Sau Khi Làm Vô Thường Bán Thời Gian Thì Tui "Hot"
Chương 90: Tui chẳng những không sợ chết tại chỗ mà còn có thể chết đi chết lại
Chuyển ngữ: Dú
Chính tả: 紫
Chương 90: Tui chẳng những không sợ chết tại chỗ mà còn có thể chết đi chết lại.
Ứng Thiều chẳng đáp, cười lăn lê bò toài với sư đệ.
Thân phận của Lan Hà bị tiết lộ trong giới, mới đầu khi đám sư đệ biết được cũng thấy cực kì khó tin, nghĩ rằng anh diễn viên nọ giả vờ đỉnh vãi chưởng, sau đó bắt đầu lấy ngài Đến ra đùa như những người khác.
Sư phụ gã chẳng hiểu dăm ba cái ngôn ngữ mạng, đoạn hỏi: "Hành vi của Lan Hà là sao? Lan Hà chả phải là..." Vô Thường rất săn sóc đồ đệ bác ta trong lời đồn à?
Sư đệ gã mau mắn giải thích cách dùng cụm từ "Lan Hà", "Trên mũ anh ta viết "Đến Cũng Đến Rồi", hễ có ai thốt ra một câu y hệt thì sẽ nói người đó đang học theo hành vi của Lan Hà. Ngoài ra..."
Lan Hà: "......"
Cụm từ này được đưa vào từ điển âm phủ rồi hả?
Sư đệ Ứng Thiều hăng hái kể tuốt luốt, bên kia có một tiếp viên hàng không thấy anh tỉnh giấc, cởi bịt mắt xuống, do rất thích anh nên tiến lại ngay: "Anh Lan cần nước hay khăn mặt không ạ?"
Lan Hà: "À, không cần đâu, cảm ơn cô."
Sư huynh đệ Ứng Thiều nghe giọng: "........."
Sư phụ chưa nghe giọng anh bao giờ: "Sao thế?"
Sư đệ Ứng Thiều chậm rãi ngoảnh đầu lại, chân nhũn như chi chi, mặt cắt không còn giọt máu.
Tiếp viên vẫn chưa đi, thấy vậy bèn thắc mắc: "Anh không sao chứ, anh thấy khó chịu trong người ạ?"
Anh còn có tâm trạng cười toe toét: "Hề lố, muốn chữ ký không nào?"
Ứng Thiều: "Muốn, muốn ạ..."
Đến lúc này tiếp viên mới thở phào, ra là gặp được ngôi sao yêu thích nên mới phản ứng thái quá. Cô nàng đỏ mặt: "Em cũng rất thích tác phẩm của anh."
Anh hào phóng ký tên cho. Lúc ký cho Ứng Thiều, anh còn cười tủm tỉm: "Tôi viết lời nhắn chúc diễn xuất anh tiến bộ nhé?"
Ứng Thiều: "... Dạ."
Tiếp viên nhìn gã với vẻ tò mò: "Anh cũng là diễn viên ạ?"
Gã muốn khóc cũng không được: "Phải, tuyến 108..."
Tiếp viên đi rồi, anh với tay búng gáy gã: "Hành vi của Lan Hà? Tôi cho các người biết cái gì mới là hành vi của Lan Hà nhé."
Gã trưng bản mặt như đưa đám che gáy lảng sang đề tài khác: "Tôi sai rồi sai rồi. Để tôi giới thiệu cho Lai gia nha, đây là sư phụ tôi!"
Sư phụ gã cười sang sảng: "Kẻ hèn này là sư phụ Ứng Thiều, tên Ma Thanh Huy, nhờ cậu để ý đến nó nhiều hơn. Thật ra mấy đứa nhóc này rất sùng bái cậu đấy."
"Đúng đúng." Sư đệ gã nói bằng giọng đáng thương: "Lai gia à, sư phụ tôi cũng là người Miêu, người một nhà cả."
Hồ Nam rộng lớn biết chừng nào, làm gì có chuyện cùng là người Miêu thì là họ hàng được, chẳng qua Ma Thanh Huy tóc đã lấm tấm hoa râm, gọi bác cũng chẳng phải thiệt gì, anh bèn đáp: "Nể mặt bề trên nên hôm nay tôi chỉ búng thôi đó."
...
Đích đến của chuyến bay là tỉnh thành Hồ Nam, anh chỉ chuyện trò dăm ba câu với nhóm Ứng Thiều rồi lại ngủ tiếp. Đến sân bay tỉnh thành, mỗi người chia đôi ngả, còn phải đổi xe đi thành phố nhà anh sống.
Về đến nhà là đã chập choạng tối.
Anh vừa bước vào cửa là đã nhìn thấy các cậu các dì đến nhà chơi, thấy anh bèn chào đón niềm nở: "Lan Hà về rồi hả. Ồ, còn dẫn bạn về cùng cơ à? Nom đẹp trai đáo để, cũng là diễn viên hả cháu?"
Bố Lan cười gượng, khác với con trai, ông không biết diễn sâu. Vả lại, lúc này mà nói vậy, sau này mọi người biết được sự thật thì sao?
Tống Phù Đàn chào hỏi mọi người rất tự nhiên, từ bạn bè thành bạn trai chẳng có gì lạ: "Cháu là bạn (trai) của Lan Hà, về đây trải nghiệm không khí ngày Tết của người Miêu. Cháu chào các chú dì." Rồi tặng quà mình chuẩn bị.
Cô Long chỉ bối rối mất một lúc rồi nhận quà ngay: "Đến chơi mà còn khách sáo vậy. Hai đứa chưa ăn uống gì nhỉ, dì đi hâm nóng thức ăn cho."
Anh chào hỏi từng cô bác chú dì một, họ cũng đang định về, nói với anh: "Bạn bè muốn trải nghiệm không khí thì dẫn đến trại đi nhé."
Cả thành phố này đã được Hán hóa, bầu không khí ngày Tết không còn đặc trưng như trong trại, nếu là cảnh như tưởng tượng của người ngoài vùng thì phải vào núi mới được chiêm ngưỡng.
Đến khi họ về hết, bà ngoại đi ngủ sớm của anh cũng được bố Lan gọi dậy, chống gậy bước ra ngoài, than thở đôi câu bằng tiếng Miêu.
Anh ôm bà, giới thiệu cho bà hay: "Đây là Tống Phù Đàn, bạn của con ạ."
Bà ngoại gật gù rồi chào, bảo Tống Phù Đàn đi ăn cơm.
"Con chào bà ạ." Hắn nghe chẳng hiểu, tưởng là đang chào liên miệng, đoạn lúng túng nhìn anh, "Anh không hiểu tiếng Miêu, em dịch cho anh với."
Lan Hà: "Ơ? Bà đang nói tiếng phổ thông mà."
Tống Phù Đàn: "..."
Lan Hà: "..."
Cô Long phì cười, "Ha ha ha, tiếng phổ thông giả thôi, khẩu âm nặng quá. Không sao, bà đang nhắc cháu ăn cơm ấy mà."
Bà ngoại anh sống tại Miêu trại hơn nửa đời người, chỉ sử dụng tiếng Miêu trong khoảng thời gian rất dài nên Hán ngữ bình thường, hơn nữa miền Nam có khẩu âm nặng, bà nghiêm túc nói tiếng phổ thông với bạn anh mà hắn lại tưởng là đang nói tiếng Miêu...
Vụ này giúp bầu không khí giãn ra nhiều, bố Lan cũng thân thiện nói: "Tiếng địa phương miền Nam rất khác nhau, cứ mười dặm là lại khác giọng rồi."
Trong khoảng thời gian này, ông đã tìm đọc kha khá tài liệu và xem các tác phẩm của hắn, không kể đến xu hướng tính dục thì hắn là một con người rất ưu tú.
Tống Phù Đàn: "Khụ... Đúng vậy ạ."
Hắn hơi cảm cảm, ho sù sụ hai tiếng, bà ngoại nghe rồi chỉ chỉ hắn: "Lạp ba phẩu*"
Tống Phù Đàn: "Cháo mồng 8 tháng chạp*?"
(*Bà ngoại Lan Hà nói là: 拉巴剖 |lā ba pōu|, Tống Phù Đàn nghe thành 腊八粥 |làbāzhōu|.)
Anh phì cười: "Bà em nói lạp ba phẩu tức là bóp bươm bướm. Em kể với anh rồi đó, ngày xưa bà em học thảo dược ở trong trại, có thể trị một số bệnh nhẹ. Lồng ngực trước của mình có hình giống hồ điệp, bươm bướm ấy, đâm ra bọn em gọi những gì liên quan đến phổi là bệnh bươm bướm. Giả sử mắc bệnh ở phổi như ho khan, thở mạnh các thứ thì sẽ bóp, châm cứu vào các huyệt ở bộ phận hình bướm này để chữa bệnh."
Ngoài ra, Miêu y tổng kết lại, đối với các bệnh khác nhau, bộ phận hình bướm cũng sẽ thay đổi và có bớt hình bướm, ví dụ như da ở khu vực này đỏ lên và vàng đi thì sẽ gọi là ba phẩu đông, nâu hoặc xám thì là ba phẩu lao.
Tống Phù Đàn cúi đầu tưởng tượng, xem xương quai xanh như điểm chính giữa thì cả lồng ngực sẽ giống con bướm.
Bà ngoại nhiệt tình đề nghị xoa bóp cho hắn, bảo bóp cái là khỏi rồi đưa hắn vào phòng mở điều hòa sẵn, bảo hắn cởi áo ra.
Anh đi giúp cô Long hâm đồ ăn và xào một thức nhắm khác, lúc bưng ra bắt gặp bố Lan đang đứng nhìn lén ngoài phòng bà, anh và cô Long tò mò xáp lại.
Họ chứng kiến bà ngoại đang bấm huyệt sau lưng hắn, bóp hai bên xương sống, miệng nói tiếng phổ thông nặng giọng vùng miền: "Hồi Lan Hà còn bé hay bị dọa với sốt, bà toàn bóp bươm bướm cho nó. Ông nội nó muốn dùng cách của họ, bà nói anh dùng cách anh, tui dùng cách tui."
Hắn chỉ nghe được mấy từ quan trọng: "Lan Hà ấy ạ? À... Em ấy ở đoàn phim hay mệt, con đốc thúc em ấy ăn uống, thi thoảng hầm canh, nhưng lại chả ăn được nhiều."
Bà ngoại: "Ha ha, con khỏe khoắn thật, xoa bóp chỗ này là thấy rắn chắc rồi."
Tống Phù Đàn: "Dạ, bà nhớ giữ gìn sức khỏe, con thấy bà vẫn minh mẫn lắm..."
Hai người này về cơ bản là chả hiểu đôi bên nói cái gì, chỉ ngồi thưa gửi nhạt nhẽo dăm ba câu, thi thoảng mới "bắt đài" được.
Bố Lan nhìn, bỗng dưng thấy xúc động, khép cửa lại, nói với cô Long: "Xưa anh đến trại các em cũng vậy, chẳng hiểu tiếng Miêu tẹo nào, bắt chuyện với họ hàng nhà em mà cứ cố cấn nói mãi."
Tống Phù Đàn cũng vì anh, hệt như bố Lan vì anh mà cố gắng giữ thái độ bình thường để chào đón hắn.
Cô Long nhoẻn miệng cười: "Anh nói vậy làm em thiếu điều không nghe ra là khen Tiểu Tống mà là khen anh đó."
Bố Lan ngượng chín, "Khụ khụ."
Tai bà ngoại không được thính, chẳng nghe được gì ngoài tiếng bố Lan ho khan ngoài cửa, bèn giương giọng gọi: "Ai đang ho đấy?"
"Không sao đâu mẹ, mẹ xoa bóp xong chưa thì ra ăn cơm ạ." Bố Lan đáp.
Tống Phù Đàn mặc lại áo đi ra, ngồi ăn cùng Lan Hà, ba người lớn ngồi nhìn. Đến tận khi ăn uống gần xong, bà ngoại mới nói: "Mai Lan Hà đưa bà về trại nhé."
Anh tưởng bà nghe đoạn mình giới thiệu hắn đến để trải nghiệm nét đặc sắc của dân tộc Miêu, nhưng ngẫm lại mới thấy cách chọn từ không đúng, "Trong trại xảy ra chuyện gì hả bà?"
Còn ba, bốn ngày nữa mới đến ngày lễ chính.
Bà đáp: "Có một người họ hàng chịu đựng suốt nửa năm, đã lạc khí, đi tiễn một đoạn đường."
Lạc khí nghĩa là qua đời trong tiếng của bọn anh, họ hàng của bà ngoại ra đi trước năm mới, bà muốn đến thăm viếng. Anh đáp vâng ngay.
Anh và bố mẹ lòng đã tỏ nhưng chưa nói ra, đợi Tống Phù Đàn ở vài ngày với cả gia đình rồi bàn tiếp. Tối nay đi ngủ sớm, may là nhà có bốn phòng, cô Long dọn dẹp tươm tất phòng khách cho hắn ở.
Mặc dù tạm thời không đề cập tới chuyện với hắn thì họ vẫn muốn hỏi một chuyện khác.
Cô Long hỏi anh: "Bây giờ con... vẫn đang vét âm môn à?"
Khi chuyện anh ăn cơm âm phủ bị cô Long phát hiện, anh đã nói là có lý do không thể không làm, sau này sẽ đỡ hơn.
Anh chẳng biết nên trả lời ra sao: "Dạ phải, nhưng tần suất đã ít đi nhiều rồi, mẹ đừng lo nhé." Dù sao vật trấn đã được giải quyết, lại có thanh danh, người mơ ước Tống Phù Đàn cũng phải dè chừng anh. Ngày thường anh chỉ đi giúp khi nào âm phủ bận quá, thoải mái hơn nhiều.
Đến giờ cô Long mới yên tâm, dặn dò: "Mai con đưa bà ngoại về trại phải cẩn thận, chớ để bà cỏ quỷ phát hiện ra."
Vùng này gọi cổ là cỏ quỷ, bởi vì ngày xưa đa số là đàn bà con gái truyền thụ cổ thuật nên mới gọi là "bà cỏ quỷ" hoặc "cổ bà".
Ngày nay ở thành phố, các cổ sư giỏi giang sẽ được người giàu tôn làm khách quý.
Còn ở trong trại Miêu, người dân vừa sợ hãi vừa căm tức cổ bà. Lí do là vì người nuôi cổ cứ cách một đợt lại phải thả cổ ra, nếu không mình mẩy sẽ khó chịu.
Xưa kia là trại khép kín, thả cổ ra sẽ hại cho người dân và sinh vật sống trong trại.
Những người nuôi cổ thường sẽ không thể hiện ra ngoài, người dân thi nhau ngấm ngầm đoán ai nuôi cổ, không dám đắc tội, vừa phải kính trọng vừa phải xa cách, không muốn người ta nhìn ra thái độ của mình, tránh bị thù.
Hồi anh còn nhỏ có một cổ sư trứ danh tại địa phương muốn nhận làm đồ đệ thì bị từ chối. Có lẽ bởi bà ngoại anh là Miêu y trong trại nên biết hóa giải cổ như thế nào, ông nội lại là thợ đồ mã, dù đối phương có nhỏ nhen đến đâu cũng đành bó tay.
...
Hôm sau, anh lái xe của nhà mình đưa bà ngoại lên núi, đồng thời chở cả Tống Phù Đàn đi cùng. Trên đường đi, bà ngoại cứ nhắc mãi: "Người ta lạc khí vào buổi tối, khi đến nhà đó, các con đừng tiếp xúc gần quá, kẻo bị kéo đi..."
Ở đây chú ý đến thời gian lạc khí. Đàn ông lạc khí vào buổi tối là tốt, phụ nữ lạc khí buổi tối sẽ sợ ra đi một mình, muốn tìm người bầu bạn.
Anh đáp: "Không sao đâu bà ơi, chắc người ta mời ai đến làm phép rồi chứ ạ."
Bà ngoại thở dài: "Nay chẳng còn những lão ti và đạo sĩ vượt phố nữa, toàn ra ngoài kiếm tiền cả rồi. Lão ti bảo vệ trại trẻ măng, còn lão ti già chết được vài năm rồi."
Lão ti là xưng hô của người Miêu đối với pháp sư, tương đương với Miêu lão ti là Khách lão ti, tức cách gọi của dân tộc Hán dành cho pháp sư. Vượt phố tức là nói lão ti này có trình độ nhất định, khá là giỏi.
Ở đây có cả lão ti lẫn đạo sĩ, chia công việc khác nhau. Ở Bắc Kinh có quá nhiều pháp sư ăn cơm âm phủ nên dịch vụ được chia thành những nhánh li ti, trong khi ở đây chỉ có vài loại. Bình thường gặp những chuyện trong nhà như bị ám thì tìm lão ti, gặp chuyện ngoài nhà như lạc khí muốn làm lễ an táng, đả nhiễu quan*, niệm Kinh,... thì tìm đạo sĩ.
(*Đả nhiễu quan: Tức là một phần đặc sắc của lễ ma chay dân tộc Thổ Gia, bao gồm thổi sáo, đánh trống, nhảy, múa.)
Anh an ủi bà vài câu, sau hai tiếng lái dọc theo đường núi thì đến trại.
Trại được xây nép vào núi, đường vừa nhỏ vừa quanh co. Anh và Tống Phù Đàn dìu hai bên bà đi bộ vào, vòng qua những căn nhà xiêu vẹo, đa số âm thanh nghe được là tiếng Miêu.
Lúc sắp đến một ngã rẽ, anh lại nghe thấy tiếng Hán.
"Trời đất ơi, sư phụ mình diễn sâu vãi, chẳng khác nào áo gấm về làng."
"Bình thường toàn dậm chân chửi người, nay thì nhã nhặn hết biết. Lần này sư phụ diễn như Lan Hà á."
Lan Hà: "......"
Mới đi được vài bước đã chạm mặt sư huynh đệ Ứng Thiều đương đứng tán dóc.
Gã nhìn thấy anh cái lại ho sù sụ: "Khụ khụ, khụ khụ!"
Bà ngoại phản xạ ngay: "Lạp ba phẩu..."
Anh giữ bà lại, ngoài cười nhưng trong không cười: "Anh dùng nhiều từ nhỉ."
Gã và sư đệ rón rén lại, bị anh đạp cho một cú.
"Lai gia à, sao anh cũng ở trại này vậy chứ?" Sư đệ trưng bản mặt xin tha.
"Tôi đang muốn hỏi sao mấy người lại ở đây đó, tại chưa bao giờ gặp sư phụ các anh." Anh lớn lên ở thành phố nhưng thi thoảng cũng đến trại chơi với bà. Người ở đây không đông, nếu Ma Thanh Huy là người trại này thì anh phải có ấn tượng chứ.
"Sư phụ ra ngoài lang bạt bấy lâu nay, đó giờ luôn muốn quay về thăm quê. Nghe nói lần này có một trưởng bối chăm sóc ngày bé qua đời nên quyết định năm nay về." Ứng Thiều chỉ ra căn nhà phía sau, "Sư phụ đang thăm người thân. Lai gia à, nghe đâu nhiều người trong trại là họ hàng với nhau cả, xem ra chúng ta là người một nhà thật rồi."
Anh hỏi: "Bà ơi, bà có biết Ma Thanh Huy không ạ?"
Bà anh ngẫm lại: "Ma Thanh Huy à... Hình như là..."
Nhóm Ứng Thiều vừa nghe là bà ngoại của anh bèn hỏi han ân cần, sau đó bắt đầu rơi vào cơn lốc xoáy tiếng phổ thông lậm giọng Miêu của bà. Thế nhưng có vẻ bà có ấn tượng với Ma Thanh Huy, nói rằng đã nhiều năm rồi không gặp bác ta.
"Đúng rồi ạ, sư phụ con đã rời khỏi trại từ lâu lắm rồi." Gã kích động đáp. Tuyệt quá, được làm họ hàng với Lai gia.
Lúc này, Ma Thanh Huy đi ra từ nhà chính, nhìn cả bọn rồi "A" một tiếng. Đến khi đi tới mới giật mình nhìn bà ngoại: "Là bà họ đấy ạ? Con là Tiểu Huy đây."
Bà ngoại nhớ ra hết: "Tiểu Huy, đúng, là Tiểu Huy! Lâu rồi con chưa về."
Ma Thanh Huy hành lễ với bà, bùi ngùi: "Con nhớ bà và bà Long nhất, tiếc là chẳng được gặp bà Long lần cuối, người nhà bà không cho con đi hóa vàng mã."
"Tại sao lại không?" Bà ngoại nổi giận.
Giọng bác ta bình thản nhưng rất kiên quyết: "Tại con nuôi cỏ quỷ, nhưng con định tối nay sẽ đến lần nữa."
Ban nãy bác ta vào nhà làm khách, dẫu đã mấy chục năm trôi qua rồi, người ta vẫn tỏ thái độ sợ hãi, không dám đắc tội với bác ta.
Bà sửng sốt, nhìn ngón tay Ma Thanh Huy: "Con thật sự..."
Bác ta đáp bâng quơ: "Đúng vậy, mấy đứa này là đồ đệ con, cũng nuôi cỏ quỷ. Nhưng bà cứ yên tâm, con không thả cổ tùy tiện với người dân đâu."
"... Cũng tốt." Bà sững người giới thiệu, "Đây là cháu ngoại bà và bạn nó..."
"Con biết mà, có quen cả." Ma Thanh Huy mỉm cười với anh, "Không ngờ mọi người là họ hàng với nhau hết, tính ra chúng ta là anh em nữa cơ."
"Anh." Lan Hà nhìn sang Ứng Thiều, "Này anh, à không, cháu trai cả..."
Ứng Thiều: "......"
Tưởng đâu thành họ hàng ngài Đến, ai ngờ lại thấp hơn một lứa do vai vế! Xưa là anh em hàng xóm, nay thành cháu cả!
"Con muốn ghé thăm vài hộ gia đình nữa, chắc bà cũng đến thăm bà Long phải không. Bà đi vào đi, chúng ta gặp sau ạ." Ma Thanh Huy dứt lời rồi dẫn đồ đệ đi luôn.
Bà ngoại thở dài kể cho Lan Hà và Tống Phù Đàn nghe: "Mẹ nó vốn gả vào trại chúng ta, bố nó mất sớm, mẹ nó một mình nuôi con, tại sở hữu ngoại hình xinh đẹp nên có vài người đàn ông đốn củi múc nước giúp cho, người ta bèn đồn mẹ nó là bà cỏ quỷ, hạ cổ lên người khác, thế là cô lập con bé. Sau này trong trại có đứa trẻ trúng cổ cũng đổ lên đầu mẹ nó, đi đập phá nhà nó. Sau này, mẹ nó đổ bệnh, chỉ có bà và bà Long chăm sóc và tặng thảo dược cho."
Bà Long và bà ngoại đều là Miêu y, song dù hai bà có đứng ra làm chứng cho việc mẹ Ma Thanh Huy không phải bà cỏ quỷ thì cũng chả ai tin. Sau đó, mẹ Ma Thanh Huy mắc bệnh qua đời, bác ta mới rời khỏi trại lâu năm không về, trở thành cổ sư thật sự.
Đời con cháu nhà bà Long biết dùng thảo dược, không sợ người nuôi cổ lắm nên mới dám cản Ma Thanh Huy.
Tống Phù Đàn đăm chiêu: "Tương tự như truyền thuyết về cổ bà là việc trừ khử phù thủy ở phương Tây, chính là bởi người dân bài trừ dị kỷ."
Anh không biết những chuyện này. Anh chẳng lớn lên ở trại, chỉ nghe đến một số truyền thuyết về cổ sư và cổ bà, không biết là có một số người bị oan.
Những người này không hiểu biết cổ thuật nên dần dần mới ôm lòng sợ sệt và bắt nạt, đánh bạo muốn phá hủy cổ thuật của những người phụ nữ đó. Nghe đâu ngoài cách tìm người trong nghề để phá giải cổ thuật ra thì đập vỡ bình nuôi cổ cũng được. Mọi người có thể đường đường chính chính đập nát.
Nghĩ vậy thì Ma Thanh Huy là người bị hại, tuổi ấu thơ làm ông nảy sinh tâm lý phản nghịch, thậm chí còn quyết tâm đi nuôi cổ thật sự. Song, trong quá trình đó có thể lòng ông ta thay đổi, chưa bao giờ quay về, mãi đến cái tuổi này mới về trại một chuyến.
"Chúng ta đi thôi." Bà ngoại nói, đi qua một cánh cổng nữa là đến nhà bà Long.
Quan tài của bà được đặt ở gian nhà chính, cả nhà để tang, ngoài cửa dán chữ "Làm đại sự" để nhắn nhủ rằng người nhà này đang lo ma chay.
Con trai bà Long nhìn thấy bà ngoại bèn tất bật đến đón, "Dì, dì đến rồi ạ."
"Ừ, dì đến tiễn A Phượng." Bà ngoại muốn vào nhà gặp bạn cũ thì bị con trai bạn cản lại, "Dì đứng đây hóa vàng đi ạ, chớ vào trong. Đạo sĩ dặn canh giờ mẹ cháu ra đi không đúng, chưa mặc áo liệm, sẽ kéo người khác đi cùng."
Bà ngoại xót xa: "Đến cái tuổi này rồi, nó muốn dẫn dì thì cứ dẫn theo đi."
Con trai bà Long chẳng biết đáp sao, "Dì đừng nói thế."
Bà ngoại có vai vế hơn hẳn chú ta, lại có uy danh nên chú ta không đuổi đi như Ma Thanh Huy được.
Anh chớp mắt mấy cái rồi nói: "Chú à, cháu cắt người giấy dán lên cửa nhé, nếu bà muốn thì dẫn thế thân đi."
Bà ngoại biết anh từng học cắt giấy với ông nội nên cũng phụ họa: "Đúng vậy, dùng người giấy hóa giải đi." Mặc dù bà chỉ biết đôi chút thảo dược nhưng sống đã lâu, biết mánh lới của một số lão ti và đạo sĩ.
Chú ta nhìn anh bằng ánh mắt ngạc nhiên, ngắm nghía kĩ: "Cậu là... Cháu ngoại của dì tôi." Chú ta không hay lên mạng hay xem tivi, không biết anh làm diễn viên.
Lan Hà: "Phải ạ." Anh chỉ sang Tống Phù Đàn, muốn giới thiệu về hắn.
Con trai bà Long cũng họ Long, bố mẹ chú ta cùng một họ. Trí nhớ chú ta không được tốt, anh đi với bà ngoại nên chú ta mới nhận ra, song lại không muốn mình chẳng nhận ra nên mới chỉ vào Tống Phù Đàn: "Cậu này, cậu này cũng là người trong trại mình, lâu rồi không về nhưng tôi vẫn nhớ, sống ở quanh đây..."
Tống Phù Đàn: "..."
Tống Phù Đàn: "Không ph..."
Chú Long cắt ngang lời hắn: "Không phải quanh đây thì chắc chắn cũng hay đến chơi cùng cậu nên tôi nhớ."
Lan Hà: "Đây là bạn cháu ở vùng khác, đến đây lần đầu tiên."
Chú Long: "..."
Mặt chú ta vẫn không thay đổi: "À vậy à."
Anh muốn cắt người giấy giúp đỡ, chú Long bèn kéo anh lại rồi nói: "Cậu không phải lo, thật đấy, cậu còn trẻ mà! Cậu không biết quy củ trong trại đấy thôi, đạo sĩ làm phép dặn phải hạ táng nhanh, không cho nhiều người nhìn, lỡ lọt vào mắt mẹ thì tối đến sẽ bắt cậu đi cùng, làm cậu chết ngay tại chỗ!"
Lan Hà: "..."
... Ngại quá, cháu chẳng những không sợ chết tại chỗ mà còn có thể chết đi chết lại, chết xong cháu còn tiễn mẹ chú một đoạn đường được đấy.
Chính tả: 紫
Chương 90: Tui chẳng những không sợ chết tại chỗ mà còn có thể chết đi chết lại.
Ứng Thiều chẳng đáp, cười lăn lê bò toài với sư đệ.
Thân phận của Lan Hà bị tiết lộ trong giới, mới đầu khi đám sư đệ biết được cũng thấy cực kì khó tin, nghĩ rằng anh diễn viên nọ giả vờ đỉnh vãi chưởng, sau đó bắt đầu lấy ngài Đến ra đùa như những người khác.
Sư phụ gã chẳng hiểu dăm ba cái ngôn ngữ mạng, đoạn hỏi: "Hành vi của Lan Hà là sao? Lan Hà chả phải là..." Vô Thường rất săn sóc đồ đệ bác ta trong lời đồn à?
Sư đệ gã mau mắn giải thích cách dùng cụm từ "Lan Hà", "Trên mũ anh ta viết "Đến Cũng Đến Rồi", hễ có ai thốt ra một câu y hệt thì sẽ nói người đó đang học theo hành vi của Lan Hà. Ngoài ra..."
Lan Hà: "......"
Cụm từ này được đưa vào từ điển âm phủ rồi hả?
Sư đệ Ứng Thiều hăng hái kể tuốt luốt, bên kia có một tiếp viên hàng không thấy anh tỉnh giấc, cởi bịt mắt xuống, do rất thích anh nên tiến lại ngay: "Anh Lan cần nước hay khăn mặt không ạ?"
Lan Hà: "À, không cần đâu, cảm ơn cô."
Sư huynh đệ Ứng Thiều nghe giọng: "........."
Sư phụ chưa nghe giọng anh bao giờ: "Sao thế?"
Sư đệ Ứng Thiều chậm rãi ngoảnh đầu lại, chân nhũn như chi chi, mặt cắt không còn giọt máu.
Tiếp viên vẫn chưa đi, thấy vậy bèn thắc mắc: "Anh không sao chứ, anh thấy khó chịu trong người ạ?"
Anh còn có tâm trạng cười toe toét: "Hề lố, muốn chữ ký không nào?"
Ứng Thiều: "Muốn, muốn ạ..."
Đến lúc này tiếp viên mới thở phào, ra là gặp được ngôi sao yêu thích nên mới phản ứng thái quá. Cô nàng đỏ mặt: "Em cũng rất thích tác phẩm của anh."
Anh hào phóng ký tên cho. Lúc ký cho Ứng Thiều, anh còn cười tủm tỉm: "Tôi viết lời nhắn chúc diễn xuất anh tiến bộ nhé?"
Ứng Thiều: "... Dạ."
Tiếp viên nhìn gã với vẻ tò mò: "Anh cũng là diễn viên ạ?"
Gã muốn khóc cũng không được: "Phải, tuyến 108..."
Tiếp viên đi rồi, anh với tay búng gáy gã: "Hành vi của Lan Hà? Tôi cho các người biết cái gì mới là hành vi của Lan Hà nhé."
Gã trưng bản mặt như đưa đám che gáy lảng sang đề tài khác: "Tôi sai rồi sai rồi. Để tôi giới thiệu cho Lai gia nha, đây là sư phụ tôi!"
Sư phụ gã cười sang sảng: "Kẻ hèn này là sư phụ Ứng Thiều, tên Ma Thanh Huy, nhờ cậu để ý đến nó nhiều hơn. Thật ra mấy đứa nhóc này rất sùng bái cậu đấy."
"Đúng đúng." Sư đệ gã nói bằng giọng đáng thương: "Lai gia à, sư phụ tôi cũng là người Miêu, người một nhà cả."
Hồ Nam rộng lớn biết chừng nào, làm gì có chuyện cùng là người Miêu thì là họ hàng được, chẳng qua Ma Thanh Huy tóc đã lấm tấm hoa râm, gọi bác cũng chẳng phải thiệt gì, anh bèn đáp: "Nể mặt bề trên nên hôm nay tôi chỉ búng thôi đó."
...
Đích đến của chuyến bay là tỉnh thành Hồ Nam, anh chỉ chuyện trò dăm ba câu với nhóm Ứng Thiều rồi lại ngủ tiếp. Đến sân bay tỉnh thành, mỗi người chia đôi ngả, còn phải đổi xe đi thành phố nhà anh sống.
Về đến nhà là đã chập choạng tối.
Anh vừa bước vào cửa là đã nhìn thấy các cậu các dì đến nhà chơi, thấy anh bèn chào đón niềm nở: "Lan Hà về rồi hả. Ồ, còn dẫn bạn về cùng cơ à? Nom đẹp trai đáo để, cũng là diễn viên hả cháu?"
Bố Lan cười gượng, khác với con trai, ông không biết diễn sâu. Vả lại, lúc này mà nói vậy, sau này mọi người biết được sự thật thì sao?
Tống Phù Đàn chào hỏi mọi người rất tự nhiên, từ bạn bè thành bạn trai chẳng có gì lạ: "Cháu là bạn (trai) của Lan Hà, về đây trải nghiệm không khí ngày Tết của người Miêu. Cháu chào các chú dì." Rồi tặng quà mình chuẩn bị.
Cô Long chỉ bối rối mất một lúc rồi nhận quà ngay: "Đến chơi mà còn khách sáo vậy. Hai đứa chưa ăn uống gì nhỉ, dì đi hâm nóng thức ăn cho."
Anh chào hỏi từng cô bác chú dì một, họ cũng đang định về, nói với anh: "Bạn bè muốn trải nghiệm không khí thì dẫn đến trại đi nhé."
Cả thành phố này đã được Hán hóa, bầu không khí ngày Tết không còn đặc trưng như trong trại, nếu là cảnh như tưởng tượng của người ngoài vùng thì phải vào núi mới được chiêm ngưỡng.
Đến khi họ về hết, bà ngoại đi ngủ sớm của anh cũng được bố Lan gọi dậy, chống gậy bước ra ngoài, than thở đôi câu bằng tiếng Miêu.
Anh ôm bà, giới thiệu cho bà hay: "Đây là Tống Phù Đàn, bạn của con ạ."
Bà ngoại gật gù rồi chào, bảo Tống Phù Đàn đi ăn cơm.
"Con chào bà ạ." Hắn nghe chẳng hiểu, tưởng là đang chào liên miệng, đoạn lúng túng nhìn anh, "Anh không hiểu tiếng Miêu, em dịch cho anh với."
Lan Hà: "Ơ? Bà đang nói tiếng phổ thông mà."
Tống Phù Đàn: "..."
Lan Hà: "..."
Cô Long phì cười, "Ha ha ha, tiếng phổ thông giả thôi, khẩu âm nặng quá. Không sao, bà đang nhắc cháu ăn cơm ấy mà."
Bà ngoại anh sống tại Miêu trại hơn nửa đời người, chỉ sử dụng tiếng Miêu trong khoảng thời gian rất dài nên Hán ngữ bình thường, hơn nữa miền Nam có khẩu âm nặng, bà nghiêm túc nói tiếng phổ thông với bạn anh mà hắn lại tưởng là đang nói tiếng Miêu...
Vụ này giúp bầu không khí giãn ra nhiều, bố Lan cũng thân thiện nói: "Tiếng địa phương miền Nam rất khác nhau, cứ mười dặm là lại khác giọng rồi."
Trong khoảng thời gian này, ông đã tìm đọc kha khá tài liệu và xem các tác phẩm của hắn, không kể đến xu hướng tính dục thì hắn là một con người rất ưu tú.
Tống Phù Đàn: "Khụ... Đúng vậy ạ."
Hắn hơi cảm cảm, ho sù sụ hai tiếng, bà ngoại nghe rồi chỉ chỉ hắn: "Lạp ba phẩu*"
Tống Phù Đàn: "Cháo mồng 8 tháng chạp*?"
(*Bà ngoại Lan Hà nói là: 拉巴剖 |lā ba pōu|, Tống Phù Đàn nghe thành 腊八粥 |làbāzhōu|.)
Anh phì cười: "Bà em nói lạp ba phẩu tức là bóp bươm bướm. Em kể với anh rồi đó, ngày xưa bà em học thảo dược ở trong trại, có thể trị một số bệnh nhẹ. Lồng ngực trước của mình có hình giống hồ điệp, bươm bướm ấy, đâm ra bọn em gọi những gì liên quan đến phổi là bệnh bươm bướm. Giả sử mắc bệnh ở phổi như ho khan, thở mạnh các thứ thì sẽ bóp, châm cứu vào các huyệt ở bộ phận hình bướm này để chữa bệnh."
Ngoài ra, Miêu y tổng kết lại, đối với các bệnh khác nhau, bộ phận hình bướm cũng sẽ thay đổi và có bớt hình bướm, ví dụ như da ở khu vực này đỏ lên và vàng đi thì sẽ gọi là ba phẩu đông, nâu hoặc xám thì là ba phẩu lao.
Tống Phù Đàn cúi đầu tưởng tượng, xem xương quai xanh như điểm chính giữa thì cả lồng ngực sẽ giống con bướm.
Bà ngoại nhiệt tình đề nghị xoa bóp cho hắn, bảo bóp cái là khỏi rồi đưa hắn vào phòng mở điều hòa sẵn, bảo hắn cởi áo ra.
Anh đi giúp cô Long hâm đồ ăn và xào một thức nhắm khác, lúc bưng ra bắt gặp bố Lan đang đứng nhìn lén ngoài phòng bà, anh và cô Long tò mò xáp lại.
Họ chứng kiến bà ngoại đang bấm huyệt sau lưng hắn, bóp hai bên xương sống, miệng nói tiếng phổ thông nặng giọng vùng miền: "Hồi Lan Hà còn bé hay bị dọa với sốt, bà toàn bóp bươm bướm cho nó. Ông nội nó muốn dùng cách của họ, bà nói anh dùng cách anh, tui dùng cách tui."
Hắn chỉ nghe được mấy từ quan trọng: "Lan Hà ấy ạ? À... Em ấy ở đoàn phim hay mệt, con đốc thúc em ấy ăn uống, thi thoảng hầm canh, nhưng lại chả ăn được nhiều."
Bà ngoại: "Ha ha, con khỏe khoắn thật, xoa bóp chỗ này là thấy rắn chắc rồi."
Tống Phù Đàn: "Dạ, bà nhớ giữ gìn sức khỏe, con thấy bà vẫn minh mẫn lắm..."
Hai người này về cơ bản là chả hiểu đôi bên nói cái gì, chỉ ngồi thưa gửi nhạt nhẽo dăm ba câu, thi thoảng mới "bắt đài" được.
Bố Lan nhìn, bỗng dưng thấy xúc động, khép cửa lại, nói với cô Long: "Xưa anh đến trại các em cũng vậy, chẳng hiểu tiếng Miêu tẹo nào, bắt chuyện với họ hàng nhà em mà cứ cố cấn nói mãi."
Tống Phù Đàn cũng vì anh, hệt như bố Lan vì anh mà cố gắng giữ thái độ bình thường để chào đón hắn.
Cô Long nhoẻn miệng cười: "Anh nói vậy làm em thiếu điều không nghe ra là khen Tiểu Tống mà là khen anh đó."
Bố Lan ngượng chín, "Khụ khụ."
Tai bà ngoại không được thính, chẳng nghe được gì ngoài tiếng bố Lan ho khan ngoài cửa, bèn giương giọng gọi: "Ai đang ho đấy?"
"Không sao đâu mẹ, mẹ xoa bóp xong chưa thì ra ăn cơm ạ." Bố Lan đáp.
Tống Phù Đàn mặc lại áo đi ra, ngồi ăn cùng Lan Hà, ba người lớn ngồi nhìn. Đến tận khi ăn uống gần xong, bà ngoại mới nói: "Mai Lan Hà đưa bà về trại nhé."
Anh tưởng bà nghe đoạn mình giới thiệu hắn đến để trải nghiệm nét đặc sắc của dân tộc Miêu, nhưng ngẫm lại mới thấy cách chọn từ không đúng, "Trong trại xảy ra chuyện gì hả bà?"
Còn ba, bốn ngày nữa mới đến ngày lễ chính.
Bà đáp: "Có một người họ hàng chịu đựng suốt nửa năm, đã lạc khí, đi tiễn một đoạn đường."
Lạc khí nghĩa là qua đời trong tiếng của bọn anh, họ hàng của bà ngoại ra đi trước năm mới, bà muốn đến thăm viếng. Anh đáp vâng ngay.
Anh và bố mẹ lòng đã tỏ nhưng chưa nói ra, đợi Tống Phù Đàn ở vài ngày với cả gia đình rồi bàn tiếp. Tối nay đi ngủ sớm, may là nhà có bốn phòng, cô Long dọn dẹp tươm tất phòng khách cho hắn ở.
Mặc dù tạm thời không đề cập tới chuyện với hắn thì họ vẫn muốn hỏi một chuyện khác.
Cô Long hỏi anh: "Bây giờ con... vẫn đang vét âm môn à?"
Khi chuyện anh ăn cơm âm phủ bị cô Long phát hiện, anh đã nói là có lý do không thể không làm, sau này sẽ đỡ hơn.
Anh chẳng biết nên trả lời ra sao: "Dạ phải, nhưng tần suất đã ít đi nhiều rồi, mẹ đừng lo nhé." Dù sao vật trấn đã được giải quyết, lại có thanh danh, người mơ ước Tống Phù Đàn cũng phải dè chừng anh. Ngày thường anh chỉ đi giúp khi nào âm phủ bận quá, thoải mái hơn nhiều.
Đến giờ cô Long mới yên tâm, dặn dò: "Mai con đưa bà ngoại về trại phải cẩn thận, chớ để bà cỏ quỷ phát hiện ra."
Vùng này gọi cổ là cỏ quỷ, bởi vì ngày xưa đa số là đàn bà con gái truyền thụ cổ thuật nên mới gọi là "bà cỏ quỷ" hoặc "cổ bà".
Ngày nay ở thành phố, các cổ sư giỏi giang sẽ được người giàu tôn làm khách quý.
Còn ở trong trại Miêu, người dân vừa sợ hãi vừa căm tức cổ bà. Lí do là vì người nuôi cổ cứ cách một đợt lại phải thả cổ ra, nếu không mình mẩy sẽ khó chịu.
Xưa kia là trại khép kín, thả cổ ra sẽ hại cho người dân và sinh vật sống trong trại.
Những người nuôi cổ thường sẽ không thể hiện ra ngoài, người dân thi nhau ngấm ngầm đoán ai nuôi cổ, không dám đắc tội, vừa phải kính trọng vừa phải xa cách, không muốn người ta nhìn ra thái độ của mình, tránh bị thù.
Hồi anh còn nhỏ có một cổ sư trứ danh tại địa phương muốn nhận làm đồ đệ thì bị từ chối. Có lẽ bởi bà ngoại anh là Miêu y trong trại nên biết hóa giải cổ như thế nào, ông nội lại là thợ đồ mã, dù đối phương có nhỏ nhen đến đâu cũng đành bó tay.
...
Hôm sau, anh lái xe của nhà mình đưa bà ngoại lên núi, đồng thời chở cả Tống Phù Đàn đi cùng. Trên đường đi, bà ngoại cứ nhắc mãi: "Người ta lạc khí vào buổi tối, khi đến nhà đó, các con đừng tiếp xúc gần quá, kẻo bị kéo đi..."
Ở đây chú ý đến thời gian lạc khí. Đàn ông lạc khí vào buổi tối là tốt, phụ nữ lạc khí buổi tối sẽ sợ ra đi một mình, muốn tìm người bầu bạn.
Anh đáp: "Không sao đâu bà ơi, chắc người ta mời ai đến làm phép rồi chứ ạ."
Bà ngoại thở dài: "Nay chẳng còn những lão ti và đạo sĩ vượt phố nữa, toàn ra ngoài kiếm tiền cả rồi. Lão ti bảo vệ trại trẻ măng, còn lão ti già chết được vài năm rồi."
Lão ti là xưng hô của người Miêu đối với pháp sư, tương đương với Miêu lão ti là Khách lão ti, tức cách gọi của dân tộc Hán dành cho pháp sư. Vượt phố tức là nói lão ti này có trình độ nhất định, khá là giỏi.
Ở đây có cả lão ti lẫn đạo sĩ, chia công việc khác nhau. Ở Bắc Kinh có quá nhiều pháp sư ăn cơm âm phủ nên dịch vụ được chia thành những nhánh li ti, trong khi ở đây chỉ có vài loại. Bình thường gặp những chuyện trong nhà như bị ám thì tìm lão ti, gặp chuyện ngoài nhà như lạc khí muốn làm lễ an táng, đả nhiễu quan*, niệm Kinh,... thì tìm đạo sĩ.
(*Đả nhiễu quan: Tức là một phần đặc sắc của lễ ma chay dân tộc Thổ Gia, bao gồm thổi sáo, đánh trống, nhảy, múa.)
Anh an ủi bà vài câu, sau hai tiếng lái dọc theo đường núi thì đến trại.
Trại được xây nép vào núi, đường vừa nhỏ vừa quanh co. Anh và Tống Phù Đàn dìu hai bên bà đi bộ vào, vòng qua những căn nhà xiêu vẹo, đa số âm thanh nghe được là tiếng Miêu.
Lúc sắp đến một ngã rẽ, anh lại nghe thấy tiếng Hán.
"Trời đất ơi, sư phụ mình diễn sâu vãi, chẳng khác nào áo gấm về làng."
"Bình thường toàn dậm chân chửi người, nay thì nhã nhặn hết biết. Lần này sư phụ diễn như Lan Hà á."
Lan Hà: "......"
Mới đi được vài bước đã chạm mặt sư huynh đệ Ứng Thiều đương đứng tán dóc.
Gã nhìn thấy anh cái lại ho sù sụ: "Khụ khụ, khụ khụ!"
Bà ngoại phản xạ ngay: "Lạp ba phẩu..."
Anh giữ bà lại, ngoài cười nhưng trong không cười: "Anh dùng nhiều từ nhỉ."
Gã và sư đệ rón rén lại, bị anh đạp cho một cú.
"Lai gia à, sao anh cũng ở trại này vậy chứ?" Sư đệ trưng bản mặt xin tha.
"Tôi đang muốn hỏi sao mấy người lại ở đây đó, tại chưa bao giờ gặp sư phụ các anh." Anh lớn lên ở thành phố nhưng thi thoảng cũng đến trại chơi với bà. Người ở đây không đông, nếu Ma Thanh Huy là người trại này thì anh phải có ấn tượng chứ.
"Sư phụ ra ngoài lang bạt bấy lâu nay, đó giờ luôn muốn quay về thăm quê. Nghe nói lần này có một trưởng bối chăm sóc ngày bé qua đời nên quyết định năm nay về." Ứng Thiều chỉ ra căn nhà phía sau, "Sư phụ đang thăm người thân. Lai gia à, nghe đâu nhiều người trong trại là họ hàng với nhau cả, xem ra chúng ta là người một nhà thật rồi."
Anh hỏi: "Bà ơi, bà có biết Ma Thanh Huy không ạ?"
Bà anh ngẫm lại: "Ma Thanh Huy à... Hình như là..."
Nhóm Ứng Thiều vừa nghe là bà ngoại của anh bèn hỏi han ân cần, sau đó bắt đầu rơi vào cơn lốc xoáy tiếng phổ thông lậm giọng Miêu của bà. Thế nhưng có vẻ bà có ấn tượng với Ma Thanh Huy, nói rằng đã nhiều năm rồi không gặp bác ta.
"Đúng rồi ạ, sư phụ con đã rời khỏi trại từ lâu lắm rồi." Gã kích động đáp. Tuyệt quá, được làm họ hàng với Lai gia.
Lúc này, Ma Thanh Huy đi ra từ nhà chính, nhìn cả bọn rồi "A" một tiếng. Đến khi đi tới mới giật mình nhìn bà ngoại: "Là bà họ đấy ạ? Con là Tiểu Huy đây."
Bà ngoại nhớ ra hết: "Tiểu Huy, đúng, là Tiểu Huy! Lâu rồi con chưa về."
Ma Thanh Huy hành lễ với bà, bùi ngùi: "Con nhớ bà và bà Long nhất, tiếc là chẳng được gặp bà Long lần cuối, người nhà bà không cho con đi hóa vàng mã."
"Tại sao lại không?" Bà ngoại nổi giận.
Giọng bác ta bình thản nhưng rất kiên quyết: "Tại con nuôi cỏ quỷ, nhưng con định tối nay sẽ đến lần nữa."
Ban nãy bác ta vào nhà làm khách, dẫu đã mấy chục năm trôi qua rồi, người ta vẫn tỏ thái độ sợ hãi, không dám đắc tội với bác ta.
Bà sửng sốt, nhìn ngón tay Ma Thanh Huy: "Con thật sự..."
Bác ta đáp bâng quơ: "Đúng vậy, mấy đứa này là đồ đệ con, cũng nuôi cỏ quỷ. Nhưng bà cứ yên tâm, con không thả cổ tùy tiện với người dân đâu."
"... Cũng tốt." Bà sững người giới thiệu, "Đây là cháu ngoại bà và bạn nó..."
"Con biết mà, có quen cả." Ma Thanh Huy mỉm cười với anh, "Không ngờ mọi người là họ hàng với nhau hết, tính ra chúng ta là anh em nữa cơ."
"Anh." Lan Hà nhìn sang Ứng Thiều, "Này anh, à không, cháu trai cả..."
Ứng Thiều: "......"
Tưởng đâu thành họ hàng ngài Đến, ai ngờ lại thấp hơn một lứa do vai vế! Xưa là anh em hàng xóm, nay thành cháu cả!
"Con muốn ghé thăm vài hộ gia đình nữa, chắc bà cũng đến thăm bà Long phải không. Bà đi vào đi, chúng ta gặp sau ạ." Ma Thanh Huy dứt lời rồi dẫn đồ đệ đi luôn.
Bà ngoại thở dài kể cho Lan Hà và Tống Phù Đàn nghe: "Mẹ nó vốn gả vào trại chúng ta, bố nó mất sớm, mẹ nó một mình nuôi con, tại sở hữu ngoại hình xinh đẹp nên có vài người đàn ông đốn củi múc nước giúp cho, người ta bèn đồn mẹ nó là bà cỏ quỷ, hạ cổ lên người khác, thế là cô lập con bé. Sau này trong trại có đứa trẻ trúng cổ cũng đổ lên đầu mẹ nó, đi đập phá nhà nó. Sau này, mẹ nó đổ bệnh, chỉ có bà và bà Long chăm sóc và tặng thảo dược cho."
Bà Long và bà ngoại đều là Miêu y, song dù hai bà có đứng ra làm chứng cho việc mẹ Ma Thanh Huy không phải bà cỏ quỷ thì cũng chả ai tin. Sau đó, mẹ Ma Thanh Huy mắc bệnh qua đời, bác ta mới rời khỏi trại lâu năm không về, trở thành cổ sư thật sự.
Đời con cháu nhà bà Long biết dùng thảo dược, không sợ người nuôi cổ lắm nên mới dám cản Ma Thanh Huy.
Tống Phù Đàn đăm chiêu: "Tương tự như truyền thuyết về cổ bà là việc trừ khử phù thủy ở phương Tây, chính là bởi người dân bài trừ dị kỷ."
Anh không biết những chuyện này. Anh chẳng lớn lên ở trại, chỉ nghe đến một số truyền thuyết về cổ sư và cổ bà, không biết là có một số người bị oan.
Những người này không hiểu biết cổ thuật nên dần dần mới ôm lòng sợ sệt và bắt nạt, đánh bạo muốn phá hủy cổ thuật của những người phụ nữ đó. Nghe đâu ngoài cách tìm người trong nghề để phá giải cổ thuật ra thì đập vỡ bình nuôi cổ cũng được. Mọi người có thể đường đường chính chính đập nát.
Nghĩ vậy thì Ma Thanh Huy là người bị hại, tuổi ấu thơ làm ông nảy sinh tâm lý phản nghịch, thậm chí còn quyết tâm đi nuôi cổ thật sự. Song, trong quá trình đó có thể lòng ông ta thay đổi, chưa bao giờ quay về, mãi đến cái tuổi này mới về trại một chuyến.
"Chúng ta đi thôi." Bà ngoại nói, đi qua một cánh cổng nữa là đến nhà bà Long.
Quan tài của bà được đặt ở gian nhà chính, cả nhà để tang, ngoài cửa dán chữ "Làm đại sự" để nhắn nhủ rằng người nhà này đang lo ma chay.
Con trai bà Long nhìn thấy bà ngoại bèn tất bật đến đón, "Dì, dì đến rồi ạ."
"Ừ, dì đến tiễn A Phượng." Bà ngoại muốn vào nhà gặp bạn cũ thì bị con trai bạn cản lại, "Dì đứng đây hóa vàng đi ạ, chớ vào trong. Đạo sĩ dặn canh giờ mẹ cháu ra đi không đúng, chưa mặc áo liệm, sẽ kéo người khác đi cùng."
Bà ngoại xót xa: "Đến cái tuổi này rồi, nó muốn dẫn dì thì cứ dẫn theo đi."
Con trai bà Long chẳng biết đáp sao, "Dì đừng nói thế."
Bà ngoại có vai vế hơn hẳn chú ta, lại có uy danh nên chú ta không đuổi đi như Ma Thanh Huy được.
Anh chớp mắt mấy cái rồi nói: "Chú à, cháu cắt người giấy dán lên cửa nhé, nếu bà muốn thì dẫn thế thân đi."
Bà ngoại biết anh từng học cắt giấy với ông nội nên cũng phụ họa: "Đúng vậy, dùng người giấy hóa giải đi." Mặc dù bà chỉ biết đôi chút thảo dược nhưng sống đã lâu, biết mánh lới của một số lão ti và đạo sĩ.
Chú ta nhìn anh bằng ánh mắt ngạc nhiên, ngắm nghía kĩ: "Cậu là... Cháu ngoại của dì tôi." Chú ta không hay lên mạng hay xem tivi, không biết anh làm diễn viên.
Lan Hà: "Phải ạ." Anh chỉ sang Tống Phù Đàn, muốn giới thiệu về hắn.
Con trai bà Long cũng họ Long, bố mẹ chú ta cùng một họ. Trí nhớ chú ta không được tốt, anh đi với bà ngoại nên chú ta mới nhận ra, song lại không muốn mình chẳng nhận ra nên mới chỉ vào Tống Phù Đàn: "Cậu này, cậu này cũng là người trong trại mình, lâu rồi không về nhưng tôi vẫn nhớ, sống ở quanh đây..."
Tống Phù Đàn: "..."
Tống Phù Đàn: "Không ph..."
Chú Long cắt ngang lời hắn: "Không phải quanh đây thì chắc chắn cũng hay đến chơi cùng cậu nên tôi nhớ."
Lan Hà: "Đây là bạn cháu ở vùng khác, đến đây lần đầu tiên."
Chú Long: "..."
Mặt chú ta vẫn không thay đổi: "À vậy à."
Anh muốn cắt người giấy giúp đỡ, chú Long bèn kéo anh lại rồi nói: "Cậu không phải lo, thật đấy, cậu còn trẻ mà! Cậu không biết quy củ trong trại đấy thôi, đạo sĩ làm phép dặn phải hạ táng nhanh, không cho nhiều người nhìn, lỡ lọt vào mắt mẹ thì tối đến sẽ bắt cậu đi cùng, làm cậu chết ngay tại chỗ!"
Lan Hà: "..."
... Ngại quá, cháu chẳng những không sợ chết tại chỗ mà còn có thể chết đi chết lại, chết xong cháu còn tiễn mẹ chú một đoạn đường được đấy.
Bình luận truyện