Thạch Kiếm
Chương 51: Thác phu phụ
Hôm sau, cả ba người, Oa Tử, Thạch
Đạt Lang và đồ đệ rời quán trà Liễu Kiều lên đường đi Edo. Trời quang
đãng, ánh nắng đầu mùa chan hòa, vạn vật dường tươi đẹp hẳn lên. Màu lá
cây xanh non, không khí trong vắt. Ven suối, những cánh hoa rừng rụng
sau trận mưa vừa rồi còn rải rác trên nền cỏ ướt.
Oa Tử cưỡi bò, Thạch Đạt Lang thong dong đi cạnh. Cả hai nét mặt hớn hở. Bao nhiêu sầu muộn trước đây hình như họ đều để lại đằng sau cả. Giang chạy nhảy như con sóc. Nó lấy lá cuộn thành kèn thổi te te và đuổi bắt những con sáo sậu đậu ở vệ cỏ.
Mặt trời mỗi lúc một cao, Giang đã thấy mồ hôi vã lấm tấm. Nó lấy tay quệt:
- Nóng quá ! Mới sáng mà đã nóng. Đây là đâu thế thầy.
- Đèo Mã Yên Sơn. Nghe nói khúc này khó đi lắm, sang bên kia, đường mới khá hơn.
- Thảo nào con thấy mệt !
Thạch Đạt Lang phì cười:
- Tại con chạy nhảy nhiều. Đường còn dài, muốn đi lâu phải giữ sức chứ !
Oa Tử xen vào:
- Mình chả có gì vội. Đường vắng, cứ thong thả, đến Edo lúc nào thì đến.
Giang phản đối:
- Tại cô cưỡi bò. Thử đi bộ như em xem !
Nhưng vừa than mệt xong, Giang đã quên ngay. Thấy đằng xa có thác nước, Giang vội reo lên:
- Ồ ! Đằng kia có cái thác. Ta lại xem đi thầy !
Thạch Đạt Lang cũng phụ họa:
- Ờ phải đấy, ta lại đó nghỉ chân.
Cả ba rẽ vào đường mòn. Càng vào sâu, cảnh càng hoang dã. Cỏ cao ngang đầu gối, hoa dại rụng đầy, sau trận mưa, nước suối dâng cao kéo theo những cành khô gẫy dạt vào bờ từng đám.
Tiếng nước đổ ầm ầm nghe mỗi lúc một rõ, muốn nói chuyện với nhau phải cao giọng hơn bình thường.
Đến gần thác, thấy có gian lều gỗ chẳng biết ai đã dựng lên, dùng làm chỗ trú chân thật hợp ý.
Giang đỡ Oa Tử trên lưng bò xuống, rồi dẫn con vật buộc vào gốc cây hòe gần một thảm cỏ mướt. Oa Tử chỉ tấm biển gỗ dựng bên thác:
- Kìa ! Tấm biển đề tên thác nước:
Meoto no taki - thác Phu Phụ - tên nghe lạ quá!
Chàng biết tại sao có tên ấy không ?
Thạch Đạt Lang lắc đầu. Cả hai lẳng lặng đứng nhìn nước từ trên núi ầm ầm đổ xuống, tung bọt trắng phau. Họ đoán có lẽ dòng nước, khi đến chỗ dốc trước khi đổ xuống vực sâu đã bị chia hai, một bên chảy hùng tráng mạnh mẽ, một bên thong thả êm đềm, nên mang tên thế chăng.
Dù thế nào đi nữa, thác nước thật đẹp. Hai dòng song song bổ túc cho nhau trước khi nhập chung làm một, đổ từ trên cao hàng chục trượng xuống một cái hồ lớn rồi chia thành nhiều nhánh len lỏi giữa những ghềnh đá xanh rêu như những con rắn bạc mất hút trong đám cỏ lau và cây rừng rậm rạp dưới chân núi.
Nước chảy liên miên, tiếng thác nước ầm ầm đổ khiến phong cảnh sống động và như tiếp cho Giang một nguồn sinh lực mới. Thằng bé nhảy trên những hòn đá ngổn ngang, la hét vang trời, thỉnh thoảng ngưng lại để nghe giọng mình dội vào vách đá vang vang, lấy làm thích thú.
- A ! Có cá ! Có cá !
Giang nhặt đá ném. Hết con này đến con khác, cứ thế mê mãi đuổi cá theo dòng suối xuống vùng hạ lưu. Chẳng bao lâu tiếng la hét của nó loãng đi và bị tiếng thác nước khỏa lấp, không còn nghe thấy gì nữa.
Trong bóng mát của gian lều, Thạch Đạt Lang và Oa Tử ngồi cạnh nhau, giữa hằng hà sa số những vòng hào quang sặc sỡ như những chiếc cầu vồng nhỏ do ánh mặt trời chiếu lên trên nền cỏ ướt. Oa Tử nói:
- Không biết thằng bé chạy đâu ? Mười bốn mười lăm rồi mà còn nghịch ngợm quá!
- Nó còn trẻ con. Ở tuổi ấy, ta nghịch hơn thế nữa. Trái lại, Mãn Hà Chí lại khác ta. Hắn hiền như bụt. Chẳng biết bây giờ hắn đâu. Hắn đáng phải để ý hơn là thằng bé.
- Nói đến Mãn Hà Chí, thiếp mới sực nhớ, mong hắn đừng có mặt.
- Sao vậy ? Có mặt Mãn Hà Chí mình sẽ giải thích để hắn khỏi hiểu lầm. Tốt chứ.
Oa Tử bứt cỏ:
- Chẳng biết hắn có hiểu không ? Mẹ con bà Hồ Điểu nhiều thành kiến và bướng lắm, không như mọi người đâu.
- Oa Tử ! Có chắc nàng không đổi ý không ?
Oa Tử ngạc nhiên, hỏi lại:
- Đổi ý về việc gì ?
- Về lòng mình. Ta muốn nói nàng có hối hận đã từ hôn Mãn Hà Chí chăng ?
Oa Tử cau mày như vừa nghe một điều trái ý.
- Không ! Thiếp không bao giờ hối hận !
Thiếu nữ mặt ửng đỏ, gục đầu, lấy tay bưng mặt. Cử chỉ ấy cùng những rung động nhẹ của đôi vai nàng, tất cả đều như gào lên một sự thật:
“Lòng thiếp thuộc về chàng, chàng không biết ư ? Thiếp là của chàng chứ chẳng phải của ai hết”.
Tiếc đã lỡ lời, Thạch Đạt Lang quàng vai Oa Tử tha thiết. Mấy ngày nay, nhìn ánh sáng đùa giỡn trên thân hình người thiếu nữ, ban đêm dưới ngọn đèn mờ lay động, ban ngày dưới ánh dương quang lộng lẫy, nhìn làn lông tơ lấm tấm mồ hôi, hắn nghĩ đến một bông sen mới nở còn ướt sương mai.
Trong quán trà, chỉ nằm cách nhau một tấm bình phong mỏng, hắn đã ngửi mùi hương từ mái tóc người thiếu nữ bay ra phảng phất lẫn với mùi da thịt nồng ấm. Giờ đây, tiếng thác đổ ngoài kia khích động hắn vô cùng. Mạch máu hắn chảy mạnh. Thạch Đạt Lang cảm thấy nhộn nhạo khác thường, bèn bỏ ra xa, đến gần chỗ nước chảy, ngồi khuất trong đám cỏ cao.
Được một lúc, Oa Tử cũng tới bên, ôm gối hắn và ngước mắt nhìn bộ mặt đăm chiêu thoáng chút hốt hoảng của người yêu.
- Giận thiếp đấy ư ? Nếu có điều gì không phải, cho thiếp xin lỗi.
Thạch Đạt Lang không đáp. Mặt hắn đanh lại, cố làm ra vẻ nghiêm trang. Oa Tử bỗng ôm lấy cổ hắn ghì chặt. Mùi hương của thiếu nữ và cử chỉ nồng nàn ấy khiến Thạch Đạt Lang ngây ngất. Hắn không còn tự chủ nổi, ôm chặt lấy Oa Tử và đè nàng xuống cỏ.
- Oa Tử ! Oa Tử !
Nhưng Oa Tử vùng vẫy, cố thoát khỏi vòng tay lực lưỡng của hắn.
- Đừng ! Đừng ! Thạch Lang, chàng mà cũng thế ư ?
Lệ ứa ra hai bên khóe mắt, tiếng nức nở và nét mặt van lơn của người thiếu nữ làm Thạch Đạt Lang sửng sốt. Hắn bỏ Oa Tử ra. Nàng kinh hãi chạy về lều.
Một chiếc túi nhỏ đựng đồ trang sức từ tay áo Oa Tử rớt xuống đất nằm trên cỏ, bên một cánh hoa nhàu nát. Thạch Đạt Lang đăm đăm nhìn cái túi, thảng thốt:
- Ta đã làm gì ? Ta đã làm gì Oa Tử ?
Xấu hổ và hối hận tràn ngập lòng người trẻ tuổi. Hắn bị lạc hướng và có cảm tưởng như vừa bị xúc phạm. Oa Tử lừa dối hắn sao ? Nhưng lời nói của nàng, mắt nàng, môi nàng, tóc nàng, cả thân thể và dáng điệu của nàng nữa, đều mời mọc hắn, thổi bùng ngọn lửa đam mê trong lòng hắn, rồi khi ngọn lửa ấy đã phừng cháy, cũng lại chính nàng dập cho nó tắt.
Sao vậy ? Thạch Đạt Lang không ý thức được trinh tiết đối với Oa Tử quý trọng đến mức nào và sự cố gắng của nàng để người yêu không bị ràng buộc bởi những trách nhiệm khác ngoài kiếm đạo. Hắn chỉ nhìn thấy sự thất bại chua cay của mình trong sự không kềm chế nổi lòng ham muốn. Hình như bao nhiêu cố gắng để trở thành người phi thường của hắn đều hư ảo, hão huyền cả.
Thạch Đạt Lang phục xuống cỏ. Hắn tự nhủ chưa làm điều gì xâm phạm nhưng sao lương tâm hắn vẫn không an ổn. Mùi đất ẩm xông lên, Thạch Đạt Lang dần dần lấy lại được bình tĩnh. Khi đứng dậy, mắt hắn không còn ngọn lửa đam mê nữa mà nguội lạnh như tiền. Dường như hắn vừa nghe tiếng gọi, tiếng gọi của sông rộng núi cao, của lý tưởng hắn đã nguyện phục vụ. Lông mày hắn cau lại như trước kia hắn đã cau lại lúc phải đơn phương lâm trận với hàng trăm đệ tử Hoa Sơn dưới gốc cổ tùng. Một đám mây che khuất vầng thái dương. Con chim rừng bay qua, buông tiếng kêu lanh lảnh. Cơn gió đổi chiều làm tiếng thác nghe khác lạ. Thạch Đạt Lang phanh ngực áo, thong thả đến gần chân thác nước.
Như con chim sẻ nhỏ sợ hãi, Oa Tử đứng sau gốc sồi lớn chứng kiến tất cả những băn khoăn lo lắng của người tình. Nàng không biết Thạch Đạt Lang có hiểu cho nàng không. Thấy Thạch Đạt Lang đau đớn, đã mấy lần Oa Tử muốn chạy ra giải thích cho chàng rõ, nhưng hình như có cái gì cầm chân nàng lại. Lần đầu tiên, nàng thấy thần tượng của nàng, người mà nàng đã dâng hiến cả linh hồn, không phải là hiện thân của đạo đức như nàng tưởng. Sự phát hiện ra trong con người Thạch Đạt Lang một con thú trần trụi với dục tính mãnh liệt khiến mắt Oa Tử mờ đi vì buồn rầu và kinh hãi.
Oa Tử muốn chạy, tìm một chỗ nào thật vắng vẻ ẩn tránh. Nàng muốn bình tĩnh hơn để suy nghĩ, nhưng đi một quãng lại lo sợ và bất định.
“Có lẽ Thạch Đạt Lang khác mọi người. Lòng ham muốn và sự tỏ tình của chàng cũng khác. Ta đã làm khổ chàng”.
Bèn quay trở lại chỗ Thạch Đạt Lang đứng, nhưng chẳng thấy ai, chỉ thấy hơn nước như sương bao phủ và tiếng thác đổ ầm ầm rung chuyển cả căn lều gỗ.
- Cô Oa Tử ! Cô Oa Tử đâu ?
Tiếng Giang gọi thất thanh.
- Cô đây.
- Sư phụ ngã xuống thác rồi ! Cô đứng đây, em xuống xem sao.
Giang nắm dây leo, chuyền xuống giữa những phiến đá trơn trượt. Nhưng Oa Tử làm sao mà có thể cứ đứng ở đây được. Nàng cũng tìm cách theo chân thằng bé.
Đến lưng chừng ghềnh, Oa Tử thấy một vật gì như phiến đá trắng ở giữa thác.
Chính là Thạch Đạt Lang, tựa một sinh vật tí hon giữa cảnh hùng vĩ của thác nước cao hàng chục trượng trên đầu !
Hai tay chắp trước ngực, trần truồng, hắn cầu nguyện.
- Sư phụ !
- Thạch Đạt Lang !
Nhưng những tiếng hét ấy chẳng bao giờ hắn nghe được. Như nghìn nghìn vạn vạn con rồng bạc điên cuồng gầm thét xung quanh, đưa móng vuốt ra quấn lấy vai lấy tay hắn, sẵn sàng lôi hắn đi, những dòng nước nghìn cân nặng của thác Phu Phụ có thể đưa hắn tới cái chết tăm tối. Một chút sơ hở, mất thăng bằng, một hơi thở sai lại khiến công lực suy giảm, Thạch Đạt Lang sẽ bị cuốn vào vực sâu, không cách gì trở lại.
Hắn có cảm tưởng như tim phổi và cơ thể hắn bị sức nặng của cả dãy Mã Yên Sơn đè lên. Hắn không thể khinh xuất.
Ngọn lửa dục vọng trong lòng hắn lụi dần ...lụi dần ...Ngọn lửa ấy giống như lòng tham vọng trước đây đã đẩy hắn ra trận Sekigahara, đã là động lực thôi thúc hắn thực hiện những võ công phi thường. Nhưng nếu hắn không hướng dẫn, chế ngự được tham vọng, nó sẽ biến hắn thành giống thú hung bạo. Mà với một kẻ thù vô hình, nguy hiểm như thể ẩn tàng trong xương thịt, đau đớn thay cho Thạch Đạt Lang, lưỡi gươm của hắn lại vô dụng !
Ý thức sự thất bại hiển nhiên của mình, Thạch Đạt Lang hoang mang bối rối.
Đứng dưới thác nước điên cuồng, hắn cầu nguyện, mong tìm sự quân bình của thể xác và tâm hồn trong khi tranh thắng với cơn thịnh nộ của trời đất, cũng như trước kia hắn đã tranh thắng ngọn Đại Bàng Sơn.
- Sư phụ ! Sư phụ đừng bỏ con !
Tiếng thét của Giang giờ đây là một lời van xin nức nở. Nó cũng chắp tay trước ngực, mặt nhăn lại, cùng chia xẻ với thầy sức nặng ghê gớm của khối nước, niềm đau và sự buốt lạnh thầy nó đang gánh chịu.
Giang không hiểu sao sư phụ mình lại làm thế. Đứng dưới thác nước cho đến chết chăng ?
Bỗng nó giật mình:
cô Oa Tử cũng không còn trên bờ bên kia nữa. Hay lại ngã xuống suối rồi ?
Đột nhiên, giữa những tiếng gió hú và thác đổ ầm ầm, Giang nghe tiếng thầy.
Tiếng được, tiếng mất, không rõ ràng, chẳng biết là lời niệm kinh hay là những lời tự trách, nhưng tiếng thầy nó mạnh lắm, đôi lúc át cả tiếng gió gào và tiếng thác đổ.
Rồi thầy nó thận trọng bước ra khỏi thác. Vẻ trẻ trung và mãnh liệt giờ đây lồ lộ trên tấm thân cùng tráng của Thạch Đạt Lang. Tâm, thân hắn đã được thanh lọc để sẵn sàng bắt đầu một đời sống mới.
Hiểm họa đã qua. Giang thở phào. Nếu cô Oa Tử không còn ở trên bờ nữa thì chắc cô cũng đã về lều, vì cô tin rằng sư phụ nó không sao cả.
- Cô Oa Tử chắc hiểu thầy mình hơn mình.
Nó nghĩ thế rồi nhảy từng bước nhẹ nhàng trên những hòn đá, tìm quãng suối hẹp lội sang bờ bên kia.
Khi đến gần lều, Giang rón rén nhìn vào trong thấy Oa Tử ôm áo và kiếm của sư phụ, mặt đầm đìa nước mắt, nhưng môi lại như mỉm cười.
Oa Tử không giấu mình khóc. Giang thấy lần này những giọt nước mắt của cô Oa Tử khác những giọt nước mắt những lần trước. Nó không hiểu tại sao, chỉ linh cảm một chuyện gì quan trọng lắm đã xảy ra giữa hai người.
Giang bỏ đi, ra chỗ gốc hòe, nằm xuống thảm cỏ cạnh con bò và nói:
- Cứ thế này thì bao giờ mới đến Edo ?
Oa Tử cưỡi bò, Thạch Đạt Lang thong dong đi cạnh. Cả hai nét mặt hớn hở. Bao nhiêu sầu muộn trước đây hình như họ đều để lại đằng sau cả. Giang chạy nhảy như con sóc. Nó lấy lá cuộn thành kèn thổi te te và đuổi bắt những con sáo sậu đậu ở vệ cỏ.
Mặt trời mỗi lúc một cao, Giang đã thấy mồ hôi vã lấm tấm. Nó lấy tay quệt:
- Nóng quá ! Mới sáng mà đã nóng. Đây là đâu thế thầy.
- Đèo Mã Yên Sơn. Nghe nói khúc này khó đi lắm, sang bên kia, đường mới khá hơn.
- Thảo nào con thấy mệt !
Thạch Đạt Lang phì cười:
- Tại con chạy nhảy nhiều. Đường còn dài, muốn đi lâu phải giữ sức chứ !
Oa Tử xen vào:
- Mình chả có gì vội. Đường vắng, cứ thong thả, đến Edo lúc nào thì đến.
Giang phản đối:
- Tại cô cưỡi bò. Thử đi bộ như em xem !
Nhưng vừa than mệt xong, Giang đã quên ngay. Thấy đằng xa có thác nước, Giang vội reo lên:
- Ồ ! Đằng kia có cái thác. Ta lại xem đi thầy !
Thạch Đạt Lang cũng phụ họa:
- Ờ phải đấy, ta lại đó nghỉ chân.
Cả ba rẽ vào đường mòn. Càng vào sâu, cảnh càng hoang dã. Cỏ cao ngang đầu gối, hoa dại rụng đầy, sau trận mưa, nước suối dâng cao kéo theo những cành khô gẫy dạt vào bờ từng đám.
Tiếng nước đổ ầm ầm nghe mỗi lúc một rõ, muốn nói chuyện với nhau phải cao giọng hơn bình thường.
Đến gần thác, thấy có gian lều gỗ chẳng biết ai đã dựng lên, dùng làm chỗ trú chân thật hợp ý.
Giang đỡ Oa Tử trên lưng bò xuống, rồi dẫn con vật buộc vào gốc cây hòe gần một thảm cỏ mướt. Oa Tử chỉ tấm biển gỗ dựng bên thác:
- Kìa ! Tấm biển đề tên thác nước:
Meoto no taki - thác Phu Phụ - tên nghe lạ quá!
Chàng biết tại sao có tên ấy không ?
Thạch Đạt Lang lắc đầu. Cả hai lẳng lặng đứng nhìn nước từ trên núi ầm ầm đổ xuống, tung bọt trắng phau. Họ đoán có lẽ dòng nước, khi đến chỗ dốc trước khi đổ xuống vực sâu đã bị chia hai, một bên chảy hùng tráng mạnh mẽ, một bên thong thả êm đềm, nên mang tên thế chăng.
Dù thế nào đi nữa, thác nước thật đẹp. Hai dòng song song bổ túc cho nhau trước khi nhập chung làm một, đổ từ trên cao hàng chục trượng xuống một cái hồ lớn rồi chia thành nhiều nhánh len lỏi giữa những ghềnh đá xanh rêu như những con rắn bạc mất hút trong đám cỏ lau và cây rừng rậm rạp dưới chân núi.
Nước chảy liên miên, tiếng thác nước ầm ầm đổ khiến phong cảnh sống động và như tiếp cho Giang một nguồn sinh lực mới. Thằng bé nhảy trên những hòn đá ngổn ngang, la hét vang trời, thỉnh thoảng ngưng lại để nghe giọng mình dội vào vách đá vang vang, lấy làm thích thú.
- A ! Có cá ! Có cá !
Giang nhặt đá ném. Hết con này đến con khác, cứ thế mê mãi đuổi cá theo dòng suối xuống vùng hạ lưu. Chẳng bao lâu tiếng la hét của nó loãng đi và bị tiếng thác nước khỏa lấp, không còn nghe thấy gì nữa.
Trong bóng mát của gian lều, Thạch Đạt Lang và Oa Tử ngồi cạnh nhau, giữa hằng hà sa số những vòng hào quang sặc sỡ như những chiếc cầu vồng nhỏ do ánh mặt trời chiếu lên trên nền cỏ ướt. Oa Tử nói:
- Không biết thằng bé chạy đâu ? Mười bốn mười lăm rồi mà còn nghịch ngợm quá!
- Nó còn trẻ con. Ở tuổi ấy, ta nghịch hơn thế nữa. Trái lại, Mãn Hà Chí lại khác ta. Hắn hiền như bụt. Chẳng biết bây giờ hắn đâu. Hắn đáng phải để ý hơn là thằng bé.
- Nói đến Mãn Hà Chí, thiếp mới sực nhớ, mong hắn đừng có mặt.
- Sao vậy ? Có mặt Mãn Hà Chí mình sẽ giải thích để hắn khỏi hiểu lầm. Tốt chứ.
Oa Tử bứt cỏ:
- Chẳng biết hắn có hiểu không ? Mẹ con bà Hồ Điểu nhiều thành kiến và bướng lắm, không như mọi người đâu.
- Oa Tử ! Có chắc nàng không đổi ý không ?
Oa Tử ngạc nhiên, hỏi lại:
- Đổi ý về việc gì ?
- Về lòng mình. Ta muốn nói nàng có hối hận đã từ hôn Mãn Hà Chí chăng ?
Oa Tử cau mày như vừa nghe một điều trái ý.
- Không ! Thiếp không bao giờ hối hận !
Thiếu nữ mặt ửng đỏ, gục đầu, lấy tay bưng mặt. Cử chỉ ấy cùng những rung động nhẹ của đôi vai nàng, tất cả đều như gào lên một sự thật:
“Lòng thiếp thuộc về chàng, chàng không biết ư ? Thiếp là của chàng chứ chẳng phải của ai hết”.
Tiếc đã lỡ lời, Thạch Đạt Lang quàng vai Oa Tử tha thiết. Mấy ngày nay, nhìn ánh sáng đùa giỡn trên thân hình người thiếu nữ, ban đêm dưới ngọn đèn mờ lay động, ban ngày dưới ánh dương quang lộng lẫy, nhìn làn lông tơ lấm tấm mồ hôi, hắn nghĩ đến một bông sen mới nở còn ướt sương mai.
Trong quán trà, chỉ nằm cách nhau một tấm bình phong mỏng, hắn đã ngửi mùi hương từ mái tóc người thiếu nữ bay ra phảng phất lẫn với mùi da thịt nồng ấm. Giờ đây, tiếng thác đổ ngoài kia khích động hắn vô cùng. Mạch máu hắn chảy mạnh. Thạch Đạt Lang cảm thấy nhộn nhạo khác thường, bèn bỏ ra xa, đến gần chỗ nước chảy, ngồi khuất trong đám cỏ cao.
Được một lúc, Oa Tử cũng tới bên, ôm gối hắn và ngước mắt nhìn bộ mặt đăm chiêu thoáng chút hốt hoảng của người yêu.
- Giận thiếp đấy ư ? Nếu có điều gì không phải, cho thiếp xin lỗi.
Thạch Đạt Lang không đáp. Mặt hắn đanh lại, cố làm ra vẻ nghiêm trang. Oa Tử bỗng ôm lấy cổ hắn ghì chặt. Mùi hương của thiếu nữ và cử chỉ nồng nàn ấy khiến Thạch Đạt Lang ngây ngất. Hắn không còn tự chủ nổi, ôm chặt lấy Oa Tử và đè nàng xuống cỏ.
- Oa Tử ! Oa Tử !
Nhưng Oa Tử vùng vẫy, cố thoát khỏi vòng tay lực lưỡng của hắn.
- Đừng ! Đừng ! Thạch Lang, chàng mà cũng thế ư ?
Lệ ứa ra hai bên khóe mắt, tiếng nức nở và nét mặt van lơn của người thiếu nữ làm Thạch Đạt Lang sửng sốt. Hắn bỏ Oa Tử ra. Nàng kinh hãi chạy về lều.
Một chiếc túi nhỏ đựng đồ trang sức từ tay áo Oa Tử rớt xuống đất nằm trên cỏ, bên một cánh hoa nhàu nát. Thạch Đạt Lang đăm đăm nhìn cái túi, thảng thốt:
- Ta đã làm gì ? Ta đã làm gì Oa Tử ?
Xấu hổ và hối hận tràn ngập lòng người trẻ tuổi. Hắn bị lạc hướng và có cảm tưởng như vừa bị xúc phạm. Oa Tử lừa dối hắn sao ? Nhưng lời nói của nàng, mắt nàng, môi nàng, tóc nàng, cả thân thể và dáng điệu của nàng nữa, đều mời mọc hắn, thổi bùng ngọn lửa đam mê trong lòng hắn, rồi khi ngọn lửa ấy đã phừng cháy, cũng lại chính nàng dập cho nó tắt.
Sao vậy ? Thạch Đạt Lang không ý thức được trinh tiết đối với Oa Tử quý trọng đến mức nào và sự cố gắng của nàng để người yêu không bị ràng buộc bởi những trách nhiệm khác ngoài kiếm đạo. Hắn chỉ nhìn thấy sự thất bại chua cay của mình trong sự không kềm chế nổi lòng ham muốn. Hình như bao nhiêu cố gắng để trở thành người phi thường của hắn đều hư ảo, hão huyền cả.
Thạch Đạt Lang phục xuống cỏ. Hắn tự nhủ chưa làm điều gì xâm phạm nhưng sao lương tâm hắn vẫn không an ổn. Mùi đất ẩm xông lên, Thạch Đạt Lang dần dần lấy lại được bình tĩnh. Khi đứng dậy, mắt hắn không còn ngọn lửa đam mê nữa mà nguội lạnh như tiền. Dường như hắn vừa nghe tiếng gọi, tiếng gọi của sông rộng núi cao, của lý tưởng hắn đã nguyện phục vụ. Lông mày hắn cau lại như trước kia hắn đã cau lại lúc phải đơn phương lâm trận với hàng trăm đệ tử Hoa Sơn dưới gốc cổ tùng. Một đám mây che khuất vầng thái dương. Con chim rừng bay qua, buông tiếng kêu lanh lảnh. Cơn gió đổi chiều làm tiếng thác nghe khác lạ. Thạch Đạt Lang phanh ngực áo, thong thả đến gần chân thác nước.
Như con chim sẻ nhỏ sợ hãi, Oa Tử đứng sau gốc sồi lớn chứng kiến tất cả những băn khoăn lo lắng của người tình. Nàng không biết Thạch Đạt Lang có hiểu cho nàng không. Thấy Thạch Đạt Lang đau đớn, đã mấy lần Oa Tử muốn chạy ra giải thích cho chàng rõ, nhưng hình như có cái gì cầm chân nàng lại. Lần đầu tiên, nàng thấy thần tượng của nàng, người mà nàng đã dâng hiến cả linh hồn, không phải là hiện thân của đạo đức như nàng tưởng. Sự phát hiện ra trong con người Thạch Đạt Lang một con thú trần trụi với dục tính mãnh liệt khiến mắt Oa Tử mờ đi vì buồn rầu và kinh hãi.
Oa Tử muốn chạy, tìm một chỗ nào thật vắng vẻ ẩn tránh. Nàng muốn bình tĩnh hơn để suy nghĩ, nhưng đi một quãng lại lo sợ và bất định.
“Có lẽ Thạch Đạt Lang khác mọi người. Lòng ham muốn và sự tỏ tình của chàng cũng khác. Ta đã làm khổ chàng”.
Bèn quay trở lại chỗ Thạch Đạt Lang đứng, nhưng chẳng thấy ai, chỉ thấy hơn nước như sương bao phủ và tiếng thác đổ ầm ầm rung chuyển cả căn lều gỗ.
- Cô Oa Tử ! Cô Oa Tử đâu ?
Tiếng Giang gọi thất thanh.
- Cô đây.
- Sư phụ ngã xuống thác rồi ! Cô đứng đây, em xuống xem sao.
Giang nắm dây leo, chuyền xuống giữa những phiến đá trơn trượt. Nhưng Oa Tử làm sao mà có thể cứ đứng ở đây được. Nàng cũng tìm cách theo chân thằng bé.
Đến lưng chừng ghềnh, Oa Tử thấy một vật gì như phiến đá trắng ở giữa thác.
Chính là Thạch Đạt Lang, tựa một sinh vật tí hon giữa cảnh hùng vĩ của thác nước cao hàng chục trượng trên đầu !
Hai tay chắp trước ngực, trần truồng, hắn cầu nguyện.
- Sư phụ !
- Thạch Đạt Lang !
Nhưng những tiếng hét ấy chẳng bao giờ hắn nghe được. Như nghìn nghìn vạn vạn con rồng bạc điên cuồng gầm thét xung quanh, đưa móng vuốt ra quấn lấy vai lấy tay hắn, sẵn sàng lôi hắn đi, những dòng nước nghìn cân nặng của thác Phu Phụ có thể đưa hắn tới cái chết tăm tối. Một chút sơ hở, mất thăng bằng, một hơi thở sai lại khiến công lực suy giảm, Thạch Đạt Lang sẽ bị cuốn vào vực sâu, không cách gì trở lại.
Hắn có cảm tưởng như tim phổi và cơ thể hắn bị sức nặng của cả dãy Mã Yên Sơn đè lên. Hắn không thể khinh xuất.
Ngọn lửa dục vọng trong lòng hắn lụi dần ...lụi dần ...Ngọn lửa ấy giống như lòng tham vọng trước đây đã đẩy hắn ra trận Sekigahara, đã là động lực thôi thúc hắn thực hiện những võ công phi thường. Nhưng nếu hắn không hướng dẫn, chế ngự được tham vọng, nó sẽ biến hắn thành giống thú hung bạo. Mà với một kẻ thù vô hình, nguy hiểm như thể ẩn tàng trong xương thịt, đau đớn thay cho Thạch Đạt Lang, lưỡi gươm của hắn lại vô dụng !
Ý thức sự thất bại hiển nhiên của mình, Thạch Đạt Lang hoang mang bối rối.
Đứng dưới thác nước điên cuồng, hắn cầu nguyện, mong tìm sự quân bình của thể xác và tâm hồn trong khi tranh thắng với cơn thịnh nộ của trời đất, cũng như trước kia hắn đã tranh thắng ngọn Đại Bàng Sơn.
- Sư phụ ! Sư phụ đừng bỏ con !
Tiếng thét của Giang giờ đây là một lời van xin nức nở. Nó cũng chắp tay trước ngực, mặt nhăn lại, cùng chia xẻ với thầy sức nặng ghê gớm của khối nước, niềm đau và sự buốt lạnh thầy nó đang gánh chịu.
Giang không hiểu sao sư phụ mình lại làm thế. Đứng dưới thác nước cho đến chết chăng ?
Bỗng nó giật mình:
cô Oa Tử cũng không còn trên bờ bên kia nữa. Hay lại ngã xuống suối rồi ?
Đột nhiên, giữa những tiếng gió hú và thác đổ ầm ầm, Giang nghe tiếng thầy.
Tiếng được, tiếng mất, không rõ ràng, chẳng biết là lời niệm kinh hay là những lời tự trách, nhưng tiếng thầy nó mạnh lắm, đôi lúc át cả tiếng gió gào và tiếng thác đổ.
Rồi thầy nó thận trọng bước ra khỏi thác. Vẻ trẻ trung và mãnh liệt giờ đây lồ lộ trên tấm thân cùng tráng của Thạch Đạt Lang. Tâm, thân hắn đã được thanh lọc để sẵn sàng bắt đầu một đời sống mới.
Hiểm họa đã qua. Giang thở phào. Nếu cô Oa Tử không còn ở trên bờ nữa thì chắc cô cũng đã về lều, vì cô tin rằng sư phụ nó không sao cả.
- Cô Oa Tử chắc hiểu thầy mình hơn mình.
Nó nghĩ thế rồi nhảy từng bước nhẹ nhàng trên những hòn đá, tìm quãng suối hẹp lội sang bờ bên kia.
Khi đến gần lều, Giang rón rén nhìn vào trong thấy Oa Tử ôm áo và kiếm của sư phụ, mặt đầm đìa nước mắt, nhưng môi lại như mỉm cười.
Oa Tử không giấu mình khóc. Giang thấy lần này những giọt nước mắt của cô Oa Tử khác những giọt nước mắt những lần trước. Nó không hiểu tại sao, chỉ linh cảm một chuyện gì quan trọng lắm đã xảy ra giữa hai người.
Giang bỏ đi, ra chỗ gốc hòe, nằm xuống thảm cỏ cạnh con bò và nói:
- Cứ thế này thì bao giờ mới đến Edo ?
Bình luận truyện