Thạch Kiếm
Chương 60: Dế trong bụi cỏ
Len lỏi giữa những ngõ tối khu ven
sông, Giang cắm cúi đi, trong lòng nơm nớp sợ bọn người kia gọi lại vặn
hỏi lôi thôi và có thể bắt nó giải lên quan trấn thủ không biết chừng.
Nó không biết sẽ phải đối đáp ra sao trước những câu hỏi của bao nhiêu người lạ mà nó đoán sẽ gay gắt lắm, về A Kế Mỹ, về thầy nó, về Oa Tử. Và trần tình như thế nào trước mặt Đại Cổ khi ông hỏi nó tại sao đi cùng với một kỹ nữ vào tiệm nước.
Nó biết Đại Cổ chẳng ưa gì giới ăn chơi, nhất là giới kỹ nữ. Vả hơn nữa, ông đã dặn nó phải ở nhà trong khi ông đi vắng. Tất cả những điều ấy, khi nghĩ đến, khiến nó bồn chồn lo lắng và giục nó bước mau.
Vết thương còn hơi nhức, Giang lấy tay sờ đầu không thấy máu thì yên bụng. Cơn gió thốc vào mặt, luồn qua khe áo phong phanh khiến nó run rẩy. Nó cố giữ cho hai hàm răng khỏi đánh vào nhau lập cập.
Nhìn ra xung quanh, Giang không khỏi ngạc nhiên. Cảnh vật lạ hoắc, khác hẳn với những khu phố đã đi qua hồi nãy. Nhà cửa thưa dần, tối đen, im lìm. Quay nhìn lại chẳng thấy có quán xá hay bất cứ dấu vết gì của sự sinh hoạt náo nhiệt nữa. Tuy về phía chân trời, ngọn Chichibu vẫn yên tĩnh nhưng chỗ Giang đứng có một cái gì hoang phế làm nó rờn rợn.
Đây là cuối ngõ và xa hơn nữa là bãi hoang. Một con đường mòn chạy ngoằn ngoèo qua bãi hoang khuất sau vách đá dựng đứng của một tòa lâu đài cổ. Tòa lâu đài, dường như bị bỏ phế lâu ngày, đã điêu tàn; cây dại, bụi gai chen nhau mọc lấp cả chân tường và lối vào. Mái ngói hư nát trơ những kèo và đầu mè đen sì. Dưới ánh trăng non, trông chúng tựa những rẻ sườn của một xác chết.
Xung quanh tòa cổ lâu chẳng có vết tích gì gọi là tường hay hào bao bọc. Trước kia, đây hẳn là chỗ ở của một lãnh chúa địa phương, sau khi sa sút, con cháu bỏ đi lập nghiệp nơi khác, không đoái hoài đến nữa.
Phía bên kia đường có vài thửa ruộng cằn. Xa hơn, mấy căn lều gỗ trơ trọi, tối đen.
Trong cái đìu hiu của cảnh vật, tiếng ếch kêu gióng một càng như gợi lên trong lòng Giang một cảm giác thê lương và sợ hãi không duyên cớ.
Bỗng trên sườn vách đá có vật gì động đậy. Tưởng là chồn cáo, Giang không để ý, nhưng thấy vật ấy cử động có hơi khác lạ, nó tò mò nhìn kỹ. Vật ấy cử động đều đặn một lát, ngưng lại, rồi lại tiếp tục cử động đều đặn như thế.
Giang trố mắt nhìn đến nứt kẽ. Mãi sau mới nhận ra một người đang tuột dây từ trên bờ thành lâu đài xuống. Gã đeo trên lưng cái bọc lớn.
Tuy sợ, Giang vẫn đứng yên, chú mục nhìn như bị thôi miên. Đến chân tường, bóng đen giật cho sợi dây rớt xuống, cuộn lại, rồi bỗng mất hút, tưởng như tan biến vào trong bóng tối của những lùm cây vây bọc xung quanh.
Sự tò mò của Giang lên đến cực điểm. Nấp sau một tảng đá, nó định bụng chờ lúc nữa, nếu không động tĩnh gì, sẽ đến chân tòa lâu đài coi xem thế nào.
Nhưng chẳng phải đợi lâu. Chừng một chập, có lẽ chưa tàn nửa nén hương, Giang đã thấy cũng cái bóng đen ấy men theo bờ ruộng tiến thẳng về hướng nó nấp. Hoảng sợ, Giang định bỏ chạy nhưng bỗng thở phào:
bó củi trên lưng kẻ ấy khiến nó đoán ra ngay.
“Có gì đâu ! Chỉ là một người kiếm củi, thế mà làm mình sợ muốn chết !”. Nhưng Giang lại thầm rủa kẻ kiếm củi về trễ đã làm nó thất vọng. Cái cảm giác rờn rợn nổi da gà khi nãy không còn nữa và cả một sự bí mật ghê gớm nó mường tượng ra đột nhiên trở thành tầm thường và nhàm chán một cách khó chịu.
Nó toan dời chỗ nấp trở về đường cũ. Nhưng nhìn dáng đi của người kiếm củi, Giang kinh ngạc vội giơ tay tự bịt miệng để khỏi thốt ra tiếng kêu lớn. Vì đấy chính là dáng đi của Đại Cổ.
Bóng người kiếm củi mỗi lúc một gần. Ông ta mặc bộ áo chẽn màu chàm, loại quần áo tiều phu thường mặc, đi dép cỏ và quấn một vuông khăn đen để giấu mặt, nhưng vóc dáng ấy không thể đánh lừa được Giang. Đôi vai rộng, bước đi vừa vững vàng vừa mềm mại, khó tìm thấy ở những người trạc tuổi ngũ tuần là những đặc tính không thể lầm Đại Cổ với một người khác được. Giang tự hỏi:
“Chẳng biết ông ấy đến đây làm gì, nhưng chắc chắn không phải để kiếm củi”.
Đại Cổ men theo bờ ruộng, đến gần chỗ Giang nấp thì rẽ sang một bờ ruộng khác, trèo lên con đường mòn. Đoán chừng ông ta trở về trấn, Giang nảy ý định theo chân cho khỏi lạc, nhưng lại không muốn để ông biết. Bèn chờ Đại Cổ đi thật xa mới len lén dời chỗ nấp, nương bóng tối mà theo. Đường mòn quanh co như rắn lượn đến một cái gò.
Tới chân gò, Đại Cổ để bó củi xuống ngồi nghỉ bên một tấm bia đá chôn đã lâu ngày, đổ nghiêng. Lúc sau mới đứng dậy tiếp tục trèo lên. Giang đến chỗ bia đá cũng dừng lại nghỉ chân. Bia cũ nhưng ít rêu phủ. Giang lẩm nhẩm đọc hàng chứ hãy còn rõ nét:
“Thủ cấp lũng” (gò đầu người) và nghĩ chỗ này chắc là chỗ chôn thủ cấp những kẻ chiến bại ngày trước. Cảm giác rờn rợn lại ào đến xâm chiếm lòng nó và bỗng dưng Giang có cảm tưởng như âm khi lãng đãng theo sau cùng với nhiều tiếng kêu khóc.
Nó quay lại nhìn ...Không ! Bốn bề vắng lặng như tờ, đến tiếng côn trùng cũng không có. Ngó lên cao, gốc tùng cổ thụ vươn những cành cằn cỗi đan vào nhau dưới ánh trăng suông. Bóng Đại Cổ cũng mất hút. Dưới chân gò, con đường mòn vẫn ngoằn ngoèo, từ đâu đến và dẫn đi đâu Giang cũng không biết. Phân vân một lúc, nó đánh liều cứ leo lên gò, may ra ở chỗ cao sẽ tìm được phương hướng.
Mới được mươi bước, Giang khựng lại ngay núp vào trong bụi rậm. Vì nó vừa thấy bóng Đại Cổ trên đỉnh gò. Ông ngồi lên một cái rễ nổi cao khỏi mặt đất, đang hút thuốc.
Giang nín thở. Tẩu thuốc ấy xác nhận danh tính của ông. Không còn nghi ngờ gì nữa. Đúng là Đại Cổ. Nông dân thời đó làm gì có thuốc lá mà hút vì thuốc lá được coi là một loại xa xỉ phẩm. Nước Nhật bấy giờ chỉ mới trồng được một ít thuốc, bán ra rất đắt.
Đến như ở Kansai là vùng giàu có mà cũng ít người dám bỏ tiền mua hút. Ngay Liêu Chính Mộ Đức, lãnh chúa vùng Mitsu thịnh vượng, mỗi khi hút thuốc, gia nhân cũng phải ghi vào sổ rành mạch để theo dõi sự tiêu thụ:
“Sáng:
ba cối; chiều:
hai cối; tối:
một cối”. Ngoài vấn đề đắt đỏ ra, thuốc lá còn không được thông dụng vì độc tính của nó.
Những người không quen, khi hút dễ bị nhức đầu, nôn mửa. Mặc dầu ngửi thơm, thuốc lá bấy giờ bị coi như ma túy và xếp vào hàng độc dược.
Giang biết Đại Cổ nghiện thuốc lá. Ông ta ưa dùng xa xỉ phẩm nhưng ông giàu, hút gì mà chả được. Có điều ông đến đây với mục đích gì giữa lúc tối tăm, lại phải trá hình là một kẻ nhà quê đi nhặt củi thì nó không thể nào đoán ra. Tuổi còn trẻ, với tính tò mò cố hữu, Giang không thể nhịn được. Nó bò đến gần, mở banh mắt ra nhìn.
Hút xong cối thuốc, Đại Cổ thong thả đứng dậy, xắn tay áo đi vòng ra phía sau cây tùng. Khi trở lại, ông cầm một cái mai. Đại Cổ lấy cái mai ở đâu không biết, nhưng Giang thấy ông tỳ tay lên cán mai đứng một hồi lâu nhìn xung quanh dường như muốn ghi nhận tất cả những chi tiết của cảnh vật trong óc. Đoạn ra vẻ vừa ý, ông đến một chỗ ở phía bắc gò, gạt hết lá khô cùng cành gãy sang một bên rồi bắt đầu đào. Hì hục một lúc, Đại Cổ đã đào được một cái hố sâu, rộng chừng vừa một người đứng. Giang thấy ông nhảy xuống hố rồi mất dạng. Nó sợ hãi muốn kêu lên, tưởng Đại Cổ tự đào huyệt chôn mình. Nhưng không. Ông nhô đầu lên ngay, đổ ít đất lên miệng hố rồi lại thụp xuống.
Thì ra ông ngồi dưới hố cốt đào cho hố sâu thêm, mỗi khi nhô đầu lên là để đổ đất ra ngoài. Giang tự cười mình ngốc.
Khi trăng xế, cái hố đã khá sâu. Đại Cổ trèo ra ngoài ngồi nghỉ, kéo khăn lau mặt rồi lấy tẩu ra nhồi thuốc. Nhưng nghĩ thế nào, lại cất vào bọc. Ông đến bên bó củi gỡ những cành khô buộc ở bên ngoài ra, để lộ một cái áo da lớn, loại áo các lãnh chúa thường mặc ngoài giáp sắt mỗi khi lâm trận. Trong nữa là một cái đẫy vải. Giang thấy Đại Cổ cởi đẫy, đánh lửa châm ngọn nến con, lúi húi đọc một tập giấy to khoảng bàn tay rồi soạn nhiều thỏi dài và nặng từ trong đẫy ra. Dưới ánh nến, Giang thấy những thỏi đó lóe sáng thì biết ngay là vàng. Vàng đã được nấu chảy đổ vào khuôn làm bằng những gióng tre bổ đôi nên có hình như nửa hình ống.
Chưa hết, Đại Cổ còn cởi thắt lưng lấy ra vô số đồng tiền vàng khác, đặt cẩn thận lên những thỏi vàng trong đẫy, gói cả lại thành một bọc lớn vất xuống hố như người ta vất xác một con chó chết. Đoạn tắt nến, gạt đất lấp hố lại, lấy chân dậm cho chặt, sau đó nhặt lá thông khô và cành gẫy trải lên trên. Lúc sau không còn thấy vết tích gì của cái hố mới đào nữa.
Công việc êm trôi, Đại Cổ xoa tay khoan khoái, cởi bỏ bộ áo nông dân bọc vào cái mai, ra phía sau cây tùng. Lúc ông trở lại, Giang thấy ông hiện nguyên hình là một thương gia giàu có như nó biết, vai đeo túi hành trang bằng vóc thêu, tay chống gậy trúc, phong thái ung dung như các thương gia giàu có đáng trọng khác.
Ngồi trong bụi, Giang tưởng mình mơ, không biết chuyện vừa xảy ra trước mắt là chuyện thật hay chỉ là một vở tuồng Kabuki diễn khéo.
Đợi cho Đại Cổ đi hẳn, nó mò đến gốc tùng cổ thụ. Mặc dầu vừa chứng kiến tận mắt việc làm của Đại Cổ, nó cũng không thể nhất quyết được chỗ nào là chỗ vàng mới chôn:
dưới ánh trăng lu, bên gốc cổ thụ, chỗ nào cũng đầy lá thông khô, cành thông gẫy.
Giang nhìn mặt đất như nhìn cái bàn tay trống không của một nhà làm ảo thuật thiện nghệ.
“Khuya rồi, chắc mình phải tìm đường về thôi, kẻo bị nghi ngờ”. Nghĩ đoạn, bèn trèo lên cành cây cao nhìn bốn phía. Xa xa, ánh đèn trấn Hà Châu hiện rõ. Giang tuột xuống, định hướng xong, cứ thế mà đi nhưng cũng cẩn thận tránh những đường lớn vì sợ gặp Đại Cổ.
Về đến lữ điếm, may sao mọi người đã yên giấc, không còn cái không khí ồn ào, rộn rịp lúc ban chiều nữa. Vào phòng thấy gia nhân của Đại Cổ đang ngáy pho pho bên chiếc rương lớn sơn then, một dòng nước rãi nhểu dài trên khóe mép.
Giang lay gọi:
- Bảo Đồng ! Bảo Đồng ! Sao không xuống dưới chiếu mà nằm. Mà ngươi không khép cửa, để gió lùa độc lắm !
Bảo Đồng giật mình sực tỉnh. Rồi như chợt nhớ điều gì, nó dụi mắt, nói:
- Giang hả ? Ngươi đi đâu suốt từ chiều mà không xin phép lão nhân gia ? Sao bây giờ mới về ?
- Đi đâu đâu ? Ra phố một chút rồi về ngay, có ngươi ngủ, không biết thì có !
- Nói láo ! Đừng hòng gạt ta. Người ta bảo ngươi đi theo ả kỹ nữ đoàn Phong Nguyệt. Mới bằng ấy tuổi đầu mà đã thế thì sau này làm được cái tích sự gì ?
Giang chưa kịp cãi, cửa đã mở toang. Đại Cổ bước vào:
- Thôi đừng to tiếng nữa. Khuya rồi, làm rộn người khác. Bảo Đồng, sửa soạn giày áo cho ta để mai lên đường sớm.
oo Tuy nói là lên đường sớm, nhưng thực ra cả ba thầy trò Đại Cổ còn nấn ná ăn sáng, dềnh dàng mãi đến gần trưa mới dời khỏi lữ điếm. Đoàn kỹ nữ Kyoto đã lên đường từ lâu. Giang nghe tiếng Thôi Nãi Phu quát bảo đàn em ngay từ sáng sớm.
Như thường lệ, Đại Cổ và Giang đi trước, nhưng lần này Giang không đi cùng với ông nữa mà lui về phía sau đi cạnh Bảo Đồng. Qua một bãi cỏ xanh tươi, Đại Cổ ra vẻ ngạc nhiên quay hỏi thằng bé:
- Giang ! Hôm nay ngươi sao thế ?
- Dạ ! Có sao đâu !
Nó cố làm ra vẻ tự nhiên.
- Có chuyện gì phải không ?
- Dạ không ! Sao lão bá lại hỏi thế ?
- Ngươi có vẻ nóng nảy, sợ hãi, không như mọi ngày.
- Dạ không ! Không có chuyện gì. Giang vội đáp. Có điều tiểu điệt đã nghĩ kỹ, nếu cứ theo chân lão bá mãi thì không biết đến bao giờ mới gặp lại được sư phụ. Vậy xin cho tiểu điệt được đi tìm sư phụ một mình, nếu không có điều gì bất tiện ...
Đại Cổ mơ màng nhìn ra xa như suy nghĩ điều gì rồi nói:
- Ta thấy có một điều bất tiện.
- Điều gì ? Tiểu điệt biết được không ?
Mỉm cười, Đại Cổ đưa tay nắm tay nó:
- Ngồi xuống đây đã !
Nhưng Giang không nắm tay lão. Nó giả vờ không nhìn thấy cử chỉ thân thiện ấy của Đại Cổ, ngồi bệt ngay xuống cỏ theo lời bảo. Đại Cổ lặng thinh cũng ngồi xuống phiến đá bên cạnh. Ông ra hiệu cho gia nhân cứ gánh rương đi trước, rồi rút trong bọc ra cái tẩu sành vẫn quen dùng, ông lấy thuốc thong thả nhồi vào.
Sốt ruột, Giang nhắc:
- Tiểu điệt nóng lòng muốn gặp sư phụ ...
Đại Cổ châm thuốc, gật gù:
- Thì ta có cấm ngươi đâu !
- Vậy lão bá để cho tiểu điệt đi tìm sư phụ một mình ...
Đại Cổ hút một hơi thuốc dài, đoạn quay lại, nét mặt nghiêm nghị bảo Giang:
- Không được ! Kể từ giờ, ngươi không được đi đâu một mình vì ngươi đã là con nuôi ta !
Giang sửng sốt. Nó không hiểu gì cả. Nó nuốt nước bọt. Đại Cổ cười rung cả hai vai và cả cái tẩu thuốc cầm trên tay. Thấy thế, Giang cũng cười, tưởng lão nói đùa. Bèn đáp:
- Không được ! Tiểu điệt không muốn làm con nuôi lão bá !
- Sao ?
- Vì lão bá là thương gia mà tiểu điệt lại muốn trở thành kiếm sĩ.
Tiếng cười vừa dứt lại phá lên. Lần này lâu và dài tưởng vô tận.
- Không hề gì. Đại Cổ này chẳng phải là dân giả tầm thường không danh vọng gì hay dòng dõi thế gia. Nếu ngươi bằng lòng, ta sẽ giúp ngươi trở thành kiếm sĩ.
Giang ngạc nhiên thật sự, vì nó cảm thấy tuy bề ngoài cười cợt nhưng bên trong Đại Cổ không có ý đùa. Bèn quay sang rụt rè hỏi:
- Tại sao lão bá đột nhiên có ý ấy ?
Thình lình Đại Cổ chộp ngay lấy hai tay thằng bé, kéo nó vào lòng mình rồi ghé sát tai nó mà dằn từng tiếng:
- Nghiệt súc ! Mày nhìn thấy hết cả rồi phải không ?
Giang xanh mặt, cố trấn tĩnh:
- Lão bá bảo tiểu điệt nhìn thấy gì ?
- Hà hà ! Thằng này vờ vịt khéo thật !
- Tiểu điệt không hiểu lão bá định nói gì.
- Mày nhìn thấy việc ta làm đêm qua rồi phải không ? Tại sao mày dám chõ mũi vào công việc riêng của ta ?
Giang cựa quấy cố giằng ra nhưng Đại Cổ khỏe quá. Tay lão như hai gọng kìm sắt siết chặt cổ tay nó và đùi lão ép chặt vào hai bên hông nó. Biết không chối được mà cũng không chạy được, Giang xuống nước năn nỉ:
- Xin lão bá tha cho tiểu điệt ! Tiểu điệt chỉ tình cờ mà thấy chứ không chủ ý. Tiểu điệt sẽ không nói chuyện này cho ai biết.
- Khẽ chứ ! Ta không phạt ngươi nhưng muốn ngươi phải làm con ta. Nếu không chịu, ta không còn cách nào khác là phải giết ngươi để diệt khẩu. Đừng bắt ta làm thế.
Ngươi là đứa trẻ thông minh tất hiểu rõ.
Lần đầu tiên trong đời, Giang thấy sợ. Một nỗi sợ thật sự, không phải là ghê rợn hay kinh hãi, nhưng là một nỗi sợ tiếp nhận qua lý trí của một kẻ đứng trước cái chết mà thấy mình bất lực.
- Xin lão bá tha cho ! Tiểu điệt đã biết lỗi, xin đừng giết tội nghiệp.
Ánh mắt Đại Cổ sắc như dao nhìn nó. Gọng kềm hai bàn tay lão siết cổ tay nó mà lời của lão vẫn ngọt tựa mía lùi:
- Vậy ngươi bằng lòng làm con ta chứ ?
Qùy trong lòng Đại Cổ, Giang như con dế giữa bụi cỏ cao. Lá cỏ bao vây hay che chở nó, nó không phân biệt được. Che chở hay bao vây, nó vẫn chỉ là một thằng tù.
Giang cảm thấy yếu hẳn đi, không còn sức kháng cự nữa.
- Ta để tùy ý ngươi. Muốn làm con ta hay muốn chết, nói ngay !
Giang rên rỉ rồi òa khóc. Những giọt nước mắt chảy dài trên đôi má đen đủi đầy bụi cát làm mặt nó nhem nhuốc thêm.
- Tại sao ngươi khóc ? Trong đời ngươi, sẽ không bao giờ có được cơ hội như thế này nữa. Ta bảo đảm sẽ nuôi dậy ngươi trở nên một kiếm sĩ có danh vọng.
- Nhưng ...
- Nhưng cái gì ?
- Lão bá ... lão bá ...
- Lão bá làm sao ? Nói mau ! Nam nhi phải biết nói cho gãy gọn và minh bạch.
- Lão bá ... Phải nghề của lão bá là ăn cắp không ?
Đại Cổ cười hà hả, bỏ tay ra đập nhẹ lên vai thằng bé:
- Phải đấy là tất cả những điều ngươi lo nghĩ và muốn tránh xa ta, phải không ?
Giang gật đầu.
Lão lại cười nữa, mãi không dứt.
- Bé con, nghe đây ! Ta có thể là kẻ đã ăn cắp cả quốc gia, ăn cắp cả nước, ăn cắp cả một triều đại, nhưng là kẻ ăn cắp tầm thường thì không phải. Ngươi thấy Tôn Điền Tùng Cương đấy, ông ta ăn cắp cả nước chứ cứ gì ta. Ở với ta, rồi một ngày kia ngươi sẽ hiểu.
- Vậy không phải lão bá đã ăn cắp những thỏi vàng đó à ?
- Ta để tâm đến cái nghề nhỏ mọn ấy làm gì !
Bỏ Giang ra, Đại Cổ đứng lên, để tay lên vai nó, nói tiếp:
- Bây giờ biết rồi thì đừng khóc nữa. Bắt đầu từ nay, ngươi sẽ là con ta. Ta sẽ là một người cha tốt. Phần ngươi cũng thế, tuyệt đối không được tiết lộ cho ai biết việc ta làm. Nếu không, ta vặn cổ chết !
Thằng bé tin lời nói ấy của Đại Cổ, đưa tay lên chùi nước mắt.
Nó không biết sẽ phải đối đáp ra sao trước những câu hỏi của bao nhiêu người lạ mà nó đoán sẽ gay gắt lắm, về A Kế Mỹ, về thầy nó, về Oa Tử. Và trần tình như thế nào trước mặt Đại Cổ khi ông hỏi nó tại sao đi cùng với một kỹ nữ vào tiệm nước.
Nó biết Đại Cổ chẳng ưa gì giới ăn chơi, nhất là giới kỹ nữ. Vả hơn nữa, ông đã dặn nó phải ở nhà trong khi ông đi vắng. Tất cả những điều ấy, khi nghĩ đến, khiến nó bồn chồn lo lắng và giục nó bước mau.
Vết thương còn hơi nhức, Giang lấy tay sờ đầu không thấy máu thì yên bụng. Cơn gió thốc vào mặt, luồn qua khe áo phong phanh khiến nó run rẩy. Nó cố giữ cho hai hàm răng khỏi đánh vào nhau lập cập.
Nhìn ra xung quanh, Giang không khỏi ngạc nhiên. Cảnh vật lạ hoắc, khác hẳn với những khu phố đã đi qua hồi nãy. Nhà cửa thưa dần, tối đen, im lìm. Quay nhìn lại chẳng thấy có quán xá hay bất cứ dấu vết gì của sự sinh hoạt náo nhiệt nữa. Tuy về phía chân trời, ngọn Chichibu vẫn yên tĩnh nhưng chỗ Giang đứng có một cái gì hoang phế làm nó rờn rợn.
Đây là cuối ngõ và xa hơn nữa là bãi hoang. Một con đường mòn chạy ngoằn ngoèo qua bãi hoang khuất sau vách đá dựng đứng của một tòa lâu đài cổ. Tòa lâu đài, dường như bị bỏ phế lâu ngày, đã điêu tàn; cây dại, bụi gai chen nhau mọc lấp cả chân tường và lối vào. Mái ngói hư nát trơ những kèo và đầu mè đen sì. Dưới ánh trăng non, trông chúng tựa những rẻ sườn của một xác chết.
Xung quanh tòa cổ lâu chẳng có vết tích gì gọi là tường hay hào bao bọc. Trước kia, đây hẳn là chỗ ở của một lãnh chúa địa phương, sau khi sa sút, con cháu bỏ đi lập nghiệp nơi khác, không đoái hoài đến nữa.
Phía bên kia đường có vài thửa ruộng cằn. Xa hơn, mấy căn lều gỗ trơ trọi, tối đen.
Trong cái đìu hiu của cảnh vật, tiếng ếch kêu gióng một càng như gợi lên trong lòng Giang một cảm giác thê lương và sợ hãi không duyên cớ.
Bỗng trên sườn vách đá có vật gì động đậy. Tưởng là chồn cáo, Giang không để ý, nhưng thấy vật ấy cử động có hơi khác lạ, nó tò mò nhìn kỹ. Vật ấy cử động đều đặn một lát, ngưng lại, rồi lại tiếp tục cử động đều đặn như thế.
Giang trố mắt nhìn đến nứt kẽ. Mãi sau mới nhận ra một người đang tuột dây từ trên bờ thành lâu đài xuống. Gã đeo trên lưng cái bọc lớn.
Tuy sợ, Giang vẫn đứng yên, chú mục nhìn như bị thôi miên. Đến chân tường, bóng đen giật cho sợi dây rớt xuống, cuộn lại, rồi bỗng mất hút, tưởng như tan biến vào trong bóng tối của những lùm cây vây bọc xung quanh.
Sự tò mò của Giang lên đến cực điểm. Nấp sau một tảng đá, nó định bụng chờ lúc nữa, nếu không động tĩnh gì, sẽ đến chân tòa lâu đài coi xem thế nào.
Nhưng chẳng phải đợi lâu. Chừng một chập, có lẽ chưa tàn nửa nén hương, Giang đã thấy cũng cái bóng đen ấy men theo bờ ruộng tiến thẳng về hướng nó nấp. Hoảng sợ, Giang định bỏ chạy nhưng bỗng thở phào:
bó củi trên lưng kẻ ấy khiến nó đoán ra ngay.
“Có gì đâu ! Chỉ là một người kiếm củi, thế mà làm mình sợ muốn chết !”. Nhưng Giang lại thầm rủa kẻ kiếm củi về trễ đã làm nó thất vọng. Cái cảm giác rờn rợn nổi da gà khi nãy không còn nữa và cả một sự bí mật ghê gớm nó mường tượng ra đột nhiên trở thành tầm thường và nhàm chán một cách khó chịu.
Nó toan dời chỗ nấp trở về đường cũ. Nhưng nhìn dáng đi của người kiếm củi, Giang kinh ngạc vội giơ tay tự bịt miệng để khỏi thốt ra tiếng kêu lớn. Vì đấy chính là dáng đi của Đại Cổ.
Bóng người kiếm củi mỗi lúc một gần. Ông ta mặc bộ áo chẽn màu chàm, loại quần áo tiều phu thường mặc, đi dép cỏ và quấn một vuông khăn đen để giấu mặt, nhưng vóc dáng ấy không thể đánh lừa được Giang. Đôi vai rộng, bước đi vừa vững vàng vừa mềm mại, khó tìm thấy ở những người trạc tuổi ngũ tuần là những đặc tính không thể lầm Đại Cổ với một người khác được. Giang tự hỏi:
“Chẳng biết ông ấy đến đây làm gì, nhưng chắc chắn không phải để kiếm củi”.
Đại Cổ men theo bờ ruộng, đến gần chỗ Giang nấp thì rẽ sang một bờ ruộng khác, trèo lên con đường mòn. Đoán chừng ông ta trở về trấn, Giang nảy ý định theo chân cho khỏi lạc, nhưng lại không muốn để ông biết. Bèn chờ Đại Cổ đi thật xa mới len lén dời chỗ nấp, nương bóng tối mà theo. Đường mòn quanh co như rắn lượn đến một cái gò.
Tới chân gò, Đại Cổ để bó củi xuống ngồi nghỉ bên một tấm bia đá chôn đã lâu ngày, đổ nghiêng. Lúc sau mới đứng dậy tiếp tục trèo lên. Giang đến chỗ bia đá cũng dừng lại nghỉ chân. Bia cũ nhưng ít rêu phủ. Giang lẩm nhẩm đọc hàng chứ hãy còn rõ nét:
“Thủ cấp lũng” (gò đầu người) và nghĩ chỗ này chắc là chỗ chôn thủ cấp những kẻ chiến bại ngày trước. Cảm giác rờn rợn lại ào đến xâm chiếm lòng nó và bỗng dưng Giang có cảm tưởng như âm khi lãng đãng theo sau cùng với nhiều tiếng kêu khóc.
Nó quay lại nhìn ...Không ! Bốn bề vắng lặng như tờ, đến tiếng côn trùng cũng không có. Ngó lên cao, gốc tùng cổ thụ vươn những cành cằn cỗi đan vào nhau dưới ánh trăng suông. Bóng Đại Cổ cũng mất hút. Dưới chân gò, con đường mòn vẫn ngoằn ngoèo, từ đâu đến và dẫn đi đâu Giang cũng không biết. Phân vân một lúc, nó đánh liều cứ leo lên gò, may ra ở chỗ cao sẽ tìm được phương hướng.
Mới được mươi bước, Giang khựng lại ngay núp vào trong bụi rậm. Vì nó vừa thấy bóng Đại Cổ trên đỉnh gò. Ông ngồi lên một cái rễ nổi cao khỏi mặt đất, đang hút thuốc.
Giang nín thở. Tẩu thuốc ấy xác nhận danh tính của ông. Không còn nghi ngờ gì nữa. Đúng là Đại Cổ. Nông dân thời đó làm gì có thuốc lá mà hút vì thuốc lá được coi là một loại xa xỉ phẩm. Nước Nhật bấy giờ chỉ mới trồng được một ít thuốc, bán ra rất đắt.
Đến như ở Kansai là vùng giàu có mà cũng ít người dám bỏ tiền mua hút. Ngay Liêu Chính Mộ Đức, lãnh chúa vùng Mitsu thịnh vượng, mỗi khi hút thuốc, gia nhân cũng phải ghi vào sổ rành mạch để theo dõi sự tiêu thụ:
“Sáng:
ba cối; chiều:
hai cối; tối:
một cối”. Ngoài vấn đề đắt đỏ ra, thuốc lá còn không được thông dụng vì độc tính của nó.
Những người không quen, khi hút dễ bị nhức đầu, nôn mửa. Mặc dầu ngửi thơm, thuốc lá bấy giờ bị coi như ma túy và xếp vào hàng độc dược.
Giang biết Đại Cổ nghiện thuốc lá. Ông ta ưa dùng xa xỉ phẩm nhưng ông giàu, hút gì mà chả được. Có điều ông đến đây với mục đích gì giữa lúc tối tăm, lại phải trá hình là một kẻ nhà quê đi nhặt củi thì nó không thể nào đoán ra. Tuổi còn trẻ, với tính tò mò cố hữu, Giang không thể nhịn được. Nó bò đến gần, mở banh mắt ra nhìn.
Hút xong cối thuốc, Đại Cổ thong thả đứng dậy, xắn tay áo đi vòng ra phía sau cây tùng. Khi trở lại, ông cầm một cái mai. Đại Cổ lấy cái mai ở đâu không biết, nhưng Giang thấy ông tỳ tay lên cán mai đứng một hồi lâu nhìn xung quanh dường như muốn ghi nhận tất cả những chi tiết của cảnh vật trong óc. Đoạn ra vẻ vừa ý, ông đến một chỗ ở phía bắc gò, gạt hết lá khô cùng cành gãy sang một bên rồi bắt đầu đào. Hì hục một lúc, Đại Cổ đã đào được một cái hố sâu, rộng chừng vừa một người đứng. Giang thấy ông nhảy xuống hố rồi mất dạng. Nó sợ hãi muốn kêu lên, tưởng Đại Cổ tự đào huyệt chôn mình. Nhưng không. Ông nhô đầu lên ngay, đổ ít đất lên miệng hố rồi lại thụp xuống.
Thì ra ông ngồi dưới hố cốt đào cho hố sâu thêm, mỗi khi nhô đầu lên là để đổ đất ra ngoài. Giang tự cười mình ngốc.
Khi trăng xế, cái hố đã khá sâu. Đại Cổ trèo ra ngoài ngồi nghỉ, kéo khăn lau mặt rồi lấy tẩu ra nhồi thuốc. Nhưng nghĩ thế nào, lại cất vào bọc. Ông đến bên bó củi gỡ những cành khô buộc ở bên ngoài ra, để lộ một cái áo da lớn, loại áo các lãnh chúa thường mặc ngoài giáp sắt mỗi khi lâm trận. Trong nữa là một cái đẫy vải. Giang thấy Đại Cổ cởi đẫy, đánh lửa châm ngọn nến con, lúi húi đọc một tập giấy to khoảng bàn tay rồi soạn nhiều thỏi dài và nặng từ trong đẫy ra. Dưới ánh nến, Giang thấy những thỏi đó lóe sáng thì biết ngay là vàng. Vàng đã được nấu chảy đổ vào khuôn làm bằng những gióng tre bổ đôi nên có hình như nửa hình ống.
Chưa hết, Đại Cổ còn cởi thắt lưng lấy ra vô số đồng tiền vàng khác, đặt cẩn thận lên những thỏi vàng trong đẫy, gói cả lại thành một bọc lớn vất xuống hố như người ta vất xác một con chó chết. Đoạn tắt nến, gạt đất lấp hố lại, lấy chân dậm cho chặt, sau đó nhặt lá thông khô và cành gẫy trải lên trên. Lúc sau không còn thấy vết tích gì của cái hố mới đào nữa.
Công việc êm trôi, Đại Cổ xoa tay khoan khoái, cởi bỏ bộ áo nông dân bọc vào cái mai, ra phía sau cây tùng. Lúc ông trở lại, Giang thấy ông hiện nguyên hình là một thương gia giàu có như nó biết, vai đeo túi hành trang bằng vóc thêu, tay chống gậy trúc, phong thái ung dung như các thương gia giàu có đáng trọng khác.
Ngồi trong bụi, Giang tưởng mình mơ, không biết chuyện vừa xảy ra trước mắt là chuyện thật hay chỉ là một vở tuồng Kabuki diễn khéo.
Đợi cho Đại Cổ đi hẳn, nó mò đến gốc tùng cổ thụ. Mặc dầu vừa chứng kiến tận mắt việc làm của Đại Cổ, nó cũng không thể nhất quyết được chỗ nào là chỗ vàng mới chôn:
dưới ánh trăng lu, bên gốc cổ thụ, chỗ nào cũng đầy lá thông khô, cành thông gẫy.
Giang nhìn mặt đất như nhìn cái bàn tay trống không của một nhà làm ảo thuật thiện nghệ.
“Khuya rồi, chắc mình phải tìm đường về thôi, kẻo bị nghi ngờ”. Nghĩ đoạn, bèn trèo lên cành cây cao nhìn bốn phía. Xa xa, ánh đèn trấn Hà Châu hiện rõ. Giang tuột xuống, định hướng xong, cứ thế mà đi nhưng cũng cẩn thận tránh những đường lớn vì sợ gặp Đại Cổ.
Về đến lữ điếm, may sao mọi người đã yên giấc, không còn cái không khí ồn ào, rộn rịp lúc ban chiều nữa. Vào phòng thấy gia nhân của Đại Cổ đang ngáy pho pho bên chiếc rương lớn sơn then, một dòng nước rãi nhểu dài trên khóe mép.
Giang lay gọi:
- Bảo Đồng ! Bảo Đồng ! Sao không xuống dưới chiếu mà nằm. Mà ngươi không khép cửa, để gió lùa độc lắm !
Bảo Đồng giật mình sực tỉnh. Rồi như chợt nhớ điều gì, nó dụi mắt, nói:
- Giang hả ? Ngươi đi đâu suốt từ chiều mà không xin phép lão nhân gia ? Sao bây giờ mới về ?
- Đi đâu đâu ? Ra phố một chút rồi về ngay, có ngươi ngủ, không biết thì có !
- Nói láo ! Đừng hòng gạt ta. Người ta bảo ngươi đi theo ả kỹ nữ đoàn Phong Nguyệt. Mới bằng ấy tuổi đầu mà đã thế thì sau này làm được cái tích sự gì ?
Giang chưa kịp cãi, cửa đã mở toang. Đại Cổ bước vào:
- Thôi đừng to tiếng nữa. Khuya rồi, làm rộn người khác. Bảo Đồng, sửa soạn giày áo cho ta để mai lên đường sớm.
oo Tuy nói là lên đường sớm, nhưng thực ra cả ba thầy trò Đại Cổ còn nấn ná ăn sáng, dềnh dàng mãi đến gần trưa mới dời khỏi lữ điếm. Đoàn kỹ nữ Kyoto đã lên đường từ lâu. Giang nghe tiếng Thôi Nãi Phu quát bảo đàn em ngay từ sáng sớm.
Như thường lệ, Đại Cổ và Giang đi trước, nhưng lần này Giang không đi cùng với ông nữa mà lui về phía sau đi cạnh Bảo Đồng. Qua một bãi cỏ xanh tươi, Đại Cổ ra vẻ ngạc nhiên quay hỏi thằng bé:
- Giang ! Hôm nay ngươi sao thế ?
- Dạ ! Có sao đâu !
Nó cố làm ra vẻ tự nhiên.
- Có chuyện gì phải không ?
- Dạ không ! Sao lão bá lại hỏi thế ?
- Ngươi có vẻ nóng nảy, sợ hãi, không như mọi ngày.
- Dạ không ! Không có chuyện gì. Giang vội đáp. Có điều tiểu điệt đã nghĩ kỹ, nếu cứ theo chân lão bá mãi thì không biết đến bao giờ mới gặp lại được sư phụ. Vậy xin cho tiểu điệt được đi tìm sư phụ một mình, nếu không có điều gì bất tiện ...
Đại Cổ mơ màng nhìn ra xa như suy nghĩ điều gì rồi nói:
- Ta thấy có một điều bất tiện.
- Điều gì ? Tiểu điệt biết được không ?
Mỉm cười, Đại Cổ đưa tay nắm tay nó:
- Ngồi xuống đây đã !
Nhưng Giang không nắm tay lão. Nó giả vờ không nhìn thấy cử chỉ thân thiện ấy của Đại Cổ, ngồi bệt ngay xuống cỏ theo lời bảo. Đại Cổ lặng thinh cũng ngồi xuống phiến đá bên cạnh. Ông ra hiệu cho gia nhân cứ gánh rương đi trước, rồi rút trong bọc ra cái tẩu sành vẫn quen dùng, ông lấy thuốc thong thả nhồi vào.
Sốt ruột, Giang nhắc:
- Tiểu điệt nóng lòng muốn gặp sư phụ ...
Đại Cổ châm thuốc, gật gù:
- Thì ta có cấm ngươi đâu !
- Vậy lão bá để cho tiểu điệt đi tìm sư phụ một mình ...
Đại Cổ hút một hơi thuốc dài, đoạn quay lại, nét mặt nghiêm nghị bảo Giang:
- Không được ! Kể từ giờ, ngươi không được đi đâu một mình vì ngươi đã là con nuôi ta !
Giang sửng sốt. Nó không hiểu gì cả. Nó nuốt nước bọt. Đại Cổ cười rung cả hai vai và cả cái tẩu thuốc cầm trên tay. Thấy thế, Giang cũng cười, tưởng lão nói đùa. Bèn đáp:
- Không được ! Tiểu điệt không muốn làm con nuôi lão bá !
- Sao ?
- Vì lão bá là thương gia mà tiểu điệt lại muốn trở thành kiếm sĩ.
Tiếng cười vừa dứt lại phá lên. Lần này lâu và dài tưởng vô tận.
- Không hề gì. Đại Cổ này chẳng phải là dân giả tầm thường không danh vọng gì hay dòng dõi thế gia. Nếu ngươi bằng lòng, ta sẽ giúp ngươi trở thành kiếm sĩ.
Giang ngạc nhiên thật sự, vì nó cảm thấy tuy bề ngoài cười cợt nhưng bên trong Đại Cổ không có ý đùa. Bèn quay sang rụt rè hỏi:
- Tại sao lão bá đột nhiên có ý ấy ?
Thình lình Đại Cổ chộp ngay lấy hai tay thằng bé, kéo nó vào lòng mình rồi ghé sát tai nó mà dằn từng tiếng:
- Nghiệt súc ! Mày nhìn thấy hết cả rồi phải không ?
Giang xanh mặt, cố trấn tĩnh:
- Lão bá bảo tiểu điệt nhìn thấy gì ?
- Hà hà ! Thằng này vờ vịt khéo thật !
- Tiểu điệt không hiểu lão bá định nói gì.
- Mày nhìn thấy việc ta làm đêm qua rồi phải không ? Tại sao mày dám chõ mũi vào công việc riêng của ta ?
Giang cựa quấy cố giằng ra nhưng Đại Cổ khỏe quá. Tay lão như hai gọng kìm sắt siết chặt cổ tay nó và đùi lão ép chặt vào hai bên hông nó. Biết không chối được mà cũng không chạy được, Giang xuống nước năn nỉ:
- Xin lão bá tha cho tiểu điệt ! Tiểu điệt chỉ tình cờ mà thấy chứ không chủ ý. Tiểu điệt sẽ không nói chuyện này cho ai biết.
- Khẽ chứ ! Ta không phạt ngươi nhưng muốn ngươi phải làm con ta. Nếu không chịu, ta không còn cách nào khác là phải giết ngươi để diệt khẩu. Đừng bắt ta làm thế.
Ngươi là đứa trẻ thông minh tất hiểu rõ.
Lần đầu tiên trong đời, Giang thấy sợ. Một nỗi sợ thật sự, không phải là ghê rợn hay kinh hãi, nhưng là một nỗi sợ tiếp nhận qua lý trí của một kẻ đứng trước cái chết mà thấy mình bất lực.
- Xin lão bá tha cho ! Tiểu điệt đã biết lỗi, xin đừng giết tội nghiệp.
Ánh mắt Đại Cổ sắc như dao nhìn nó. Gọng kềm hai bàn tay lão siết cổ tay nó mà lời của lão vẫn ngọt tựa mía lùi:
- Vậy ngươi bằng lòng làm con ta chứ ?
Qùy trong lòng Đại Cổ, Giang như con dế giữa bụi cỏ cao. Lá cỏ bao vây hay che chở nó, nó không phân biệt được. Che chở hay bao vây, nó vẫn chỉ là một thằng tù.
Giang cảm thấy yếu hẳn đi, không còn sức kháng cự nữa.
- Ta để tùy ý ngươi. Muốn làm con ta hay muốn chết, nói ngay !
Giang rên rỉ rồi òa khóc. Những giọt nước mắt chảy dài trên đôi má đen đủi đầy bụi cát làm mặt nó nhem nhuốc thêm.
- Tại sao ngươi khóc ? Trong đời ngươi, sẽ không bao giờ có được cơ hội như thế này nữa. Ta bảo đảm sẽ nuôi dậy ngươi trở nên một kiếm sĩ có danh vọng.
- Nhưng ...
- Nhưng cái gì ?
- Lão bá ... lão bá ...
- Lão bá làm sao ? Nói mau ! Nam nhi phải biết nói cho gãy gọn và minh bạch.
- Lão bá ... Phải nghề của lão bá là ăn cắp không ?
Đại Cổ cười hà hả, bỏ tay ra đập nhẹ lên vai thằng bé:
- Phải đấy là tất cả những điều ngươi lo nghĩ và muốn tránh xa ta, phải không ?
Giang gật đầu.
Lão lại cười nữa, mãi không dứt.
- Bé con, nghe đây ! Ta có thể là kẻ đã ăn cắp cả quốc gia, ăn cắp cả nước, ăn cắp cả một triều đại, nhưng là kẻ ăn cắp tầm thường thì không phải. Ngươi thấy Tôn Điền Tùng Cương đấy, ông ta ăn cắp cả nước chứ cứ gì ta. Ở với ta, rồi một ngày kia ngươi sẽ hiểu.
- Vậy không phải lão bá đã ăn cắp những thỏi vàng đó à ?
- Ta để tâm đến cái nghề nhỏ mọn ấy làm gì !
Bỏ Giang ra, Đại Cổ đứng lên, để tay lên vai nó, nói tiếp:
- Bây giờ biết rồi thì đừng khóc nữa. Bắt đầu từ nay, ngươi sẽ là con ta. Ta sẽ là một người cha tốt. Phần ngươi cũng thế, tuyệt đối không được tiết lộ cho ai biết việc ta làm. Nếu không, ta vặn cổ chết !
Thằng bé tin lời nói ấy của Đại Cổ, đưa tay lên chùi nước mắt.
Bình luận truyện