Sơn Hà Bất Dạ Thiên
Chương 37
Khoa cử thời nay duy trì thể chế thời trước, cống viện các tỉnh chỉ lấy thí sinh bản địa, còn cống viện ở Thịnh Kinh sẽ nhận tú tài trên cả nước1. Học trò trong khu vực Bắc Trực Lệ2 đều về thi ở trường thi Thịnh Kinh. Cộng thêm thí sinh từ các địa phương khác, năm nay trường thi Thịnh Kinh đón nhận hơn mười một nghìn hai mươi chín thí sinh!
[1] Cống viện là cách gọi trường thi (địa điểm thi) của người Trung Quốc. Trước chú thích thiếu, nay bổ sung để phân biệt với các “trường thi” – vòng thi đã từng chú thích trước đây
Ngạc nhiên chưa? Tất cả là vì mấy chữ “môn sinh Thiên tử” đấy!
Đi thi ở cống viện Thịnh Kinh tức là rất gần hoàng thành rồi. Kì thi diễn ra ngay dưới mũi Thiên tử, người nào mặt dày một chút là có gan nói khoác rằng mình là môn sinh của Thiên tử ngay. Chỉ cần không quá khó khăn, một số sĩ tử tài danh từ các vùng giáp với Bắc Trực Lệ cũng đổ hết về Thịnh Kinh để ứng thi.
Đỗ Giải Nguyên ở trường thi tỉnh lẻ chẳng bằng tới Thịnh Kinh, nơi có hẳn Đại học sĩ viện Hàn Lâm ra đề và giám sát. Mỗi kì thi Hương có đến hơn mười Giải Nguyên, nhưng với mỗi thí sinh, chủ khảo chỉ có một. Quan chủ khảo cũng giống như thầy, càng có thế lực, càng có tiếng tăm, thì càng tạo đà cho thí sinh khi bước vào quan trường!
Việc rà soát an ninh ở kì thi Hương nghiêm ngặt gấp nhiều lần so với kì thi Đồng sinh. Đường Thận gần như phải lột sạch quần áo cho sai nha kiểm tra. Các thí sinh sau khi được rà soát cũng chưa được vào trường thi ngay, phải xếp hàng ở ngoài, chờ kiểm tra hết một trăm người rồi mới lũ lượt đi vào.
Sau khi tập trung đủ một trăm người, sai nha hô to: “Cho vào!”
Đường Thận bị kẹp giữa đám đông, chen chúc lúc nhúc đi vào trường thi.
Một trăm tú tài này có cả những thiếu niên trẻ trung như Đường Thận, có cả những cụ già bảy mươi tuổi còn đi thi. Phần đông vẫn là nam giới trung tuổi, đã thành gia lập nghiệp. Mới có một trăm người mà đã đủ loại người trên đời rồi. Mọi người cùng nhau qua cổng đi vào khu vực ngoại liêm, đập vào mắt là mấy nghìn học trò đứng xếp hàng chờ trước khu nội liêm3.
Khung cảnh đám đông khiến Đường Thận chấn động.
Đến khi các học trò xếp hàng tiến vào khu nội liêm, chính thức bước vào trường thi, trong đám đông vang lên tiếng la thất thanh ngay. Khung cảnh nhà thi đồ sộ đến mức ai ai cũng cũng phải choáng ngợp.
Trong khu nội liêm, mở ra trước mặt các sĩ tử là một lối đi thẳng băng, rộng thênh thang. Hai bên lối đi là khu nhà thi đồ sộ gồm hơn một vạn phòng thi đánh số!
Chia phòng ngẫu nhiên, Đường Thận rút thăm được phòng “Nhạc Đinh”. Chữ “Nhạc” nằm trong câu “Nhạc tông Thái đại4” ở cuốn Thiên Tự Văn. Chữ “Đinh” lấy từ Thiên can Địa chi. Phòng thi trong trường đánh số theo Thiên Tự Văn và Thiên can Địa chi, giúp thí sinh dễ dàng tìm kiếm chỗ của mình.
Đường Thận nhanh chóng tìm được phòng thi của mình.
Sai nha tuần tiễu trong trường thi đi ngang qua cậu, gõ cồng boong boong: “Khẩn trương vào phòng thi, cấm lề mề!”
Đường Thận trông phòng thi rộng chưa đến một mét rưỡi vuông, cười bất đắc dĩ, đi vào.
Đây chính là nơi cậu phải giam mình suốt ba ngày tới!
Sắp xếp cho một vạn thí sinh vào trường thi tốn rất nhiều thời gian. Nhưng vào đến nơi vẫn chưa thể bắt đầu thi được.
Các thí sinh phải chờ đến tận chiều thì việc kiểm tra, rà soát mới hoàn tất, các thí sinh mới vào hết phòng thi. Đường Thận ngồi trong phòng thi ăn linh tinh, chẳng có việc gì làm ngoài việc ngủ. Mãi đến nửa đêm, giờ Tý, quan chủ khảo mới gõ trống cái thùng thùng. Các thí sinh đang ngủ mơ màng bấy giờ mới choàng tỉnh. Sai nha chia ra nhau từ lối chính, lần lượt chia bài vào các phòng thi.
Đường Thận nhận quyển đề rồi mở ra đọc.
Đề số một: “Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học.”
Y như Vương Trăn đoán, chủ khảo thi Hương ở Thịnh Kinh kì này là Dương đại học sĩ. Dương đại học sĩ thích đọc Chu Dịch, nhưng vòng thi đầu tiên chưa thi Ngũ Kinh, chỉ thi Tứ Thư và một bài thơ thí thiếp ngũ ngôn bát vận.
Đề thứ nhất lấy từ thiên Vi Chính trong sách Luận ngữ. Nguyên văn câu này là: “Đức Khổng Tử nói: Ta mười lăm tuổi chuyên chú vào việc học, ba mươi tuổi thì vững vàng, bốn mươi tuổi thì không ngờ vực, năm mươi tuổi thì biết mệnh trời, sáu mươi tuổi thì nghe theo, bảy mươi tuổi theo lòng muốn của mình mà không vượt khuôn phép.” Câu này về sau cũng rất nổi tiếng, nghe nhiều thành thuộc. Đây là tổng kết của Khổng Tử đối với cuộc đời mình, dựa vào việc đánh giá bản thân mà khích lệ người khác.
Khổng Tử nói: “Ta mười lăm tuổi chuyên chú vào việc học.”
Đường Thận tỉ mỉ nghiền ngẫm những lời này, hí hoáy viết nháp.
Phương án phá đề có khá nhiều, có thể lấy câu gốc để dẫn vào bài, bàn luận về việc khi còn sống, Đức Khổng Tử làm thế nào để khích lệ, cổ vũ người sau, rồi những người theo ông đã học tập Đức Khổng Tử thế nào. Nhưng viết kiểu này này khá mạo hiểm ở chỗ dễ lạc đề.
Đường Thận ngồi trong phòng thi bé xíu, trước mặt là bức tường, hai bên là các học trò khác. Cậu không nhìn thấy bất cứ ai, nhưng cậu biết có đến hơn một vạn người ở trong trường thi này.
Trổ tài sao cho nổi bật giữa một vạn người, nói thì dễ làm mới khó! Nhưng ngay từ bài đầu tiên đã viết lạc đề, khéo quan chấm bài chẳng buồn đọc thêm chữ nào mà đánh rớt cậu ngay tắp lự.
“Hừm, vào đề bằng câu này vậy, nhưng viết in ít thôi.”
Đức Khổng Tử mười lăm tuổi quyết định khắc khổ luyện tập, từ đó về sau ngài luôn chuyên cần, chăm chỉ, ôn cố tri tân. Đấy chính là thái độ của ngài với con đường học vấn. Đường Thận quyết định dẫn vào bài dựa theo tinh thần học tập này. Cậu suy tư hồi lâu, nháp ra vài ý cho phần phá đề.
Động não lắm thì mau đói. Trong giỏ thi Vương Trăn chuẩn bị cho Đường Thận có cả điểm tâm lẫn lương khô. Điểm tâm không để lâu được, Đường Thận bèn lấy ra ăn trước.
Ăn xong, cậu suy nghĩ thêm cho kĩ rồi đặt bút viết bài xuống nháp.
“Người đương thời đi học theo đạo Thánh Khổng, trước hết có chí, sau mới học thành tài. Người có chí thì hằng hà sa số, mà người học thành tài thì chỉ còn vài trăm. Dẫu thánh nhân là người đắc đạo, nhưng ngài vẫn viết rằng sinh mệnh có hạn, còn tri thức thì vô cùng!”
Từ thuở vỡ lòng, người học trò khởi đầu con đường học vấn theo đạo Thánh Khổng, noi theo đức Thánh mà tìm tòi tri thức, lấy gương đức Thánh để nuôi chí học hành. Rồi năm tháng trôi đi, chí hướng của con người thay đổi không ngừng, vô cùng vô tận, dần dần sao nhãng việc học hành. Ngay cả Thánh nhân cũng phải nhận xét rằng sinh mệnh thì có hạn mà tri thức thì vô cùng.
Chính vì vậy, Đường Thận sẽ mở bài bằng việc “lập chí”, rồi phá đề bằng chuyện “khuyến học”!
Có mở bài rồi thì thân bài không khó viết nữa. Đường Thận nghiền ngẫm từng con chữ, lập dàn bài ra giấy nháp. Từ phần khung xương này cậu lại phát triển các nhánh luận điểm, bổ sung luận cứ, ghi rõ chỗ nào cần trích dẫn từ đâu. Sau khi làm xong dàn bài, cậu mới bắt tay vào viết văn.
Đến khi mặt trời đứng bóng rọi nắng chói chang thì Đường Thận viết xong bài bát cổ chế nghệ đầu tiên. Vừa dừng bút, cậu chẳng kịp chép lại đã lăn vật ra ngủ. Ngủ hai canh giờ thì dậy, cậu soát kĩ hết lỗi rồi cẩn thận chép sang giấy thi.
Giờ Đường Thận mới chú ý tới ngọn nến để châm vào buổi tối. Cậu ngạc nhiên phát hiện nến Vương Trăn chuẩn bị cho cậu có rất ít khói, không hề cay mắt chút nào!
Đường Thận từng nghe nói phủ Kim Lăng có loại nến như thế, giá hét trên trời, tấc nến tấc vàng. Cậu không ngờ Vương Trăn lại chuẩn bị loại nến đắt tiền này cho cậu dùng.
Vương Tử Phong ơi…
Giờ phút này, Tử Phong sư huynh được Đường Thận mong nhớ đang vẽ tranh ở nhà.
Quản gia vào thư phòng, báo cáo cho Vương Trăn tình hình trong phủ hôm nay, Vương Trăn mới nhớ ra: “Hôm nay bắt đầu thi Hương rồi nhỉ?”
Quản gia đáp: “Vâng.”
“Đưa đủ đồ cho đệ ấy chưa?”
“Y lời công tử dặn, không thiếu món nào.”
Vương Trăn chấm mực đỏ, giọng nói êm ái hiền hòa: “Vậy chờ hai hôm nữa rồi đến xem tiểu sư đệ của ta thế nào.”
Thi Hương gồm ba trường thi, mỗi trường kéo dài ba ngày. Ổn định vào trường đã mất một ngày đêm, thời gian thi chính thức chỉ có hai ngày.
Giống như thi đồng sinh, trường thi quan trọng nhất vẫn là trường đệ nhất5, hai trường còn lại chỉ thi cho đủ số.
Làm xong đề số một, Đường Thận chuyển sang đề số hai. Đề mục lần này là “Ngã diệc dục chính nhân tâm,” xuất xứ từ thiên Đằng Văn Công, sách Mạnh Tử. Nguyên văn là “Ngã diệc dục chính nhân tâm, tức tà thuyết, cự bí hành, phóng dâm từ, dĩ thừa tam thánh giả.”
Công Đô Tử từng hỏi Mạnh Tử: “Mọi người đều nói thầy thích biện luận với người ta, lí do vì sao vậy?”
Thế là thầy Mạnh Tử bèn trả lời Công Đô Tử bằng câu ấy.
Thầy Mạnh Tử thích tranh luận cùng người khác vì không còn cách nào khác mà thôi. Ngài thấy thời đại, xã tắc mục nát, nên mong muốn chấn chỉnh lòng người, gạn lọc học thuyết sai trái, chống lại hành vi bất công, phê phán những ngôn luận xằng xiên, từ đó, kế thừa sự nghiệp của ba vị Thánh6.
“Ta muốn cải chính nhân tâm,” chính là hoài bão của thầy Mạnh Tử.
Bản thân ông cũng là người đề xướng học thuyết “tính bản thiện.”
Đường Thận suy nghĩ mãi, bèn quyết định lấy “giáo hóa” để mở đề, viết một bài chế nghệ với chủ đề chấn chỉnh xã hội, phát huy tư tưởng giáo hóa, hướng thiện.
Làm bài và chép tỉ mỉ vào quyển thi xong, Đường Thận mệt lả, gục đầu ngủ như chết. Đến tối, cậu đốt nến lên, đọc đề bài chế nghệ thứ ba, suy ngẫm kỹ càng rồi phá đề viết văn.
Viết xong ba bài chế nghệ thì cũng đến buổi chiều ngày thi cuối cùng.
Dẫu là người sắt hay thiếu niên trẻ trung phơi phới, bị nhốt ba ngày trong phòng thi chật chội cũng biến thành người rừng.
Đường Thận vực lại tinh thần, châm huân hương mà Vương Trăn chuẩn bị cho. May là thi Hương không giống thi đồng sinh, thứ mùi kinh khủng nhất không phải là mùi xú uế (bởi trường thi có nhà xí riêng), mà là mùi mồ hôi mồ kê của một lũ một lĩ đàn ông ba ngày không tắm, đốt huân hương coi như át đi được một chút.
Đường Thận xem đề mục thơ thí thiếp, trên đề thi chỉ có bốn chữ đại tự “Kim cổ phàm hoa.”
Đường Thận hốt hoảng, tỉnh táo hẳn ra.
Kim cổ phàm hoa?
Dương Đại học sĩ phải can đảm cỡ nào mới dám ra cái đề rộng khủng khiếp này chứ?
Đề mục này nằm trong sáng tác của một tác giả từ sống ở triều đại trước. Nguyên văn bài từ là gì không quan trọng, cái chính là câu “Kim cổ phàm hoa” này bao trùm toàn bộ các loài hoa từ xưa tới nay trên đất Hoa Hạ Cửu châu7!
[7] Các tên gọi xưa chỉ Trung Quốc.
Đúng lúc đấy, Đường Thận nghe thấy tiếng chửi om tí tỏi từ gian bên cạnh. Thí sinh ngồi kế bên nói giọng Thịnh Kinh đặc sệt, thiếu điều rủa Dương đại học sĩ xuống lỗ quách đi cho rồi. Sai nha đi tuần đến kiểm tra thì tiếng chửi im bặt. Nhưng đã đến giai đoạn cuối của trường thi đầu, phần lớn các thí sinh đều đang bắt tay vào viết thơ thí thiếp, thành ra toàn trường rặt tiếng than cùng thở.
Đường Thận nhăn nhó, nghĩ bụng tuy mình là dân bách khoa nhưng thơ hay vịnh hoa nhiều như lá mùa thu, cậu quơ bừa cũng được đôi ba bài. Cái ngặt nghèo là bài thi yêu cầu viết thể ngũ ngôn bát vận, Đường Thận dù có ý đồ đi tắt, đạo thơ để đỗ Giải Nguyên cũng chẳng thể nào tìm được một bài thơ đúng yêu cầu.
Cứ vịnh hoa bình thường thì chắc chẳng sai được, nếu viết hay có khi còn được xếp hạng cao. Nhưng Dương Đại học sĩ ra đề mục thế này, ắt hẳn không phải để thí sinh vịnh hoa theo nghĩa đen đâu.
Vả lại…Với văn vẻ của Đường Thận thì vịnh hoa suông khó mà đỗ cao lắm!
Chợt Đường Thận nhớ ra bài thơ: “Đâu phải vô tình làm hoa rụng, hoá mùn dành để giúp xuân tươi8!” Cậu lập tức hưng phấn hẳn lên.
Đúng rồi, thời hiện đại người ta ưa dùng hình ảnh ngọn nến, người làm vườn để ví von với người thầy; thời cổ đại cũng vậy, người xưa đã từng dùng hình ảnh hoa rụng để ẩn dụ việc phụng dưỡng cha mẹ. Cậu hoàn toàn có thể dựa vào biện pháp này để viết một bài thơ “tình hoa.”
Cậu hạ quyết tâm, bản nháp đã có sẵn trong đầu, chỉ việc múa bút thành thơ thôi.
Đùng đùng cơn sấm động,
Sóng sánh cả tầng mây.
Mặt cỏ nước dâng đầy,
Mưa xối tàn hoa lá.
…
Hoa rụng, người từ tạ
Càng xót tủi phận hoa
Lặng thầm tan vào đất
Xuân tới lại bên chàng9.
Đường Thận hạ bút như thần, viết liền tù tì không ngừng nghỉ. Trong chốc lát, một bài thơ ngũ ngôn bát vận đã ra đời trên trang giấy. Viết xong, cậu chép lại vài quyển thi, thổi cho khô mực rồi soát lại ba bài bát cổ chế nghệ.
Muốn đỗ Giải nguyên đúng là khó phát khiếp! – Đường Thận thầm than.
Nhưng cậu nhất định phải lọt vào ba hạng đầu!
Rốt cuộc ba ngày thi cũng khép lại. Sau khi viết bài suốt cả đêm, các thí sinh ai về nhà nấy đi ngủ, hôm sau quay lại thi tiếp.
Sai nha thu quyển xong là Đường Thận xách giỏ theo đoàn thí sinh khác ra khỏi cổng. Vừa đứng lên cậu đã thấy đầu óc quay cuồng, sự mệt mỏi tích lũy suốt ba ngày bây giờ xông thẳng lên não. Đường Thận lảo đảo hòa vào dòng người ra khỏi trường thi, loáng thoáng nghe thấy ai đó gọi tên mình.
Đường Thận ngoái đầu, ngơ ngẩn nhìn người đang tiến tới.
Bỗng có ai đó đi qua huých phải cậu, làm Đường Thận loạng choạng ngã vào lòng cái người vừa đến trước mặt mình.
Tim Vương Trăn hẫng một nhịp, chàng vỗ nhè nhẹ lên má Đường Thận, ngạc nhiên hỏi: “Tiểu sư đệ?”
Đường Thận nghĩ: “Không cho sờ má người ta!” rồi buột miệng mắng luôn câu ấy. Vương Trăn phì cười, nhưng chỉ tích tắc sau, Đường Thận đã ngủ không vẫy tai. Vương Trăn nhanh tay ôm eo cậu, Đường Thận mới không tuột xuống đất.
Diêu Tam chạy tới hỏi: “Tiểu đông gia làm sao thế ạ?”
Vương Trăn ôm sư đệ, ngửa mặt lên trời bó tay thở dài, không giấu nổi nụ cười trên môi: “Ngủ mất tiêu rồi!”
[1] Cống viện là cách gọi trường thi (địa điểm thi) của người Trung Quốc. Trước chú thích thiếu, nay bổ sung để phân biệt với các “trường thi” – vòng thi đã từng chú thích trước đây
Ngạc nhiên chưa? Tất cả là vì mấy chữ “môn sinh Thiên tử” đấy!
Đi thi ở cống viện Thịnh Kinh tức là rất gần hoàng thành rồi. Kì thi diễn ra ngay dưới mũi Thiên tử, người nào mặt dày một chút là có gan nói khoác rằng mình là môn sinh của Thiên tử ngay. Chỉ cần không quá khó khăn, một số sĩ tử tài danh từ các vùng giáp với Bắc Trực Lệ cũng đổ hết về Thịnh Kinh để ứng thi.
Đỗ Giải Nguyên ở trường thi tỉnh lẻ chẳng bằng tới Thịnh Kinh, nơi có hẳn Đại học sĩ viện Hàn Lâm ra đề và giám sát. Mỗi kì thi Hương có đến hơn mười Giải Nguyên, nhưng với mỗi thí sinh, chủ khảo chỉ có một. Quan chủ khảo cũng giống như thầy, càng có thế lực, càng có tiếng tăm, thì càng tạo đà cho thí sinh khi bước vào quan trường!
Việc rà soát an ninh ở kì thi Hương nghiêm ngặt gấp nhiều lần so với kì thi Đồng sinh. Đường Thận gần như phải lột sạch quần áo cho sai nha kiểm tra. Các thí sinh sau khi được rà soát cũng chưa được vào trường thi ngay, phải xếp hàng ở ngoài, chờ kiểm tra hết một trăm người rồi mới lũ lượt đi vào.
Sau khi tập trung đủ một trăm người, sai nha hô to: “Cho vào!”
Đường Thận bị kẹp giữa đám đông, chen chúc lúc nhúc đi vào trường thi.
Một trăm tú tài này có cả những thiếu niên trẻ trung như Đường Thận, có cả những cụ già bảy mươi tuổi còn đi thi. Phần đông vẫn là nam giới trung tuổi, đã thành gia lập nghiệp. Mới có một trăm người mà đã đủ loại người trên đời rồi. Mọi người cùng nhau qua cổng đi vào khu vực ngoại liêm, đập vào mắt là mấy nghìn học trò đứng xếp hàng chờ trước khu nội liêm3.
Khung cảnh đám đông khiến Đường Thận chấn động.
Đến khi các học trò xếp hàng tiến vào khu nội liêm, chính thức bước vào trường thi, trong đám đông vang lên tiếng la thất thanh ngay. Khung cảnh nhà thi đồ sộ đến mức ai ai cũng cũng phải choáng ngợp.
Trong khu nội liêm, mở ra trước mặt các sĩ tử là một lối đi thẳng băng, rộng thênh thang. Hai bên lối đi là khu nhà thi đồ sộ gồm hơn một vạn phòng thi đánh số!
Chia phòng ngẫu nhiên, Đường Thận rút thăm được phòng “Nhạc Đinh”. Chữ “Nhạc” nằm trong câu “Nhạc tông Thái đại4” ở cuốn Thiên Tự Văn. Chữ “Đinh” lấy từ Thiên can Địa chi. Phòng thi trong trường đánh số theo Thiên Tự Văn và Thiên can Địa chi, giúp thí sinh dễ dàng tìm kiếm chỗ của mình.
Đường Thận nhanh chóng tìm được phòng thi của mình.
Sai nha tuần tiễu trong trường thi đi ngang qua cậu, gõ cồng boong boong: “Khẩn trương vào phòng thi, cấm lề mề!”
Đường Thận trông phòng thi rộng chưa đến một mét rưỡi vuông, cười bất đắc dĩ, đi vào.
Đây chính là nơi cậu phải giam mình suốt ba ngày tới!
Sắp xếp cho một vạn thí sinh vào trường thi tốn rất nhiều thời gian. Nhưng vào đến nơi vẫn chưa thể bắt đầu thi được.
Các thí sinh phải chờ đến tận chiều thì việc kiểm tra, rà soát mới hoàn tất, các thí sinh mới vào hết phòng thi. Đường Thận ngồi trong phòng thi ăn linh tinh, chẳng có việc gì làm ngoài việc ngủ. Mãi đến nửa đêm, giờ Tý, quan chủ khảo mới gõ trống cái thùng thùng. Các thí sinh đang ngủ mơ màng bấy giờ mới choàng tỉnh. Sai nha chia ra nhau từ lối chính, lần lượt chia bài vào các phòng thi.
Đường Thận nhận quyển đề rồi mở ra đọc.
Đề số một: “Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học.”
Y như Vương Trăn đoán, chủ khảo thi Hương ở Thịnh Kinh kì này là Dương đại học sĩ. Dương đại học sĩ thích đọc Chu Dịch, nhưng vòng thi đầu tiên chưa thi Ngũ Kinh, chỉ thi Tứ Thư và một bài thơ thí thiếp ngũ ngôn bát vận.
Đề thứ nhất lấy từ thiên Vi Chính trong sách Luận ngữ. Nguyên văn câu này là: “Đức Khổng Tử nói: Ta mười lăm tuổi chuyên chú vào việc học, ba mươi tuổi thì vững vàng, bốn mươi tuổi thì không ngờ vực, năm mươi tuổi thì biết mệnh trời, sáu mươi tuổi thì nghe theo, bảy mươi tuổi theo lòng muốn của mình mà không vượt khuôn phép.” Câu này về sau cũng rất nổi tiếng, nghe nhiều thành thuộc. Đây là tổng kết của Khổng Tử đối với cuộc đời mình, dựa vào việc đánh giá bản thân mà khích lệ người khác.
Khổng Tử nói: “Ta mười lăm tuổi chuyên chú vào việc học.”
Đường Thận tỉ mỉ nghiền ngẫm những lời này, hí hoáy viết nháp.
Phương án phá đề có khá nhiều, có thể lấy câu gốc để dẫn vào bài, bàn luận về việc khi còn sống, Đức Khổng Tử làm thế nào để khích lệ, cổ vũ người sau, rồi những người theo ông đã học tập Đức Khổng Tử thế nào. Nhưng viết kiểu này này khá mạo hiểm ở chỗ dễ lạc đề.
Đường Thận ngồi trong phòng thi bé xíu, trước mặt là bức tường, hai bên là các học trò khác. Cậu không nhìn thấy bất cứ ai, nhưng cậu biết có đến hơn một vạn người ở trong trường thi này.
Trổ tài sao cho nổi bật giữa một vạn người, nói thì dễ làm mới khó! Nhưng ngay từ bài đầu tiên đã viết lạc đề, khéo quan chấm bài chẳng buồn đọc thêm chữ nào mà đánh rớt cậu ngay tắp lự.
“Hừm, vào đề bằng câu này vậy, nhưng viết in ít thôi.”
Đức Khổng Tử mười lăm tuổi quyết định khắc khổ luyện tập, từ đó về sau ngài luôn chuyên cần, chăm chỉ, ôn cố tri tân. Đấy chính là thái độ của ngài với con đường học vấn. Đường Thận quyết định dẫn vào bài dựa theo tinh thần học tập này. Cậu suy tư hồi lâu, nháp ra vài ý cho phần phá đề.
Động não lắm thì mau đói. Trong giỏ thi Vương Trăn chuẩn bị cho Đường Thận có cả điểm tâm lẫn lương khô. Điểm tâm không để lâu được, Đường Thận bèn lấy ra ăn trước.
Ăn xong, cậu suy nghĩ thêm cho kĩ rồi đặt bút viết bài xuống nháp.
“Người đương thời đi học theo đạo Thánh Khổng, trước hết có chí, sau mới học thành tài. Người có chí thì hằng hà sa số, mà người học thành tài thì chỉ còn vài trăm. Dẫu thánh nhân là người đắc đạo, nhưng ngài vẫn viết rằng sinh mệnh có hạn, còn tri thức thì vô cùng!”
Từ thuở vỡ lòng, người học trò khởi đầu con đường học vấn theo đạo Thánh Khổng, noi theo đức Thánh mà tìm tòi tri thức, lấy gương đức Thánh để nuôi chí học hành. Rồi năm tháng trôi đi, chí hướng của con người thay đổi không ngừng, vô cùng vô tận, dần dần sao nhãng việc học hành. Ngay cả Thánh nhân cũng phải nhận xét rằng sinh mệnh thì có hạn mà tri thức thì vô cùng.
Chính vì vậy, Đường Thận sẽ mở bài bằng việc “lập chí”, rồi phá đề bằng chuyện “khuyến học”!
Có mở bài rồi thì thân bài không khó viết nữa. Đường Thận nghiền ngẫm từng con chữ, lập dàn bài ra giấy nháp. Từ phần khung xương này cậu lại phát triển các nhánh luận điểm, bổ sung luận cứ, ghi rõ chỗ nào cần trích dẫn từ đâu. Sau khi làm xong dàn bài, cậu mới bắt tay vào viết văn.
Đến khi mặt trời đứng bóng rọi nắng chói chang thì Đường Thận viết xong bài bát cổ chế nghệ đầu tiên. Vừa dừng bút, cậu chẳng kịp chép lại đã lăn vật ra ngủ. Ngủ hai canh giờ thì dậy, cậu soát kĩ hết lỗi rồi cẩn thận chép sang giấy thi.
Giờ Đường Thận mới chú ý tới ngọn nến để châm vào buổi tối. Cậu ngạc nhiên phát hiện nến Vương Trăn chuẩn bị cho cậu có rất ít khói, không hề cay mắt chút nào!
Đường Thận từng nghe nói phủ Kim Lăng có loại nến như thế, giá hét trên trời, tấc nến tấc vàng. Cậu không ngờ Vương Trăn lại chuẩn bị loại nến đắt tiền này cho cậu dùng.
Vương Tử Phong ơi…
Giờ phút này, Tử Phong sư huynh được Đường Thận mong nhớ đang vẽ tranh ở nhà.
Quản gia vào thư phòng, báo cáo cho Vương Trăn tình hình trong phủ hôm nay, Vương Trăn mới nhớ ra: “Hôm nay bắt đầu thi Hương rồi nhỉ?”
Quản gia đáp: “Vâng.”
“Đưa đủ đồ cho đệ ấy chưa?”
“Y lời công tử dặn, không thiếu món nào.”
Vương Trăn chấm mực đỏ, giọng nói êm ái hiền hòa: “Vậy chờ hai hôm nữa rồi đến xem tiểu sư đệ của ta thế nào.”
Thi Hương gồm ba trường thi, mỗi trường kéo dài ba ngày. Ổn định vào trường đã mất một ngày đêm, thời gian thi chính thức chỉ có hai ngày.
Giống như thi đồng sinh, trường thi quan trọng nhất vẫn là trường đệ nhất5, hai trường còn lại chỉ thi cho đủ số.
Làm xong đề số một, Đường Thận chuyển sang đề số hai. Đề mục lần này là “Ngã diệc dục chính nhân tâm,” xuất xứ từ thiên Đằng Văn Công, sách Mạnh Tử. Nguyên văn là “Ngã diệc dục chính nhân tâm, tức tà thuyết, cự bí hành, phóng dâm từ, dĩ thừa tam thánh giả.”
Công Đô Tử từng hỏi Mạnh Tử: “Mọi người đều nói thầy thích biện luận với người ta, lí do vì sao vậy?”
Thế là thầy Mạnh Tử bèn trả lời Công Đô Tử bằng câu ấy.
Thầy Mạnh Tử thích tranh luận cùng người khác vì không còn cách nào khác mà thôi. Ngài thấy thời đại, xã tắc mục nát, nên mong muốn chấn chỉnh lòng người, gạn lọc học thuyết sai trái, chống lại hành vi bất công, phê phán những ngôn luận xằng xiên, từ đó, kế thừa sự nghiệp của ba vị Thánh6.
“Ta muốn cải chính nhân tâm,” chính là hoài bão của thầy Mạnh Tử.
Bản thân ông cũng là người đề xướng học thuyết “tính bản thiện.”
Đường Thận suy nghĩ mãi, bèn quyết định lấy “giáo hóa” để mở đề, viết một bài chế nghệ với chủ đề chấn chỉnh xã hội, phát huy tư tưởng giáo hóa, hướng thiện.
Làm bài và chép tỉ mỉ vào quyển thi xong, Đường Thận mệt lả, gục đầu ngủ như chết. Đến tối, cậu đốt nến lên, đọc đề bài chế nghệ thứ ba, suy ngẫm kỹ càng rồi phá đề viết văn.
Viết xong ba bài chế nghệ thì cũng đến buổi chiều ngày thi cuối cùng.
Dẫu là người sắt hay thiếu niên trẻ trung phơi phới, bị nhốt ba ngày trong phòng thi chật chội cũng biến thành người rừng.
Đường Thận vực lại tinh thần, châm huân hương mà Vương Trăn chuẩn bị cho. May là thi Hương không giống thi đồng sinh, thứ mùi kinh khủng nhất không phải là mùi xú uế (bởi trường thi có nhà xí riêng), mà là mùi mồ hôi mồ kê của một lũ một lĩ đàn ông ba ngày không tắm, đốt huân hương coi như át đi được một chút.
Đường Thận xem đề mục thơ thí thiếp, trên đề thi chỉ có bốn chữ đại tự “Kim cổ phàm hoa.”
Đường Thận hốt hoảng, tỉnh táo hẳn ra.
Kim cổ phàm hoa?
Dương Đại học sĩ phải can đảm cỡ nào mới dám ra cái đề rộng khủng khiếp này chứ?
Đề mục này nằm trong sáng tác của một tác giả từ sống ở triều đại trước. Nguyên văn bài từ là gì không quan trọng, cái chính là câu “Kim cổ phàm hoa” này bao trùm toàn bộ các loài hoa từ xưa tới nay trên đất Hoa Hạ Cửu châu7!
[7] Các tên gọi xưa chỉ Trung Quốc.
Đúng lúc đấy, Đường Thận nghe thấy tiếng chửi om tí tỏi từ gian bên cạnh. Thí sinh ngồi kế bên nói giọng Thịnh Kinh đặc sệt, thiếu điều rủa Dương đại học sĩ xuống lỗ quách đi cho rồi. Sai nha đi tuần đến kiểm tra thì tiếng chửi im bặt. Nhưng đã đến giai đoạn cuối của trường thi đầu, phần lớn các thí sinh đều đang bắt tay vào viết thơ thí thiếp, thành ra toàn trường rặt tiếng than cùng thở.
Đường Thận nhăn nhó, nghĩ bụng tuy mình là dân bách khoa nhưng thơ hay vịnh hoa nhiều như lá mùa thu, cậu quơ bừa cũng được đôi ba bài. Cái ngặt nghèo là bài thi yêu cầu viết thể ngũ ngôn bát vận, Đường Thận dù có ý đồ đi tắt, đạo thơ để đỗ Giải Nguyên cũng chẳng thể nào tìm được một bài thơ đúng yêu cầu.
Cứ vịnh hoa bình thường thì chắc chẳng sai được, nếu viết hay có khi còn được xếp hạng cao. Nhưng Dương Đại học sĩ ra đề mục thế này, ắt hẳn không phải để thí sinh vịnh hoa theo nghĩa đen đâu.
Vả lại…Với văn vẻ của Đường Thận thì vịnh hoa suông khó mà đỗ cao lắm!
Chợt Đường Thận nhớ ra bài thơ: “Đâu phải vô tình làm hoa rụng, hoá mùn dành để giúp xuân tươi8!” Cậu lập tức hưng phấn hẳn lên.
Đúng rồi, thời hiện đại người ta ưa dùng hình ảnh ngọn nến, người làm vườn để ví von với người thầy; thời cổ đại cũng vậy, người xưa đã từng dùng hình ảnh hoa rụng để ẩn dụ việc phụng dưỡng cha mẹ. Cậu hoàn toàn có thể dựa vào biện pháp này để viết một bài thơ “tình hoa.”
Cậu hạ quyết tâm, bản nháp đã có sẵn trong đầu, chỉ việc múa bút thành thơ thôi.
Đùng đùng cơn sấm động,
Sóng sánh cả tầng mây.
Mặt cỏ nước dâng đầy,
Mưa xối tàn hoa lá.
…
Hoa rụng, người từ tạ
Càng xót tủi phận hoa
Lặng thầm tan vào đất
Xuân tới lại bên chàng9.
Đường Thận hạ bút như thần, viết liền tù tì không ngừng nghỉ. Trong chốc lát, một bài thơ ngũ ngôn bát vận đã ra đời trên trang giấy. Viết xong, cậu chép lại vài quyển thi, thổi cho khô mực rồi soát lại ba bài bát cổ chế nghệ.
Muốn đỗ Giải nguyên đúng là khó phát khiếp! – Đường Thận thầm than.
Nhưng cậu nhất định phải lọt vào ba hạng đầu!
Rốt cuộc ba ngày thi cũng khép lại. Sau khi viết bài suốt cả đêm, các thí sinh ai về nhà nấy đi ngủ, hôm sau quay lại thi tiếp.
Sai nha thu quyển xong là Đường Thận xách giỏ theo đoàn thí sinh khác ra khỏi cổng. Vừa đứng lên cậu đã thấy đầu óc quay cuồng, sự mệt mỏi tích lũy suốt ba ngày bây giờ xông thẳng lên não. Đường Thận lảo đảo hòa vào dòng người ra khỏi trường thi, loáng thoáng nghe thấy ai đó gọi tên mình.
Đường Thận ngoái đầu, ngơ ngẩn nhìn người đang tiến tới.
Bỗng có ai đó đi qua huých phải cậu, làm Đường Thận loạng choạng ngã vào lòng cái người vừa đến trước mặt mình.
Tim Vương Trăn hẫng một nhịp, chàng vỗ nhè nhẹ lên má Đường Thận, ngạc nhiên hỏi: “Tiểu sư đệ?”
Đường Thận nghĩ: “Không cho sờ má người ta!” rồi buột miệng mắng luôn câu ấy. Vương Trăn phì cười, nhưng chỉ tích tắc sau, Đường Thận đã ngủ không vẫy tai. Vương Trăn nhanh tay ôm eo cậu, Đường Thận mới không tuột xuống đất.
Diêu Tam chạy tới hỏi: “Tiểu đông gia làm sao thế ạ?”
Vương Trăn ôm sư đệ, ngửa mặt lên trời bó tay thở dài, không giấu nổi nụ cười trên môi: “Ngủ mất tiêu rồi!”
Bình luận truyện