Ta Minh Hôn Với Tú Tài Đã Chết

Chương 2



4

Người ta nói: Không phải lúc nào cũng gặp may mắn.

Sau khi nhận được tiền lương tháng đầu tiên, ta hào hứng mua một con gà quay và hai chai sữa dê, rồi xin bà chủ cho phép nghỉ nửa ngày để về nhà sớm.

Chưa kịp vào cửa đã nghe thấy tiếng kêu thét của hai đứa trẻ con.

Tim ta lỡ một nhịp, ta cũng không quan tâm nữa, lao thẳng về phía cửa nhà, nhìn thấy cha ta, người mà ta đã hơn một tháng không gặp, đang đứng ở ngưỡng cửa, ôm Hà Minh trong một tay, tay còn lại xách cổ áo Hà Tuệ, phu nhân nặng nề nằm dưới đất thở hổn hển.

Mặt Hà Tuệ đỏ bừng vì bị nghẹn thở, Hà Minh nhìn thấy ta, oà khóc to hơn và không ngừng gọi mẹ.

Ta giận dữ gầm lên:

"Vương Trạch Vũ! Ông vào nhà chúng ta làm gì vậy?”

Vừa nói, ta không biết lấy dũng khí và sức lực từ đâu ra mà vừa đâm vào ngực ông ta, kéo lấy Hà Tuệ rồi tiến tới giật lại Hà Minh, ông ta choáng váng trước cú va chạm của ta, nhất thời không kịp phản ứng, chỉ nhìn ta chằm chằm.

Lúc đầu, ông ấy có chút lúng túng, nhưng khi nhìn ta được một lúc, ông ấy không có vẻ quan tâm nữa mà ưỡn ngực tự tin:

“Ta là cha ngươi đấy, ta không thể đến đây được sao?”

Hà Minh và Hà Tuệ ngồi trên giường khóc với nhau, ta đỡ phu nhân dậy, dìu phu nhân ngồi lên giường, để ba người ở phía sau, ta diều cợt nói:

“Ta không còn là con gái của ông nữa rồi. Ông nói xem ông còn có thể đến được không?”

Không ngờ ông ta lại phá lên cười:

“Ta đã đi quanh hỏi một vòng, đây là cái thể loại nhảm nhí gì vậy? Ta chưa gặp được quan, nhưng ngươi vẫn là con gái của ta! Ta muốn đến lúc nào cũng được!”

Ta tức giận đến run cả người, còn chưa kịp nói lại gì thì ông lại đổi sắc mặt, nhìn chằm chằm hai đứa trẻ trên giường, cười nham hiểm nói:

“Bảo Cát, ngươi còn nhỏ và còn ngu ngốc lắm, ta đang làm mọi thứ vì lợi ích của chính ngươi."

"Biến đi!”

Ông ấy tiến lên một bước, cứ như thể đang thực sự nghĩ cho ta:

“Sau hôm đó về ta đã suy nghĩ kỹ, dung mạo của ngươi cũng không tệ, lại có thể thêu thùa, lấy chồng khác cũng không có gì đáng lo lắng. Về sau cũng không cần sống chung với nhà chồng đã c.hết…”

Phu nhân thở hổn hển, nức nở dữ dội, nắm lấy một cánh tay ta.

Ta sợ sức khỏe của phu nhân vừa mới tốt lên được một chút sẽ lại bị ảnh hưởng, nên cứ để phu nhân giữ tay, ta tức giận hét lên với Vương Trạch Vũ:

“Ông cút ra khỏi đây! Đừng đánh rắm ở đây nữa!”

Ông ta mỉm cười, không hề sợ số người già yếu, bệnh tật và trẻ nhỏ trong nhà chúng ta, ánh mắt sáng ngời:

“Bảo Cát, hai đứa nhỏ này còn chưa biết gì, bán đi lúc này là tốt nhất. Không còn hai đứa làm phiền, trong nhà sẽ bớt đi hai miệng ăn, ngươi cũng nên tái hôn…"

Ông còn chưa dứt lời, đã thấy phu nhân th ở dốc mạnh hơn. Trên trán ta nổi gân xanh, nửa vì tức giận, nửa vì bị phu nhân véo!

Ta kéo tay phu nhân ra, tay nắm lấy con dao bên cạnh bếp lò.

Con dao làm bếp mới mua hai ngày trước, rất sắc bén, bản thân ông ta cũng không phải là người dũng cảm gì cho cam, nên khi ta chĩa mũi dao vào ông, ông ta liền sợ hãi.

Ta nghiến răng nghiến lợi nói:

“Cút-ra-ngoài!”

Hà Tuệ Hà Minh mở to đôi mắt nhìn ta, quên cả khóc.

Ta cầm dao ép hắn lùi dần, hắn nuốt nước miếng, lắc lắc chân tay, còn uy hiếp ta:

“Ngươi, ngươi... Ta là cha ngươi! Nếu dám động vào ta, ngươi cũng sẽ không được yên ổn!”

Ta giả điếc vẫn giơ cao con dao làm bếp, ép hắn từng bước một ra khỏi cửa nhà.

Lúc này đã là buổi trưa, người đi làm đồng đều đang trên đường về, nhiều người nhìn thấy động tĩnh trước cửa nhà ta, cũng tò mò chậm rãi tiến lại gần.

Vừa thấy họ, ta lấy hết sức có thể hét thật to:

“Bắt cóc! Ông ta lao vào nhà bắt cóc trẻ con!"

Cha ta nghe vậy thì hoảng sợ, vội chạy tới định giật lấy con dao trên tay ta, chưa kịp làm gì thì đã bị một thanh niên lao tới đánh ngã xuống đất.

Chàng trai trẻ còn hét lớn:

“Chú ba, nhanh lên! Có người đang gây rối ở nhà bác hai!”

Nghe anh gọi người nhà phu nhân như vậy, ta liền biết anh cũng là người nhà họ Lương, ta nhẹ nhõm đến mức buông tay, con dao làm bếp rơi xuống đất, mới nhận ra chân mình đã yếu đến mức phải ngồi sụp xuống bên ngưỡng cửa.

Cha ta bị đẩy xuống đất vùng vẫy, hét lên:

"Con khốn này! Ta là cha ngươi…"

Lời còn chưa dứt, người thanh niên đang ôm hắn đã cho hắn một nắm đấm, khiến hắn nghẹn đến trợn mắt, không nói thêm được gì.

Sau đó, lại có một người đàn ông khác đi tới và hỏi:

“Con dâu nhà Nhị Lang, có chuyện gì thế này?”

Ta vô thức quay đầu nhìn vào bên trong, Hà Tuệ và Hà Minh đang kinh hãi ôm lấy nhau, tròn xoe mắt nhìn ta.

Phu nhân đã đứng dậy nhưng hơi thở vẫn nặng trĩu, cũng không nói được lời nào.

Ta co người, nắm lấy khung cửa vịn đứng lên, cũng là lúc ta nhận ra người vừa bước tới chính là chú ba nhà họ Lương.

Trên mặt đất, cha ta vẫn đang bị ghì xuống, ông nhìn ta một cách hung dữ.

Ta hít một hơi thật sâu, giọng vẫn còn run rẩy, khàn khàn nói:

“Chú ba, chú ba cũng thấy rồi… người nằm dưới đất là cha ruột con, ông ấy tới đây tấn công phu nhân khi con không có ở nhà, định cướp Hà Tuệ và Hà Minh mang đi bán!”

Chú ba trừng mắt nhìn cha ta một cái, hắn ta lập tức rụt cổ lại như chim cút, không còn dám nhìn ngó gì nữa.

Chú ba chậm rãi nói:

“Người bên ngoài dám tới cướp con cháu của Lương gia, phải giải đi báo quan.”

Cha ta vừa định phun ra mấy thứ bẩn thỉu, liền nghe tin sắp bị bắt lên quan, ông ta hét lên:

"Đều là hiểu lầm! Tất cả chỉ là hiểu lầm thôi! Là con gái ta nói không sống được thế này nữa, nên ta mới tới đây.”

“Nó không muốn một thân một mình nuôi già dưỡng trẻ nữa, nên giao cho ta việc bắt cóc này."

“Nó nói nó muốn tìm một chỗ tốt hơn, nói ta đến đây mang lũ trẻ con đi hỏi giá bán!”

Nếu không phải ta vẫn đang run rẩy, ta nhất định đã xông lên đá hắn mấy cái!

Ta nghiến răng nghiến lợi chửi:

"Mẹ kiếp!”

Ánh mắt hắn vẫn trợn ngược, vội vàng nói tiếp:

"Nó muốn như thế thật mà! Nếu không có thỏa thuận từ trước, nó lúc này còn đang làm việc ở thị trấn, sao hôm nay lại về sớm như thế này? Tại là vì giá cả không thể thương lượng được, nên nó thấy hối hận, muốn đổi sang cách khác…"

Còn chưa kịp nói xong, thanh niên đang trấn áp hắn đã cầm nắm đất nhét vào miệng hắn, lớn giọng chửi bới:

“Lương gia ta còn chưa lên tiếng, ngươi lảm nhảm sủa cái gì!”

Chú ba nhìn ta, một lúc sau mới thở dài nói:

"Con dâu nhà Nhị Lang, có muốn giải thích một chút không?”

Tim ta đập mạnh, há miệng gần như không nói được gì:

"Chú ba, chú thấy đấy. Hôm nay con có lương tháng từ xưởng thêu, liền muốn về sớm với phu nhân cũng như hai đứa nhỏ, con xin bà chủ nghỉ nửa ngày, mang về chút đồ ăn ngon…”

Phu nhân không biết từ lúc nào đã bế Hà Tuệ Hà Minh bước lên, vừa nghe ta nói xong, phu nhân đã lao vào lòng ta, đau lòng khóc. Hà Tuệ thấy thế cũng khóc theo, nhoài ra đòi ta bế.

Ta đưa tay đỡ lấy con bé, nhìn thấy trên cổ nó có vết lằn đỏ, nghĩ đến bộ dạng khốn nạn của cha ta, ta không kìm được mà cũng rơi nước mắt.

Phu nhân đứng phía sau cũng rất tức giận, nhưng cũng may phu nhân đã không còn khó thở nữa, vừa khóc vừa chỉ vào mặt cha ta mắng:

“Ngươi là đồ vô liêm sỉ! Chú ba, khi Bảo Cát gả làm con dâu nhà chúng ta, Bảo Cát nói không muốn Lương gia có dính dáng gì vào tên cờ bạc này nữa, trưởng thôn lúc đó đã thay mặt viết một lá thư tuyệt định rồi!

Nói xong, ba chúng ta cùng khóc, còn đứa nhỏ Hà Minh cũng đang rơm rớm nước mắt, cảnh tượng khiến ai nhìn thấy cũng vô cùng xót xa.

Chú ba hỏi:

“Có chuyện này à?”

Ta gật đầu liên tục, nức nở nói:

“Đại hán ở Vạn Bảo Lâu đang giữ tất cả số giấy tờ!”

Chú ba cười khẩy, nhìn cha ta với vẻ mặt giận giữ:

"Vậy thì chúng ta cũng không thể làm gì được nữa rồi. Người ngoài đã đến làm loạn, còn định bắt cóc trẻ nhỏ. Giải hắn lên quan đi!”

Cha ta trợn mắt hét lên:

"Vương Bảo Cát! Ngươi là đồ bất hiếu, đồ thối tha!”

Hai thanh niên kéo hắn lên khỏi mặt đất, đẩy về phía trước, hắn vẫn không chịu bỏ cuộc, vẫn gào lên:

“Trên đời này không thể có chuyện con gái kiện cha!”

Chú ba không khách khí, đấm mạnh vào mồm hắn, lớn tiếng nói:

“Ở đây không có ai là con gái của ngươi! Lương gia chúng ta thưa quan ngươi bắt cóc, để xem trên quan xử lý ngươi ra sao!”

Thế là một nhóm người hộ tống cha ta về phía quận lỵ.

Hà Tuệ ngừng khóc, đôi mắt đỏ như một chú thỏ con, rụt rè gọi: “Mẹ…”

Ta buông con bé ra, lau nước mắt, lúc này mới để ý được đến số đồ ăn ta mang về.

Hai bình sữa dê đã bị đập vỡ, trong phòng nồng nặc mùi sữa, gà quay không sao, vì được gói trong hai lớp giấy dầu, nên vết rơi cũng không đến nỗi tệ lắm.

Ta nhặt gà dưới đất lên, Hà Minh vội vàng ngọng nghịu an ủi bằng số từ ít ỏi nó biết:

"Mẹ! Vẫn còn ăn, gà ăn được!”

Phu nhân cũng lau nước mắt, ôm cánh tay ta:

“Ừ, đúng rồi, Bảo Cát cũng đã sợ hãi rồi. Nếu con không về kịp, Hà Tuệ Hà Minh không biết đã xảy ra chuyện gì…"

"Bảo Cát, chúng ta cùng ăn gà, con ăn đùi gà đi, lấy lại tinh thần!"

Ta muốn nói, ta chưa bao giờ thấy ai dùng đùi gà để gạt đi cơn hoảng loạn, mà đùi gà lúc này lại là thứ bám bụi nhiều nhất.

Nhưng cuối cùng, dưới ánh mắt tha thiết của ba người, ta cũng ăn chiếc đùi gà, rưng rưng nước mắt.

5

Chuyện xảy ra sau đó ta được dì ba nói cho biết.

Lúc đó, mọi người trong Lương gia cùng cụ trưởng thôn hùng hổ đưa cha ta, à, hiện tại là Vương Trạch Vũ, đến quận lỵ báo quan.

Chắc hẳn là đã quen mặt hắn ta rồi, nên khi quan lỵ nghe chuyện này, họ còn chẳng kịp để cho Vương Trạch Vũ kêu la kể lể oan trái, liền ngay trước mặt đám đông, đã ra phán quyết rằng Vương Trạch Vũ nhận đánh 20 đại bản.

Các quan lính trong quận lỵ cũng đã lâu lắm rồi không gặp chuyện phạt đánh người nặng đến thế, khi nghe đến 20 đại bạn, Vương Trạch Vũ cũng đã thở không ra hơi.

Tuy nhiên, Lương gia cũng không muốn làm lớn chuyện thêm nữa, Sau khi hắn ta nhận đủ đòn, chú ba đứng ra bảo các thanh niên trong tộc kéo Vương Trạch Vũ đi quanh một vòng, để tất cả mọi người trong thị trấn chứng kiến, sau đó còn để lại vài đồng tiền, cho hắn còn có thể ăn uống mà sống sót.

Lưng mông đều đã bị đánh hỏng, sẽ không mang tiền giữ mạng này để lại đi đánh bạc nữa chứ?

Dì ba thích nói thích cười, khi kể lại vụ việc này, dì rất hăng hái và hài hước, không chỉ riêng ta, thậm chí cả Hà Tuệ, một đứa nhỏ còn chưa hiểu gì cả, cũng cười khanh khách trên giường.

Cuối cùng, dì ba vỗ nhẹ lên tay ta, an ủi nói:

"Lúc chú ba con cho hắn ta đi, đã cảnh báo hết rồi. Nếu sau này hắn còn dám đến nhà này nữa, đến một lần, chúng ta đánh gãy một chân! Về sau… có thể sống bình yên rồi.”

Ta cảm thấy cay mắt, vội nhìn xuống đất, lẳng lặng nói "Vâng" với nhiều cảm xúc khó tả.

Những ngày sau đó thực sự đã tốt hơn nhiều, thậm chí còn trở nên hơi tẻ nhạt.

Cuộc sống hàng ngày của ta chỉ là, sáng lên xe bò đến xưởng thêu làm việc, đến tối trở lại nhà.

Điều tích cực là ta cảm thấy đã dễ sống hơn rồi, đôi khi còn có thể cố gắng mua một ít bánh gạo mềm cho bọn trẻ nữa.

Từ khi bị Vương Trạch Vũ uy hiếp, phu nhân đã nhận ra tầm quan trọng của sức khỏe.

Sau khi phu nhân hồi phục trở lại, bà bắt ta mua một ít hạt giống để bà trồng cấy ở sau nhà.

Lần đầu tiên ta thấy, bà đã ăn một bát cơm lớn rồi, còn muốn ăn thêm nữa, ta thật sự rất ngạc nhiên. Bởi lẽ, sau thời gian khá dài ở đây, ta chưa bao giờ thấy bà có thể ăn được nhiều như vậy.

Ta cẩn thận hỏi:

“Phu nhân... việc trồng cấy của phu nhân thuận lợi chứ? Phu nhân đừng để mệt mỏi mỏi quá sức.”

Phu nhân ánh mắt quyết liệt:

"Không sợ! Chờ ta trồng xong, ai dám đến gây rối, ta cũng sẽ như cụ bà bên cạnh, dùng cuốc đánh gãy chân chó của hắn ta!”

Cụ bà bên cạnh, mạnh mẽ, tròn xoe, có thể vặn gãy cổ một con gà mái bằng tay không.

Cuộc chiến vang dội nhất của cụ bà này là, một đêm nọ, bà ấy đã dùng những viên gạch thừa sau khi xây tường, đánh bất tỉnh một tên trộm đã rình mò lâu ngày, từ đó được tôn là hiệp sĩ của huyện Xuân Dương, là nguồn sáng của công lý.

Nhìn lại phu nhân, vóc dáng mảnh mai, cũng không nhiều thịt thà, ta thậm chí còn sợ, bà có thể tự làm mình bị thương với cái cuốc đó.

Hà Tuệ ngơ ngác còn chưa biết gì, vẫn cười đùa khoe răng sữa trắng như hạt gạo:

“Con mẹ! Nắng quá!”

Hà Minh ngay lập tức bắt chước nói theo em gái:

“Nắng quá! Con bà nó!”

….

"…Phu nhân, lần sau nhớ tránh nói như vậy trước mặt trẻ con.”

Ngày hôm sau, khi ta đến làm việc, bên cạnh khung thêu của ta đã có thêm một người mới, một người phụ nữ rất xinh đẹp, so với cô ta, tất cả mọi người trong xưởng liền trở nên tầm thường.

Chủ xưởng thêu tế nhị nói riêng với ta rằng, cô ấy mang họ Thu, là một phụ nữ góa chồng, không lâu trước đây mới qua giai đoạn để tang, không ai muốn cô ấy ngồi cùng, nên đành để cho ta làm cùng cô ấy.

Ta nghĩ trong lòng, cô ấy là góa phụ, ta cũng vậy, liệu có thể là vì ta thường xuyên cười đùa, nên mọi người đã quên mất điều này không?

6

Quả là đáng tiếc tiếc khi cô Thu là goá phụ, nhưng ta lại nghe được những lời bàn tán khác, từ các cô nương thêu thùa cùng chỗ với ta.

Trước đây cô Thu cũng là người huyện Xuân Dương, sinh ra trong một gia đình trí thức, có họ hàng với thiếu gia nhà họ Triệu, người từng mở làng vải, nhưng chưa đầy hai năm sau, làng vải sụp đổ, chàng trai trẻ họ Triệu cũng qua đời vì bệnh tật.

Sau này, ở tuổi mười ba, cô đính hôn với con trai của ông Trường Tư, năm sau đó, con trai của ông bị xe ngựa cán, qua đời.

Năm mười lăm tuổi, cô hẹn hò với một anh chàng trong huyện, và anh chàng này… cũng đã qua đời.

Cuối cùng, lúc mọi người đều cho rằng cô sẽ cô đơn như vậy cả đời, thì có một học giả đến cầu hôn, sau đó vị học giả này vinh dự nhận chức quan thất phẩm, đã cùng cô chuyển đến một nơi khác để sinh sống.

Không lâu sau, vị quan thất phẩm này uống rượu bị vấp ngã, rơi xuống sông c.hết đuối.

Vì vậy, cô Thu đã rong ruổi khắp nơi trong vài năm trước khi trở về lại huyện Xuân Dương.

Buôn chuyện xong, mọi người không ngừng thở dài, thầm cảm thấy cô ấy thật xui xẻo, chỉ có ta bí mật tiếp cận cô ấy khi mọi người đã xong việc, đang chuẩn bị ra về. Ta thấp giọng hỏi:

"Bọn họ nói…"

Cô Thu đang tỉa tót lại những sợi chỉ thừa trên mặt thêu, lạnh lùng ngắt lời ta:

“Họ nói đều đúng hết.”

Mắt ta sáng lên:

“Vậy là cô Thu biết chữ thật à?”

Cô Thu nghẹn một lúc, hình như không ngờ ta lại hỏi điều này, nên nhìn ta thêm hai lần nữa rồi mới chậm rãi đáp lời:

"Ừ.”

Ta sán lại gần, nhiệt tình hơn:

“Cô Thu, cô đã đọc những sách gì rồi? Tam Tự Kinh? Nghìn Tự Kinh?”

Vẻ mặt cô Thu không thay đổi, nhưng cô lùi lại một bước và nói:

“Cha mẹ đã dạy ta Tứ Thư Ngũ Kinh.”

( Tam tự kinh 三字經 hay Sách ba chữ do Vương Ứng Lân đầu tiên biên soạn từ đời Tống. Đến đời Minh – Thanh, những người đời sau có bổ sung thêm vào cho trọn lịch sử các triều đại, được dùng để dạy cho học trò mới đi học.

Thông thường người ta hay nói là: Tứ Thư Ngũ Kinh, với Ngũ Kinh gồm 5 tác phẩm Kinh thi, Kinh thư, Kinh lễ, Kinh dịch, Kinh Xuân Thu. Các sách này còn là những tác phẩm văn chương cổ điển của Trung Quốc.

theo em hiểu thì Tứ Thư Ngũ Kinh là kiểu chuyên sâu nâng cao hơn hẳn Tam Tự Kinh luôn, mấy hai có ji góp ý cho em với nha em cãm mơn nhiềuuu)

Lần này đến lượt ta nghẹn ngào, thận trọng nói:

“Có phải cô… đã học hết cả Tứ Thư Ngũ Kinh rồi không?”

Có điều gì đó ta không hiểu trong cách cô ấy nhìn ta, cô dường như hít vào một hơi thật sâu, rồi mới nói:

"Cô hỏi những câu này là có chuyện gì?”

Nhìn bộ dạng của cô ấy, ta tưởng cô bận chuyện gì đó phải về luôn, nên không nhịn được, vội vàng trình bày:

“Chính là… Nhà ta có hai đứa trẻ, tuy chúng cũng chưa đến tuổi, nhưng ta nghĩ là chúng cũng nên biết đọc…"

“Có điều, cả phu nhân lẫn ta đều không biết chữ."

“Gia đình chúng ta toàn là trẻ mồ côi và góa bụa, ta cảm thấy không an toàn khi nhờ người bên ngoài…"

Nhìn thấy ánh mắt ảm đạm của cô Thu, ta lại cảm thấy áy náy, cúi đầu vặn vò góc áo mình, nhỏ giọng nói:

“Thôi… cô Thu vào nhà ta dạy hai đứa nhỏ, nói thật ta cũng không có gì để trả công…"

Vẻ mặt cô Thu có chút phức tạp, lẫn chút thương hại, cuối cùng cô thắt sợi chỉ lại, không nói thêm gì, chỉ gật đầu ra chiều đồng ý.

Ngay sau đó, cô lại cảm thấy có chút bối rối, mặt hơi đỏ lên, thấp giọng:

“Chỉ là… ta như vậy, là sẽ phải ở lại nhà cô ăn cơm.”

Ta vỗ ngực hứa hẹn:

“Chỉ cần ta còn làm ở đây, nhất định cả nhà đều sẽ no bụng!”

Vì vậy, hai ngày sau, cô Thu lần đầu tiên đến nhà ta.

Ta dùng tiền lương tháng, nghe lời khuyên của cô, mua một cuốn sách tập viết, bản sao của cuốn Tam Tự Kinh.

Dù sao thì hai đứa vẫn còn nhỏ, nên có thể học chung một cuốn sách.

Hà Tuệ từ nhỏ đã rất có mắt thẩm mỹ, khi nhìn thấy cô Thu, con bé như chết lặng, ánh mắt lấp lánh như lúc nó nhìn thấy chiếc bánh nếp yêu thích của mình, suýt chảy cả nước miếng.

Hà Minh cũng biết nói “Dì ơi, dì ngồi”.

Cũng may Lương Hà Tuệ là con gái, nếu không, sợ lớn lên sẽ trở thành kẻ háo sắc mất.

Điều đáng ngạc nhiên là phu nhân cũng không hề phản đối cô Thu, nhìn ra điều đó, ta thận trọng hỏi bà:

“Phu nhân, họ đều nói rằng số mệnh của cô Thu không tốt cho lắm, khắc chồng…”

Phu nhân lập tức trợn mắt, vỗ đùi, giận dữ chửi bới:

“Khắc phu thì làm sao? Chúng ta cũng không phải là nam nhân! Sợ đàm tiếu cái gì? Hơn nữa, đều là góa phụ, không lẽ còn có thể coi thường nhau?”

Ta nghĩ, người ta một nhà ba tiến sỹ, nhà ta một nhà ba góa phụ. Thôi được rồi...

Nghĩ ngợi lung tung, ta lại thấy sợ nhỡ mai này Hà Tuệ vô tình thành góa phụ, nên ta đặc biệt dặn dò nó rằng, khi chọn phu quân, phải chọn nam tử có phúc đức sâu sắc, thân hình cường tráng. Như vậy mới an toàn.

Ở góc đằng đó, nó chả hiểu ta đang nói gì.

Cô Thu đến thường xuyên hơn, sắc mặt không còn lạnh lùng nữa, thái độ cũng không còn câu nệ, ngồi trên ghế gấp ở cửa dạy lũ nhỏ học bài, thỉnh thoảng lớn tiếng, tưởng chừng như cụ bà đánh trộm gà nhà bên cạnh cũng có thể nghe thấy mà học theo.

Trước khi ta kịp nhận ra, Hà Minh và Hà Tuệ đã mọc hết răng, năm đầu tiên của ta ở Lương gia cũng sắp kết thúc.

Ngày hai mươi ba tháng chạp âm lịch, xưởng thêu đã hoàn thành xong tất cả đơn đặt hàng quần áo Tết, nếu ai có muốn sửa chữa lại một chút thì bà chủ sẽ là người xử lý, nên thợ thêu chúng ta được bà chủ cho nghỉ Tết luôn từ đây.

Ta là người giỏi nhất trong nhóm thợ thêu này, nên được bà chủ tặng thêm cho một phong bao lì xì đỏ.

Cầm trên tay số tiền nặng trĩu, ta gần như cúi đầu lạy tạ bà chủ trong nước mắt.

Trước khi đến giao thừa, ta phải chuẩn bị đầy đủ đồ Tết, từ gà, vịt, cá, cả đồ cúng ông Táo và tổ tiên…

Tóm lại, phải sắm sửa tất cả mọi thứ trừ quần áo mới cho phu nhân và hai đứa nhỏ, vì tháng trước nhận lương ta đã mua rồi.

Nhưng cũng không thể quá rộn ràng, dù sao Lương Nhị Lang cũng mới qua đời, quần áo trong dịp Tết cũng không thể có quá nhiều màu sắc.

Trong nhà cô Thu không còn ai nữa, nên ta kéo cô ấy đến đây luôn để cùng nhau đón năm mới.

Sau bữa tối giao thừa, ta lấy chiếc bàn tính cũ ở nhà ra, bắt đầu đối chiếu sổ sách.

Một năm qua, nhờ làm việc chính thức ở xưởng thêu, ta đã tiết kiệm được rất nhiều tiền, ngoài tiền lương tháng và phong bao lì xì hồi nãy, còn có thêm một ít tiền do các cô nương đặt thêu cho tặng nữa.

Hà Tuệ nằm trong vòng tay của cô Thu, cả hai đều tò mò nhìn ta vui vẻ háo hức với đống sổ sách.

Cô Thu không khỏi hỏi:

“Cô vui lắm à?”

Ta hài lòng cầm bàn tính:

“Tổng cộng có mười hai lạng bạc, đủ làm của hồi môn cho Hà Tuệ, hoặc cho Hà Minh cưới vợ rồi!

"Trước khi gả đi, ta chưa bao giờ thấy qua nhiều tiền như vậy!”

Cô Thu thấy ta ham tiền, vừa vỗ lưng cho Hà Tuệ ngủ vừa cười, nghe ta lẩm bẩm:

“Năm nay được mười hai lạng, năm sau hai mươi bốn lạng, từ từ tiết kiệm, chúng ta rồi cũng có thể đến ngõ Thiên Thủy mua một gian nhà nhỏ, nơi đó gần xưởng thêu, ta sẽ không cần phải dậy sớm đón xe bò nữa.”

Vừa nói ta vừa véo đôi má phúng phính của Hà Tuệ:

“Và cũng có thể mua mấy cái bánh nếp ngon nhất cho Hà Tuệ của chúng ta!”

Khi nghe thấy bánh nếp, con bé chợt tỉnh giấc, vỗ tay cười khúc khích.

Phu nhân nghe thấy ồn ào, nửa nằm nửa ngồi, buồn cười nói:

“Con bé này thích ăn bánh nếp tới nỗi tròn gần như bánh gạo nếp rồi!”

Chúng ta không khỏi bật cười.

Phu nhân cười hai tiếng rồi đột nhiên ho dữ dội, Hà Minh nhìn thấy liền bước tới, dùng đôi tay bé xíu vỗ nhẹ vào lưng bà.

Ta và cô Thu cũng vội vàng đứng dậy.

Phu nhân thấy chúng ta đều luống cuống, vội bảo chúng ta ngồi xuống, xoa đầu Hà Minh cười nói:

“Không sao cả đâu, trời lạnh, ta chỉ ho vài tiếng thôi.”

Ta vẫn có chút lo lắng, nắm lấy tay phu nhân:

“Phu nhân, bây giờ con đã kiếm được tiền, chúng ta có tiền rồi, con mời đại phu Bạch Thảo Đường đến khám cho phu nhân thật kỹ, được không? “

Phu nhân nghe vậy, cau mày, xua tay liên tục:

"Đừng lãng phí tiền, ta cũng không muốn uống những loại thuốc đắng đó nữa. Chỉ là ho thôi, vài ngày nữa sẽ khỏi.”

Ta vẫn cảm thấy không ổn, nhưng thấy tinh thần phu nhân đang rất tốt, ta cũng không nài nỉ thêm nữa, chỉ lặng lẽ tính toán.

Đại phu trưởng ở Bạch Thảo Đường mời khoảng ba lượng bạc, cộng thêm chi phí mua thuốc sau này...

Thật sự là tiêu tiền thì dễ, kiếm tiền mới khó, xem ra gian nhà nhỏ đợi thêm mấy năm nữa đi.

7

Thánh nhân từng nói: luôn xui xẻo đã hiếm, luôn may mắn lại càng hiếm hơn.

Nói theo cách nói thông thường, khi cuộc sống được nâng cao, thì cũng sẽ có lúc phải xuống dốc.

Sau đêm giao thừa, phu nhân bắt đầu ho liên tục, bất chấp sự can ngăn của bà, ta đi mời đại phu từ Bạch Thảo Đường, ông ấy nói rằng bà bị trúng gió độc, nên nghỉ ngơi nhiều hơn, ông kê cho bà hai loại thuốc.

Không ngờ, chưa đầy hai ngày sau, ta trở về nhà, phát hiện phu nhân đang giấu đi một chiếc khăn tay dính đầy máu.

Sau khi bị ta ép buộc, phu nhân đành phải thú nhận rằng bà bắt đầu ho ra máu hai ngày trước.

Ta sợ đến mức vội vàng quay lại Bạch Thảo Đường, tìm đến một đại phu lớn tuổi, râu tóc bạc trắng, ông ấy đã hành nghề y mấy chục năm, là một đại phu thần kỳ nổi tiếng.

Về đến nhà, ông cau mày ngay khi bắt mạch cho phu nhân.

Tim ta đập thình thịch, càng cảm thấy sợ hãi hơn, ông ấy đổi tay phu nhân bắt mạch mấy lần, cuối cùng yêu cầu ta ra ngoài nói chuyện.

Quả nhiên, ông lão vuốt râu, nói rất nhiều, tất cả đều là chung về một ý:

“Bà ấy mắc bệnh nan y, vô phương cứu chữa”.

Sau cùng, ông nhìn ta thương hại, bảo ta chuẩn bị tinh thần, và hãy sớm bắt đầu thu xếp hậu sự cho phu nhân."

Ta như bị mắc kẹt trong một đầm băng, lập tức muốn quỳ xuống cầu xin ông ấy cứu giúp, nhưng ông chỉ thở dài, nhẹ nhàng gỡ tay ta ra khỏi góc áo.

Bên ngoài mặt trời đang lặn, ta quỳ dưới ánh hoàng hôn, hoàn toàn rối bời, trong khoảnh khắc đó, ta thậm chí còn không thể khóc.

Phu nhân không phải là mẹ ruột của ta, thậm chí khi ta mới gả vào, bà vẫn còn cảnh giác với ta, nhưng bây giờ nghĩ lại, có lẽ bà là người cuối cùng trên đời này có thể yêu thương ta chân thành như vậy.

Phu nhân có thể cũng đã nhận thấy bệnh tình của bà không khả quan, nhưng khó có thể nói, liệu phu nhân có mong chờ ngày này, kể từ khi chồng con của bà đều đã qua đời hết cả hay không.

Ta sợ hai đứa nhỏ sẽ bị lây bệnh, nên tạm thời ta gửi chúng đến cô Thu nhờ chăm sóc. Cô Thu nói rằng, Hà Tuệ của ta đã rất nhạy cảm, thỉnh thoảng khóc giữa đêm, và Hà Minh cũng đã biết ra dáng dỗ dành con bé nếu con bé muốn mẹ hoặc bà nội mình.

Những ngày gần đây, hai đứa trẻ cũng đã biết nói nhiều hơn, cũng đỡ nói ngọng hơn…

Chúng chỉ mong được về nhà.

Những ngày sau đó, sức khỏe phu nhân ngày một sa sút, đến tháng giêng âm lịch, phu nhân thậm chí còn không thể ăn cháo được nữa.

Ta ngồi bên mép giường, cho phu nhân uống chút nước, cũng bắt tay vào chuẩn bị thêu hai chiếc khăn tay, làm thêm một chút nhỏ cũng được thêm một chút tiền.

Không ngờ, phu nhân đột nhiên từ dưới chăn vươn tay ra, nắm lấy tay ta.

Mới mấy ngày ốm bệnh, hai má bà đã hóp lại, dưới bọng mắt có vết hằn đỏ thẫm màu mà chỉ người bệnh nặng mới có, nhưng mắt bà lại sáng ngời.

Bà quay mặt đi, ho hai tiếng rồi đột nhiên nói:

"Bảo Cát, đi bước nữa đi con."

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.

Bình luận truyện