Soán Đường

Quyển 1 - Chương 11: Cúng ông Táo



Hành động của Ngôn Khánh cũng là bất đắc dĩ.

Kiếp trước làm quan, hắn biết rõ đạo lý cây có mọc thành rừng thì gió vẫn có thể thổi bật rễ, bao nhiêu người hăng hái đứng đầu bộc lộ tài năng về sau đều bị kết cục thê thảm, cho nên Ngôn Khánh sẽ không chủ động ra mặt mà sẽ đứng ở phía sau bức màn mà hành động.

Mấu chốt ở đây chính là ở chữ "thế" Ngôn Khánh hiểu là phải dựa thế.

Nhưng hiện tại hắn không có thế để mượn cũng không có người để dùng.

Cho dù là Trịnh Thế An cũng khó có thể nghe hắn nói vài câu, dù sao ông cũng phải để ý tới Trịnh Thường và Vương Cảnh Văn.

Dù sao thời đại này quan niệm tôn ti đã xâm nhập sâu vào trong nhân tâm, người bình thường làm sao có thể phạm thượng tiến hành.

Ở trong nội trạch An Viễn đường, có một tiểu viện u tĩnh.

Ở trong sân chỉ có một căn phòng nhỏ gạch xanh ngói đỏ, chính là chỗ nghỉ ngơi của Trịnh Đại Sĩ, phía sau phòng có một vườn hoa, hôm nay bị tuyết đọng bao trùm lộ ra khí tàn lụi. Một đóa hồng mai ở trong vườn tách ra, trắng như tuyết.

Thư phòng này tên là Hồng Lô, nguyên nhân chính là bởi vì cái mái ngói màu đỏ kia.

Trịnh Đại Sĩ ngồi trên thư phòng, nhìn Thế An pha trà.

Hắn mỉm cười nói:

- Thế An, pha trà đúng là tay nghề của ngươi, nhưng so với Ngôn Khánh thì còn kém một chút.

Trịnh Thế An cười hắc hắc nói:

- Ngôn Khánh, hài tử này học mọi thứ đều rất nhanh cũng rất tốt chỉ là tính tình hơi lạnh lùng một chút không giống những hài tử bình thường.... Tuy nhiên hắn rất hiểu chuyện cũng rất hiếu thuận, ha ha đa tạ lão gia đã cho lão nô một hài tử tốt.

- Cái này vốn là do ngươi mà.

Trịnh Đại Sĩ nói đến đây đột nhiên nhớ ra một chuyện.

- Thế An, lai lịch của Từ Mẫu ngươi đã điều tra rõ ràng chưa?

Trịnh Thế An chế nước sôi vào trà rồi nghiêm túc nói:

- Lão nô đã điều tra nhưng vẫn chưa ra manh mối.

Trịnh Đại Sĩ nở ra một nụ cười:

- Đã như vậy thì quên đi thôi.

Từ Mẫu đến Trịnh gia chúng ta đã năm năm rồi, biểu hiện vô cùng an phận, không có gì vượt quá khuôn khổ, chỉ cần bà ta không mang lòng làm loạn thì cũng không cần tra xét nữa.

Ta lại nghe nói, thánh nhân có ý dời đô về Lạc Dương nhưng đã bị mọi người khuyên can rồi.

Bất quá sau này Lạc Dương sẽ trở thành nơi trọng yếu, Nhân Cơ lần này nhậm chức ở Lạc Dương làm tào duyện, ngươi cần phải giúp đỡ nó, Lạc Dương gi tộc quyền thế rất nhiều, quan lại vô số kể, từ thời bắc ngụy Hiếu Văn Đế đã có tới 38 họ 98 bộ ở đó, tình huống vô cùng phức tạp mà Nhân Cơ hành sự đôi khi vẫn còn bất cẩn.

Trịnh Thế An gật đầu nói:

- Lão gia yên tâm, lão nô nhất định sẽ tận lực.

Lúc chỉ còn mình với Trịnh Đại Sĩ, Thế An nói chuyện rất tùy tiện không giống như cung kính trước mặt mọi người.

Mà Trịnh Đại Sĩ cũng không để ý, tựa hồ đã trở thành thói quen.

- Ta nghe nói Ngôn Khánh rất thích viết chữ, thường xuyên dùng nhánh cây làm bút, đất cát làm giấy, vẽ tranh viết chữ thật là không dễ dàng.

Dù sao Hoành Nghị cũng đã đến lúc đi học, chờ sau khi nó về từ Lạc Dương để nó học với Ngôn Khánh cùng một chỗ.

Nhân Cơ từ Trường An mời Nhan Sư Cổ về chính là làm tiên sinh cho Hoành Nghị, vừa vặn lại để Ngôn Khánh làm bạn với Hoành Nghị.

Trịnh Thế An thấy vậy thì giật mình rồi mừng rỡ.

- Chính là cái người "giết gà cần gì dùng dao mổ trâu" Nhan Sư Cổ sao?

Trịnh Đại Sĩ gật đầu nói:

- Đúng là người này.

(Nhan Sư Cổ, danh nho thời bắc Tề, Nhan Sư Cổ do tả thượng thư Lý Cương tiến cử, đảm nhiệm chức An Dương huyện, lúc ấy phó thượng thư Dương Tố thấy niên kỷ của hắn còn nhỏ thì cười hỏi hắn:

- An Dưỡng kịch huyện, làm sao thái bình?

Ý là An Dưỡng là nơi trọng yếu, ngươi làm sao có thể cai quản?

Nhan Sư Cổ hồi đáp:

- Giết gà há cần gì phải dùng dao mổ trâu.

Chính là nói: Để ta cai trị nơi nhỏ bé này chính là giết gà dùng dao mổ trâu rồi.

Vì vậy về sau câu giết gà cần gì dùng dao mổ trâu đã trở thành một loại xưng hô của người cùng thời với Nhan Sư Cổ, về sau chiến tích của ông rất nổi bật, nhưng vì tính tình cương trực nên bị thôi quan ở tại Trường An, không ngờ Nhân Cơ có thể mời ông tới tận Lạc Dương.

Môn phiệt thế gia vọng tộc, đối với nhân sĩ có sức hấp dẫn vô cùng lớn.

Trịnh Thế An cũng đã nghe danh khí của Nhan Sư Cổ cho nên đối với việc Ngôn Khánh có thể làm môn hạ của người này dĩ nhiên vô cùng cao hứng.

Điều này cho thấy Trịnh gia bắt đầu coi trọng Ngôn Khánh, hơn nữa còn sắp xếp Trịnh Hoành Nghị bên cạnh nó, dĩ nhiên là vô cùng tin tưởng.

- Lão nô thay Ngôn Khánh đa tạ lão gia.

- Thế An, ngươi từ nhỏ đã theo ta, nhoáng một cái đã năm mươi năm, ta với ngươi tuy là chủ tớ nhưng thực như huynh đệ, Ngôn Khánh tuy không phải là con ruột của ngươi nhưng thông minh hơn người ta cũng rất ưa thích, loại lời khách khí này về sau ngươi đừng nói với ta.

Trịnh Thế An cảm kích, lệ tuôn đầy mặt.

- Ngôn Khánh gần đây bận rộn gì vậy?

- Hắn sao, còn không phải ngày ngày tập võ hoặc là viết chữ vẽ tranh hay sao?

Trịnh Thế An nói đến đây thì dừng lại một chút giống như suy nghĩ điều gì đó.

Trịnh Đại Sĩ cười nói:

- Thế An, có lời gì thì ngươi cứ việc nói thẳng không cần phải ấp a ấp úng, đó không phải là phong cách của ngươi.

- Ngôn Khánh có lúc có vẻ hơi cổ quái.

- Sao?

- Lão gia, ngài nghe xong đừng nóng giận, ta cũng biết hắn không nên nói như vậy nhưng ngẫm lại cũng có chút đạo lý. Ngôn Khánh nói, nhị lão gia đôi khi đối với Vương Cảnh Văn và Bùi An quá mức phóng úng, hai người kia cũng quá không biết tôn ti rồi.

Trịnh Đại Sĩ khẽ giật mình, đôi mắt không tự chủ được mà nhắm lại.

- Ngôn Khánh thực sự nói như vậy sao?

Trịnh Thế An càng hoảng sợ vội giải thích:

- Tiểu hài tử nói hươu nói vượn, không biết che đậy miệng, lão gia đừng trách tội nó.

Trịnh Đại Sĩ nói:

- Ta cũng không trách tội hắn đâu, hơn nữa ta cũng biết, trong lòng ngươi chỉ sợ cũng nghĩ như vậy.

- Lão nô không dám.

Trịnh Thế An vội vàng phủ phục xuống mặt đất, luôn miệng nói có tội.

Trịnh Đại cười nói:

- Ta sẽ không trách tội, Thế An, ngươi không cần phải lo lắng, chỉ là có chút việc ngươi không rõ, trở về giáo huấn Ngôn Khánh cho tốt, chớ để nó nói lung tung, miễn mang tới tai họa, tốt rồi ngươi lui xuống trước đi.

Trịnh Thế An từ từ rời khỏi, trong lòng vẫn cảm thấy bất an.

Đợi sau khi hắn lui xong, hai mắt của Trịnh Đại Sĩ bỗng trợn lên, khóe miệng nở ra một nụ cười vui vẻ cổ quái.

Không ngờ tiểu gia hỏa này lại có nhãn lực như thế.

Nói như vậy nó đáng giá dạy dỗ.

------------------------

Thời gian trôi qua rất nhanh, trong chớp mắt đã tới tháng chạp.

Thiên khí thay đổi làm thời tiết càng thêm rét lạnh, nhưng năm sắp hết, mọi người càng trở nên bận rộn hơn, ngày 23 tháng chạp, chính là ngày cúng ông táo.

Cúng ông táo chính là một trong năm lễ cúng lớn của Trung Quốc.

Trịnh gia là gia tộc lớn, đối với chuyện này dĩ nhiên là vô cùng coi trọng.

Cho nên từ sáng sớm, toàn bộ An Viễn Đường đã bận rộn, nghi thức cúng ông táo diễn ra ở chạng vạng tối, đòi hỏi xuất động cả gia tộc, An Viễn đường trên dưới hơn trăm người, dưới sự dẫn đầu của Trịnh Đại Sĩ bắt đầu nghi thức tế tự.

Trịnh Ngôn Khánh cũng tham gia tế tự, hơn nữa còn là nhân vật đảm nhiệm trọng yếu.

Khi Trịnh Đại Sĩ đi bái lễ, nhất định phải có một đứa bé đi theo, đứa bé này niên kỷ cũng có giới hạn, qua tám tuổi không thể đảm đương nhiệm vụ này, Trịnh Ngôn Khánh mới chỉ có năm tuổi, cộng tuổi mụ là vừa vặn sáu tuổi.

Nói cách khác hắn cũng là một nhân vật phụ thế.

Đối với người bình thường mà nói, làm phụ tế cho Trịnh gia tuyệt đối là vinh quang, cái này cho thấy Trịnh gia đã nhìn trúng mình.

Ngôn Khánh lúc này mặc một bộ quần áo hoa mỹ, trong ngực ôm một con gà trống.

Cái này mọi người gọi là Lò Mã.

Đợi sau khi tế tự hoàn tất ông táo sẽ cưỡi lò mã về trời.

Ngôn Khánh lúc này ôm gà trống, ngồi sau lưng Trịnh Đại Sĩ, thần sắc trang trọng.

Mà Trịnh Đại Sĩ đầu tiên đọc tế văn, sau đó khấu đầu bái thiên địa, khẩn cầu năm sau mưa thuận gió hòa, hạnh phúc an khang.

Tế văn từ tảo, phi thường hoa mỹ.

Hơn nữa âm vận như nhạc luật, ngâm tụng đi ra vô cùng êm tai.

Ngôn Khánh nghe nhâm xướng này, cảm thấy êm tai so với những ca khúc bình thường gấp trăm lần.

Trịnh Đại Sĩ sau khi hoàn tất Ngôn Khánh liền ôm gà trống đi ra phía trước.

Chỉ thấy sắc mặt của Trịnh Đại Sĩ trang trọng, một tay nắm chặt cái cổ gà trống, hướng về phía trên tế đàn đưa ba lượt, sau đó cầm một chén nước lạnh đổ lên trên đầu gà trống, Ngôn Khánh cảm nhận được con gà trống đang rất hoảng sợ.

- Ông táo đã tiếp nhận, ông táo đã tiếp nhận.

Gà trống hoảng sợ, đại biểu cho Ông táo đã tiếp nhận Lò Mã này.

Ngôn Khánh trước khi tham gia nghi thức đã được Trịnh Thế An dặn dò nên vội vàng lớn tiếng hô lên.

Theo quan sát, Trịnh Đại Sĩ từ tế đàn cầm lấy một con chủy thủ, nhẹ nhàng chém lên trên cổ gà trống một phát.

Máu phun lên trên người của Ngôn Khánh, nhưng Ngôn Khánh vẫn không có bất kỳ cử động nào.

Ngôn Khánh đem đầu của gà trống ném vào trong đại hỏa, chỉ thấy khói đặc cuồn cuộn, hỏa diễm trùng thiên.

- Ông táo thăng thiên rồi.

Đây là lời nói của Ngôn Khánh.

Theo thanh âm non nớt vang lên, tất cả mọi người ở An Viễn Đường đều phủ phục xuống mặt đất, lớn tiếng ngâm tụng, tế văn này mọi người đã sớm thuộc, thời gian ngâm tụng đến khi lửa tàn mới thôi.

Trong nhất thời cả An Viễn đường, tràn ngập khí tức nghiêm túc và trang trọng.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.

Bình luận truyện