Quan Cư Nhất Phẩm
Chương 825: Nói và không nói
- Sư tướng yên tâm.
Trương Cư Chính hiểu ý, vỗ ngực nói:
- Chuyện mấy vị thế huynh cứ đặt lên người học sinh, đảm bảo không để ai lợi dụng họ, gây phiền phức cho sư phụ.
- Vậy ta đa tạ ngươi.
Từ Giai khách khí nói, tới đó tâm tình sa sút, lộ ra ý tiễn khách:
- Còn muốn hỏi gì nữa không?
- Học sinh có một câu hỏi giấu trong lòng lâu rồi, hôm nay không hỏi, sợ sau này không còn cơ hội nữa.
- Hỏi đi.
- Học sinh mặc dù trước nay không phục ai...
Trương Cư Chính sắc mặt phức tạp, hỏi:
- Nhưng không thể không thừa nhận, mọi mặt Thẩm Chuyết Ngôn đều hơn học sinh một bậc, vì sao sư phụ luôn ủng hộ học sinh, mà tuyển chọn đàn áp y?
Năm xưa hắn từng giải thích với bản thân, cũng có vài đáp án hợp lý.. Ví như Thẩm Mặc vây cánh đã dầy, còn mình là học sinh không chỗ dựa, tất nhiên là ngày sau Từ Giai dễ khống chế hơn, dù có nghỉ hưu về Tùng Giang, vẫn có thể chỉ huy mình từ xa, làm thái thượng hoàng.
Ví như Thẩm Mặc đã thành một phái, nếu nắm quyền sẽ dùng người của mình, tâm phúc của Từ Giai sẽ bị gạt sang bên lề, thậm chí bị bài xích, sức ảnh hưởng sau này của Từ Giai sẽ giảm mạnh, thậm chí biến mất. Còn đưa mình lên, dùng ai sẽ do ông ta định đoạt, không phải băn khoăn gì.
Giả thiết còn có rất nhiều, nhưng Trương Cư Chính vẫn không thể thuyết phục mình, vì hắn không tin đường đường tể tướng một nước lại suy nghĩ vấn đề ích kỷ tư lợi đến thế, không phù hợp với sự dạy bảo bao năm của Từ Giai.
Từ Giai trầm ngâm rất lâu mới nhìn hắn nói:
- Qua chuyện này ngươi còn chưa hiểu y là loại người gì sao? Tới nay ta vẫn không thể tin nổi, mục tiêu của y lại là ta, Đại Minh khai quốc 200 năm, có mấy kẻ khi sư diệt tổ?
-...
Trương Cư Chính cũng im lặng, hắn luôn nghĩ mục tiêu của Thẩm Mặc là mình và Lý Xuân Phương, ai ngờ Thẩm Mặc vòng qua cả hai, kéo Từ Giai xuống ngựa. Dù y không trực tiếp gia tay, nhưng Trương Cư Chính chắc cả mười phần, y là kẻ thao túng đằng sau.
Quân thần, phụ tử, sư đồ, đã thành quyền uy ở Đại Minh 200 năm qua, thần phục tục quân, tử phục tùng phụ, đồ phục tùng sư, đó là tiền đề tồn tại của xã hội, cho nên bất kỳ hành vi "dưới chống trên" nào đều bị coi là đại nghịch bất đạo, bị cả xã hội không dung thứ.
Đương nhiên những năm gần đây, Vương Học hưng thịnh, tư tưởng tự do truyền bá, nhiều người không coi trọng lễ giáo nữa. Nhưng giai tầng sĩ đại phu, nhất là triều thần vẫn không dám vượt quá giới hạn nửa bước, sợ thân bại danh liệt, để tiếng thối vạn năm.
Vậy mà tên Thẩm Giang Nam thường ngày nhìn hiền lành lễ phép, lại dám chống cả thiên hạ, dù chuyện này hai bên vĩnh viễn sẽ không công khai, cũng không ai tìm được chứng cứ y khi sư..
Nhưng y đã làm, tức là y dám vứt tam cương ngũ thường vào nhà xí, một kẻ không kính sợ hoàng đế, phụ thân, sư phụ như thế nắm đại quyền quốc gia, trời mới biết y sẽ làm ra chuyện gì.
Trong tích tắc đó trong đầu Trương Cư Chính lướt qua một loạt anh hùng hảo hán hạ bệ hoàng đế như Khánh Phụ, Vương Mãng, Tào Tháo, Dương Kiên, Triệu Khuông Dẫn...
Nhưng trực giác nói với hắn, Thẩm Mặc không phải hạng người đó, huống chi quốc sự Đại Minh tuy thối nát, song chưa tới mức thay triều đổi đại, chỉ cần Thẩm Mặc không điên, y không dám làm chuyện kia, nếu không dù thường ngày có bao kẻ thề trung thành với y, một khi y tạo phản soán ngôi, nhưng kẻ kia vẫn không chút do dự bán đứng y.
- Y chưa tới mức có lòng bất thần chứ?
Trương Cư Chính thấp giọng hỏi.
- Cái đó thì không?
Từ Giai lắc đầu:
- Nhưng có nguy hiểm thành Vương An Thạch, mà ta cảm giác y còn nguy hiểm hơn cả ông ta. Bắc Tống mất vì Vương An Thạch loạn chính, ta phải có trách nhiệm với tổ tông, không thể để Đại Minh mất trong tay y...
- Học sinh cũng có tâm nguyện cải cách, sư phụ không lo học sinh loạn quốc sao?
- Ha ha, vi sư quan sát ngươi mười mấy năm, nếu không có tự tin về ngươi, sao luôn coi ngươi như người kế thừa.
Từ Giai nhìn hắn với ánh mắt quái dị:
- Ngươi và y hoàn toàn khác nhau, ngươi nhìn như cấp tiến, nhưng bản chất giống vi sư, mục tiêu là "trí quân Nghiêu Thuấn", không làm trái hiến pháp tổ tông. Khổng Tử nói "ngũ thập tri thiên mệnh", con người trước tuổi đó, khó mà nhìn rõ bản thân..
- Nhưng sư phụ, Cao Túc Khanh suốt ngày đem cải cách đeo trên miệng...
- Tài Cao Củng trên cả hai ngươi, nhưng ông ta không biết làm người, để ông ta làm thêm vài năm sẽ đắc tội với hết tất cả mọi người, hoàng đế cũng không giữ nổi nữa... Nhưng ông ta sẽ mở ra cục diện mới cho người kế nhiệm, ai có thể thay ông ta, sẽ lập nên công tích ngàn đời..
- Chẳng phải dễ...
Trương Cư Chính cười khổ...
- Phong vân biến ảo ai mà nói chắc được?
Từ Giai bình thản nói:
- Lại nói, ngươi đâu tác chiến một mình, lão phu tuy đã lui, nhưng trước khi ngươi chưa lên thủ phụ, ta sẽ không thôi.
- Học sinh không có vọng tưởng đó.
Trương Cư Chính cười càng khó coi hơn:
- Chuyết Ngôn ít hơn học sinh 12 tuổi, học sinh lại chẳng dựa vào được y...
- Không phải lo, ta sẽ chặt đứt mơ tưởng của y.
Từ Giai cười lạnh, ông ta chẳng phải là kẻ rộng lượng, cả đời chưa từng bị thua thiệt như thế, tất nhiên không chịu bỏ qua.
- Sư phụ có cách à?
Trương Cư Chính mừng thầm.
- Chuyện này ngươi không cần lo, chỉ cần làm tốt việc của mình là được.
Kết thúc cuộc đàm thoại, Trương Cư Chính cáo từ.
Lần nữa nhìn lại cánh cửa quen thuộc, Trương Cư Chính quay đầu đi, lên liệu trầm giọng nói:
- Đi.
Kiệu đi ngày càng xa, lòng Trương Cư Chính càng kiên định.
"Tất cả hồi ức hãy để lại tòa phủ đằng sau, từ nay trở đi, ta không phải là học sinh của bất kỳ ai nữa. Ta sẽ chứng minh bản thân, không có sư phụ bảo vệ, ta vẫn có thể đối diện với phong ba, trở thành phi ưng bay lượn chín tầng trời."
" Bởi vì ta là Trương Cư Chính".
~~~~~~o00~~~~~~
Trương Cư Chính vừa về tới nội các, liền nghe nói Phùng Bảo tới không dám chậm trễ, tới phòng tiếp khách chuyên dụng của Trương Cư Chính, bài bố rất cầu kỳ, thấy Phùng Bảo đang thưởng trà, ngắm nghía mọi thứ.
Đuổi lui tả hữu, vừa tới cửa Trương Cư Chính đã cười lớn:
- Phùng công công có nhã hứng quá, ý vị lòng này tới tiên cảnh dạo chơi...
Phùng Bảo đứng dậy hành lễ:
- Tìm vui trong cái khổ thôi, các lão đừng cười.
Hai người hàn huyên uống trà, Trương Cư Chính có ý lấy lòng hắn, quan sát Phùng Bảo nói:
- Phùng công công mặc bộ mãng y này rất có phong thái đại gia.
- Mặc bừa ấy mà.
Phùng Bảo khiêm tốn nói, nhưng cười toét cả miệng:
- Cái này do cục chức tạo Tô Châu tiến công, năm mới hoàng thượng tặng cho hai bộ, nếu các lão thích, ta sai người đưa tới.
- Quân tử không đoạt thứ người khác yêu thích, huống hồ ta chẳng có tâm tình mặc áo mới.
Phùng Bảo đồng cảm nói:
- Đúng là làm khó các lão.
- Đại thần chúng ta đều vì hoàng thượng, chịu chút oan khuất có là gì, công công cứ nói với hoàng thượng, thủ phủ sớm có lòng về quê, nay ý đã quyết, cố giữ vô ích.
Thấy hắn hoàn thành nhiệm vụ, mà tựa hồ không tổn hại chút nào, Phùng Bảo thốt lên:
- Các lão đúng là cao thủ.
- Công công quá khen.
Tuy biết là lời khen nhưng Trương Cư Chính vẫn thấy khó nghe:
- Năm mới có người tặng ta mấy bức tranh, lần này thủ phụ đi, nội các không biết bận rộn tới bao giờ. Mỹ nhân trông phòng trống, bảo vật chẳng ai xem, đó đều là tội lớn, mong Phùng công công thưởng thức hộ.
- Việc này..
Phùng Bảo là thái giám có văn hóa, say mê cầm kỳ thi họa, nhưng nghĩ mình đã quyết tâm giữ khoảng cách với ngoại thần, đành nuốt nước bọt:
- Như các lão nói đấy, quân tử không đoạt cái người ta yêu thích.
Trương Cư Chính sao chẳng hiểu hắn nghĩ gì, vờ nuối tiếc nói:
- Vậy là Kê sơn hành lữ đồ và Tùng phong các thi thành minh châu để xó bếp rồi.
Phùng Bảo trừng mặt, ngượng ngập sửa lại:
- Vậy để ta trông coi giùm các lão, xem xong sẽ trả lại.
- Tốt lắm.
Trương Cư Chính hối lộ thành công còn phải cám ơn:
- Biết ngay Vĩnh Đình huynh là người phong nhã sẽ trân trọng văn phong mực bảo mà.
Quả nhiên Phùng Bảo sắp đi lại ngồi xuống, hạ thấp giọng nói:
- Thái Nhạc huynh, có hai việc ta phải nói nới huynh.
- Việc gì?
Trương Cư Chính nghe hắn gọi mình là Thái Nhạc, biết ngay tên thái giám này có thể mua chuộc được.
- Huynh biết chuyện ngày hôm nay là chủ ý của ai không?
- Không biết.
- Trần Hoành.
Phùng Bảo chớp mắt, cười mà mặt lạnh tanh:
- Lão già này không đơn thuần, sau này huynh hãy cẩn thận đề phòng.
- Rốt cuộc ông ta là người của ai?
Nếu Phùng Bảo đã nhắc tới điều này, Trương Cư Chính không thể không hỏi.
- Chẳng phải của ai, ông ta cực trung với hoàng thượng, nhưng có tính toán nhỏ.
Phùng Bảo có chút ngản ngẩm:
- Kỳ thực ông ta quay lại nằm ngoài dự liệu của chúng tôi, hoàng thượng tuy chưa quên ông ta, nhưng không hề có ý dùng. Sau đám Đằng Tường sai người điều tra, phát hiện Mã Toàn trước khi đi đã tiến cử ông ta với hoàng thượng, trong thời gian đó còn liên hệ với nhau, người trung gian truyền tin hình như tên là Thiệu Phương.
Trương Cư Chính gật đầu, nhớ kỹ cái tên này.
- Còn một việc nữa, trước năm mới hoàng thượng phái người tới Hà Nam...
Phùng Bảo thầm nghĩ, ngươi tặng ta hai bảo vật, ta trả ngươi hai tin tức, coi như không ai nợ ai:
- Chuyện sau đó huynh tự nghĩ, ta không nói nữa.
- Đa tạ Vĩnh Đình huynh chỉ điểm.
Tiễn Phùng Bảo đi, Trương Cư Chính lòng nổi xong, xem ra hoàng đế cũng có lòng dùng lại Cao Củng, ta phải tranh thủ, nếu không người ta tranh trước. Liền quyết lần sau diện thánh nhất định sẽ chính thức đề xuất chuyện này.
20 tháng 1 năm Long Khánh thứ 2, sau khi biết rõ tâm ý của Từ Giai, Long Khánh phê chuẩn cho Từ Giai về quê.
Tin tức truyền ra, triều đình chấn động, ba vị các lão, lục bộ cửu khanh đều dâng tấu, xin hoàng đế giữ lại Từ Giai, Long Khánh biểu thị phải tôn trọng ý kiến thủ phụ, không thu hồi thánh lệnh.
Tránh đêm dài lắm mộng, Long Khánh hạ chỉ triệu kiến Từ Giai, ban ân điển vỗ về con cháu, hoàn thành bước cuối cùng cho Từ Giai nghỉ hưu.
Tất cả mọi người đều đợi Từ Giai phản kích, nếu như ông ta muốn ở lại thế nào cũng có cách để hoàng thượng thu hồi thánh lệnh, nhưng Từ Giai không có hành động gì, chỉ tạ ơn, tiếp nhân an bài của hoàng thượng.
~~~~o0o~~~~
Quan trường năm Long Khánh thứ 2 có thể nói là "chấn động, không thể tin nổi".
Thủ phụ hai triều, lão thần định ra di chiếu, môn sinh cố cựu khắp thiên hạ, gần như thiên hạ vô địch, bị một cấp sự trung nho nhỏ đàn hặc rớt đài.
Đương nhiên, lời triều đình là nghỉ hưu, là rửa tay chậu vàng.
Thế nhưng ngay cả bách tính ngồi tán gẫu bên quán trà ngoài đường cũng biết Từ các lão không muốn đi, rất muốn được giữ lại... Nhưng không biết trong một ngày cái gì làm thái độ hoàng đế thay đổi mau chóng như vậy, dân gian không sao hiểu nổi.
Đâu chỉ trong dân gian, ngay cả quan trường cũng như ngắm hoa trong sương, chỉ là quan viên luốn mò ra được mép bờ chân tướng. Nói chung có ba tin đồn khá đáng tin cậy hoàng đế chán ngán Từ Giai rồi, giữ lại chẳng qua là làm cho có, có người nói Từ Giai mất chức liên quan mật thiết tới vụ án năm ngoái, cái chết của Hồ Tôn Hiến, chuyện dơ bẩn của Đô sát viện, cái chết của Vương Đình Tương, không ngừng gây áp lực lên Từ các lão, làm lão nhân gia mệt mỏi tinh thần lẫn thể xác, lại tuổi đã cao nên quyết ý ra đi.
Còn có người nói, Trương Cư Chính thấy Từ Giai chắn đường mình, chủ động thuyết phục Từ Giai từ chức.. Mặc dù lời này nói có chứng có cứ, nhưng mọi người không tin, Từ các lão còn hơn cha ruột Trương Cư Chính, cha ruột đi, hắn có lợi gì?
Bất kể bao nhiêu suy đoán, bao nhiêu điều khó tin, đều không thay đổi được kết quả... Hoàng đế ban thưởng phê chuẩn cho Từ các lão về quê.
Có người thầm đem so sánh với ân thưởng khi Cao Củng về quê, thấy kém hơn rất xa, hoàng đế thân sơ với đại thần thế nào, nhìn đó là rõ.
Đương nhiên lúc đó quan viên còn đang chấn động, không ai chú ý tới chi tiết này, đám luôn dựa dẫm vào Từ Giai mà vênh váo, lúc này đầu cúi gằm, tên nào tên nấy mặt mũi xám xịt, sợ hãi hoang mang, không biết tương lai sẽ ra sao?
Trong đô sát viện, đám ngự sử đang lo cho vận mệnh của mình, nghe thấy núi lớn đổ sầm, trong lòng kinh hoàng không sao kể siết, cả đám đua nhau khóc ròng, nói như mất cha mất mẹ cũng không đủ hình dung ra bi thương đó.
Lục khoa hoảng sợ cho tương lai, biến thành phẫn nộ tột độ, cả đám hận không thể ăn tươi nuốt sống Trương Tề. Nhưng Trương Tề sớm dự liệu được kết quả này, qua năm mới xưng bệnh nằm nhà.
Nhưng hắn trốn không nổi đám ngôn quan phẫn nộ xông vào tận nhà, kéo hắn ra đánh một trận, chưa hả giận còn viết lên tường "nhà của chó, thối vạn năm", tiếp đó kéo tới tướng phủ, yêu cầu diện kiện Từ Giai, mong ông ta đổi ý.
Kỳ thực bọn chúng đều biết, điều này là không thể, vì sau khi thánh chỉ xuống, bọn chúng một mặt chuẩn bị quyền phong bác, một mặt sai người thông báo cho Từ Giai. Từ Giai lại nói với chúng, đây là chủ ý của mình, hoàng đế chỉ tôn trọng lựa chọn của ông ta mà thôi.
Quả nhiên, Từ Giai khách khí mời đám môn quan vào phủ, ôn hòa nói không ai ép ông ta, tự mình đã già, mệt rồi, nên nghỉ rồi, chỉ đơn giản vậy thôi.
Đám ngôn quan an ủi thế nào, Từ Giai đều dùng cái luận điệu đó. Ngôn quan thấy Từ Giai ý đã quyết, khóc rống lên, khiến Từ Giai cung rơi lệ:
- Lão phu hổ thẹn với mọi người, vốn ta tính, sau khi đi rồi, để Trương Thái Nhạc tiếp tục bảo vệ các ngươi, thế nhưng thế sự khó lường. Ta đột nhiên rời đi, làm mọi người nguy hiểm.
Lão già này đúng là chẳng phải hạng lương thiện, câu đầu còn nói mình muốn đi, câu say tuy chẳng vả miệng mình, nhưng lại lộ ra oán hận.. Không phải ta không muốn bảo vệ các ngươi, là có kẻ ép ta, khiến ta không thể khóc đi.
Ông ta khóc lóc kể lể, làm tâm tình đám ngôn quan từ "lo tiền đồ" chuyển sang "hận tiểu nhân".
Cuối cùng dưới sự khuyên nhủ của Từ Giai, cả đám ra về, đem phẫn nộ phát tiết lên người tên tiểu nhân đứng đằng sau. Rất nhanh bọn chúng tra hết rõ ràng đồng liêu, tử địch trước kia của Trương Tề, kiếm ra lý do Trương Tề hãm hại Từ Giai.
Tiếp đó năm tên khoa trưởng dâng tấu vạch tội Trương Tề, nói hắn đàn hặc Từ Giai là cố ý báo thù, vì: Trương Tề năm xưa phụng lệnh lên Tuyên Đại khao quân, có tên diêm thương tên Dương Từ Hòa là hảo hữu của cha hắn Trương Luyện, hối lộ Trương Luyện mấy nghìn lượng vàng. Trương Tề liền thành người đại diện cho lợi ích của chúng, viết tấu kiến nghị làm lợi cho đám diêm thương. Song biên cương phức tạp Từ Giai không duyệt, chuyện không thành, đám diêm thương đòi lại tiền, cha con họ Trương đã tiêu hết, không thể trả được.
Dương Tứ Hòa cùng đám diêm thương bất mãn với sách lượng biên cương của Từ Giai, liền lấy chuyện này uy hiếp Trương Tề công kích Từ các lão. Trương Tề sợ chuyện bại lộ, nên dâng tấu đàn hặc.
Hoàng thượng liền lập tức sai Cẩm Y vệ bắt cha con họ Trương và kẻ phạm án khác vào ngục thẩm tra.
Long Khánh nhanh chóng đồng ý bắt người như thế vì Từ Giai thống khoái từ chức, không sinh sự, làm hắn áy náy,,, thậm chí hoài nghi mình hiểu lầm Từ Giai.
Song khó khăn lắm mới đuổi được vị ôn thần này đi, đương nhiên không có chuyện hối lại, hắn chỉ muốn vỗ về một chút đám Từ đảng bị đả kích mà thôi.
Thế nhưng hắn ngàn vạn lần không ngờ, việc này lại lôi ra một vụ án lớn...
Khi soát nhà Dương Tứ Duy, phát hiện trong thư tín của hắn, rất nhiều điều liên quan tới việc Tấn thương và người Mông Cổ buôn lậu một cách trắng trợn không thèm che giấu.
Đương nhiên thương nhân trong thư danh tính rõ ràng, chẳng che đậy gì, chỉ cần thuận theo manh mối đó mà tra, tuy không thể phá hủy triệt để hệ thống buôn lậu của Tấn thương, nhưng hoàn toàn có thể làm chúng tổn thương nguyên khí.
Chuyện này kinh động tới Dương Bác, đối diện với đồng hương tới cửa cầu xin, ông ta chỉ đành nhận lời, nói với Dương Mục:
- Ta bảo mà, bọn chúng không để cho chúng ta một mình hưởng lợi đâu, nghĩ cách tiếp xúc đàm phán điều kiện đi.
Dương Bác biết rõ, liên tục bị mình và Thẩm Mặc bôi bẩn, hình tượng của Từ Giai đã không còn thuần khiết như Bạch Liên thánh mẫu nữa, nhất là ở trong lòng hoàng đế, càng chẳng ra người, chẳng ra quỷ, không muốn nhìn ông ta thêm một khắc.
Song muốn công khai trực tiếp kéo Từ Giai rớt đài là không thể. Dương đại nhân giỏi tư duy trái chiều, dùng kế rút củi dưới đáy nồi, chặn đường lui.. Chỉ cần Từ Giai xin từ chức, hoàng đế phê chuẩn, sĩ đồ của lão Từ coi như xong, chỉ đơn giản thế thôi.
Còn làm sao để Từ Giai xin từ chức? Bị đàn hặc, là con đường nhanh nhất.
Chuyện đàn hặc, xin từ chức là trình tự mọi người quen rồi, chẳng coi nó ra gì. Ví như một năm trước Cao Củng và Từ Giai liên tiếp dâng tám bản tấu từ chức, kết quả Cao Củng đi, Từ Giai chẳng sao.
Dương Bác nhắm vào điềm này, để Từ Giai vô tình đi vào trình tự, sau đó chỉ cần tìm cách để hoàng đế không giữ lại nữa, thế là trình tự thành sự thực.
Làm sao để hoàng đế phê chuẩn Từ Gai về quê chính là bước thứ ba của ông ta. Từ lúc Từ Giai bị đàn hặc, ông ta dùng hết bản lĩnh minh oan cho Từ Giai, đồng thời ngầm phát động bách quan thỉnh cầu hoàng đế, giữ Từ các lão lại.
Uy vọng Từ Giai càng cao, câu nói kia của Trương Tề càng có sức sát thương, bất kỳ hoàng đế nào cũng không thể chấp nhận trong mắt bách quan chỉ có tể tướng không có mình.
Cho nên cuối cùng Long Khánh hạ quyết tâm đuổi Từ Giai, tuy có nhân tố ngẫu nhiên bên trong, nhưng cũng là kết quả tất yếu.
Nhưng đối thủ của ông ta là Từ Giai, không thể chỉ biết chịu đòn, sau khi tỉnh lại, Từ Giai quyết đoán lấy lui làm tiến, thông qua Trương Tề, nắm lấy thóp đối thủ, vãn hồi cục diện.
Dương Bác biết, Từ Giai chỉ muốn ngựng tụ lại nhân tâm sắp tan rã, không phải muốn cá chết lưới rách với mình... Lúc này bất kỳ chuyện tử đấu nào cũng khiến ngư ông đắc lợi.
Dương Bác biết làm ăn ăn muốn lâu dài, thì mọi người phải cùng có lợi, ít nhất cũng không thể lỗ. Cho nên ông ta không phản kích, làm gay gắt thêm mâu thuẫn, mà chủ động cầu hòa với Từ Giai, đồng thời muốn Thẩm Mặc ra giá...
Người khác không biết quan hệ giữa Thẩm Mặc và Cẩm Y vệ, chứ Dương Bác biết rõ ràng, tên tiểu tử đó tất nhiên oán mình lợi dụng Trâu Ứng Long, cho nên lệnh Cẩm Y vệ phối hợp hoàn toàn với mệnh lệnh của Từ Giai.
Thế là đại biểu ba bên triển khai cuộc đàm phán giằng co gian nan, tranh thủ phân chia phạm vi thế lực trước khi Cao Củng về...
Lúc này nếu ngươi nhìn mấy vị trên bàn đàm phán, sẽ giật mình phát hiện, vẫn là ba phe lớn nhất trong triều trước khi bắt đầu tranh đấu. Có thể thấy bất kỳ sự kiện chính trị nào, bản chất là tranh giành quyền lực, mà kẻ thực sự có thể nắm vận mệnh của mình, là mấy kẻ khơi lên đấu tranh.
Khác biệt duy nhất lúc bắt đầu và kết thúc chỉ là ban đầu chỉ hi vọng tiếp tục tồn tại, giờ cầu mong kiếm nhiều hơn. Ban đầu mong kiếm nhiều hơn hơn, giờ chỉ cầu tồn tại được....
~~~~o0o~~~~
Truyện kinh sư tạm thời gác lại, hãy nói về nhân vật lâu rồi chưa xuất hiện…
Rời khỏi trấn Tích Khê đi về hướng đông chừng 20 dặm, là nơi giao thoa giữa sông Long Xuyên và sông Đăng Nguyên, xa xa nhìn nhìn thấy một tòa kiến trúc khí phái tường xanh ngói đỏ thấp thoảng giữa non xanh nước biếc.
Từ thời đầu lập quốc, tông tộc họ Hồ di cư tới đây, vì giỏi giáo hóa, gia môn nghiêm chính, 200 năm qua, không biết bao nhiêu tinh anh từ nơi này đi ra. Lựa chọn của bọn họ khác nhau, người làm quan trị quốc bình thiên hạ, người kinh doanh, hưng nghiệp bốn biển..
Thế nhưng bất kể từng huy hoàng ra sao, đều tớ lúc lá rụng về cội, hồn về cố thổ, thành nắm đất bồi đắp quê hương, thành suối xanh trong núi, vĩnh viễn bảo hộ nơi này tiếp tục sinh sôi nảy nở.
Hôm nay nơi này lại đem một vị tộc nhân vĩnh viễn an nghỉ, chỉ là thanh thế hùng tráng, nghi thức long trọng 200 năm qua chưa từng có, ngay cả vị thượng thư tổ phụ vị tộc nhân này khi an táng cũng không sao sánh bằng.
Đứng trên Thiên Mã sơn, dõi mắt nhìn thấy dòng người như nước chảy, người giấy ngựa giấy, núi vàng núi bạc.. Tất cả đều chuẩn bị cho người con đáng nể đó của Hồ tộc, chỉ đợi nghi thức bắt đầu, sẽ đốt hết cho hắn, để hắn ở âm gian có cuộc sống tốt nhất, không còn ủy khuất vì tao ngộ của mình.
Thanh sơn hữu hạnh mai trung cốt, hôm nay là ngày hạ táng cố thái bảo Đại Minh, Hải Ninh bá Hồ công húy Tôn Hiến.
***Núi xanh may mắn được làm nơi chôn cất người trung lương.
Từ khi ý chỉ ngự táng truyền xuống, quan viên từ Huy Châu tới Nam Trức Đãi, toàn lực chuẩn bị, xây mộ cho Hồ Tôn Hiến...
Ngày hạ táng khâm định là 04 tháng 2, khi thánh chỉ tới đã là cuối năm, chỉ còn hơn một tháng, ban đầu mọi người oán trách, vì trong thời gian ngắn như vậy, tạo ra khu mộ quy chế bá tước căn bản là không thể.
Tiếp đó bọn họ hay tin, Thẩm các lão đích thân đưa lĩnh cữu về Thiên Mã Sơn, tất cả lời than phiền đều biến mất, mọi người tự động nghĩ cách trừ đi khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ không thể hoàn thành này.
Công trình này do tổng đốc Giang Nam Đường Nhữ Tiếp đảm nhận, do chuyên gia kiến trúc ưu tú nhất của Giang Nam thiết kế. Đương nhiên khi đợi thiết kế, Đường Nhữ Tiếp hạ lệnh sưu tập tài liệu tương quan...
Muốn xây dựng một ngôi mộ như thế, riêng đá đã cần mấy chục loại, gỗ toàn thứ quý hiếm kể không siết, những thứ đó ở đông, ở tây, ở nam, ở bắc, dù không tiếc tiền cũng phải cần một năm mới có đủ.
Đường tổng đốc có tuyệt chiêu, hắn đưa ra danh sách cho đăng trên các tờ báo lớn ở đông nam, rất nhanh có các đại hộ chủ động liên hệ nói có vật liệu gì, nguyện ý cống hiến cho Thẩm các lão... Không, không phải là tâm ý với Hồ thái bảo.
Đường Nhữ Tiếp nhận hết, mặc dù có nhiều đại hộ cách Huy Châu mấy trăm dặm, nhưng ở đông nam, ngay chút đó mà ngươi cũng không vận chuyển được, còn không biết xấu hổ xưng đại hộ?
Thế là vật liệu không ngừng đổ đến, chỉ 7 ngày, mấy vạn khối gỗ đất chất đầy Thiên Mã Sơn.
Lúc này thiết kế cũng đã có, Đường Nhữ Tiếp lệnh các quan viên lớn nhỏ đóng trại dưới Thiên Mã Sơn, ngày đêm đôn đốc xây dựng mộ bá tước.
Khi Thẩm Mặc tới nơi, nhận lời mời tới công trình thì thấy một phần mộ khổng lồ như một tòa núi nhỏ...
Nghe Đường Nhữ Tiếp kể lể quá trình chuẩn bị như muốn tâng công, Thẩm Mặc không được vui:
- Lại gây sóng gió tới cho ta rồi.
Nhưng Đường Nhữ Tiếp nay đã là một vị phong cương trưởng thành, hắn tự tin nói với Thẩm Mặc:
- Các lão không cần lo, đây là tâm ý của quan thân đông nam chúng ta với Hồ đại soái, không ai có thể nói được gì.
Rồi cười đắc ý:
- Nhất là các đại hộ hăng hái bỏ tiền bỏ người, phá tan hoàn toàn lời đồn "đại soái thi hành đề biên, khiến đại hộ Giang Nam hận không thể lột da, uống máu."
Thẩm Mặc chỉ biết cười khổ:
- Cho dù đông nam có tiền cũng không thể tiêu như thế, chẳng phải khiến người ta thèm khát đố kỵ sao?
- Đông nam giàu trùm thiên hạ sớm đã đi vào lòng người.
Đường Nhữ Tiếp cười:
- Dù có tiếp kiệm tới đâu cũng có kẻ lúc nào cũng muốn cấu xé, tiết kiệm hay không đều như nhau, cần gì phải vờ nghèo.
Thẩm Mặc hoàn toàn cứng họng, nhưng rất vui mừng với sự tự tin khí phách này của đám Đường Nhữ Tiếp, hoàn toàn khác hẳn khi xưa.
Bao nhiêu quan viên trọng yếu của đông nam có mặt, công tác cảnh vệ tất nhiên không thể có chút sơ xuất nào, suốt từ chân núi trở lên đều có quân sĩ cảnh giới.
Bên ngoài tuyến cảnh giới là đám đông từ bốn phương tới xem náo nhiệt, tiếng khóc chấn động núi rừng của đám hiếu tử hiếu tôn, tang lễ long trọng như thế, làm người dân mở rộng tầm mắt, ngoài tặc lưỡi liên hồi chẳng biết thể hiện thế nào hơn nữa.
Cũng có những lão nhân cao tuổi, thời niên thiếu từng thấy tang lễ của Hồ thượng thư, trong thời gian dài thấy nhà ai tang lễ xa hoa, thường bĩu môi nói:
- Đó là các ngươi chưa thấy tang lễ của Hồ thượng thư..
Thời khắc này họ đều thừa nhận, cảnh trước mắt hơn năm xưa nhiều lần.
Tòa linh đường có tới mười mấy gian, đó vốn là nơi ở tạm thời đám Đường Nhữ Tiếp khi giám sát công trình, hiện giờ được dùng làm nơi để các quan viên tới bái tế nghỉ ngơi, tuy là dựng tạm, nhưng hết sức đầy đủ bàn ghế giường chiếu, trà nước điểm tâm tất nhiên thứ nào cũng chu toàn.
Nhưng phàm người có tư cách vào đây, đều là nhân vật hô phong hoán vũ một phương.
Đây cũng là nơi Thẩm Mặc tiếp kiến nhân vật trọng yếu.
Lúc này y đang ngồi ở thượng vị, trái phải tộng cộng có 20 người, Giang Nam tổng đốc Đường Nhữ Tiếp, Mân Cống tổng đốc Vương Tuần, Lưỡng Quảng tổng đốc Ngô Bách Bằng, cùng sáu vị tuần phủ ngồi bên trái, bên phải là gia chủ cửu đại gia tộc. Đây là những nhân vật trên đỉnh kim tự tháp quyền lực tài phú đông nam...
Ánh mắt Thẩm Mặc quét qua mọi người, đại đa số bọn họ y mới gặp ở Nam Kinh năm ngoái, cách nửa năm, không ngờ lại gặp mặt... Nhưng y vạn lần không muốn gặp nhau thông qua cách này.
Những tổng đốc tuần phủ này đáng lẽ không được rời khỏi tỉnh của mình, nhưng bọn họ đại đa phần được Hồ Tôn Hiến đưa lên trong thời kháng Oa.
Hồ Tôn Hiến còn sống bọn họ phải tị hiềm, nhưng giờ người đã chết, bọn họ thẳng thắn xin triều đình cho tiễn đại soái của bọn họ chặng đường cuối cùng.
Đây là điều thường tình, thêm vào áy náy vì vụ án Hồ Tôn Hiến, chẳng ai muốn làm kẻ ác, nên đồng ý cả.
Nhưng Thẩm Mặc từng là kinh lược đông nam lại cùng những người này tụ lại một chỗ, cho dù không làm gì, cũng khiến người ta liên tưởng lung tung.
Hơn nữa nếu lúc này ở đâu đó xảy ra đại sự, nhưng vì không có quan viên coi sóc sinh họa, thì đây thuần túy là cơ hội để người ta làm suy yếu mình.
Cục diện càng tốt càng phải thận trọng, ví dụ của Từ Giai ở ngay trước mắt, Thẩm Mặc không muốn thành đối tượng bị quần công tiếp theo, lệnh sau khi an táng kết thúc, tất cả lên đường trở về không cho trễ nải chút nào.
Tranh thủ chút thời gian, ở thời khắc này mọi người tề tụ mới không bị hiềm nghi, thống nhất nhận thức, ứng phó với biến hóa sắp tới, tránh trở tay không kịp.
Thu lại suy nghĩ vẩn vơ, Thẩm Mặc ho một tiếng, chậm rãi nói:
- Chốn này vốn không nên nói chuyện công, nhưng nay triều đường vào bước chuyển ngoặt, đông nam cũng sẽ gặp khảo nghiệm cực lớn, hi vọng anh linh đại soái sẽ tha thứ cho chúng ta.
Thẩm Mặc nói nghiêm nghị như thế, làm mọi người tĩnh tâm lại nghe, chỉ sợ sót chữ nào.
- Từ các lão về quê đã thành định cục, ông ta đi rồi ai sẽ tiếp thế.
Thời gian ít nỏi, Thẩm Mặc không vòng vo, đanh giọng nói:
- Ta nghe nói gần đây có người đang hợp lực muốn đẩy ta lên, dù sao đây là lòng tốt nên ta không nói là ai.. Nhưng đại sự thế này lại chưa được ta đồng ý, các ngươi to gan quá đấy.
Mấy vị nghe thế cúi đầu không dám nhìn vào mắt y.
- Cũng tại ta không sớm nghĩ cách trao đổi với mọi người.
Thẩm Mặc khôi phục lại bình tĩnh:
- Hiện giờ ta nói rõ ràng cho các vị, cho dù đặt ghế đó ngay trước mặt ta, ta cũng không nhận.
- Đại nhân, tại sao?
Có người không nhịn được hỏi:
- Trước ngài chỉ có Lý Xuân Phương, uy vọng của hắn không có, thanh danh mất hết, cho hắn lằm hắn cũng không dám. Nếu hắn không làm, thì tới ngài, không phải ngài chủ động tranh lấy, sợ gì lời dèm pha.
Đông nam ngày càng phồn hoa giàu có, đám đạt quan quý nhân bọn họ kiếm đầy bồn đầy chậu, khiến các tỉnh khác ghen tị, chắc chắn có người nhòm ngó bọn họ rồi.
Cảm giác nguy cơ nghiêm trọng khiến quan thân đông nam hi vọng có một vị tể tướng mạnh mẽ bảo hộ lợi ích của bọn họ, mặc dù hiện giờ Thẩm Mặc làm rất tốt, nhưng ai biết tương lai khi đao kiếm bốn phương tám hướng bổ tới, y còn bảo vệ nổi không.
Cho nên mọi người đều hi vọng y có thể sớm ngày lên làm thủ phụ, để mọi người không phải nơm nớp lo sợ nữa.
- Không phải là ta không muốn làm thủ phụ.
Thẩm Mặc kiên nhẫn giải thích:
- Nhưng ta ở nội các, hiểu tình hình quốc gia hơn mọi người một chút. Đại Minh nguy cơ tứ phía, đã tới mức không cải cách không tồn tại được, thủ phụ là miệng núi lửa, ngồi lên rồi nếu cải cách sẽ đắc tội với vô số người, cải cách càng triệt để càng đắc tội nhiều... Thậm chí tương lai các vị cũng sẽ phản đối người ngồi ở vị trí đó. Nhưng nếu không cải cách sẽ thành đồ trưng bày, cũng sẽ làm người ta oán hận. Từ các lão chính vì nhìn thấu điểm này nên mới sớm có ý rời đi.
Kỳ thực Thẩm Mặc không muốn nói ra nguyên nhân căn bản, mọi người ở đây cũng đoán ra phần nào, chẳng qua Từ Giai rớt đài quá gấp quá bất ngờ. E rằng không mấy người tin Từ Giai nguyện ý nghỉ hưu...
Là nhân vật quan trọng trong sự kiện năm ngoái, tuy Thẩm Mặc luôn cố giữ mình ngoài cuộc, nhưng chuyện tới nước này, mọi người nhìn lại cả quá trình vụ án, nếu không có nhân tố của y bên trong, tất cả mọi chuyện ngày nay sẽ không xảy ra, cho nên Từ Giai rớt đài, Thẩm Mặc không tránh khỏi liên can.
Đương nhiên loại liên can này có cố ý và vô ý, nếu là vô ý mọi người chỉ có thể nói thế sự khó lường. Nhưng nếu là cố ý, thì thành tội danh khi sư diệt tổ, Thẩm Mặc thế nào cũng bị nước bọt dìm chết.
Có điều may là chẳng ai nói rõ được cố ý hay vô ý, chỉ cần người trong cuộc giữ im lặng, chẳng ai có thể lấy chuyện này ra nói.
Nhưng một khi Thẩm Mặc tiếp nhận vị trí của Từ Giai, thì thành "kẻ nào có lợi kẻ đó là chủ mưu", khi đó y có trăm miệng cũng chẳng chối cãi được.
Đó mời là nguyên nhân căn bản nhất, chỉ là lý do này không thể nói ra. Người ngồi đây đều là bè đảng của y, sao không hiểu cái khó đó của y? Cho nên biết rõ y chỉ lấy cớ, nhưng cũng vuốt mũi chấp nhận.
Nhưng muốn làm những người những người này tiếp tục kiên định ủng hộ y, thì Thẩm Mặc phải có một phương án chấp nhận được, ví như nếu tân tướng lên rồi đàn áp thế lực đông nam thì sao? Địa vị Thẩm đảng được đảm bảo thế nào. Về lâu dài ai đảm bảo cho lợi ích đông nam?
Nếu không làm bọn họ hài lòng, chỉ dựa vào uy vọng áp chế tiếng phản đối sẽ thành cái mầm khiến nội bộ chia rẽ, tăng thêm biến số cho tương lai...
Thẩm Mặc biết phải thống nhất tư tưởng mới hình thành sức mạnh tập thể, không bị kẻ địch phá từ bên trong. Nên y sớm cùng các mưu sĩ cân nhắc vấn đề này, chỉ đợi tới lúc đưa ra.
Trước tiên y nói mình sẽ toàn lực ủng hồ Cao Củng quay về, đồng thời vì thế đã làm rất nhiều công tác chuẩn bị trước.
Mọi người không khỏi ngạc nhiên, chẳng lẽ vất vả nửa năm trời là để làm nền cho Cao Rậm Râu?
- Các vị nghe ta giải thích đã.
Thẩm Mặc trầm giọng nói:
- Có ba lý do ta ủng hộ Cao Củng quay về. Một là mọi người biết ông ta và hoàng đế tình như cha con, sau khi Cao Củng đi, hoàng đế ngày càng nhớ mong, thường hỏi tả hữu "có thể mời Cao sư phụ về không?" Thái giám trả lời "chỉ e lão tiên sinh không vui."
Lão tiên sinh là cách gọi của nội đình với Từ Giai, loại bí mật cung đình này dù mọi người sớm nghe tới, nhưng Thẩm Mặc nói ra vẫn thấy chấn động.
- Mùa thu năm nay, khi hoàng thượng trò chuyện với ta, uyển chuyển biểu đạt ý này, còn phái người đi thăm Cao công... Tất cả mọi dấu hiệu đều cho thấy, hoàng đế nhìn trúng tể tướng tiếp theo, không phải là ta, mà là Cao công.
Thẩm Mặc bình tĩnh nói:
- Hơn nữa qua lần này, hoàng thượng càng có nhận thức trực quan về quyền lực, rất có khả năng không khuất phục quần thần nữa, mà cố chấp ý kiến của mình. Cưỡng ép mất hay, nên thuận thế mà làm sẽ sáng suốt hơn.
- Thứ hai, Cao Củng thực sự là kỳ tài hiếm có 500 năm qua, người này có hùng tài đại lược, lại dám gánh vác, luận tài ba khí phách, không thẹn là thiên hạ đệ nhất. Nhưng có nhược điểm trí mạng, nóng tính không biết dung người, lại không biết nhẫn nhịn, kẻ nào đụng vào là tan xương nát thịt. Là người hẹp hòi thiên vị, ân oán sòng phẳng.
Đối diện với cốt cán hách tâm, Thẩm Mặc không cẩn mập mờ:
- Người như thế, giỏi mưu quốc, không giỏi mưu nghiệp. Là nhân tuyển thích hợp nhất phá vỡ cục diện hiện nay. Hơn nữa ông ta không phải là người khó đối phó, ta và ông ta quan hệ không tệ, cũng toàn lực ủng hộ ông ta cải cách, tin rằng ông ta sẽ không làm khó ta.
Nói tới đây, miệng Thẩm Mặc nhếch lên, bá khí lộ ra:
- Lùi lại mà nói, một khi ông ta chống lại chúng ta, ta đủ tự tin khiến ông ta tới từ đâu, trờ về đó.
Trương Cư Chính hiểu ý, vỗ ngực nói:
- Chuyện mấy vị thế huynh cứ đặt lên người học sinh, đảm bảo không để ai lợi dụng họ, gây phiền phức cho sư phụ.
- Vậy ta đa tạ ngươi.
Từ Giai khách khí nói, tới đó tâm tình sa sút, lộ ra ý tiễn khách:
- Còn muốn hỏi gì nữa không?
- Học sinh có một câu hỏi giấu trong lòng lâu rồi, hôm nay không hỏi, sợ sau này không còn cơ hội nữa.
- Hỏi đi.
- Học sinh mặc dù trước nay không phục ai...
Trương Cư Chính sắc mặt phức tạp, hỏi:
- Nhưng không thể không thừa nhận, mọi mặt Thẩm Chuyết Ngôn đều hơn học sinh một bậc, vì sao sư phụ luôn ủng hộ học sinh, mà tuyển chọn đàn áp y?
Năm xưa hắn từng giải thích với bản thân, cũng có vài đáp án hợp lý.. Ví như Thẩm Mặc vây cánh đã dầy, còn mình là học sinh không chỗ dựa, tất nhiên là ngày sau Từ Giai dễ khống chế hơn, dù có nghỉ hưu về Tùng Giang, vẫn có thể chỉ huy mình từ xa, làm thái thượng hoàng.
Ví như Thẩm Mặc đã thành một phái, nếu nắm quyền sẽ dùng người của mình, tâm phúc của Từ Giai sẽ bị gạt sang bên lề, thậm chí bị bài xích, sức ảnh hưởng sau này của Từ Giai sẽ giảm mạnh, thậm chí biến mất. Còn đưa mình lên, dùng ai sẽ do ông ta định đoạt, không phải băn khoăn gì.
Giả thiết còn có rất nhiều, nhưng Trương Cư Chính vẫn không thể thuyết phục mình, vì hắn không tin đường đường tể tướng một nước lại suy nghĩ vấn đề ích kỷ tư lợi đến thế, không phù hợp với sự dạy bảo bao năm của Từ Giai.
Từ Giai trầm ngâm rất lâu mới nhìn hắn nói:
- Qua chuyện này ngươi còn chưa hiểu y là loại người gì sao? Tới nay ta vẫn không thể tin nổi, mục tiêu của y lại là ta, Đại Minh khai quốc 200 năm, có mấy kẻ khi sư diệt tổ?
-...
Trương Cư Chính cũng im lặng, hắn luôn nghĩ mục tiêu của Thẩm Mặc là mình và Lý Xuân Phương, ai ngờ Thẩm Mặc vòng qua cả hai, kéo Từ Giai xuống ngựa. Dù y không trực tiếp gia tay, nhưng Trương Cư Chính chắc cả mười phần, y là kẻ thao túng đằng sau.
Quân thần, phụ tử, sư đồ, đã thành quyền uy ở Đại Minh 200 năm qua, thần phục tục quân, tử phục tùng phụ, đồ phục tùng sư, đó là tiền đề tồn tại của xã hội, cho nên bất kỳ hành vi "dưới chống trên" nào đều bị coi là đại nghịch bất đạo, bị cả xã hội không dung thứ.
Đương nhiên những năm gần đây, Vương Học hưng thịnh, tư tưởng tự do truyền bá, nhiều người không coi trọng lễ giáo nữa. Nhưng giai tầng sĩ đại phu, nhất là triều thần vẫn không dám vượt quá giới hạn nửa bước, sợ thân bại danh liệt, để tiếng thối vạn năm.
Vậy mà tên Thẩm Giang Nam thường ngày nhìn hiền lành lễ phép, lại dám chống cả thiên hạ, dù chuyện này hai bên vĩnh viễn sẽ không công khai, cũng không ai tìm được chứng cứ y khi sư..
Nhưng y đã làm, tức là y dám vứt tam cương ngũ thường vào nhà xí, một kẻ không kính sợ hoàng đế, phụ thân, sư phụ như thế nắm đại quyền quốc gia, trời mới biết y sẽ làm ra chuyện gì.
Trong tích tắc đó trong đầu Trương Cư Chính lướt qua một loạt anh hùng hảo hán hạ bệ hoàng đế như Khánh Phụ, Vương Mãng, Tào Tháo, Dương Kiên, Triệu Khuông Dẫn...
Nhưng trực giác nói với hắn, Thẩm Mặc không phải hạng người đó, huống chi quốc sự Đại Minh tuy thối nát, song chưa tới mức thay triều đổi đại, chỉ cần Thẩm Mặc không điên, y không dám làm chuyện kia, nếu không dù thường ngày có bao kẻ thề trung thành với y, một khi y tạo phản soán ngôi, nhưng kẻ kia vẫn không chút do dự bán đứng y.
- Y chưa tới mức có lòng bất thần chứ?
Trương Cư Chính thấp giọng hỏi.
- Cái đó thì không?
Từ Giai lắc đầu:
- Nhưng có nguy hiểm thành Vương An Thạch, mà ta cảm giác y còn nguy hiểm hơn cả ông ta. Bắc Tống mất vì Vương An Thạch loạn chính, ta phải có trách nhiệm với tổ tông, không thể để Đại Minh mất trong tay y...
- Học sinh cũng có tâm nguyện cải cách, sư phụ không lo học sinh loạn quốc sao?
- Ha ha, vi sư quan sát ngươi mười mấy năm, nếu không có tự tin về ngươi, sao luôn coi ngươi như người kế thừa.
Từ Giai nhìn hắn với ánh mắt quái dị:
- Ngươi và y hoàn toàn khác nhau, ngươi nhìn như cấp tiến, nhưng bản chất giống vi sư, mục tiêu là "trí quân Nghiêu Thuấn", không làm trái hiến pháp tổ tông. Khổng Tử nói "ngũ thập tri thiên mệnh", con người trước tuổi đó, khó mà nhìn rõ bản thân..
- Nhưng sư phụ, Cao Túc Khanh suốt ngày đem cải cách đeo trên miệng...
- Tài Cao Củng trên cả hai ngươi, nhưng ông ta không biết làm người, để ông ta làm thêm vài năm sẽ đắc tội với hết tất cả mọi người, hoàng đế cũng không giữ nổi nữa... Nhưng ông ta sẽ mở ra cục diện mới cho người kế nhiệm, ai có thể thay ông ta, sẽ lập nên công tích ngàn đời..
- Chẳng phải dễ...
Trương Cư Chính cười khổ...
- Phong vân biến ảo ai mà nói chắc được?
Từ Giai bình thản nói:
- Lại nói, ngươi đâu tác chiến một mình, lão phu tuy đã lui, nhưng trước khi ngươi chưa lên thủ phụ, ta sẽ không thôi.
- Học sinh không có vọng tưởng đó.
Trương Cư Chính cười càng khó coi hơn:
- Chuyết Ngôn ít hơn học sinh 12 tuổi, học sinh lại chẳng dựa vào được y...
- Không phải lo, ta sẽ chặt đứt mơ tưởng của y.
Từ Giai cười lạnh, ông ta chẳng phải là kẻ rộng lượng, cả đời chưa từng bị thua thiệt như thế, tất nhiên không chịu bỏ qua.
- Sư phụ có cách à?
Trương Cư Chính mừng thầm.
- Chuyện này ngươi không cần lo, chỉ cần làm tốt việc của mình là được.
Kết thúc cuộc đàm thoại, Trương Cư Chính cáo từ.
Lần nữa nhìn lại cánh cửa quen thuộc, Trương Cư Chính quay đầu đi, lên liệu trầm giọng nói:
- Đi.
Kiệu đi ngày càng xa, lòng Trương Cư Chính càng kiên định.
"Tất cả hồi ức hãy để lại tòa phủ đằng sau, từ nay trở đi, ta không phải là học sinh của bất kỳ ai nữa. Ta sẽ chứng minh bản thân, không có sư phụ bảo vệ, ta vẫn có thể đối diện với phong ba, trở thành phi ưng bay lượn chín tầng trời."
" Bởi vì ta là Trương Cư Chính".
~~~~~~o00~~~~~~
Trương Cư Chính vừa về tới nội các, liền nghe nói Phùng Bảo tới không dám chậm trễ, tới phòng tiếp khách chuyên dụng của Trương Cư Chính, bài bố rất cầu kỳ, thấy Phùng Bảo đang thưởng trà, ngắm nghía mọi thứ.
Đuổi lui tả hữu, vừa tới cửa Trương Cư Chính đã cười lớn:
- Phùng công công có nhã hứng quá, ý vị lòng này tới tiên cảnh dạo chơi...
Phùng Bảo đứng dậy hành lễ:
- Tìm vui trong cái khổ thôi, các lão đừng cười.
Hai người hàn huyên uống trà, Trương Cư Chính có ý lấy lòng hắn, quan sát Phùng Bảo nói:
- Phùng công công mặc bộ mãng y này rất có phong thái đại gia.
- Mặc bừa ấy mà.
Phùng Bảo khiêm tốn nói, nhưng cười toét cả miệng:
- Cái này do cục chức tạo Tô Châu tiến công, năm mới hoàng thượng tặng cho hai bộ, nếu các lão thích, ta sai người đưa tới.
- Quân tử không đoạt thứ người khác yêu thích, huống hồ ta chẳng có tâm tình mặc áo mới.
Phùng Bảo đồng cảm nói:
- Đúng là làm khó các lão.
- Đại thần chúng ta đều vì hoàng thượng, chịu chút oan khuất có là gì, công công cứ nói với hoàng thượng, thủ phủ sớm có lòng về quê, nay ý đã quyết, cố giữ vô ích.
Thấy hắn hoàn thành nhiệm vụ, mà tựa hồ không tổn hại chút nào, Phùng Bảo thốt lên:
- Các lão đúng là cao thủ.
- Công công quá khen.
Tuy biết là lời khen nhưng Trương Cư Chính vẫn thấy khó nghe:
- Năm mới có người tặng ta mấy bức tranh, lần này thủ phụ đi, nội các không biết bận rộn tới bao giờ. Mỹ nhân trông phòng trống, bảo vật chẳng ai xem, đó đều là tội lớn, mong Phùng công công thưởng thức hộ.
- Việc này..
Phùng Bảo là thái giám có văn hóa, say mê cầm kỳ thi họa, nhưng nghĩ mình đã quyết tâm giữ khoảng cách với ngoại thần, đành nuốt nước bọt:
- Như các lão nói đấy, quân tử không đoạt cái người ta yêu thích.
Trương Cư Chính sao chẳng hiểu hắn nghĩ gì, vờ nuối tiếc nói:
- Vậy là Kê sơn hành lữ đồ và Tùng phong các thi thành minh châu để xó bếp rồi.
Phùng Bảo trừng mặt, ngượng ngập sửa lại:
- Vậy để ta trông coi giùm các lão, xem xong sẽ trả lại.
- Tốt lắm.
Trương Cư Chính hối lộ thành công còn phải cám ơn:
- Biết ngay Vĩnh Đình huynh là người phong nhã sẽ trân trọng văn phong mực bảo mà.
Quả nhiên Phùng Bảo sắp đi lại ngồi xuống, hạ thấp giọng nói:
- Thái Nhạc huynh, có hai việc ta phải nói nới huynh.
- Việc gì?
Trương Cư Chính nghe hắn gọi mình là Thái Nhạc, biết ngay tên thái giám này có thể mua chuộc được.
- Huynh biết chuyện ngày hôm nay là chủ ý của ai không?
- Không biết.
- Trần Hoành.
Phùng Bảo chớp mắt, cười mà mặt lạnh tanh:
- Lão già này không đơn thuần, sau này huynh hãy cẩn thận đề phòng.
- Rốt cuộc ông ta là người của ai?
Nếu Phùng Bảo đã nhắc tới điều này, Trương Cư Chính không thể không hỏi.
- Chẳng phải của ai, ông ta cực trung với hoàng thượng, nhưng có tính toán nhỏ.
Phùng Bảo có chút ngản ngẩm:
- Kỳ thực ông ta quay lại nằm ngoài dự liệu của chúng tôi, hoàng thượng tuy chưa quên ông ta, nhưng không hề có ý dùng. Sau đám Đằng Tường sai người điều tra, phát hiện Mã Toàn trước khi đi đã tiến cử ông ta với hoàng thượng, trong thời gian đó còn liên hệ với nhau, người trung gian truyền tin hình như tên là Thiệu Phương.
Trương Cư Chính gật đầu, nhớ kỹ cái tên này.
- Còn một việc nữa, trước năm mới hoàng thượng phái người tới Hà Nam...
Phùng Bảo thầm nghĩ, ngươi tặng ta hai bảo vật, ta trả ngươi hai tin tức, coi như không ai nợ ai:
- Chuyện sau đó huynh tự nghĩ, ta không nói nữa.
- Đa tạ Vĩnh Đình huynh chỉ điểm.
Tiễn Phùng Bảo đi, Trương Cư Chính lòng nổi xong, xem ra hoàng đế cũng có lòng dùng lại Cao Củng, ta phải tranh thủ, nếu không người ta tranh trước. Liền quyết lần sau diện thánh nhất định sẽ chính thức đề xuất chuyện này.
20 tháng 1 năm Long Khánh thứ 2, sau khi biết rõ tâm ý của Từ Giai, Long Khánh phê chuẩn cho Từ Giai về quê.
Tin tức truyền ra, triều đình chấn động, ba vị các lão, lục bộ cửu khanh đều dâng tấu, xin hoàng đế giữ lại Từ Giai, Long Khánh biểu thị phải tôn trọng ý kiến thủ phụ, không thu hồi thánh lệnh.
Tránh đêm dài lắm mộng, Long Khánh hạ chỉ triệu kiến Từ Giai, ban ân điển vỗ về con cháu, hoàn thành bước cuối cùng cho Từ Giai nghỉ hưu.
Tất cả mọi người đều đợi Từ Giai phản kích, nếu như ông ta muốn ở lại thế nào cũng có cách để hoàng thượng thu hồi thánh lệnh, nhưng Từ Giai không có hành động gì, chỉ tạ ơn, tiếp nhân an bài của hoàng thượng.
~~~~o0o~~~~
Quan trường năm Long Khánh thứ 2 có thể nói là "chấn động, không thể tin nổi".
Thủ phụ hai triều, lão thần định ra di chiếu, môn sinh cố cựu khắp thiên hạ, gần như thiên hạ vô địch, bị một cấp sự trung nho nhỏ đàn hặc rớt đài.
Đương nhiên, lời triều đình là nghỉ hưu, là rửa tay chậu vàng.
Thế nhưng ngay cả bách tính ngồi tán gẫu bên quán trà ngoài đường cũng biết Từ các lão không muốn đi, rất muốn được giữ lại... Nhưng không biết trong một ngày cái gì làm thái độ hoàng đế thay đổi mau chóng như vậy, dân gian không sao hiểu nổi.
Đâu chỉ trong dân gian, ngay cả quan trường cũng như ngắm hoa trong sương, chỉ là quan viên luốn mò ra được mép bờ chân tướng. Nói chung có ba tin đồn khá đáng tin cậy hoàng đế chán ngán Từ Giai rồi, giữ lại chẳng qua là làm cho có, có người nói Từ Giai mất chức liên quan mật thiết tới vụ án năm ngoái, cái chết của Hồ Tôn Hiến, chuyện dơ bẩn của Đô sát viện, cái chết của Vương Đình Tương, không ngừng gây áp lực lên Từ các lão, làm lão nhân gia mệt mỏi tinh thần lẫn thể xác, lại tuổi đã cao nên quyết ý ra đi.
Còn có người nói, Trương Cư Chính thấy Từ Giai chắn đường mình, chủ động thuyết phục Từ Giai từ chức.. Mặc dù lời này nói có chứng có cứ, nhưng mọi người không tin, Từ các lão còn hơn cha ruột Trương Cư Chính, cha ruột đi, hắn có lợi gì?
Bất kể bao nhiêu suy đoán, bao nhiêu điều khó tin, đều không thay đổi được kết quả... Hoàng đế ban thưởng phê chuẩn cho Từ các lão về quê.
Có người thầm đem so sánh với ân thưởng khi Cao Củng về quê, thấy kém hơn rất xa, hoàng đế thân sơ với đại thần thế nào, nhìn đó là rõ.
Đương nhiên lúc đó quan viên còn đang chấn động, không ai chú ý tới chi tiết này, đám luôn dựa dẫm vào Từ Giai mà vênh váo, lúc này đầu cúi gằm, tên nào tên nấy mặt mũi xám xịt, sợ hãi hoang mang, không biết tương lai sẽ ra sao?
Trong đô sát viện, đám ngự sử đang lo cho vận mệnh của mình, nghe thấy núi lớn đổ sầm, trong lòng kinh hoàng không sao kể siết, cả đám đua nhau khóc ròng, nói như mất cha mất mẹ cũng không đủ hình dung ra bi thương đó.
Lục khoa hoảng sợ cho tương lai, biến thành phẫn nộ tột độ, cả đám hận không thể ăn tươi nuốt sống Trương Tề. Nhưng Trương Tề sớm dự liệu được kết quả này, qua năm mới xưng bệnh nằm nhà.
Nhưng hắn trốn không nổi đám ngôn quan phẫn nộ xông vào tận nhà, kéo hắn ra đánh một trận, chưa hả giận còn viết lên tường "nhà của chó, thối vạn năm", tiếp đó kéo tới tướng phủ, yêu cầu diện kiện Từ Giai, mong ông ta đổi ý.
Kỳ thực bọn chúng đều biết, điều này là không thể, vì sau khi thánh chỉ xuống, bọn chúng một mặt chuẩn bị quyền phong bác, một mặt sai người thông báo cho Từ Giai. Từ Giai lại nói với chúng, đây là chủ ý của mình, hoàng đế chỉ tôn trọng lựa chọn của ông ta mà thôi.
Quả nhiên, Từ Giai khách khí mời đám môn quan vào phủ, ôn hòa nói không ai ép ông ta, tự mình đã già, mệt rồi, nên nghỉ rồi, chỉ đơn giản vậy thôi.
Đám ngôn quan an ủi thế nào, Từ Giai đều dùng cái luận điệu đó. Ngôn quan thấy Từ Giai ý đã quyết, khóc rống lên, khiến Từ Giai cung rơi lệ:
- Lão phu hổ thẹn với mọi người, vốn ta tính, sau khi đi rồi, để Trương Thái Nhạc tiếp tục bảo vệ các ngươi, thế nhưng thế sự khó lường. Ta đột nhiên rời đi, làm mọi người nguy hiểm.
Lão già này đúng là chẳng phải hạng lương thiện, câu đầu còn nói mình muốn đi, câu say tuy chẳng vả miệng mình, nhưng lại lộ ra oán hận.. Không phải ta không muốn bảo vệ các ngươi, là có kẻ ép ta, khiến ta không thể khóc đi.
Ông ta khóc lóc kể lể, làm tâm tình đám ngôn quan từ "lo tiền đồ" chuyển sang "hận tiểu nhân".
Cuối cùng dưới sự khuyên nhủ của Từ Giai, cả đám ra về, đem phẫn nộ phát tiết lên người tên tiểu nhân đứng đằng sau. Rất nhanh bọn chúng tra hết rõ ràng đồng liêu, tử địch trước kia của Trương Tề, kiếm ra lý do Trương Tề hãm hại Từ Giai.
Tiếp đó năm tên khoa trưởng dâng tấu vạch tội Trương Tề, nói hắn đàn hặc Từ Giai là cố ý báo thù, vì: Trương Tề năm xưa phụng lệnh lên Tuyên Đại khao quân, có tên diêm thương tên Dương Từ Hòa là hảo hữu của cha hắn Trương Luyện, hối lộ Trương Luyện mấy nghìn lượng vàng. Trương Tề liền thành người đại diện cho lợi ích của chúng, viết tấu kiến nghị làm lợi cho đám diêm thương. Song biên cương phức tạp Từ Giai không duyệt, chuyện không thành, đám diêm thương đòi lại tiền, cha con họ Trương đã tiêu hết, không thể trả được.
Dương Tứ Hòa cùng đám diêm thương bất mãn với sách lượng biên cương của Từ Giai, liền lấy chuyện này uy hiếp Trương Tề công kích Từ các lão. Trương Tề sợ chuyện bại lộ, nên dâng tấu đàn hặc.
Hoàng thượng liền lập tức sai Cẩm Y vệ bắt cha con họ Trương và kẻ phạm án khác vào ngục thẩm tra.
Long Khánh nhanh chóng đồng ý bắt người như thế vì Từ Giai thống khoái từ chức, không sinh sự, làm hắn áy náy,,, thậm chí hoài nghi mình hiểu lầm Từ Giai.
Song khó khăn lắm mới đuổi được vị ôn thần này đi, đương nhiên không có chuyện hối lại, hắn chỉ muốn vỗ về một chút đám Từ đảng bị đả kích mà thôi.
Thế nhưng hắn ngàn vạn lần không ngờ, việc này lại lôi ra một vụ án lớn...
Khi soát nhà Dương Tứ Duy, phát hiện trong thư tín của hắn, rất nhiều điều liên quan tới việc Tấn thương và người Mông Cổ buôn lậu một cách trắng trợn không thèm che giấu.
Đương nhiên thương nhân trong thư danh tính rõ ràng, chẳng che đậy gì, chỉ cần thuận theo manh mối đó mà tra, tuy không thể phá hủy triệt để hệ thống buôn lậu của Tấn thương, nhưng hoàn toàn có thể làm chúng tổn thương nguyên khí.
Chuyện này kinh động tới Dương Bác, đối diện với đồng hương tới cửa cầu xin, ông ta chỉ đành nhận lời, nói với Dương Mục:
- Ta bảo mà, bọn chúng không để cho chúng ta một mình hưởng lợi đâu, nghĩ cách tiếp xúc đàm phán điều kiện đi.
Dương Bác biết rõ, liên tục bị mình và Thẩm Mặc bôi bẩn, hình tượng của Từ Giai đã không còn thuần khiết như Bạch Liên thánh mẫu nữa, nhất là ở trong lòng hoàng đế, càng chẳng ra người, chẳng ra quỷ, không muốn nhìn ông ta thêm một khắc.
Song muốn công khai trực tiếp kéo Từ Giai rớt đài là không thể. Dương đại nhân giỏi tư duy trái chiều, dùng kế rút củi dưới đáy nồi, chặn đường lui.. Chỉ cần Từ Giai xin từ chức, hoàng đế phê chuẩn, sĩ đồ của lão Từ coi như xong, chỉ đơn giản thế thôi.
Còn làm sao để Từ Giai xin từ chức? Bị đàn hặc, là con đường nhanh nhất.
Chuyện đàn hặc, xin từ chức là trình tự mọi người quen rồi, chẳng coi nó ra gì. Ví như một năm trước Cao Củng và Từ Giai liên tiếp dâng tám bản tấu từ chức, kết quả Cao Củng đi, Từ Giai chẳng sao.
Dương Bác nhắm vào điềm này, để Từ Giai vô tình đi vào trình tự, sau đó chỉ cần tìm cách để hoàng đế không giữ lại nữa, thế là trình tự thành sự thực.
Làm sao để hoàng đế phê chuẩn Từ Gai về quê chính là bước thứ ba của ông ta. Từ lúc Từ Giai bị đàn hặc, ông ta dùng hết bản lĩnh minh oan cho Từ Giai, đồng thời ngầm phát động bách quan thỉnh cầu hoàng đế, giữ Từ các lão lại.
Uy vọng Từ Giai càng cao, câu nói kia của Trương Tề càng có sức sát thương, bất kỳ hoàng đế nào cũng không thể chấp nhận trong mắt bách quan chỉ có tể tướng không có mình.
Cho nên cuối cùng Long Khánh hạ quyết tâm đuổi Từ Giai, tuy có nhân tố ngẫu nhiên bên trong, nhưng cũng là kết quả tất yếu.
Nhưng đối thủ của ông ta là Từ Giai, không thể chỉ biết chịu đòn, sau khi tỉnh lại, Từ Giai quyết đoán lấy lui làm tiến, thông qua Trương Tề, nắm lấy thóp đối thủ, vãn hồi cục diện.
Dương Bác biết, Từ Giai chỉ muốn ngựng tụ lại nhân tâm sắp tan rã, không phải muốn cá chết lưới rách với mình... Lúc này bất kỳ chuyện tử đấu nào cũng khiến ngư ông đắc lợi.
Dương Bác biết làm ăn ăn muốn lâu dài, thì mọi người phải cùng có lợi, ít nhất cũng không thể lỗ. Cho nên ông ta không phản kích, làm gay gắt thêm mâu thuẫn, mà chủ động cầu hòa với Từ Giai, đồng thời muốn Thẩm Mặc ra giá...
Người khác không biết quan hệ giữa Thẩm Mặc và Cẩm Y vệ, chứ Dương Bác biết rõ ràng, tên tiểu tử đó tất nhiên oán mình lợi dụng Trâu Ứng Long, cho nên lệnh Cẩm Y vệ phối hợp hoàn toàn với mệnh lệnh của Từ Giai.
Thế là đại biểu ba bên triển khai cuộc đàm phán giằng co gian nan, tranh thủ phân chia phạm vi thế lực trước khi Cao Củng về...
Lúc này nếu ngươi nhìn mấy vị trên bàn đàm phán, sẽ giật mình phát hiện, vẫn là ba phe lớn nhất trong triều trước khi bắt đầu tranh đấu. Có thể thấy bất kỳ sự kiện chính trị nào, bản chất là tranh giành quyền lực, mà kẻ thực sự có thể nắm vận mệnh của mình, là mấy kẻ khơi lên đấu tranh.
Khác biệt duy nhất lúc bắt đầu và kết thúc chỉ là ban đầu chỉ hi vọng tiếp tục tồn tại, giờ cầu mong kiếm nhiều hơn. Ban đầu mong kiếm nhiều hơn hơn, giờ chỉ cầu tồn tại được....
~~~~o0o~~~~
Truyện kinh sư tạm thời gác lại, hãy nói về nhân vật lâu rồi chưa xuất hiện…
Rời khỏi trấn Tích Khê đi về hướng đông chừng 20 dặm, là nơi giao thoa giữa sông Long Xuyên và sông Đăng Nguyên, xa xa nhìn nhìn thấy một tòa kiến trúc khí phái tường xanh ngói đỏ thấp thoảng giữa non xanh nước biếc.
Từ thời đầu lập quốc, tông tộc họ Hồ di cư tới đây, vì giỏi giáo hóa, gia môn nghiêm chính, 200 năm qua, không biết bao nhiêu tinh anh từ nơi này đi ra. Lựa chọn của bọn họ khác nhau, người làm quan trị quốc bình thiên hạ, người kinh doanh, hưng nghiệp bốn biển..
Thế nhưng bất kể từng huy hoàng ra sao, đều tớ lúc lá rụng về cội, hồn về cố thổ, thành nắm đất bồi đắp quê hương, thành suối xanh trong núi, vĩnh viễn bảo hộ nơi này tiếp tục sinh sôi nảy nở.
Hôm nay nơi này lại đem một vị tộc nhân vĩnh viễn an nghỉ, chỉ là thanh thế hùng tráng, nghi thức long trọng 200 năm qua chưa từng có, ngay cả vị thượng thư tổ phụ vị tộc nhân này khi an táng cũng không sao sánh bằng.
Đứng trên Thiên Mã sơn, dõi mắt nhìn thấy dòng người như nước chảy, người giấy ngựa giấy, núi vàng núi bạc.. Tất cả đều chuẩn bị cho người con đáng nể đó của Hồ tộc, chỉ đợi nghi thức bắt đầu, sẽ đốt hết cho hắn, để hắn ở âm gian có cuộc sống tốt nhất, không còn ủy khuất vì tao ngộ của mình.
Thanh sơn hữu hạnh mai trung cốt, hôm nay là ngày hạ táng cố thái bảo Đại Minh, Hải Ninh bá Hồ công húy Tôn Hiến.
***Núi xanh may mắn được làm nơi chôn cất người trung lương.
Từ khi ý chỉ ngự táng truyền xuống, quan viên từ Huy Châu tới Nam Trức Đãi, toàn lực chuẩn bị, xây mộ cho Hồ Tôn Hiến...
Ngày hạ táng khâm định là 04 tháng 2, khi thánh chỉ tới đã là cuối năm, chỉ còn hơn một tháng, ban đầu mọi người oán trách, vì trong thời gian ngắn như vậy, tạo ra khu mộ quy chế bá tước căn bản là không thể.
Tiếp đó bọn họ hay tin, Thẩm các lão đích thân đưa lĩnh cữu về Thiên Mã Sơn, tất cả lời than phiền đều biến mất, mọi người tự động nghĩ cách trừ đi khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ không thể hoàn thành này.
Công trình này do tổng đốc Giang Nam Đường Nhữ Tiếp đảm nhận, do chuyên gia kiến trúc ưu tú nhất của Giang Nam thiết kế. Đương nhiên khi đợi thiết kế, Đường Nhữ Tiếp hạ lệnh sưu tập tài liệu tương quan...
Muốn xây dựng một ngôi mộ như thế, riêng đá đã cần mấy chục loại, gỗ toàn thứ quý hiếm kể không siết, những thứ đó ở đông, ở tây, ở nam, ở bắc, dù không tiếc tiền cũng phải cần một năm mới có đủ.
Đường tổng đốc có tuyệt chiêu, hắn đưa ra danh sách cho đăng trên các tờ báo lớn ở đông nam, rất nhanh có các đại hộ chủ động liên hệ nói có vật liệu gì, nguyện ý cống hiến cho Thẩm các lão... Không, không phải là tâm ý với Hồ thái bảo.
Đường Nhữ Tiếp nhận hết, mặc dù có nhiều đại hộ cách Huy Châu mấy trăm dặm, nhưng ở đông nam, ngay chút đó mà ngươi cũng không vận chuyển được, còn không biết xấu hổ xưng đại hộ?
Thế là vật liệu không ngừng đổ đến, chỉ 7 ngày, mấy vạn khối gỗ đất chất đầy Thiên Mã Sơn.
Lúc này thiết kế cũng đã có, Đường Nhữ Tiếp lệnh các quan viên lớn nhỏ đóng trại dưới Thiên Mã Sơn, ngày đêm đôn đốc xây dựng mộ bá tước.
Khi Thẩm Mặc tới nơi, nhận lời mời tới công trình thì thấy một phần mộ khổng lồ như một tòa núi nhỏ...
Nghe Đường Nhữ Tiếp kể lể quá trình chuẩn bị như muốn tâng công, Thẩm Mặc không được vui:
- Lại gây sóng gió tới cho ta rồi.
Nhưng Đường Nhữ Tiếp nay đã là một vị phong cương trưởng thành, hắn tự tin nói với Thẩm Mặc:
- Các lão không cần lo, đây là tâm ý của quan thân đông nam chúng ta với Hồ đại soái, không ai có thể nói được gì.
Rồi cười đắc ý:
- Nhất là các đại hộ hăng hái bỏ tiền bỏ người, phá tan hoàn toàn lời đồn "đại soái thi hành đề biên, khiến đại hộ Giang Nam hận không thể lột da, uống máu."
Thẩm Mặc chỉ biết cười khổ:
- Cho dù đông nam có tiền cũng không thể tiêu như thế, chẳng phải khiến người ta thèm khát đố kỵ sao?
- Đông nam giàu trùm thiên hạ sớm đã đi vào lòng người.
Đường Nhữ Tiếp cười:
- Dù có tiếp kiệm tới đâu cũng có kẻ lúc nào cũng muốn cấu xé, tiết kiệm hay không đều như nhau, cần gì phải vờ nghèo.
Thẩm Mặc hoàn toàn cứng họng, nhưng rất vui mừng với sự tự tin khí phách này của đám Đường Nhữ Tiếp, hoàn toàn khác hẳn khi xưa.
Bao nhiêu quan viên trọng yếu của đông nam có mặt, công tác cảnh vệ tất nhiên không thể có chút sơ xuất nào, suốt từ chân núi trở lên đều có quân sĩ cảnh giới.
Bên ngoài tuyến cảnh giới là đám đông từ bốn phương tới xem náo nhiệt, tiếng khóc chấn động núi rừng của đám hiếu tử hiếu tôn, tang lễ long trọng như thế, làm người dân mở rộng tầm mắt, ngoài tặc lưỡi liên hồi chẳng biết thể hiện thế nào hơn nữa.
Cũng có những lão nhân cao tuổi, thời niên thiếu từng thấy tang lễ của Hồ thượng thư, trong thời gian dài thấy nhà ai tang lễ xa hoa, thường bĩu môi nói:
- Đó là các ngươi chưa thấy tang lễ của Hồ thượng thư..
Thời khắc này họ đều thừa nhận, cảnh trước mắt hơn năm xưa nhiều lần.
Tòa linh đường có tới mười mấy gian, đó vốn là nơi ở tạm thời đám Đường Nhữ Tiếp khi giám sát công trình, hiện giờ được dùng làm nơi để các quan viên tới bái tế nghỉ ngơi, tuy là dựng tạm, nhưng hết sức đầy đủ bàn ghế giường chiếu, trà nước điểm tâm tất nhiên thứ nào cũng chu toàn.
Nhưng phàm người có tư cách vào đây, đều là nhân vật hô phong hoán vũ một phương.
Đây cũng là nơi Thẩm Mặc tiếp kiến nhân vật trọng yếu.
Lúc này y đang ngồi ở thượng vị, trái phải tộng cộng có 20 người, Giang Nam tổng đốc Đường Nhữ Tiếp, Mân Cống tổng đốc Vương Tuần, Lưỡng Quảng tổng đốc Ngô Bách Bằng, cùng sáu vị tuần phủ ngồi bên trái, bên phải là gia chủ cửu đại gia tộc. Đây là những nhân vật trên đỉnh kim tự tháp quyền lực tài phú đông nam...
Ánh mắt Thẩm Mặc quét qua mọi người, đại đa số bọn họ y mới gặp ở Nam Kinh năm ngoái, cách nửa năm, không ngờ lại gặp mặt... Nhưng y vạn lần không muốn gặp nhau thông qua cách này.
Những tổng đốc tuần phủ này đáng lẽ không được rời khỏi tỉnh của mình, nhưng bọn họ đại đa phần được Hồ Tôn Hiến đưa lên trong thời kháng Oa.
Hồ Tôn Hiến còn sống bọn họ phải tị hiềm, nhưng giờ người đã chết, bọn họ thẳng thắn xin triều đình cho tiễn đại soái của bọn họ chặng đường cuối cùng.
Đây là điều thường tình, thêm vào áy náy vì vụ án Hồ Tôn Hiến, chẳng ai muốn làm kẻ ác, nên đồng ý cả.
Nhưng Thẩm Mặc từng là kinh lược đông nam lại cùng những người này tụ lại một chỗ, cho dù không làm gì, cũng khiến người ta liên tưởng lung tung.
Hơn nữa nếu lúc này ở đâu đó xảy ra đại sự, nhưng vì không có quan viên coi sóc sinh họa, thì đây thuần túy là cơ hội để người ta làm suy yếu mình.
Cục diện càng tốt càng phải thận trọng, ví dụ của Từ Giai ở ngay trước mắt, Thẩm Mặc không muốn thành đối tượng bị quần công tiếp theo, lệnh sau khi an táng kết thúc, tất cả lên đường trở về không cho trễ nải chút nào.
Tranh thủ chút thời gian, ở thời khắc này mọi người tề tụ mới không bị hiềm nghi, thống nhất nhận thức, ứng phó với biến hóa sắp tới, tránh trở tay không kịp.
Thu lại suy nghĩ vẩn vơ, Thẩm Mặc ho một tiếng, chậm rãi nói:
- Chốn này vốn không nên nói chuyện công, nhưng nay triều đường vào bước chuyển ngoặt, đông nam cũng sẽ gặp khảo nghiệm cực lớn, hi vọng anh linh đại soái sẽ tha thứ cho chúng ta.
Thẩm Mặc nói nghiêm nghị như thế, làm mọi người tĩnh tâm lại nghe, chỉ sợ sót chữ nào.
- Từ các lão về quê đã thành định cục, ông ta đi rồi ai sẽ tiếp thế.
Thời gian ít nỏi, Thẩm Mặc không vòng vo, đanh giọng nói:
- Ta nghe nói gần đây có người đang hợp lực muốn đẩy ta lên, dù sao đây là lòng tốt nên ta không nói là ai.. Nhưng đại sự thế này lại chưa được ta đồng ý, các ngươi to gan quá đấy.
Mấy vị nghe thế cúi đầu không dám nhìn vào mắt y.
- Cũng tại ta không sớm nghĩ cách trao đổi với mọi người.
Thẩm Mặc khôi phục lại bình tĩnh:
- Hiện giờ ta nói rõ ràng cho các vị, cho dù đặt ghế đó ngay trước mặt ta, ta cũng không nhận.
- Đại nhân, tại sao?
Có người không nhịn được hỏi:
- Trước ngài chỉ có Lý Xuân Phương, uy vọng của hắn không có, thanh danh mất hết, cho hắn lằm hắn cũng không dám. Nếu hắn không làm, thì tới ngài, không phải ngài chủ động tranh lấy, sợ gì lời dèm pha.
Đông nam ngày càng phồn hoa giàu có, đám đạt quan quý nhân bọn họ kiếm đầy bồn đầy chậu, khiến các tỉnh khác ghen tị, chắc chắn có người nhòm ngó bọn họ rồi.
Cảm giác nguy cơ nghiêm trọng khiến quan thân đông nam hi vọng có một vị tể tướng mạnh mẽ bảo hộ lợi ích của bọn họ, mặc dù hiện giờ Thẩm Mặc làm rất tốt, nhưng ai biết tương lai khi đao kiếm bốn phương tám hướng bổ tới, y còn bảo vệ nổi không.
Cho nên mọi người đều hi vọng y có thể sớm ngày lên làm thủ phụ, để mọi người không phải nơm nớp lo sợ nữa.
- Không phải là ta không muốn làm thủ phụ.
Thẩm Mặc kiên nhẫn giải thích:
- Nhưng ta ở nội các, hiểu tình hình quốc gia hơn mọi người một chút. Đại Minh nguy cơ tứ phía, đã tới mức không cải cách không tồn tại được, thủ phụ là miệng núi lửa, ngồi lên rồi nếu cải cách sẽ đắc tội với vô số người, cải cách càng triệt để càng đắc tội nhiều... Thậm chí tương lai các vị cũng sẽ phản đối người ngồi ở vị trí đó. Nhưng nếu không cải cách sẽ thành đồ trưng bày, cũng sẽ làm người ta oán hận. Từ các lão chính vì nhìn thấu điểm này nên mới sớm có ý rời đi.
Kỳ thực Thẩm Mặc không muốn nói ra nguyên nhân căn bản, mọi người ở đây cũng đoán ra phần nào, chẳng qua Từ Giai rớt đài quá gấp quá bất ngờ. E rằng không mấy người tin Từ Giai nguyện ý nghỉ hưu...
Là nhân vật quan trọng trong sự kiện năm ngoái, tuy Thẩm Mặc luôn cố giữ mình ngoài cuộc, nhưng chuyện tới nước này, mọi người nhìn lại cả quá trình vụ án, nếu không có nhân tố của y bên trong, tất cả mọi chuyện ngày nay sẽ không xảy ra, cho nên Từ Giai rớt đài, Thẩm Mặc không tránh khỏi liên can.
Đương nhiên loại liên can này có cố ý và vô ý, nếu là vô ý mọi người chỉ có thể nói thế sự khó lường. Nhưng nếu là cố ý, thì thành tội danh khi sư diệt tổ, Thẩm Mặc thế nào cũng bị nước bọt dìm chết.
Có điều may là chẳng ai nói rõ được cố ý hay vô ý, chỉ cần người trong cuộc giữ im lặng, chẳng ai có thể lấy chuyện này ra nói.
Nhưng một khi Thẩm Mặc tiếp nhận vị trí của Từ Giai, thì thành "kẻ nào có lợi kẻ đó là chủ mưu", khi đó y có trăm miệng cũng chẳng chối cãi được.
Đó mời là nguyên nhân căn bản nhất, chỉ là lý do này không thể nói ra. Người ngồi đây đều là bè đảng của y, sao không hiểu cái khó đó của y? Cho nên biết rõ y chỉ lấy cớ, nhưng cũng vuốt mũi chấp nhận.
Nhưng muốn làm những người những người này tiếp tục kiên định ủng hộ y, thì Thẩm Mặc phải có một phương án chấp nhận được, ví như nếu tân tướng lên rồi đàn áp thế lực đông nam thì sao? Địa vị Thẩm đảng được đảm bảo thế nào. Về lâu dài ai đảm bảo cho lợi ích đông nam?
Nếu không làm bọn họ hài lòng, chỉ dựa vào uy vọng áp chế tiếng phản đối sẽ thành cái mầm khiến nội bộ chia rẽ, tăng thêm biến số cho tương lai...
Thẩm Mặc biết phải thống nhất tư tưởng mới hình thành sức mạnh tập thể, không bị kẻ địch phá từ bên trong. Nên y sớm cùng các mưu sĩ cân nhắc vấn đề này, chỉ đợi tới lúc đưa ra.
Trước tiên y nói mình sẽ toàn lực ủng hồ Cao Củng quay về, đồng thời vì thế đã làm rất nhiều công tác chuẩn bị trước.
Mọi người không khỏi ngạc nhiên, chẳng lẽ vất vả nửa năm trời là để làm nền cho Cao Rậm Râu?
- Các vị nghe ta giải thích đã.
Thẩm Mặc trầm giọng nói:
- Có ba lý do ta ủng hộ Cao Củng quay về. Một là mọi người biết ông ta và hoàng đế tình như cha con, sau khi Cao Củng đi, hoàng đế ngày càng nhớ mong, thường hỏi tả hữu "có thể mời Cao sư phụ về không?" Thái giám trả lời "chỉ e lão tiên sinh không vui."
Lão tiên sinh là cách gọi của nội đình với Từ Giai, loại bí mật cung đình này dù mọi người sớm nghe tới, nhưng Thẩm Mặc nói ra vẫn thấy chấn động.
- Mùa thu năm nay, khi hoàng thượng trò chuyện với ta, uyển chuyển biểu đạt ý này, còn phái người đi thăm Cao công... Tất cả mọi dấu hiệu đều cho thấy, hoàng đế nhìn trúng tể tướng tiếp theo, không phải là ta, mà là Cao công.
Thẩm Mặc bình tĩnh nói:
- Hơn nữa qua lần này, hoàng thượng càng có nhận thức trực quan về quyền lực, rất có khả năng không khuất phục quần thần nữa, mà cố chấp ý kiến của mình. Cưỡng ép mất hay, nên thuận thế mà làm sẽ sáng suốt hơn.
- Thứ hai, Cao Củng thực sự là kỳ tài hiếm có 500 năm qua, người này có hùng tài đại lược, lại dám gánh vác, luận tài ba khí phách, không thẹn là thiên hạ đệ nhất. Nhưng có nhược điểm trí mạng, nóng tính không biết dung người, lại không biết nhẫn nhịn, kẻ nào đụng vào là tan xương nát thịt. Là người hẹp hòi thiên vị, ân oán sòng phẳng.
Đối diện với cốt cán hách tâm, Thẩm Mặc không cẩn mập mờ:
- Người như thế, giỏi mưu quốc, không giỏi mưu nghiệp. Là nhân tuyển thích hợp nhất phá vỡ cục diện hiện nay. Hơn nữa ông ta không phải là người khó đối phó, ta và ông ta quan hệ không tệ, cũng toàn lực ủng hộ ông ta cải cách, tin rằng ông ta sẽ không làm khó ta.
Nói tới đây, miệng Thẩm Mặc nhếch lên, bá khí lộ ra:
- Lùi lại mà nói, một khi ông ta chống lại chúng ta, ta đủ tự tin khiến ông ta tới từ đâu, trờ về đó.
Bình luận truyện