Tam Thế
Quyển 2 - Chương 8: Mạc Trọng
Ông trời quả là có đức hiếu sinh, không tuyệt đường sống của con người. Tôi cứ tưởng bản thân sẽ bị rắn độc cắn chết, nào ngờ trong lúc mê man đã được một người mang dáng dấp thần tiên cứu sống rồi mang về nhận làm đồ đệ.
Còn nhớ hôm đó khi giật mình tỉnh lại từ cơn mê man, cảnh tượng đầu tiên tôi nhìn thấy chính là bên trong một căn nhà rộng lớn làm bằng gỗ, bên cạnh chiếc bàn gỗ hoa lê có một người đang ngồi. Người đó mắt sao mày kiếm, tuấn tú vô cùng, cả người toát lên khí chất ôn hoà, dáng vẻ thần tiên thanh nhã. Người đó vận trường bào màu trắng, cổ tay và vạt áo điểm xuyết những hoa văn tối màu; những ngón tay thon dài như ngọc tạc đang nâng chén trà vẫn còn hơi nóng, trà trong chén ánh lên đôi mắt khiến gương mặt người ấy như được bao phủ bởi một tầng sáng nhu hoà, đẹp đến nỗi tôi phải tự hỏi: Phải chăng đây chính là thần tiên mà mọi người đồn đại? Phải chăng đây chính là nơi con người đến sau khi chết? Vậy là tôi đã chết thật rồi sao? Chết vì rắn cắn?
Lúc tôi còn đang ngẩn ngơ với những suy nghĩ miên man của mình thì người ấy đã đặt chén trà xuống, lên tiếng hỏi thăm: “Tỉnh rồi sao? Đầu có còn choáng váng, người có còn mệt mỏi nữa không?”.
Nhất thời bị tiên nhân cắt đứt mạch suy nghĩ, tôi buột miệng: “A?”.
Tiên nhân áo trắng thấy vẻ mặt mờ mịt của tôi thì lập tức cau mày: “Sao không trả lời? Chẳng lẽ bị rắn cắn cũng có thể trở thành ngu ngốc được sao?”.
Không ngờ một người có vẻ ngoài hệt như tiên nhân khi mở miệng lại nói toàn lời khó nghe như vậy, tôi khó chịu phản bác: “Ai trở thành ngu ngốc chứ? Chỉ là người ta chưa phản ứng kịp thôi”.
Tiên nhân áo trắng nghe tôi nói thế liền bật cười: “Vậy thì tốt. Ta không muốn cứu một người ngu ngốc rồi mang về để làm gánh nặng cho mình đâu”.
Tôi lập tức hỏi lại: “Vậy là tiểu nữ còn sống? Là tiên nhân cứu tiểu nữ sao?”.
Người đó không trực tiếp trả lời mà đáp lại bằng một câu hỏi khác: “Hỏi thừa! Ta đang nói chuyện với ngươi, nếu ngươi không còn sống thì chẳng phải ta cũng là người chết sao?”. Ngừng một lát, lại nói: “Sống ở trong rừng đào này chỉ có mình ta là con người, nếu không phải là ta cứu ngươi thì còn ai vào đây?”.
Dẫu sao đó cũng là ân nhân đã cứu mạng mình, dù người đó có nói khó nghe thế nào thì tôi vẫn chỉ có thể đáp lại bằng thái độ cung kính, biết ơn: “Đa tạ tiên nhân đã cứu mạng tiểu nữ. Đại ân đại đức của người tiểu nữ sẽ không bao giờ quên”.
Tiên nhân áo trắng lại chẳng tỏ vẻ gì là cảm động, chỉ nhướng mày lặp lại: “Tiên nhân?”.
Tôi gật đầu trả lời: “Mặc áo trắng, dáng vẻ thần tiên thanh nhã, một mình sống trong rừng đào hệt như ẩn cư, xa lánh sự đời, thấy người gặp nạn là ra tay cứu giúp, đó chẳng phải là thần tiên mà mọi người đồn đại hay sao?”.
Người đó nhấp một ngụm trà đã hơi nguội, lắc đầu đáp: “Đó chỉ là tưởng tượng của họ thôi, chỉ là lời đồn đại vô căn cứ. Ta không phải tiên nhân, chỉ là có một số năng lực mà người thường không có”. Chẳng để tôi kịp phản ứng, lại tiếp: “Còn ngươi thì sao? Kể từ khi ta tạo nên rừng đào này, đã hơn trăm năm ta không nhìn thấy con người rồi”.
Do chỉ để ý đến câu hỏi phía trước nên tôi không phát hiện ra điểm đáng ngờ trong lời nói phía sau, tay tôi siết chặt túi hương đựng viên ngọc trong vô thức. Đắn đo cân nhắc một hồi, cuối cùng tôi vẫn kể cho tiên nhân áo trắng nghe về chuyện của tôi một cách ngắn gọn, ngoại trừ chuyện liên quan đến Ngữ Yên và nội đan của dưỡng phụ tỷ ấy, bởi đây không phải chuyện của riêng mình tôi, tôi không thể tuỳ tiện đem chuyện này kể cho người ngoài nghe được. Còn người trước mặt tôi sau khi nghe xong thì thái độ thay đổi hẳn, ánh mắt trở nên ôn hoà hơn, giọng nói cũng không còn sự châm chọc: “Nghĩa là bây giờ ngươi không còn chỗ nào để về? Vậy thì ở lại đây đi”.
Tôi ngước mắt nhìn người đó, giọng ngập ngừng tỏ vẻ kinh ngạc xen lẫn hoang mang: “Nhưng…”.
Lại bị người đó thản nhiên ngắt lời: “Dù sao ở trong rừng đào này cũng chỉ có mình ta là người, ở lâu cũng thấy cô độc buồn tẻ, còn ngươi lại chẳng có nơi nào để về, vậy thì ở lại đây luôn đi, như vậy sẽ tốt cho cả hai người”.
Biết là vậy, nhưng khi nhớ đến quá khứ tôi vẫn không kìm được mà run sợ trong lòng: “Người không sợ tiểu nữ sẽ hại chết người sao?”.
Người đó nhướng mày hỏi lại: “Ta đã sống đến từng tuổi này, sao lại còn sợ mấy chuyện cỏn con nữa chứ?”. Nói đến đây, người đó sững lại, nụ cười trên môi cũng biến mất: “Sống cũng đã hơn hai trăm năm, bây giờ có chết ta cũng không hối tiếc”.
Cuối cùng cũng phát hiện ra điểm đáng ngờ trong lời nói của người đó, tôi ngạc nhiên nhắc lại: “Hơn hai trăm năm?”. Sao có thể? Sao một người thoạt nhìn còn trẻ hơn dưỡng mẫu của tôi lại nhiều tuổi như vậy? Hơn hai trăm tuổi, đó đâu phải tuổi thọ của một người bình thường.
Tiên nhân áo trắng dường như biết tôi đang nghĩ điều gì, bởi vậy mới nói: “Đúng vậy, có người bình thường nào mà sống đã hơn hai trăm năm mà vẫn chưa chết, vẫn giữ nguyên dáng vẻ ở tuổi hai mươi? Cho nên ta không phải người bình thường. Dù chỉ là một phàm nhân, dẫu không phải tiên nhân đắc đạo, ta vẫn trường sinh bất lão, hoặc vẫn có thể chết như người bình thường, chỉ cần tìm đúng cách”. Nói đến đây, ánh mắt người đó bỗng trở nên xa xăm như đang nhớ về chuyện gì đó không vui trong quá khứ: “Trên đời có rất nhiều người mơ giấc mộng trường sinh, nhưng có mấy ai hiểu được nỗi khổ của kẻ có được sinh mệnh dài gần như là vô tận? Không thể sống ở một nơi quá lâu, bởi mọi người rồi cũng sẽ biết; không thể ở bên người mình yêu cả đời vì người đó rồi cũng sẽ ra đi. Trong khoảng thời gian dài đằng đẵng không thấy tận cùng ấy, ta chỉ có thể sống trong niềm hạnh phúc ngắn ngủi rồi lại trở về sự cô đơn tịch mịch, không có ai bầu bạn lâu dài, phải sống tách biệt với con người, bị người đời xa lánh. Vậy mà là sống sao?”.
Người xưa nói không sai, có thức đêm mới biết đêm dài, có trải qua sóng gió mới biết vận mệnh ngang trái chừng nào, thời gian tàn khốc ra sao. Những người bình thường luôn mơ một giấc mộng trường sinh bất lão, nhưng chỉ người có sinh mệnh dài vô tận thì ra tư vị của nó không hề tuyệt vời như trong tưởng tượng, không đáng để người ta phải bất chấp tất cả vì nó. Những người bình thường luôn mong mình có khả năng tiên tri để tránh khỏi vận hạn, nhưng chỉ người có năng lực báo tử mới hiểu được nỗi khổ khi bị người khác coi là đứa trẻ bị nguyền rủa, một con quái vật ghê tởm, mới biết năng lực này thì ra chẳng có gì là tuyệt vời như mình nghĩ.
Nam tử áo trắng cúi xuống gần chỗ tôi, nụ cười đắng chát trên môi hoá thành sự dịu dàng trong mắt: “Sinh mệnh con người có hạn, chẳng ai thấy trước được tương lai, vậy nên con người mới biết trân trọng những gì mình có, nỗ lực để đạt được điều mà mình mong muốn. Và chúng ta đều giống nhau, đều là người không bình thường. Đừng lo lắng rằng bản thân sẽ mang đến tai hoạ cho ta, bởi cái chết đối với ta có khi lại chính là sự giải thoát”.
Đã là con người thì không thể tránh khỏi tham lam, ích kỷ. Dù biết thứ thuộc về mình là sự cô đơn tịch mịch dài đằng đẵng chứ không phải niềm vui đến từ một người qua đường trong cuộc đời mình, vậy mà vẫn không kìm được mà níu lấy niềm hạnh phúc ngắn ngủi đó. Ấy là tham lam. Dẫu biết sự xuất hiện của bản thân có thể mang đến tai hoạ cho người đó, tôi vẫn không kìm được mà tham luyến sự ân cần, dịu dàng của đối phương. Đó là ích kỷ.
Bởi vậy, dưới ánh mắt dịu dàng của nam tử áo trắng, cuối cùng tôi cũng gật đầu.
Người đó xoa đầu tôi, hài lòng mỉm cười: “Tốt lắm. Ta tên Mạc Trọng. Còn con thì sao?”.
Tay đang siết chặt túi hương đựng viên ngọc của tôi rốt cuộc cũng thả lỏng, tôi trả lời: “Con tên Dung Tĩnh, tư dung hơn người, đoan trang thục tĩnh. Đó là tên dưỡng mẫu đặt cho con”.
Những ngón tay thon dài lành lạnh của Mạc Trọng đan vào khe hở giữa những ngón tay bé nhỏ của tôi, trên môi là nụ cười đồng cảm, thấu hiểu giữa những người có cùng nỗi khổ tâm: “Đúng là một cái tên hay, đầy ý nghĩa. Vậy, từ giờ trở đi con sẽ là đồ đệ thứ hai của ta, A Tĩnh”.
Mùa hạ năm mười bốn tuổi, tôi mất đi một tỷ tỷ tôi yêu và thương tôi, nhưng lại có thêm một sư phụ không giống người bình thường.
Mạc Trọng không chỉ cho tôi ở lại trong rừng đào của người, cho tôi cái ăn cái mặc mà còn dạy tôi cầm kỳ thi hoạ, thiên văn địa lý. Sư phụ nói đó là nền tảng của mọi sự hiểu biết sâu rộng, vậy nên tôi có thể không tinh thông tất cả, nhưng tuyệt đối không thể không biết gì hết. Cho nên ngay từ những ngày đầu sống ở đây, người đã dạy tôi viết chữ. Nét chữ của người tuy không bay bổng lãng mạn, rồng bay phượng múa như của các nhà thư pháp nhưng cũng có nét đẹp riêng, như nước chảy mây bay, thanh thoát nhã nhặn mà cũng không kém phần mạnh mẽ dứt khoát. Lần đầu nhìn hai chữ “Dung Tĩnh” hiện ra dưới ngòi bút của người, tôi bỗng cảm thấy thật may mắn khi bái người làm sư phụ.
Ý thức được điều đó nên tôi rất chăm chỉ học tập, hằng ngày đều luyện viết trong thư phòng của sư phụ. Hôm nay cũng vậy, đúng giờ Mão tôi lại xuất hiện ở thư phòng, thấy người ngồi bên án thư đọc sách liền ngoan ngoãn đi pha trà mài mực, sau đó mới chuyên tâm luyện viết. Thường thì phần lớn thời gian tôi luyện chữ người đọc sách, ai làm việc của người nấy, không ai nói với ai câu nào, nhưng hôm nay thì khác, tay vừa cầm bút mắt đã trông thấy một lá thư màu hồng lấp dưới xấp giấy Tuyên Thành. Tôi bèn đặt bút xuống, cầm bức thư ngắm nghía một hồi, hiếu kỳ mở ra xem thì thấy một nét chữ mềm mại quen thuộc khiến tôi không thể không tự hỏi bản thân: Đây là chữ của Ngữ Yên? Không thể nào, sao thư của tỷ ấy lại có thể ở đây được? Chẳng lẽ tỷ ấy có quen biết với sư phụ sao? Không. Trên đời này không thiếu người giống người, vậy thì chuyện chữ người này giống chữ người kia cũng không phải chuyện hiếm. Có lẽ chỉ là trùng hợp thôi.
Nhưng suy đi nghĩ lại một hồi, cuối cùng vẫn không kìm được lòng hiếu kỳ của mình mà quay sang hỏi sư phụ: “Đây là thư tình ạ? Là thư tình của một nữ nhân gửi cho người?”.
Sư phụ liếc nhìn lá thư trong tay tôi, sau đó lại cúi đầu đọc sách, từ đầu đến cuối chỉ khẽ “ừ” một tiếng.
Quả nhiên là vậy. Câu trả lời của sư phụ khiến tôi không khỏi phấn khích mà nhìn qua một lượt, trong thư có phân nửa số chữ tôi không biết, nhưng trong số chữ ấy lại có chữ tôi quen thuộc vô cùng. Ngày xưa, khi tôi còn sống cùng Ngữ Yên trong kết giới, thỉnh thoảng dọn dẹp lại thư phòng tôi có thấy một vài lá thư tình tỷ ấy đang viết dở và chẳng bao giờ đặt bút viết thêm nữa, trong thư đề cập rất nhiều đến chữ này. Lúc đó tôi có hỏi tỷ ấy chữ này là gì nhưng tỷ ấy lại không trả lời, gương mặt trắng tuyết bỗng ửng hồng rồi lại phảng phất nỗi buồn xa xăm. Tôi bèn chỉ tay vào chữ đó trong thư, nghiêng đầu hỏi người bên cạnh: “Sư phụ, chữ này là gì ạ?”.
Mắt sư phụ cuối cùng cũng rời khỏi trang sách, giọng vẫn lạnh nhạt như cũ nhưng sóng mắt lại khẽ xao động: “Ái trong ái tình”.
Đắn đo suy nghĩ một hồi, rốt cuộc tôi vẫn ngập ngừng lên tiếng: “Người có thể dạy con viết chữ này không?”.
Sư phụ cầm chén trà bằng tay trái, đáp: “Đương nhiên là được. Nhưng con nói xem, sao bỗng dưng lại có hứng thú với chữ này vậy?”.
Tôi lắc đầu trả lời: “Không có gì. Chỉ là đột nhiên con cảm thấy hơi hiếu kỳ mà thôi”. Trầm tư một hồi, cuối cùng tôi vẫn không kìm được mà hỏi: “Sư phụ thông minh như vậy, lại sống đã hơn hai trăm năm, kinh nghiệm hiển nhiên là sẽ rất phong phú, vậy người có biết ái tình là gì không?”. Khái niệm này đối với tôi rất đỗi mơ hồ, vậy nên nếu có thể, tôi sẽ không ngần ngại học hỏi để bổ sung kiến thức cho chính mình.
Sư phụ nhấp một ngụm trà, đặt chén xuống bàn rồi mới thong thả lên tiếng: “Không biết. Ta từng nghe sư phụ của ta nói ái tình cũng là một môn học, chỉ có điều không thể tự nhiên và tự mình lĩnh ngộ được”. Nói đến đây, sư phụ lại ngẩn người, nhưng chỉ là trong chốc lát: “Nếu có cơ hội, ta cũng muốn thử một lần cho biết, tiếc rằng cho đến tận bây giờ vẫn chưa tìm được người thích hợp để cùng học”.
Tôi ngạc nhiên hỏi lại: “Chẳng phải còn có chủ nhân của phong thư tình này sao?”. Nếu đã có thư tình qua lại, quan hệ giữa cả hai chắc hẳn là cũng chẳng đơn giản chút nào.
Nghe vậy, sư phụ chỉ khẽ cười, đặt cuốn sách trước án thư, không trực tiếp trả lời câu hỏi của tôi mà đáp lại bằng một câu hỏi khác: “Không phải con muốn ta dạy con viết chữ này sao? Vậy thì bắt đầu thôi”.
Không gian đột nhiên im ắng lạ thường.
Bàn tay đẹp như ngọc tạc của sư phụ mang theo tay tôi di chuyển trên giấy, cả phòng yên tĩnh đến độ ngay cả tiếng lá rụng ngoài cửa cũng có thể nghe thấy được. Trong không gian tĩnh lặng ấy, tôi có thể nghe thấy tiếng ngòi bút lông sột soạt, có thể ngửi thấy hương đào nhàn nhạt thoang thoảng trong tay áo màu trắng viền chỉ đen, có thể cảm nhận được độ ấm của lồng ngực rộng kề sát lưng và nhịp tim đều đều trong lồng ngực ấy, còn có thể nhận thấy hơi thở âm ấm phả ra trên đỉnh đầu. Bây giờ đã là giữa hạ, vậy mà tay sư phụ vẫn lành lạnh man mát, quả thực là rất giống với tính tình lạnh nhạt dửng dưng của người.
Năm tôi mười bốn tuổi, Mạc Trọng sư phụ dạy tôi rất nhiều điều mà trước đây tôi chưa từng biết, trong đó có cả chữ “yêu”, khiến tôi cả đời cũng không quên được.
Từ khi tôi sống ở đây, toàn bộ việc nhà đều do tôi tiếp quản, kể cả chuyện bếp núc. Bởi vì được một yêu quái kén ăn như Ngữ Yên không ngớt lời ca ngợi nên tôi rất tin tưởng vào tay nghề của mình, chắc mẩm rằng sư phụ nhất định sẽ thích, nào ngờ ngay từ lần đầu nếm thử canh cá tôi nấu người đã phun ra hết sạch, tay trái che lấy miệng, ánh mắt lộ vẻ khó tin xen lẫn nỗi niềm nào đó chẳng nói thành lời. Thấy người phản ứng dữ dội như vậy, tôi liền múc một thìa canh nếm thử, lập tức hiểu ra vấn đề: “A! Con thích ăn cay nên vô tình nấu theo sở thích của mình, có lẽ sư phụ ăn không quen, để con đi nấu cho người món khác”. Tay vừa bưng bát canh lên, mắt lại thấy người trước mắt không có phản ứng gì, tôi bèn nghi hoặc gọi: “Sư phụ? Sư phụ!”.
Tôi gọi lớn tiếng như vậy mà sư phụ vẫn chẳng hề để ý, vẫn đắm chìm trong hồi ức của mình, môi nở nụ cười chua xót: “Cay đến mức muốn xé cả lưỡi… Đúng là rất giống khẩu vị của muội ấy mà…”.
Nghe được những lời đó, tôi lập tức hiểu ra sư phụ đang nhớ đến cố nhân, rất có thể người đó chính là chủ nhân của bức thư tình mà tôi nhìn thấy trong thư phòng. Những lúc như vậy càng không nên quấy rầy người, bởi vậy nên tôi chỉ chạy đi nấu món khác mà không nói thêm bất cứ lời nào.
Sư phụ là người đa tài, không chỉ ủ rượu ngon, viết chữ đẹp mà còn đánh đàn hay, giỏi kiếm thuật. Ngoài cầm kỳ thi hoạ, người còn dạy tôi kiếm thuật để tự vệ. Những khi tôi giật mình tỉnh giấc bởi ác mộng hằng đêm, chính tiếng đàn êm êm như nước chảy của người đã cho tôi được ngủ một giấc tròn không mộng mị. Tiếng đàn của người như dòng suối ngọt lành, chầm chậm chảy vào lòng tôi.
Bởi sư phụ vốn ở một mình, đại đồ đệ của người cũng là nam tử nên trong nhà không có trang phục của nữ, đành dẫn tôi vào trong thành mua y phục cùng vài đồ dùng vật dụng cần thiết. Ban đầu tôi một mực không chịu đi theo bởi trong thành là nơi đất chật người đông, tôi sợ phải nhìn thấy thứ không nên thấy, mang đến tai hoạ cho dân lành vô tội. Tôi cứ tưởng nói đến đây sư phụ sẽ thông cảm cho tôi mà từ bỏ ý định, nào ngờ lại khiến người càng thêm quyết tâm: “Chẳng lẽ con định ‘một lần bị rắn cắn, mười năm sợ dây thừng’, tự tách mình ra khỏi đồng loại chỉ vì chuyện đó? Không được. Với tư cách là sư phụ của con, ta nhất định sẽ không để con sống mãi trong bóng ma của quá khứ”.
Nếu là Ngữ Yên, tỷ ấy sẽ không ép tôi làm chuyện tôi sợ hoặc không thích. Nhưng sư phụ thì khác, phàm là chuyện tôi càng sợ, càng liên quan đến quá khứ của tôi, người càng nghiêm khắc uốn nắn, lấy độc trị độc. Lần này cũng vậy. Trước thái độ kiên quyết của người, tôi chỉ có thể ngoan ngoãn nghe theo.
Đi càng nhiều nơi, tầm mắt càng rộng. Trước kia tôi chỉ quanh quẩn trong thôn trong rừng, trong kết giới mà Ngữ Yên tạo ra, sao có thể biết đến cảnh phồn hoa chốn nội thành náo nhiệt? Bởi vậy nên lần đầu tới đây, tôi đã bị mọi thứ trong thành làm cho choáng ngợp, cảm thấy vô cùng thích thú. Thấy tôi phấn khích như vậy, hôm nay lại là giữa tháng, đúng lúc cả thành mở hội hoa đăng nên sư phụ quyết định ở lại trong thành vài ngày. Ban ngày chúng tôi đi lựa y phục và vài vật dụng cần thiết, tối lại dạo chợ đêm. Đã là chợ thì đương nhiên sẽ có rất nhiều người, sẽ có thứ tôi thích thú muốn mua và cũng có những điều tôi không nên nhìn thấy. Lúc đang chọn mua mặt nạ, tôi đột nhiên cảm thấy một luồng hơi lạnh quen thuộc, không phải cái lạnh của gió đêm mà là hơi thở của cái chết. Hơi lạnh quen thuộc chạy dọc sống lưng, khiến cả người tôi cứng đờ. Sư phụ đang đứng sát bên tôi, nhất cử nhất động của tôi người đương nhiên biết rõ. Thấy tôi như vậy, người lập tức lên tiếng: “Sao vậy?”.
Hơi lạnh quen thuộc vẫn còn luẩn quẩn quanh đây khiến tôi bất an đến độ nắm chặt một góc áo, trả lời bằng giọng lí nhí mà chỉ sư phụ nghe được: “Con lại cảm nhận được tử khí, hẳn là trong đám đông này có người đang cận kề cái chết”.
Sư phụ “à” một tiếng tỏ ý đã biết, sau đó quay sang tiếp tục chọn mặt nạ, vẻ mặt điềm nhiên như chẳng hề hay biết chuyện gì. Nhưng tôi thì không bình tĩnh như vậy được, hơi lạnh quen thuộc đó vẫn quanh quẩn đâu đây khiến lòng tôi chẳng thể nào yên, chỉ có thể nắm chặt tay áo của người đứng cạnh, thấp giọng nói: “Sư phụ, chẳng lẽ chúng ta cứ coi như không biết gì hay sao? Chẳng lẽ chúng ta lại thấy chết không cứu?”.
Lúc này người đã chọn xong mặt nạ, vừa trả tiền cho người bán vừa dửng dưng trả lời: “Sống chết có số, há phải cưỡng cầu?”.
Tuy biết sinh, lão, bệnh, tử là quy luật bất biến của cuộc đời mỗi con người nhưng không có ai là không muốn thoát khỏi tầm ngắm của tử thần, tôi cũng muốn giúp người này làm chuyện đó: “Nhưng…”.
Nhưng tôi còn chưa kịp nói hết câu đã bị sư phụ thản nhiên ngắt lời: “Nếu không thì con định làm gì? Dựa theo năng lực của con để tìm người này giữa đám đông rồi thông báo rằng người đó sắp chết? Người đó sẽ tin lời con nói sao? Hay là cũng sẽ nhìn con như nhìn một con quái vật?”. Nhận hai chiếc mặt nạ từ tay người bán hàng rong, người quay đầu nhìn tôi, giọng vẫn lạnh nhạt như trước: “Hơn nữa, nếu cứu được thì sao? Đó là chuyện nghịch thiên kháng thần, người đó có thể sống thêm một thời gian, nhưng con cũng sẽ phải gánh món nợ sinh tử thay người đó. Phải tổn thọ vì một người không quen không biết, có đáng không?”.
Những lời sư phụ nói không hề sai, khiến tôi nhất thời không biết phải trả lời thế nào, nhưng dưới tận đáy lòng vẫn có cảm giác khó chịu, không cam tâm.
Sư phụ đeo chiếc mặt nạ nhỏ hơn lên mặt tôi, động tác vô cùng dịu dàng, giọng cũng không còn lạnh nhạt như trước: “Ta biết con bản tính thiện lương, cũng biết cứu người là chuyện tốt, nhưng đôi khi sống trên đời là phải ích kỷ một chút, người tốt không dễ làm đâu con”. Sau khi đeo xong mặt nạ cho cả hai, sư phụ nắm lấy tay tôi hoà vào dòng người đông đúc: “Cứ coi như con không hề hay biết chuyện gì đi, bởi ‘mắt không thấy, tâm không phiền’. Lâu lắm mới có dịp vào thành, lại đúng lúc hội hoa đăng diễn ra nên chúng ta phải tranh thủ thời gian vui đùa thoả thích, đừng nghĩ đến chuyện không vui đó nữa, giờ ta sẽ dẫn con đi thả hoa đăng”.
Cùng là hơi lạnh, nhưng hơi lạnh của cái chết chỉ khiến tôi cảm thấy bất an sợ hãi, còn hơi lạnh toả ra từ tay sư phụ lại khiến tôi lòng tôi bình yên vô cùng. Hơi lạnh từ bàn tay đẹp như ngọc tạc của người lan sang tay tôi lại trở thành hơi ấm truyền vào tận tim, khiến tôi cảm thấy ấm áp từ tận đáy lòng: “Vâng, sư phụ”.
Len qua đám đông một hồi, cuối cùng chúng tôi cũng đến được bờ sông. Hai bên bờ đông nghịt người cả già trẻ nam nữ, mặt sông nhuốm màu lung linh huyền ảo hắt ra từ muôn ngàn chiếc hoa đăng đang lững lờ trôi, hòa cùng ánh sáng đủ màu rực rỡ của pháo hoa để điểm tô cho chiếc áo đen tuyền của màn đêm đen đặc. Quả là tiên cảnh chốn trần gian, đẹp đến nỗi tôi phải ngẩn ngơ ngắm nhìn. Nhưng dù cảnh có đẹp đến nhường nào thì đối với tôi, nó cũng không thể nào sánh với người vận bạch y đang đứng cạnh tôi lúc này. Sư phụ vén tay áo màu trắng, tay cầm chiếc hoa đăng vừa mua thả xuống dưới nước. Trong ánh sáng lung linh đủ màu của pháo hoa trên trời và hoa đăng trên sông, gương mặt của sư phụ càng thêm tuấn mỹ, càng mang dáng dấp của thần tiên chốn bồng lai tiên cảnh, cả giọng nói cũng trở nên mơ hồ như vọng lại từ một nơi xa xôi nào đó: “Nghe nói người ta thả hoa đăng thường là để ước nguyện theo dòng nước trôi về miền cực lạc, đến nơi mà thần tiên có thể nhìn thấy và biến chúng trở thành sự thật. Vậy con thì sao, A Tĩnh? Con có nguyện ước gì không?”.
Đương nhiên là có. Từ trước đến giờ tôi luôn khao khát được trở thành người bình thường, không có cặp mắt La Sát, không có khả năng báo tử, có thể sống một cuộc đời bình yên bên những người tôi yêu và thương tôi, nhưng kể từ khi gặp sư phụ, ước nguyện của tôi đã đổi thay. Tôi ngẩng đầu soi bóng mình trong đôi mắt đào hoa của người, nói ra nguyện ước mà tôi gửi gắm trong chiếc hoa đăng rực rỡ kia: “Con ước mình có thể trường sinh bất lão giống như người”.
Gương mặt tuấn mỹ của người lộ vẻ khó tin, nhưng ý ngạc nhiên trong mắt rất nhanh đã trở thành nụ cười đầy giễu cợt trên môi: “Ta không ngờ con cũng như bọn họ, cũng mơ một giấc mộng trường sinh”.
Tựa như không hề nhìn thấy ý giễu cợt trong nụ cười của người, khóe môi tôi vẫn cong, vẫn thốt ra những lời chân thành tha thiết nhất: “Đương nhiên là có. Con muốn mình bất lão bất tử là bởi vì con không muốn chết đi rồi bỏ lại sư phụ một mình trên thế gian này như bao người khác, con muốn được mãi mãi ở bên người”.
Sau khi tôi nói ra những lời đó, thời gian như ngừng trôi trong mắt người. Một lát sau, sư phụ đưa mắt nhìn chiếc hoa đăng vừa thả, trong ánh sáng lung linh huyền ảo của pháo hoa và hoa đăng, nụ cười của người bỗng trở nên mê hồn hơn bao giờ hết, ngay cả giọng nói cũng say đắm lòng người: “Ta mong nguyện ước của con sẽ trở thành sự thật. Như vậy chúng ta sẽ có thể mãi mãi ở bên nhau, không bao giờ chia lìa”.
Nếu mọi nguyện ước của con người đều trở thành sự thật thì trên đời nào còn tồn tại thứ gọi là khổ đau, chấp niệm. Nhưng dù biết là vậy, con người vẫn không ngừng ước nguyện như thể để động viên, an ủi chính mình, để tin tưởng vào ngày mai, vững bước về phía trước. Tôi cũng vậy, mà sư phụ cũng thế.
Những ngày tháng sống trong rừng đào là khoảng thời gian vô cùng bình yên, xuân ngắm hoa, hạ ăn quả. Mỗi ngày trôi qua đều tràn ngập niềm vui, ngay cả những cuộc đấu khẩu, đối thoại vô nghĩa, dở khóc dở cười cũng là những dịu ngọt nho nhỏ làm cuộc sống thêm tươi đẹp.
Trong thư phòng của sư phụ có rất nhiều sách. Còn nhớ lúc mới học đọc học viết, tôi từng xem thử một cuốn, nhưng mắt nhìn sách cứ hoa cả lên, không vào đầu được chữ nào, miệng không khỏi cảm thán: “Sư phụ, cuốn sách này của người cao thâm quá! Con đọc không hiểu!”.
Sư phụ liếc nhìn cuốn sách trong tay tôi, bất lực trả lời: “… Cầm ngược sách để đọc thì sao mà hiểu được”. Sau đó lại đưa tay gõ nhẹ vào trán tôi, hạ giọng trách cứ: “Bảo con chăm chỉ luyện chữ, con lại chỉ mải mê kiếm thuật, để rồi đến tận bây giờ ngay cả bản thân cầm ngược sách cũng không biết”.
Tôi giơ tay ôm trán, nhỏ giọng phản bác: “Đâu phải tại con không chăm chỉ mà là do con không có duyên với sách đấy chứ, kiếm thuật vẫn thích hơn nhiều”. Mắt thấy lông mày của sư phụ nhướng cao, tôi lập tức dừng lời ngậm miệng, ngoan ngoãn đi viết nốt trang giấy luyện chữ dở hôm qua.
Trên đời này động vật tôi thích nhất là rắn, mà sợ nhất cũng là rắn. Tôi thích những con rắn thân thiện, hiền lành như Lục Lục và những đồng loại sống gần hang của nó, chúng tôi rất hay chơi với nhau. Tôi sợ những con rắn có độc như con rắn từng cắn tôi khi tôi vô tình lạc vào rừng đào của sư phụ, nếu không phải được sư phụ cứu chữa kịp thời, có thể tôi đã bỏ mạng từ lâu. Vì vậy khi xác định được con rắn nhỏ vừa cứu được không có độc, lại thân thiện hiền lành, tôi mới an tâm đem về nuôi, và cũng lo sốt vó trước tình trạng gần đây của nó: “Sư phụ, con rắn mà con cứu được tháng trước mấy ngày nay đều uể oải mỏi mệt, đến thức ăn con kiếm được cũng chẳng thèm để ý. Người xem, có phải nó bị bệnh rồi không”.
Sư phụ thở dài trả lời: “… A Tĩnh, bây giờ sắp vào mùa đông, rắn con muốn ngủ đông”.
Tôi “à” một tiếng tỏ vẻ đã biết: “Còn mấy ngày nữa là vào đông rồi, con phải đi chuẩn bị ngay mới kịp”.
Sư phụ ngạc nhiên hỏi: “Chuẩn bị cái gì?”.
Tôi hồn nhiên đáp: “Đương nhiên là chuẩn bị ngủ đông cùng rắn nhỏ rồi”.
Sư phụ: “…”.
Mẫu thân mất sớm, thời gian sống cùng dưỡng mẫu và Ngữ Yên không nhiều, lúc đó tôi cũng còn quá nhỏ nên chẳng ai nói với tôi những vấn đề của nữ nhi. Vậy nên cho đến một ngày phía dưới chảy máu ồ ạt, tôi đã sợ đến mức khóc nấc lên: “Sư phụ, đột nhiên con chảy rất nhiều máu, không cách nào cầm được. Có phải con cũng bệnh như mẫu thân, cũng sắp chết rồi không? Sư phụ, con không muốn chết, con không muốn dời xa người!”.
Sư phụ nghe vậy thì suýt phụt cả nước trà trong miệng, nói: “... Đó là nguyệt sự mà nữ nhân nào cũng có. Khi con bắt đầu có nguyệt sự không phải con sắp chết, mà là con bắt đầu trưởng thành”. Nghĩ một lát, người lại nói: “A Tĩnh đã là thiếu nữ rồi, không thể tiếp tục ngủ chung với sư phụ được nữa”.
Tôi ngạc nhiên hỏi lại: “Tại sao?”. Sư phụ đặt chén trà xuống bàn, tiếp tục lên tiếng: “Trước đây ta ngủ với con là vì con còn nhỏ, lại hay gặp ác mộng, nhưng bây giờ con đã có thể ngủ yên giấc, hơn nữa còn sắp trưởng thành. ‘Nam nữ thụ thụ bất thân’, con biết mà, phải không A Tĩnh?”.
Đương nhiên là tôi biết rõ đạo lý ấy, nhưng vẫn có chút không cam lòng: “Cái gì mà ‘nam nữ thụ thụ bất thân’ chứ, con chỉ biết là con muốn ở bên sư phụ mọi lúc mọi nơi thôi!”.
Cuối cùng chúng tôi vẫn tách ra ngủ riêng. Mấy ngày đầu chưa quen tôi thường phải trằn trọc rất lâu mới ngủ được, khiến thời gian ngủ bị rút ngắn rất nhiều, hai mắt tôi trong thời gian đó vì vậy mà xuất hiện quầng thâm. Rõ ràng sư phụ cũng ngủ không ngon, cũng không đành lòng nhìn tôi mất ngủ, vậy mà ngoài miệng vẫn nói: “Rồi sẽ quen thôi”.
Vậy là chúng tôi lạnh nhạt với nhau trong một khoảng thời gian khá dài. Trong khoảng thời gian đó sư phụ thường nhốt mình trong phòng tỉ mẩn đẽo gọt thứ gì đó, tôi lại không chủ động đến gần nên cả hai rất ít khi nói chuyện với nhau. Thẳng cho đến khi tôi tròn mười năm tuổi, chúng tôi mới làm lành.
Trước kia sư phụ thường tết tóc cho tôi, gần đây thì cả nói chuyện còn ít chứ đừng nói đến tết tóc. Vậy mà hôm ấy sư phụ lại chủ động chải tóc cho tôi, nhưng không phải tết như mọi lần mà vấn tóc rồi cố định bằng trâm. Qua chiếc gương đồng, tôi có thể thấy chiếc trâm cài trên tóc mình làm bằng ngọc, hình như cùng một loại ngọc với trâm cài của sư phụ nhưng chạm trổ tinh tế hơn, mềm mại uyển chuyển hơn, đầu trâm chạm hình hoa đào. Tôi nhìn bóng mình trong gương, ngỡ ngàng hỏi lại: “Đây là...?”.
Sư phụ vừa ngắm nhìn kiệt tác của mình vừa mỉm cười giải thích: “Thời gian qua ta ở lì trong phòng là để làm chiếc trâm này nhân lễ cập kê của con, không nói với con là để gây bất ngờ. Thế nào, hết giận rồi chứ?”.
Đáy lòng vừa chua xót vừa ngọt ngào, tôi nhỏ giọng phản bác: “Con đâu có giận người”. Cùng lắm cũng chỉ được coi là dỗi thôi.
Sư phụ xoay người tôi lại, những ngón tay thon dài có vài vết thương mới lau đi chút nước vừa trào ra ở mắt tôi, thấp giọng chê cười: “Đã là thiếu nữ rồi, vậy mà vẫn mít ướt hệt như ngày xưa”. Nói đến đây, giọng người đột nhiên trầm buồn: “Trong sư phụ có một tiếng ‘phụ’. Giờ ta đã hiểu cảm giác của một người cha khi con gái mình trưởng thành. Con đã phải trải qua lễ cập kê, rồi sẽ sớm phải đi lấy chồng”.
Nghe người trước mặt nói thế, sự tủi thân trong suốt thời gian qua của tôi lại tràn mi thành nước: “Lần trước không cho con ngủ chung, bây giờ lại mong con đi lấy chồng, sư phụ đã chán ghét con rồi sao, vậy nên mới mong con sớm rời khỏi người?”.
Sư phụ bèn thở dài an ủi: “Ta thương con còn không hết, sao nỡ đuổi con đi? Nhưng ‘gái lớn gả chồng’, đó đã là điều hiển nhiên rồi”.
Nước mắt một khi đã chảy thì khó mà ngừng lại, tiếng nức nở đã bật ra khỏi cố thì sao có thể nén. Vì vậy những lời an ủi của người chỉ khiến tôi khóc dữ hơn, khiến người không còn cách nào khác là phải tiếp tục dỗ dành: “Ta cũng không muốn phải rời xa con. Ví dụ như ngày đầu chúng ta tách ra ngủ riêng, ta cảm thấy rất cô đơn, rất trống trải nhưng cũng chỉ có thể kiềm chế. Có những thói quen cần phải sửa đổi. Vì giữa chúng ta, tách ra, chia xa chỉ là chuyện sớm muộn”.
Tôi hít một hơi thật sâu kìm lại nước mắt sắp chảy ra, nói điều bấy lâu nay mình vẫn luôn thắc mắc: “Tại sao phải tách ra? Con không đi lấy chồng, cả đời ở trong rừng đào với sư phụ không phải là được rồi sao?”.
Sư phụ đáp lại câu hỏi của tôi bằng một nụ cười khổ: “A Tĩnh, cho dù con không xuất giá, chúng ta cũng không thể mãi mãi bên nhau. Bởi con sống nhiều nhất cũng chỉ được trăm năm, mà ta...”. Mà người... lại gần như bất lão bất tử.
Trước đây tôi rất cảm kích năng lực này của sư phụ, bởi nhờ nó mà người có thể sống đến lúc gặp tôi, còn giờ thì nghĩ đến cảnh tôi đã già mà vẻ ngoài của sư phụ vẫn dừng lại ở tuổi hai mươi, hay tôi không còn mà sinh mạng người vẫn tiếp tục, có thể gặp gỡ và ở bên người khác là tôi không cam lòng. Mà sự ra đi của tôi cũng vô cùng tàn nhẫn với người ở lại là sư phụ. Giá như chúng tôi chỉ là những người bình thường, sinh cùng thời và chết cùng lúc thì tốt biết bao.
Tôi sà vào lòng sư phụ, cố lờ đi sự thật đáng sợ đó và vẫn bướng bỉnh nói: “Nhưng bây giờ con chỉ muốn ở bên người”.
Người cũng thuận theo ôm tôi vào lòng, bất đắc dĩ đáp: “Được. Ta cũng muốn thế. Chỉ sợ đến một lúc nào đó, con lại đòi xuất giá, rời khỏi ta, rời khỏi nơi này”.
Tôi thầm đáp lại lời ngươi nói trong lòng: “Sẽ không có ngày đó đâu”.
Đêm đó, tôi nằm trên giường, cầm chiếc trâm ngọc trong tay mà lòng nặng trĩu tâm sự, hồi tưởng lại những ký ức về sư phụ từ khi tôi sống trong rừng đào.
Nhớ về những ngày tôi ngồi trong lòng sư phụ nhâm nhi sữa nóng đựng trong cốc bạc, nghe tiếng mưa rời ngoài hiên, nhìn mưa gột rửa rừng đào mà lòng bình yên đến lạ.
Hay những ngày vào thành mà mắc mưa chưa kịp về, người cẩn thận cầm ô che cho tôi không dính một hạt mưa nào trong khi chính người lại ướt đẫm.
Nhớ lúc chúng tôi bẫy chim săn gà trong rừng hay những lúc sư phụ dạy tôi phân biệt và cho biết công dụng của từng loại thảo dược.
Nhớ đến lần mà tôi đổ bệnh, sư phụ đã đích thân xuống bếp nấu cháo gà mà tôi thích. Còn nhớ khi nấu xong, bạch y trước giờ không nhiễm bụi trần giờ dính đầy tro bếp, hai bàn tay có chỗ bị bỏng. Rõ ràng bát cháo đó không thể nói là ngon, vậy mà tôi vẫn nuốt hết, lòng lại thấy ngọt ngào.
Nhớ những đêm tôi tỉnh dậy từ cơn ác mộng, sư phụ hoặc là đàn tôi nghe một khúc để tôi bình tâm lại rồi ôm tôi vào lòng, vỗ về tôi để tôi có thể ngủ ngon. Tiếng đàn của người là âm thanh tuyệt diệu nhất tôi từng được nghe, trong lòng người là nơi bình yên ấm áp nhất thế gian này.
Còn rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ khác nữa, tôi ôm chúng chìm vào mộng đẹp, môi vẫn cong trong vô thức. Trước lúc hoàn toàn nhập mộng, tôi đã lơ mơ nghĩ rằng: “Tôi đã không thể tham dự vào quá khứ của sư phụ, không thể cùng sư phụ đến tương lai xa xôi, vậy thì càng phải quý trọng hiện tại, khi còn được sống bên người. Có sư có đồ, không ai xen giữa, vậy là được rồi”.
Vậy là sau đó chúng tôi lại trở về như trước đây. Sư phụ vẫn cưng chiều tôi như cũ, tôi vẫn dính người như xưa. Vẫn là quấn quýt, thân thiết đến vậy nhưng đã có gì đổi thay. Và đến năm mười bảy tuổi, tôi đã rõ điều thay đổi chính là tình cảm của tôi dành cho người.
Vào một đêm trăng tròn năm tôi mười bảy tuổi, sư phụ quyết định đào vò rượu dưới gốc cây lên uống. Sư phụ nói đây là quà trả ơn của một ông cụ thích ủ rượu từng được người cứu. Người cởi bỏ tấm lụa đen bọc ngoài, mở nắp vò rượu ở trong ra, hương hoa quế theo đó mà lan tỏa, nồng nàn mà thanh khiết, khiến tâm trí con người say mê vô cùng... Sư phụ tự hào nói: “Tuổi thọ của vò rượu này gần bằng một kiếp người đấy”. Sau đó người tự mình rót rượu, bưng chén nhấp một ngụm, mở miệng khen: “Đúng là rượu quý nhưng ta vẫn thích rượu hoa đào hơn”.
Nghe vậy, tôi lập tiếp lời: “Vậy con sẽ hái hoa đào học cách ủ rượu”.
Sư phụ xoa đầu tôi đáp: “Được. Ta sẽ chờ”.
Nhìn người cầm vò rót tiếp, tôi tò mò hỏi: “Trước kia khi con đến người có thường xuyên uống rượu không?”.
Rượu trong chén ánh lên đôi mắt sóng sánh đào hoa của người, tô đẹp thêm nụ cười tự giễu trên môi: “Vô cùng ít. Thường xuyên uống rượu không tốt cho cơ thể, mà ta cũng chán ghét cảm giác uống rượu một mình”.
Nghe đến đây, lòng tôi đột nhiên nặng trĩu. Trước kia khi tôi còn chưa đến, sư phụ đã sống như thế nào? Sống đơn độc không ai bầu bạn, rượu ngon có ai cùng thưởng thức? May mà tôi đã đến, để người cô độc như sư phụ có người bầu bạn. Nhưng sau này khi tôi không còn thì sao, người sẽ trở lại cuộc sống như trước đây, sống trong cô độc?
Sư phụ rất ít khi uống, nhưng một khi đã uống thì sẽ uống rất nhiều. Tôi chỉ nhâm nhi hai chén nhỏ, phần rượu còn lại đều vào bụng người. Thấy sư phụ đã uống say, tôi đành phải dìu người về phòng. Nhìn bề ngoài người vậy thôi chứ có dìu mới biết là nặng lắm. Vừa định đặt người nằm xuống giường, chân đã vấp phải thứ gì đó khiến sư phụ ngã ngửa lên giường còn tôi thì nằm sấp lên người, hai đôi môi vô tình chạm nhau. Dù chỉ là một cái chạm nhẹ nhưng lại khiến tâm trí tôi trống rỗng, tim đập loạn nhịp. Hương rượu hoa quế nồng nàn tỏa ra khe hở giữa hai cánh môi mỏng kia khiến tôi cũng muốn say theo, muốn vươn lưỡi liếm nhẹ chút rượu còn đọng lại ở đó. Môi tôi vừa hé mở, đầu óc đã tỉnh táo lại, giật mình như tỉnh khỏi cơ mê, cả người lạnh toát như bị vùi trong băng tuyết. Tôi bật dậy khỏi người sư phụ, không ngừng chất vấn bản thân. Vừa rồi tôi nghĩ gì, định làm gì? Vô tình chạm môi thì thôi đi, lại còn có suy nghĩ bất kính, hành động không phải với sư phụ? Nếu để sư phụ biết được thì sao? Nhớ người tỉnh dậy nhìn thấy thì thế nào?
Đang lúc tôi tự chất vấn, người vốn không biết gì trên giường đột nhiên mở miệng: “Tiểu Yên, xin lỗi”.
Dẫu là lời nói mê nhưng vẫn khiến tim tôi đau nhói. Người ta vẫn nói lời khi say là thật lòng, người nhớ đến khi say là người quan trọng. Vậy Tiểu Yên là ai? Nữ nhân ấy quan trọng với sư phụ lám ư? Tại sao người phải xin lỗi? Vào lúc này đây, sư phụ lại thức thốt gọi: “A Tĩnh”. Chỉ hai chữ này cũng khiến tôi hạnh phúc đến nỗi lồng ngực nổi trống, hai má nóng bừng, khiến tôi giật mình chạy về phòng. Những chuyện xảy ra tối nay, những cảm xúc mới mẻ mà tôi vừa được nếm trải khiến tôi trằn trọc suy nghĩ cả đêm liền.
Một đêm mất ngủ.
Rượu hoa quế mà sư phụ uống tối qua ngon mà không nặng, ngủ một giấc xong là tỉnh táo như thường, không nhức đầu khó chịu, thậm chí tâm trạng người hôm sau còn rất tốt. Tôi ngồi trong lòng sư phụ để người vấn tóc cài trâm như thường lệ. Nhớ đến chuyện hôm qua, tôi buột miệng hỏi: “Tiểu Yên mà người nói tới là ai?”.
“Hả?”
“Hôm qua lúc uống say người có nói một câu ‘Tiểu Yên, xin lỗi’. Vậy người tên Tiểu Yên đó là ai?”
“À, Tiểu Yên là sư muội của ta. Muội ấy không phải con người mà là xà yêu. Trước đây ta vì tưởng Tiểu Yên giết sư phụ mà đuổi giết muội ấy. Vậy mà khi ta gặp nạn, Tiểu Yên lại không ngần ngại cứu ta, ban cho ta sinh mệnh gần như vô tận. Ta nợ muội ấy một lời xin lỗi, nhưng bấy lâu nay vẫn chưa nói được.”
“Yêu”, “xà yêu”? Tôi chợt nhớ đến đại mỹ nhân áo đỏ do rắn biến thành kia, thầm nghĩ sẽ không trùng hợp như vậy chứ? Sư muội của sư phụ không lẽ lại chính là Ngữ Yên? Nhưng tôi còn chưa kịp thắc mắc thì người đã cúi đầu xuống chạm nhẹ vào tóc tôi, hơi ấm phả ra trên đỉnh đầu cùng lời khen ngợi của người: “Thơm lắm”.
Đầu tôi lập tức trống rỗng, quên luôn chuyện định hỏi. Mặt chợt nóng bừng, lồng ngực nổi trống. Lại thế nữa rồi. Lại vì những cái chạm nhẹ, những câu nói bâng quơ của sư phụ mà trở nên kỳ lạ, chẳng lẽ là mắc bệnh gì rồi. Chẳng để tôi kịp suy nghĩ vẩn vơ, sư phụ đã hỏi tiếp: “Lúc nào ta cũng thấy con mang túi gấm này bên mình. Nó quan trọng lắm sao? Bên trong đựng gì?”.
Nghe người nhắc đến chiếc túi gấm đựng ngọc, tôi giật mình đến độ bật dậy khỏi lòng người, siết chặt nó trong vô thức. Không phải tôi không muốn nói cho người nghe về lai lịch của vật trong túi, nhưng nghĩ đến di nguyện của Ngữ Yên, tôi không thể tự tiện nói cho người khác được.
May mà sư phụ thấy tôi khó xử cũng nên tiếng nói: “Nếu con không muốn hoặc không thể nói thì thôi đi. Ta không phải người nhiều chuyện”.
“Làm vậy người có giận con không?”
“Sao ta lại giận chứ? Ai cũng có bí mật của riêng mình, nếu muốn nói ra họ sẽ tự nói ra, cớ gì phải truy hỏi đến cùng?”
Người nói vậy càng làm tôi áy náy: “Nhất định sẽ có một ngày con đem tất cả bí mật của mình nói cho sư phụ”.
Sư phụ đưa tay lên mân mê tóc mai của tôi, dịu dàng nói: “Được. Ta sẽ chờ”.
Dưới ánh nhìn chắm chú cùng động tác nơi tay của sư phụ, tôi hơi mất tự nhiên quay đầu đi. Người thấy vậy liền bật cười: “Biết ngượng ngùng rồi cơ đấy. Trước kia ai là người một mực đòi ngủ cùng sư phụ?”. Ngừng một lát, người lại nói tiếp: “Thích ăn gà, dung mạo lại xinh đẹp nhường này, không lẽ con lại là hồ ly đầu thai? Với gương mặt này thì không chừng con lại mang lại tai họa cho người khác, làm điên đảo chúng sinh mất”.
Sư phụ nói đùa, còn tôi thì trả lời thật lòng: “Vậy thì sư phụ hãy giữ con ở bên, đừng cho con đi đâu để tránh đem lại tai họa cho người khác”.
Người khựng lại một lúc trước lời nói đó của tôi, sau đó có chút chua chát trả lời: “Chỉ sợ đến lúc yêu rồi, con sẽ không nghĩ thế nữa”.
Nghe người nói đến chữ “yêu”, lại nhớ đến những cảm xúc kỳ lạ gần đây của chính mình, tôi vội hỏi: “Yêu là gì? Khi đầu óc trống rỗng, hai má ửng hồng, lồng ngực nổi trống vì những cái chạm nhẹ và lời nói bâng quơ của người khác thì đó có phải là yêu không?”.
Sư phụ ngạc nhiên đáp: “Phải. Nhưng sao...”.
Nhưng sao... lại có thể? Thứ tình cảm nảy nở trong lồng ngực chính là yêu? Vậy thì mong muốn không ai xen giữa sư đồ chúng tôi chính là ham muốn độc chiếm? Sự khó chịu trong lồng ngực khi nghe người gọi tên nữ nhân khác trong lúc say là sự đố kỵ? Chính vì vậy mà tôi mới hạnh phúc khi nghe người gọi tên mình, mới không muốn xuất giá, chỉ mong muốn ở bên sư phụ suốt đời? Nhưng tại sao có thể như vậy? Trong “sư phụ” có một chữ “phụ”. Tôi nên kính trọng người chứ không phải nảy sinh tình cảm của nam nữ. Nhưng làm sao đây? Sao có thể quay đầu? Từ này về sau sao tôi dám đối mặt với người?
Giữa lúc tôi đang chìm trong dòng suy nghĩ hỗn loạn sư phụ đột nhiên lên tiếng kéo tôi về thực tại: “Nhưng sao con lại hỏi vậy? Chẳng lẽ con đã...?”.
Tôi lập tức mở miệng phản bác, gượng gạo trả lời: “Không phải. Chỉ là nhân vật nữ trong cuốn sách con đang đọc có những biểu hiện như vậy nên con mới tò mò thôi”.
Thấy người còn nghi ngờ, tôi bèn hỏi ngược lại: “Còn người thì sao? Người có từng như vậy không?”.
Dường như không ngờ tôi hỏi vậy nên nhìn tôi một hồi lâu, sau đó sư phụ mới trầm giọng đáp: “Đương nhiên là có”.
Đáng tiếc trong đầu tôi quá rối loạn, không lọt tai được chữ nào. Những ngày sau đó tôi không dám nhìn thằng vào mặt sư phụ. Tôi trằn trọc mấy đêm, trăn trở suy nghĩ trong một thời gian dài, cuối cùng đưa ra quyết định sẽ che giấu, chôn vùi tình cảm này ở tận nơi tận cùng của trái tim để cả hai khỏi phải khó xử, để mối quan hệ bây giờ không bị rạn vỡ. Tôi chỉ có thể làm vậy để tiếp tục ở bên người.
Còn nhớ hôm đó khi giật mình tỉnh lại từ cơn mê man, cảnh tượng đầu tiên tôi nhìn thấy chính là bên trong một căn nhà rộng lớn làm bằng gỗ, bên cạnh chiếc bàn gỗ hoa lê có một người đang ngồi. Người đó mắt sao mày kiếm, tuấn tú vô cùng, cả người toát lên khí chất ôn hoà, dáng vẻ thần tiên thanh nhã. Người đó vận trường bào màu trắng, cổ tay và vạt áo điểm xuyết những hoa văn tối màu; những ngón tay thon dài như ngọc tạc đang nâng chén trà vẫn còn hơi nóng, trà trong chén ánh lên đôi mắt khiến gương mặt người ấy như được bao phủ bởi một tầng sáng nhu hoà, đẹp đến nỗi tôi phải tự hỏi: Phải chăng đây chính là thần tiên mà mọi người đồn đại? Phải chăng đây chính là nơi con người đến sau khi chết? Vậy là tôi đã chết thật rồi sao? Chết vì rắn cắn?
Lúc tôi còn đang ngẩn ngơ với những suy nghĩ miên man của mình thì người ấy đã đặt chén trà xuống, lên tiếng hỏi thăm: “Tỉnh rồi sao? Đầu có còn choáng váng, người có còn mệt mỏi nữa không?”.
Nhất thời bị tiên nhân cắt đứt mạch suy nghĩ, tôi buột miệng: “A?”.
Tiên nhân áo trắng thấy vẻ mặt mờ mịt của tôi thì lập tức cau mày: “Sao không trả lời? Chẳng lẽ bị rắn cắn cũng có thể trở thành ngu ngốc được sao?”.
Không ngờ một người có vẻ ngoài hệt như tiên nhân khi mở miệng lại nói toàn lời khó nghe như vậy, tôi khó chịu phản bác: “Ai trở thành ngu ngốc chứ? Chỉ là người ta chưa phản ứng kịp thôi”.
Tiên nhân áo trắng nghe tôi nói thế liền bật cười: “Vậy thì tốt. Ta không muốn cứu một người ngu ngốc rồi mang về để làm gánh nặng cho mình đâu”.
Tôi lập tức hỏi lại: “Vậy là tiểu nữ còn sống? Là tiên nhân cứu tiểu nữ sao?”.
Người đó không trực tiếp trả lời mà đáp lại bằng một câu hỏi khác: “Hỏi thừa! Ta đang nói chuyện với ngươi, nếu ngươi không còn sống thì chẳng phải ta cũng là người chết sao?”. Ngừng một lát, lại nói: “Sống ở trong rừng đào này chỉ có mình ta là con người, nếu không phải là ta cứu ngươi thì còn ai vào đây?”.
Dẫu sao đó cũng là ân nhân đã cứu mạng mình, dù người đó có nói khó nghe thế nào thì tôi vẫn chỉ có thể đáp lại bằng thái độ cung kính, biết ơn: “Đa tạ tiên nhân đã cứu mạng tiểu nữ. Đại ân đại đức của người tiểu nữ sẽ không bao giờ quên”.
Tiên nhân áo trắng lại chẳng tỏ vẻ gì là cảm động, chỉ nhướng mày lặp lại: “Tiên nhân?”.
Tôi gật đầu trả lời: “Mặc áo trắng, dáng vẻ thần tiên thanh nhã, một mình sống trong rừng đào hệt như ẩn cư, xa lánh sự đời, thấy người gặp nạn là ra tay cứu giúp, đó chẳng phải là thần tiên mà mọi người đồn đại hay sao?”.
Người đó nhấp một ngụm trà đã hơi nguội, lắc đầu đáp: “Đó chỉ là tưởng tượng của họ thôi, chỉ là lời đồn đại vô căn cứ. Ta không phải tiên nhân, chỉ là có một số năng lực mà người thường không có”. Chẳng để tôi kịp phản ứng, lại tiếp: “Còn ngươi thì sao? Kể từ khi ta tạo nên rừng đào này, đã hơn trăm năm ta không nhìn thấy con người rồi”.
Do chỉ để ý đến câu hỏi phía trước nên tôi không phát hiện ra điểm đáng ngờ trong lời nói phía sau, tay tôi siết chặt túi hương đựng viên ngọc trong vô thức. Đắn đo cân nhắc một hồi, cuối cùng tôi vẫn kể cho tiên nhân áo trắng nghe về chuyện của tôi một cách ngắn gọn, ngoại trừ chuyện liên quan đến Ngữ Yên và nội đan của dưỡng phụ tỷ ấy, bởi đây không phải chuyện của riêng mình tôi, tôi không thể tuỳ tiện đem chuyện này kể cho người ngoài nghe được. Còn người trước mặt tôi sau khi nghe xong thì thái độ thay đổi hẳn, ánh mắt trở nên ôn hoà hơn, giọng nói cũng không còn sự châm chọc: “Nghĩa là bây giờ ngươi không còn chỗ nào để về? Vậy thì ở lại đây đi”.
Tôi ngước mắt nhìn người đó, giọng ngập ngừng tỏ vẻ kinh ngạc xen lẫn hoang mang: “Nhưng…”.
Lại bị người đó thản nhiên ngắt lời: “Dù sao ở trong rừng đào này cũng chỉ có mình ta là người, ở lâu cũng thấy cô độc buồn tẻ, còn ngươi lại chẳng có nơi nào để về, vậy thì ở lại đây luôn đi, như vậy sẽ tốt cho cả hai người”.
Biết là vậy, nhưng khi nhớ đến quá khứ tôi vẫn không kìm được mà run sợ trong lòng: “Người không sợ tiểu nữ sẽ hại chết người sao?”.
Người đó nhướng mày hỏi lại: “Ta đã sống đến từng tuổi này, sao lại còn sợ mấy chuyện cỏn con nữa chứ?”. Nói đến đây, người đó sững lại, nụ cười trên môi cũng biến mất: “Sống cũng đã hơn hai trăm năm, bây giờ có chết ta cũng không hối tiếc”.
Cuối cùng cũng phát hiện ra điểm đáng ngờ trong lời nói của người đó, tôi ngạc nhiên nhắc lại: “Hơn hai trăm năm?”. Sao có thể? Sao một người thoạt nhìn còn trẻ hơn dưỡng mẫu của tôi lại nhiều tuổi như vậy? Hơn hai trăm tuổi, đó đâu phải tuổi thọ của một người bình thường.
Tiên nhân áo trắng dường như biết tôi đang nghĩ điều gì, bởi vậy mới nói: “Đúng vậy, có người bình thường nào mà sống đã hơn hai trăm năm mà vẫn chưa chết, vẫn giữ nguyên dáng vẻ ở tuổi hai mươi? Cho nên ta không phải người bình thường. Dù chỉ là một phàm nhân, dẫu không phải tiên nhân đắc đạo, ta vẫn trường sinh bất lão, hoặc vẫn có thể chết như người bình thường, chỉ cần tìm đúng cách”. Nói đến đây, ánh mắt người đó bỗng trở nên xa xăm như đang nhớ về chuyện gì đó không vui trong quá khứ: “Trên đời có rất nhiều người mơ giấc mộng trường sinh, nhưng có mấy ai hiểu được nỗi khổ của kẻ có được sinh mệnh dài gần như là vô tận? Không thể sống ở một nơi quá lâu, bởi mọi người rồi cũng sẽ biết; không thể ở bên người mình yêu cả đời vì người đó rồi cũng sẽ ra đi. Trong khoảng thời gian dài đằng đẵng không thấy tận cùng ấy, ta chỉ có thể sống trong niềm hạnh phúc ngắn ngủi rồi lại trở về sự cô đơn tịch mịch, không có ai bầu bạn lâu dài, phải sống tách biệt với con người, bị người đời xa lánh. Vậy mà là sống sao?”.
Người xưa nói không sai, có thức đêm mới biết đêm dài, có trải qua sóng gió mới biết vận mệnh ngang trái chừng nào, thời gian tàn khốc ra sao. Những người bình thường luôn mơ một giấc mộng trường sinh bất lão, nhưng chỉ người có sinh mệnh dài vô tận thì ra tư vị của nó không hề tuyệt vời như trong tưởng tượng, không đáng để người ta phải bất chấp tất cả vì nó. Những người bình thường luôn mong mình có khả năng tiên tri để tránh khỏi vận hạn, nhưng chỉ người có năng lực báo tử mới hiểu được nỗi khổ khi bị người khác coi là đứa trẻ bị nguyền rủa, một con quái vật ghê tởm, mới biết năng lực này thì ra chẳng có gì là tuyệt vời như mình nghĩ.
Nam tử áo trắng cúi xuống gần chỗ tôi, nụ cười đắng chát trên môi hoá thành sự dịu dàng trong mắt: “Sinh mệnh con người có hạn, chẳng ai thấy trước được tương lai, vậy nên con người mới biết trân trọng những gì mình có, nỗ lực để đạt được điều mà mình mong muốn. Và chúng ta đều giống nhau, đều là người không bình thường. Đừng lo lắng rằng bản thân sẽ mang đến tai hoạ cho ta, bởi cái chết đối với ta có khi lại chính là sự giải thoát”.
Đã là con người thì không thể tránh khỏi tham lam, ích kỷ. Dù biết thứ thuộc về mình là sự cô đơn tịch mịch dài đằng đẵng chứ không phải niềm vui đến từ một người qua đường trong cuộc đời mình, vậy mà vẫn không kìm được mà níu lấy niềm hạnh phúc ngắn ngủi đó. Ấy là tham lam. Dẫu biết sự xuất hiện của bản thân có thể mang đến tai hoạ cho người đó, tôi vẫn không kìm được mà tham luyến sự ân cần, dịu dàng của đối phương. Đó là ích kỷ.
Bởi vậy, dưới ánh mắt dịu dàng của nam tử áo trắng, cuối cùng tôi cũng gật đầu.
Người đó xoa đầu tôi, hài lòng mỉm cười: “Tốt lắm. Ta tên Mạc Trọng. Còn con thì sao?”.
Tay đang siết chặt túi hương đựng viên ngọc của tôi rốt cuộc cũng thả lỏng, tôi trả lời: “Con tên Dung Tĩnh, tư dung hơn người, đoan trang thục tĩnh. Đó là tên dưỡng mẫu đặt cho con”.
Những ngón tay thon dài lành lạnh của Mạc Trọng đan vào khe hở giữa những ngón tay bé nhỏ của tôi, trên môi là nụ cười đồng cảm, thấu hiểu giữa những người có cùng nỗi khổ tâm: “Đúng là một cái tên hay, đầy ý nghĩa. Vậy, từ giờ trở đi con sẽ là đồ đệ thứ hai của ta, A Tĩnh”.
Mùa hạ năm mười bốn tuổi, tôi mất đi một tỷ tỷ tôi yêu và thương tôi, nhưng lại có thêm một sư phụ không giống người bình thường.
Mạc Trọng không chỉ cho tôi ở lại trong rừng đào của người, cho tôi cái ăn cái mặc mà còn dạy tôi cầm kỳ thi hoạ, thiên văn địa lý. Sư phụ nói đó là nền tảng của mọi sự hiểu biết sâu rộng, vậy nên tôi có thể không tinh thông tất cả, nhưng tuyệt đối không thể không biết gì hết. Cho nên ngay từ những ngày đầu sống ở đây, người đã dạy tôi viết chữ. Nét chữ của người tuy không bay bổng lãng mạn, rồng bay phượng múa như của các nhà thư pháp nhưng cũng có nét đẹp riêng, như nước chảy mây bay, thanh thoát nhã nhặn mà cũng không kém phần mạnh mẽ dứt khoát. Lần đầu nhìn hai chữ “Dung Tĩnh” hiện ra dưới ngòi bút của người, tôi bỗng cảm thấy thật may mắn khi bái người làm sư phụ.
Ý thức được điều đó nên tôi rất chăm chỉ học tập, hằng ngày đều luyện viết trong thư phòng của sư phụ. Hôm nay cũng vậy, đúng giờ Mão tôi lại xuất hiện ở thư phòng, thấy người ngồi bên án thư đọc sách liền ngoan ngoãn đi pha trà mài mực, sau đó mới chuyên tâm luyện viết. Thường thì phần lớn thời gian tôi luyện chữ người đọc sách, ai làm việc của người nấy, không ai nói với ai câu nào, nhưng hôm nay thì khác, tay vừa cầm bút mắt đã trông thấy một lá thư màu hồng lấp dưới xấp giấy Tuyên Thành. Tôi bèn đặt bút xuống, cầm bức thư ngắm nghía một hồi, hiếu kỳ mở ra xem thì thấy một nét chữ mềm mại quen thuộc khiến tôi không thể không tự hỏi bản thân: Đây là chữ của Ngữ Yên? Không thể nào, sao thư của tỷ ấy lại có thể ở đây được? Chẳng lẽ tỷ ấy có quen biết với sư phụ sao? Không. Trên đời này không thiếu người giống người, vậy thì chuyện chữ người này giống chữ người kia cũng không phải chuyện hiếm. Có lẽ chỉ là trùng hợp thôi.
Nhưng suy đi nghĩ lại một hồi, cuối cùng vẫn không kìm được lòng hiếu kỳ của mình mà quay sang hỏi sư phụ: “Đây là thư tình ạ? Là thư tình của một nữ nhân gửi cho người?”.
Sư phụ liếc nhìn lá thư trong tay tôi, sau đó lại cúi đầu đọc sách, từ đầu đến cuối chỉ khẽ “ừ” một tiếng.
Quả nhiên là vậy. Câu trả lời của sư phụ khiến tôi không khỏi phấn khích mà nhìn qua một lượt, trong thư có phân nửa số chữ tôi không biết, nhưng trong số chữ ấy lại có chữ tôi quen thuộc vô cùng. Ngày xưa, khi tôi còn sống cùng Ngữ Yên trong kết giới, thỉnh thoảng dọn dẹp lại thư phòng tôi có thấy một vài lá thư tình tỷ ấy đang viết dở và chẳng bao giờ đặt bút viết thêm nữa, trong thư đề cập rất nhiều đến chữ này. Lúc đó tôi có hỏi tỷ ấy chữ này là gì nhưng tỷ ấy lại không trả lời, gương mặt trắng tuyết bỗng ửng hồng rồi lại phảng phất nỗi buồn xa xăm. Tôi bèn chỉ tay vào chữ đó trong thư, nghiêng đầu hỏi người bên cạnh: “Sư phụ, chữ này là gì ạ?”.
Mắt sư phụ cuối cùng cũng rời khỏi trang sách, giọng vẫn lạnh nhạt như cũ nhưng sóng mắt lại khẽ xao động: “Ái trong ái tình”.
Đắn đo suy nghĩ một hồi, rốt cuộc tôi vẫn ngập ngừng lên tiếng: “Người có thể dạy con viết chữ này không?”.
Sư phụ cầm chén trà bằng tay trái, đáp: “Đương nhiên là được. Nhưng con nói xem, sao bỗng dưng lại có hứng thú với chữ này vậy?”.
Tôi lắc đầu trả lời: “Không có gì. Chỉ là đột nhiên con cảm thấy hơi hiếu kỳ mà thôi”. Trầm tư một hồi, cuối cùng tôi vẫn không kìm được mà hỏi: “Sư phụ thông minh như vậy, lại sống đã hơn hai trăm năm, kinh nghiệm hiển nhiên là sẽ rất phong phú, vậy người có biết ái tình là gì không?”. Khái niệm này đối với tôi rất đỗi mơ hồ, vậy nên nếu có thể, tôi sẽ không ngần ngại học hỏi để bổ sung kiến thức cho chính mình.
Sư phụ nhấp một ngụm trà, đặt chén xuống bàn rồi mới thong thả lên tiếng: “Không biết. Ta từng nghe sư phụ của ta nói ái tình cũng là một môn học, chỉ có điều không thể tự nhiên và tự mình lĩnh ngộ được”. Nói đến đây, sư phụ lại ngẩn người, nhưng chỉ là trong chốc lát: “Nếu có cơ hội, ta cũng muốn thử một lần cho biết, tiếc rằng cho đến tận bây giờ vẫn chưa tìm được người thích hợp để cùng học”.
Tôi ngạc nhiên hỏi lại: “Chẳng phải còn có chủ nhân của phong thư tình này sao?”. Nếu đã có thư tình qua lại, quan hệ giữa cả hai chắc hẳn là cũng chẳng đơn giản chút nào.
Nghe vậy, sư phụ chỉ khẽ cười, đặt cuốn sách trước án thư, không trực tiếp trả lời câu hỏi của tôi mà đáp lại bằng một câu hỏi khác: “Không phải con muốn ta dạy con viết chữ này sao? Vậy thì bắt đầu thôi”.
Không gian đột nhiên im ắng lạ thường.
Bàn tay đẹp như ngọc tạc của sư phụ mang theo tay tôi di chuyển trên giấy, cả phòng yên tĩnh đến độ ngay cả tiếng lá rụng ngoài cửa cũng có thể nghe thấy được. Trong không gian tĩnh lặng ấy, tôi có thể nghe thấy tiếng ngòi bút lông sột soạt, có thể ngửi thấy hương đào nhàn nhạt thoang thoảng trong tay áo màu trắng viền chỉ đen, có thể cảm nhận được độ ấm của lồng ngực rộng kề sát lưng và nhịp tim đều đều trong lồng ngực ấy, còn có thể nhận thấy hơi thở âm ấm phả ra trên đỉnh đầu. Bây giờ đã là giữa hạ, vậy mà tay sư phụ vẫn lành lạnh man mát, quả thực là rất giống với tính tình lạnh nhạt dửng dưng của người.
Năm tôi mười bốn tuổi, Mạc Trọng sư phụ dạy tôi rất nhiều điều mà trước đây tôi chưa từng biết, trong đó có cả chữ “yêu”, khiến tôi cả đời cũng không quên được.
Từ khi tôi sống ở đây, toàn bộ việc nhà đều do tôi tiếp quản, kể cả chuyện bếp núc. Bởi vì được một yêu quái kén ăn như Ngữ Yên không ngớt lời ca ngợi nên tôi rất tin tưởng vào tay nghề của mình, chắc mẩm rằng sư phụ nhất định sẽ thích, nào ngờ ngay từ lần đầu nếm thử canh cá tôi nấu người đã phun ra hết sạch, tay trái che lấy miệng, ánh mắt lộ vẻ khó tin xen lẫn nỗi niềm nào đó chẳng nói thành lời. Thấy người phản ứng dữ dội như vậy, tôi liền múc một thìa canh nếm thử, lập tức hiểu ra vấn đề: “A! Con thích ăn cay nên vô tình nấu theo sở thích của mình, có lẽ sư phụ ăn không quen, để con đi nấu cho người món khác”. Tay vừa bưng bát canh lên, mắt lại thấy người trước mắt không có phản ứng gì, tôi bèn nghi hoặc gọi: “Sư phụ? Sư phụ!”.
Tôi gọi lớn tiếng như vậy mà sư phụ vẫn chẳng hề để ý, vẫn đắm chìm trong hồi ức của mình, môi nở nụ cười chua xót: “Cay đến mức muốn xé cả lưỡi… Đúng là rất giống khẩu vị của muội ấy mà…”.
Nghe được những lời đó, tôi lập tức hiểu ra sư phụ đang nhớ đến cố nhân, rất có thể người đó chính là chủ nhân của bức thư tình mà tôi nhìn thấy trong thư phòng. Những lúc như vậy càng không nên quấy rầy người, bởi vậy nên tôi chỉ chạy đi nấu món khác mà không nói thêm bất cứ lời nào.
Sư phụ là người đa tài, không chỉ ủ rượu ngon, viết chữ đẹp mà còn đánh đàn hay, giỏi kiếm thuật. Ngoài cầm kỳ thi hoạ, người còn dạy tôi kiếm thuật để tự vệ. Những khi tôi giật mình tỉnh giấc bởi ác mộng hằng đêm, chính tiếng đàn êm êm như nước chảy của người đã cho tôi được ngủ một giấc tròn không mộng mị. Tiếng đàn của người như dòng suối ngọt lành, chầm chậm chảy vào lòng tôi.
Bởi sư phụ vốn ở một mình, đại đồ đệ của người cũng là nam tử nên trong nhà không có trang phục của nữ, đành dẫn tôi vào trong thành mua y phục cùng vài đồ dùng vật dụng cần thiết. Ban đầu tôi một mực không chịu đi theo bởi trong thành là nơi đất chật người đông, tôi sợ phải nhìn thấy thứ không nên thấy, mang đến tai hoạ cho dân lành vô tội. Tôi cứ tưởng nói đến đây sư phụ sẽ thông cảm cho tôi mà từ bỏ ý định, nào ngờ lại khiến người càng thêm quyết tâm: “Chẳng lẽ con định ‘một lần bị rắn cắn, mười năm sợ dây thừng’, tự tách mình ra khỏi đồng loại chỉ vì chuyện đó? Không được. Với tư cách là sư phụ của con, ta nhất định sẽ không để con sống mãi trong bóng ma của quá khứ”.
Nếu là Ngữ Yên, tỷ ấy sẽ không ép tôi làm chuyện tôi sợ hoặc không thích. Nhưng sư phụ thì khác, phàm là chuyện tôi càng sợ, càng liên quan đến quá khứ của tôi, người càng nghiêm khắc uốn nắn, lấy độc trị độc. Lần này cũng vậy. Trước thái độ kiên quyết của người, tôi chỉ có thể ngoan ngoãn nghe theo.
Đi càng nhiều nơi, tầm mắt càng rộng. Trước kia tôi chỉ quanh quẩn trong thôn trong rừng, trong kết giới mà Ngữ Yên tạo ra, sao có thể biết đến cảnh phồn hoa chốn nội thành náo nhiệt? Bởi vậy nên lần đầu tới đây, tôi đã bị mọi thứ trong thành làm cho choáng ngợp, cảm thấy vô cùng thích thú. Thấy tôi phấn khích như vậy, hôm nay lại là giữa tháng, đúng lúc cả thành mở hội hoa đăng nên sư phụ quyết định ở lại trong thành vài ngày. Ban ngày chúng tôi đi lựa y phục và vài vật dụng cần thiết, tối lại dạo chợ đêm. Đã là chợ thì đương nhiên sẽ có rất nhiều người, sẽ có thứ tôi thích thú muốn mua và cũng có những điều tôi không nên nhìn thấy. Lúc đang chọn mua mặt nạ, tôi đột nhiên cảm thấy một luồng hơi lạnh quen thuộc, không phải cái lạnh của gió đêm mà là hơi thở của cái chết. Hơi lạnh quen thuộc chạy dọc sống lưng, khiến cả người tôi cứng đờ. Sư phụ đang đứng sát bên tôi, nhất cử nhất động của tôi người đương nhiên biết rõ. Thấy tôi như vậy, người lập tức lên tiếng: “Sao vậy?”.
Hơi lạnh quen thuộc vẫn còn luẩn quẩn quanh đây khiến tôi bất an đến độ nắm chặt một góc áo, trả lời bằng giọng lí nhí mà chỉ sư phụ nghe được: “Con lại cảm nhận được tử khí, hẳn là trong đám đông này có người đang cận kề cái chết”.
Sư phụ “à” một tiếng tỏ ý đã biết, sau đó quay sang tiếp tục chọn mặt nạ, vẻ mặt điềm nhiên như chẳng hề hay biết chuyện gì. Nhưng tôi thì không bình tĩnh như vậy được, hơi lạnh quen thuộc đó vẫn quanh quẩn đâu đây khiến lòng tôi chẳng thể nào yên, chỉ có thể nắm chặt tay áo của người đứng cạnh, thấp giọng nói: “Sư phụ, chẳng lẽ chúng ta cứ coi như không biết gì hay sao? Chẳng lẽ chúng ta lại thấy chết không cứu?”.
Lúc này người đã chọn xong mặt nạ, vừa trả tiền cho người bán vừa dửng dưng trả lời: “Sống chết có số, há phải cưỡng cầu?”.
Tuy biết sinh, lão, bệnh, tử là quy luật bất biến của cuộc đời mỗi con người nhưng không có ai là không muốn thoát khỏi tầm ngắm của tử thần, tôi cũng muốn giúp người này làm chuyện đó: “Nhưng…”.
Nhưng tôi còn chưa kịp nói hết câu đã bị sư phụ thản nhiên ngắt lời: “Nếu không thì con định làm gì? Dựa theo năng lực của con để tìm người này giữa đám đông rồi thông báo rằng người đó sắp chết? Người đó sẽ tin lời con nói sao? Hay là cũng sẽ nhìn con như nhìn một con quái vật?”. Nhận hai chiếc mặt nạ từ tay người bán hàng rong, người quay đầu nhìn tôi, giọng vẫn lạnh nhạt như trước: “Hơn nữa, nếu cứu được thì sao? Đó là chuyện nghịch thiên kháng thần, người đó có thể sống thêm một thời gian, nhưng con cũng sẽ phải gánh món nợ sinh tử thay người đó. Phải tổn thọ vì một người không quen không biết, có đáng không?”.
Những lời sư phụ nói không hề sai, khiến tôi nhất thời không biết phải trả lời thế nào, nhưng dưới tận đáy lòng vẫn có cảm giác khó chịu, không cam tâm.
Sư phụ đeo chiếc mặt nạ nhỏ hơn lên mặt tôi, động tác vô cùng dịu dàng, giọng cũng không còn lạnh nhạt như trước: “Ta biết con bản tính thiện lương, cũng biết cứu người là chuyện tốt, nhưng đôi khi sống trên đời là phải ích kỷ một chút, người tốt không dễ làm đâu con”. Sau khi đeo xong mặt nạ cho cả hai, sư phụ nắm lấy tay tôi hoà vào dòng người đông đúc: “Cứ coi như con không hề hay biết chuyện gì đi, bởi ‘mắt không thấy, tâm không phiền’. Lâu lắm mới có dịp vào thành, lại đúng lúc hội hoa đăng diễn ra nên chúng ta phải tranh thủ thời gian vui đùa thoả thích, đừng nghĩ đến chuyện không vui đó nữa, giờ ta sẽ dẫn con đi thả hoa đăng”.
Cùng là hơi lạnh, nhưng hơi lạnh của cái chết chỉ khiến tôi cảm thấy bất an sợ hãi, còn hơi lạnh toả ra từ tay sư phụ lại khiến tôi lòng tôi bình yên vô cùng. Hơi lạnh từ bàn tay đẹp như ngọc tạc của người lan sang tay tôi lại trở thành hơi ấm truyền vào tận tim, khiến tôi cảm thấy ấm áp từ tận đáy lòng: “Vâng, sư phụ”.
Len qua đám đông một hồi, cuối cùng chúng tôi cũng đến được bờ sông. Hai bên bờ đông nghịt người cả già trẻ nam nữ, mặt sông nhuốm màu lung linh huyền ảo hắt ra từ muôn ngàn chiếc hoa đăng đang lững lờ trôi, hòa cùng ánh sáng đủ màu rực rỡ của pháo hoa để điểm tô cho chiếc áo đen tuyền của màn đêm đen đặc. Quả là tiên cảnh chốn trần gian, đẹp đến nỗi tôi phải ngẩn ngơ ngắm nhìn. Nhưng dù cảnh có đẹp đến nhường nào thì đối với tôi, nó cũng không thể nào sánh với người vận bạch y đang đứng cạnh tôi lúc này. Sư phụ vén tay áo màu trắng, tay cầm chiếc hoa đăng vừa mua thả xuống dưới nước. Trong ánh sáng lung linh đủ màu của pháo hoa trên trời và hoa đăng trên sông, gương mặt của sư phụ càng thêm tuấn mỹ, càng mang dáng dấp của thần tiên chốn bồng lai tiên cảnh, cả giọng nói cũng trở nên mơ hồ như vọng lại từ một nơi xa xôi nào đó: “Nghe nói người ta thả hoa đăng thường là để ước nguyện theo dòng nước trôi về miền cực lạc, đến nơi mà thần tiên có thể nhìn thấy và biến chúng trở thành sự thật. Vậy con thì sao, A Tĩnh? Con có nguyện ước gì không?”.
Đương nhiên là có. Từ trước đến giờ tôi luôn khao khát được trở thành người bình thường, không có cặp mắt La Sát, không có khả năng báo tử, có thể sống một cuộc đời bình yên bên những người tôi yêu và thương tôi, nhưng kể từ khi gặp sư phụ, ước nguyện của tôi đã đổi thay. Tôi ngẩng đầu soi bóng mình trong đôi mắt đào hoa của người, nói ra nguyện ước mà tôi gửi gắm trong chiếc hoa đăng rực rỡ kia: “Con ước mình có thể trường sinh bất lão giống như người”.
Gương mặt tuấn mỹ của người lộ vẻ khó tin, nhưng ý ngạc nhiên trong mắt rất nhanh đã trở thành nụ cười đầy giễu cợt trên môi: “Ta không ngờ con cũng như bọn họ, cũng mơ một giấc mộng trường sinh”.
Tựa như không hề nhìn thấy ý giễu cợt trong nụ cười của người, khóe môi tôi vẫn cong, vẫn thốt ra những lời chân thành tha thiết nhất: “Đương nhiên là có. Con muốn mình bất lão bất tử là bởi vì con không muốn chết đi rồi bỏ lại sư phụ một mình trên thế gian này như bao người khác, con muốn được mãi mãi ở bên người”.
Sau khi tôi nói ra những lời đó, thời gian như ngừng trôi trong mắt người. Một lát sau, sư phụ đưa mắt nhìn chiếc hoa đăng vừa thả, trong ánh sáng lung linh huyền ảo của pháo hoa và hoa đăng, nụ cười của người bỗng trở nên mê hồn hơn bao giờ hết, ngay cả giọng nói cũng say đắm lòng người: “Ta mong nguyện ước của con sẽ trở thành sự thật. Như vậy chúng ta sẽ có thể mãi mãi ở bên nhau, không bao giờ chia lìa”.
Nếu mọi nguyện ước của con người đều trở thành sự thật thì trên đời nào còn tồn tại thứ gọi là khổ đau, chấp niệm. Nhưng dù biết là vậy, con người vẫn không ngừng ước nguyện như thể để động viên, an ủi chính mình, để tin tưởng vào ngày mai, vững bước về phía trước. Tôi cũng vậy, mà sư phụ cũng thế.
Những ngày tháng sống trong rừng đào là khoảng thời gian vô cùng bình yên, xuân ngắm hoa, hạ ăn quả. Mỗi ngày trôi qua đều tràn ngập niềm vui, ngay cả những cuộc đấu khẩu, đối thoại vô nghĩa, dở khóc dở cười cũng là những dịu ngọt nho nhỏ làm cuộc sống thêm tươi đẹp.
Trong thư phòng của sư phụ có rất nhiều sách. Còn nhớ lúc mới học đọc học viết, tôi từng xem thử một cuốn, nhưng mắt nhìn sách cứ hoa cả lên, không vào đầu được chữ nào, miệng không khỏi cảm thán: “Sư phụ, cuốn sách này của người cao thâm quá! Con đọc không hiểu!”.
Sư phụ liếc nhìn cuốn sách trong tay tôi, bất lực trả lời: “… Cầm ngược sách để đọc thì sao mà hiểu được”. Sau đó lại đưa tay gõ nhẹ vào trán tôi, hạ giọng trách cứ: “Bảo con chăm chỉ luyện chữ, con lại chỉ mải mê kiếm thuật, để rồi đến tận bây giờ ngay cả bản thân cầm ngược sách cũng không biết”.
Tôi giơ tay ôm trán, nhỏ giọng phản bác: “Đâu phải tại con không chăm chỉ mà là do con không có duyên với sách đấy chứ, kiếm thuật vẫn thích hơn nhiều”. Mắt thấy lông mày của sư phụ nhướng cao, tôi lập tức dừng lời ngậm miệng, ngoan ngoãn đi viết nốt trang giấy luyện chữ dở hôm qua.
Trên đời này động vật tôi thích nhất là rắn, mà sợ nhất cũng là rắn. Tôi thích những con rắn thân thiện, hiền lành như Lục Lục và những đồng loại sống gần hang của nó, chúng tôi rất hay chơi với nhau. Tôi sợ những con rắn có độc như con rắn từng cắn tôi khi tôi vô tình lạc vào rừng đào của sư phụ, nếu không phải được sư phụ cứu chữa kịp thời, có thể tôi đã bỏ mạng từ lâu. Vì vậy khi xác định được con rắn nhỏ vừa cứu được không có độc, lại thân thiện hiền lành, tôi mới an tâm đem về nuôi, và cũng lo sốt vó trước tình trạng gần đây của nó: “Sư phụ, con rắn mà con cứu được tháng trước mấy ngày nay đều uể oải mỏi mệt, đến thức ăn con kiếm được cũng chẳng thèm để ý. Người xem, có phải nó bị bệnh rồi không”.
Sư phụ thở dài trả lời: “… A Tĩnh, bây giờ sắp vào mùa đông, rắn con muốn ngủ đông”.
Tôi “à” một tiếng tỏ vẻ đã biết: “Còn mấy ngày nữa là vào đông rồi, con phải đi chuẩn bị ngay mới kịp”.
Sư phụ ngạc nhiên hỏi: “Chuẩn bị cái gì?”.
Tôi hồn nhiên đáp: “Đương nhiên là chuẩn bị ngủ đông cùng rắn nhỏ rồi”.
Sư phụ: “…”.
Mẫu thân mất sớm, thời gian sống cùng dưỡng mẫu và Ngữ Yên không nhiều, lúc đó tôi cũng còn quá nhỏ nên chẳng ai nói với tôi những vấn đề của nữ nhi. Vậy nên cho đến một ngày phía dưới chảy máu ồ ạt, tôi đã sợ đến mức khóc nấc lên: “Sư phụ, đột nhiên con chảy rất nhiều máu, không cách nào cầm được. Có phải con cũng bệnh như mẫu thân, cũng sắp chết rồi không? Sư phụ, con không muốn chết, con không muốn dời xa người!”.
Sư phụ nghe vậy thì suýt phụt cả nước trà trong miệng, nói: “... Đó là nguyệt sự mà nữ nhân nào cũng có. Khi con bắt đầu có nguyệt sự không phải con sắp chết, mà là con bắt đầu trưởng thành”. Nghĩ một lát, người lại nói: “A Tĩnh đã là thiếu nữ rồi, không thể tiếp tục ngủ chung với sư phụ được nữa”.
Tôi ngạc nhiên hỏi lại: “Tại sao?”. Sư phụ đặt chén trà xuống bàn, tiếp tục lên tiếng: “Trước đây ta ngủ với con là vì con còn nhỏ, lại hay gặp ác mộng, nhưng bây giờ con đã có thể ngủ yên giấc, hơn nữa còn sắp trưởng thành. ‘Nam nữ thụ thụ bất thân’, con biết mà, phải không A Tĩnh?”.
Đương nhiên là tôi biết rõ đạo lý ấy, nhưng vẫn có chút không cam lòng: “Cái gì mà ‘nam nữ thụ thụ bất thân’ chứ, con chỉ biết là con muốn ở bên sư phụ mọi lúc mọi nơi thôi!”.
Cuối cùng chúng tôi vẫn tách ra ngủ riêng. Mấy ngày đầu chưa quen tôi thường phải trằn trọc rất lâu mới ngủ được, khiến thời gian ngủ bị rút ngắn rất nhiều, hai mắt tôi trong thời gian đó vì vậy mà xuất hiện quầng thâm. Rõ ràng sư phụ cũng ngủ không ngon, cũng không đành lòng nhìn tôi mất ngủ, vậy mà ngoài miệng vẫn nói: “Rồi sẽ quen thôi”.
Vậy là chúng tôi lạnh nhạt với nhau trong một khoảng thời gian khá dài. Trong khoảng thời gian đó sư phụ thường nhốt mình trong phòng tỉ mẩn đẽo gọt thứ gì đó, tôi lại không chủ động đến gần nên cả hai rất ít khi nói chuyện với nhau. Thẳng cho đến khi tôi tròn mười năm tuổi, chúng tôi mới làm lành.
Trước kia sư phụ thường tết tóc cho tôi, gần đây thì cả nói chuyện còn ít chứ đừng nói đến tết tóc. Vậy mà hôm ấy sư phụ lại chủ động chải tóc cho tôi, nhưng không phải tết như mọi lần mà vấn tóc rồi cố định bằng trâm. Qua chiếc gương đồng, tôi có thể thấy chiếc trâm cài trên tóc mình làm bằng ngọc, hình như cùng một loại ngọc với trâm cài của sư phụ nhưng chạm trổ tinh tế hơn, mềm mại uyển chuyển hơn, đầu trâm chạm hình hoa đào. Tôi nhìn bóng mình trong gương, ngỡ ngàng hỏi lại: “Đây là...?”.
Sư phụ vừa ngắm nhìn kiệt tác của mình vừa mỉm cười giải thích: “Thời gian qua ta ở lì trong phòng là để làm chiếc trâm này nhân lễ cập kê của con, không nói với con là để gây bất ngờ. Thế nào, hết giận rồi chứ?”.
Đáy lòng vừa chua xót vừa ngọt ngào, tôi nhỏ giọng phản bác: “Con đâu có giận người”. Cùng lắm cũng chỉ được coi là dỗi thôi.
Sư phụ xoay người tôi lại, những ngón tay thon dài có vài vết thương mới lau đi chút nước vừa trào ra ở mắt tôi, thấp giọng chê cười: “Đã là thiếu nữ rồi, vậy mà vẫn mít ướt hệt như ngày xưa”. Nói đến đây, giọng người đột nhiên trầm buồn: “Trong sư phụ có một tiếng ‘phụ’. Giờ ta đã hiểu cảm giác của một người cha khi con gái mình trưởng thành. Con đã phải trải qua lễ cập kê, rồi sẽ sớm phải đi lấy chồng”.
Nghe người trước mặt nói thế, sự tủi thân trong suốt thời gian qua của tôi lại tràn mi thành nước: “Lần trước không cho con ngủ chung, bây giờ lại mong con đi lấy chồng, sư phụ đã chán ghét con rồi sao, vậy nên mới mong con sớm rời khỏi người?”.
Sư phụ bèn thở dài an ủi: “Ta thương con còn không hết, sao nỡ đuổi con đi? Nhưng ‘gái lớn gả chồng’, đó đã là điều hiển nhiên rồi”.
Nước mắt một khi đã chảy thì khó mà ngừng lại, tiếng nức nở đã bật ra khỏi cố thì sao có thể nén. Vì vậy những lời an ủi của người chỉ khiến tôi khóc dữ hơn, khiến người không còn cách nào khác là phải tiếp tục dỗ dành: “Ta cũng không muốn phải rời xa con. Ví dụ như ngày đầu chúng ta tách ra ngủ riêng, ta cảm thấy rất cô đơn, rất trống trải nhưng cũng chỉ có thể kiềm chế. Có những thói quen cần phải sửa đổi. Vì giữa chúng ta, tách ra, chia xa chỉ là chuyện sớm muộn”.
Tôi hít một hơi thật sâu kìm lại nước mắt sắp chảy ra, nói điều bấy lâu nay mình vẫn luôn thắc mắc: “Tại sao phải tách ra? Con không đi lấy chồng, cả đời ở trong rừng đào với sư phụ không phải là được rồi sao?”.
Sư phụ đáp lại câu hỏi của tôi bằng một nụ cười khổ: “A Tĩnh, cho dù con không xuất giá, chúng ta cũng không thể mãi mãi bên nhau. Bởi con sống nhiều nhất cũng chỉ được trăm năm, mà ta...”. Mà người... lại gần như bất lão bất tử.
Trước đây tôi rất cảm kích năng lực này của sư phụ, bởi nhờ nó mà người có thể sống đến lúc gặp tôi, còn giờ thì nghĩ đến cảnh tôi đã già mà vẻ ngoài của sư phụ vẫn dừng lại ở tuổi hai mươi, hay tôi không còn mà sinh mạng người vẫn tiếp tục, có thể gặp gỡ và ở bên người khác là tôi không cam lòng. Mà sự ra đi của tôi cũng vô cùng tàn nhẫn với người ở lại là sư phụ. Giá như chúng tôi chỉ là những người bình thường, sinh cùng thời và chết cùng lúc thì tốt biết bao.
Tôi sà vào lòng sư phụ, cố lờ đi sự thật đáng sợ đó và vẫn bướng bỉnh nói: “Nhưng bây giờ con chỉ muốn ở bên người”.
Người cũng thuận theo ôm tôi vào lòng, bất đắc dĩ đáp: “Được. Ta cũng muốn thế. Chỉ sợ đến một lúc nào đó, con lại đòi xuất giá, rời khỏi ta, rời khỏi nơi này”.
Tôi thầm đáp lại lời ngươi nói trong lòng: “Sẽ không có ngày đó đâu”.
Đêm đó, tôi nằm trên giường, cầm chiếc trâm ngọc trong tay mà lòng nặng trĩu tâm sự, hồi tưởng lại những ký ức về sư phụ từ khi tôi sống trong rừng đào.
Nhớ về những ngày tôi ngồi trong lòng sư phụ nhâm nhi sữa nóng đựng trong cốc bạc, nghe tiếng mưa rời ngoài hiên, nhìn mưa gột rửa rừng đào mà lòng bình yên đến lạ.
Hay những ngày vào thành mà mắc mưa chưa kịp về, người cẩn thận cầm ô che cho tôi không dính một hạt mưa nào trong khi chính người lại ướt đẫm.
Nhớ lúc chúng tôi bẫy chim săn gà trong rừng hay những lúc sư phụ dạy tôi phân biệt và cho biết công dụng của từng loại thảo dược.
Nhớ đến lần mà tôi đổ bệnh, sư phụ đã đích thân xuống bếp nấu cháo gà mà tôi thích. Còn nhớ khi nấu xong, bạch y trước giờ không nhiễm bụi trần giờ dính đầy tro bếp, hai bàn tay có chỗ bị bỏng. Rõ ràng bát cháo đó không thể nói là ngon, vậy mà tôi vẫn nuốt hết, lòng lại thấy ngọt ngào.
Nhớ những đêm tôi tỉnh dậy từ cơn ác mộng, sư phụ hoặc là đàn tôi nghe một khúc để tôi bình tâm lại rồi ôm tôi vào lòng, vỗ về tôi để tôi có thể ngủ ngon. Tiếng đàn của người là âm thanh tuyệt diệu nhất tôi từng được nghe, trong lòng người là nơi bình yên ấm áp nhất thế gian này.
Còn rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ khác nữa, tôi ôm chúng chìm vào mộng đẹp, môi vẫn cong trong vô thức. Trước lúc hoàn toàn nhập mộng, tôi đã lơ mơ nghĩ rằng: “Tôi đã không thể tham dự vào quá khứ của sư phụ, không thể cùng sư phụ đến tương lai xa xôi, vậy thì càng phải quý trọng hiện tại, khi còn được sống bên người. Có sư có đồ, không ai xen giữa, vậy là được rồi”.
Vậy là sau đó chúng tôi lại trở về như trước đây. Sư phụ vẫn cưng chiều tôi như cũ, tôi vẫn dính người như xưa. Vẫn là quấn quýt, thân thiết đến vậy nhưng đã có gì đổi thay. Và đến năm mười bảy tuổi, tôi đã rõ điều thay đổi chính là tình cảm của tôi dành cho người.
Vào một đêm trăng tròn năm tôi mười bảy tuổi, sư phụ quyết định đào vò rượu dưới gốc cây lên uống. Sư phụ nói đây là quà trả ơn của một ông cụ thích ủ rượu từng được người cứu. Người cởi bỏ tấm lụa đen bọc ngoài, mở nắp vò rượu ở trong ra, hương hoa quế theo đó mà lan tỏa, nồng nàn mà thanh khiết, khiến tâm trí con người say mê vô cùng... Sư phụ tự hào nói: “Tuổi thọ của vò rượu này gần bằng một kiếp người đấy”. Sau đó người tự mình rót rượu, bưng chén nhấp một ngụm, mở miệng khen: “Đúng là rượu quý nhưng ta vẫn thích rượu hoa đào hơn”.
Nghe vậy, tôi lập tiếp lời: “Vậy con sẽ hái hoa đào học cách ủ rượu”.
Sư phụ xoa đầu tôi đáp: “Được. Ta sẽ chờ”.
Nhìn người cầm vò rót tiếp, tôi tò mò hỏi: “Trước kia khi con đến người có thường xuyên uống rượu không?”.
Rượu trong chén ánh lên đôi mắt sóng sánh đào hoa của người, tô đẹp thêm nụ cười tự giễu trên môi: “Vô cùng ít. Thường xuyên uống rượu không tốt cho cơ thể, mà ta cũng chán ghét cảm giác uống rượu một mình”.
Nghe đến đây, lòng tôi đột nhiên nặng trĩu. Trước kia khi tôi còn chưa đến, sư phụ đã sống như thế nào? Sống đơn độc không ai bầu bạn, rượu ngon có ai cùng thưởng thức? May mà tôi đã đến, để người cô độc như sư phụ có người bầu bạn. Nhưng sau này khi tôi không còn thì sao, người sẽ trở lại cuộc sống như trước đây, sống trong cô độc?
Sư phụ rất ít khi uống, nhưng một khi đã uống thì sẽ uống rất nhiều. Tôi chỉ nhâm nhi hai chén nhỏ, phần rượu còn lại đều vào bụng người. Thấy sư phụ đã uống say, tôi đành phải dìu người về phòng. Nhìn bề ngoài người vậy thôi chứ có dìu mới biết là nặng lắm. Vừa định đặt người nằm xuống giường, chân đã vấp phải thứ gì đó khiến sư phụ ngã ngửa lên giường còn tôi thì nằm sấp lên người, hai đôi môi vô tình chạm nhau. Dù chỉ là một cái chạm nhẹ nhưng lại khiến tâm trí tôi trống rỗng, tim đập loạn nhịp. Hương rượu hoa quế nồng nàn tỏa ra khe hở giữa hai cánh môi mỏng kia khiến tôi cũng muốn say theo, muốn vươn lưỡi liếm nhẹ chút rượu còn đọng lại ở đó. Môi tôi vừa hé mở, đầu óc đã tỉnh táo lại, giật mình như tỉnh khỏi cơ mê, cả người lạnh toát như bị vùi trong băng tuyết. Tôi bật dậy khỏi người sư phụ, không ngừng chất vấn bản thân. Vừa rồi tôi nghĩ gì, định làm gì? Vô tình chạm môi thì thôi đi, lại còn có suy nghĩ bất kính, hành động không phải với sư phụ? Nếu để sư phụ biết được thì sao? Nhớ người tỉnh dậy nhìn thấy thì thế nào?
Đang lúc tôi tự chất vấn, người vốn không biết gì trên giường đột nhiên mở miệng: “Tiểu Yên, xin lỗi”.
Dẫu là lời nói mê nhưng vẫn khiến tim tôi đau nhói. Người ta vẫn nói lời khi say là thật lòng, người nhớ đến khi say là người quan trọng. Vậy Tiểu Yên là ai? Nữ nhân ấy quan trọng với sư phụ lám ư? Tại sao người phải xin lỗi? Vào lúc này đây, sư phụ lại thức thốt gọi: “A Tĩnh”. Chỉ hai chữ này cũng khiến tôi hạnh phúc đến nỗi lồng ngực nổi trống, hai má nóng bừng, khiến tôi giật mình chạy về phòng. Những chuyện xảy ra tối nay, những cảm xúc mới mẻ mà tôi vừa được nếm trải khiến tôi trằn trọc suy nghĩ cả đêm liền.
Một đêm mất ngủ.
Rượu hoa quế mà sư phụ uống tối qua ngon mà không nặng, ngủ một giấc xong là tỉnh táo như thường, không nhức đầu khó chịu, thậm chí tâm trạng người hôm sau còn rất tốt. Tôi ngồi trong lòng sư phụ để người vấn tóc cài trâm như thường lệ. Nhớ đến chuyện hôm qua, tôi buột miệng hỏi: “Tiểu Yên mà người nói tới là ai?”.
“Hả?”
“Hôm qua lúc uống say người có nói một câu ‘Tiểu Yên, xin lỗi’. Vậy người tên Tiểu Yên đó là ai?”
“À, Tiểu Yên là sư muội của ta. Muội ấy không phải con người mà là xà yêu. Trước đây ta vì tưởng Tiểu Yên giết sư phụ mà đuổi giết muội ấy. Vậy mà khi ta gặp nạn, Tiểu Yên lại không ngần ngại cứu ta, ban cho ta sinh mệnh gần như vô tận. Ta nợ muội ấy một lời xin lỗi, nhưng bấy lâu nay vẫn chưa nói được.”
“Yêu”, “xà yêu”? Tôi chợt nhớ đến đại mỹ nhân áo đỏ do rắn biến thành kia, thầm nghĩ sẽ không trùng hợp như vậy chứ? Sư muội của sư phụ không lẽ lại chính là Ngữ Yên? Nhưng tôi còn chưa kịp thắc mắc thì người đã cúi đầu xuống chạm nhẹ vào tóc tôi, hơi ấm phả ra trên đỉnh đầu cùng lời khen ngợi của người: “Thơm lắm”.
Đầu tôi lập tức trống rỗng, quên luôn chuyện định hỏi. Mặt chợt nóng bừng, lồng ngực nổi trống. Lại thế nữa rồi. Lại vì những cái chạm nhẹ, những câu nói bâng quơ của sư phụ mà trở nên kỳ lạ, chẳng lẽ là mắc bệnh gì rồi. Chẳng để tôi kịp suy nghĩ vẩn vơ, sư phụ đã hỏi tiếp: “Lúc nào ta cũng thấy con mang túi gấm này bên mình. Nó quan trọng lắm sao? Bên trong đựng gì?”.
Nghe người nhắc đến chiếc túi gấm đựng ngọc, tôi giật mình đến độ bật dậy khỏi lòng người, siết chặt nó trong vô thức. Không phải tôi không muốn nói cho người nghe về lai lịch của vật trong túi, nhưng nghĩ đến di nguyện của Ngữ Yên, tôi không thể tự tiện nói cho người khác được.
May mà sư phụ thấy tôi khó xử cũng nên tiếng nói: “Nếu con không muốn hoặc không thể nói thì thôi đi. Ta không phải người nhiều chuyện”.
“Làm vậy người có giận con không?”
“Sao ta lại giận chứ? Ai cũng có bí mật của riêng mình, nếu muốn nói ra họ sẽ tự nói ra, cớ gì phải truy hỏi đến cùng?”
Người nói vậy càng làm tôi áy náy: “Nhất định sẽ có một ngày con đem tất cả bí mật của mình nói cho sư phụ”.
Sư phụ đưa tay lên mân mê tóc mai của tôi, dịu dàng nói: “Được. Ta sẽ chờ”.
Dưới ánh nhìn chắm chú cùng động tác nơi tay của sư phụ, tôi hơi mất tự nhiên quay đầu đi. Người thấy vậy liền bật cười: “Biết ngượng ngùng rồi cơ đấy. Trước kia ai là người một mực đòi ngủ cùng sư phụ?”. Ngừng một lát, người lại nói tiếp: “Thích ăn gà, dung mạo lại xinh đẹp nhường này, không lẽ con lại là hồ ly đầu thai? Với gương mặt này thì không chừng con lại mang lại tai họa cho người khác, làm điên đảo chúng sinh mất”.
Sư phụ nói đùa, còn tôi thì trả lời thật lòng: “Vậy thì sư phụ hãy giữ con ở bên, đừng cho con đi đâu để tránh đem lại tai họa cho người khác”.
Người khựng lại một lúc trước lời nói đó của tôi, sau đó có chút chua chát trả lời: “Chỉ sợ đến lúc yêu rồi, con sẽ không nghĩ thế nữa”.
Nghe người nói đến chữ “yêu”, lại nhớ đến những cảm xúc kỳ lạ gần đây của chính mình, tôi vội hỏi: “Yêu là gì? Khi đầu óc trống rỗng, hai má ửng hồng, lồng ngực nổi trống vì những cái chạm nhẹ và lời nói bâng quơ của người khác thì đó có phải là yêu không?”.
Sư phụ ngạc nhiên đáp: “Phải. Nhưng sao...”.
Nhưng sao... lại có thể? Thứ tình cảm nảy nở trong lồng ngực chính là yêu? Vậy thì mong muốn không ai xen giữa sư đồ chúng tôi chính là ham muốn độc chiếm? Sự khó chịu trong lồng ngực khi nghe người gọi tên nữ nhân khác trong lúc say là sự đố kỵ? Chính vì vậy mà tôi mới hạnh phúc khi nghe người gọi tên mình, mới không muốn xuất giá, chỉ mong muốn ở bên sư phụ suốt đời? Nhưng tại sao có thể như vậy? Trong “sư phụ” có một chữ “phụ”. Tôi nên kính trọng người chứ không phải nảy sinh tình cảm của nam nữ. Nhưng làm sao đây? Sao có thể quay đầu? Từ này về sau sao tôi dám đối mặt với người?
Giữa lúc tôi đang chìm trong dòng suy nghĩ hỗn loạn sư phụ đột nhiên lên tiếng kéo tôi về thực tại: “Nhưng sao con lại hỏi vậy? Chẳng lẽ con đã...?”.
Tôi lập tức mở miệng phản bác, gượng gạo trả lời: “Không phải. Chỉ là nhân vật nữ trong cuốn sách con đang đọc có những biểu hiện như vậy nên con mới tò mò thôi”.
Thấy người còn nghi ngờ, tôi bèn hỏi ngược lại: “Còn người thì sao? Người có từng như vậy không?”.
Dường như không ngờ tôi hỏi vậy nên nhìn tôi một hồi lâu, sau đó sư phụ mới trầm giọng đáp: “Đương nhiên là có”.
Đáng tiếc trong đầu tôi quá rối loạn, không lọt tai được chữ nào. Những ngày sau đó tôi không dám nhìn thằng vào mặt sư phụ. Tôi trằn trọc mấy đêm, trăn trở suy nghĩ trong một thời gian dài, cuối cùng đưa ra quyết định sẽ che giấu, chôn vùi tình cảm này ở tận nơi tận cùng của trái tim để cả hai khỏi phải khó xử, để mối quan hệ bây giờ không bị rạn vỡ. Tôi chỉ có thể làm vậy để tiếp tục ở bên người.
Bình luận truyện