Tên Anh Là Thời Gian
Chương 5: Đệ tử cuối cùng bí ẩn
Thường thì các nhóm hang đá bao giờ cũng được xếp thứ tự bắt đầu từ số "1", hang đá Đôn Hoàng bao gồm hang Mogao, hang Du Lâm và động Phật Tây Thiên cách xếp thứ tự đều không có ngoại lệ, đương nhiên, đây chỉ là điều được công khai với bên ngoài.
Còn có một hang đá không được ghi vào sổ sách, cũng không được đánh dấu số hiệu, chưa từng công khai, được gọi là hang đá số 0.
Đương nhiên, những chuyện liên quan tới hang đá số 0 chỉ là những gì Tiêu Dã nghe thấy, giống một truyền thuyết hơn. Những nhà phục hồi bích họa tuổi đời còn trẻ như anh ấy đều chưa từng tận mắt chứng kiến, hỏi các thầy hoặc các giáo sư nhiều tuổi ở viện nghiên cứu thì họ đều im bặt không nói, giữ kín như bưng.
Những câu chuyện truyền nhau về hang đá số 0 chưa bao giờ biến mất, nhất là trong dân gian. Họ đồn nhau bên trong có Phi Thiên* còn sống, nói không thể mở hang đá ra được, mở một cái là chết người ngay, nói hang đá đó thật ra chứa đựng một bí mật tày trời... Đủ các lời đồn đại khác nhau, nhất thời khiến hang đá Đôn Hoàng, một nơi vốn dĩ đã toát lên màu sắc thần thoại, càng được phủ thêm một lớp màng sa mông lung, mờ ảo như ánh trăng.
***Những vị thần bay lượn trên trời thường được khắc trên đá hoặc vẽ trên bích họa.
Những mê tín phong kiến dĩ nhiên những người làm phục hồi bích họa như họ sẽ chẳng tin. Có điều xưa nay các nhà phục hồi bích họa đều không dám tùy tiện tiếp nhận hang đá số 0. Đây là nơi nhiều năm rồi được viện nghiên cứu giấu giếm, không công khai khai thác. Sau một cơn mưa lớn, họ bỗng dưng mời nhân tài từ ngoài về trợ giúp, trong đó nhất định đã xảy ra chuyện gì rồi.
Câu nói này đã thành công khiến Giang Chấp quay lại, nhìn thẳng vào mặt Tiêu Dã.
Tiêu Dã đắc ý trong lòng.
Đôi mắt ngậm cười cực kỳ tuấn tú: "Có phải lương tâm thức tỉnh, phát hiện ra muốn nói gì đó với tôi không?"
Dù sao vẫn còn tình bạn trị giá "5000 tệ" ở đó.
Giang Chấp nhìn anh ấy chằm chằm, nhìn một lúc lâu bỗng nhiên như tỉnh ngộ: "Chẳng trách lần này nhìn cậu cứ cảm thấy kỳ kỳ, hóa ra là vì cậu đen hơn lần trước nhiều rồi."
Cuối cùng, anh ấy còn buông một tiếng thở dài như tiếc nuối: "Mặt trời của Tân Cương cũng độc ra phết..."
Tiêu Dã không ngờ đợi một lúc lâu cuối cùng lại nhận được câu này, anh ấy hận không thể nghiến răng vung một cú đấm qua: "Giang Chấp! Thầy gọi tôi về chưa biết chừng là để làm cộng sự của cậu, cậu suy nghĩ cho kỹ đi rồi hẵng nói chuyện!"
Giang Chấp liếc nhìn anh ấy một lượt từ trên xuống dưới: "Cậu ư?"
Anh ấy phá lên cười hai tiếng, sau đó lại quay đầu nhìn ra phong cảnh ngoài cửa sổ, thái độ không buồn suy nghĩ.
Cậu cái gì mà cậu? Thái độ gì đây!
***
Khi Hồ Tường Thanh xách bình giữ nhiệt đẩy cửa đi vào văn phòng, Thịnh Đường vẫn đang nằm bò rạp ra bàn làm việc, dáng vẻ sống dở chết dở, như không thể nào sống nổi nữa rồi.
Hồ Tường Thanh đặt bình lên bàn, cười nói: "Tôi coi như hiểu rõ rồi, không để em tiếp tục theo hang số 254, em liền bám theo tôi khóc lóc giở trò phải không?"
Thịnh Đường ngẩng đầu lên khỏi hai cánh tay đan vào nhau, chống cằm lên mu bàn tay, coi như đã ngầm thừa nhận câu nhận xét của ông.
"Tóm lại, thầy không đồng ý, em sẽ không đi, chiếm đóng vị trí của thầy, không để cho thầy làm việc."
Hồ Tường Thanh ngồi xuống chiếc ghế đối diện cô, vừa vặn mở nắp bình giữ nhiệt vừa nói: "Khóa học sinh lần này tôi dẫn dắt có em là nhỏ tuổi nhất, có em là thông minh nhất và cũng có em là lắm trò ma quỷ nhất."
"Giáo sư Hồ..."
Thịnh Đường ngồi dậy, tựa khuỷu tay lên mặt bàn, hai tay chống lên má, tỏ thái độ bi thương.
"Em theo hang 254 đã hai năm, lâu tới mức nảy sinh tình cảm rồi. "Giáng ma" ở vách tường phía Nam của hang đó đã sắp bị em hàng phục tới nơi rồi. Nghe Kỳ Dư nói hang 254 sẽ đóng cửa, dù trời có oi ả đến mấy em cũng phải bay vội qua đây, chẳng phải muốn nhân lúc không có khách du lịch vào tham quan để chuyên tâm sao chép sao? Thầy thì hay rồi, nói dừng là bắt em dừng ngay. Em đã năn nỉ thầy cả một buổi sáng rồi, nếu thầy vẫn không chịu linh động, thì em sẽ ngồi lỳ ở đây mãi."
Hồ Tường Thanh là chuyên gia lâu năm, một giáo sư có tuổi, đã theo nghề phục hồi bích họa hơn bốn mươi năm rồi, số lượng bích họa ông từng phục hồi có thể trải rộng tới hơn 35.000 mét vuông, cũng là thầy chỉ đạo kỹ thuật văn vật quan trọng của nước nhà và là giáo sư lớn của khoa Mỹ thuật trường Z. Nhưng một người đã gần tới tuổi nghỉ hưu như ông lại thích nhất là ra tiền tuyến chiến đấu.
Thịnh Đường là học trò của Hồ Tường Thanh, là sinh viên của Đại học Z, là một người có tài năng đặc biệt trong mắt các giáo viên và bạn học, có sự nhạy cảm hơn người thường với màu sắc.
Năm 15 tuổi, nhờ có giải thưởng lớn về Mỹ thuật, cô được Đại học Z tuyển thẳng vào trường. Ở trong trường, cô vẫn luôn được mọi người gọi với biệt danh "Tiểu Van Gogh"*.
***Vincent Willem van Gogh là một danh hoạ Hà Lan thuộc trường phái hậu ấn tượng. Nhiều bức tranh của ông nằm trong số những tác phẩm nổi tiếng nhất, được yêu thích nhất và cũng đắt nhất trên thế giới.
Năm 19 tuổi, cô quyết tâm đổi chuyên ngành, dựa vào nền tảng chuyên ngành mỹ thuật siêu giỏi của mình để tấn công nghiên cứu ngành mỹ thuật văn vật.
Bây giờ, một người mới 21 tuổi như cô ấy đã là khách thường xuyên của phòng nghiên cứu Mỹ thuật - viện nghiên cứu Đôn Hoàng, chủ yếu làm việc sao chép bích họa và các bức tượng màu*. Một người trước đó không lâu chuẩn bị tốt nghiệp nghiên cứu sinh như cô đã mở triển lãm tranh nghệ thuật thứ năm của bản thân rồi.
***Một trong các loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ dân gian của Trung Quốc. Dựa vào vị trí và phạm vi sử dụng, được chia làm bốn loại: Tượng màu hang đá, tượng màu chùa miếu, tượng màu lăng mộ và tượng màu dân gian.
Nhưng điều khiến cô nổi tiếng chỉ sau một đêm, đồng thời thu về cho mình tới chục triệu fan lại là điệu Nghê Thường cô múa dựa trên hình tượng Phi Thiên.
Nền tảng hội họa của cô bắt nguồn từ người bố họa sỹ, còn khả năng múa lại được thừa hưởng từ người mẹ làm vũ công. Vì vậy ngoài biệt danh "Tiểu Van Gogh", các fan mạng còn gọi cô là "Thịnh Đường Phi Thiên".
Còn Kỳ Dư thì được coi là một nửa đồ đệ của Hồ Tường Thanh. Anh ấy cũng được học hành trường lớp đàng hoàng, thiên về khảo cổ, ban đầu làm việc tại phòng Khảo cổ của viện nghiên cứu, sau đó có hứng thú sâu sắc với việc phục hồi bích họa, nên đã nhận Hồ Tường Thanh làm sư phụ.
Thịnh Đường và Kỳ Dư là thế hệ học trò nhỏ nhất, nhưng Thịnh Đường vẫn gọi Hồ Tường Thanh là giáo sư Hồ hoặc thầy Hồ, còn Kỳ Dư gọi Hồ Tường Thanh là sư phụ, trong ngành có quy tắc riêng.
Người làm ngành phục hồi bích họa khá chú ý tới truyền thống. Các sư phụ có tuổi dẫn dắt đồ đệ đều sẽ đưa vào hang đá, tự tay chỉ dạy, truyền thụ toàn bộ tay nghề mình có, không khác gì một cao thủ võ lâm nhận đệ tử, cả đời có thể chỉ có vài đồ đệ.
Sở dĩ nói Kỳ Dư chỉ được coi là một nửa đồ đệ của Hồ Tường Thanh là vì anh ấy vào học giữa chừng.
Còn Hồ Tường Thanh có một người đệ tử cuối cùng huyết thống thuần khiết nhất, một người rất có "huệ căn"*.
***Từ nhà Phật, chỉ sự sáng suốt bẩm sinh.
Thịnh Đường chưa từng gặp, nghe nói đã được cử đi nơi khác.
Hồ Tường Thanh chỉ công khai mình có hai đồ đệ này, cũng là điều ai ai cũng biết.
Nhưng bên ngoài lại có lời đồn, nói cả đời Hồ Tường Thanh thật ra có để lại hai suất đệ tử cuối cùng, và đến nay hai vị trí đó vẫn còn để trống.
Giống như một bí ẩn, còn không cho phép người ta hỏi han nhiều.
Thịnh Đường từng nghe thấy có người tò mò hỏi thăm, bị giáo sư Hồ mắng té tát tại chỗ, từ đó về sau, câu chuyện liên quan đến vị trí đệ tử cuối cùng còn trống trở thành cấm kỵ, không ai dám hỏi.
Hồ Tường Thanh mở nắp bình giữ nhiệt, đặt sang bên cạnh, đổ canh trong bình ra, giữa tiếng nước, giọng ông ôn hòa vang lên: "Xem ra bình thường tên nhóc Kỳ Dư đó vẫn chưa bận rộn lắm, còn có thời gian đưa tin cho em nữa."
Thịnh Đường thấy chiêu bài tình cảm không thành, trong đầu đột nhiên nghĩ ra một kế. Cô ngồi thẳng dậy: "Một câu thôi, thầy có cho em tiếp tục theo hang 254 không ạ?"
"Không cho."
"Được!" Thịnh Đường đập bàn đứng lên, hào sảng nói: "Em thích sự thẳng thắn này! Nhưng mà thầy ơi..."
Cô đổi giọng, chạy sát tới bên cạnh Hồ Tường Thanh, trên người như tự động bật một bài nhạc nền bi thương sầu lụy, kéo ống tay áo của ông, ra sức lắc.
"Ngừng lại, ý thầy đã quyết." Hồ Tường Thanh lập tức cắt ngay ý đồ thể hiện sự đáng thương của cô.
Thịnh Đường chưa thu ngay vẻ đau lòng lại, vẫn tiếp tục lắc lư ống tay áo của ông: "Em đang tự thương cho bản thân mình thôi, ngàn dặm xa xôi mang theo gói gia vị lẩu Trùng Khánh, haizz..."
Cô hất hất cằm về phía chiếc ba lô để dựa vào ghế.
Nghe thấy vậy, mắt Hồ Tường Thanh sáng rực lên, ông đặt bình giữ nhiệt lên bàn, hưng phấn ra mặt: "Gói gia vị lẩu? Em đích thân làm sao?"
Hết chương 5
Còn có một hang đá không được ghi vào sổ sách, cũng không được đánh dấu số hiệu, chưa từng công khai, được gọi là hang đá số 0.
Đương nhiên, những chuyện liên quan tới hang đá số 0 chỉ là những gì Tiêu Dã nghe thấy, giống một truyền thuyết hơn. Những nhà phục hồi bích họa tuổi đời còn trẻ như anh ấy đều chưa từng tận mắt chứng kiến, hỏi các thầy hoặc các giáo sư nhiều tuổi ở viện nghiên cứu thì họ đều im bặt không nói, giữ kín như bưng.
Những câu chuyện truyền nhau về hang đá số 0 chưa bao giờ biến mất, nhất là trong dân gian. Họ đồn nhau bên trong có Phi Thiên* còn sống, nói không thể mở hang đá ra được, mở một cái là chết người ngay, nói hang đá đó thật ra chứa đựng một bí mật tày trời... Đủ các lời đồn đại khác nhau, nhất thời khiến hang đá Đôn Hoàng, một nơi vốn dĩ đã toát lên màu sắc thần thoại, càng được phủ thêm một lớp màng sa mông lung, mờ ảo như ánh trăng.
***Những vị thần bay lượn trên trời thường được khắc trên đá hoặc vẽ trên bích họa.
Những mê tín phong kiến dĩ nhiên những người làm phục hồi bích họa như họ sẽ chẳng tin. Có điều xưa nay các nhà phục hồi bích họa đều không dám tùy tiện tiếp nhận hang đá số 0. Đây là nơi nhiều năm rồi được viện nghiên cứu giấu giếm, không công khai khai thác. Sau một cơn mưa lớn, họ bỗng dưng mời nhân tài từ ngoài về trợ giúp, trong đó nhất định đã xảy ra chuyện gì rồi.
Câu nói này đã thành công khiến Giang Chấp quay lại, nhìn thẳng vào mặt Tiêu Dã.
Tiêu Dã đắc ý trong lòng.
Đôi mắt ngậm cười cực kỳ tuấn tú: "Có phải lương tâm thức tỉnh, phát hiện ra muốn nói gì đó với tôi không?"
Dù sao vẫn còn tình bạn trị giá "5000 tệ" ở đó.
Giang Chấp nhìn anh ấy chằm chằm, nhìn một lúc lâu bỗng nhiên như tỉnh ngộ: "Chẳng trách lần này nhìn cậu cứ cảm thấy kỳ kỳ, hóa ra là vì cậu đen hơn lần trước nhiều rồi."
Cuối cùng, anh ấy còn buông một tiếng thở dài như tiếc nuối: "Mặt trời của Tân Cương cũng độc ra phết..."
Tiêu Dã không ngờ đợi một lúc lâu cuối cùng lại nhận được câu này, anh ấy hận không thể nghiến răng vung một cú đấm qua: "Giang Chấp! Thầy gọi tôi về chưa biết chừng là để làm cộng sự của cậu, cậu suy nghĩ cho kỹ đi rồi hẵng nói chuyện!"
Giang Chấp liếc nhìn anh ấy một lượt từ trên xuống dưới: "Cậu ư?"
Anh ấy phá lên cười hai tiếng, sau đó lại quay đầu nhìn ra phong cảnh ngoài cửa sổ, thái độ không buồn suy nghĩ.
Cậu cái gì mà cậu? Thái độ gì đây!
***
Khi Hồ Tường Thanh xách bình giữ nhiệt đẩy cửa đi vào văn phòng, Thịnh Đường vẫn đang nằm bò rạp ra bàn làm việc, dáng vẻ sống dở chết dở, như không thể nào sống nổi nữa rồi.
Hồ Tường Thanh đặt bình lên bàn, cười nói: "Tôi coi như hiểu rõ rồi, không để em tiếp tục theo hang số 254, em liền bám theo tôi khóc lóc giở trò phải không?"
Thịnh Đường ngẩng đầu lên khỏi hai cánh tay đan vào nhau, chống cằm lên mu bàn tay, coi như đã ngầm thừa nhận câu nhận xét của ông.
"Tóm lại, thầy không đồng ý, em sẽ không đi, chiếm đóng vị trí của thầy, không để cho thầy làm việc."
Hồ Tường Thanh ngồi xuống chiếc ghế đối diện cô, vừa vặn mở nắp bình giữ nhiệt vừa nói: "Khóa học sinh lần này tôi dẫn dắt có em là nhỏ tuổi nhất, có em là thông minh nhất và cũng có em là lắm trò ma quỷ nhất."
"Giáo sư Hồ..."
Thịnh Đường ngồi dậy, tựa khuỷu tay lên mặt bàn, hai tay chống lên má, tỏ thái độ bi thương.
"Em theo hang 254 đã hai năm, lâu tới mức nảy sinh tình cảm rồi. "Giáng ma" ở vách tường phía Nam của hang đó đã sắp bị em hàng phục tới nơi rồi. Nghe Kỳ Dư nói hang 254 sẽ đóng cửa, dù trời có oi ả đến mấy em cũng phải bay vội qua đây, chẳng phải muốn nhân lúc không có khách du lịch vào tham quan để chuyên tâm sao chép sao? Thầy thì hay rồi, nói dừng là bắt em dừng ngay. Em đã năn nỉ thầy cả một buổi sáng rồi, nếu thầy vẫn không chịu linh động, thì em sẽ ngồi lỳ ở đây mãi."
Hồ Tường Thanh là chuyên gia lâu năm, một giáo sư có tuổi, đã theo nghề phục hồi bích họa hơn bốn mươi năm rồi, số lượng bích họa ông từng phục hồi có thể trải rộng tới hơn 35.000 mét vuông, cũng là thầy chỉ đạo kỹ thuật văn vật quan trọng của nước nhà và là giáo sư lớn của khoa Mỹ thuật trường Z. Nhưng một người đã gần tới tuổi nghỉ hưu như ông lại thích nhất là ra tiền tuyến chiến đấu.
Thịnh Đường là học trò của Hồ Tường Thanh, là sinh viên của Đại học Z, là một người có tài năng đặc biệt trong mắt các giáo viên và bạn học, có sự nhạy cảm hơn người thường với màu sắc.
Năm 15 tuổi, nhờ có giải thưởng lớn về Mỹ thuật, cô được Đại học Z tuyển thẳng vào trường. Ở trong trường, cô vẫn luôn được mọi người gọi với biệt danh "Tiểu Van Gogh"*.
***Vincent Willem van Gogh là một danh hoạ Hà Lan thuộc trường phái hậu ấn tượng. Nhiều bức tranh của ông nằm trong số những tác phẩm nổi tiếng nhất, được yêu thích nhất và cũng đắt nhất trên thế giới.
Năm 19 tuổi, cô quyết tâm đổi chuyên ngành, dựa vào nền tảng chuyên ngành mỹ thuật siêu giỏi của mình để tấn công nghiên cứu ngành mỹ thuật văn vật.
Bây giờ, một người mới 21 tuổi như cô ấy đã là khách thường xuyên của phòng nghiên cứu Mỹ thuật - viện nghiên cứu Đôn Hoàng, chủ yếu làm việc sao chép bích họa và các bức tượng màu*. Một người trước đó không lâu chuẩn bị tốt nghiệp nghiên cứu sinh như cô đã mở triển lãm tranh nghệ thuật thứ năm của bản thân rồi.
***Một trong các loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ dân gian của Trung Quốc. Dựa vào vị trí và phạm vi sử dụng, được chia làm bốn loại: Tượng màu hang đá, tượng màu chùa miếu, tượng màu lăng mộ và tượng màu dân gian.
Nhưng điều khiến cô nổi tiếng chỉ sau một đêm, đồng thời thu về cho mình tới chục triệu fan lại là điệu Nghê Thường cô múa dựa trên hình tượng Phi Thiên.
Nền tảng hội họa của cô bắt nguồn từ người bố họa sỹ, còn khả năng múa lại được thừa hưởng từ người mẹ làm vũ công. Vì vậy ngoài biệt danh "Tiểu Van Gogh", các fan mạng còn gọi cô là "Thịnh Đường Phi Thiên".
Còn Kỳ Dư thì được coi là một nửa đồ đệ của Hồ Tường Thanh. Anh ấy cũng được học hành trường lớp đàng hoàng, thiên về khảo cổ, ban đầu làm việc tại phòng Khảo cổ của viện nghiên cứu, sau đó có hứng thú sâu sắc với việc phục hồi bích họa, nên đã nhận Hồ Tường Thanh làm sư phụ.
Thịnh Đường và Kỳ Dư là thế hệ học trò nhỏ nhất, nhưng Thịnh Đường vẫn gọi Hồ Tường Thanh là giáo sư Hồ hoặc thầy Hồ, còn Kỳ Dư gọi Hồ Tường Thanh là sư phụ, trong ngành có quy tắc riêng.
Người làm ngành phục hồi bích họa khá chú ý tới truyền thống. Các sư phụ có tuổi dẫn dắt đồ đệ đều sẽ đưa vào hang đá, tự tay chỉ dạy, truyền thụ toàn bộ tay nghề mình có, không khác gì một cao thủ võ lâm nhận đệ tử, cả đời có thể chỉ có vài đồ đệ.
Sở dĩ nói Kỳ Dư chỉ được coi là một nửa đồ đệ của Hồ Tường Thanh là vì anh ấy vào học giữa chừng.
Còn Hồ Tường Thanh có một người đệ tử cuối cùng huyết thống thuần khiết nhất, một người rất có "huệ căn"*.
***Từ nhà Phật, chỉ sự sáng suốt bẩm sinh.
Thịnh Đường chưa từng gặp, nghe nói đã được cử đi nơi khác.
Hồ Tường Thanh chỉ công khai mình có hai đồ đệ này, cũng là điều ai ai cũng biết.
Nhưng bên ngoài lại có lời đồn, nói cả đời Hồ Tường Thanh thật ra có để lại hai suất đệ tử cuối cùng, và đến nay hai vị trí đó vẫn còn để trống.
Giống như một bí ẩn, còn không cho phép người ta hỏi han nhiều.
Thịnh Đường từng nghe thấy có người tò mò hỏi thăm, bị giáo sư Hồ mắng té tát tại chỗ, từ đó về sau, câu chuyện liên quan đến vị trí đệ tử cuối cùng còn trống trở thành cấm kỵ, không ai dám hỏi.
Hồ Tường Thanh mở nắp bình giữ nhiệt, đặt sang bên cạnh, đổ canh trong bình ra, giữa tiếng nước, giọng ông ôn hòa vang lên: "Xem ra bình thường tên nhóc Kỳ Dư đó vẫn chưa bận rộn lắm, còn có thời gian đưa tin cho em nữa."
Thịnh Đường thấy chiêu bài tình cảm không thành, trong đầu đột nhiên nghĩ ra một kế. Cô ngồi thẳng dậy: "Một câu thôi, thầy có cho em tiếp tục theo hang 254 không ạ?"
"Không cho."
"Được!" Thịnh Đường đập bàn đứng lên, hào sảng nói: "Em thích sự thẳng thắn này! Nhưng mà thầy ơi..."
Cô đổi giọng, chạy sát tới bên cạnh Hồ Tường Thanh, trên người như tự động bật một bài nhạc nền bi thương sầu lụy, kéo ống tay áo của ông, ra sức lắc.
"Ngừng lại, ý thầy đã quyết." Hồ Tường Thanh lập tức cắt ngay ý đồ thể hiện sự đáng thương của cô.
Thịnh Đường chưa thu ngay vẻ đau lòng lại, vẫn tiếp tục lắc lư ống tay áo của ông: "Em đang tự thương cho bản thân mình thôi, ngàn dặm xa xôi mang theo gói gia vị lẩu Trùng Khánh, haizz..."
Cô hất hất cằm về phía chiếc ba lô để dựa vào ghế.
Nghe thấy vậy, mắt Hồ Tường Thanh sáng rực lên, ông đặt bình giữ nhiệt lên bàn, hưng phấn ra mặt: "Gói gia vị lẩu? Em đích thân làm sao?"
Hết chương 5
Bình luận truyện