Sư Phụ Khổ Quá Rồi
Chương 33: Bé gái
Edit | 4702i.
“La đạo sĩ, ngươi có biết Hạng Mao ở đâu không?”
La đạo sĩ vốn tên thật là Lữ Thăng – hoàn toàn không phải Mã đạo sĩ hay La đạo sĩ – mặc dù không muốn trả lời vấn đề này, nhưng giờ lão và Tân Tú “cùng hội cùng thuyền”, không thể không cúi đầu mà nhẫn nhục phun ra hai chữ: “Không biết.”
Tuy Tân Tú biến tên đạo sĩ hay làm chuyện xấu này thành con la nhưng lại rất nhân đạo, nàng khiến lão tạm thời còn nói được tiếng người, một con la nói được tiếng người dù sao cũng hơn là một con la không nói được.
Nàng đi tới nơi nào cũng gặp bất đồng ngôn ngữ, khó lắm mới tìm được La đạo sĩ có thể trò chuyện với mình, đương nhiên không thể bỏ qua được, thế là nàng vừa cưỡi la đi đường vừa trò chuyện, để lão dạy mình tiếng địa phương, chẳng mấy đã nói chuyện bằng tiếng địa phương khá thành thạo.
Căn cứ theo nguyên tắc dùng người phải biết tận dụng triệt để, Tân Tú không chỉ coi lão là máy dạy tiếng địa phương mà còn định bắt lão làm bản đồ sống cho mình. Lão đã cao tuổi thế rồi, chưa biết chừng lại biết Hạng Mao ở đâu.
Nghe lão nói không biết rất dứt khoát, Tân Tú giật mớ xích về sau mà không hề nghĩ ngợi, nàng tỏ ra chắc mẩm: “Ngươi không thành thật, rõ ràng biết rất kỹ mà lại nói không biết.”
La đạo sĩ giật mình, nhất thời im lặng, phải một lát sau mới đứng vững để hỏi lại: “Sao ngươi biết ta đang nói dối?”
Tân Tú: “Lừa ngươi đấy, nãy không chắc nhưng giờ chắc rồi, đúng là ngươi không nói thật nhỉ.” Đây là kỹ năng hỏi dò nàng học từ mẹ mình.
La đạo sĩ: “…”
Tân Tú: “Từ thái độ của ngươi ta đoán ngươi không chỉ biết Hạng Mao ở đâu, mà chắc chắn còn có mối quan hệ nào đó với Hạng Mao, thái độ cố ý lảng tránh này không bình thường chút nào.”
La đạo sĩ lại giật mình, thầm nghĩ cô nương này còn trẻ nhưng nhạy cảm thật. Không biết do đâu mà lão cứ im mãi không chịu nói gì, Tân Tú cũng không ép lão, nàng chỉ chậm rãi trò chuyện với lão, nói nhăng nói cuội khiến La đạo sĩ càng thêm lo lắng không biết nàng định giở trò gì.
Tân Tú: “La đạo sĩ, ta thấy ngươi cũng lợi hại đấy, học nhiều hiểu rộng, hay là ngươi dạy ta pháp thuật giúp ngươi đánh bại nữ quỷ hai ngày trước đi?”
La đạo sĩ có vẻ sốc trước thái độ đương nhiên này của nàng, nghĩ thầm người này không biết xấu hổ hay sao, bắt lão làm trâu làm ngựa còn muốn lão dạy pháp thuật cho nàng?
Nhưng lão cũng có lòng muốn biết nàng từ đâu tới bèn hỏi: “Ngươi hẳn là có sư phụ, sao đến cả cách đối phó quỷ cũng không biết?”
Tân Tú: “À, ngày xưa ta chỉ biết đi chơi thôi, còn nhiều thứ chưa kịp học lắm, ai biết phải xuống núi sớm thế. Haiz, ra ngoài mà, biết nhiều mới sống được, không học thêm được gì ta cũng chẳng có mặt mũi nào về gặp phụ lão Giang Đông* nữa.”
(*) Ý chỉ phụ huynh, ông bà ở quê nhà.
La đạo sĩ không biết phụ lão Giang Đông là gì, lão chỉ thấy người này ăn nói linh ta linh tinh, lão chẳng hiểu gì.
Tân Tú: “Nếu ngươi chịu bỏ công dạy ta thì cũng coi như có ân dạy dỗ, ta tất sẽ báo đáp ngươi, chờ ngươi dẫn ta tới gần Hạng Mao ta sẽ tha cho ngươi, thế nào?”
La đạo sĩ lại tưởng là thật mà bắt đầu suy xét việc này, lão quả thật không nghĩ được cách trốn thoát, thay vì ăn nói dông dài thế này không bằng làm theo lời con nhóc này nói. Nhưng nghĩ thì nghĩ vậy, lão lại thầm thấy không cam lòng, nếu không thể giết được nhãi ranh không biết trời cao đất rộng này lão khó mà hết cơn hận trong lòng!
Tân Tú quăng mồi nhử ra xong hãy còn nghêu ngao hát tiếng vó ngựa xa vạn dặm*, tiện thể ngồi trên lưng la vẽ vời. Đúng lúc vẽ xong một tấm, nàng giơ ra cho La đạo sĩ đang trầm tư xem, “Nhìn này, ta vẽ giống chưa? Rất giống đúng không?”
(*) Lời bài hát Bạch Long Mã, OST Tây Du Ký bản hoạt hình, mình dùng lời dịch trong bài Tây Trúc Vạn Dặm của Huyền Chi và Tiến Đạt bản lồng tiếng HTV3.
La đạo sĩ giật bắn mình, lão trợn tròn mắt, sốc tận óc trước kỹ thuật hội họa chuyên nghiệp của họa nô hiện đại là Tân Tú.
Tân Tú chờ lão xem xong mới cất tranh đi, âu sầu nói: “Ta vẽ ngươi vào đây mang về cho sư phụ để ngừa có chuyện không hay xảy ra. Nếu ta thả ngươi đi, ngươi lấy oán báo ơn định trả thù ta thì sao, sư phụ ta có bức tranh này, lỡ như ta có xảy ra chuyện gì người cũng biết phải tìm ai để báo thù cho ta.”
“Sư phụ chỉ có một đồ đệ là ta, người thương ta nhất, lại rất lợi hại nên nếu ta gặp nguy hiểm, dù chân trời góc biển người cũng sẽ báo thù cho ta thôi.”
Tân Tú nói như thật, nhưng thực tế thì nàng chẳng định thả lão đi, giờ tạm lừa lão vậy thôi. Muốn ép la chạy đương nhiên phải cho nó miếng ngon trước đã.
Ngại quá ngại quá, trong chín năm giáo dục bắt buộc ngày xưa nàng chưa bao giờ nghiêm túc nghe giảng môn tư tưởng đạo đức cả, chỉ toàn xem Võ Tòng đả hổ và Khỉ trộm đào nên giờ mới thành ra thế này đây.
La đạo sĩ đã hoàn toàn không biết giận là gì. Lão không ngừng an ủi mình, được rồi, kẻ này ắt có lai lịch hơn người, cứ tạm nhẫn nhịn trước đã, được rồi. Lẩm bẩm hơn mấy lượt như thế, vất vả lắm lão mới kìm được xúc động muốn giết người của mình.
Cả quãng đường phía sau, lão cứ không ngừng phải kìm chế bản thân đừng có giết nàng.
Cố ý chọc lão tức tăng huyết áp rồi lại dỗ cho lão hạ hỏa, Tân Tú vừa nhảy nhót thử thăm dò ranh giới bao giờ La đạo sĩ sụp đổ, vừa vui vẻ học tập.
Khiến nàng ngạc nhiên là, vị La đạo sĩ này lại hiểu rất rõ về những loại quỷ quái khác nhau, cũng có rất nhiều thủ đoạn, còn biết cải tiến bùa đuổi quỷ, nàng càng ngày càng thấy mình thật may, chó ngáp phải ruồi cũng kiếm được một người như thế, bớt biết bao nhiêu chuyện.
Học được không ít thuật bắt quỷ hữu ích, Tân Tú rất muốn tìm ngay một con quỷ thử cho biết, tiếc rằng muốn tìm mà tìm không nổi.
Hôm đó, một người một la đi qua con đường núi chợt nghe thấy tiếng người kêu cứu dưới vách đá.
Tân Tú lập tức vặn tai con la, chờ mong hỏi: “Có phải tinh quái trong núi mê hoặc người qua đường không?” Hôm qua nàng mới nghe La đạo sĩ kể về quỷ núi, có những con còn biết giả tiếng người, chờ người đi qua sẽ lên tiếng cầu cứu, lừa người qua đường ngã xuống núi mà chết, sau đó chúng sẽ ra khỏi kẽ hở dưới vách núi, kéo thi thể về tổ ăn sạch.
La đạo sĩ lúc đầu bị nàng vặn tai còn giận điên lên, cho tới nay đã có thể bình tĩnh đáp: “Không phải, là người thường thôi.”
Tân Tú cũng không tin lão, nàng tự đi kiểm tra, kết quả nhận ra đúng thực là người thường, có lẽ ban đêm đi đường bất cẩn trượt chân ngã xuống vách núi. Bên này núi non trùng điệp, đường núi lại dốc nên bất cẩn ngã xuống cũng là chuyện thường, người này hãy còn may, bắt được một cái rễ cây nhô lên mới còn sống tới giờ.
La đạo sĩ giục nàng: “Đi nhanh lên đi.” Một phàm nhân mà thôi, đáng gì đâu mà bận tâm.
Tân Tú lại vung roi kéo kẻ xui xẻo bên dưới lên. Người đó là một nam nhân nhìn hiền hậu thật thà, ước chừng bốn mươi, năm mươi tuổi.
Tìm được đường sống trong chỗ chết, vị đại thúc đó khóc như mưa, cuống cuồng cảm ơn Tân Tú. Hắn tự xưng là một tiểu thương, lần này ra ngoài buôn bán nhưng bất cẩn trượt ngã xuống núi, con ngựa hắn cưỡi ngã chết còn hắn may mắn túm được rễ cây mới sống nổi qua một ngày.
Vì người này mời quá nhiệt tình, Tân Tú không thể không về nhà theo hắn.
Thời nay người ta nếu đã muốn tỏ lòng biết ơn thì nhất định phải mời nhau một bữa. Chu du dưới này muốn ăn một bữa ra hồn không tiện lắm nên Tân Tú cũng vui vẻ đồng ý, hơn nữa đại thúc nói nhà hắn ở ngay trấn dưới núi kia, nàng cũng tiện tới đó tá túc một đêm.
Trước khi ra ngoài Tân Tú cầm rất nhiều vàng bạc từ chỗ sư phụ, với sư phụ đây chỉ là nguyên liệu để luyện khí thôi, chủ yếu dùng để trang trí nên nàng cầm theo rất nhiều, còn phát cho các đệ đệ muội muội, bảo chúng rằng ra ngoài không mang tiền sẽ khó khăn lắm. Nhưng nàng phát hiện mình đã nhầm, bởi vì những nơi nàng đi qua hầu như là thôn xóm hoang vắng, căn bản không có nhiều chỗ dùng được tiền, có thể tìm trọ để qua đêm cũng khó.
Thương mại không phát triển nên cơ bản khách du lịch không hề tồn tại, có tiền cũng chẳng dùng được, thôi thì thỉnh thoảng đành hành hiệp trượng nghĩa ăn nhờ ở đậu một bữa để sống qua ngày vậy.
Nàng dẫn đại thúc về nhà an toàn, quả nhiên được cả nhà hắn bao gồm từ mẹ già rồi vợ rồi thị thiếp, đến tận hai đứa con gái của hắn cảm ơn rối rít.
Ăn một bữa cũng coi như phong phú, nàng được nữ chủ nhà sắp xếp cho một gian phòng sạch sẽ để nghỉ ngơi. Thế nhưng vị nữ chủ nhân này nhìn nàng với ánh mắt khá kỳ quái, là chút gì đó tò mò và tọc mạch.
Suốt quãng đường này Tân Tú đã thấy rất nhiều ánh mắt như thế. Tại chốn địa vực này nữ tử trẻ tuổi ra ngoài một mình là chuyện cực kỳ quái lạ, còn chưa nói tới việc nàng nhìn sạch sẽ quá. Không chỉ có quần áo bề ngoài khác lạ mà khí chất cũng hoàn toàn khác với người nơi đây.
Trong nhà này còn có một bà vú già, lúc chiều mang nước nóng tới cho nàng thị cứ nói gần nói xa định dò hỏi thân thế rồi quê quán của nàng mãi, cực kỳ hóng hớt.
Nhà này xem chừng cũng không giàu lắm, tuy không so được với tòa biệt phủ của Quý phủ nọ nhưng cũng có mấy khoảng sân, chừng là dạng thường thường bậc trung.
Tân Tú thong thả ngâm chân, hiếm khi mới được ngủ một giấc ngon trong chăn, tiếc rằng mới ngủ nửa đêm đã bị đánh thức bởi tiếng người.
Nàng đứng dậy xem xét, phát hiện tiếng vang phát ra từ căn phòng phía sau, thị thiếp của vị đại thúc đó đang sinh con.
Lúc nãy ăn cơm, thấy vị thị thiếp đang có bầu nọ Tân Tú đã thấy hãi, bởi lẽ vị thị thiếp này đứng cùng chỗ với vú già kia, bưng thức ăn hầu hạ cả gia đình đó ăn cơm, đã thế còn bước như bay, nàng cứ lo nếu nàng ta bất cẩn té ngã thì phải làm sao.
Tân Tú sang đúng lúc đứa trẻ bên kia vừa ra đời, nàng đứng cách cửa sổ nghe thấy tiếng phụ nữ khóc thút thít và tiếng bà vú già đang dọn dẹp.
Đứa trẻ cũng đang khóc, tiếng khóc the thé đột ngột biến mất trong tiếng nước. Tân Tú thấy hơi lạ bèn ngó vào nhìn, nàng thấy lão phụ nhân dúi đầu đứa trẻ vào trong nước, không giống thanh tẩy mà càng như dìm chết nó hơn, nàng sững người, giương giọng hỏi: “Bà đang làm gì vậy?”
Lão phụ nhân giật nảy mình khi nghe thấy tiếng nàng, thị nới lỏng tay, đứa bé nhô đầu ra khỏi mặt nước, vừa ho khan vừa khóc nức nở.
Nhận ra là nàng, lão phụ nhân hơi xấu hổ nhưng vẫn đáp rất bình thản: “Đẻ đứa con gái, không muốn nuôi.”
Đẻ một đứa con gái, không muốn nuôi, nên dìm chết nó.
Tân Tú nhìn họ, nhất thời bặt tiếng. Lão phụ nhân cầm chân đứa trẻ xách ngược lên, thậm chí còn cười xin lỗi với nàng, “Quấy rầy tới khách nhân ạ? Xin thứ lỗi, chúng ta sẽ hạ giọng xuống.”
Tân Tú: “… Ta thấy nhà các người cũng không nghèo, chẳng lẽ không nuôi nổi một đứa con gái hay sao mà phải giết chết nó?” Cũng đâu phải nghèo đến mức không nuôi nổi, Tân Tú không hiểu, nàng nghe nói rất nhiều nơi nghèo nàn lạc hậu phụ nữ đẻ rất nhiều con, nếu như đẻ nhiều con gái quá không muốn nuôi họ sẽ vứt đi hoặc cho người khác, nhưng nàng không biết kiểu gia cảnh thế này cũng làm những chuyện như vậy.
Đại nương thấy nàng ngạc nhiên bèn giải thích: “Trong nhà đã có hai đứa con gái rồi, thêm đứa nữa cũng vô ích, nuôi chỉ lãng phí thóc gạo thôi.”
Trước thái độ đương nhiên và khó hiểu của họ Tân Tú thậm chí không biết nói gì. Sau khi rời khỏi Thục Lăng, dường như nàng gặp phải những tình huống khiến mình bất lực rất thường xuyên.
Nàng thà gặp phải những con yêu ma quỷ quái hung ác, xấu xí.
Gia chủ và vợ hắn cuối cùng cũng tới để giải quyết cục diện bế tắc này, nam chủ nhân rất xấu hổ, khuyên ân nhân là nàng cứ về nghỉ ngơi, còn nói sẽ không giết chết bé gái kia nữa. Lúc Tân Tú trở về phòng thấp thoáng nghe thấy tiếng nữ chủ nhân trách mình chõ mũi vào chuyện nhà người khác, bị gia chủ quát nạt mới im miệng.
Căn nhà này nằm ở phía tây thị trấn, sát phiến hồ liền con sông. Ngày thu bụi lau sậy bên hồ đổ rạp hết xuống, chỉ còn sợi bông rung rinh trong gió.
Nương theo ánh trăng mờ mờ, vú già lặng lẽ ném đứa trẻ vào trong nước rồi nhanh chóng quay người bước đi.
Tân Tú đứng trong bụi lau sậy, nghe thấy tiếng lõm tõm bên kia vang lên, gợn sóng nhẹ lan tới dưới chân nàng. Nàng đi tới vớt bé gái lên, con bé vì bị ướt mà bừng tỉnh, lại bắt đầu gào khóc xé trời, Tân Tú ôm nó vào sát người mình, lau đi bùn tanh trên gương mặt nó.
Tân Tú đi ngay trong đêm, dẫn theo La đạo sĩ và bé gái mình nhặt được, không hề chào hỏi một ai trong gia đình này.
“La đạo sĩ, bé gái nhỏ thế này phải uống sữa… Hừm, con la có sữa không nhỉ? Ngươi có sữa không?”
La đạo sĩ: “…”
Cuối cùng Tân Tú đành tìm phụ nữ có sữa trong làng, ra tiền hoặc đổi đồ gì đó nhờ họ cho bé gái này ăn. Có đôi khi thực sự không gặp được ai nàng sẽ lấy cam lộ ra trộn nước, tạm bón cho bé gái, nó theo nàng bữa đói bữa no, dãi nắng dầm sương vậy mà không hề sinh bệnh, ngược lại càng ngày càng khỏe khoắn, sinh lực dồi dào.
Có đôi khi con bé khóc to đến mức khiến Tân Tú tưởng chừng tai mình đi đời rồi, La đạo sĩ không hóa điên vì nàng mà suýt nữa lại phát điên vì con nhóc thích khóc ấy, vô số lần lão thuyết phục Tân Tú mau ném con nhỏ này đi.
Dù là con mèo con chó cũng chẳng nỡ tùy tiện vứt bỏ, huống chi là một đứa bé, nhặt thì cũng đã nhặt rồi, nên đành tạm thời dẫn nó theo. Dù Tân Tú cũng rất thống khổ, nhưng thấy La đạo sĩ còn thống khổ hơn mình nàng lại thấy mừng rỡ, thấy có động lực để kiên trì thêm một thời gian nữa.
Nàng dự định tới tòa thành trì lớn nào đó, chưa biết chừng có thể tìm được gia đình nào bằng lòng nuôi bé gái này.
Có lẽ nhận thức được vận mệnh mới ra đời đã phải chết thật bi thảm của mình mà bé gái này cực kỳ thích khóc, cũng giống tư thế bú sữa hùng hục của mình, con bé khóc rất to, mỗi khi họ đi qua những chỗ hoang tàn, chỉ bằng tiếng khóc của đứa bé có thể dọa được cả sói hoang, sói cũng chẳng dám kêu.
Tân Tú bắt được một con tiểu quỷ yếu xìu, con quỷ này không phải loại quỷ do người chết đi ngưng tụ lại thế gian, mà là thứ biến dị nhờ hội tụ oán khí và tử khí, nó không có thần trí, tựa như một cái bóng quẩn quanh chỗ đồng hoang. Tân Tú không cần tốn nhiều sức đã bắt được nó, bỏ nó vào một cái bong bóng trong suốt, rồi lấy sợi tơ nàng từng trói La đạo sĩ để cố định cái bong bóng, mặc nó bay như một chiếc khinh khí cầu, đầu dây còn lại nàng buộc vào tai con la.
Bé gái nằm trong lòng Tân Tú, nhìn thấy trong “khinh khí cầu” thỉnh thoảng lộ ra những gương mặt người dữ tợn, chẳng những không khóc mà còn cười khanh khách, con bé há miệng a a a rồi chảy nước miếng nhỏ tanh tách lên lưng la.
Tân Tú cố ý giơ tay lắc lắc khinh khí cầu, khiến con tiểu quỷ trong đó cứ phải dán sát mặt vào bề mặt bong bóng trong suốt, rồi bày ra đủ những vẻ mặt dị dạng.
Bé gái: “He he he he ~”
Tân Tú: “Ha ha ha ha!”
La đạo sĩ khinh bỉ hai người họ, đành ngửa đầu lên nguýt trời xanh.
Lời tác giả:
Cứ đòi sư phụ hoài, các bạn căn bản chẳng thích y, các bạn thì thèm thuồng thân thể của y thôi!
“La đạo sĩ, ngươi có biết Hạng Mao ở đâu không?”
La đạo sĩ vốn tên thật là Lữ Thăng – hoàn toàn không phải Mã đạo sĩ hay La đạo sĩ – mặc dù không muốn trả lời vấn đề này, nhưng giờ lão và Tân Tú “cùng hội cùng thuyền”, không thể không cúi đầu mà nhẫn nhục phun ra hai chữ: “Không biết.”
Tuy Tân Tú biến tên đạo sĩ hay làm chuyện xấu này thành con la nhưng lại rất nhân đạo, nàng khiến lão tạm thời còn nói được tiếng người, một con la nói được tiếng người dù sao cũng hơn là một con la không nói được.
Nàng đi tới nơi nào cũng gặp bất đồng ngôn ngữ, khó lắm mới tìm được La đạo sĩ có thể trò chuyện với mình, đương nhiên không thể bỏ qua được, thế là nàng vừa cưỡi la đi đường vừa trò chuyện, để lão dạy mình tiếng địa phương, chẳng mấy đã nói chuyện bằng tiếng địa phương khá thành thạo.
Căn cứ theo nguyên tắc dùng người phải biết tận dụng triệt để, Tân Tú không chỉ coi lão là máy dạy tiếng địa phương mà còn định bắt lão làm bản đồ sống cho mình. Lão đã cao tuổi thế rồi, chưa biết chừng lại biết Hạng Mao ở đâu.
Nghe lão nói không biết rất dứt khoát, Tân Tú giật mớ xích về sau mà không hề nghĩ ngợi, nàng tỏ ra chắc mẩm: “Ngươi không thành thật, rõ ràng biết rất kỹ mà lại nói không biết.”
La đạo sĩ giật mình, nhất thời im lặng, phải một lát sau mới đứng vững để hỏi lại: “Sao ngươi biết ta đang nói dối?”
Tân Tú: “Lừa ngươi đấy, nãy không chắc nhưng giờ chắc rồi, đúng là ngươi không nói thật nhỉ.” Đây là kỹ năng hỏi dò nàng học từ mẹ mình.
La đạo sĩ: “…”
Tân Tú: “Từ thái độ của ngươi ta đoán ngươi không chỉ biết Hạng Mao ở đâu, mà chắc chắn còn có mối quan hệ nào đó với Hạng Mao, thái độ cố ý lảng tránh này không bình thường chút nào.”
La đạo sĩ lại giật mình, thầm nghĩ cô nương này còn trẻ nhưng nhạy cảm thật. Không biết do đâu mà lão cứ im mãi không chịu nói gì, Tân Tú cũng không ép lão, nàng chỉ chậm rãi trò chuyện với lão, nói nhăng nói cuội khiến La đạo sĩ càng thêm lo lắng không biết nàng định giở trò gì.
Tân Tú: “La đạo sĩ, ta thấy ngươi cũng lợi hại đấy, học nhiều hiểu rộng, hay là ngươi dạy ta pháp thuật giúp ngươi đánh bại nữ quỷ hai ngày trước đi?”
La đạo sĩ có vẻ sốc trước thái độ đương nhiên này của nàng, nghĩ thầm người này không biết xấu hổ hay sao, bắt lão làm trâu làm ngựa còn muốn lão dạy pháp thuật cho nàng?
Nhưng lão cũng có lòng muốn biết nàng từ đâu tới bèn hỏi: “Ngươi hẳn là có sư phụ, sao đến cả cách đối phó quỷ cũng không biết?”
Tân Tú: “À, ngày xưa ta chỉ biết đi chơi thôi, còn nhiều thứ chưa kịp học lắm, ai biết phải xuống núi sớm thế. Haiz, ra ngoài mà, biết nhiều mới sống được, không học thêm được gì ta cũng chẳng có mặt mũi nào về gặp phụ lão Giang Đông* nữa.”
(*) Ý chỉ phụ huynh, ông bà ở quê nhà.
La đạo sĩ không biết phụ lão Giang Đông là gì, lão chỉ thấy người này ăn nói linh ta linh tinh, lão chẳng hiểu gì.
Tân Tú: “Nếu ngươi chịu bỏ công dạy ta thì cũng coi như có ân dạy dỗ, ta tất sẽ báo đáp ngươi, chờ ngươi dẫn ta tới gần Hạng Mao ta sẽ tha cho ngươi, thế nào?”
La đạo sĩ lại tưởng là thật mà bắt đầu suy xét việc này, lão quả thật không nghĩ được cách trốn thoát, thay vì ăn nói dông dài thế này không bằng làm theo lời con nhóc này nói. Nhưng nghĩ thì nghĩ vậy, lão lại thầm thấy không cam lòng, nếu không thể giết được nhãi ranh không biết trời cao đất rộng này lão khó mà hết cơn hận trong lòng!
Tân Tú quăng mồi nhử ra xong hãy còn nghêu ngao hát tiếng vó ngựa xa vạn dặm*, tiện thể ngồi trên lưng la vẽ vời. Đúng lúc vẽ xong một tấm, nàng giơ ra cho La đạo sĩ đang trầm tư xem, “Nhìn này, ta vẽ giống chưa? Rất giống đúng không?”
(*) Lời bài hát Bạch Long Mã, OST Tây Du Ký bản hoạt hình, mình dùng lời dịch trong bài Tây Trúc Vạn Dặm của Huyền Chi và Tiến Đạt bản lồng tiếng HTV3.
La đạo sĩ giật bắn mình, lão trợn tròn mắt, sốc tận óc trước kỹ thuật hội họa chuyên nghiệp của họa nô hiện đại là Tân Tú.
Tân Tú chờ lão xem xong mới cất tranh đi, âu sầu nói: “Ta vẽ ngươi vào đây mang về cho sư phụ để ngừa có chuyện không hay xảy ra. Nếu ta thả ngươi đi, ngươi lấy oán báo ơn định trả thù ta thì sao, sư phụ ta có bức tranh này, lỡ như ta có xảy ra chuyện gì người cũng biết phải tìm ai để báo thù cho ta.”
“Sư phụ chỉ có một đồ đệ là ta, người thương ta nhất, lại rất lợi hại nên nếu ta gặp nguy hiểm, dù chân trời góc biển người cũng sẽ báo thù cho ta thôi.”
Tân Tú nói như thật, nhưng thực tế thì nàng chẳng định thả lão đi, giờ tạm lừa lão vậy thôi. Muốn ép la chạy đương nhiên phải cho nó miếng ngon trước đã.
Ngại quá ngại quá, trong chín năm giáo dục bắt buộc ngày xưa nàng chưa bao giờ nghiêm túc nghe giảng môn tư tưởng đạo đức cả, chỉ toàn xem Võ Tòng đả hổ và Khỉ trộm đào nên giờ mới thành ra thế này đây.
La đạo sĩ đã hoàn toàn không biết giận là gì. Lão không ngừng an ủi mình, được rồi, kẻ này ắt có lai lịch hơn người, cứ tạm nhẫn nhịn trước đã, được rồi. Lẩm bẩm hơn mấy lượt như thế, vất vả lắm lão mới kìm được xúc động muốn giết người của mình.
Cả quãng đường phía sau, lão cứ không ngừng phải kìm chế bản thân đừng có giết nàng.
Cố ý chọc lão tức tăng huyết áp rồi lại dỗ cho lão hạ hỏa, Tân Tú vừa nhảy nhót thử thăm dò ranh giới bao giờ La đạo sĩ sụp đổ, vừa vui vẻ học tập.
Khiến nàng ngạc nhiên là, vị La đạo sĩ này lại hiểu rất rõ về những loại quỷ quái khác nhau, cũng có rất nhiều thủ đoạn, còn biết cải tiến bùa đuổi quỷ, nàng càng ngày càng thấy mình thật may, chó ngáp phải ruồi cũng kiếm được một người như thế, bớt biết bao nhiêu chuyện.
Học được không ít thuật bắt quỷ hữu ích, Tân Tú rất muốn tìm ngay một con quỷ thử cho biết, tiếc rằng muốn tìm mà tìm không nổi.
Hôm đó, một người một la đi qua con đường núi chợt nghe thấy tiếng người kêu cứu dưới vách đá.
Tân Tú lập tức vặn tai con la, chờ mong hỏi: “Có phải tinh quái trong núi mê hoặc người qua đường không?” Hôm qua nàng mới nghe La đạo sĩ kể về quỷ núi, có những con còn biết giả tiếng người, chờ người đi qua sẽ lên tiếng cầu cứu, lừa người qua đường ngã xuống núi mà chết, sau đó chúng sẽ ra khỏi kẽ hở dưới vách núi, kéo thi thể về tổ ăn sạch.
La đạo sĩ lúc đầu bị nàng vặn tai còn giận điên lên, cho tới nay đã có thể bình tĩnh đáp: “Không phải, là người thường thôi.”
Tân Tú cũng không tin lão, nàng tự đi kiểm tra, kết quả nhận ra đúng thực là người thường, có lẽ ban đêm đi đường bất cẩn trượt chân ngã xuống vách núi. Bên này núi non trùng điệp, đường núi lại dốc nên bất cẩn ngã xuống cũng là chuyện thường, người này hãy còn may, bắt được một cái rễ cây nhô lên mới còn sống tới giờ.
La đạo sĩ giục nàng: “Đi nhanh lên đi.” Một phàm nhân mà thôi, đáng gì đâu mà bận tâm.
Tân Tú lại vung roi kéo kẻ xui xẻo bên dưới lên. Người đó là một nam nhân nhìn hiền hậu thật thà, ước chừng bốn mươi, năm mươi tuổi.
Tìm được đường sống trong chỗ chết, vị đại thúc đó khóc như mưa, cuống cuồng cảm ơn Tân Tú. Hắn tự xưng là một tiểu thương, lần này ra ngoài buôn bán nhưng bất cẩn trượt ngã xuống núi, con ngựa hắn cưỡi ngã chết còn hắn may mắn túm được rễ cây mới sống nổi qua một ngày.
Vì người này mời quá nhiệt tình, Tân Tú không thể không về nhà theo hắn.
Thời nay người ta nếu đã muốn tỏ lòng biết ơn thì nhất định phải mời nhau một bữa. Chu du dưới này muốn ăn một bữa ra hồn không tiện lắm nên Tân Tú cũng vui vẻ đồng ý, hơn nữa đại thúc nói nhà hắn ở ngay trấn dưới núi kia, nàng cũng tiện tới đó tá túc một đêm.
Trước khi ra ngoài Tân Tú cầm rất nhiều vàng bạc từ chỗ sư phụ, với sư phụ đây chỉ là nguyên liệu để luyện khí thôi, chủ yếu dùng để trang trí nên nàng cầm theo rất nhiều, còn phát cho các đệ đệ muội muội, bảo chúng rằng ra ngoài không mang tiền sẽ khó khăn lắm. Nhưng nàng phát hiện mình đã nhầm, bởi vì những nơi nàng đi qua hầu như là thôn xóm hoang vắng, căn bản không có nhiều chỗ dùng được tiền, có thể tìm trọ để qua đêm cũng khó.
Thương mại không phát triển nên cơ bản khách du lịch không hề tồn tại, có tiền cũng chẳng dùng được, thôi thì thỉnh thoảng đành hành hiệp trượng nghĩa ăn nhờ ở đậu một bữa để sống qua ngày vậy.
Nàng dẫn đại thúc về nhà an toàn, quả nhiên được cả nhà hắn bao gồm từ mẹ già rồi vợ rồi thị thiếp, đến tận hai đứa con gái của hắn cảm ơn rối rít.
Ăn một bữa cũng coi như phong phú, nàng được nữ chủ nhà sắp xếp cho một gian phòng sạch sẽ để nghỉ ngơi. Thế nhưng vị nữ chủ nhân này nhìn nàng với ánh mắt khá kỳ quái, là chút gì đó tò mò và tọc mạch.
Suốt quãng đường này Tân Tú đã thấy rất nhiều ánh mắt như thế. Tại chốn địa vực này nữ tử trẻ tuổi ra ngoài một mình là chuyện cực kỳ quái lạ, còn chưa nói tới việc nàng nhìn sạch sẽ quá. Không chỉ có quần áo bề ngoài khác lạ mà khí chất cũng hoàn toàn khác với người nơi đây.
Trong nhà này còn có một bà vú già, lúc chiều mang nước nóng tới cho nàng thị cứ nói gần nói xa định dò hỏi thân thế rồi quê quán của nàng mãi, cực kỳ hóng hớt.
Nhà này xem chừng cũng không giàu lắm, tuy không so được với tòa biệt phủ của Quý phủ nọ nhưng cũng có mấy khoảng sân, chừng là dạng thường thường bậc trung.
Tân Tú thong thả ngâm chân, hiếm khi mới được ngủ một giấc ngon trong chăn, tiếc rằng mới ngủ nửa đêm đã bị đánh thức bởi tiếng người.
Nàng đứng dậy xem xét, phát hiện tiếng vang phát ra từ căn phòng phía sau, thị thiếp của vị đại thúc đó đang sinh con.
Lúc nãy ăn cơm, thấy vị thị thiếp đang có bầu nọ Tân Tú đã thấy hãi, bởi lẽ vị thị thiếp này đứng cùng chỗ với vú già kia, bưng thức ăn hầu hạ cả gia đình đó ăn cơm, đã thế còn bước như bay, nàng cứ lo nếu nàng ta bất cẩn té ngã thì phải làm sao.
Tân Tú sang đúng lúc đứa trẻ bên kia vừa ra đời, nàng đứng cách cửa sổ nghe thấy tiếng phụ nữ khóc thút thít và tiếng bà vú già đang dọn dẹp.
Đứa trẻ cũng đang khóc, tiếng khóc the thé đột ngột biến mất trong tiếng nước. Tân Tú thấy hơi lạ bèn ngó vào nhìn, nàng thấy lão phụ nhân dúi đầu đứa trẻ vào trong nước, không giống thanh tẩy mà càng như dìm chết nó hơn, nàng sững người, giương giọng hỏi: “Bà đang làm gì vậy?”
Lão phụ nhân giật nảy mình khi nghe thấy tiếng nàng, thị nới lỏng tay, đứa bé nhô đầu ra khỏi mặt nước, vừa ho khan vừa khóc nức nở.
Nhận ra là nàng, lão phụ nhân hơi xấu hổ nhưng vẫn đáp rất bình thản: “Đẻ đứa con gái, không muốn nuôi.”
Đẻ một đứa con gái, không muốn nuôi, nên dìm chết nó.
Tân Tú nhìn họ, nhất thời bặt tiếng. Lão phụ nhân cầm chân đứa trẻ xách ngược lên, thậm chí còn cười xin lỗi với nàng, “Quấy rầy tới khách nhân ạ? Xin thứ lỗi, chúng ta sẽ hạ giọng xuống.”
Tân Tú: “… Ta thấy nhà các người cũng không nghèo, chẳng lẽ không nuôi nổi một đứa con gái hay sao mà phải giết chết nó?” Cũng đâu phải nghèo đến mức không nuôi nổi, Tân Tú không hiểu, nàng nghe nói rất nhiều nơi nghèo nàn lạc hậu phụ nữ đẻ rất nhiều con, nếu như đẻ nhiều con gái quá không muốn nuôi họ sẽ vứt đi hoặc cho người khác, nhưng nàng không biết kiểu gia cảnh thế này cũng làm những chuyện như vậy.
Đại nương thấy nàng ngạc nhiên bèn giải thích: “Trong nhà đã có hai đứa con gái rồi, thêm đứa nữa cũng vô ích, nuôi chỉ lãng phí thóc gạo thôi.”
Trước thái độ đương nhiên và khó hiểu của họ Tân Tú thậm chí không biết nói gì. Sau khi rời khỏi Thục Lăng, dường như nàng gặp phải những tình huống khiến mình bất lực rất thường xuyên.
Nàng thà gặp phải những con yêu ma quỷ quái hung ác, xấu xí.
Gia chủ và vợ hắn cuối cùng cũng tới để giải quyết cục diện bế tắc này, nam chủ nhân rất xấu hổ, khuyên ân nhân là nàng cứ về nghỉ ngơi, còn nói sẽ không giết chết bé gái kia nữa. Lúc Tân Tú trở về phòng thấp thoáng nghe thấy tiếng nữ chủ nhân trách mình chõ mũi vào chuyện nhà người khác, bị gia chủ quát nạt mới im miệng.
Căn nhà này nằm ở phía tây thị trấn, sát phiến hồ liền con sông. Ngày thu bụi lau sậy bên hồ đổ rạp hết xuống, chỉ còn sợi bông rung rinh trong gió.
Nương theo ánh trăng mờ mờ, vú già lặng lẽ ném đứa trẻ vào trong nước rồi nhanh chóng quay người bước đi.
Tân Tú đứng trong bụi lau sậy, nghe thấy tiếng lõm tõm bên kia vang lên, gợn sóng nhẹ lan tới dưới chân nàng. Nàng đi tới vớt bé gái lên, con bé vì bị ướt mà bừng tỉnh, lại bắt đầu gào khóc xé trời, Tân Tú ôm nó vào sát người mình, lau đi bùn tanh trên gương mặt nó.
Tân Tú đi ngay trong đêm, dẫn theo La đạo sĩ và bé gái mình nhặt được, không hề chào hỏi một ai trong gia đình này.
“La đạo sĩ, bé gái nhỏ thế này phải uống sữa… Hừm, con la có sữa không nhỉ? Ngươi có sữa không?”
La đạo sĩ: “…”
Cuối cùng Tân Tú đành tìm phụ nữ có sữa trong làng, ra tiền hoặc đổi đồ gì đó nhờ họ cho bé gái này ăn. Có đôi khi thực sự không gặp được ai nàng sẽ lấy cam lộ ra trộn nước, tạm bón cho bé gái, nó theo nàng bữa đói bữa no, dãi nắng dầm sương vậy mà không hề sinh bệnh, ngược lại càng ngày càng khỏe khoắn, sinh lực dồi dào.
Có đôi khi con bé khóc to đến mức khiến Tân Tú tưởng chừng tai mình đi đời rồi, La đạo sĩ không hóa điên vì nàng mà suýt nữa lại phát điên vì con nhóc thích khóc ấy, vô số lần lão thuyết phục Tân Tú mau ném con nhỏ này đi.
Dù là con mèo con chó cũng chẳng nỡ tùy tiện vứt bỏ, huống chi là một đứa bé, nhặt thì cũng đã nhặt rồi, nên đành tạm thời dẫn nó theo. Dù Tân Tú cũng rất thống khổ, nhưng thấy La đạo sĩ còn thống khổ hơn mình nàng lại thấy mừng rỡ, thấy có động lực để kiên trì thêm một thời gian nữa.
Nàng dự định tới tòa thành trì lớn nào đó, chưa biết chừng có thể tìm được gia đình nào bằng lòng nuôi bé gái này.
Có lẽ nhận thức được vận mệnh mới ra đời đã phải chết thật bi thảm của mình mà bé gái này cực kỳ thích khóc, cũng giống tư thế bú sữa hùng hục của mình, con bé khóc rất to, mỗi khi họ đi qua những chỗ hoang tàn, chỉ bằng tiếng khóc của đứa bé có thể dọa được cả sói hoang, sói cũng chẳng dám kêu.
Tân Tú bắt được một con tiểu quỷ yếu xìu, con quỷ này không phải loại quỷ do người chết đi ngưng tụ lại thế gian, mà là thứ biến dị nhờ hội tụ oán khí và tử khí, nó không có thần trí, tựa như một cái bóng quẩn quanh chỗ đồng hoang. Tân Tú không cần tốn nhiều sức đã bắt được nó, bỏ nó vào một cái bong bóng trong suốt, rồi lấy sợi tơ nàng từng trói La đạo sĩ để cố định cái bong bóng, mặc nó bay như một chiếc khinh khí cầu, đầu dây còn lại nàng buộc vào tai con la.
Bé gái nằm trong lòng Tân Tú, nhìn thấy trong “khinh khí cầu” thỉnh thoảng lộ ra những gương mặt người dữ tợn, chẳng những không khóc mà còn cười khanh khách, con bé há miệng a a a rồi chảy nước miếng nhỏ tanh tách lên lưng la.
Tân Tú cố ý giơ tay lắc lắc khinh khí cầu, khiến con tiểu quỷ trong đó cứ phải dán sát mặt vào bề mặt bong bóng trong suốt, rồi bày ra đủ những vẻ mặt dị dạng.
Bé gái: “He he he he ~”
Tân Tú: “Ha ha ha ha!”
La đạo sĩ khinh bỉ hai người họ, đành ngửa đầu lên nguýt trời xanh.
Lời tác giả:
Cứ đòi sư phụ hoài, các bạn căn bản chẳng thích y, các bạn thì thèm thuồng thân thể của y thôi!
Bình luận truyện