Sơn Hà Bất Dạ Thiên
Chương 20
Tôn Nhạc bám theo Đường Thận trách móc suốt ba ngày, cậu phải hứa với chú béo là sẽ mời cậu ta ăn bánh bao thịt heo ở cổng học viện Tử Dương, chú béo mới bớt giận.
Tôn Nhạc: “Hừ, còn lâu tớ mới tin cậu chỉ là thiếu gia nhà họ Đường. Trân Bảo Các kiểu gì chả có phần của cậu!”
Tôn Nhạc không ngốc, phủ Cô Tô có hàng đống con nhà giàu, song những đứa vào được học viện Tử Dương đều phải đạt tiêu chuẩn của Dư sơn trưởng, tức là có chân tài thực học. Hôm trước Đường Thận kéo vải đỏ khai trương cùng với Đường phu nhân ngay trước mặt chú béo, làm sao chú ta không đoán ra thân phận của Đường Thận cho được?
Nghĩ chán chê, nhóc béo vẫn chưa nguôi giận: “Cậu phải mời tớ ba bữa cơ!”
Đường Thận: “Cậu còn có tiền đồ không hả?”
Cả hai phá lên cười giòn giã.
Ăn bánh bao xong, hai người bạn nói chuyện về kì thi huyện diễn ra vào năm ngày sau.
Tôn Nhạc hỏi: “Năm ngày nữa là thi huyện rồi đấy, cậu có tự tin không?”
Đường Thận nghĩ thầm: Vấn đề đâu phải tự tin hay không tự tin, vấn đề là nhất định phải đỗ.
“Chắc là ổn thôi,” Đường Thận hỏi ngược lại: “Thế còn cậu?”
Tôn Nhạc thở dài thườn thượt: “Tớ bắt đầu đến trường phủ học từ năm ngoái, giờ đã một năm rưỡi rồi. Trước đó còn học gia sư bảy năm, tổng cộng là tám năm. Năm nay cậu chưa đến mười bốn, còn tớ thì đã mười lăm. Cậu cũng biết đấy, anh họ tớ đỗ tú tài đúng năm mười lăm tuổi.”
Đường Thận an ủi: “Không so sánh thì sẽ không tổn thương, tớ hiểu.”
Tôn Nhạc trợn mắt: “Cậu mà đòi hiểu? Cậu hiểu cái con khỉ ý! Đường Thận ơi là Đường Thận, tớ cứ tưởng chúng mình cùng hội cùng thuyền, cùng tiến cùng lùi. Ai ngờ, chưa chi cậu đã sắp sửa đỗ tú tài đến nơi!”
“Ơ hay, đã thi thố gì đâu?”
Tôn Nhạc: “Cậu đỗ là cái chắc rồi còn gì! Ôi, sao ông trời nỡ đày đọa tớ làm bạn đèn sách của cậu cơ chứ? Trượt thì thôi, cậu mà đỗ, mẹ tớ sẽ cằn nhằn chết tớ mất! Đi học thì lâu hơn cậu mà thành tích thì kém xa! Đường đại ca ơi, Đường ca của đệ, huynh có thể thương tình mà tha cho tiểu đệ lần này không?”
Đường Thận tưng tửng: “Từ nhỏ đến lớn, lũ nít con bị anh Đường của chú làm cho tức nổ đom đóm mắt không chỉ có mình chú đâu, ráng mà học cho giỏi đi, chú béo.”
“Hả?”
“Không có gì. Ăn bánh bao nữa không?”
“Ăn!”
Đường Thận quả thực không có nhiều lựa chọn cho kì thi huyện lần này.
Năm ngày trước khi thi huyện, học viện Tử Dương cho nghỉ để các học sinh về nhà tự ôn luyện. Học sinh ở trường phủ chủ yếu là những người đã có công danh, đỗ tú tài, nhưng cũng có những người như Đường Thận, Tôn Nhạc, chưa tham gia kì thi huyện lần nào.
Đường Thận vốn định làm ổ ở nhà ôn bài, đọc hết lại sách vở trong năm ngày, ôn cố tri tân1. Ai ngờ sáng sớm ngày đầu tiên, một cỗ xe ngựa đã đỗ xịch trước nhà cậu.
[1] Ôn lại những cái cũ mà ngộ ra điều mới mẻ
Đường Thận ra cửa đón khách thì gặp ngay Lương Tụng vừa xuống xe. Ông bảo: “Ngu Chi bận đi Kim Lăng rồi, lâu nay ta vẫn muốn thăm huyện Sa Châu một chuyến, con đi cùng ta nhé?”
Đường Thận ngớ người: “Tiên sinh, năm ngày nữa tiểu tử phải thi huyện mà.”
Lương Tụng: “Con không thi nổi à?”
“Không phải ạ.”
“Thế thì sao?”
“…”
Nhưng con phải đỗ trong mười hạng đầu thầy ơi!
Đường Thận không có cách nào nói ra câu đấy cả, Lương Tụng nhìn bộ dạng muốn nói lắm mà phải cố nhịn của cậu, cảm thấy thằng bé này vẫn còn trẻ dại, non nớt quá chừng. Lương Tụng cười: “Đi thôi. Thi huyện mà còn không nổi thì từ nay về sau khỏi phải xưng là đệ tử của thầy nhé.”
Đường Thận vâng lời, thu thập hành trang theo Lương Tụng rời phủ.
Xe ngựa ra khỏi phủ Cô Tô, đi về hướng Bắc. Thời tiết đã ấm hơn, nhưng vẫn còn se lạnh. Bên trong xe ngựa có một lò sưởi cầm tay rất tinh xảo, Đường Thận vẫn nhớ đấy là chiếc lò sưởi mà tháng trước, lúc cậu ra cổng thành đón tiên sinh, tiên sinh đã đưa cho cậu sưởi tay.
Thầy trò hai người ngồi trong xe cũng không tán gẫu, mỗi người cầm một quyển sách tự đọc. Thỉnh thoảng Lương Tụng sẽ đặt câu hỏi để Đường Thận trả lời. Đường Thận đáp xong, ông sẽ chỉ ra những chỗ thiếu sót.
Chạng vạng, hai thầy trò tới huyện Sa Châu.
Huyện Sa Châu nằm ở tận cùng biên giới phía bắc của phủ Cô Tô. Phủ Cô Tô chỉ tuyết ba ngày đã ngưng, huyện Sa Châu hẵng còn mênh mông trắng xóa. Đồng ruộng bát ngát phủ kín một sắc trắng tinh khôi, dõi mắt trông chỉ thấy tuyết trải dài tít tắp đến tận chân trời, xa xa lú nhú vài thôn xóm điểm tô cho khung cảnh. Người xà ích đánh xe tiến vào một nông trang ở khu vực dân cư đó.
Xe ngựa dừng trước một căn nhà nhỏ, hai thầy trò chưa xuống xe, chủ nhà đã mở cửa tiếp đón.
Chủ nhà này là một ông lão tóc hoa râm, lưng còng. Ông cụ chống gậy đi tới xe, khom người vái chào Lương Tụng: “Lương đại nho.”
Lương Tụng xuống xe, đáp lễ: “Triệu cử nhân.”
Đường Thận sững người, cậu không ngờ ông cụ mặt mũi nhăn nhúm, gia cảnh bần hàn này lại là một cử nhân.
Triệu cử nhân mời hai thầy trò vào làm khách, dành riêng một buồng cho cả hai.
Lương Tụng: “Thầy tới mượn ông này hai cuốn sách, tiện thể thị sát tình hình huyện Sa Châu. Ngày mốt thầy trò mình về. Vi sư mắt kém, đọc viết chậm chạp, Ngu Chi lại đi vắng, con thay nó sao chép hai cuốn sách để thầy mang về nhé.”
Đường Thận cười tủm tỉm: “Vâng.”
Té ra là dắt cậu theo làm lao công!
Triệu cử nhân đưa cho Đường Thận hai cuốn sách ghi chép về phong tục và dân cư ở huyện Sa Châu. Đường Thận cẩn thận chép lại bằng bút pháp trâm hoa. Cậu viết chậm, nhất là kiểu chữ nhỏ thế này thì khá gượng tay, thành thử mới chép được vài tờ đã thấy mỏi. Đường Thận nắn nắn tay cho đỡ cứng rồi lại tiếp tục chép.
Lương Bác Văn là đại Nho đương thời nhưng lại thích vô vàn kiểu sách khác nhau.
Đường Thận từng vào thư phòng của thầy, ở đó phải chứa đến mấy nghìn cuốn sách. Từ thiên văn, địa lý đến thi từ, ca phú, chuyện lạ truyền kì, tạp học Ngo gia, cái gì cần có thì đều có cả. Lương Bác Văn trước giờ không câu nệ thể loại sách, thế nên ông học rộng hiểu nhiều, bác cổ thông kim.
Đường Thận chép sang cuốn thứ hai thì trời sẩm tối.
“Nét móc của con phải kiềm bớt nội phong3 lại.”
[2] Phong vừa có nghĩa là sắc nhọn vừa có nghĩa là tài năng.
Đường Thận giật mình, suýt tí nữa thì viết sai, tiếc là vẫn dây một vết mực nhỏ lên trang sách. Cậu ngẩng đầu: “Tiên sinh?”
Lương Tụng không biết đã đứng bên cạnh cậu từ khi nào, nương theo ánh nến lẳng lặng quan sát cậu viết.
Đường Thận không thích đọc sách vào ban đêm, không bao giờ chong đèn đọc sách. Đường Hoàng có lần lôi việc này ra chọc ghẹo, chê ông anh thiếu chăm chỉ thế này, không muốn tiến bộ thế nọ. Nhưng Đường Thận hùng hồn biện minh: “Đèn mờ thế này mà bắt đọc sách, em muốn anh trai còn trẻ mà đã cận thị à?”
A Hoàng không hiểu cận thị là gì, nhưng cô bé nhận ra sự cương quyết của Đường Thận.
Ánh nền ấm áp lung linh, Lương Tụng đứng bên cạnh bàn, Đường Thận ngồi chép sách.
Lương Tụng: “Chép tiếp nào.”
“Vâng.”
Đường Thận càng cẩn thận hơn, viết rất tập trung. Viết được phân nửa, Lương Tụng nói: “Cho con tập viết đại tự mỗi ngày quả nhiên là có tác dụng, mội tội chữ con vẫn cứ lộ phong.”
“Nét chữ sắc sảo thì không tốt hả thầy?”
“Để lộ tài hoa nhiều quá tất nhiên là không tốt rồi. Chữ của con thật ra chỉ hơi bén một chút thôi, chẳng những không đáng ngại mà còn rất có khí khái. Bút lực cỡ này mà xem là quá dữ dội thì chẳng hóa, các đại thư gia chữ Hành, chữ Thảo trong thiên hạ toàn người ghê gớm, hống hách không coi ai ra gì ư? Nhưng Đường Thận à, con chớ quên, mình vẫn chỉ là một thư sinh áo vải chưa có thành tựu gì. Khi đi thi, con nhất định phải viết bằng thể Quán Các.”
Lương Tụng cầm tay Đường Thận, nắn nót từng chữ. Phút chốc, những con chữ đen nhánh thanh thoát đã phủ đầy trang giấy.
Tựa như một người cha cầm tay con trai dạy viết, ông kiên nhẫn dặn dò: “Ngay ngắn mượt mà, duyên dáng hoa mỹ. Nét sổ không lộ cách, nét móc không lộ phong3. Từng từ từng chữ phải hết sức chỉn chu. Con mà không viết thể Quán Các thật giỏi, thì dù có là Văn Khúc tái thế cũng không thể được truyền lô4 ở cung vua đâu.
[3] “Cách”: cá tính; “phong: tài năng; [4] xướng danh các thí sinh đỗ kì thi Đình, được tổ chức ở hoàng cung.
Bầu không khí hài hòa và tĩnh lặng đến lạ thường. Hồi lâu, Đường Thận mới cất tiếng: “Tiên sinh, con chưa từng nói mình muốn được truyền lô ở cung điện.”
Lương Tụng cười mắng: “Thằng lỏi này, đấy là ngụ ý thế5, con tưởng cứ thích là được truyền lô ở cung vua à? Khéo thi cử nhân còn hỏng ấy chứ!”
Đường Thận thật thà hỏi: “Chẳng may mà con rớt, tiếng tăm của tiên sinh chắc hỏng bét mất nhỉ? Con sẽ là đệ tử duy nhất của tiên sinh trượt cử nhân ha?”
“Ngài phắn đi!”
“Ơ?”
Đường Thận được Lương Tụng cầm tay luyện viết hai trang giấy, sau đó ông để cậu tự tập viết một trang.
“Được rồi, ngủ thôi con, mai viết tiếp.”
Đường Thận: “Con viết thêm chút nữa đã.”
Lương Tụng: “Đi ngủ đi. Mai phải dậy sớm, thầy trò mình đi thị sát huyện Sa Châu một chuyến.”
Đường Thận đành nghe lời thầy.
Ở nhà Triệu cử nhân nghỉ ngơi một đêm, thầy trò hai người lên xe ngựa đến Hương Sơn ở phía bắc huyện Sa Châu. Xe tới chân núi, hai thầy trò xuống xe, leo lên núi bằng con đường nhỏ. Hương Sơn là gò núi cao nhất huyện Sa Châu, độ cao hơn một trăm thước. Thực vật trong núi có cây thủy tùng, thông đuôi ngựa, cảnh sắc có thể tả là: lấp ló rừng xanh khe suối chảy, văng vẳng tuyết bạc tiếng chim reo.
Đường Thận tuổi nhỏ nhưng khỏe khoắn, dẻo dai, vai đeo bọc hành lí mà leo núi không biết mệt. Lương tiên sinh lớn tuổi, đi tới suối Đào Hoa đã thở phì phò, đành nghỉ chân mà ngâm một khúc “Thính Tùng”. Phóng tầm mắt ra khắp núi, tuyết bạc phủ kín trên những tán tùng xanh, tuyết khá mỏng, dẫm xuống chỉ ngập đến gần mắt cá chân.
Lương Tụng quyết định dừng hành trình: “Vi sư đi không nổi nữa. Đường Thận à, con leo lên đỉnh núi một mình đi.”
Đường Thận sửng sốt: “Tiên sinh?”
“Thầy già rồi, cách đỉnh chỉ còn một quãng nữa thôi, con tự lên nhé.”
Đường Thận vốn không định leo núi, cậu đi theo chỉ để hầu Lương Tụng vãn cảnh. Nay Lương Tụng đã dừng chân, cậu còn mò lên đỉnh núi làm gì. Nhưng Lương Tụng cứ khăng khăng rằng đã tới tận đây, thầy lực bất tòng tâm đã đành, Đường Thận nhất định phải lên đỉnh núi, thử ngắm nhìn phong cảnh đất Ngô5.
[5] Chỉ vùng Giang Nam
Đường Thận đành một mình leo lên chóp núi.
“Lấy đâu ra phong cảnh mà tiên sinh bảo chứ!” Đường Thận dở khóc dở cười.
Kì thực, Hương Sơn chẳng qua chỉ là một ngọn núi bé tẻo teo ở huyện Sa Châu, phủ Cô Tô. Đường Thận kiếp trước đã từng leo lên đỉnh Thái Sơn đứng đầu Ngũ Nhạc, chinh phục cả Hoa Sơn khúc khuỷu cheo leo. So Hương Sơn với hai ông lớn kia, rõ chỉ bằng cái mắt muỗi.
Xuống núi, Lương Tụng hỏi: “Phong cảnh trên núi đẹp không con?”
Đường Thận suy nghĩ một chút mới đáp: “Trên núi cao không khí rất lành, trời trong vạn dặm không gợn mây. Đứng ở đỉnh tuy không thấy phủ Cô Tô, nhưng ngắm rõ được huyện Sa Châu, phong cảnh rất mỹ lệ.”
“Thế đứng trên đỉnh núi con có thấy đẹp bằng trong lòng núi không? Khí trời trên đó tuy trong lành hơn, nhưng cảnh sắc hẳn là kém phần sống động nhỉ?
Đường Thận đang định đáp, chợt giật mình, cậu ngước nhìn Lương Tụng không chớp mắt.
“Tiên sinh… dẫn tiểu tử đi đến đây, không phải để thư giãn đầu óc ạ?”
Lương Tụng hỏi ngược lại: “Ta có nói là để thư giãn đầu óc lúc nào à?”
Đường Thận mỉm cười, nói: “Ra vậy! Tiên sinh để tiểu tử chép sách để kiểm tra trình độ thư pháp của con, xem con viết chữ Quán Các thế nào. Song học trò vẫn chưa hiểu vì sao tiên sinh dẫn con đi leo núi.”
Lương Tụng: “Mấy hôm tới thi huyện, con có lo không?”
“Chẳng dám dối thầy, con không lo lắm.”
“Con ấy, tự tin nhưng cũng thành thật. Đường Thận này, con tới Cô Tô đã hơn nửa năm, bái ta làm thầy cỡ bốn tháng rồi. Trong bốn tháng đó, con đã viết hơn hai trăm bài chế nghệ. Thế con có rút ra điều gì tâm đắc không?”
Đường Thận suy nghĩ tỉ mỉ rồi mới hỏi: “Ý tiên sinh là con viết chưa tốt ạ?”
“Không, con viết khá lắm.”
“Tiên sinh?”
“Thế con có biết ưu điểm, khuyết điểm của mình là gì không?’
Đường Thận không biết phải đáp sao.
Lương Tụng: “Khuyết điểm của con là hành văn bình thường, thỉnh thoảng sẽ phạm lỗi nhỏ về bằng trắc. Nhưng ưu điểm là ý văn phóng khoáng, không câu nệ.”
Đường Thận bừng tỉnh đại ngộ.
Bốn tháng vừa qua, Lương Tụng cho cậu viết hơn hai trăm bài văn bát cổ. Ông dạy Đường Thận thế nào là phá đề, thế là nào trung cổ. Văn bát cổ có quy chế nghiêm ngặt, tỉ mỉ cả những cái vụn vặt, trong từng câu văn đôi khi cũng phải cân chỉnh về bằng trắc. Lương Tụng làm thầy cực kì nghiêm khắc, không cho Đường Thận phạm bất cứ sai lầm nào.
Nhưng ông không bao giờ dạy cậu rằng một bài văn bát cổ phải có nội dung như thế nào!
Ông hướng dẫn cậu quy cách làm văn, chỉnh câu chữ cậu viết sao cho tinh tế, nhắc nhở cậu phải chú trọng hình thức và khuôn mẫu khi trình bày văn bát cổ.
Trái lại, ông tuyệt nhiên không uốn nắn bất kì tư tưởng nào của Đường Thận.
“Thận nhi, lần nào con phá đề cũng có kiến giải đặc sắc. Suy nghĩ của con rất khác người, ví dụ như câu ‘anh hoa chính khí khắp trời, khoác hình vật chất khắp nơi vẫy vùng’ thể hiện rõ khí phách ngời ngời! Con có tầm nhìn rộng hơn nhiều người, xa hơn nhiều người, thậm chí còn tự do phóng khoáng hơn cả vi sư. Thế nên, vi sư mong con nhớ, núi trong thiên hạ có hàng vạn ngọn, muôn màu muôn vẻ, đừng mãi giam mình ở một ngọn núi, nghe con? Hãy trèo lên đỉnh núi, phóng tầm mắt mà chiêm ngưỡng cảnh tượng bao la lộng lẫy.”
Đường Thận yên lặng nhìn Lương Tụng, xúc động thốt lên: “Lời răn dạy của tiên sinh, học trò xin ghi lòng tạc dạ.”
Lương Tụng cười: “Ta về thôi.”
Dọc đường, Đường Thận nghĩ suy mãi về những điều Lương Tụng nói, bất giác càng tự tin với kì thi huyện hơn.
Trong suốt bốn tháng, Lương Tụng luôn chỉ ra những thiếu sót trong các bài chế nghệ và thơ thí thiếp của cậu. Nhưng hôm nay rốt cuộc cậu đã hiểu, thầy sở dĩ chỉ phê bình về hình thức mà không phê bình nội dung, là vì muốn cậu cải thiện cách viết để bộc lộ trọn vẹn được tư tưởng của mình.
So với cổ nhân, ưu điểm của Đường Thận rốt cuộc nằm ở đâu? Cậu thắng ở chỗ, tư tưởng và linh hồn của cậu có chất tự do mà thời đại này không có! Cậu không bị kìm kẹp bởi những khuôn mẫu cũ, bởi đôi mắt cậu đã từng chứng kiến tương lai mà con người thời này chưa hề trông thấy. Đây là ưu thế lớn nhất của cậu, cũng có thể là một trong những lí do khiến Lương Tụng thu nhận cậu làm đồ đệ.
Đương mải mê suy nghĩ về kì thi huyện, chợt Đường Thận nghĩ tới một điều.
“Tiên sinh, thực ra hôm nay thầy không muốn lên Hương Sơn đúng không ạ?”
Lương Tụng sửng sốt, hỏi: “Sao con nghĩ thế?”
Đường Thận: “Tiên sinh chỉ muốn con một mình trèo lên đỉnh núi ngắm cảnh thôi phải không?”
Lương Tụng: “Ha ha, thằng nhóc này, con nghĩ nhiều quá. Vi sư già rồi, quả thực leo không nổi. Núi cao ta trông, đường rộng ta đi, tuy đích chưa đến, nhưng lòng hướng về6!”
Thầy và trò lại về nhà Triệu cử nhân tá túc một đêm, Đường Thận chép hết sách, đến một ngày trước kì thi huyện, hai người mới về phủ Cô Tô.
(Bản edit phi lợi nhuận chỉ được up tại makyo0117.wordpress.com. Hãy mua chương trên Tấn Giang nếu bạn có thể)
Hôm kì thi diễn ra, từ khi mặt trời chưa ló rạng, hàng đàn học sinh đã tề tựu ngoài các trường thi ở năm huyện trực thuộc phủ Cô Tô.
Trên vòm trời chi chít ánh sao, hai bên cổng trường thi có sai nha phủ Cô Tô canh gác, huyện lệnh sở tại cũng đến tận nơi. Cô Tô có Phủ doãn Lương Bác Văn, song vì huyện Ngô gần kề cũng tổ chức thi cùng thời điểm nên kì thi ở Cô Tô được gộp vào với kì thi huyện. Huyện lệnh huyện Ngô Cổ Lượng Sinh mặc quan bào, đội mũ ô sa, cầm hốt bạch ngọc, có mặt ở trường thi từ sớm.
Chỗ ngồi của Cổ Lượng Sinh được đặt ở giữa cổng chính trường thi. Lúc này, cổng chính và hai cổng phụ mới được mở ra. Trước cổng chính kê một bộ bàn ghế cho Cổ Lượng Sinh ngồi. Hai bên cổng phụ có sai nha đứng gác.
Đến giờ, Cổ Lượng Sinh cất cao giọng hô: “Thí sinh vào trường.”
Huyện thừa vâng lệnh, tiến lên một bước, đọc to tên thí sinh. Cứ năm thí sinh một lượt gọi, các thí sinh này hô đáp rồi ra xếp thành hàng, kiểm tra và xác nhận những người khác là người mình biết. Huyện thừa lại hô lên: “Ai là người bảo lãnh?” Lúc này có một tú tài, người đã có công danh, đọc to tên mình rồi chứng nhận từng người kia tên là gì, quê quán ở huyện nào.
Đây được gọi là là thể chế bảo lãnh năm người của khoa cử thời cổ đại.
Trước khi kì thi diễn ra, mọi người phải gộp thành một nhóm năm thí sinh, bảo lãnh lẫn cho nhau. Năm người này phải tìm thêm một tú tài nữa, nhờ tú tài này bảo lãnh cho cả nhóm, bao gồm: xác nhận thí sinh đúng với danh tính đã đăng kí, xuất thân minh bạch, ông cha ba đời không có tội nhân. Nếu một trong năm người này hoặc tú tài bảo lãnh gian dối, cả năm người sẽ bị hủy tư cách thi, xóa mọi công danh và bị tống giam để điều tra.
Tiếng huyện thừa sang sảng: “Tôn Nhạc, Lý Tiến,… Đường Thận!”
Đường Thận tiến lên, cậu và bốn người còn lại, bao gồm Tôn Nhạc, xác nhận chéo cho nhau. Tú tài bảo lãnh cho bọn họ cũng lên làm chứng, cả nhóm qua vòng kiểm tra.
Huyện thừa kiểm tra các nhóm thí sinh và người bảo lãnh xong thì đến lượt quan chủ bạ huyện Ngô làm nhiệm vụ. Ông này phụ trách gọi tên hai thí sinh một lượt, để họ đi vào trường thi từ hai bên cổng phụ.
Phủ Cô Tô là nơi giàu có, đông đúc, cũng là tâm điểm các kì khoa cử nên nhân tài, học sinh vô cùng đông đảo. Mỗi thí sinh xách một hộp sách quai dài đi đến trước cổng phụ, để sai nha kiểm tra diện mạo. Sai nha đối chiếu đúng với mô tả mới cho phép thí sinh vào trường thi.
“Đường Thận, phủ Cô Tô!”
Đường Thận đi đến cổng phụ bên trái, một sai nha mở hộp sách của cậu ra, kiểm tra kĩ bên trong không có gì bất thường. Sai nha lại mở sổ mô tả ngoại hình, đối chiếu với gương mặt của cậu.
Trên sổ mô tả ngoại hình viết: Đường Thận, cao, hơi gầy, không có râu, không có nốt ruồi, trắng trẻo sáng sủa.
“Qua!”
Kiểm tra xong, Đường Thận cắp hộp sách đi vào trường thi.
Sau khi tất cả các thí sinh nhập trường và tập kết ở khu đất trống phía trước sân thi, huyện lệnh huyện Ngô Cổ Lượng Sinh mới đi vào và ra lệnh đóng cổng. Ba cánh cổng trường lập tức được đóng lại. Chờ Cổ Lượng Sinh rà soát xong xuôi, các thí sinh lần lượt theo số thứ tự của mình vào ngồi thi.
Trường thi có tổng cộng một trăm hai mươi chỗ ngồi, xếp thành mười hàng và mười hai dãy, tương ứng với Thiên Can và Địa Chi. Đường Thận ngồi ở vị trí Đinh Mùi, tức hàng bốn, dãy tám.
Trường thi năm nay khác nhiều so với lúc Lương Tụng dẫn Đường Thận đến xem năm ngoái. Trong trường thi, ngoại trừ một trăm hai mươi bàn cho thí sinh ngồi thì còn có mái che để phòng mưa nắng làm hỏng quyển. Song, dù nha môn chuẩn bị tốt đến mấy, khi một trăm hai mươi con người lấp kín khảo bằng7 rồi thì không khí vẫn khá bí bách và ngột ngạt vì mùi người.
[7] Khảo bằng – một cách gọi của trường thi đồng sinh.Bằng là cái lán.
Đường Thận thở dài, được thế này là tốt lắm rồi.
Phủ Cô Tô là trọng điểm thi cử nên kì thi này được quan phủ chú trọng vô cùng. Họ không chỉ cung cấp cho thí sinh hơn một trăm bộ bàn ghế mà còn dựng cả mái nhà để che nắng che mưa. Nếu đổi sang một điểm thi hẻo lánh khác thì đừng mơ đến mái nhà, ngay cả bàn thi thí sinh cũng phải tự chuẩn bị trước mà bê vào trường thi. Có thí sinh gia cảnh túng quẫn quá không có nổi cái bàn, phải đến quán cơm, quán trà mượn bàn của người ta để đi thi.
Sau khi các thí sinh vào hết vị trí, sai nha bắt đầu phát quyển thi và giấy thi.
Một tiếng thanh la trong trẻo vang lên báo hiệu, Đường Thận mở quyển, đọc đề mục.
Đề mục số một: “Quốc gia tương hưng tất hữu trinh tường.”
Đường Thận quá đỗi ngạc nhiên.
Sao đề đơn giản thế nhỉ?
Kì thi huyện là vòng kiểm tra ở mức địa phương trong khoa cử toàn quốc. Trong kì thi này, huyện lệnh là người duy nhất được quyền ra đề thi. Nhiều huyện lệnh thích nhân cơ hội này khoe mẽ mình bác học ra sao, bèn đặt những đề thi rất quái dị, tỷ như đề chắp-nối đã từng được đề cập đến. Đường Thận suy nghĩ giây lát thì cũng hiểu lí do vì sao đề không lắt léo. Huyện lệnh huyện Ngô Cổ Lượng Sinh là một viên quan tuổi vừa hai sáu, mới nhậm chức ở huyện Ngô năm ngoái. Ở Cô Tô anh này chưa có căn cơ mấy, cũng không phải dạng huyện lệnh già cả lạc hậu, tất nhiên không có lí do gì để mà đánh đố thí sinh.
Câu “Quốc gia tương hưng tất hữu trinh tường.” xuất xứ từ sách Trung Dung, chương hai mươi tư. Đầy đủ cả câu là “Quốc gia tương hưng, tất hữu trinh tường; quốc gia tương vong, tất hữu yêu nghiệt.” Ý là khi nước nhà sắp đến lúc phồn vinh thì sẽ có điềm may xuất hiện, còn khi nước nhà sắp tới hồi suy bại thì sẽ có yêu ma tác oai tác quái.
Cách ra đề không cắc cớ, ý tứ rất rõ ràng.
Với đề bài đơn giản như thế này, thí sinh khó mà lạc đề, song, để bài thi của mình vượt trội hơn so với chúng bạn thì đúng là một thách thức.
Thầy đã từng nói, ưu điểm lớn nhất của cậu là có tầm nhìn xa trông rộng và tư duy khai phóng khác hẳn người nơi đây.
Suy ngẫm hồi lâu, Đường Thận mở mắt, viết câu đầu tiên lên giấy nháp.
“Thái bình thịnh vượng của con người thường ứng với khi trời yên ả. Trời và người tác động qua lại, liên hệ mật thiết với nhau. Nhưng nếu vì thế mà cho rằng sự hưng suy đều ở trời, để rồi bỏ qua điềm báo từ chính những biến động giữa con người, ta đây không đời nào tin8!”
Viết xong, Đường Thận đọc kĩ lại câu mở bài. Cậu phá đề như thế này là rất mạo hiểm, sai một câu là đi đứt cả bài. Song, cậu thực sự rất tâm đắc câu: Ta đây không đời nào tin!
Phá đề xong, ý văn trong lòng đã sẵn, Đường Thận hạ bút như thần, thoắt cái đã viết xong phần nhập thủ, rồi lần lượt tới khởi cổ, trung cổ, hậu cổ, thúc cổ, văn chương tuôn trào lai láng.
Viết xong cậu tỉ mỉ kiểm tra bài cho chắc, thấy không sai chữ nào rồi mới chép vào giấy thi. Lúc viết nháp thì viết ngoáy được, còn đã vào bài thi chính thức thì không được phép có một vết nhơ. Lỗi gạch xóa ở thời hiện đại giỏi lắm là bị trừ điểm trình bày, nhưng ở thời này thì nó có thể khiến một bài văn ưu tú bị đánh trượt ngay lập tức.
Chép nguyên bài văn lại bằng thể chữ Quán Các xong, Đường Thận đã mướt mồ hôi.
Cậu đọc tiếp đề mục số hai. Đề mục hai cũng chẳng khó, cho câu “Quân thú ư Ngô” trong sách Luận Ngữ, chương Thuật Nhi. Nguyên văn là “Ngô văn quân tử bất đảng, quân tử diệc đảng hồ? Quân thú ư Ngô vi đồng tính, vị chi Ngô Mạnh Tử. Quân nhi tri lễ, thục bất tri lễ?”
Đây là đoạn quan tư bại nước Trần phê bình Khổng Tử.
Chuyện kể rằng, quan tư bại nước Trần hỏi Khổng Tử, Lỗ Chiêu Công có phải là người biết lễ tiết không. Khổng Tử đáp “Phải”. Khi Khổng Tử đi rồi, ông quan ấy mới nói với Vu Mã Kỳ rằng, tôi nghe nói người quân tử (Khổng Tử) không a dua, cớ sao nay quân tử cũng a dua vậy? Lỗ Chiêu Công cưới người nước Ngô, người đàn bà này cùng họ Cơ với ông, song ông ta bắt người đó đổi tên thành Ngô Mạnh Tử. Lỗ Chiêu Công như thế mà coi là hiểu lễ tiết ư?9
Với đề này, Đường Thận không mạo hiểm nữa, tư duy trong khuôn khổ, lấy câu “Vua Lỗ cưới người cùng họ là phạm vào điều cấm kị, hoàn toàn không biết thế nào là lễ” để phá đề, nhanh chóng viết xong một bài chế nghệ đúng quy chuẩn.
Viết xong bài văn bát cổ thứ hai thì vừa hay đến trưa, có thí sinh bắt đầu lấy lương khô ra ăn.
Đường Thận chỉn chu chép lại bài văn trên giấy nháp vào giấy thi. Cậu cố gắng tranh thủ khi còn sung sức, không khí trường thi vẫn còn ổn định để giải càng nhiều đề càng tốt. Bằng không nhỡ có thí sinh xảy ra sự cố, rất dễ làm không kịp bài.
Chép xong đề thứ hai, Đường Thận lấy bánh khô trong hộp sách thi ra ăn. Cậu mới ăn được nửa cái bánh, một mùi thối hoăng hắc đã xộc lên tận mũi.
Đường Thận: “…”
Tên khốn nào đánh rắm thối inh trời thế này!!!
Mất hết cả khẩu vị, Đường Thận đành mở đề thơ thí thiếp ra xem.
Thời trước, bài thi viết thơ chỉ yêu cầu thí sinh viết một bài thơ ngũ ngôn lục vận dựa trên đề mục. Đến triều đại này, tiên đế tuy giữ lối cũ, nhưng nhấn mạnh vào tư duy văn bát cổ. Nói đơn giản là trong phần thi này, anh có thể chỉ viết thơ, nội dung tự anh chọn. Nhưng nếu anh muốn đạt thứ hạng cao, bài thơ của anh bắt buộc phải lập luận theo cấu trúc tám đoạn.
Cả hai phần thi chế nghệ và thơ thí thiếp đều xếp hạng thí sinh theo thứ tự Giáp, Ất, Bính, Đinh từ cao xuống thấp. Bài thi viết thơ phải viết theo lối bát cổ thì mới mong đạt hạng Giáp, bằng không có là thi tiên tái thế cũng chỉ đến hạng Ất là hết cỡ.
Cổ Lượng Sinh ra đề thơ thí thiếp là “Kì Kí trường minh.”
Kì Kí10 chính là tên gọi khác của Thiên lý mã.
[10] Ghép từ tên 2 loại ngựa có thể đi ngàn dặm là Kì và Kí
Đường Thận lập tức liên tưởng ngay đến bài văn cổ ‘Mã thuyết’! Áng văn tuyệt trần ‘Mã thuyết’ do Hàn Dũ sáng tác hoàn toàn không tồn tại ở thời đại này!
“Trên đời có Bá Lạc trước rồi mới có thiên lý mã. Thiên lý mã có nhiều, nhưng người như Bá Lạc thì hiếm.
Có đúng là trong thiên hạ không có Thiên lí mã chăng? Đó chỉ là không nhận biết được Thiên lí mã mà thôi11.”
Đường Thận đã có sẵn ý tưởng, bèn viết vào nháp: “Kỳ Ký mừng tri kỷ, tiếng hí vang lạ thường12…”
Viết xong bài, cậu tính toán lại số câu chữ và thanh bằng trắc, sửa lại đôi chỗ, rồi chép thơ vào bài thi.
Làm xong hết mọi việc, Đường Thận ngẩng lên đã thấy mặt trời ngả về Tây. Lúc này, thời gian tối thiểu để nộp quyển đã qua. Có sáu thí sinh đã đứng dậy nộp quyển từ sớm rồi ra ngồi ở khu vực đợi. Khi đủ mười người thì cổng trường thi sẽ mở, mười người nộp bài sớm này rất được coi trọng, gọi là “Nhóm dẫn đầu”. Khi họ ra khỏi sân thi sẽ có pháo nổ và chiêng trống tấu lên để tung hô.
Đường Thận kiểm tra kĩ quyển của mình thêm lượt nữa, chắc chắn không còn lỗi sai nào, mới đem nộp lên cho Cổ Lượng Sinh.
Cổ Lượng Sinh liếc Đường Thận một cái, nhận bài rồi đặt lên án thư. Đoạn, anh ta liếc mắt soi thử quyển bài của Đường Thận. Bài đầu tiên đập vào mắt chính là bài thơ thí thiếp “Phú đắc Kỳ Kí trường minh.” Cổ Lượng Sinh liếc đến đâu mắt sáng ngời đến đấy, gật gù liên tục. Sau đó, anh ta liếc sang bài văn bát cổ thứ nhì, “Quân thú ư Ngô”, vẫn ra chiều vẫn tán thưởng như trước.
Thế nhưng khi đọc bài thứ nhất “Quốc gia tương hưng tất hữu trinh tường,” Cổ Lượng Sinh bỗng giật nảy. Anh ta đơ ra như bị sét đánh, đặt hẳn bài thi trước mặt, nghiêm túc đọc bài văn chế nghệ này.
Tất cả hành động của anh ta đều lọt vào mắt các thí sinh đã nộp bài khiến ai nấy sửng sốt, đoán già đoán non xem Cổ huyện lệnh phản ứng như vậy là vì bài thi đó xuất chúng quá hay là dở kinh người. Trong nhóm bảy người nộp bài sớm, chỉ có mình Đường Thận là chẳng thèm để mắt tới hành động của Cổ Lượng Sinh, bởi…
Cậu sắp ngất vì “ung thư” mũi rồi!
Đường Thận nằm bò lên bàn, quấn ống tay áo bịt mũi bịt miệng, đầu váng mắt hoa, chỉ trực lịm đi.
Thối đến mức này không phải do mùi rắm, mà tại hai thí sinh bên trái và bên phải cậu vừa cùng nhau…”xả thải”, còn “xả” thẳng vào hai cái hũ mang theo.
Kể cả hũ có nắp đậy thì ngồi sát sàn sạt với nhau thế này, làm sao mà không hôi rình lên cho được.
Đường Thận ngất ngây trong làn hương “nồng nàn”. Gương mặt “trắng trẻo sáng sủa” đen sạm như đít nồi. Cậu ra sức khấn cho ba người nữa nộp bài quách đi rồi tất cả cùng rút khỏi trường thi cho lành!
Phải sau một khắc nữa, chắc là chịu hết nổi hơi thối kinh khủng trong trường thi, có thêm ba người lục tục lên nộp quyển. Huyện thừa xướng tên mười người, chuẩn bị dẫn họ rời khỏi trường thi. Đến lúc ông ta đọc “Đường Thận phủ Cô Tô”, Cổ Lượng Sinh đột nhiên hỏi: “Ai là Đường Thận?”
Đang khốn khổ bịt mũi, chợt nghe thấy tên mình, Đường Thận giật thót một cái. Phát hiện ra người gọi là Cổ Lượng Sinh, cậu liền bỏ thõng tay áo, đoan chính vái chào anh ta: “Tâu đại nhân, học trò chính là Đường Thận phủ Cô Tô ạ.”
Cổ Lượng Sinh nhìn Đường Thận, thấy cậu chỉ là một chàng thiếu niên thì quá đỗi ngạc nhiên. Anh ta ngẩn người một lát rồi bảo: “Ừ, cho ngươi lui.”
Đường Thận không hiểu mô tê gì, nối đuôi các thí sinh khác ra khỏi trường thi.
Vừa ra ngoài, Đường Hoàng và Diêu Tam đã ùa ra đón. Thấy người nhà, Đường Thận không trụ nổi nữa, ngã lăn quay cu đơ, may mà có Diêu Tam đỡ lấy. Cổ áo cậu ám mùi thum thủm, mãi mà không bay hơi. Cả ngày nay Đường Thận chỉ ăn đúng một miếng bánh, không uống lấy một ngụm nước, toàn tâm toàn sức viết hai bài văn bát cổ chế nghệ và một bài thơ thí thiếp bát cổ.
Vẫn nghe người xưa đi thi như đi vào cửa quỷ, giờ Đường Thận rốt cuộc đã thấm thía.
Diêu Tam lay cậu: “Tiểu đông gia, cậu không sao chứ?”
Đường Thận thoi thóp: “Không, không sao đâu… Diêu Tam, để tôi về ngủ một giấc, bao giờ công bố kết quả thi huyện, anh hẵng báo cho tôi là tôi có lọt vào mười hạng đầu không nhé.”
Diêu Tam giật mình: “Tiểu đông gia nói gì thế, đây mới là buổi thi thứ nhất của kì thi huyện thôi mà, cậu còn phải thi bốn buổi nữa cơ!”
Đường Thận như xác chết bật dậy, hốt hoảng: “Còn bốn buổi nữa á?!”
“Vâng.”
Chân giãy giãy, mắt sập xuống, Đường Thận bất tỉnh nhân sự.
Diêu Tam nói không sai, ở phủ Cô Tô, người không đọc sách cũng biết mỗi khoa thi không phải cứ một ngày là xong, thường phải thi năm ngày liền, rồi bảy ngày sau sẽ yết bảng. Tuy ngày thi đầu tiên là quan trọng nhất vì nó mang tính quyết định với thứ hạng thành tích, nhưng nếu thiếu bốn phần thi sau thì thành tích cũng bị hủy mà thôi.
Về cơ bản chỉ cần ngày đầu thi tốt, bốn ngày sau không phạm điều cấm kị nào thì thứ hạng coi như xác định.
Sau ngày thi thứ nhất của kì thi huyện phủ Cô Tô, Đường Thận được Diêu Tam rước ngay tới tiệm thuốc Bắc gần đó. Đường Hoàng sốt sắng nhờ đại phu xem bệnh cho anh trai. Trong lúc Đường Thận hẵng còn mê man, Cổ Lượng Sinh và huyện thừa đã tập hợp bài thi mang về phủ nha. Trong phủ nha, các đề học và học chính13 của phủ Cô Tô và huyện Ngô đã tề tựu đông đủ để chờ chấm bài thi.
[13] các chức quan coi việc thi cử, học hành ở địa phương.
Ba đợt thi đồng sinh đều là kì thi nhỏ, không cần rọc phách. Cổ Lượng Sinh vừa vào phòng thi liền cẩn thận đặt một bài thi lên án thư, hỏi: “Các vị đồng liêu, quyển này đáng xếp hạng thủ khoa kì thi năm nay, chư vị có phản đối không?”
Anh vừa nói dứt lời, mọi người đều ồ lên, các học chính ai nấy đều đứng cả lên muốn nhòm thử một cái.
“Thái bình thịnh vượng của con người thường ứng với khi trời yên ả. Trời và người tác động qua lại, liên hệ mật thiết với nhau. Nhưng nếu vì thế mà cho rằng sự hưng suy đều ở trời, để rồi bỏ qua điềm báo từ chính những biến động giữa con người, ta đây không đời nào tin!
Xưa, sách Trung Dung bàn đến khả năng tiên đoán khi đạt cảnh giới tối cao của sự thành tâm, đã viết quốc gia đến hồi hưng thịnh, tất sẽ nảy sinh điềm lành…”
Các học chính đọc xong bài chế nghệ đầu tiên, ngây người, mãi không ai nói được câu nào.
“Ta đây không đời nào tin?”
“Khá khen cho câu ‘ta đây không đời nào tin’! Cách tiếp cận mới mẻ độc đáo, văn phong mạnh mẽ sắc sảo, có khí thế như mài gươm ra trận!”
Một học chính khác nói: “‘Ta đây không đời nào tin’ à, thí sinh này…tên Đường Thận đúng không, cái cậu Đường Thận này rõ là đao to búa lớn, ngạo mạn quá thể!” Ông ta lại đọc tiếp: “Bài ‘Quân thú ư Ngô’ thực ra viết khá quy củ, không có lỗi gì, ít nhất phải xếp hạng Ất. Bài ‘Phú đắc Kì Kí trường minh’14 cuối cùng này, tuy có ý bát cổ chế nghệ, nhưng ý thì tốt mà hình thức thì chưa tới. Mọi người đọc hai câu này…”
[14] Tức “Bài phú dựa trên đề Kì Kí trường minh”. “Phú đắc” là lối ra đề lấy một câu trong kinh sử, thi ca cổ nhân làm đề.
Các giám khảo cùng nhìn vào chỗ ngón tay ông ta chỉ.
Một học chính nói: “Hai câu này sai bằng trắc rồi.”
Cổ Lượng Sinh nói: “Thế hả, ta không để ý đấy.”
Cổ Lượng Sinh không ngờ một kì tài như Đường Thận lại mắc sai lầm vớ vẩn thế. Anh ta nào biết, chuyện này không trách Đường Thận được, bởi ở thời hiện đại hai câu này vốn không hề sai về bằng trắc. Tiếc rằng, chữ nghĩa thời cổ và thời hiện đại có cơ man điểm khác biệt, Đường Thận dẫu tỉ mỉ đến mấy, đến lúc thối váng đầu thì kiểu gì cũng nhầm lẫn thôi.
Một học chính khác bênh vực: “Thực ra cũng không sai lắm. Chữ này có nhiều cách phát âm, trong sách Sơn Hải Kinh cũng có âm ‘hương’ này.”
“Sơn Hải Kinh là sách về quỷ núi yêu rừng nên mới dùng âm ‘hương’ ấy. Tôi xem văn chương thí sinh này thấy bài đầu tiên khí thế gay gắt, câu từ quá bén nhọn, bài thứ hai thì không có gì để chê, tuyệt tác! Thơ thí thiếp có ý bát cổ đấy, nhưng thiếu cái thần của bát cổ, cộng thêm một lỗi nho nhỏ. Nếu chọn bài cậu này làm thủ khoa thì chẳng thà các vị xem thử bài thi này.”
Mọi người lại ngó sang.
Học chính kia giới thiệu: “Thí sinh này làm hai phần chế nghệ rất bài bản, lập luận đúng đắn. Phần thơ thí thiếp thứ ba thì tuyệt diệu! ‘Ngựa hay thì có đấy, người hiểu ngựa hiếm thay… Ai tường nòi giăng sáng, chớ hỏi chặng mây bay. Nay vĩnh biệt xe muối, ruổi ngàn dặm theo người15‘. Hình ảnh đẹp, ý tứ hay, quả là áng thơ xuất sắc!”
Cổ Lượng Sinh đọc bài của thí sinh kia, gật gù: “Không sai, bài thơ thí thiếp này xứng đáng xếp đầu buổi thi hôm nay.”
Trong một buổi tối, các giám khảo đã đọc hết các bài thi trong ngày.
Cổ Lượng Sinh day mắt, nói: “Chư vị đồng liêu, buổi thi hôm nay, hạng nhất của mỗi phần thi thuộc về ai, hẳn là mọi người đều có kết luận của riêng mình. Theo ý bản quan, hạng Giáp của bài chế nghệ số hai – ‘Quân thú ư Ngô’ thuộc về Đường Thận, phủ Cô Tô. Bài thơ thí thiếp ‘Phú đắc Kỳ Ký trường minh‘, hạng Giáp thuộc về Dương Tri Phàm, huyện Ngô. Về bài chế nghệ số một ‘Quốc gia tương hưng, tất hữu trinh tường’, hạng Giáp nên thuộc về Đường Thận phủ Cô Tô!”
Học chính nói: “Thí sinh Đường Thận viết văn tùy tiện quá, xếp hạng như vậy có thỏa đáng không?”
Cổ Lượng Sinh trầm ngâm chốc lát: “Vậy ý ông thế nào?”
Trời tờ mờ sáng, trong phủ nha đèn đuốc vẫn sáng trưng.
Việc này dĩ nhiên chẳng liên quan gì đến Đường Thận cả. Lúc ấy, cậu hẵng còn mơ mơ màng màng cắp hộp sách, được Diêu Tam và Đường Hoàng kéo đến tận cổng trường.
Chàng thiếu niên tuấn tú nhìn cổng trường thi chưa mở, lại ngó nghiêng đoàn thí sinh đông đảo xung quanh.
Đường Thận bỗng dưng muốn khóc thét.
Đường Hoàng lo lắng: “Kì lạ thật, anh ơi, đại phu bảo anh không bệnh tật gì, chỉ bị đói thôi, ăn vào là khỏe. Sao hôm nay anh trông vẫn yếu vậy?”
Đường Thận thều thào: “Em thì biết cái gì. Bóng ma tâm lý còn đau đớn gấp trăm lần vết thương thể xác!”
Đường Thận sẽ mãi mãi bị ám ảnh bởi giây phút đang nuốt miếng bánh nướng khô cong thì thí sinh bàn bên đột nhiên tụt quần, ngồi thụp xuống “thả bom” ngay tại chỗ.
Cả! Đời! Không! Quên!
Diêu Tam cũng nghe kể là thi cử vất vả ra sao, bèn an ủi: “Tiểu đông gia, ráng chịu đựng, chỉ còn bốn buổi nữa là xong rồi!”
Đường Thận: “…”
Anh đúng là chỉ giỏi chọc vào chỗ đau của người ta, bốn buổi! Còn những bốn buổi!
Đường Thận tự dối lòng, động viên bản thân: “Đúng rồi, còn bốn buổi. Chỉ cần lọt vào mười hạng đầu, tôi sẽ chiến thắng!”
Ánh mắt Đường Thận đầy ắp khát khao, tràn trề hi vọng.
Bốn ngày sau, cậu loạng choạng bước ra khỏi trường thi, lần thứ hai quay đơ ra đấy, Diêu Tam lại phải đỡ. Trước khi ngất, Đường Thận còn cố rặn ra một câu: “Đời này, Đường Thận đây nhất định phải phát minh ra bồn cậu tự hoại! Kiếp này, nhất định!!!”
Năm ngay thi huyện kết thúc, Đường Thận nằm thẳng cẳng tròn một ngày một đêm mới hoàn hồn. Cậu về cơ bản vẫn may mắn chán, người ngợm khỏe mạnh, Diêu Tam và Diêu đại nương chuẩn bị cho cũng không thiếu thứ gì. Trong trường thi có thí sinh nhà nghèo, sức yếu, thi được một buổi đã ngã bệnh liệt giường, thế là lỡ cả kì thi huyện.
Đường Thận lại sức rồi thì đến bái phỏng Lương Tụng, thuật lại cho thầy rằng mình thi cử ra làm sao. Song, cậu không kể mình đáp đề thế nào, vì Lương Tụng nói: “Bài thi của thủ khoa và các bài đạt hạng Giáp ở ba phần thi sẽ được công khai cho toàn thể dân chúng.”
Đường Thận: “…”
Được, con nhất định sẽ đạt hạng Giáp, thầy cứ đợi nhé.
Sau đó, Đường Thận dành ra hai ngày để tống khứ trải nghiệm thi cử kinh hoàng ra khỏi đầu. Đến sáng sớm ngày thứ ba thì có mấy vị khách không mời ghé chơi.
Đường phu nhân vừa mới vào trong sân, đã mắng con trai: “Đường Vân, hôm nay con còn dám nói Thận nhi có lỗi với nhà mình không? Con đã biết hối cải chưa? Con giải thích ngay cho đệ ấy đầu đuôi mọi chuyện, rằng tại sao con đổ oan cho đệ ấy và làm loạn nhà người ta lên!”
Tôn Nhạc: “Hừ, còn lâu tớ mới tin cậu chỉ là thiếu gia nhà họ Đường. Trân Bảo Các kiểu gì chả có phần của cậu!”
Tôn Nhạc không ngốc, phủ Cô Tô có hàng đống con nhà giàu, song những đứa vào được học viện Tử Dương đều phải đạt tiêu chuẩn của Dư sơn trưởng, tức là có chân tài thực học. Hôm trước Đường Thận kéo vải đỏ khai trương cùng với Đường phu nhân ngay trước mặt chú béo, làm sao chú ta không đoán ra thân phận của Đường Thận cho được?
Nghĩ chán chê, nhóc béo vẫn chưa nguôi giận: “Cậu phải mời tớ ba bữa cơ!”
Đường Thận: “Cậu còn có tiền đồ không hả?”
Cả hai phá lên cười giòn giã.
Ăn bánh bao xong, hai người bạn nói chuyện về kì thi huyện diễn ra vào năm ngày sau.
Tôn Nhạc hỏi: “Năm ngày nữa là thi huyện rồi đấy, cậu có tự tin không?”
Đường Thận nghĩ thầm: Vấn đề đâu phải tự tin hay không tự tin, vấn đề là nhất định phải đỗ.
“Chắc là ổn thôi,” Đường Thận hỏi ngược lại: “Thế còn cậu?”
Tôn Nhạc thở dài thườn thượt: “Tớ bắt đầu đến trường phủ học từ năm ngoái, giờ đã một năm rưỡi rồi. Trước đó còn học gia sư bảy năm, tổng cộng là tám năm. Năm nay cậu chưa đến mười bốn, còn tớ thì đã mười lăm. Cậu cũng biết đấy, anh họ tớ đỗ tú tài đúng năm mười lăm tuổi.”
Đường Thận an ủi: “Không so sánh thì sẽ không tổn thương, tớ hiểu.”
Tôn Nhạc trợn mắt: “Cậu mà đòi hiểu? Cậu hiểu cái con khỉ ý! Đường Thận ơi là Đường Thận, tớ cứ tưởng chúng mình cùng hội cùng thuyền, cùng tiến cùng lùi. Ai ngờ, chưa chi cậu đã sắp sửa đỗ tú tài đến nơi!”
“Ơ hay, đã thi thố gì đâu?”
Tôn Nhạc: “Cậu đỗ là cái chắc rồi còn gì! Ôi, sao ông trời nỡ đày đọa tớ làm bạn đèn sách của cậu cơ chứ? Trượt thì thôi, cậu mà đỗ, mẹ tớ sẽ cằn nhằn chết tớ mất! Đi học thì lâu hơn cậu mà thành tích thì kém xa! Đường đại ca ơi, Đường ca của đệ, huynh có thể thương tình mà tha cho tiểu đệ lần này không?”
Đường Thận tưng tửng: “Từ nhỏ đến lớn, lũ nít con bị anh Đường của chú làm cho tức nổ đom đóm mắt không chỉ có mình chú đâu, ráng mà học cho giỏi đi, chú béo.”
“Hả?”
“Không có gì. Ăn bánh bao nữa không?”
“Ăn!”
Đường Thận quả thực không có nhiều lựa chọn cho kì thi huyện lần này.
Năm ngày trước khi thi huyện, học viện Tử Dương cho nghỉ để các học sinh về nhà tự ôn luyện. Học sinh ở trường phủ chủ yếu là những người đã có công danh, đỗ tú tài, nhưng cũng có những người như Đường Thận, Tôn Nhạc, chưa tham gia kì thi huyện lần nào.
Đường Thận vốn định làm ổ ở nhà ôn bài, đọc hết lại sách vở trong năm ngày, ôn cố tri tân1. Ai ngờ sáng sớm ngày đầu tiên, một cỗ xe ngựa đã đỗ xịch trước nhà cậu.
[1] Ôn lại những cái cũ mà ngộ ra điều mới mẻ
Đường Thận ra cửa đón khách thì gặp ngay Lương Tụng vừa xuống xe. Ông bảo: “Ngu Chi bận đi Kim Lăng rồi, lâu nay ta vẫn muốn thăm huyện Sa Châu một chuyến, con đi cùng ta nhé?”
Đường Thận ngớ người: “Tiên sinh, năm ngày nữa tiểu tử phải thi huyện mà.”
Lương Tụng: “Con không thi nổi à?”
“Không phải ạ.”
“Thế thì sao?”
“…”
Nhưng con phải đỗ trong mười hạng đầu thầy ơi!
Đường Thận không có cách nào nói ra câu đấy cả, Lương Tụng nhìn bộ dạng muốn nói lắm mà phải cố nhịn của cậu, cảm thấy thằng bé này vẫn còn trẻ dại, non nớt quá chừng. Lương Tụng cười: “Đi thôi. Thi huyện mà còn không nổi thì từ nay về sau khỏi phải xưng là đệ tử của thầy nhé.”
Đường Thận vâng lời, thu thập hành trang theo Lương Tụng rời phủ.
Xe ngựa ra khỏi phủ Cô Tô, đi về hướng Bắc. Thời tiết đã ấm hơn, nhưng vẫn còn se lạnh. Bên trong xe ngựa có một lò sưởi cầm tay rất tinh xảo, Đường Thận vẫn nhớ đấy là chiếc lò sưởi mà tháng trước, lúc cậu ra cổng thành đón tiên sinh, tiên sinh đã đưa cho cậu sưởi tay.
Thầy trò hai người ngồi trong xe cũng không tán gẫu, mỗi người cầm một quyển sách tự đọc. Thỉnh thoảng Lương Tụng sẽ đặt câu hỏi để Đường Thận trả lời. Đường Thận đáp xong, ông sẽ chỉ ra những chỗ thiếu sót.
Chạng vạng, hai thầy trò tới huyện Sa Châu.
Huyện Sa Châu nằm ở tận cùng biên giới phía bắc của phủ Cô Tô. Phủ Cô Tô chỉ tuyết ba ngày đã ngưng, huyện Sa Châu hẵng còn mênh mông trắng xóa. Đồng ruộng bát ngát phủ kín một sắc trắng tinh khôi, dõi mắt trông chỉ thấy tuyết trải dài tít tắp đến tận chân trời, xa xa lú nhú vài thôn xóm điểm tô cho khung cảnh. Người xà ích đánh xe tiến vào một nông trang ở khu vực dân cư đó.
Xe ngựa dừng trước một căn nhà nhỏ, hai thầy trò chưa xuống xe, chủ nhà đã mở cửa tiếp đón.
Chủ nhà này là một ông lão tóc hoa râm, lưng còng. Ông cụ chống gậy đi tới xe, khom người vái chào Lương Tụng: “Lương đại nho.”
Lương Tụng xuống xe, đáp lễ: “Triệu cử nhân.”
Đường Thận sững người, cậu không ngờ ông cụ mặt mũi nhăn nhúm, gia cảnh bần hàn này lại là một cử nhân.
Triệu cử nhân mời hai thầy trò vào làm khách, dành riêng một buồng cho cả hai.
Lương Tụng: “Thầy tới mượn ông này hai cuốn sách, tiện thể thị sát tình hình huyện Sa Châu. Ngày mốt thầy trò mình về. Vi sư mắt kém, đọc viết chậm chạp, Ngu Chi lại đi vắng, con thay nó sao chép hai cuốn sách để thầy mang về nhé.”
Đường Thận cười tủm tỉm: “Vâng.”
Té ra là dắt cậu theo làm lao công!
Triệu cử nhân đưa cho Đường Thận hai cuốn sách ghi chép về phong tục và dân cư ở huyện Sa Châu. Đường Thận cẩn thận chép lại bằng bút pháp trâm hoa. Cậu viết chậm, nhất là kiểu chữ nhỏ thế này thì khá gượng tay, thành thử mới chép được vài tờ đã thấy mỏi. Đường Thận nắn nắn tay cho đỡ cứng rồi lại tiếp tục chép.
Lương Bác Văn là đại Nho đương thời nhưng lại thích vô vàn kiểu sách khác nhau.
Đường Thận từng vào thư phòng của thầy, ở đó phải chứa đến mấy nghìn cuốn sách. Từ thiên văn, địa lý đến thi từ, ca phú, chuyện lạ truyền kì, tạp học Ngo gia, cái gì cần có thì đều có cả. Lương Bác Văn trước giờ không câu nệ thể loại sách, thế nên ông học rộng hiểu nhiều, bác cổ thông kim.
Đường Thận chép sang cuốn thứ hai thì trời sẩm tối.
“Nét móc của con phải kiềm bớt nội phong3 lại.”
[2] Phong vừa có nghĩa là sắc nhọn vừa có nghĩa là tài năng.
Đường Thận giật mình, suýt tí nữa thì viết sai, tiếc là vẫn dây một vết mực nhỏ lên trang sách. Cậu ngẩng đầu: “Tiên sinh?”
Lương Tụng không biết đã đứng bên cạnh cậu từ khi nào, nương theo ánh nến lẳng lặng quan sát cậu viết.
Đường Thận không thích đọc sách vào ban đêm, không bao giờ chong đèn đọc sách. Đường Hoàng có lần lôi việc này ra chọc ghẹo, chê ông anh thiếu chăm chỉ thế này, không muốn tiến bộ thế nọ. Nhưng Đường Thận hùng hồn biện minh: “Đèn mờ thế này mà bắt đọc sách, em muốn anh trai còn trẻ mà đã cận thị à?”
A Hoàng không hiểu cận thị là gì, nhưng cô bé nhận ra sự cương quyết của Đường Thận.
Ánh nền ấm áp lung linh, Lương Tụng đứng bên cạnh bàn, Đường Thận ngồi chép sách.
Lương Tụng: “Chép tiếp nào.”
“Vâng.”
Đường Thận càng cẩn thận hơn, viết rất tập trung. Viết được phân nửa, Lương Tụng nói: “Cho con tập viết đại tự mỗi ngày quả nhiên là có tác dụng, mội tội chữ con vẫn cứ lộ phong.”
“Nét chữ sắc sảo thì không tốt hả thầy?”
“Để lộ tài hoa nhiều quá tất nhiên là không tốt rồi. Chữ của con thật ra chỉ hơi bén một chút thôi, chẳng những không đáng ngại mà còn rất có khí khái. Bút lực cỡ này mà xem là quá dữ dội thì chẳng hóa, các đại thư gia chữ Hành, chữ Thảo trong thiên hạ toàn người ghê gớm, hống hách không coi ai ra gì ư? Nhưng Đường Thận à, con chớ quên, mình vẫn chỉ là một thư sinh áo vải chưa có thành tựu gì. Khi đi thi, con nhất định phải viết bằng thể Quán Các.”
Lương Tụng cầm tay Đường Thận, nắn nót từng chữ. Phút chốc, những con chữ đen nhánh thanh thoát đã phủ đầy trang giấy.
Tựa như một người cha cầm tay con trai dạy viết, ông kiên nhẫn dặn dò: “Ngay ngắn mượt mà, duyên dáng hoa mỹ. Nét sổ không lộ cách, nét móc không lộ phong3. Từng từ từng chữ phải hết sức chỉn chu. Con mà không viết thể Quán Các thật giỏi, thì dù có là Văn Khúc tái thế cũng không thể được truyền lô4 ở cung vua đâu.
[3] “Cách”: cá tính; “phong: tài năng; [4] xướng danh các thí sinh đỗ kì thi Đình, được tổ chức ở hoàng cung.
Bầu không khí hài hòa và tĩnh lặng đến lạ thường. Hồi lâu, Đường Thận mới cất tiếng: “Tiên sinh, con chưa từng nói mình muốn được truyền lô ở cung điện.”
Lương Tụng cười mắng: “Thằng lỏi này, đấy là ngụ ý thế5, con tưởng cứ thích là được truyền lô ở cung vua à? Khéo thi cử nhân còn hỏng ấy chứ!”
Đường Thận thật thà hỏi: “Chẳng may mà con rớt, tiếng tăm của tiên sinh chắc hỏng bét mất nhỉ? Con sẽ là đệ tử duy nhất của tiên sinh trượt cử nhân ha?”
“Ngài phắn đi!”
“Ơ?”
Đường Thận được Lương Tụng cầm tay luyện viết hai trang giấy, sau đó ông để cậu tự tập viết một trang.
“Được rồi, ngủ thôi con, mai viết tiếp.”
Đường Thận: “Con viết thêm chút nữa đã.”
Lương Tụng: “Đi ngủ đi. Mai phải dậy sớm, thầy trò mình đi thị sát huyện Sa Châu một chuyến.”
Đường Thận đành nghe lời thầy.
Ở nhà Triệu cử nhân nghỉ ngơi một đêm, thầy trò hai người lên xe ngựa đến Hương Sơn ở phía bắc huyện Sa Châu. Xe tới chân núi, hai thầy trò xuống xe, leo lên núi bằng con đường nhỏ. Hương Sơn là gò núi cao nhất huyện Sa Châu, độ cao hơn một trăm thước. Thực vật trong núi có cây thủy tùng, thông đuôi ngựa, cảnh sắc có thể tả là: lấp ló rừng xanh khe suối chảy, văng vẳng tuyết bạc tiếng chim reo.
Đường Thận tuổi nhỏ nhưng khỏe khoắn, dẻo dai, vai đeo bọc hành lí mà leo núi không biết mệt. Lương tiên sinh lớn tuổi, đi tới suối Đào Hoa đã thở phì phò, đành nghỉ chân mà ngâm một khúc “Thính Tùng”. Phóng tầm mắt ra khắp núi, tuyết bạc phủ kín trên những tán tùng xanh, tuyết khá mỏng, dẫm xuống chỉ ngập đến gần mắt cá chân.
Lương Tụng quyết định dừng hành trình: “Vi sư đi không nổi nữa. Đường Thận à, con leo lên đỉnh núi một mình đi.”
Đường Thận sửng sốt: “Tiên sinh?”
“Thầy già rồi, cách đỉnh chỉ còn một quãng nữa thôi, con tự lên nhé.”
Đường Thận vốn không định leo núi, cậu đi theo chỉ để hầu Lương Tụng vãn cảnh. Nay Lương Tụng đã dừng chân, cậu còn mò lên đỉnh núi làm gì. Nhưng Lương Tụng cứ khăng khăng rằng đã tới tận đây, thầy lực bất tòng tâm đã đành, Đường Thận nhất định phải lên đỉnh núi, thử ngắm nhìn phong cảnh đất Ngô5.
[5] Chỉ vùng Giang Nam
Đường Thận đành một mình leo lên chóp núi.
“Lấy đâu ra phong cảnh mà tiên sinh bảo chứ!” Đường Thận dở khóc dở cười.
Kì thực, Hương Sơn chẳng qua chỉ là một ngọn núi bé tẻo teo ở huyện Sa Châu, phủ Cô Tô. Đường Thận kiếp trước đã từng leo lên đỉnh Thái Sơn đứng đầu Ngũ Nhạc, chinh phục cả Hoa Sơn khúc khuỷu cheo leo. So Hương Sơn với hai ông lớn kia, rõ chỉ bằng cái mắt muỗi.
Xuống núi, Lương Tụng hỏi: “Phong cảnh trên núi đẹp không con?”
Đường Thận suy nghĩ một chút mới đáp: “Trên núi cao không khí rất lành, trời trong vạn dặm không gợn mây. Đứng ở đỉnh tuy không thấy phủ Cô Tô, nhưng ngắm rõ được huyện Sa Châu, phong cảnh rất mỹ lệ.”
“Thế đứng trên đỉnh núi con có thấy đẹp bằng trong lòng núi không? Khí trời trên đó tuy trong lành hơn, nhưng cảnh sắc hẳn là kém phần sống động nhỉ?
Đường Thận đang định đáp, chợt giật mình, cậu ngước nhìn Lương Tụng không chớp mắt.
“Tiên sinh… dẫn tiểu tử đi đến đây, không phải để thư giãn đầu óc ạ?”
Lương Tụng hỏi ngược lại: “Ta có nói là để thư giãn đầu óc lúc nào à?”
Đường Thận mỉm cười, nói: “Ra vậy! Tiên sinh để tiểu tử chép sách để kiểm tra trình độ thư pháp của con, xem con viết chữ Quán Các thế nào. Song học trò vẫn chưa hiểu vì sao tiên sinh dẫn con đi leo núi.”
Lương Tụng: “Mấy hôm tới thi huyện, con có lo không?”
“Chẳng dám dối thầy, con không lo lắm.”
“Con ấy, tự tin nhưng cũng thành thật. Đường Thận này, con tới Cô Tô đã hơn nửa năm, bái ta làm thầy cỡ bốn tháng rồi. Trong bốn tháng đó, con đã viết hơn hai trăm bài chế nghệ. Thế con có rút ra điều gì tâm đắc không?”
Đường Thận suy nghĩ tỉ mỉ rồi mới hỏi: “Ý tiên sinh là con viết chưa tốt ạ?”
“Không, con viết khá lắm.”
“Tiên sinh?”
“Thế con có biết ưu điểm, khuyết điểm của mình là gì không?’
Đường Thận không biết phải đáp sao.
Lương Tụng: “Khuyết điểm của con là hành văn bình thường, thỉnh thoảng sẽ phạm lỗi nhỏ về bằng trắc. Nhưng ưu điểm là ý văn phóng khoáng, không câu nệ.”
Đường Thận bừng tỉnh đại ngộ.
Bốn tháng vừa qua, Lương Tụng cho cậu viết hơn hai trăm bài văn bát cổ. Ông dạy Đường Thận thế nào là phá đề, thế là nào trung cổ. Văn bát cổ có quy chế nghiêm ngặt, tỉ mỉ cả những cái vụn vặt, trong từng câu văn đôi khi cũng phải cân chỉnh về bằng trắc. Lương Tụng làm thầy cực kì nghiêm khắc, không cho Đường Thận phạm bất cứ sai lầm nào.
Nhưng ông không bao giờ dạy cậu rằng một bài văn bát cổ phải có nội dung như thế nào!
Ông hướng dẫn cậu quy cách làm văn, chỉnh câu chữ cậu viết sao cho tinh tế, nhắc nhở cậu phải chú trọng hình thức và khuôn mẫu khi trình bày văn bát cổ.
Trái lại, ông tuyệt nhiên không uốn nắn bất kì tư tưởng nào của Đường Thận.
“Thận nhi, lần nào con phá đề cũng có kiến giải đặc sắc. Suy nghĩ của con rất khác người, ví dụ như câu ‘anh hoa chính khí khắp trời, khoác hình vật chất khắp nơi vẫy vùng’ thể hiện rõ khí phách ngời ngời! Con có tầm nhìn rộng hơn nhiều người, xa hơn nhiều người, thậm chí còn tự do phóng khoáng hơn cả vi sư. Thế nên, vi sư mong con nhớ, núi trong thiên hạ có hàng vạn ngọn, muôn màu muôn vẻ, đừng mãi giam mình ở một ngọn núi, nghe con? Hãy trèo lên đỉnh núi, phóng tầm mắt mà chiêm ngưỡng cảnh tượng bao la lộng lẫy.”
Đường Thận yên lặng nhìn Lương Tụng, xúc động thốt lên: “Lời răn dạy của tiên sinh, học trò xin ghi lòng tạc dạ.”
Lương Tụng cười: “Ta về thôi.”
Dọc đường, Đường Thận nghĩ suy mãi về những điều Lương Tụng nói, bất giác càng tự tin với kì thi huyện hơn.
Trong suốt bốn tháng, Lương Tụng luôn chỉ ra những thiếu sót trong các bài chế nghệ và thơ thí thiếp của cậu. Nhưng hôm nay rốt cuộc cậu đã hiểu, thầy sở dĩ chỉ phê bình về hình thức mà không phê bình nội dung, là vì muốn cậu cải thiện cách viết để bộc lộ trọn vẹn được tư tưởng của mình.
So với cổ nhân, ưu điểm của Đường Thận rốt cuộc nằm ở đâu? Cậu thắng ở chỗ, tư tưởng và linh hồn của cậu có chất tự do mà thời đại này không có! Cậu không bị kìm kẹp bởi những khuôn mẫu cũ, bởi đôi mắt cậu đã từng chứng kiến tương lai mà con người thời này chưa hề trông thấy. Đây là ưu thế lớn nhất của cậu, cũng có thể là một trong những lí do khiến Lương Tụng thu nhận cậu làm đồ đệ.
Đương mải mê suy nghĩ về kì thi huyện, chợt Đường Thận nghĩ tới một điều.
“Tiên sinh, thực ra hôm nay thầy không muốn lên Hương Sơn đúng không ạ?”
Lương Tụng sửng sốt, hỏi: “Sao con nghĩ thế?”
Đường Thận: “Tiên sinh chỉ muốn con một mình trèo lên đỉnh núi ngắm cảnh thôi phải không?”
Lương Tụng: “Ha ha, thằng nhóc này, con nghĩ nhiều quá. Vi sư già rồi, quả thực leo không nổi. Núi cao ta trông, đường rộng ta đi, tuy đích chưa đến, nhưng lòng hướng về6!”
Thầy và trò lại về nhà Triệu cử nhân tá túc một đêm, Đường Thận chép hết sách, đến một ngày trước kì thi huyện, hai người mới về phủ Cô Tô.
(Bản edit phi lợi nhuận chỉ được up tại makyo0117.wordpress.com. Hãy mua chương trên Tấn Giang nếu bạn có thể)
Hôm kì thi diễn ra, từ khi mặt trời chưa ló rạng, hàng đàn học sinh đã tề tựu ngoài các trường thi ở năm huyện trực thuộc phủ Cô Tô.
Trên vòm trời chi chít ánh sao, hai bên cổng trường thi có sai nha phủ Cô Tô canh gác, huyện lệnh sở tại cũng đến tận nơi. Cô Tô có Phủ doãn Lương Bác Văn, song vì huyện Ngô gần kề cũng tổ chức thi cùng thời điểm nên kì thi ở Cô Tô được gộp vào với kì thi huyện. Huyện lệnh huyện Ngô Cổ Lượng Sinh mặc quan bào, đội mũ ô sa, cầm hốt bạch ngọc, có mặt ở trường thi từ sớm.
Chỗ ngồi của Cổ Lượng Sinh được đặt ở giữa cổng chính trường thi. Lúc này, cổng chính và hai cổng phụ mới được mở ra. Trước cổng chính kê một bộ bàn ghế cho Cổ Lượng Sinh ngồi. Hai bên cổng phụ có sai nha đứng gác.
Đến giờ, Cổ Lượng Sinh cất cao giọng hô: “Thí sinh vào trường.”
Huyện thừa vâng lệnh, tiến lên một bước, đọc to tên thí sinh. Cứ năm thí sinh một lượt gọi, các thí sinh này hô đáp rồi ra xếp thành hàng, kiểm tra và xác nhận những người khác là người mình biết. Huyện thừa lại hô lên: “Ai là người bảo lãnh?” Lúc này có một tú tài, người đã có công danh, đọc to tên mình rồi chứng nhận từng người kia tên là gì, quê quán ở huyện nào.
Đây được gọi là là thể chế bảo lãnh năm người của khoa cử thời cổ đại.
Trước khi kì thi diễn ra, mọi người phải gộp thành một nhóm năm thí sinh, bảo lãnh lẫn cho nhau. Năm người này phải tìm thêm một tú tài nữa, nhờ tú tài này bảo lãnh cho cả nhóm, bao gồm: xác nhận thí sinh đúng với danh tính đã đăng kí, xuất thân minh bạch, ông cha ba đời không có tội nhân. Nếu một trong năm người này hoặc tú tài bảo lãnh gian dối, cả năm người sẽ bị hủy tư cách thi, xóa mọi công danh và bị tống giam để điều tra.
Tiếng huyện thừa sang sảng: “Tôn Nhạc, Lý Tiến,… Đường Thận!”
Đường Thận tiến lên, cậu và bốn người còn lại, bao gồm Tôn Nhạc, xác nhận chéo cho nhau. Tú tài bảo lãnh cho bọn họ cũng lên làm chứng, cả nhóm qua vòng kiểm tra.
Huyện thừa kiểm tra các nhóm thí sinh và người bảo lãnh xong thì đến lượt quan chủ bạ huyện Ngô làm nhiệm vụ. Ông này phụ trách gọi tên hai thí sinh một lượt, để họ đi vào trường thi từ hai bên cổng phụ.
Phủ Cô Tô là nơi giàu có, đông đúc, cũng là tâm điểm các kì khoa cử nên nhân tài, học sinh vô cùng đông đảo. Mỗi thí sinh xách một hộp sách quai dài đi đến trước cổng phụ, để sai nha kiểm tra diện mạo. Sai nha đối chiếu đúng với mô tả mới cho phép thí sinh vào trường thi.
“Đường Thận, phủ Cô Tô!”
Đường Thận đi đến cổng phụ bên trái, một sai nha mở hộp sách của cậu ra, kiểm tra kĩ bên trong không có gì bất thường. Sai nha lại mở sổ mô tả ngoại hình, đối chiếu với gương mặt của cậu.
Trên sổ mô tả ngoại hình viết: Đường Thận, cao, hơi gầy, không có râu, không có nốt ruồi, trắng trẻo sáng sủa.
“Qua!”
Kiểm tra xong, Đường Thận cắp hộp sách đi vào trường thi.
Sau khi tất cả các thí sinh nhập trường và tập kết ở khu đất trống phía trước sân thi, huyện lệnh huyện Ngô Cổ Lượng Sinh mới đi vào và ra lệnh đóng cổng. Ba cánh cổng trường lập tức được đóng lại. Chờ Cổ Lượng Sinh rà soát xong xuôi, các thí sinh lần lượt theo số thứ tự của mình vào ngồi thi.
Trường thi có tổng cộng một trăm hai mươi chỗ ngồi, xếp thành mười hàng và mười hai dãy, tương ứng với Thiên Can và Địa Chi. Đường Thận ngồi ở vị trí Đinh Mùi, tức hàng bốn, dãy tám.
Trường thi năm nay khác nhiều so với lúc Lương Tụng dẫn Đường Thận đến xem năm ngoái. Trong trường thi, ngoại trừ một trăm hai mươi bàn cho thí sinh ngồi thì còn có mái che để phòng mưa nắng làm hỏng quyển. Song, dù nha môn chuẩn bị tốt đến mấy, khi một trăm hai mươi con người lấp kín khảo bằng7 rồi thì không khí vẫn khá bí bách và ngột ngạt vì mùi người.
[7] Khảo bằng – một cách gọi của trường thi đồng sinh.Bằng là cái lán.
Đường Thận thở dài, được thế này là tốt lắm rồi.
Phủ Cô Tô là trọng điểm thi cử nên kì thi này được quan phủ chú trọng vô cùng. Họ không chỉ cung cấp cho thí sinh hơn một trăm bộ bàn ghế mà còn dựng cả mái nhà để che nắng che mưa. Nếu đổi sang một điểm thi hẻo lánh khác thì đừng mơ đến mái nhà, ngay cả bàn thi thí sinh cũng phải tự chuẩn bị trước mà bê vào trường thi. Có thí sinh gia cảnh túng quẫn quá không có nổi cái bàn, phải đến quán cơm, quán trà mượn bàn của người ta để đi thi.
Sau khi các thí sinh vào hết vị trí, sai nha bắt đầu phát quyển thi và giấy thi.
Một tiếng thanh la trong trẻo vang lên báo hiệu, Đường Thận mở quyển, đọc đề mục.
Đề mục số một: “Quốc gia tương hưng tất hữu trinh tường.”
Đường Thận quá đỗi ngạc nhiên.
Sao đề đơn giản thế nhỉ?
Kì thi huyện là vòng kiểm tra ở mức địa phương trong khoa cử toàn quốc. Trong kì thi này, huyện lệnh là người duy nhất được quyền ra đề thi. Nhiều huyện lệnh thích nhân cơ hội này khoe mẽ mình bác học ra sao, bèn đặt những đề thi rất quái dị, tỷ như đề chắp-nối đã từng được đề cập đến. Đường Thận suy nghĩ giây lát thì cũng hiểu lí do vì sao đề không lắt léo. Huyện lệnh huyện Ngô Cổ Lượng Sinh là một viên quan tuổi vừa hai sáu, mới nhậm chức ở huyện Ngô năm ngoái. Ở Cô Tô anh này chưa có căn cơ mấy, cũng không phải dạng huyện lệnh già cả lạc hậu, tất nhiên không có lí do gì để mà đánh đố thí sinh.
Câu “Quốc gia tương hưng tất hữu trinh tường.” xuất xứ từ sách Trung Dung, chương hai mươi tư. Đầy đủ cả câu là “Quốc gia tương hưng, tất hữu trinh tường; quốc gia tương vong, tất hữu yêu nghiệt.” Ý là khi nước nhà sắp đến lúc phồn vinh thì sẽ có điềm may xuất hiện, còn khi nước nhà sắp tới hồi suy bại thì sẽ có yêu ma tác oai tác quái.
Cách ra đề không cắc cớ, ý tứ rất rõ ràng.
Với đề bài đơn giản như thế này, thí sinh khó mà lạc đề, song, để bài thi của mình vượt trội hơn so với chúng bạn thì đúng là một thách thức.
Thầy đã từng nói, ưu điểm lớn nhất của cậu là có tầm nhìn xa trông rộng và tư duy khai phóng khác hẳn người nơi đây.
Suy ngẫm hồi lâu, Đường Thận mở mắt, viết câu đầu tiên lên giấy nháp.
“Thái bình thịnh vượng của con người thường ứng với khi trời yên ả. Trời và người tác động qua lại, liên hệ mật thiết với nhau. Nhưng nếu vì thế mà cho rằng sự hưng suy đều ở trời, để rồi bỏ qua điềm báo từ chính những biến động giữa con người, ta đây không đời nào tin8!”
Viết xong, Đường Thận đọc kĩ lại câu mở bài. Cậu phá đề như thế này là rất mạo hiểm, sai một câu là đi đứt cả bài. Song, cậu thực sự rất tâm đắc câu: Ta đây không đời nào tin!
Phá đề xong, ý văn trong lòng đã sẵn, Đường Thận hạ bút như thần, thoắt cái đã viết xong phần nhập thủ, rồi lần lượt tới khởi cổ, trung cổ, hậu cổ, thúc cổ, văn chương tuôn trào lai láng.
Viết xong cậu tỉ mỉ kiểm tra bài cho chắc, thấy không sai chữ nào rồi mới chép vào giấy thi. Lúc viết nháp thì viết ngoáy được, còn đã vào bài thi chính thức thì không được phép có một vết nhơ. Lỗi gạch xóa ở thời hiện đại giỏi lắm là bị trừ điểm trình bày, nhưng ở thời này thì nó có thể khiến một bài văn ưu tú bị đánh trượt ngay lập tức.
Chép nguyên bài văn lại bằng thể chữ Quán Các xong, Đường Thận đã mướt mồ hôi.
Cậu đọc tiếp đề mục số hai. Đề mục hai cũng chẳng khó, cho câu “Quân thú ư Ngô” trong sách Luận Ngữ, chương Thuật Nhi. Nguyên văn là “Ngô văn quân tử bất đảng, quân tử diệc đảng hồ? Quân thú ư Ngô vi đồng tính, vị chi Ngô Mạnh Tử. Quân nhi tri lễ, thục bất tri lễ?”
Đây là đoạn quan tư bại nước Trần phê bình Khổng Tử.
Chuyện kể rằng, quan tư bại nước Trần hỏi Khổng Tử, Lỗ Chiêu Công có phải là người biết lễ tiết không. Khổng Tử đáp “Phải”. Khi Khổng Tử đi rồi, ông quan ấy mới nói với Vu Mã Kỳ rằng, tôi nghe nói người quân tử (Khổng Tử) không a dua, cớ sao nay quân tử cũng a dua vậy? Lỗ Chiêu Công cưới người nước Ngô, người đàn bà này cùng họ Cơ với ông, song ông ta bắt người đó đổi tên thành Ngô Mạnh Tử. Lỗ Chiêu Công như thế mà coi là hiểu lễ tiết ư?9
Với đề này, Đường Thận không mạo hiểm nữa, tư duy trong khuôn khổ, lấy câu “Vua Lỗ cưới người cùng họ là phạm vào điều cấm kị, hoàn toàn không biết thế nào là lễ” để phá đề, nhanh chóng viết xong một bài chế nghệ đúng quy chuẩn.
Viết xong bài văn bát cổ thứ hai thì vừa hay đến trưa, có thí sinh bắt đầu lấy lương khô ra ăn.
Đường Thận chỉn chu chép lại bài văn trên giấy nháp vào giấy thi. Cậu cố gắng tranh thủ khi còn sung sức, không khí trường thi vẫn còn ổn định để giải càng nhiều đề càng tốt. Bằng không nhỡ có thí sinh xảy ra sự cố, rất dễ làm không kịp bài.
Chép xong đề thứ hai, Đường Thận lấy bánh khô trong hộp sách thi ra ăn. Cậu mới ăn được nửa cái bánh, một mùi thối hoăng hắc đã xộc lên tận mũi.
Đường Thận: “…”
Tên khốn nào đánh rắm thối inh trời thế này!!!
Mất hết cả khẩu vị, Đường Thận đành mở đề thơ thí thiếp ra xem.
Thời trước, bài thi viết thơ chỉ yêu cầu thí sinh viết một bài thơ ngũ ngôn lục vận dựa trên đề mục. Đến triều đại này, tiên đế tuy giữ lối cũ, nhưng nhấn mạnh vào tư duy văn bát cổ. Nói đơn giản là trong phần thi này, anh có thể chỉ viết thơ, nội dung tự anh chọn. Nhưng nếu anh muốn đạt thứ hạng cao, bài thơ của anh bắt buộc phải lập luận theo cấu trúc tám đoạn.
Cả hai phần thi chế nghệ và thơ thí thiếp đều xếp hạng thí sinh theo thứ tự Giáp, Ất, Bính, Đinh từ cao xuống thấp. Bài thi viết thơ phải viết theo lối bát cổ thì mới mong đạt hạng Giáp, bằng không có là thi tiên tái thế cũng chỉ đến hạng Ất là hết cỡ.
Cổ Lượng Sinh ra đề thơ thí thiếp là “Kì Kí trường minh.”
Kì Kí10 chính là tên gọi khác của Thiên lý mã.
[10] Ghép từ tên 2 loại ngựa có thể đi ngàn dặm là Kì và Kí
Đường Thận lập tức liên tưởng ngay đến bài văn cổ ‘Mã thuyết’! Áng văn tuyệt trần ‘Mã thuyết’ do Hàn Dũ sáng tác hoàn toàn không tồn tại ở thời đại này!
“Trên đời có Bá Lạc trước rồi mới có thiên lý mã. Thiên lý mã có nhiều, nhưng người như Bá Lạc thì hiếm.
Có đúng là trong thiên hạ không có Thiên lí mã chăng? Đó chỉ là không nhận biết được Thiên lí mã mà thôi11.”
Đường Thận đã có sẵn ý tưởng, bèn viết vào nháp: “Kỳ Ký mừng tri kỷ, tiếng hí vang lạ thường12…”
Viết xong bài, cậu tính toán lại số câu chữ và thanh bằng trắc, sửa lại đôi chỗ, rồi chép thơ vào bài thi.
Làm xong hết mọi việc, Đường Thận ngẩng lên đã thấy mặt trời ngả về Tây. Lúc này, thời gian tối thiểu để nộp quyển đã qua. Có sáu thí sinh đã đứng dậy nộp quyển từ sớm rồi ra ngồi ở khu vực đợi. Khi đủ mười người thì cổng trường thi sẽ mở, mười người nộp bài sớm này rất được coi trọng, gọi là “Nhóm dẫn đầu”. Khi họ ra khỏi sân thi sẽ có pháo nổ và chiêng trống tấu lên để tung hô.
Đường Thận kiểm tra kĩ quyển của mình thêm lượt nữa, chắc chắn không còn lỗi sai nào, mới đem nộp lên cho Cổ Lượng Sinh.
Cổ Lượng Sinh liếc Đường Thận một cái, nhận bài rồi đặt lên án thư. Đoạn, anh ta liếc mắt soi thử quyển bài của Đường Thận. Bài đầu tiên đập vào mắt chính là bài thơ thí thiếp “Phú đắc Kỳ Kí trường minh.” Cổ Lượng Sinh liếc đến đâu mắt sáng ngời đến đấy, gật gù liên tục. Sau đó, anh ta liếc sang bài văn bát cổ thứ nhì, “Quân thú ư Ngô”, vẫn ra chiều vẫn tán thưởng như trước.
Thế nhưng khi đọc bài thứ nhất “Quốc gia tương hưng tất hữu trinh tường,” Cổ Lượng Sinh bỗng giật nảy. Anh ta đơ ra như bị sét đánh, đặt hẳn bài thi trước mặt, nghiêm túc đọc bài văn chế nghệ này.
Tất cả hành động của anh ta đều lọt vào mắt các thí sinh đã nộp bài khiến ai nấy sửng sốt, đoán già đoán non xem Cổ huyện lệnh phản ứng như vậy là vì bài thi đó xuất chúng quá hay là dở kinh người. Trong nhóm bảy người nộp bài sớm, chỉ có mình Đường Thận là chẳng thèm để mắt tới hành động của Cổ Lượng Sinh, bởi…
Cậu sắp ngất vì “ung thư” mũi rồi!
Đường Thận nằm bò lên bàn, quấn ống tay áo bịt mũi bịt miệng, đầu váng mắt hoa, chỉ trực lịm đi.
Thối đến mức này không phải do mùi rắm, mà tại hai thí sinh bên trái và bên phải cậu vừa cùng nhau…”xả thải”, còn “xả” thẳng vào hai cái hũ mang theo.
Kể cả hũ có nắp đậy thì ngồi sát sàn sạt với nhau thế này, làm sao mà không hôi rình lên cho được.
Đường Thận ngất ngây trong làn hương “nồng nàn”. Gương mặt “trắng trẻo sáng sủa” đen sạm như đít nồi. Cậu ra sức khấn cho ba người nữa nộp bài quách đi rồi tất cả cùng rút khỏi trường thi cho lành!
Phải sau một khắc nữa, chắc là chịu hết nổi hơi thối kinh khủng trong trường thi, có thêm ba người lục tục lên nộp quyển. Huyện thừa xướng tên mười người, chuẩn bị dẫn họ rời khỏi trường thi. Đến lúc ông ta đọc “Đường Thận phủ Cô Tô”, Cổ Lượng Sinh đột nhiên hỏi: “Ai là Đường Thận?”
Đang khốn khổ bịt mũi, chợt nghe thấy tên mình, Đường Thận giật thót một cái. Phát hiện ra người gọi là Cổ Lượng Sinh, cậu liền bỏ thõng tay áo, đoan chính vái chào anh ta: “Tâu đại nhân, học trò chính là Đường Thận phủ Cô Tô ạ.”
Cổ Lượng Sinh nhìn Đường Thận, thấy cậu chỉ là một chàng thiếu niên thì quá đỗi ngạc nhiên. Anh ta ngẩn người một lát rồi bảo: “Ừ, cho ngươi lui.”
Đường Thận không hiểu mô tê gì, nối đuôi các thí sinh khác ra khỏi trường thi.
Vừa ra ngoài, Đường Hoàng và Diêu Tam đã ùa ra đón. Thấy người nhà, Đường Thận không trụ nổi nữa, ngã lăn quay cu đơ, may mà có Diêu Tam đỡ lấy. Cổ áo cậu ám mùi thum thủm, mãi mà không bay hơi. Cả ngày nay Đường Thận chỉ ăn đúng một miếng bánh, không uống lấy một ngụm nước, toàn tâm toàn sức viết hai bài văn bát cổ chế nghệ và một bài thơ thí thiếp bát cổ.
Vẫn nghe người xưa đi thi như đi vào cửa quỷ, giờ Đường Thận rốt cuộc đã thấm thía.
Diêu Tam lay cậu: “Tiểu đông gia, cậu không sao chứ?”
Đường Thận thoi thóp: “Không, không sao đâu… Diêu Tam, để tôi về ngủ một giấc, bao giờ công bố kết quả thi huyện, anh hẵng báo cho tôi là tôi có lọt vào mười hạng đầu không nhé.”
Diêu Tam giật mình: “Tiểu đông gia nói gì thế, đây mới là buổi thi thứ nhất của kì thi huyện thôi mà, cậu còn phải thi bốn buổi nữa cơ!”
Đường Thận như xác chết bật dậy, hốt hoảng: “Còn bốn buổi nữa á?!”
“Vâng.”
Chân giãy giãy, mắt sập xuống, Đường Thận bất tỉnh nhân sự.
Diêu Tam nói không sai, ở phủ Cô Tô, người không đọc sách cũng biết mỗi khoa thi không phải cứ một ngày là xong, thường phải thi năm ngày liền, rồi bảy ngày sau sẽ yết bảng. Tuy ngày thi đầu tiên là quan trọng nhất vì nó mang tính quyết định với thứ hạng thành tích, nhưng nếu thiếu bốn phần thi sau thì thành tích cũng bị hủy mà thôi.
Về cơ bản chỉ cần ngày đầu thi tốt, bốn ngày sau không phạm điều cấm kị nào thì thứ hạng coi như xác định.
Sau ngày thi thứ nhất của kì thi huyện phủ Cô Tô, Đường Thận được Diêu Tam rước ngay tới tiệm thuốc Bắc gần đó. Đường Hoàng sốt sắng nhờ đại phu xem bệnh cho anh trai. Trong lúc Đường Thận hẵng còn mê man, Cổ Lượng Sinh và huyện thừa đã tập hợp bài thi mang về phủ nha. Trong phủ nha, các đề học và học chính13 của phủ Cô Tô và huyện Ngô đã tề tựu đông đủ để chờ chấm bài thi.
[13] các chức quan coi việc thi cử, học hành ở địa phương.
Ba đợt thi đồng sinh đều là kì thi nhỏ, không cần rọc phách. Cổ Lượng Sinh vừa vào phòng thi liền cẩn thận đặt một bài thi lên án thư, hỏi: “Các vị đồng liêu, quyển này đáng xếp hạng thủ khoa kì thi năm nay, chư vị có phản đối không?”
Anh vừa nói dứt lời, mọi người đều ồ lên, các học chính ai nấy đều đứng cả lên muốn nhòm thử một cái.
“Thái bình thịnh vượng của con người thường ứng với khi trời yên ả. Trời và người tác động qua lại, liên hệ mật thiết với nhau. Nhưng nếu vì thế mà cho rằng sự hưng suy đều ở trời, để rồi bỏ qua điềm báo từ chính những biến động giữa con người, ta đây không đời nào tin!
Xưa, sách Trung Dung bàn đến khả năng tiên đoán khi đạt cảnh giới tối cao của sự thành tâm, đã viết quốc gia đến hồi hưng thịnh, tất sẽ nảy sinh điềm lành…”
Các học chính đọc xong bài chế nghệ đầu tiên, ngây người, mãi không ai nói được câu nào.
“Ta đây không đời nào tin?”
“Khá khen cho câu ‘ta đây không đời nào tin’! Cách tiếp cận mới mẻ độc đáo, văn phong mạnh mẽ sắc sảo, có khí thế như mài gươm ra trận!”
Một học chính khác nói: “‘Ta đây không đời nào tin’ à, thí sinh này…tên Đường Thận đúng không, cái cậu Đường Thận này rõ là đao to búa lớn, ngạo mạn quá thể!” Ông ta lại đọc tiếp: “Bài ‘Quân thú ư Ngô’ thực ra viết khá quy củ, không có lỗi gì, ít nhất phải xếp hạng Ất. Bài ‘Phú đắc Kì Kí trường minh’14 cuối cùng này, tuy có ý bát cổ chế nghệ, nhưng ý thì tốt mà hình thức thì chưa tới. Mọi người đọc hai câu này…”
[14] Tức “Bài phú dựa trên đề Kì Kí trường minh”. “Phú đắc” là lối ra đề lấy một câu trong kinh sử, thi ca cổ nhân làm đề.
Các giám khảo cùng nhìn vào chỗ ngón tay ông ta chỉ.
Một học chính nói: “Hai câu này sai bằng trắc rồi.”
Cổ Lượng Sinh nói: “Thế hả, ta không để ý đấy.”
Cổ Lượng Sinh không ngờ một kì tài như Đường Thận lại mắc sai lầm vớ vẩn thế. Anh ta nào biết, chuyện này không trách Đường Thận được, bởi ở thời hiện đại hai câu này vốn không hề sai về bằng trắc. Tiếc rằng, chữ nghĩa thời cổ và thời hiện đại có cơ man điểm khác biệt, Đường Thận dẫu tỉ mỉ đến mấy, đến lúc thối váng đầu thì kiểu gì cũng nhầm lẫn thôi.
Một học chính khác bênh vực: “Thực ra cũng không sai lắm. Chữ này có nhiều cách phát âm, trong sách Sơn Hải Kinh cũng có âm ‘hương’ này.”
“Sơn Hải Kinh là sách về quỷ núi yêu rừng nên mới dùng âm ‘hương’ ấy. Tôi xem văn chương thí sinh này thấy bài đầu tiên khí thế gay gắt, câu từ quá bén nhọn, bài thứ hai thì không có gì để chê, tuyệt tác! Thơ thí thiếp có ý bát cổ đấy, nhưng thiếu cái thần của bát cổ, cộng thêm một lỗi nho nhỏ. Nếu chọn bài cậu này làm thủ khoa thì chẳng thà các vị xem thử bài thi này.”
Mọi người lại ngó sang.
Học chính kia giới thiệu: “Thí sinh này làm hai phần chế nghệ rất bài bản, lập luận đúng đắn. Phần thơ thí thiếp thứ ba thì tuyệt diệu! ‘Ngựa hay thì có đấy, người hiểu ngựa hiếm thay… Ai tường nòi giăng sáng, chớ hỏi chặng mây bay. Nay vĩnh biệt xe muối, ruổi ngàn dặm theo người15‘. Hình ảnh đẹp, ý tứ hay, quả là áng thơ xuất sắc!”
Cổ Lượng Sinh đọc bài của thí sinh kia, gật gù: “Không sai, bài thơ thí thiếp này xứng đáng xếp đầu buổi thi hôm nay.”
Trong một buổi tối, các giám khảo đã đọc hết các bài thi trong ngày.
Cổ Lượng Sinh day mắt, nói: “Chư vị đồng liêu, buổi thi hôm nay, hạng nhất của mỗi phần thi thuộc về ai, hẳn là mọi người đều có kết luận của riêng mình. Theo ý bản quan, hạng Giáp của bài chế nghệ số hai – ‘Quân thú ư Ngô’ thuộc về Đường Thận, phủ Cô Tô. Bài thơ thí thiếp ‘Phú đắc Kỳ Ký trường minh‘, hạng Giáp thuộc về Dương Tri Phàm, huyện Ngô. Về bài chế nghệ số một ‘Quốc gia tương hưng, tất hữu trinh tường’, hạng Giáp nên thuộc về Đường Thận phủ Cô Tô!”
Học chính nói: “Thí sinh Đường Thận viết văn tùy tiện quá, xếp hạng như vậy có thỏa đáng không?”
Cổ Lượng Sinh trầm ngâm chốc lát: “Vậy ý ông thế nào?”
Trời tờ mờ sáng, trong phủ nha đèn đuốc vẫn sáng trưng.
Việc này dĩ nhiên chẳng liên quan gì đến Đường Thận cả. Lúc ấy, cậu hẵng còn mơ mơ màng màng cắp hộp sách, được Diêu Tam và Đường Hoàng kéo đến tận cổng trường.
Chàng thiếu niên tuấn tú nhìn cổng trường thi chưa mở, lại ngó nghiêng đoàn thí sinh đông đảo xung quanh.
Đường Thận bỗng dưng muốn khóc thét.
Đường Hoàng lo lắng: “Kì lạ thật, anh ơi, đại phu bảo anh không bệnh tật gì, chỉ bị đói thôi, ăn vào là khỏe. Sao hôm nay anh trông vẫn yếu vậy?”
Đường Thận thều thào: “Em thì biết cái gì. Bóng ma tâm lý còn đau đớn gấp trăm lần vết thương thể xác!”
Đường Thận sẽ mãi mãi bị ám ảnh bởi giây phút đang nuốt miếng bánh nướng khô cong thì thí sinh bàn bên đột nhiên tụt quần, ngồi thụp xuống “thả bom” ngay tại chỗ.
Cả! Đời! Không! Quên!
Diêu Tam cũng nghe kể là thi cử vất vả ra sao, bèn an ủi: “Tiểu đông gia, ráng chịu đựng, chỉ còn bốn buổi nữa là xong rồi!”
Đường Thận: “…”
Anh đúng là chỉ giỏi chọc vào chỗ đau của người ta, bốn buổi! Còn những bốn buổi!
Đường Thận tự dối lòng, động viên bản thân: “Đúng rồi, còn bốn buổi. Chỉ cần lọt vào mười hạng đầu, tôi sẽ chiến thắng!”
Ánh mắt Đường Thận đầy ắp khát khao, tràn trề hi vọng.
Bốn ngày sau, cậu loạng choạng bước ra khỏi trường thi, lần thứ hai quay đơ ra đấy, Diêu Tam lại phải đỡ. Trước khi ngất, Đường Thận còn cố rặn ra một câu: “Đời này, Đường Thận đây nhất định phải phát minh ra bồn cậu tự hoại! Kiếp này, nhất định!!!”
Năm ngay thi huyện kết thúc, Đường Thận nằm thẳng cẳng tròn một ngày một đêm mới hoàn hồn. Cậu về cơ bản vẫn may mắn chán, người ngợm khỏe mạnh, Diêu Tam và Diêu đại nương chuẩn bị cho cũng không thiếu thứ gì. Trong trường thi có thí sinh nhà nghèo, sức yếu, thi được một buổi đã ngã bệnh liệt giường, thế là lỡ cả kì thi huyện.
Đường Thận lại sức rồi thì đến bái phỏng Lương Tụng, thuật lại cho thầy rằng mình thi cử ra làm sao. Song, cậu không kể mình đáp đề thế nào, vì Lương Tụng nói: “Bài thi của thủ khoa và các bài đạt hạng Giáp ở ba phần thi sẽ được công khai cho toàn thể dân chúng.”
Đường Thận: “…”
Được, con nhất định sẽ đạt hạng Giáp, thầy cứ đợi nhé.
Sau đó, Đường Thận dành ra hai ngày để tống khứ trải nghiệm thi cử kinh hoàng ra khỏi đầu. Đến sáng sớm ngày thứ ba thì có mấy vị khách không mời ghé chơi.
Đường phu nhân vừa mới vào trong sân, đã mắng con trai: “Đường Vân, hôm nay con còn dám nói Thận nhi có lỗi với nhà mình không? Con đã biết hối cải chưa? Con giải thích ngay cho đệ ấy đầu đuôi mọi chuyện, rằng tại sao con đổ oan cho đệ ấy và làm loạn nhà người ta lên!”
Bình luận truyện