Quan Cư Nhất Phẩm
Chương 863-2: Phiên ly (2)
Nửa canh giờ sau chiến thuyền hoàn thành cảnh giới ngoại vi, thuyền vận chuyển bắt đầu đổ bộ lên bến tàu, rất nhanh 5000 quan binh Đại Minh võ trang đầy đủ khống chế bến tàu.
Tới hoàng hôn có quan viên tới truyền quốc vương An Nam cận kiến khâm sai đại nhân.
Thiên cổ đế đã đổi vương phục màu đỏ đứng dậy, Trịnh Tùng cũng đi theo.
Nhưng tới trước tuyến cảnh giới, Trịnh Tùng bị vệ binh ngăn lại bên ngoài, quan tuyên kiến nói:
- Có gọi ngươi không? Chẳng hiểu quy củ gì cả.
Làm Trịnh Tùng thường ngày diễu võ dương oai ngượng đỏ cả mặt.
Thiên cổ đế đứng lại nói:
- Thượng sai, đó là thừa tướng bỉ quốc, xin để ông ấy cùng tiểu vương cận kiến khâm sai đại nhân.
- Đốc sư đại nhân chỉ tuyên quốc vương cận kiến thôi, không gọi thừa tướng.
Quan viên kia sắc mặt không hề thay đổi.
- Nếu thế thần ở ngoài đợi đại vương.
Trịnh Tùng không chịu nổi mất mặt, cười khan đầy ý cảnh cáo với Thiên cổ đế, phất tay áo rời đi.
Mặc dù bị bẽ mặt, nhưng Trịnh Tùng cho rằng, Đại Minh không hiểu tình hình An Nam, tưởng Thiên cổ đế là người có quyền định đoạt, hắn tin sự thực sẽ mau chóng cho Đại Minh biết, An Nam rốt cuộc là của ai.
Thiên cổ đế đi vào rất lâu tới khi trời tối mới ra, nói với Trịnh Tùng khâm sai có lời mời.
- Khâm sai nói với đại vương điều gì?
Trịnh Tùng mặt âm trầm như trời sắp mưa.
- Không có gì cả, ta đi vào đợi rất lâu khâm sai mới ra gặp, hàn huyên vài câu, liền hỏi ta chuyện quân chính. Ta nói sức khỏe không tốt, ít quản việc, đều do thừa tướng quản lý quốc sự. Khâm sai liền mất hứng thú, muốn ta gọi khanh vào.
- Ừm...
Trịnh Tùng sắc mặt hòa hoãn hơn, im lặng một lúc rồi hỏi:
- Tâm tình khâm sai ra sao?
- Không tốt lắm.
Thiên cổ đế thận trọng nói:
- Tựa hồ giận vì chúng ta thiếu chu đáo.
Trịnh Tùng cười lớn, hắn tin khâm sai sẽ mau chóng hiểu ra, muốn thuận lợi ở An Nam, tuyệt đối không thể thiếu sự giúp đỡ của mình.
Hiện cảng kỳ thực chỉ là cảng cá nhỏ, chừng ba bốn nghìn người, vì Đại Minh muốn mượn dùng chỗ này, nên Trịnh Tùng phái binh đuổi hết người dân đi, rồi xây dựng tạm một khu nhà lớn.
Ở An Nam kiến trúc đều xây dựng bằng gỗ, nên làm cũng dễ, lúc này quân Minh cuồn cuộn tiến vào, đã biến nơi này thành một tòa binh thành.
Trịnh Tùng tới cửa hành viên khâm sai, ngẩng đầu lên, nhìn thấy nhìn lá cờ nền xanh chữ vàng viết chữ "Thẩm", hắn có chút kích động, kỳ thực từ nhỏ hắn đã nghe tới đại danh Thẩm Mặc, thậm chí luôn ngầm học theo đối phương, đương nhiên đây thuộc về bí mật không thể nói với người ngoài của quốc công đại nhân.
- Xin thừa tướng đợi một chút, bộ đường nhà chúng tôi sẽ ra nghênh tiếp.
Nghe thấy có người nói chuyện với mình, Trịnh Tùng khôi phục lại tinh thần.
Trịnh Tùng trong lòng vốn có chút bất mãn, nhưng dọc đường thấy quân uy sâm nghiêm của Đại Minh, hắn ý thức được, bất kỳ sự đối kháng nào cũng là lấy trứng chọi đá, phải cố gắng tranh thủ sự ủng hộ của Đại Minh, thu phục đất đã mất, ít nhất cũng phải trấn áp được bắc triều, không cho chúng nam hạ.
Quyết định xong, Trịnh Tùng càng tỏ ra kính cẩn, nói:
- Không dám làm phiền bộ đường đại nhân, tiểu nhân vào bái kiến là được.
Trong lòng thầm thắc mắc, vì sao đốc sư đại nhân lại xưng là bộ đường?
Vào rồi mới biết, thì ra tiếp kiến mình không phải là Thẩm đốc sư, mà là phó soái Ngô Bách Bằng, có điều hắn không dám lộ ra chút bất mãn nào, vì quyền thế đối phương hơn mình rất nhiều.
Ngô Bách Bằng dù là thư sinh, nhưng quanh năm nắm binh, sát khí trên người chẳng hề kém những võ tướng.
Trịnh Tùng đi tới dùng đại lễ tham bái.
Ngô Bách Bằng nhận lễ của hắn xong, nói:
- Ngồi đi.
Có quân sĩ mang ghế tròn lại cho hắn, Trịnh Tùng ngồi xuống, cung kính nói:
- Vương sư đường xa tới đây, tệ quốc chiêu đãi thiếu chu đáo, mong đốc sư, tổng đốc đại nhân lượng thứ.
- Chiêu đã thế là đã tốt lắm rồi.
Ngô Bách Bằng bình thản nói:
- Có thể nhìn ra các vị rất có lòng.
- Cám ơn tổng đốc khích lệ.
Trịnh Tùng tươi cười:
- Không biết ngài gọi tiểu nhân có gì sai bảo.
- Có hai chuyện.
Ngô Bách Bằng nói thẳng:
- Thứ nhất là vấn đề lương thảo của đại quân, lần này xuất chinh có 5 vạn nhân mã, vận chuyển lương thực từ Mân Việt sang thì phiền phức, mà lương thực Mân Việt vốn nhập khẩu từ Nam Dương, nên muốn mua luôn ở Nam Dương cho đỡ tốn. Trước khi đại quân xuất phát đã gửi công văn tới Xiêm La, Miễn Điện, Chân Tịch, Chiêm Thành vận chuyển giúp tới An Nam, không biết chuyện này đã làm ổn thỏa chưa?
Trịnh Tùng không tin đại quân xuất phát lại không mang đủ lương thực, đối phương yêu cầu như thế chẳng qua thăm dò thái độ các nước Nam Dương với Đại Minh mà thôi, công văn đã tới hai tháng trước, trừ Chiêm Thành bị hoa kiều khống chế, các nước khác không có bất kỳ hành động nào.
Là đệ nhất cường quốc Trung Nam, Miễn Điện thậm chí còn bắt đầu tăng cường quân bị, phảng phất như sắp nghênh tiếp không phải là tông chủ mà là kẻ xâm lược cực kỳ nguy hiểm.
Có điều Trịnh Tùng cũng hiểu, nếu chẳng phải mình bị ép tới đường cùng thì cũng chẳng tích cực như thế, vì tuy nói các nước Nam Dương xưa nay tuy là phiên quốc của thiên triều, nhưng quan hệ này chỉ nằm ở việc triều cống, không can thiệp vào nội chính phiên quốc, ít nhất hơn trăm năm qua là thế.
Các lộ chư hầu trên bán đảo Trung Nam quen với quan hệ này, thậm chí đa số thời gian, bọn họ quên luôn cả sự tồn tại của tông chủ Đại Minh.
Nhưng gần đây bọn họ phát hiện Đại Minh đã thay đổi rồi, bất tri bất giác, cửa cảng các nước neo đậu đầy hải thuyền tới từ Đại Minh, trên chợ cũng xuất hiện đủ các loại thương phẩm tới Đại Minh.
Người Hoa xuất hiện ở biên cảnh các nước ngày một tăng, trước kia các chư hầu đều coi người Hoa là dê béo, vì họ biết những người này rời Đại Minh kinh thương, chẳng những không được Đại Minh bảo hộ, mà một khi bị bắt còn bị xử tử với tội danh phản quốc, cho nên khi các chư hầu thiếu tiền luôn nghĩ tới người Hoa trước tiên.
Nhưng hiện nay Hoa kiều ở Nam Dương rõ ràng đoàn kết hơn rất nhiều, vì sau lưng bọn họ có một công ty Nam Dương hùng mạnh chống lưng.
Công ty này thành lập chưa tới mười nam mà thực lực cực kỳ khủng bố, bọn họ lập văn phòng ở những cảng và thành thị người Hoa tụ cư, văn phòng này sẽ theo yêu cầu người Hoa đương địa và thực tế tình huống thiết lập đội ngũ bảo an cường đại.
Thế lực Hoa thương phát triển mạnh làm các nước chư hầu nửa mừng nửa lo, mừng là Hoa thương giúp bọn họ tạo ra tài phú chưa từng có, lo là công ty Nam Dương đứng sau kia quá mạnh. Chỉ cần ngày nào con quái vật khổng lồ này còn tồn tại, các nước chư hầu khó ngủ ngon.
Hiện giờ Đại Minh muốn mượn đường diệt phản tặc, còn yêu cầu bọn họ giúp lương thảo, càng khiến các lộ chư hầu bất an, bọn họ chỉ sợ quân đội Đại Minh ở lỳ không đi.
Nhưng bọn họ không dám từ chối thẳng thực, vì thế sau khi cân nhắc thiệt hơn, các lộ chư hầu không hẹn mà cùng dùng sự im lặng thể hiện thái độ tiêu cực.
Trịnh Tùng hiểu rõ tâm tư của những người đó, chỉ có thể nói một tiếng "ngu xuẩn", dù Đại Minh không mang đủ quân lương thực thì có thể thông qua mạng lưới Hoa thương mua lương thực, căn bản không cần các lộ chư hầu, chẳng qua là đòn thăm dò thôi.
Nếu các ngươi đã không thức thời, ta cũng chẳng cần nói giúp các ngươi, vì thế thêm giàu thêm mỡ phản ánh tâm lý kháng cự của các nước, còn bản thân dù dốc cả gia sản cũng không để quan binh thiên triều mang bụng đói đánh trận.
Hắn tốn công như thế là hi vọng Đại Minh ý thức được, An Nam là nước duy nhất có thể tin tưởng được ở Trung Nam.
Ngô Bách Bằng từ đầu tới cuối sắc mặt bình tĩnh, nghe hết mới nói:
- Vấn đề lương thảo cần phải được giải quyết, nếu không hai ta đều phải đi gặp diêm vương.
Tới hoàng hôn có quan viên tới truyền quốc vương An Nam cận kiến khâm sai đại nhân.
Thiên cổ đế đã đổi vương phục màu đỏ đứng dậy, Trịnh Tùng cũng đi theo.
Nhưng tới trước tuyến cảnh giới, Trịnh Tùng bị vệ binh ngăn lại bên ngoài, quan tuyên kiến nói:
- Có gọi ngươi không? Chẳng hiểu quy củ gì cả.
Làm Trịnh Tùng thường ngày diễu võ dương oai ngượng đỏ cả mặt.
Thiên cổ đế đứng lại nói:
- Thượng sai, đó là thừa tướng bỉ quốc, xin để ông ấy cùng tiểu vương cận kiến khâm sai đại nhân.
- Đốc sư đại nhân chỉ tuyên quốc vương cận kiến thôi, không gọi thừa tướng.
Quan viên kia sắc mặt không hề thay đổi.
- Nếu thế thần ở ngoài đợi đại vương.
Trịnh Tùng không chịu nổi mất mặt, cười khan đầy ý cảnh cáo với Thiên cổ đế, phất tay áo rời đi.
Mặc dù bị bẽ mặt, nhưng Trịnh Tùng cho rằng, Đại Minh không hiểu tình hình An Nam, tưởng Thiên cổ đế là người có quyền định đoạt, hắn tin sự thực sẽ mau chóng cho Đại Minh biết, An Nam rốt cuộc là của ai.
Thiên cổ đế đi vào rất lâu tới khi trời tối mới ra, nói với Trịnh Tùng khâm sai có lời mời.
- Khâm sai nói với đại vương điều gì?
Trịnh Tùng mặt âm trầm như trời sắp mưa.
- Không có gì cả, ta đi vào đợi rất lâu khâm sai mới ra gặp, hàn huyên vài câu, liền hỏi ta chuyện quân chính. Ta nói sức khỏe không tốt, ít quản việc, đều do thừa tướng quản lý quốc sự. Khâm sai liền mất hứng thú, muốn ta gọi khanh vào.
- Ừm...
Trịnh Tùng sắc mặt hòa hoãn hơn, im lặng một lúc rồi hỏi:
- Tâm tình khâm sai ra sao?
- Không tốt lắm.
Thiên cổ đế thận trọng nói:
- Tựa hồ giận vì chúng ta thiếu chu đáo.
Trịnh Tùng cười lớn, hắn tin khâm sai sẽ mau chóng hiểu ra, muốn thuận lợi ở An Nam, tuyệt đối không thể thiếu sự giúp đỡ của mình.
Hiện cảng kỳ thực chỉ là cảng cá nhỏ, chừng ba bốn nghìn người, vì Đại Minh muốn mượn dùng chỗ này, nên Trịnh Tùng phái binh đuổi hết người dân đi, rồi xây dựng tạm một khu nhà lớn.
Ở An Nam kiến trúc đều xây dựng bằng gỗ, nên làm cũng dễ, lúc này quân Minh cuồn cuộn tiến vào, đã biến nơi này thành một tòa binh thành.
Trịnh Tùng tới cửa hành viên khâm sai, ngẩng đầu lên, nhìn thấy nhìn lá cờ nền xanh chữ vàng viết chữ "Thẩm", hắn có chút kích động, kỳ thực từ nhỏ hắn đã nghe tới đại danh Thẩm Mặc, thậm chí luôn ngầm học theo đối phương, đương nhiên đây thuộc về bí mật không thể nói với người ngoài của quốc công đại nhân.
- Xin thừa tướng đợi một chút, bộ đường nhà chúng tôi sẽ ra nghênh tiếp.
Nghe thấy có người nói chuyện với mình, Trịnh Tùng khôi phục lại tinh thần.
Trịnh Tùng trong lòng vốn có chút bất mãn, nhưng dọc đường thấy quân uy sâm nghiêm của Đại Minh, hắn ý thức được, bất kỳ sự đối kháng nào cũng là lấy trứng chọi đá, phải cố gắng tranh thủ sự ủng hộ của Đại Minh, thu phục đất đã mất, ít nhất cũng phải trấn áp được bắc triều, không cho chúng nam hạ.
Quyết định xong, Trịnh Tùng càng tỏ ra kính cẩn, nói:
- Không dám làm phiền bộ đường đại nhân, tiểu nhân vào bái kiến là được.
Trong lòng thầm thắc mắc, vì sao đốc sư đại nhân lại xưng là bộ đường?
Vào rồi mới biết, thì ra tiếp kiến mình không phải là Thẩm đốc sư, mà là phó soái Ngô Bách Bằng, có điều hắn không dám lộ ra chút bất mãn nào, vì quyền thế đối phương hơn mình rất nhiều.
Ngô Bách Bằng dù là thư sinh, nhưng quanh năm nắm binh, sát khí trên người chẳng hề kém những võ tướng.
Trịnh Tùng đi tới dùng đại lễ tham bái.
Ngô Bách Bằng nhận lễ của hắn xong, nói:
- Ngồi đi.
Có quân sĩ mang ghế tròn lại cho hắn, Trịnh Tùng ngồi xuống, cung kính nói:
- Vương sư đường xa tới đây, tệ quốc chiêu đãi thiếu chu đáo, mong đốc sư, tổng đốc đại nhân lượng thứ.
- Chiêu đã thế là đã tốt lắm rồi.
Ngô Bách Bằng bình thản nói:
- Có thể nhìn ra các vị rất có lòng.
- Cám ơn tổng đốc khích lệ.
Trịnh Tùng tươi cười:
- Không biết ngài gọi tiểu nhân có gì sai bảo.
- Có hai chuyện.
Ngô Bách Bằng nói thẳng:
- Thứ nhất là vấn đề lương thảo của đại quân, lần này xuất chinh có 5 vạn nhân mã, vận chuyển lương thực từ Mân Việt sang thì phiền phức, mà lương thực Mân Việt vốn nhập khẩu từ Nam Dương, nên muốn mua luôn ở Nam Dương cho đỡ tốn. Trước khi đại quân xuất phát đã gửi công văn tới Xiêm La, Miễn Điện, Chân Tịch, Chiêm Thành vận chuyển giúp tới An Nam, không biết chuyện này đã làm ổn thỏa chưa?
Trịnh Tùng không tin đại quân xuất phát lại không mang đủ lương thực, đối phương yêu cầu như thế chẳng qua thăm dò thái độ các nước Nam Dương với Đại Minh mà thôi, công văn đã tới hai tháng trước, trừ Chiêm Thành bị hoa kiều khống chế, các nước khác không có bất kỳ hành động nào.
Là đệ nhất cường quốc Trung Nam, Miễn Điện thậm chí còn bắt đầu tăng cường quân bị, phảng phất như sắp nghênh tiếp không phải là tông chủ mà là kẻ xâm lược cực kỳ nguy hiểm.
Có điều Trịnh Tùng cũng hiểu, nếu chẳng phải mình bị ép tới đường cùng thì cũng chẳng tích cực như thế, vì tuy nói các nước Nam Dương xưa nay tuy là phiên quốc của thiên triều, nhưng quan hệ này chỉ nằm ở việc triều cống, không can thiệp vào nội chính phiên quốc, ít nhất hơn trăm năm qua là thế.
Các lộ chư hầu trên bán đảo Trung Nam quen với quan hệ này, thậm chí đa số thời gian, bọn họ quên luôn cả sự tồn tại của tông chủ Đại Minh.
Nhưng gần đây bọn họ phát hiện Đại Minh đã thay đổi rồi, bất tri bất giác, cửa cảng các nước neo đậu đầy hải thuyền tới từ Đại Minh, trên chợ cũng xuất hiện đủ các loại thương phẩm tới Đại Minh.
Người Hoa xuất hiện ở biên cảnh các nước ngày một tăng, trước kia các chư hầu đều coi người Hoa là dê béo, vì họ biết những người này rời Đại Minh kinh thương, chẳng những không được Đại Minh bảo hộ, mà một khi bị bắt còn bị xử tử với tội danh phản quốc, cho nên khi các chư hầu thiếu tiền luôn nghĩ tới người Hoa trước tiên.
Nhưng hiện nay Hoa kiều ở Nam Dương rõ ràng đoàn kết hơn rất nhiều, vì sau lưng bọn họ có một công ty Nam Dương hùng mạnh chống lưng.
Công ty này thành lập chưa tới mười nam mà thực lực cực kỳ khủng bố, bọn họ lập văn phòng ở những cảng và thành thị người Hoa tụ cư, văn phòng này sẽ theo yêu cầu người Hoa đương địa và thực tế tình huống thiết lập đội ngũ bảo an cường đại.
Thế lực Hoa thương phát triển mạnh làm các nước chư hầu nửa mừng nửa lo, mừng là Hoa thương giúp bọn họ tạo ra tài phú chưa từng có, lo là công ty Nam Dương đứng sau kia quá mạnh. Chỉ cần ngày nào con quái vật khổng lồ này còn tồn tại, các nước chư hầu khó ngủ ngon.
Hiện giờ Đại Minh muốn mượn đường diệt phản tặc, còn yêu cầu bọn họ giúp lương thảo, càng khiến các lộ chư hầu bất an, bọn họ chỉ sợ quân đội Đại Minh ở lỳ không đi.
Nhưng bọn họ không dám từ chối thẳng thực, vì thế sau khi cân nhắc thiệt hơn, các lộ chư hầu không hẹn mà cùng dùng sự im lặng thể hiện thái độ tiêu cực.
Trịnh Tùng hiểu rõ tâm tư của những người đó, chỉ có thể nói một tiếng "ngu xuẩn", dù Đại Minh không mang đủ quân lương thực thì có thể thông qua mạng lưới Hoa thương mua lương thực, căn bản không cần các lộ chư hầu, chẳng qua là đòn thăm dò thôi.
Nếu các ngươi đã không thức thời, ta cũng chẳng cần nói giúp các ngươi, vì thế thêm giàu thêm mỡ phản ánh tâm lý kháng cự của các nước, còn bản thân dù dốc cả gia sản cũng không để quan binh thiên triều mang bụng đói đánh trận.
Hắn tốn công như thế là hi vọng Đại Minh ý thức được, An Nam là nước duy nhất có thể tin tưởng được ở Trung Nam.
Ngô Bách Bằng từ đầu tới cuối sắc mặt bình tĩnh, nghe hết mới nói:
- Vấn đề lương thảo cần phải được giải quyết, nếu không hai ta đều phải đi gặp diêm vương.
Bình luận truyện