nhưng Long Khánh rất hiểu đại thần. Hắn nhớ kỹ lời Thẩm Mặc :" Thân là người nắm quyền, không cần việc gì cũng tự thân làm, nhưng tiền đề là phải biết người, không thể dùng sai người." Cho nên hắn dùng thời gian ít ỏi của mình ở việc tìm hiểu đại thần.

Nói tới chính sự Phùng Bảo không dám xen vào, hắn là tên thái giám có đầu óc, biết hoạn quan can chính là đại kỵ, mình lại không phải là ti lễ giám, càng không dám nói bửa.

Long Khánh cũng không định hỏi ý kiến hắn, mà lật xem tấu sớ, thấy một cái tên đáng ghét, chính kẻ này suốt ngày kiếm chuyện, còn bới lông tìm vết, nói mình nào là xa xỉ, nào là bất hiếu, nào là phu thê bất hòa ... Làm như tất cả tội ác tập trung hết lên người mình vậy.

Con giun xéo lắm cũng quằn, huống hồ là hoàng đế? Chỉ là Long Khánh biết ngôn quan giống như lũ điên, không chóc vào nổi, nên mới lơ đi. Ai ngờ bọn chúng được thể lấn tới, bắt nạt cả Cao sư phụ rồi, không cho bọn chúng biết tay, bọn chúng tưởng ta là hoàng đế trưng bày.

Vì thế Long Khánh vừa sai người soạn chỉ an ủi nhóm Cao Củng, vừa hạ chỉ bảo nội các lần nữa xem lại định tội Hồ Ứng Gia.

Thánh ý không khó lý giải, nhưng Từ Giai hoàn toàn khống chế hướng đi của nội các, ông ta không muốn xử phạt Hồ Ứng Gia. Mà Cao Củng Quách Phác không thể lên tiếng, ba người Thẩm Mặc tạm thời không có quyền phát ngôn.

Vì thế trở thành ông ta tự biên tự diễn.

Cuối cùng Từ Giai bảo Lý Xuân Phương chấp bút, đầu tiên kiên trì tính chính xác nhất quán của nội các, nói Hồ Ứng Gia phương thức đàn hặc không đúng quy củ, dễ làm người ta hoài nghi mang lòng khác, cho nên nội các mới suy tính lại việc cách chức hắn.

Nhưng không thể đắc tội với Long Khánh, nói đương kim mới lên ngôi, phải nên coi mở rộng ngôn luận làm nhiệm vụ trọng yếu, cho nên mới kiến nghị giữ hắn lại.

Tiếp đó vỗ mông Long Khánh, nói hoàng thượng hết sức quan tâm, đích thân hỏi tới chuyện này, dưới sự lãnh đạo nhân từ anh mình của hoàng thượng, nội các cuối cùng cũng có biện pháp giải quyết.

Biện pháp là ba phải, nội các cũng rất khó xử, nếu kiên trì xử phạt sẽ làm khoa đạo thất vọng, không thể làm thể hiện hoàng ân lồng lộng, nhưng nếu xử lý theo kiến nghị của khoa đạo, có hiềm nghi vì tình phạm pháp, đưa Hồ Ứng Gia tới Phúc Kiến làm thôi quan.

Bản tấu ngôn từ ôn hòa, vuốt ve các phía, giống cảm giác Lý Xuân Phương đem lại cho mọi người vậy.

Từ Giai xem xong rất hài lòng, đưa cho Cao Củng:
- Cao các lõa xem có ý kiến gì không?

Cao Củng không nói một lời xem xong đưa cho Quách Phác, hai người trao đổi ánh mắt, cảm thấy coi như giữ lại chút thể diện, miễn cưỡng chấp nhận.

Vì thế đóng si, đưa cho hoàng thượng ngự lãm.

Thấy cảnh này, Trương Cư Chính khẽ lắc đầu, nhìn khuôn mặt không cam tâm của Cao Củng, cuối cùng nói nhỏ với Thẩm Mặc:
- Buổi tối ta mời huynh uống rượu.

Từ khi hơi người nhập các, tuy bề ngoài khách khí, nhưng quan hệ trở nên lạnh nhạt, chưa từng tụ hội riêng. Có điều cuộc hẹn này Thẩm Mặc chẳng cảm thấy bất ngờ:
- Chỗ cũ à?

- Không, Duyệt Tân Lâu.

Các vị đại học sĩ vì chuyện Hồ Ứng Gia làm phiền lòng, chẳng có tâm trạng làm việc, hết giờ là lục tục rời khỏi Văn Uyên Các, Thẩm Mặc không chú ý, thành người về cuối cùng.

Về nhà, thay thường phục, ngoài trời đã tối đen, vội đi đến nơi hẹn, y không ngồi đại kiệu nhất phẩm mà dùng kiệu nhỏ hai người.

Kiệu lắc lư tới Duyệt Tân Lâu, đây là tưu lâu cao cấp nhất kinh thành, chẳng những có phòng để kiệu, còn có chỗ an bài hộ vệ và kiệu phu.

Thẩm Mặc vừa xuống kiệu, tiêu nhị tiếp khách đã niềm nở đi tới:
- Công tử gia vạn phúc, dám hỏi ngài có hẹn hay mời khách?

Chưa nói xong đã có một người dáng vẻ quản gia đi ra chắp tay nói:
- Tiểu nhân ra mắt Thẩm lão gia, tiểu nhân là quản gia Trương phủ, tiện danh Du Thất.
Tuy nói rất cung kính, nhưng ngôn từ cử chỉ mang vẻ kiêu ngạo của văn nhân, nhìn có vẻ đẳng cấp hơn hẳn đám Thẩm An Thẩm Toàn.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.

Bình luận truyện