Ta Sống Lại Sau Khi Ở Góa

Chương 23: Chương 23




Đến giữa tuần tháng bảy, Trần Đình Giám cầm sổ con xin tội và ba bức thư gửi về nhà của Hoa Dương đưa cho Ngự Thư Phòng.
Cảnh Thuận Đế cầm lấy ba bức thư của nữ nhi trước, nhìn thấy bìa bức thư đầu tiên có ghi "Gửi phụ hoàng", Cảnh Thuận Đế rất vui vẻ bật cười.
Năm tháng trước, nữ nhi viết thư gửi về còn gửi một bức cho Hoàng hậu và một bức khác cho Thái tử, chỉ có ông ta là không có.

Tuy trong lá thư của Hoàng hậu có hỏi thăm ông ta, nhưng Cảnh Thuận Đế vẫn rất khó chịu.
Con nối dõi của ông ta không có nhiều, tổng cộng chỉ có hai nam và hai nữ, theo thứ tự đều do Hoàng hậu và Quý phi sinh ra.
Trong bốn đứa nhỏ này, trừ việc ông ta ôm hy vọng khác nhau với hai đứa nhi tử, thì Cảnh Thuận Đế yêu thương nhất chính là nữ nhi út tên Hoa Dương của mình.
Hoàng hậu là mỹ nhân hiếm gặp trong Hoàng Cung, nhưng nhan sắc của Hoa Dương lại đẹp hơn rất nhiều so với Hoàng hậu.

Từ nhỏ đã ngây thơ đáng yêu và giỏi giang, nàng luôn thuộc dạng dù nàng nhăn nhó đánh người ta một bạt tai, thì người đó còn lo nàng có có bị đau bàn tay đẹp đẽ kia không.
Trong mắt Cảnh Thuận Đế, nữ nhi này như một quả tiên để người đang đau thương dốc lại tinh thần, dù ông ta có đang đau đầuu, buồn phiền cái gì, nhưng chỉ cần thấy nữ nhi thì cả thể xác và tinh thần lại dễ chịu lên.
Khi còn bé, nữ nhi rất bám dính ông ta.

Dù chuyện gì cũng chạy đến chơi đùa bên cạnh ông ta, liên tục thốt lên tiếng phụ hoàng còn hay hơn cả chim sơn ca bị nhốt trong lồng vàng.
Đáng tiếc, sau đó tại ông ta say rượu nên mơ màng đã đè một cung nữ ra sủng ái, tiếp theo ông ta mới phát hiện có lẽ nữ nhi đã thấy hình ảnh đó.
Nên từ đó, nữ nhi cũng đến gần ông ta ít dần đi.

Cảnh Thuận Đế giả vờ như không biết rõ sự thật, nhưng đáy lòng vẫn xấu hổ nên không chủ động tìm nữ nhi nữa.
Nhưng Hoa Dương vẫn là đứa con ông ta yêu thương nhất.
"Ngươi cầm hai bức thư kia cho Hoàng hậu và Thái tử đi."
Cảnh Thuận Đế cầm một trong ba bức thư hơi dày, phát hiện bức thư nàng gửi cho ông ta rất nặng, lập tức cười vui vẻ bảo thái giám đang phục vụ bên cạnh đưa hai bức thư kia đi.
Thái giám nhận lấy thư rồi ra ngoài, Cảnh Thuận Đế cắt bìa thư, rút lá thư ra.
Cảnh Thuận Đế vừa đọc một chút đã nhíu mày, ông ta tạm thời để thư của nữ nhi xuống, mở sổ con của Trần Đình Giám ra.
Cảnh Thuận Đế lập tức hiểu ra, thì ra đệ muội ở quê nhà của Trần Đình Giám lén lút tham ô hơn hai vạn lượng bạc, còn có một ít sản điền, ruộng đất và cửa hàng của người ta.

Trần Đình Giám đưa sổ con xin tội, còn gửi đến một cái rương đến, trong đó chính là vàng bạc và khế ước Tề thị tham nhũng và cả khế ước mua bán nhà.
Hồi Tiên đế còn tại vị, bọn tham quan cầm quyền, quốc khổ suốt năm nhập không đủ xuất, Cảnh Thuận Đế đăng cơ xong lập tức trừng phạt thật nặng tham quan, trọng dụng thần tử có thể giúp nhà nước cải thiện đời sống người dân, quốc khố dần trở nên dồi dào một xíu.

Nhưng về chuyện chi phí trong triều đình vẫn căng như dây đàn, hôm nay tự nhiên tăng thêm hơn hai vạn lượng, đương nhiên số tiền này khá nhỏ với tỷ lệ đất nước đang cần, nhưng Cảnh Thuận Đế vẫn rất vui mừng, dưới trướng ông ta hiện tại có rất nhiều quan viên giàu có, nhưng không chịu đưa bạc ra giúp triều đình giải sầu lo, còn lén lút mòn rút của người khác, cuối cùng chẳng phải tất cả số đó đều vào tay ông ta hết à?
Về phần vị phụ nhân Tề thị kia, Cảnh Thuận Đế hoàn toàn không quan tâm.
Cảnh Thuận Đế gọi một thái giám chấp bút đến, viết lại những lời ông ta nói, rồi gửi cho Trần Đình Giám.
Chuyện đầu tiên, xét tính chất biết hối cải, về phần người làm quan, có thể thấy số lượng quan viên ăn hối lộ không cao, Cảnh Thuận Đế quyết định hạ mỗi người hai cấp, còn chịu phạt thu mức kim ngạch đút lót lên gấp mười lần để răn đe.

Còn về các địa chủ giàu có kia, mỗi gia chủ của mỗi gia phải chịu phạt hai mươi bản lớn, đồng thời cũng bị phạt thu mức kim ngạch đút lót lên mười lần.
Như thế, Trần gia với các quan viên và địa chủ giàu có kia vừa bị trừng phạt, mà Cảnh Thuận Đế cũng có thể thu vào quốc khố hơn hai mươi vạn lượng bạc.
Chuyện thứ hai, Cảnh Thuận Đế ca ngợi Trần Đình Giám vì pháp quên thân, chủ động nhận tội và chống lũ có công lớn, nên bảo Trần Đình Giám cứ yên tâm, không cần tự trách mình.
Chuyện thứ ba, dựa theo luật pháp, Tề thị phạm tội tham ô, bất hiếu với bà bà, tội càng thêm tội, nên phạt treo cổ.

Trần gia phải bắt Tề thị và đám đồng đảng của bà ta giao ra nha môn Lăng Châu Tri phủ.

Còn chuyện Trần Đình Thực quản lý nhà không nghiêm là việc riêng của Trần gia, Trần Đình Giám với tư cách huynh trưởng cũng phải dạy dỗ và khiển trách, tránh sau này lại tái phạm.
"Hoàng thượng nhân hậu, sau khi Trần Các lão nhận được ý chỉ, chắc chắn sẽ cảm động rơi nước mắt."
Đại thái giám tên Mã công công cười nịnh nọt.
Cảnh Thuận Đế vuốt râu, âm thầm nghĩ, Trần Đình Giám là rường cột nước nhà, đương nhiên ông ta không giáng tội ông vì chút chuyện nhỏ này.
Sau khi xử lý xong chính sự, Cảnh Thuận Đế lại tiếp tục đọc bức thư của nữ nhi, chỉ thấy tất cả trên đó nàng viết về việc Tề thị tham ô và Thạch Kiều trấn gặp thiên tai, rồi phần cuối chỉ bảo ông ta giữ gìn sức khỏe cơ thể là hết.
Bức thư nhà này, chẳng có chút mùi vị, cảm xúc riêng tư gì cả.
Cảnh Thuận Đế đến cung Phượng nghi của Hoàng hậu.
Thích hoàng hậu đang đọc thư của nữ nhi, trông có vẻ rất nghiêm túc, cả Cảnh Thuận Đế bước vào rồi cũng chẳng phát hiện.
Cảnh Thuận Đế đã đầu năm mươi tuổi rồi, nhưng Thích hoàng hậu chỉ mới ba mươi lăm tuổi, mà dung nhan của bà ấy được bồi dưỡng vẫn trông rất trẻ, cộng với đặc trưng ổn định của một vị phu nhân càng khiến bà ấy quyến rũ và phong tình, cũng nhờ nhan sắc của bà ấy như thế mà nhiều năm sau đó Cảnh Thuận Đế vẫn để ngôi Hoàng hậu trống không, bà ấy cũng là người vừa tiến cung đã được sủng ái, sau một lần qua đêm cũng được sắc phong lên đầu cành.
"Nữ nhi đã viết cái gì, nàng lại cười ngọt như ăn mật thế?"

Cảnh Thuận Đế ngồi bên cạnh thê tử, nếu Thích hoàng hậu nhìn kỹ một chút sẽ phát hiện một sự hâm mộ xuất hiện trên mặt của ông ta.
Nhưng bấy giờ trong lòng của Hoàng hậu chỉ có nữ nhi ngoan của mình, bà ấy cười đưa lá thư cho trượng phu Hoàng đế xem: "Từ sau khi Hoa Dương xuất giá, mỗi lần tiến cung đều than phiền phò mã với thần thiếp, bảo tên nhóc đó thô lỗ không biết lãng mạn, nhưng cuối cùng đến giờ phu thê trẻ cũng có thể hòa thuận ở với nhau rồi."
Cảnh Thuận Đế hơi nheo mắt lại, nhìn bức thư của nữ nhi, nói: "Hai vị huynh trưởng của nhà chồng là văn nhân, một mình hành tẩu khó khăn trong mưa gió, không còn thời gian và sức lực đâu chăm sóc cho thê tử, còn phò mã lại cõng con đi bộ, nữ nhi mới biết lấy võ phu cũng có chỗ tốt của võ phu."
Chỉ đơn giản kể lại thôi, nhưng vẫn để lộ ra sự ngọt ngào của tiểu cô nương đang sống hạnh phúc.
Cảnh Thuận Đế cũng cười, đương nhiên ông ta vẫn hy vọng phu thê của nữ nhi và phò mã yêu thương nhau và sống vui vẻ với suốt đời.
Cả hai người Đế và Hậu cùng nhau đọc xong bức thư này, nói một chút về chuyện Trần gia, cuối cùng chủ đề lại quay trở về nữ nhi.

Cảnh Thuận Đế vuốt râu, nói: "Dù sao Lăng Châu cũng là nơi xa xôi, thị trấn còn nghèo khó, Hoa Dương sống ở đó cũng gặp nhiều khó khăn.

Đợi năm sau phò mã tháo tang xong, trẫm sẽ triệu hắn vào kinh thành, Hoa Dương cũng sẽ nhanh về thôi."
Thích hoàng hậu suy nghĩ một lát, lại nói: "Hoàng thượng, cả nhà Trần Các lão đều là người hiếu thuận, tin để tang truyền đến đầu năm nay rồi, có rất nhiều người nghĩ Trần Các lão sẽ nghĩ cách ở lại kinh thành, nhưng ngược lại Trần Các lão lại chẳng để tâm mà tiến cung chào người, một lòng chỉ muốn về quê.

Phu thê bọn họ chắc cũng sẽ giữ tang gia tộc cho tròn, ba huynh đệ phò mã chỉ cần mặc áo tang một năm nhưng chắc bọn nhỏ cũng không nỡ để phụ thân và mẫu thân già ở lại để về kinh nhận chức đâu."
Cảnh Thuận Đế hỏi: "Ý nàng là gì?"
Thích hoàng hậu cười nói: "Đa số các quan viên đang trong thời gian để tang sẽ tháo tang trước, rồi bẩm tấu lên triều đình, xin triều đình sắp xếp chức quan cho hợp lý.

Thôi thì chúng ta cứ đợi một đoạn thời gian nữa xem coi trong số con của ba huynh đệ phò mã ra sao, nếu họ nghĩ muốn về kinh ngay, thì người đồng ý.

Còn họ muốn ở lại Lăng Châu để hiếu thuận với phụ thân và mẫu thân thì ngài chịu thiệt để cho họ ba chức quan dự bị ở Lăng Châu, cho bọn trẻ hai năm ở đó rèn luyện cũng có ích mà."
Cảnh Thuận Đế nói: "Nàng nói có lý đấy, nhưng không phải Hoa Dương cũng phải chịu khổ sống ngoài đó hai năm à?"
Thích hoàng hậu nói: "Chỉ ở thêm một năm lẻ ba tháng thôi, mùa hè năm sau nàng có thể về kinh thành rồi.

Bây giờ, nàng đã là nàng dâu của Trần gia, chịu tang một năm cũng chịu rồi, ở thêm một năm rưỡi nữa với hai tẩu tẩu nhận danh tiếng nàng dâu hiếu thuận thì sao lại không làm?"

Cảnh Thuận Đế thốt lên: "Phải đó, vậy chúng ta ban thưởng cho bọn nhỏ nhiều một chút, tránh để nàng chịu khổ."
Thích hoàng hậu cũng chẳng lo lắng Trần gia dám làm nữ nhi bà ấy uất ức.
Tại Đông Cung.
Thái tử đang đọc sách với Trứ tiên sinh, mặc dù vị tiên sinh này không nghiêm khắc như Trần Các lão, nhưng ông ấy vẫn dựa theo quy tắc cũ, trừ khi có chuyện quan trọng chứ không thì trong thời gian giảng bài, không cho phép ai làm phiền.
Đến trưa, chương trình học cũng kết thúc.
Thái tử mười tuổi nằm oặt trên ghế, duỗi cái lưng mỏi mệt của mình.
Tiên sinh nhìn Thái tử, cũng không trách mắng dáng vẻ Thái tử không lịch sự như Trần Các lão, chỉ dọn dẹp sách trên bàn rồi hành lễ, cáo lui.
Sau khi tiên sinh rời đi, thái giám tên Tào Lễ đứng canh cửa của Thái tử mới cười híp mắt, khom lưng đi đến.
Lông mày như ngọn núi nhỏ của Thái tử cau lại, hỏi: "Có chuyện gì vui mà cười như thế?"
Tào Lễ lập tức cầm bức từ sau lưng ra, dâng cho cậu bé như hiến vật quý hiếm, nói: "Điện hạ, công chúa gửi thư cho ngài!"
Đáy mắt của Thái tử sáng lên, không kịp rời khỏi ghế ngồi mà vội vàng cướp lấy thư của tỷ tỷ.
Phụ hoàng và mẫu hậu dạy dỗ Thái tử rất nghiêm khắc, thường ngày cũng không cho cậu bé xuất cung, nên khi cậu bé muốn nghe chuyện bên ngoài cung, cũng phải nhờ thái giám đi thăm dò, chỉ có tỷ tỷ là người đầu tiên viết thư cho cậu bé gửi từ bên ngoài vào.
Thái tử rất nhớ tỷ tỷ, cũng muốn biết tỷ tỷ có gặp được chuyện gì vui ở Lăng Châu hay không.
Thái tử ngồi bên cửa sổ, đọc thư như bị bỏ đói lâu năm.
Tào Lễ đứng ở góc đối diện, thấy chủ tử từ từ nhíu mày lại, đáy lòng lập tức nhảy dựng lên, hắn ta lo tiểu Thái tử nhà mình tức giận rồi sẽ khó hầu hạ hơn.
May mắn, lông mày như ngọn núi của Thái tử nhanh chóng giãn ra, rồi nhìn ra ngoài cửa sổ như đang suy nghĩ cái gì đó.
Tào Lễ hiếu kỳ, hỏi: "Điện hạ, người đang nghĩ gì thế?"
Thái tử hoàn hồn, hỏi hắn ta: "Ngươi từng gặp lũ lụt chưa?"
Tào Lễ càng sợ hãi hơn: "Sao đột nhiên điện hạ nhắc đến lũ lụt rồi? Chẳng lẽ, ở Lăng Châu xảy ra lụt sao? Công chúa còn bị thương sao?"
Thái tử lắc đầu, đưa thư cho hắn ta.
Tào Lễ nhanh chóng đọc qua một lần, mới vỗ phành phạch lên ngực nói: "May quá, may quá, công chúa là người hiền từ được trời phù hộ không có gặp lũ lụt."
Tào Lễ đã mười tám tuổi, vì hồi nhỏ nhà bị lũ lụt nên phụ mẫu đều chết hết, nên đưa hắn ta gián tiếp lưu lạc đến kinh thành còn bị người ta dẫn vào trong cung làm thái giám.
Tào Lễ thấy Thái tử hứng thú chuyện này, nên mới nói lũ lụt và thiên tai là hiện tượng rất thê lương.
Thái tử lại hỏi: "Không phải mỗi năm, triều đình đều dùng một đống bạc xây đê à?"
Tào Lễ lại nói: "Số tiền đó đều xây đê ở sông lớn, còn các đoạn sông nhỏ nơi nơi thôn quê xa xôi thì mấy năm qua cũng không gặp thiên tai lũ lụt như thế, thỉnh thoảng một năm mưa to mới xuất hiện thiên tài, vậy nên mọi người đều cho sửa chữa đê đập không đáng."
Thái tử hỏi tiếp: "Thế phụ hoàng không định sửa à?"
Tào Lễ nhìn ra ngoài, rồi kề sát tai thằng bé nói nhỏ: "Chuyện đó phải xem quốc khố có nhiều bạc không đã."
Thái tử mím chặt môi, quốc khố không nhiều, thằng bé cũng thường xuyên thấy phụ hoàng âu lo về tiền bạc trong đó.
Tào Lễ nói tiếp: "Người đang lo cho công chùa à? Xin người đừng lo, người xem công chúa còn có tâm trạng khen phò mã nữa kìa, chứng minh lũ lụt lần này không nghiêm trọng."

Thái tử lại nhìn lá thư lần nữa, trong đầu hiện lên bóng dáng mạnh mẽ và kiên cường, oai vệ.

Đó là hình ảnh nhi tử của Trần Các lão, tên Trần Kính Tông và cũng chính là tỷ phu của Thái tử.
Thái tử gặp phò mã không nhiều, trong ấn tượng của cậu bé thì dáng dấp của Phò mã cũng tạm được, miễn cưỡng cũng xứng đôi với tỷ tỷ.
"Điện hạ, đến giờ ăn cơm rồi." Tào Lễ cười híp mắt, nhắc nhở.
Thái tử đáp lại một tiếng ừ, rồi đi ra ngoài trước.
Cơm trưa ở Đông Cung rất phong phú, dù quốc khố có trống rỗng thì cũng không eo hẹp với nhóm quý nhân trong hoàng cung, bữa cơm của Thái tử phải có tám món ăn và hai bát canh.
Tỷ tỷ mong cơ thể của thằng bé thật rắn chắc, vậy nên Thái tử đã ăn hết một chén cơm, sâu tận đáy lòng thằng bé thật muốn trưởng thành nhanh để trở thành nam tử có thể đi bộ trên đường núi trong thời tiết mưa to gió lớn như đi trên đường bằng.
Sau khi ăn xong, nghỉ ngơi nửa canh giờ Thái tử lại suy ngẫm, mới đến tìm mẫu hậu.
"Mẫu hậu, có phải tỷ tỷ cũng viết thư cho người không?"
Thích hoàng hậu đáp: "Đúng thế, con muốn đọc à?"
Thái tử nói: "Vâng, con đọc một tờ cũng được."
Thích hoàng hậu cười, bảo cung nữ cầm lá thư của nữ nhi ra, đầy đủ cả ba tờ.
Trong ba bức thư Hoa Dương viết, bức thư gửi phụ hoàng là nói chính sự, gửi cho đệ đệ là chuyện gia đình, còn gửi cho mẫu hậu mới đầy đủ cả hai.
Thích hoàng hậu nhân dịp này tạo cơ hội cho nhi tử có thêm kinh nghiệm: "Trần Các lão là người vừa đơn giản lại vừa nghiêm túc, dù trong nhà xảy ra chuyện thì ông ấy thà tự vạch chuyện xấu của nhà mình ra, chứ không giấu cho huynh đệ."
Thái tử nhìn lá thư, im lặng.
Thích hoàng hậu nói: "Mặc dù, ông ấy vẫn còn lo lắng cho chuyện trong nhà, nhưng khi dân chúng gặp nạn vẫn không quan tâm đến nguy hiểm làm một tấm gương tốt, theo dân chúng cùng tiến cùng lùi, đúng là một vị quan tốt bảo vệ cho dân chúng."
Thái tử thốt lên: "Mẫu hậu cũng là người trọng nhân tài, biết dùng người, đã chọn một tiên sinh giỏi cho nhi tử."
Thích hoàng hậu bật cười, xoa đầu nhi tử, nói: "Mẫu hậu biết Trần Các lão hơi nghiêm khắc, nhưng từ xưa đã có câu thầy nghiêm trò mới giỏi, con chỉ cần nhớ thật kỹ Các lão nhận sự nhờ vả của phụ hoàng và mẫu hậu dạy con toàn bài học lễ nghĩa, làm người."
Thái tử tròn mắt nói: "Nhi tử biết rồi."
Thích hoàng hậu cầm lại lá thư, quan tâm nói: "Con ở đây nghỉ trưa đi, lát nữa phải đi học rồi."
Thái tử cũng theo cung nữ đi rửa tay và mặt.
Sau đó, cậu bé nằm dài trên giường, nhưng vẫn mở mắt thao láo chẳng buồn ngủ.

Chốc lát, trong đầu thằng bé lại nghĩ đến trận lũ lụt ở Thạch Kiều trấn, thỉnh thoảng lại nhớ đến Trần Các lão vô cùng nghiêm khắc kia.
Tỷ tỷ nói Trần gia đều làm quan Trạng nguyên và Thám hoa lang nên rất yếu ớt, đi đường núi xém nữa đã té ngã, thế Trần Các lão thì sao, ông cũng vừa yếu vừa lớn tuổi, có bị té không?
Đột nhiên, Thái tử mượn tượng đến cảnh nhìn thấy Trần Các lão ngã xuống vũng bùn, đứng dậy không nổi, đột ngột bật cười rồi thoải mái chìm vào giấc ngủ..



Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.

Bình luận truyện