Thạch Kiếm
Chương 20: Cát xuyên mộc
Về phía nam thành Kyoto có một ngọn đồi nhỏ tên gọi Mokoyama có sông khá lớn lượn khúc bao quanh xuyên qua
một vùng đồng bằng phì nhiêu đến tận chân thành Osaka mới đổ ra biển.
Nhờ có thủy đạo thuận tiện ấy, sự thông thương giữa hai thị trấn Kyoto
và Osaka thật dễ dàng. Chuyện nào xảy ra ở trấn này ngày hôm trước, hôm
sau trấn kia đã biết, nên các nhà cầm quyền nhất cử nhất động đều rất
kín đáo và thận trọng.
Trên đồi Mokoyama, một công trường xây cất mới được mở ra theo lệnh quan đầu lãnh để chỉnh trang lại tòa lâu đài ngài hiện đang cư ngụ. Tôn Điền Tùng Cương có ý muốn thay đổi nếp sống dân chúng trong vùng, công trình này chỉ là một phần của toàn bộ chương trình xây cất rộng lớn do ngài chủ trương nhằm cải tổ kinh tế và dùng kinh tế làm sức mạnh để cai trị. Song song với sự chỉnh trang các lâu đài tại Kyoto, nhiều công tác kiến thiết khác cũng được thực hiện tại Edo, Nogoya và hàng chục thị trấn khác trong nước. Bởi kiến thiết tạo ra công ăn việc làm, dân không bất mãn, các quan đầu xứ địa phương bận rộn công tác không có dư thì giờ nghĩ đến việc chống đối. Riêng tại đồi Mokoyama, số phu phen lên đến hàng ngàn. Hàng ngày thuyền bè đi lại tấp nập chở đá to nhỏ đủ cỡ đổ lên bến chất đống cao như núi, phiến to bằng cái bàn, phiến nhỏ cũng bằng mặt ghế, cát bay mù mịt, mái nhà và rặng liễu ven sông phủ bụi trắng xóa. Cùng với thợ thuyền phu phen là đám người đánh hơi thấy lợi bu đến, thôi thì đủ mặt con buôn cùng gái giang hồ già trẻ.
Bấy giờ trời đã sang thu, nhưng nắng quý hạ vẫn còn gay gắt. Mặt sông loang loáng, lấp lánh tựa sao sa trông lóa mắt. Buổi trưa, tiếng ve kêu ra rả.
Mãn Hà Chí ngồi nghỉ trong bóng râm của hai phiến đá lớn, khuất sau một lùm cây gai xơ xác. Suốt buổi sáng làm việc cực nhọc, bây giờ hắn đã thấm mệt. Hắn lấy tay xua đàn ruồi bay quanh và kéo vạt áo lau mặt. Da Mãn Hà Chí xạm đen, tròng mắt hõm sâu xuống, trên gương mặt gầy guộc ấy chỉ còn phảng phất một vài nét của anh chàng Mãn Hà Chí béo tốt khi xưa, nếu không tinh mắt đố nhìn ra được.
- Dưa không ? Ai ăn dưa không ?
Một cô bé nhà quê đầu đội thúng dưa hấu vừa đi vừa rao lảnh lót từ tốp thợ này đến tốp thợ khác, đon đả chào mời với hy vọng bán được mối hàng trong giờ nghỉ.
- Dưa, lại đây ! Ta muốn ăn dưa nhưng không có tiền, được không ?
Cô bé nguýt dài, không đáp. Cả bọn cười hô hố. Cô bé đến bên Mãn Hà Chí:
- Bác mua dưa không ? Trời nắng thế này, ăn dưa đỡ khát lắm !
Mãn Hà Chí lờ đờ nhìn người bán hàng, một lúc sau mới nghiêng mình móc trong bọc ra vài đồng tiền để trong lòng bàn tay, khều khều mấy cái đếm rồi đưa cả cho cô bé.
Cầm quả dưa để lên lòng, hắn ngồi yên lặng, mắt nhìn ra xa như không còn sinh lực gì nữa.
Mãn Hà Chí buồn và chán nản vô cùng. Hắn lẩm bẩm rủa thầm “Khốn nạn !”, chẳng biết rủa ai, những người đã gây ra cho hắn cảnh cơ cực này hay chính cuộc sống cơ cực của hắn. Có điều Mãn Hà Chí rất hận Ôkô và Thạch Kinh Tử, thằng bạn đã kéo hắn vào cuộc chiến Sekigahara và con đàn bà dâm đãng mặt lúc nào cũng trát phấn trắng như vôi. Nếu không vì chúng thì bây giờ hắn đâu có thân tàn ma dại như thế này.
Mãn Hà Chí nghĩ đến ngôi làng nhỏ bé Miyamoto êm đềm và thân thiết, mẹ hắn và Oa Tử, người vị hôn thê đôn hậu, xinh đẹp hắn đã dứt tình bỏ đi. Hắn đập tay xuống đùi, muốn gào lên uất hận, nhưng tiếng kêu không ra khỏi cổ, cả tâm thân gầy guộc vẫn ngồi ì ra đấy. Ruồi nhặng vo ve trên đầu, hắn chẳng thèm đuổi, thấm thía nỗi bất lực cùng cực của mình. Sự trụy lạc tinh thần hơn cả sự trụy lạc thể chất làm hắn sống mà không khác gì một xác chết !
Năm năm rồi ! Hắn đã bỏ phí năm năm kể từ ngày bị con đàn bà ấy mê hoặc !
Chẳng biết bây giờ Oa Tử ra sao ! Hắn trở về xin lỗi liệu nàng có tha thứ cho hắn không?
Và còn thằng Thạch Kinh Tử nữa, nghe nói nó đã đổi tên và nổi danh kiếm sĩ ... Nỗi ghen tức ngấm ngầm trào lên làm hắn tắc nghẹn ở cổ họng.
Một người phu đẽo đá cùng công trường lại gần:
- Mãn Hà Chí ! Mày sao thế ? Sao mặt mày xanh vậy ?
Mãn Hà Chí mỉm cười héo hắt. Nước bọt trào đầy miệng, hắn buồn nôn, quay sang bên cạnh nhổ, rồi chậm rãi:
- Không sao ! Có lẽ trúng gió ! Để tao nghỉ lát nữa chắc đỡ.
Người phu nhìn Mãn Hà Chí ái ngại, thấy nó yếu quá, muốn giúp nhưng chẳng biết làm thế nào. Gã hỏi bâng quơ:
- Mày không ăn được dưa thì mua làm gì ?
Bấy giờ Mãn Hà Chí mới sực nhớ đến quả dưa để trên đùi:
- Ừ, mày mang ra đem chia cho chúng nó, tao thết. Nói giùm với ông cai tao mệt, xin nghỉ buổi nay.
- Ê ! Tụi bây lại ăn dưa ! Thằng Mãn Hà Chí thết đây này !
Mãn Hà Chí nhếch mép cười thiểu não, chẳng biết là cười hay mếu. Năm sáu người phu chạy đến đập dưa vào thành đá, tranh nhau ăn nhồm nhoàm, không ai để ý đến kẻ thết dưa ngồi ủ rũ ở một góc.
Qúa ngọ, một người bước ra, tay cầm roi gọi thợ vào làm. Chẳng bao lâu, phu phen lại chia thành từng tốp bốn người một, quàng thừng vào vai kéo những phiến đá lớn.
Tiếng hò nổi lên, không khí oi nồng buổi trưa trở lại nhộn nhịp.
Những bài hò kéo đá bấy giờ không biết ai đặt ra, rất được phổ biến trong dân gian, đến nỗi quan đầu xứ có thế lực lúc ấy là Hà Chính Y Tô cũng phải chép vào sớ tâu lên hoàng thượng. Trong các điệu hò, có điệu sau đây được khuyến khích hơn cả và được coi như điệu chính thức của phu kéo đá tại những công trường như Kyoto và Edo:
Đá kia trong núi ... dô ta là hò dô ta, Ta đục mang về ... dô ta !
Mang về ta xẻ ... dô ta là hò dô ta, Ta xẻ ta cưa ... dô ta !
Xây nhà cho chúa ... dô ta là hò dô ta, Chúa bảo ta nghe ... dô ta !
Hết lòng đến chết !
Trẻ hò, già hò, riết rồi quen tai, ai cũng thuộc lòng, thành ra những bài hò này đi vào đời sống dân dã. Dưới thời lãnh chúa An Chính Cảnh Môn, các điệu hò phần nhiều đồi trụy, dâm dật, thường chỉ thấy xuất hiện trong các thanh lâu tửu quán. Đến thời Hò a Giả Nghị, vào những năm sung túc, có nhiều điệu hò tươi vui, rồi khi Tôn gia lên nắm quyền chính, các điệu hò dần dần đổi khác. Nghe kỹ thì những tiết điệu và lời ca có phần gò bó. Khi uy quyền Tôn gia đã vững, những điệu hò dân gian càng ngày càng kém đi, không còn được tự do cởi mở như trước. Tình cảm không còn bộc lộ tự nhiên, lời ca thì nhạt nhẽo đầy xu nịnh phần nhiều do bọn nhạc nô đặt ra để ca tụng giới cầm quyền.
Mãn Hà Chí ngồi ngả người, dựa lưng vào thành đá, một tay co lại gối đầu. Da hắn nóng hầm hập, lỗ tai lùng bùng. Tiếng hò của thợ thuyền vang đến, hắn chẳng nghe rõ, chỉ văng vẳng như có người đánh trống. Trên cao, mặt trời vẫn hắt xuống những tia lửa gay gắt, tàn nhẫn. “Cứ đà này chắc không kham nổi. Năm năm mười năm cũng đến thế thôi, làm ngày nào chỉ đủ ăn ngày đó, nghỉ làm thì nghỉ ăn ...”. Trong cơn thất vọng cùng cực, ý tưởng tự sát lởn vởn trong óc, Mãn Hà Chí lắc đầu như để xua đuổi ý tưởng hắc ám ấy.
Bỗng nhiên, hắn có cảm tưởng có người đến gần bên. Hắn ngẩng nhìn, quả nhiên thấy một thanh niên đứng đó từ bao giờ. Gã đội chiếc nón nan chụp xuống tận mắt, quần áo phu trắng bụi đường, bên hông đeo trường kiếm và một túi vải thô giống như túi của khách giang hồ vẫn thường dùng, trên nón gắn một phù hiệu hình quạt, cứng, có lẽ tết bằng sợi kim khí mưa nắng đã làm đen xỉn. Thanh niên đứng nhìn Mãn Hà Chí một lúc rồi lên tiếng hỏi:
- Bác này không làm hay sao mà ngồi đây ?
- Tôi mệt.
- Chắc cảm nắng rồi !
Nói xong, hắn bỏ đến đứng trong bóng rợp một tảng đá lớn quan sát công trường.
Gã rút trong bọc ra quyển sổ, tìm phiến đá bằng phẳng đặt lên rồi ngồi bên cạnh hí hoáy biên chép. Nắng như đổ lửa trên đầu gã, nhưng hình như gã không để ý, chẳng coi vào đâu. Nhìn Mãn Hà Chí, thanh niên đột nhiên nhớ ra điều gì, mở bọc lấy một cái lọ sơn then dẹp, dốc vào lòng bàn tay hai viên thuốc đỏ như chu sa và nhỏ bằng mắt tôm, đem đến cho hắn:
- Bác kia, uống thuốc này đi, kiến hiệu lắm !
- Cám ơn đại hiệp.
Mãn Hà Chí bỏ thuốc vào miệng, nhấm nhấm trên đầu lưỡi. Mùi thuốc thơm sực nức, trong giây lát hắn thấy dễ chịu hẳn.
- Bác còn ngồi nghỉ đây lâu không ?
- Dạ, cũng định ngồi cho khỏe hẳn đã.
- Vậy ta nhờ chút việc này. Bác trông chừng có ai đến thì báo cho biết. Ném hòn sỏi chẳng hạn.
- Dạ được.
Thanh niên trở về chỗ cũ, lại giở sổ ra ghi chép và hình như vẽ cả họa đồ. Dưới vành nón nan, đôi mắt gã đưa đi đưa lại, thỉnh thoảng lại ngẩng nhìn về phía lâu đài có vẻ tư lự. Trước khi xảy ra chiến dịch Sekigahara, đạo quân tây biên của lãnh chúa họ Hòa đã tiến đến chân thành này và đã tấn công làm sát mất một góc thành. Công tác trùng tu được dự định từ lâu, bây giờ mới thực hiện. Mãn Hà Chí nghĩ thầm có lẽ đây là người thuộc phe Hòa Giả Nghị đến dò xét tình hình, nhưng hắn không nói gì. Trước kia, hắn cũng đầu quân dưới trướng họ Hòa, hơn nữa lại có cảm tình với gã thanh niên đã cho hắn hai viên thuốc.
Có tiếng chân người bước lại gần. Mãn Hà Chí thoáng thấy bóng viên đốc công, định nhặt hòn sỏi ném nhưng quá trễ, bèn huýt gió làm hiệu. Viên đốc công đã đến sau lưng, gã thanh niên mải biên chép không biết, đến khi giơ tay đập con ruồi trên gáy mới chú ý. Gã ngẩng nhìn, một thoáng lo sợ lộ ra trong ánh mắt.
- Ngươi làm gì vậy ?
Vừa nói, viên đốc công vừa đưa tay định cầm quyển sổ đặt trên phiến đá, nhưng gã thanh niên đã nắm vội lấy cổ tay:
- Ngươi không có quyền !
Bốn mắt nhìn nhau, thách đố.
- Sao không có quyền ? Ta làm nhiệm vụ !
- Ngươi là ai ?
- Đốc công công trường này ! Ta muốn xem ngươi vẽ gì.
Rồi giằng tay ra đoạt quyển sổ. Gã thanh niên giật lại. Đôi bên giằng co, quyển sổ đứt làm hai mảnh.
- A tên này gớm thật ! Ngươi định phi tang phải không ? Ngươi đến đây do thám chứ gì ?
- Ta học kiến trúc, không do thám gì hết !
Viên đốc công giật tay ra:
- Nói láo ! Nếu không đưa sổ, ta bắt !
- Ta không làm gì trái, ngươi lấy quyền gì bắt ta ?
- Ta có bổn phận ngăn gian tế. Theo ta về đồn, chuyện gì nói sau !
- Không.
Viên đốc công rút roi ra.
- A tên này bướng ! Có đi không ?
Nhưng gã thanh niên chẳng phải tay vừa, nhanh như chớp nhảy xổ lại, một tay nắm cổ áo, tay kia bẻ quặt tay viên đốc công ra sau lưng rồi cứ thế đẩy về phía trước. Gã dùng thủ pháp gì không biết, viên đốc công đau đớn há mồm, mặt đỏ gay, những tiếng ú ớ như tắc nghẹn trong cổ họng. Thanh niên đẩy viên đốc công đến một tảng đá lớn, chẳng nói chẳng rằng, đập mạnh đầu ông ta vào một tảng đá.
- Đồ chó đ ...
Tiếng rú thê thảm của viên đốc công khỏa lấp lời chửi bới tục tằn. Mãn Hà Chí kinh hãi tột độ, giơ tay bưng đầu nhưng mắt vẫn nhìn rõ máu và óc nạn nhân phọt ra tung tóe. Một cơn lốc nổi lên cuốn bụi cát bay mù mịt, thổi chiếc nón nan của gã thanh niên rớt xuống đất. Dưới ánh nắng chói chang, nét mặt gã hiện rõ, da mặt xạm đen, rỗ chằng chịt và cằm hơi lẹm. Mồ hôi Mãn Hà Chí đổ ra như tắm. Hắn không ngờ con người đối với con người lại có thể tàn nhẫn đến thế, dù trong cơn tức giận. Hắn thấy thanh niên kia tàn bạo quá, tự nhiên bao nhiêu thiện cảm dành cho gã mất hết.
Gã lẹm cằm không chạy ngay, cúi xuống nhặt những mảnh quyển sổ bị gió thổi bay tan tác. Cầm chiếc nón nan đội lên đầu, buộc quai cẩn thận xong, gã mới bỏ đi, trước còn thong thả sau rảo bước nhanh như chạy. Mãn Hà Chí vừa sợ vừa e liên lụy, lẩn vào trong một bụi cây rậm.
Diễn biến xảy ra rất nhanh, thợ thuyền phu phen chẳng ai biết. Họ vẫn tiếp tục gò lưng kéo những phiến đã lớn đặt trên những khúc gỗ tròn cho dễ di chuyển dưới trời nắng gắt. Nhưng trên chòi cao giữa công trường, có người nhìn rõ hết. Phu canh trên chòi báo tổng giám thị, lập tức tiếng tù và báo động nổi liên hồi, phu phen chạy tán loạn.
- Gì vậy ? Chuyện gì vây ?
- Đánh nhau hả ?
- Chắc cháy chỗ nào rồi ! Nắng khô thế này ...
Tuyệt nhiên không ai ngờ viên đốc công vừa bị hạ sát. Có người nói:
“Gian tế đến do thám”, thế là một đồn mười, mười đồn trăm, họ bỏ việc ào ào đi bắt kẻ gian, làm như kẻ gian có thù riêng với họ !
- Đâu ? Kẻ gian đâu ? Nó chạy lối nào ?
- Cổng đằng tay !
Trên chòi nói vọng xuống.
Mọi người ùa ra cổng tây. Đúng lúc ấy có chiếc xe bò chở cỏ vừa tới, gã lẹm cằm chạy ra bám vào thành xe định leo lên trốn bị ngay tên lính canh dùng cây gậy móc xuống. Gã ngã sóng soài. Mọi người xông vào định bắt sống nhưng gã như cọp dữ vùng lên giật cây gậy trong tay người lính, đập anh ta chết tốt. Tiếng viên tổng giám thị Oang oang ra lệnh:
- Bắt lấy nó ! Bắt lấy nó ! Đừng để nó thoát !
Hàng trăm người la hét phụ họa:
- Bắt ! Bắt !
Nhưng người la hét thì nhiều nhưng không ai chịu vào bắt. Những kẻ hăng hái nhảy vào đầu tiên đều bị gã lẹm cằm dùng gậy đánh dạt ra cả. Vòng vây càng lúc càng dày. Gã vất gậy, rút trường kiếm đánh soạt, đứng thủ thế. Chiếc nón nan che kín mắt, không biết gã nhìn ai nên ai cũng sợ. Tiếng reo hò inh ỏi, bụi cát mù mịt, quanh cảnh không khác gì một bãi chiến trường nhỏ. Đột nhiên có hòn đá không rõ ai ném, trúng vào lưng gã thanh niên. Gã quay lại vung kiếm, vòng vây rộng ra được khoảng chừng vài thước. Lại hòn đã nữa ném tới, rồi không ai bảo ai, đá lớn nhỏ quăng vào như mưa, tiếng hò reo chửi rủa vang trời dậy đất. Gã thanh niên tối tăm mặt mũi, giơ kiếm đỡ, chẳng may một hòn đá khá to trúng ngay đầu, gã ngã lăn ra. Ai cũng tưởng rồi gã sẽ vùng dậy, không ngờ gã cứ nằm ì ra đấy, tay chân giật không ngớt, thanh trường kiếm văng sang bên cạnh. Ba bốn người phu lực lưỡng nhảy vào đè chặt lấy gã nằm yên dưới đất, rồi mạnh ai nấy tới, đánh, đạp không còn sợ hãi gì nữa.
Viên tổng giám thị chạy đến gần thì gã đã mềm như bún, mắt trợn ngược, máu ở miệng và mũi chảy ra lẫn với đất cát bê bế trên mặt. Người ta hè nhau trói gã lại buộc vào phiến đá gần đó. Ồn ào một lúc rồi dịu dần, công trường trở lại như cũ, trừ vài người được cắt cử lo việc quàn xác hai nạn nhân bị gã thanh niên đánh chết.
Mãn Hà Chí ở bụi cây chui ra, tò mò đến gần gã thanh niên lẹm cằm bị trói còng queo dưới nắng, cạnh người lính cầm gậy đứng canh chừng.
- Này gã kia ! Không đi làm hả ? Đứng đấy làm gì ?
Người lính gọi.
- Ơ ... Ơ ... tôi ốm, nghỉ bữa nay.
- Vậy hả ? Vậy ngươi trông chừng tên này giùm, ta ra nhà sau chút. Nó chết rồi, không sợ !
Mãn Hà Chí không đáp, nhìn gã thanh niên, mắt lạc thần. Hắn thở dài:
“Kiếp người sao mà mong manh quá ! Mới đây còn là thanh niên trai tráng, ngồi đó chăm chú ghi chép bây giờ đã ra người thiên cổ ! Có phải gian tế không hay thực chỉ là một thanh niên hiếu học, quá nhiều máu nóng, dễ bị công phẫn, khích động ?” Nhìn xác gã lẹm cằm, hắn động lòng trắc ẩn. Mặt gã loang lổ những vết máu với đất cát, hàm răng vẫn còn nghiến chặt như căm giận chưa nguôi, quần áo rách tơi tả, một ống chân thò ra để lộ vết thương máu đã đen lại dưới nắng. Khúc xương - xương hay gân ? - trắng hếu. Đàn kiến đen bắt đầu bu lại gần, bò quanh quẩn. Bất giác hai hàng nước mắt ứa ra, Mãn Hà Chí thương cho số phận người thanh niên không quen biết.
“Gã này còn trẻ, chắc nhiều tham vọng lắm. Như ta. Không biết cha mẹ là ai, còn sống không ? Quê quán ở đâu ? Mong ước những gì mà vì một chút vụng tính, bỏ xác nơi đây ? Nếu gã thông minh một chút, chắc đã xử sự khôn khéo hơn, biết đâu sau này chẳng thành công trong xã hội ...”. Hắn giật mình, hồi tưởng lại những hành động dại dột của mình trong năm năm qua. Sự ao ước nổi danh như Thạch Đạt Lang vẫn không giảm, nhưng theo kiếm đạo mà kết cục ra thế này thì hắn không màng. Con đường ấy quá cam go và nguy hiểm.
Đột nhiên, Mãn Hà Chí thấy tay xác chết dường như động đậy. Ngạc nhiên và sợ hãi cắt đứt dòng tư tưởng của hắn. Hắn chú ý nhìn kỹ hơn, quả nhiên thấy ngón tay giữa của gã thanh niên co vào duỗi ra từ từ có vẻ như khó khăn lắm. Mắt gã vẫn trợn ngược nhưng bây giờ thấy có sinh khí hơn, hình như gã muốn nhắm mắt lại, nhưng máu đọng khô cứng trên mi, không cho gã làm theo ý muốn.
Ngón tay bây giờ cử động mạnh hơn, rồi cả bàn tay quều quào co vào duỗi ra một cách khó nhọc dường như vẫy gọi. Mãn Hà Chí mở banh mắt nhìn, ngạc nhiên tột độ.
Xác gã thanh niên lẹm cằm từ từ lật sấp, hai bàn tay đầy máu đen cứng cào vào đất nhích từng chút từng chút, không khác gì con rùa bò ra bể sau khi vừa đẻ trứng xong ở trên bờ. Tảng đá to như thế, nặng có đến hàng trăm cân mà gã kéo đi được, thật đáng sợ cho sức vóc gã và sức mạnh của con người khi phải tranh đấu với cái chết. Từ cổ họng gã thanh niên phát ra những tiếng khò khè. Gã muốn nói gì chăng ? Đôi mắt van lơn cầu khẩn. Mãn Hà Chí quỳ xuống ghé tai sát miệng kẻ sắp chết cố nghe xem gã nói gì.
- X ... xi ... xin ...
Nhưng chỉ có thế. Những tiếng khò khè lục ục trong cổ họng gã thanh niên làm Mãn Hà Chí không thể nào nghe rõ những lời trối trăn của gã. Mắt gã thanh niên lạc thần hẳn đi, miệng méo lại trông thật ghê sợ, một dòng máu lẫn nước rãi trào ra bên khóe mép. Gã rướn mình lên một cái, đầu ngoẹo sang bên, thế là hết !
Mãn Hà Chí trừng trừng nhìn xác chết:
những vết sẹo rỗ lõm hẳn xuống dưới ánh nắng, cái cằm lẹm thêm, chân râu trước đây trông không rõ bây giờ đâm ra tua tủa. Hắn giơ tay vuốt mắt người chết, miệng lẩm bẩm một câu kinh ngắn.
Trong trận Sekigahara, Mãn Hà Chí đã thấy nhiều xác người, nhưng chưa bao giờ chứng kiến một cái chết đau thương và tức tưởi như của gã thanh niên này. Hắn uể oải đứng dậy định bỏ đi, nhưng nghĩ sao lại ngồi xuống. “Không biết gã này định nói gì ?”.
Mãn Hà Chí thấy mình có phần nào trách nhiệm trong cái chết của gã thanh niên. Nếu hắn trông thấy viên đốc công sớm một chút, báo cho gã biết, có lẽ ... có lẽ ... Hắn đoán gã thanh niên lúc lâm chung, chắc muốn nhờ hắn giúp chuyện gì đó, bèn bò đến gần nắn áo và thắt lưng. Bốn bề vắng lặng như tờ. Dưới ánh nắng chang chang, chỉ có đàn ruồi vo ve trên những chỗ vết thương máu đọng.
“Chắc gã muốn nhờ mình mang những vật tùy thân và kỷ niệm về cho người ở nhà. Âu cũng được. Ta có một mình, dò hỏi thân nhân và quê quán gã chắc không khó”.
Bèn thò tay vào trong bọc xác chết lấy ra được một cái túi buộc ngay vào bọc mình. Hắn còn định cắt mớ tóc của gã thanh niên để làm tin, nhưng nhìn nét mặt người chết, hắn rùng mình, vả nghe tiếng chân người đi tới, nên thôi.
Mãn Hà Chí lẩn vội vào sau một tảng đá nhìn ra. Hai người lính với người cai mang một chiếc cáng làm sơ sài bằng tre đến khiêng xác đi. May quá ! Trễ chút nữa, chắc hắn bị xét hỏi và làm rầy rà rồi !
Chờ cho cả ba người đi khỏi, Mãn Hà Chí mới men theo đường mương cạn, lợi dụng bóng những phiến đá lớn che khuất mắt lính canh, bò ra ngoài. Đến xế chiều, hắn về tới nhà trọ sau một tiệm bánh. Bước qua sân, nhìn bà chủ đang gội đầu, cánh tay trần trắng nhễ nhại, hắn lẻn ra phía sau không muốn cho ai biết, nhưng bà ta trông thấy, gọi:
- Bác Mãn Hà Chí hả ?
Hắn ậm ừ, bước nhanh vào phòng, quơ vội cái áo nhét vào tay nải, tháo thanh kiếm treo trên tường, buộc cái khăn lên đầu rồi hối hả ra ngoài.
- Bác không ở nhà ăn cơm ư ?
- Không. Tôi bận ra phố ngay bây giờ có chút việc.
- Về sớm không ?
- Chắc khuya. Khi về tôi gọi cửa. Cám ơn bà nhé !
Rồi hắn tất tả đeo tay nải ra cổng, theo đường mòn đến giữa cánh đồng, ngoái cổ lại nhìn đã thấy lính tuần đứng lố nhố trước cửa tiệm bánh. Hú vía ! Mãn Hà Chí mừng thầm trong bụng. Suýt nữa thì bị tóm ! Tuy không làm điều gì trái, vì hắn tự cho có bổn phận phải theo ý người chết, nhưng lúc nào hắn cũng nơm nớp lo sợ. Tình ngay, lý gian!
Có điều chắc chắn hắn không dám trở lại công trường nữa rồi. Thế là mất toi một ngày công, rồi mai làm sao đây ? Hắn phân vân chẳng biết tính thế nào nữa.
Trời mỗi lúc một tối dần. Những bụi đài bi mọc đầy bãi hoang đổi sang màu đen sẫm, và trên ngọn đã lãng đãng vài vệt sương mờ mờ như khói. Trong xóm nhìn ra, khó mà phân biệt được người với vật. Giờ này trốn đi thật dễ, nhưng trốn đi đâu ? Osaka ?
Nagoya ? Edo ? Chẳng đâu hắn có bạn hay người quen thuộc, thôi thì cầm bằng như gió đưa, muốn đến đâu thì đến ... Mãn Hà Chí tặc lưỡi, cứ xông bừa tới trước. Càng đi càng sâu vào vùng hoang dã. Bên cạnh những bụi đài bi, bây giờ lại có cả lau sậy cao quá đầu người, lá sắc và ráp cắt vào mặt hắn xon xót. Gió đầu thu thổi hơi lạnh, Mãn Hà Chí hoang mang chẳng biết nên lùi hay nên tiến. Cơn sốt buổi trưa đã hết, bây giờ hắn khát và đói dữ dội, chỉ mong được một chỗ có nước uống và bát cơm với chút dưa muối thì tốt quá !
Đi một lúc nữa, Mãn Hà Chí trông thấy hình như có ngôi nhà lẩn trong đám lau sậy. Hắn rảo bước, mừng thầm được chỗ trú chân nhưng đến gần mới biết ngôi nhà bị bỏ hoang. Hàng rào đổ nghiêng, mái thủng nhiều chỗ để lộ cả rui mè loang lổ rêu xanh.
Nhà trước kia lợp ngói, bây giờ lợp cỏ, chắc của gia đình nào vào hạng khá giả, tuy đổ nát nhưng cách kiến trúc vẫn còn mang một vẻ thanh lịch tàn tạ. Vài con chim nhỏ thấy động bay ra, chao đi chao lại trên mái.
Cảnh vật đìu hiu khiến Mãn Hà Chí liên tưởng đến bốn câu thơ thường được nghe khi còn ở quán Vân Nghê, do các nàng chiêu đãi ngâm lúc kể chuyện cho khách:
Hà xứ thu phong chí Tiêu tiêu tống nhạn quần ?
Triều lai nhập đình thủ Cô khách tối tiên văn.
Dịch:
Gió thu phương nào tới.
Hiu hiu đuổi nhạn về ?
Sớm qua cây trước ngõ.
Khách lạ trước tiên nghe.
Mãn Hà Chí ôn lại những câu thơ. Cả một trời kỷ niệm xốn xang trong ký ức. Hắn chính là kẻ cô khách, đến đây mong tìm chút lửa ấm.
Căn nhà tối đen, vắng lặng. Đúng lúc hắn bước lên hiên định vào trong nhà thì có ánh đèn ai mới thắp leo lét qua tấm phên tre. Mãn Hà Chí nhảy vội sang bên, nín thở, ghé mắt nhìn vào. Trên chiếc bồ đoàn rách nát, một người đàn ông gầy khoác tấm vải gai, ngồi trầm mặc. Ngọn đèn dầu độc nhất chỉ đủ chiếu ánh sáng vàng vọt lên khuôn mặt khắc khổ, không rõ tuổi của người ấy. Người đàn ông lấy sáo ra thổi, điệu nhạc thê lương, nghẹn ngào có lẽ chỉ để riêng ông ta nghe khiến Mãn Hà Chí rùng mình. Không biết người đàn ông ấy thuộc hạng người nào, nhưng trông cách ăn mặc thì có vẻ nửa đạo sĩ, nửa khất cái. Thổi xong một điệu, ông ta lại ngồi một mình lẩm bẩm. Mãn Hà Chí lắng tai:
- Cứ bảo tứ thập nhi bất hoặc, sao ta vẫn còn mê muội ? Tình ái, danh vọng, tiền tài, vì những thứ đó mà nghiệp báo không dứt ! Giang ! Giang ! Bây giờ con ở đâu ? Ta nhẫn tâm bỏ con, thật đáng trách !
Người đàn ông cúi thấp đầu dường như xin lỗi ai hay tự trách phạt, rồi lại ngẩng lên nhắc lại những câu vừa nói. Mãn Hà Chí chẳng hiểu gì, đồ chừng gã này điên. Hắn tránh không muốn vào, định tìm chỗ khuất trong bếp hay nhà sau nghỉ tạm thì vừa lúc ấy người đàn ông đứng lên, cầm sáo, gậy và nhặt luôn cả chiếc bồ đoàn rách mang theo, khập khiễng bước ra cửa lầm lũi đi như một bóng ma trong màn đêm bắt đầu buông dày đặc.
Mãn Hà Chí bước vào, đến bên ngọn đèn lẻ loi. “Lão già thật cẩu thả ! Để lửa thế này rồi bỏ đi, chẳng may nó bén vào cái gì thì cháy hết !”. Hắn nghĩ đến những ngôi cổ tự hoang phế tự nhiên bị thiêu rụi, một phần chắc cũng vì những tên thiếu trách nhiệm, điên khùng như lão này cả.
Thấy lành lạnh, Mãn Hà Chí chạy ra ngoài nhặt cành khô đem vào nhóm lửa rồi bó gối nhìn. Ánh sáng bập bùng làm căn phòng ấm và sáng thêm chút đỉnh. Hắn ngước nhìn trần, cột kèo tuy cũ nhưng đẽo gọt tinh vi, có vẻ trước đây là một ngôi đền chứ không phải tư thất. Ở góc phòng, đột nhiên hắn trông thấy một vật làm hắn reo lên mừng rỡ. Chẳng phải đồ cổ ngoạn hay vật gì quý giá nhưng là một cái nồi đất đen xì, trên đậy tàu lá, bên cạnh là một hũ sành con mẻ miệng. Mãn Hà Chí đến mở nồi thấy có cơm, bèn bưng cả ra bên đống lửa. Trong hũ sành còn một chút sa-kê, hắn bưng hũ tu rồi thò tay vào nồi bóc cơm ăn. Bữa ăn chưa bao giờ ngon đến thế !
Ăn hết chỗ cơm, bụng mới hơi lưng lửng, Mãn Hà Chí nằm dài, giơ tay vươn vai khoan khoái. Sực nhớ đến điều gì, hắn vội nhỏm dậy, móc trong bọc ra cái túi của gã thanh niên lẹm cằm chết hồi chiều. Hắn mở túi dốc cả ra sàn:
một cái lọ đen nhỏ xíu đựng thuốc, ít bạc vụn, một cái túi nhỏ nữa bằng da thuộc màu đỏ tía và một vật mềm gói giấy dầu. Hắn cởi túi da ra xem. Trong túi toàn tiền vàng, hắn không biết giá là bao nhiêu nhưng quả chưa bao giờ được cầm nhiều vàng như thế. Vừa mừng vừa sợ, tay run run, hắn buộc ngay lại, nhét vội vào trong bọc mình, ngồi thừ người ra một lúc:
“Ơ ...
tiền này ... tiền này ... để rồi trả lại cho thân nhân gã !”.
Hắn lại nắn cái gói giấy dầu. “Không biết trong này đựng gì ? Chắc là vật gì bí mật và quý giá lắm gã muốn mình mang về quê quán cho gã. Hay thôi, chuyện bí mật của người ta, mình chẳng nên biết !”. Mãn Hà Chí ngần ngại, cất đi rồi lại lôi ra mấy lượt.
Sau không dằn được tò mò, hắn run run mở gói giấy. Một tờ hoa tiên đã vàng rơi ra, hắn trải tờ hoa tiên trước đống lửa, lẩm nhẩm đọc:
“Chứng thư, Võ đường Cổ Môn chứng nhận Cát Xuyên Mộc đã thụ huấn xong toàn bộ giáo lý và kỹ thuật thuộc bảy môn học gia truyền của bổn kiếm phái, gồm:
- Phần bí truyền:
Hoa vũ kiếm, xa luân kiếm, trảm nhạn kiếm.
- Phần công truyền:
Phiên phiên lưu thủy kiếm, khinh chủy vô hình kiếm, bằng dực song kiếm, truy hồn đoạt mệnh kiếm.
Vậy cấp cho Cát Xuyên Mộc chứng thư này để làm bằng.
Cổ Môn lâu, trọng đông năm quý ngọ, Chưởng môn:
Cát Đằng Cổ Tư Nhiễm Chúc”.
Cầm tờ chứng thư, Mãn Hà Chí biết được tên gã thanh niên lẹm cằm là Cát Xuyên Mộc. Như vậy cũng đỡ cho hắn phải dò hỏi lôi thôi. Nhưng tên Cát Xuyên Mộc và cả tên Cát Đằng Cổ Tư Nhiễm Chúc, người chưởng môn kiếm phái Cổ Môn cũng không gợi cho hắn thêm được điều gì. Hắn chỉ biết Y Tô, người cũng theo kiếm phái Cổ Môn và nổi danh lắm, nhưng đâu có rõ Y Tô còn là học trò Nhiễm Chúc.
“Thật đáng tiếc ! Một thanh niên nhiều triển vọng như vậy mà phải chết uổng !”.
Mãn Hà Chí gấp tờ chứng thư lại, gói cẩn thận vào giấy dầu rồi cất vào trong bọc cùng với túi tiền của Cát Xuyên Mộc. Hắn đọc một bài kinh ngắn cầu cho linh hồn người chết được siêu sinh tịnh độ, tự hứa sẽ đem tiền và chứng thư trao trả đầy đủ cho thân nhân gã rồi cởi áo nằm ngủ. Trong lúc chập chờn, Mãn Hà Chí tưởng như nghe tiếng sáo nghẹn ngào của lão khất cái điên dại văng vẳng trên đầu những ngọn lau lách xa xa.
Trên đồi Mokoyama, một công trường xây cất mới được mở ra theo lệnh quan đầu lãnh để chỉnh trang lại tòa lâu đài ngài hiện đang cư ngụ. Tôn Điền Tùng Cương có ý muốn thay đổi nếp sống dân chúng trong vùng, công trình này chỉ là một phần của toàn bộ chương trình xây cất rộng lớn do ngài chủ trương nhằm cải tổ kinh tế và dùng kinh tế làm sức mạnh để cai trị. Song song với sự chỉnh trang các lâu đài tại Kyoto, nhiều công tác kiến thiết khác cũng được thực hiện tại Edo, Nogoya và hàng chục thị trấn khác trong nước. Bởi kiến thiết tạo ra công ăn việc làm, dân không bất mãn, các quan đầu xứ địa phương bận rộn công tác không có dư thì giờ nghĩ đến việc chống đối. Riêng tại đồi Mokoyama, số phu phen lên đến hàng ngàn. Hàng ngày thuyền bè đi lại tấp nập chở đá to nhỏ đủ cỡ đổ lên bến chất đống cao như núi, phiến to bằng cái bàn, phiến nhỏ cũng bằng mặt ghế, cát bay mù mịt, mái nhà và rặng liễu ven sông phủ bụi trắng xóa. Cùng với thợ thuyền phu phen là đám người đánh hơi thấy lợi bu đến, thôi thì đủ mặt con buôn cùng gái giang hồ già trẻ.
Bấy giờ trời đã sang thu, nhưng nắng quý hạ vẫn còn gay gắt. Mặt sông loang loáng, lấp lánh tựa sao sa trông lóa mắt. Buổi trưa, tiếng ve kêu ra rả.
Mãn Hà Chí ngồi nghỉ trong bóng râm của hai phiến đá lớn, khuất sau một lùm cây gai xơ xác. Suốt buổi sáng làm việc cực nhọc, bây giờ hắn đã thấm mệt. Hắn lấy tay xua đàn ruồi bay quanh và kéo vạt áo lau mặt. Da Mãn Hà Chí xạm đen, tròng mắt hõm sâu xuống, trên gương mặt gầy guộc ấy chỉ còn phảng phất một vài nét của anh chàng Mãn Hà Chí béo tốt khi xưa, nếu không tinh mắt đố nhìn ra được.
- Dưa không ? Ai ăn dưa không ?
Một cô bé nhà quê đầu đội thúng dưa hấu vừa đi vừa rao lảnh lót từ tốp thợ này đến tốp thợ khác, đon đả chào mời với hy vọng bán được mối hàng trong giờ nghỉ.
- Dưa, lại đây ! Ta muốn ăn dưa nhưng không có tiền, được không ?
Cô bé nguýt dài, không đáp. Cả bọn cười hô hố. Cô bé đến bên Mãn Hà Chí:
- Bác mua dưa không ? Trời nắng thế này, ăn dưa đỡ khát lắm !
Mãn Hà Chí lờ đờ nhìn người bán hàng, một lúc sau mới nghiêng mình móc trong bọc ra vài đồng tiền để trong lòng bàn tay, khều khều mấy cái đếm rồi đưa cả cho cô bé.
Cầm quả dưa để lên lòng, hắn ngồi yên lặng, mắt nhìn ra xa như không còn sinh lực gì nữa.
Mãn Hà Chí buồn và chán nản vô cùng. Hắn lẩm bẩm rủa thầm “Khốn nạn !”, chẳng biết rủa ai, những người đã gây ra cho hắn cảnh cơ cực này hay chính cuộc sống cơ cực của hắn. Có điều Mãn Hà Chí rất hận Ôkô và Thạch Kinh Tử, thằng bạn đã kéo hắn vào cuộc chiến Sekigahara và con đàn bà dâm đãng mặt lúc nào cũng trát phấn trắng như vôi. Nếu không vì chúng thì bây giờ hắn đâu có thân tàn ma dại như thế này.
Mãn Hà Chí nghĩ đến ngôi làng nhỏ bé Miyamoto êm đềm và thân thiết, mẹ hắn và Oa Tử, người vị hôn thê đôn hậu, xinh đẹp hắn đã dứt tình bỏ đi. Hắn đập tay xuống đùi, muốn gào lên uất hận, nhưng tiếng kêu không ra khỏi cổ, cả tâm thân gầy guộc vẫn ngồi ì ra đấy. Ruồi nhặng vo ve trên đầu, hắn chẳng thèm đuổi, thấm thía nỗi bất lực cùng cực của mình. Sự trụy lạc tinh thần hơn cả sự trụy lạc thể chất làm hắn sống mà không khác gì một xác chết !
Năm năm rồi ! Hắn đã bỏ phí năm năm kể từ ngày bị con đàn bà ấy mê hoặc !
Chẳng biết bây giờ Oa Tử ra sao ! Hắn trở về xin lỗi liệu nàng có tha thứ cho hắn không?
Và còn thằng Thạch Kinh Tử nữa, nghe nói nó đã đổi tên và nổi danh kiếm sĩ ... Nỗi ghen tức ngấm ngầm trào lên làm hắn tắc nghẹn ở cổ họng.
Một người phu đẽo đá cùng công trường lại gần:
- Mãn Hà Chí ! Mày sao thế ? Sao mặt mày xanh vậy ?
Mãn Hà Chí mỉm cười héo hắt. Nước bọt trào đầy miệng, hắn buồn nôn, quay sang bên cạnh nhổ, rồi chậm rãi:
- Không sao ! Có lẽ trúng gió ! Để tao nghỉ lát nữa chắc đỡ.
Người phu nhìn Mãn Hà Chí ái ngại, thấy nó yếu quá, muốn giúp nhưng chẳng biết làm thế nào. Gã hỏi bâng quơ:
- Mày không ăn được dưa thì mua làm gì ?
Bấy giờ Mãn Hà Chí mới sực nhớ đến quả dưa để trên đùi:
- Ừ, mày mang ra đem chia cho chúng nó, tao thết. Nói giùm với ông cai tao mệt, xin nghỉ buổi nay.
- Ê ! Tụi bây lại ăn dưa ! Thằng Mãn Hà Chí thết đây này !
Mãn Hà Chí nhếch mép cười thiểu não, chẳng biết là cười hay mếu. Năm sáu người phu chạy đến đập dưa vào thành đá, tranh nhau ăn nhồm nhoàm, không ai để ý đến kẻ thết dưa ngồi ủ rũ ở một góc.
Qúa ngọ, một người bước ra, tay cầm roi gọi thợ vào làm. Chẳng bao lâu, phu phen lại chia thành từng tốp bốn người một, quàng thừng vào vai kéo những phiến đá lớn.
Tiếng hò nổi lên, không khí oi nồng buổi trưa trở lại nhộn nhịp.
Những bài hò kéo đá bấy giờ không biết ai đặt ra, rất được phổ biến trong dân gian, đến nỗi quan đầu xứ có thế lực lúc ấy là Hà Chính Y Tô cũng phải chép vào sớ tâu lên hoàng thượng. Trong các điệu hò, có điệu sau đây được khuyến khích hơn cả và được coi như điệu chính thức của phu kéo đá tại những công trường như Kyoto và Edo:
Đá kia trong núi ... dô ta là hò dô ta, Ta đục mang về ... dô ta !
Mang về ta xẻ ... dô ta là hò dô ta, Ta xẻ ta cưa ... dô ta !
Xây nhà cho chúa ... dô ta là hò dô ta, Chúa bảo ta nghe ... dô ta !
Hết lòng đến chết !
Trẻ hò, già hò, riết rồi quen tai, ai cũng thuộc lòng, thành ra những bài hò này đi vào đời sống dân dã. Dưới thời lãnh chúa An Chính Cảnh Môn, các điệu hò phần nhiều đồi trụy, dâm dật, thường chỉ thấy xuất hiện trong các thanh lâu tửu quán. Đến thời Hò a Giả Nghị, vào những năm sung túc, có nhiều điệu hò tươi vui, rồi khi Tôn gia lên nắm quyền chính, các điệu hò dần dần đổi khác. Nghe kỹ thì những tiết điệu và lời ca có phần gò bó. Khi uy quyền Tôn gia đã vững, những điệu hò dân gian càng ngày càng kém đi, không còn được tự do cởi mở như trước. Tình cảm không còn bộc lộ tự nhiên, lời ca thì nhạt nhẽo đầy xu nịnh phần nhiều do bọn nhạc nô đặt ra để ca tụng giới cầm quyền.
Mãn Hà Chí ngồi ngả người, dựa lưng vào thành đá, một tay co lại gối đầu. Da hắn nóng hầm hập, lỗ tai lùng bùng. Tiếng hò của thợ thuyền vang đến, hắn chẳng nghe rõ, chỉ văng vẳng như có người đánh trống. Trên cao, mặt trời vẫn hắt xuống những tia lửa gay gắt, tàn nhẫn. “Cứ đà này chắc không kham nổi. Năm năm mười năm cũng đến thế thôi, làm ngày nào chỉ đủ ăn ngày đó, nghỉ làm thì nghỉ ăn ...”. Trong cơn thất vọng cùng cực, ý tưởng tự sát lởn vởn trong óc, Mãn Hà Chí lắc đầu như để xua đuổi ý tưởng hắc ám ấy.
Bỗng nhiên, hắn có cảm tưởng có người đến gần bên. Hắn ngẩng nhìn, quả nhiên thấy một thanh niên đứng đó từ bao giờ. Gã đội chiếc nón nan chụp xuống tận mắt, quần áo phu trắng bụi đường, bên hông đeo trường kiếm và một túi vải thô giống như túi của khách giang hồ vẫn thường dùng, trên nón gắn một phù hiệu hình quạt, cứng, có lẽ tết bằng sợi kim khí mưa nắng đã làm đen xỉn. Thanh niên đứng nhìn Mãn Hà Chí một lúc rồi lên tiếng hỏi:
- Bác này không làm hay sao mà ngồi đây ?
- Tôi mệt.
- Chắc cảm nắng rồi !
Nói xong, hắn bỏ đến đứng trong bóng rợp một tảng đá lớn quan sát công trường.
Gã rút trong bọc ra quyển sổ, tìm phiến đá bằng phẳng đặt lên rồi ngồi bên cạnh hí hoáy biên chép. Nắng như đổ lửa trên đầu gã, nhưng hình như gã không để ý, chẳng coi vào đâu. Nhìn Mãn Hà Chí, thanh niên đột nhiên nhớ ra điều gì, mở bọc lấy một cái lọ sơn then dẹp, dốc vào lòng bàn tay hai viên thuốc đỏ như chu sa và nhỏ bằng mắt tôm, đem đến cho hắn:
- Bác kia, uống thuốc này đi, kiến hiệu lắm !
- Cám ơn đại hiệp.
Mãn Hà Chí bỏ thuốc vào miệng, nhấm nhấm trên đầu lưỡi. Mùi thuốc thơm sực nức, trong giây lát hắn thấy dễ chịu hẳn.
- Bác còn ngồi nghỉ đây lâu không ?
- Dạ, cũng định ngồi cho khỏe hẳn đã.
- Vậy ta nhờ chút việc này. Bác trông chừng có ai đến thì báo cho biết. Ném hòn sỏi chẳng hạn.
- Dạ được.
Thanh niên trở về chỗ cũ, lại giở sổ ra ghi chép và hình như vẽ cả họa đồ. Dưới vành nón nan, đôi mắt gã đưa đi đưa lại, thỉnh thoảng lại ngẩng nhìn về phía lâu đài có vẻ tư lự. Trước khi xảy ra chiến dịch Sekigahara, đạo quân tây biên của lãnh chúa họ Hòa đã tiến đến chân thành này và đã tấn công làm sát mất một góc thành. Công tác trùng tu được dự định từ lâu, bây giờ mới thực hiện. Mãn Hà Chí nghĩ thầm có lẽ đây là người thuộc phe Hòa Giả Nghị đến dò xét tình hình, nhưng hắn không nói gì. Trước kia, hắn cũng đầu quân dưới trướng họ Hòa, hơn nữa lại có cảm tình với gã thanh niên đã cho hắn hai viên thuốc.
Có tiếng chân người bước lại gần. Mãn Hà Chí thoáng thấy bóng viên đốc công, định nhặt hòn sỏi ném nhưng quá trễ, bèn huýt gió làm hiệu. Viên đốc công đã đến sau lưng, gã thanh niên mải biên chép không biết, đến khi giơ tay đập con ruồi trên gáy mới chú ý. Gã ngẩng nhìn, một thoáng lo sợ lộ ra trong ánh mắt.
- Ngươi làm gì vậy ?
Vừa nói, viên đốc công vừa đưa tay định cầm quyển sổ đặt trên phiến đá, nhưng gã thanh niên đã nắm vội lấy cổ tay:
- Ngươi không có quyền !
Bốn mắt nhìn nhau, thách đố.
- Sao không có quyền ? Ta làm nhiệm vụ !
- Ngươi là ai ?
- Đốc công công trường này ! Ta muốn xem ngươi vẽ gì.
Rồi giằng tay ra đoạt quyển sổ. Gã thanh niên giật lại. Đôi bên giằng co, quyển sổ đứt làm hai mảnh.
- A tên này gớm thật ! Ngươi định phi tang phải không ? Ngươi đến đây do thám chứ gì ?
- Ta học kiến trúc, không do thám gì hết !
Viên đốc công giật tay ra:
- Nói láo ! Nếu không đưa sổ, ta bắt !
- Ta không làm gì trái, ngươi lấy quyền gì bắt ta ?
- Ta có bổn phận ngăn gian tế. Theo ta về đồn, chuyện gì nói sau !
- Không.
Viên đốc công rút roi ra.
- A tên này bướng ! Có đi không ?
Nhưng gã thanh niên chẳng phải tay vừa, nhanh như chớp nhảy xổ lại, một tay nắm cổ áo, tay kia bẻ quặt tay viên đốc công ra sau lưng rồi cứ thế đẩy về phía trước. Gã dùng thủ pháp gì không biết, viên đốc công đau đớn há mồm, mặt đỏ gay, những tiếng ú ớ như tắc nghẹn trong cổ họng. Thanh niên đẩy viên đốc công đến một tảng đá lớn, chẳng nói chẳng rằng, đập mạnh đầu ông ta vào một tảng đá.
- Đồ chó đ ...
Tiếng rú thê thảm của viên đốc công khỏa lấp lời chửi bới tục tằn. Mãn Hà Chí kinh hãi tột độ, giơ tay bưng đầu nhưng mắt vẫn nhìn rõ máu và óc nạn nhân phọt ra tung tóe. Một cơn lốc nổi lên cuốn bụi cát bay mù mịt, thổi chiếc nón nan của gã thanh niên rớt xuống đất. Dưới ánh nắng chói chang, nét mặt gã hiện rõ, da mặt xạm đen, rỗ chằng chịt và cằm hơi lẹm. Mồ hôi Mãn Hà Chí đổ ra như tắm. Hắn không ngờ con người đối với con người lại có thể tàn nhẫn đến thế, dù trong cơn tức giận. Hắn thấy thanh niên kia tàn bạo quá, tự nhiên bao nhiêu thiện cảm dành cho gã mất hết.
Gã lẹm cằm không chạy ngay, cúi xuống nhặt những mảnh quyển sổ bị gió thổi bay tan tác. Cầm chiếc nón nan đội lên đầu, buộc quai cẩn thận xong, gã mới bỏ đi, trước còn thong thả sau rảo bước nhanh như chạy. Mãn Hà Chí vừa sợ vừa e liên lụy, lẩn vào trong một bụi cây rậm.
Diễn biến xảy ra rất nhanh, thợ thuyền phu phen chẳng ai biết. Họ vẫn tiếp tục gò lưng kéo những phiến đã lớn đặt trên những khúc gỗ tròn cho dễ di chuyển dưới trời nắng gắt. Nhưng trên chòi cao giữa công trường, có người nhìn rõ hết. Phu canh trên chòi báo tổng giám thị, lập tức tiếng tù và báo động nổi liên hồi, phu phen chạy tán loạn.
- Gì vậy ? Chuyện gì vây ?
- Đánh nhau hả ?
- Chắc cháy chỗ nào rồi ! Nắng khô thế này ...
Tuyệt nhiên không ai ngờ viên đốc công vừa bị hạ sát. Có người nói:
“Gian tế đến do thám”, thế là một đồn mười, mười đồn trăm, họ bỏ việc ào ào đi bắt kẻ gian, làm như kẻ gian có thù riêng với họ !
- Đâu ? Kẻ gian đâu ? Nó chạy lối nào ?
- Cổng đằng tay !
Trên chòi nói vọng xuống.
Mọi người ùa ra cổng tây. Đúng lúc ấy có chiếc xe bò chở cỏ vừa tới, gã lẹm cằm chạy ra bám vào thành xe định leo lên trốn bị ngay tên lính canh dùng cây gậy móc xuống. Gã ngã sóng soài. Mọi người xông vào định bắt sống nhưng gã như cọp dữ vùng lên giật cây gậy trong tay người lính, đập anh ta chết tốt. Tiếng viên tổng giám thị Oang oang ra lệnh:
- Bắt lấy nó ! Bắt lấy nó ! Đừng để nó thoát !
Hàng trăm người la hét phụ họa:
- Bắt ! Bắt !
Nhưng người la hét thì nhiều nhưng không ai chịu vào bắt. Những kẻ hăng hái nhảy vào đầu tiên đều bị gã lẹm cằm dùng gậy đánh dạt ra cả. Vòng vây càng lúc càng dày. Gã vất gậy, rút trường kiếm đánh soạt, đứng thủ thế. Chiếc nón nan che kín mắt, không biết gã nhìn ai nên ai cũng sợ. Tiếng reo hò inh ỏi, bụi cát mù mịt, quanh cảnh không khác gì một bãi chiến trường nhỏ. Đột nhiên có hòn đá không rõ ai ném, trúng vào lưng gã thanh niên. Gã quay lại vung kiếm, vòng vây rộng ra được khoảng chừng vài thước. Lại hòn đã nữa ném tới, rồi không ai bảo ai, đá lớn nhỏ quăng vào như mưa, tiếng hò reo chửi rủa vang trời dậy đất. Gã thanh niên tối tăm mặt mũi, giơ kiếm đỡ, chẳng may một hòn đá khá to trúng ngay đầu, gã ngã lăn ra. Ai cũng tưởng rồi gã sẽ vùng dậy, không ngờ gã cứ nằm ì ra đấy, tay chân giật không ngớt, thanh trường kiếm văng sang bên cạnh. Ba bốn người phu lực lưỡng nhảy vào đè chặt lấy gã nằm yên dưới đất, rồi mạnh ai nấy tới, đánh, đạp không còn sợ hãi gì nữa.
Viên tổng giám thị chạy đến gần thì gã đã mềm như bún, mắt trợn ngược, máu ở miệng và mũi chảy ra lẫn với đất cát bê bế trên mặt. Người ta hè nhau trói gã lại buộc vào phiến đá gần đó. Ồn ào một lúc rồi dịu dần, công trường trở lại như cũ, trừ vài người được cắt cử lo việc quàn xác hai nạn nhân bị gã thanh niên đánh chết.
Mãn Hà Chí ở bụi cây chui ra, tò mò đến gần gã thanh niên lẹm cằm bị trói còng queo dưới nắng, cạnh người lính cầm gậy đứng canh chừng.
- Này gã kia ! Không đi làm hả ? Đứng đấy làm gì ?
Người lính gọi.
- Ơ ... Ơ ... tôi ốm, nghỉ bữa nay.
- Vậy hả ? Vậy ngươi trông chừng tên này giùm, ta ra nhà sau chút. Nó chết rồi, không sợ !
Mãn Hà Chí không đáp, nhìn gã thanh niên, mắt lạc thần. Hắn thở dài:
“Kiếp người sao mà mong manh quá ! Mới đây còn là thanh niên trai tráng, ngồi đó chăm chú ghi chép bây giờ đã ra người thiên cổ ! Có phải gian tế không hay thực chỉ là một thanh niên hiếu học, quá nhiều máu nóng, dễ bị công phẫn, khích động ?” Nhìn xác gã lẹm cằm, hắn động lòng trắc ẩn. Mặt gã loang lổ những vết máu với đất cát, hàm răng vẫn còn nghiến chặt như căm giận chưa nguôi, quần áo rách tơi tả, một ống chân thò ra để lộ vết thương máu đã đen lại dưới nắng. Khúc xương - xương hay gân ? - trắng hếu. Đàn kiến đen bắt đầu bu lại gần, bò quanh quẩn. Bất giác hai hàng nước mắt ứa ra, Mãn Hà Chí thương cho số phận người thanh niên không quen biết.
“Gã này còn trẻ, chắc nhiều tham vọng lắm. Như ta. Không biết cha mẹ là ai, còn sống không ? Quê quán ở đâu ? Mong ước những gì mà vì một chút vụng tính, bỏ xác nơi đây ? Nếu gã thông minh một chút, chắc đã xử sự khôn khéo hơn, biết đâu sau này chẳng thành công trong xã hội ...”. Hắn giật mình, hồi tưởng lại những hành động dại dột của mình trong năm năm qua. Sự ao ước nổi danh như Thạch Đạt Lang vẫn không giảm, nhưng theo kiếm đạo mà kết cục ra thế này thì hắn không màng. Con đường ấy quá cam go và nguy hiểm.
Đột nhiên, Mãn Hà Chí thấy tay xác chết dường như động đậy. Ngạc nhiên và sợ hãi cắt đứt dòng tư tưởng của hắn. Hắn chú ý nhìn kỹ hơn, quả nhiên thấy ngón tay giữa của gã thanh niên co vào duỗi ra từ từ có vẻ như khó khăn lắm. Mắt gã vẫn trợn ngược nhưng bây giờ thấy có sinh khí hơn, hình như gã muốn nhắm mắt lại, nhưng máu đọng khô cứng trên mi, không cho gã làm theo ý muốn.
Ngón tay bây giờ cử động mạnh hơn, rồi cả bàn tay quều quào co vào duỗi ra một cách khó nhọc dường như vẫy gọi. Mãn Hà Chí mở banh mắt nhìn, ngạc nhiên tột độ.
Xác gã thanh niên lẹm cằm từ từ lật sấp, hai bàn tay đầy máu đen cứng cào vào đất nhích từng chút từng chút, không khác gì con rùa bò ra bể sau khi vừa đẻ trứng xong ở trên bờ. Tảng đá to như thế, nặng có đến hàng trăm cân mà gã kéo đi được, thật đáng sợ cho sức vóc gã và sức mạnh của con người khi phải tranh đấu với cái chết. Từ cổ họng gã thanh niên phát ra những tiếng khò khè. Gã muốn nói gì chăng ? Đôi mắt van lơn cầu khẩn. Mãn Hà Chí quỳ xuống ghé tai sát miệng kẻ sắp chết cố nghe xem gã nói gì.
- X ... xi ... xin ...
Nhưng chỉ có thế. Những tiếng khò khè lục ục trong cổ họng gã thanh niên làm Mãn Hà Chí không thể nào nghe rõ những lời trối trăn của gã. Mắt gã thanh niên lạc thần hẳn đi, miệng méo lại trông thật ghê sợ, một dòng máu lẫn nước rãi trào ra bên khóe mép. Gã rướn mình lên một cái, đầu ngoẹo sang bên, thế là hết !
Mãn Hà Chí trừng trừng nhìn xác chết:
những vết sẹo rỗ lõm hẳn xuống dưới ánh nắng, cái cằm lẹm thêm, chân râu trước đây trông không rõ bây giờ đâm ra tua tủa. Hắn giơ tay vuốt mắt người chết, miệng lẩm bẩm một câu kinh ngắn.
Trong trận Sekigahara, Mãn Hà Chí đã thấy nhiều xác người, nhưng chưa bao giờ chứng kiến một cái chết đau thương và tức tưởi như của gã thanh niên này. Hắn uể oải đứng dậy định bỏ đi, nhưng nghĩ sao lại ngồi xuống. “Không biết gã này định nói gì ?”.
Mãn Hà Chí thấy mình có phần nào trách nhiệm trong cái chết của gã thanh niên. Nếu hắn trông thấy viên đốc công sớm một chút, báo cho gã biết, có lẽ ... có lẽ ... Hắn đoán gã thanh niên lúc lâm chung, chắc muốn nhờ hắn giúp chuyện gì đó, bèn bò đến gần nắn áo và thắt lưng. Bốn bề vắng lặng như tờ. Dưới ánh nắng chang chang, chỉ có đàn ruồi vo ve trên những chỗ vết thương máu đọng.
“Chắc gã muốn nhờ mình mang những vật tùy thân và kỷ niệm về cho người ở nhà. Âu cũng được. Ta có một mình, dò hỏi thân nhân và quê quán gã chắc không khó”.
Bèn thò tay vào trong bọc xác chết lấy ra được một cái túi buộc ngay vào bọc mình. Hắn còn định cắt mớ tóc của gã thanh niên để làm tin, nhưng nhìn nét mặt người chết, hắn rùng mình, vả nghe tiếng chân người đi tới, nên thôi.
Mãn Hà Chí lẩn vội vào sau một tảng đá nhìn ra. Hai người lính với người cai mang một chiếc cáng làm sơ sài bằng tre đến khiêng xác đi. May quá ! Trễ chút nữa, chắc hắn bị xét hỏi và làm rầy rà rồi !
Chờ cho cả ba người đi khỏi, Mãn Hà Chí mới men theo đường mương cạn, lợi dụng bóng những phiến đá lớn che khuất mắt lính canh, bò ra ngoài. Đến xế chiều, hắn về tới nhà trọ sau một tiệm bánh. Bước qua sân, nhìn bà chủ đang gội đầu, cánh tay trần trắng nhễ nhại, hắn lẻn ra phía sau không muốn cho ai biết, nhưng bà ta trông thấy, gọi:
- Bác Mãn Hà Chí hả ?
Hắn ậm ừ, bước nhanh vào phòng, quơ vội cái áo nhét vào tay nải, tháo thanh kiếm treo trên tường, buộc cái khăn lên đầu rồi hối hả ra ngoài.
- Bác không ở nhà ăn cơm ư ?
- Không. Tôi bận ra phố ngay bây giờ có chút việc.
- Về sớm không ?
- Chắc khuya. Khi về tôi gọi cửa. Cám ơn bà nhé !
Rồi hắn tất tả đeo tay nải ra cổng, theo đường mòn đến giữa cánh đồng, ngoái cổ lại nhìn đã thấy lính tuần đứng lố nhố trước cửa tiệm bánh. Hú vía ! Mãn Hà Chí mừng thầm trong bụng. Suýt nữa thì bị tóm ! Tuy không làm điều gì trái, vì hắn tự cho có bổn phận phải theo ý người chết, nhưng lúc nào hắn cũng nơm nớp lo sợ. Tình ngay, lý gian!
Có điều chắc chắn hắn không dám trở lại công trường nữa rồi. Thế là mất toi một ngày công, rồi mai làm sao đây ? Hắn phân vân chẳng biết tính thế nào nữa.
Trời mỗi lúc một tối dần. Những bụi đài bi mọc đầy bãi hoang đổi sang màu đen sẫm, và trên ngọn đã lãng đãng vài vệt sương mờ mờ như khói. Trong xóm nhìn ra, khó mà phân biệt được người với vật. Giờ này trốn đi thật dễ, nhưng trốn đi đâu ? Osaka ?
Nagoya ? Edo ? Chẳng đâu hắn có bạn hay người quen thuộc, thôi thì cầm bằng như gió đưa, muốn đến đâu thì đến ... Mãn Hà Chí tặc lưỡi, cứ xông bừa tới trước. Càng đi càng sâu vào vùng hoang dã. Bên cạnh những bụi đài bi, bây giờ lại có cả lau sậy cao quá đầu người, lá sắc và ráp cắt vào mặt hắn xon xót. Gió đầu thu thổi hơi lạnh, Mãn Hà Chí hoang mang chẳng biết nên lùi hay nên tiến. Cơn sốt buổi trưa đã hết, bây giờ hắn khát và đói dữ dội, chỉ mong được một chỗ có nước uống và bát cơm với chút dưa muối thì tốt quá !
Đi một lúc nữa, Mãn Hà Chí trông thấy hình như có ngôi nhà lẩn trong đám lau sậy. Hắn rảo bước, mừng thầm được chỗ trú chân nhưng đến gần mới biết ngôi nhà bị bỏ hoang. Hàng rào đổ nghiêng, mái thủng nhiều chỗ để lộ cả rui mè loang lổ rêu xanh.
Nhà trước kia lợp ngói, bây giờ lợp cỏ, chắc của gia đình nào vào hạng khá giả, tuy đổ nát nhưng cách kiến trúc vẫn còn mang một vẻ thanh lịch tàn tạ. Vài con chim nhỏ thấy động bay ra, chao đi chao lại trên mái.
Cảnh vật đìu hiu khiến Mãn Hà Chí liên tưởng đến bốn câu thơ thường được nghe khi còn ở quán Vân Nghê, do các nàng chiêu đãi ngâm lúc kể chuyện cho khách:
Hà xứ thu phong chí Tiêu tiêu tống nhạn quần ?
Triều lai nhập đình thủ Cô khách tối tiên văn.
Dịch:
Gió thu phương nào tới.
Hiu hiu đuổi nhạn về ?
Sớm qua cây trước ngõ.
Khách lạ trước tiên nghe.
Mãn Hà Chí ôn lại những câu thơ. Cả một trời kỷ niệm xốn xang trong ký ức. Hắn chính là kẻ cô khách, đến đây mong tìm chút lửa ấm.
Căn nhà tối đen, vắng lặng. Đúng lúc hắn bước lên hiên định vào trong nhà thì có ánh đèn ai mới thắp leo lét qua tấm phên tre. Mãn Hà Chí nhảy vội sang bên, nín thở, ghé mắt nhìn vào. Trên chiếc bồ đoàn rách nát, một người đàn ông gầy khoác tấm vải gai, ngồi trầm mặc. Ngọn đèn dầu độc nhất chỉ đủ chiếu ánh sáng vàng vọt lên khuôn mặt khắc khổ, không rõ tuổi của người ấy. Người đàn ông lấy sáo ra thổi, điệu nhạc thê lương, nghẹn ngào có lẽ chỉ để riêng ông ta nghe khiến Mãn Hà Chí rùng mình. Không biết người đàn ông ấy thuộc hạng người nào, nhưng trông cách ăn mặc thì có vẻ nửa đạo sĩ, nửa khất cái. Thổi xong một điệu, ông ta lại ngồi một mình lẩm bẩm. Mãn Hà Chí lắng tai:
- Cứ bảo tứ thập nhi bất hoặc, sao ta vẫn còn mê muội ? Tình ái, danh vọng, tiền tài, vì những thứ đó mà nghiệp báo không dứt ! Giang ! Giang ! Bây giờ con ở đâu ? Ta nhẫn tâm bỏ con, thật đáng trách !
Người đàn ông cúi thấp đầu dường như xin lỗi ai hay tự trách phạt, rồi lại ngẩng lên nhắc lại những câu vừa nói. Mãn Hà Chí chẳng hiểu gì, đồ chừng gã này điên. Hắn tránh không muốn vào, định tìm chỗ khuất trong bếp hay nhà sau nghỉ tạm thì vừa lúc ấy người đàn ông đứng lên, cầm sáo, gậy và nhặt luôn cả chiếc bồ đoàn rách mang theo, khập khiễng bước ra cửa lầm lũi đi như một bóng ma trong màn đêm bắt đầu buông dày đặc.
Mãn Hà Chí bước vào, đến bên ngọn đèn lẻ loi. “Lão già thật cẩu thả ! Để lửa thế này rồi bỏ đi, chẳng may nó bén vào cái gì thì cháy hết !”. Hắn nghĩ đến những ngôi cổ tự hoang phế tự nhiên bị thiêu rụi, một phần chắc cũng vì những tên thiếu trách nhiệm, điên khùng như lão này cả.
Thấy lành lạnh, Mãn Hà Chí chạy ra ngoài nhặt cành khô đem vào nhóm lửa rồi bó gối nhìn. Ánh sáng bập bùng làm căn phòng ấm và sáng thêm chút đỉnh. Hắn ngước nhìn trần, cột kèo tuy cũ nhưng đẽo gọt tinh vi, có vẻ trước đây là một ngôi đền chứ không phải tư thất. Ở góc phòng, đột nhiên hắn trông thấy một vật làm hắn reo lên mừng rỡ. Chẳng phải đồ cổ ngoạn hay vật gì quý giá nhưng là một cái nồi đất đen xì, trên đậy tàu lá, bên cạnh là một hũ sành con mẻ miệng. Mãn Hà Chí đến mở nồi thấy có cơm, bèn bưng cả ra bên đống lửa. Trong hũ sành còn một chút sa-kê, hắn bưng hũ tu rồi thò tay vào nồi bóc cơm ăn. Bữa ăn chưa bao giờ ngon đến thế !
Ăn hết chỗ cơm, bụng mới hơi lưng lửng, Mãn Hà Chí nằm dài, giơ tay vươn vai khoan khoái. Sực nhớ đến điều gì, hắn vội nhỏm dậy, móc trong bọc ra cái túi của gã thanh niên lẹm cằm chết hồi chiều. Hắn mở túi dốc cả ra sàn:
một cái lọ đen nhỏ xíu đựng thuốc, ít bạc vụn, một cái túi nhỏ nữa bằng da thuộc màu đỏ tía và một vật mềm gói giấy dầu. Hắn cởi túi da ra xem. Trong túi toàn tiền vàng, hắn không biết giá là bao nhiêu nhưng quả chưa bao giờ được cầm nhiều vàng như thế. Vừa mừng vừa sợ, tay run run, hắn buộc ngay lại, nhét vội vào trong bọc mình, ngồi thừ người ra một lúc:
“Ơ ...
tiền này ... tiền này ... để rồi trả lại cho thân nhân gã !”.
Hắn lại nắn cái gói giấy dầu. “Không biết trong này đựng gì ? Chắc là vật gì bí mật và quý giá lắm gã muốn mình mang về quê quán cho gã. Hay thôi, chuyện bí mật của người ta, mình chẳng nên biết !”. Mãn Hà Chí ngần ngại, cất đi rồi lại lôi ra mấy lượt.
Sau không dằn được tò mò, hắn run run mở gói giấy. Một tờ hoa tiên đã vàng rơi ra, hắn trải tờ hoa tiên trước đống lửa, lẩm nhẩm đọc:
“Chứng thư, Võ đường Cổ Môn chứng nhận Cát Xuyên Mộc đã thụ huấn xong toàn bộ giáo lý và kỹ thuật thuộc bảy môn học gia truyền của bổn kiếm phái, gồm:
- Phần bí truyền:
Hoa vũ kiếm, xa luân kiếm, trảm nhạn kiếm.
- Phần công truyền:
Phiên phiên lưu thủy kiếm, khinh chủy vô hình kiếm, bằng dực song kiếm, truy hồn đoạt mệnh kiếm.
Vậy cấp cho Cát Xuyên Mộc chứng thư này để làm bằng.
Cổ Môn lâu, trọng đông năm quý ngọ, Chưởng môn:
Cát Đằng Cổ Tư Nhiễm Chúc”.
Cầm tờ chứng thư, Mãn Hà Chí biết được tên gã thanh niên lẹm cằm là Cát Xuyên Mộc. Như vậy cũng đỡ cho hắn phải dò hỏi lôi thôi. Nhưng tên Cát Xuyên Mộc và cả tên Cát Đằng Cổ Tư Nhiễm Chúc, người chưởng môn kiếm phái Cổ Môn cũng không gợi cho hắn thêm được điều gì. Hắn chỉ biết Y Tô, người cũng theo kiếm phái Cổ Môn và nổi danh lắm, nhưng đâu có rõ Y Tô còn là học trò Nhiễm Chúc.
“Thật đáng tiếc ! Một thanh niên nhiều triển vọng như vậy mà phải chết uổng !”.
Mãn Hà Chí gấp tờ chứng thư lại, gói cẩn thận vào giấy dầu rồi cất vào trong bọc cùng với túi tiền của Cát Xuyên Mộc. Hắn đọc một bài kinh ngắn cầu cho linh hồn người chết được siêu sinh tịnh độ, tự hứa sẽ đem tiền và chứng thư trao trả đầy đủ cho thân nhân gã rồi cởi áo nằm ngủ. Trong lúc chập chờn, Mãn Hà Chí tưởng như nghe tiếng sáo nghẹn ngào của lão khất cái điên dại văng vẳng trên đầu những ngọn lau lách xa xa.
Bình luận truyện