Seoul Đến Và Yêu
Quyển 2 - Chương 16: Nghệ thuật trà cổ
TRÀ TÁO ĐỎ ( 대추차)
Ở Hàn, cũng như các nước Á Đông khác, trà là một nghệ thuật, và hưởng trà là một loại hình nghệ thuật còn cao cấp hơn nữa. Đối với người Hàn, táo đỏ bao đời nay đã được sử dụng với mục đích chữa bệnh, tĩnh tâm, dưỡng thần, bảo vệ gan thận, thậm chí táo đỏ - vốn mang âm hưởng của mùa thu - còn được cho rằng sẽ mang lại sự trẻ trung và sinh sôi nảy nở, là loại trái cây nhất định phải có trong các dịp lễ tết và đán cưới đám hỏi. Chính vì lẽ đó mà Daechucha - trà táo đỏ rất nổi tiếng trong giới nghệ thuật trà cổ ở Hàn.
Để thưởng thức hết một tách Daechucha, có lẽ phải tới những quán trà cổ, trong những ngôi nhà cổ, ở những khu phố cổ. Quán trà mà Quỳnh tìm ra ở trên Insadong, đặc biệt yên tĩnh, ngan ngát hương hoa lan và có một cụ bà hay cười, lúc bước vào có cảm giác như mọi sự xô bồ ngoài kia đều tan biến.
Cảm giác lúc uống rất là lạ, vị đặc, chảy vào trong cổ họng sóng sực cả người. Những người quen uống cà phê công nghiệp như Quỳnh lâu ngày thường bị "tê lưỡi", nên có lẽ uống trà cổ các giác quan như được đánh thức vậy. Người đứng tuổi và các cụ ông cụ bà ở Hàn thưởng trà rất nhiều, coi việc thưởng trà là nét văn hoá của dân tộc...
Có lẽ đôi khi phải sống chậm lại một chút, thưởng thức những thứ "không thể dùng nhanh được" như thế này nhiều hơn, phải không?
Ở Hàn, cũng như các nước Á Đông khác, trà là một nghệ thuật, và hưởng trà là một loại hình nghệ thuật còn cao cấp hơn nữa. Đối với người Hàn, táo đỏ bao đời nay đã được sử dụng với mục đích chữa bệnh, tĩnh tâm, dưỡng thần, bảo vệ gan thận, thậm chí táo đỏ - vốn mang âm hưởng của mùa thu - còn được cho rằng sẽ mang lại sự trẻ trung và sinh sôi nảy nở, là loại trái cây nhất định phải có trong các dịp lễ tết và đán cưới đám hỏi. Chính vì lẽ đó mà Daechucha - trà táo đỏ rất nổi tiếng trong giới nghệ thuật trà cổ ở Hàn.
Để thưởng thức hết một tách Daechucha, có lẽ phải tới những quán trà cổ, trong những ngôi nhà cổ, ở những khu phố cổ. Quán trà mà Quỳnh tìm ra ở trên Insadong, đặc biệt yên tĩnh, ngan ngát hương hoa lan và có một cụ bà hay cười, lúc bước vào có cảm giác như mọi sự xô bồ ngoài kia đều tan biến.
Cảm giác lúc uống rất là lạ, vị đặc, chảy vào trong cổ họng sóng sực cả người. Những người quen uống cà phê công nghiệp như Quỳnh lâu ngày thường bị "tê lưỡi", nên có lẽ uống trà cổ các giác quan như được đánh thức vậy. Người đứng tuổi và các cụ ông cụ bà ở Hàn thưởng trà rất nhiều, coi việc thưởng trà là nét văn hoá của dân tộc...
Có lẽ đôi khi phải sống chậm lại một chút, thưởng thức những thứ "không thể dùng nhanh được" như thế này nhiều hơn, phải không?
Bình luận truyện