Tào Tháo Thiên Bá

Chương 13



Tào Mạnh Đức hành quân chậm chạp, để phải rất lâu mới tới được Lê Dương, cách quân đoàn Viên Thiệu khoảng trăm dặm.

Tào Mạnh Đức hỏi:

- Ai đóng quân ở Lê Dương?

- Hứa Du và Thẩm Phôi, còn có lão mưu sĩ già Thư Thụ. - Thám tử báo cáo.

Tào Mạnh Đức như trút được gánh nặng, nói:

- Khỏi phải lo!

Hứa Du vốn không thích Thẩm Phôi cầm quân. Thư Thụ oán Viên Thiệu không dùng kế của mình. Mỗi người mỗi phách chẳng ai hợp ai.

Hai cánh quân cách nhau khoảng trăm dặm. Họ dàn quân bố phòng, án binh bất động từ giữa hạ nóng bức đến đầu thu bầu trời trong xanh, chừng hai tháng ròng rã.

Hình như Tào Mạnh Đức cảm thấy có điều gì đó, dặn dò Tang Bá, thủ hạ của Lã Bố vừa hàng, giữ ải Khẩu của Lê Dương. Vu Cấm, Lý Điển đóng quân ở mạn trên dòng sông. Tào Nhân cầm đại quân đóng ở Quan Độ. Còn mình dẫn một cánh quân lớn nhanh chóng quay về Hứa Xương.

Cùng lúc Tào Mạnh Đức dẫn đại quân tiến vào Lê Dương, một cánh quân khác chừng năm vạn người tiến vào Từ Châu, vời cờ hiệu của Thừa tướng.

Trình Dục nói:

- Lưu Đại, Vương Trung đâu phải là đối thủ của Lưu Bị.

Tào Mạnh Đức nghiêm chỉnh hỏi:

- Vì sao ngài biết?

- Khi nhận quân kỳ tay họ run run.

- Ta biết họ không phải đối thủ của Lưu Bị. Đó là đòn hư trương thanh thế. Chờ khi đánh bại Viên Thiệu, ta sẽ đối phó với Lưu Bị sau. - Tào Tháo rất đắc chí.

Khi Vương và Lưu tiến quân vào Từ Châu thì có mẩu đối thoại đó.

Còn lúc này, Tào Mạnh Đức đang miên man trong bao nhiêu điều suy nghĩ, trong bao nhiêu cảnh tượng: lá cờ lớn có chữ "Tào" trông trang nghiêm và thích mắt; những cánh đồng mầu vàng ngoài thành Hứa Đô; những tàn khói tỏa ra từ những gian bếp của người nông dân; xa xa tiếng gà báo sáng, lẫn trong tiếng cầm ca của Hồng Đàn. Tào Mạnh Đức tưởng tượng người nông dân gánh nước là Tảo Tử đang đứng trên cầu nhìn dòng nước cuồn cuộn. Vầng trăng như chiếc mâm bằng bạc. Đàn nhạn vỗ cánh bay qua bầu trời. Tào Mạnh Đức nghĩ tới quang cảnh khi ra đời những vần thơ "Xương trắng đầy cánh đồng, ngàn dặm đâu tiếng gà...".

Đâu đó tiếng chim hót líu lo làm Tào Mạnh Đức bừng tỉnh. Họ Tào giật cương, tiếng vó ngựa đều đều trên nền đất quen thuộc. Bầu không khí trong lành của buổi bình minh lan toả khắp nơi.

° ° °

Mấy tháng trời bôn ba, vất vả, ngay ngày hôm sau khi về lại Hứa Đô, Tào Mạnh Đức đã đổ bệnh. Bệnh cũ, đau nửa đầu đã tái phát.

- Thừa tướng về phủ nghỉ ngơi. Mọi việc ở đây, tôi xin lo liệu - Tuân Úc rất tha thiết.

Tào Mạnh Đức lắc đầu:

- Ngài về phủ cho Hồng Đàn sang chăm nom ta. - Nghĩ một lát rồi Tào Mạnh Đức lại bổ sung:

- Nhớ bảo cô ấy mang theo cây đàn tranh, ta muốn phổ một vài câu ca.

Tào Mạnh Đức không ưa tĩnh mịch. Rời khỏi lưng ngựa, cởi bỏ cung tên, là cảm thấy trống rỗng. Được Cát Thái y tận tình điều trị, bệnh của Tào Mạnh Đức chuyển biến tốt, lại được xem sách, múa kiếm, ngâm thơ, đi dạo...

Hôm đó, Tào Mạnh Đức mặc thường phục ra ngoài thành phía bắc Hứa Xương. Một số thị vệ tài ba cũng mặc thường phục đi theo.

Có một hòn núi nhỏ nằm giữa một cánh đồng. Trên núi có phần mộ của Tảo Tử.

Xuyên qua những thửa ruộng, qua dốc núi thoai thoải đến phần mộ của Tảo Tử. Mùa thu, những cây phong đã rụng hết lá. Nhũng cành phong vây quanh ngôi mộ, hệt như vậy quanh một chiến binh mặc áo giáp, đội mũ trụ. Trên bia mộ là hàng chữ mầu đỏ, nổi bật dưới những tán lá um tùm. Tự tay Tào Mạnh Đức viết: "Mộ phần Tảo Tử, Đô uý đồn điền".

Năm tháng trôi qua, hoa còn đó, mà người đã đổi thay. Ba năm rồi, rừng phong đã mấy lần đổi lá. Những cành cỏ dại trên nấm mồ xanh rồi lại vàng. Tảo Tử thì sao? Con người tinh anh và suốt ngày cần mẫn đã sớm vội yên nghỉ giữa rừng phong tĩnh mịch này. Phần mộ nhìn xuống cánh đồng mênh mông một mầu vàng.

Tào Mạnh Đức đứng rất lâu trước mộ Tảo Tử, nhớ lại những vần thơ "Vua hiền minh, tể tướng trung thành. Hiểu điều lễ nghĩa, dân không tranh kiện. Ba năm cày cấy dùng được chín năm. Thóc lúc đầy bồ...". Xung quanh là những cánh đồng sắp sửa bội thu.

Tiếng đàn, tiếng đàn vô cùng quen thuộc.

Qua song cửa sổ, Tào Mạnh Đức đã nhìn thấy Hồng Đàn, một hình bóng xinh đẹp và sinh động. Tào Mạnh Đức luôn mơ tưởng Hồng Đàn. Trong đêm say đắm và thần bí hôm đó, dưới rặng liễu, Tào Mạnh Đức đã tìm thấy ở cơ thể nàng niềm hoan lạc và sự âu yếm mà ở Đinh phu nhân, những bà vợ lẽ khác, kể cả ở cô Thu, không bao giờ có được. Â�Â�Â�Â�Â�Â�Â�Â�Â�Â� Thật miên m

Tiếng đàn, tiếng đàn như khóc như than, như đang thổ lệ về một mối tình oan khúc, như đang kể một chuyện cổ tích cảm động. Và nghe ra lại như tiếng rì rầm của những ngọn cỏ bên dòng suối nhỏ, tiếng đàn cá tung tăng dưới chân cầu khi những ngón tay của Bá Nễ Hành lướt trên năm dây đàn ở đó.

Tào Mạnh Đức đứng nghe hết khúc ca ở bên ngoài. Khi Mạnh Đức bước vào, Hồng Đàn vội chạy tới sà vào lòng.

° ° °

Chỉ trong một đêm hịch văn kể tội họ Tào dán khắp Hứa Đô, nhìn trắng như tuyết, hịch viết:

Nghe kể rằng: Minh chủ lo toan khi nguy cấp, Trung thần lập công lúc khó khăn. Nhờ có người phi thường mới có việc phi thường, có việc phi thường mới có công phi thường. Người phi thường mới giải quyết được việc phi thường.

Tư không Tào Tháo, tự Mạnh Đức, tiểu tự A Man. Ông nội là Trung Thường Thị Tào Đằng, thường tác yêu tác quái trong triều cùng bọn Tá quan Từ Hoảng. Họ chuyên chiếm cung đình, phương hại đến đạo đức, ngược đãi dân lành. Cha Tào Tung vô sỉ, nhận Tào Đằng làm dưỡng phụ, còn lấy tiền vàng hối lộ, mua được chức vị. Lại vứt bỏ đạo làm quan, dùng tiền lũng đoạn chính trị, cướp đoạt chức trọng quyền cao, làm bại hoại uy tín xấu xa, gian trá hiểm độc đang yên đang lành bỗng nhiên gây sự.

Năm đó, đại tướng Viên Thiệu dẫn tinh binh, qué bọn hoạn quan. Lại đến Đổng Trác chuyên quyền lấn quan hại dân. Thiệu liền xách kiếm khởi nghĩa... Đúng lúc ấy, Tào Tháo xin đứng dưới trướng tướng quân, những tưởng biết dùng binh, chăm đọc sách giỏi mài mực, nên cho làm tuỳ tướng. Nào ngờ mưu lược kém cỏi, xem thường viện tiến thoái, bởi vậy thất bại đến mấy lần, chết mất nhiều binh sĩ. Nhưng tướng Thiệu vẫn cho thêm quân, còn tiến cử sang Đông Quan, nhận chức Thứ sứ Duyện Châu... những mong Tháo biết phát huy võ, đức, làm ít nhiều việc tốt, nào ngờ Tháo chỉ biết lợi dụng, ỷ có quyền lực làm nhiều điều bạo ngược giết hại những người hiền tài.

Â�Â�Â�Â�Â�Â�Â�Â�Â�Â�...Tào Tháo thua trận ở Từ Châu, doanh trại bị Lã Bố cướp, bơ vơ chốn chiến trường, không nơi nương tựa. Đại tướng ta vừa mủi lòng, vừa không muốn Tào Tháo đi theo kẻ phản nghịch, nên lại giơ tay cứu giúp... Viên tướng quân tuy không có công gì với dân Duyện Châu, nhưng với họ Tào đã hết tình hết nghĩa!

Đến khi Thiên tử gặp lúc long đong... tướng quân chưa kịp chăm sóc, đã sai Tùng sự trung lang là Từ Huân giúp Tào sửa sang giao miếu, nâng đỡ vua nhỏ. Nhưng không ngờ Tào Tháo thừa cơ nắm gọn Triều đình ức hiếp Hoàng đế, công khanh, đại thần, khinh nhờn vương thất, làm loạn kỷ cương; yêu ai thì người ấy sung sướng đến cả năm đời, ghét ai thì giết chết ba họ. Ai dám công khai chỉ trích thì xử tội chết, người chê bai vắng mặt thì ngấm ngầm giết hại.

Cố Thái uý Dương Bưu, đức cao vọng trọng, chỉ vì một va chạm nhỏ, bị Tháo ghép vào trọng tội, nêm đủ cực hình; lại như Nghị lang là Triệu Ngạn lời ngay nói thẳng, được lòng thánh thượng, Tào Tháo cản đường thánh ý, bắt mà giết đi. Lăng mộ của Lương Hiếu, anh em ruột với Hoàng đế là nơi tôn quí cúng lễ của quốc gia, cũng bị họ Tào tham lam, cho quân khai quật, phá áo quan bỏ lộ thây, cướp lấy bảo vật. Không có lính chuyên đào mộ, Tháo cử viên chức làm cện nhục nhã ấy. Bởi vậy đi đến đâu, xương cốt phủ bầy đến đó... Nhìn qua các triều đại, những kẻ làm tôi vô đạo, tham tàn ác nghiệt như Tháo là cùng.

Viên đại tướng đang dốc sức dẹp loạn phương bắc, chưa kịp chấn chỉnh nội bộ. Hơn nữa cũng muốn khoan dung, giúp Tháo biết sai mà sửa. Nhưng Tháo vẫn bụng sói lang, mang tâm gây vạ, mong đạp đổ rường cột, làm yếu nhà Hán, trừ diệt trung thần nghĩa sĩ, chuyên chế triều chính, làm kẻ kiêu hùng...

Nay Tào Tháo đóng giữ Cốc Thương, nhờ sông Hoàng Hà che chở, muốn chặn bánh xe lịch sử bằng cánh tay con bọ ngựa! Tướng quân Viên Thiệu phụng oai linh nhà Hán, dẫn quân xuống Nam, vượt sông Hoàng Hà tiến đánh mặt trước, lại có quân Kinh Châu, đánh từ mặt sau, hai quân kẹp lại, khác gì đem bó lửa đốt mớ bòng bong. Quân Tào sức yếu, thê cô, tất bị tiêu diệt.

Hiện nay nhà Hán suy yếu, kỷ cương lỏng lẻo. Triều đình không có người giúp dập. Càng không có người trung nghĩa, khả dĩ liều chết với giặc Tào. Vả lại, tay Tháo cầm quân cấm vệ bao vây cung đình, nói là bảo vệ, nhưng chính là lấy sức ức hiếp Hoàng thượng, chuẩn bị cướp ngôi...

Tháo còn làm giả chiếu vua, sai khiên quân lính trong nước. Đại tướng lo cho các châu quận ở xa mắc mưu Tào Tháo vì thế mới loan báo hịch này.

Từ nay đại tướng sức khởi binh của bốn châu U, Tinh, Thanh, Ký, hiệp đồng với Kiến trung tướng Kinh Châu Lưu Biểu làm cho thanh thế càng mạnh. Kêu gọi các đại quân khác chỉnh đốn nghĩa quân, lập công cứu nguy xã tắc.

Ai chém được đầu Tào Tháo sẽ phong hầu năm ngàn hộ, thưởng tiền năm nghìn vạn. Nay làm hịch bố cáo thiên hạ. Mong muốnười giải trừ quốc nạn, tuân theo pháp luật. Loan báo đến trăm họ.

Tào Mạnh Đức đọc to lời hịch. Ai nấy nín thở, không khí năng nề.

Họ Tào vo viên tờ hịch, hai cánh mũi phập phồng, nói:

- Văn phong khá lắm! Một người tài hoa!

Khôeng Dung nói:

- Viết bài này, không ai ngoài Khổng Chương.

Tào Mạnh Đức nói:

- Khổng Chương! Ồ! Người đó là Trần Lâm, từng làm chủ bạ thời Linh đế.

- Đúng ông ta. Con người xem thường công danh, tính tình ngay thẳng. - Khổng Dung nói và trong lòng lo thay cho Trần Lâm.

- Tính tình của nhiều văn nhân là như vậy. Khổng Khâu đã nói "Bất sĩ vô nghĩa". Người có bản lĩnh đã không chịu ra làm quan. Trần Lâm chẳng qua chỉ là một tên hủ nho, dám xem thường cả Khổng Trọng Ni. Vậy việc gì ta phải để ý đến hắn... - Tào Mạnh Đức nói xong cười lớn.

Qua tiếng cười của Tào Mạnh Đức, không khí trong phòng trở lại bình thường. Bỗng nhiên họ Tào tuyên bố.

- Đêm nay mở tiệc chúc mừng bốn năm, ngày chúng ta nghênh đón Thiên tử về Hứa Xương.

Tuân Úc cũng sực nhớ

- Đúng, đã bốn năm rồi.

° ° °

Lưu Đại, Vương Trung chật vật lắm mới trở về được. Đó là điều mà Tào Mạnh Đức đã dự kiến trước. Nên Tào Mạnh Đức vốn không có ý trách phạt hai người. Nhưng trước mặt đám đông. Lưu Đại, Vương Trung lại tán dương Lưu Bị, những là khoan hậu, yêu thương đồng cảm với mọi người.

Tào Mạnh Đức nghe xong lửa giận bốc lên ngùn ngụt.

- Các ngươi hãy mở mắt ra mà nhìn. Đất nào có chủ ấy. Vùng Duyện Châu trăm họ ăn, mặc, sinh sống ra sao? Ai là người chăm lo cho dân, ai là giặc?

Tào Mạnh Đức sai chém Lưu Đại, Vương Trung.

Khổng Dung can ngăn:

- Hai người đó đi đánh Lưu Bị, khác nào đem trứng chọi với đá. Họ chống đỡ được lâu như vậy không dễ dàng gì. Nếu giết họ, sau này ai dám làm mã làm tốt cho chúa công.

Tào Mạnh Đức thấy Khổng Dung nói có tình có lý nên tha tội chết cho hai người.

- Xem ra Viên Thiệu và Lưu Bị quyết tử chiến với ta. Hai người này phối hợp với nhau cũng chưa có gì đáng sợ. Trừ phi Trương Tú, Lưu Biểu cũng liên mi với họ. - Hai tay chắp sau lưng, Tháo đi đi lại lại, tỏ vẻ lo lắng.

Khổng Dung nói rõ ý mình:

- Thừa tướng nên sai người đến chiêu an Trương Tú, Lưu Biểu trước đã, sau hẵng tính đến Từ Châu, đối phó với Viên Thiệu.

Tào Mạnh Đức ôm lấy Khổng Dung:

- Văn tài như ngài mới đúng! Am tường vạn vật, thấu hiểu trời đất.

- Còn lâu mới bắt kịp Thừa tướng, xin đừng quá khen!

Tào Mạnh Đức nghe theo Khổng Dung, cử Lưu Việp chiêu an Trương Tú.

Lưu Việp đến Tương Thành, trước tiên vào thăm bạn cũ là Giả Hủ. Hôm sau Lưu, Giả đến gặp Trương Tú. Ba người đang nói chuyện phiếm, sứ giả của Viên Thiệu vội đến gõ cửa.

Giả Hủ biết ý sứ giả, liền hỏi:

- Gần đây Viên tướng quân cất quân đánh Tào, được thua thế nào?

Sứ giả đáp:

- Ngày đông, tháng giá, chúa công tôi tạm hoãn tiến quân. Nay mai, sẵn mưu cao chí sâu, có bộ hạ tinh thông, chúa công tôi bắt Tháo như bắt cua trong giỏ. Hiện thấy Tướng quân ta cùng Lưu Biểu ở Kinh Châu đều là các bậc quốc sĩ nên sai tôi lại mời.

Giả Hủ cười, nói:

- Sứ mạng của ngài đã xong. Ngài về nói với Viên Thiệu anh em trong nhà còn không dung được nhau, nữa là quốc sĩ thiên hạ!

Nói xong, Giả Hủ xé vụn lá thư ngay trước mặt sứ giả và đuổi sứ giả về.

Trương Tú trách cứ Giả Hủ:

- Nay xé thư, đuổi sứ giả, ngộ nhỡ Thiệu sinh giận đem quân đến đánh thì làm thế nào?

Giả Hủ đã có chủ ý, vội nói:

- Chi bằng theo hàng Tào Tháo.

Trương Tú lắc đầu, nói:

- Ta có thù với Tào, đã giết Tào Ngang, hắn dung tha ta sao được?

- Tào Mạnh Đức không xấu như trong bài hịch. Hứa Chử thô lỗ, Quách Gia hàn sĩ, Cát Bình trong giang hồ, Tháo đều biết dùng cái tốt.

Trương Tú có phần cảm động.

Giả Hủ nói:

- Theo Tào Tháo có ba điều hợp: một là Tháo đã có vai trò ở Hứa Đô. Sau mấy năm khai hoang lập ấp, lương thực đầy đủ, dân tình no ấm. Hai là Thiệu đang mạnh, ta có theo cũng chẳng thêm được gì, ngoài vài con sâu rượu. Tháo đang yế có thêm ta, tất phải mừng rỡ như được thêm vây thêm cánh. Ba là Thiệu đông người, nhưng thường chia năm sẻ bảy. Người của Tháo ít nhưng trăm người như một.

- Vậy ta cũng làm như Liêm Pha!

Tú giao quân cho Giả Hủ, tự trói mình đi ngựa đến Hứa Đô.

Tào Mạnh Đức đang lo Lưu Việp không được việc thì quân của Hủ đã rầm rộ kéo vào Hứa Xương.

- Trương tướng quân, sao đến nông nỗi này? - Tào Mạnh Đức nghĩ Hủ làm phản.

Lưu Việp nói:

- Trương tướng quân muốn như Liêm Pha.

Tào Mạnh Đức cảm động, vội bước xuống thềm cởi trói cho Trương, nói:

- Những lầm lỗi nhỏ, xin đừng để bụng. Ta cũng muốn giống Lạn Tương Như.

Tú cảm thấy nhẹ nhõm. Tháo hạ lệnh phong Tú chức Dương Vũ tướng quân, Hủ chức Chấp kim ngô sứ.

Tào Mạnh Đức muốn Tú viết thư chiêu an Lưu Biểu. Tú nói:

- Khó quá! Tôi không thân tình với Biểu.

Giả Hủ nói:

- Biểu thích nạp các bậc danh lưu, nếu sai một danh sĩ văn tài xuất chúng đến khuyên là xong.

Tào Mạnh Đức nói:

- Văn tài xuất chúng ta có Khổng Dung. Việc này phải nhờ Bắc Hải tướng thôi.

Khổng Dung nói:

- Tôi có người bạn tên là Nễ Hành, tự Chính Bình, tài giỏi gấp mười lần tôi.

Tào Mạnh Đức cho Khổng Dung nói bốc:

- Văn tài thiên hạ ta không biết sao? Ngoài Khổng Dung còn có Trần Lâm. Từ Can, Lưu Trinh, anh em Tào Thực, Tế Ấp... Ta chưa nghe tên Nễ Hành.

Tháo hỏi:

- Theo ngài nói, văn tài Nễ Hành cũng gấp mười ta?

Khổng Dung vui vẻ nói:

- Thừa tướng tài trí mẫn tiệp mấy ai bì kịp.

Tào Mạnh Đức cho người đi mời Nễ Hành đến ngay.

Đối xử với người khác thường, ở đâu cũng vậy, phải có cung cách khác thường. Mạnh Đức làm đúng như vậy. Làm lễ ra mắt xong, Tào Mạnh Đức không mời Nễ Hành ngồi. Hành ngửa mặt lên trời than rằng:

- Nghe nói Hứa Xương có nhiều người tài, sao không thấy một ai.

Tào Mạnh Đức nói:

- Thủ hạ ta có nhiều anh hùng, sao bảo là không thấy ai.

Nễ Hành xin Tào Mạnh Đức kể cho nghe.

- Tuân Úc, Tuân Du, Quách Gia, Trình Dục mưu trí tuyệt vời khác gì Tiêu Hà, Trần Bình tái thế. Trương Liêu Hứa Chửa, Lý Điển, Nhạc Tiến, sức khoẻ hơn người, Xầm Bành, Mã Vũ ngày xưa chưa thấm vào đâu. Lã Kiền, Mãn Sủng làm tùng sự. Vu Cấm, Từ Hoảng làm tiên phong. Hạ Hầu Đôn là bậc kỳ tài trong thiên hạ. Tào Tử Hiếu là mãnh tướng trong đời, sao bảo là không thấy ai?

Nào ngờ Nễ Hành chỉ hơi hé mắt, nửa những nghe nửa những không, vừa thức vừa ngủ, chẳng thích thú gì mấy!

Tào Mạnh Đức nhìn thấy, có phần bực bội, nhưng tự kìm nén được.

Mãi lúc lâu, Nễ Hành mới mở được mắt, nói như không.

- Hứa Đô thiếu hẳn người tài nên họ mới được Tào công quý mến! Tuân Úc nên sai đi thăm bệnh, viếng tang; Tuân Du chỉ đáng là anh giữ mả coi mồ, Trình Dục nên cho đứng gác cửa; Quách Gia gảy đàn, ngâm thơ còn tạm được; Trương Liêu đánh trống cũng khoẻ; Hứa Chử cho đi dắt bò, chăn dê; Từ Hoảng mổ lợn, giết chó thì hợp...

Tào Mạnh Đức cắt ngang:

- Vậy ngươi có tài gì?

- Thiên văn, địa lý thứ gì cũng biết, tam giáo cửu lưu thứ gì cũng thông. Trên có thể giúp nhà vua làm được bậc Nghiêu, Thuấn, dưới có thể sánh hiền đức với các bậc Khổng, Nhan. Ta đâu thèm bàn chuyện thiên hạ với bọn phàm phu tục tử.

Bấy giờ Trương Liêu đứng cạnh, tuốt gươm toan chém Nễ Hành, Tháo giơ tay ngăn cản và nói:

- Bá quan văn võ đã đủ, nay ta thiếu một chân đánh trống, phiền Nễ Hành nhận cho.

Hành không chối từ, nhận lời rồi đi ra.

Trương Liêu tức giận ra mặt:

- Người ấy xấc xược. Dám chửi chúng tôi trước mặt Thừa tướng.

Tháo nói:

- Chưa biết thế nào, nếu vội giết đi e thiên hạ sẽ chê cười. Cử làm chân đánh trống đã nhục lắm rồi. Nếu thật nó giỏi thế nào cũng bỏ. Khi đó sẽ gọi nó đến.

Một hôm Tào Mạnh Đức mở tiệc đãi khách, bảo Hành đánh trống giúp vui. Có những bảo: "đánh trống phải mặc áo mới". Hành có ý cứ mặc áo cũ đi vào. Tháo nói:

- Tề Tuyên Vương thích nghe tiếng sáo. Còn ta thích nghe ba hồi trống theo khúc "Ngư Dương". - Tào Mạnh Đức không hiểu ngũ âm. Khúc trống Ngư Dương rất khó, Tháo thử tài Hành.

Hành đánh ba hồi trống theo khúc Ngư Dương, âm thanh trầm bổng tiêu tao thật nhiều vẻ. Không mạnh như tiếng kim tiếng thạch, khi chậm rãi ư tiếng nước chảy. Lúc vui thì giống tiếng chim ríu rít mùa xuân. Lúc ai oán khác gì sinh tử li biệt. Những người ngồi ăn đều thấy vui buồn, cảm thương đến rơi nước mắt.

Tiếng trống càng hay thì quần áo cũ, cũng từng chiếc cởi ra vứt đấy, Nễ Hành khoả thân đánh tiếp. Khách ngồi ai cũng che mặt kêu thét, như có sấm sét giữa bầu trời xanh.

Tháo quát mắng:

- Trên chỗ miếu đường sao dám vô lễ?

Hành nói:

- Dối vua lừa trên mới là vô lễ. Thân thể cha mẹ sinh ra, nó vốn sạch sẽ việc gì phải che che đậy đậy. Lộ nó ra là để tỏ cái thân thể thanh bạch của ta vậy.

Tháo hỏi lại:

- Mày thanh bạch thì ai là dơ đục?

Nễ Hành dõng dạc trả lời:

- Mày không biết người hiền người ngu là mắt đục; không đọc sách là miệng đục, không biết nghe lời trung là tai đục; không hiểu chuyện xưa chuyện nay là thân đục; không dung chư hầu là bụng đục; mày âm mưu thoán vị là tâm đục. Ta là danh sĩ thiên hạ, mày bắt đánh trống, có khác gì Dương Hoá khinh miệt đức Khổng Tử, Tang Thương chê bai thày Mạnh Tử. Mày muốn xưng bá trong thiên hạ mà lại đối xử với ta như thế à?

Mặt Tháo lúc xạm đi lúc trắng bệnh. Khổng Dung sợ Tháo giận giết mất Nễ Hành, bèn vội vàng tiến lên nói:

- Tính người này như ngựa không cương, nay đây mai đó, chưa hiểu hết chuyện đời.

Mạnh Đức suy nghĩ một lúc rồi nói:

- Nay ta cho người đi sứ Kinh Châu dụ hàng Lưu Biểu. Nếu xong việc, ta sẽ cho làm công khanh.

Nễ Hành nói:

- Còn tạm nghe được. Có điều ta muốn mượn ngựa của Thừa tướng và hai mỹ nữ đi cùng.

Tào Mạnh Đức chưa hiểu:

- Nói nghe được, ta xin theo.

Nễ Hành giảng giải:

- Ta thay mặt Thừa tướng, có quý trọng hơn người, Thừa tướng mới cho mượn ngựa! Ta nổi tiếng với thiên hạ, có gái đẹp mới là tài tử giai nhân!

Tào Mạnh Đức đồng ý và đích thân ra tiễn Nễ Hành ở ngoài cửa đông.

Nễ Hành đến Kinh Châu.

° ° °

Nễ Hành dáng người thấp bé, xấu xí, Lưu Biểu châm c

- Hứa Đô nhân tài hiếm hoi nên mới cử người đến Kinh Châu, tủn mủn xấu xí, Tào A Man còn thua!

Nễ Hành châm lại ngay:

- Nghe nói tướng quân là hào kiệt. Xem ra chẳng khác ông cụ thân sinh là mấy. Đất đai Kinh Châu nghèo nàn, vừa khéo tướng quân tích tụ được nhiều thứ thừa thãi cho Kinh Châu. Cái xác cao to của tướng quân đem làm phân bón ắt phải được mùa.

Lưu Biểu không vui, nghĩ ngợi: Hành làm nhục Tháo, Tháo không biết, có ý mượn tay ta để giết hắn, để ta mang tiếng hãm hại người hiền, bèn sai Hành đi gặp Hoàng Tổ.

Các mưu sĩ hỏi Lưu Biểu:

- Nễ Hành đùa cợt chúa công, sao cứ phải nhịn, không đem giết đi?

Lưu Biểu nói:

- Nễ Hành nhiều lần nhục mạ Tào Tháo, nhưng Tháo đều nhịn. Ta không giết, sai nó đến gặp Hoàng Tổ để Tào Tháo biết là ta không dại gì đâu.

Lúc Nễ Hành đi sứ Kinh Châu, Viên Thiệu cũng cho sứ thần ngoại giao đến gặp Lưu Biểu. Biểu là người thiếu chủ kiến, bèn hỏi ý kiến mưu sĩ.

Tùng sự trung lang tướng Hàn Tung nói:

- Người ta phù thịnh, không ai phù suy. Nay Tào Tháo, Viên Thiệu đang kình địch nhau. Tháo khéo dùng binh, người hiền tụ tập kéo về. Viên Thiệu bề ngoài thì mạnh, nhạ hiềm khích lẫn nhau, người làm kẻ phá. Điền Phong là vật hy sinh để họ tranh giành quyền lợi. Chúng ta về với Tào Tháo, tướng quân tất sẽ được trọng vọng.

Lưu Biểu thấy Hàn Tung có lý, bèn nói:

- Ngài hãy đến Hứa Đô, xem động tĩnh ra sao, về ta bàn tiếp.

Hàn Tung nói:

- Tôi làm việc cho tướng quân, dù phải nhảy vào nước sôi lửa bỏng cũng không tủ. Đến Hứa Đô rồi được làm tôi trung nhà Hán, sau này không còn là người liều chết cho tướng quân được nữa.

Lưu Biểu nói:

- Đó là chuyện về sau. Ngài cứ đến Hứa Đô xem động tĩnh trước. Ta sẽ bàn tiếp.

Tào Mạnh Đức thấy Hàn Tung đến Hứa Đô có ý qui phục nên phong làm Thị trung, nhậm chức Thái thú ở Linh Lăng.

Tuân Úc không hiểu ý, bèn hỏi Tào Mạnh Đức:

- Hàn Tung đến đây để do thám, Thừa tướng đã cho chức ấy? Nễ Hành chưa có tin tức gì sao Thừa tướng không hỏi? Thế là làm sao?

- Nễ Hành là một hủ nho, không coi ai ra gì, sỉ nhục bá quan văn võ của ta. Lần này Lưu Biểu không giết hắn thì Hoàng Tổ cũng chẳng tha. Ta trọng đãi Hàn Tung để lung lạc và mua chuộc Lưu Biểu.

Tuân Úc tán thưởng:

- Thừa tướng suy nghĩ thật chu đáo!

Hàn Tung trở về Kinh Châu, luôn miệng tán tụng Tào Mạnh Đức. Lưu Biểu giận nói:

- Ngươi ăn ở hai long, ăn cơm vua thờ ông chúa. Ta giết ngươi xem lòng dạ người thế nào?

Khoái Lương khuyên Lưu Biểu:

- Trước khi đi, Tung đã phân trần rõ, tướng quân không thể nuốt lời.

Lưu Biểu do dự hồi lâu và Hàn Tung không bị giết.

Nễ Hành đến Giang Hạ gặp Hoàng Tổ. Hai người uống rượu đến tận khuya. Tổ hỏi Hành:

- Nhân tài Hứa Đô so với ta thế nào?

Hành đáp:

- Khổng Dung văn tài siêu việt, Mạnh Đức làm thơ trên lưng ngựa, còn ta biến đổi nhân thế, phong vần bằng ba tấc lưỡi. Tổ là gì? Là con rối, là cục đất.

Hoàng Tổ vốn là kẻ bất trị. Trong cơn say, giận càng thêm giận, lệnh thủ hạ chém đầu Nễ Hành.

Nghe tin, Mạnh Đức chẳng ngạc nhiên mấy.

- Ta biết cả rồi. Bọn hủ nho dùng lưỡi làm kiếm để giết người. Bây giờ lưỡ đã bị giết là cũng hợp lệ trời cả thôi.

Có người nói:

- Lưu Biểu được không con thiên lý mã của Thừa tướng.

Tào Mạnh Đức nói như thật:

- Sớm muôn gì thì Biểu cũng hàng ta. Ngựa lại về với chủ.

° ° °

Nửa tháng trôi qua, không thấy Lưu Biểu đến hàng, Tuân Úc nói:

- Chúng ta đem quân đạp bằng Kinh Châu.

Tháo phẩy tay:

- Viên Thiệu đang nhòm ngó ở phương Bắc, Lưu Bị ngồi chễm chệ ở Từ Châu, nếu ta lấy Kinh Châu trước, khác nào bỏ chỗ gan ruột chỉ nhìn đến chân tay. Nay nên diệt Lưu Bị trước, sau đến Viên Thiệu, Giang Hán thấy thế mà kinh!

Tào Mạnh Đức dẫn hai mươi vạn đại quân chia thành năm lộ tiến đánh Từ Châu.

Tôn Càn được tin đến ngay Hạ Phi báo Quan Vũ trước, sau đó mới đến Tiểu Bái gặp Lưu Bị. Bị nói:

- Ta phải đến Viên Thiệu cầu cứu mới giải được nguy. Viên Thiệu ra tay một cái, ta thừa cơ chiấy Hứa Xương, Tháo hết đường tiến thoái.

Tôn Càn đến cầu cứu Viên Thiệu lần thứ hai. Điền Phong vẫn còn bị giam trong ngục.

Càn thấy Viên Thiệu hình dáng tiều tuỵ, áo mũ xộc xệch, liền hỏi:

- Hôm nay chúa công làm sao thế?

Thiệu nói:

- Ta sắp chết đây!

Càn kinh ngạc quá:

- Sao chúa công lại nói thế?

Thiệu nói:

- Ta sinh được năm đứa con, duy có thằng út thông minh, lanh lợi. Nay nó ghẻ lở sắp chết, ta còn bụng dạ nào để nghĩ tới việc khác.

Càn nói:

- Này Tào Tháo đông chinh Lưu Bị. Hứa Xương bỏ trống. Nếu chúa công nhân cơ này mà xuất quân, thì trên có thể thờ vua, dưới có thể yên dân, lưu tiếng thơm trong thiên hạ, dựng đại nghiệp cho con cháu sau này. Mong chúa công coi sự sống còn của xã tắc làm trọng.

Thiệu nói:

- Vẫn biết thế, nhưng nó đang ốm, nếu có điều gì, ta cũng chết mất. - Và ra lệnh tiễn

- Ngươi về nói rõ duyên cớ với Huyền Đức. Nhỡ ra có điều gì không được như ý, cứ đến đây ta sẽ giúp cho.

Tiện đường, Tôn Càn vào ngục thăm Điền Phong nói lại chuyện đó.

Điền Phong nói:

- Viên Thiệu xưa nay vẫn thế. Lúc tiến quân giành lấy Hứa Xương thì lại nghĩ đến con cái. Thực chẳng đáng mặt anh hùng. Chỉ tiếc ta không có dịp được báo đền ơn nước thật đáng buồn, đáng giận.

Lưu Bị trông cậy cả ở Viên Thiệu, nên khi Tôn Càn về không, lấy làm lo lắng.

Trương Phi an ủi:

- Anh cả chớ lo. Quân Tào đi đường xa, tất nhiên mệt mỏi. Ta nhân lúc nó mới đến, đi cướp trại ngay.

Đang lúc bó tay, nghĩ lại ngày nọ, khi bắt Lưu Đại, Trương Phi đã biết dùng kế hay, nay lại bằng cách này nghe cũng được, thế là anh em chia quân đi cướp trại.

Tào Mạnh Đức dẫn đại quân nhằm hướng Tiểu Bái. Đường qua một mỏm núi, bỗng có cơn dông nổi lên, ngựa chiến hí vang dừng chân đứng lặng, lại nghe đánh ầm một tiếng, lá Nha Kỳ kỳ bị gió đánh gẫy.

Tuân Úc ngắm nhìn bầu trời rồi nói:

- Một thiên tượng kỳ lạ. Gió từ mé đông nam thổi đến rất mạnh, mang theo cả sỏi cát.

Nhờ vào kinh nghiệm nam chinh, bắc chiến hơn hai mươi năm nay, Tháo nghĩ đến việc Lưu Bị cướp trại. "Tôn Tử binh pháp" nói rõ: "Từ ngàn dặm tới, nhân lúc chưa kịp dừng chân, nên nhân kế đó...". Tào Tháo hỏi Mao Giới:

- Vừa rồi gió đông nam thổi mạnh làm gẫy lá Nha Kỳ xanh đỏ. Ngài cảm thấy đó là điềm gì?

Mao Giới nói:

- Tôi có cảm tưởng đêm nay tất có người đến cướp trại.

Tào Mạnh Đức ngửa mặt nhìn trời:

- Vừa nãy mây đen dăng kín bầu trời, cuồng phong gào rít. Bây giờ bầu trời lại trong xanh, thật là trời đã giúp ta. - Nói xong, Tào Mạnh Đức quất ngựa, đoàn người tiến thẳng về Tiểu Bái.

Tiểu Bái bắc dựa Thanh Châu, đông gần Từ Châu. Nếu khống chế được Tiểu Bái thì Từ Châu hết cách chống đỡ. Tháo bèn cho một số ít quân đóng trại cách Tiểu Bái vài dặm. Số còn lại chia thành tám mũi đóng quân mai phục bên sườn đồi, nơi cánh rừng, cả tám mặt vây quanh Tiểu Bái.

° ° °

Vào một đêm trăng sáng lờ mờ

Trong trại Tào còn vài tiếng binh sĩ vọng ra bên ngoài. Huyền Đức bên tả, Trương Phi bên hữu, chia quân làm hai lén vào doanh trại, chỉ để một mình Tôn Càn giữ Tiểu Bái.

Trương Phi dò dẫm vào đến trại Tào, chỉ thấy lơ mơ quân mã. Trương Phi đang nghi hoặc thì bốn bề lửa cháy sáng rực, tiếng reo hò ầm ĩ. Phi biết mình đã mắc kế, vội vàng chạy ra thì Trương Liêu, Hứa Chử cùng các tướng Hạ Hầu Đôn, Hạ Hầu Uyên vừa từ Lê Dương trở về đã vây quanh đấy. Quân Trương Phi vốn là thủ hạ cũ của Tào Tháo, biết thế đã nguy nên đầu hàng hết. Trương Phi tả xung hữu đột, mở một đường máu, về đến đầu núi đông bắc chỉ còn hơn mười người. Muốn về Tiểu Bái thì đường đã nghẽn, muốn xuống Từ Châu, Hạ Phi thì quân Tào đã chặn lối. Trương Phi quay lại nhìn, đâu đâu cũng có quân Tào hò hét.

Trương Phi rút kiếm định tự sát, quân sĩ vội vàng ngăn lại. Trương Phi nhớ lời thề ở vườn đào "không cùng sinh, nhưng muốn cùng chết", đành chạy về núi Mang Đãng phía đông bắc Tiểu Bái.

Cảnh ngộ của Lưu bị cũng chẳng hơn gì. Lưu Bị đang dẫn quân đến cướp trại, ngay gần cửa đã có tiếng reo hò, sau trại có một toán quân xông ra chặn ngay mất một nửa binh mã. Hạ Hầu Đôn kéo quân đến thẳng trước mặt, Lưu Bị quay người rút chạy, Hạ Hầu Đôn đuổi sát ngay sau, quân mã còn lại mươi người. Khi định thần lại, Lưu Bị đã thấy lửa cháy ngùn ngụt trong thành Tiểu Bái. Muốn về Tử Châu, Hạ Phi, lại thấy quân Tào khắp núi, đầy đồng, tắc nghẽn lối đi. Sực nhớ đến Viên Thiệu nhắn nhủ Tôn Càn: "hễ có điều gì bất trắc, cứ lại đây, ta sẽ giúp đỡ", Lưu Bị quay ngựa chạy về Thanh Châu.

Tào Mạnh Đức lấy được Tiểu Bái nhẹ như không. Tờ mờ hôm sau đã cho quân tiến đánh Từ Châu. My Chúc Giản Ung giữ không nổi đành bỏ thành mà chạy. Trần Đăng chắp tay dâng ngay Từ Châu.

Qua mấy độ chinh chiến thành Từ Châu mình đầy thương tích. Từ Châu thương yêu đùm bọc Huyền Đức trải qua nhiều nỗi cơ hàn làm nên danh tiếng cho ngươi, nhưng ngươi đã làm gì cho dân chúng Từ Châu? Mạnh Đức bước lên mặt thành lòng đầy cảm kích.

Mạnh Đức hỏi Trần Đăng:

- Từ Châu vốn giầu có, trăm họ sinh sống ra sao?

Trần Đăng nói:

- Trăm họ ở Từ Châu ngưỡng mộ Huyền Đức, nguyện theo Huyền Đức đánh giặc. Có điều vườn tược ruộng đồng bỏ hoang bỏ phí quá nhiều!

- Tào Mạnh Đức bỗng lại hỏi: - Trăm họ có hận ta không?

Trần Đăng không biết nên trả lời ra sao?:

Từ đó, Tào Mạnh Đức vừa lo nghĩ cho trăm họ vừa tìm cách đánh chiếm Hạ Phi.

Tuân Úc nói:

- Quan Vũ trông nom vợ con Huyền Đức, tất sẽ liều chết giữ thành. Nếu đánh mạnh ta sẽ hao binh tổn tướng.

Tháo nói:

- Ta phải dùng mưu. Nếu được Quan Vũ về hàng, thật là hồng phúc của t

Quách Gia nói:

- Quan Vũ là người nghĩa khí, chắc không chịu hàng. Nếu cử một người quen thân với Quan Vũ từ trước đến khuyên nhủ, có khi còn có cơ may.

Trương Liêu nói:

- Tôi quan biết Quan Vũ, xin được thử xem.

Trình Dục nói nhỏ với Mạnh Đức những điều gì đó, chỉ thấy Mạnh Đức hết lời khen ngợi.

Mạnh Đức cử mười tên hàng binh chạy về Hạ Phi xin hàng Quan Vũ ngay đêm hôm đó. Quan Công cho là quân cũ nên không hồ nghi gì cả.

Hôm sau, Hạ Hầu Đôn dẫn năm ngàn quân đến thành Hạ Phi thách đấu. Quan Vũ đóng chặt cửa thành cho tên bắn xuống như mưa.

Chửi mắng từ sáng đến trưa, Quan Vũ vẫn ngồi yên trên mặt thành. Đôn định giết Quan Vũ bằng một mũi tên, nhưng nhớ lời Tháo dặn lại thôi, đành dẫn quân trở về. Tháo nói:

- Quan Vũ trọng nhân nghĩa, yêu Bị hơn yêu chính mình. Ta mượn đầu binh sĩ tử trận, sửa sang giống Bị, treo nơi đầu ngựa, Quan Vũ nhìn thấy ắt tức giận mà ra đánh. Ta cướp ngay thành, Quan Vũ hết đường, Trương Liêu sẽ đến khuyên nhủ.

Hạ Hầu Đôn lại chửi mắng hết cả hơi:

- Lưu Bị đã bị phá. Binh sĩ đang đuổi bắt kẻ có tai dài.

Quan Vũ vẫn mặc.

Có người đến báo:

- Hạ Hầu, tướng quân, đã chặt được thủ cấp Lưu Bị.

Quan Công nhìn thấy thủ cấp giống Lưu Bị, nên thét lớn:

- Đại ca, không thể cùng sinh, nhưng muốn cùng chết. Quan Vũ này sống làm gì nữa. - Nói xong, Quan Vũ dẫn ba ngàn quân, mã ra thành giao chiến với Đôn. Hai người đánh nhau hơn mười hiệp, Đôn quay ngựa chạy, Quan Vũ đuổi miết. Đôn vừa đánh vừa chạy. Quan Vũ đuổi được hơn hai mươi dặm, sợ không có ai trông nom vợ con Lưu Bị, liền quay ngựa lại. Bỗng nghe một tiếng pháo nổ, bên tả có Từ Hoàng, bên hữu có Hứa Chử, hai quân chặn mất đường về. Phía sau, Hạ Hầu Đôn đuổi theo đánh tới. Quan Vũ liều mạng đến lúc hoàng hôn mới lui vào chân núi. Ở đây, quân Tào cũng đã vây chặt.

Trông xa về phía Hạ Phi, trong thành lửa cháy ngùn ngụt, Quan Vũ lo cho hai người chị. Đã mấy lần xông xuống núi đều bị tên bắn như mưa, không sao ra được.

Quan Vũ đau đớn ngất lịm, chờ khi tỉnh dậy trời đã gần sáng. Quan Vũ giụi mắt, thấy một người phóng ngựa chạy tới Quan Vũ cầm thanh long đao ra nghênh chiến, thấy đó là Trương Liêu.

Quan Vũ nói thẳng:

- Văn Viễn đến dụ ta chăng?

Liêu xuống ngựa, hai người đến ngồi trên một iến đá. Quan Vũ nói:

- Đại ca đã chết, Dực Đức còn sống hay không? Ta chỉ muốn liều chết với Tào Tháo, hiềm nỗi...

Trương Liêu nói:

- Dực Đức, chắc đã đến chỗ Viên Thiệu. Hôm qua Tào công đã phá thành Hạ Phi. Quân dân trong ngoài đều an toàn cả. Tào công còn cử người trông nom gia quyến Huyền Đức. Đệ đến báo tin cho huynh trưởng.

Quan Vũ nghiến răng ken két:

- Tào Tháo là loại giết người không ghê tay, uống máu người không biết tanh, không thê trông cậy được.

Trương Liêu nói:

- Huynh trưởng chưa hiểu được Tào công đâu!

Quan Vũ kể tội Tào Tháo.

- Giết quân Khăn vàng, đào mồ tổ tiên, hại Đổng Thừa, đến Đổng Thái phi cũng không từ, tâm địa lang sói đó ai mà không biết.

Trương Liêu nói:

- Lưu Huyền Đức cũng giết quân Khăn vàng. Viên Thiệu cũng phá huỷ phần mộ của tổ tiên. Tháo làm điều ấy để có tiền chiêu binh mộ lính, khác hẳn anh em Viên Thiệu. Giết Đổng Thừa... làm như vậy là bất đắc dĩ.

Quan Vũ hỏi tiếp:

- Tào Tháo có thể giết ta, cho đại tướng đến chém đầu ta, tại sao cứ vây mà không đánh, để ta ở mãi trên núi thế này?

Trương Liêu nói:

- Tào công ngưỡng mộ tài đức của huynh trưởng. Có được huynh trưởng là có được hạnh phúc lớn trong đời Tào công.

Quan Vũ ngửa mặt lên trời cười lớn:

- Ta không thể một thân thờ hai chủ. Nay tuy đã hết đường ta vẫn coi cái chết như không. Người đi đi, ta sẽ xuống núi nghênh chiến ngay bây giờ.

Trương Liêu nói:

- Huynh trưởng nói thế làm tổn hại đến thanh danh, thiên hạ sẽ cười chê.

Quan Vũ ra chiều không hiểu.

- Huynh trưởng xuống núi liều đánh, cố lấy cái chết, như vậy là mắc ba tội lớn. Khi trước Lưu sứ quân và huynh trưởng kết nghĩa, thề cùng sống chết. Nay sứ quân chưa biết ra sao, nếu khi trở về muốn tìm huynh trưởng, tìm không thấy, chẳng hóa ra phụ lời thề năm trước hay sao? Lưu sứ quân đem vợ con phó thác cho huynh trưởng, nay huynh trưởng liều mình chịu chết, hai phu nhân biết nương tựa vào ai, há chẳng phải huynh trưởng đã phụ lời phó thác hay sao? Huynh trưởng võ nghệ siêu quần, tinh thông kinh sử, không nghĩ cùng sứ quân giúp nhà Hán, lại tự nhảy vào chỗ nước sôi lửa cháy, chuốc lấy cái tiếng mạnh bạo của kẻ vũ phu, khác gì tên Lã Bố, như thế là không để lại tiếng thơm trung nghĩa cho đời

Quan Vũ nghĩ ngợi rất lâu, thấy đầy mâu thuẫn.

Đã bắt được dịp, Trương Liêu nói thêm:

- Tình hình của huynh trưởng có nhiều khó khăn. Nếu cứ cố thủ, sớm muộn cũng chết. Chết mà vô ích thì hàng là hơn. Tìm cách nghe tin về Lưu Huyền Đức. Khi biết tin Sứ quân ở đâu, sẽ lại đi theo. Một là bảo toàn được hai phu nhân, hai là giữ được lời thề vườn đào, ba là lưu lại được cái thân có ích.

Quan Vũ suy nghĩ một lúc rồi nói:

- Ta cũng có ba điều kiện, nếu Thừa tướng nghe được, ta xin giải giáp quy thuận.

Trương Liêu nói:

- Thừa tướng là người khoan dung đại lượng. Xin huynh trưởng yên tâm.

Quan Vũ nói:

- Một là: ta và hoàng thúc đã thề cùng nhau giúp nhà Hán, nay ta chỉ hàng vua nhà Hán, không hàng Tào Tháo. Hai là: hai chị dâu ta phải được chu cấp theo bổng lộc của hoàng thúc, không được vô lễ, phải cấp nhà riêng, do ta chọn người hầu hạ. Ba là: hễ nghe tin hoàng thúc ở đâu, dù khó khăn đến mấy, ta cũng xin cáo từ để tìm đến đấy. Ba điều ấy, dù chỉ thiếu một, ta nhất định không hàng, nhờ Văn Viễn mau mau nói lại với Thừa tướng.

Trương Liêu xuống núi về gặp Tào Tháo nói ngay điều một.

Tháo nói:

- Ta là Thừa tướng nhà Hán. Hán tức là ta. Việc ấy theo được.

Trương Liêu nói đến điều hai.

Tháo nói:

- Ta cấp lương cho hai phu nhân như bổng lộc của Hoàng Thái hậu. Vân Trường được chọn người hầu hạ.

Trương Liêu nói điều thứ ba. Tháo rất khó xử:

- Ta muốn có Quan Vũ để hoàn thành đại nghiệp, châu về hợp phố. Đằng này là việc tạm bợ!

Liêu nói:

- Quan Vũ không muốn cắt tình anh em đó là lẽ đời. Nay Thừa tướng đối đãi thật hậu, lo gì Quan Vũ chẳng phục. Đức làm người phục, tình khiến người theo. Thừa tướng nên xem xét lại.

Tháo nói:

- Văn Viễn nói chí phải. Ta ưng cả ba điều.

Liêu vội lên núi gặp Quan Vũ nói lại ý họ Tào. Quan Vũ nói.

- Vậy Thừa tướng lui binh trước ta, vào thành gặp hai chị, rồi đến hàng sau.

Liêu về nói lại, Tháo liền cho quân lui xa baươi dặm.

Tuân Úc nói:

- Quan Vũ trí dũng song toàn, sợ có điều chi không thật!

Tháo phẩy tay:

- Quan Vũ là người nghĩa sĩ, chắc không thất tín.

Quan Vũ vào thành gặp hai chị, rồi vào gặp Tào Mạnh Đức.

Mạnh Đức sửa sang áo mão, tự đến Long Môn đón tiếp. Quan Vũ xuống ngựa làm lễ, và nói:

- Tôi là bại tướng, tạ ơn Thừa tướng không giết.

Tháo đỡ Quan Vũ dậy, rồi nói:

- Ta vốn mến Vân Trường là người trung nghĩa. Nay được cùng bàn việc lớn thực là thoả lòng mong ước.

Quan Vũ nói:

- Những việc Văn Viễn thưa lên, chắc Thừa tướng còn nhớ cả.

Tháo đáp:

- Tính ta đã nói là làm. Quân tử nhất ngôn. Vân Trường trung nghĩa thiên hạ đều biết. Lẽ nào ta là kẻ làm điều bất nghĩa hay sao?

Trên đường về Hứa Đô, nghỉ ở quán dịch, Tháo để Quan Vũ ở cùng hai chị một nhà.

Đêm khuya tĩnh mịch, gió rét thổi mạnh, Quan Vũ vẫn cầm đuốc đứng hầu ngoài cửa. Suốt từ tối đến sáng, sắc mặt như thường. Tháo nhìn cảnh đó lại càng kính phục.

Về đến Hứa Đô, Tháo dẫn Quan Vũ vào chầu Hiến đế. Hiến đế đã biết tiếng Quan Vũ nên phong làm Thiên tướng quân. Tháo phân cho Quan Vũ một căn nhà lớn. Vũ đem chia thành hai viện. Viện phía trong để hai chị dùng. Vũ tự ở nhà ngoài.

° ° °

Mạnh Đức trở lại Hứa Đô, vừa thắng lợi vừa chiêu hàng Quan Vũ, cảm thấy sung sướng vô cùng. Nghỉ ngơi xong rồi đêm quân đi đánh Viên Thiệu.

Mạnh Đức bỗng nhớ tới người đàn bà xinh đẹp đó. Phía tây thành Hứa Xương có dinh cơ gia quyến Lã Bố. Khi Lã Bố chết, Điêu Thuyền cũng muốn chết theo. Nhưng mỗi lần cầm lấy đoản kiếm nàng lại sợ. Lâu dần rồi nàng cũng quên đi.

Mạnh Đức đi dần tới dinh cơ như có sức hút kỳ lạ. Bầu trời như trong sáng hơn. Ánh nắng trải đầy trên những tầng lầu, trên khắp lối đi. Nước hồ trong xanh khiến lòng người say đắm.

Bên một góc đình, có người con gái nghiêng mình tựa vào lan can, nhìn những cây hoa khô héo trên mặt hồ. Đôi mắt trông xa xăm và đầy vẻ u uất. Đôi gò má hơi xanh xanh nhưng nõn nà và sinh động. Nhìn nghiêng, nàng có lồng ngực căng tròn, chiếc áo dày mùa đông cũng không che lấp được những đường cong thật đẹp trên cơ thể nàng. 1;i phụ nữ đó chắc là Điêu Thuyền. Mạnh Đức cho hai tên thị vệ đứng ở ngoài, còn mình thì rảo bước lên đình chỗ người phụ nữ.

Thấy có một người đàn ông thấp nhỏ, hơi xấu đến bên cạnh, nàng sợ sệt co dúm lại như con dê non.

Điêu Thuyền hốt hoảng:

- Ai vậy?

Tào Mạnh Đức vừa trả lời vừa bước đến bên Điêu Thuyền:

- Ở đời vẫn có người không biết ta là Tào Mạnh Đức.

Điêu Thuyền vội quì xuống:

- Nô tỳ không biết Tướng quân đến thăm, xin tha tội chết.

Tháo ôm lưng, đỡ nàng dậy:

- Ta đánh đông dẹp bắc, chưa đến thăm gia quyến Lã Ôn Hầu, xin Phu nhân lượng thứ.

Được lời an ủi, Điêu Thuyền càng thấy thương tâm, nước mắt lã chã.

- Thừa tướng tha tội chết, tiện thiếp hàm ân mãi mãi!

Điêu Thuyền khóc lóc. Tháo càng thêm say đắm, bèn ôm nàng vào lòng. Điêu Thuyền biết Tháo là người hiếu sắc, đôi tay khéo léo của nàng ôm lấy cổ, ấn đầu Tháo vào bộ ngực đang thổn thức

Trong dinh cơ thênh thang, tĩnh mịch chỉ nghe có tiếng hai người thở gấp...

° ° °

Một hôm Mạnh Đức lựa được mươi cô gái đẹp đưa đến nơi Quan Vũ ở. Trước mặt Tháo và chị dâu, Quan Vũ nói:

- Xin đưa các cô ấy sang hầu hạ hai chị.

Tháo thấy vậy lại càng thán phục.

Hôm sau Tháo lại đến tặng gấm vóc, những đồ vàng bạc, Quan Công đem về hai chị thu giữ.

Một hôm thấy Quan Vũ mặc chiến bào bằng gấm xanh đã cũ, Tháo truyền lệnh đo người Quan Vũ, may một chiếc chiến bào bằng gấm thật quý để tặng. Mấy lần từ chối không được, Quan Vũ đành nhận, mặc vào trong chiếc áo cũ.

Mạnh Đức liền hỏi:

- Sao Vân Trường hà tiện quá vậy?

Quan Vũ đáp:

- Hà tiện gì đâu? Áo cũ là của Lưu Hoàng Thúc cho, tôi mặc ra ngoài như luôn nhìn thấy người thân. Dám đâu có mới nới cũ?

Tháo cảm động nhưng không được vui. Tháo nghĩ đời có được những người anh em như vậy thật sung sướng.

Một hôm Tháo mời Quan Vũ ăn yến. Lúc tan tiệc, tiễn Quan Vũ ra về đến cửa tướng phủ, thấy ngựa của Quan Vũ gầy quá, Tháo hỏi:

- Ngựa Quan Vũ sao gầy thế?

Quan Vũ đáp:

- Người tôi hơi nặng, sức ngựa không chịu nổi.

Tháo liền sai tả hữu đưa ngựa đến.

Quan Vũ nhìn thấy con ngựa sắc đỏ như lửa, cao to hùng dũng, hiếm thấy, liền hỏi:

- Đây là con xích thố của Lã Bố khi xưa?

Mạnh Đức nói:

- Vân Trường đi thử coi!

Quan Vũ nhảy lên mình ngựa, ra roi, ngựa lập tức phóng đi như bay để lại đằng sau những đám bụi mù mịt.

Mãn Sủng lo lắng:

- Mong sao hắn không đi luôn...

Mạnh Đức phẩy tay không cho nói tiếp.

Một lúc sau đã nghe tiếng vó ngựa. Xa xa, trong ánh bình minh, con ngựa sắc lông màu mận chín như một vng lửa, lao vun vút tới. Trong nháy mắt, Quan Vũ đã nhẩy xuống, chắp tay quỳ trước mặt Tháo:

- Tạ ơn Thừa tướng đã cho con ngựa thật quí!

Mạnh Đức không vui:

- Ta tặng ngài chiến bào, con gái đẹp, vàng bạc châu báu, người không lạy ta bao giờ. Nay ta cho ngựa lại tạ ơn ta. Sao lại khinh người, khinh của mà quí súc vật như thế?

Quan Vũ đáp:

- Thừa tướng hiểu tôi mới cho con xích thố này đi ngàn dặm. Nay mai nếu biết được anh tôi ở đâu, có thể một ngày đã được đoàn tụ.

Biếu Quan Vũ con xích thố, Mạnh Đức có phần ân hận than rằng: phú quí không tham lam, uy vũ không khuất phục, nghèo khổ không thay đổi, thực là bậc thánh hiền trong thiên hạ!

Dạo này Tào Mạnh Đức sủng ái Quan Vũ, một tướng thân ở Tào, tâm ở Lưu, mà lạnh nhạt với Hạ Hầu Đôn, tướng mất một mắt vì mình. Càng nghĩ Đôn càng giận và hỏi thẳng Tháo:

- Xin hỏi, tôi đã đối xử với Thừa tướng như thế nào?

Tháo biết ý Đôn, Đôn là tướng tâm phúc của Tháo, nên trả lời rất thật:

- Ta có bao giờ quên được lòng trung, vào sinh ra tử của tướng quân đâu.

Đôn nói:

- Quan Vũ ăn ở hai lòng, chịu ơn không trả, nay được coi như thượng khách, mai được kính phục như thần, là cớ làm sao?

Mạnh Đức vỗ vai vị tướng quí mến, rồi nói:

- Không phải chỉ có tướng quân, mà nhiều người khác cũng chưa hiểu.

Đôn nói:

- Trước sau gì Vân Trường cũng là địch thủ, chi bằng giết quách đi.

Tháo nói:

- Không được. Giết người trung nghĩa lừng lẫy tiếng tăm là sự bôi tro trát trấu vào mặt mình. Bất kỳ ai dám động đến Quan Vũ ta đều không tha!

Hạ Hầu Đôn phẩy tay đi chỗ khác.

Trương Liêu đến thăm Quan Vũ và hỏi:

- Huynh trưởng thấy Tào công đối xử thế nào?

Quan Vũ đáp:

- Thừa tướng đãi người rất hậu, ta rất biết ơn.

- Sao lúc nào huynh trưởng cũng chỉ nghĩ đến Hoàng Thúc?

- Ba chúng ta chẳng khác gì ruột thịt, đã thề cùng sết ở vườn đào, ai ai cũng biết!

Trương Liêu lại nói:

- Huynh trưởng sai rồi. Người trượng phu ở đời phải biết cân nhắc bên trọng bên khinh. Huyền Đức đãi huynh chưa chắc đã hậu hơn Thừa tướng, sao huynh lại cứ muốn đi?

Quan Vũ đáp:

- Thừa tướng có nhiều ưu ái vì muốn dùng ta, không thể có tình cảm trong sáng, chân thành như ba anh em ta. Tuy Thừa tướng đãi ta rất hậu, nhưng ta quyết không ở mãi đây. Lúc nào ta lập được công báo ơn Thừa tướng thì ta mới đi.

Trương Liêu nói:

- Nếu như Hoàng Thúc gặp phải điều bất trắc...

Quan Vũ không do dự:

- Ta sẽ đi theo Huyền Đức.

Liêu đem chuyện về kể với Tháo, Tháo than:

- Thờ chúa không quên gốc, thật là nghĩa sĩ trong

thiên hạ.

Tuân úc nói:

- Hắn đã thề lập công rồi mới đi. Ta không sai đi lập

công nữa, vị tất hắn đã đi được.

- Cũng được, nhưng... - Tháo suy nghĩ rất nhiều.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.

Bình luận truyện